Tải bản đầy đủ (.pdf) (115 trang)

Đánh giá sự thay đổi của giáo viên sau chương trình tập huấn kỹ năng kiểm soát cảm xúc cho học sinh trung học phổ thông

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.24 MB, 115 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

NGUYỄN THỤC LINH

ĐÁNH GIÁ SỰ THAY ĐỔI CỦA GIÁO VIÊN
SAU CHƯƠNG TRÌNH TẬP HUẤN KỸ NĂNG KIỂM SỐT
CẢM XÚC CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THƠNG

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP
NGÀNH SƯ PHẠM NGỮ VĂN

Hà Nội – 2018


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

ĐÁNH GIÁ SỰ THAY ĐỔI CỦA GIÁO VIÊN
SAU CHƯƠNG TRÌNH TẬP HUẤN KỸ NĂNG KIỂM SOÁT
CẢM XÚC CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THƠNG

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP
NGÀNH SƯ PHẠM NGỮ VĂN

Người hướng dẫn khoa học: TS. Trần Thành Nam
Sinh viên thực hiện khóa luận: Nguyễn Thục Linh

Hà Nội – 2018



LỜI CẢM ƠN
Để hồn thành khóa luận tốt nghiệp này, em xin tỏ lòng biết ơn
sâu sắc tới TS. Trần Thành Nam, giảng viên đáng kính của chúng
em đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo cho em trong suốt quá trình làm
khóa luận.
Em cũng xin dành lời cảm ơn, tri ân sâu sắc tới các quý thầy cô
trường ĐH Giáo dục đã dìu dắt, truyền đạt cho em những kiến thức
bổ ích, những bài học vào đời trong suốt những năm tháng trên
giảng đường. Những điều thầy cô đã giảng dạy sẽ là hành trang quý
báu giúp em vững tin trên con đường phía trước.
Sau cùng, em xin kính chúc các quý thầy cô luôn luôn dồi dào sức
khỏe, thành cơng trong sự nghiệp cao q và tiếp tục dìu dắt những
thế hệ mai sau.
Trân trọng
Sinh viên thực hiện

Nguyễn Thục Linh


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .................................................... 7
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI............................................... 7
1.1. Lịch sử nghiên cứu của vấn đề................................................................ 7
1.1.1. Trên thế giới ...................................................................................... 7
1.1.2. Ở Việt Nam ..................................................................................... 10
1.2. Một số khái niệm................................................................................... 18
1.2.1. Cảm xúc .......................................................................................... 18
1.2.1.1. Cảm xúc tiêu cực ...................................................................... 18
1.2.1.2. Kiểm soát cảm xúc.................................................................... 19

1.3. Đặc trưng tâm lý lứa tuổi đầu thanh niên ............................................. 21
1.3.1. Thuật ngữ “lứa tuổi đầu thanh niên” và giới hạn độ tuổi ............... 21
1.3.1.1. Thuật ngữ .................................................................................. 21
1.3.1.2. Giới hạn độ tuổi ........................................................................ 22
1.3.2. Đặc trưng tâm lý ............................................................................. 23
1.3.3. Sự ảnh hưởng của cảm xúc tiêu cực tới lứa tuổi đầu thanh niên .... 26
1.4. Vai trò của GV trong việc giúp đỡ kiểm soát cảm xúc cho HS............ 28
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ KỸ NĂNG KIỂM SOÁT CẢM XÚC
CỦA HS, GV THPT HIỆN NAY VÀ NHẬN THỨC CỦA GV VỀ VẤN ĐỀ
KIỂM SOÁT CẢM XÚC CỦA HS. ............................................................... 31
2.1. Mô tả phiếu khảo sát ............................................................................. 31
2.2. Cách đánh giá ........................................................................................ 31
2.3. Kết quả nghiên cứu ............................................................................... 32
2.3.1. Khảo sát thực trạng kỹ năng kiểm soát cảm xúc của HS THPT .... 32
2.3.1.1. Thống kê mẫu khảo sát ............................................................. 32
2.3.1.2. Sự hiểu biết của HS về cảm xúc và kiểm soát cảm xúc ........... 33
2.3.1.3. Khả năng kiếm soát cảm xúc của HS ....................................... 38
2.3.2. Khảo sát thực trạng nhận thức của GV về kỹ năng kiểm soát kiểm
soát cảm xúc của HS ........................................................................... 40


2.3.2.1. Hiểu biết của GV về kiểm soát cảm xúc .................................. 40
2.3.2.2. Hành động của GV ................................................................... 45
CHƯƠNG 3: CHƯƠNG TRÌNH TẬP HUẤN GV VỀ KỸ NĂNG KIỂM
SỐT CẢM XÚC CHO HS THPT ................................................................ 50
3.1. Mục tiêu ................................................................................................ 50
3.1.1. Kiến thức ......................................................................................... 50
3.1.2. Kỹ năng ........................................................................................... 50
3.1.3. Thái độ ............................................................................................ 50
3.1.4. Thời gian ......................................................................................... 50

3.2. Nội dung ................................................................................................ 50
CHƯƠNG 4: ĐÁNH GIÁ SỰ THAY ĐỔI CỦA GV VÀ HS SAU THỰC
NGHIỆM ......................................................................................................... 71
4.1. Mục đích thực nghiệm .......................................................................... 71
4.2. Nội dung thực nghiệm........................................................................... 71
4.2.1. Cơ sở đề xuất chương trình tập huấn .............................................. 71
4.2.2. Giới hạn của thực nghiệm ............................................................... 72
4.2.3. Kế hoạch thử nghiệm ...................................................................... 72
4.3 Đánh giá sự thay đổi của GV sau khi thực nghiệm ............................... 73
4.3.1 Mô tả phiếu khảo sát ........................................................................ 73
4.3.2 Kết quả khảo sát ............................................................................... 73
4.4. Đánh giá sự thay đổi của HS sau khi thực nghiệm ............................... 78
4.4.1. Về mức độ hiểu ............................................................................... 78
4.4.2. Về khả năng .................................................................................... 79
4.4.3. Về nội dung hữu ích........................................................................ 79
4.4.4. Về ý kiến đóng góp sau chương trình ............................................. 79
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ................................................................. 81
KẾT LUẬN .................................................................................................. 81
KHUYẾN NGHỊ .......................................................................................... 83
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 85
PHỤ LỤC ........................................................................................................ 88


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
1. GV

Giáo viên

14. HĐGD


Hoạt động giáo dục

2. HS

Học sinh

15. CLB

Câu lạc bộ

3. THPT

Trung học phổ thông 16. HK

Học kỳ

4. PTTH

Phổ thông trung học

17. GDCD

Giáo dục công dân

5. THCS

Trung học cơ sở

18. PT


Phát triển

6. TH

Tiểu học

19. TP.HCM

Thành phố Hồ Chí Minh

7. PGS

Phó giáo sư

20. BT

Bài tập

8. TS

Tiến sĩ

21. TB

Trung bình

9. ThS

Thạc sĩ


22. KNPLCX

Khái niệm, phân loại cảm
xúc

10. GD

Giáo dục

23. KNKSCX

Khái niệm kiểm soát cảm
xúc

11. BT

Bài tập

24. TLHS

Tâm lý HS

12. STT

Số thứ tự

25. PPRL

Phương pháp rèn luyện


13.

Hoạt

động

HĐTNST nghiệm sáng tạo

trải 26. KTDCX

Kỹ thuật làm dịu cảm xúc


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1.
Bảng 2.2
Bảng 2.3.
Bảng 2.4
Bảng 2.5
Bảng 2.6.
Bảng 2.7.
Bảng 2.8.
Bảng 2.9.
Bảng 2.10.
Bảng 2.11.
Bảng 2.12.
Bảng 2.13.
Bảng 2.14.
Bảng 2.15.
Bảng 2.16.

Bảng 2.17.
Bảng 2.18.
Bảng 2.19.
Bảng 2.20.
Bảng 2.21.
Bảng 4.1.
Bảng 4.2
Bảng 4.3
Bảng 4.4.

Phân chia điểm trung bình theo mức độ từ thấp đến cao ........... 32
Thống kê mẫu khảo sát HS ......................................................... 33
Hiểu biết của HS về khái niệm cảm xúc ..................................... 33
Hiểu biết của HS về khái niệm trí tuệ cảm xúc .......................... 33
Khả năng phân biệt cảm xúc của HS .......................................... 34
Tỉ lệ phần trăm cảm xúc được nhận diện rõ ở HS ...................... 34
Nhận thức của HS về sự cần thiết của kiểm soát cảm xúc ......... 35
Hiểu biết và khả năng vận dụng liệu pháp REBT của HS.......... 36
Những yếu tố ảnh hưởng tới khả năng kiểm soát cảm xúc của HS .... 37
Tỉ lệ phần trăm từ thấp đến cao HS có các mức độ kiểm sốt từng
cảm xúc ....................................................................................... 38
Hiểu biết của GV về khái niệm cảm xúc .................................... 40
Hiểu biết của GV về khái niệm trí tuệ cảm xúc.......................... 40
Khả năng phân biệt cảm xúc của GV ......................................... 41
Khả năng nhận diện HS có cảm xúc tiêu cực của GV................ 41
Đánh giá của GV về những yếu tố ảnh hưởng tới cảm xúc của HS ... 41
Đánh giá của GV về khả năng kiểm soát cảm xúc của HS ........ 42
Nhận thức của GV về sự cần thiết của kiểm soát cảm xúc HS...... 43
Khả năng tranh luận niềm tin và hành vi không hợp lý của GV 43
Tỉ lệ phần trăm GV chưa tham gia các khóa học cảm xúc ......... 44

Trung bình lựa chọn hành động của GV khi gặp HS có cảm xúc
tiêu cực ........................................................................................ 45
Trung bình lựa chọn hành động của GV khi gặp HS có phản ứng
đối kháng trực tiếp ...................................................................... 46
Đánh giá của GV về chương trình tập huấn ............................... 73
Mức độ hiểu của GV với các nội dung trong chương trình tập
huấn ............................................................................................. 74
Tỉ lệ phần trăm GV nắm rõ kiến thức sau chương trình ............. 76
Tỉ lệ phần trăm GV có khả năng thực hiện nội dung tập huấn ... 77


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
Hình 3.1. Biểu đồ phân bố các điểm trung bình ứng với mức độ kiểm sốt
cảm xúc của học sinh .................................................................... 38
Hình 4.1. Phân bố nội dung theo sự lựa chọn giáo viên ............................... 75


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Những nghiên cứu chỉ ra: tổ tiên của loài Người đã xuất hiện trên
Trái đất cách đây 10 triệu năm. Theo Học thuyết Tiến hóa: phải trải qua
một khoảng thời gian tiến hóa rất dài, loài Người hiện đại mới thực sự tồn
tại và làm chủ Trái Đất. Và cũng ngần ấy năm, cảm xúc của con người
mới được sinh ra và trau dồi, khiến lồi Người trở nên khác biệt. Cảm xúc
và ngơn ngữ là tài sản quý báu nhất của loài Người. Có ý kiến cho rằng:
“Con người biết đỏ mặt vì xấu hổ”, chính Charles Darwin- cha đẻ của
Thuyết tiến hóa cũng nhận xét về điều này: “Đây là biểu hiện mang tính
con người nhất của lồi người.” Thiếu đi hỉ- nộ- ái- ố, cuộc sống của con
người khơng cịn ý nghĩa. Ngay cả ngôn ngữ cũng là một phương tiện để
bộc lộ cảm xúc và suy nghĩ của con người. Cảm xúc đóng vai trị vơ cùng

quan trọng, chi phối mọi hành động, suy nghĩ, tư duy sáng tạo, khả năng
làm việc của con người. Rất nhiều nhà nghiên cứu đã đưa ra quan điểm
của mình qua các bài viết, luận văn về tầm quan trọng của trí tuệ cảm xúc
trong đời sống con người: “Importance of Emotional Intelligence in Life”
hoặc trong hàng trăm lĩnh vực khác nhau như công việc, giáo dục, y
tế,…được đăng trên rất nhiều trang web khoa học như UK essays,
Proofhub, Psychologydiscussion…và lưu trữ trong thư viện các quốc gia.
Chính vì vậy, cảm xúc là cội nguồn của tất cả mọi sự việc. Để có thể
hướng cuộc sống theo những mục tiêu mình đã đề ra, con người phải học
cách kiểm sốt cảm xúc của mình, đặc biệt là những cảm xúc tiêu cực.
Lứa tuổi HS THPT là lứa tuổi phát triển và định hình nhân cách.
Dựa vào nghiên cứu của TS Vũ Thị Nho về tâm lý học phát triển, ở lứa
tuổi này, bên cạnh những sự tăng trưởng mạnh mẽ về mặt thể chất, cảm
xúc của các em cũng phát triển và bộc lộ rất mạnh mẽ. Thêm vào đó, các
1


em đều có cái tơi cá nhân lớn và ước muốn khẳng định bản thân mình vơ
cùng mãnh liệt. Chính vì vậy, khơng sai khi nói rằng, lứa tuổi vị thành
niên là độ tuổi khó kiểm sốt được cảm xúc nhất, đặc biệt là trong môi
trường tập thể. Như đã nói ở trên, cảm xúc chi phối và gây ảnh hưởng
trực tiếp tới hành vi và hiệu quả làm việc của con người. Do vậy, cảm xúc
của các em sẽ ảnh hưởng tới kết quả học tập và việc định hình nhân cách.
Do đó việc bồi dưỡng, rèn luyện kĩ năng kiểm soát cảm xúc cho lứa tuổi
HS THPT là một vấn đề cần được quan tâm.
Vậy thì ai là người có thể hướng dẫn các em tự kiểm sốt và điều
hịa những cảm xúc tiêu cực của mình? Trong cơng trình nghiên cứu
“Nghiên cứu tâm lí học sư phạm với công tác đào tạo GV”, PGS-TS. Đào
Thị Oanh khẳng định bên cạnh gia đình, người GV sẽ ln là người sát
cánh và giúp đỡ các em trong suốt những năm tháng thiếu thời. Ngày nay,

ngoài việc giảng dạy kiến thức, những nhà giáo dục luôn đề cao hai chữ
“giáo dục”- tức là việc định hình nhân cách tốt đẹp, rèn luyện kĩ năng
sống, hình thành giá trị sống cho HS. HS khi tới trường không chỉ được
tiếp nhận kiến thức mà còn được học cách làm người. Ngày 18/12/2017,
Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Thông tư số 31/2017/TT-BGDĐT[1]
về việc hướng dẫn thực hiện công tác tư vấn tâm lý cho học sinh trong
trường phổ thông, cho thấy Bộ Giáo dục đã nhận thấy mức độ ảnh hưởng
của đời sống xúc cảm tới HS và tầm quan trọng của tham vấn tâm lý giáo
dục. Chính vì vậy nên, người GV không thể bỏ qua việc rèn luyện kĩ năng
kiểm soát cảm xúc cho HS - yếu tố cốt lõi góp phần cân bằng đời sống
xúc cảm của các em. Tuy nhiên, không phải người GV nào cũng có thể
thấu hiểu các em HS và biết cách để giúp đỡ các em trong việc kiểm sốt
cảm xúc. Chính vì vậy, những chương trình tập huấn dành cho GV về
việc rèn luyện kĩ năng kiểm soát cảm xúc cho HS vô cùng cần thiết.

2


Hiểu rõ những vấn đề đó, khóa luận tốt nghiệp đưa ra chương trình
tập huấn dành cho GV để giúp HS rèn luyện kĩ năng kiểm soát cảm xúc
tiêu cực, đồng thời đưa ra những đánh giá về sự thay đổi của GV sau khi
thực hành chương trình này.
2. Mục đích nghiên cứu
Đánh giá sự thay đổi của GV và HS sau chương trình tập huấn kỹ
năng kiểm sốt cảm xúc cho HS THPT, từ đó đưa ra một số đề xuất cải
thiện.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Hệ thống hóa các cơ sở lý luận về
+ Cảm xúc và cảm xúc tiêu cực
+ Kỹ năng kiểm soát cảm xúc

+ Đặc trưng tâm lý của lứa tuổi vị thành niên
3.2. Khảo sát thực trạng
+ Vận dụng kỹ năng kiểm soát cảm xúc tiêu cực của các em HS
+ Khả năng kiểm soát cảm xúc và nhận thức của GV về việc vận
dụng kỹ năng kiểm soát cảm xúc tiêu cực của HS
3.3. Xây dựng chương trình tập huấn GV rèn luyện kỹ năng kiểm soát
cảm xúc cho HS THPT, bao gồm các nội dung
• Mơ-đun 1: Những vấn đề chung
• Mơ- đun 2: Kỹ thuật REBT trong kiểm soát cảm xúc- Các bước rèn
luyện cảm xúc cho HS- Các kỹ thuật làm dịu cảm xúc.
• Mơ- đun 3: Hướng dẫn thực hành- Luyện tập- Kiểm tra đánh giá
HS.
3.4. Đánh giá sự thay đổi của GV và HS sau chương trình tập huấn kỹ
năng kiểm soát cảm xúc cho HS THPT.
3.5. Đề xuất một số biện pháp nâng cao khả năng vận dụng kỹ năng
kiểm soát cảm xúc cho GV và HS THPT.
3


4. Đối tượng nghiên cứu
Sự thay đổi của GV và HS sau chương trình tập huấn kỹ năng kiểm
sốt cảm xúc cho HS THPT
5. Phạm vi nghiên cứu
5.1. Về nội dung nghiên cứu
Nghiên cứu về việc rèn luyện kỹ năng kiểm soát cảm xúc tiêu cực
cho HS THPT
5.2. Về địa bàn nghiên cứu
Tiến hành nghiên cứu trên địa bàn Hà Nội, cụ thể là 3 lớp 10, 3 lớp
11, 20 GV các bộ môn của trường THPT Xuân Đỉnh. Thời gian nghiên
cứu từ tháng 1 đến tháng 4 năm 2018.

6. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu
6.1. Câu hỏi nghiên cứu
+ Hiện nay HS và GV nhận thức như thế nào về vấn đề kiểm soát
cảm xúc tiêu cực trong trường học?
+ Sau khi trải qua chương trình tập huấn kỹ năng kiểm soát cảm xúc
cho HS THPT, GV và HS có những thay đổi gì?
6.2. Giả thuyết nghiên cứu
Hiện nay, các em HS THPT vẫn chưa được chú trọng rèn luyện kĩ
năng kiểm soát cảm xúc, khả năng kiểm sốt cảm xúc của các em khơng
cao; đội ngũ GV cũng chưa được hướng dẫn, đào tạo cách rèn luyện kỹ
năng kiểm soát cảm xúc cho HS.
Sau chương trình tập huấn kiểm sốt cảm xúc, GV và HS đều có
những chuyển biến rõ rệt và tích cực về nhận thức, khả năng kiểm soát
cảm xúc.
7. Phương pháp nghiên cứu
7.1. Các phương pháp lý thuyết

4


+ Phương pháp hồi cứu tài liệu: Tiến hành thu thập nhiều tài liệu có
liên quan đến đề tài từ những nguồn đáng tin cậy. Trên cơ sở những tài
liệu đó, chọn lọc những thơng tin hữu ích để phục vụ cho quá trình nghiên
cứu.
7.2. Các phương pháp thực tiễn
+ Phương pháp tổng hợp- phân tích: Phân tích thực trạng để rút ra
mức độ nhận thức và khả năng kiểm sốt cảm xúc của GV và HS THPT.
Sau đó tổng hợp lại để tìm ra mục tiêu của chương trình tập huấn.
+ Phương pháp bảng hỏi: Phiếu hỏi được xây dựng một cách chặt
chẽ, khai thác những khía cạnh của thực tiễn để thu thập thông tin phục

vụ cho nghiên cứu.
+ Phương pháp thống kê toán học: Phương pháp được sử dụng trong
đề tài này nhằm xử lý các số liệu sau khi thực hiện phương pháp điều tra
bằng phiếu hỏi.
7.3. Các phương pháp khác
+ Phương pháp thực nghiệm: Tiến hành thử nghiệm chương trình tập
huấn cho GV và HS để đánh giá tính khả thi và hiệu quả của chương trình
tập huấn được đề xuất trong đề tài nghiên cứu.
8. Cấu trúc khóa luận
Ngồi phần Mở đầu, Danh mục chữ viết tắt, bảng biểu; Kết luận và
khuyến nghị, Danh mục tài liệu tham khảo và Phụ lục, Đề tài gồm 4 chương
chính:
1. Cơ sở lí luận của đề tài nghiên cứu
2. Thực trạng về kỹ năng kiểm soát cảm xúc của HS, GV THPT hiện
nay và nhận thức của GV về vấn đề kiểm soát cảm xúc của HS.
3. Chương trình tập huấn GV về kỹ năng kiểm sốt cảm xúc cho HS
THPT
4. Đánh giá sự thay đổi của GV và HS sau thực nghiệm
9. Kế hoạch nghiên cứu

5


+ Lựa chọn đề tài
+ Tìm kiếm tài liệu
+ Đọc và chọn lọc tài liệu
+ Viết đề cương nghiên cứu và tổng quan tài liệu
+ Tiến hành nghiên cứu và khảo sát
+ Thu thập và xử lí số liệu
+ Phân tích, tổng hợp và báo cáo kết quả


6


NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI
1.1. Lịch sử nghiên cứu của vấn đề
1.1.1. Trên thế giới
Trên thế giới đã có rất nhiều nghiên cứu liên quan đến cảm xúc và
kỹ năng kiểm sốt cảm xúc, đồng thời cũng có rất nhiều cơng trình khảo
sát về kỹ năng này ở HS và GV, đánh giá sự thay đổi sau thực nghiệm và
đưa ra những giải pháp hoặc chương trình rèn luyện kỹ năng kiểm sốt
cảm xúc cho HS. Tuy nhiên những chương trình tập huấn riêng dành cho
GV vẫn chưa thấy xuất hiện nhiều.
Nghiên cứu về cảm xúc và kỹ năng kiểm soát cảm xúc đã xuất hiện từ
rất lâu. Có một số nghiên cứu đã chỉ ra những đặc điểm của trí tuệ cảm xúc
như:
+ Năm 1995, nhà tâm lý học người Mỹ Daniel Goleman đã tạo ra
khn khổ Trí tuệ Cảm xúc gồm 4 yếu tố[2]
1. Self-Awareness (Tự nhận thức – Hiểu rõ bản thân): Đây là khả
năng Nhận thức, thấu hiểu cảm xúc và phản ứng của chính bạn cũng như
tác động của chúng đến bản thân bạn và người khác. Những người có trí
tuệ cảm xúc cao thường có khả năng tự nhận thức cao. Họ hiểu cảm xúc
của họ, nhờ đó họ khơng để tình cảm điều khiển bản thân. Họ tự tin vì họ
tin vào trực giác của mình và ln kiểm sốt được cảm xúc.
2. Self-Regulation (Tự điều chỉnh – Tự kiểm sốt ):Những người
có khả năng kiểm sốt bản thân thường khơng để mình trở nên q giận
dữ , khơng có những quyết định bốc đồng, thiếu suy nghĩ. Họ suy xét
trước khi hành động. Đặc điểm của sự kiểm sốt bản thân là tính thận


7


trọng, thích ứng với thay đổi, chính trực và biết nói “khơng” khi cần thiết.
Học cách nói khơng chính là một trong bốn thói quen của người thành
cơng.
3. Motivation (Động lực – Nhiệt huyết)
Khai thác cảm xúc để thúc đẩy chúng ta hành động phù hợp, tận tuỵ,
kết thúc, và làm việc để đạt được mục tiêu. Những người có trí tuệ cảm
xúc cao thường có động lực thúc đẩy. Họ sẵn sàng trì hỗn kết quả trước
mắt để đạt được thành công lâu dài. Họ cực kỳ năng suất, u thích thách
thức, và dù là làm gì cũng đem lại hiệu quả.
4. Social Skills (Kỹ năng xã hội – Kỹ năng giao tiếp)
Đây là khả năng Xây dựng các mối quan hệ, liên hệ với người khác
trong các tình huống xã hội, dẫn dắt, đàm phán mâu thuẫn, và trở thành
một phần của nhóm. Thường những người có kỹ năng xã hội tốt thường
rất dễ mến và dễ nói chuyện, đây là một dấu hiệu của người có Trí tuệ
Cảm xúc cao. Những người mạnh về kỹ năng xã hội thường làm việc
nhóm rất tốt.
Các nhà nghiên cứu đã đưa ra cả những thang đo/ bảng kiểm năng
lực cảm xúc hoặc mơ hình trí tuệ cảm xúc. Nổi bật trong đó phải kể tới
một số thang đo/ bảng kiểm/ mơ hình sau:
+ Năm 1995, Daniel Goleman đã cho ra đời mơ hình trí tuệ cảm
xúc[2] bao gồm sự tự chủ, lịng nhiệt thành, kiên nhẫn, khả năng và sự
kích thích hành động. Mơ hình trí tuệ cảm xúc này đã là tiền đề cho rất
nhiều nghiên cứu sau này.
+ 1997, xuất hiện bảng kiểm Bar-On EQ (emotional quotient
inventory)[3] bao gồm 5 lĩnh vực của trí tuệ cảm xúc: sự hiểu biết chính
mình, quan hệ với người khác, kiểm sốt quản lý stress, khả năng thích

ứng và tâm trạng.

8


+ Năm 1999, Boyatis cho ra đời bảng kiểm ECI (emotional
competency inventory)[4], bảng kiểm này đo năng lực cảm xúc dưới dạng
trắc nghiệm, đánh giá một trong bốn lĩnh vực trí tuệ cảm xúc bao gồm: tự
kiểm sốt, làm chủ bản thân, tự kiểm sốt xúc cảm, lịng tự tin, tự ý
thức,..hay các kĩ năng xã hội như năng lực lãnh đạo, năng lực tạo ảnh
hưởng, năng lực giao tiếp,…
+ Năm 2002, P.Salovey và J. Mayer đã đưa ra thang đo MSCEIT
(Mayer Salovey Caruso Emotional Intelligence Test)[5] đo lường 4 thành
tố: nhận thức xúc cảm, xúc cảm hóa tư duy, hiểu biết xúc cảm và kiểm
soát cảm xúc. Thang đo này có tính ứng dụng cao và đem lại kết quả
chính xác.
Có một số cơng trình trên thế giới nghiên cứu sự thay đổi của GV
sau chương trình rèn luyện kỹ năng kiểm soát cảm xúc cho HS như:
+Năm 2006, Bracket và Katulak trong nghiên cứu “Emotional
intelligence in the classroom: Skill-based training for teachers and
students” [6] qua phân tích tổng hợp hơn 300 nghiên cứu, cho thấy các
GV được tập huấn kĩ năng kiểm soát cảm xúc cho HS và cho bản thân
giúp họ giảm căng thẳng, quản lý lớp học tốt hơn, giảng dạy hiệu quả hơn
cũng như các mối quan hệ với đồng nghiệp và phụ huynh HS tốt hơn
Năm 2016, Niva Dolev và Shosh Leshem trong nghiên cứu
“Teachers’ emotional intelligence: The impact of training” [7] khẳng
định tầm quan trọng của tập huấn kiểm soát cảm xúc cho GV trong sự
phát triển giáo dục cảm xúc và xã hội (Social-Emotional Learning) của
HS. Nghiên cứu trên 70 giáo viên tồn thời gian và 600 học sinh trung
học phổ thơng ở Israel, diễn ra trong 2 năm dựa trên sự kết hợp 2 phương

pháp phỏng vấn và thang đo đánh giá EQ.
Ngồi ra cũng có một số nghiên cứu ghi lại những hướng dẫn dành
cho GV khi đối phó với những cảm xúc tiêu cực của HS như:
9


+ Năm 2016, cơng trình “Preparing Teachers to Work with Students
with Emotional Regulation Difficulties” của Dana E. Gottesman [8]…
1.1.2. Ở Việt Nam
Những cơng trình nghiên cứu của Việt Nam chủ yếu chú trọng
vào những nghiên cứu sâu sắc, mang tính triết học, lý luận về đề tài
cảm xúc và kiểm sốt cảm xúc cùng với một số cơng trình, luận văn
nghiên cứu thực trạng kỹ năng kiểm soát cảm xúc của các cấp độ HS
đồng thời đưa ra những kiến nghị, giải pháp giáo dục, rèn luyện kỹ
năng kiểm soát cảm xúc cho HS các lứa tuổi. Bên cạnh đó, những
cơng trình nghiên cứu, sách rèn luyện kỹ năng sống cũng đưa ra một
phần nói về kỹ năng kiểm sốt cảm xúc được coi như những kỹ năng
thiết yếu của con người. Những cuốn sách, cơng trình rèn luyện kỹ
năng sống cũng đã được đưa và áp dụng, thí điểm, lồng ghép trong
các giờ sinh hoạt lớp, trải nghiệm sáng tạo ở một số trường TH,
THCS, THPT,… trên khắp cả nước, tuy nhiên giáo dục kỹ năng sống
chưa tập trung riêng biệt vào kỹ năng kiểm sốt cảm xúc. Ngồi ra,
đã có những chương trình tập huấn dành cho GV để rèn luyện kỹ
năng sống cho HS mà ở trong đó có kỹ năng kiểm sốt cảm xúc. Tuy
nhiên chương trình tập huấn chú trọng riêng vào kỹ năng kiểm sốt
cảm xúc cho HS vẫn cịn khá hiếm hoi. Đề tài nghiên cứu về sự thay
đổi của GV sau chương trình tập huấn rèn luyện kỹ năng kiểm sốt
cảm xúc cho HS, vì vậy nên cần tìm hiểu rõ về những cơng trình
nghiên cứu đã có về chương trình tập huấn kỹ năng kiểm soát cảm
xúc cho HS của GV và chương trình rèn luyện kỹ năng này cho HS.

Những chương trình tập huấn dành cho GV đã được biên soạn:
+ Chương trình tập huấn GV giáo dục kỹ năng sống cho HS trong
nhà trường phổ thông[9]

10


+ Giáo dục giá trị và kỹ năng sống cho HS phổ thông- Tập 2
(Nguyễn Thị Mỹ Lộc- Đinh Thị Kim Thoa)[10]
+ Giáo dục kỹ năng sống cho HS Tiểu học ( Sở giáo dục và Đào tạo
Cà Mau)[11]
+ Chuyên đề Bồi dưỡng thường xuyên: Giáo dục Kỹ năng sống cho
HS THCS của phòng Giáo dục Diên Khánh, trường THCS Nguyễn
Huệ[12]
+ Tập huấn cho GV phương pháp giảng dạy tích cực về Kỹ năng
sống (PGS.TS Trần Thị Minh Đức- Lưu Thị Lịch, 2016)[13]
* Hầu hết những chương trình tập huấn này [9, 13] đều có cấu trúc
giống nhau, như đi từ lí giải khái niệm, các quan niệm về kỹ năng sống,
phân loại, đưa ra vai trò của việc giáo dục kỹ năng sống cho HS cùng
những nguyên tắc, phương pháp giáo dục kỹ năng sống để rèn luyện cho
HS. Những quan niệm về kỹ năng sống đều được tổng kết từ những tổ
chức lớn trên thế giới như WHO, UNICEF, UNESCO, đưa ra quan niệm
chung thống nhất về kỹ năng sống đó là khả năng thực hiện hoạt động hay
hành động, ứng xử, ứng phó tích cực trước những thách thức của đời
sống, là sự chuyển biến từ kiến thức và thái độ thành hành động cụ thể,
chỉ có được khi rèn luyện và tích lũy kinh nghiệm. Về phân loai các kỹ
năng sống, các chương trình tập huấn trên cũng có sự tương đồng đó là
chia các kỹ năng sống thành hai hoặc ba nhóm kỹ năng chính: Kỹ năng cơ
bản/ nâng cao; kỹ năng nhận biết và sống với chính mình/ nhận biết và
sống với người khác/ tự ra quyết định một cách hiệu quả,…Khi liệt kê

những kỹ năng sống cần rèn luyện và hướng dẫn cho các em HS trong
chương trình học tập thì các nội dung tập huấn cho GV nêu trên cũng đều
kể ra 20-25 kỹ năng chính giống nhau và trong đó đều có kỹ năng kiểm
sốt cảm xúc. Tuy nhiên từng chương trình tập huấn lại có những cách

11


tiếp cận riêng biệt và mới mẻ, đóng góp thêm những phương pháp rèn
luyện kỹ năng sống sâu sắc và hấp dẫn.
* Chương trình tập huấn Giáo dục Kỹ năng sống cho HS THCS đã
đóng góp những nguyên tắc và quy trình giáo dục kỹ năng sống cho HS
rất cụ thể và rõ ràng. Người biên soạn phân ra 23 kỹ năng sống cơ bản mà
HS cần phải có được. Chương trình đưa ra nguyên tắc mà GV cần phải
tuân thủ khi rèn luyện kỹ năng sống cho HS đó là: Tương tác- trải nghiệm
– tiến trình – Thay đổi hành vi – Thời gian và môi trường giáo dục. Trong
đó chương trình nhấn mạnh về việc phải đưa HS trải nghiệm thực tế, trao
đổi với nhau, với môi trường, nhấn mạnh yếu tố thời gian rất quan trọng
để nhìn thấy sự thay đổi ở hành vi của các em không phải chỉ ở một sớm
một chiều. Một bài giáo dục kỹ năng sống theo chương trình tập huấn
này, người GV phải đảm bảo đủ 4 bước: Khám phá – Kết nối – Thực
hành/ Luyện tập – Vận dụng để HS có thể hiểu rõ và rèn luyện được kỹ
năng. Chương trình tập huấn này khuyến khích GV khơng chỉ lồng ghép
nội dung giáo dục kỹ năng sống vào trong từng mơn học hay các hoạt
động giáo dục, ngoại khóa mà còn nên áp dụng thêm một số phương pháp
và kỹ thuật dạy học tích cực, trong đó có 6 phương pháp dạy học hiện đại
như dạy học nhóm, giải quyết vấn đề, đóng vai, trị chơi; 20 kỹ thuật dạy
học. Những phương pháp và kỹ thuật này sẽ giúp cho bài giảng của GV
trở nên hấp dẫn hơn đối với các em HS, giảm bớt áp lực và căng thẳng
cho các em trong những giờ học kỹ năng sống. Điều đáng tiếc là chương

trình tập huấn vẫn chưa trình bày rõ cách thức tổ chức và đặc điểm của
từng phương pháp, kỹ thuật, muốn áp dụng thì người GV cần phải tự tìm
hiểu thêm. Bên cạnh đó, chương trình tập huấn giáo dục kỹ năng sống cho
HS THCS còn đưa ra một số cách đánh giá HS sau khi rèn luyện để GV
biết được kết quả của quá trình học kỹ năng sống của HS, trong đó có
hướng dẫn mục tiêu đánh giá rất rõ ràng cùng với hàng loạt những
12


phương pháp đánh giá như phỏng vấn, bảng kiểm, trắc nghiệm khách
quan,… Những phương pháp này đều được phân tích cụ thể về cách thức
cũng như ưu nhược điểm để GV có thể lựa chọn phương pháp đánh giá
thích hợp nhất.
* Tài liệu tập huấn Giáo dục giá trị sống và kỹ năng sống cho HS PT
của PGS.TS Đinh Thị Kim Thoa và Ths Nguyễn Thị Mỹ Lộc[10] có 2
tập: tập 1 chú trọng khai thác về cách rèn luyện giá trị sống cho HS, riêng
tập 2 bàn về những phương pháp giáo dục kỹ năng sống cho HS. Tập 2
của tác giả cũng có những cấu trúc tương tự các tài liệu tập huấn khác, tuy
nhiên bà phân loại các kỹ năng sống kĩ hơn, liệt kê tới 28 kỹ năng và cịn
nhiều thêm nữa, trong đó cũng có kỹ năng kiểm sốt cảm xúc. Chương
trình tập huấn đưa ra hai cách tiếp cận giáo dục kỹ năng sống cho HS đó
là: Tập trung vào giảng dạy những kỹ năng sống cốt lõi hoặc giảng dạy
cho HS thông qua một số tình huống thực tế có vấn đề nảy sinh, từ đó
giảng dạy những kỹ năng sống cần thiết. Tuy vậy tập tài liệu tập huấn
này tập trung hướng dẫn kỹ càng 1 số kỹ năng sống như Kỹ năng ra quyết
đinh, kỹ năng từ chối, kỹ năng tự nhận thức,… Bên cạnh đó, chương trình
tập huấn cũng đưa ra một số giáo án mẫu để các GV có thể tham khảo
một buổi học kỹ năng sống sẽ diễn ra như thế nào, trong đó có phần giáo
án rèn luyện cho HS kỹ năng ứng phó với stress có liên quan mật thiết tới
kỹ năng kiểm soát cảm xúc. Chương trình tập huấn cũng trình bày 1 số trị

chơi để góp phần làm giờ học thêm sơi nổi như: Bó đũa kì diệu, Tơi tin
bạn, Bạn là ai?...
* Tài liệu tập huấn “Giáo dục Kỹ năng sống cho HS TH” của Sở
Giáo dục và đào tạo Cà Mau[11] tập trung nghiên cứu rèn luyện kỹ năng
sống cho HS lứa tuổi nhỏ hơn đó là lứa tuổi TH. Tài liệu đóng góp một số
nguyên tắc khi rèn luyện kỹ năng sống:

13


+ Tổ chức hoạt động học tập dựa trên cơ sở tôn trọng lẫn nhau giữa
HS và GV, HS và HS.
+ Các hoạt động giúp HS phản ánh tư tưởng, suy nghĩ và phân tích
các trải nghiệm trong cuộc sống của HS
+ HS tự tổng kết việc học của mình
+ Khuyến khích HS thay đổi giá trị, thái độ và hành vi cũ để chấp
nhận những giá trị, thái độ, cách ứng xử mới.
Tài liệu tâp huấn này còn đưa ra các dạng BT rèn luyện kỹ năng
sống cho từng khối lớp, xây dựng kế hoạch rèn luyện chi tiết cụ thể cho
cả năm học lồng ghép trong các giờ học hoặc các hoạt động của nhà
trường. Phần cuối của tài liệu cũng hướng dẫn cách đánh giá quá trình rèn
luyện kỹ năng sống cho HS.
* Chuyên đề bồi dưỡng thường xuyên: “Giáo dục kỹ năng sống cho
HS THCS” của phòng Giáo dục Diên Khánh, Trường THCS Nguyễn
Huệ[12] cũng theo cấu trúc cơ bản của các chương trình tập huấn kỹ năng
sống trên, tuy nhiên khi phân loại các kỹ năng sống có ví dụ cụ thể hơn.
Chun đề đưa ra một số phương thức tổ chức giáo dục kỹ năng sống
như:
+ Thông qua dạy học các môn học
+ Thông qua chủ đề tự chọn

+ Thông qua hoạt động GD ngồi giờ lên lớp
+ Thơng qua hoạt động câu lạc bộ.
Trong đó hình thức câu lạc bộ khơng cịn mới mẻ, dù chưa được đề
cập ở các tài liệu tập huấn cùng chủ đề nhưng cũng sẽ là một phương thức
có tác động tích cực đối với HS nếu như có cách triển khai thỏa đáng. Đặc
biệt hơn, chuyên đề này cịn đóng góp cụ thể một số phương pháp giáo
dục kỹ năng sống cho HS THCS thông qua một số môn học cụ thể như
môn GDCD hay môn Ngữ văn.
14


* Chương trình tập huấn cho GV phương pháp giảng dạy tích cực kỹ
năng sống của giảng viên PGS.Ts Trần Thị Minh Đức và Ths Lưu Thị
Lịch[13] chú trọng nhấn mạnh vào phương pháp giảng dạy tích cực đó là
phương pháp cùng tham gia. Các tác giả đã so sánh ưu nhược điểm của
phương pháp này với các phương pháp giảng dạy truyền thống. Theo đó,
chương trình đưa ra q trình giảng dạy kỹ năng sống thích hợp: Phân
tích thơng tin, xác định nhu cầu tập huấn- Đặt mục tiêu – Xây dựng Nội
dung – Lựa chọn phương pháp và phương tiện tập huấn – Tiến hành –
Đánh giá kết quả. Đồng thời chương trình cũng hướng dẫn các bước soạn
bài theo phương pháp cùng tham gia.
+ Về những công trình nghiên cứu thực trạng kỹ năng kiểm sốt cảm xúc
của HS các cấp và đưa ra những kiến nghị, giải pháp giáo dục, rèn luyện
kỹ năng kiểm soát cảm xúc cho HS có một số cơng trình, nghiên cứu nổi
bật như:
+ Chương trình “Tức giận và chế ngự tức giận” của TS. Trần Thành
Nam[14].
+ Giáo dục kỹ năng kiểm sốt cảm xúc và ứng phó với căng thẳng
cho HS trường THPT Trần Phú, Nga Sơn. (Thịnh Sao Mai- Thanh Hóa
2017)[15]

+ Khả năng kiểm sốt cảm xúc của HS ở một số trường THPT tại
TP. HCM (Ths Lê Thị Ngọc Thương, Viện nghiên cứu giáo dục)[16]
Những cơng trình nghiên cứu trên[14, 16] đều có cấu trúc khá tương
đồng với nhau, đi từ khái niệm tới thực trạng, vai trò của kiểm soát cảm
xúc, thực nghiệm, sau cùng là đưa ra những biện pháp khắc phục và kết
luận. Thực trạng đưa ra đều cho thấy khả năng tự kiểm soát cảm xúc của
các em HS bây giờ chưa được tốt, chỉ nằm ở mức trung bình. Bên cạnh
đó, sự chú trọng của GV, gia đình và nhà trường cũng chưa đúng mức,
cộng thêm một số khó khăn đến từ cơ sở vật chất, thời gian,… cũng khiến
15


cơng tác giáo dục, rèn luyện kỹ năng kiểm sốt cho HS còn nhiều hạn
chế. Tuy nhiên, mỗi tác giả đều có những đề xuất, biện pháp riêng biệt.
* Chương trình “Tức giận và chế ngự tức giận” của TS. Trần Thành
Nam đưa ra những khái niệm, cách nhận diện rõ ràng về cảm xúc tức
giận, chỉ ra cảm xúc tức giận còn bao gồm nhiều cảm xúc tiêu cực ẩn
đằng sau. Bên cạnh đó, chương trình cịn đưa ra những phương pháp cụ
thể và hiệu quả để đánh giá mức độ tức giận, tìm hiểu nguyên nhân của sự
tức giận và quản lý cảm xúc tiêu cực này. Dựa vào chương trình này,
khóa luận đã đưa ra những kĩ thuật kiểm soát cảm xúc tiêu cực cho GV và
HS.
* Cơng trình nghiên cứu “Giáo dục kỹ năng kiểm sốt cảm xúc và
ứng phó với căng thẳng cho HS trường THPT Trần Phú- Nga Sơn của
Thịnh Sao Mai[15] cũng có những cấu trúc cơ bản như Cơ sở lý luận
nghiên cứu các khái niệm, quan niệm, thực trạng kỹ năng kiểm soát cảm
xúc của HS hiện nay cùng sự chú ý của nhà trường về vấn đề này, sau đó
đề xuất 1 số giải pháp, kết luận. Ở trong phần cơ sở lý luận, cơng trình
nghiên cứu này đã đóng góp thêm những khái niệm rất sâu sắc về kỹ năng
sống, kỹ năng kiếm soát cảm xúc, thế nào là ứng phó với căng thẳng,

stress,..Cơng trình cũng khẳng định thực trạng hiện nay việc triển khai rèn
luyện kỹ năng cho các em cịn hạn chế bởi nhiều lí do. Nhiều trường học,
GV còn chưa nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề này. Bên cạnh
đó, cơng trình nghiên cứu cịn liệt kê một vài tình huống sư phạm để
hướng dẫn các GV có thể làm điều gì tốt nhất trong những trường hợp đó.
Tuy có ví dụ cụ thể nhưng vẫn chưa có một cơng thức chung nhất cho
việc rèn luyện kỹ năng kiểm soát cảm xúc cho HS. Cơng trình nghiên cứu
cũng đưa ra một số giải pháp như cần có sự phối hợp giữa bản thân, gia
đình và nhà trường, cũng như người GV cần phải đi sâu tìm hiểu hồn

16


cảnh và tính cách của từng em HS,…tuy nhiên để thực hiện được những
giải pháp này vẫn còn là những điều khá nan giải.
* Cơng trình nghiên cứu về Khả năng kiểm soát cảm xúc của HS
THPT ở một số trường THPT tại TP HCM của ThS Lê Thị Ngọc
Thương[16] đã nêu ra những số liệu rất chi tiết và chuẩn xác nhằm đưa ra
kết luận về thực trạng khả năng kiểm soát cảm xúc của HS THPT. Những
số liệu cho thấy mức độ kiểm soát, giải tỏa cảm xúc của HS thấp hơn việc
kiểm sốt những hành động cơng kích trực tiếp. Mức độ kiểm sốt đa số
đều ở mức trung bình và các em HS đều thiếu đi khả năng sử dụng những
biện pháp giải tỏa cảm xúc. Tình trạng này tiếp diễn và khơng có nhiều
khác biệt ở lứa tuổi và các cấp học. Cơng trình nghiên cứu cũng khẳng
định các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng kiểm sốt cảm xúc của HS nhiều
nhất đó chính là gia đình và bản thân, tuy nhiên khơng thể xem nhẹ tác
động của nhà trường, trong đó có GV. Ngồi ra, tác giả cịn đào sâu
nghiên cứu vào các khái niệm về trí tuệ cảm xúc, các hoạt động học tập
của HS và các mơ hình trí tuệ cảm xúc đã từng được nghiên cứu trên thế
giới. Cơng trình cịn phân tích rất kĩ về từng loại cảm xúc được phân loại

như sợ hãi, giận dữ,… Bà cũng đưa ra những đặc điểm tâm sinh lý của
HS lứa tuổi này, phân tích đặc điểm khả năng kiểm sốt cảm xúc của HS
THPT. Trong phần thực nghiệm các giải pháp, cơng trình nghiên cứu đưa
ra một số biện pháp: hướng dẫn cho HS cấu trúc lại nhận thức của Aaron
Beck để tác động thay đổi cảm xúc tiêu cực và sử dụng liệu pháp xúc cảm
hành vi hợp lý ( REBT của Albert Ellis)[17] để thực nghiệm trên HS. Kết
quả cho thấy có chuyển biến tích cực ở các nhóm HS. Từ đó cơng trình
nghiên cứu đưa ra một số đề xuất tác động nâng cao khả năng kiểm soát
cảm xúc của các em HS THPT như bản thân HS phải tích cực rèn luyện,
gia đình HS phải làm gương cho con cái và sát sao với các em; nhà

17


×