Tải bản đầy đủ (.pdf) (89 trang)

Phương pháp dạy học đọc hiểu văn bản thông tin theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh phổ thông

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.08 MB, 89 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

HOÀNG THIÊN TRANG

PHƢƠNG PHÁP DẠY HỌC ĐỌC HIỂU VĂN BẢN
THÔNG TIN THEO ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN
NĂNG LỰC CHO HỌC SINH PHỔ THƠNG

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP
NGÀNH SƯ PHẠM VĂN HỌC

Hà Nội – 2018


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

PHƢƠNG PHÁP DẠY HỌC ĐỌC HIỂU VĂN BẢN
THÔNG TIN THEO ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN
NĂNG LỰC CHO HỌC SINH PHỔ THƠNG

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP
NGÀNH SƯ PHẠM VĂN HỌC

Ngƣời hƣớng dẫn khóa luận: PGS.TS. Phạm Minh Diệu
Sinh viên thực hiện khóa luận: Hồng Thiên Trang

Hà Nội – 2018



LỜI CẢM ƠN
Để hồn thành khóa luận này, em xin chân thành cảm ơn các thầy cơ
đã nhiệt tình giảng dạy, hướng dẫn em trong suốt thời gian học tập, rèn luyện
tại trường Đại học Giáo dục/ ĐHQGHN. Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn sâu
sắc nhất tới thầy giáo hướng dẫn, PGS.TS Phạm Minh Diệu đã hướng dẫn
tận tình, chu đáo, hết lịng chỉ bảo, giúp đỡ em thực hiện khóa luận này.
Em xin chân thành gửi lời cảm ơn đến ban lãnh đạo các thầy cô Trường
THPT Kim Liên (Hà Nội), các cô giáo trong tổ bộ mơn Ngữ Văn đã giúp đỡ
em trong q trình khảo sát tại trường.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng để thực hiện khóa luận một cách hồn
chỉnh nhất, song, do buổi đầu mới làm quen với công tác nghiên cứu khoa
học, hạn chế về kiến thức lí luận và kinh nghiệm thực tiễn nên khơng thể
tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Vì vậy, em rất mong nhận được sự góp
ý của các thầy, cơ giáo để khóa luận được hoàn chỉnh hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 5 năm 2018
Sinh viên

Hoàng Thiên Trang


QUY ĐỊNH VIẾT TẮT

KÍ HIỆU VIẾT TẮT

ĐƯỢC HIỂU LÀ

BPDH

Biện pháp dạy học


CT

Chương trình

GD&ĐT

Giáo dục và Đào tạo

GV

Giáo viên

HTTCDH

Hình thức tổ chức dạy học

HS

Học sinh

KTDH

Kĩ thuật dạy học

PPDH

Phương pháp dạy học

SGK


Sách giáo khoa

SGV

Sách giáo viên

SL

Số lượng

THPT

Trung học phổ thông

VB

Văn bản

VBTT

Văn bản thông tin


DANH MỤC BẢNG, BIỂU SỬ DỤNG TRONG KHÓA LUẬN

TÊN BẢNG, BIỂU

Trang


Bảng 1.1- Các đặc điểm của VBTT……………………………….......13
Bảng 1.2- So sánh VBTT và VB văn học……………………………. 17
Bảng 1.3- Bảng mô tả yêu cầu cơ bản của đọc hiểu VB……………... 20
Bảng 1.4- Thống kê số lượng VBTT trong CT Ngữ văn THPT………22
Bảng 1.5- VBTT được giảng dạy ở hai phân môn…………………….23
Bảng 1.6- Số lượng HS tham gia điều tra – đánh giá………………… 26
Bảng 1.7- Kết quả phỏng vấn GV bằng phiếu trắc nghiệm…………...26
Bảng 1.8- Kết quả phỏng vấn HS bằng phiếu trắc nghiệm…………... 29
Bảng 2.1- Yêu cầu cần đạt của đọc hiểu VBTT cấp THPT…………...35


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU................................................................................................................ 1

1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................... 1
2. Mục đích nghiên cứu ......................................................................................... 1
3. Nhiệm vụ nghiên cứu ........................................................................................ 2
4. Đối tượng nghiên cứu........................................................................................ 2
5. Phạm vi nghiên cứu ........................................................................................... 2
6. Phương pháp nghiên cứu................................................................................... 2
7. Đóng góp mới của đề tài ................................................................................... 3
8. Cấu trúc khóa luận ............................................................................................ 3
CHƢƠNG 1- CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VIỆC ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP
DẠY HỌC ĐỌC HIỂU VĂN BẢN THÔNG TIN THEO ĐỊNH HƢỚNG
PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC CHO HỌC SINH PHỔ THÔNG……….…………..5

1.1. Cơ sở lý luận .................................................................................................. 5
1.1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề .......................................................................... 5
1.1.2. Một số vấn đề về văn bản thông tin ............................................................ 7
1.1.3. Dạy học đọc hiểu theo định hướng phát triển năng lực ............................ 19

1.2. Cơ sở thực tiễn ............................................................................................. 22
1.2.1. Văn bản thông tin trong CT, SGK Ngữ Văn THPT ................................. 22
1.2.2. Thực trạng dạy và học văn bản thông tin ở lớp 12 (CT cơ bản) thông
qua phiếu điều tra – đánh giá…………………………………………………. 24
1.2.3 Kết luận ...................................................................................................... 30
1.3. Tiểu kết chương 1......................................................................................... 30
CHƢƠNG 2- ĐỀ XUẤT MỘT SỐ BIỆN PHÁP DẠY HỌC VĂN BẢN
THÔNG TIN THEO ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC CHO HỌC
SINH PHỔ THÔNG…………………………………………………………… 32


2.1. Một số nguyên tắc đề xuất ........................................................................... 32
2.1.1. Bám sát mục đích, u cầu của CT phổ thơng hiện hành ......................... 32
2.1.2. Bám sát mục đích, yêu cầu của CT mới ................................................... 34
2.1.3. Phù hợp với kiểu bài ................................................................................. 38
2.1.4. Kết hợp linh hoạt với phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực ............. 38
2.1.5. Quan tâm đến môi trường dạy học ............................................................ 39
2.2. Đề xuất một số biện pháp dạy học đọc hiểu văn bản thông tin theo định
hướng phát triển năng lực cho HS phổ thông………………………………… 39
2.2.1. Vận dụng các hình thức tổ chức dạy học tích cực .................................... 39
2.2.2. Vận dụng các phương pháp dạy học tích cực ........................................... 41
2.2.3. Vận dụng các kĩ thuật dạy học tích cực .................................................... 52
2.3. Tiểu kết chương 2......................................................................................... 56
CHƢƠNG 3- THIẾT KẾ GIÁO ÁN THỬ NGHIỆM ......................................... 57

3.1. Mục đích thử nghiệm ................................................................................... 57
3.2. Đối tượng thử nghiệm .................................................................................. 57
3.3. Nội dung thử nghiệm ................................................................................... 57
3.4. Tổ chức thử nghiệm ..................................................................................... 57
3.4.1. Thiết kế giáo án thử nghiệm...................................................................... 57

3.4.2. So sánh giáo án thử nghiệm và giáo án đối chứng ................................... 69
3.5. Dự kiến kết quả thử nghiệm ......................................................................... 71
3.6. Tiểu kết chương 3......................................................................................... 72
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .............................................................................. 73
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 74
PHỤ LỤC ............................................................................................................ 76


MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
1.1. Văn bản thông tin (Tiếng Anh: Infomational text) từ lâu đã được đưa
vào trong CT nhà trường phổ thông nhưng dưới những tên khác: văn bản nhật
dụng, văn bản hành chính, văn bản thuyết minh,...
Dự thảo Chương trình giáo dục phổ thơng mơn Ngữ Văn (2018) chú
trọng dạy học 3 kiểu VB: VB văn học, VB nghị luận và VB thông tin. VBTT
là những văn bản cung cấp thông tin cho người đọc một cách chính xác,
khách quan về mọi lĩnh vực đời sống bằng cách trình bày, giới thiệu, mơ tả,
đưa số liệu… Chúng có liên quan đế các loại văn bản nhật dụng, văn bản
thuyết minh, văn bản hành chính theo cách gọi hiện nay, nhưng không đồng
nhất. Đây là kiểu văn bản thơng dụng, gần gũi với đời sống, nó xuất hiện rất
nhiều trong các SGK, các phương tiện truyền thơng. Việc đưa VBTT vào
chương trình học sẽ giúp HS biết cách tiếp cận những sự kiện, những thơng
tin có giá trị trong đời sống, để từ đó giáo dục và hình thành quan điểm sống
đúng đắn, cách nhìn nhận vấn đề một cách tích cực, có kĩ năng viết, trình bày
chính xác theo u cầu...
VBTT có mặt trong các phân môn Đọc hiểu và Làm văn trong CT Ngữ
văn phổ thơng.
1.2. Vì mới được đưa vào CT dự thảo, việc nghiên cứu văn bản thơng tin
cịn chưa được nhiều người quan tâm, cũng vì vậy mà có thể gây lúng túng

cho cả GV và HS trong quá trình dạy học theo CT mới.
Vì những lý do đó, tơi lựa chọn đề tài: “Phương pháp dạy học đọc hiểu
văn bản thông tin theo định hướng phát triển năng lực cho HS phổ thơng”.
2. Mục đích nghiên cứu
Chỉ ra khái niệm, đặc điểm và vai trò của VBTT trong CT Ngữ văn phổ
thơng, góp phần hình thành, phát triển năng lực và phẩm chất cần thiết cho
HS. Làm rõ thực trạng dạy học VBTT trong nhà trường phổ thông hiện nay,
[Type text]

Page 1


từ đó làm cơ sở đề xuất những biện pháp dạy học đọc hiểu VBTT theo định
hướng phát triển năng lực cho HS, đáp ứng nhu cầu đổi mới của nền giáo dục
và phù hợp với xã hội.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Hệ thống hóa cơ sở lý luận về phương pháp dạy học đọc hiểu VBTT
theo định hướng phát triển năng lực cho HS phổ thông.
3.2. Khảo sát thực trạng về phương pháp dạy học VBTT trong nhà
trường phổ thông hiện nay.
3.3. Đề xuất một số biện pháp dạy học đọc hiểu VBTT theo định hướng
phát triển năng lực giúp công tác dạy học trở nên hiệu quả, đáp ứng yêu cầu
xã hội.
3.4. Thiết kế giáo án thử nghiệm.
4. Đối tƣợng nghiên cứu
Phương pháp dạy học đọc hiểu VBTT theo định hướng phát triển năng
lực cho HS phổ thông.
5. Phạm vi nghiên cứu
5.1. Nội dung nghiên cứu
Nghiên cứu phương pháp dạy học đọc hiểu VBTT theo định hướng phát

triển năng lực cho HS cấp THPT.
5.2. Không gian nghiên cứu
Tiến hành nghiên cứu trên địa bàn Hà Nội cụ thể là 2 lớp 12A1 và 12A8
trường THPT Kim Liên (Hà Nội).
5.3. Thời gian nghiên cứu
Cuối tháng 2 đến giữa tháng 4 năm 2018.
6. Phƣơng pháp nghiên cứu
6.1. Các phương pháp lý thuyết

[Type text]

Page 2


- Phương pháp hồi cứu tài liệu: Trên cơ sở nghiên cứu các tài liệu như
giáo trình, tạp chí khoa học, bài báo liên quan đến vấn đề này, tác giả chọn lọc
những thông tin cần thiết làm cơ sở lý luận của đề tài.
- Phương pháp tổng hợp – phân tích: Phân tích đặc điểm của VBTT, so
sánh VBTT với VB văn học, từ đó đánh giá được sự khác biệt của VBTT với
các loại văn bản khác.
6.2. Phương pháp thực tiễn
Phương pháp khảo sát bằng phiếu phỏng vấn: Khảo sát nhận thức, hành
vi và thái độ của GV và HS phổ thông về việc dạy và học VBTT trong CT
Ngữ văn hiện nay.
6.3. Phương pháp khác
Phương pháp thống kê toán học: Sử dụng phương pháp này để xử lý số
liệu, từ đó đánh giá thực trạng của đề tài.
7. Đóng góp mới của đề tài
7.1. Về lí luận
- Chỉ ra khái niệm, đặc điểm và ý nghĩa của VBTT trong CT dạy học

Ngữ văn phổ thơng nói riêng và đời sống xã hội nói chung.
- So sánh, đánh giá được sự khác biệt giữa VBTT và VB văn học.
7.2. Về thực tiễn
- Làm rõ thực trạng dạy học VBTT trong nhà trường THPT hiện nay.
- Đề xuất những biện pháp dạy học VBTT theo định hướng phát triển
năng lực cho HS phổ thơng, từ đó góp phần định hướng cho GV tổ chức các
hoạt động dạy học phù hợp, hiệu quả, đáp ứng sự đổi mới của nền giáo dục
hiện nay.
8. Cấu trúc khóa luận
Ngồi phần mở đầu, kết luận, đề tài gồm 3 phần chính:
Chương 1: Cơ sở khoa học của việc đề xuất các biện pháp dạy học đọc
hiểu VBTT theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh phổ thông.
[Type text]

Page 3


Chương 2: Đề xuất một số biện pháp dạy học VBTT theo định hướng
phát triển năng lực cho HS phổ thông hiện nay.
Chương 3: Thiết kế giáo án thử nghiệm.

[Type text]

Page 4


CHƢƠNG 1
CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VIỆC ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP DẠY HỌC
ĐỌC HIỂU VĂN BẢN THÔNG TIN THEO ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN
NĂNG LỰC CHO HỌC SINH PHỔ THÔNG


1.1. Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu
1.1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
1.1.1.1. Trên thế giới
Duke (2003) trong cơng trình nghiên cứu về VBTT đã khẳng định: “Mục
đích chính của VBTT là truyền tải thơng tin về thế giới tự nhiên và xã hội,
điển hình là từ những người được cho là biết thông tin đến những người được
cho là không biết” [16]. Tác giả chỉ ra đặc điểm của VBTT là truyền tải thông
tin về thế giới tự nhiên và xã hội, cũng như hình thức thể hiện khác nhau của
loại văn bản này như sách, tạp chí, bản tin, Internet…
Yuko Iwai (2007) cho rằng đây là loại văn bản được viết ra để truyền tải,
giải thích những thông tin phi hư cấu, chứa đựng nhiều lớp từ kĩ thuật, yêu
cầu người đọc phải có kiến thức nền phù hợp.
Chương trình Tiếng Anh của Úc định nghĩa về VBTT (informative text)
như sau: “Loại văn bản này bao gồm những kiểu văn bản cụ thể như văn bản
giải thích và miêu tả các hiện tượng tự nhiên, văn bản thuật lại các sự kiện,
văn bản hướng dẫn, văn bản trình bày các quy tắc và luật lệ, quy định cũng
như những văn bản tường thuật tin tức ngắn gọn” [12, tr.137]. Chương trình
Tiếng Anh của Úc đã chỉ rõ các hình thức của VBTT, nội dung chủ yếu của
kiểu văn bản này là cung cấp thông tin về hiện tượng tự nhiên và xã hội, các
quy tắc và luật lệ.
VBTT trong khung CT Ngữ văn của một số nước tiên tiến trên thế giới
được giảng dạy rất đa dạng về kiểu loại. Chương trình Tiếng Anh của
Singapore đã chia văn bản thông tin (informational text)/ văn bản chức năng
(functional text) thành hai tiểu loại: “văn bản thông tin (informational text)
[Type text]

Page 5



(chẳng hạn như văn bản hành chính, văn bản kể lại sự thật việc thật, văn bản
tường thuật thông tin và văn bản giải thích) thường trình bày các ý chính và
có những ý chi tiết hỗ trợ; cịn văn bản trình bày, bình luận (exposition) lại
trình bày mối liên hệ giữa các lập luận (chẳng hạn như tiểu sử, các bài báo,
tạp chí, tập san)” [15, tr.34]. Chương trình giáo dục của Singapore đã chia
VBTT thành hai tiểu loại với hai nội dung trình bày khác nhau: VB hành
chính, VB tường thuật; trong đó VB giải thích có nhiệm vụ trình bày các nội
dung chính với những ý nhỏ mang tính hỗ trợ, bổ sung; cịn VB trình bày, giải
thích (báo, tạp chí…) có nhiệm vụ trình bày mối liên hệ giữa các lập luận của
người viết.
Chương trình Tiếng Anh nghệ thuật của Mĩ xác định VBTT
(informational texts) được dạy (từ chương trình mẫu giáo đến lớp 5) với
những loại cụ thể như: “văn bản phi hư cấu có tính văn chương (Literacy
Nonfiction) gồm tiểu sử và tự truyện; văn bản về lịch sử, khoa
học (Historical, Scientific Texts) gồm sách viết về lịch sử, khoa học xã hội,
khoa học tự nhiên và nghệ thuật, văn bản thuộc lĩnh vực kỹ thuật (Technical
Texts) gồm những văn bản hướng dẫn, những mẫu đơn và những văn bản
trình bày về nhiều lĩnh vực được thể hiện dưới dạng đồ thị, biểu đồ, sơ đồ
hoặc dữ liệu thơng tin đã được số hóa, v.v.” [13, tr.31]. Theo khung chương
trình này, VBTT được chia nhỏ thành 3 tiểu loại: VB phi hư cấu có tính văn
chương; VB lịch sử, khoa học; VB thuộc lĩnh vực kỹ thuật. Trong đó, mỗi
tiểu loại gồm nhiều những kiểu sách hoặc nội dung với cách thức trình bày
khác biệt.
1.1.1.2. Ở Việt Nam
PGS.TS. Nguyễn Thị Hồng Nam khi nghiên cứu về các kiểu phân loại
văn bản ở Việt Nam và trên thế giới đã chỉ ra có 2 loại văn bản chính: văn bản
văn chương và văn bản thơng tin. Với những đặc trưng riêng, cách đọc VBTT
và văn bản văn chương có những điểm khác biệt. Đối với văn bản văn
[Type text]


Page 6


chương, với mục đích để trải nghiệm, giải trí, người đọc thường đọc kĩ tồn
văn, chủ yếu kiếm tìm những kinh nghiệm, trí tuệ, cảm xúc và thẩm mĩ mà
văn bản mang lại. Trong khi đó, đối với VBTT, với mục đích lấy thơng tin,
người đọc có thể chỉ chọn lọc những đoạn thơng tin cần thiết, tìm thơng tin
bằng mục lục, đọc tiêu đề để xác định nội dung đọc, đọc lướt để tìm từ khóa
rồi đọc kĩ phần đó lấy thơng tin. [9, tr. 44-45].
TS. Phạm Thị Thu Hiền nghiên cứu về “Dạy – học đọc hiểu văn bản ở
nhà trường phổ thơng trong chương trình chuẩn của bang California (Hoa
Kì)” đã đưa ra những số liệu so sánh tỉ lệ VB tác phẩm văn học với VB cung
cấp thơng tin. Theo đó, ở lớp 4: 50% VB tác phẩm văn học – 50% VB cung
cấp thông tin; ở lớp 8: 45% VB tác phẩm văn học – 55% VB cung cấp thông
tin; đến lớp 12: 30% VB tác phẩm văn học – 70% VB cung cấp thông tin. Tác
giả chỉ ra chương trình giáo dục bang California đặc biệt quan tâm đến việc
dạy học dạng văn bản cung cấp thông tin so với tác phẩm văn học [8, tr. 45].
1.1.2. Một số vấn đề về văn bản thông tin
1.1.2.1. Khái niệm văn bản
Văn bản là một phương tiện trong hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ. Ở
nhiều nước và các tổ chức trên thế giới, có nhiều quan niệm khác nhau về văn
bản.
Thuật ngữ “Văn bản” trong Tiếng Anh có nghĩa là “text”. “Text” có
nguồn gốc từ tiếng Latin là “texere”: đan kết, dệt lại. Do đó, khi nhắc tới “văn
bản” người ta cho rằng đó là một chỉnh thể cấu trúc bao gồm ngôn ngữ và kí
hiệu được đan kết với nhau một cách có hệ thống nhằm truyền tải một tư
tưởng, thơng điệp nào đó của người viết.
Chương trình đánh giá HS quốc tế (PISA, 2003) cho rằng: “VB được
hiểu bao gồm tất cả những gì liên quan đến VB ngơn từ sử dụng các hình thức
biểu tượng: viết tay, bản in và dạng điện tử. Chúng cũng bao gồm cả các sản

phẩm thị giác như biểu đồ, tranh ảnh, bản đồ, đồ thị và tranh hài hước, châm
[Type text]

Page 7


biếm kèm theo ngôn ngữ viết” [17]. Như vậy, quan niệm của PISA về văn bản
không chỉ bao gồm hệ thống ngôn từ ở các dạng thức khác nhau mà cịn có
thể là một đồ thị, một tranh ảnh mà chúng ta có thể đọc, phân tích và lí giải
được một nội dung ý nghĩa nào đó.
Chương trình giáo dục của Úc cũng đưa ra một định nghĩa khá rộng về
văn bản: “VB là phương tiện giao tiếp. Những hình thức và qui ước của VB
được phát triển để giúp chúng ta giao tiếp một cách hiệu quả với nhiều người
khác nhau vì những mục đích khác nhau. VB có thể được viết, nói hay đa
phương thức và VB có thể dưới dạng in hay dạng số hoặc trực tuyến (digital/
online forms). VB đa phương thức có sự kết hợp của ngôn ngữ với những hệ
thống giao tiếp khác như VB in, hình ảnh, âm thanh và ngơn từ như trong
phim hay các phương tiện truyền thơng và máy tính” (ACARA, 2013, tr. 136).
Theo định nghĩa này, văn bản được coi là một phương tiện giao tiếp để trao
đổi thông tin giữa người với người, được biểu hiện đa dạng ở mặt hình thức.
Quan điểm của Úc khác với PISA ở chỗ văn bản không chỉ bao gồm hệ thống
ngôn ngữ kết hợp với hình ảnh mà cịn có cả âm thanh như trong phim ảnh.
Trong SGK Ngữ Văn lớp 10 tập 1 (2017), văn bản được định nghĩa là
“sản phẩm của hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ, gồm một hay nhiều câu,
nhiều đoạn” với những đặc điểm sau đây: Thứ nhất, VB phải tập trung thể
hiện một chủ đề nào đó mà chủ đề đó được triển khai một cách trọn vẹn. Thứ
hai, VB được xây dựng với một kết cấu mạch lạc, các câu trong văn bản có sự
liên kết chặt chẽ, phù hợp. Thứ ba, mỗi VB có tính hồn chỉnh về nội dung,
thường có nhan đề mở đầu và kết thúc bằng hình thức thích hợp. Thứ tư, VB
có mục đích thực hiện nhiệm vụ giao tiếp. Đây là cách định nghĩa hẹp về VB.

Theo quan điểm trong SGK hiện hành, VB là sản phẩm của hoạt động giao
tiếp bằng ngôn ngữ, sự tổ chức và sắp xếp hệ thống ngôn ngữ (câu/đoạn) làm
nên văn bản. Định nghĩa chỉ đề cập đến dạng VB viết, VB in ấn chứ chưa đề

[Type text]

Page 8


cập đến dạng VB khác như VB nói hay hình thức biểu hiện đa dạng của VB
(có thể là kí hiệu, hình ảnh, đồ thị hoặc kết hợp nhiều chất liệu khác).
Như vậy, thông qua các quan niệm khác nhau về VB, có thể thấy rằng
VB là một loại phương tiện ghi tin và truyền tải nội dung bằng hệ thống ngôn
ngữ hoặc kết hợp giữa ngôn ngữ với các chất liệu khác (hình ảnh, kí hiệu, âm
thanh, đồ thị…). VB tồn tại chủ yếu ở dạng nói và dạng viết, có tính trịn vẹn
về nội dung và hồn chỉnh về hình thức thể hiện.
1.1.2.2. Khái niệm văn bản thơng tin
a) Vấn đề về tên gọi văn bản thông tin trong chương trình Ngữ văn ở
một số nước
Trong khung chương trình Tiếng Anh nghệ thuật của Hoa Kì, VB được
chia thành hai loại là VB văn chương (literary texts) và VB thông tin
(informational texts), ở hai nguồn in và không in. Càng lên lớp cao, HS càng
học VBTT nhiều hơn.
Khung chương trình Tiếng Anh ở bậc Tiểu học và Trung học năm 2010
của Singapore xác định rõ hai loại VB chính được giảng dạy là văn bản văn
chương (literary text) và văn bản thơng tin (informational text) hay cịn được
gọi là văn bản chức năng (functional text) [15].
Chương trình giáo dục môn Tiếng Anh của Úc xác định ba loại VB được
giảng dạy là văn bản tưởng tượng (imaginative texts), văn bản thông tin
(informative texts) và văn bản thuyết phục (persuasive texts) [12].

Khung chương trình Tiếng Anh của Anh thì khuyến khích HS đọc hai
loại văn bản: văn bản hư cấu (fition texts) và văn bản phi hư cấu (non-fiction
texts) để phát triển năng lực [18].
Có thể thấy, vấn đề về tên gọi VBTT ở một số nước khơng có sự thống
nhất.
b) Khái niệm văn bản thông tin

[Type text]

Page 9


Theo Duke (2003) đã định nghĩa về VBTT, ông khẳng định rằng VBTT
là:
+ Loại văn bản mà mục đích chính của nó là chuyển tải thơng tin về thế
giới tự nhiên và xã hội.
+ Loại văn bản có những nét đặc trưng tiêu biểu chẳng hạn như hướng
đến toàn bộ các lớp, loại của sự vật trong cách tiếp cận, không chịu sự chi
phối bởi các yếu tố thời gian.
+ Loại văn bản được thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau, gồm có:
sách, tạp chí, thơng cáo, bản tin, tài liệu quảng cáo, CD-ROMs, và Internet.
[16, tr.16].
Duke cho rằng tiểu sử hay văn bản miêu tả quy trình khơng được coi là VBTT
mà là văn bản phi hư cấu vì tiểu sử truyền tải thơng tin về cuộc đời của một
con người, văn bản miêu tả quy trình hướng dẫn thực hiện một điều gì đó.
Tiểu sử và văn bản miêu tả quy trình khơng cung cấp thơng tin về các sự kiện
liên quan đến tự nhiên và xã hội, khơng trình các phân lớp của sự việc. Theo
quan niệm của Duke, VBTT là văn bản trình bày về một chủ đề (có thể lặp
lại), miêu tả thuộc tính hoặc các sự kiện liên quan đến tự nhiên và xã hội, có
sử dụng từ ngữ chun ngành, có hình ảnh trực quan như tranh ảnh, kí hiệu,

đồ thị, bảng biểu…, có mục lục, số trang để người đọc theo dõi.
Chương trình giáo dục của Úc định nghĩa VBTT bao gồm những VB mà
mục đích chính là cung cấp thơng tin, như văn bản giải thích những hiện
tượng tự nhiên, trình bày những sự kiện, các bản tin, thơng báo, hướng dẫn,
chỉ thị… [12].
Khi nghiên cứu định hướng đổi mới chương trình mơn Ngữ văn,
PGS.TS. Đỗ Ngọc Thống đã xác định có ba loại VB được giảng dạy trong
chương trình Ngữ văn mới, trong đó VBTT được định nghĩa như sau: “Văn
bản thông tin là kiểu văn bản nhằm cung cấp thông tin một cách trung thực,
khách quan thông qua việc mơ tả, giải thích, giới thiệu, trình bày số liệu, sự
[Type text]

Page 10


kiện… Đây là loại văn bản rất gần gũi, thiết thực với đời sống; hết sức đa
dạng và phong phú, nhưng có thể gom lại ở 2 kiểu: văn bản thuyết minh (chủ
yếu là các văn bản khoa học viết về các hiện tượng tự nhiên, xã hội; các văn
bản hướng dẫn cách làm hoặc sử dụng đồ dùng; giới thiệu danh lam thắng
cảnh, di tích lịch sử) và văn bản nhật dụng (hiểu theo nghĩa là những văn bản
hành chính, mang tính thủ tục khn mẫu hàng ngày như đơn từ, giấy chứng
nhận, bảo hiểm, biên bản, tờ khai…) [10]. Trong chương trình Ngữ văn phổ
thơng ở Việt Nam, nếu chia theo phương thức biểu đạt chúng ta có các loại
văn bản, gồm: VB tự sự, VB miêu tả, VB biểu cảm, VB thuyết minh, VB
hành chính - cơng vụ, VB nghị luận. Có thể thấy với định nghĩa của PGS.TS.
Đỗ Ngọc Thống, VBTT sẽ bao gồm 2 kiểu VB quen thuộc là VB thuyết minh
và VB hành chính – công vụ. Đây là những kiểu VB gần gũi và thiết thực với
đời sống, cung cấp tri thức khách quan về nhiều lĩnh vực, có những từ ngữ
chuyên ngành, hướng dẫn cách thức trình bày, quy ước. Định nghĩa này khác
với định nghĩa của Duke ở chỗ đề cập đến một nội dung của VBTT, đó là

hướng dẫn cách thức thực hiện hoặc sử dụng cái gì đó.
Tóm lại, ở từng thời đại, từng quốc gia, từng cá nhân có những quan
niệm khác nhau về VBTT. Dựa trên những điểm chung của các định nghĩa,
chúng ta có thể đưa ra một nhận định cơ bản: VBTT là loại văn bản thông
dụng trong mọi lĩnh vực đời sống, bao gồm những văn bản cung cấp thông tin
một cách khách quan về tự nhiên và xã hội; truyền đạt những nội dung, thơng
báo, u cầu nào đó bằng phương thức trình bày, giải thích, dùng số liệu…
Ngơn ngữ trong VBTT phải chuẩn xác, khoa học, có kết hợp sử dụng những
hình ảnh minh họa mang tính trực quan cụ thể (hình vẽ, kí hiệu, đồ thị,
bảng…) giúp người đọc dễ theo dõi và tiếp nhận tri thức.
1.1.2.3. Đặc điểm của văn bản thông tin
a) Đối tượng của VBTT

[Type text]

Page 11


- VBTT là văn bản cung cấp thông tin về mọi lĩnh vực trong đời sống,
bao gồm tự nhiên và xã hội. Do đó đối tượng của VBTT rất đa dạng và phong
phú.
b) Nội dung của VBTT
- Cung cấp những thông tin khách quan về các chủ đề, sự kiện, q
trình…
- Tri thức địi hỏi xác thực, hữu ích cho con người, gắn liền với tư duy
khoa học.
c) Hình thức của VBTT
c.1) Ngơn từ
- Ngơn ngữ chính xác, cụ thể, đơn nghĩa.
- Có những từ ngữ mang tính chun ngành, kĩ thuật.

- Kết hợp với hình ảnh trực quan như bảng biểu, sơ đồ, hình ảnh, kí
hiệu…
c.2) Thể loại
- VBTT cực kì đa dạng về mặt thể loại, có thể là bài báo khoa học, tạp
chí, thơng báo, bản tin, quảng cáo, đơn từ, công văn, bài phát biểu, bài hướng
dẫn về cách làm, quy trình thực hiện…
- Các thể loại của VBTT được biểu hiện dưới nhiều dạng thức khác
nhau: viết, nói, đa phương thức (trong các phương tiện truyền thơng và máy
tính như phim, clips…).
c.3) Cách trình bày và kết cấu
- Cách trình bày VBTT khoa học, dễ theo dõi. Hình thức tổ chức VBTT
mạch lạc, rõ ràng, làm nổi bật thơng tin chính và thơng tin phụ. Một VBTT có
thể bao gồm các: tiêu đề lớn, têu đề phụ, nội dung (các đoạn/bài văn), bảng tra
cứu thuật ngữ, mục lục, chú thích, hình ảnh minh họa, sơ đồ, bảng biểu, kí
hiệu. Ở từng phần khác nhau, cách thức trình bày về kiểu chữ, cỡ chữ, màu
sắc chữ, in đậm/nghiêng/gạch chân có sự thay đổi cho phù hợp. Trong Giáo
[Type text]

Page 12


trình phương pháp dạy đọc văn bản, PGS.TS. Nguyễn Thị Hồng Nam đã chỉ
ra các đặc điểm của VBTT được thể hiện cụ thể như sau:
Các đặc điểm
Kiểu in chữ

Giúp ngƣời đọc…
- chú ý đến những từ ngữ quan trọng.

Chữ in đậm, in nghiêng, - hiểu đây là từ ngữ quan trọng cần được chú ý.

tô màu, gạch dưới
Cỡ, kiểu chữ

- hiểu đây là từ ngữ quan trọng cần được chú ý.

Cách tổ chức VB

- tìm thơng tin, kết nối các ý.

Tiêu đề VB

- hiểu chủ đề của VB.
- ước đốn được nội dung chính của VB.

Tiêu đề từng chương, - nhận diện được các nội dung trọng tâm của
phần

VB.
- ước đoán được nội dung từng phần, chương.

Tiêu đề các tiểu mục

- hiểu được nội dung của từng tiểu mục.
- dễ dàng theo dõi, bao quát được các phần VB.
- dễ dàng tìm kiếm thơng tin.

Mục lục

- hiểu được nội dung của cuốn sách cùng những
luận điểm, chủ đề quan trọng.

- thấy được thứ tự trình bày và mối liên kết giữa
những nội dung chính trong cuốn sách.
- dễ dàng tìm được những nội dung chính theo
số trang được trình bày.

Bảng tra cứu

- thấy được các vấn đề được trình bày theo thứ
tự A, B, C cùng với số trang.
- nhanh chóng tìm được trang sách có chứa
thơng tin cần tìm.

Bảng chú giải thuật ngữ

[Type text]

- nhanh chóng tìm được thuật ngữ cần tìm từ

Page 13


danh mục đã sắp xếp theo thứ tự A, B, C…
- hiểu các thuật ngữ được dùng trong VB.
Lời nói đầu

- hiểu được mục đích của VB, có cái nhìn khái
quát về nội dung của VB.

Phụ lục


- nắm được những thơng tin bổ sung.

Hình ảnh

- dễ hình dung, tưởng tượng về nội dung thơng
tin.

Ảnh chụp

- hiểu chính xác việc, sự vật trông như thế nào.

Hinh vẽ

- hiểu sự vật, sự việc có thể trơng như thế nào.

Sơ đồ

- hiểu các thơng tin đã được đơn giản hóa.
- hiểu các bước, quá trình cấu tạo hay hoạt động
của sự vật.
- hiểu trình tự sự kiện.

Biểu đồ, đồ thị, bảng biểu - hiểu mối liên quan giữa các yếu tố.
- dễ dàng tóm tắt và so sánh các thơng tin.
Bản đồ

- biết sự vật ở đâu hay diễn ra ở đâu.

Sơ đồ thời gian


- hiểu trình tự thời gian diễn ra các sự kiện.
- hiểu mối liên quan giữa các sự kiện.

Hình minh họa

- hiểu thơng tin một cách trực quan.

Cách trình bày thông tin

- hiểu những thông tin mới và quan trọng.

Dấu chấm hay gạch đầu - thấy được hệ thống ý được trình bày và mối
dịng

liên quan giữa chúng.

Các kí hiệu

- hiểu thêm tính chất của các thơng tin.

Lời chú thích giữa các - hiểu được điều gì được trình bày trong hình vẽ,
hình vẽ, bảng biểu

bảng biểu.

Bảng 1.1. Các đặc điểm của VBTT [9, tr.16-17]

[Type text]

Page 14



- Về kết cấu, một số VBTT được tổ chức theo mơ hình: ngun nhân –
kết quả, trình tự thời gian, liệt kê, phân tích – đối chiếu, mơ tả… Nắm được
kết cấu về VB thơng tin, người đọc có thể hình dung được cách tổ chức của
VB, từ đó đọc và tìm kiếm thơng tin một cách nhanh và chính xác hơn.
1.1.2.4. So sánh văn bản thơng tin với văn bản văn học
a) Khái niệm và đặc điểm của văn bản văn học
a.1) Khái niệm văn bản văn học
Theo PSG.TS. Đỗ Ngọc Thống, VB văn học là “những văn bản nhằm
bộc lộ cảm xúc, tình cảm, tư tưởng (trực tiếp và gián tiếp) của người viết. Văn
bản văn học gồm các văn bản hư cấu (như truyện, tiểu thuyết, thơ, kịch bản
văn học) và các văn bản văn học không hư cấu (chủ yếu là thể loại ký văn
học: bút ký, tùy bút, nhật ký, hồi ký, phóng sự, du ký, tản văn…)” [10]. Định
nghĩa này đã đề cập đến mục đích của VB văn học là truyền tải, bộc lộ quan
điểm, tình cảm, thái độ của người viết một cách trực tiếp hoặc gián tiếp. Đồng
thời theo định nghĩa, VB văn học gồm 2 loại văn bản: VB hư cấu và VB
không hư cấu. Đây là cách phân chia dựa theo yếu tố tưởng tượng, phi thực tế
có tồn tại hay không trong các thể loại.
Theo PGS.TS. Nguyễn Thị Hồng Nam, VB văn học (hay VB văn
chương) được định nghĩa là “VB sử dụng ngôn từ nghệ thuật làm chất liệu và
nội dung được thể hiện bằng hình tượng nghệ thuật” [9, tr. 10].
SGK Ngữ Văn lớp 10, tập 2 đã khẳng định: “Văn bản văn học (truyện cổ
tích, bài thơ, cuốn tiểu thuyết, thiên bút kí, vở kịch…) là những văn bản đi sâu
phản ánh hiện thực khách quan và khám phá thế giới tình cảm và tư tưởng,
thỏa mãn nhu cầu thẩm mĩ của con người” [5, tr.117]. SGK cũng đề cập đến
chủ đề thường được thể hiện trong VB văn học là chủ đề tình yêu, hạnh phúc,
băn khoăn hay đau khổ, khát vọng vươn lên sự hoàn thiện… với nhiều sắc
thái khác nhau. VB văn học được xây dựng bằng ngôn từ nghệ thuật, có tính
biểu tượng, đa nghĩa, sử dụng nhiều các biện pháp tu từ gợi lên nhiều liên

[Type text]

Page 15


tưởng. Ở từng loại VB văn học có những đặc điểm riêng, như thơ có thể thơ,
luật, vần, câu thơ…; truyện có cốt truyện, nhân vật, lời thoại, tình huống…
Đó là ba tiêu chí để xác định về một VB có thuộc loại VB văn học hay khơng.
Từ các định nghĩa trên, có thể khẳng định VB văn học là loại văn bản
phản ánh đời sống, khám phá thế giới tư tưởng và tình cảm của con người,
qua đó thể hiện quan điểm, thái độ, cảm xúc của tác giả. Dựa theo phương
thức biểu đạt, VB văn học bao gồm các kiểu VB như văn tự sự, văn miêu tả,
văn biểu cảm; dựa theo thể loại, VB văn học gồm tiểu thuyết, truyện, thơ,
hịch, cáo, chí, kịch, cổ tích, truyền thuyết, ngụ ngơn, truyện cười…Trong VB
văn học có chứa đựng yếu tố tưởng tượng, kì ảo.
a.2) Đặc điểm của văn bản văn học
Về đối tượng, VB văn học chủ yếu khai thác hiện thực cuộc sống, đi sâu
tìm hiểu hiện thực khách quan, những tư tưởng, tình cảm của con người.
Nội dung của VB văn học rất đa dạng và phong phú như tình u, chiến
tranh, hịa bình, lí tưởng sống, khát vọng đổi đời, sự đau khổ cô đơn… Nội
dung được thể hiện qua những hình tượng nghệ thuật. Hình tượng trong VB
văn học có thể là một nhân vật có thật được đưa vào tác phẩm như Hồ Chí
Minh trong Đêm nay Bác khơng ngủ, là nhân vật hư cấu do nhà văn tưởng
tượng ra như cô Tấm trong cổ tích Tấm Cám, là nhân vật tơi do chính tác giả
đảm nhiệm như chú bé Hồng trong Những ngày thơ ấu… Hình tượng nghệ
thuật khơng chỉ là con người mà cịn có thể là một hình ảnh thiên nhiên, một
sự vật, một địa danh nào đó như hình ảnh Sóng của Xn Quỳnh, địa danh Cơ
Tơ trong tác phẩm cùng tên của Nguyễn Tuân… Hình tượng nghệ thuật là
phương tiện chứa đựng nội dung, ý nghĩa mà nhà văn muốn truyền tải tới
người đọc. Cảm nhận được hình tượng nghệ thuật trong tác phẩm, người đọc

sẽ suy ra được hàm nghĩa của bài. Nội dung của VB văn học cịn là tư tưởng,
tình cảm của tác giả muốn gửi gắm, truyền tải ở đó. Đọc hiểu các tác phẩm,

[Type text]

Page 16


người đọc có thể cảm nhận và đồng cảm với suy nghĩ, tình cảm, thái độ của
tác giả về một vấn đề nào đó.
Về hình thức, VB văn học có những đặc điểm sau:
- Ngôn từ trong VB văn học có tính thẩm mĩ, giàu ý nghĩa, có sự trau
chuốt, gọt giũa. Việc lựa chọn và sắp xếp câu từ, kiểu từ (láy, ghép) tạo nên
một vẻ đẹp hấp dẫn cho tác phẩm. Ngơn từ trong VB văn học có tính đa
nghĩa, biểu tượng cao.
- Thể loại của VB văn học rất đa dạng và phong phú về như hịch, cáo,
chí, tiểu thuyết, truyện, thơ, kịch, cổ tích, truyền thuyết, truyện cười, ngụ
ngơn, hồi kí… Ở mỗi một thể loại có những đặc trưng và quy ước riêng.
- Trong từng thể loại có cách thức trình bày linh hoạt và kết cấu đa dạng,
phù hợp với mục đích, ý đồ của tác giả, từ đó góp phần tạo sự độc đáo, nét
hấp dẫn riêng biệt cho tác phẩm.
b) So sánh văn bản thông tin và văn bản văn học
Dựa vào những đặc điểm của VBTT và VB văn học đã trình bày ở trên,
chúng ta có thể lập bảng so sánh như sau:
So sánh

VB thông tin

VB văn học


Đều phản ánh hiện thực đời sống

Giống

- Cung cấp tri thức khách - Miêu tả vẻ đẹp thiên nhiên, ca
quan về nhiều lĩnh vực tự ngợi hoặc phê phán đời sống/ con
nhiên và xã hội. Tri thức đòi người, bày tỏ quan điểm, tình
hỏi xác thực, hữu ích cho con cảm, thái độ của tác giả
người
- Gồm: Bài báo khoa học, tạp - Gồm: Hịch, cáo, chí, tiểu thuyết,
chí, thơng báo, bản tin, quảng truyện, thơ, kịch, cổ tích, truyền
cáo, đơn từ, cơng văn, bài thuyết, truyện cười, ngụ ngôn, hồi
phát biểu, bài hướng dẫn về kí…

[Type text]

Page 17


cách làm, quy trình thực - Tồn tại chủ yếu ở dạng in ấn,
hiện…
Khác

sân khấu hóa, kể chuyện, ngâm

- Tồn tại dưới nhiều dạng thơ.
thức khác nhau: viết, nói, đa
phương

thức


(trong

các

phương tiện truyền thơng và
máy tính như phim, clips…)
- Đáp ứng nhu cầu tìm hiểu - Đáp ứng nhu cầu thẩm mĩ của
thơng tin của con người

con người

- PTBĐ chính: Thuyết minh

- PTBĐ: tự sự, miêu tả, biểu cảm,

Ngồi ra có thể kết hợp với hoặc kết hợp nhiều phương thức
những phương thức khác tùy biểu đạt với nhau
thuộc vào kiểu văn bản
- Khơng có tính hư cấu, tưởng - Có tính hư cấu, tưởng tượng
tượng
- Gắn với tư duy khoa học

- Gắn với tư duy hình tượng

- Kết cấu logic, chặt chẽ

- Kết cấu linh hoạt tùy thuộc vào
ý đồ tác giả


- Ngôn ngữ: trong sáng, chuẩn - Ngôn ngữ: trau chuốt, đa nghĩa,
xác, đơn nghĩa

có tính biểu tượng

- Chủ yếu là ngôn ngữ khoa - Đa dạng về phong cách ngơn
học, chính luận, có từ ngữ kĩ ngữ
thuật
Bảng 1.2. So sánh VBTT và VB văn học
1.1.2.5. Vai trò của văn bản thông tin
Đối với CT giáo dục đổi mới dạy học theo định hướng phát triển năng
lực, việc đưa VBTT vào CT Ngữ văn là điều cần thiết. VBTT rất thông dụng

[Type text]

Page 18


×