Tải bản đầy đủ (.pdf) (94 trang)

Tích hợp giáo dục kĩ năng sống thông qua dạy học tác phẩm tấm cám trong chương trình ngữ văn 10 ban cơ bản

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (740.65 KB, 94 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

TẠ HUYỀN TRANG

TÍCH HỢP GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG THƠNG QUA DẠY HỌC
TÁC PHẨM “TẤM CÁM” TRONG CHƯƠNG TRÌNH
NGỮ VĂN 10, BAN CƠ BẢN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
NGÀNH SƯ PHẠM NGỮ VĂN

Hà Nội – 2018


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

TÍCH HỢP GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG THÔNG QUA DẠY HỌC
TÁC PHẨM “TẤM CÁM” TRONG CHƯƠNG TRÌNH
NGỮ VĂN 10, BAN CƠ BẢN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
NGÀNH SƯ PHẠM NGỮ VĂN

Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Lê Hải Anh
Sinh viên thực hiện khóa luận: Tạ Huyền Trang

Hà Nội – 2018



LỜI CẢM ƠN
Trước tiên, tôi xin được gửi lời cảm ơn chân thành tới các thầy cô giáo
khoa Sư phạm - Trường Đại học Giáo dục và các thầy cô giáo khoa Văn học trường Đại học Khoa Học Xã Hội và Nhân Văn, những người đã dạy dỗ, chỉ
bảo tôi trong suốt thời gian qua và đã tạo mọi điều kiện để giúp tơi hồn thành
khóa luận tốt nghiệp này.
Đặc biệt, tôi xin được gửi lời cám ơn sâu sắc nhất tới PGS. TS. Lê Hải
Anh, người đã tận tình hướng dẫn tơi trong suốt q trình thực hiện đề tài
khóa luận.
Cảm ơn các thầy cơ và các em học sinh tại trường THPT Trần Phú –
Hoàn Kiếm đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi trong quá trình khảo sát, điều
tra để hồn thành khóa luận.
Cuối cùng tôi xin được gửi lời cảm ơn tới người thân và bạn bè - những
người đã luôn ở bên động viên, khuyến khích tơi rất nhiều trong suốt thời gian
học tập và làm khóa luận.
Do điều kiện về thời gian và năng lực bản thân cịn nhiều hạn chế nên
khóa luận sẽ khơng tránh khỏi thiếu sót, tơi rất mong nhận được sự góp ý
chân thành của thầy cơ và các bạn để hồn thiện hơn vấn đề mà mình đã triển
khai.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 22 tháng 05 năm 2018
Sinh viên

Tạ Huyền Trang


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
THCS

Trung học Cơ sở


THPT

Trung học Phổ thơng

HS

Học sinh

GV

Giáo viên

KNS

Kĩ năng sống

KN

Kĩ năng

UNESCO

Tổ chức Văn hóa, Khoa học và Giáo dục Liên hợp quốc

UNICEF

Quỹ nhi đồng Liên hợp quốc

WHO


Tổ chức Y tế thế giới

PPDH

Phương pháp dạy học

KTĐG

Kiểm tra, đánh giá

SGK

Sách giáo khoa

NXB

Nhà xuất bản

VHDG

Văn học dân gian


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... 3
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ............................................................... 4
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
1. Lí do chọn đề tài ........................................................................................ 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ........................................................................ 3
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu................................................................ 6

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................. 7
4.1. Đối tượng nghiên cứu ........................................................................ 7
4.2 Phạm vi nghiên cứu ............................................................................. 7
5. Phương pháp nghiên cứu........................................................................... 7
6. Cấu trúc khóa luận .................................................................................... 8
CHƯƠNG 1....................................................................................................... 9
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI ........................................ 9
1.1 Cơ sở lý luận ........................................................................................... 9
1.1.1 Kĩ năng sống và việc giáo dục kĩ năng sống thông qua dạy học Ngữ
Văn ............................................................................................................ 9
1.1.1.1 Khái niệm kĩ năng sống ............................................................ 9
1.1.1.2 Mối quan hệ giữa giáo dục kĩ năng sống với việc dạy học Ngữ
Văn ...................................................................................................... 11
1.1.2 Truyện cổ tích – địa chỉ thích hợp để tích hợp giáo dục kĩ năng
sống cho học sinh .................................................................................... 14
1.1.2.1 Khái niệm truyện cổ tích ......................................................... 14


1.1.2.2 Phân loại truyện cổ tích........................................................... 16
1.1.2.3 Đặc trưng của truyện cổ tích – cơ sở để tích hợp giáo dục kĩ
năng sống............................................................................................. 19
1.1.2.4 Yêu cầu về dạy học văn bản truyện cổ tích trong chương trình
phổ thơng ............................................................................................. 24
1.2 Cơ sở thực tiễn ...................................................................................... 27
1.2.1 Vị trí của truyện cổ tích trong chương trình Ngữ văn THPT ở Việt
Nam ......................................................................................................... 27
1.2.2 Thực trạng việc dạy học truyện cổ tích trong trường THPT ở Việt
Nam theo hướng tiếp cận KNS ................................................................ 29
Tiểu kết chương 1............................................................................................ 32
CHƯƠNG 2..................................................................................................... 34

TỔ CHỨC DẠY HỌC TÁC PHẨM “TẤM CÁM” NHẰM TÍCH HỢP GIÁO
DỤC KĨ NĂNG SỐNG TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN 10, BAN
CƠ BẢN .......................................................................................................... 34
2.1 Những KNS có thể tích hợp trong dạy học truyện cổ tích “Tấm Cám” 34
2.1.1 Kĩ năng tự nhận thức...................................................................... 34
2.1.2 Kĩ năng giao tiếp ............................................................................ 35
2.1.3 Kĩ năng thể hiện sự cảm thông....................................................... 36
2.1.4 Kĩ năng ra quyết định..................................................................... 37
2.1.5 Kĩ năng giải quyết vấn đề .............................................................. 38
2.2 Đề xuất quy trình tổ chức dạy học truyện cổ tích “Tấm Cám” theo
hướng tích hợp KNS ................................................................................... 40
2.2.1 Trước khi đọc hiểu văn bản ........................................................... 40


2.2.1.1 Yêu cầu chuẩn bị đối với HS: Đọc văn bản; Soạn bài; Tóm tắt
truyện................................................................................................... 40
2.2.1.2 Yêu cầu chuẩn bị đối với GV và HS: Nghiên cứu tài liệu; Sưu
tầm dị bản truyện “Tấm Cám” ở Việt Nam; Sưu tầm dị bản truyện
“Tấm Cám” trên thế giới (bản dịch) ................................................... 41
2.2.2 Trong khi đọc hiểu văn bản............................................................ 44
2.2.2.1 Tìm hiểu cốt truyện và nhân vật: HS tự xác định kịch bản và
sắm vai................................................................................................. 44
2.2.2.2 Tổ chức thảo luận .................................................................... 46
2.2.3 Sau khi đọc hiểu văn bản ............................................................... 47
2.2.3.1 Kiểm tra, đánh giá trên lớp: Viết lại phần kết truyện của truyện
cổ tích “Tấm Cám”.............................................................................. 47
2.2.3.2 Kiểm tra, đánh giá ngồi giờ lên lớp: Tái hiện truyện cổ tích
“Tấm Cám” theo những hình thức khác ............................................. 49
2.3 Phương pháp dạy học truyện cổ tích “Tấm Cám” theo hướng tích hợp
KNS ............................................................................................................. 50

2.3.1 Nguyên tắc đề xuất phương pháp................................................... 50
2.3.2 Những phương pháp đã áp dụng để dạy học truyện cổ tích “Tấm
Cám” theo hướng tiếp cận KNS.............................................................. 51
Tiểu kết chương 2............................................................................................ 54
CHƯƠNG 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM ................................................... 55
3.1 Mục đích, yêu cầu thực nghiệm ............................................................ 55
3.1.1 Mục đích thực nghiệm .................................................................... 55
3.1.2 Yêu cầu thực nghiệm ...................................................................... 55


3.2 Đối tượng và thời gian thực nghiệm ..................................................... 55
3.2.1 Đối tượng thực nghiệm .................................................................. 55
3.2.2 Thời gian thực nghiệm ................................................................... 55
3.3 Giáo án thực nghiệm ............................................................................. 56
3.4 Đánh giá kết quả thực nghiệm .............................................................. 67
Tiểu kết chương 3............................................................................................ 68
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ................................................................. 70
1. Kết luận ................................................................................................... 70
2. Khuyến nghị ............................................................................................ 70
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 72
PHỤ LỤC ........................................................................................................ 75


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài

Từ xa xưa đến nay, tâm thức người Việt vẫn ln mang trong mình một
góc kí ức tuổi thơ mà ở đó là các mảng màu dân gian vô cùng đẹp đẽ. Các
mảng màu ấy khắc họa chân thực những câu chuyện của ước mơ, hồi bão về
sự cơng bằng, lẽ phải, cuộc đấu tranh giữa thiện và ác hay đó cịn là về hạnh

phúc đời thực. Đại diện của một trong các câu chuyện ấy khơng gì khác chính
là truyện cổ tích. Nhà văn Nguyễn Khoa Điềm đã từng viết:
“Ta lớn lên bằng niềm tin rất thật
Biết bao nhiêu hạnh phúc có trên đời
Dẫu phải khi cay đắng dập vùi
Rằng cô Tấm cũng về làm hồng hậu
Cây khế chua có đại bàng đến đậu
Chim ăn rồi trả ngon ngọt cho ta”
(Trích Mặt đường khát vọng, Nguyễn Khoa Điềm)
Việc tìm kiếm hạnh phúc ấy không ở đâu xa xôi, hạnh phúc xuất phát từ sự
chân thành, thiện lương trong chính cách sống của mỗi người. Dù cho có trở
ngại, khó khăn như thế nào thì hạnh phúc cũng sẽ đến với những người tốt
như cơ Tấm được trở về với đời, về làm hồng hậu trong “Tấm Cám” hay
người em đươc trả công xứng đáng trong “Cây khế”. Các bài học, triết lí nhân
sinh trong truyện cổ tích vốn dĩ là những lời răn đe cho mọi người cần phải
sống và ứng xử sao cho phù hợp, khơng vì những lợi ích riêng về tinh thần
hay vật chất mà toan tính, làm việc xấu. Các bài học này cũng tương ứng với
mục đích khi dạy học bộ môn Ngữ Văn trong nhà trường Phổ thơng. Dạy văn
chính là dạy làm người. Dạy làm người khơng gì khác là hình thành và phát
triển nhân cách cho mỗi học sinh thông qua sự gắn kết chặt chẽ giữa văn
chương và cuộc sống.
1


Trong cuộc sống, học sinh cũng phải đối diện với rất nhiều áp lực, khó
khăn, trở ngại cả về học tập lẫn các mối quan hệ xã hội. Vậy làm thế nào để
giảm bớt các áp lực và phát triển được các kĩ năng trong cuộc sống cho các
em. Trả lời cho câu hỏi này, đó là cần phải dạy cho các em những bài học về
KNS. Các bài học này có thể được dạy riêng lẻ hoặc tích hợp với một bộ mơn
nào đó như Lịch sử, Địa lý, Giáo dục công dân, … hay tiêu biểu không thể

không kể đến là bộ mơn Ngữ Văn.
Ở chương trình Ngữ Văn THPT lớp 10 có một bài học về truyện cổ tích
được biên soạn trong sgk đó là văn bản “Tấm Cám”. Đây là một câu chuyện
đã khá quen thuộc và tiêu biểu trong kho tàng truyện cổ tích Việt Nam. Câu
chuyện này các em đã được nghe các bà, các mẹ kể từ khi cịn tấm bé. Ở
chương trình THCS, các em cũng đã được tìm hiểu và học thêm về truyện cổ
tích, lên đến THPT thì các em lại được đi sâu hơn vào khía cạnh khác trong
câu chuyện này. Vậy làm thế nào để khai thác được tính hiệu quả và khả thi
trong giờ dạy “Tấm Cám” mà khơng làm học sinh thấy chán nản vì học một
câu chuyện đã biết, chúng tôi đề xuất ra một góc nhìn, một hướng đi có tính
thực tiễn khi tiếp cận tác phẩm. Đó là dạy tác phẩm văn học tích hợp kĩ năng
sống.
Thực tế dạy học hiện nay chưa chú trọng nhiều đến việc tích hợp kĩ
năng sống vào trong bộ môn Ngữ Văn, đặc biệt là qua dạy các tác phẩm văn
học dân gian với thể loại cổ tích. Là một sinh viên khi tìm hiểu và nghiên cứu
về mảng văn học dân gian, nhằm đa dạng hóa cách giáo dục KNS trong dạy
học Ngữ văn, chúng tôi lựa chọn hướng tiếp cận tích hợp qua dạy học truyện
dân gian – cụ thể là thể loại truyện cổ tích với tác phẩm “Tấm Cám”.
Xuất phát từ các lí do trên, chúng tơi lựa chọn nghiên cứu đề tài:
“TÍCH HỢP GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG THÔNG QUA DẠY HỌC TÁC
PHẨM “TẤM CÁM” TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN 10, BAN CƠ

2


BẢN” với hi vọng sẽ góp thêm được một hướng dạy học tích hợp kĩ năng
sống mới mẻ và có hiệu quả hơn trong bối cảnh giáo dục hiện nay.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Dạy học định hướng giáo dục kĩ năng sống trong dạy học mơn Ngữ

Văn nói riêng hay dạy học nói chung đang là một hướng đi được rất nhiều nhà
nghiên cứu cũng như các nhà giáo dục quan tâm. Qua q trình tìm hiểu,
chúng tơi đã nhận thấy có rất nhiều cơng trình nghiên cứu về sự cần thiết khi
tích hợp kĩ năng sống cũng như các hướng đi mới khi tiếp cận một nội dung
mới trong dạy học bộ mơn. Các cơng trình này đều mang lại các giá trị vô
cùng to lớn và đóng góp rất nhiều vào sự nghiệp giáo dục, hình thành nhân
cách mỗi học sinh.
Tiêu biểu có thể kể đến, tại diễn đàn giáo dục thế giới Dakar về Giáo
dục cho mọi người (Senegal – 2000), mơ hình trường học thân thiện nhằm
nâng cao chất lượng và đảm bảo công bằng giáo dục đã mang lại một giải
pháp vô cùng hiệu quả. Nói hiệu quả vì trong mơi trường này áp dụng tiêu chí
giáo dục kĩ năng sống vừa nhằm đảm bảo cho học sinh có được kĩ năng và
sống an toàn hơn, vừa như một biểu tượng đặc trưng cho chất lượng giáo dục.
Chương trình hành động Dakar về giáo dục cho mọi người đã đặt ra trách
nhiệm cho mỗi quốc gia phải đảm bảo cho người học được tiếp cận với
chương trình giáo dục kĩ năng sống phù hợp và kĩ năng sống cần được coi
như một nội dung của chất lượng giáo dục.
Năm 1996, Ủy ban Quốc tế về Giáo dục cho thế kỉ XXI do Jaccque
Delor làm chủ tịch đã đặt ra báo cáo nhằm khẳng định vai trò quan trọng của
giáo dục đối với sự phát triển tương lai của cá nhân, dân tộc, nhân loại và xem
giáo dục là “kho báu tiềm ẩn” với 4 vấn đề chính là mục tiêu hàng đầu của
UNICEF, mà thực chất đó chính là cách tiếp cận KNS: Học để biết – Học để
làm – Học để tự khẳng định mình – Học để cùng chung sống. Hướng tiếp cận

3


này đi xuyên suốt thành một quá trình bắt đầu từ học lí thuyết, sau đó áp dụng
kiến thức học được về KNS vào trong cuộc sống, từ ngay trong chính mối
quan hệ trong nhà trường, gia đình, bạn bè, xã hội. Việc hình thành và phát

triển kĩ năng sống đi kèm với tri thức về các môn học trong nhà trường chính
là mục tiêu mà giáo dục đang hướng đến, nhằm đào tạo thế hệ tương lai
không chỉ giỏi lí thuyết mà cịn phải biết về những kĩ năng với mục đích vận
hành các lí thuyết ấy vào cuộc sống.
Mặc dù giáo dục KNS cho học sinh đã được nhiều nước quan tâm, xuất
phát từ quan niệm chung về KNS của WHO hoặc của UNESCO nhưng quan
niệm và nội dung giáo dục kỹ năng sống ở các nước không giống nhau. Tuy
nhiên, nội dung giáo dục KNS được triển khai ở các nước vừa thể hiện được
cái chung, vừa mang những nét riêng của từng quốc gia dân tộc. Đến nay đã
có hơn 155 nước trên thế giới quan tâm đến việc đưa KNS vào nhà trường,
trong đó có 143 nước đã đưa vào chương trình chính khóa ở tiểu học và trung
học. Tiêu biểu có thể nói đến chương trình giáo dục KNS ở một số nước nằm
trong khu vực Đông Nam Á và Nam Á như:
(1) Ở Lào, giáo dục kĩ năng sống được bắt đầu quan tâm từ năm 1997
với cách tiếp cận nội dung quan tâm đến giáo dục cách phịng chống
HIV/AIDS được tích hợp trong chương trình giáo dục chính quy. Năm 2001,
giáo dục kĩ năng sống ở Lào được mở rộng sang các lĩnh vực như dân số, giới
tính, sức khỏe sinh sản, vệ sinh cá nhân, giáo dục môi trường,…
(2) Ở Ấn Độ, giáo dục KNS cho học sinh được xem xét dưới góc độ
giúp cho con người sống một cách lành mạnh về thể chất và tinh thần, nhằm
phát triển năng lực con người. Các kĩ năng sống được khai thác là các kĩ
năng: Giải quyết vấn đề, tư duy phê phán, kĩ năng giao tiếp, kĩ năng ra quyết
định, kĩ năng quan hệ liên nhân cách…
(3) Ở Campuchia, giáo dục KNS được xem xét dưới góc độ năng lực
sống của con người, kĩ năng làm việc. Vì vậy giáo dục kĩ năng sống được
4


triển khai theo hướng là giáo dục các kĩ năng cơ bản cho con người trong
cuộc sống hàng ngày và kĩ năng nghề nghiệp.

Như vậy, có thể thấy, giáo dục KNS đã được các nước chú trọng quan
tâm và mở rộng khơng chỉ trong lĩnh vực giáo dục mà nó cịn được đưa vào
sâu hơn các khía cạnh trong xã hội như về gia đình, dân số, sức khỏe cá nhân,
mơi trường, …Sự mật thiết mà các nước nhìn thấy khi này trước tiên là giáo
dục KNS cho thế hệ trẻ tương lại, mầm sống của đất nước, để thế hệ này có
thể lĩnh hội được đầy đủ kiến thức lẫn kĩ năng sống an tồn thì phải bắt nguồn
ưu tiên xuất phát từ giáo dục.
Ở Việt Nam, giáo dục kĩ năng sống cũng được đưa vào rất nhiều cơng
trình nghiên cứu công phu và hết sức quy mô như cơng trình của tác giả
Nguyễn Thanh Bình: Giáo dục kĩ năng sống cho người học (Tạp chí Khoa
học Giáo dục, số 100/2003) [2]. Cơng trình nghiên cứu đã xác định những
KNS cần thiết cho người học, từ đó chỉ rõ vai trị của các KNS trong học tập.
Bên cạnh đó, tác giả cịn có cơng trình khác như Giáo dục kĩ năng sống cho
học sinh THPT (NXB Đại học Sư phạm, 2013) [3] … đi sâu vào chỉ ra các
KNS quan trọng cho lứa tuổi THPT, các hoạt động giúp HS hình thành và
phát triển KNS trong giai đoạn này hay cơng trình về Xây dựng và thực
nghiệm một số chủ đề giáo dục KNS cơ bản cho học sinh THPT (đề tài KHCN
cấp Bộ, mã số B 2007-17-57, HN) [4] mang lại khá nhiều đóng góp khi đưa ra
các chủ đề giáo dục KNS cho lứa tuổi HS THPT. Không những vậy, luận án
Tiến sĩ Giáo dục học của tác giả Phan Thanh Vân (2010) nghiên cứu về Giáo
dục kĩ năng sống cho học sinh THPT thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ
lên lớp [17] đã là một hướng tiếp cận mới cụ thể hơn về việc tích hợp kĩ năng
sống cũng cho HS THPT, đưa ra giải pháp cụ thể nhằm giáo dục được KNS ở
góc nhìn mới. Luận văn Thạc sĩ Quản lý giáo dục của tác giả Nguyễn Thị
Quỳnh Anh (2012) nghiên cứu về Quản lý công tác giáo dục kĩ năng sống
thông qua hoạt động đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh ở trường Tiểu
5


học Lý Thường Kiệt – Hà Nội [1] đã khai thác được thế mạnh của hoạt động

đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh để thực hiện giáo dục KNS cho học
sinh Tiểu học. Hướng tiếp cận của cơng trình nghiên cứu này đã đóng góp
nên một đề xuất hiệu quả và khả thi trong cơng tác giáo dục, hình thành KNS
cho HS.
Xét cụ thể hơn trong riêng môn Ngữ văn đã có rất nhiều Luận văn đề
cập đến vấn đề giáo dục KNS trong dạy học Ngữ văn, tiêu biểu có thể kể đến
như: tác giả Trần Thị Ngọc Lam (2016) nghiên cứu về đề tài Tích hợp giáo
dục kĩ năng sống cho học sinh trong dạy học truyện ngắn Việt Nam hiện đại
(Ngữ văn 9), Đại học Giáo dục – Đại học Quốc gia Hà Nội [12]. Công trình
nghiên cứu về hướng tiếp cận truyện ngắn Việt Nam hiện đại khi tích hợp dạy
thêm cho HS các KNS. Bên cạnh đó cịn có tác giả Nguyễn Hà Giang có cơng
trình nghiên cứu về Rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh lớp 12 trong dạy học
nghị luận xã hội, Đại học Giáo dục – Đại học Quốc gia Hà Nội [8],…
Các cơng trình nghiên cứu trên đã đáp ứng được nhu cầu dạy và học
theo hướng tích hợp giáo dục kĩ năng sống vào nội dung dạy học cụ thể của
bộ môn Ngữ văn như truyện ngắn Việt Nam hiện đại; nghị luận xã hội, làm
văn... và cả thơng qua hoạt động ngồi giờ. Trên cơ sở những tài liệu và cơng
trình nghiên cứu q báu ở trên, người viết đã tham khảo và học hỏi để thực
hiện đề tài Tích hợp giáo dục kĩ năng sống thơng qua dạy học tác phẩm “Tấm
Cám” trong chương trình Ngữ văn 10, ban cơ bản.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu

Khóa luận có nghiên cứu cơ sở lí luận về KNS, việc giáo dục kĩ năng
sống thông qua dạy học Ngữ văn, về truyện cổ tích và cơ sở thực tiễn. Bên
cạnh đó, xác định các KNS có thể hình thành và rèn luyện cho HS trong quá
trình giảng dạy tác phẩm “Tấm Cám”. Đề xuất một số biện pháp tích hợp giáo
dục KNS cho HS thơng qua việc giảng dạy tác phẩm “Tấm Cám”. Và cuối

6



cùng là thực nghiệm để kiểm chứng tính khả thi, hiệu quả của những đề xuất
về phương pháp, biện pháp tích hợp KNS trong dạy học tác phẩm “Tấm
Cám”.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1. Đối tượng nghiên cứu
Tích hợp giáo dục một số kĩ năng sống trong việc giảng dạy tác phẩm
“Tấm Cám” (chương trình Ngữ văn 10 – ban Cơ bản) cho học sinh lớp 10.
4.2 Phạm vi nghiên cứu
- Tác phẩm “Tấm Cám” (chương trình Ngữ văn 10 – ban Cơ bản) –
SGK Ngữ Văn 10 tập 1.
- Thực nghiệm tại trường THPT Trần Phú – Hồn Kiếm.
5. Phương pháp nghiên cứu

Trong cơng trình nghiên cứu này, chúng tôi sử dụng một số phương
pháp sau đây:
- Phương pháp nghiên cứu lí thuyết: Phương pháp này được sử dụng để
tổng hợp cơ sở lí luận, lí thuyết từ các cơng trình nghiên cứu về kĩ năng sống
trong dạy học Ngữ văn, trên cơ sở đó hình thành phương pháp dạy truyện cổ
tích phù hợp với đối tượng học sinh lớp 10.
- Phương pháp khảo sát, thống kê: Phương pháp này được sử dụng để
thống kê các phiếu tham khảo ý kiến của giáo viên và học sinh về thực tế dạy
học kĩ năng sống; thống kê kết quả thực nghiệm sư phạm, phân loại và đánh
giá những kết quả thu được nhằm kiểm nghiệm biện pháp đã được vận dụng
trong q trình dạy truyện cổ tích ở THPT.
- Phương pháp thực nghiệm: Chúng tôi tiến hành thực nghiệm sư phạm
trong giờ dạy học truyện cổ tích ở trường THPT bằng cách xây dựng nội dung
thực nghiệm, trình tự tiến hành thực nghiệm, đối tượng thực nghiệm, soạn


7


giảng theo chủ đề, … Qua kết quả thực nghiệm, chúng tơi muốn kiểm định lại
tính khả thi của đề tài, hiệu quả đạt được và phạm vi ứng dụng của đề tài
trong dạy học Văn nói chung, và dạy học truyện cổ tích, tác phẩm truyện
“Tấm Cám” nói riêng.
6. Cấu trúc khóa luận

Ngồi phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục thì nội dung
khóa luận gồm có 3 chương:
Chương 1. Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài.
Chương 2. Tổ chức dạy học tác phẩm “Tấm Cám” nhằm tích hợp giáo dục kĩ
năng sống trong chương trình Ngữ văn 10, ban Cơ bản.
Chương 3. Thực nghiệm sư phạm.

8


CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.1 Cơ sở lý luận

1.1.1 Kĩ năng sống và việc giáo dục kĩ năng sống thông qua dạy học
Ngữ Văn
1.1.1.1 Khái niệm kĩ năng sống
Đầu tiên, có thể hiểu khái niệm kĩ năng là những thao tác, hành vi với
mục đích nhằm thực hiện một hành động nào đó. Một người với suy nghĩ,
nhận thức mong muốn thực hiện một việc cụ thể nhưng nếu khơng có kĩ năng
để điều khiển hành động thì sẽ khơng thể làm được. Từ đây, xét ra khái niệm

kĩ năng sống: Kĩ năng sống là các hành vi nhằm đối phó và thích ứng với các
tình huống có thể xảy ra trong đời sống bất cứ lúc nào, ở mọi lĩnh vực đều cần
áp dụng KNS như học tập, làm việc, giao tiếp với gia đình, bạn bè, thầy cơ,

Bên cạnh đó, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cũng đã khái quát về KNS,
có thể hiểu khái niệm về KNS là khả năng để có được hành vi thích ứng và
tích cực, giúp các cá nhân có thể ứng xử hiệu quả trước các nhu cầu và thách
thức của cuộc sống hàng ngày. Khái niệm này đưa ra được hiểu theo phương
diện các KNS sẽ là “công cụ” KN nhằm giúp mỗi người chống chọi lại với
điều kiện mà cuộc sống yêu cầu và thử thách mà con người phải vươn qua nó.
Cũng là xét về khía cạnh KNS dưới góc độ hành vi nhưng theo Quỹ nhi
đồng Liên hợp quốc (UNICEF) thì KNS là cách tiếp cận giúp thay đổi hoặc
hình thành hành vi mới. Cách tiếp cận này lưu ý đến sự cân bằng về tiếp thu
kiến thức, hình thành thái độ và kĩ năng. Khái niệm này đưa người đọc hiểu
rằng trong một tình huống cụ thể, khi chúng ta ứng xử, đối phó với một vấn

9


đề thì giống như phản ứng hóa học sẽ giúp chúng ta hoặc hình thành và phát
triển hành vi mới theo một cách tốt hơn để đối phó với tình huống khác sau
này khó khăn hơn; hoặc thay đổi hành vi, KN đó để cho phù hợp với các tình
huống tương tự.
Theo Tổ chức văn hóa, khoa học và Giáo dục Liên hợp quốc
(UNESCO), KNS gắn với 4 trụ cột của giáo dục, đó là: Học để biết (Learning
to know) gồm các kĩ năng tư duy như: tư duy phê phán, tư duy sáng tạo, ra
quyết định, giải quyết vấn đề, nhận thức được hậu quả,…; Học làm người
(Learning to be) gồm các kĩ năng cá nhân như: ứng phó với căng thẳng, kiểm
soát cảm xúc, tự nhận thức, tự tin,…; Học để sống với người khác (learning to
live together) gồm các kĩ năng xã hội như: giao tiếp, thương lượng, tự khẳng

định, hợp tác, làm việc theo nhóm, thể hiện sự cảm thông; Học để làm
(Learning to do) gồm kĩ năng thực hiện công việc và các nhiệm vụ như: kĩ
năng đặt mục tiêu, đảm nhận trách nhiệm,… Tiếp cận theo 4 trụ cột trên thì
KNS có thể hiểu là: kỹ năng học tập, kỹ năng làm chủ bản thân, kỹ năng thích
ứng và hịa nhập với cuộc sống, kỹ năng làm việc.
Tóm lại, từ các quan điểm về kĩ năng sống bên trên, trong đề tài này,
tôi đưa ra khái niệm KNS theo một cách khái quát như sau: KNS là khả năng
làm chủ bản thân của mỗi người, khả năng ứng xử phù hợp với mọi người,
với xã hội và khả năng ứng phó tích cực trước các tình huống từ đơn giản đến
hiểm nguy trong cuộc sống. Những tình huống khẩn cấp trong cuộc sống là
những tình huống xảy đến bất ngờ và nguy hiểm, cần chúng ta phải suy nghĩ
và hành động trong thời gian vơ cùng ngắn. Bởi vì chúng ta đã q quen
thuộc với cuộc sống thường nhật dễ dàng, thuận lợi nên khi có những sự cố
khẩn cấp xảy ra, chúng ta hay lúng túng, hoảng hốt và không biết xử lý ra sao.
Việc biết cách xử lý những tình huống ấy rất quan trọng, vì điều đó sẽ giúp ta
giảm đi các thương tích, giữ mạng sống của mình hoặc thậm chí cứu mạng
sống của những người thân, những người xung quanh mình. Kĩ năng sống
10


khơng chỉ thúc đẩy chúng ta thay đổi cách nhìn nhận chính bản thân và ra thế
giới, tạo dựng niềm tin, lịng tự trọng, thái độ tích cực và động lực cho bản
thân, tự mình quyết định số phận của mình thì nó cịn giúp giải phóng và vận
dụng năng lực tiềm tàng trong mỗi con người để hoàn thiện bản thân, tránh
suy nghĩ theo lối mòn và hành động theo thói quen trên hành trình biến ước
mơ thành hiện thực. Như vậy, KNS như những “nhịp cầu” giúp biến kiến thức
thành những hành động cụ thể, những thói quen lành mạnh. Những người có
KNS là những người biết làm cho mình và người khác cùng hạnh phúc. Họ
thường thành công hơn trong cuộc sống, luôn yêu đời và làm chủ cuộc sống
của chính mình.

1.1.1.2 Mối quan hệ giữa giáo dục kĩ năng sống với việc dạy học
Ngữ Văn
Mối quan hệ giữa giáo dục kĩ năng sống với việc dạy học Ngữ Văn là
một mối quan hệ có sự gắn kết tương đồng nhưng cũng hết sức chặt chẽ. Nói
như vậy bởi ta cũng biết giáo dục kĩ năng sống là một thành tố quan trọng
trong việc hình thành và phát triển nhân cách con người ở xã hội hiện nay;
bên cạnh đó, dạy học Ngữ văn cũng chính là dạy cho các em cách để ứng
dụng những kiến thức và kĩ năng đã học được vào trong cuộc sống. Trong nhà
trường phổ thông, do Ngữ Văn là một môn học quan trọng và đã khá quen
thuộc nên ở đây, ta sẽ xét thêm về việc giáo dục KNS. Đối với HS, việc được
học kĩ năng sống từ cấp học đầu tiên cho đến cấp học cao nhất luôn luôn cần
thiết và là điều tất yếu phải có. Mơi trường sống, hoạt động và học tập của thế
hệ trẻ hiện nay đang có những thay đổi đáng kể. Sự phát triển nhanh chóng
của xã hội đang tạo ra những tác động khơng chỉ lớn mà cịn hết sức phức tạp,
có ảnh hưởng tới quá trình hình thành và phát triển nhân cách của thế hệ trẻ,
đặc biệt là lứa tuổi học sinh THPT. Tình trạng học sinh đánh nhau, vơ lễ với
thầy cô giáo, bỏ học, không hứng thú học tập xuất hiện ngày một nhiều.

11


Ngun nhân thì có nhiều nhưng chủ yếu là do nhận thức, ý thức và về cơ bản
vẫn là do các em thiếu kỹ năng sống. Đứng trước điều này, các ban ngành
lãnh đạo chuyên về Giáo dục – đào tạo cũng như các nhà chức trách, nghiên
cứu, tìm hiểu luôn trăn trở và cố gắng đưa ra các biện pháp nhằm có thể đưa
chương trình giáo dục kĩ năng sống trở nên phổ biến và rộng rãi hơn trên
phạm vi cả nước.
Đứng trước thực trạng này, việc tích hợp nhằm giáo dục được KNS cho
HS là một “bài toán” mà không chỉ các nhà nghiên cứu mà các thầy cô cũng
vô cùng quan tâm. Như đã nêu ra ở đầu, trong các mơn học có thể lồng ghép,

tích hợp KNS như Giáo dục công dân, Lịch sử, Địa lý,… thì mơn Ngữ văn lại
là một trong những “viên ngọc sáng” được lựa chọn để nhằm giải quyết bài
tốn đó. Bộ môn này là sợi dây liên kết chặt chẽ - là một trong các mơn học
có nhiều thuận lợi trong giáo dục, rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh bởi nội
dung chứa đựng nhiều bài học quý báu giúp giáo dục lòng yêu quê hương,
thiên nhiên, đất nước, niềm tự hào dân tộc, ý thức tự chủ, tinh thần chiến đấu,
sống có ước mơ, lí tưởng, giáo dục hành vi ứng xử có văn hóa, ... Mơn học
khơng chỉ mở mang cho người học nhiều kiến thức về xã hội như đã nêu bên
trên mà còn giúp cho chúng ta cải thiện được khả năng giao tiếp, hình thành
thêm các KN trong cuộc sống hàng ngày.
Nếu như dạy KNS có thể mang lại cho HS một cách tiếp cận, xử lí mới
đối với vấn đề, các tình huống nan giải trong cuộc sống, giúp các em có thái
độ đúng đắn để đối phó và sự bình tĩnh để thích nghi trong mọi thử thách,
điều kiện mà cuộc sống đưa ra thì khi học Ngữ Văn, các em HS ngoài việc
tiếp nhận hệ thống tri thức ở cả 3 phân môn Văn học, Làm văn, Tiếng việt
cùng các năng lực đặc thù của bộ mơn thì các em cũng sẽ được phát triển các
kĩ năng làm chủ bản thân, có trách nhiệm, biết ứng xử linh hoạt, hiệu quả và
tự tin trong các tình huống giao tiếp hàng ngày. Đây khơng gì khác là điểm
tương đồng chung, là cơ sở phù hợp để giáo viên tích hợp KNS vào trong dạy
12


học Ngữ Văn. Qua đó, tơi đưa ra mối quan hệ giữa giữa giáo dục kĩ năng sống
thông qua dạy học Ngữ văn là một mối quan hệ gắn kết chặt chẽ, mang lại 3
yếu tố cân bằng ở 3 mặt: kiến thức, kĩ năng, thái độ.
(1) Về kiến thức: khi tích hợp KNS vào trong dạy học Ngữ văn vừa
mang lại vốn tri thức về các giá trị truyền thống cốt lõi, đậm đà bản sắc văn
hóa dân tộc, nhưng cũng góp phần mang đến vốn hiểu biết phong phú về nền
văn hóa tốt đẹp của các dân tộc khác trên thế giới. Khơng những vậy, HS cịn
được củng cố sâu hơn kiến thức đã học về trách nhiệm đối với bản thân, gia

đình, nhà trường và xã hội; Ngoài các kiến thức ấy, học sinh cũng dần thấy
được sự cần thiết của các kĩ năng sống giúp cho bản thân có lối sống, ứng xử
phù hợp, tích cực, linh hoạt, giúp phịng tránh được các tình huống xấu đến
với bản thân và người khác.
(2) Về kĩ năng: Có kĩ năng làm chủ bản thân, có trách nhiệm, biết ứng
xử linh hoạt, hiệu quả và tự tin trong các tình huống giao tiếp hàng ngày; Có
suy nghĩ và hành động quyết đốn, tích cực, tự tin, có những quyết định đúng
đắn trong cuộc sống trước mỗi khó khăn hoặc với mỗi vấn đề cần phải giải
quyết, …
(3) Về thái độ: Qua tiết học Ngữ Văn có tích hợp KNS, điều mà GV
truyền đến được cho HS là sự hứng thú và nhu cầu HS mong được thể hiện
các kĩ năng sống mà bản thân đã rèn luyện được đồng thời biết động viên
người khác cùng thực hiện các kĩ năng sống đó; Bên cạnh đó, các em cũng sẽ
được hình thành và thay đổi các hành vi sao cho phù hợp, nhất là những hành
vi liên quan đến lối sống lành mạnh, ý thức về trách nhiệm đối với bản thân,
gia đình, nhà trường và xã hội; có ý thức rõ ràng khi định hướng nghề nghiệp
cho tương lai.
Tóm lại, trong nhà trường phổ thông, nếu được kết hợp giữa cái đẹp
trong văn chương (Văn), ngôn ngữ (Tiếng Việt) cùng cái đẹp trong văn bản
nói và viết (Tập làm văn) rồi từ đây phối kết hợp để giáo dục cho học sinh có
13


cách sống tích cực trong xã hội hiện đại, xây dựng hoặc thay đổi ở các em các
hành vi theo hướng tích cực phù hợp với mục tiêu phát triển tồn diện nhân
cách người học chính là đích đến hồn chỉnh nhất và là khâu sẽ mang lại hiệu
quả, hướng đi đột phá, sự đổi mới trong nội dung môn học Ngữ văn nói riêng
và đối với cả chương trình giáo dục hiện hành nói chung.
1.1.2 Truyện cổ tích – địa chỉ thích hợp để tích hợp giáo dục kĩ năng
sống cho học sinh

1.1.2.1 Khái niệm truyện cổ tích
Truyện cổ dân gian nói chung hay truyện cổ tích nói riêng từ rất sớm đã
là món ăn tinh thần quan trọng, gắn bó chặt chẽ với người Việt trong cuộc
sống hàng ngày. Truyện cổ tích chính là một thể loại trong hệ thống thể loại
của văn học dân gian. Văn học dân gian hay văn học truyền miệng là những
sáng tác văn học do nhân dân tạo nên và lưu truyền. Nghiên cứu về truyện cổ
tích, có rất nhiều khái niệm được đưa ra nhằm truyền đạt đúng nhất bản chất
chung của truyện. Tiêu biểu có thể nói đến như khái niệm truyện cổ tích trong
từ điển thuật ngữ Văn học đã chỉ ra khái niệm về một loại truyện được sinh ra
từ khi có xã hội nguyên thủy nhưng theo thời gian thì nó chỉ phát triển khi mà
xã hội có sự xuất hiện của giai cấp nhằm “phản ánh và lí giải những vấn đề
xã hội, những số phận khác nhau của con người trong cuộc sống muôn màu
muôn vẻ khi đã có chế độ tư hữu tài sản, có gia đình riêng (chủ yếu là gia
đình phụ quyền), có mâu thuẫn giai cấp và đấu tranh xã hội quyết liệt” [9, tr.
378]. Như vậy, có thể hiểu rộng nghĩa ra ở đây tức là truyện cổ tích được hình
thành nhằm giải thích và phản ánh lại sự đa dạng trong cuộc sống ở một thời
đại, một chế độ có giai cấp mà cụ thể ở đó, số phận con người với các tầng
lớp khác nhau được đem vào các sáng tác rõ nhất, là chủ đề chính. Vì họ cần
một chỗ để giải tỏa tinh thần, áp lực cuộc sống khi bị chèn ép bởi giai cấp
khác.
14


Có điểm tương đồng giống như khái niệm nêu đầu tiên, các tác giả
Đinh Gia Khánh, Chu Xuân Diên, Võ Quang Nhơn cũng cho rằng “truyện cổ
tích xuất hiện phần lớn khi công xã thị tộc tan rã và được thay thế bằng gia
đình riêng lẻ” [11]. Cụ thể hơn, tức là truyện cổ tích ra đời sau khi xã hội có
sự phân chia giai cấp, tức là khi giai cấp là một nhóm xã hội có vị trí kinh tế,
chính trị và xã hội giống nhau nhưng khơng được quy định chính thức, khơng
được thể chế hóa mà do sự nhận diện theo những chuẩn mực xã hội nhất định

như giàu - nghèo, chủ - thợ, thống trị - bị trị,... Từ sự phân chia này dẫn đến
sự áp bức cường quyền cũng như tạo ra lợi ích bất bình đẳng, kéo theo đỉnh
điểm là mâu thuẫn giai cấp manh nha hình thành.
Các khái niệm về truyện cổ tích tuy có sự khác nhau về cách diễn đạt
nhưng bản chất mà các tác giả đưa ra đều có những đặc điểm giống nhau. Tựu
chung lại, chúng tôi sử dụng khái niệm truyện cổ tích trong nghiên cứu của
mình với nội hàm: Truyện cổ tích được xuất hiện từ xã hội nguyên thủy, do
đó nó sẽ mang phần nào những đặc trưng về cuộc sống và con người khi đó;
khơng những vậy, truyện cổ tích cũng sẽ phản ánh nhận thức của con người ở
cả hai mặt bao gồm mâu thuẫn xã hội và yếu tố tâm linh. Phân tích cụ thể hơn
thì mâu thuẫn xuất hiện sau khi xã hội có sự phân chia giai cấp, kéo theo đó là
các tầng lớp cũng được chia rõ rệt theo tiêu chí như giàu – nghèo, thống trị bị trị, … Sự áp bức dồn nén con người phải đấu tranh cũng như bộc lộ nó qua
cảm xúc, từ đây sự đấu tranh về mặt vật chất, tinh thần cũng dần hình thành
nhằm địi lại sự bình đẳng trong cuộc sống.
Do vậy, để phản ánh rõ nhất cái đẹp – ước mong của mỗi người trong
cuộc sống vào trong truyện cổ tích thì nhà văn lớn nước Nga M. Gc-ki đã
từng nói: "Trong các truyện cổ tích, người ta bay lên không trung, ngồi lên
tấm thảm biết bay, đi hia bảy dặm, phục sinh những người đã chết bằng cách
rắc nước thần lên họ, trong một đêm thôi cũng xây dựng được những lâu đài,
và nói chung, truyện cổ tích đã mở ra trước mắt tôi cánh cửa sổ để trông vào
15


một cuộc sống khác, trong đó có một lực lượng tự do nào đó khơng biết sợ
đang tồn tại và hoạt động, mơ tưởng tới một cuộc đời tốt đẹp hơn".
1.1.2.2 Phân loại truyện cổ tích
Truyện cổ tích bao gồm trong đó ba loại chính: truyện cổ tích sinh hoạt,
truyện cổ tích thần kì và truyện cổ tích lồi vật. Mỗi truyện đã được chúng tơi
khái qt hóa vào bảng dưới đây:
Bảng 1.1 Phân loại truyện cổ tích

Loại

Khái niệm

Đặc điểm

Kiểu nhân vật

truyện
1. Truyện - Là truyện kể - Khơng có hoặc có - Nhân vật thường có sự
cổ

tích lại những sự rất ít các yếu tố đối lập về tính cách, trí

sinh hoạt

kiện

khác thần kì.

tuệ giữa một bên là người

thường ly kỳ, - Xung đột xã hội ngờ
nhưng
sự

kiện

thường


những giữa

người

nghệch

(người

với chồng) với một bên là

này người được giải người thông minh, nhanh
được quyết

một

cách nhẹn (người vợ).

rút ra từ thế hiện thực, khơng - Có 3 kiểu nhân vật:
giới trần tục, cần đến các yếu tố + Nhân vật bất hạnh: kể
sinh hoạt đời li kì hay thế lực về nhân vật bất hạnh
thường.

siêu nhiên.

nhưng kết khơng có hậu.

- Nhân vật chủ (“Trương Chi”, “Sự tích
động và tích cực chim quốc”,…)
hơn so với nhân + Nhân vật có thói xấu,
vật trung tâm trong hành vi độc ác khơng

cổ tích thần kì.

chấp nhận được: bất hiếu

- Nhân vật cổ tích với cha mẹ, thái độ hống
hiện thực khơng có hách, hách dịch q quắt.

16


sự đối lập giữa hai (“Ðứa con trời đánh”,
tuyến thiện và ác.

“Gái ngoan dạy chồng”)
+ Nhân vật ngốc nghếch:
• Ngốc nghếch thực
sự, hành động máy
móc, gặp may mắn
nên

thành

(“Làm

cơng

theo

vợ


dặn”)
• Giả vờ ngốc để đạt
được mục tiêu nào
đó - dạng đặc biệt
của nhân vật thơng
minh.
• Nhân

vật

thơng

minh (“Xử kiện tài
tình”,

“Em



thơng minh”)
2. Truyện - Là loại truyện - Thường nói đến - Những nhân vật chính
cổ

tích chủ

lồi vật

yếu

lấy nguồn gốc các đặc thường là các con vật gần


loài vật (phần điểm của loài vật.
lớn



gũi như ngựa, bồ câu, …

động - Loài vật được hoặc có thể là các các

vật) làm đối nhân cách hóa theo con vật trong rừng tuy
tượng
ánh,

phản một
tường nhiên

cách

hồn hoang dã nhưng lại quen

trong

trí thuộc như hổ, khỉ, …

thuật và lí giải tưởng tượng của (“Vì sao trâu khơng có
hay nói cách nhân dân thời cổ.

17


hàm răng trên”, “Chó ba


×