Tải bản đầy đủ (.pdf) (115 trang)

Đánh giá mức độ đáp ứng chuẩn đầu ra chuyên ngành xét nghiệm y học tại trường đại học kỹ thuật y tế hải dương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.15 MB, 115 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC
------------    ------------

VŨ THỊ NGỌC DUNG

ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ ĐÁP ỨNG CHUẨN ĐẦU RA CHUYÊN NGÀNH
XÉT NGHIỆM Y HỌC TẠI TRƢỜNG ĐẠI HỌC
KỸ THUẬT Y TẾ HẢI DƢƠNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ
ĐO LƢỜNG VÀ ĐÁNH GIÁ TRONG GIÁO DỤC

HÀ NỘI - 2019


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC
------------    ------------

VŨ THỊ NGỌC DUNG

ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ ĐÁP ỨNG CHUẨN ĐẦU RA CHUYÊN NGÀNH
XÉT NGHIỆM Y HỌC TẠI TRƢỜNG ĐẠI HỌC
KỸ THUẬT Y TẾ HẢI DƢƠNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐO LƢỜNG VÀ ĐÁNH GIÁ TRONG GIÁO DỤC
CHUYÊN NGÀNH: ĐO LƢỜNG VÀ ĐÁNH GIÁ TRONG GIÁO DỤC
Mã số: 8140115

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS Phạm Văn Quyết



HÀ NỘI – 2019


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan luận văn có tiêu đề: “Đánh giá mức độ đáp ứng chuẩn
đầu ra ngành Xét nghiệm y học tại trƣờng Đại học Kỹ thuật Y tế Hải Dƣơng”
là kết quả nghiên cứu do tôi thực hiện.
Các số liệu, kết quả nghiên cứu đƣợc trình bày trong luận văn là trung
thực, chƣa đƣợc công bố trong các nghiên cứu khác.
Tôi xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình!
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2019

Tác giả luận văn

Vũ Thị Ngọc Dung

i


LỜI CẢM ƠN
Trƣớc hết, tôi xin gửi lời cám ơn sâu sắc nhất đến PGS.TS Phạm Văn
Quyết đã luôn động viên, tận tình hƣớng dẫn, chỉ dạy và hỗ trợ tạo điều kiện
tốt nhất cho tơi trong suốt q trình hồn thiện luận văn.
Tơi xin chân thành cảm ơn tới q Thầy giáo, cơ giáo đã giảng dạy tơi
trong khóa học Thạc sĩ chuyên ngành Đo lƣờng và đánh giá trong giáo dục.

Tôi chân thành cảm ơn Lãnh đạo Ban giám hiệu, các giảng viên thuộc
khoa Xét nghiệm y học Trƣờng Đại học Kỹ thuật Y tế Hải Dƣơng, các cán bộ
quản lý và cựu sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành Xét nghiệm y học các khóa:
Khóa 4, Khóa 5, Khóa 6 tại các trung tâm y tế, trạm y tế, các phịng khám, các
bệnh viện trong và ngồi cơng lập đã giúp đỡ tôi trong việc tiến hành lấy số
liệu khảo sát, phỏng vấn để hoàn thành luận văn.
Cám ơn các bạn học viên cùng khóa cũng nhƣ các anh chị khóa trên đã
động viên, hỗ trợ trong quá trình nghiên cứu luận văn.
Vì luận văn đƣợc hồn thành trong thời gian ngắn nên không thể tránh
khỏi những sai sót. Kính mong q Thầy (Cơ), các nhà khoa học, các bạn học
viên và những ngƣời quan tâm đóng góp ý kiến để tác giả có thể làm tốt hơn
những nghiên cứu về lĩnh vực này trong thời gian sắp tới.
Trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2019

Học viên

Vũ Thị Ngọc Dung

ii


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

STT


NỘI DUNG

1

CĐR

2

ĐHKTYTHD

3

CTĐT

4

GV

5

SVTN

6

NSDLĐ

CHỮ VIẾT TẮT
Chuẩn đầu ra
Đại học Kỹ thuật Y tế Hải Dƣơng
Chƣơng trình đào tạo

Giảng viên
Sinh viên tốt nghiệp
Ngƣời sử dụng lao động

iii


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... ii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT .............................................................. iii
DANH MỤC CÁC BẢNG.............................................................................. vii
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
1.Lý do chọn đề tài ............................................................................................ 1
2. Mục đích nghiên cứu ..................................................................................... 3
3. Đối tƣợng, khách thể nghiên cứu .................................................................. 3
4. Phạm vi nghiên cứu ....................................................................................... 3
5. Câu hỏi nghiên cứu ....................................................................................... 4
6. Giả thuyết nghiên cứu ................................................................................... 4
7. Phƣơng pháp tiếp cận nghiên cứu ................................................................. 5
8. Kết cấu của luận văn ..................................................................................... 5
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN ....................................... 6
1.1. Tổng quan các cơng trình nghiên cứu trong và ngồi nƣớc....................... 6
1.1.1. Các cơng trình nghiên cứu ở nƣớc ngồi ................................................ 6
1.1.2. Các cơng trình nghiên cứu ở trong nƣớc............................................... 10
1.2. Cơ sở lý luận ............................................................................................ 14
1.2.1. Các khái niệm liên quan đến luận văn .................................................. 14
1.2.1.1. Khái niệm về chuẩn đầu ra ................................................................. 14
1.2.1.2. Khái niệm mục tiêu đào tạo ............................................................... 15
1.2.1.3. Khái niệm về năng lực ....................................................................... 16

1.2.1.4. Quan điểm về đánh giá và đánh giá trong giáo dục ........................... 17
1.2.1.5. Khái niệm đáp ứng chuẩn đầu ra. ...................................................... 18
1.2.2. Nội dung lý thuyết liên quan đến luận văn ........................................... 19
1.2.2.1. Lý thuyết Bloom ................................................................................ 19
1.2.2.2. Các mục tiêu nhận thức ...................................................................... 19
1.2.2.3. Các mục tiêu về kỹ năng .................................................................... 21

iv


1.2.2.4. Các mục tiêu về thái độ, tình cảm. ..................................................... 21
Kết luận Chƣơng 1 .......................................................................................... 23
CHƢƠNG 2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................ 24
2.1. Quy trình nghiên cứu ............................................................................... 24
2.1.1. Lập kế hoạch đánh giá........................................................................... 24
2.1.2. Thu thập dữ liệu .................................................................................... 24
2.1.3. Điều tra thử nghiệm: ............................................................................. 24
2.1.4. Điều tra chính thức: ............................................................................... 25
2.1.5. Xử lý, phân tích số liệu: ........................................................................ 25
2.1.6. Hoàn thiện luận văn: ............................................................................. 25
2.2. Các phƣơng pháp thu nhập thông tin và xử lý thông tin .......................... 25
2.2.1. Phƣơng pháp nghiên cứu tài liệu........................................................... 25
2.2.2. Phƣơng pháp thu thập số liệu ................................................................ 25
2.2.3. Phƣơng pháp phỏng vấn sâu ................................................................. 26
2.2.4 Mẫu khảo sát .......................................................................................... 26
2.2.4.1.Tính dung lƣợng mẫu .......................................................................... 26
2.2.4.2. Quy trình chọn mẫu:........................................................................... 27
2.3. Thiết kế công cụ đánh giá chuẩn đầu ra CTĐT chuyên ngành Xét nghiệm
Y học của Trƣờng Đại học Kỹ thuật Y tế Hải Dƣơng .................................... 29
2.3.1. Mô tả về chuẩn đầu ra chuyên ngành Xét nghiệm Y học ..................... 29

2.3.2. Đề xuất các tiêu chí và thang đo ........................................................... 31
2.3.3. Khảo sát thử và đánh giá độ tin cậy ...................................................... 33
2.3.3.1. Khảo sát thử và đánh giá độ tin cậy phiếu khảo sát dành cho sinh viên tốt
nghiệp ............................................................................................................... 33
2.3.3.2. Khảo sát thử và đánh giá độ tin cậy của phiếu khảo sát dành cho ngƣời sử
dụng lao động .................................................................................................. 34
Kết luận Chƣơng 2 .......................................................................................... 35

v


CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG ĐÁP ỨNG CHUẨN ĐẦU RA CỦA SINH
VIÊN CHUYÊN NGÀNH XÉT NGHIỆM Y HỌC – TRƢỜNG ĐẠI HỌC
KỸ THUẬT Y TẾ HẢI DƢƠNG ................................................................... 37
3.1. Mức độ đáp ứng CĐR về kiến thức của SVTN ngành Xét nghiệm y học
......................................................................................................................... 37
3.1.1. Mức độ đáp ứng theo các tiêu chí CĐR về kiến thức ........................... 37
3.1.2. Mức độ đáp ứng CĐR về kiến thức của sinh viên tốt nghiệp giữa các
khóa học .......................................................................................................... 39
3.1.3. Mức độ đáp ứng CĐR về kiến thức của sinh viên tốt nghiệp tại các
nhóm cơ sở làm việc ....................................................................................... 41
3.2. Mức độ đáp ứng CĐR về kỹ năng của sinh viên tốt nghiệp ngành Xét
nghiệm y học. .................................................................................................. 46
3.2.1. Mức độ đáp ứng theo các tiêu chí CĐR về kỹ năng ............................. 46
3.2.2. Mức độ đáp ứng CĐR về kỹ năng của sinh viên tốt nghiệp giữa các
khóa học .......................................................................................................... 51
3.2.3. Mức độ đáp ứng CĐR về kỹ năng của sinh viên tốt nghiệp tại các nhóm
cơ sở làm việc .................................................................................................. 53
3.3. Mức độ đáp ứng CĐR về thái độ nghề nghiệp và phẩm chất đạo đức của
sinh viên tốt nghiệp ngành Xét nghiệm y học................................................. 58

3.3.1. Mức độ đáp ứng theo các tiêu chí CĐR về thái độ nghề nghiệp và phẩm
chất đạo đức..................................................................................................... 58
3.3.2. Mức độ đáp ứng CĐR về thái độ nghề nghiệp, phẩm chất đạo đức của
sinh viên tốt nghiệp giữa các khóa học ........................................................... 60
3.4. Mức độ đáp ứng CĐR về kiến thức, kỹ năng và thái độ nghề nghiệp,
phẩm chất đạo đức của SVTN ngành Xét nghiệm y học ................................ 66
3.5. Phân tích nhân tố ...................................................................................... 68
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ................................................................. 72
1. Kết luận ....................................................................................................... 72
2. Khuyến nghị ................................................................................................ 72
3. Giải pháp ..................................................................................................... 74
4. Những hạn chế của luận văn và hƣớng nghiên cứu tiếp theo ..................... 74
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 75
Phụ lục : ........................................................................................................... 80

vi


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Bảng thống kê các khóa .................................................................. 26
Bảng 2.2: Bảng số lƣợng khảo sát mẫu đại diện đƣợc thống kê ..................... 28
Bảng 2.3: Bảng thống kê số phiếu hợp lệ ....................................................... 33
Bảng 2.4. Độ tin cậy phiếu khảo sát chỉnh sửa ............................................... 34
Bảng 2.5. Độ tin cậy phiếu khảo sát chỉnh sửa ............................................... 35
Bảng 3.1: Mức độ đáp ứng CĐR về kiến thức của sinh viên qua các tiêu chí
cụ thể. (do SNTN đánh giá) ............................................................................ 37
Bảng 3.2: Mức độ đáp ứng CĐR về kiến thức của sinh viên qua các tiêu chí
cụ thể. (do Ngƣời sử dụng lao động đánh giá) ................................................ 38
Bảng 3.3. Kết quả khảo sát tăng khối lƣợng kiến thức ................................... 39
Bảng 3.4: Bảng thống kê số sinh viên khảo sát các khóa ............................... 40

Bảng 3.5: Mức độ đáp ứng CĐR về kiến thức của sinh viên tốt nghiệp ngành
Xét nghiệm Y học giữa các khóa học. ............................................................ 40
Bảng 3.6: Kiểm định phƣơng sai giữa các khóa học ...................................... 40
Bảng 3.7: Kiểm định Anova – giữa các khóa học .......................................... 41
Bảng 3.8: Mức độ đáp ứng CĐR về kiến thức của sinh viên tốt nghiệp tại hai
nhóm cơ sở ( do cán bộ quản lý đánh giá) ...................................................... 42
Bảng 3.9: Kết quả kiểm định Levene hai mẫu độc lập ................................... 43
Bảng 3.10: Mức độ đáp ứng chuẩn đầu ra ở khía cạnh kiến thức của sinh viên
tốt nghiệp tại hai nhóm cơ sở ( do cựu sinh viên tự đánh giá) ........................ 44
Bảng 3.11: Kết quả kiểm định Levene hai mẫu độc lập ................................. 45
Bảng 3.12: Mức độ đáp ứng CĐR ở khía cạnh kỹ năng của sinh viên qua các
tiêu chí cụ thể. (do SVTN tự đánh giá) ........................................................... 47
Bảng 3.13: Mức độ đáp ứng CĐR ở khía cạnh kỹ năng của sinh viên qua các
tiêu chí cụ thể. (do cán ngƣời sử dụng lao động đánh giá) ............................. 49
Bảng 3.14. Kết quả khảo sát tăng thời gian đi thực tập lâm sàng, đa dạng cách
thức thực hành ................................................................................................. 50

vii


Bảng 3.15: Mức độ đáp ứng CĐR ở khía cạnh kỹ năng của sinh viên tốt
nghiệp ngành Xét nghiệm Y học giữa các khóa học....................................... 51
Bảng 3.16: Kiểm định phƣơng sai giữa các khóa học .................................... 52
Bảng 3.17: Kiểm định Anova – giữa các khóa học ........................................ 52
Bảng 3.18: Kết quả kiểm định phi tham số Kruskal – Wallis ........................ 53
Bảng 3.19: Mức độ đáp ứng CĐR ở khía cạnh kỹ năng của sinh viên tốt
nghiệp tại hai nhóm cơ sở ( do ngƣời sử dụng lao động đánh giá) ................. 54
Bảng 3.20: Kết quả kiểm định Levene hai mẫu độc lập ................................. 55
Bảng 3.21: Mức độ đáp ứng CĐR ở khía cạnh kỹ năng của sinh viên tốt
nghiệp tại hai nhóm cơ sở ( do SVTN tự đánh giá) ........................................ 56

Bảng 3.22: Kết quả kiểm định Levene hai mẫu độc lập ................................. 57
Bảng 3.23: Mức độ đáp ứng CĐR ở khía cạnh thái độ nghề nghiệp, phẩm chất
đạo đức của sinh viên tốt nghiệp qua các tiêu chí cụ thể ................................ 58
Bảng 3.24:Mức độ đáp ứng CĐR ở khía cạnh thái độ nghề nghiệp, phẩm chất
đạo đức của sinh viên tốt nghiệp qua các tiêu chí cụ thể ................................ 59
Bảng 3.25: Mức độ đáp ứng CĐR ở khía cạnh thái độ nghề nghiệp, phẩm chất
đạo đức của sinh viên tốt nghiệp giữa các khóa ............................................. 60
Bảng 3.26: Kiểm định Anova – giữa các khóa học ........................................ 61
Bảng 3.27: Mức độ đáp ứng CĐR ở khía cạnh thái độ nghề nghiệp, phẩm chất
đạo đức của sinh viên tốt nghiệp tại hai nhóm cơ sở làm việc ....................... 62
Bảng 3.28: Kết quả kiểm định Levene hai mẫu độc lập ................................. 63
Bảng 3.29: Mức độ đáp ứng CĐR ở khía cạnh thái độ nghề nghiệp, phẩm chất
đạo đức của SVTN tại hai nhóm cơ sở làm việc ............................................. 64
Bảng 3.30: Kết quả kiểm định Levene hai mẫu độc lập ................................. 65
Bảng 3.31: Kết quả mức độ đáp ứng CĐR về kiến thức, ............................... 66
Bảng 3.32: Tổng hợp số phiếu khảo sát .......................................................... 69

viii


MỞ ĐẦU
1.Lý do chọn đề tài
Từ xƣa đến nay, con ngƣời luôn là yếu tố hàng đầu quyết định sự phát
triển và tiến bộ của xã hội, con ngƣời cũng chính là yếu tố quan trọng nhất
của lực lƣợng sản xuất và trí tuệ con ngƣời thì khơng bao giờ mất đi mà còn
lớn lên hàng ngày, hàng giờ.
Hội nhập quốc tế trở thành một xu hƣớng chung của thời đại, nó khiến
các nƣớc lớn nhỏ đều phải tham gia vào q trình đó để tìm kiếm cơ hội của
sự phát triển. Tại mỗi quốc gia đều có cách hội nhập riêng. Tại các nƣớc nhƣ:
Nhật Bản, Mỹ, Anh, Singgapore... có nền tăng trƣởng cao, đƣợc đánh giá là

hội nhập hiệu quả luôn coi yếu tố con ngƣời, phát triển nguồn nhân lực trình
độ lên vị trí then chốt quyết định sự phát triển của đất nƣớc trong thời kỳ hội
nhập. Cũng nhƣ vậy tại Việt Nam, từ thời xa xƣa cha ơng ta ln nói: Hiền tài
là ngun khí của quốc gia. Trong chiến lƣợc phát triển giáo dục quốc gia
2011-2020 Thủ tƣớng Chính phủ cũng đã khẳng định: “Giáo dục và đào tạo
có sứ mệnh nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dƣỡng nhân tài,
góp phần quan trọng xây dựng đất nƣớc, xây dựng nền văn hóa và con ngƣời
Việt Nam".[20]
Nguồn nhân lực có chất lƣợng, nghĩa là có kiến thức chun mơn giỏi,
kỹ năng thực hành thành thạo, phẩm chất đạo đức và ý thức nghề nghiệp tốt,
có các kỹ năng cần thiết, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của các nhà tuyển
dụng, đó là yếu tố quan trọng quyết định sự thành đạt của bất kỳ quốc gia phát
triển nào trong thời kỳ hội nhập tồn cầu hóa hiện nay.
Hiện nay, Việt Nam không chỉ hội nhập kinh tế quốc tế mà cịn hội
nhập quốc tế trên nhiều lĩnh vực. Vì thế, việc đào tạo đội ngũ nhân lực có chất
lƣợng cao luôn là sự quan tâm hàng đầu của nhà nƣớc và nhiệm vụ to lớn này
để thực hiện đƣợc không ai khác đó là của các cơ sở giáo dục đào tạo.
Vấn đề mà các trƣờng quan tâm, chú trọng nhiều nhất là chất lƣợng của
sinh viên tốt nghiệp? Sinh viên tốt nghiệp có đáp ứng đƣợc nhu cầu của nhà

1


tuyển dụng hay khơng? Có tìm đƣợc việc làm đúng chun mơn khơng? Nếu
sinh viên tốt nghiệp khơng tìm đƣợc việc làm đúng chun mơn đó sẽ là một
lãng phí với bản thân sinh viên, gia đình và xã hội? Do đó, việc tìm hiểu thực
trạng chất lƣợng giáo dục hiện nay mà cụ thể là chất lƣợng sinh viên tốt
nghiệp làm thế nào để kiểm soát và đề ra các giải pháp để đảm bảo duy trì
nâng cao chất lƣợng giáo dục của quốc gia và nhà trƣờng nói riêng là vấn đề
hết sức cấp bách.

Đến nay, Bộ GD-ĐT đã ban hành hƣớng dẫn xây dựng và công bố
CĐR ngành đào tạo ĐH-CĐ. Theo Bộ GD-ĐT việc ban hành là giải pháp
quan trọng góp phần nâng cao chất lƣợng cho từng cơ sở đào tạo và toàn
ngành, đây cũng chính là cam kết của cơ sở giáo dục đại học về chất lƣợng
đào tạo với xã hội cũng nhƣ về năng lực của ngƣời học sau tốt nghiệp.
Thực hiện chủ trƣơng của Bộ Giáo dục và đào tạo, Bộ Y tế, Trƣờng
Đại học Kỹ thuật y tế Hải Dƣơng đã xây dựng và thực hiện chuẩn đầu ra các
ngành theo quy định, trong đó có chuẩn đầu ra chuyên ngành Xét nghiệm y
học. Việc đánh giá sinh viên tốt nghiệp theo CĐR của CTĐT là bắt buộc theo
quy định của Bộ GD&ĐT với mục đích giúp nhà trƣờng tự nhìn nhận lại sản
phẩm đào tạo so với nhu cầu của thị trƣờng lao động đang mong muốn, giúp
nhà trƣờng tìm ra điểm mạnh, điểm yếu để từ đó nhà trƣờng có kế hoạch cải
tiến chất lƣợng phù hợp với yêu cầu của thị trƣờng lao động. Hằng năm
Trƣờng ĐHKTYTHD đều thực hiện khảo sát sinh viên, nhà tuyển dụng, các
bên liên quan theo chuẩn đầu ra nhƣng từ khi thực hiện đến nay, công tác
đánh giá mức độ sinh viên đã đáp ứng đƣợc chuẩn đầu ra hay chƣa và kết quả
đạt đƣợc cịn hạn chế…Từ đó việc phối hợp giữa nhà trƣờng và các cơ sở y tế
chƣa đạt hiệu quả mong muốn, bên cạnh đó sinh viên chƣa có cơ hội đối sánh
để biết đƣợc năng lực bản thân, cơ hội việc làm sau khi hoàn thành xong mơn
học/khóa đào tạo. Mặt khác chƣa có nhiều luận văn nghiên cứu về đánh giá
mức độ đáp ứng chuẩn đầu ra của sinh viên đối với chuẩn đầu ra ngành xét
nghiệm y học.

2


Từ sự cần thiết của đề tài, với mong muốn đi sâu nghiên cứu góp phần
luận giải những vấn đề nêu trên, tôi đã quyết định lựa chọn đề tài: “ Đánh giá
mức độ đáp ứng chuẩn đầu ra ngành Xét nghiệm y học tại trường Đại học
Kỹ thuật Y tế Hải Dương” làm đề tài nghiên cứu của mình.

2. Mục đích nghiên cứu
Đề tài nhằm đánh giá mức độ đáp ứng chuẩn đầu ra của sinh viên tốt
nghiệp đại học Khóa 4, Khóa 5 và Khóa 6 chuyên ngành Xét nghiệm y học
của Trƣờng Đại học Kỹ thuật Y tế Hải Dƣơng so với CĐR đã đƣợc xây dựng
và ban hành; phát hiện những điểm chƣa phù hợp giữa nội dung, hoạt động
đào tạo so với chuẩn đầu ra của CTĐT. Từ đó, đề xuất những giải pháp nhằm
cải tiến chƣơng trình đào tạo và hoạt động đào tạo của chuyên ngành Xét
nghiệm y học tại Trƣờng Đại học Kỹ thuật y tế Hải Dƣơng đáp ứng hơn nữa
nhu cầu của ngƣời học và xã hội.
3. Đối tƣợng, khách thể nghiên cứu
3.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu của đề tài là đánh giá mức độ đáp ứng chuẩn đầu
ra của sinh viên tốt nghiệp ngành Xét nghiệm y học.
3.2. Khách thể nghiên cứu
Các sinh viên tốt nghiệp hệ đại học chính quy Khóa 4, Khóa 5 và Khóa
6 của chƣơng trình đào tạo Cử nhân chun ngành Xét nghiệm y học của
Trƣờng ĐHKTYTHD.
Ngƣời sử dụng lao động (là cán bộ quản lý tại nơi làm việc) của các
sinh viên Khóa 4, Khóa 5 và Khóa 6 đã tốt nghiệp và hiện đang công tác trong
lĩnh vực xét nghiệm.
4. Phạm vi nghiên cứu
Trong đề tài nghiên cứu này, tác giả thực hiện đánh giá mức độ đáp
ứng chuẩn đầu ra của sản phẩm đào tạo (cụ thể ở đây là cựu sinh viên Khóa 4,
Khóa 5 và Khóa 6 ngành Xét nghiệm y học của Trƣờng ĐHKTYTHD). Đối
tƣợng cho ý kiến đánh giá đƣợc chúng tôi hƣớng đến nghiên cứu là chính

3


nhóm cựu sinh viên tốt nghiệp này và ngƣời sử dụng lao động (là cán bộ quản

lý tại các cơ sở có cựu sinh viên ngành xét nghiệm cơng tác)
- Để có ý kiến đánh giá khách quan về mức độ yêu cầu công việc của
sinh viên, đề tài đƣợc tiến hành với cán bộ quản lý tại nơi làm việc của họ. Do
nội dung đề tài chủ yếu nhằm khai thác mức độ đáp ứng chuẩn đầu ra thuộc
chuyên ngành xét nghiệm nên đề tài tập trung đối tƣợng cán bộ quản lý của
các sinh viên hiện đang công tác trong lĩnh vực này.
- Thời gian thực hiện, triển khai nghiên cứu đề tài: từ tháng 12 năm
2017 đến tháng 11 năm 2018.
5. Câu hỏi nghiên cứu
Để đạt đƣợc các mục đích nghiên cứu đã đặt ra, đề tài tập trung trả lời
các câu hỏi nghiên cứu sau:
1. Các sinh viên Khóa 4, Khóa 5 và Khóa 6 chuyên ngành Xét nghiệm
y học của Trƣờng ĐHKTYTHD đáp ứng đƣợc tới mức nào so với chuẩn đầu
ra đã đề ra ở khía cạnh kiến thức?
2. Các sinh viên Khóa 4, Khóa 5 và Khóa 6 chuyên ngành Xét nghiệm
y học của Trƣờng ĐHKTYTHD đáp ứng đƣợc tới mức nào so với chuẩn đầu
ra đã đề ra ở khía cạnh kỹ năng?
3. Các sinh viên Khóa 4, Khóa 5 và Khóa 6 chuyên ngành Xét nghiệm
y học của Trƣờng ĐHKTYTHD đáp ứng đƣợc tới mức nào so với chuẩn đầu
ra đã đề ra ở khía cạnh thái độ nghề nghiệp, phẩm chất đạo đức?
6. Giả thuyết nghiên cứu
Từ các câu hỏi nghiên cứu trên đề tài đặt ra các giả thuyết khoa học
nhƣ sau:
1. Các sinh viên Khóa 4, Khóa 5 và Khóa 6 chuyên ngành Xét nghiệm
y học của Trƣờng ĐHKTYTHD đáp ứng tốt chuẩn đầu ra đã đề ra ở khía cạnh
kiến thức.
2. Các sinh viên Khóa 4, Khóa 5 và Khóa 6 chuyên ngành Xét nghiệm
y học của Trƣờng ĐHKTYTHD đáp ứng đƣợc tốt chuẩn đầu ra đã đề ra ở

4



khía cạnh kỹ năng.
3. Các sinh viên Khóa 4, Khóa 5 và Khóa 6 chuyên ngành Xét nghiệm
y học của Trƣờng ĐHKTYTHD đáp ứng tốt chuẩn đầu ra đã đề ra ở khía cạnh
thái độ nghề nghiệp, phẩm chất đạo đức.
7. Phƣơng pháp tiếp cận nghiên cứu
- Phƣơng pháp nghiên cứu lý luận: phân tích, tổng hợp các tài liệu,
cơng trình trong và ngồi nƣớc có nội dung liên quan đến đề tài đƣợc xuất bản
hoặc công bố trên các tạp chí, sách, kỷ yếu hội thảo… để xác định cơ sở lý
luận cho vấn đề nghiên cứu.
- Phƣơng pháp nghiên cứu thực tiễn: phƣơng pháp điều tra, thu thập
thông tin; khảo sát ý kiến của ngƣời sử dụng lao động (là cán bộ quản lý tại
nơi làm việc của sinh viên), sinh viên tốt nghiệp.
- Phƣơng pháp thống kê: sử dụng phần mềm SPSS để phân tích kết quả
khảo sát Bộ tiêu chí đánh giá.
8. Kết cấu của luận văn
Luận văn bao gồm các phần mở đầu, 3 chƣơng, kết luận, khuyến nghị,
phụ lục đƣợc trình bày nhƣ sau:
Mở đầu
Chƣơng 1. Tổng quan và cơ sở lý luận
Chƣơng 2. Phƣơng pháp nghiên cứu
Chƣơng 3. Thực trạng đáp ứng chuẩn đầu ra của sinh viên chuyên
ngành Xét nghiệm y học – Trƣờng Đại học Kỹ thuật y tế Hải Dƣơng.
Kết luận, khuyến nghị
Phụ lục

5



CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1. Tổng quan các cơng trình nghiên cứu trong và ngồi nƣớc
1.1.1. Các cơng trình nghiên cứu ở nước ngồi
Trên thế giới, các nghiên cứu liên quan đến đề tài này dù đƣợc thực
hiện trên nhiều cách thức khác nhau, nội dung khác nhau nhƣng đều có điểm
chung là để đánh giá mức độ đáp ứng với những mục tiêu mà chuẩn đầu ra
chƣơng trình đào tạo đặt ra nhằm cải thiện chất lƣợng, hiệu quả của đào tạo.
Theo tài liệu “To Greater Heights” của Trƣờng Đại học Windsor đã
cung cấp cái nhìn tổng quát về chuẩn đầu ra mà chúng ta có đƣợc từ kết quả
điều tra, khảo sát sinh viên tốt nghiệp, cán bộ quản lý, nhà tuyển dụng. Từ đó
CĐR của Trƣờng đã tập trung hƣớng vào: các kiến thức tổng hợp mà sinh
viên đã đƣợc học trong quá trình đào tạo, các kỹ năng mà mỗi sinh viên đƣợc
trang bị đó là: khả năng áp dụng và tổng hợp kiến thức; các kỹ năng nghiên
cứu bao gồm: nhận định định vấn đề, giải quyết các vấn đề, đánh giá vấn đề,
suy nghĩ sáng tạo và có trách nhiệm với bản thân mình và xã hội; có các kỹ
năng thuyết trình và tính tốn; có trách nhiệm với bản thân, ngƣời khác và xã
hội; kỹ năng giao tiếp và kỹ năng hịa đồng; kỹ năng lãnh đạo nhóm và kỹ
năng làm việc theo nhóm; đánh giá cơng việc một cách sáng tạo và thực tế; kỹ
năng và ƣớc muốn tiếp tục học tập. [14]
Để đáp ứng đƣợc chuẩn đầu ra, trƣờng Đại học Warwick đã nghiên cứu
và đƣa ra SVTN ĐH của trƣờng phải đạt đƣợc 04 nhóm kiến thức và kỹ năng
sau: Thứ nhất, sinh viên phải đạt đƣợc các kiến thức và hiểu biết về các
chuyên đề đã học; thứ hai sinh viên đạt đƣợc các kỹ năng cụ thể là kỹ năng
thực hành trong quá trình học tập. Ví dụ: kỹ năng thực hành ở phịng thí
nghiệm, kỹ năng diễn đạt ngơn ngữ, kỹ năng tƣ vấn; thứ ba là các kỹ năng
nhận thức, kỹ năng trí tuệ. Ví dụ: để hiểu biết về phƣơng pháp nghiên cứu
khoa học, đánh giá, tổng hợp, phân tích thì sinh viên cần đạt các kỹ năng
chính là những kỹ năng mà có thể áp dụng dễ dàng vào trong cơng việc trong
các ngữ cảnh khác nhau, đó là các kỹ năng giao tiếp, kỹ năng làm việc nhóm,


6


kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng tính tốn và kỹ năng sử dụng công nghệ
thông tin. [3]
Theo Julio Hernandez - March, Monica Martin del Peso và Santiago
Leguey (2009) “ Sinh viên tốt nghiệp: kỹ năng và cao hơn, Giáo dục: “ quan
điểm ngƣời sử dụng lao động” [26]. Khi tiến hành 40 cuộc phỏng vấn sâu với
ngƣời phụ trách nguồn nhân lực hoặc giám đốc công ty tác giả đã đặt ra các
mục tiêu là: xác định các năng lực cần thiết đối với sinh viên tốt nghiệp đại
học, tìm ra sự khơng phù hợp có thể xảy ra giữa học kiến thức nhận đƣợc của
ngƣời học và nhu cầu của cơng ty, tìm ra các giải pháp các trƣờng đại học có
thể cải thiện giáo dục đào tạo của họ để giảm khoảng cách tồn tại giữa nhu
cầu hiện tại và sinh viên tốt nghiệp khi đƣa ra thị trƣờng.
Ronald A.Berk, Đại học John Hopkins, Hoa Kỳ đã đƣa ra kết quả
nghiên cứu về 12 chiến lƣợc đánh giá/12 nguồn thu thập thông tin để đánh giá
chất lƣợng/hiệu quả đào tạo. Đó là đánh giá của học viên, đánh giá của đồng
nghiệp, tự đánh giá, đánh giá thơng qua băng hình, phỏng vấn học viên, đánh
giá của các cựu học viên, đánh giá của ngƣời tuyển dụng, đánh giá của cán bộ
hành chính, đánh giá thơng qua học bổng giảng dạy, thông qua các giải
thƣởng, đánh giá thông qua đo lƣờng kết quả học tập và thông qua hồ sơ
giảng dạy, đánh giá của ngƣời tuyển dụng để phản ánh mức độ đạt đƣợc chất
lƣợng giảng dạy và ngƣợc lại, sau khi tiến hành phân tích những thơng tin thu
nhập đƣợc này có thể đƣa ra các quyết định liên quan đến việc nâng cao hiệu
quả giảng dạy và chƣơng trình đào tạo. [24]
ABET là tổ chức kiểm định chất lƣợng chƣơng trình kỹ thuật có uy tín
trong cộng đồng quốc tế đƣợc thành lập năm 1932. Chức năng chính của
ABET là thực hiện các kiểm định chƣơng trình giáo dục, đẩy mạnh chất
lƣợng và nghiên cứu, đề xuất các đổi mới của chƣơng trình giáo dục,… Trên
trang Web của ABET, Gloria Rogers (2003) tác giả của nghiên cứu “ Đánh

giá để đảm bảo chất lƣợng” đã đƣa ra cho chúng nhiều tài liệu về chuẩn đầu
ra. Theo bà, để xây dựng chuẩn đầu ra của chƣơng trình đào tạo chúng ta phải

7


dựa vào 2 thơng tin quan trọng là tầm nhìn/sứ mạng và mục tiêu giáo dục để
đề xuất chuẩn đầu ra. Từ đó bà đƣa ra các tiêu chí, chỉ số để có chiến lƣợc cụ
thể thực hiện. Ngồi ra, theo Gloria Rogers thì ý kiến phản hồi của các đối
tƣợng có liên quan (ví dụ: chun gia, nhà tuyển dụng, giảng viên, cựu sinh
viên) đóng vai trị quan trọng trong việc xây dựng chuẩn đầu ra, xác định các
tiêu chí, các chiến lƣợc thực hiện, cách thu nhập dữ liệu, đánh giá. [3] Do vậy
để có thể đánh giá mức độ đáp ứng chuẩn đầu ra ta cần tiến hành khảo sát các
đối tƣợng liên quan.
Các tác giả Edward F.Crawley, Johan Malmqvist, Soren Ostlund, Doris
R.Brodeur (2007) trong tài liệu “ Cải cách và xây dựng chƣơng trình đào tạo
kỹ thuật theo phƣơng pháp tiếp cận CDIO” cho rằng bản chất của phƣơng
pháp xây dựng chƣơng trình đào tạo theo phƣơng pháp tiếp cận CDIO là cách
tiếp cận phát triển: nhà trƣờng là nơi tạo tiềm năng cho ngƣời học phát triển
sau khi ra trƣờng, Tiềm năng này gồm 2 loại “kỹ năng cứng” và “kỹ năng
mềm”. Đối với cách tiếp cận này thì việc xây dựng kiến thức, kỹ năng, phẩm
chất cần thiết để đạt 04 năng lực cốt lõi của SVTN sẽ là: hình thành ý tƣởng,
tiếp theo sẽ thiết kế, sau đó triển khai và cuối cùng là vận hành phù hợp với
bối cảnh của xã hội, tích hợp trong chƣơng trình khung mơn học, chƣơng
trình khóa học. Theo cách tiếp cận trên thì kết quả chƣơng trình giáo dục
gồm: kiến thức, kỹ năng và thái độ. Kết quả học tập đƣợc thể hiện chi tiết
những kiến thức sinh viên đƣợc học và việc áp dụng các kiến thức đó sau khi
kết thúc khóa học. Ngồi những kiến thức chun mơn, chƣơng trình CDIO
cũng rèn luyện sinh viên có đƣợc những kỹ năng cá nhân, phối hợp giữa các
cá nhân tập trung vào sự phối hợp, tƣơng tác giữa cá nhân và nhóm, chẳng

hạn nhƣ: kỹ năng quản lý, làm việc nhóm. Nhƣ vậy, để đánh giá đƣợc chuẩn
đầu ra theo hƣớng tiếp cận CDIO thì kết quả của sản phẩm đầu ra đƣợc sự
đánh giá của các nhà đầu tƣ, nhóm chuyên gia, chuẩn kỹ năng nghề nghiệp về
sự hoàn thiện chất lƣợng sản phẩm. [2]
Tác giả Patrick McGhee (2003), “The Academic quality handbook:

8


Enhancing higher education in University and further education colleges”,
London and Sterling, VA Published (Cẩm nang chất lƣợng học thuật: Nâng
cao chất lƣợng giáo dục đại học ở các trƣờng đại học và cao đẳng giáo dục),
đã giới thiệu cho chúng ta hiểu về hai vấn đề đó là quản lý chất lƣợng và nâng
cao chất lƣợng giáo dục đại học, đặc biệt tại Anh. Tác giả cũng đã phân tích
các tiêu chuẩn giáo dục đại học, các điều khoản chuẩn, các quy tắc chuẩn về
thực hành. Ngoài ra chuẩn đầu ra trong hoạt động giảng dạy cũng đƣợc đề cập
đến nhằm nâng cao quy trình đảm bảo chất và hiệu quả[28].
Theo tác giả Stephen Romine (2016), “Accreditation and Education
Reform”, Taylor and Francis, Ltd ( Công nhận và Cải cách giáo dục). Tại
nghiên cứu này, tác giả đã đề cập đến: “ vai trò quan trọng của giáo dục hiện
nay trong đời sống xã hội. Nội dung chính của cuốn sách đƣa ra những điều
kiện cần thiết và nhu cầu đổi mới giáo dục, đồng thời bàn về việc tạo lực đẩy
mạnh mẽ cho đổi mới giáo dục, trong đó tác giả cho rằng CĐR của giáo dục
đào tạo phải phù hợp với yêu cầu của xã hội. Tuy nhiên, trong cuốn sách này
mới chỉ đề cập CĐR nhƣ là một điều kiện cho việc đổi mới giáo dục hiện nay.
Góc độ CĐR trong cuốn sách đƣợc đề cập khái quát, chƣa phân tích sâu các
nội hàm, cũng nhƣ xây dựng CĐR”[30].
Theo Tom Bourner, giảng viên chính tại Trung tâm phát triển quản lý,
Đại học Brighton của Anh khi đề cập về CĐR đã nhận định: CĐR của giáo
dục đại học đƣợc chia thành 6 nhóm mục tiêu, đó là: (1) nhóm kiến thức cho

SV đáp ứng nhu cầu của thị trƣờng; (2) nhóm phát triển khả năng sử dụng ý
tƣởng và thơng tin vào cơng việc cụ thể;(3) nhóm phát triển khả năng kiểm tra
ý tƣởng có thể áp dụng vào thực tiễn; (4) nhóm phát triển khả năng tạo ra ý
tƣởng áp dụng vào công việc cụ thể; (5) nhóm phát triển năng lực cá nhân của
SV; (6) nhóm phát triển năng lực xây dựng các kế hoạch và quản lý việc học
tập của SV. Theo nghiên cứu, ở tại mỗi nhóm mục tiêu, GV cần phải thực
hiện theo 10 phƣơng pháp giảng dạy để kết quả đầu ra của SV đạt tốt nhất. Ví
dụ: khi xây dựng CĐR về “phát triển khả năng sử dụng ý tƣởng và thông

9


tin vào công việc cụ thể” của SV, GV phải áp dụng các 10 phƣơng pháp đó là:
1. Dạy sinh viên nghiên cứu từng trƣờng hợp; 2. Hƣớng dẫn sinh viên thực
hành; 3. Đƣa sinh viên trải nghiệm thực tế; 4. Dạy học theo dự án; 5. Giúp
sinh viên có thể thực hành đề-mô, mô phỏng; 6. Đƣa ra các bài tập nhóm để
sinh viên có thể thực hiện làm việc nhóm; 7. Mơ phỏng; 8. Kỹ năng giải quyết
vấn đề; 9. Đƣa vấn đề để sinh viên thảo luận; 10. Viết bài luận. Nghiên cứu
cũng cho thấy việc điều chỉnh phƣơng pháp dạy học phù hợp với mục tiêu dạy
học, đáp ứng nhu cầu của CĐR của SV cần phải đƣợc tiến hành thƣờng
xuyên, liên tục để đảm bảo chất lƣợng đầu ra của SV đại học đáp ứng đƣợc
nhu cầu về chất lƣợng của xã hội” [31].
Nhƣ vậy, tình hình nghiên cứu ở nƣớc ngồi chƣa có nhiều cơng trình
đề cập đến mức độ đáp ứng về CĐR. Các cơng trình nêu trên chỉ đề cập CĐR
ở góc độ lý thuyết. Tuy nhiên, các cơng trình nghiên cứu trên cũng đƣợc tác
giả tham khảo nhằm làm rõ hơn về mặt lý luận của luận văn này.
1.1.2. Các công trình nghiên cứu ở trong nước
Hằng năm, Bộ Giáo dục – Đào tạo đều đƣa chỉ thị yêu cầu các trƣờng
Đại học, học viện, cao đẳng trong cả nƣớc báo cáo tình hình việc làm của sinh
viên sau tốt nghiệp. Do đó, hiện nay việc khảo sát sinh viên sau tốt nghiệp

đƣợc khá nhiều trƣờng đại học, học viện, cao đẳng thực hiện. Các nghiên cứu
này chủ yếu để đánh giá tình hình việc làm của sinh viên sau tốt nghiệp qua
đó khuyến nghị thêm một số khuyến nghị để nâng cao chất lƣợng đào tạo của
nhà trƣờng. Một số trƣờng đại học trong khối ngành Khoa học sức khỏe đó là
Khảo sát sinh viên tốt nghiệp Trƣờng Đại học Y Hà Nội [45]; Khảo sát sinh
viên sau tốt nghiệp Trƣờng Đại học Y – dƣợc Hải Phòng [44]; Khảo sát tình
hình việc làm của sinh viên tốt nghiệp Trƣờng Đại học Y – dƣợc Thái Bình
[46]; Khảo sát tình hình việc làm của sinh viên sau khi tốt nghiệp Trƣờng Đại
học Y – dƣợc Cần Thơ [43] . Các nghiên cứu trên đều lấy đối tƣợng khảo sát
là cựu sinh viên nhƣng tập trung vào đánh giá thành tích đào tạo hay nói cách
khác các nghiên cứu này nhằm đánh giá tỉ lệ sinh viên có việc làm hay chƣa

10


có việc làm và có việc làm đúng ngành nghề hay khơng, lĩnh vực cơng tác là
gì, chức vụ, thu nhập ... của cựu sinh viên đó sau khi hồn thành khóa học chứ
khơng giải thích, làm rõ mối liên hệ giữa chƣơng trình đào tạo với cơng việc
của sinh viên.
Bên cạnh đó, một số Trƣờng ngồi tập trung đánh giá thành tích đào
tạo mà cịn quan tâm đến kết quả chƣơng trình đào tạo, khả năng đáp ứng yêu
cầu công việc; các kỹ năng mà sinh viên sau khi tốt nghiệp tại trƣờng đạt
đƣợc nhƣ kỹ năng chuyên môn, kỹ năng mềm, kỹ năng thực hành,… bám sát
vào các yêu cầu chuẩn đầu ra của từng ngành đào tạo thí dụ nhƣ Khảo sát cựu
sinh viên của Trƣờng Đại học Cơng nghiệp dệt may Hà Nội.[41]
Ngồi ra, việc đánh giá sản phẩm đào tạo có đáp ứng với chuẩn đầu ra
hay không cũng đƣợc nghiên cứu trên cơ sở xin ý kiến nhà tuyển dụng. Đó là
Khảo sát Trƣờng Đại học Cơng nghệ Thành phố Hồ Chí Minh. Nghiên cứu
này nhằm thu thập ý kiến đánh giá ý kiến của nhà tuyển dụng về chuẩn đầu ra
và chƣơng trình đào tạo thông qua việc tuyển dụng nhân sự để nhằm điều

chỉnh, cải tiến những sản phẩm đầu ra và chƣơng trình đào tạo. [42]
Cùng với đó, các tác giả Lâm Quang Vũ, Văn Chí Nam, Trần Minh
Triết Khoa Cơng nghệ Thông tin, Trƣờng Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại
học Quốc Gia - Hồ Chí Minh đã có nghiên cứu Khảo sát các bên liên quan về
chuẩn đầu ra Khoa CNTT, Trƣờng Đại học Khoa học Tự nhiên đã trình bày
việc thực hiện tiến hành khảo sát để có thể đánh giá đƣợc mức độ đáp ứng đối
với chuẩn đầu ra đã đƣợc xây dựng để đáp ứng yêu cầu của các bên.
Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Quốc Nghi, Lê Thị Diệu Hiền, Hoàng
Thị Hồng Lộc, Quách Hồng Ngân (2011) về “Đánh giá khả năng đáp ứng với
công việc của sinh viên tốt nghiệp ngành du lịch ở đồng bằng Sông Cửu
Long” đã cho thấy phần lớn sinh viên có kiến thức chun mơn và các kỹ
năng đáp ứng u cầu cơng việc ở mức trung bình khá. Tuy vậy, khả năng
thích ứng cơng việc của sinh viên là khá tốt. Tại nghiên cứu này, các tác giả
đã làm rõ trình độ ngoại ngữ, khả năng thích ứng với môi trƣờng và kiến thức

11


chun mơn chình là các nhân tố quan trọng ảnh hƣởng đến khả năng thích
ứng cơng viêc của sinh viên sau khi ra trƣờng. Trong đó kiến thức chun
mơn là nhân tố có ảnh hƣởng quan trọng và lớn nhất đến khả năng thích ứng
cơng việc đối với mỗi sinh viên.
Trong Tạp chí khoa học và cơng nghệ Đại học Đà Nẵng, số (40) Phạm
Thị Lan Hƣơng và Trần Diệu Khải đã có nghiên cứu “Nhận thức về kỹ năng
nghề nghiệp của sinh viên chuyên ngành Quản trị Marketing tại Trƣờng Đại
học kinh tế Đà Nẵng” [8] đã cho ta kết quả sinh viên sau khi tốt nghiệp thiếu
kỹ năng nghề nghiệp. Nhƣ vậy, ta có thể thấy các trƣờng Đại học, học viện
ngày nay không chỉ chú trọng vào kiến thức chun mơn của sinh viên mà
cịn cả kỹ năng để sinh viên có thể làm việc sau khi ra trƣờng.
Theo Nguyễn Thanh Sơn (2015), với bài viết “Đổi mới kiểm tra, đánh

giá kết quả học tập của sinh viên theo hướng tiếp cận năng lực nhằm đáp ứng
chuẩn đầu ra” đăng trên Bản tin khoa học và giáo dục đã đƣa ra những biện
pháp đề xuất đổi mới kiểm tra đánh giá kết quả học tập của SV theo hƣớng
tiếp cận năng lực: “Với yêu cầu CĐR đòi hỏi tất yếu là chuyển mục đích dạy
học sang phát triển năng lực của ngƣời học thì việc kiểm tra đánh giá kết quả
học tập cũng phải thực hiện theo năng lực ngƣời học. Để đánh giá năng lực
cốt lõi cần sử dụng nhiều phƣơng pháp khác nhau nhau trong kiểm tra đánh
giá theo năng lực và đây là yếu tố đƣợc chú trọng trong khung năng lực. Đó là
năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực giao
tiếp xã hội, năng lực sử dụng công nghệ... Nhƣ vậy, khi chuẩn đầu ra đƣợc
công bố yêu cầu của việc đổi mới kiểm tra đánh giá đánh giá kết quả học tập
của SV theo hƣớng tiếp cận năng lực là quan trọng và cần đƣợc thực hiện đầu
tiên để hƣớng đến mục tiêu đào tạo sinh viên tốt nghiệp có thể làm việc đƣợc
ngay và làm việc có hiệu quả”[18].
Ngồi ra, cịn một số nghiên cứu đƣợc thực hiện với sinh viên đã ra
trƣờng để tìm hiểu mức độ thích ứng nghề nghiệp để đề xuất một số giải pháp
giúp sinh viên đáp ứng đƣợc yêu cầu của thị trƣờng lao động và có khả năng

12


thích ứng cao hơn với ngành học, nghề nghiệp tƣơng lai của mình. Nhƣ đề tài
Đánh giá mức độ thích ứng nghề nghiệp của sinh viên trường Cao đẳng sư
phạm Sơn La của học viên Nguyễn Thị Hoa, Viện Đảm bảo Chất lƣợng giáo
dục năm 2009 [46], đề tài Đánh giá mức độ đáp ứng mục tiêu đào tạo của học
viên cao học Khóa I - Khóa II chuyên ngành Đo lường và Đánh giá trong
giáo dục - Viện Đảm bảo chất lượng giáo dục của học viên Lê Thị Thanh
Thủy, Viện Đảm bảo Chất lƣợng giáo dục năm 2012 [23], hay đề tài Đánh giá
mức độ đáp ứng công việc của sinh viên tốt nghiệp Khoa Kỹ thuật biển đối
với yêu cầu của thị trường lao động của học viên Trần Thị Minh Hiếu, Viện

Đảm bảo Chất lƣợng giáo dục năm 2013 [9].
Nhìn chung các nghiên cứu đều đƣợc thực hiện trực tiếp đến đối tƣợng
cựu sinh viên đã tốt nghiệp tại trƣờng và/hoặc ngƣời sử dụng lao động nhƣng
với từng mục đích khác nhau nhƣ để đánh giá thành tích đào tạo; hoặc để điều
chỉnh, cải tiến chất lƣợng sản phẩm đào tạo; hoặc để tìm hiểu nhu cầu tuyển
dụng sinh viên ở các ngành, cơ sở đào tạo cụ thể; hoặc để đánh giá sự thích
nghi của sinh viên đối với thị trƣờng lao động; hoặc để đánh giá mức độ đáp
ứng mục tiêu đào tạo hoặc đề xuất các giải pháp giúp sinh viên có khả năng
thích ứng cao hơn với ngành học, nghề nghiệp tƣơng lai của mình.
Trong nghiên cứu này, khách thể nghiên cứu là sinh viên ngành Xét
nghiệm y học, trƣờng Đại học Kỹ thuật y tế Hải Dƣơng. Họ đƣợc kỳ vọng là
đội ngũ nhân lực cho các khoa, trung tâm, phòng khám trong công tác xét
nghiệm y học để phục vụ u cầu chẩn đốn, điều trị. Mục đích của nghiên
cứu là đánh giá mức độ đáp ứng chuẩn đầu ra của sinh viên từ đó đƣa ra
những kết luận về chất lƣợng và hiệu của của Trƣờng để đề xuất những giải
pháp để điều chỉnh, cải thiện chƣơng trình đào tạo của ngành.

13


1.2. Cơ sở lý luận
1.2.1. Các khái niệm liên quan đến luận văn
1.2.1.1. Khái niệm về chuẩn đầu ra
Thuật ngữ “Chuẩn đầu ra” dịch từ tiếng Anh là learning outcomes,
student learning outcomes hay student outcomes. Hiện nay có nhiều quan
niệm và định nghĩa về chuẩn đầu ra:
“ Chuẩn đầu ra là những mục tiêu cụ thể của một chƣơng trình hoặc các
mơ-dun đƣợc viết dƣới dạng văn bản. Nó mơ tả những gì sinh viên sẽ học,
hiểu biết, hoặc làm vào cuối chƣơng trình hoặc các mơ đun”. (Theo tài liệu
hƣớng dẫn viết chuẩn đầu ra của trƣờng ĐH Birminham (UK) [22].

Theo quan niệm của UNESCO thì “chuẩn đầu ra (Đầu ra học tập của
sinh viên - student learning outcomes) là sự mơ tả về những gì ngƣời học
mong đợi đƣợc biết, hiểu và hoặc có thể chứng minh sau khi hồn thành một
q trình học tập cũng nhƣ các kiến thức, kỹ năng thực hành cụ thể đã đạt
đƣợc và chứng minh bằng việc hồn tất thành cơng một bài học, khóa học
hoặc chƣơng trình. Đầu ra học tập (chuẩn đầu ra), cùng với các tiêu chí đánh
giá, xác định các yêu cầu tối thiểu cho việc hoàn thành (cấp) một tín chỉ, trong
khi việc phân loại (ngƣời học) lại dựa vào kết quả đạt đƣợc trên hoặc dƣới các
yêu cầu tối thiểu của tín chỉ. Chuẩn đầu ra đƣợc phân biệt với các mục tiêu
học tập ở chỗ chúng có liên quan với những thành tựu của ngƣời học hơn ý
định tổng thể của ngƣời dạy”[27].
“Lời khẳng định của những điều mà chúng ta muốn sinh viên của
chúng ta có khả năng làm, biết hoặc hiểu tại một khóa đào tạo đó chính là
chuẩn đầu ra.” (Uni.New South Wales, Australia)[33].
“ Chuẩn đầu ra là sự khẳng định những điều kỳ vọng, mong muốn một
ngƣời tốt nghiệp có khả năng làm đƣợc nhờ kết quả của quá trình đào tạo”
(theo Jenkins và Unwin).[35]
Theo Đại học Hertfordshire “ Chuẩn đầu ra là kết quả có thể đo đếm
đƣợc” [34].

14


Theo tác giả Lê Đức Ngọc : Chuẩn đầu ra của một chƣơng trình đào tạo
(Learning Outcomes) là yêu cầu tối thiểu của ngƣời tốt nghiệp chƣơng trình
đó, đó là các chỉ số (Indicators) về phẩm chất, kiến thức, kỹ năng/kỹ xảo, tính
cách/hành vi và khả năng/năng lực hay tổng quát hơn là các kỹ năng cứng và
kỹ năng mềm của sản phẩm đào tạo – ngƣời học sau khi kết thúc chƣơng trình
giáo dục đào tạo đó tại nhà trƣờng.[16]
Trong hƣớng dẫn số 2196/BGDĐT-GDĐH ngày 22/04/2010 của Bộ

Giáo dục và Đào tạo về việc hƣớng dẫn xây dựng và công bố CĐR ngành đào
tạo chỉ rõ : Chuẩn đầu ra các quy định về nội dung kiến thức chuyên môn; kỹ
năng thực hành, khả năng nhận thức công nghệ và giải quyết vấn đề; cơng
việc mà ngƣời học có thể đảm nhận sau khi tốt nghiệp và các yêu cầu đặc thù
khác đối với từng trình độ, ngành đào tạo.[1]
Điều 11 trong Quy chế đào tạo của Đại học Quốc gia Hà Nội thì chuẩn
đầu ra đƣợc định nghĩa là các quy định về nội dung kiến thức, kỹ năng, thái
độ ý thức và phẩm chất của ngƣời học; các cơng việc, vị trí việc làm mà
ngƣời học có thể đảm nhận đƣợc sau khi tốt nghiệp và các yêu cầu đặc thù
khác đối với từng trình độ đào tạo và hệ thống văn bằng”.[5]
“Chuẩn đầu ra là bản diễn giải rõ ràng về những thứ mà ngƣời học kỳ
vọng đƣợc biết, hiểu và làm nhƣ là kết quả của một quá trình học tập” (Mike
Coles and Andrea Bateman, 2015).[11]
Tóm lại, chuẩn đầu ra là một tuyên bố về kết quả đào tạo bao gồm cả
kiến thức, kỹ năng, thái độ, cơng việc mà người học có thể đảm nhận sau khi
tốt nghiệp và khả năng học tập, nâng cao trình độ sau khi ra trường.
1.2.1.2. Khái niệm mục tiêu đào tạo
Có rất nhiều định nghĩa khác nhau về mục tiêu đào tạo, ví dụ nhƣ một
số định nghĩa sau:
“Mục tiêu đào tạo mơ tả những gì học viên biết hoặc có thể làm đƣợc,
thực hiện đƣợc vào cuối khóa học mà trƣớc khi tham gia khóa học họ chƣa
đƣợc biết và chƣa thể thực hiện đƣợc.” [40]

15


×