Tải bản đầy đủ (.pdf) (122 trang)

Đánh giá năng lực thông tin của sinh viên trường đại học kinh tế đại học huế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.91 MB, 122 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

VÕ HỮU PHƢỚC

ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC THÔNG TIN CỦA SINH VIÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ- ĐẠI HỌC HUẾ

LUẬN VĂN THẠC SĨ
ĐO LƢỜNG VÀ ĐÁNH GIÁ TRONG GIÁO DỤC

HÀ NỘI – 2018


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

VÕ HỮU PHƢỚC

ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC THÔNG TIN CỦA SINH VIÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ- ĐẠI HỌC HUẾ

CHUYÊN NGÀNH: ĐO LƢỜNG VÀ ĐÁNH GIÁ TRONG GIÁO DỤC
Mã số: 8140115

LUẬN VĂN THẠC SĨ
ĐO LƢỜNG VÀ ĐÁNH GIÁ TRONG GIÁO DỤC

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học
PGS. TS. PHẠM VĂN QUYẾT


HÀ NỘI – 2018



LỜI CAM ĐOAN

Tôi tên là: Võ Hữu Phƣớc
Là học viên cao học lớp đo lƣờng và đánh giá trong giáo dục khóa
QH2016S tại Trƣờng Đại Học Giáo Dục- Đại Học Quốc Gia Hà Nội.
Tôi xin cam đoan dƣới đây là nghiên cứu do tôi thực hiện. Các số liệu,
kết luận trình bày trong luận văn này là nghiêm túc đúng với các quy tắc đạo
đức nghiên cứu , các kết quả trình bày trong luận văn này là sản phẩm nghiên
cứu của riêng cá nhân tôi, kết quả và tài liệu tham khảo đƣợc sử dụng trong
luận văn đều đƣợc trích dẫn theo đúng quy định.
Tơi xin chịu trách nhiệm hồn tồn về tính trung thực của số liệu và kết
quả nghiên cứu trong luận văn của mình.
Hà Nội, Tháng 11 năm 2018
Tác giả

Võ Hữu Phƣớc


LỜI CẢM ƠN
Sau thời gian học tập và rèn luyện tại Trƣờng Đại Học Giáo Dục- Đại
Học Quốc Gia Hà Nội, bằng sự biết ơn và kính trọng tơi xin gửi lời cảm ơn
chân thành đến Ban Giám hiệu, các phịng , các khoa trong nhà Trƣờng và Q
Thầy Cơ đã tận tình hƣớng dẫn, giảng dạy và tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất
giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu để hồn thành luận văn
này.
Đặc biệt, tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS. Phạm Văn Quyết,

ngƣời thầy đã trực tiếp hƣớng dẫn và giúp đỡ tơi trong q trình thực hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn đến Ban Giám Hiệu, Thầy cô cũng nhƣ các đồng
nghiệp tại Trƣờng Đại Học Kinh Tế- Đại Học Huế là nơi tôi đang công tác, đã
tạo mọi điều kiện tốt nhất để tôi có thể đạt đƣợc kết quả học tập nhƣ ngày hôm
nay.
Và tôi cũng xin cảm ơn sự giúp đỡ về mặt tinh thần từ gia đình, bạn bè đã
tạo mọi điều kiện giúp tơi hồn thành luận văn và gửi lời cảm ơn các bạn sinh
viên đã đóng góp ý kiến trao đổi để tơi hồn thành dữ liệu khảo sát để phục vụ
cho nghiên của bản thân.
Do thời gian có hạn và chƣa có nhiều kinh nghiệm nghiên cứu nên chắc
chắn khơng tránh đƣợc những thiếu sót. Kính mong nhận đƣợc sự đóng góp ý
kiến của các thầy cơ giáo, bạn bè và đồng nghiệp để tơi có thể hoàn thành tốt
hơn các nghiên cứu sau này.
Xin trân trọng cảm ơn!


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
ĐHXHNV

: Đại học xã hội và nhân văn.

KT

: Kinh tế

KT-KT

: Kiếm toán- Kiểm toán

HTTTQL


: Hệ thống thông tin quản lý

NL

: Năng lực

NLTT

: Năng lực thông tin

QTKD

: Quản trị kinh doanh

TC-NH

: Tài chính ngân hàng

TT

: Thơng tin

SV

: Sinh viên


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ......................................................................................................................... 1

1. Lý do chọn đề tài ......................................................................................................... 1
2. Mục đích nghiên cứu của đề tài .................................................................................. 3
3. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu ............................................................................ 3
3.1. Khách thể nghiên cứu ............................................................................................... 3
3.2. Đối tƣợng nghiên cứu. .............................................................................................. 4
4. Giới hạn nghiên cứu của đề tài.................................................................................... 4
5. Câu hỏi/ giả thuyết nghiên cứu ................................................................................... 4
5.1. Câu hỏi nghiên cứu ................................................................................................... 4
5.2. Giả thuyết nghiên cứu ............................................................................................... 4
6. Phƣơng pháp nghiên cứu............................................................................................. 4
7. Cấu trúc của luận văn .................................................................................................. 6
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN ..................................................... 7
1.1.Lịch sử các vấn đề nghiên cứu .................................................................................. 7
1.1.1. Các nghiên cứu ở ngoài nƣớc ............................................................................... 7
1.1.2. Các nghiên cứu ở trong nƣớc................................................................................ 9
1.2. Một số lý luận về thông tin ..................................................................................... 11
1.2.1.Khái niệm thông tin .............................................................................................. 11
1.2.2.Quan điểm về năng lực thông tin ......................................................................... 15
1.2.3. Kĩ năng thông tin ................................................................................................. 17
1.2.4. Nhận thức và thái độ về thông tin ....................................................................... 20
1.3.Hình thức đánh giá về năng lực thơng tin ............................................................... 22
1.4.Các yếu tố ảnh hƣởng đến năng lực thông tin ......................................................... 23
CHƢƠNG 2: PHƢƠNG PHÁP VÀ CÁCH TIẾN HÀNH NGHIÊN CỨU ................. 25
2.1. Bối cảnh và địa bàn nghiên cứu ............................................................................. 25
2.2. Cách tiến hành nghiên cứu và phƣơng pháp nghiên cứu ....................................... 28
2.2.1. Quy trình nghiên cứu ........................................................................................... 28
2.2.2. Mơ hình lý thuyết nghiên cứu của đề tài ............................................................. 29
2.3. Thiết kế công cụ đo ................................................................................................ 32
2.3.1. Đề xuất bộ công cụ .............................................................................................. 32



2.3.2. Điều tra thử và hồn thiện bộ cơng cụ đo ............................................................ 33
2.4. Tiến hành điều tra chính thức ................................................................................ 35
2.4.1. Nội dung phiếu điều tra chính thức .................................................................... 35
2.4.2. Phân bố điều tra theo các khóa và các ngành học .............................................. 35
CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG VỀ NĂNG LỰC THÔNG TIN CỦA SINH VIÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ- ĐẠI HỌC HUẾ........................................................ 37
3.1. Năng lực thông tin của sinh viên biểu hiện qua nhận thức về vai trò và tầm quan
trọng của việc nắm bắt các thông tin. ............................................................................ 37
3.2. Năng lực thông tin biểu hiện qua thái độ của sinh viên với thông tin trong học tập...... 42
3.3. Năng lực thông tin của sinh viên đƣợc biểu hiện thông qua mức độ thực hiện các
kĩ năng thông tin của sinh viên ...................................................................................... 45
3.3.1. Mức độ thực hiện kĩ năng xác định nhu cầu thông tin của sinh viên .................. 45
3.3.2. Mức độ thực hiện kĩ năng tiếp cận và tìm kiếm thông tin của sinh viên ............ 51
3.3.3. Mức độ thực hiện kĩ năng đánh giá và khai thác thông tin ................................. 56
3.3.4. Mức độ thực hiện kĩ năng Sử dụng thơng tin về vấn đề sở hữu trí tuệ và đạo đức
trong việc sử dụng cho việc học .................................................................................... 61
3.3.5. Mức độ đánh giá kĩ năng vận dụng thông tin ...................................................... 66
3.3.6. Mức độ thực hiện kĩ năng tự đánh giá khả năng thông tin của sinh viên. ........... 70
3.3.7. Đánh giá chung về kĩ năng thông tin của sinh viên Trƣờng Đại học Kinh tế Huế .... 71
3.4. Đánh giá chung về năng lực thông tin của sinh viên Trƣờng Đại học Kinh tế Đại Học Huế. ................................................................................................................ 73
3.5. Những yếu tố ảnh hƣởng đến năng lực thông tin của sinh viên trong nhà trƣờng. ....... 77
3.5.1. Xây dựng mơ hình hồi quy chung ....................................................................... 77
3.5.2. Phân tích các yếu tố ảnh hƣởng đến năng lực thông tin của sinh viên trong
nhà trƣờng.. ...................................................................................................... 79
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ................................................................................ 80
1. Kết luận ..................................................................................................................... 80
2. Khuyến nghị .............................................................................................................. 80
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................. 82
PHỤ LỤC



DANH MỤC HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ
Hình 1.1 Mối quan hệ giữa kỹ năng thông tin và học tập suốt đời ................................. 8
Hình 1.2. Mơ hình kỹ năng thơng tin ở Anh quốc. ......................................................... 9
Hình 1.3: Mơ hình năng lực thông tin của Trƣờng ĐHXHNV Hà Nội. ....................... 10
Biểu đồ 3.3.1.2. Phân phối mẫu của kĩ năng xác định nhu cầu thông tin ..................... 47
Biểu đồ 3.3.2.2. Phân phối mẫu của kĩ năng tiếp cận và tìm kiếm thơng tin ................ 53
Biểu đồ 3.3.3.2. Phân phối mẫu của kĩ năng đánh giá và khai thác thông tin............... 58
Biểu đồ 3.3.4.2. Phân phối mẫu của kĩ năng sử dụng thông tin đúng với đạo đức và
pháp luật. ....................................................................................................................... 63


DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 2.4.2. Bảng số liệu điều tra chính thức................................................................. 36
Bảng 3.1.1. Nhận thức của SV về tầm quan trọng của nắm bắt thông tin trong học tập. ......... 37
Bảng 3.1.2. Mức độ đồng ý về tầm quan trọng trong việc sử dụng thông tin. ............. 38
Bảng 3.1.3. Kiểm định sự khác biệt về nhận thức thông tin giữa SV nam và nữ. ....... 39
Bảng 3.1.4. Kết quả phân tích phƣơng sai ANOVA về nhận thức thơng tin ............... 40
giữa các khóa học. ........................................................................................................ 40
Bảng 3.1.5. Kết quả phân tích phƣơng sai ANOVA về nhận thức thơng tin giữa các
ngành học.

................................................................................................................ 40

Bảng 3.1.6. Kiểm định sự khác biệt giữa sinh viên các ngành về nhận thức tầm quan
trọng trọng trong việc nắm bắt thông tin. ..................................................................... 41
Bảng 3.2.1. Mức độ đống ý về thái độ trong việc nắm bắt thông tin ........................... 42
Bảng 3.2.2. Kiểm định sự khác biệt về thái độ với thông tin giữa SV nam và nữ. ...... 43

Bảng 3.2.3. Kết quả phân tích phƣơng sai ANOVA về thái độ với thông tin giữa SV
các khóa học. ................................................................................................................ 44
Bảng 3.2.4. Kết quả phân tích phƣơng sai ANOVA về thái độ với thông tin .............. 45
giữa SV các ngành học. ................................................................................................ 45
Bảng 3.3.1.1. Thống kê điểm trung bình và độ lệch chuẩn kĩ năng ............................ 46
xác định nhu cầu thông tin............................................................................................ 46
Bảng 3.3.1.3. Kiểm định sự khác biệt về kĩ năng xác định nhu cầu thông tin giữa SV
nam và nữ.

................................................................................................................ 48

Bảng 3.3.1.4. Kết quả phân tích phƣơng sai ANOVA về kĩ năng xác định nhu cầu
thơng tin giữa SV các khóa học. ................................................................................... 49
Bảng 3.3.1.5. Kiểm định sự khác biệt về kĩ năng xác định nhu cầu thơng tin giữa sinh
viên các khóa. ............................................................................................................... 49
Bảng 3.3.1.6. Kết quả phân tích phƣơng sai ANOVA kĩ năng xác định nhu cầu thông
tin giữa SV các ngành học. ........................................................................................... 50
Bảng 3.3.1.7. Kiểm định sự khác biệt về kĩ năng xác định nhu cầu thông tin giữa sinh
viên các ngành. ............................................................................................................. 50


Bảng 3.3.2.1. Thống kê điểm trung bình và độ lệch chuẩn kĩ năng tiếp cận và tìm kiếm
thơng tin.

................................................................................................................ 52

Bảng 3.3.2.3. Kiểm định sự khác biệt về kĩ năng tiếp cận và tìm kiếm thơng tin giữa
SV nam và nữ. .............................................................................................................. 54
Bảng 3.3.2.4. Kết quả phân tích phƣơng sai ANOVA về kĩ năng tiếp cận và tìm kiếm
thơng tin giữa các khóa học. ......................................................................................... 55

Bảng 3.3.2.5. Kiểm định sự khác biệt về kĩ năng tiếp cận và tìm kiếm thơng tin giữa
sinh viên các khóa......................................................................................................... 55
Bảng 3.3.2.6. Kết quả phân tích phƣơng sai ANOVA kĩ năng tiếp cận và tìm kiếm
thông tin giữa các ngành học. ....................................................................................... 56
Bảng 3.3.3.1 Thống kê điểm trung bình và độ lệch chuẩn kĩ năng đánh giá và khai
thác thông tin. ............................................................................................................... 57
Bảng 3.3.3.3. Kiểm định sự khác biệt về kĩ năng đánh giá và khai thác thông tin giữa
SV nam và nữ. .............................................................................................................. 59
Bảng 3.3.3.4. Kết quả phân tích phƣơng sai ANOVA ................................................. 60
Bảng 3.3.3.5. Kiểm định sự khác biệt giữa sinh viên các khóa về kĩ năng đánh giá và
khai thác thơng tin ........................................................................................................ 60
Bảng 3.3.3.6. Kiểm định sự khác biệt giữa sinh viên các ngành về kĩ năng đánh giá và
khai thác thơng tin ........................................................................................................ 61
Bảng 3.3.4.1 Thống kê điểm trung bình và độ lệch chuẩn kĩ năng sử dụng thông tin về
vấn đề sở hữu trí tuệ và đạo đức. .................................................................................. 62
Bảng 3.3.4.3. Kiểm định sự khác biệt về việc sử dụng thông tin giữa SV Nam và Nữ ...... 64
Bảng 3.3.4.3. Kết quả phân tích ANOVA về kĩ năng sử dụng thơng tin phù hợp giữa
các khóa học ................................................................................................................ 65
Bảng 3.3.4.4. Kết quả phân tích ANOVA về kĩ năng sử dụng thông tin phù hợp giữa
các ngành học. .............................................................................................................. 65
Bảng 3.3.5.3. Kiểm định sự khác biệt về kĩ năng vận dụng thông tin giữa SV nam và nữ .... 67
Bảng 3.3.5.4. Kết quả phân tích ANOVA về kĩ năng vận dụng thơng tin giữa các khóa ........ 68
Bảng 3.3.5.5. Kiểm định sự khác biệt giữa các khóa học về kĩ năng vận dụng thông tin. 69
Bảng 3.3.5.6. Kết quả phân tích ANOVA về kĩ năng vận dụng thơng tin giữa các ngành............ 69
Bảng 3.3.6.1. Các mức độ về kĩ năng tự đánh giá khả năng thông tin của sinh viên .......... 71


Bảng 3.3.7.1. Tƣơng quan giữa các nhóm kĩ năng thơng tin của sinh viên ................. 72
Bảng 3.3.7.2. Thống kê điểm trung bình và độ lệch chuẩn các nhóm kĩ năng ........... 73
Bảng 3.4.1. Mức độ thực hiện năng lực thông tin của sinh viên .................................. 74

Biểu đồ 3.4.2. Phân bố điểm trung bình năng lực thơng tin của sinh viên................... 74
Bảng 3.4.3. Kiểm định Levene NLTT với khóa và ngành học .................................... 75
Bảng 3.4.4. Tƣơng quan giữa điểm trung bình với NLTT ........................................... 76
Bảng 3.5.2.1. Kiểm tra sự phù hợp của mơ hình hồi quy đa biến ................................ 79


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Ngày này với sự bùng nổ và phát triển của công nghệ thông tin với cuộc cách
mạng cơng nghệ 4.0 thì việc cập nhật, nắm bắt và đƣa ra các phản hồi về thông tin
là việc hết sức quan trọng đặc biệt là ở môi trƣờng giáo dục đại học là nơi chắp cánh
ƣớc mơ cho các bạn sinh viên cũng nhƣ chuẩn bị hành trang để các bạn chuẩn bị
bƣớc vào đời thì vấn đề cập nhật các thông tin là vấn đề cấp thiết. Theo quan điểm
của Philipe Breton, Serge Proulx [5] thơng tin(information) là: “ thơng tin nói về
một hành động cụ thể để tạo ra một hình dạng nào đó và sự truyền đạt một ý tưởng,
khái niệm hay là biểu tượng”. Quan điểm này tập trung vào sự tạo lập cụ thể, một
nhằm vào sự tạo lập kiến thức và truyền đạt giống nhƣ sự phát triển mạnh mẽ của
xã hội luôn kéo theo sự bùng nổ về thông tin. Đến cuối thế kỉ XX, vấn đề kiến thức
thông tin đƣợc dƣ luận thu hút đƣợc sự chú ý đặc biệt của dƣ luận. Giai đoạn này,
số lƣợng thông tin đã tăng đột biến với sự phát triển của khoa học công nghệ đặc
biệt là sự ra đời của máy tính và mạng máy tính, bắt buộc mỗi ngƣời phải tìm cách
tiếp cận, chọn lọc, khai thác các nguồn thơng tin mà mình cần. Thời điểm đấy ngƣời
ta nhận ra rằng, mỗi ngƣời, tùy thuộc vào nhận thức và hiểu biết của mình, có thể
khai thác thơng tin ở mức độ khác nhau, nên cần phải chú ý đến việc rèn luyện và
tích lũy tri thức và các kỹ năng khai thác thông tin để làm cho khả năng thơng tin
của bản thân tốt lên. Vì thế mỗi con ngƣời cần có những nhận thức, thái độ và kĩ
năng đúng đắn trong việc tìm kiếm và sử dụng thơng tin một cách hiệu quả. Hay nói
cách khác là cần có năng lực về thơng tin, vậy năng lực là gì?
Theo nghiên cứu của Hồng Hịa Bình đăng trên tạp chí khoa học ĐH Sƣ
phạm TPHCM [1] với bài viết:” năng lực và đánh giá theo năng lực” có thể hiểu

năng lực gồm có 2 phần:
- Một khái niệm, hiện tƣợng đƣợc định nghĩa vào một phạm trù nhất định để
phân biệt nó với sự vật, khái niệm thuộc phạm trù khác.
- Nêu những đặc trƣng ( hình dáng, cấu tạo, chức năng, cách thức…) của một
sự vật hoặc một khái niệm khác cùng một phạm trù.
1


Vì thế có thể hiểu năng lực về thơng tin của mỗi nhân là các kỹ năng, kiến
thức, thái độ để khai thác, vận dụng thông tin một cách hiệu quả theo mục đích sử
dụng của bản thân.
Khái niệm năng lực thông tin đƣợc Paul Zurkowski, Chủ tịch Hội công
nghiệp Thông tin (Mỹ) đề cập lần đầu tiên vào năm 1974. Tại Hoa Kỳ, quan điểm
của hiệp hội các thƣ viện và các trƣờng đại học (ACRL, 1989) [9] cho rằng: “ ngƣời
có năng lực thơng tin là ngƣời đã học đƣợc cách thức để học và biết cách học vì
những ngƣời đó nắm đƣợc cách tổ chức kiến thức, tìm kiếm thơng tin và sử dụng
thơng tin, do đó những ngƣời khác có thể học tập đƣợc từ những ngƣời này. Chính
những ngƣời có những kỹ năng trên sẽ có khả năng chủ động và ln biết cách tối
ƣu để tìm kiếm đƣợc các thơng tin phục vụ cho việc học tập suốt đời của bản thân.
Ở một số Trƣờng , sinh viên vẫn chƣa đƣợc trang bị các kiến thức và kĩ năng cần
thiết để có thể tìm kiếm, đánh giá và sử dụng thông tin phục vụ học tập, nghiên cứu
(Brophy & Bawden,2005; Online Computer Library Center)[17].
Trong những năm qua, ở trong nƣớc các chính sách hỗ trợ cho việc nâng cao
chất lƣợng dạy học rất đƣợc quan tâm và vai trị của thơng tin là hết sức quan trọng,
để đẩy mạnh hoạt động này thì Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chỉ thị các sở thực hiện
đề án tăng cƣờng ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và hỗ trợ các hoạt
động dạy và học góp phần nâng cao chất lƣợng đào tạo và giáo dục giai đoạn 20162020, định hƣớng đến năm 2025 (đƣợc phê duyệt theo Quyết định số 117/QĐ-TTg
năm 2017 của Thủ tƣớng Chính phủ) [29] đã phần nào cho thấy điều đó. Với các
bạn sinh viên khơng chỉ là các nắm bắt các thông tin đƣợc truyền đạt và học hỏi trên
ghế nhà trƣờng từ kiến thức, các bài giảng, cách tìm tài liệu ở trung tâm thƣ viện

hay là hỏi bạn bè, thầy cô...mà cần phải cập nhật các thơng tin từ xã hội thì mới có
thể nắm bắt đƣợc cơ hội cũng nhƣ có các ý tƣởng, tƣ duy đột phá để có thể chấp
cánh ƣớc mơ thành đạt của bản thân và sự thịnh vƣợng chung tồn xã hội. Năng lực
thơng tin là một năng lực rất quan trọng và cần thiết trong bất kỳ lĩnh vực nào trong
xã hội, giúp ngƣời học tự chủ động trong việc học tập và nghiên cứu, hình thành tƣ
duy phản biện và là điều kiện hình thành nên việc học tập suốt đời, trở thành ngƣời
có khả năng tự định hƣớng, tự kiểm sốt tốt hơn q trình học của mình (Hine,
2


Gollin, Ozols, Hill, & Scoufis, 2002)[21]. Khi mà các trƣờng đại học ngày càng chú
trọng đến việc phát triển năng lực cho ngƣời học và lồng ghép các kĩ năng cần thiết
để sinh viên có thể hồn thiện hơn năng lực bản thân. Năng lực thông tin đã nổi lên
nhƣ một vấn đề quan trọng trong việc đào tạo sinh viên đƣợc tác giả Vũ Thị Nha
(2007) [4],đề cập tới trong tác phẩm: “Lồng ghép kiến thức thông tin vào môn học ở
bậc học đại học thông qua mối quan hệ giữa thƣ viện và giảng viên”.
Vì vậy nghiên cứu về năng lực thông tin của các bạn sinh viên trong q
trình hội nhập và tồn cầu hóa là một yêu cầu cấp thiết. Thứ nhất, có thể biết đƣợc
mức độ năng lực thông tin của các bạn sinh viên đối với việc học tập tại nhà trƣờng.
Thứ hai, có thể đề xuất một số giải pháp để nâng cao năng lực thông tin của sinh
viên nhà trƣờng nhằm phục vụ cho quá trình học tập suốt đời. Nên việc Đánh giá
năng lực thông tin của sinh viên trong nhà trƣờng là mục đích của luận văn này
hƣớng tới.
Tuy nhiên, việc lƣợng hóa các vấn đề về năng lực thành các tiêu chí đo lƣờng
là hết sức khó khăn nhƣng lại rất quan trọng và cần thiết để có một bộ công cụ để
tiến hành đánh giá năng lực thông tin. Sinh viên Trƣờng Đại học kinh tế trong thời
đại hội nhập với cuộc cách mạng công nghệ 4.0 cần trang bị đầy đủ các nhận thức,
kỹ năng và thái độ để có thể đáp ứng nhu cầu về nguồn nhân lực cao của doanh
nghiệp trong và ngoài nƣớc cũng nhƣ góp phần vào cơng cuộc cơng nghiệp hóa,
hiện đại hóa của Đất nƣớc.


2. Mục đích nghiên cứu của đề tài
Đề tài đánh giá năng lực thông tin của sinh viên đƣợc đào tạo theo hình
thức tín chỉ ở Trƣờng Đại học Kinh tế- Đại học Huế. Phân tích một số yếu tố
ảnh hƣởng đến năng lực thông tin của các sinh viên trong phạm vi nghiên
cứu của đề tài,để đƣa ra một số khuyến nghị hƣớng tới tăng cƣờng năng lực
thông tin của sinh viên trong nhà trƣờng.

3. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu:
Sinh viên Trƣờng Đại học Kinh tế theo học chế tín chỉ từ năm 2016 đến năm
2018, giảng viên trong nhà trƣờng.
3


3.2. Đối tượng nghiên cứu:
Năng lực thông tin của sinh viên và các yếu tố ảnh hƣởng.

4. Giới hạn nghiên cứu của đề tài
- Giới hạn về không gian: Đề tài chỉ mới nghiên cứu năng lực thông tin của
sinh viên trong phạm vi Trƣờng Đại học Kinh tế - Đại học Huế.
- Giới hạn về thời gian: Đề tài nghiên cứu năng lực thông tin của sinh viên
đƣợc đào tạo theo học chế tín chỉ từ năm 2016 đến năm 2018.
- Giới hạn về nội dung nghiên cứu: Đề tài dừng lại ở đánh giá năng lực thông
tin trong nhà Trƣờng, cịn năng lực thơng tin khi làm việc thì trong khn
khổ luận văn này chƣa đề cập.

5. Câu hỏi/ giả thuyết nghiên cứu
5.1. Câu hỏi nghiên cứu
Câu 1: Năng lực thông tin của sinh viên Trƣờng Đại học Kinh tế đƣợc đào

tạo theo hình thức tín chỉ có cấu trúc nhƣ thế nào?
Câu 2: Làm thế nào để xác định và đánh giá mức độ phát triển năng lực
thông tin của sinh viên?

5.2. Giả thuyết nghiên cứu
- Sinh viên đã hình thành năng lực thơng tin bao gồm nhận thức, thái độ và
các kĩ năng thông tin nhƣ: tìm kiếm, tổng hợp, đánh giá và sử dụng…thơng tin một
cách hiệu quả trong học tập và nghiên cứu khoa học.
- Các yếu tố ảnh hƣởng đến năng lực thông tin của sinh viên trong nhà
trƣờng gồm:
+ Yếu tố bên trong: Giới tính, năm học, kết quả học tập, thời gian học
tập/nghiên cứu.
+ Yếu tố bên ngoài: Các điều kiện về cơ sở vật chất, nguồn tài liệu, nơi cƣ
trú của sinh viên trƣớc khi nhập học, số năm học của sinh viên.

6. Phƣơng pháp nghiên cứu
Nghiên cứu tài liệu
Sử dụng các nguồn tài liệu, tổng hợp, phân tích , thao tác hóa khái niệm về
năng lực thơng tin.
Phương pháp điều tra khảo sát
4


Đƣợc thực hiện qua điều tra sơ bộ và điều tra chính thức:
 Điều tra sơ bộ: thực hiện thơng qua phƣơng pháp nghiên cứu định tính,
thao tác hóa khái niệm, thử nghiệm phiếu.
 Điều tra chính thức: sau khi đã điều tra sơ bộ và thử nghiệm phiếu hoàn
thiện xong sẽ tiến điều tra chọn mẫu đại diện trên tổng số sinh viên của nhà trƣờng.
Xử lý thống kê
Sau khi đã có dữ liệu thơng tin sẽ tiến hành phân tích bằng phần mềm Excel,

SPSS, Conquest…
Phương pháp phỏng vấn sâu
Thực hiện phỏng vấn sâu giảng viên và sinh viên để bổ sung tính xác thực
của thơng tin phiếu hỏi. Phỏng vấn sâu đƣợc thực hiện trên 20 sinh viên đánh giá về
năng lực thông tin và 10 giảng viên về năng lực thông tin của sinh viên.
Phƣơng pháp chọn mẫu
Chọn mẫu đối tượng khảo sát bằng bảng hỏi
Theo Hair, Anderson, Tatham và Black [20] cho tham khảo về kích thƣớc
mẫu dự kiến. Theo đó kích thƣớc mẫu tối thiểu là gấp 5 lần tổng số biến quan
sát. Đây là cỡ mẫu phù hợp cho nghiên cứu có sử dụng phân tích nhân tố. Vậy số
mẫu tối thiểu cần phải có là N=5*52= 260 đơn vị.
Đối với phân tích hồi quy đa biến: cỡ mẫu tối thiểu cần đạt đƣợc tính theo
cơng thức là n=50 + 8*m Theo Tabachnick và Fidell [24]. Vậy cỡ mẫu tối thiểu
theo công thức trên là N= 50+ 8*10= 180 đơn vị.
Với sai số mẫu cho phép khoảng 3-4% và độ tin cậy là 95% tra bảng ƣớc
lƣợng, kích thƣớc mẫu cần chọn khoảng 520-530 đơn vị.
Luận văn thực hiện chọn mẫu ngẫu nhiên và theo thứ tự của các ngành học
và khóa học thuộc Trƣờng ĐH Kinh tế - ĐH Huế, đại diện các 5 nhóm ngành khác
nhau đƣợc chọn nhƣ trên. Tại mỗi Ngành lấy 3 khóa đào tạo theo hình thức tín chỉ
từ năm thứ nhất đến năm thứ 3( lấy ngẫu nhiên 35 sinh viên). Tổng số sinh viên
đƣợc phát phiếu hỏi là 525.
Chọn mẫu đối tượng phỏng vấn sâu

5


Trong mỗi ngành và các khóa học chọn ngẫu nhiên 3 sinh viên thuộc 3 khóa
và mỗi ngành tiến hành phỏng vấn đối với 1 giảng viên. Nhƣ vậy, có 15 sinh viên
và 5 giảng viên đƣợc chọn làm đối tƣợng phỏng vấn sâu.
Mô tả cơ cấu mẫu

Sau khi thu lại phiếu trao đổi, có 450 phiếu hợp lệ, trong tổng số 450 sinh
viên tham gia khảo sát có 325 sinh viên là nữ và 125 sinh viên là nam. Có 43 bạn
sinh viên có nơi cƣ trú trƣớc khi nhập học là miền núi( chiếm 9,6%), có 277 bạn
sinh viên có nơi cƣ trú trƣớc khi nhập học là nơng thơn( chiếm 61,6%) và có 130
sinh viên có nơi cƣ trú trƣớc khi nhập học là thành thị( chiếm 28,9%).

7. Cấu trúc của luận văn
Phần mở đầu: Làm rõ lý do chọn đề tài, các bƣớc tiến hành nghiên cứu: mục
đích nghiên cứu ;xác định khách thể, đối tƣợng nghiên cứu; xác định giới hạn
nghiên cứu; câu hỏi nghiên cứu ,giả thuyết nghiên cứu và làm rõ phƣơng pháp
nghiên cứu trong đề tài.
Chương 1: Tập trung giải quyết những vấn đề về lý thuyết, trong đó làm rõ
tổng quan và các khái niệm cơ sở của đề tài.
Chương 2: Giới thiệu về bối cảnh và địa bàn nghiên cứu, trình bày cách tiến
hành nghiên cứu và phƣơng pháp nghiên cứu , thử nghiệm và kiểm định độ tin cậy
của thang đo và điều tra chính thức.
Chương 3: Thực trạng về năng lực thông tin của sinh viên Trƣờng Đại học
Kinh tế- Đại học Huế: Phân tích các nhân tố của năng lực thông tin bao gồm: nhận
thức, thái độ và kĩ năng thông tin của sinh viên trong nhà trƣờng. Sau đó tổng hợp,
đánh giá năng lực thơng tin của sinh viên dựa trên các nhân tố cấu thành và tiến
hành phân tích các yếu tố ảnh hƣởng đến năng lực thông tin của sinh viên( yếu tố
bên trong và yếu tố bên ngoài).
Kết luận và khuyến nghị: Dựa vào các kết quả phân tích ở chƣơng 3 để đƣa
ra một số kết luận cũng nhƣ khuyến nghị tới sinh viên, nhà trƣờng nhằm nâng cao
năng lực thông tin của sinh viên.

6


CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN

1.1. Lịch sử các vấn đề nghiên cứu
1.1.1. Các nghiên cứu ở ngồi nước
Khái niệm năng lực thơng tin đƣợc Paul Zurkowski, Chủ tịch Hội công
nghiệp Thông tin (Mỹ) đề cập lần đầu tiên vào năm 1974. Do sự phát triển bùng nổ
của cơng nghệ cũng nhƣ nhu cầu của lồi ngƣời trong việc nắm bắt và sử dụng các
thông tin, năng lực thông tin đƣợc xem nhƣ là “Nguồn lực cho việc thiết lập các giải
pháp thông tin cho nhu cầu của con ngƣời chính là những kỹ năng và kỹ thuật sử
dụng các công cụ trong thông tin” (Spitzer, Eisenberg và Lowe, 1998) [25].
Theo quan điểm của Hiệp hội thƣ viện các Trƣờng Đại học Hoa Kỳ
(ACRL,1989) cho rằng năng lực thông tin phản ánh sự hiểu biết và các khả năng
của mỗi cá nhân “xác định đúng thời điểm có nhu cầu thơng tin, thẩm định và sử
dụng thơng tin cần thiết một cách hiệu quả”.
Quan điểm Cheek và các tác giả khác (1995) [18]cho rằng “năng lực thông
tin là khả năng xác định nhu cầu thơng tin, tìm kiếm, tổng hợp, đánh giá và vận
dụng thông tin trong việc ra quyết định đúng đắn và áp dụng vào việc học tập suốt
đời”. Thực tế, năng lực thông tin khơng chỉ là việc tìm kiếm các thơng tin đƣợc tối
ƣu bên cạnh đó cần phải chú ý đến khía cạnh đạo đức trong việc sử dụng thơng tin
và tính hợp pháp của các thơng tin tìm kiếm đƣợc. Vì thế ngay từ ban đầu việc nhận
thức các thông tin, tìm kiếm, nhận dạng, phân tích và tổng hợp các thông tin là hết
sức cần thiết.
Khái niệm năng lực thông tin là tâm điểm các của hầu hết các cơ giáo dục
(Bruce, 1997)[12]. Năng lực thông tin và học tập suốt đời là hai khái niệm có mối
quan hệ gắn bó mật thiết với nhau. Việc hình thành nên khả năng học tập suốt đời
với nền tảng là năng lực thông tin nhƣ minh họa dƣới đây. Trong sứ mệnh đào tạo
của các trƣờng đại học trên thế giới thì mục tiêu học tập suốt đời đang dần đƣợc
quan tâm và chú trọng nhiều hơn (Bundy, 2004 [10]; Jackson & Durkee, 2008 [22]).

7



Hình 1.1 Mối quan hệ giữa kỹ năng thơng tin và học tập suốt đời
Năng lực thơng tin cần có của một ngƣời đƣợc đƣa ra bởi Viện Năng lực
thông tin Úc và New Zealand (2004) [11] là:
- Nhận dạng thơng tin cần thiết.
- Xác định phạm vi cần tìm kiếm dựa trên nhận dạng đó
- Biết khai khác một cách hiệu quả các thơng tin đã tìm kiếm
- Kiểm định các nguồn thông tin
- Phân loại, lƣu trữ, vận dụng và tái tạo nguồn thông tin đƣợc thu thập hay
tạo ra.
- Từ các thơng tin đó cụ thể hóa bằng tƣ duy của bản thân
- Sử dụng thông tin vào học tập một cách hiệu quả để sáng tạo ra các thông
tin mới.
- Cập nhật và hiểu các thông tin về kinh tế, chính trị, xã hội….
- Có đạo đức trong việc sử dụng thông tin
- Thể hiện trách nhiệm và nghĩa vụ của mỗi công dân
- Trải nghiệm năng lực thông tin của bản thân và áp dụng vào việc học tập
suốt đời.
Giáo dục ở Anh quốc, Ngƣời học đƣợc rèn luyện năng lực thông tin từ bậc
thấp đến cao và đƣợc xây dựng kế hoạch để phát triển năng lực thơng tin một cách
có hệ thống (SCNUL, 2007) [31].
8


Hình 1.2. Mơ hình kỹ năng thơng tin ở Anh quốc.

1.1.2. Các nghiên cứu ở trong nước
Khái niệm năng lực tuy mới du nhập và còn khá mới mẻ nhƣng cũng có
nhiều nghiên cứu về lĩnh vực này. Năng lực thơng tin có vai trị cực kì quan trọng
và rất cần thiết trong việc tiếp cận và sử dụng các kiến thức để nâng cao chất lƣợng
trong học tập, việc xác định thông tin cần nghiên cứu và hành vi khai thác sử dụng

thông tin đƣợc đƣa ra bởi tác giả Trần Mạnh Tuấn (2006) [6], năng lực thông tin là
năng lực quan trọng rất cần thiết trong nghiên cứu bất kỳ lĩnh vực nào trong cuộc
sống. Năng lực thông tin gắn liền, giúp hình thành cho việc học tập suốt đời và cho
phép ngƣời học tham gia một cách chủ động, phát triển tƣ duy phản biện trong quá
trình học tập và nghiên cứu qua đó có thể tự chiếm lĩnh kiến thức trong học tập và
nghiên cứu của bản thân. Khi mà các trƣờng đại học ngày càng có xu hƣớng lồng
ghép việc phát triển và đánh giá các kỹ năng này vào việc đào tạo ở bậc đại học,
năng lực thông tin cung cấp một cổng thông tin cho việc phát triển các kỹ năng khác
đƣợc đề cập bởi Vũ Thị Nha (2007) [4], “Lồng ghép kiến thức thông tin vào môn
học ở bậc học đại học thông qua mối quan hệ giữa thƣ viện và giảng viên”. Quan
trọng nhất là cách nhận diện thơng tin tìm kiếm, nó giúp cho ngƣời học có định
hƣớng chính xác để có thể có các thơng tin liên quan cần tìm kiếm. Phát triển năng
lực thơng tin cịn giúp cho sinh viên nâng cao nghiên cứu, đạo đức nghề nghiệp.
9


Đây là vấn đề luôn đƣợc các nhà nghiên cứu khoa học rất quan tâm bởi “chất xám”
trong nền kinh tế tri thức. Khi nghiên cứu khoa học, ngƣời ta ln địi hỏi sự sáng
tạo và mang tính kế thừa của những nghiên cứu trƣớc đó. Trong Nghiên cứu địi hỏi
một lƣợng thơng tin lớn giúp cho việc trích dẫn, tham khảo trong đề tài, bài báo,
internet… Để tránh tình trạng đạo văn hay cách trích dẫn một cách khơng khoa học,
điều đó bắt buộc đối tƣợng tham gia nghiên cứu cần phải có hiểu biết về pháp luật,
sở hữu trí tuệ và có đạo đức trong sáng để có thể liệu trích dẫn thơng tin các nguồn
tài liệu một cách chính xác. Chính năng lực thơng tin sẽ giúp đối tƣợng này làm tốt
những vấn đề này. Thực tế chứng tỏ rằng, năng lực thông tin giúp cho sinh viên có
thái độ nghiêm túc, giúp họ tránh đƣợc những vi phạm liên quan đến đạo đức nghề
nghiệp, đạo đức nghiên cứu khoa học đƣợc đề cập bởi tác giả Trƣơng Đại Lƣợng
(2014) [3], “Một số nhân tố ảnh hƣởng tới việc phát triển kiến thức thông tin cho
sinh viên”.
Khoa thông tin thƣ viện thuộc Trƣờng Đại học khoa học xã hội nhân vănĐHQG Hà Nội [27] có đƣa ra mơ hình chung cho năng lực thơng tin của sinh viên ở

đơn vị là:

Nhận
diện
thơng tin

Tìm kiếm
thơng tin

Đánh giá
thơng tin

Sử dụng
thơng tin

Hiểu biết
khi sử
dụng
thơng tin

Ngƣời có năng lực thơng tin
Hình 1.3: Mơ hình năng lực thơng tin của Trƣờng ĐHXHNV Hà Nội.

10


Qua nghiên cứu và phân tích các đề tài trên thế giới và trong nƣớc về vấn đề
năng lực thông tin cho thấy việc nghiên cứu năng lực thông tin trên thế giới đã diễn
ra cách đây khá lâu, còn ở trong nƣớc chủ đề năng lực thông tin của sinh viên cịn
khá mới mẻ và hầu nhƣ ít các đề tài nghiên cứu về vấn đề này nên luận văn này đã

có kế thừa một cách chọn lọc các khái niệm, trích dẫn về năng lực thơng tin.

1.2. Một số lý luận về thông tin
1.2.1. Khái niệm thông tin
Định nghĩa thơng tin: Có rất nhiều cách hiểu về thơng tin, thậm chí ngay các
từ điển cũng khơng thể có một định nghĩa thống nhất. Ví dụ: Từ điển Oxford
English Dictionary thì cho rằng thơng tin là "điều mà ngƣời ta đánh giá hoặc nói
đến; là tri thức, tin tức". Một số từ điển khác thì đơn giản đồng nhất thông tin với
kiến thức: "điều ngƣời ta biết đƣợc là thông tin" hoặc "là sự chuyển giao tri thức
làm tăng sự hiểu biết của con ngƣời…"
Nguyên nhân của sự khác nhau trong việc đƣa ra định nghĩa trên là do thuộc
tính hay tính chất của thơng tin là khơng thể nắm hay sờ đƣợc. Mà chỉ gặp trong quá
trình hoạt động sống thơng qua các tác động của nó mang lại.
Theo quan điểm của Philipe Breton, Serge Proulx [5] thông tin(information)
là: “ thơng tin nói về một hành động cụ thể để tạo ra một hình dạng nào đó và sự
truyền đạt một ý tưởng, khái niệm hay là biểu tượng”. Quan điểm này tập trung vào
sự tạo lập cụ thể, một nhằm vào sự tạo lập kiến thức và truyền đạt giống nhƣ sự
phát triển mạnh mẽ của xã hội luôn kéo theo sự bùng nổ về thông tin.
Theo nghĩa thông thƣờng: tất cả các sự việc, sự kiện, ý tƣởng, phán đoán làm
tăng sự hiểu biết của con ngƣời chính là thơng tin. Thơng tin hình thành trong q
trình giao tiếp: cá nhân có thể nhận thơng tin thông qua mạng xã hội, từ sách báo…
hay là từ các hiện tƣợng mà cá nhân đó quan sát đƣợc ở môi trƣờng xung quanh.
Trên quan điểm triết học: Thông tin là sự phản ánh của thế giới vật chất bao
gồm tự nhiên và xã hội bằng lời nói, chữ viết, hình ảnh…hay nói theo nghĩa rộng là
tất cả sự vật, hiện tƣợng tác động lên con ngƣời thông qua các giác quan.

11


Trong đời sống con ngƣời, nhu cầu thông tin là một nhu cầu rất cơ bản. Nhu

cầu đó khơng ngừng tăng lên cùng với sự gia tăng các mối quan hệ trong xã hội.
Mỗi ngƣời sử dụng thông tin lại tạo ra thơng tin mới.
Các thơng tin đó lại đƣợc truyền giữa ngƣời với ngƣời thơng qua nhiều hình
thức nhƣ cử chỉ, ánh mắt, lời nói hay là thƣ từ, văn bản.... Thông tin đƣợc tổ chức
tuân theo một số quan hệ logic nhất định, trở thành một bộ phận của tri thức, đòi hỏi
phải đƣợc khai thác và nghiên cứu một cách hệ thống.
Hơn nữa con ngƣời còn đƣợc cung cấp thông tin dƣới dạng mã di truyền.
Những hiện tƣợng này của thông tin thấm vào thế giới vật chất và tinh thần của con
ngƣời, cùng với sự đa dạng phong phú của nó đã khiến khó có thể đƣa ra một định
nghĩa thống nhất về thông tin. Thông tin có nhiều mức độ chất lƣợng khác nhau.
Các số liệu, dữ kiện ban đầu thu thập đƣợc qua điều tra, khảo sát là các thơng tin
ngun liệu, cịn gọi là dữ liệu (data). Từ các dữ liệu đó qua xử lý, phân tích, tổng
hợp sẽ thu đƣợc những thơng tin có giá trị cao hơn, gọi là thơng tin có giá trị gia
tăng (value added information). Sự quan tâm đến hiện tƣợng thông tin gia tăng đột
biến vào thế kỷ XX và ngày nay chúng trở thành đối tƣợng nghiên cứu của nhiều
ngành chun mơn, trong đó có triết học, vật lý, sinh học, ngôn ngữ học, thông tin
học và tin học, kỹ thuật điện tử và truyền thông, khoa học quản lý và nhiều ngành
khoa học xã hội.
Ngày nay hầu nhƣ không một ngành công nghiệp, sản xuất và dịch vụ nào
lại không quan tâm đến thông tin. Những quan điểm và hiện tƣợng khác nhau của
lĩnh vực này đã dẫn đến những khái niệm và định nghĩa khác nhau về thông tin.
Các yếu tố cơ bản trong xử lý thông tin: Con ngƣời nhận thông tin thông
qua các giác quan: âm thanh qua thính giác; hình ảnh và văn bản qua thị giác; trạng
thái, nhiệt độ, cảm xúc qua xúc giác; mùi vị qua khứu giác. Để giải thích và hiểu
đƣợc các tín hiệu nhận đƣợc từ các giác quan, con ngƣời phải phát triển và học các
hệ thống ngơn ngữ phức hợp, nó bao gồm một " bộ chữ cái" các tín hiệu và các tác
nhân kích thích cùng với các quy tắc sử dụng chúng. Điều đó cho phép ngƣời ta
nhận ra các đối tƣợng mà họ nhìn thấy, hiểu đƣợc các thơng báo mà họ đọc hoặc
nghe, cảm nhận đƣợc các tín hiệu nhận đƣợc qua thị giác và thính giác. Các vật
12



mang thơng tin chuyển tải tín hiệu tới ngƣời nhận có thể là sóng điện từ, sóng ánh
sáng, sóng âm và các tác nhân kích thích hố và điện hố. Cho đến trƣớc khi máy
tính điện tử ra đời, các tín hiệu truyền đi thơng qua các vật mang tin trên là những
tín hiệu đƣợc lƣu trữ và xử lý dƣới dạng tƣơng đồng, dựa trên công nghệ in, chụp
ảnh và điện thoại. Với công nghệ thông tin hiện đại, thơng tin đƣợc biểu diễn dƣới
dạng các tín hiệu số nhị phân, dựa trên kỹ thuật số. Đó có thể coi là bƣớc chuyển
biến mang ý nghĩa lịch sử vào cuối thế kỷ 20 trong cách thức mà con ngƣời sáng
tạo, tiếp cận và sử dụng thơng tin.
Các thuộc tính của thông tin: Thông tin tồn tại khắp nơi trong cuộc sống của
con ngƣời. Đó là các nguồn thơng tin về lao động, đất đai, tài nguyên, môi trƣờng;
thông tin về các tổ chức và các hoạt động kinh tế, xã hội; thông tin về khoa học và
công nghệ; thông tin về sản xuất, kinh doanh v.v...Nhƣng thông tin chỉ có giá trị và
ý nghĩa khi nó đƣợc truyền đi, phổ biến và đƣợc sử dụng. Thơng tin có thuộc tính
cơ bản của là sự giao lƣu. Để phân biệt nội dung thông tin cần truyền đi và cách
thức chuyển giao thông tin ngƣời ta tách nội dung thông tin ra khỏi hình thức biểu
diễn nó. Các hình thức biểu diễn thơng tin (các ký hiệu, dấu hiệu, hình ảnh ...) là
hữu hạn. Nhƣng nội dung của thông tin ( khái niệm, ý tƣởng, sự kiện, tên…) thì vơ
hạn. Trong trƣờng hợp thơng tin có một hình thức biểu diễn, q trình chuyển giao
thơng tin chính là q trình truyền các ký hiệu biểu diễn nó. Những ý tƣởng mới sẽ
đƣợc truyền đi bằng một tổ hợp mới của một số hữu hạn các ký hiệu (chữ cái, chữ
số..). Trong đời sống hàng ngày thông tin đƣợc biểu diễn bằng ngơn ngữ, hình ảnh,
văn bản.... Khi đó thơng tin đƣợc diễn tả bằng cú pháp và ngữ nghĩa của ngôn ngữ
mà ngƣời ta sử dụng. Lý thuyết thông tin xác nhận rằng có bao nhiêu thơng tin đƣợc
truyền đi thì có bấy nhiêu tín hiệu sinh ra từ nguồn tin. Khi đó thơng tin đƣợc mơ tả
bằng sự thống kê các dấu hiệu phát ra từ nguồn. Thông báo đƣợc chuyển đi bằng
ghi tín hiệu lên một dạng vật chất trung gian, tức là một cái giá, gọi là vật mang tin.
Vật mang tin có thể là văn bản, video, cuộc thoại… Về mặt lý thuyết mỗi vật mang
tin đều có khả năng xác định giới hạn số luợng các tín hiệu mà nó có thể chứa đựng

trên đơn vị không gian hay đơn vị thời gian. Tổng quát, ta thấy rằng thơng tin có có
ý nghĩa khi mang tính dự báo và tính riêng biệt. Tính chất dự báo cho phép ngƣời ta
13


×