Tải bản đầy đủ (.pdf) (125 trang)

Giáo dục môi trường thông qua dạy học theo dự án phần phi kim hóa học 11

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.39 MB, 125 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

NGUYỄN THỊ LỢI

GIÁO DỤC MÔI TRƢỜNG THÔNG QUA
DẠY HỌC DỰ ÁN PHẦN PHI KIM HÓA HỌC 11

Chuyên ngành: LÝ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP DẠY HỌC
(BỘ MƠN HĨA HỌC)
Mã số: 60 14 10

LUẬN VĂN THẠC SĨ SƢ PHẠM HÓA HỌC

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS. TS. TRẦN TRUNG NINH

HÀ NỘI – 2013

14


LỜI CẢM ƠN

Sau một thời gian học tập và nghiên cứu, tơi đã hồn thành Luận văn Thạc sĩ
Sư phạm hóa học với đề tài “Giáo dục mơi trường thơng qua dạy học dự án phần
phi kim Hóa học 11”.
Tơi xin chân thành cảm ơn các thầy giáo, cô giáo của trường Đại học Giáo
dục – ĐHQG Hà Nội; Các thầy giáo, cô giáo trường THPT Nguyễn Trãi đã giúp
đỡ, tạo điều kiện cho tơi trong q trình học tập và nghiên cứu luận văn này.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc PGS.TS Trần Trung Ninh đã trực tiếp
hướng dẫn tơi trong thời gian nghiên cứu và hồn thành luận văn.


Sau cùng, tôi xin chân thành cảm ơn các thầy giáo, cô giáo và các em học sinh
tại các trường thực nghiệm; Cảm ơn các bạn bè đồng nghiệp và gia đình đã ln
quan tâm, động viên, giúp đỡ tơi trong q trình học tập và nghiên cứu.
Hà Nội, tháng 11 năm 2013
Tác giả

Nguyễn Thị Lợi

14


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
VIẾT TẮT

NỘI DUNG

BVTV

Bảo vệ thực vật

ĐC

Đối chứng

DHDA

Dạy học dự án

DHTC


Dạy học tích cực

GDMT

Giáo dục mơi trường

GV

Giáo viên

HS

Học sinh

KT

Kỹ thuật

NXB

Nhà xuất bản

PPDH

Phương pháp dạy học

SGK

Sách giáo khoa


THPT

Trung học phổ thông

TN

Thực nghiệm

14


MỤC LỤC
Trang
Lời cảm ơn ........................................................................................................ i
Danh mục viết tắt .................................................................................................

ii

Mục lục ................................................................................................................. iii
Danh mục các bảng, hình ..................................................................................... v
MỞ ĐẦU ............................................................................................................. 1
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA GIÁO DỤC MÔI
TRƢỜNG THÔNG QUA DẠY HỌC THEO DỰ ÁN ....................................
1.1. Đổi mới phương pháp dạy học ......................................................................

6

1.2. Định hướng đổi mới để nâng cao chất lượng đào tạo ...................................
1.3. Dạy học theo dự án .......................................................................................


6
7

6

1.3.1. Khái niệm .................................................................................................. 7
1.3.2. Lịch sử của phương pháp dạy học dự án.................................................... 9
1.3.3. Đặc điểm của dạy học dự án ..................................................................... 10
1.3.4. Quy trình của dạy học dự án ...................................................................... 13
1.3.5. Vai trò của giáo viên và học sinh trong dạy học dự án .............................. 14
1.3.6. Các công cụ dùng trong phương pháp dạy học dự án ................................
1.1.7. So sánh dạy học truyền thống và dạy học dự án ........................................
1.3.8. Ưu nhược điểm của dạy học dự án ...........................................................
1.4. Giáo dục bảo vệ môi trường ..........................................................................
1.4.1. Môi trường, những vấn đề cơ bản về giáo dục mơi trường .......................
1.4.2. Vai trị và vị trí của nhà trường phổ thơng trong cơng tác giáo dục và
bảo vệ môi trường ................................................................................................
1.4.3. Thực trạng sử dụng phương pháp và kĩ thuật dạy học ở phổ thông

15
16
17
17
17
30
30

Kết luận chương 1 ................................................................................................ 32
Chƣơng 2: VẬN DỤNG DẠY HỌC DỰ ÁN TRONG DẠY HỌC HÓA
HỌC NHẰM GIÁO DỤC MƠI TRƢỜNG .....................................................

2.1. Phân tích chương trình phi kim hóa học 11. .................................................
2.1.1. Mục tiêu phần phi kim hóa học 11 ............................................................
2.1.2. Một số điểm cần chú ý về nội dung, cấu trúc và phương pháp dạy học
phần hóa học hữu cơ lớp 12 .................................................................................
2.2. Nguyên tắc lựa chọn đề tài dự án ..................................................................
2.3. Các dự án giáo dục môi trường .....................................................................

14

33
33
33
34
42
42


2.3.1. Dự án thứ nhất ............................................................................................ 42
2.3.2. Dự án thứ 2 ................................................................................................. 63
Kết luận chương 2 ................................................................................................ 92
Chƣơng 3: THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM .........................................................
3.1. Mục đích thực nghiệm sư phạm ...................................................................
3.2. Nhiệm vụ thực nghiệm sư phạm ...................................................................
3.3. Kế hoạch thực nghiệm sư phạm ....................................................................

93
93
93
93


3.3.1. Chọn đối tượng thực nghiệm ..................................................................... 93
3.3.2. Chuẩn bị cho thực nghiệm sư phạm ........................................................... 94
3.4. Tiến hành thực nghiệm sư phạm ................................................................... 94
3.5. Phương pháp xử lý kết quả thực nghiệm sư phạm ........................................ 94
3.6. Phân tích kết quả thực nghiệm sư phạm ....................................................... 95
3.6.1. Phân tích định tính kết quả thực nghiệm sư phạm ..................................... 95
3.6.2. Phân tích định lượng kết quả thực nghiệm sư phạm .................................. 96
Kết luận chương 3 ................................................................................................ 105
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ................................................................... 106
1. Kết luận ............................................................................................................ 106
2. Khuyến nghị ..................................................................................................... 106
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................. 108
PHỤ LỤC ............................................................................................................ 111

14


DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 1.1. So sánh dạy học truyền thống và dạy học dự án…………………..……16
Bảng 2.1. Phân vai và nhiệm vụ cho từng thành viên của nhóm..............................45
Bảng 2.2: Phân vai và nhiệm vụ cho từng thành viên của nhóm..............................66
Bảng 3.1. Bảng điểm bài kiểm tra lần 1……………………………………..……..96
Bảng 3.2. Phân phối tần số, tần suất và tần suất lũy tích bài kiểm tra lần 1…….......96
Bảng 3.3. Tổng hợp kết quả học tập bài kiểm tra lần 1……………………………..97
Bảng 3.4. Tổng hợp các tham số đặc trưng bài kiểm tra lần 1……...……………...98
Bảng 3.5. Bảng điểm bài kiểm tra lần 2……………………………………………..98
Bảng 3.6. Phân phối tần số, tần suất và tần suất lũy tích bài kiểm tra lần 2…….…..98
Bảng 3.7. Tổng hợp kết quả học tập bài kiểm tra lần 2……………………………..99
Bảng 3.8. Tổng hợp các tham số đặc trưng bài kiểm tra lần 2……………...….....100


DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 3.1. Đường lũy tích bài kiểm tra lần 1……………………………….…...........97
Hình 3.2. Đồ thị kết quả học tập bài kiểm tra lần 1………………………………….97
Hình 3.3. Đường lũy tích bài kiểm tra lần 2…………………………………………99
Hình 3.4. Đồ thị kết quả học tập bài kiểm tra lần 2…………………………………98

14


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Điều 35, hiến pháp năm 1992 của nước ta quy định giáo dục cùng với khoa
học kỹ thuật là quốc sách hàng đầu [13]. Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ
XI đã khẳng định "Đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam theo hướng
chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế, trong đó, đổi
mới cơ chế quản lý giáo dục, phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo
dục là khâu then chốt” và “Giáo dục và đào tạo có sứ mệnh nâng cao dân trí, phát
triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, góp phần quan trọng xây dựng đất nước,
xây dựng nền văn hóa và con người Việt Nam" [38, tr. 41]. Điều 28.2, Luật giáo dục
năm 2005 đã nêu “Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự
giác chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp, môn học,
bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm; rèn luyện kỹ năng
vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, mang lại niềm vui, hứng
thú học tập cho học sinh” [17, tr. 8].
Hố học là một mơn khoa học có nhiều ứng dụng, có vai trị quan trọng trong
đời sống và trong nền kinh tế quốc dân. Đó là một môn học cơ bản trang bị cho học
sinh những kiến thức hoá học cần thiết để đi vào cuộc sống hoặc tiếp tục học ở những
bậc cao hơn. Môn học hình thành cho học sinh kĩ năng thao tác với với hố chất, dụng

cụ; kĩ năng quan sát, giải thích các hiện tượng hố học; hình thành phương pháp
nghiên cứu khoa học, thế giới quan khoa học; đạo đức, phẩm chất của người lao động
mới…Tuy nhiên, một thực trạng dạy học ở trường phổ thơng hiện nay đó là việc
học vẫn chịu tác động nặng nề bởi mục tiêu thi cử. Do đó, việc dạy học ở đây chủ
yếu là truyền thụ các kiến thức, luyện các kỹ năng làm bài kiểm tra và bài thi mà ít
để ý đến việc dạy học sinh cách suy luận khoa học, rèn luyện tư duy độc lập, sáng
tạo, ít khuyến khích cách tìm tịi, khám phá. Điều đó dẫn đến học sinh học thụ động
và hờ hững với những vấn đề thực tiễn đang hình thành trong xã hội hiện nay.
Trong giai đoạn hiện nay, bảo vệ môi trường là một vấn đề cấp thiết có phạm
vi tồn cầu, góp phần giáo dục bảo vệ môi trường là quyền lợi và trách nhiệm
khơng chỉ của riêng ai. Chính vì thế việc nâng cao ý thức bảo vệ môi trường trong
xã hội là rất cấp thiết. Tăng cường sự hiểu biết về mối quan hệ tác động qua lại giữa

14


con người với tự nhiên trong sinh hoạt và lao động sản xuất, góp phần hình thành ở
học sinh ý thức và đạo đức đối với mơi trường, có thái độ và hành động đúng đắn để
bảo vệ môi trường - giáo dục môi trường cho học sinh là việc làm có tác dụng rộng
lớn, sâu sắc và bền vững.
Với mong muốn phát huy tối đa tính tích cực, chủ động và sáng tạo của học
sinh; phát triển và nâng cao năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề vào các tình
huống học tập, vào thực tiễn lao động sản xuất, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của xã
hội đối với con người trong thời đại mới, tôi chọn đề tài: “Giáo dục môi trƣờng
thông qua dạy học theo dự án phần phi kim Hóa học 11”
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Đã có một số đề tài nghiên cứu về dạy học dự án cũng như dạy học dự án
nhằm giáo dục môi trường ở Việt Nam như:
- Đề tài: “Dạy học theo dự án và vận dụng trong đào tạo giáo viên trung học cơ
sở môn Công nghệ” của Tiến sĩ Nguyễn Thị Diệu Thảo, Trường ĐHSP Hà Nội, 2009.

- Đề tài: “ Vận dụng phương pháp dạy học theo dự án để dạy học chuyên đề
giáo dục môi trường cho sinh viên ngành giáo dục tiểu học” của Thạc sĩ Nguyễn
Thị Hương.
- Đề tài: “ Phát triển năng lực chủ động tích cực học tập của học sinh trong
dạy học Hóa Học thơng qua hình thức dạy học dự án” của Thạc sĩ Đặng Thị Minh
Thu, Trường ĐH Giáo dục – ĐH Quốc gia Hà Nội, 2009.
- Đề tài: “Xây dựng và sử dụng hệ thống tư liệu về mơi trường dùng trong
dạy học Hóa học hữu cơ lớp 12 ở trường Trung học phổ thông” của thạc sĩ Nguyễn
Thị Quỳnh Anh, Trường ĐHSP Hà Nội, 2012.
- Đề tài: “Giáo dục môi trường thông qua dạy học dự án chương VI - Nhóm
Oxi Hóa học 10” của sinh viên Bùi Thị Gấm – K59A Hóa học, trường đại học sư
phạm Hà Nội.
- Đề tài “Hình thành năng lực dạy học tích hợp cho giáo viên các trường
trung học phổ thông”. Trường Đại học Sư phạm – Đại học Thái Nguyên. 2012.
Tuy nhiên chưa có đề tài giáo dục môi trường bằng dạy học theo dự án phần
phi kim Hóa học 11. Hơn nữa, xây dựng dự án dạy học tập trung vào một số chương
sẽ được đầu tư thời gian, trí lực, mục tiêu giáo dục sẽ được thực hiện hiệu quả.

14


3. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu và thiết kế các dự án dạy học phần phi kim Hóa học 11 nhằm
giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh THPT.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lí luận của việc giáo dục môi trường bằng phương pháp dạy
học dự án.
- Xây dựng các dự án dạy học phần phi kim Hóa học 11 nhằm giáo dục mơi
trường cho học sinh THPT.
5. Khách thể nghiên cứu, đối tƣợng nghiên cứu

- Khách thể nghiên cứu: Q trình dạy học mơn Hóa học ở trường trung học phổ
thơng Việt Nam
- Đối tượng nghiên cứu: Dự án giáo dục môi trường liên quan với các bài dạy
phần phi kim Hóa học 11.
6. Vấn đề nghiên cứu
"Giáo dục môi trường thông qua dạy học dự án phần phi kim lớp 11 như thế
nào để nâng cao được chất lượng dạy học hóa học hiện nay ở trường THPT?”
7. Giả thuyết khoa học
Nếu tổ chức tốt việc giáo dục môi trường thông qua dạy học theo dự án phần
phi kim Hóa học 11 sẽ hình thành và phát triển khả năng hoạt động hợp tác theo
nhóm, khả năng vận dụng kiến thức, kỹ năng vận dụng kiến thức hóa học vào thực
tiễn đời sống và sản xuất, xây dựng thái độ sống tích cực, góp phần bảo vệ mơi
trường cho học sinh trung học phổ thông, qua đó nâng cao chấ t lươ ̣ng da ̣y và ho ̣c
hóa học ở các trường THPT.
8. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi nghiên cứu: Phần phi kim Hóa học 11. Các dự án giáo dục môi trường
trong luận văn được hạn chế vào nội dung giáo dục sử dụng an tồn hóa chất bảo vệ
thực vật và bảo quản các loại quả trên địa bàn huyện Lương Sơn – Tỉnh Hịa Bình.
- Việc thực nghiệm sư phạm trong năm học 2012 - 2013, được tiến hành ở 3
Trường THPT:
+ Trường THPT Nguyễn Trãi - huyện Lương Sơn - tỉnh Hịa Bình.
+ Trường THPT Lương Sơn - huyện Lương Sơn - tỉnh Hịa Bình.
+ Trường THPT Thanh Ba - huyện Thanh Ba - Phú Thọ.
- Khảo sát và sử dụng các số liệu năm 2013

14


9. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn
9.1. Ý nghĩa lí luận

- Góp phần hệ thống hố cơ sở lí luận và thực tiễn về giáo dục mơi trường,
dạy học theo dự án.
9.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Vận dụng dạy học theo dự án ở phần phi kim Hóa học 11 vào lớp học ở
trường trung học phổ thơng, góp phần đổi mới phương pháp dạy học Hóa học.
- Vừa đảm bảo cung cấp kiến thức cơ bản vừa mở rộng vốn kiến thức thực tế
về giáo dục mơi trường cho học sinh.
- Phát triển khả năng nhìn nhận các vấn đề trên nhiều phương diện, tư duy
bậc cao và phát huy tính chủ động, sáng tạo đồng thời tạo thói quen làm việc theo
nhóm. Rèn luyện các kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin và truyền thơng.
10. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận.
+ Nghiên cứu lí luận về giáo dục mơi trường, dạy học dự án.
+ Tìm hiểu tài liệu có liên quan đến đề tài như: sách, báo, tạp chí,
chương trình mơn hóa học, internet…
- Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn.
+ Tìm hiểu thực tiễn dạy học hóa học ở trường phổ thông, thực trạng
môi trường và vấn đề giáo dục môi trường
+ Trao đổi kinh nghiệm với giáo viên, các nhà nghiên cứu, nhà quản lí
mơi trường…
- Nhóm phương pháp xử lí thơng tin.
Thu thập số liệu thực nghiệm, xử lý thống kê để rút ra các kết luận
của đề tài.
11. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, tài liệu tham khảo,... luận văn
được trình bày trong 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của giáo dục môi trường thông qua dạy
học dự án.
Chương 2: Vận dụng dạy học dự án vào phần phi kim Hóa học 11 nhằm giáo
dục môi trường cho học sinh THPT.

Chương 3: Thực nghiệm sư phạm.

14


CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA GIÁO DỤC MÔI TRƢỜNG
THÔNG QUA DẠY HỌC THEO DỰ ÁN
1.1. Đổi mới phƣơng pháp dạy học
Phương pháp dạy học là tổng hợp các cách thức hoạt động phối hợp, tương tác
giữa giáo viên và học sinh, nhằm giúp học sinh chiếm lĩnh hệ thống kiến thức khoa
học, hình thành hệ thống kĩ năng, kĩ xảo, thực hành sáng tạo và thái độ chuẩn mực
theo mục tiêu của quá trình dạy học [39, tr. 179].
Thực chất của đổi mới PPDH là "lấy việc học của học sinh làm trung tâm" và
khi đó người dạy phải hiểu được yêu cầu của người học để cung cấp thông tin, định
hướng mục tiêu học tập, tổ chức, hướng dẫn người học chủ động tư duy, nhận thức,
thực hành, sáng tạo trong quá trình tiếp nhận tri thức. Do đó, để đổi mới PPDH mỗi
giáo viên phải tìm kiếm, lựa chọn các phương thức hoạt động chung cho phù hợp
với học sinh nhằm thực hiện nâng cao hiệu quả dạy học.
Phương pháp dạy học truyền thống theo lối truyền thụ một chiều đã ăn sâu vào
tiềm thức của đội ngũ giáo viên, như một quán tính, một thói quen khó sửa. Bên
cạnh đó, nền giáo dục của Việt Nam hiện nay mới chỉ chú ý đến việc cung cấp cho
người học một khối lượng kiến thức nên dễ dẫn đến cách dạy học nhồi nhét, thụ
động, ít quan tâm đến cảm nhận, suy nghĩ, không bồi dưỡng được những năng lực
độc lập, chủ động sáng tạo, biết tìm tịi những tri thức mới của người học. Đó là
những năng lực rất cần thiết trong một nền kinh tế trí thức và xã hội tri thức.
Ngồi ra, cách thức kiểm tra, đánh giá như hiện nay thật sự là một rào cản cho
việc đổi mới phương pháp dạy và học. Thi thế nào thì dạy và học như thế ấy. Việc
đánh giá học sinh chỉ nhằm kiểm tra sự ghi nhớ, thuộc bài mà không chú trọng đến
tư duy sáng tạo, rèn luyện kỹ năng thực hành, tạo điều kiện cho người học tham gia

nghiên cứu, thực nghiệm ứng dụng như hiện nay thì dĩ nhiên vẫn còn cách dạy học
“thầy đọc trò chép”.
Kinh tế của chúng ta đang được cải thiện, đời sống của người dân được nâng
cao nhưng có lẽ nền giáo dục đang đi chệch hướng nếu khơng muốn nói là tụt lùi.
Chúng ta cứ cố nhồi nhét kiến thức cao siêu vào đầu các em nhưng lại không trang
bị cho các em những vốn sống cần thiết để người học tự tin bước vào cuộc sống.

14


Có lẽ, chúng ta cần phải đặt địa vị mình vào các em để hiểu tâm lý và khả năng
của học sinh, soạn những chương trình phù hợp với từng lứa tuổi, đừng đặt yêu cầu
chúng ta sẽ dạy gì cho các em mà nên đặt yêu cầu các em cần trang bị những kiến
thức gì để được phát triển lành mạnh, để thực sự trở thành những con người có ích,
phát triển tồn diện.
Giáo dục Việt Nam đang đứng trước những cơ hội và thách thức to lớn. Mặc
dù đã có nhiều thay đổi trong chương trình và sách giáo khoa, song về cơ bản vẫn là
một nền giáo dục định hướng nội dung đã lỗi thời, chưa bắt kịp xu thế phát triển của
thời đại. Hậu quả là chất lượng giáo dục thấp, chưa đáp ứng được yêu cầu của xã
hội. Bên cạnh đó sự phát triển của khoa học kỹ thuật, sự hội nhập ngày càng sâu
rộng của Việt Nam vào nền kinh tế toàn cầu cũng tạo ra những cơ hội phát triển và
những thách thức mới cho giáo dục nước nhà.
Từ trước tới nay, dạy và học mơn Hóa học của nước ta ln mang nặng lý
thuyết, và những bài tập khơng có trong thực tế cuộc sống. Để phát triển kinh tế
phải cần đến khoa học, nhưng đây là một thứ khoa học thực dụng để đẩy mạnh kinh
tế chứ không phải là một loại lý thuyết mà chúng ta đang trang bị cho học sinh và
sinh viên. Điều này có nghĩa là chúng ta phải tạo ra một môi trường học tập ở đó
học sinh được trải nghiệm, được tự tay xử lý và giải quyết các bài toán thực tế, được
phát triển mọi kỹ năng cần thiết.
1.2. Định hƣớng đổi mới để nâng cao chất lƣợng đào tạo

”Định hướng đối mới PPDH đã được xác định trong Nghị quyết Trung ương 4
khoá VII (1-1993), Nghị quyết Trung ương 2 khoá VIII (12-1996), được thể chế hoá
trong Luật giáo dục( 2005), được cụ thể hoá trong các chỉ thị của Bộ giáo dục và
Đào tạo, đặc biệt là chỉ thị số 14 (4-1999), chỉ thị 55 (2008). Nghị quyết hội nghị
TW lần thứ sáu, Ban chấp hành Trung ương khoá IX đã nêu rõ: “Tập trung chỉ đạo
đổi mới nội dung, chương trình, phương pháp giáo dục theo hướng chuẩn hoá, hiện
đại hoá, sử dụng cơng nghệ thơng tin tiếp cận với trình độ tiên tiến của khu vực và
quốc tế, gắn bó hơn với cuộc sống xã hội, đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực của đất
nước và địa phương” [2]. Chỉ thị 58-CT/TW của Bộ Chính trị ngày 17/10/2000 về
việc đẩy mạnh ứng dụng và phát triển CNTT phục vụ sự nghiệp cơng nghiệp hố,
hiện đại hố có nêu: “Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác giáo

14


dục và đào tạo ở các cấp học, bậc học, ngành học. Phát triển các hình thức đào tạo
từ xa phục vụ cho nhu cầu học tập của toàn xã hội. Đặc biệt tập trung phát triển
mạng máy tính phục vụ cho giáo dục và đào tạo, kết nối internet với tất cả các cơ
sở giáo dục và đào tạo”. Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng đặt ra mục tiêu là: ứng dụng
công nghệ thông tin vào dạy học, coi công nghệ thông tin là hỗ trợ đắc lực nhất cho
việc đổi mới phương pháp dạy học ở tất cả các môn học. “ Đẩy mạnh ứng dụng
công nghệ thông tin trong dạy học và đổi mới cơ chế tài chính giáo dục” được Bộ
Giáo dục và Đào tạo chọn là chủ đề của năm học 2008-2009.
Đổi mới phương pháp dạy học là nhiệm vụ cấp thiết đang đặt ra cho ngành
giáo dục hiện nay. Nghị quyết Đại hội đại biểu lần X của Đảng đã chỉ rõ: “Đổi mới
phương pháp dạy và học, phát huy tư duy sáng tạo và năng lực tự đào tạo của người
học, coi trọng thực hành, thực nghiệm, ngoại khoá, làm chủ kiến thức, tránh nhồi
nhét, học vẹt, học chay”. Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI đã khẳng
định "Đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam theo hướng chuẩn hố,
hiện đại hố, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế, trong đó, đổi mới cơ chế

quản lý giáo dục, phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục là khâu
then chốt” và “Giáo dục và đào tạo có sứ mệnh nâng cao dân trí, phát triển nguồn
nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, góp phần quan trọng xây dựng đất nước, xây dựng
nền văn hóa và con người Việt Nam" [38].
Trong đổi mới PPDH, việc bồi dưỡng năng lực tự học cho HS được đặc biệt
chú trọng. Có thể nói cốt lõi của đổi mới PPDH là hướng tới hoạt động học tập chủ
động, chống lại thói quen học tập thụ động. Tuy nhiên, đổi mới phương pháp dạy
học không có nghĩa là gạt bỏ các phương pháp truyền thống mà phải vận dụng một
cách hiệu quả các phương pháp dạy học hiện có theo quan điểm dạy học tích cực
kết hợp với các phương pháp dạy học hiện đại.
1.3. Dạy học theo dự án
1.3.1. Khái niệm
Thuật ngữ dự án (tiếng Anh là Project), bắt nguồn từ tiếng La tinh
“projicere”, hiểu theo nghĩa phổ thông là một đề án, một dự thảo hay một kế
hoạch, trong đó đề án, dự thảo hay kế hoạch này cần được thực hiện nhằm đạt
mục đích đề ra. Khái niệm dự án được sử dụng phổ biến trong hầu hết các lĩnh

14


vực kinh tế - xã hội như: trong sản xuất, doanh nghiệp, trong nghiên cứu khoa
học cũng như trong quản lí xã hội...
Theo các nhà giáo dục Mỹ : Dạy học theo dự án (DHTDA) là q trình mơ
phỏng và giải quyết các vấn đề thực tế. Trong đó học sinh tự lựa chọn đề tài và thực
hiện các dự án học tập dựa trên sở thích và khả năng của bản thân. Các dự án học
tập không chỉ giúp các em học tốt bài trên lớp mà còn mở rộng ra ngoài phạm vi lớp
học khi các em được phát huy trí thơng minh để hồn thành dự án của mình.
Theo tổ chức giáo dục Oracle (Mỹ) dạy học theo dự án (project- based
leaning- hoặc học dựa trên mô hình dự án) là một phương pháp học tập mang tính
xây dựng, trong đó học sinh tự đưa ra sáng kiến và thực hiện xây dựng phiếu hỏi,

thu thập thông tin, phân tích dữ liệu và đưa ra những nhận định, kết luận về các vấn
đề cụ thể.
Bộ Giáo dục Singapore : Dạy học theo dự án là một hoạt động học tập nhằm
tạo cơ hội cho học sinh tổng hợp kiến thức từ nhiều lĩnh vực học tập, và áp dụng
một cách sáng tạo vào thực tế cuộc sống [5, tr. 125]. Quá trình học theo dự án giúp
học sinh củng cố kiến thức và xây dựng các kỹ năng hợp tác, giao tiếp và học tập
độc lập, chuẩn bị hành trang cho các em trong sự nghiệp học tập suốt đời và đối mặt
với các thử thách trong cuộc sống.
Theo cục Giáo dục Hồng Kông: Dạy học theo dự án là một hoạt động tìm
hiểu sâu về 1 chủ đề cụ thể với mục tiêu, tạo cơ hội để học sinh thực hiện nghiên
cứu vấn đề thông qua việc kết nối các thông tin, phối hợp nhiều kỹ năng giá trị và
thái độ nhằm xây dựng kiến thức và phát triển khả năng và thái độ học tập suốt
đời. Các chủ đề trong học theo dự án chủ yếu liên quan đến việc học và đời sống
hàng ngày của học sinh, có thể nằm trong các mơn học tích hợp hoặc nằm ngồi
chương trình.
Theo dự án Việt - Bỉ : Dạy học theo dự án là một chuỗi các hoạt động dựa
trên động cơ bên trong của học sinh nhằm khám phá và phát hiện một phần của thực
tế (các chuỗi hoạt động thực tế : Thực hiện nghiên cứu; Khám phá các ý tưởng theo
sở thích; Tìm hiểu và xây dựng kiến thức; Học liên môn; Giải quyết các vấn đề;
Cộng tác với các thành viên trong nhóm; Giao tiếp; Phát triển các kỹ năng, thái độ
và sự đam mê.)

14


Theo Intel (Mỹ) : Dạy học theo dự án là một hình thức dạy học, trong đó học
sinh thực hiện một nhiệm vụ học tập phức hợp, gắn với thực tiễn, kết hợp lý thuyết
với thực hành và đánh giá kết quả. Hình thức làm việc chủ yếu là theo nhóm, kết
quả dự án là những sản phẩm hành động có thể giới thiệu được.
Tóm lại, DHDA là một phương pháp (hình thức) dạy học, trong đó người học

thực hiện một nhiệm vụ học tập phức hợp, có sự kết hợp giữa lí thuyết và thực
hành, có tạo ra các sản phẩm có thể giới thiệu. Nhiệm vụ này được người học thực
hiện với tính tự lực cao trong tồn bộ quá trình học tập, từ việc xác định mục đích,
lập kế hoạch, đến việc thực hiện dự án, kiểm tra, điều chỉnh, đánh giá quá trình và
kết quả thực hiện. Làm việc nhóm là hình thức cơ bản của DHDA.
1.3.2. Lịch sử của phương pháp dạy học dự án
Ý tưởng tổ chức dạy học thông qua một dự án ra đời cùng với sự xuất hiện
của các trường dạy nghề trong các cơ sở công nghiệp từ nhiều thế kỷ trước. Nhưng
phải đến cuối thế kỷ XIX thì phương pháp này mới được áp dụng trong các trường
học tích cực ở châu Âu và Bắc Mĩ và người ta mới bắt đầu nghiên cứu những điều
kiện cần thiết cho hiệu quả của nó.
Một trong những thử nghiệm đầu tiên của việc dạy học theo dự án được Giôn
Đi-uây (1859-1952) tiến hành ở đại học Chicago, nước Mĩ. Học sinh được chia thành
các nhóm nhỏ và tham gia thực hiện các dự án cụ thể mà trong đó họ học đọc, viết, tính
tốn, học cách tư duy khoa học, cách chú ý lắng nghe người khác, học cách đảm nhận
trách nhiệm và học nhiều thứ khác. Đi-uây đã rút ra 3 khẳng định chắc chắn:
1) Tất cả học sinh, để học tập, phải tích cực và làm ra một cái gì đó.
2) Tất cả học sinh phải học cách suy nghĩ và giải quyết các vấn đề.
3) Tất cả học sinh phải học cách hợp tác với người khác để chuẩn bị cho
cuộc sống ngoài xã hội.
Năm 1918, William Kilpatrich (1871-1965) viết một bài báo gây tiếng vang
lớn có tiêu đề là “phương pháp dự án” (the project method). Tiếp đó, ơng đã phổ
biến rộng rãi phương pháp này qua các giờ dạy của mình tại trường sư phạm thuộc
đại học Columbia ở Mĩ, qua các cuộc hội thảo và qua một cuốn sách xuất bản năm
1925. Theo Kilpatrich, dự án là một hoạt động có một mục đích cụ thể và được diễn
ra trong một môi trường xã hội.

14



Đầu thế kỷ XX, các học thuyết tâm lý giáo dục của Giăng Pi-a-giê và Lép
Vư-gốt-ki ra đời góp phần tạo cho việc học tập theo dự án một cơ sở lí luận vững
chắc và một vị trí đặc biệt trong các trường học. Các nhà sư phạm theo phong trào
giáo dục mới đã áp dụng dạy học dự án cho học sinh ở mọi lứa tuổi, đối với hầu hết
các môn học, với nhiều chủ đề đa môn hoặc liên môn và trong những môi trường
học tập đa dạng. Theo họ, mọi dự án đều phải mang đến những chuyển biến đối với
cuộc sống của học sinh cả trong lẫn ngoài trường học và mọi dự án của trường học
đều phải có xu hướng trở thành dự án của cuộc sống.
Ngày nay, dạy học dự án cịn mang tính toàn cầu và càng phát triển hơn nữa
với sự hỗ trợ của các phương tiện kỹ thuật hiện đại, đặc biệt là mạng Internet. Nhiều
trường học ở Đức hàng năm đều dành riêng một tuần cuối năm học cho việc dạy
học dự án và gọi đó là dự án cuối năm học. Trong tuần học này, giáo viên các môn
hoặc tự học sinh đề xuất những dự án liên quan đến những kiến thức đã học. Học
sinh tự đăng kí tham gia vào dự án mà họ yêu thích. Tổ chức Trinh sát và Hướng
đạo Pháp (Les Scouts et Guides de France) đã tiến hành cho trẻ em và thanh niên
trên tồn thế giới, khơng phân biệt quốc tịch, sắc tộc, văn hóa, tơn giáo và hồn
cảnh xã hội cùng thực hiện những dự án học tập với các mục đích giáo dục về nhân
cách, giới tính, lối sống cộng đồng và sự tôn trọng thiên nhiên. Dự án CoVis,
Collaborative Visualization) ở Canada cho phép một sự hợp tác làm việc qua mạng
giữa các học sinh.
Phương pháp dạy học dự án du nhập vào nước ta từ cuối năm 2003. Chương
trình “dạy học cho tương lai” của Intel kết hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo đã triển
khai thí điểm dạy học dự án tại 20 trường học thuộc 9 tỉnh thành trong cả nước.
Hiện nay, dạy học dự án là một trong những hướng nghiên cứu ưu tiên trong việc áp
dụng các phương pháp dạy học tích cực ở trường phổ thông.
1.3.3. Đặc điểm của dạy học dự án
Có rất nhiều kiểu dự án được tiến hành trong lớp học. Một dự án được coi là
hiệu quả khi nó đạt được sự cân bằng giữa khả năng thực hiện của học sinh với ý đồ
thiết kế của giáo viên, chỉ rõ những công việc học sinh cần làm. Những đặc điểm
dưới đây sẽ giúp nhận diện rõ thế nào là bài học theo dự án hiệu quả


14


1.3.3.1. Học sinh là trung tâm của quá trình dạy học
- Chú ý đến hứng thú của người học, tính tự lực cao: Học sinh được trực tiếp
tham gia chọn đề tài, nội dung học tập phù hợp khả năng và hứng thú của cá nhân,
khuyến khích tính tích cực, tự lực, tính trách nhiệm, sự sáng tạo của người học.
Giáo viên đóng vai trị là người tư vấn, hướng dẫn và giúp đỡ.
- Người học được cộng tác làm việc, lựa chọn nhiệm vụ phù hợp: Các dự án
được thực hiện theo nhóm, có sự cộng tác và phân cơng cơng việc giữa các thành
viên trong nhóm, rèn luyện tính sẵn sàng và kĩ năng cộng tác làm việc giữa các
thành viên tham gia, giữa giáo viên và học sinh cũng như các lực lượng xã hội tham
gia vào dự án.
1.3.3.2. Dự án tập trung vào những mục tiêu học tập quan trọng gắn với các chuẩn
Những dự án tốt được phát triển dựa trên những nội dung cốt lõi của chương
trình đáp ứng các chuẩn quốc gia và địa phương. Dự án có các mục tiêu rõ ràng gắn
với các chuẩn và tập trung vào những hiểu biết của học sinh sau quá trình học. Từ
việc định hướng vào mục tiêu, giáo viên sẽ chọn lựa hình thức dạy học phù hợp, lập
kế hoạch đánh giá và tổ chức các hoạt động dạy và học. Kết quả của dự án được thể
hiện kết tinh trong sản phẩm của học sinh và q trình thực hiện nhiệm vụ, ví dụ
phần thuyết trình đầy thuyết phục hay ấn phẩm thơng tin thể hiện sự lĩnh hội các
chuẩn nội dung và mục tiêu dạy học.
1.3.3.3. Dự án được định hướng theo Bộ câu hỏi khung chương trình
Câu hỏi khung chương trình sẽ giúp các dự án tập trung vào những hoạt động
dạy học trọng tâm. Học sinh được giới thiệu về dự án thông qua các câu hỏi gợi mở
những ý tưởng lớn, xun suốt và có tính liên mơn. Học sinh sẽ buộc phải tư duy
sâu hơn về các vấn đề nội dung của môn học theo các chuẩn và mục tiêu. Có ba dạng
câu hỏi khung chương trình: Câu hỏi khái quát, Câu hỏi bài học và Câu hỏi nội dung.
Câu hỏi khái quát là các câu hỏi rộng, có tính mở, đề cập đến các ý tưởng lớn và các

khái niệm xuyên suốt. Câu hỏi loại này thường mang tính liên mơn, giúp học sinh hiểu
được mối quan hệ giữa các môn học. Các câu hỏi bài học được gắn trực tiếp với dự án,
hỗ trợ việc tìm kiếm lời giải cho Câu hỏi khái quát. Các câu hỏi bài học thể hiện mức
độ hiểu những khái niệm cốt lõi về dự án của học sinh. Các câu hỏi nội dung thường
mang tính thực tiễn cao, bám sát các chuẩn và mục tiêu đã đề ra.

14


1.3.3.4. Dự án địi hỏi các hình thức đánh giá đa dạng và thường xuyên
Ngay từ khi triển khai dự án, các kết quả dự kiến cần phải được làm rõ và
phải ln được rà sốt nhiều lần để kiểm chứng mức độ lĩnh hội bằng các phương
pháp đánh giá khác nhau. Học sinh sẽ được xem mẫu và hướng dẫn trước để thực
hiện cơng việc có chất lượng nhất, và phải biết rõ điều gì đang chờ đợi ngay từ khi
bắt đầu dự án. Cần phải tạo cơ hội để rà soát, phản hồi hay điều chỉnh trong suốt
quá trình thực hiện dự án.
1.3.3.5. Dự án có liên hệ với thực tiễn
- Gắn liền với hoàn cảnh: Chủ đề dự án xuất phát từ tình huống của thực tiễn
nghề nghiệp, đời sống xã hội, phù hợp trình độ người học.
- Có ý nghĩa thực tiễn xã hội: Các dự án gắn việc học tập trong nhà trường với
thực tiễn đời sống xã hội, địa phương, gắn với môi trường, mang lại tác động xã hội
tích cực.
- Kết hợp giữa lý thuyết và thực hành: Thơng qua đó, kiểm tra, củng cố, mở rộng
hiểu biết lý thuyết cũng như rèn luyện kỹ năng hành động, kinh nghiệm thực tiễn
của người học.
- Dự án mang nội dung tích hợp: Kết hợp tri thức của nhiều môn học hay lĩnh
vực khác nhau để giải quyết một vấn đề mang tính phức hợp.
1.3.3.6. Học sinh thể hiện sự hiểu biết của mình thơng qua sản phẩm hoặc q trình
thực hiện
Thơng thường các dự án được kết thúc với việc học sinh thể hiện thành quả

học tập của mình thơng qua các bài thuyết trình, các văn bản tài liệu, các mơ hình
dàn dựng, các đề án hoặc thậm chí là các sự kiện mô phỏng như một hội thảo giả.
Những sản phẩm cuối cùng này giúp học sinh thể hiện khả năng diễn đạt và làm chủ
q trình học tập.
1.3.3.7. Cơng nghệ hiện đại hỗ trợ và thúc đẩy việc học của học sinh
Học sinh được tiếp cận với nhiều công nghệ khác nhau giúp hỗ trợ phát triển
kỹ năng tư duy, cho ý kiến đánh giá về nội dung và hỗ trợ tạo ra sản phẩm cuối. Với
sự trợ giúp của công nghệ, học sinh tự chủ hơn với kết quả cuối cùng, có cơ hội “cá
nhân hố sản phẩm”. Học sinh có thể vươn ra khỏi 4 bức tường lớp học bằng cách
cộng tác với các lớp học từ xa qua email và các trang web tự tạo, hoặc trình bày
việc học của mình qua các chương trình đa phương tiện.

14


1.1.3.8. Kỹ năng tư duy là không thể thiếu trong làm việc theo dự án
Làm việc theo dự án sẽ hỗ trợ phát triển cả kỹ năng tư duy siêu nhận thức lẫn
tư duy nhận thức như hợp tác, tự giám sát, phân tích dữ liệu, và đánh giá thơng tin.
Trong suốt quá trình thực hiện dự án, các câu hỏi khung chương trình sẽ kích thích
học sinh tư duy và liên hệ với các khái niệm mang ý nghĩa thực tiễn cao.
1.1.3.9. Chiến lược dạy học đa dạng hỗ trợ phong cách học đa dạng
Các chiến lược dạy học sẽ tạo ra một môi trường học tập đa dạng hơn, thúc
đẩy tư duy bậc cao hơn. Những chiến lược dạy học sẽ giúp đảm bảo cho học sinh
được tiếp cận với tịan bộ học liệu của chương trình, tạo cơ hội thành công cho mỗi
học sinh. Trong giảng dạy có thể kết hợp các kỹ thuật dạy học hợp tác, làm việc
nhóm, phân nhánh tổ chức, nhận xét phản hồi từ giáo viên hoặc từ bạn học
1.3.3.10. Thời gian thực hiện dự án kéo dài
Dự án không chỉ được thực hiện 45 phút trên lớp mà có thể kéo dài hàng
tuần, hàng tháng, thậm chí cả năm.
1.3.4. Quy trình của dạy học dự án

1.1.4.1. Chọn đề tài và xác định mục đích của dự án
Giáo viên và học sinh cùng đề xuất, xác định đề tài và mục đích của dự án,
chú ý đến việc liên hệ hoàn cảnh thực tiễn xã hội và đời sống, chú ý đến hứng thú
người học cũng như ý nghĩa xã hội của đề tài [5, tr 132 - 140].
1.1.4.2. Xác định đề cương, kế hoạch thực hiện
Cần xác định công việc cần làm, thời gian dự kiến, dự kiến vật liệu, kinh phí,
phương pháp tiến hành và phân cơng cho mỗi thành viên trong nhóm.
1.1.4.3. Thực hiện dự án, chú ý đến sản phẩm
Thực hiện các hoạt động trí tuệ và hoạt động thực tiễn, thực hành, những
hoạt động này xen kẽ và tác động qua lại lẫn nhau. Kiến thức lí thuyết, các phương
án giải quyết vấn đề được thử nghiệm qua thực tiễn. Trong q trình đó, sản phẩm
của dự án và thông tin mới được tạo ra.
1.1.4.4. Thu thập kết quả và công bố sản phẩm
Kết quả thực hiện dự án có thể viết dưới dạng thu hoạch, báo cáo, luận văn…
và được giới thiệu công bố. Sản phẩm có thể là vật chất được tạo ra hoặc hành động
phi vật chất.

14


1.1.4.5. Đánh giá dự án
Giáo viên và học sinh đánh giá quá trình thực hiện kết quả cũng như kinh
nghiệm đạt được. Từ đó rút ra những kinh nghiệm cho việc thực hiện các dự án tiếp
theo. Kết quả dự án có thể được đánh giá từ bên ngồi.
Trên thực tế, việc phân chia các giai đoạn chỉ mang tính tương đối, chúng có
thể xen kẽ và thâm nhập lẫn nhau. Việc kiểm tra, điều chỉnh cần được thực hiện
trong tất cả các giai đoạn của dự án, phù hợp cấu trúc, nhiệm vụ của từng dự án
khác nhau. Mặt khác, cũng có rất nhiều tác giả đã và đang nghiên cứu về dạy học dự
án, và đưa ra các giai đoạn khác nhau của dạy học dự án. Thế nhưng, dù có phân
chia khác nhau như thế nào thì tất cả đều đảm bảo đặc điểm, bản chất của phương

pháp dạy học này.
Theo Savoie và Hughes miêu tả quá trình dạy học dự án gồm các bước sau:
1. Xác định một vấn đề phù hợp với học sinh
2. Liên kết vấn đề với thế giới của các em học sinh
3. Tổ chức chủ đề xung quanh dự án, chứ không phải môn học
4. Tạo cho học sinh cơ hội để xác định phương pháp và kế hoạch học để giải quyết vấn đề
5. Khuyến khích sự cộng tác bằng cách tạo ra các nhóm học tập
6. Yêu cầu tát cả học sinh trình bày kết quả học tập dưới hình thức một dự án hoặc
một chương trình.
1.3.5. Vai trị của giáo viên và học sinh trong dạy học dự án
1.3.5.1. Vai trò của giáo viên trong dạy học dự án
- Không dạy nội dung cần học theo cách truyền thống
- Từ các nội dung nhìn ra sự liên quan của nó tới các vấn đề của cuộc sống
- Hình thành ý tưởng về một dự án liên quan đến nội dung học
- Tạo vai trò cho học sinh trong dự án, làm cho vai trò của học sinh gắn với nội
dung cần học (thiết kế các bài tập cho học sinh)
Vì vậy, giáo viên khơng phải như một chun gia mà đóng vai trị người
hướng dẫn, tham vấn (chứ khơng phải cầm tay chỉ việc).
1.3.5.2. Vai trị của học sinh trong dạy học dự án
- Học sinh học bằng việc tham gia thực hiện một dự án (là một bài tập tình huống)
có liên hệ chặt chẽ với nội dung học

14


- Học sinh đóng vai thuộc các ngành nghề khác nhau, hồn thành vai trị dựa trên
những kiến thức, kỹ năng nhất định liên quan đến nội dung học
- Học sinh tự quyết định cách tiếp cận vấn đề, tự hoạch định và tổ chức các hoạt động
- Học sinh tập giải quyết các vấn đề của cuộc sống thực bằng kỹ năng của người lớn
- Làm việc theo nhóm

- Học sinh hoàn thành việc học với các sản phẩm cụ thể
- Học sinh phải trình bày và bảo vệ sản phẩm có tích hợp cơng nghệ thơng tin của mình
Với vai trị này thì học sinh thực sự là trung tâm của quá trình dạy học, chủ
động tìm kiếm, lĩnh hội kiến thức, đáp ứng được yêu cầu,nhiệm vụ dạy học.
1.3.6. Các công cụ dùng trong phương pháp dạy học dự án
1.1.6.1. Sổ theo dõi dự án:
Sổ này được phát cho học sinh ngay từ lúc bắt đầu dự án để sử dụng trong suốt
quá trình thực hiện dự án. Nó giúp học sinh lập kế hoạch dự án, ghi lại những khó
khăn, thắc mắc và những điều chỉnh trong quá trình thực hiện dự án, đánh giá tiến trình
thực hiện dự án và kết quả dự án. Sổ theo dõi dự án cũng chính là một quyển nhật kí
dự án cho phép giáo viên nắm được tình hình thực hiện dự án của học sinh.
1.1.6.2. Phiếu đánh giá cá nhân:
Phiếu này được phát cho mỗi học sinh ngay từ lúc bắt đầu dự án và được thu
lại sau khi kết thúc dự án. Phiếu đánh giá cá nhân cho phép mỗi học sinh tự đánh
giá những khả năng và hứng thú của mình, thường là liên quan đến vấn đề trong dự
án. Các tiêu chí đánh giá được diễn đạt dưới dạng những câu như: “ Tơi có thể…”,
“Tơi thích…”,…và mức độ đánh giá có thể là theo thứ bậc (tốt, khá,…) hoặc theo
thang điểm (10,9,8,…). Giáo viên cũng có thể cho học sinh tự dánh giá trước và sau
khi thực hiện dự án để theo dõi sự thay đổi về quan niệm, năng lực và hứng thú của
mỗi học sinh qua quá trình thực hiện dự án.
1.1.6.3. Phiếu đánh giá tập thể của dự án:
Phiếu này được phát cho các thành viên tham gia dự án ngay từ lúc bắt đầu
dự án để sử dụng trong pha tổng kết dự án. Các thành viên khác tham gia buổi tổng
kết dự án cũng có thể thực hiện việc đánh giá qua phiếu này. Phiếu đánh giá tập thể
cho phép mọi nguời đánh giá về chất lượng sản phẩm dự án và có thể về cả phần
trình bày của các học sinh theo thứ bậc (tốt, khá,…) hoặc theo thang điểm( 10,9,..)

14



1.3.7. So sánh dạy học truyền thống và dạy học dự án
Bảng 1.1. So sánh dạy học truyền thống và dạy học dự án
Dạy học truyền thống

Dạy học theo dự án

Học sinh thuộc và nhớ kiến Học sinh hiểu kiến thức và biết
Mục tiêu
thức, biết vận dụng kiến thức vận dụng kiến thức để giải
để giải bài tập
quyết những nhiệm vụ thực
tiễn
Là vấn đề (nếu có) nảy sinh từ Là vấn đề bắt nguồn từ cuộc
quá trình học, nhiều khi khơng sống, vì thế thường hấp dẫn,
Vấn đề học tập
hấp dẫn, không thiết thực với thiết thực với học sinh
học sinh
- Tiến trình giải quyết vấn đề - Tiến trình khoa học để giải
trong khoa học hóa học
quyết nhiều vấn đề khác nhau
- Khó có thể tích hợp cơng
- Có thể dễ dàng tích hợp cơng
Giải quyết vấn đề
nghệ thơng tin
nghệ thông tin
- Thường phân tán học sinh
- Hội tụ nhiều học sinh cùng
trong khâu giải quyết vấn đề
nhau giải quyết vấn đề
- Nội dung học biến thành

- Hoạt động giải quyết vấn đề
Hoạt động học
hoạt động (nếu có)
của thực tiễn bằng nội dung
tập
- Hoạt động cá nhân
cần học
- Hoạt động nhóm
Người dạy là trung tâm, tổ
Người học là trung tâm, thực
chức kiến thức thành các
hiện các nhiệm vụ dưới sự hỗ
nhiệm vụ giao cho học sinh
trợ của giáo viên để xây dựng
kiến thức cho mình.
Phương pháp
Giáo viên đưa ra các phương
Học sinh tự lựa chọn phương
pháp làm việc
pháp làm việc và có thể làm
việc trong hoặc ngồi trường
Hiểu biết mới dẫn đến thành Thành công sẽ dẫn đến hiểu
công. Sai lầm là khơng tốt
biết. Sai lầm là bình thường
Kết quả học tập

- Nội dung trong khuôn khổ - Tổng thể kiến thức mang tính
chương trình học
liên mơn, vượt ra khỏi khn
- Kỹ năng trong lĩnh vực hóa khổ nội dung

học
- Kỹ năng tư duy bậc cao, kỹ
năng sống

14


1.3.8. Ưu nhược điểm của dạy học dự án
1.3.8.1. Ưu điểm
- Gắn lý thuyết với thực tiễn
- Kích thích động cơ hứng thú học tập của học sinh
- Phát huy tính tự lực, tính trách nhiệm, sáng tạo
- Phát triển năng lực giải quyết những vấn đề phức hợp mang tính tích hợp
- Phát triển năng lực cơng tác làm việc và kỹ năng giao tiếp
- Rèn luyện tính bền bỉ, kiên nhẫn
- Phát triển năng lực đánh giá [5, tr. 150].
1.3.8.2. Hạn chế:
- Địi hỏi có thời gian để học sinh nghiên cứu tìm hiểu và ít nhiều cần có một
nguồn tài chính để mua sắm các phương tiện cần thiết.
- Khơng thích hợp trong việc dạy học các tri thức lí thuyết trừu tượng và các
hệ thống kiến thức chặt chẽ.
- Cần phải thay đổi thói quen, lối mòn của phương pháp dạy học cũ của giáo
viên và học sinh.
- u cầu giáo viên có trình độ chun mơn và nghiệp vụ sư phạm, tích cực,
u nghề.
1.4. Giáo dục bảo vệ môi trƣờng
1.4.1. Môi trường, những vấn đề cơ bản về giáo dục môi trường
1.4.1.1. Môi trường và tầm quan trọng của môi trường
Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh con
người, có ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và

sinh vật. [10, tr. 5].
- Về mặt địa lí, có thể chia thành phần môi trường gồm:
+ Thạch quyển: vỏ Trái Đất hay thạch quyển là một lớp vỏ cứng rất mỏng, có cấu
tạo hình thái phức tạp, thành phần khơng đồng nhất, có thành phần thay đổi theo các
vị trí khác nhau (ở phần lục địa dày 60 – 70 km, từ 2 – 8 km dưới đáy đại dương).
Thành phần hóa học và tính chất vật lí của thạch quyển tương đối ổn định, ảnh
hưởng rất lớn đến sự sống trên Trái Đất.

14


+ Thủy quyển: là lớp vỏ mỏng, không liên tục bao quanh Trái Đất bao gồm nước
ngọt, nước mặn ở cả ba trạng thái rắn, lỏng, hơi. Thủy quyển bao gồm: biển, hồ, ao,
sơng ngịi, nước ngầm, băng tuyết. Thủy quyển có vai trị vơ cùng quan trọng duy
trì sự sống của con người và các động thực vật, cân bằng khí hậu tồn cầu.
+ Khí quyển: Là lớp khơng khí bao quanh Trái Đất, ln chịu ảnh hưởng của Vũ
Trụ, trước hết là mặt Trời. Khí quyển rất quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển
của sinh vật trên Trái Đất [25, tr. 39].
- Về mặt sinh học, trên Trái Đất cịn có sinh quyển tạo thành mơi trường sống
Sinh quyển bao gồm tồn bộ sinh vật sống trong các lớp đất, nước và khơng
khí của Trái Đất. Sinh quyển gồm nhiều khu sinh học, mỗi khu có những đặc điểm
về địa lí, khí hậu và thành phần sinh vật khác nhau, bao gồm các khu sinh học trên
cạn, khu sinh học nước ngọt và khu sinh học biển [7, tr. 200].
Các cơ chế xác định tính thống nhất và toàn vẹn của sinh quyển là sự di
truyền và tiến hóa của thế giới sinh vật, mà con người là sinh vật tiến hóa nhất.
Các thành phần môi trường không tồn tại ở trạng thái tĩnh mà ln có sự
chuyển hóa trong tự nhiên, diễn ra theo chu trình và thơng thường ở dạng cân bằng,
gọi là sự cân bằng sinh thái. Chính sự cân bằng này bảo đảm cho sự sống trên Trái
Đất phát triển ốn định. Các chu trình phổ biến nhất trong tự nhiên là chu trình C,
chu trình N, S…Khi các chu trình này khơng ở trạng thái cân bằng thì các sự cố về

môi trường sẽ xảy ra, tác động đến sự tồn tại của con người và sinh vật ở một khu
vực hoặc quy mơ tồn cầu.
Các chức năng cơ bản của môi trường: [10, tr. 5].
* Môi trường là không gian sống của con người và các loài sinh vật.
* Môi trường là nơi cung cấp tài nguyên cần thiết cho đời sống và hoạt động
sản xuất của con người.
* Môi trường là nơi chứa đựng các chất phế thải do con người tạo ra trong
đời sống và hoạt động sản xuất của mình.
* Mơi trường là nơi giảm nhẹ các tác động có hại của thiên nhiên tới con
người và sinh vật trên Trái đất.
* Môi trường là nơi lưu trữ và cung cấp thông tin cho con người.

14


Mơi trường có vai trị đặc biệt đối với sự sống và chất lượng cuộc sống của
con người. Con người cần có mơi trường trong lành, tài ngun thiên nhiên thích
hợp để sử dụng trong sinh hoạt, sản xuất nhằm hình thành, phát triển nhân cách,
nâng cao chất lượng cuộc sống cả về vật chất và tinh thần.
Mơi trường có tầm quan trọng đặc biệt đối với sự phát triển bền vững của đất
nước trong quá trình phát triển. Con người khơng chỉ khai thác thiên nhiên mà cịn
phải giữ gìn và bảo vệ mơi trường tự nhiên, tạo lập môi trường nhân tạo phù hợp
với nhu cầu của cuộc sống và các hoạt động sản xuất, dịch vụ. Xây dựng môi
trường xã hội với các mối quan hệ cộng đồng xã hội tốt đẹp, bảo đảm phát triển bền
vững và lợi ích lâu dài cho các thế hệ hơm nay và mai sau.
1.4.1.2. Thực trạng ô nhiễm môi trường.
Theo Luật Bảo vệ Mơi trường của Việt Nam: "Ơ nhiễm mơi trường là sự làm
thay đổi tính chất của mơi trường, vi phạm Tiêu chuẩn môi trường".
Trên thế giới, ô nhiễm môi trường được hiểu là việc chuyển các chất thải hoặc
năng lượng vào mơi trường đến mức có khả năng gây hại đến sức khoẻ con người,

đến sự phát triển sinh vật hoặc làm suy giảm chất lượng môi trường. Các tác nhân ô
nhiễm bao gồm các chất thải ở dạng khí (khí thải), lỏng (nước thải), rắn (chất thải
rắn) chứa hoá chất hoặc tác nhân vật lý, sinh học và các dạng năng lượng như nhiệt
độ, bức xạ.
Tuy nhiên, môi trường chỉ được coi là bị ô nhiễm nếu trong đó hàm lượng,
nồng độ hoặc cường độ các tác nhân trên đạt đến mức có khả năng tác động xấu đến
con người, sinh vật và vật liệu.
a. Ô nhiễm mơi trường nước
Ơ nhiễm nước là sự biến đổi nói chung do con người đối với chất lượng
nước, làm nhiễm bẩn nước và gây nguy hiểm cho con người, cho cơng nghiệp, nơng
nghiệp, ni cá, nghỉ ngơi, giải trí, cho động vật ni và các lồi hoang dã".
Nhiều nghiên cứu trên thế giới cho thấy con người có thể sống nhịn ăn trong
năm tuần, nhưng nhịn uống nước thì không quá năm ngày và nhịn thở không quá
năm phút. Muốn tiêu hóa, hấp thụ tốt thức ăn, con người đều cần có nước. Nước cần
thiết cho sự tăng trưởng và duy trì cơ thể sống, là nhu cầu thiết yếu của cây trồng,
điều tiết chế độ nhiệt, ánh sáng, chất dinh dưỡng, vi sinh vật...và cũng là yếu tố cực

14


×