Tải bản đầy đủ (.pdf) (18 trang)

Nhận thức của người bệnh trầm cảm về biểu hiện nguyên nhân và cách điều trị rối loạn này

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (374.45 KB, 18 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ HỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC
---oOo---

GIANG NGỌC THỤY VY

NHẬN THỨC CỦA NGƯỜI BỆNH TRẦM CẢM VỀ BIỂU HIỆN,
NGUYÊN NHÂN
VÀ CÁCH ĐIỀU TRỊ RỐI LOẠN NÀY

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÝ HỌC

HÀ NỘI - 2016


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ HỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC
---oOo---

GIANG NGỌC THỤY VYs

NHẬN THỨC CỦA NGƯỜI BỆNH TRẦM CẢM VỀ BIỂU HIỆN,
NGUYÊN NHÂN
VÀ CÁCH ĐIỀU TRỊ RỐI LOẠN NÀY

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÝ HỌC
Chuyên ngành: TÂM LÝ HỌC LÂM SÀNG TRẺ EM VÀ VỊ THÀNH NIÊN
MÃ SỐ: THÍ ĐIỂM

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN: 1. TS. AMIE POLLACK
2. TS. TRẦN THÀNH NAM



HÀ NỘI - 2016


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Rối loạn trầm cảm chủ yếu (còn gọi là Rối loạn trầm cảm điển hình hay
Rối loạn trầm cảm nặng và thường được gọi là Trầm cảm) là một dạng rối
loạn tâm thần phổ biến và gây ra gánh nặng cho xã hội. Trầm cảm chiếm 1015% trong dân số chung [12] với tỉ lệ tự tử thành công khá cao và khả năng
tái phát lên đến 50% [30]. Báo cáo Gánh nặng toàn cầu do bệnh tật giai đoạn
1990-2020 của Christopher cho thấy rối loạn này là nguyên nhân thứ hai gây
ra tàn tật [69] và làm suy giảm đáng kể chất lượng cuộc sống con người
khoảng 63% khi so sánh với nhóm người khỏe mạnh hoặc bị bệnh mạn tính
khác [39],[78].
Kinh nghiệm của các nước trên thế giới cho thấy công cuộc chăm sóc sức
khỏe cho những người bệnh trầm cảm thực sự gặp khó khăn nếu như chính
bản thân bệnh nhân không nhận thức đúng về vấn đề họ gặp phải. Các nghiên
cứu cho thấy nhận thức thấp về bệnh không những liên quan đến việc bệnh
nhân trầm cảm không đến cơ sở chăm sóc y tế cho đến khi bệnh kéo dài, trở
nên trầm trọng hơn [75] mà còn ảnh hưởng lớn đối với việc tìm kiếm sự giúp
đỡ và cam kết với những can thiệp được đề nghị [82] và cả phịng ngừa [84].
Chính vì thế, trên thế giới trong những năm qua, nghiên cứu hiểu biết về sức
khỏe tâm thần nói chung và về trầm cảm nói riêng của cộng đồng và cả của
bệnh nhân được tiến hành nhằm tìm giải pháp để tăng cường hiệu quả và cam
kết điều trị. Kết quả của các nghiên cứu đi trước đều khẳng định rằng khả
năng hiểu triệu chứng, nhận định về nguyên nhân và ý thức sự ảnh hưởng của
bệnh có ảnh hưởng tích cực đến cách chọn dịch vụ điều trị của bệnh nhân
cũng như tăng cường niềm tin, sự tuân thủ của người bệnh về phương pháp trị
liệu hay hỗ trợ được chứng minh có hiệu quả.


3


Tại Việt Nam, ngoài một vài nghiên cứu quan niệm của bệnh nhân về rối
loạn tâm thần nói chung và trầm cảm nói riêng tại cộng đồng [22],[86], hầu
hết các nghiên cứu về sức khỏe tâm thần chỉ tập trung mô tả tỉ lệ dịch tễ, biểu
hiện triệu chứng, tỉ lệ đáp ứng điều trị thuốc. Nói cách khác, thật sự khơng có
nhiều cơng bố khoa học nào khảo sát về hiểu biết trầm cảm của chính bệnh
nhân mắc rối loạn này, đặc biệt trên người bệnh đang đến khám tại cơ sở
chăm sóc sức khỏe tâm thần chuyên khoa.
Tóm lại, (1) từ thực trạng tỉ lệ mắc trầm cảm trong xã hội và gánh nặng do
trầm cảm gây ra; (2) từ xu hướng và kết hợp các nghiên cứu đi trước về hiểu
biết của cộng đồng về tổn thương sức khỏe tâm thần trong đó có trầm cảm;
(3) từ thực tiễn thiếu vắng các nghiên cứu về nhận thức của bệnh nhân trầm
cảm về biểu hiện, nguyên nhân và cách điều trị căn bệnh này, chúng tôi tiến
hành thực hiện luận văn với đề tài "Nhận thức của người bệnh trầm cảm về
biểu hiện, nguyên nhân và cách điều trị rối loạn này".
2. Mục đích nghiên cứu
Mục đích của nghiên cứu nhằm đánh giá thực trạng nhận thức về (a) biểu
hiện của trầm cảm; (b) nguyên nhân gây trầm cảm; (c) cách thức và hiệu quả
của can thiệp; (d) năng lực vận dụng kiến thức cho bản thân. Từ đó, đưa ra
một số khuyến nghị, đề xuất cho các cơ sở chuyên khoa và cộng đồng nhằm
tìm các biện pháp nâng cao hiểu biết về bệnh trầm cảm cũng như ứng dụng và
phát triển những liệu pháp tâm lý phù hợp với nguồn lực sẵn có mà vẫn được
chấp nhận về mặt khoa học, văn hóa, kinh tế và xã hội.
3. Câu hỏi nghiên cứu
Từ mục đích nghiên cứu, một số câu hỏi được đặt ra cho đề tài gồm:
Câu hỏi 1: Thực trạng nhận thức của người bệnh trầm cảm (hiểu biết và
vận dụng kiến thức) về rối loạn này trong việc nhận diện, nhận định các triệu
chứng, nguyên nhân và cách ứng phó -điều trị như thế nào?

4


Câu hỏi 2: Nhận thức của người bệnh trầm cảm về rối loạn này (triệu
chứng, nguyên nhân, cách ứng phó - điều trị) có khác biệt giữa các nhóm tuổi,
giới tính, trình độ học vấn, nghề nghiệp, thu nhập và tình trạng hơn nhân hay
khơng?
Câu hỏi 3: Nhận thức của của người bệnh trầm cảm về rối loạn này (triệu
chứng, nguyên nhân, cách ứng phó - điều trị) có liên hệ với mức độ trầm cảm,
mức độ ảnh hưởng hoạt động chức năng và số lượng nguồn thông tin về trầm
cảm mà bệnh nhân đã tiếp cận trước đây không?
4. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
- Khách thể nghiên cứu:
Tất cả bệnh nhân được chẩn đoán Rối loạn Trầm cảm chủ yếu theo tiêu
chuẩn chẩn đoán ICD-10 hoặc DSM-IV-TR, loại trừ bệnh nhân có kèm triệu
chứng loạn thần.
- Cỡ mẫu: 109 bệnh nhân (55 bệnh nhân tại Viện sức khỏe Tâm thần và 54
bệnh nhân tại Bệnh viện Tâm thần Thành phố Hồ Chí Minh).
- Cách chọn mẫu: Ngẫu nhiên
Tất cả bệnh nhân vừa đến khám lần đầu tiên tại 2 cơ sở trên (từ tháng
5/2015) sau khi được bác sĩ chẩn đoán trầm cảm trên lâm sàng theo đúng tiêu
chuẩn chẩn đốn và đáp ứng tiêu chí chọn mẫu sẽ đều được chọn tham gia
vào nghiên cứu.
- Đối tượng nghiên cứu:
Nhận thức của bệnh nhân về trầm cảm (hiểu biết về biểu hiện, sự ảnh
hưởng lên cuộc sống, nguyên nhân được nhận biết, cách điều trị và tìm kiếm
giúp đỡ, và cách vận dụng những hiểu biết này cho bản thân).
Các yếu tố ảnh hưởng đến nhận thức về trầm cảm của bệnh nhân.

5



5. Giả thuyết nghiên cứu
Thẩm định các giả thuyết sau:
5.1. Giả thuyết 1
Người bệnh trầm cảm không nhận diện đầy đủ triệu chứng và khơng gọi
tên chính xác rối loạn mà mình mắc phải. Bệnh nhân có xu hướng dán nhãn
vấn đề trầm cảm bằng bệnh cơ thể, bệnh thần kinh. Nhận định nguyên nhân
tập trung vào nhóm di truyền và áp lực từ môi trường. Cách thức điều trị chủ
yếu là uống thuốc và có sử dụng cả yếu tố tâm linh trong chữa trị.
5.2. Giả thuyết 2
Nhận thức của bệnh nhân về triệu chứng, nguyên nhân, cách ứng phó - điều
trị trầm cảm có sự khác biệt giữa các nhóm tuổi, giới tính, trình độ học vấn,
nghề nghiệp, thu nhập và tình trạng hơn nhân.
5.3. Giả thuyết 3
Có mối tương quan giữa nhận thức của bệnh nhân về triệu chứng, nguyên
nhân, cách ứng phó - điều trị rối loạn trầm cảm và mức độ rối loạn chức năng,
mức độ trầm cảm mà bệnh nhân đang trải nghiệm cũng như số lượng nguồn
thông tin tuyên truyền về trầm cảm mà người bệnh tiếp cận trước đó.
6. Nhiệm vụ nghiên cứu
6.1. Nghiên cứu lý luận
Tìm hiểu cơ sở lý luận về trầm cảm, hiểu biết của bệnh nhân về trầm cảm.
Cụ thể, nghiên cứu này sẽ tìm hiểu các biểu hiện của trầm cảm, sự ảnh hưởng
của trầm cảm lên các mặt trong cuộc sống, nguyên nhân được nhận biết, cách
điều trị trầm cảm, việc vận dụng kiến thức cho bản thân họ. Bên cạnh đó,
tham khảo các cơng trình nghiên cứu đi trước về các công cụ đo sử dụng cho
đề tài.

6



6.2. Nghiên cứu thực tiễn
Triển khai thu thập dữ liệu – khảo sát nhận thức về trầm cảm của bệnh
nhân bị rối loạn này khi đến khám tại bệnh viện tâm thần.
Tiến hành phân tích số liệu để trả lời câu hỏi nghiên cứu của đề tài và
chứng minh hoặc bác bỏ các giả thuyết nghiên cứu.
7. Phương pháp nghiên cứu
7.1. Nghiên cứu tài liệu
Phương pháp này sẽ hệ thống lại cơ sở lý thuyết, đồng thời tìm hiểu các
nghiên cứu đã có về trầm cảm, nhận thức về trầm cảm của người bệnh bằng
việc tham khảo các cơng trình nghiên cứu, sách, báo, tạp chí chun ngành
trong và ngồi nước, v.v… Từ đó, xác định bảng khảo sát những điều này cho
bệnh nhân trầm cảm.
Tìm hiểu sơ lược một số nghiên cứu liên quan việc áp dụng mơ hình trị liệu
tâm lý ngắn hạn có thể phù hợp văn hóa và tình hình kinh tế, xã hội nước ta
để hỗ trợ việc tuân thủ điều trị thuốc. Từ đó, đề xuất cho hướng nghiên cứu
thực nghiệm tiếp theo.
7.2. Đánh giá bằng các thang đo
7.2.1. Bảng 1: Xác định mức độ trầm cảm của bệnh nhân bằng Thang đánh
giá mức độ trầm cảm Hamilton (HAM-D) và Thang đo trầm cảm Beck (BDI)
- Thang đánh giá trầm cảm Hamilton: ra đời năm 1960 từ tác giả Hamilton,
viết tắt là HDRS (Hamilton Depression Rating Scale) hoặc HAM-D
(Hamilton Depression) nhưng đến nay vẫn còn được dùng phổ biến trên lâm
sàng. Thang được cấu thành một mặt bởi những triệu chứng thường quan sát
thấy ở hầu hết bệnh nhân trầm cảm, mặt khác bởi các biểu hiện tuy ít xảy ra
hơn nhưng khi xuất hiện thì chúng giúp xác định được mỗi thể lâm sàng riêng
biệt của rối loạn trầm cảm.
7



- Thang đo trầm cảm Beck: nguyên bản đầu tiên được giới thiệu bởi các tác
giả Beck, Ward, Mendelson, Mock và Erbaugh vào năm 1961. Đây là thang
tự đánh giá nhằm đo lường những biểu hiện trầm cảm, thời gian hồn thành
khoảng 10 phút.
Có những nghiên cứu chứng minh cho thấy có sự tương quan giữa 2 thang
HAM-D và BDI (0,73) [48].
7.2.2. Bảng 2: Đánh giá những thay đổi liên quan bệnh đến chất lượng cuộc
sống của bệnh nhân bằng Thang đánh giá Sự thay đổi Công việc và xã hội
(WSAS). Đây là thang dành cho bệnh nhân tự đánh giá mức độ ảnh hưởng
các hoạt động chức năng của mình do bệnh lý gây ra [68].
7.3. Điều tra bằng bảng hỏi
Các câu hỏi mở kiểu phỏng vấn và bảng hỏi Likert đã được nghiên cứu và
thực hiện ở nước ngoài sau khi được dịch sẽ áp dụng trước với một nhóm nhỏ
người tham gia để điều chỉnh, thích ứng cho phù hợp với ngơn ngữ, văn hóa
trước khi tiến hành chính thức cho nghiên cứu. Q trình này có sự hỗ trợ và
thống nhất của các giảng viên hướng dẫn.
7.3.1. Bảng 3: Dựa vào những câu hỏi có nguồn gốc từ Bảng danh mục
Phỏng vấn Mơ hình Giải thích (Explanatory Model Interview Catalogue –
EMIC của Weiss et al., 1992). Khảo sát này dựa vào nghiên cứu trầm cảm
trên thang EMIC của Ấn Độ (Raguram và cộng sự, 1996; Weiss và cộng sự,
1992) [76],[88] và Anh (Jadhav và cộng sự, 2001) [51] và thêm phần thang
phản ánh những quan điểm bệnh học liên quan sinh học (Nieuwsma, Jason A.,
2010) [71].

8


Tìm hiểu nhận thức về trầm cảm gồm:
- Các câu hỏi mở: điều tra theo phương pháp phỏng vấn nhằm để chính
bệnh nhân trả lời với những hiểu biết hay quan niệm họ đang có mà khơng bị

ảnh hưởng bởi bảng hỏi cho sẵn. Các câu hỏi liên quan tên gọi vấn đề, các
triệu chứng khiến bệnh nhân đến khám, nguyên nhân của vấn đề theo quan
niệm của bệnh nhân và cách thức bệnh nhân lựa chọn để tìm kiếm sự giúp đỡ
và điều trị.
- Bảng hỏi khảo sát: Là bảng liệt kê có nguồn gốc từ nước ngồi nên được
chỉnh sửa và thích ứng lại cho phù hợp. Phần này gồm khảo sát những hiểu
biết của người bệnh trầm cảm về các triệu chứng nhận biết, nguyên nhân và
cách điều trị, ứng phó trước rối loạn này.
7.4. Phương pháp thống kê toán học
Phương pháp này được dùng để xử lý các kết quả thu được từ bảng hỏi.
Các thông tin sẽ được mã hóa và xử lý bằng phần mềm SPSS 22.0.
8. Đóng góp mới của đề tài
Khả năng nhận diện triệu chứng, nguyên nhân cũng như cách tự đi tìm
kiếm sự hỗ trợ và chọn lựa điều trị của đại bộ phận người bệnh trầm cảm.
Sự ảnh hưởng của các yếu tố nhân khẩu học đối với sự khác biệt trong nhận
thức về trầm cảm của người bệnh.
Mối tương quan giữa mức độ rối loạn, mức độ bị ảnh hưởng hoạt động
chức năng, số lượng thông tin tuyên truyền về trầm cảm được bệnh nhân tiếp
cận và mức độ nhận thức trầm cảm của họ.
Đưa ra một số khuyến nghị dựa trên kết quả điều tra nhằm góp phần cải
thiện và nâng cao nhận thức về trầm cảm của người dân.

9


9. Phạm vi và giới hạn của đề tài
9.1. Giới hạn về nội dung nghiên cứu
Nghiên cứu nhận thức về trầm cảm của đề tài chỉ giới hạn ở các khía cạnh:
a) Khả năng người bệnh nhận diện triệu chứng, nguyên nhân của trầm cảm
các hình thức can thiệp, hỗ trợ có hiệu quả.

d) Khả năng người bệnh vận dụng kiến thức cho bản thân.
9.2. Giới hạn về địa bàn nghiên cứu
Địa bàn khảo sát: Viện Sức khỏe Tâm thần (Hà Nội) và Bệnh viện Tâm
thần Thành phố Hồ Chí Minh (Thành phố Hồ Chí Minh).
9.3. Giới hạn về khách thể nghiên cứu
Khách thể: Bệnh nhân từ trên 18 tuổi đến khám lần đầu tiên, được chẩn
đoán bị trầm cảm tại VSKTT (Hà Nội) và BVTTTPHCM khi đáp ứng tiêu
chuẩn chọn mẫu và đồng ý tham gia nghiên cứu.
Giới hạn về thời gian nghiên cứu: tiến hành từ tháng 5 - 11/2015.
Giới hạn về cỡ mẫu: giới hạn về nhân lực và địa lý nên chỉ chọn tại bệnh
viện chuyên khoa trung tâm thành phố lớn là nơi tác giả học tập và làm việc.
Giới hạn về việc sử dụng đồng nhất thang đo mức độ trầm cảm: Dùng 2
thang khác nhau đang áp dụng cho người bệnh trầm cảm tại mỗi địa bàn
nghiên cứu.
10.Cấu trúc đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, mục lục, danh mục tài liệu
tham khảo thì luận văn dự kiến gồm 3 chương nội dung chính như sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận.
Chương 2: Tổ chức và phương pháp nghiên cứu.
Chương 3: Phân tích kết quả nghiên cứu thực tiễn.

10


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bệnh viện Tâm thần Trung ương 1 (2015), Nghiên cứu dịch tể các rối
loạn tâm thần tại cộng đồng ở Việt Nam.
2. Bệnh viện Tâm thần TP.Hồ Chí Minh (2015), Giới thiệu Bệnh viện, Truy
cập từ: />3. Hoàng Bộ và cộng sự (1995), "Sơ bộ nhận xét về lo âu, trầm cảm và suy
nhược tại Phòng khám tổng hợp Bệnh viện Tâm thần Biên Hịa", Cơng

trình nghiên cứu khoa học về ICD-10, tr. 97-103.
4. Brigitta B. (2003), "Sinh lý bệnh trầm cảm và cơ chế điều trị", Chuyên đề
tâm thần học, NXB Y học, Hà Nội.
5. Trần Văn Cường và cộng sự (1999), "Nghiên cứu dịch tể lâm sàng và các
rối loạn trầm cảm", Nội san Viện sức khỏe Tâm thần, tr. 4-6.
6. Lâm Xuân Điền (1999), "Nghiên cứu dịch tể bệnh tâm thần ở dân số
chung tại Thành phố Hồ Chí Minh 1998-1999", Tài liệu Nghiên cứu khoa
học – Thư viện Bệnh viện Tâm thần TP.HCM.
7. Nguyễn Đăng Dung và Nguyễn Văn Siêm (2000), "Bệnh rối loạn trầm
cảm", Bách khoa thư bệnh học, Tập 1, Trung tâm biên soạn từ điển Bách
khoa Việt Nam, Hà Nội, tr. 225-230.
8. Đặng Hoàng Hải (2003). "Đánh giá hiệu quả của biện pháp hướng dẫn
trong điều trị trầm cảm tại Trung tâm sức khỏe Tâm thần Thành phố Hồ
Chí Minh", Tài liệu Nghiên cứu khoa học – Thư viện Bệnh viện Tâm thần
TP.HCM.
9. Đặng Hoàng Hải và Lê Hiếu (2002). "Nhận xét hiệu quả điều trị rối loạn
trầm cảm tại Trung tâm sức khoẻ Tâm thần TPHCM", Nghiên cứu khoa
học – Thư viện Bệnh viện Tâm thần TP.HCM.
10. Lê Hiếu (2001). "Khảo sát lâm sàng các rối loạn khí sắc tại khoa khám
bệnh người lớn Trung tâm sức khỏe tâm thần năm 2001", Tài liệu Nghiên
cứu khoa học – Thư viện Bệnh viện Tâm thần TP.HCM.
11. Isaac Schweteitzer và Gordon Parker (2001), "Rối loạn cảm xúc", Cơ sở
lâm sàng tâm thần học, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, tr. 155-164.
12. Ngơ Tích Linh (2005), "Rối loạn trầm cảm nặng", Tâm thần học, Nhà
xuất bản Y học, Thành phố Hồ Chí Minh, tr. 116-123.

11


13. Trương Văn Lợi (2013), Ứng dụng liệu pháp hoạt hóa hành vi can thiệp

cho bệnh nhân trầm cảm đang điều trị tại bệnh viện Tâm thần Trung ương
I, Luận văn Thạc sĩ Tâm lý học, Đại học Quốc gia Hà Nội-Trường Đại
học Giáo dục.
14. Trần Ngọc Ly (2015), Nhận thức của giáo viên tiểu học về sức khỏe tâm
thần học sinh, Luận văn Thạc sĩ Tâm lý học, Đại học Quốc gia Hà Nộitrường Đại học Giáo dục.
15. Trần Thành Nam (2001), Tìm hiểu nhận thức của các bậc cha mẹ về tổn
thương SKTT trẻ em, Luận văn tốt nghiệp, Đại học Khoa học Xã hội và
Nhân văn ĐHQGHN.
16. Nguyễn Văn Nhận và cộng sự (1998), Tâm lý Y học, Nhà xuất bản Y học
Hà Nội.
17. Nguyễn Sinh Phúc và cộng sự (2004), Trắc nghiệm tâm lý lâm sàng, Nhà
xuất bản quân đội nhân dân Hà Nội.
18. Ngô Thị Minh Tâm (2013), Bước đầu áp dụng liệu pháp nhận thức hành
vi cho bệnh nhân có rối loạn trầm cảm ở Bệnh viện Tâm thần Huế, Luận
văn Thạc sĩ Tâm lý học, Đại học Quốc gia Hà Nội-Trường Đại học Giáo
dục.
19. Tổ chức y tế thế giới (1992), "Giai đoạn trầm cảm", Phân loại bệnh quốc
tế lần thứ 10 về các rối loạn tâm thần và hành vi, Hà Nội.
20. Tổ chức Y tế thế giới (WHO) (1992), Phân loại bệnh quốc tế lần thứ 10
về các rối loạn tâm thần và Hành vi, Hà Nội.
21. Lâm Tứ Trung (2011), Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và điều trị bệnh
nhân trầm cảm bằng liệu pháp kích hoạt hành vi tại Bệnh viện tâm thần
thành phố Đà Nẵng, Luận án chuyên khoa II-Tâm thần học, Đại học Y
Hà Nội.
22. Lâm Tứ Trung và cộng sự (2012), Đánh giá hoạt động can thiệp truyền
thơng dự án chăm sóc sức khỏe tâm thần dựa vào cộng đồng, VVAF, Hà
Nội.
23. Đặng Thị Thanh Tùng (2015), Mối quan hệ giữa nhận thức của cha mẹ về
biểu hiện và nguyên nhân tổn thương sức khỏe tâm thần trẻ em với hành
vi ứng xử của họ, Luận văn Thạc sĩ Tâm lý học, Đại học Quốc gia Hà

Nội-Trường Đại học Giáo dục.

12


24. Bệnh viện Bạch Mai - Viện Sức khỏe Tâm thần Quốc gia (2012),
/>8&Itemid=88.
25. Nguyễn Khắc Viện và cộng sự (1991), Từ điển Tâm lý học, Nhà xuất bản
Ngoại văn Hà Nội.
26. Nguyễn Kim Việt và cộng sự (1984), "Lâm sàng và điều trị các rối loạn
cảm xúc ở bệnh nhân nữ tuổi từ 45-65 ở Viện sức khỏe Tâm thần", Cơng
trình nghiên cứu khoa học về ICD-10, tr. 151-157.
27. VVAF (2012), Thí điểm mơ hình chăm sóc sức khỏe tâm thần kết hợp
từng bước tại thành phố Đà Nẵng và tỉnh Khánh Hòa năm 2009-2011,
Quỹ Cựu chiến binh Mỹ tại Việt Nam Hà Nội.
28. Trần Đình Xiêm (1996), "Sử dụng thuốc trong Tâm Thần Học: Các thuốc
chống trầm cảm", Dược lý Tâm thần, Nhà Xuất bản Y học.
29. Beck A. T. (1988), "Psychometric properties of the Beck Depression
Inventory: Twenty-five years of evaluation", Clinical Psychology Review,
8 (1), pp. 77-100.
30. Joshua T. Thornhill I. (2012), NMS Psychiatry, Wolters Kluwer Health,
60.
31. Aggarwal N. K., Balaji M., Kumar S., et al. (2014), "Using consumer
perspectives to inform the cultural adaptation of psychological treatments
for depression: A mixed methods study from South Asia", Journal of
affective disorders, 163, pp. 88-101.
32. AkiskaL H., B Sadock, V Sadock (Eds.) (2005), "Mood disorders:
historical introduction and conceptual overview", Comprehensive
Textbooks of Psychiatry, 1, London, Lippincott Williams and Wilkins.
33. Arana G. W., Rosenbaum J. F. (2000), Handbook of psychiatric drug

therapy, Lippincott Williams & Wilkins.
34. Association A. P. (2014), Desk Reference to the Diagnostic Criteria From
DSM-5®, American Psychiatric Pub.
35. Association A. P. (2000), Diagnostic Criteria from dsM-IV-TR, American
Psychiatric Pub.
36. Baldwin D. S., Birtwistle J. (2002), An atlas of depression. Informa
Healthcare.
13


37. Bhugra D. (1989), "Attitudes towards mental illness", Acta Psychiatrica
Scandinavica, 80 (1), pp. 1-12.
38. Bhui K., Bhugra D. (2002), "Explanatory models for mental distress:
implications for clinical practice and research", The British Journal of
Psychiatry, 181 (1), pp. 6-7.
39. Bonicatto S., Dew M., Zaratiegui R., et al. (2001), "Adult outpatients with
depression: worse quality of life than in other chronic medical diseases in
Argentina", Social science & medicine, 52 (6), pp. 911-919.
40. Christodoulou G., Havaki-Kontaxaki B.,
Kontaxakis V. (2002),
"Prevention of depression", WPA Bull on Depress, 5, pp. 2-8.
41. De Carvalho W C. D. (1995), "Etats dépressifs chez l'adulte, Les Maladies
dépresives", Medicine - sciences Flamamation, pp. 3-18.
42. Dogra N., Omigbodun O., Adedokun T., et al. (2011), "Nigerian
secondary school children's knowledge of and attitudes to mental health
and illness", Clinical child psychology and psychiatry, pp. 13-59.
43. Fouad N. A., Arredondo P. (2007), "Becoming culturally oriented:
Practical advice for psychologists and educators", American
Psychological Association.
44. Furnham A. (2009), "Psychiatric and Psychotherapeutic literacy: Attitudes

to, and knowledge of, psychotherapy", International Journal of Social
Psychiatry.
45. Furnham A., Lousley C. (2013), Mental health literacy and the anxiety
disorders.
46. Furnham A., Wong L. (2007), "A cross-cultural comparison of British and
Chinese beliefs about the causes, behaviour manifestations and treatment
of schizophrenia", Psychiatry research, 151 (1), pp. 123-138.
47. Ganasen K., Parker S., Hugo C., et al. (2008), "Mental health literacy:
focus on developing countries: review article", African Journal of
Psychiatry, 11 (1), pp. 23-28.
48. Groth-Marnat G. (2009), Handbook of psychological assessment, John
Wiley & Sons.
49. Hamilton M. (1960), "A rating scale for depression", Journal of
neurology, neurosurgery, and psychiatry, 23 (1), pp. 56.
14


50. Heppner P. P. (2006), "The Benefits and Challenges of Becoming CrossCulturally Competent Counseling Psychologists Presidential Address",
The Counseling Psychologist, 34 (1), pp. 147-172.
51. Jadhav S., Weiss M. G., Littlewood R. (2001), "Cultural experience of
depression among white Britons in London", Anthropology & Medicine, 8
(1), pp. 47-69.
52. Jorm A. F. (2012), "Mental health literacy: empowering the community to
take action for better mental health", American Psychologist, 67 (3), pp.
231.
53. Jorm A. F., Christensen H., Griffiths K. M. (2006), "The public's ability
to recognize mental disorders and their beliefs about treatment: changes in
Australia over 8 years", Australian and New Zealand Journal of
Psychiatry, 40 (1), pp. 36-41.
54. Jorm A. F., Korten A., Jacomb P., et al. (1997), "Mental health literacy. a

survey of the public’s ability to recognise mental disorders and their
beliefs about the effectiveness of treatment", Med J Aust, 166 (4), pp.
182-186.
55. Jorm A. F., Korten A. E., Jacomb P. A., et al. (1999), "Attitudes towards
people with a mental disorder: a survey of the Australian public and
health professionals", Australian and New Zealand Journal of Psychiatry,
33 (1), pp. 77-83.
56. Jorm A. F., Nakane Y., Christensen H., et al. (2005), "Public beliefs about
treatment and outcome of mental disorders: a comparison of Australia and
Japan", BMC medicine, 3 (1), pp. 12.
57. Kaplan H., Sadock B., Grebb J. (1994), "Synopsis of psychiatry: behavior
sciences", Clinical psychiatry, Baltimore: Williams & Wilkins.
58. Karasz A. (2005), "Cultural differences in conceptual models of
depression", Social science & medicine, 60 (7), pp. 1625-1635.
59. Kermode M., Bowen K., Arole S., et al. (2009), "Attitudes to people with
mental disorders: a mental health literacy survey in a rural area of
Maharashtra, India", Social psychiatry and psychiatric epidemiology, 44
(12), pp. 1087-1096.
60. Klimidis S., Hsiao F.-H., Minas I. H. (2007), "Chinese-Australians'
knowledge of depression and schizophrenia in the context of their under-

15


utilization of mental health care: an analysis of labelling", International
Journal of Social Psychiatry, 53 (5), pp. 464-479.
61. Koyama T., Tachimori H., Sawamura K., et al. (2009), "Mental health
literacy of autism spectrum disorders in the Japanese general population",
Social psychiatry and psychiatric epidemiology, 44 (8), pp. 651-657.
62. Lawrence V., Murray J., Banerjee S., et al. (2006), "Concepts and

causation of depression: A cross-cultural study of the beliefs of older
adults", The Gerontologist, 46 (1), pp. 23-32.
63. Levav I., Shemesh A., Grinshpoon A., et al. (2004), "Mental healthrelated knowledge, attitudes and practices in two kibbutzim", Social
psychiatry and psychiatric epidemiology, 39 (9), pp. 758-764.
64. Link B. G., Phelan J. C., Bresnahan M., et al. (1999), "Public conceptions
of mental illness: labels, causes, dangerousness, and social distance",
American journal of public health, 89 (9), pp. 1328-1333.
65. McKELVEY R. S., Baldassar L. V., Sang D. L., et al. (1999),
"Vietnamese parental perceptions of child and adolescent mental illness",
Journal of the American Academy of Child & Adolescent Psychiatry, 38
(10), pp. 1302-1309.
66. Mezzich J. E., FABREGA Jr H., Coffman G. A. (1987), "Multiaxial
characterization of depressive patients", The Journal of nervous and
mental disease, 175 (6), pp. 339-346.
67. Mirza I., Hassan R., Chaudhary H., et al. (2006), "Short Report-Eliciting
explanatory models of common mental disorders using the Short
Explanatory Model Interview (SEMI) Urdu adaptation-a pilot study",
JPMA-The Journal of the Pakistan Medical Association, 56 (10), pp.
461.
68. Mundt J. C., Marks I. M., Shear M. K., et al. (2002), "The Work and
Social Adjustment Scale: a simple measure of impairment in functioning",
The British Journal of Psychiatry, 180 (5), pp. 461-464.
69. Murray C. J., Lopez A. D. (1997), "Alternative projections of mortality
and disability by cause 1990–2020: Global Burden of Disease Study", The
Lancet, 349 (9064), pp. 1498-1504.
70. Nguyen A. (2003), "Cultural and social attitudes towards mental illness in
Ho Chi Minh City, Vietnam", Stanford Undergraduate Research Journal,
2, pp. 27-31.
16



71. Nieuwsma J. A. (2009), "Depression beliefs in northern India and the
United States: A cross-cultural study", University of Wyoming.
72. Nunnally Jr J. C. (1961), "Popular conceptions of mental health: Their
development and change".
73. Organization W. H. (2015), "MhGAP intervention guide for mental,
neurological and substance use disorders in non-specialized health
settings", The Lancet.
74. Organization W. H. (2001), The World Health Report 2001: Mental
health: new understanding, new hope, World Health Organization.
75. Patel V., Abas M., Broadhead J., et al. (2001), "Depression in developing
countries: lessons from Zimbabwe", BMJ: British Medical Journal, 322
(7284), pp. 482.
76. Raguram R., Weiss M. G., Channabasavanna S., et al. (1996), "Stigma,
depression, and somatization in South India", American Journal of
Psychiatry, 153 (8), pp. 1043-1049.
77. Rahman A. (2007), "Challenges and opportunities in developing a
psychological intervention for perinatal depression in rural Pakistan–a
multi-method study", Archives of women's mental health, 10 (5), pp. 211219.
78. Rapaport M. H., Clary C., Fayyad R., et al. (2005), "Quality-of-life
impairment in depressive and anxiety disorders", American Journal of
Psychiatry, 162 (6), pp. 1171-1178.
79. Rippere V. (1977), Commonsense beliefs about depression and
antidepressive behaviour: A study of social consensus. Behaviour
Research and Therapy, 15 (6), pp. 465-473.
80. Rosenstock I. M., Strecher V. J., Becker M. H. (1988), "Social learning
theory and the health belief model", Health Education & Behavior, 15
(2), pp. 175-183.
81. Rouillon F L. E. (1995), "Epidemiologie de la depression", Medicine sciences Flamamation, Paris, pp. 274-281.
82. Saravanan B., Jacob K., Johnson S., et al. (2007), "Belief models in first

episode schizophrenia in South India", Social psychiatry and psychiatric
epidemiology, 42 (6), pp. 446-451.

17


83. Scior K., Furnham A. (2011), "Development and validation of the
intellectual disability literacy scale for assessment of knowledge, beliefs
and attitudes to intellectual disability", Research in developmental
disabilities, 32 (5), pp. 1530-1541.
84. Srinivasan J., Cohen N. L., Parikh S. V. (2003), "Patient attitudes
regarding causes of depression: implications for psychoeducation",
Canadian Journal of Psychiatry, 48 (7), pp. 493-495.
85. Stahl S. M. (2000), "Essential psychopharmacology of depression and
bipolar disorder", Cambridge university press.
86. Van der Ham L., Wright P., Van T. V., et al. (2011), "Perceptions of
mental health and help-seeking behavior in an urban community in
Vietnam: An explorative study", Community mental health journal, 47
(5), pp. 574-582.
87. Wagner R., Manicavasagar V., Silove D., et al. (2006), "Characteristics of
Vietnamese patients attending an anxiety clinic in Australia and
perceptions of the wider Vietnamese community about anxiety",
Transcultural psychiatry, 43 (2), pp. 259-274.
88. Weiss M. G., Raguram R., Channabasavanna S. (1995), "Cultural
dimensions of psychiatric diagnosis. A comparison of DSM-III-R and
illness explanatory models in south India", The British Journal of
Psychiatry, 166 (3), pp. 353-359.

18




×