Tải bản đầy đủ (.pdf) (109 trang)

Rèn luyện kỹ năng xây dựng đoạn văn nghị luận ở lớp 10 trung học phổ thông

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.55 MB, 109 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

NGUYỄN THỊ XOAN

RÈN LUYỆN KỸ NĂNG XÂY DỰNG ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN
Ở LỚP 10 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ SƯ PHAM NGỮ VĂN

Chuyên ngành: LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
(BỘ MÔN NGỮ VĂN)
Mã số: 60 14 10

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS NGUYỄN QUANG NINH

HÀ NỘI – 2012

1


MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài..........................................................................................
2. Lịch sử vấn đề .............................................................................................
3. Mục đích nghiên cứu..................................................................................
4. Nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................................
5. Đối tượng nghiên cứu .................................................................................
6. Phạm vi nghiên cứu....................................................................................
7. Giả thuyết khoa học ....................................................................................


8. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................
9. Dự kiến đóng góp của luận văn ..................................................................
10. Cấu trúc của luận văn ................................................................................

1
3
5
5
6
6
6
7
7
8
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI ............... 9
1.1. Cơ sở lý luận ............................................................................................ 9
1.1.1. Khái niệm về kỹ năng ........................................................................... 9
1.1.2. Văn nghị luận ........................................................................................ 10
1.1.3. Đoạn văn nghị luận ............................................................................... 17
1.1.4. Vai trò của việc tổ chức dạy học đoạn văn nghị luận trong nhà
trường THPT ................................................................................................... 26
1.2. Cơ sở thực tiễn ......................................................................................... 29
1.2.1. Mục tiêu, nội dung chương trình Ngữ văn 10 ...................................... 29
1.2.2. Thực trạng dạy và học đoạn văn nghị luận ở trường THPT ................. 30
Chƣơng 2: TỔ CHỨC RÈN LUYỆN KỸ NĂNG XÂY DỰNG
ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN Ở LỚP 10 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG ...........39
2.1 Mục tiêu rèn luyện kỹ năng xây dựng đoạn văn nghị luận ở lớp 10
trung học phổ thông ...................................................................................................39
2.1.1. Rèn luyện kỹ năng phải giúp học sinh nhận thức đúng đắn vai
trị, vị trí của đoạn văn trong bài văn nghị luận nói riêng và trong giao tiếp

nói chung.....................................................................................................................39
2.1.2. Rèn kỹ năng xây dựng đoạn văn phải dựa vào nội dung chương
trình, SGK cũng như yêu cầu của kiểu bài để lựa chọn nội dung, cách
thức, biện pháp luyện tập cụ thể, thích hợp .................................................... 40

4


1.1.3. Hình thành kỹ năng xây dựng đoạn văn nghị luận phải đảm bảo
tính khoa học, sư phạm; phát huy được vai trị chủ thể tích cực, vận
động, sáng tạo của học sinh ............................................................................ 41
2.2. Tổ chức cho học sinh rèn luyện kỹ năng xây dựng đoạn văn nghị
luận ở lớp 10 THPT ........................................................................................ 43
2.2.1. Các hình thức rèn luyện kỹ năng xây dựng đoạn văn nghị luận........... 43
2.2.2. Cách thức rèn luyện kỹ năng viết đoạn văn nghị luận ở lớp 10 trung
học phổ thông .............................................................................................................45
Chƣơng 3: THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM.................................................... 74
3.1. Những vấn đề chung ................................................................................ 74
3.1.1. Mục đích thực nghiệm .......................................................................... 74
3.1.2. Yêu cầu thực nghiệm ............................................................................ 74
3.1.3. Đối tượng và thời gian thực nghiệm ..................................................... 74
3.1.4. Nội dung thực nghiệm .......................................................................... 75
3.2. Quá trình tổ chức thực nghiệm ................................................................ 75
3.2.1. Soạn giáo án thực nghiệm ..................................................................... 75
3.2.2. Tiến hành dạy học đối chứng và dạy học thực nghiệm ........................ 88
3.2.3. Tổ chức kiểm tra, đánh giá ................................................................... 89
3.2.4. Phân tích kết quả dạy đối chứng và dạy thực nghiệm .......................... 90
3.3. Kết luận khoa học .................................................................................... 93
KẾT LUẬN CHUNG ................................................................................... 96
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 99

PHỤ LỤC

5


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Viết tắt

Viết đầy đủ

DHĐC

Dạy học đối chứng

DHTN

Dạy học thực nghiệm

HDHS

Hướng dẫn học sinh

SGK

Sách giáo khoa

SV – HT

Sự vật - hiện tượng


THPT

Trung học phổ thông

TN

Thực nghiệm

3


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
1.1. Trong hệ thống ngơn ngữ, đoạn văn là một đơn vị có ý nghĩa rất quan
trọng. Nó khơng chỉ là nơi hội tụ các đơn vị nhỏ hơn như từ hoặc câu mà cịn
là nơi bộc lộ rõ nét năng lực, trình độ ngôn ngữ của người sử dụng. Ở đây
người viết không chỉ dừng lại ở việc dùng từ, đặt câu mà quan trọng hơn là
phải biết cách liên kết các câu, các phát ngơn thành một chỉnh thể cao hơn, có
khả năng chuyển tải nhiều ý nghĩa khác nhau. Thực tế sử dụng ngơn ngữ cho
thấy q trình giao tiếp khơng chỉ sử dụng một câu mà đó là tập hợp nhiều
câu khác nhau. Tuy nhiên đây không phải là tập hợp một cách máy móc, mà
là sự sắp xếp rất nghiêm ngặt và chặt chẽ. Chính vì thế để góp phần nâng cao
chất lượng của việc sử dụng ngôn ngữ trong học tập và giao tiếp hàng ngày
của học sinh thì mỗi giáo viên trong quá trình giảng dạy cần có ý thức rèn
luyện kỹ năng xây dựng đoạn, liên kết đoạn.
1.2. Dạy học làm văn thực chất chính là cung cấp cho học sinh những kỹ năng
để giao tiếp, lĩnh hội và tạo lập văn bản. Nên trong quá trình giảng dạy giáo
viên ngồi việc rèn luyện cho học sinh các kỹ năng như: Phân tích đề, tìm ý
và lập dàn ý… thì việc rèn kỹ năng xây dựng đoạn văn cũng cần đặc biệt quan
tâm. Bởi vì đoạn văn là một phần của văn bản, việc liên kết các đoạn văn lại

tạo thành một văn bản hoàn chỉnh. Nhưng chất lượng của một bài văn lại phụ
thuộc rất nhiều vào khả năng dựng đoạn của người viết. Ngoài ra việc rèn
luyện kỹ năng xây dựng đoạn văn còn đóng vai trị quan trọng trong việc nâng
cao năng lực giao tiếp của học sinh bởi chất lượng của quá trình giao tiếp phụ
thuộc rất nhiều vào khả năng dựng đoạn của người nói. .
1.3. Mục tiêu dạy học Làm văn nói chung và dạy làm văn nghị luận nói riêng
là vấn đề được cả xã hội và ngành giáo dục quan tâm. Ngồi việc góp phần
phát triển cũng như hồn thiện tư duy nhân cách cho học sinh thì việc đầu tư
phát triển năng lực cũng như cá tính học sinh cũng đang là yêu cầu, nhiệm vụ

6


hàng đầu trong giáo dục hiện đại khi mà “sự đơn giản trong tư duy, sự nghèo
nàn trong tình cảm và sự phiến diện trong nhân cách học sinh” [219] đang là
hồi cịi báo động và là điều khơng thể chấp nhận được trong nền giáo dục hiện
nay. Dạy văn nói chung và dạy làm văn nghị luận nói riêng là rèn cho học
sinh có được bản lĩnh sống đúng đắn, dám thể hiện quan điểm chính kiến của
mình, rèn cho học sinh phát huy được tiềm năng và cá tính sáng tạo của bản
thân trước những hiện tượng xảy ra trong văn học và trong đời sống. Tuy
nhiên để học sinh làm được điều đó học sinh phải có kỹ năng giao tiếp, kỹ
năng viết đoạn văn. Chính thế việc rèn luyện kỹ năng viết đoạn văn nghị luận
tưởng chừng đơn giản, nhỏ nhặt nhưng vô cùng thiết yếu với học sinh trong
quá trình tạo lập văn bản.
1.4. Thực tế dạy học cho thấy, tuy thể loại văn nghị luận khá quen thuộc với
giáo viên và học sinh nhưng trong quá trình giảng dạy nhiều giáo viên chưa
chú trọng đến việc rèn luyện cho học sinh kỹ năng xây dựng đoạn văn, chưa
có sự phối hợp nhuần nhuyễn giữa việc dạy lý thuyết với thực hành, chưa đưa
ra những mẫu bài tập phong phú, chưa đưa ra các quy trình viết đoạn văn cụ
thể. Vì thế giờ học về viết đoạn văn trở nên qua loa, đại khái dẫn đến việc học

sinh chưa có kỹ năng thiết lập đoạn văn cũng là điều dễ hiểu. Và còn xuất
hiện những tình trạng có nhiều bài văn khơng có kết cấu rõ ràng mạch lạc, bài
viết khơng lơgíc, đầy những câu văn “bất thành cú”. Vậy làm thế nào để học
sinh phổ thơng có những bài văn nghị luận hành văn trơi chảy, lơgic, mạch
lạc? Đó là những câu hỏi của rất nhiều giáo viên dạy bộ môn văn đang đặt ra
và mong muốn tìm hướng giải quyết.
Xuất phát từ những lí do trên, chúng tơi lựa chọn và nghiên cứu đề tài
“Rèn luyện kỹ năng xây dựng đoạn văn nghị luận ở lớp 10 trung học phổ
thông”, với hi vọng góp một phần nhỏ bé vào việc nâng cao chất lượng dạy
học Làm văn nói chung và văn nghị luận nói riêng.
2. Lịch sử vấn đề

7


Hiện nay có rất nhiều những cơng trình nghiên cứu, các bài viết của
những giáo sư, những nhà nghiên cứu đầu ngành, những người có tâm huyết
với mơn làm văn nói chung và văn nghị luận nói riêng. Tuy nhiên căn cứ vào
nội dung nghiên cứu của đề tài, chúng tơi tìm hiểu một số cơng trình liên quan
và phân thành hai nhóm.
2.1. Những cơng trình liên quan gián tiếp đến đề tài
Nhóm tác giả do giáo sư Phan trọng Luận (chủ biên) đã xuất bản cuốn
Phương pháp dạy học Làm văn Nxb ĐHQG, Hà Nội. Cuốn sách đã khẳng
định vai trị và vị trí của phân mơn Làm văn trong chương trình Ngữ văn,
đồng thời đưa ra những vấn đề về mặt phương pháp quý báu trong dạy học
làm văn là bao gồm hai khâu chính: đó là dạy lý thuyết và dạy thực hành.
Bài viết của GS. Trần Đình Sử Bàn về vấn đề dạy Làm văn trong
chương trình sách giáo khoa ở trường THPT Tạp chí ngơn ngữ, (16). Bài viết
đã nêu lên một số bất cập trong chương trình Làm văn, trên cơ sở đó đề xuất
một số yêu cầu về mặt phương pháp.

Cũng bàn về phương pháp dạy học văn nghị luận, tác giả Đỗ Kim Hồi
trong Báo các khoa học tại hội thảo đổi mới phương pháp dạy học văn THPT
cũng đưa ra nhận định: “Chúng ta coi việc làm văn nghị luận là một yêu cầu
bắt buộc là công việc bắt buộc với mỗi học sinh, nhưng chúng ta lại không
làm cho các em thấy được các hoạt động ấy bắt nguồn và sẽ cịn gắn bó thân
thiết với đời sống của mối con người” [3, 301].
Dạy học văn nghị luận là công việc, là yêu cầu vô cùng quan trọng
của việc dạy học trong nhà trường phổ thông “Văn nghị luận đặt ra những
vấn đề tư tưởng và học thuật đòi hỏi người học sinh phải giải quyết từ đó
giúp các em vận dụng tổng hợp các tri thức đã học được từ tự nhiên đến xã
hội, rèn luyện khả năng diễn đạt bằng ngơn ngữ, khả năng tư duy lơgíc
khoa học nghĩa là có phương pháp tư duy đúng để tìm hiểu đúng về vấn đề
và có thái độ đúng trước các sự việc xảy ra trong cuộc sống”. Đây là ý kiến

8


quan điểm của tác giả Bảo Quyến trong cuốn rèn luyện kỹ năng làm văn
nghị luận, Nxb GD (2007).
2.2. Những cơng trình liên quan trực tiếp đến đề tài
Đoạn văn là đơn vị cơ bản trong hệ thống ngôn ngữ và có ý nghĩa quan
trọng trong q trình giao tiếp và tạo lập văn bản. Chính vì vậy, nó trở thành
đối tượng nghiên cứu của nhiều nhà ngôn ngữ học, nhà sư phạm…
Tác giả Nguyễn Quang Ninh trong cuốn 150 bài tập rèn luyện kỹ năng
dựng đoạn văn đã đề cập đến những vấn đề lý thuyết về đoạn văn, trong đó
tác giả quan tâm nhất là khái niệm đoạn văn “Nên coi đoạn văn vừa là sự
phân đoạn nội dung vừa là sự phân đoạn hình thức. Đoạn văn vừa là kết quả
của sự phân đoạn văn bản, vừa là kết quả của sự phân đoạn văn bản về mặt
lôgic - ngữ nghĩa, ngữ pháp, vừa là kết quả của việc thể hiện biểu cảm, thẩm
mỹ” [15,tr.7].

Tiếp tục phát triển quan điểm trên, cuốn sách Luyện cách lập luận
trong đoạn văn nghị luận cho học sinh phổ thông do nhóm tác giả Nguyễn
Quang Ninh, Nguyễn Thị Ban, Trần Hữu Phong biên soạn tập trung chủ yếu
vào việc rèn luyện cho học sinh lập luận trong đoạn văn nghị luận. Ngoài ra
cuốn sách cũng cung cấp thêm một số lý thuyết về đoạn văn và hệ thống bài
tập khá phong phú và bổ ích.
Với mục đích rèn kỹ năng viết đoạn văn nói chung và kỹ năg dựng
đoạn văn nói riêng, GS. Nguyễn Đăng Mạnh trong cuốn Muốn viết được bài
văn hay đã đề cập đến vấn đề Luyện viết đoạn văn. Trong phần này tác giả đã
đề cập khái niệm và cấu tạo đoạn văn trong bài văn nghị luận. Tác giả cho
rằng, đoạn văn phải đảm bảo hai tiêu chí. Thứ nhất, nằm giữa hai chỗ xuống
dịng, thụt đầu dòng, viết hoa khi mở đầu, chấm xuống dòng khi kết thúc. Thứ
hai, chứa một ý tương đối hoàn chỉnh - một chủ đề nhỏ [12,tr.136]. Trong
phần cấu tạo đoạn văn tác giả dựa trên tiêu chí về cách lập luận để phân chia
thành những mơ hình đoạn văn khác nhau. Theo tác giả mơ hình cơ bản của

9


đoạn văn nghị luận là diễn dịch [10,tr.138] và các biến thể khác như quy nạp,
hỗn hợp, nhân quả…
Tác giả Lê Thường trong cuốn Rèn kỹ năng viết đoạn văn trong văn
nghị luận, NXBGD, 2007 cung cấp khái niệm, kết cấu, phân loại, cách viết
đoạn văn trong văn nghị luận. Tác giả bước đầu cho các em thấy rõ cách
phát hiện các ý liên quan đến ý chủ đạo của đoạn văn để cùng với một ý
tưởng, có thể sử dụng nhiều cách trình bày với nhiều cách lập luận để bài
làm được phong phú hơn. Tác giả cũng lưu ý đến kỹ năng chuyển tiếp giữa
các đoạn để góp phần vào việc thể hiện đoạn văn đa dạng và mạch lạc cần
thiết trong tồn bài.
Căn cứ vào những cơng trình đã nghiên cứu và đặc biệt là thơng qua

thực tế giảng dạy và khả năng nhận thức của học sinh luận văn xin đề xuất
một số những cách thức rèn luyện kỹ năng xây dựng đoạn văn nghị luận ở lớp
10 THPT.
3. Mục đích nghiên cứu
- Dựa trên cơ sở lý luận và thực tiễn dạy học các bài Làm văn nghị
luận ở lớp 10 THPT để rèn luyện kỹ năng xây dựng đoạn văn nghị luận cho
học sinh.
- Góp phần vào việc nâng cao chất lượng dạy học làm văn nói chung và
rèn kỹ năng xây dựng đoạn văn nghị luận nói riêng.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Hệ thống hố cơ sở lí luận và thực tiễn của đề tài.
- Đề xuất một số cách rèn luyện kỹ năng xây dựng đoạn văn qua việc
dạy học văn nghị luận ở lớp 10 THPT.
- Tiến hành thực nghiệm sư phạm để kiểm tra tính khả thi của các biện
pháp đề đề xuất.
5. Đối tƣợng nghiên cứu

10


- Điều tra dạy học thực nghiệm một số lớp 10 của trường THPT Kinh
Môn và trường THPT Nhị Chiểu. Cả hai trường đề nằm trên địa bàn huyện
Kinh Môn, tỉnh Hải Dương.
6. Phạm vi nghiên cứu
Để viết được bài nghị luận có chất lượng địi hỏi học sinh cần phải rèn
luyện rất nhiều các kỹ năng. Luận văn này tập trung vào việc rèn luyện cho
học sinh lớp 10 kỹ năng xây dựng đoạn văn qua dạy học về văn nghị luận.
Đây được coi là khâu không thể thiếu trong bài làm văn nghị luận.
Nghiên cứu các kỹ năng viết đoạn văn nghị luận, vận dụng kỹ năng đó
viết những đề bài văn cụ thể để từ đó tìm ra những cách thức, những con

đường, những hướng đi giúp học sinh có thể rèn luyện kỹ năng viết đoạn văn
một cách thành thục, vận dụng một cách nhuần nhuyễn qua đó hình thành cho
học sinh kỹ năng làm văn thực sự. Tuy vậy những hướng nghiên cứu này, vẫn
chỉ ở trên dạng thực nghiệm nên khơng hề có tính chất áp đặt cho học sinh
hay dập khn máy móc. Bởi vậy việc rèn luyện kỹ năng viết đoạn văn nghị
luận muốn thành cơng ln địi hỏi cần có những phương pháp linh hoạt của
người dạy và những cố gắng tối thiểu cần thiết ở mỗi học sinh từ việc trau dồi
kiến thức đến việc rèn luyện kỹ năng viết đoạn văn để cơng việc hình thành
các đoạn văn và liên kết chúng trở thành một bài văn hoàn chỉnh trở nên đơn
giản hơn đối với học sinh.
7. Giả thuyết khoa học
Nếu vận dụng tốt các tiền đề lý luận về lý thuyết đoạn văn và các kỹ
năng xây dựng đoạn văn vào thực tiễn việc dạy - học làm văn nghị luận sẽ
giúp học sinh nắm vững hơn về lý thuyết, đồng thời giúp các em vận dụng
một cách chủ động các kỹ năng xây dựng đoạn văn và tạo lập văn bản lôgic,
mạch lạc, khắc phục được những yếu kém, những lỗi thường gặp trong bài
văn nghị luận.
8. Phƣơng pháp nghiên cứu
8.1. Nhóm phương pháp phân tích , tổng hợp

11


Chúng tơi dùng nhóm phương pháp này để phân tích, tổng hợp, thu
thập thông tin khoa học từ các tài liệu, cơng trình nghiên cứu có liên quan đến
đề tài, nhằm rút ra các cơ sở lý luận cho vấn đề nghiên cứu.
8.2. Nhóm phương pháp điều tra, khảo sát
Nhóm phương pháp này dùng để điều tra, khảo sát thực trạng dạy học
văn nghị luận nói chung và đoạn văn nghị luận nói riêng; dựa trên các số liệu
thống kê nhằm xác định cơ sở thực tiễn cho đề tài.

8.3. Phương pháp thực nghiệm sư phạm
Chúng tôi tổ chức giờ học thực nghiệm và đối chứng nhằm khẳng định
tính khả thi và hiệu quả thực tế của các biện pháp do luận văn đề xuất.
8.4. Phương pháp thống kê
Phương pháp này được dùng để khảo sát, phân loại, đánh giá các
loại bài tập, mẫu, kết quả thu được, xử lý các thơng tin nhằm đối chiếu,
kiểm chứng.
9. Dự kiến đóng góp của luận văn
9.1. Về lý luận
- Góp phần hệ thống hoá lý luận về dạy học Làm văn THPT nói chung
và dạy học văn nghị luận nói riêng trong chương trình Ngữ văn 10.
- Góp thêm cơ sở khoa học cho việc đổi mới phương pháp dạy và học
Làm văn THPT.
9.2. Về thực tiễn
- Đề xuất các cách thức rèn luyện kỹ năng xây dựng đoạn văn nghị luận
cho học sinh THPT.
- Giúp giáo viên thuận lợi hơn trong quá trình rèn luyện cho học sinh
lớp 10 viết đoạn văn nghị luận.
10. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận chung, tài liệu tham khảo, phụ lục, nội
dung chính của luận văn được trình bày trong ba chương:

12


Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài
Chương 2: Tổ chức rèn luyện kỹ năng xây dựng đoạn văn nghị luận ở
lớp 10 Trung học phổ thông
Chương 3: Thực nghiệm sư phạm


13


CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Khái niệm về kỹ năng
Theo từ điển Tiếng Việt, kỹ năng là khả năng vận dụng những kiến
thức trong một lĩnh vực nào đó vào thực tế.
Trong tâm lí học, kỹ năng được nghiên cứu nhiều, song chưa thống
nhất, có hai hướng quan niệm cơ bản sau:
Hướng thứ nhất: Coi kỹ năng như phương thức, cách thức hành động,
được con người nắm vững, là khả năng con người thực hiện hành động một
cách có kết quả (V.S.Kudin, V.A.Krutetxki, A.G.Covaliơv, N.A.Rưcơv, Đại
bách khoa tồn thư Liên Xô).
Hướng thứ hai: Chú ý đến mặt kĩ thuật của hành động và đề cao kết quả
cuối cùng của hành động. Nhóm tác giả này cho rằng: Kỹ năng là khả năng
của con người tiến hành một cách có kết quả mục đích hành động đã được tự
giác trong các điều kiện, hồn cảnh khác nhau (N.D.Levitơv, K.K.Platonơv,
E.A.Milerian, G.G.Colubev,…)
Có nhiều quan điểm về vấn đề này, chúng tôi chấp nhận cho rằng kỹ
năng như là phương thức, cách thức hành động được con người nắm vững, là
khả năng con người thực hiện hành động một cách có kết quả.
Kỹ năng là sự vận động tri thức vào hoạt động thực tiễn để giải quyết
một nhiệm vụ nào đó, là năng lực hành động để đạt kết quả với mục đích đã
đề ra. Do đó, muốn có kỹ năng trước hết ta phải có tri thức về lĩnh vực đó và
trực tiếp thực hiện các thao tác, các hành động và phải luyện tập nhiều lần để
đạt kết quả như mong muốn.
Kỹ năng nói chung và các kỹ năng viết đoạn văn nói riêng chỉ có thể
hình thành bằng con đường luyện tập, tạo ra các năng lực thực hiện các hành


14


động triển khai viết đoạn văn không chỉ trong những điều kiện quen thuộc mà
cả trong những điều kiện thay đổi.
Quá trình rèn luyện kỹ năng cho học sinh trải qua nhiều giai đoạn:
Giai đoạn 1: Đầu tiên là những kỹ năng nhận biết. Làm cho học sinh ý
thức được mục đích hành động và tìm kiếm cách thực hiện hành động đựa
trên vốn hiểu biết và các kỹ năng, kỹ xảo đã có.
Giai đoạn 2: Biết cách phân tích hành động nhưng chưa đầy đủ, có hiểu
biết phương thức hành động, sử dụng được các kỹ xảo nhưng chưa phải là các
kỹ năng chuyên biệt của hành động này.
Giai đoạn 3: Có các kỹ năng tổ chức hành động nhưng cịn mang tính
chất riêng lẻ, chưa có sự phối hợp, di chuyển giữa các kỹ năng.
Giai đoạn 4: Có những kỹ năng phát triển cao: Học sinh sử dụng vốn
hiểu biết và các kỹ xảo đã có, ý thức được khơng chỉ mục đích hoạt động mà
cịn cả động cơ cách thức đạt mục đích.
Giai đoạn 5: Có tay nghề : Sử dụng một cách thành thạo các kỹ năng
khác nhau, biết phối hợp các kỹ năng khác nhau để tạo ra sản phẩm.
1.1.2. Văn nghị luận
1.1.2.1. Khái niệm và phân loại văn bản nghị luận
* Khái niệm
Nghị luận: bàn cho ra phải trái (Từ điển Tiếng Việt – Văn Tân).
Nghị luận: bàn bạc (Từ điển Hán Việt – Phan Văn Các).
Nghị luận: bàn bạc và đánh giá cho thật rõ về một vấn đề nào đó (Từ
điển Tiếng Việt – Hoàng Phê).
Vậy, nghị luận là bàn bạc cho ra phải trái, đánh giá cho thật rõ đúng sai
một vấn đề nào đó.
Văn nghị luận: Là loại văn xi trong đó người viết (người nói) sử

dụng lý luận, bao gồm lý lẽ dẫn chứng, trình bày những ý kiến của mình để

15


làm rõ một vấn đề nào đó, qua đó thuyết phục người đọc (người nghe) hiểu,
tin theo những ý kiến đó.
* Phân loại văn bản nghị luận
Văn nghị luận bao gồm: Nghị luận Văn học và nghị luận Xã hội.
- Nghị luận văn học: là những bài văn bàn về các vấn đề văn chươngnghệ thuật như phân tích, cảm thụ một tác phẩm thơ văn, bình luận về một
vấn đề văn học, một nhận định văn học sử, giới thiệu một tác giả hoặc một tác
phẩm văn chương, v.v…
- Nghị luận Xã hội là những bài văn bàn về các vấn đề xã hội, chính trị,
lịch sử, văn hố, đạo đức, thiên nhiên, mơi trường, v.v…
Ví dụ, Bàn về vẻ đẹp thanh lịch của người Hà Nội; Nêu lên suy nghĩ về
việc xây dựng, bảo vệ môi trường xanh, sạch, đẹp; Trao đổi về phương pháp
tự học, tự đọc,…
Tuy nhiên văn nghị luận văn học và văn nghị luận Xã hội có nhiều
điểm giống nhau. Hai thể loại văn học này đều phải sử dụng thành thục các
thao tác: chứng minh, giải thích, bình luận, phân tích, bình giảng…một vấn đề
văn học hay xã hội
1.1.2.2. Đặc điểm của văn nghị luận
Văn bản nghị luận được hình thành từ các yếu tố cơ bản là: Vấn đề
cần nghị luận ( còn gọi là luận đề), luận điểm, luận cứ và lập luận (còn gọi
là luận chứng).
Luận đề trong bài nghị luận là vấn đề bao trùm cần được làm sáng tỏ,
cần được đem ra bàn bạc, để bảo vệ, để chứng minh trong tồn bộ bài viết.
Chính vì thế trong nhiều bài nghị luận, luận đề thể hiện ngay từ nhan đề
của bài viết: Tinh thần yêu nước của nhân dân ta (Hồ Chí Minh ); Sự giàu
đẹp của tiếng Việt (Đặng Thai Mai); Đức tính giản dị của Bác Hồ (Phạm

Văn Đồng) …

16


Luận điểm (Ý lớn) là những ý kiến, quan điểm chính được nêu ra ở
trong bài văn nghị luận. Luận điểm thường được thể hiện bằng một phán đoán
(câu vẫn mang ý nghĩa khẳng định những định những thuộc tính, tính chất của
vấn đề, những khía cạnh nội dung được triển khai để làm sáng tỏ cho luận đề.
các luận điểm trong bài văn được sắp xếp, trình bày theo một hệ thống hợp lí,
đầy đủ và được triển khai bằng những lí lẽ, dẫn chứng (luận cứ) hợp lí để làm
sáng tỏ vấn đề mà luận điểm đặt ra.
Ví dụ: để khẳng định truyền thống yêu nước của nhân dân ta, Hồ Chí
Minh đã đưa ra những luận điểm sau:
- Lịch sử đã chứng tỏ tinh thần yêu nước nồng nàn của dân tộc
- Đồng bào ta ngày nay rất xứng đáng với tổ tiên ngày trước
- Bổn phận của chúng ta phải biết biến lòng yêu nước vào những hành động.
Trong mỗi luận điểm lại có nhiều luận cứ nhằm làm sáng tỏ cho luận điểm
Luận cứ là các dẫn chứng (chứng cứ ) cụ thể
Luận chứng (lập luận) là sự tổ chức các luận điểm và luận cứ, các lí lẽ
và dẫn chứng nhằm làm sáng tỏ vấn đề, để người đọc hiểu, tin, đồng tình với
điều mà người viết đặt ra và giải quyết.
Nghị luận là bàn luận, là nói có lí lẽ, là thuyết phục người đọc bằng lập
luận lơgic chặt chẽ. lập luận chính là phải biết trình bày và triển khai luận
điểm, biết nêu vấn đề và giải quyết vấn đề, biết dùng những lí lẽ và dẫn chứng
để làm sáng tỏ điều mình muốn nói, để người đọc hiểu, tin và đồng tình với
mình. Có thể nói nếu luận điểm là nội dung thì lập luận là hình thức diễn đạt
nội dung.
Nghệ thuật lập luận phụ thuộc nhiều vào cách nêu vấn đề, cách dẫn dắt
người đọc, người nghe, cách phân tích bằng nhiều thủ pháp nhỏ như so sánh,

liên hệ, đối chiếu, nêu dẫn chứng thực tế, nêu số liệu thống kê… Tun ngơn
độc lập của hồ Chí Minh là một mẫu mực như thế.

17


Không phải ngẫu nhiên từ đầu Người đã dẫn ra hai bản tuyên ngôn nổi
tiếng của Pháp và Mĩ. Cả hai tuyên ngôn này đề khẳng định quyền tự do, độc
lập của mỗi dân tộc, mỗi con người. Từ chỗ khẳng định: “Đó là những lẽ phải
khơng ai chối cãi được”, Hồ Chí Minh đặt lại vấn đề: “Thế mà hơn 80 năm
nay, bọn thực dân Pháp lợi dụng lá cờ tự do, bình đẳng , bác ái, đến cướp đất
nước ta, áp bức đồng bào ta. Hành động của chúng trái hẳn với nhân đạo và
chính nghĩa”. Luận điểm này được Người chứng minh rất cụ thể và sáng tỏ ở
nhiều phương diện:
- Về chính trị, chúng tuyệt đối không cho nhân dân ta một chút tự do dân
chủ nào …
- Về kinh tế, chúng bóc lột nhân dân ta đến xương tuỷ, khiến cho dân ta
nghèo nàn, thiếu thốn, nước ta xơ xác tiêu điều …
Sau khi chứng minh một cách hùng hồn bản chất vô nhân đạo của
bọn thực dân Pháp, Người khẳng định một sự thật: “Từ mùa thu năm 1940,
nước ta đã thành thuộc địa của Nhật, chứ không phải thuộc địa của Pháp
nữa. Sự thật là dân ta đã lấy lại nước Việt Nam từ tay Nhật chứ không phải
từ tay Pháp.”
Đây cũng là một luận điểm hết sức quan trọng trong hệ thống lập luận
của tác giả bản Tun ngơn. Bởi vì xuất phát từ đây, Người mới khẳng định
và “tuyên bố thoát li hẳn quan hệ thực dân với Pháp, xoá bỏ hết những hiệp
ước mà Pháp đã kí kết về việt Nam”.
Kết luận bản Tuyên ngôn được rút ra như một lẽ tất yếu, một lơgíc tự
nhiên, một lẽ phải thơng thường, ai cũng phái cơng nhận:
“Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập và sự thật đã thành

một nước tự do độc lập. Toàn thể dân tộc việt Nam quyết đem tất cả tinh thần
và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vứng quyền tự do, độc lập ấy”.
Có thể nói để viết được một bài văn nghị luận là rất khó. Tạo nên cái
hay cho bài viết là do nhiều yếu tố khác nhau. Trong nhiều yếu tố đó, bao giờ
cũng có một số yếu tố quan trọng và quyết định cho chất lương của bài viết.

18


Các yếu tố này như bộ khung, như giường cột giúp cho bài văn có hình hài và
đứng vững được. Luận điểm và cách lập luận trong bài văn nghị luận là
những yếu tố như thế. Thiếu yếu tố này bài nghị luận sẽ sụp đổ hoàn toàn.
1.1.2.3. Các phương pháp lập luận trong bài văn nghị luận
Phương pháp lập luận nhân quả: Là phương pháp lập luận theo hướng ý
trước nêu nguyên nhân, ý sau nêu hệ quả. Các trường hợp được sắp xếp liền
kề theo trình tự nhân trước, quả sau. Tuy nhiên trong thực tế trình tự ấy có thể
thay đổi : hệ quả nêu trước, nguyên nhân nêu sau (nhằm lí giải vấn đề ).
Phương pháp lập luận tổng - phân - hợp: Là phương pháp lập luận theo
quy trình từ khái quát đến cụ thể sau đó tổng hợp lại vấn đề.
Phương pháp lập luận tương đồng: Là phương pháp lập luận trên cơ sở
tìm ra những nét tương đồng nào đó của sự vật, sự việc, hiện tượng. Chẳng
hạn lập luận tương đồng theo dịng thời gian, lập luận tương đồng trên trục
khơng gian …
Phương pháp lập luận tương phản: Là phương pháp lập luận dựa trên
cơ sở tìm ra những nét trái ngược nhau giữa các đối tượng, sự vật, sự việc,
hiện tượng. (So sánh tương phản bằng cách dùng cặp từ trái nghĩa, dùng các
hình ảnh, cụm từ có ý nghĩa trái ngược nhau).
1.1.2.4. Lập dàn ý bài văn nghị luận
Văn nghị luận là một trong những kiểu văn bản quan trọng trong đời
sống xã hội, có vai trị rèn luyện tư duy và năng lực biểu đạt những vấn đề có

ý nghĩa trong thực tế đời sống. Văn nghị luận hình thành và phát triển khả
năng lập luận chặt chẽ, trình bày những dẫn chứng một cách sáng sủa, giàu
sức thuyết phục, diễn tả những suy nghĩ và nêu ý kiến của mình về một vấn
đề nào đó trong cuộc sống hoặc trong văn học nghệ thuật. Tuy nhiên để có thể
làm được điều đó cần trải qua một khâu hết sức quan trọng trong khi viết bài
văn nghị luận đó là lập dàn ý. Học sinh cần phải có thói quen rèn luyện lập
dàn ý trước khi bắt tay vào viết bài văn vì nếu đã hình thành được một dàn ý
tốt thì sẽ là một đảm bảo chắc chắn cho sự thành công của bài văn. Goethe đã

19


từng khẳng định: Tất cả tuỳ thuộc vào bố cục. Dostoievssky cũng đã nói: Nếu
tìm được một bản bố cục thoả đáng thì cơng việc sẽ trơi chảy như trượt trên
băng. Việc lập dàn ý bài văn nghị luận giúp cho người viết bao quát được
những nội dung chủ yếu, những luận điểm, luận cứ triển khai, phạm vi và
mức độ nghị luận, … nhờ đó mà tránh được tình trạng xa đề, lạc đề hoặc lặp
ý; tránh được việc bỏ sót hoặc triển khai những ý khơng cân xứng, có dàn ý
người viết sẽ phân phối thời gian làm bài hợp lí.
Muốn lập dàn ý bài văn nghị luận, cần nắm chắc yêu cầu của đề bài để
tìm hệ thống luận điểm, luận cứ rồi sắp xếp, triển khai chúng theo thứ tự hợp
lí, có trọng tâm
Cũng như nhiều kiểu văn bản khác, bài văn nghị luận được xây dựng
theo bố cục gồm ba phần lớn:
- Phần mở bài: Giới thiệu và định hướng triển khai vấn đề nghị luận.
- Phần thân bài: Triển khai lần lượt các luận điểm, luận cứ
- Phần kết bài: Nhấn mạnh hoặc mở rộng vấn đề nghị luận.
Ví dụ ta cần lập dàn ý bài văn nghị luận với đề bài sau:
Bàn về vai trò và tác dụng to lớn của sách trong đời sống tinh thần của
con người, nhà văn M. Go-rơ-ki có viết: “Sách mở rộng trước mắt tơi những

chân trời mới.”
Hãy giải thích và bình luận ý kiến trên.
Trước tiên, cần đọc kĩ đề bài, xác định yêu cầu của đề bài và lần lượt
tiến hành các bước sau:
1. Tìm ý cho bài văn
a. Xác định luận đề
Bài văn cần làm sáng tỏ vấn đề gì? Quan điểm của chúng ta về vấn đề
đó như thế nào?
b. Xác định luận điểm
Căn cứ vào yêu cầu của bài văn và huy động những hiểu biết của bản
thân để trả lời các câu hỏi sau:

20


- Sách là gì?
- Sách có tác dụng như thế nào?
- Thái độ đối với sách và việc đọc sách như thế nào?
c. Tìm luận cứ cho các luận điểm
Hãy lần lượt trả lời các câu hỏi sau:
- Đối với luận điểm 1(Sách là sản phẩm tinh thần kì diệu của con người):
+ Sách là sản phẩm thuộc lĩnh vực nào của con người?
+ Sách phản ánh lưu giữ những thành tựu gì của nhân loại?
+ Sách có chịu ảnh hưởng của thời gian và không gian không?
- Đối với luận điểm 2 (Sách mở rộng những chân trời mới):
+ Sách đem lại cho con người những hiểu biết gì về tự nhiên và xã hội?
+ Sách có tác dụng như thế nào đối với cuộc sống riêng tư và q trình
tự hồn thiện mình?
- Đối với luận điểm 3 (Cần có thái độ như thế nào đối với sách và việc
đọc sách) :

+ Thái độ của bản thân đối với các loại sách?
+ Đọc sách như thế nào là tốt nhất?
2. Lập dàn ý
* Mở bài: Nêu vai trò và tác dụng của sách trong đời sống tinh thần của
con người. Trích dẫn ý kiến của nhà văn M. Go-rơ-ki
* Thân bài:
- Trình bày luận điểm 1:
+ Luận cứ a
+ Luận cứ b
…..
- Trình bày luận điểm 2:
+ Luận cứ a
+ Luận cứ b
……

21


- Trình bày luận cứ 3:
+ Luận cứ a
+ Luận cứ b
…..
* Kết bài : Khẳng định vai trò và tác dụng của sách đối với con người.
1.1.3. Đoạn văn nghị luận
1.1.3.1. Khái niệm về đoạn văn và đoạn văn nghị luận
* Khái niệm đoạn văn
Đoạn văn là một khái niệm cho đến nay đã và đang tồn tại nhiều cách
hiểu khác nhau. Những cách hiểu này tập trung vào hai hướng chính:
Hướng thứ nhất xem đoạn văn là sự phân đoạn hồn tồn mang tính
chất hình thức. Họ cho rằng: “Đoạn văn là một đoạn văn bản viết hoặc in nằm

giữa hai chỗ thụt đầu dòng, thường bao gồm một chỉnh thể trên câu hoặc một bộ
phận của nó, đôi khi bao gồm một câu đơn hoặc một câu phức” [1, tr.112]. Theo
ý kiến của nhiều nhà nghiên cứu thì đoạn văn khơng phải là một đơn vị ngữ
pháp cấu thành văn bản kiểu như chỉnh thể câu. Nó có thể trùng hoặc khơng
trùng. Trên quan điểm này thì một từ, một câu hoặc một nhóm câu cũng có
thể tách ra thành một đoạn văn.
Nếu quan niệm đoạn văn như vậy thì ta có thể có đoạn văn một cách dễ
dàng, chỉ bằng một dấu chấm xuống dòng. Như vậy cũng có nghĩa là đoạn
văn được tạo dựng một cách tuỳ tiện mà không hề dựa trên những quy tắc bắt
buộc về ngữ nghĩa.
Hướng thứ hai lai là sự quan niệm đoạn văn là sự phân đoạn nội dung,
phân đoạn ý.
Hai cách hiểu trên bên cạnh những mặt tích cực cịn bộc lộ những điểm
chưa thoả đáng. Chính vì vậy cách hiểu thoả đáng hơn cả cần kết hợp hai
quan niệm trên làm một, tức là xem đoạn văn vừa là sự phân đoạn về nội
dung, vừa là sự phân đoạn về hình thức. Trên tinh thần này, Trần Ngọc Thêm

22


cho rằng: “Đoạn văn là một bộ phận của văn bản bao gồm một chuỗi phát
ngôn được xây dựng theo một cấu trúc và mang một nội dung nhất định, được
tách ra một cách hồn chỉnh về hình thức” [1, tr.120].
Tóm lại, để nhận diện đoạn văn, chúng ta tiếp cận trên hai bình diện nội
dung và hình thức. Về nội dung: đoạn văn có thể hồn chỉnh hay khơng hoàn
chỉnh. Khi đoạn văn hoàn chỉnh về nội dung sẽ tạo nên một ý, đoạn văn ấy
gọi là đoạn nội dung. Nếu đoạn văn diễn đạt khơng hồn chỉnh về nội dung
thì đoạn đó gọi là đoạn lời. Về hình thức: đoạn văn thể hiện sự hoàn chỉnh bởi
những dấu hiệu nhận biết, nó tách khỏi đoạn văn khác ở dấu hiệu chấm câu
xuống dòng, bắt đầu bằng chữ cái viết hoa và lùi vào đầu dòng.

Ở nhà trường, với mục đích rèn luyện cho học sinh biết cách chia bài
văn ra các ý rõ ràng, minh bạch, vì thế chúng ta chỉ nghiên cứu đoạn văn
trong một lần xuống dòng và đoạn văn gồm hai câu trở lên, diễn đạt một ý
tương đối hoàn chỉnh.
* Khái niệm đoạn văn nghị luận :
Đoạn văn nghị luận là một phần của văn bản nghị luận. Văn bản nghị
luận là văn bản được viết ra nhằm xác lập cho người đọc (Người nghe) một tư
tưởng, một quan điểm.
* Phân loại đoạn văn nghị luận theo hình thức kết cấu :
Đoạn diễn dịch :
Là đoạn văn có câu chủ đề ở đầu đoạn. Diễn dịch là phương pháp trình
bày ý từ luận điểm, rồi dùng luận cứ để giải thích, chứng minh... nhằm làm
sáng tỏ cho luận điểm.
Câu chủ đề của đoạn văn là câu chứa đựng nội dung chính, khái quát, là
hạt nhân ý nghĩa của cả đoạn
Câu chủ đề có thể đứng ở những vị trí khác nhau trong đoạn nhưng
thường ở vị trí mở đầu đoạn văn. Khi đứng ở vị trí này, câu chủ đề thường
làm nhiệm vụ định hướng triển khai nội dung cho toàn đoạn.

23


Xét về kết cấu, đoạn văn có câu chủ đề đứng đầu đoạn là đoạn văn có
kết cấu diễn dịch.
Sơ đồ 1.1: Kết cấu của đoạn văn diễn dịch như sau

Câu chủ đề

Câu 1


Câu 2

Câu X

Ví dụ minh hoạ :
Trong xã hội Truyện Kiều, đồng tiền đã trở thành một sức mạnh
tác quái rất ghê. Quan lại vì tiền mà bất chấp cơng lí. Sai nha vì tiền mà làm
nghề bn thịt bán người. Sở Khanh vì tiền mà táng tận lương tâm. Khuyển,
Ưng vì tiền mà làm những điều ác.
( Theo Hồi Thanh)
Đoạn quy nạp.
Là đoạn văn trình bày nội dung ý từ các ý nhỏ đến ý lớn, từ các ý chi
tiết đến ý khái quát, từ ý luận cứ cụ thể đến ý kết luận bao trùm.
Mối quan hệ giữa các câu trong đoạn văn khi trình bày theo kiểu quy
nạp được thể hiện cụ thể qua sơ đồ sau :

24


Sơ đồ 1.2: Mối quan hệ giữa các câu trong đoạn văn
Câu 2

Câu 1

Câu X

Câu kết thúc đoạn

Theo cách trình bày này, câu đứng cuối đoạn văn thường mang tính
chất của một câu chủ đề. Nhưng ở vị trí đó, câu chủ đề ấy không làm nhiệm

vụ định hướng nội dung triển khai cho toàn đoạn mà lại làm nhiệm vụ khép
lại nội dung cho đoạn văn ấy.
Ví dụ minh hoạ:
Tại Nhật Bản, do tham nhũng Đảng tự do cầm quyền đã mất đa số ghế
tại hạ viện (1). Mới đây chính phủ Hàn Quốc đã bắt giam hai cựu bộ trưởng
Bộ quốc phòng và hai cựu tướng lĩnh về tội nhận hối lộ một triệu đô la (2).
Giới lập pháp ở Đài Loan hiện phải công khai tài sản của mình và rồi đây các
viên chức cao cấp trong chính phủ cũng sẽ làm điều đó (3). Tham nhũng là
vấn đề đƣợc quan tâm hàng đầu ở Châu Á (4).
Đoạn song hành.
Khi các ý trong đoạn văn được trình bày theo kiểu khơng ý nào móc
vào ý nào, hoặc ý nọ bao trùm lên ý kia, các ý có quan hệ ngang nhau, ta sẽ có
đoạn văn được viết theo kết cấu song hành. Đoạn song hành có câu chủ đề ẩn.
Sơ đồ1.3: Mối quan hệ giữa các câu song hành
Câu 1

Câu 2

Câu 3

Ví dụ minh họa.

25

Câu X


Phan Tòng cầm quân rồi hy sinh, đầu còn đội khăn tang (1). Hồ Huân
Nghiệp lúc sắp bị hành hình mới có thì giờ nghĩ đến mẹ già (2). Phan Đình
Phùng đành nuốt giận khi biết giặc và tay sai đốt nhà, đào mả và khủng bố gia

đình thân thuộc của mình (3). Cha già, mẹ yếu, vợ dại, con thơ gánh gia đình
rất nặng mà Cao Thắng cứ bỏ đi cứu nước rồi chết (4).
(Lịch sử văn học Việt Nam)
Câu chủ đề ẩn: Lòng yêu nước của dân tộc ta.
Đoạn móc xích.
Là đoạn văn trình bày theo kiểu ý nọ nối tiếp ý kia, ý của câu đi sau
móc vào ý của câu đi ngay trước nó, và cứ như vậy nối tiếp cho tới khi kết
thúc đoạn văn.
Sơ đồ 1.4: Đoạn văn viết theo kiểu móc xích
Câu 1

Câu 2

Câu X

Ví dụ minh họa.
Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội thì phải tăng gia sản xuất (1). Muốn
tăng gia sản xuất thì phải có kĩ thuật tiên tiến (2). Muốn sử dụng kĩ thuật thì
phải có văn hóa (3). Vậy việc bổ túc văn hóa là cực kì cần thiết (4).
(Hồ Chí Minh)
Đoạn tổng- phân- hợp.
Là đoạn văn mà câu đầu đoạn nêu một ý tổng quát, sau đó các câu tiếp
theo (ở giữa đoạn) phân tích, cụ thể hố ý đó. Cuối cùng câu kết đoạn lại tổng
hợp, khái qt hố ở mức độ cao.
Ví dụ minh họa
Tiếng Việt chúng ta rất đẹp, đẹp nhƣ thế nào đó là điều khó nói (1).
Chúng ta khơng thể nói tiếng ta đẹp như thế nào, cũng như ta không thể nào
phân tích cái đẹp của ánh sáng, của thiên nhiên (2). Nhưng đối với chúng ta là
người Việt Nam, chúng ta cảm thấy thưởng thức một cách tự nhiên cái đẹp


26


×