Tải bản đầy đủ (.pdf) (123 trang)

Tiếp cận hệ thống theo hướng văn hóa trong dạy học tác phẩm văn tế nghĩa sĩ cần giuộc của nguyễn đình chiểu ngữ văn 11 tập 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.28 MB, 123 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

LẠI THỊ THƯƠNG

TIẾP CẬN HỆ THỐNG THEO HƯỚNG VĂN HÓA TRONG
DẠY HỌC TÁC PHẨM "VĂN TẾ NGHĨA SĨ CẦN GIUỘC"
CỦA NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU (NGỮ VĂN 11 - TẬP 1)

LUẬN VĂN THẠC SĨ SƯ PHẠM NGỮ VĂN
Chuyên ngành: LÍ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
Bộ môn: NGỮ VĂN
Mã số: 60 14 10

Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Ái Học

HÀ NỘI - 2010


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ................................................................................................................................... 1
1. Lí do chọn đề tài ......................................................................................... 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề .......................................................................... 2
3. Nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................................. 8
4. Đối tượng nghiên cứu của đề tài ................................................................. 9
5. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................ 9
6. Cấu trúc của luận văn ................................................................................. 9
Chƣơng 1.NHỮNG CƠ SỞ LÝ LUẬN ............................................................................ 10
1.1. Tiế p câ ̣n hê ̣ thố ng trong da ̣y ho ̣c tác phẩ m văn chƣơng .................... 10
1.1.1. Khái niệm hệ thống ............................................................................ 10
1.1.2. Cấ u trúc hê ̣ thố ng của tác phẩ m văn ho ̣c ............................................. 12


1.1.3. Ưu thế của phương pháp tư duy hê ̣ thố ng ........................................... 15
1.2. Mố i quan hê ̣ giƣ̃a văn ho ̣c - văn hóa và hƣớng tiế p câ ̣n tƣ̀ cái nhin
̀
văn hóa ........................................................................................................ 17
1.2.1. Vài nét về văn hóa .............................................................................. 17
1.2.2. Mố i tương quan giữa văn hóa – văn ho ̣c ............................................. 27
1.2.3. Tiế p câ ̣n tác phẩ m văn ho ̣c từ góc đô ̣ văn hóa ..................................... 31
Chƣơng 2. THỰC TRẠNG DẠY HỌC TÁC PHẨM VĂN TẾ NGHĨA SĨ CẦN
GIUỘC TRONG NHÀ TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THƠNG ............................ 34
2.1. Vai trò, vị trí của Ngũn Đin
̀ h Chiể u và “Văn tế nghiã si ̃ Cầ n
Giuô ̣c” trong nền văn ho ̣c dân tô ̣c ............................................................. 34
2.1.1. Nguyễn Đình Chiể u nhà thơ của lòng yêu nước sâu sắ c ...................... 34
2.1.2. "Văn tế nghiã si ̃ Cầ n Giuô ̣c " trong đời số ng văn hóa tư tưởng người
Viê ̣t .............................................................................................................. 40
2.2. Khảo sát thực trạng dạy học "Văn tế nghiã si ̃ Cầ n Giuô ̣c " trong nhà
trƣờng phổ thông ........................................................................................ 45
2.2.1. Đối tượng khảo sát ............................................................................. 45
2.2.2. Kế t quả khảo sát ................................................................................. 46
2.2.3. Phân tích kế t quả khảo sát ................................................................... 47

121


2.3. Nguyên nhân ........................................................................................ 49
2.3.1. Từ đă ̣c điể m bài “Văn tế nghĩa sĩ Cầ n Giuộc” .................................... 50
2.3.2. Từ phía người ho ̣c .............................................................................. 51
2.3.3. Từ phiá người da ̣y .............................................................................. 53
2.3.4. Từ phiá tài liê ̣u giảng da ̣y và ho ̣c tâ ̣p .................................................. 53
Chƣơng 3. TỔ CHỨC HỌC SINH TIẾP CẬN TÁC PHẨM "VĂN TẾ NGHĨA SĨ

CẦN GIUỘC" CỦA NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU THEO HƢỚNG VĂN HĨA ....... 56
3.1. Những u cầu có tính ngun tắc ...................................................... 56
3.1.1.u cầu chung ..................................................................................... 56
3.1.2. Thâm nhập khơng khí lịch sử của tác phẩm “Văn tế nghĩa sĩ Cần Gịc” ... 63
3.2. Truyền thống văn hóa dân tợc thể hiện trong “Văn tế nghĩa sĩ
Cần Giuộc” ................................................................................................ 68
3.2.1. Thể loại văn tế .................................................................................... 68
3.2.2. Hình tượng người nơng dân nghĩa sĩ ................................................... 72
3.2.3. Ngôn ngữ ............................................................................................ 76
3.3. Các phƣơng pháp, biện pháp thích hợp dạy học tác phẩm “Văn tế
nghĩa sĩ Cần Giuộc” từ cái nhìn văn hóa .................................................. 78
3.3.1. Đọc sáng tạo văn bản từ góc độ văn hóa ............................................. 78
3.3.2. Sử dụng những câu hỏi nêu vấn đề mang tính văn hóa trong dạy học
“Văn tế nghĩa sĩ Cần Gịc” ........................................................................ 83
3.3.3. Biện pháp phân tích những nét văn hóa được tác giả sử dụng trong
tác phẩm ....................................................................................................... 84
3.3.4. Phối hợp các biện pháp: chú giải, trao đổi thảo luận, vấn – đáp .......... 87
3.4. Thiết kế và thực nghiệm văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc theo hƣớng tiếp
cận văn hoá. ................................................................................................ 89
3.4.1. Thiế t kế giáo án da ̣y ho"Văn
tế nghiã si ̃ Cầ n Giuô"̣ctừ cái nhiǹ văn hó....
a 89
̣c
3.4.2. Thuyết minh giáo án thực nghiệm .................................................... 111
3.4.3. Thực nghiệm sư phạm ...................................................................... 112
KẾT LUẬN .......................................................................................................................... 115
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................. s117

122



MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
1.1. E.douard Herriot đã từng nói : “Văn hóa là cái gì còn la ̣i khi tấ t cả
những cái khác bi ̣quên đi…” . Quả đúng như vậy ! Thời gian là mô ̣t ông thầ y
khắ c nghiê ̣t có thể cuố n mo ̣i thứ trên đường nó đi . Những đề n đài rồ i su ̣p đổ ,
mọi thứ đều có thế bị lớp thời gian phủ mờ nhưng những giá tri ̣văn hóa đić h
thực thì vẫn còn bề n vững maĩ .
Văn ho ̣c là sản phẩ m của văn hóa – mô ̣t sản phẩ m văn hóa đă ̣c thù , nơi
lưu giữ những giá trị văn hóa của một dân tộc, thời đa ̣i, là cầu nối giữa các thế
hê ̣ với nhau . Văn hóa trong tác phẩm văn chương vừa là một nợi dung vừa là
phương tiện để khám phá lí giải vẻ đẹp của tác phẩm. Nghiên cứu dạy học tác
phẩm văn chương dựa trên những hiểu biết về văn hoá là một con đường cần
thiết và đúng đắn để tiếp cận tác phẩm. Hướng tiếp cận này đưa độc giả trở về
môi trường văn hoá mà tác phẩm nảy sinh, đồng thời vẫn tôn trọng đặc trưng
văn học của tác phẩm. Cách tiếp cận này sẽ cung cấ p chiế c chià khóa để giải
mã tác phẩm , từ đó giúp chúng ta có cái nhiǹ toàn diê ̣n và sâu sắ c hơn . Đồng
thời với cách tiế p câ ̣n này sẽ góp phầ n mở rô ̣ng , nâng cao tầ m đón nhâ ̣n của
học sinh , khắ c phu ̣c khoảng cách về k hông gian , thời gian , tầ m văn hóa tư
tưởng, thời đa ̣i giữa ho ̣c sinh với tác phẩ m – tác giả.
1.2. Tiếp cận hệ thống theo hướng văn hoá là một hướng tiếp cận ưu
thế trong tay nhiều nhà nghiên cứu trong thời gian qua. Tuy nhiên trong nhà
trường phổ thông nó chưa được phát huy.
1.3. Nguyễn Đình Chiể u là mô ̣t nhà thơ lớn

, mô ̣t danh nhân văn hóa

của dân tộc . Cuô ̣c đời ông là cả mô ̣t trang sử hào hùng minh chứng cho
tinh thầ n yêu nước bấ t diê ̣t của nhân dân Viê ̣t Nam . Cuô ̣c đời ấ y đã kế t tinh
vào những trang viết thấm đẫm đầy máu và nước mắt nhưng cũng không

kém phần oanh liệt . Các bài viết, các chuyên luận khoa học về cuộc đời và
sự nghiệp thơ văn Nguyễn Đình Chiểu thì có rất nhiều song những cơng
1


trình nghiên cứu mợt cách tương đới đầy đủ và hệ thớng về Văn tế nghĩa sĩ
Cần Giuộc thì cịn ít. Điề u đó chưa tương xứng với mô ̣t tác phẩ m đươ ̣c
đánh giá là “mô ̣t trong những bài văn hay nhấ t của chúng ta”

(Hoài Thanh ),

đươ ̣c đă ̣t ngang tầ m với Bình ngô đ ại cáo của Nguyễn Trãi , Hịch tướng sĩ
của Trần Hưng Đạo .
Mặt khác, như chúng ta cũng đã biết, thơ văn Nguyễn Đình Chiểu
chiếm mợt vị trí quan trọng trong nền văn học nước nhà. Nhưng thực tế giảng
dạy và học tập văn chương Nguyễn Đình Chiểu nói chung và Văn tế nghĩa sĩ
Cần Giuộc nói riêng cũng còn tồn tại nhiều vấn đề vướng mắc cần tháo gỡ.
Kính trọng, ngưỡng mợ nhân cách cao cả, lớn lao của Nguyễn Đình Chiểu,
song mợt bợ phận khơng nhỏ giáo viên và học sinh chẳng mấy hứng thú say
mê khi tìm hiểu tác phẩm văn chương của ơng. Dù biết rằng giữa các tác
phẩ m văn ho ̣c trung đa ̣i và ba ̣n đo ̣c hôm nay có mô ̣t khoảng cách thẩ m mỹ
không nhỏ . Hơn nữa văn tế - một thể loại khá phổ biến xưa kia ít nhiều đã xa
lạ với đời sớng văn hoá hiện đại…nhưng đến mức phủ nhận một tác phẩm
được coi là hay nhất mọi thời đại thì đúng là cần phải xem xét lại.
Vâ ̣y làm thế nào để thổ i hồ n vào mô ̣t thể loa ̣i văn tế vố n xa la ̣ với ho ̣c
sinh? Làm thế nào để sống dậy cả một thời đại lịch sử đau thương nhưng hào
hùng của dân tộc ? Làm thế nào để rút ngắn khoảng cách giữa các thế hệ với
nhau để hiể u sâu thêm những vấ n đề của cha ông mô ̣t thời

?...Bao nhiêu câu


hỏi đặt ra là bấy nhiêu vấn đề cần giải đáp .
Với tất cả những lí do nêu trên chúng tơi qút định chọn đề tài “Tiếp
cận hệ thống theo hướng văn hoá trong dạy học tác phẩm Văn tế nghĩa sĩ Cần
Gịc của Nguyễn Đình Chiểu” làm đề tài nghiên cứu của mình.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
2.1. Các cơng trình nghiên cứu tác phẩm "Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc"
Các tác phẩm của Nguyễn Đình Chiểu ngay từ khi mới ra đời đã chiếm
được trọn vẹn lịng u thích, ngưỡng mộ của độc giả, có chỗ đứng sâu rộng
2


trong lịng cơng chúng và được nghiên cứu từ rất sớm. Nhưng những cơng
trình đầu tiên nghiên cứu về tác phẩm của Đồ Chiểu lại là các tác giả người
Pháp. Năm 1887, khi Nguyễn Đình Chiểu cịn sớng, E. Bajot đã dịch “Lục
Vân Tiên” ra tiếng Pháp và có chuyên luận khảo cứu về tác phẩm này. Sau đó
một loạt học giả khác như G.Aubaret, A.Mickls, G.Codier…trong đó có cả
thống đốc Nam kỳ E.Hoeffel có những bài viết về tác giả mà họ coi là “bậc
văn nhân tài hoa đất Việt”. Tuy nhiên những bài đó chủ yếu viết về “Lục Vân
Tiên”, cớ tình bỏ qua mảng thơ văn u nước (trong đó tiêu biểu là bài “Văn
tế nghĩa sĩ Cần Giuộc”) của ông nhằm che đậy tội ác xâm lược.
50 năm sau ngày mất của Nguyễn Đình Chiểu, năm 1938, Phan Văn
Hùm là người Việt Nam đầu tiên đứng ở góc độ khoa học văn học để xem xét
tác phẩm của Nguyễn Đình Chiểu khá tỉ mỉ. Với chuyên ḷn “Nỗi lịng Đồ
Chiểu”, Phan Văn Hùm đã cắm mợt cái mốc theo định hướng đúng, nhiều
triển vọng trong việc nghiên cứu Nguyễn Đình Chiểu cả về tư tưởng học thuật
cũng như về phương pháp văn bản học. Ngoài Lục Vân Tiên, Phan Văn Hùm
đã chú ý tới các tác phẩm khác của cụ Đồ Chiểu như “Ngư Tiều y thuật vấn
đáp”, các bài hịch, văn tế trong đó có “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc” song sự
quan tâm chưa thực sự tương xứng với tầm vóc của tác phẩm này.

25 năm sau, năm 1963, trong dịp kỉ niệm 75 năm ngày mất Nguyễn
Đình Chiểu, thủ tướng Phạm Văn Đồng đã công bố một bài báo nổi tiếng với
nhan đề “Nguyễn Đình Chiểu, ngơi sao sáng trong văn nghệ của dân tợc”
khẳng định vị trí cao q của Nguyễn Đình Chiểu. Trong bài viết, thủ tướng
Phạm Văn Đồng khẳng định c̣c đời của Nguyễn Đình Chiểu là “mợt tấm
gương sáng nêu cao địa vị và tác dụng của văn học nghệ thuật, nêu cao sứ
mạng của người chiến sĩ trên mặt trận văn hoá tư tưởng”[39, tr.74]. Đặc biệt
trong bài báo này, tác giả giành nhiều nhận định ca ngợi giá trị bài “Văn tế
nghĩa sĩ Cần Gịc”. Ơng viết: “…Thơ văn u nước của Nguyễn Đình
Chiểu, mợt phần lớn là những bài văn tế, ca ngợi những người anh hùng suốt
3


đời tận trung với nước và than khóc những người liệt sĩ đã trọn nghĩa với dân.
Ngòi bút, nghĩa là tâm hồn trung nghĩa của Nguyễn Đình Chiểu, đã diễn tả
thật là sinh đợng và não nùng cảm tình của dân tộc đối với người chiến sĩ của
nghĩa quân, vốn là người nông dân xưa kia chỉ quen cày cuốc, bỗng chốc trở
thành anh hùng cứu nước”[39, tr.71]. Bài viết đã đặt bài “Văn tế nghĩa sĩ Cần
Giuộc” ngang với “Bình Ngơ đại cáo”, mợt bên là khúc khải hoàn ca, một bên
là khúc ca người anh hùng thất thế nhưng vẫn hiên ngang.
Tiếp theo phải kể đến cơng trình nghiên cứu của tác giả Mai Quốc
Liên. Khi nghiên cứu về bài “Văn tế nghiã si ̃ Cầ n Giuô ̣

c”, Mai Quố c Liên

đánh giá rấ t cao tác phẩ m này , là “khúc ca về người anh hùng nông dân cứu
nước…, áng văn là đỉnh cao , là tiêu biểu cho sự nghiệp thơ văn của Nguyễn
Điǹ h Chiể u” . Để khẳ ng đinh
̣ đươ ̣c vai trò to lớn của Nguyễn Điǹ h Chiể u , tác
giả đã có sự so sánh “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc” với các tác phẩm được coi

là đỉnh cao của văn học yêu nước thời trước như “Nam q́ c sơn hà ”, “Hịch
tướng si ̃”, “Bình Ngơ đại cáo ”…Ngoài ra nhà nghiên cứu M ai Quố c Liên còn
khẳ ng đinh
̣ : “Qua bài văn tế nghiã si ̃ Cầ n Giuô ̣c lầ n đầ u tiên trong văn ho ̣c
xuấ t hiê ̣n vô cùng sinh đô ̣ng và chân thực hiǹ h ảnh người nghiã si ̃ nông dân” .
Trong tuầ n báo văn nghê ̣ ngày

30/6/1972, nhà phê bình văn họ c Hoài

Thanh có bài viế t “V ăn tế nghiã si ̃ Cầ n Giuô ̣c mô ̣t trong những bài văn hay
nhấ t của chúng ta” . Bài viết ngắn gọn nhưng đã khẳng định được vẻ đẹp của
bài văn tế đồ ng thời cũng chỉ ra đươ ̣c : “Trước đó chưa bao giờ có và sau đó
đến mấy chục năm cũng chưa hề có trong văn thơ ta mợt cái nhìn u thương
và kính phục như vậy đới với người nông dân” [39, tr.455].
Ngoài ra cũ ng phải kể đế n bài viế t “V ăn tế nghiã si ̃ Cầ n Giuô ̣c qua ý
thơ của Miên Thẩ m và Mai Am” của tác giả Đỗ Văn Hỷ .
2.2. Các cơng trình nghiên cứu phương pháp g

iảng dạy và học tập bài

“Văn tế nghiã si ̃ Cầ n Giuộc”
Dương Quảng Hàm với tư cách nhà giáo được phân công biên soạn sách
4


giáo khoa văn học Việt Nam trung học là người đầu tiên khẳng định Nguyễn
Đình Chiểu như mợt tác gia văn học lớn trong chương trình văn học cận đại
trong cơng trình “Việt Nam văn học sử ́u” x́t bản năm 1943 được xem như
là “việt văn giáo khoa thư” dùng cho bậc trung học theo học chế đương thời.
Tác phẩm “Lục Vân Tiên” được ông đánh giá “áng văn hay trong nền quốc văn

ta”. Và được chọn học ở năm thứ nhì ban trung học Đơng Pháp. Cũng quan
điểm này nhà giáo Lê Thước cũng rất tâm đắc trong giảng “Lục Vân Tiên” ở
nhà trường trung học thời Pháp thuộc trước cách mạng. Tuy nhiên cả hai nhà
giáo tên tuổi và đầy tâm huyết với văn chương nước nhà mới chú ý đến mảng
truyện Nôm mà chưa đề cập đến mảng thơ văn yêu nước chống Pháp sôi nổi
của Nguyễn Đình Chiểu trong đó có “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc”.
Tiến thêm một bước trong giảng dạy văn chương Nguyễn Đình Chiểu,
Hà Như Chi, giáo sư trường q́c học Huế trong cuốn “Việt Nam thi văn
giảng luận” (xuất bản năm 1951) dùng trong các lớp trung học đã xem
Nguyễn Đình Chiểu như mợt tác gia lớn tiêu biểu của văn học Việt Nam nửa
sau thế kỉ XIX. Kiến thức về cuộc đời và sự nghiệp văn học của Nguyễn Đình
Chiểu được biên soạn đầy đủ hơn và đặc biệt là ngoài mảng truyện thơ mà
tiêu biểu nhất là “Lục Vân Tiên” các thể loại khác như điếu, văn tế…đã được
đề cập tới. Tuy nhiên trong sự lựa chọn của giáo sư Hà Như Chi, tác phẩm
văn tế được chọn giảng dạy kĩ không phải là “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc mà
là “Văn tế sĩ dân lục tỉnh”.
Khi phân tích bài “Văn tế nghiã si ̃ Cầ n Giuô ̣c”

, nhà nghiên cứu Đào

Nguyên Tu ̣ la ̣i tìm hiể u dựa trên kế t cấ u 4 phầ n: lung khởi, thích thực, ai vañ và
kế t. Với bài viế t này , tác giả đã giúp chúng ta có mợt cái nhìn khá khái quát và
toàn diện về tác phẩm : “xuấ t phát từ lòng yêu nước thương dân tha thiế t

,

Nguyễn Đình Chiể u bày tò nỗi tiế c thương vô ha ̣n đố i với những nghiã si ̃ nông
dân đã bỏ mình vì nước , đề cao tấm gương chiến đấu hi sinh anh dũng của họ
để đợng viên lịng u nước căm thù giặc
5


, ý chí kiên qút chớng thực

dân


Pháp xâm lược của nhân dân ta thời đó”[39, tr.606]. Tác giả cũng đồng tình với
ý kiến của mơ ̣t sớ nhà nghiên cứu

khi cho rằ ng : “Hình tượng nông dân do

Nguyễn Đin
̀ h Chiể u xây dựng nên là mô ̣t trong những hiǹ h tươ ̣ng đe ̣p nhấ t của
văn chương cổ điể n , đánh dấ u thành công xuấ t sắ c về bút pháp hiê ̣n thực và trữ
tình của mợt nhà nho phong kiến” [39, tr.616]. Cũng như thủ tướng Phạm Văn
Đồng, nhà nghiên cứu Mai Quốc Liên và nhiều tác giả khác , Đào Nguyên Tu ̣
đã rấ t đề cao bài văn tế này , đă ̣t nó sánh ngang tầ m với “ Hịch tướng sĩ”, “Cáo
bình Ngơ”, “Phú sơng Bạch Đằng”. Ơng viế t: “Nế u như trong kho tàng văn ho ̣c
dân tô ̣c đã có đin
̣ của Trầ n Hư ng Đa ̣o, phú của
̉ h cao về nhiề u thể loa ̣i như hich
Trương Hán Siêu , cáo của Nguyễn Trãi…thì ta lại có thêm đỉnh cao về văn tế
với sự đóng góp của Nguyễn Điǹ h Chiể u”[39, tr.616].
Trong sách “Giảng văn văn ho ̣c Viê ̣t N am” và trong sách “Giảng văn
chọn lọc văn học Viê ̣t Nam ”, các tác giả Ngô Đức Quyền và Nguyễn Quốc
Túy cũng có những ý kiến khá thống nhất . Hai ông đề u cho rằ ng : giá trị nghệ
thuâ ̣t hế t sức đă ̣c sắ c làm cho bài “Văn tế nghiã si ̃ Cầ n Giuô ̣c” trở thành bấ t
tử, lầ n đầ u tiên trong lich
̣ sử phát triể n của văn ho ̣c Viê ̣t Nam Nguyễn Điǹ h
Chiể u đã xây dựng đươ ̣c bức tươ ̣ng đài về


người nông dân yêu nước , những

người anh hùng vô danh . Bài “V ăn tế nghiã si ̃ Cầ n Gi ̣c” là đỉnh cao tư
tưởng, tình cảm , nghê ̣ thuâ ̣t trong văn nghiê ̣

p của Nguyễn Đình Chiể u

:

“Tượng đài, bia đá nhiề u khi còn bi ̣hao mòn vì thời gian , vì bị con người phá
hủy, nhưng tươ ̣ng đài nghê ̣ thuâ ̣t về những người chiế n si ̃ nông dân hiê ̣n lên
trong lòng người th ì bền vững, bấ t diê ̣t”.
Đặc biệt với lịng kính phục và ngưỡng vọng một nhân cách lớn, một
tài năng lớn, không chỉ dừng ở tầm nghiên cứu chuyên luận bao quát, nhiều
thế hệ nhà giáo tâm hút đã trăn trở tìm tịi con đường giảng dạy văn chương
Đồ Chiểu trong nhà trường sao cho hiệu quả nhất. Tiêu biểu trong số đó phải
kể đến nhà giáo: Nguyễn Đình Chú, Lê Trí Viễn, Nguyễn Trung Hiếu, Trần
Đình Sử, Trịnh Thu Tiết…Bài viết của giáo sư nhà giáo Nguyễn Đình Chú 6


một nhà khoa học có tên tuổi, một người thầy có hơn 40 năm kinh nghiệm
giảng dạy thơ văn Nguyễn Đình Chiểu, in trong ćn “Tài liệu bồi dưỡng
giáo viên” của trường ĐHSP Hà Nội I xuất bản năm 91, thực sự có nhiều ý
kiến đóng góp thiết thực, sâu sắc gợi mở một phương pháp giảng dạy hữu
hiệu cần thiết cho giáo viên để hướng dẫn học sinh tiếp cận “Văn tế nghĩa sĩ
Cần Giuộc” nói riêng và sự nghiệp thơ văn Đình Chiểu nói chung. Gần gũi
với giáo viên và học sinh là các bài viết “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc” trong
cuốn sách giáo viên văn 11 và cuốn “Để học tốt văn và Tiếng Việt lớp 11, tập
1” (NXBHN 1990).

Trong cuố n “Thiế t kế bài ho ̣c Ngữ văn 11 tâ ̣p 1” (Phan Tro ̣ng Luâ ̣n chủ
biên), tác giả Phạm Thị Thu Hương đã đưa ra một cách tiếp cận đối với tác
phẩ m “văn tế nghiã si ̃ Cầ n Giuô ̣c” . Trong bà i thiế t kế này , tác giả hướng dẫn
học sinh tìm hiểu về tác giả và tác phẩm . Khi đi vào phân tić h văn bản , Phạm
Thị Thu Hương phân tích trên hai phương diện chính dựa trên bớ

cục 4 phầ n

của bài văn tế :1. Hình tượng người n ghĩa si ̃ nơng dân . 2. Tiế ng khóc cho
những người nông dân nghiã si ̃ , cho thời đa ̣i đau thương quâ ̣t khởi .
Ngoài ra không thể không kể đến bài viết “Định hướng tổ chức dạy học
văn tế nghiã si ̃ Cầ n Giuô ̣c của Nguyễn Đình

Chiể u” của TS. Ngũn Ái Học

(trích trong ćn “P hương pháp tư duy hê ̣ thố ng trong da ̣y ho ̣c văn ”). Bài viết
đã chỉ ra khá tỉ mỉ các bước thực hiê ̣n khi giảng da ̣y tác phẩ m “Văn tế nghiã si ̃
Cầ n Giuô ̣c”. Ngoài phần một số điểm lưu ý , phương pháp da ̣y ho ̣c , ở phầ n nô ̣i
dung da ̣y ho ̣c , TS. Nguyễn Ái Học đưa ra 5 bước da ̣y ho ̣c để giúp ho ̣c sinh
lĩnh hội kiến thức :
1. Phân tích hoàn cảnh ra đời của bài văn tế .
2. Hướng dẫn đo ̣c diễn cảm bài văn tế .
3. Đinh
̣ hướng h ọc sinh nêu cảm tưởng , nhâ ̣n xét chung
4. Hướng dẫn phân tích chi tiế t : trong phầ n này tá c giả đưa ra hai cách
tiế p cận (theo bố cu ̣c của bải văn tế và theo các luâ ̣n điể m )
7


5. Hướng dẫn ho ̣c sinh khái quát ý nghiã của

tích chi tiết.

bài văn t ế sau khi phân

Trong bài viết “Tiếp cận văn hóa đối với các tác phẩm văn học trung
đại trong chương trình SGK Ngữ văn 11 (bợ cơ bản)” của nhà nghiên cứu
Trần Nho Thìn trên tạp chí Văn học và tuổi trẻ sớ 9 năm 2007, tác giả đưa ra
một số kinh nghiệm để giảng dạy bài văn tế đạt hiệu quả. Trong khuôn khổ
một bài báo, PGS TS Trần Nho Thìn đề cập đến một số vấn đề như phương
diện cảm xúc, thể loại và đặc biệt chú ý đến việc tìm hiểu cơ sở văn hóa của
khái niệm “nghĩa” và coi đó là chìa khóa để hiểu đúng tác phẩm.
Gần đây trong luận văn thạc sĩ “Con đường hướng dẫn học sinh khám
phá, chiếm lĩnh chiều sâu nghệ thuật tác phẩm Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc Nguyễn Đình Chiểu để nâng cao hiệu quả dạy và học” tác giả Phạm Thị Mai
Hương đã đưa ra cách tiếp cận tác phẩm “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc” từ chiều
sâu nghệ thuật của bài văn tế. Từ đó giúp công tác giảng dạy của giáo viên và
việc học tập của học sinh thuận lợi hơn.
Nhìn chung các cơng trình nghiên cứu về Nguyễn Đình Chiểu tương
đối phong phú và đa dạng nhưng các kết quả nghiên cứu về “Văn tế nghĩa sĩ
Cần Gịc” thì cịn ít, thường lồng ghép trong các cơng trình nghiên cứu về
cuộc đời, sự nghiệp văn chương Đồ Chiểu nói chung, chưa thực sự tương
xứng với giá trị của nó.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
Với mu ̣c đić h góp phầ n nâng cao chấ t lươ ̣ng và hiê ̣u quả của viê ̣c giảng
dạy, học tập “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc” theo hướng tiếp cận văn hóa , đề tài
luâ ̣n văn giải quyế t những vấ n để sau đây :
 Nghiên cứu lý thuyết tiếp cận hệ thống theo hướng văn hoá.
 Nghiên cứu mối liên hệ giữa văn hoá và văn học cũng như sự chuyển
hoá của văn hóa vào trong tác phẩm văn chương.
 Tìm hiểu thực trạng giảng dạy và học tập tác phẩm “Văn tế nghĩa sĩ
Cần Giuộc” ở nhà trường phổ thông hiện nay.


8


 Tổ chức cho học sinh tiếp cận tác phẩm “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc”
theo hướng văn hoá.
 Thiết kế giáo án thử nghiệm dạy học tác phẩm “Văn tế nghĩa sĩ Cần
Giuộc” theo hướng tiếp cận văn hoá.
4. Đối tƣợng nghiên cứu của đề tài
Đối tượng nghiên cứu trong luận văn của chúng tôi là :
- Các sáng tác của Nguyễn Đình chiểu nói chung và “Văn tế nghĩa sĩ
Cần Gịc” nói riêng.
- Các cơng trình nghiên cứu về c̣c đời và sự nghiệp văn học của
Nguyễn Đình Chiểu.
- Thực trạng dạy và học tác phẩm “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc” ở nhà
trường phổ thông.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để hoàn thành luâ ̣n văn , chúng tôi sử dụng các phương pháp nghiên
cứu sau:
- Phương pháp nghiên cứu lý thuyết.
- Phương pháp điều tra .
- Phương pháp xử lí thơng tin.
- Phương pháp khảo sát ,thực nghiê ̣m, thố ng kê, phân tić h.
6. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, luận văn gồm có ba chương
Chương 1: Những cơ sở lí luâ ̣n .
Chương 2: Thực tra ̣ng da ̣y ho ̣c tác phẩ m “Văn tế nghiã si ̃ Cầ n Giuô ̣c ”
trong nhà trường trung ho ̣c phổ thông .
Chương 3: Tổ chức học sinh tiếp cận tác phẩm “Văn tế nghĩa sĩ cần
Gịc” của Nguyễn Đình Chiểu theo hướng văn hoá.


9


Chƣơng 1
NHỮNG CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1. Tiế p câ ̣n hê ̣ thố ng trong da ̣y ho ̣c tác phẩ m văn chƣơng
1.1.1. Khái niệm hệ thống
1.1.1.1. Khái niệm hệ thống có trong tất cả mọi lĩnh vực khoa học và
khoa học liên ngành từ cấp độ vĩ mô đến cấp độ vi mô, được sử dụng với
nhiều cụm từ như: Lý thuyết hệ thống, khoa học hệ thống, tư duy hệ thống,
triết học hệ thống, quan điểm hệ thớng, hướng tiếp cận hệ thớng, phân tích hệ
thớng, phương pháp hệ thống…
1.1.1.2. Khái niệm hệ thống mà chúng tôi nói tới ở đây được sử dụng cả
từ hai phía:
- Thứ nhất hệ thống thuộc về đối tượng nghiên cứu, tức là cấu trúc hệ
thống của tác phẩm văn học.
- Thứ hai hệ thống với tư cách là phương pháp để chiếm lĩnh đới tượng.
Đó chính là phương pháp tiếp cận hệ thớng đới với tác phẩm văn học.
Hai phía thống nhất làm một, theo tinh thần của Hêghen: “Phương pháp
là hình thức vận đợng của nợi dung sự vật”.
1.1.1.3. Hệ thống, theo cách hiểu thông thường, là: một tổ hợp những
yếu tố có những mối liên hệ nhất định với nhau. Theo Hán Việt từ điển của
Đào Duy Anh thì hệ thớng là “thứ tự của sự vật có quan hệ với nhau”. Từ điển
Hán Việt của Bửu Kế giải thích rõ hơn: “ Hệ có nghĩa là ràng buộc, thống có
nghĩa là manh mối. Hệ thống có nghĩa là những sự vật có liên quan với nhau
và hướng về nền tảng nhất định”[dẫn theo 18, tr.21].
Trong nhiều ngôn ngữ Châu Âu, từ hệ thống bắt nguồn từ Sustema của
Hy Lạp có nghĩa ban đầu là tập hợp. Trong toán học, lý thuyết tập hợp cho
thấy: một tập hợp có thể có chung mợt đặc tính, nhưng tập hợp cũng hoàn

toàn có thể có những tính chất bất kì, tùy tiện. Hệ thống là tập hợp nhưng một

10


tập hợp mà các thành phần có quan hệ ràng buộc lẫn nhau, chi phối nhau,
hoặc theo ngôi thứ, hoặc theo nguyên tắc thống nhất. Cho nên hệ thống là tập
hợp nhưng tập hợp chưa hẳn đã là hệ thống. Cần phân biệt điều này.
Ludwig Bertalanffy (1940) với triết học hệ thống như đã nói ở trên đã
xem “hệ thống là một tổng thể các phân tử có quan hệ, có tương tác với
nhau”[16, tr.22]. V.P.Cudơmin cho rằng: “hệ thống là một tập hợp những yếu
tố liên hệ với nhau, tạo thành sự thớng nhất ổn định và tính chỉnh thể, có
những tḥc tính và những quy ḷt tổng hợp”[18, tr.22].
Có thể nói: hệ thống là một chỉnh thể thống nhất bao gồm những thành
tố khác nhau kết hợp và tương tác với nhau để tạo nên những tḥc tính mới
mà các thành tố riêng lẻ không có được. Và chỉnh thể bao giờ cũng lớn hơn
tổng số các bộ phận. Hệ thống bao giờ cũng gắn với một cấu trúc. Các bộ
phận được cấu trúc theo cách nào thì sinh ra hệ thống ấy và hệ thống nào thì
có ý nghĩa ấy. Bởi vậy có cách gọi cấu trúc hệ thống, bao gồm nhiều hệ. Mỗi
hệ thống vừa là thành tố của hệ cao hơn, vừa là hệ thống mẹ của những hệ
thống con thấp hơn.
Cấu trúc của hệ thống là cách thức tương tác giữa các bộ phận cấu
thành và nó xác định đặc trưng về chất của hệ thống. Cấu trúc của hệ thống
quy định chất lượng của hệ thống. Chức năng của hệ thống là cách thức hoạt
đợng có mục đích nhằm đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của hệ thống, là
khả năng biến “đầu vào” thành “đầu ra” (tḥc tính mới) của hoạt đợng hệ
thớng. Cấu trúc chức năng đảm bảo tính ổn định của hệ thớng. Nếu rới loạn
chức năng thì đó là dấu hiệu hệ thống bị trục trặc và là nguy cơ tan rã của hệ
thống. Hệ thống có thể phát triển, có thể thay đổi do sự thống nhất và đấu
tranh của các mặt đối lập bên trong của hệ thống, trong mối quan hệ với “môi

trường” (ngoài hệ thống).
Như vậy, phương pháp hệ thống là cách thức xem xét đối tượng nghiên
cứu như một hệ toàn vẹn, có cấu trúc xác định và vận động phát triển nhờ sự
11


tương tác theo quy luật riêng của các bộ phận cấu thành. Chính nhờ sự tương
tác này đã phát sinh ra chất lượng mới – chất lượng toàn vẹn của chỉnh thể lớn
hơn tổng các bộ phận của nó.
1.1.2. Cấu trúc hệ thống của tác phẩm văn học
Cấu trúc hệ thống của tác phẩm văn học mang đầy đủ những đặc điểm,
tính chất của hệ thớng như các khái niệm trên đây. Tuy nhiên, cấu trúc hệ
thống của văn học lại mang đặc trưng riêng biệt của cấu trúc tác phẩm nghệ
tḥt ngơn từ, khác với các loại hình cấu trúc khác. Đó là một chỉnh thể bao
gồm nhiều thành tố tương tác với nhau: nhà văn – văn bản – người đọc. Có
thể nói hệ thống này, bao gồm hai phân hệ cơ bản:
- Hệ thống 1: là hệ thống do văn bản tạo nên
- Hệ thống 2: là hệ thống do quan hệ tương tác giữa văn bản (và từng
bộ phận trong văn bản) với người đọc (bao gồm các yếu tố: văn hóa, ngôn
ngữ trong một bối cảnh, tình h́ng cụ thể). Trong hệ thớng 1, nợi dung thẩm
mỹ có thể toát ra do sự phối ứng giữa các mảng do văn bản tạo lập. ví dụ:
tương tác giữa hình tượng này với hình tượng kia, mảng ý này với mảng ý
kia, phần sau với phần trước, hình ảnh với nhịp điệu, hình ảnh với biện pháp
tu từ…Đây chính là cấu trúc nợi tại của văn bản tác phẩm. Văn bản ở đây
được hiểu là liên văn bản như cách nói của Roland Barther. Cấu trúc này là
cấu trúc nhiều tầng. Bởi: “mỗi văn bản là một liên văn bản; những văn bản
khác có mặt trong nó ở các cấp đợ khác nhau dưới những hình thái ít nhiều
nhận thấy được: những văn bản của văn hóa trước đó và những văn bản của
văn hóa thực tại xung quanh. Mỗi văn bản đều như là tấm vải mới được dệt
bằng những trích dẫn cũ. Những đoạn của các mã văn hóa, các định thức, các

cấu trúc nhịp điệu, những mảng vụn biệt ngữ xã hội…tất cả đều bị văn bản
ngớn ńt và đều hịa trợn trong văn bản, bởi vì trước văn bản và xung quanh
nó bao giờ cũng tồn tại ngôn ngữ. Với tư cách là điều kiện cần thiết ban đầu
cho mọi văn bản, tính liên văn bản không thể bị lược quy vào vấn đề về
12


nguồn gốc hay ảnh hưởng : nó là trường quy tụ những định thức nặc danh,
khó xác định nguồn gốc, những trích dẫn vơ thức hoặc máy móc, được đưa ra
không có ngoặc kép” [dẫn theo 18, tr.24].
Trong hệ thống 2, nợi dung thẩm mỹ được hình thành do sự tương tác
với nhiều chi tiết, nhiều cấp độ phức tạp giữa văn bản với nhận thức cảm thụ
của độc giả gắn với tình h́ng văn hóa, ngơn ngữ của thời đại độc giả. Bởi
vậy, nội dung thẩm mĩ được sản sinh gắn với “cấu trúc tiếp nhận” và cấu trúc
“phản tiếp nhận” của người đọc, tạo ra sự phong phú vơ hạn những “mơ hình
tiếp sau”. Có thể nói sự “năng sản” ở đây mang cấp sớ nhân. Đây chính là hệ
thống “mở” của tác phẩm, mang đến chân trời rộng lớn cho nhận thức cảm
thụ văn học.
Hệ thống 1 và hệ thớng 2 như vừa trình bày ở trên tiếp tục tương tác,
phối ứng với nhau đã tạo nên một chỉnh thể lớn của tác phẩm văn học, tạo ra
những “tḥc tính mới” lớn hơn văn bản, lớn hơn tổng số các thành tố.
Cấu trúc hệ thống của tác phẩm văn học như vậy, không thể hiểu một
cách giản đơn. Hệ thớng ở đây vừa mang tính cấu trúc, vừa mang tính chức
năng của nhận thức thẩm mĩ. Đúng như quan niệm của Tynyanov: “Quan hệ
tương hỗ cùa mỗi yếu tố trong tác phẩm văn học, với tư cách một hệ thống
với những yếu tố khác, tức là với toàn bộ hệ thống, tôi gọi là chức năng cấu
trúc của yếu tố đó. Nếu xem xét kĩ hơn ta sẽ thấy chức năng này là một khái
niệm khá phức tạp. Yếu tố quan hệ tương tác cùng lúc: một mặt, với hàng loạt
các yếu tố tương tự của những tác phẩm hệ thớng khác, thậm chí của những
lĩnh vực khác, mặt khác với các ́u tớ của chính bản thân hệ thống (chức

năng tự động hóa và chức năng đồng bộ Avotofun Ksia và Cin funKsia)” [dẫn
theo 18, tr.25]. Chính điều này tạo nên tính nhiều tầng, nhiều lớp, quan hệ dọc
ngang, nhiều hệ “vi mạch”, vận động không ngừng. Và dẫn đến hệ quả: hình
tượng là mợt cấu trúc, văn bản là một cấu trúc, tác phẩm là một cấu
trúc…nhưng không thể dùng cấu trúc đơn thuần để giải thích chúng được.
13


Sự phong phú của nội dung thẩm mĩ phải được cắt nghĩa từ tương tác
hệ thống. Vì tương tác là tương tác hệ thống, cho nên Tynyanov đã không
ngần ngại khẳng định: “tác phẩm văn học là một hệ thống và văn học là một
hệ thống. Chỉ trên cơ sở quy ước căn bản đó mới có thể xây dựng được một
nền khoa học về văn học không đơn thuần khảo sát sự hỗn độn của các hiện
tượng văn học mà nghiên cứu chúng” [dẫn theo 18, tr.25]. Cũng theo
Tynyanov: “bản thân khái niệm về một hệ thống liên tục tiến triển, luôn mâu
thuẫn. Hệ thống văn học trước hết là hệ thống các chức năng thuộc phạm vi
văn học liên tục có quan hệ tương tác với những hiện tượng thuộc các lĩnh
vực khác…”. [dẫn theo 18, tr.25]. Quan niệm trên đây đã dẫn đến một luận
điểm quan trọng, đó là sự liên đới giữa các chỉnh thể: hệ chỉnh thể của tác
phẩm, hệ chỉnh thể của văn học và hệ chỉnh thể của văn hóa. Quan hệ tương
hỗ, sống động trong sự vận động của ba hệ chỉnh thế ấy chính là căn cứ để
chúng ta giải thích ý nghĩa triết học, nội dung thẩm mĩ của tác phẩm văn học.
Sự lưu ý và nhắc nhở ấy của các uy tín lớn như Tynyanov và Bakhtin, mợt
mặt, vừa cho thấy bản chất của sự tồn tại của những giá trị văn học, mặt khác
cho thấy ý nghĩa phương pháp luận cùa nó: “Cần phải nghiên cứu văn học và
tác phẩm văn học như những hệ thống chỉnh thế ở hai cấp liên đới. Hệ thống
chỉnh thể của tác phẩm gia nhập hệ thống chỉnh thể của văn học, hệ thống
chỉnh thể của văn học gia nhập hệ thống chỉnh thể của văn hóa, và chỉ có hệ
văn hóa mới quan hệ tương tác trực tiếp với những lĩnh vực khác của đời
sống xã hội. Không thể tách rời văn học khỏi hệ văn hóa và “vượt mặt”văn

hóa, liên hệ trực tiếp với các nhân tố chính trị kinh tế - xã hội. Những nhân tố
ấy tác động đến văn hóa trong chỉnh thể của nó và chỉ thơng qua nó mà ảnh
hưởng đến văn học” [dẫn theo 18, tr.26].
Như vậy, cấu trúc hệ thống của văn học, không thể là cấu trúc tĩnh tại,
đóng kín mà đó là một cấu trúc động, cấu trúc mở…Nói đúng hơn, tương tác
hệ thống là cơ sở tồn tại sống động của văn học. Đó là sự tồn tại sống động
14


của tác phẩm. Đó là sự tồn tại của văn học trong mối quan hệ liên đới thường
xuyên biến đổi với các lĩnh vực khác của đời sống. Một sự tồn tại như vậy,
chúng ta thật không hề dễ dàng nắm bắt bản chất của nó. Nó khơng ngừng tìm
tịi những con đường tiếp cận thích ứng của lí luận nghiên cứu văn học và lí
ḷn dạy học bợ mơn văn học.
Đến đây chúng ta có thể đi đến khái niệm: phương pháp tư duy hệ
thớng trong dạy học chính là sự suy nghĩ của học sinh với giúp đỡ của giáo
viên, xác lập một cách hiểu về tác phẩm theo logic tương tác hệ thống giữa
cấu trúc văn bản của nhà văn với điểm nhìn khoa học và cảm thụ nghệ thuật
cùa chủ thể tiếp nhận, nhằm phát hiện ra giá trị mới của tác phẩm.
1.1.3. Ƣu thế của phƣơng pháp tƣ duy hê ̣ thố ng
Phương pháp tiếp cận hệ thống gắn với cấu trúc hệ thống của tác phẩm
văn chương như vừa trình bày ở trên, rõ ràng có nhiều ưu thế trong nghiên
cứu và dạy học văn trong nhà trường. M.B.Khrapchenko, nhà lí luận văn học
xuất sắc của nước Nga thế kỉ XX trong “Suy nghĩ về việc phân tích văn học
theo phương pháp hệ thống” ći cùng đi đến khẳng định: “Việc phân tích
theo hệ thống, một bộ phận của nghiên cứu văn học ở bình diện lịch sử và của
cơng tác phê bình, thiết tưởng sẽ nâng việc nghiên cứu văn học lên một trình
đợ mới ”. Trước Khrapchenko, Tynyanov đã dứt khoát hơn: “Nói một cách
nghiêm túc, không có chuyện xem xét những hiện tượng văn học bên ngoài
mối quan hệ tương tác giữa chúng”[dẫn theo 18, tr.27].

1.1.3.1. Trước hết tư duy hệ thống là tư duy khoa học. Rèn luyện tư duy
hệ thống là một nội dung trong yêu cầu rèn luyện tư duy cho học sinh trong
quá trình dạy học. Kết quả nghiên cứu của tâm lí học hiện đại từ Piaget đến
Vưgớtxki cho thấy: học tập là quá trình cá nhân kiến tạo các tri thức cho
mình, đi từ sự thích ứng của cá thể với sự kích thích của mơi trường đến quá
trình điều ứng để tạo ra cấu trúc mới. Nhưng quá trình kiến tạo kiến thức ấy
lại phụ tḥc vào sự trưởng thành và chín muồi của các chức năng tâm sinh lí
15


thần kinh của lứa tuổi. Học sinh trung học phổ thông là là lứa tuổi đang dần
dần thoát khỏi tư duy lợn xợn, đang cần sự giúp đỡ để hình thành tư duy hệ
thống. Vưgốtxki khẳng định: “hệ thống là điểm then chốt, là tâm quay của
toàn bộ lịch sử khái niệm trong độ tuổi học sinh. Đó là cái mới xuất hiện
trong tư duy của trẻ đồng thời với sự phát triển của các khái niệm khoa học và
nâng trình đợ phát triển trí tuệ lên mợt mức cao hơn”.[dẫn theo 18, tr. 27].
1.1.3.2. Phương pháp hệ thống như đã phân tích chính là cách tiếp cận
bản thể luận, chống lại việc xa rời bản chất, đặc trưng của văn học đã diễn ra
một thời gian dài trong nhà trường. Tiếp cận hệ thống, một mặt giúp cho
người tiếp cận phát huy được cách phân tích khoa học mà chủ nghĩa cấu trúc
(đúng hơn là phương pháp cấu trúc) mang lại (nó buộc người tiếp nhận phải
dựa vào cấu trúc bề sâu cùa ngôn ngữ, của văn bản, của thế giới hình tượng để
tìm hiểu ý nghĩa). Mặt khác, nó giúp khắc phục hạn chế mà chủ nghĩa cấu trúc
vấp phải. Văn học được nhìn nhận, đánh giá gắn với thế giới nghệ thuật do
nhà văn sáng tạo trong mối giao liên tương tác với nhận thức, cảm thụ của
người đọc đối với văn hóa, ngôn ngữ, trong những tình h́ng xã hợi, gắn với
tính chất liên văn bản của nó, không ngừng sản sinh những giá trị tư tưởng –
thẩm mĩ mới. Cách tiếp cận này, nói như Um Berto Eco: “Nó mở ra một trang
mới trong xã hội học và phương pháp sư phạm, cũng như một chương trình
mới trong lịch sử nghệ thuật. Nó đề ra những vấn đề thực hành mới bằng cách

tổ chức những tình trạng truyền thông mới”[dẫn theo 18, tr.28 ].
“Phương pháp sư phạm” và cách tổ chức “những tình trạng trùn
thơng mới” như Eco nói, giúp cho chúng ta trả lời câu hỏi then chốt nhất
trong hoạt động dạy học văn: trò và thầy cùng nhau “hiểu” như thế nào cho có
cơ sở khoa học chặt chẽ đồng thời vẫn mở rợng được tự do thích thú hưởng
thụ và sáng tạo thẩm mĩ khi tiếp nhận một tác phẩm văn chương?
1.1.3.3. Phương pháp tiếp cận hệ thống mở ra sự tự do – một cách khoa
học trong tiếp nhận văn học, tạo nên tính chất “đa nguyên” trong tiếp nhận và
16


đánh giá văn học của học sinh dưới sự giúp đỡ của giáo viên. Trước một văn
bản, mỗi học sinh được quyền đọc, tiếp nhận, “phản tiếp nhận”, “hiểu
nhầm”…theo hệ thớng mà mình xác lập, lựa chọn. Nó chớng lại lới dạy học áp
đặt, mợt chiều từ phía giáo viên. Nó chớng lại thực trạng đáng buồn trong nhiều
cơng trình thiết kế giáo án, nhiều tài liệu hướng dẫn dạy học, tài liệu tham khảo
đang tồn tại hiện nay. Đó là việc đưa ra những cách hiểu đơn giản, bám vào
văn bản một cách thô thiển máy móc, thu hẹp nghĩa của tác phẩm vào trong cấu
trúc nội tại của văn bản, vơ hình chung đã ngăn chặn sự phát sáng nhiều nội
dung thẩm mĩ qua nhiều kênh đối với tâm hồn người đọc học sinh.
Tóm lại: phương pháp hệ thống là phương pháp tư duy khoa học,
phương pháp tư tưởng mở rộng, cho phép nó ôm vào nhiều phương pháp,
biện pháp dạy học…Nói cách khác nhiều phương pháp, biện pháp nghiên cứu
và dạy học văn có thể phát huy, vận dụng mợt cách linh hoạt, sinh đợng để
góp phần làm sáng tỏ hệ thống đã được thiết lập, xây dựng. Như vậy, phương
pháp hệ thống là phương pháp tổng thể, vận dụng được nhiều phương pháp
truyền thống.
1.2. Mố i quan hê ̣ giữa văn ho- ̣cvăn hóa và hướng tiế p câ ̣n từ cái nhin
̀ văn hóa
1.2.1. Vài nét về văn hóa

1.2.1.1. Khái niệm văn hóa
* Tình hình nghiên cứu văn hóa ở phương Đơng và phương Tây
Văn hóa là một từ thường được hiểu, được dùng theo nghĩa rộng hẹp
khác nhau. Trong sinh hoạt ngôn ngữ hàng ngày, văn hóa thường được dùng
với nghĩa trình đợ học vấn. Tuy nhiên văn hóa trong ngôn ngữ ngày thường
cũng không nhất thiết chỉ có nghĩa hẹp như vậy. Một hành vi, một cung cách
nói năng ứng xử thiếu tế nhị, lễ đợ, lịch sự, thiếu tính người…thường bị phê
phán là “vô văn hóa”, “thiếu văn hóa”. Như vậy ngay trong sinh hoạt ngơn
ngữ thường ngày, văn hóa cũng cịn được hiểu theo nghĩa rộng nữa.
Từ văn hóa theo cái nghĩa thuật ngữ của nó là bắt nguồn từ Châu Âu để
17


dịch từ Culture của Pháp, Anh; Kultur của Đức. Mấy chữ này lại bắt nguồn từ
chữ Latinh Cultus mà nghĩa gốc là trồng trọt được dùng theo hai nghĩa cultus
agri là “trồng trọt ngoài đồng” và cultus animi là “trồng trọt tinh thần” tức là
“sự giáo dục, bồi dưỡng tâm hồn con người”. Vậy xét theo gốc văn hóa gắn
liền với giáo dục đào tạo con người, một tập thể người để cho họ có được
những phẩm chất tốt đẹp cần thiết cho toàn thể cộng đồng. Cái nghĩa gốc này
của văn hóa là nghĩa chính, cớt tử. Nói khác đi văn hóa không phải là một vật
con người tự nhiên có được mà là một vật con người tiếp nhận trong q trình
giáo dục.
Ở phương Đơng, từ văn hóa đã có trong đời sống ngôn từ rất sớm. Văn
hóa là một từ Việt gốc Hán. Theo những tài liệu cổ xưa nhất của Trung Q́c
thì “văn” có nghĩa là “vẻ đẹp”, “hóa” có nghĩa là “thay đổi, biến hóa, giáo
hóa”. Gợp lại văn hóa hiểu theo nghĩa gớc là “làm cho trở nên đẹp”. Nghĩa gốc
này dựa trên một câu trong Kinh Dịch (còn gọi là Chu Dịch): “Quan hồ nhân
văn dĩ hóa thành thiên hạ” (quan sát vẻ đẹp, cái đẹp trong con người, trong xã
hội loài người rồi dựa vào mà giáo hóa cả thiên hạ; quan sát ở đây có thể hiểu
theo nghĩa “chú trọng tìm hiểu, khai thác….”). Văn và hóa trong hai câu trên

được dùng như hai từ đơn với những nét nghĩa đặc định, riêng biệt. Thế rồi, sau
đó vài trăm năm, trong một số sách cổ xuất hiện ở đời Hán (206tr.CN – 220 sau
CN), hai từ văn và hóa đã được kết hợp lại thành “văn hóa” và nhìn chung có
hàm nghĩa: dùng thi, thư, lễ, nhạc, điển chương, chế độ…để giáo hóa chúng
dân (đối lập với việc dùng vũ lực, uy thế để cưỡng chế, bình định, chinh
phục…). Nghĩa trên đây của văn hóa trở nên thông dụng trong Hán ngữ suốt từ
đời Hán cho tới cuối đời Mãn Thanh (cuối thế kỉ XVIII) trước khi được bổ
sung, mở rộng thêm nét nghĩa mới trong loại sách được gọi là tân thư. Tuy
nhiên nên lưu ý rằng những nét nghĩa mới của văn hóa do tân thư truyền bá lại
do người Nhật Bản cung cấp trước tiên. Trong phong trào “Minh Trị duy tân”
khởi xướng vào năm 1868, Nhật Bản đã dịch rất nhiều sách của Phương Tây
18


(thuộc đủ các chuyên ngành khoa học, từ khoa học tự nhiên công kĩ nghệ đến
khoa học xã hội và nhân văn). Trong quá trình dịch thuật, các dịch giả thường
gặp một từ có nguồn gốc la tinh là cultura (trong tiếng Pháp và tiếng Anh là
culture; trong tiếng Đức là kultur…) và họ lúng túng không biết nên dịch thế
nào cho gọn và đầy đủ ý nghĩa. Qua nhiều tìm tịi lựa chọn, ći cùng hai chữ
Hán “văn hóa” đã được Nhật Bản dùng để dịch những từ có cùng một gốc La
tinh “cultura” trong các ngôn ngữ phương Tây. Từ đó, văn hóa trong Hán ngữ
cũng được hiểu theo nghĩa mở rộng tương ứng.
Ở Việt Nam từ “văn hóa” được các nhà nho Duy Tân du nhập khi đọc
“Tân thư, Văn thư” Trung Quốc, tức là chỉ từ đầu thế kỉ XX. Từ “Tạp chí
Nam Phong” (ra đời năm 1917) đến “Việt Nam văn hóa sử cương” của Đào
Duy Anh (xuất bản năm 1938) cách hiểu khái niệm văn hóa không những đã
theo cách phương Tây mà cũng đã thay đổi dần tương ứng với sự phát triển
của khoa học Châu Âu đương đại. Sau đó, vấn đề nghiên cứu văn hóa học và
văn hóa Việt Nam ngày càng có nhiều thành tựu. Đặc biệt vào thập niên 90
của thế kỉ XX, văn hóa được nghiên cứu một cách toàn diện: từ xác định khái

niệm, cấu trúc văn hóa đến loại hình và biểu tượng văn hóa. Thời gian này
hàng loạt các cơng trình nghiên cứu văn hóa ra đời: Trần Ngọc Thêm “Cơ sở
văn hóa Việt Nam” (1995); Trần Quốc Vượng (chủ biên) “Cơ sở văn hóa Việt
Nam” (1997); Phan Ngọc “Bản sắc văn hóa Việt Nam”, “Một cách tiếp cận
văn hóa”; Nguyễn Tri Nguyên “Văn hóa tiếp cận từ vấn đề và hiện tượng”
(2000); Nguyễn San và Phan Đăng “Giáo trình cơ sở văn hóa Việt Nam”
(2002); Đặng Đức Siêu “Giáo trình cơ sở văn hóa Việt Nam” (dành cho học
viên ngành Ngữ Văn hệ đào tạo tại chức và từ xa); Phạm Đức Dương “Từ văn
hóa đến văn hóa học” (2002)
*Các cách định nghĩa về văn hóa
Mặc dù có nhiều cơng trình nghiên cứu nhưng hiện nay văn hóa vẫn là
đới tượng phức tạp cịn nhiều vấn đề chưa thống nhất.
19


- Theo tiến sĩ Nguyễn Tri Nguyên trong cuốn “Văn hóa tiếp cận từ vấn
đề và hiện tượng”, ông phân định nghĩa văn hóa theo 4 nhóm sau:
+ Nhóm định nghĩa theo hình thái chuẩn mực của văn hóa. Ví dụ: “
Văn hóa là toàn bộ nếp sống được xác định bằng môi trường xã hội và thông
qua các cá nhân với tư cách là thành viên của xã hội ấy” (Kôlibecgiơ)[30,
tr.28]; “Văn hóa là lối sống mà con người học được chứ không phải là sự kế
thừa sinh học” (R.Benidice)[30, tr.28]…
+ Nhóm định nghĩa theo hình thái giá trị của văn hóa. Ví dụ: “Văn hóa
là những gì cịn lại sau khi mọi thứ khác đã mất đi” (Valery)[30, tr.29]; “ Văn
hóa là toàn bộ giá trị vật chất và tinh thần, được nhân loại sáng tạo ra trong
quá trình hoạt đợng thực tiễn lịch sử xã hợi; các giá trị ấy nói lên trình đợ phát
triển của lịch sử loài người” (Từ điển Triết học do NXB Chính trị Mát- cơ –
va ấn hành năm 1972) [30, tr.29]…
+ Nhóm định nghĩa theo hình thái biểu tượng của văn hóa. Ví dụ: “ Văn
hóa là toàn bợ thơng tin không kể di truyền sinh vật, là mọi biện pháp nhằm tổ

chức và bảo vệ thông tin” (Iuri Lốt - man) [30, tr.30]; “ Văn hóa là dòng thác
tư tưởng xuyên từ cá nhân này sang cá nhân khác, thông qua những ứng xử
biểu tượng, những từ ngữ và qua sự bắt chước” (Pho-roi-đơ) [30,tr.31]…
+ Nhóm định nghĩa theo hướng bao quát, tổng hợp, theo bề rộng nội hàm
khái niệm văn hóa. Ví dụ: “Văn hóa là mợt phức thể bao gồm kiến thức, tín
ngưỡng, nghệ thuật, đạo đức, luật pháp, tập quán và mọi khả năng và thói quen mà
con người, với tư cách là thành viên xã hội, đạt được” (E.B.Thai-lơ) [30, tr.32]….
Từ 4 nhóm định nghĩa trên đây, TS. Nguyễn Tri Nguyên đã đưa ra một
định nghĩa khái quát về văn hóa: “ Văn hóa là một quá trình hoạt đợng của
con người biến đổi thế giới tự nhiên thành thế giới tự nhiên thứ hai có cấu
trúc cao hơn và có dấu ấn người (có tính người) trong quá trình đó con người
hình thành cái thiên nhiên bên trong của chính mình (cảnh quan nợi tại của
chính mình), đồng thời thể hiện thái đợ (ứng xử) với thiên nhiên thứ nhất lẫn
thiên nhiên thứ hai và ứng xử đới với chính mình.
20


Văn hóa là mợt hình thái xã hợi toàn diện gồm ba hình thái: Chuẩn
mực, giá trị và biểu tượng” [30, tr.32].
- Đoàn Văn Trúc trong cuốn “Văn hóa học” lại đưa ra các cách định
nghĩa dựa trên những quan điểm khác nhau:
+ Quan điểm dân tộc học: Văn hóa “là toàn thể những cấu trúc xã hội,
tôn giáo…những biểu thị trí tuệ, nghệ tḥt…đặc định mợt xã hợi” (Pettit
Larousse, 1982) [46, tr.47].
+ Quan điểm dân tộc – xã hội học
+ Quan điểm tâm lí học
+ Quan điểm xã hợi học
+ Quan điểm tâm lí – xã hợi học
- Định nghĩa văn hóa của Unesco: Ngay từ những năm 70,80 của thế kỉ
XX, nhiều cuộc họp bàn về văn hóa dưới sự chủ trì của Liên hiệp q́c đã

được tổ chức, qua đó nhiều định nghĩa về văn hóa đã được đề xuất, có những
định nghĩa đã được thừa nhận một cách rộng rãi, được coi như là sự thể hiện
quan niệm văn hóa của liên hợp quốc, cũng có nghĩa là của thế giới:
“ Văn hóa bao gồm tất cả những gì làm cho dân tợc này khác với dân
tộc khác, từ những sản phẩm tinh vi hiện đại nhất cho đến tín ngưỡng, phong
tục, tập quán, lới sớng và lao động” [33, tr.15].
“Văn hóa theo nghĩa rộng là tập tục, tín ngưỡng, ngơn ngữ, tư tưởng,
thị hiếu thẩm mĩ…, những hiểu biết kĩ thuật cũng như toàn việc tổ chức môi
trường của con người…những công cụ, nhà ở…và nói chung là toàn bộ công
nghiệp có thể truyền lại được, điều tiết những quan hệ và những ứng xử của
một nhóm xã hội với môi trường sinh thái của nó…”[33, tr.16].
“Văn hóa là năng lực và thành quả sáng mà nhân loại đã đạt được trong
quá trình hoạt đợng thực tiễn trong xã hội…Văn hóa hiểu theo nghĩa rộng bao
quát năng lực sản xuất vật chất và sản xuất tinh thần của nhân loại cùng toàn
bộ sản phẩm vật chất và tinh thần được làm ra. Văn hóa hiểu theo nghĩa hẹp
21


trỏ năng lực sản xuất tinh thần và sản phẩm tinh thần…Văn hóa là hiện tượng
lịch sử cụ thể. Trong các giai đoạn lịch sử khác nhau của xã hội…văn hóa có
những đặc điểm khác nhau. Các dân tộc khác nhau đã cấp cho văn hóa những
đặc điểm dân tộc khác nhau. Trong xã hội có giai cấp, trên những mức độ
khác nhau, văn hóa cũng có in dấu ấn giai cấp…”[33, tr.17].
- Chủ tịch Hồ Chí Minh định nghĩa về văn hóa rất cụ thể và dễ hiểu
“Vì lẽ sinh tồ n cũng như mu ̣c đić h số ng của cuô ̣c số ng

:

, loài người mới sáng


tạo và phát minh ra ng ôn ngữ , chữ viế t , đa ̣o đức , pháp luật , khoa ho ̣c , tôn
giáo, văn ho ̣c, nghê ̣ thuâ ̣t, những công cu ̣ cho sinh hoa ̣t hàng ngày về mă ̣c , ăn,
ở và các phương thức sử dụng . Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là
văn hóa . Văn hó a là sử tổ ng hơ ̣p của mo ̣i phương thức sinh hoa ̣t cùng với biể u
hiê ̣n của nó mà loài người đã sản sinh ra

nhằ m thić h ứng những nhu cầ u đời

số ng và đòi hỏi của sự sinh tồ n .”
- Theo GS Trầ n Quố c Vươ ̣ng : “Văn hóa là mô ̣t quan hê ̣. Nó là quan hệ
giữa thế giới biể u tươ ̣ng và thế giới thực ta ̣i . Quan hê ̣ ấ y biể u hiê ̣n thành mô ̣t
kiể u lựa cho ̣n riêng của mô ̣t tô ̣c người

, mô ̣t cá nhân so với mô ̣t tô ̣c người

khác, mô ̣t cá nhân khác . Nét khu biệt các kiểu l ựa chọn làm cho chúng ta khác
nhau, tạo thành những nề n văn hóa khác nhau là đô ̣ khúc xa ̣ . Tấ t cả mo ̣i cái
mà một tộc người tiếp thu hay sáng tạo đều có một độ khúc xạ riêng có mặt ở
mọi lĩnh vực và rất khác độ khúc xạ ở một tộc người k hác…”[47, tr.127].
- Gầ n với đinh
̣ nghi ̃ a trên là đinh
̣ nghiã của GS Phan Ngo ̣c : “Văn hóa là
mố i quan hê ̣ giữa thế giới biể u tươ ̣ng trong óc mô ̣t cá nhân hay mô ̣t tô ̣c người
với cái thế giới thực ta ̣i ít nhiề u đã bi ̣cá nhân này hay tô ̣c người này mơ hình
hóa theo cái mơ hình tồn tại trong biểu tượng . Điề u biể u hiê ̣n rõ nhấ t chứng tỏ
mố i quan hê ̣ này , đó là văn hóa dưới hình thức dễ nhâ ̣n thấ y nhấ t

, biể u hiê ̣n

thành một kiểu l ựa chọn riêng của cá nhân hay tộc người , khác các kiểu lựa

chọn của cá nhân hay các tộc người khác ”[29, tr.18].
- Theo GS Trầ n Ngo ̣c Thêm : “Văn hóa là một hệ thống hữu cơ các giá
22


×