Tải bản đầy đủ (.docx) (105 trang)

(Luận văn thạc sĩ) Nghiên cứu đánh giá hiện trạng chất lượng nước sông nhà Lê ở Thanh Hóa và đề xuất các biện pháp quản lý

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.76 MB, 105 trang )

LỜI CAM ĐOAN
Học viên xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân học viên. Các kết
quả nghiên cứu và các kết luận trong luận văn là trung thực, không sao chép từ bất kỳ
một nguồn nào và dƣới bất kỳ hình thức nào.Việc tham khảo các nguồn tài liệu (nếu
có) đã đƣợc thực hiện trích dẫn và ghi nguồn tài liệu tham khảo đúng quy định.

Tác giả luận văn

Lê Thị Thu Huyền

i


LỜI CÁM ƠN
Để hồn thành chƣơng trình thạc sỹ và làm luận văn tốt nghiệp này, tác giả đã nhận
đƣợc sự hƣớng dẫn, giúp đỡ và góp ý nhiệt tình của quý thầy cô trƣờng Đại học Thủy
Lợi.
Trƣớc hết, tác giả xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến PGS.TS. Nguyễn Thị Minh Hằng đã
dành rất nhiều thời gian tâm huyết hƣớng dẫn, đóng góp ý kiến giúp tác giả hoàn
thành tốt luận văn tốt nghiệp. Tác giả cũng xin gửi lời cảm ơn tới tồn thể các thầy cơ
giáo Khoa Môi trƣờng Trƣờng Đại học Thủy Lợi những ngƣời đã cho tác giả kiến
thức và kinh nghiệm trong suốt quá trình tác giả đƣợc học tập tại trƣờng để tác giả có
thể hồn thành đƣợc luận văn tốt nghiệp này.
Tác giả cũng xin cảm ơn các cán bộ, kỹ thuật viên Trung tâm Quan trắc và Bảo vệ môi
trƣờng Thanh Hóa, Chi Cục bảo vệ mơi trƣờng Thanh Hóa, UBND TP.Thanh Hóa …
đã tạo điều kiện cho tác giả khảo sát và thu thập tài liệu để có cơ dữ liệu phục vụ cho
luận văn.
Đồng thời, tác giả cũng xin cảm ơn bạn bè, đồng nghiệp và gia đình đã luôn bên tác
giả, cổ vũ và động viên tác giả những lúc khó khăn để có thể vƣợt qua và hoàn thành
tốt luận văn này Mặc dù tác giả đã cố gắng hoàn thành luận văn bằng tất cả sự nhiệt
nhiệt tình và năng lực của mình, tuy nhiên khơng thể tránh khỏi những sai sót. Vì vậy,


tác giả rất mong nhận đƣợc sự đóng góp của thầy cơ và các bạn để tác giả hoàn thiện
luận văn.
Hà Nội, tháng 04 năm 2018
Học viên

Lê Thị Thu Huyền


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN........................................................................................................... I
LỜI CÁM ƠN................................................................................................................ II
MỤC LỤC...................................................................................................................... III
DANH MỤC HÌNH VẼ................................................................................................. V
DANH MỤC BẢNG BIỂU............................................................................................ VII
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT........................................................................................ VIII
MỞ ĐẦU......................................................................................................................... 1
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI................................................................................ 1
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU......................................................................................... 2
3. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU............................................................. 2
4. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU............................................................................... 2
5. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU........................................................................................ 3
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ Ô NHIỄM NƢỚC SƠNG Ở THANH HĨA VÀ
GIỚI THIỆU SƠNG NHÀ LÊ ĐOẠN CHẢY QUA THÀNH PHỐ THANH HÓA 4
1.1. Tổng quan về ơ nhiễm nƣớc sơng ở Thanh Hóa................................................... 4
1.2. Giới thiệu lƣu vực sông Nhà Lê đoạn chảy qua thành phố Thanh Hóa.............9
1.2.1. Điều kiện tự nhiên.................................................................................................. 9
1.2.2. Điều kiện kinh tế - xã hội....................................................................................... 13
1.2.3. Đánh giá ảnh hƣởng của điều kiện kinh tế xã hội đến nguồn nƣớc sông Nhà Lê..17
CHƢƠNG 2: ĐÁNH GIÁ CHẤT LƢỢNG NƢỚC VÀ DỰ BÁO BIẾN ĐỔI
CHẤT LƢỢNG NƢỚC SÔNG NHÀ LÊ ĐOẠN CHẢY QUA THÀNH PHỐ

THANH HÓA................................................................................................................. 19
2.1. Các nguồn gây ô nhiễm nƣớc sông Nhà Lê........................................................... 19
2.1.1. Nguồn ô nhiễm từ sinh hoạt................................................................................... 19
2.1.2. Nguồn ô nhiễm do nông nghiệp............................................................................. 21
2.1.3. Nguồn ô nhiễm do làng nghề................................................................................. 21
2.1.4. Các nguồn ô nhiễm khác........................................................................................ 21
2.2. Đánh giá chất lƣợng nƣớc sông Nhà Lê đoạn chảy qua TP.Thanh Hóa............23
2.2.1. Số liệu sử dụng....................................................................................................... 23
2.2.2. Đánh giá chất lƣợng nƣớc sông Nhà Lê theo QCVN 08:2008/BTNMT...............27


2.2.3. Đánh giá chất lƣợng nƣớc sông Nhà Lê đoạn chảy qua TP.Thanh Hóa theo
phƣơng pháp tính chỉ số chất lƣợng nƣớc (WQI)................................................. 34
2.3. Phân tích những nguyên nhân và tồn tại liên quan đến ô nhiễm nƣớc sông......41
2.3.1. Nguyên nhân.......................................................................................................... 41
2.3.2. Những tồn tại......................................................................................................... 41
2.4. Tính tốn đánh giá biến đổi chất lƣợng nƣớc và ô nhiễm nƣớc sông theo mơ
hình tốn chất lƣợng nƣớc.................................................................................... 42
2.4.1. Đặt vấn đề.............................................................................................................. 42
2.4.2. Khái qt chung về mơ hình tốn và lựa chọn mơ hình......................................... 42
2.4.3. Giới thiệu tóm tắt mơ hình Mike 11....................................................................... 43
2.4.4. Ứng dụng mơ hình mơ phỏng biến đổi chất lƣợng nƣớc sông Nhà Lê đoạn chảy
qua TP.Thanh Hóa.................................................................................................. 51
CHƢƠNG 3: NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ NHẰM
GIẢM THIỂU Ô NHIỄM NGUỒN NƢỚC SÔNG NHÀ LÊ.................................... 72
3.1. Ứng dụng mơ hình tốn đề xuất các kịch bản/phƣơng án quản lý bảo vệ chất
lƣợng nƣớc cho sơng Nhà Lê đoạn chảy qua TP Thanh Hóa.................................... 72
3.1.1. Xây dựng các kịch bản........................................................................................... 72
3.1.2. Kết quả tính tốn và dự báo biến đổi chất lƣợng nƣớc theo các kịch bản.............73
3.2. Các biện pháp quản lý nhằm giảm thiểu ô nhiễm nguồn nƣớc sông Nhà Lê............75

3.2.1. Hạn chế các nguồn xả thải vào sông...................................................................... 75
3.2.2. Thực hiện nạo vét sơng Nhà Lê.............................................................................. 77
3.2.3. Hồn thiện hệ thống tổ chức quản lý môi trƣờng................................................... 77
3.2.4. Nâng cao hiệu quả áp dụng các công cụ trong quản lý môi trƣờng nƣớc..............78
3.2.5. Xã hội hóa bảo vệ mơi trƣờng, nâng cao nhận thức cộng đồng về bảo vệ môi
trƣờng nƣớc.................................................................................................................. 78
3.2.6. Tạo cơ chế, chính sách và biện pháp kinh tế trong bảo vệ môi trƣờng..................79
3.2.7. Bảo đảm yêu cầu về môi trƣờng ngay từ khâu xây dựng quy hoạch, kế hoạch dự
án đầu tƣ................................................................................................................ 79
3.2.8. Xây dựng nhà máy xử lý nƣớc thải tập trung của thành phố Thanh Hóa...............80
3.2.9. Thu gom và xử lý bùn bể phốt............................................................................... 80
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ....................................................................................... 81


TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................................. 84

DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 1.1. Sơng Nhà Lê đoạn chảy qua TP.Thanh Hóa................................................. 10
Hình 2.1: Những hình ảnh xả thải gây ơ nhiễm nƣớc sơng Nhà Lê............................. 24
Hình 2.2: Bản đồ sơ họa các vị trí quan trắc................................................................ 25
Hình 2.3: Biểu đồ thể hiện hàm lƣợng TSS trong nƣớc sơng Nhà Lê đoạn qua
TP.Thanh Hóa.............................................................................................................. 28
Hình 2.4: Biểu đồ thể hiện hàm lƣợng DO trong nƣớc sơng Nhà Lê đoạn qua
TP.Thanh Hóa.............................................................................................................. 29
Hình 2.5: Biểu đồ thể hiện hàm lƣợng BOD5 trong nƣớc sông Nhà Lê đoạn qua TP.
Thanh Hóa................................................................................................................... 29
Hình 2.6: Biểu đồ thể hiện hàm lƣợng COD trong nƣớc sông Nhà Lê đoạn qua TP.
Thanh Hóa................................................................................................................... 30
Hình 2.7: Biểu đồ thể hiện hàm lƣợng NO2- trong nƣớc sơng Nhà Lê đoạn qua TP.
Thanh Hóa................................................................................................................... 31

Hình 2.8: Biểu đồ thể hiện hàm lƣợng NH4+ trong nƣớc sơng Nhà Lê đoạn qua TP.
Thanh Hóa................................................................................................................... 31
Hình 2.9: Biểu đồ thể hiện hàm lƣợng Fe trong nƣớc sông Nhà Lê............................ 32
Hình 2.10: Biểu đồ thể hiện hàm lƣợng dầu mỡ khống trong nƣớc..........................33
Hình 2.11: Biểu đồ thể hiện hàm lƣợng Coliform trong nƣớc sơng............................33
Hình 2.12: Chu trình biến đổi oxy............................................................................... 49
Hình 2.13: Sơ đồ các bƣớc áp dụng mơ hình MIKE 11 tính tốn lũ trên hệ thống sơng
.......................................................................................................................................51
Hình 2.14: Số hóa hệ thống sơng Nhà Lê.................................................................... 52
Hình 2.15: Vị trí mặt cắt trên sơng Nhà Lê đoạn qua thành phố Thanh Hóa...............54
Hình 2.16: Dữ liệu mặt cắt đƣợc nhập trong MIKE 11............................................... 54
Hình 2.17: Vị trí biên đầu vào cho mơ hình thủy lực Mike 11..................................... 56
Hình 2.18: Thiết lập điều kiện biên trong Mike 11...................................................... 56
Hình 2.19: Thông số thủy lực đƣợc thiết lập trong mô hình........................................ 57
Hình 2.20: Vị trí kiểm tra mơ hình thủy lực................................................................. 63
Hình 2.21: Q trình mực nƣớc tính tốn và thực đo tại vị trí Cầu Bố (01/02/2013 17/04/2013).................................................................................................................. 64
Hình 2.22: Q trình mực nƣớc tính tốn và thực đo tại vị trí Cầu Bố(10/02/2014 02/05/2014).................................................................................................................. 64


Hình 2.23: Vị trí biên và nguồn xả thải chất lƣợng nƣớc............................................75
Hình 2.24: Bản đồ vị trí kiểm định modul chất lƣợng nƣớc.......................................66
Hình 2.25: Kết quả so sánh nồng độ DO ngày 15/03/2013.......................................... 67
Hình 2.26: Kết quả so sánh nồng độ BOD5 ngày 15/03/2013......................................67
Hình 2.27: Kết quả so sánh nhiệt độ ngày 15/03/2013................................................. 68
Hình 2.28: Kết quả so sánh nồng độ DO ngày 01/04/2014.......................................... 69
Hình 2.29: Kết quả so sánh nồng độ BOD5 ngày 01/04/2014...................................... 69
Hình 2.30: Kết quả so sánh nhiệt độ ngày 01/04/2014................................................. 70
Hình 2.31: Các hệ số kiểm định cho mô đun Ecolab và hệ số khuếch tán...................71
Hình 3.1: So sánh kết quả mơ phỏng nồng độ DO giữa hiện trạng và kịch bản 1, kịch
bản 2............................................................................................................................ 69

Hình 3.2: So sánh kết quả mơ phỏng nồng độ BOD5 giữa hiện trạng và kịch bản 1,
kịch bản 2.................................................................................................................... 70
Hình 3.3: So sánh kết quả mơ phỏng nhiệt độ giữa hiện trạng và kịch bản 1, kịch bản 2
.......................................................................................................................................71


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1: Định mức sử dụng nƣớc sinh hoạt cho các cấp đô thị................................. 20
Bảng 2.2: Địa điểm quan trắc chất lƣợng nƣớc sông Nhà Lê...................................... 23
Bảng 2.3: Kết quả phân tích chất lƣợng nƣớc sơng Nhà Lê năm 2013.......................25
Bảng 2.4: Kết quả phân tích chất lƣợng nƣớc sông Nhà Lê năm 2014.......................26
Bảng 2.5: Bảng quy định các giá trị qi, BPi................................................................. 35
Bảng 2.6: Bảng quy định các giá trị BPi và qi đối với DO% bão hòa..........................36
Bảng 2.7: Bảng quy định các giá trị BPi và qi đối với thông số pH.............................37
Bảng 2.8: Bảng đánh giá chỉ số chất lƣợng nƣớc........................................................ 38
Bảng 2.9: Kết quả tính tốn chỉ số WQI của các thơng số........................................... 40
Bảng 2.10: Thống kê vị trí và số mặt cắt...................................................................... 53
Bảng 2.11: Nguồn thải vào đoạn sông nghiên cứu....................................................... 58
Bảng 2.12: Kết quả hiệu chỉnh và kiểm định mơ hình................................................. 63
Bảng 2.13: Bảng thơng số thủy lực tại các vị trí trên sông Nhà Lê sau khi hiệu chỉnh
và kiểm định................................................................................................................ 65
Bảng 2.14: Vị trí các điểm đo chất lƣợng nƣớc dùng để kiểm định mơ hình..............65


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
BTNMT

Bộ tài nguyên và môi trƣờng

BTTN


Bảo tồn thiên nhiên

BOD5

Nhu cầu ơxy sinh hóa xử lý ở nhiệt độ 20oC trong 5 ngày

BVMT

Bảo vệ môi trƣờng

CLN

Chất lƣợng nƣớc

CN

Cơng nghiệp

COD

Nhu cầu ơxy hóa học

CHDCND

Cộng hịa dân chủ nhân dân

KCN

Khu công nghiệp


KT - XH

Kinh tế - xã hội

LVS

Lƣu vực sông

QCCP

Quy chuẩn cho phép

QCVN

Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia

TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam

TP

Thành phố

UBND

Ủy ban nhân dân

VQG


Vƣờn quốc gia


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Hiện nay, với tốc độ phát triển kinh tế, xã hội và gia tăng dân số một cách mạnh mẽ,
tài nguyên nƣớc đang đứng trƣớc nguy cơ suy thoái, cạn kiệt. Những năm gần đây, ở
hạ lƣu hầu hết các LVS trên toàn quốc xuất hiện tình trạng suy giảm nguồn nƣớc dẫn
tới thiếu nƣớc, khan hiếm nƣớc, cả số lƣợng và chất lƣợng đều không đủ cung cấp
cho sinh hoạt, sản xuất đang diễn ra ngày một thƣờng xuyên hơn, trên phạm vi rộng
lớn hơn và ngày càng nghiêm trọng. Điều này, tác động lớn đến mơi trƣờng sinh thái
của các dịng sông, gia tăng nguy cơ kém bền vững của tăng trƣởng kinh tế, xóa đói
giảm nghèo và phát triển xã hội.
Theo Báo cáo Môi trƣờng quốc gia 2010 của Tổng cục Môi trƣờng - Bộ Tài nguyên
và Môi trƣờng cho thấy, nhiều dịng sơng trên tồn quốc đang có dấu hiệu suy thoái cả
về số lƣợng và chất lƣợng, nguyên nhân chủ yếu là do khai thác tràn lan quá mức, các
hoạt động xả nƣớc thải vào nguồn nƣớc chƣa đƣợc quản lý chặt chẽ.
Sông Nhà Lê đƣợc xây dựng để cung cấp nƣớc tƣới tiêu, chống hạn, chống lụt cho
huyện Đơng Sơn và TP.Thanh Hóa. Tuy nhiên, do sơng chảy qua thành phố Thanh
Hóa là nơi tiếp nhận nƣớc thải của thành phố, trong khi khu vực thành phố có tốc độ
phát triển kinh tế cùng với tốc độ đơ thị hóa cao, q trình gia tăng quy mơ sản xuất
công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và hoạt động sản xuất tại các làng nghề khơng có
dấu hiệu giảm thì tình trạng ơ nhiễm mơi trƣờng trong đó có ô nhiễm nguồn nƣớc
đang trở thành vấn đề cấp bách cần đƣợc quan tâm, đặc biệt vấn đề về quản lý và bảo
vệ tài nguyên nƣớc trên địa bàn huyện Đơng Sơn và khu vực thành phố Thanh Hóa.
Với nhu cầu khai thác, sử dụng nƣớc trên địa bàn thì sơng Nhà Lê vẫn là nguồn nƣớc
chính đƣợc sử dụng phục vụ nhu cầu sản xuất, chống hạn, chống lũ trên địa bàn huyện
Đơng Sơn và TP.Thanh Hóa. Tình trạng ô nhiễm nguồn nƣớc nhƣ hiện nay không chỉ
ảnh hƣởng đến hoạt động khai thác, sử dụng nƣớc phục vụ các mục đích mà cịn tác

động trực tiếp đến sức khỏe ngƣời dân.
Để có những giải pháp hạn chế ơ nhiễm nguồn nƣớc, giảm thiểu tác động đến môi
trƣờng cũng nhƣ sức khỏe con ngƣời, trong thời gian tới các lãnh đạo cần đƣợc tăng
9


cƣờng quản lý, kiểm soát nguồn nƣớc mặt theo đúng quy định và đặc biệt cần phải
nâng cao nhận thức trách nhiệm về bảo vệ tài nguyên môi trƣờng đến ngƣời dân nhằm
thắt chặt lƣợng xả thải ra sông từ các cơ sở sản xuất nhỏ lẻ, các làng nghề truyền
thống, v.v...
Chính vì thế, việc đánh giá diễn biến, khả năng truyền tải hàm lƣợng chất ơ nhiễm trên
dịng sơng Nhà Lê đặc biệt đoạn chảy qua TP.Thanh Hóa nhằm thắt chặt đƣa ra các
giảm pháp để kiểm soát nguồn gây ô nhiễm tốt hơn là một vấn đề cần thiết và cấp
bách. Xuất phát từ những cơ sở lý luận và thực tiễn trên tác giả tiến hành nghiên cứu
đề tài: “Nghiên cứu đánh giá hiện trạng chất lượng nước sơng Nhà Lê ở Thanh Hóa
và đề xuất các biện pháp quản lý” nhằm tìm cơ sở giải quyết các vấn đề môi trƣờng
và đề ra các biện pháp cải thiện chất lƣợng nguồn nƣớc sông Nhà Lê đặc biệt là đoạn
chảy qua khu vực TP.Thanh Hóa.
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Đánh giá sự biến đổi chất lƣợng nƣớc sơng tại các vị trí trên sơng Nhà Lê đoạn chảy
qua khu vực TP.Thanh Hóa.
- Nghiên cứu đề xuất các biện pháp quản lý, giảm thiểu ô nhiễm cho đoạn sông bị ô
nhiễm.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tƣợng nghiên cứu
Chất lƣợng nƣớc sông Nhà Lê – Thanh Hóa
- Phạm vi nghiên cứu
Nƣớc sơng Nhà Lê đoạn chảy qua khu vực TP.Thanh Hóa (từ gần Trung tâm hội nghị
huyện Đông Sơn đến phƣờng Ngọc Trạo) dài khoảng 17 km.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu

- Phƣơng pháp thống kê và tổng hợp số liệu: Thống kê và tổng hợp số liệu từ các dự
án, các báo cáo, số liệu từ các nguồn khác để phục vụ cho luận văn.


- Phƣơng pháp điều tra, khảo sát thực địa để đánh giá hiện trạng chất lƣợng nƣớc sông
hiện tại.
- Phƣơng pháp kế thừa: Kế thừa các số liệu đã có về chất lƣợng nƣớc của các đề tài, dự
án và một số chƣơng trình đã thực hiện những năm gần đây để mô phỏng biến đổi chất
lƣợng nƣớc.
- Phƣơng pháp mơ hình tốn: Luận văn sử dụng mơ hình Mike 11 diễn tốn hiện trạng
chất lƣợng nƣớc sơng. Dự báo diễn biến chất lƣợng nƣớc sông theo 2 kịch bản: tăng
lƣu lƣợng xả và tăng số nguồn điểm xả thải để đánh giá chất lƣợng nƣớc sông trong
điều kiện phát triển kinh tế tƣơng lai.
5. Nội dung nghiên cứu
Luận văn có những nội dung chính sau:
Tổng quan về ơ nhiễm nƣớc sơng ở Thanh Hóa và giới thiệu sơng Nhà Lê đoạn chảy
qua thành phố Thanh Hóa
Đánh giá chất lƣợng nƣớc và dự báo biến đổi chất lƣợng nƣớc sông Nhà Lê đoạn chảy
qua thành phố Thanh Hóa
Nghiên cứu đề xuất các biện pháp quản lý nhằm giảm thiểu ô nhiễm nguồn nƣớc sông
Nhà Lê


CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ Ô NHIỄM NƢỚC SÔNG Ở THANH
HĨA VÀ GIỚI THIỆU SƠNG NHÀ LÊ ĐOẠN CHẢY QUA THÀNH PHỐ
THANH HĨA
1.1. Tổng quan về ơ nhiễm nƣớc sơng ở Thanh Hóa
Thanh Hố có địa hình khá phức tạp, bị chia cắt nhiều và nghiêng theo hƣớng Tây Bắc
- Đơng Nam: Phía Tây Bắc có những đồi núi cao trên 1.000 m đến 1.500 m, thoải dần,
kéo dài và mở rộng về phía Đơng Nam; đồi núi chiếm trên 3/4 diện tích tự nhiên của

cả tỉnh. Thanh Hóa nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, mặc dù lƣợng mƣa trung
bình hàng năm khoảng 1.600 – 2.300mm/năm nhƣng do ảnh hƣởng của địa hình đồi
núi, lƣợng mƣa phân bố không đều trên cả tỉnh và biến đổi mạnh theo thời gian đã và
đang tác động lớn đến trữ lƣợng và phân bố tài nguyên nƣớc trong tỉnh[1].
Việc khai thác nguồn nƣớc quá mức đã làm suy thoái nghiêm trọng về số lƣợng và
chất lƣợng tài nguyên nƣớc. Do tác động của biến đổi khí hậu ngày càng gia tăng, ở
Thanh Hóa mùa mƣa và lƣu lƣợng nƣớc có xu hƣớng diễn biến thất thƣờng, nên hạn
hán hoặc ủng ngập cục bộ xảy ra thƣờng xuyên và trên diện rộng hơn trƣớc. Rõ rệt
nhất là vài năm gần đây, mùa mƣa thƣờng kết thúc sớm và đến muộn hơn gây nên hạn
hán tại nhiều vùng trong cả nƣớc. Bên cạnh đó, tình trạng nhiều khu cơng nghiệp, nhà
máy, khu đơ thị xả nƣớc thải chƣa qua xử lý xuống hệ thống sông hồ đã và đang gây ô
nhiễm nguồn nƣớc mặt trên diện rộng, dẫn đến nhiều vùng có nƣớc nhƣng không sử
dụng đƣợc.
Đặc biệt nƣớc thải từ hoạt động của các cơ sở sản xuất công nghiệp và khu công
nghiệp, đang là nguồn gây áp lực lớn nhất đến môi trƣờng nƣớc mặt lục địa. Theo
Báo cáo Xây dựng cơ sở dữ liệu tài nguyên nƣớc tỉnh Thanh Hóa năm 2014 thì lƣợng
nƣớc sử dụng cho mục đích sản xuất cơng nghiệp của tỉnh Thanh Hóa gồm cả nƣớc
mặt và nƣớc dƣới đất là 30.130.585 m3/năm. Trong đó khối lƣợng nƣớc mặt
đƣợc sử dụng là
25.579.400 m3/năm, khối lƣợng nƣớc dƣới đất đƣợc sử dụng là 12.469 m3/ngày
(4.551.185 m3/năm). Theo Lê Anh Tuấn, Đại học Cần Thơ (Giáo trình Cơng nghệ mơi
trƣờng, 2005) thì lƣợng nƣớc thải cơng nghiệp chiếm khoảng 30-35% tổng lƣợng


nƣớc đƣợc sử dụng. Nhƣ vậy ƣớc tính nƣớc thải cơng nghiệp thải ra mơi trƣờng bên
ngồi khoảng 10.000.000 m3/năm[1]. Đây cũng là khối lƣợng nƣớc thải phát sinh
rất lớn.


Loại nƣớc thải này chứa thành phần các chất ô nhiễm rất đa dạng nhƣ: Chứa nhiều

chất độc hại hữu cơ từ các ngành công nghiệp thực phẩm, giấy, dầu khí.. gây ra hiện
tƣợng phú dƣỡng trong mơi trƣờng nƣớc mặt, chứa nhiều loại hóa chất độc hại từ các
nghành cơng nghiệp phân bón, thuốc trừ sâu..., chứa nhiều kim loại nặng và bùn đất từ
các nghành công nghiệp cơ khí, luyện kim, khai khống..
Nơng nghiệp là ngành sử dụng nhiều nƣớc nhất, nên lƣu lƣợng nƣớc thải từ ngành
này chiếm tỷ trọng lớn hàng đầu. Do việc sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật và phân
bón bất hợp lý, nên trung bình 20-30% lƣợng thuốc và phân bón sử dụng trong nông
nghiệp không đƣợc cây trồng hấp thụ sẽ theo nƣớc mƣa và nƣớc tƣới chảy vào
nguồn nƣớc mặt, tích lũy trong đất. Khơng những gây ơ nhiễm nguồn nƣớc mặt, mà
còn thấm vào nguồn nƣớc ngầm và gây ô nhiễm đất.
Theo số liệu thống kê của Sở Giao thơng Vận tải Thanh Hóa thì tồn tỉnh Thanh Hóa
hiện có khoảng 1.519 phƣơng tiện đƣờng thủy nội địa, trong đó 857 tàu thuyền làm
cơng tác vận tải hàng hóa[1]. Hoạt động vận tải đƣờng thủy gây tác động tới môi
trƣờng nƣớc do dầu từ các hoạt động khai thác tàu thủy nhƣ: sự cố tràn dầu, do sự
thiếu trách nhiệm trong công tác xả thải nƣớc vệ sinh boong, két hầm hàng dầu, do xả
thải nƣớc lacanh, nƣớc buồng máy tàu, xả thải dầu cặn là các nguyên nhân gây ô
nhiễm dầu cho nguồn nƣớc nơi tàu hoạt động.
Mặt khác, phần lớn các đô thị hiện nay đều chƣa có hệ thống xử lý nƣớc thải sinh
hoạt, nên tỷ lệ nƣớc thải đã qua xử lý đạt tỷ lệ rất thấp. Cộng thêm nƣớc thải sinh hoạt
trong các khu dân cƣ, các khu du lịch và nƣớc thải của các cơ sở tiểu thủ công nghiệp
xả thẳng vào sông hồ. Loại nƣớc thải này chứa nhiều chất hữu cơ dễ bị phân huỷ
sinh học, ngồi ra cịn có cả các thành phần vô cơ, vi sinh vật và vi trùng gây bệnh rất
nguy hiểm. Theo Báo cáo Xây dựng cơ sở dữ liệu tài nguyên nƣớc tỉnh Thanh Hóa
năm 2014 thì lƣợng nƣớc sử dụng cho mục đích sinh hoạt của tỉnh Thanh Hóa gồm cả
nƣớc mặt và nƣớc dƣới đất khoảng 116.754.740 m3/năm. Trong đó khối lƣợng nƣớc
mặt đƣợc sử là
3.175.000 m3/năm và khối lƣợng nƣớc dƣới đất sử dụng là 113.580.700 m3/năm.
Lƣợng nƣớc thải chiếm khoảng 80% lƣợng nƣớc sử dụng, nhƣ vậy ƣớc tính lƣợng
nƣớc thải sinh hoạt phát sinh trong 01 năm là 93.403.792 m 3/năm[1]. Với lƣợng nƣớc



thải sinh hoạt phát sinh rất lớn và các thành phần độc hại nhƣ đã kể trên có thể thấy
nƣớc thải


sinh hoạt là một trong những nguồn gây tác động rất lớn đến thực trạng các vấn đề môi
trƣờng nƣớc tỉnh Thanh Hóa.
Cùng với sự ra đời ồ ạt các khu, cụm, điểm công nghiệp, các làng nghề thủ công
truyền thống cũng có sự phục hồi và phát triển mạnh mẽ. Việc phát triển các làng nghề
có vai trị quan trọng đối với sự phát triển KT-XH và giải quyết việc làm ở các địa
phƣơng. Tuy nhiên, hậu quả về môi trƣờng do các hoạt động sản xuất làng nghề đƣa
lại cũng ngày càng nghiêm trọng. Bên cạnh các khu công nghiệp và các làng nghề gây
ô nhiễm môi trƣờng, tại các đơ thị lớn, tình trạng ơ nhiễm cũng ở mức báo động. Đó là
các ơ nhiễm về nƣớc thải, rác thải sinh hoạt, rác thải y tế, không khí, tiếng ồn... Những
năm gần đây, dân số ở các đơ thị tăng nhanh khiến hệ thống cấp thốt nƣớc khơng đáp
ứng nổi và xuống cấp nhanh chóng. Nƣớc thải, rác thải sinh hoạt (vô cơ và hữu cơ) ở
đô thị hầu hết đều trực tiếp xả ra môi trƣờng mà khơng có bất kỳ một biện pháp xử lí
nào ngồi việc vận chuyển đến bãi chơn lấp. Mặt khác, phần lớn các bãi rác ở Thanh
Hóa là bãi rác tạm, lộ thiên chƣa có quy hoạch nên ảnh hƣởng lớn đến ô nhiễm nƣớc
mặt, nƣớc ngầm.
Hệ thống sông Hoạt:
Sông Hoạt là một sơng nhỏ có lƣu vực rất độc lập và có hai cửa tiêu thốt (đổ vào
sơng Lèn tại cửa Báo Văn và đổ ra biển tại cửa Càn). Tổng diện tích lƣu vực hứng
nƣớc 250 km2 trong đó 40% là đồi núi trọc. Để phát triển kinh tế vùng Hà Trung Bỉm Sơn ở đây đã xây dựng kênh Tam Điệp để cách ly nƣớc lũ của 78km 2 vùng đồi
núi và xây dựng âu thuyền Mỹ Quan Trang để tách lũ và ngăn mặn do vậy mà
sông Hoạt trở thành một chi lƣu của sông Lèn và là chi lƣu cấp II của sông Mã. Sông
Hoạt hiện tại đã trở thành kênh cấp nƣớc tƣới và tiêu cho vùng Hà Trung[1].
Hệ thống sông Mã:
Sông Mã bắt nguồn từ Tuần Giáo - Lai Châu chảy theo hƣớng Tây Bắc - Đơng Nam
chiều dài dịng chính 512 km, chiều rộng bình quân lƣu vực 42km. Hệ số hình dạng

sông 0,17, hệ số uốn khúc 1,7. Hệ số không đối xứng của các lƣu vực 0,7. Mật độ lƣới
sông 0.66 km/km2. Độ dốc bình qn lƣu vực 17.6%. Sơng Mã có 39 phụ lƣu lớn và 2
phân lƣu[1]. Các phụ lƣu phát triển đều trên lƣu vực. Lƣới sông Mã phát triển theo


dạng cành cây phân bố đều trên 2 bờ tả và hữu. Các chi lƣu quan trọng của sông Mã
là: Nậm Lệ, Suối Vạn Mai, sơng Luồng, sơng Lị, sơng Bƣởi, sông Cầu Chày, sông
Hoạt, sông Chu. Môi trƣờng nƣớc sông Mã ô nhiễm tăng dần từ thƣợng lƣu đến hạ
lƣu do vùng thƣợng lƣu có số lƣợng dân cƣ ít và hoạt động công nghiệp chƣa phát
triển, tập quán canh tác ít sử dụng hóa chất và thuốc bảo vệ thực vật. Nguồn nƣớc mặt
ở vùng đầu nguồn thƣợng lƣu đến cuối nguồn bị nhiễm các thông số BOD 5 và COD
hầu hết các vị trí quan trắc vƣợt QCCP mức A2, đặc biệt là tại Cầu Na Sài trên dịng
sơng Mã hàm lƣợng BOD vƣợt q QCCP đối với nƣớc mặt loại B đến 1,4 lần. Nƣớc
mặt trên sông Chu, sông Cầu Chày, sông Bƣởi, sông Lèn, sông Lạch Trƣờng hàm
lƣợng BOD5 chủ yếu vƣợt QCCP đối với nƣớc mặt ở mức A2 (mức không dùng làm
nƣớc sinh hoạt nếu không đƣợc xử lý). Hàm lƣợng DO không đạt quy chuẩn mang
tính cục bộ. Điển hình tại Cầu Kiểu và Cảng Lễ Môn hàm lƣợng DO đo đƣợc dƣới 4
mg/l. Biến động ô nhiễm nƣớc mặt trên sông thƣờng cao vào những tháng đầu mùa
mƣa cho đến cuối mùa (từ tháng 4 đến tháng 10), vào mùa khô (từ tháng 11 năm trƣớc
đến tháng 3 năm sau) có hàm lƣợng các chất gây ô nhiễm giảm. Nguyên nhân là do
vào mùa mƣa, nƣớc mƣa mang theo các chất xuống thủy vực, đồng thời dòng chảy
mạnh, cuốn theo các vật chất vô cơ, hữu cơ làm tăng hàm lƣợng các chất gây ô nhiễm
trong nƣớc. Yếu tố cặn lơ lửng TSS mang tính cục bộ, một số nơi thƣợng nguồn, nhƣ
cầu Bản Lát, cầu Na Sài, phà La Hán trên sông Mã vƣợt quá tiêu chuẩn cho phép ở
mức B1 từ 2 đến 4,2 lần. Tại cầu Mục Sơn trên sông Chu vƣợt quá tiêu chuẩn mức B1
đến 3,5 lần. Hàm lƣợng dầu và các ản phẩm dầu trong nƣớc mặt cũng ở mức cao và
không đạt tiêu chuẩn cho phép đối với nƣớc mặt loại B từ 1,2 đến 1,6 lần. Chủ yếu
hàm lƣợng tổng dầu mỡ vƣợt quá tiêu chuẩn cho phép lại tập trung ở phía từ trung
lƣu xuống hạ lƣu nhƣ đoạn từ Cầu Kiều xuống đến cửa Hới trên sông Mã; đoạn từ
cầu Mục Sơn xuống đến trạm bơm Thiệu Khánh trên dịng sơng Chu. Hàm lƣợng tổng

dầu mỡ cao chủ yếu do hoạt động cơng nghiệp, khai thác khống sản, hoạt động giao
thơng thủy. Amoni, Nitrit là những yếu tố ô nhiễm cao nhất về cả quy mô phân bố
cũng nhƣ hàm lƣợng. Mức độ ô nhiễm Nitrit đã đến mức báo động ở các sông Cầu
Chày, sông Bƣởi, sông Lèn và sông Lạch Trƣờng. Hàm lƣợng Amoni tại cửa Lạch
Sung trên sông Lèn vƣợt QCCP cả mức A2 và B1 từ 1,4 lần đến 3,5 lần. Hàm lƣợng


Nitrit trên tất cả các sông Cầu Chày, sông Bƣởi, sông Lèn, sông Lạch Trƣờng vƣợt
QCCP mức A1 từ


1,1 đến 60 lần. Giá trị cao nhất quan trắc đƣợc tại cầu cầu Si, cầu Bái Lai trên sông
Cầu Chày cao gấp 40-60 lần tiêu chuẩn cho phép; tại cầu sông Ngang, cầu Cống, cầu
Phao trên sông Bƣởi đạt từ 2- 2,5 mg/l cao hơn tiêu chuẩn cho phép đến 40- 50 lần
vào năm 2012[2].
Nguồn nƣớc trong hệ thống sơng Mã bị ơ nhiễm vi sinh mang tính cục bộ. Hàm lƣợng
Coliform và E.Coli trên sông Mã cao nhất tại phà La Hán và Ngã Ba Giàng với mức
vƣợt QCCP đối với Coliform là 9-10 lần và E. Coli là xấp xỉ 50 lần. Trên sông Chu,
Coliform tại Cửa Đạt và cầu Hạnh Phúc vƣợt QCCP mức B1, E.Coli, tại cầu Mục Sơn
vƣợt QCCP mức A2[2].
Hệ thống sông Yên:
Sông n cịn có tên là sơng Mực (Mặc), Đƣợc bắt nguồn từ tỉnh Nghệ An chảy về
Nhƣ Xuân, chảy qua vƣờn Quốc gia Bến En chảy ra sông mực huyện Nhƣ Thanh.
Sơng có chiều dài 89km với diện tích lƣu vực 1.850km 2 trong đó khoảng 50% thuộc
vùng núi[1]. Sơng n có bốn nhánh sơng chính:
Sơng Hồng: Dài 72km, diện tích lƣu vực 336km 2, bắt nguồn từ xã Xuân Phú huyện
Thọ Xuân, chảy qua vùng Sao Vàng huyện Thọ Xn rồi qua các huyện Triệu Sơn,
Thiệu Hố, Đơng Sơn, Nông Cống và nhập vào sông Yên tại Ngọc Trà huyện Quảng
Xƣơng.
Sơng Nhơm: Dài 60km, diện tích lƣu vực 268km 2. Là nhánh nhỏ của sông Yên bắt

nguồn từ vùng núi huyện Nhƣ Xuân chảy qua huyện Triệu Sơn, Nông Cống rồi đổ vào
sơng n.
Sơng Lý: Dài 48km, diện tích lƣu vực 108km 2, chảy quanh co, nhƣng cạn và hẹp, chịu
ảnh hƣởng mạnh của thuỷ triều.
Sông Thị Long: Bắt nguồn từ Nghĩa Đàn - Thanh Hóa, dài 49km, diện tích lƣu vực
270km2. Sơng Thị Long có những nhánh nhỏ nhƣ: Sông Đơ, Sông Dừa, Sông Mơ,
Sông Thọ Hạc, Kênh Vinh và Kênh Than.


Trên dịng sơng n, hàm lƣợng BOD 5, COD, E.coli vƣợt QCCP mức A2, một số vị
trí vƣợt QCCP mức B1 nhƣ tại Lạch Ghép. Hàm lƣợng Nitrit tại cầu Cừ, cầu Báo Văn
vƣợt QCCP lên đến xấp xỉ 20 lần[2].
Hệ thống sơng Lạch Bạng:
Bắt nguồn từ vùng Bị Lăn chảy qua vùng đồng bằng ở Khoa Trƣờng và đổ ra biển ở
cảng Lạch Bạng. Sơng có chiều dài 34,5km, trong đó 16,4km ở vùng núi. Tổng diện
tích lƣu vực 236km2, trong đó 50% thuộc vùng núi. Sơng Lạch Bạng dốc và ngắn,
vùng cửa sông chịu ảnh hƣởng triều mặn, lớp phủ thực vật nghèo nàn và dịng chảy
trong sơng biến động khơng lớn. Tại Đị Lừa và cửa Lạch Bạng trên sông Bạng hàm
lƣợng BOD5 vƣợt QCCP mức B1. Hàm lƣợng E.coli, TSS, tổng dầu mỡ trên sông
Bạng đều vƣợt QCCP[3].
Hệ thống sông Nhà Lê:
Từ thời vua Lê Đại Hành, sơng Nhà Lê đóng một vai trị hết sức quan trọng trong việc
tiêu úng cho cả vùng đồng bằng rộng lớn ở Thanh Hóa. Là một nhánh của sơng Chu,
sông bắt nguồn từ xã Xuân Bái, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa chảy qua các huyện
Thiệu Trung, Đơng Sơn, thành phố Thanh Hóa và Quảng Xƣơng. Với mục đích tƣới
tiêu, chống hạn, chống lụt và phục vụ cho sản xuất phát triển kinh tế an sinh xã hội cho
huyện Đơng Sơn và TP.Thanh Hóa. Tuy nhiên, ngày nay với sự xuất hiện của các làng
nghề thủ công, các cơ sở sản xuất nhỏ lẻ cùng với ý thức ngƣời dân về bảo vệ môi
trƣờng chƣa cao dẫn đến việc nhiều ngƣời khơng khỏi bức xúc khi chứng kiến dịng
sơng bị đang ngày càng bị bức tử do ô nhiễm. Sông Nhà Lê bị ô nhiễm bởi 4 lý do: thứ

nhất, gần một nửa hệ thống nƣớc thải của thành phố Thanh Hóa đang đổ thẳng vào
sơng Nhà Lê; thứ hai là do ý thức ngƣời dân; thứ ba là các cơng trình, các doanh
nghiệp sản xuất (có cả làng nghề đá) xả thải trực tiếp xuống dịng sơng và thứ tƣ là do
nhà nƣớc chƣa có sự quan tâm nạo vét thƣờng xuyên.
1.2. Giới thiệu lƣu vực sông Nhà Lê đoạn chảy qua thành phố Thanh Hóa
1.2.1. Điều kiện tự nhiên
1.2.1.1. Vị trí địa lý


Sông Nhà Lê bắt nguồn từ xã Xuân Bái, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa chảy qua
các huyện Thiệu Trung, Đơng Sơn, thành phố Thanh Hóa và Quảng Xƣơng.
Sơng Nhà Lê là một nhánh của sông Chu, chiều dài chảy qua địa bàn thành phố Thanh Hóa
khoảng 17km. Sơng Nhà Lê đoạn chảy qua TP.Thanh Hóa đóng vai trị quan trọng trong
việc tƣới tiêu, chống hạn, chống lụt và phục vụ cho sản xuất phát triển kinh tế an sinh xã
hội cho huyện Đơng Sơn và TP.Thanh Hóa. TP.Thanh Hóa là trung tâm kinh tế - văn hóa chính trị của tỉnh Thanh Hóa, nằm ở vĩ tuyến 19018’ Bắc đến

Hình 1.1. Sơng Nhà Lê đoạn chảy qua TP.Thanh Hóa
Thành phố Thanh Hóa nằm ở trung tâm đồng bằng tỉnh Thanh có nhiều núi đất, núi đá
nằm rải rác xen kẽ với đồng bằng. Thành phố đƣợc bao bọc bởi những con sông và
các ngọn núi. Các đƣờng vào nội thành đều phải qua sông, qua cầu. Hệ thống núi gồm


có núi Hàm Rồng nằm án ngữ cửa ngõ phía bắc, núi Nhồi nằm phía tây thành phố và
núi


Mật Sơn nằm trên địa phận phƣờng Đông Vệ. Thành phố cịn có sơng Mã uốn lƣợn
quanh núi Hàm Rồng trƣớc khi đổ ra biển và các con sông đào phục vụ thủy lợi (sông
Thọ Hạc, sông Cốc, sông Lai Thành, sơng Nhà Lê, sơng Kênh Bắc). Trong thành phố
có một số hồ nhƣ hồ Thành, hồ Núi Long, hồ Nhà Hát, hồ Máy Đèn, hồ Tân Sơn.

1.2.1.2. Địa hình, địa mạo
Địa hình Thanh Hóa nghiêng từ tây bắc xuống đơng nam. Ở phía tây bắc, những đồi
núi cao trên 1.000 m đến 1.500 m thoải dần, kéo dài và mở rộng về phía đơng nam.
Đồi núi chiếm 3/4 diện tích của cả tỉnh, tạo tiềm năng lớn về kinh tế lâm nghiệp, dồi
dào lâm sản, tài nguyên phong phú. Dựa vào địa hình có thể chia Thanh Hóa ra làm
các vùng miền.
Miền đồi núi chiếm 2/3 diện tích Thanh Hóa, nó đƣợc chia làm 3 bộ phận khác nhau.
Vùng đồi núi phía tây có khí hậu mát, lƣợng mƣa lớn nên có nguồn lâm sản dồi dào,
lại có tiềm năng thủy điện lớn, trong đó sơng Chu và các phụ lƣu có nhiều điều kiện
thuận lợi để xây dựng các nhà máy thủy điện. Miền đồi núi phía Nam đồi núi thấp, đất
màu mỡ thuận lợi trong việc phát triển cây cơng nghiệp, lâm nghiệp, cây đặc sản và
có Vƣờn quốc gia Bến En (thuộc địa bàn huyện Nhƣ Thanh và huyện Nhƣ Xuân), có
rừng phát triển tốt, với nhiều gỗ quý, thú quý.
Vùng đồng bằng của Thanh Hóa lớn nhất của miền Trung và thứ ba của cả nƣớc.
Đồng bằng Thanh Hóa có đầy đủ tính chất của một đồng bằng châu thổ, do phù sa các
hệ thống sông Mã, sông Yên, sông Hoạt bồi đắp. Điểm đồng bằng thấp nhất so với
mực nƣớc biển là 1 m.
Vùng ven biển: Các huyện từ Nga Sơn, Hậu Lộc, Hoằng Hóa, Sầm Sơn, Quảng
Xƣơng đến Tĩnh Gia, chạy dọc theo bờ biển gồm vùng sình lầy ở Nga Sơn và các
cửa sông Hoạt, sông Mã, sông Yên và sông Bạng. Bờ biển dài, tƣơng đối bằng phẳng,
có bãi tắm nổi tiếng Sầm Sơn, có những vùng đất đai rộng lớn thuận lợi cho việc lấn
biển, nuôi trồng thủy sản, phân bố các khu dịch vụ, khu công nghiệp, phát triển kinh tế
biển (ở Nga Sơn, Nam Sầm Sơn, Nghi Sơn).
1.2.1.3. Đặc trưng khí hậu


Sơng Nhà Lê đoạn chảy qua TP.Thanh Hóa thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa:
mùa hè nóng, ẩm, mƣa nhiều và chịu ảnh hƣởng của gió phía Tây Nam khơ nóng;
mùa đơng lạnh, ít mƣa., có hai mùa nóng và lạnh rõ rệt. Mùa nóng từ cuối xuân đến
giữa mùa thu. Mùa lạnh bắt đầu từ giữa mùa thu đến hết mùa xuân năm sau.

Hàng năm có lƣợng mƣa trung bình đạt 1.600 – 1.980mm[1]. Sơng Nhà Lê có hai
mùa dịng chảy trên sơng là mùa lũ và mùa cạn. Mùa lũ trên sông thƣờng xảy ra từ
tháng 5 đến tháng 10. Thời gian xuất hiện một con lũ không dài khoảng từ 7 đến 10
ngày, lũ lên rất nhanh và xuống cũng rất nhanh. Ngoài quy luật phổ biến nói trên, có
năm lũ diễn biến bất thƣờng, có sớm hoặc muộn, hoặc đồng thời xảy ra lũ lớn trên tất
cả các hệ thống sơng. Ngồi ra, hàng năm sông Nhà Lê đã phải chịu ảnh hƣởng trực
tiếp hoặc gián tiếp của hơn 100 cơn bão và áp thấp nhiệt đới, trong đó có 36 năm bão
đổ bộ trực tiếp vào Thanh Hóa, tính trung bình mỗi năm có 24 cơn bão đổ bộ hoặc
ảnh hƣởng trực tiếp đến Thanh Hóa với sức gió mạnh từ cấp 8 đến cấp 11, cá biệt có
những cơn bão mạnh cấp 12, trên cấp 12. Kèm theo bão là những đợt mƣa lớn gây nên
lụt lội trên sơng.
1.2.1.4. Tài ngun khống sản
Tài ngun khống sản ở thành phố Thanh Hóa rất đa dạng và phong phú. Có trữ
lƣợng lớn mỏ sắt Dinh Xá. Về cát có trữ lƣợng lớn trên sơng Chu, sơng Mã. Về đá có
đá vơi, đá xây dựng, đá ốp lát... trữ lƣợng khoảng 44.179.000 m 3 [1]. Trong địa bàn
thành phố Thanh Hóa có một số điểm có trữ lƣợng lớn sét gạch ngói nhƣ điểm Đồng
Lộc (Đơng Hƣơng), điểm bến phà II (Thiệu Dƣơng), điểm Đông Ngạn (Đơng Vinh).
Ngồi ra cịn sét xi măng, đá phiến sét, bột két, vật liệu chịu lửa, các mỏ nƣớc
khoáng... Tuy nhiên, kết quả điều tra cho thấy ở lịng sơng Nhà Lê khơng có tài
ngun khống sản nào ngồi cát, sét với trữ lƣợng hạn chế. Nhìn chung tài nguyên ở
lịng sơng Nhà Lê nghèo cả về chủng loại và trữ lƣợng.
1.2.1.5. Tài nguyên nước
Tài nguyên nƣớc của TP gồm nguồn nƣớc mƣa, nƣớc mặt và nguồn nƣớc ngầm:
Nguồn nƣớc mặt: Chủ yếu đƣợc khai thác sử dụng từ các sơng, ngịi, ao, hồ có trên
địa bàn, trong đó sơng Nhà Lê là nguồn cung cấp nƣớc chính cho tƣới tiêu, chống
hạn,


chống lụt và phục vụ cho sản xuất phát triển kinh tế an sinh xã hội cho huyện Đông
Sơn và TP.Thanh Hóa.

Nguồn nƣớc ngầm: Ở Thanh Hố, nƣớc ngầm khá phong phú cả về trữ lƣợng và
chủng loại bởi chúng xuất hiện ở đầy đủ các loại đất đá: trầm tích, biến chất, macma
và phun trào.
Nguồn nƣớc mƣa: Đối với LVS Nhà Lê, đặc điểm nguồn nƣớc mƣa cũng mang
những nét đặc trƣng chung của tồn TP.Thanh Hóa. Hàng năm có lƣợng mƣa trung
bình đạt 1.600 – 1.980mm[1]. Sơng Nhà Lê có hai mùa dịng chảy trên sơng là mùa lũ
và mùa cạn. Mùa lũ trên sông thƣờng xảy ra từ tháng 5 đến tháng 10. Thời gian xuất
hiện một con lũ không dài khoảng từ 7 đến 10 ngày, lũ lên rất nhanh và xuống cũng rất
nhanh. Ngoài quy luật phổ biến nói trên, có năm lũ diễn biến bất thƣờng, có sớm hoặc
muộn, hoặc đồng thời xảy ra lũ lớn trên tất cả các hệ thống sông.
Qua các đặc điểm về điều kiện địa hình, khí hậu, tài nguyên nƣớc nêu trên cho thấy
sông Nhà Lê chảy trên địa bàn TP.Thanh Hóa theo điều kiện địa hình biến đổi phức
tạp, bị chia cắt khá mạnh. Đồng thời đây là một trong những sơng đã đóng góp một
phần lớn trong việc tƣới tiêu, chống hạn, chống lụt và phục vụ cho sản xuất phát triển
kinh tế xã hội cho huyện Đơng Sơn và TP.Thanh Hóa.
1.2.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
1.2.2.1. Dân số, lao động, việc làm và đời sống dân cư
Dân số trung bình năm 2016 ƣớc đạt 3.528 nghìn ngƣời, tăng 13,8 nghìn ngƣời so với
năm 2015, tốc độ tăng dân số 0,39%. Năm 2016, sắp xếp đƣợc khoảng 64 nghìn lao
động có việc làm mới, đạt 100% kế hoạch, tăng 1,6% so với cùng kỳ (trong đó xuất
khẩu lao động 10.000 ngƣời, đạt 100% kế hoạch, tăng 0,76% so với cùng kỳ).
Tính chung 11 tháng 2016 tỷ lệ hộ thiếu đói 0,01%, giảm 0,02% so với cùng kỳ. Tỷ lệ
hộ nghèo năm 2016 (theo chuẩn mới nghèo đa chiều) ƣớc còn 11,00%, đạt mục tiêu đề
ra và giảm 2,51% so với năm 2015.
1.2.2.2. Hiện trạng kinh tế
a. Chăn nuôi


×