Tải bản đầy đủ (.pdf) (102 trang)

Người làm chứng theo bộ luật tố tụng hình sự việt nam năm 2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (946.42 KB, 102 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT

NGUYỄN THỊ NY

NGƯỜI LÀM CHỨNG THEO BỘ LUẬT
TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM NĂM 2015

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Hà Nội – 2020


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT

NGUYỄN THỊ NY

NGƯỜI LÀM CHỨNG THEO BỘ LUẬT
TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM NĂM 2015

Chuyên ngành: Luật Hình sự và tố tụng hình sự
Mã số: 8380101.03

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS ĐỖ THỊ PHƯỢNG

Hà Nội – 2020



LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tơi. Các
kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào
khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác,
tin cậy và trung thực. Tơi đã hồn thành tất cả các mơn học và đã thanh toán
tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia
Hà Nội.
Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tơi có thể
bảo vệ Luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
NGƯỜI CAM ĐOAN

Nguyễn Thị Ny

i


MỤC LỤC

Trang phụ bìa
LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................. i
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ........................................................... iv
DANH MỤC CÁC BẢNG .............................................................................. v
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ NGƯỜI LÀM CHỨNG
TRONG PHÁP LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ .............................................. 7
1.1. Khái niệm và đặc điểm về người làm chứng trong tố tụng hình sự........... 7
1.1.1. Khái niệm về người làm chứng ............................................................... 7
1.1.2. Đặc điểm về người làm chứng .............................................................. 10
1.2. Vai trò của người làm chứng trong tố tụng hình sự ................................ 19

1.2.1. Vai trị của người làm chứng trong hoạt động chứng minh của các Cơ
quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng ............................................................ 19
1.2.2. Vai trò của người làm chứng trong đấu tranh phòng, chống tội phạm . 21
1.2.3. Vai trò của người làm chứng trong bảo đảm quyền con người ............ 22
Kết luận Chương 1 ........................................................................................ 24
Chương 2 QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT
NAM NĂM 2015 VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG CÁC QUY ĐỊNH CỦA
PHÁP LUẬT VỀ NGƯỜI LÀM CHỨNG .................................................. 25
2.1. Quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 về người làm chứng ... 25
2.1.1. Quyền và nghĩa vụ của người làm chứng ............................................. 25
2.1.2. Một số quy định khác về người làm chứng trong Bộ luật Tố tụng hình
sự năm 2015 .................................................................................................... 39
2.2. Thực tiễn áp dụng quy định của pháp luật về người làm chứng .............. 51
2.2.1. Những kết quả đạt được ........................................................................ 51
2.2.2. Những hạn chế ...................................................................................... 57
2.2.3. Nguyên nhân của những hạn chế: ......................................................... 64
ii


Kết luận Chương 2 ........................................................................................ 67
Chương 3 CÁC GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ ÁP DỤNG
CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VỀ NGƯỜI
LÀM CHỨNG ............................................................................................... 68
3.1. Hoàn thiện các quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 về người
làm chứng ........................................................................................................ 68
3.1.1. Quy định bổ sung quyền miễn trừ làm chứng....................................... 68
3.1.2. Hoàn thiện một số quy định về bảo vệ người làm chứng ..................... 71
3.1.3. Bổ sung các quyền khác của người làm chứng khi tham gia một số hoạt
động tố tụng..................................................................................................... 74
3.1.4. Bổ sung quy định về xác định điều kiện trở thành người làm chứng ... 77

3.1.5. Bổ sung quy định về đãi ngộ người làm chứng .................................... 78
3.2. Các giải pháp khác ................................................................................... 81
3.2.1. Tổ chức triển khai có hiệu quả Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 nói
chung và các quy định về người làm chứng nói riêng; tiến hành sơ kết, tổng
kết thực tiễn để tiếp tục hoàn thiện các quy định về người làm chứng .......... 81
3.2.2. Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật đến toàn thể nhân dân các
quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 về người làm chứng........... 83
3.2.3. Nâng cao ý thức tôn trọng người làm chứng của Cơ quan có thẩm
quyền tiến hành tố tụng, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng và nâng cao
nhận thức pháp luật của người làm chứng khi tham gia các hoạt động tiến
hành tố tụng ..................................................................................................... 85
3.2.4. Phát hiện kịp thời và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm quy định Bộ
luật Tố tụng hình sự năm 2015 về người làm chứng, các trường hợp xâm hại
hoặc đe dọa xâm hại người làm chứng ........................................................... 88
Kết luận Chương 3 ........................................................................................ 91
KẾT LUẬN .................................................................................................... 92
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................... 94

iii


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Cụm từ viết tắt
BLHS
BLTTHS
CQCTQTHTT
THTT
TTHS
VAHS


Cụm từ đầy đủ
Bộ luật Hình sự
Bộ luật Tố tụng hình sự
Cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng
Tiến hành tố tụng
Tố tụng hình sự
Vụ án hình sự

iv


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Số lượng vụ án hình sự đã thụ lý giải quyết và số lượng ............... 52
người làm chứng tham gia tố tụng tại tỉnh Hải Dương năm 2018 .................. 52
Bảng 2.2. Số lượng người làm chứng tham gia tố tụng hính sự trong q trình
giải quyết một số loại tội phạm tại tỉnh Hải Dương năm 2018....................... 53
Bảng 2.3. Số lượng người làm chứng có mặt, vắng mặt tại phiên tịa xét xử sở
thẩm hình sự tại tỉnh Hải Dương năm 2018 .................................................... 57
Bảng 2.4. Số liệu các vụ án hình sự đã giải quyết trên toàn quốc và ............. 60
Bảng 2.5. Số liệu các vụ án điều tra, truy tố, xét xử các tội danh theo Điều
382, 383, 384 Bộ luật Hình sự năm 2015 trong 06 tháng đầu năm 2019 trên
toàn quốc ......................................................................................................... 60

v


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Người làm chứng là người tham gia tố tụng theo quy định pháp luật
TTHS Việt Nam và hầu hết các nước trên thế giới. Sự tham gia vào một số

hoạt động tố tụng của người làm chứng góp phần làm sáng tỏ sự thật khách
quan của nguồn tin về tội phạm, của VAHS, xuất phát từ việc lời khai của họ
là nguồn chứng cứ, chứa đựng chứng cứ để xác định có hay khơng có tội
phạm. Theo quy định pháp luật TTHS, người làm chứng tham gia hoạt động
TTHS là trách nhiệm, nghĩa vụ bắt buộc khi biết được những tình tiết liên
quan đến nguồn tin tội phạm, về vụ án và được cơ quan có thẩm quyền triệu
tập. Nếu khơng thực hiện đúng theo yêu cầu của các cơ quan có thẩm quyền
mà khơng có lý do chính đáng thì người làm chứng sẽ có thể phải chịu một số
biện pháp cưỡng chế, thậm chí phải chịu trách nhiệm hình sự. Việc người làm
chứng khơng có quyền lợi cá nhân khi tham gia TTHS, bị bắt buộc phải chấp
hành yêu cầu của CQCTQTHTT nhưng lại phải đối mặt với những nguy cơ
có thể bị thiệt hại (bị truy cứu trách nhiệm hình sự, bị người phạm tội, bị hại
đe dọa, cưỡng ép, tấn công…) đặt ra vấn đề quy định pháp luật về người làm
chứng cần đầy đủ về quyền và đảm bảo họ thực hiện nghĩa vụ của mình một
cách tự nguyện, thoải mái về tâm lý và an toàn nhất. Với tinh thần đó, qua các
lần ban hành, sửa đổi BLTTHS, các nội dung liên quan đến người làm chứng
đều được nghiên cứu sửa đổi, bổ sung ngày càng hoàn thiện (BLTTHS năm
1988, năm 2003 và gần đây nhất là BLTTHS năm 2015 có hiệu lực từ ngày
01/01/2018). Tuy nhiên, so với vai trò quan trọng của người làm chứng trong
hoạt động TTHS, BLTTHS năm 2015 vẫn chưa ghi nhận đầy đủ và thoả đáng
các quyền của người làm chứng, chưa thực sự tạo lập được sự an toàn cho
người làm chứng khi tham gia tố tụng. Chính vì vậy, việc nghiên cứu lý luận
1


và thực tiễn các quy định về người làm chứng trong BLTTHS năm 2015 để từ
đó kiến nghị một số giải pháp là một yêu cầu cấp thiết nâng cao chất lượng
giải quyết nguồn tin về tội phạm và vụ án, góp phần đấu tranh phịng chống
tội phạm trong giai đoạn hiện nay, đồng thời bảo vệ tối đa quyền con người,
quyền công dân của người làm chứng, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp của

Đảng và Nhà nước.
Từ những phân tích về ý nghĩa và tầm quan trọng của vấn đề cần
nghiên cứu, tôi chọn đề tài “Người làm chứng theo Bộ luật Tố tụng hình sự
Việt Nam năm 2015” nhằm mục đích có cái nhìn đầy đủ, cụ thể hơn về địa vị
pháp lý của người làm chứng và có những giải pháp hồn thiện quy định của
pháp luật để giải quyết một số vướng mắc trong lý luận và thực tế áp dụng.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Cho đến nay, đã có một số cơng trình nghiên cứu về đề tài liên quan
đến người làm chứng được xây dựng thành đề tài luận văn thạc sỹ gắn với
thực tiễn một số các tỉnh thành trong nước như các Luận văn Thạc sỹ luật học
đề tài “Bảo vệ quyền con người của người làm chứng trong pháp luật TTHS
Việt Nam” của tác giả Trần Thị Thùy Lương (2011); đề tài “Người làm chứng
trong luật tố tụng Việt Nam trên cơ sở nghiên cứu tại tỉnh Đăk Lăk” của tác
giả Lê Viết Kiên (2015); đề tài “Địa vị pháp lý của người làm chứng theo
pháp luật TTHS Việt Nam từ thực tiễn thành phố Hồ Chí Minh” (2018). Có
một số bài viết khoa học về các vấn đề liên quan người làm chứng như: “Bảo
vệ người làm chứng và quyền miễn trừ người làm chứng trong TTHS” của
PGS.TS Nguyễn Thái Phúc (Tạp chí Khoa học pháp lý số 3 năm 2007); “Lời
khai của người làm chứng trong VAHS” của T.S Trần Quang Tiệp (Tạp chí
Khoa học pháp lý số 4 năm 2005); “Một số vấn đề cần chú ý về tâm lý xã hội
của người làm chứng” của tác giả Đinh Tuấn Anh (Tạp chí Kiểm sát số 7
năm 2008); “Cần quy định rõ, đầy đủ tư cách pháp lý quyền và nghĩa vụ của
2


người tham gia tố tụng” của tác giả Đinh Văn Lý (Tạp chí Kiểm sát số 17
năm 2009); “Hồn thiện chế định người làm chứng trong TTHS đảm bảo tính
khách quan, minh bạch tại phiên tòa” của Th.S Nguyễn Thị Tuyết (Tạp chí
Tịa án nhân dân số 10 năm 2011); “Vấn đề bảo vệ nhân chứng, người tố giác
và những người tham gia tố tụng khác” của T.S Phạm Mạnh Hùng (Tạp chí

Kiểm sát số 07 năm 2012). Khi BLTTHS năm 2015 được ban hành, các tác
giả trên cơ sở nghiên cứu các quy định mới của bộ luật này về người làm
chứng cũng có các bài viết trình bày điểm mới về người làm chứng và các vấn
đề cần chú ý khi người làm chứng tham gia tố tụng như: “Một số vấn đề về
người làm chứng và bảo vệ người làm chứng trong TTHS” của Thạc sĩ
Nguyễn Văn Hùng (Tạp chí Khoa học kiểm sát số 06 năm 2016); “Những vấn
đề cần lưu ý khi lấy lời khai và kiểm sát lấy lời khai người làm chứng” của
tác giả Nguyễn Cao Cường (Tạp chí Kiểm sát số 16 năm 2017). Ngồi ra, cịn
nhiều các bài viết được đăng tải trên các trang thơng tin điện tử của Tịa án,
Viện kiểm sát nhân dân tối cao và địa phương về nội dung liên quan đến
người làm chứng.
Các cơng trình nghiên cứu, bài viết này đã đề cập, phân tích và bình
luận về địa vị pháp lý của người làm chứng trong TTHS, bảo vệ người làm
chứng trong TTHS và đưa ra những quan điểm cá nhân về các quy định pháp
luật về người làm chứng cần hoàn thiện, bổ sung. Qua đó, người đọc nhận
thức được vai trị của người làm chứng và những vấn đề mà họ phải đối mặt
khi tham gia tố tụng. Tuy nhiên, chưa có cơng trình nghiên cứu một cách đầy
đủ, tồn diện về những vấn đề lý luận và thực tiễn về người làm chứng được
quy định tại BLTTHS năm 2015. Vì thế, cần tiếp tục nghiên cứu những quy
định mới về người làm chứng để tiếp tục chỉ ra những hạn chế, thiếu sót để từ
đó đưa ra một số giải pháp, kiến nghị hoàn thiện.
3


3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Qua nghiên cứu đề tài luận văn, tôi đi sâu phân tích làm rõ một số vấn
đề lý luận và thực tiễn áp dụng các quy định về người làm chứng tại BLTTHS
năm 2015, đánh giá những ưu điểm và hạn chế trong các quy định pháp luật
về vấn đề này, từ đó tìm ra những ngun nhân và đề xuất các giải pháp hoàn

thiện quy định pháp luật về người làm chứng.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để giải quyết mục đích nghiên cứu những vấn đề nêu trên, đề tài cần
làm rõ vấn đề sau:
- Nghiên cứu cơ sở lý luận về khái niệm, địa vị pháp lý, các quy định
về bảo vệ người làm chứng và sự tham gia của người làm chứng trong các
hoạt động tố tụng theo quy định BLTTHS năm 2015; làm rõ vai trò của người
làm chứng.
- Phân tích, đánh giá việc thực hiện pháp luật liên quan đến người làm chứng.
- Đưa ra những giải pháp hoàn thiện các quy định của BLTTHS năm
2015 và giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng quy định về người làm chứng.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là:
- Một số vấn đề lý luận về người làm chứng theo quy định BLTTHS
năm 2015. Cụ thể là nghiên cứu các quy định của BLTTHS về khái niệm,
quyền và nghĩa vụ của người làm chứng, bảo vệ người làm chứng và các thủ
tục tố tụng liên quan đến người làm chứng.
- Thực trạng áp dụng pháp luật về người làm chứng.
4.2. Phạm vi nghiên cứu đề tài
Phạm vi luận văn tập trung nghiên cứu quy định của BLTTHS năm
4


2015 về khái niệm người làm chứng, quyền và nghĩa vụ của người làm chứng và
các quy định về người làm chứng khác trên cơ sở lý luận và thực tiễn; trách nhiệm
của các CQCTQTHTT trong việc đảm bảo quyền của người làm chứng.
Luận văn nghiên cứu trong phạm vi tỉnh Hải Dương. Ngồi ra, tác giả
cịn sử dụng số liệu tổng hợp, báo cáo trong phạm vi toàn quốc và một số vụ
việc xảy ra trên địa bàn tỉnh Hải Dương và Thành phố Hồ Chí Minh.

Mốc thời gian nghiên cứu của đề tài là từ 01/01/2018 đến 30/6/2019 để
làm rõ việc áp dụng pháp luật về người làm chứng theo quy định BLTTHS
năm 2015.
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp luận
Cơ sở lý luận của việc nghiên cứu đề tài này là lý luận của chủ nghĩa
Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam
về xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, về cải cách tư pháp và
bảo vệ quyền con người.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng một số phương pháp nghiên cứu như: So sánh, phân
tích, tổng hợp, thống kê. Đồng thời, tác giả sử dụng những số liệu thống kê, báo
cáo tổng kết năm 2018 của Công an tỉnh Hải Dương, Viện kiểm sát nhân dân
tỉnh Hải Dương, Tòa án nhân dân tỉnh Hải Dương; báo cáo tổng kết năm 2018,
số liệu thống kê 06 tháng đầu năm 2019 của Viện kiểm sát nhân tối cao; nghiên
cứu hồ sơ, bản án của Tòa án nhân dân thành phố Hải Dương, tỉnh Hải Dương;
Tịa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh và tổng hợp các tri thức khoa học pháp
luật TTHS, các vấn đề tương ứng được nghiên cứu trong đề tài.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
6.1. Về mặt lý luận
Đề tài nghiên cứu một cách có hệ thống một số vấn đề lý luận và quy
5


định của BLTTHS năm 2015 về người làm chứng; phân tích khái niệm, vai
trị, địa vị pháp lý của người làm chứng trong hoạt động TTHS. Trên cơ sở đó
đề ra các giải pháp nâng cao chất lượng bảo vệ quyền của người làm chứng
khi họ tham gia các hoạt động tố tụng góp phần quan trọng trong việc giải
quyết các VAHS của các CQCTQTHTT.
6.2. Về mặt thực tiễn

Đề tài là cơng trình nghiên cứu về vấn đề người làm chứng quy định tại
BLTTHS năm 2015 và thực tiễn áp dụng các quy định đó. Những kết quả
nghiên cứu phục vụ yêu cầu thực tiễn nhằm nâng cao hiệu quả tham gia tố
tụng người làm chứng, đồng thời bảo vệ họ trong đấu tranh phòng chống tội
phạm, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp hiện nay.
7. Cơ cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung
của đề tài gồm 3 chương.
Chương 1: Một số vấn đề lý luận về người làm chứng trong pháp
luật TTHS
Chương 2: Quy định của BLTTHS năm 2015 và thực tiễn áp dụng các
quy định của pháp luật về người làm chứng
Chương 3: Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng các quy
định của pháp luật TTHS về người làm chứng

6


Chương 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ NGƯỜI LÀM CHỨNG TRONG
PHÁP LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ
1.1. Khái niệm và đặc điểm về người làm chứng trong tố tụng hình sự
1.1.1. Khái niệm về người làm chứng
Người làm chứng là thuật ngữ thông dụng không chỉ trong lĩnh vực
pháp lý mà “người làm chứng” hay “nhân chứng” còn là thuật ngữ thường
dùng quen thuộc trong đời sống xã hội. Theo Từ điển Tiếng Việt, “làm
chứng” được hiểu là kể lại và xác nhận những điều mình biết [15]. Trong
Tiếng Anh, người làm chứng được viết là “eye-witness” dùng để chỉ một
người đã tận mắt nhìn thấy điều gì đó xảy ra và do đó có thể đưa ra mơ tả trực
tiếp về nó [16]. Theo Từ điển Pháp luật Anh – Việt, “eye-witness” là người

chứng mục kích, chứng nhân mắt thấy [6, tr161]. Như vậy, dưới góc độ ngơn
ngữ, người làm chứng được hiểu là một con người cụ thể trong xã hội biết
được nội dung sự việc xảy ra và có thể mơ tả lại sự việc đó.
Trong lịch sử pháp luật TTHS Việt Nam và trên thế giới, chế định
người làm chứng là một trong những chế định lâu đời bởi bất kể trong giai
đoạn lịch sử nào có tội phạm đều có thể xuất hiện tư cách tố tụng người làm
chứng. Ở nước ta, BLTTHS năm 2003 đã đề cập đến những đặc điểm của
người làm chứng nhưng chưa cụ thể hóa khái niệm người làm chứng. Cho đến
khi BLTTHS năm 2015 được ban hành, khái niệm người làm chứng mới được
ghi nhận một cách khái quát, cũng có điểm tương đồng với các quan điểm về
khái niệm người làm chứng được các nhà nghiên cứu trước đó đưa ra nhưng
rõ ràng hơn, đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật lập pháp. Trong BLTTHS năm
2015, khái niệm người làm chứng và địa vị pháp lý người làm chứng được
quy định tại Chương IV: Người tham gia tố tụng. Điều 55 BLTTHS năm
7


2015 quy định về diện những người tham gia tố tụng, trong đó có người làm
chứng. Điểm c khoản 1 Điều 4 BLTTHS năm 2015 đã giải thích cụ thể:
“Người tham gia tố tụng là cá nhân, cơ quan, tổ chức tham gia hoạt động tố
tụng theo quy định của Bộ luật này”. Theo đó, người làm chứng là trước hết
người tham gia tố tụng theo quy định của BLTTHS năm 2015. Họ tham gia tố
tụng vì pháp luật TTHS quy định cho họ có nghĩa vụ phải tham gia vào quá
trình giải quyết VAHS, thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình với tư cách cá
nhân khơng mang quyền lực nhà nước. Khi tham gia tố tụng, người làm
chứng khơng có quyền lợi cá nhân mà chỉ là người có nghĩa vụ do
CQCTQTHTT triệu tập để góp phần giải quyết VAHS.
Về khái niệm người làm chứng quy định trong BLTTHS năm 2015 đã
kế thừa, đồng thời bổ sung và khái quát tư cách tham gia tố tụng được quy
định trong BLTTHS năm 2003. Khoản 1 Điều 66 BLTTHS năm 2015 quy

định về khái niệm người làm chứng như sau: “Người làm chứng là người biết
được những tình tiết liên quan đến nguồn tin về tội phạm, về vụ án và được cơ
quan có thẩm quyền THTT triệu tập đến làm chứng”. Quy định về khái niệm
người làm chứng trên thể hiện sự tiến bộ về kỹ thuật lập pháp. So với quy
định về khái niệm người làm chứng tại Khoản 1 Điều 55 BLTTHS năm 2003:
“Người nào biết được những tình tiết liên quan đến vụ án đều có thể được
triệu tập đến làm chứng”, khái niệm người làm chứng trong BLTTHS năm
2015 có ngơn ngữ rõ ràng, dễ hiểu về mặt pháp lý, thể hiện sự chặt chẽ về mặt
kỹ thuật lập pháp, đã bao hàm được cơ bản các đặc điểm của người làm
chứng, khái quát lý do tham gia TTHS của người làm chứng cũng như thủ tục
và giai đoạn tố tụng mà người làm chứng tham gia. Theo đó, dưới góc độ
pháp luật thực định, người làm chứng là người tham gia tố tụng bởi họ biết
được người biết được những tình tiết liên quan đến nguồn tin về tội phạm, về
vụ án và được cơ quan có thẩm quyền THTT triệu tập đến làm chứng. Giáo
8


trình Luật tố tụng hình sự Việt Nam của Trường Đại học Luật Hà Nội cũng
đưa ra khái niệm người làm chứng với nội dung theo quy định tại Khoản 1
Điều 66 BLTTHS năm 2015. Như vậy, người làm chứng là người biết được
những tình tiết liên quan đến nguồn tin về tội phạm, về vụ án và được cơ quan
có thẩm quyền THTT triệu tập đến làm chứng [19, tr158].
Từ khái niệm người làm chứng nêu ở trên, có thể hiểu người làm chứng
dưới các khía cạnh sau:
Về chủ thể: Người làm chứng là một con người cụ thể tham gia tố tụng
hình sự. Tổ chức hay pháp nhân khơng thể là người làm chứng vì một tổ chức
hay pháp nhân khơng thể có nhận thức để biết được những tình tiết liên quan
bởi quá trình nhận thức cũng như phản ánh hiện thực khách quan chỉ có ở con
người cụ thể.
Về cơ sở tham gia tố tụng của người làm chứng: Một người được xác

định là người tham gia tố tụng với tư cách pháp lý người làm chứng bởi người
đó biết được những tình tiết liên quan đến nguồn tin về tội phạm, về VAHS.
Việc biết được những tình tiết liên quan đến nguồn tin về tội phạm, về VAHS
này khơng có mối quan hệ nhân quả với sự kiện pháp lý đã xảy ra. Những tình
tiết liên quan đến nguồn tin về tội phạm, về vụ án mà người làm chứng biết
được là do khách quan mang lại, hồn tồn khơng có tác động chủ quan của
người làm chứng. Mỗi người biết được một hay nhiều các tình tiết liên quan
đó đều có thể tham gia với tư cách tố tụng là người làm chứng.
Về căn cứ phát sinh tư cách tố tụng của người làm chứng: Một người
chính thức có tư cách pháp lý là người làm chứng khi họ được CQCTQTHTT
triệu tập đến làm chứng theo quy định pháp luật. Về cơ bản thì ngay cả khi
một người biết được hành vi có dấu hiệu tội phạm đã xảy ra nhưng chưa tham
gia tố tụng ngay với tư cách người làm chứng mà phải cho đến khi cơ quan có
thẩm quyền xác định họ là người làm chứng thông qua hành vi triệu tập đến
9


trình bày những tình tiết mà họ biết.
Về thời điểm tham gia tố tụng của người làm chứng: Theo quy định
BLTTHS năm 2015, cần lưu ý người làm chứng tham gia tố tụng từ giai đoạn
giải quyết nguồn tin về tội phạm. Trước khi BLTTHS có hiệu lực, người tuy
biết được những tình tiết liên quan đến nguồn tin về tội phạm khơng có tư
cách tố tụng là người làm chứng vì BLTTHS năm 2003 và trước nữa là
BLTTHS năm 1988 không quy định điều này. BLTTHS năm 2015 đã bổ sung
quy định định thời điểm người làm chứng tham gia tố tụng sớm hơn, kể từ khi
cơ quan có thẩm quyền xác minh các nguồn tin về tội phạm. Đây là cơ sở
pháp lý quan trọng, vững chắc để người làm chứng thực hiện quyền và nghĩa
vụ của mình trong giai đoạn cơ quan có thẩm quyền giải quyết tin báo, tố giác
và kiến nghị khởi tố. Đồng thời, làm căn cứ xác định rõ cơ chế, biện pháp bảo
vệ người làm chứng từ khi giải quyết nguồn tin về tội phạm, tạo tâm lý an tâm

cho người làm chứng khi tham gia tố tụng, nhất là những vụ án phức tạp, có
tổ chức.
Về mục đích tham gia tố tụng của người làm chứng: Hành vi của người
làm chứng khơng có mối quan hệ nhân quả với sự kiện pháp lý đã xảy ra nên
việc tham gia tố tụng của họ khơng liên quan đến lợi ích cá nhân của chính họ
mà vì mục đích chung là làm sáng tỏ sự thật khách quan. Khi tham gia tố
tụng, người làm chứng thực hiện nghĩa vụ trình bày trung thực về những sự
việc cần xác minh trong vụ án theo yêu cầu của CQCTQTHTT. Lời trình bày
của của người làm chứng là nguồn chứng cứ quan trọng trong việc chứng
minh có hay khơng có tội phạm xảy ra.
1.1.2. Đặc điểm về người làm chứng
Thứ nhất, người làm chứng là người tham gia tố tụng vì biết được
những tình tiết liên quan đến nguồn tin về tội phạm, về vụ án.
Việc biết được những tình tiết liên quan đến nguồn tin về tội phạm, về
10


vụ án là điều kiện cần để xác định một người nào đó tham gia tố tụng với tư
cách pháp lý là người làm chứng. Những tình tiết liên quan đến nguồn tin về
tội phạm, về vụ án mà người làm chứng biết được có ý nghĩa quan trọng, góp
phần làm sáng tỏ sự thật khách quan nguồn tin về tội phạm, về vụ án. Những
tình tiết đó rất có thể là câu trả lời cho những vấn đề cần chứng minh trong
VAHS quy định tại Điều 85 BLTTHS năm 2015. Về lý luận và thực tiễn,
không phải trong quá trình giải quyết nguồn tin về tội phạm hay VAHS nào
cũng có người làm chứng. Có người làm chứng tham gia tố tụng hay khơng
cần phụ thuộc vào, hồn cảnh khách quan, không gian, thời gian xảy ra sự
kiện pháp lý… có đủ điều kiện để người nào đó chứng kiến được các tình tiết
liên quan hay khơng. Do đó, quá trình giải quyết một nguồn tin về tội phạm,
giải quyết một VAHS có thể khơng có người làm chứng, có thể chỉ có một
người làm chứng nhưng cũng có thể có nhiều người làm chứng. Trong số

những người làm chứng, có người biết tồn bộ những tình tiết liên quan đến
nguồn tin về tội phạm, về vụ án, có người chỉ biết được một hoặc một số tình
tiết đó tùy theo thời điểm mà do ngẫu nhiên, tình cờ hay do ý thức cảnh giác
đấu tranh phòng chống tội phạm mà họ biết được. Người làm chứng có mặt
tại hiện trường trước, trong và sau khi xảy ra vụ việc, vụ án, những người
xung quanh hiện trường… sẽ biết được các tình tiết về hành vi người phạm
tội khi chuẩn bị phạm tội, khi gây án, những thủ đoạn che giấu tội phạm, thời
gian, địa điểm, người thực hiện hành vi, thiệt hại, hậu quả.... Người làm
chứng cùng sống và làm việc với bị hại hoặc người thực hiện hành vi phạm
tội biết được đặc điểm nhân thân điều kiện, hoàn cảnh sống của họ,… Trong
vụ việc, VAHS, những gì mà người làm chứng biết được là những nét phác
họa cơ bản, bên cạnh những dấu vết vật chất tội phạm để lại tạo nên bức tranh
toàn cảnh nguồn tin về tội phạm, về vụ án.
Trong nguồn tin về tội phạm hoặc vụ án hình sự, người tham gia tố
11


tụng như người bị buộc tội, bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người
có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án… cũng biết được một hoặc nhiều
tình tiết nguồn tin về tội phạm, vụ án hình sự do trực tiếp liên quan đến sự
kiện pháp lý. Tuy nhiên, những tình tiết mà những người tham gia tố tụng nói
trên biết được bao gồm cả những tình tiết liên quan đến lợi ích của họ khi
tham gia các hoạt động tố tụng nên có thể một phần hoặc tồn bộ lời khai của
họ về những gì họ biết được khơng đảm bảo khách quan, chính xác. Bên cạnh
đó, đối với những người tham gia tố tụng khác như người chứng kiến; người
giám định; người định giá tài sản; người phiên dịch, người dịch thuật; người
bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự, người bị tố giác, bị
kiến nghị khởi tố chỉ biết được các tình tiết liên quan khi tham gia tiến hành
hoạt động tố tụng theo chức năng, nhiệm vụ của mình, khác hẳn với việc “biết
được” của người làm chứng là biết được đồng thời khi sự kiện pháp lý xảy ra.

Người làm chứng có thể trực tiếp biết các tình tiết có liên quan đến vụ án, họ
cũng có thể gián tiếp biết các tình tiết đó qua người khác [19, tr158]. Trực tiếp
biết được là việc người làm chứng có mặt và chứng kiến những tình tiết liên
quan đến nguồn tin về tội phạm, về vụ án. Gián tiếp biết được là việc người
làm chứng khơng có mặt, không được chứng kiến sự việc xảy ra nhưng được
nghe người khác thuật lại, kể lại. Do biết được qua trung gian nên lời khai của
người làm chứng biết được gián tiếp các tình tiết liên quan đến nguồn tin về
tội phạm, về vụ án (chứng cứ thuật lại) có độ tin cậy ít hơn so với lời khai của
người làm chứng biết được trực tiếp (chứng cứ gốc). Tuy nhiên, việc người
làm chứng trực tiếp hay gián tiếp biết được chỉ có giá trị trong việc đánh giá
chứng cứ được cung cấp mà không ảnh hưởng đến tư cách tố tụng là người
làm chứng của họ.
Khi làm việc với người làm chứng để xác minh những tình tiết liên
quan đến nguồn tin về tội phạm, về vụ án, người THTT cần xem xét, đánh giá
12


lời khai của họ về sự kiện pháp lý có chính xác hay khơng bằng việc làm rõ lý
do mà người làm chứng biết được các tình tiết liên quan, xem xét ở cương vị,
điều kiện công tác; không gian, thời gian làm việc; hoạt động và mối quan hệ
của họ có thể cho phép họ biết rõ các tình tiết như họ đã trình bày trước cơ
quan có thẩm quyền hay khơng; việc nhận thức được các tình tiết đó là rõ
ràng hay chỉ là phỏng đốn, thơng qua hình thức trực tiếp hay gián tiếp…
Thứ hai, người làm chứng có khả năng nhận thức đúng đắn về một sự
việc và có khả năng khai báo đúng đắn về sự việc đó.
Theo quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều 66 BLTTHS năm 2015, người
do nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất mà khơng có khả năng nhận thức
được những tình tiết liên quan nguồn tin về tội phạm, về vụ án hoặc khơng có
khả năng khai báo đúng đắn thì khơng được làm chứng. Điều đó có nghĩa là
người làm chứng phải là người có khả năng nhận thức đúng đắn về một sự

việc và có khả năng khai báo đúng đắn về sự việc đó [19, tr159]. Theo Từ
điển Tiếng Việt, “nhận thức” là kết quả của quá trình phản ánh và tái hiện
hiện thực vào trong tư duy; kết quả con người nhận biết, hiểu biết thế giới
khách quan [17]. Có khả năng nhận thức được những tình tiết liên quan nguồn
tin về tội phạm, về vụ án là việc người làm chứng có khả năng phản ánh vào
trong tư duy những tình tiết tiết liên quan nguồn tin về tội phạm, về vụ án
mình đã quan sát được bằng tất cả các giác quan. Khả năng khai báo đúng đắn
là khả năng tái hiện lại những tình tiết tiết liên quan nguồn tin về tội phạm, về
vụ án đã được phản ánh vào trong tư duy bằng cách thức khác nhau như nói,
viết, vẽ… Một người khơng có nhược điểm về thể chất và tâm thần hồn tồn
có khả năng nhận thức được những tình tiết liên quan nguồn tin về tội phạm,
về vụ án và có khả năng khai báo đúng đắn.
BLTTHS năm 2015 cũng như các văn bản pháp luật trong lĩnh vực
TTHS, hình sự chưa có quy định giải thích cụ thể về tình trạng người có
13


“nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất ”, tuy nhiên theo ý kiến tác giả,
nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất có thể được hiểu là người khuyết tật.
Theo Khoản 1 Điều 2 Luật Người khuyết tật, người khuyết tật là người bị
khiếm khuyết một hoặc nhiều bộ phận cơ thể hoặc bị suy giảm chức năng
được biểu hiện dưới dạng tật khiến cho lao động, sinh hoạt, học tập gặp khó
khăn. Có nhiều dạng tật khác nhau như khuyết tật vận động; khuyết tật nghe,
nói; khuyết tật nhìn; khuyết tật thần kinh, tâm thần; khuyết tật trí tuệ với các
mức độ nhẹ, nặng và đặc biệt nặng [10, Điều 3]. Người khuyết tật mặc dù là
người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất nhưng hoàn tồn có thể vẫn
có khả năng nhận thức được những tình tiết liên quan nguồn tin về tội phạm,
về vụ án; có khả năng khai báo đúng đắn và tham gia tố tụng với tư cách là
người làm chứng. Việc người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất có
nhận thức và khai báo đúng đắn được hay khơng phụ thuộc vào loại, mức độ

nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất (dạng tật, mức độ khuyết tật) của họ và
cách thức mà họ nhận thức được những tình tiết liên quan nguồn tin về tội
phạm, về vụ án. Một người bị giảm hoặc mất chức năng cử động đầu, cổ,
chân, tay, thân mình dẫn đến hạn chế trong vận động, di chuyển (khuyết tật
vận động) nhưng tinh thần minh mẫn, việc nhìn, nghe, nói bình thường thì họ
vẫn có tư cách là người làm chứng bởi có khả năng nhận thức được những
tình tiết liên quan nguồn tin về tội phạm, về vụ án và có khả năng khai báo
đúng đắn. Thậm chí, có người mất chức năng nghe, nói dẫn đến hạn chế trong
giao tiếp, trao đổi thơng tin bằng lời nói (khuyết tật nghe, nói) vẫn có thể làm
chứng nếu như họ cịn chức năng nhìn và trình bày bằng chữ viết những tình
tiết đã chứng kiến… Người bị mù hai mắt (khuyết tật nhìn) khơng thể nhìn
thấy nhưng vẫn có khả năng nghe thấy và khai báo các tình tiết đã nghe
được… Do đó, nếu các nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất hay các khiếm
khuyết trên cơ thể không ảnh hưởng đến khả năng nhận thức được những tình
14


tiết liên quan nguồn tin về tội phạm, về vụ án, họ vẫn có khả năng khai báo
đúng đắn thì vẫn có thể tham gia tố tụng với tư cách là người làm chứng. Vì
chưa có quy định cụ thể nên căn cứ để xác định người nào có nhược điểm về
thể chất cũng chưa rõ ràng, chủ yếu thông qua phương pháp quan sát trực tiếp
và các phương pháp đơn giản khác để kết luận. Sau khi có cơ sở người làm
chứng là người có nhược điểm về thể chất, cơ quan có thẩm quyền cần xem
xét đến khả năng nhận thức được những tình tiết liên quan nguồn tin về tội
phạm, về vụ án, khả năng khai báo đúng đắn của người đó để quyết định có
triệu tập đến làm việc với tư cách là người làm chứng hay khơng. Riêng với
trường hợp có nhược điểm về tâm thần, Điều 206 BLTTHS năm 2015 có quy
định về giám định tình trạng tâm thần của người làm chứng. Theo đó, trong
trường hợp có sự nghi ngờ về khả năng nhận thức, khả năng khai báo đúng
đắn về những tình tiết của vụ án của người làm chứng, CQCTQTHTT bắt

buộc phải trưng cầu giám định tình trạng tâm thần của họ [11, Điều 206].
Việc trưng cầu giám định tình trạng tâm thần khi có nghi ngờ là chính đáng vì
trong trường hợp người làm chứng có nhược điểm về tâm thần chỉ qua tiếp
xúc hoặc quan sát thông thường không thể chính xác. Thời hạn giám định đối
với trường hợp này là không quá 03 tháng [11, Điều 208]. Quy định này giúp
CQCTQTHTT xác định người có đủ điều kiện là người làm chứng, đảm bảo
tính chính xác của những thông tin mà người làm chứng cung cấp. Đồng thời
cũng hạn chế việc người có thể làm chứng lạm dụng quy định này để trốn
tránh việc làm chứng.
Người làm chứng có khả năng nhận thức được những tình tiết liên quan
nguồn tin về tội phạm, về vụ án, có khả năng khai báo đúng đắn nhưng không
đồng nghĩa với việc họ sẽ trình bày trung thực, chính xác những tình tiết mà
họ biết bởi còn phụ thuộc vào nhận thức của người làm chứng về nghĩa vụ
của mình khi tham gia tố tụng cũng như mối quan hệ của người làm chứng.
15


Cụ thể:
- Nếu nhận thức được vai trị của mình trong việc làm sáng tỏ sự thật
khách quan, người làm chứng sẽ khai báo đầy đủ, chính xác, kịp thời những
tình tiết mà họ biết được. Tuy nhiên, do trình độ hiểu biết pháp luật và nhận
thức của người dân về nghĩa vụ khi làm chứng còn hạn chế nên có người thực
hiện nghĩa vụ khai báo một cách hời hợt, qua loa, thông tin mà họ cung cấp
cũng mơ hồ, khơng chuẩn xác. Có người làm chứng tuy khách quan, nhận
thức được trách nhiệm của mình nhưng vì trí nhớ hạn chế nên thuật lại có thể
khơng đúng diễn biến sự việc hoặc do sự việc xảy ra đã lâu nên không nhớ cụ
thể chi tiết, khi thuật lại cịn thiếu sót…
- Mối quan hệ của người làm chứng với những người khác có liên
quan, đặc biệt là người bị buộc tội và bị hại là yếu tố chủ quan thúc đẩy hoặc
kìm hãm hành động khai báo của họ, chi phối chất lượng thông tin mà họ

cung cấp cho CQCTQTHTT. Người làm chứng khơng có mối quan hệ, khơng
có mâu thuẫn gì với người bị buộc tội, bị hại thì có khả năng cung cấp các lời
khai khách quan, chính xác hơn. Các mối quan hệ của người làm chứng với
với người bị buộc tội, bị hại có thể là quan hệ hơn nhân - gia đình, huyết
thống, họ hàng; quan hệ kinh tế; quan hệ công tác; quan hệ tôn giáo; quan hệ
bạn bè; quan hệ hàng xóm, quen biết, xã giao… Người làm chứng có xu
hướng bảo vệ quyền lợi cho đối tượng có mối quan hệ tốt hơn với mình, có thể
khai báo q lên hoặc giảm nhẹ mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội. Người
làm chứng vừa có mối quan hệ với người bị buộc tội, vừa có mối quan hệ với bị
hại thì lời khai của người làm chứng thường chung chung, khơng làm ảnh hưởng
đến lợi ích của các bên, không đúng sự thật khách quan.
Thứ ba, người làm chứng là người được cơ quan có thẩm quyền THTT
triệu tập đến làm chứng.
Một người có đủ các đặc điểm của người làm chứng như: Là người biết
16


được những tình tiết liên quan đến nguồn tin về tội phạm, về vụ án; có khả
năng nhận thức được những tình tiết liên quan nguồn tin về tội phạm, về vụ
án, có khả năng khai báo đúng đắn… nhưng xác định người đó có tư cách tố
tụng người làm chứng hay không thuộc thẩm quyền của các cơ quan có thẩm
quyền THTT. Trong thực tiễn khi kiểm tra, xác minh nguồn tin về tội phạm
hay điều tra, truy tố, xét xử VAHS, có người biết được những tình tiết liên
quan đến nguồn tin về tội phạm, về vụ án nhưng không được CQCTQTHTT
triệu tập đến làm chứng cũng không có tư cách tố tụng là người làm chứng.
Như vậy, xét thấy cần thiết trong quá trình giải quyết nguồn tin về tội phạm,
giải quyết VAHS, cơ quan có thẩm quyền quyết định sẽ triệu tập và không
triệu tập những ai với tư cách là người làm chứng. Lý do khơng được triệu tập
đến làm chứng có thể là thuộc các trường hợp không được làm chứng hoặc do
cơ quan có thẩm quyền THTT xét thấy việc lấy lời khai của họ là khơng cần

thiết, có nhiều chứng cứ, lời khai người làm chứng đã được thu thập có giá trị
chứng minh tội phạm… Trong trường hợp nhiều người cùng biết những tình
tiết liên quan, cần chọn lựa những người có khả năng cung cấp được thơng tin
chính xác, đầy đủ, khách quan nhất cũng như có khả năng nhận thức và khai
báo đúng đắn nhất đến làm chứng. Chỉ có những người được cơ quan có thẩm
quyền THTT triệu tập đến làm chứng mới tham gia tố tụng với tư cách người
làm chứng. Nói cách khác, một người khơng có tư cách tố tụng là người làm
chứng cho đến khi người đó được cơ quan có thẩm quyền THTT triệu tập đến
làm chứng. Việc cơ quan có thẩm quyền THTT được lựa chọn để triệu tập
người làm chứng sẽ làm giảm được khối lượng công việc không cần thiết, dàn
trải trong thu thập chứng cứ, tiết kiệm ngân sách nhà nước. Đồng thời, bảo vệ
một số công dân tránh khỏi những phiền hà khơng đáng có hoặc hạn chế việc
đe dọa người làm chứng trong những vụ việc phức tạp.
Trong các giai đoạn giải quyết nguồn tin về tội phạm, giải quyết
17


VAHS, các cơ quan thụ lý vụ án có quyền triệu tập người làm chứng đến để
làm chứng. Việc triệu tập người làm chứng được quy định tại Điều 185
BLTTHS năm 2015.
Khi được triệu tập đến làm việc tại các CQCTQTHTT, tâm lý chung
của nhiều người làm chứng là e dè, ngại phiền hà và sợ bị trừng phạt. Về lý
luận và thực tiễn, trạng thái tâm lý tốt nhất của người làm chứng khi đến làm
việc với CQCTQTHTT là thái độ sẵn sàng, bình tĩnh, thoải mái trong khai
báo. Có như vậy, họ mới minh mẫn nhớ lại, tường thuật lại một cách đầy đủ,
chi tiết sự việc phạm tội, hành vi phạm tội xảy ra mà họ biết. Khi người làm
chứng có trạng thái tâm lý khó chịu, khơng hài lịng hoặc rất hồi hộp, lo lắng
sẽ ảnh hưởng không tốt đến kết quả khai báo như khai báo lẫn lộn, thiếu logic,
thiếu chính xác sự việc phạm tội và hành vi phạm tội đã diễn ra. Khi tham gia
tố tụng, lời khai của người làm chứng là chìa khóa quan trọng để xác định sự

thật khách quan của vụ án nhưng cũng là chứng cứ có thể bị thay đổi do tâm
lý của người khai báo nhiều nhất. Việc người làm chứng khơng có quyền lợi
cá nhân khi tham gia TTHS, bị bắt buộc phải chấp hành yêu cầu của
CQCTQTHTT nhưng lại phải đối mặt với những nguy cơ có thể bị thiệt hại
về quyền (bị truy cứu trách nhiệm hình sự; bị người phạm tội, bị hại đe dọa,
cưỡng ép, tấn cơng…) chính là ngun nhân khiến người làm chứng có nhiều
trạng thái tâm lý khác nhau khi làm việc với CQCTQTHTT như có tâm lý sợ
phiền hà, sợ mất thời gian, tốn kém tiền của mà bản thân lại khơng được lợi
ích gì; sợ bị đối tượng tình nghi, người bị buộc tội và những người khác có
mối quan hệ với những người đó trả thù hay bị đe dọa, khống chế. Ngồi ra,
cịn một số vấn đề xuất phát từ chủ quan người làm chứng khiến cho việc khai
báo của họ khơng chính xác như muốn che giấu hành vi vi phạm pháp luật,
hành vi khơng phù hợp đạo đức của chính họ là lý do họ biết được những tình
tiết liên quan đến nguồn tin về tội phạm và vụ án hoặc chính là nguyên nhân
18


×