Tải bản đầy đủ (.pdf) (73 trang)

Tội vi phạm quy định về phòng cháy chữa cháy trong pháp luật hình sự việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (612.31 KB, 73 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT

NGUYỄN ĐỨC ANH

TéI VI PHạM QUY ĐịNH Về PHòNG CHáY, CHữA CHáY
TRONG PHáP LUậT H×NH Sù VIƯT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

HÀ NỘI - 2020


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT

NGUYỄN ĐỨC ANH

TéI VI PHạM QUY ĐịNH Về PHòNG CHáY, CHữA CHáY
TRONG PHáP LUậT H×NH Sù VIƯT NAM
Chun ngành: Luật hình sự và tố tụng hình sự
Mã số: 8380101.03

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS TRƢƠNG QUANG VINH

HÀ NỘI - 2020


LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của
riêng tơi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được cơng bố trong
bất kỳ cơng trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong
Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tơi đã
hồn thành tất cả các mơn học và đã thanh tốn tất cả các nghĩa vụ
tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội.
Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để
tơi có thể bảo vệ Luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
NGƢỜI CAM ĐOAN

Nguyễn Đức Anh


MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các từ viết tắt
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
CHƢƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TỘI VI PHẠM QUY
ĐỊNH VỀ PHÒNG CHÁY, CHỮA CHÁY ..................................... 9
1.1.

Khái niệm phòng cháy, chữa cháy và tội vi phạm quy định về
phòng cháy, chữa cháy ....................................................................... 9

1.1.1. Khái niệm phòng cháy, chữa cháy ....................................................... 9
1.1.2. Khái niệm tội vi phạm quy định về phòng cháy chữa cháy ............... 12

1.2.

Khái quát lịch sử lập pháp hình sự Việt Nam về tội vi phạm
quy định về phòng cháy, chữa cháy ................................................ 15

1.2.1. Quy định của pháp luật hình sự Việt Nam về tội vi phạm quy định
về phòng cháy, chữa cháy giai đoạn từ sau Cách mạng tháng 8 năm
1945 đến trƣớc khi Bộ luật hình sự năm 1985 có hiệu lực ................... 15
1.2.2. Quy định của pháp luật hình sự Việt Nam về tội vi phạm quy
định về phòng cháy, chữa cháy trong Bộ luật hình sự năm 1985 ...... 16
1.2.3. Quy định của pháp luật hình sự Việt Nam về tội vi phạm quy
định về phòng cháy, chữa cháy trong Bộ luật hình sự năm 1999 ...... 17
1.3.

Quy định về tội vi phạm quy định về phòng cháy, chữa cháy
trong Bộ luật hình sự năm 2015 ...................................................... 25

1.3.1. Dấu hiệu pháp lý của tội vi phạm quy định về phòng cháy, chữa
cháy theo quy định của Điều 313 Bộ luật hình sự năm 2015 ............ 27
1.3.2. Hình phạt đối với tội vi phạm quy định về phòng cháy, chữa
cháy theo quy định của Điều 313 Bộ luật hình sự năm 2015 ............ 30
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1................................................................................ 35


CHƢƠNG 2: THỰC TIỄN ÁP DỤNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP
NÂNG CAO HIỆU QUẢ ÁP DỤNG PHÁP LUẬT HÌNH SỰ
ĐỐI VỚI TỘI VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ PHÒNG CHÁY,
CHỮA CHÁY ................................................................................... 37
2.1.


Thực tiễn áp dụng pháp luật hình sự Việt Nam đối với tội vi
phạm quy định về phòng cháy, chữa cháy ..................................... 37

2.2.

Một số hạn chế, thiếu sót và nguyên nhân của hạn chế, thiếu
sót trong thực tiễn áp dụng pháp luật hình sự Việt Nam đối
với tội vi phạm quy định về phòng cháy, chữa cháy ..................... 52

2.2.1. Một số hạn chế, thiếu sót.................................................................... 52
2.2.2. Một số nguyên nhân của những hạn chế, thiếu sót ............................ 53
2.3.

Một số giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật hình
sự Việt Nam đối với tội vi phạm quy định về phòng cháy,
chữa cháy........................................................................................... 55

2.3.1. Cần sớm ban hành văn bản hƣớng dẫn áp dụng pháp luật hình sự
đối với tội vi phạm quy định về phòng cháy, chữa cháy ................... 55
2.3.2. Nâng cao năng lực và trình độ chuyên môn cho những ngƣời tiến
hành tố tụng ........................................................................................ 55
2.3.3. Tăng cƣờng tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng
cháy, chữa cháy cho nhân dân ............................................................ 56
2.3.4. Một số giải pháp khác bảo đảm áp dụng đúng quy định của
pháp luật hình sự Việt Nam đối với tội vi phạm quy định về
phòng cháy, chữa cháy ...................................................................... 57
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2................................................................................ 62
KẾT LUẬN .................................................................................................... 63
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................... 66



DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BLHS:

Bộ luật hình sự

CSĐT:

Cảnh sát điều tra

HĐXX:

Hội đồng xét xử

TAND:

Tịa án nhân dân

TNHS:

Trách nhiệm hình sự

UBND:

Ủy ban nhân dân


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Phịng cháy, chữa cháy là một trong những cơng tác quan trọng, góp

phần xử lý, phòng ngừa, giảm thiểu những hậu quả xảy ra của tình trạng cháy,
nổ. Khơng chỉ đối với Việt Nam, các nƣớc trên thế giới luôn chú trọng làm tốt
cơng tác phịng cháy, chữa cháy. Thực tiễn cho thấy, cháy, nổ gây ra những
thiệt hại hết sức nghiêm trọng cả về ngƣời và tài sản.Bên cạnh những biện
pháp kỹ thuật trong phịng cháy, chữa cháy, thì việc xây dựng các quy định
pháp luật về phòng cháy, chữa cháy là một trong những yếu tố quan trọng góp
phần nâng cao hiệu quả công tác trên. Tại Việt Nam, trong 6 tháng đầu năm
2019, cả nƣớc đã xảy ra những vụ cháy lớn, gây ra thiệt hại vô cùng to lớn. Ví
dụ nhƣ: trong tháng 6 và tháng 7 năm 2019, đã liên tiếp xảy ra những vụ cháy
rừng ở tỉnh Hà Tĩnh, vụ cháy kéo dài, trên diện tích lớn, địa hình hiểm trở đã
gây nhiều khó khăn cho cơng tác chữa cháy và cứu nạn cứu hộ. Vụ cháy rừng
ở Nghi Xuân xảy ra từ 13 giờ ngày 28/6/2019 đến 10 giờ ngày 28/6/2019 tại
xã Xuân Hồng và thị trấn Xuân An với tổng diện tích bị cháy là 92,4 ha, trong
đó, diện tích có rừng là 67,1ha, đất khơng có rừng là 25,3 ha. Đây là khu rừng
phịng hộ gồm 35.177 cây thông và 620 cây bạch đàn. Trong số 35.177 cây
thơng có 12.095 cây có đƣờng kính từ 10 - 20cm, trên 20cm; 17.778 cây còn
lại là dƣới 10cm. Tồn bộ cây bạch đàn có đƣờng kính từ 2 - 15cm. Diện tích
rừng bị cháy thuộc các chủ rừng: Ban quản lý Rừng phòng hộ Hồng Lĩnh 60,
1ha (tiểu khu 90 - xã Xuân Hồng, tiểu khu 92A - thị trấn Xuân An); Công ty
xăng dầu Thanh Vân 6,7 ha (tiểu khu 92A - thị trấn Xuân An) và 0,3ha tiểu
khu 90 - xã Xuân Hồng. Mức độ thiệt hại khoảng 3,6 tỷ đồng. Vụ cháy đã làm
1 ngƣời chết và làm bị thƣơng nhiều cán bộ, chiến sỹ, ngƣời dân tham gia
chữa cháy. Liên quan đến vụ việc, Cơ quan CSĐT Công an huyện Nghi Xuân

1


đã tạm giữ Phan Đình Thành (SN 1973, trú tại thôn 7, xã Xuân Hồng). Đối
tƣợng khai nhận do gom rác lại khu vực cuối vƣờn rồi dùng bật lửa đốt, đám
cháy lan nhanh ngồi tầm kiểm khốt của đối tƣợng. Đối tƣợng đã cố gắng để

dập lửa nhƣng không đƣợc nên gọi mọi ngƣời đến giúp đỡ. Lúc này, lửa đã
cháy lan sang khu vực rừng thơng phịng hộ phía sau nhà rồi lan rộng sang
một số thơn khác của xã và rừng phòng hộ thuộc thị trấn Xuân An. Công an
huyện Nghi Xuân đang củng cố hồ sơ, tài liệu để tiến hành khởi tố vụ án, khởi
tố bị can.Hành vi của đối tƣợng Thành đã vi phạm nghiêm trọng điều 313 của
Bộ Luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi bổ sung năm 2017) quy định về Tội vi
phạm quy định về phòng cháy, chứa cháy. Trên thực tiễn, có thể thấy hậu quả
của tội phạm về phịng cháy, chữa cháy là vô cùng nghiêm trọng và đây là
loại tội phạm thƣờng xuyên xảy ra do ý thức chấp hành pháp luật cũng nhƣ
nhận thức về công tác phòng cháy, chữa cháy của ngƣời dân còn chƣa cao.
Để góp phần nâng cao hiệu quả cơng tác phịng cháy, chữa cháy, Đảng
và Nhà nƣớc ta đã ban hành nhiều chủ trƣơng, đƣờng lối, chính sách trong đó
chú trọng tới cơng tác hồn thiện hệ thống pháp luật, đẩy mạnh hiệu quả cơng
tác phịng cháy, chữa cháy và đấu tranh với loại tội phạm trên cụ thể:Chỉ thị
số 47-CT/TW ngày 25/6/2015 về tăng cƣờng sự lãnh đạo của Đảng đối với
cơng tác phịng cháy, chữa cháy; Luật số 40/2013/QH13 ngày 22/11/2013 sửa
đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy, chữa cháy; Bộ luật Hình sự
2015 (sửa đổi bổ sung 2017); nghị định số 167/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013
quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an tồn
xã hội, phịng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy, phòng chống
bạo lực gia đình; Nghị định số 79/2014/NĐ-CP ngày 31/7/2014 quy định chi
tiết thi hành một số điều của Luật Phòng cháy chữa cháy, Luật sửa đổi bổ
sung một số điều của Luật phòng cháy chữa cháy; Nghị định số 83/2017/NĐCP ngày 18/7/2017 quy định về công tác cứu nạn, cứu hộ của lực lƣợng phòng

2


cháy, chữa cháy… Đây là cơ sở quan trọng góp phần xây dựng hành lang
pháp lý vững chắc, phục vụ hiệu quả cơng tác phịng cháy, chữa cháy, cứu
nạn cứu hộ và đống tranh phòng, chống tội phạm trong lĩnh vực phịng cháy,

chữa cháy nói riêng và đối tranh tội phạm nói chung. Tuy nhiên, thực tiễn
triển khai áp dụng các quy định pháp luật về phòng cháy, chữa cháy vẫn còn
nhiều hạn chế. Xét về mặt lý luận, vẫn còn sự chồng chéo trong những quy
định về hành vi vi phạm trong lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy. Ở Việt Nam,
trong Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi bổ sung năm 2017), tội phạm về
phòng cháy, chữa cháy đƣợc quy định cụ thể tại điều 313, bên cạnh đó Luật
phịng cháy, chữa cháy cũng có những quy định hết sức rõ ràng về hành vi vi
phạm, chế tài xử phạt đối với loại tội phạm này.
Trong thời gian tới, tình hình kinh tế, xã hội của đất nƣớc sẽ tiếp tục
phát triển, kéo theo đó là các cơng trình xây dựng và sự nâng cấp nhanh
chống về cơ sở hạ tầng, tốc độ đơ thị hóa cao, qua đó, đặt ra những vấn đề
hết sức quan trọng trong việc triển khai thực hiện có hiệu quả các biện pháp
phòng cháy, chữa cháy. Đặc biệt là việc thực thi tồn diện, hiệu quả pháp
luật về phịng cháy, chữa cháy. Bên cạnh đó, tình hình trên đã đặt ra u cầu
cấp bách đối với xây dựng, triển khai hoàn thiện hệ thống pháp luật phòng
cháy, chữa cháy
Xuất phát từ những lý do nêu trên, học viên đã lựa chọn vấn đề: “Tội vi
phạm quy định về phòng cháy, chữa cháy trong pháp luật hình sự Việt
Nam” làm đề tài luận văn thạc sĩ là cần thiết, cấp bách, có ý nghĩa quan trọng
cả về lý luận và thực tiễn.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Tội vi phạm quy định về phòng cháy, chữa cháy là một trong những
loại tội gây ra những hậu quả hết sức nguy hiểm cho xã hội. Hành vi phạm tội

3


này không chỉ gây thiệt hại về tài sản mà cịn gây thiệt hại cho tính mạng, sức
khỏe của con ngƣời. Cho đến nay, vấn đề này đã có một số cơng trình nghiên
cứu dƣới những góc độ khác nhau. Cụ thể:

- Luận văn Thạc sĩ: Quản lý nhà nước về cơng tác phịng cháy và chữa
cháy đối với cơ sở may mặc công nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội,
Phạm Tiến Bắc, năm 2016
- Luận văn Thạc sĩ: Nghiên cứu xây dựng mơ hình tổ chức và các tiêu
chí đánh giá chất lượng hoạt động của lực lượng dân phịng trong cơng tác
phịng cháy, chữa cháy tại các tổ dân phố trên địa bàn Quận Long Biên Thành phố Hà Nội, Nguyễn Văn Nam, năm 2016
- Luận văn Thạc sĩ: Giải pháp nâng cao chất lượng công tác thẩm
duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy đối với các dự án đầu tư xây dựng
nhà siêu cao tầng, Cao Xuân Tiến, năm 2017
- Luận văn thạc sỹ: Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động điều tra
cơ bản về phòng cháy, chữa cháy của Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy thành
phố Hà Nội. Vũ Hồng Linh, năm 2018
- Giáo trình Luật Hình sự Việt Nam, Trƣờng Đại học Kiểm sát Hà Nội,
Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội, năm 2016 của TS. Phạm Mạnh
Hùng; Bình luận khoa học Bộ luật Hình sự năm 2015 được sửa đổi bổ sung
năm 2017, Nhà xuất bản Tƣ pháp, năm 2018 do GS.TS. Nguyễn Ngọc Hòa
làm chủ biên v.v… và một số bài báo khoa học có nội dung liên quan đến
cơng tác phịng cháy, chữa cháy đƣợc đăng tải trên các tạp chí trong và ngồi
ngành Cơng an.
Từ tình hình nghiên cứu cho thấy, các cơng trình khoa học có liên quan
đến đề tài này chủ yếu nghiên cứu về cơng tác phịng cháy, chữa cháy nói
chung; diễn tập thực hiện phƣơng án phòng cháy, chữa cháy; xử lý tình huống

4


phòng cháy, chữa cháy; sơ lƣợc về hệ thống pháp luật quốc tế và Việt Nam về
phòng cháy, chữa cháy mà chƣa có một cơng trình nào nghiên cứu chun
sâu, hệ thống nghiên cứu về tội vi phạm quy định về phịng cháy, chữa cháy
cũng nhƣ phƣơng hƣớng hồn thiện pháp luật Việt Nam về tội phạm trong

lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy trong tình hình hiện nay.
Nhƣ vậy, có thể khẳng định đề tài: “Tội vi phạm quy định về phịng
cháy, chữa cháy trong pháp luật hình sự Việt Nam” là một đề tài mới,
không trùng lặp với bất kỳ đề tài, cơng trình khoa học nào đã đƣợc công bố.
3. Mục tiêu, nhiệm vụ của luận văn
3.1. Mục tiêu
Phân tích, làm rõ những vấn đề lý luận về quy định của pháp luật hình
sự Việt Nam về tội vi phạm quy định về phòng cháy, chữa cháy; đề xuất các
giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật hình sự Việt Nam và nâng cao
hiệu quả phịng cháy, chữa cháy tại Việt Nam trong thời gian tới.
3.2. Nhiệm vụ
Để đạt đƣợc mục tiêu trên, luận văn tập trung giải quyết những nhiệm
vụ cụ thể sau:
Phân tích, làm rõ những vấn đề lý luận về khái niệm cháy, nổ, phòng
cháy, chữa cháy, tội vi phạm quy định về phòng cháy, chữa cháy dựa trên các
công ƣớc quốc tế, luật pháp một số quốc gia và luật pháp Việt Nam.
Phân tích, làm rõ lịch sử lập pháp hình sự về tội vi phạm quy định về
phòng cháy, chữa cháy trong pháp luật hình sự Việt Nam.
Đánh giá thực tiễn áp dụng pháp luật đối với tội vi phạm quy định về
phịng cháy, chữa cháy thơng qua một số vụ án qua đó nêu bật các điểm bất
cập cịn tồn tại đối với quá trình giải quyết các vụ án về tội vi phạm quy định
về phòng cháy, cháy, chữa cháy.

5


Đề ra các phƣơng hƣớng, giải pháp hoàn thiện pháp luật hình sự Việt
Nam về tội vi phạm quy định về phịng cháy chữa cháy góp phần hồn
thiện hành lang pháp lý và nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh phòng,
chống tội phạm.

4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
Đối tượng nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu của đề tài là một số vấn đề lý luận quy định về
tội vi phạm quy định về phòng cháy, chữa cháy trong pháp luật hình sự Việt
Nam và thực tiễn áp dụng pháp luật hình sự đối với tội này.
Phạm vi nghiên cứu của đề tài
Luận văn nghiên cứu tội vi phạm quy định về phòng cháy, chữa cháy
dƣới góc độ pháp lý hình sự trong thời gian từ sau cách mạng tháng Tám năm
1945 tới nay.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu của đề tài luận văn
Quá trình nghiên cứu đề tài, tác giả sử dụng phƣơng pháp luận của
Chủ nghĩa Mác - Lênin, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh và hệ thống các quan điểm,
tƣ tƣởng của Đảng, pháp luật của Nhà nƣớc về công tác bảo đảm an ninh
quốc gia, giữ gìn trật tự, an tồn xã hội để phân tích, lý giải làm rõ những
vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến tội vi phạm quy định về phịng
cháy, chữa cháy.
Để hồn thành mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài, quá trình nghiên cứu tác
giả sử dụng các phƣơng pháp nghiên cứu cụ thể sau:
Phương pháp phân tích, tổng hợp: Phân tích, làm rõ những kết luận
khoa học của các tác giả đã đƣợc công bố có liên quan đến đề tài luận văn;
phân tích đánh giá tình hình thực tiễn, những vấn đề liên quan lý luận về tội vi
phạm quy định về phòng cháy, chữa cháy và áp dụng pháp luật hình sự về tội
phạm khủng bố trên thực tiễn

6


Phương pháp tổng kết thực tiễn: Tác giả tập trung phân tích, tổng
hợp tƣ liệu thực tiễn liên quan đến áp dụng pháp luật về tội vi phạm quy
định về phịng cháy, chữa cháy qua đó tham khảo kinh nghiệm, rút ra đánh

giá nhận xét.
Phương pháp chuyên gia: Tác giả liên hệ xin ý kiến của các nhà khoa
học của Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội, Học viện Chính trị Cơng nhân
dân, Học viện An ninh nhân dân, Cục pháp chế và cải cách hành chính tƣ
pháp Bộ Cơng an có chun mơn về vấn đề nghiên cứu. Đồng thời, gặp gỡ,
trao đổi với lãnh đạo và cán bộ các đơn vị của Bộ Công an trực tiếp tiến hành
cơng tác xây dựng, triển khai phịng cháy, chữa cháy.
Phương pháp thống kê, so sánh: Trên cơ sở nghiên cứu kết quả xây
dựng pháp luật về các tội vi phạm quy định về phòng cháy, chữa cháy của
các nƣớc trên thế giới và quá trình hình thành, xây dựng các quy định của
pháp luật hình sự Việt Nam về tội vi phạm quy định về phòng cháy, chữa
cháy, những vấn đề có tính chất quy luật, những nội dung cần thiết để thể
hiện trong luận văn.
Phương pháp dự báo khoa học an ninh: Xuất phát từ tình hình cháy, nổ
thế giới và những nguy cơ xảy ra cháy nổ với nƣớc ta, tác giả đã đƣa ra một
số dự báo về những nguy cơ cháy, nổ, qua đó hƣớng đến xây dựng và hồn
thiện pháp luật hình sự Việt Nam.
6. Những đóng góp mới về lý luận và thực tiễn của việc nghiên cứu
đề tài
- Góp phần bổ sung, làm rõ những luận cứ khoa học để hoàn thiện hệ
thống lý luận dƣới góc độ pháp lý về khái niệm phòng cháy, chữa cháy và tội
vi phạm quy định về phòng cháy, chữa cháy;
- Đề xuất hệ thống các giải pháp có tính khả thi nhằm nâng cao hiệu

7


quả việc áp dụng những quy định của pháp luật hình sự về tội vi phạm quy
định về phịng cháy, chữa cháy ở Việt Nam và góp phần hồn thiện các hạn
chế còn tồn tại trong hệ thống pháp luật hình sự của Việt Nam hiện nay.

- Kết quả của luận văn có thể đƣợc sử dụng để làm tài liệu phục vụ nghiên
cứu, giảng dạy, học tập, tham khảo, về khoa học pháp lý nói chung khoa học luật
hình sự nói riêng và có thể đƣợc áp dụng trong hệ thống các trƣờng Công an
nhân dân và các lớp bồi dƣỡng chuyên sâu về tội vi phạm quy định về phịng
cháy, chữa cháy
7. Bố cục của luận văn
Ngồi phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, đề tài đƣợc
bố cục thành 2 chƣơng:
Chương 1: Những vấn đề chung về tội vi phạm quy định về phòng
cháy, chữa cháy.
Chương 2: Thực tiễn áp dụng và một số giải pháp nâng cao hiệu quả áp
dụng pháp luật hình sự đối với tội vi phạm quy định về phòng cháy, chữa cháy.

8


Chƣơng 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TỘI VI PHẠM QUY ĐỊNH
VỀ PHỊNG CHÁY, CHỮA CHÁY
1.1. Khái niệm phịng cháy, chữa cháy và tội vi phạm quy định về
phòng cháy, chữa cháy
1.1.1. Khái niệm phòng cháy, chữa cháy
Về khái niệm về phịng cháy, chữa cháy. Theo Từ điển Bách khoa Cơng
an nhân dân Việt Nam năm 2005, “cháy” đƣợc hiểu là: “Phản ứng ơxy hóa có
kèm theo tỏa nhiệt và phát sáng. Sự cháy chỉ xảy ra khi có đầy đủ điều kiện
cháy, đó là sự kết hợp giữa chất cháy, chất ơxy hóa (thƣờng là ơxy trong
khơng khí) và nguồn gây cháy. Thiếu một trong ba yếu tố đó thì khơng có sự
cháy” Trong Tiêu chuẩn Việt Nam 5303:1990 An toàn cháy - thuật ngữ và
định nghĩa, cũng nêu rõ: “Sự cháy là phản ứng ơxy hóa, tỏa nhiệt và phát
sáng”. “Nhƣ vậy, xét về bản chất, cháy là một phản ứng hóa học giữa các chất

cháy với ơxy của khơng khí hoặc với một chất ơxy hóa khác kèm theo sự tỏa
nhiệt và phát sáng. Sự cháy chỉ có thể xảy ra khi có sự kết hợp trong những
điều kiện nhất định giữa chất cháy (hơi, khí, bụi cháy) với chất ơxy hóa có tác
động của nguồn gây cháy” [4, tr.34]. Nhà bác học Nga Lomonoxop là ngƣời
đầu tiên chứng minh: “Cháy là sự hóa hợp giữa cháy với khơng khí”. Đến
năm 1773, Nhà hóa học Pháp khẳng định rõ hơn: “Cháy là sự hịa hợp giữa
ơxy của khơng khí”. Nhƣ vậy, vào thời thế kỷ XVIII từ những thể nhiệm hóa
học cơng phu, con ngƣời đã chứng mình bằng khoa học: “Cháy là một phản
ứng ơxy hóa”. Tóm lại: Bản chất của sự cháy đƣợc định nghĩa chính xác nhƣ
sau: “Cháy là một phản ứng hóa học có tỏa nhiệt và phát ra ánh sáng”
Những yếu tố cần thiết cho sự cháy: “Để hình thành sự cháy phải hội
đủ 3 yếu tố: Chất cháy, nguồn nhiệt thích ứng, nguồn ơxy.Chất cháy có 3 loại:

9


Thể rắn: Gỗ, bông, vải, lúa gạo, nhựa...; thể lỏng: Xăng dầu, Benzen, Axetơn...;
thể khí: Axê ty len (C2H2) ơxít cácbon (CO), Mê tan (CH4)” [4, tr.36].
Trong thực tế đời sống và sản xuất có nhiều nguồn nhiệt khác nhau có
thể gây cháy nhƣ: Nguồn nhiệt trực tiếp: Ngọn lửa trần (Bếp lửa, đèn thắp
sáng, bật diêm,...); nguồn nhiệt do ma xát sinh ra: Ổ máy móc, thiết bị thiếu
dầu mỡ, ma xát giữa sắt với sắt...; nguồn nhiệt do phản ứng hóa học giữa các
chất hóa học với nhau; nguồn nhiệt do sét đánh; Nguồn nhiệt do điện sinh ra
nhƣ: Chập mạch, quá tải, tiếp xúc kém...; nguồn ôxy: Ôxy là thành phần tham
gia phản ứng cháy và duy trì sự cháy. Để duy trì sự cháy phải có từ 14% 21% lƣợng ơxy trong khơng khí, nếu hàm lƣợng ơxy thấp hơn thì đám cháy
khó có thể phát triển đƣợc. Thực tế môi trƣờng chúng ta đang sống, hàm
lƣợng ơxy ln chiếm 21% thể tích khơng khí.Trong thực tế cá biệt có một số
loại chất cháy cần rất ít, thậm chí không cần cung cấp ôxy từ môi trƣờng bên
ngồi, vì bản thân chất cháy đó đã chứa đựng thành phần ơxy, dƣới tác dụng
của nhiệt, chất đó sinh ra ơxy tự do đủ để duy trì sự cháy.Ví dụ: KalyClorat

(KClO3), Kalymanganơxít (KMnO4), Nitơrat amơni (NH4NO3)....
Từ những vấn đề trên, có thể kể đến một số phƣơng pháp phòng cháy,
chữa cháy sau đây:
Phòng cháy:
Loại trừ chất cháy: Những nơi cần thiết phải có nguồn nhiệt hoặc có
thể phát sinh nguồn nhiệt cần loại trừ những chất cháy không cần thiết, nhất
là những chất dễ cháy. Ví dụ: Khơng để xăng trong bếp đun nấu, không
dùng giấy, vải là chao đèn, hoặc phơi quần áo sát bóng điện,...; hạn chế khối
lƣợng chất cháy, Ví dụ: Nơi sản xuất phải sử dụng xăng dầu thì cần quy định
số lƣợng đủ dùng cho một ca sản xuất; thay chất dễ cháy bằng chất khơng
cháy hoặc khó cháy hơn, Ví dụ: Phân xƣởng sản xuất làm bằng tre, nứa, lợp

10


lá, giấy dầu, nếu thay bằng các vật liệu khác nhƣ gạch, bê tơng, lợp ngói thì
khó cháy hơn; Bọc kín chất cháy: Dùng các chất khơng cháy bọc kín các cấu
kiện làm bằng vật liệu dễ cháy, Ví dụ: Dùng sơn chống cháy phủ lên trần
cót, gỗ ốp tƣờng ... Hoặc bảo quản các chất lỏng, khí dễ cháy bằng các bình
kín nhƣ đựng xăng vào các can kín; cách ly chất cháy với nguồn nhiệt là
phƣơng pháp dùng các thiết bị để che chắn, ngăn cách an toàn giữa chất
cháy với nguồn nhiệt.
Tác động vào nguồn nhiệt: Triệt tiêu nguồn nhiệt: Ở những nơi có
chất dễ cháy hoặc nhiều chất dễ cháy phải triệt tiêu nguồn nhiệt không cần
thiết. Ví dụ: Khơng đun nấu, hút thuốc trong các kho, phân xƣởng sản xuất,
không dùng lửa trần để soi, rót xăng khi trời tối; giám sát nguồn nhiệt: Ở
những nơi có nhiều chất dễ cháy mà nhất thiết phải có nguồn nhiệt thì phải
có ngƣời trơng coi, kiểm tra thƣờng xuyên, ở các buồng sấy máy sinh nhiệt
phải lặp đặt hệ thống theo dõi nhiệt độ để phát hiện sự gia tăng của nhiệt độ;
cách ly nguồn nhiệt với chất dễ cháy, Ví dụ: Khơng để bếp dầu, bếp điện sát

chất dễ cháy.
Tác động vào nguồn ôxy: Phƣơng pháp này khó thực hiện vì hàm
lƣợng ơxy cịn tồn tại trong khơng khí. Trong thực tế để bảo vệ máy móc tốt,
thiết bị đặc biệt quý hiếm ngƣời ta có thể dùng phƣơng pháp kỹ thuật, bơm
một lƣợng khí trơ vào phịng đặt máy móc, việc này làm giảm hàm lƣợng ôxy,
tạo lên môi trƣờng không cháy.
Phương pháp chữa cháy:
Phƣơng pháp làm lạnh: Dùng các chất chữa cháy có khả năng thu hút
nhiệt cao để hạ nhiệt độ của đám cháy thấp hơn nhiệt độ tự bốc cháy của chất
đó. Ví dụ: Phun nƣớc vào đám cháy, chất rắn khơng chịu nƣớc.

11


Phƣơng pháp làm ngạt: Thực chất của phƣơng pháp này là tạo lên
một màng ngăn hạn chế ôxy tiếp xúc với chất cháy, triệt tiêu mọi yếu tố
của sự cháy.
Phƣơng pháp cách ly: Chính phƣơng pháp làm ngạt cũng là phƣơng
pháp cách ly (Cách ly ôxy với đám cháy). Đồng thời phƣơng pháp cách ly là
tạo một sự ngăn cách giữa vùng cháy với môi trƣờng xung quanh.
Làm ngƣng trệ phản ứng cháy: Đƣa chất chữa cháy vào gốc lửa làm
cho phản ứng cháy chậm lại hoặc không thực hiện đƣợc. Ví dụ: Phun bột
chữa cháy hoặc cát vào bề mặt của đám cháy. các chất dạng bột này bám
chặt vào gốc lửa vừa có tác dụng làm giảm nhiệt độ vừa hạn chế ơxy cung
cấp cho đám cháy.
Có thể kết luận rằng, phòng cháy chữa cháy là tổng hợp các biện pháp,
giải pháp kỹ thuật nhằm loại trừ hoặc hạn chế đến mức tối đa các nguy cơ xảy
ra cháy, nổ, đồng thời tạo các điều kiện thuận lợi, phù hợp cho công tác cứu
ngƣời, cứu tài sản, chữa cháy, chống cháy lan hiệu quả và làm giảm thiểu tối
đa các thiệt hại do cháy, nổ gây ra.

1.1.2. Khái niệm tội vi phạm quy định về phòng cháy chữa cháy
Tội vi phạm quy định về phòng cháy, chữa cháy là hành vi hết sức nguy
hiểm cho xã hội, xâm phạm an tồn cơng cộng mà cụ thể là an toàn cháy, nổ từ
việc vi phạm các quy định của Nhà nƣớc về phòng cháy, chữa cháy. Các quy
định về phòng cháy, chữa cháy đƣợc xác định theo Luật phòng cháy, chữa
cháy năm 2001 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật phòng cháy, chữa
cháy năm 2013. Tội phạm đƣợc thực hiện bởi những ngƣời có đủ năng lực
TNHS và đạt từ đủ 16 tuổi trở lên. Tội phạm đƣợc thể hiện ở hành vi không
thực hiện hoặc thực hiện khơng đúng các u cầu về phịng cháy, chữa
cháy.Các quy định về phòng cháy, chữa cháy trong từng lĩnh vực, khu vực,

12


đối tƣợng khác nhau đƣợc pháp luật về phòng cháy, chữa cháy quy định cụ
thể để đảm bảo yêu cầu đặc thù về phòng cháy, chữa cháy của lĩnh vực, khu
vực, đối tƣợng đó.
Vì vậy để xác định hành vi của một ngƣời có vi pháp quy định về
phịng cháy, chữa cháy hay không, cần phải đối chiếu giữa hành vi của họ với
các quy định cụ thể của pháp luật phòng cháy, chữa cháy của lĩnh vực, khu
vực, đối tƣợng đó.
- Để truy cứu TNHS về hành vi vi phạm quy định về phịng cháy, chữa
cháy thì cần một trong các điều kiện sau:
+ Gây chết ngƣời;
+ Gây thƣơng tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 ngƣời trở lên
mà tổng tỷ lệ tổn thƣơng cơ thể của những ngƣời này từ 61% trở lên.
+ Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng trở lên;
+ Chƣa gây hậu quả, nhƣng có khả năng thực tế sẽ gây hậu quả đặc biệt
nghiêm trọng nếu không đƣợc ngăn chặn kịp thời. Đây là trƣờng hợp hành vi
vi phạm đã xảy ra, tính mạng, sức khỏe con ngƣời, tài sản đang trực tiếp bị đe

dọa bị gây thiệt hại ngay tức khắc, nhƣng do kịp thời thực hiện các biện pháp
ngăn chặn, khắc phục nên hậu quả đã không xảy ra.
Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm với hậu quả đã xảy ra
hoặc sẽ xảy ra là dấu hiệu bắt buộc cần xem xét trong cấu thành tội
phạm. Tội phạm đƣợc thực hiện dƣới hình thức lỗi vô ý. Ngƣời
phạm tội tuy thấy hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hại
cho xã hội, nhƣng cho rằng hậu quả đó sẽ khơng xảy ra hoặc có thể
ngăn ngừa đƣợc hoặc khơng thấy hành vi của mình có thể gây ra
hậu quả nguy hại cho xã hội, mặc dù phải thấy trƣớc và có thể thấy
trƣớc hậu quả đó [6, tr.326].

13


Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định các
khung hình phạt sau:
- Ngƣời phạm tội có thể bị phạt cải tạo khơng giam giữ đến 03 năm
hoặc phạt tù từ 02 năm đến 05 năm trong những trƣờng hợp sau đây:
+ Làm chết 01 ngƣời;
+ Gây thƣơng tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 ngƣời với
tỉ lệ tổn thƣơng cơ thể 61% trở lên;
+ Gây thƣơng tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 ngƣời trở
lên mà tổng tỉ lệ tổn thƣơng cơ thể của những ngƣời này từ 61%
đến 121%;
+ Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dƣới 500.000.000 đồng.
- Ngƣời phạm tội có thể bị phạt tù từ 05 năm đến 08 năm nếu thuộc
một trong các trƣờng hợp sau đây:
+ Làm chết 02 ngƣời;
+ Gây thƣơng tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 ngƣời trở lên
mà tổng tỉ lệ tổn thƣơng cơ thể của những ngƣời này từ 122% đến 200%;

+ Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dƣới 1.500.000.000
đồng.
- Ngƣời phạm tội có thể bị phạt tù từ 07 năm đến 12 năm nếu thuộc
trong các trƣờng hợp sau đây:
+ Làm chết 03 ngƣời trở lên;
+ Gây thƣơng tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 ngƣời
trở lên mà tổng tỉ lệ tổn thƣơng cơ thể của những ngƣời này từ
201% trở lên;
+ Gây thiệt hại về tài sản từ 1.500.000.000 đồng trở lên.

14


- Ngƣời phạm tội có thể bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam
giữ đến 01 năm hoặc bị phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm trong
trƣờng hợp ngƣời phạm tội chƣa gây hậu quả cho xã hội nhƣng
hành vi có khả năng thực tế gây thiệt hại cho tính mạng, sức khỏe
hoặc tài sản của ngƣời khác, nếu khơng đƣợc ngăn chặn kịp thời.
Ngƣời phạm tội cịn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000
đồng cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc
nhất định từ 01 năm đến 05 năm [15, Điều 313].
Từ những vấn đề trên, có thể rút ra khái niệm về tội này nhƣ sau: Tội vi
phạm quy định về phịng cháy, chữa cháy là hành vi khơng thực hiện hoặc
thực hiện không đúng các quy định của Nhà nƣớc về phòng cháy hoặc chữa
cháy do ngƣời từ đủ 16 tuổi trở lên có năng lực TNHS thực hiện gây ra những
thiệt hại hoặc đe dọa gây ra những thiệt hại nhất định cho xã hội mà theo quy
định phải chịu TNHS.
1.2. Khái quát lịch sử lập pháp hình sự Việt Nam về tội vi phạm
quy định về phịng cháy, chữa cháy
1.2.1. Quy định của pháp luật hình sự Việt Nam về tội vi phạm quy

định về phòng cháy, chữa cháy giai đoạn từ sau Cách mạng tháng 8 năm
1945 đến trước khi Bộ luật hình sự năm 1985 có hiệu lực
“Trƣớc cách mạng Tháng 8 việc phịng cháy chƣa đƣợc quan tâm, còn
chữa cháy mới đƣợc chú ý ở một số thành phố lớn nhƣ Hà Nội, Sài Gòn, Hải
Phòng, Nam Định… Sau Cách mạng Tháng 8 và trong thời kỳ kháng chiến
chống Pháp, vấn đề phòng cháy và chữa cháy đã đƣợc Đảng và Chính phủ rất
quan tâm, đã có các khẩu hiệu, áp phích tun truyền lan rộng khắp nơi về
phòng cháy và chữa cháy, đã tổ chức các lực lƣợng phòng cháy, chữa cháy.
Tuy nhiên, các vấn đề về phòng cháy, chữa cháy vấn chƣa đƣợc quy định một

15


cách cụ thể trong hệ thống pháp luật, một phần nguyên nhân xuất phát từ tình
hình khách quan trong nƣớc” [19]. Vì thời kỳ đó, đất nƣớc ta đang tập trung
vào 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ nên việc xây dựng các quy
định về xử lý hành vi phạm tội liên quan đến lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy
chƣa đƣợc quan tâm. Hơn nữa, thời kỳ này vẫn ít xuất hiện các hành vi vi
phạm liên quan đến lĩnh vực phịng cháy, chữa cháy. Sau hồ bình, Chính phủ
đã hết sức cố gắng trong cơng tác phịng cháy, chữa cháy, đã giáo dục ý thức
phòng cháy, chữa cháy trong nhân dân và đã có nhiều biện pháp nhằm tổ chức
phòng cháy, chữa cháy trong các cơ quan, xí nghiệp, cơng trƣờng. Ngày
4/10/1961 Hồ Chủ tịch đã ký sắc lệnh quy định về quản lý của Nhà nƣớc đối
với cơng tác phịng cháy, chữa cháy. Pháp lệnh ban hành ngày 23/3/1963 đã
quyết định cấp bậc sĩ quan và hạ sĩ quan lực lƣợng phịng cháy, chữa cháy
chính quy. Trên cơ sở đó thì lực lƣợng phịng cháy, chữa cháy ngày càng lớn
mạnh cả về số lƣợng và chất lƣợng, các trang thiết bị, các phƣơng tiện, máy
móc về phòng cháy, chữa cháy ngày càng phát triển và hiện đại hơn.
1.2.2. Quy định của pháp luật hình sự Việt Nam về tội vi phạm quy
định về phòng cháy, chữa cháy trong Bộ luật hình sự năm 1985

Tội vi phạm quy định về phòng cháy chữa cháy lần đầu đƣợc quy định
trong Bộ luật Hình sự năm 1985, cụ thể nhƣ sau:
Điều 194: Tội vi phạm quy định về phòng cháy, chữa cháy gây hậu
quả nghiêm trọng
1. Ngƣời nào vi phạm các quy định về phòng cháy, chữa cháy gây
thiệt hại đến tính mạng, sức khoẻ ngƣời khác hoặc gây thiệt hại
nghiêm trọng đến tài sản, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến
một năm hoặc bị phạt tù từ ba tháng đến ba năm.

16


2. Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ hai
năm đến mƣời năm.
3. Phạm tội trong trƣờng hợp có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả
đặc biệt nghiêm trọng nếu không đƣợc ngăn chặn kịp thời, thì bị
phạt cảnh cáo, cải tạo khơng giam giữ đến một năm hoặc bị phạt tù
từ ba tháng đến một năm [11, Điều 194].
Lần pháp điển hóa thứ nhất của luật hình sự Việt Nam, tội vi phạm các
quy định về phịng cháy chữa cháy chính thức đƣợc quy định trong văn bản
pháp luật, qua đó tạo nên cơ sở pháp lý xử lý các hành vi, vi phạm trong lĩnh
vực phòng cháy, chữa cháy. Các nhà lập pháp đã đƣa tội vi phạm các quy
định về phòng cháy, chữa cháy vào chƣơng các tội phạm xâm phạm an tồn,
trật tự cơng cộng và trật tự quản lý hành chính.
Mặt khách quan của tội phạm thể hiện ở hành vi vi phạm các quy định
về phòng cháy cháy chữa cháy. Hành vi này là việc thực hiện hoặc thực hiện
khơng đúng các quy định mà mình có nghĩa vụ pháp lý phải thực hiện. Tuy
nhiên, thời kỳ này các quy định cụ thể về hành vi vi phạm quy định về phòng
cháy, chữa cháy vẫn chƣa đƣợc quy định cụ thể.
Mặt chủ quan của tội phạm thể hiện ở việc lỗi của chủ thể đƣợc xác

định là lỗi vô ý. Ngƣời phạm tội không mong muốn hậu quả thiệt hại về
ngƣời và tài sản. Họ tin hậu quả thiệt hại không xảy ra hoặc không thấy trƣớc
đƣợc hậu quả xảy ra.
Chủ thể của tội phạm trên là ngƣời có năng lực trách nhiệm hình sự và
từ đủ 16 tuổi trở lên.
1.2.3. Quy định của pháp luật hình sự Việt Nam về tội vi phạm quy
định về phòng cháy, chữa cháy trong Bộ luật hình sự năm 1999
Kế thừa các quy định của Bộ Luật Hình sự 1985, Điều 240 Bộ Luật
Hình sự 1999 quy định:

17


1. Ngƣời nào vi phạm quy định về phòng cháy, chữa cháy gây thiệt
hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ, tài
sản của ngƣời khác, thì bị phạt cải tạo khơng giam giữ đến ba năm
hoặc phạt tù từ sáu tháng đến năm năm.
2. Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng thì bị phạt tù từ ba năm
đến tám năm.
3. Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ bảy
năm đến mƣời hai năm.
4. Phạm tội trong trƣờng hợp có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả
đặc biệt nghiêm trọng nếu khơng đƣợc ngăn chặn kịp thời, thì bị
phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc bị phạt tù
từ ba tháng đến hai năm.
5. Ngƣời phạm tội cịn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm
mƣơi triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm
công việc nhất định từ một năm đến năm năm [12, Điều 240].
Hành vi khách quan của tội phạm này là hành vi vi phạm quy định về
phịng cháy chữa cháy, đó là các quy định nhằm ngăn ngừa việc cháy xảy ra

cũng nhƣ nhằm cứu ngƣời, cứu tài sản, chống cháy lan, dập tắt đám cháy kịp
thời trong trƣờng hợp cháy xảy ra. Quy định này xác định trách nhiệm không
chỉ của ngƣời có trách nhiệm, tổ chức, cơ quan mà của từng ngƣời dân. Hành
vi vi phạm quy định về phòng cháy, chữa cháy là hành vi không thực hiện,
thực hiện không đúng, thực hiện khơng đầy đủ quy định mà mình có nghĩa vụ
pháp lý phải thực hiện. Để xác định đƣợc hành vi vi phạm của cá nhân cụ thể
cần phải căn cứ vào các quy định của pháp luật hiện hành về phịng cháy,
chữa cháy (trong đó Luật Phịng cháy, chữa cháy là văn bản quy phạm pháp
luật quan trọng nhất). Đối với quy định về phòng cháy, chữa cháy cần chú ý:

18


Phạm vi quy định trách nhiệm về phòng cháy, chữa cháy không chỉ bao gồm
trách nhiệm “Quản lý chặt chẽ và sử dụng an toàn các chất cháy, nổ, nguồn
lửa, nguồn nhiệt, thiết bị và dụng cụ sinh lửa, sinh nhiệt, chất sinh lửa, sinh
nhiệt; bảo đảm các điều kiện an tồn về phịng cháy” [13, Điều 14] mà cịn
bao gồm trách nhiệm “Thƣờng xuyên, định kỳ kiểm tra xác định các sơ hở về
phịng cháy và có biện pháp khắc phục kịp thời” [13, Điều 15] cũng nhƣ trách
nhiệm trong “Thiết kế và thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy, chữa cháy”.
Tƣơng tự nhƣ vậy là trách nhiệm trong chữa cháy cụ thể:
Ngƣời phát hiện thấy cháy phải bằng mọi cách báo cháy nhanh nhất
và chữa cháy; cơ quan, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân gần nơi cháy
phải nhanh chóng thơng tin và tham gia chữa cháy; lực lƣợng phòng
cháy và chữa cháy khi nhận đƣợc tin báo cháy trong địa bàn đƣợc
phân công quản lý hoặc nhận đƣợc lệnh điều động phải lập tức đến
chữa cháy; trƣờng hợp nhận đƣợc thơng tin báo cháy ngồi địa bàn
đƣợc phân cơng quản lý thì phải báo ngay cho lực lƣợng phòng
cháy và chữa cháy nơi xảy ra cháy, đồng thời phải báo cáo cấp trên
của mình; các cơ quan y tế, điện lực, cấp nƣớc, môi trƣờng đô thị,

giao thông và các cơ quan hữu quan khác khi nhận đƣợc yêu cầu
của ngƣời chỉ huy chữa cháy phải nhanh chóng điều động ngƣời và
phƣơng tiện đến nơi xảy ra cháy để phục vụ chữa cháy; lực lƣợng
công an, dân quân, tự vệ có trách nhiệm tổ chức giữ gìn trật tự,
bảo vệ khu vực chữa cháy và tham gia chữa cháy [14, Điều 33] và
trong quá trình chữa cháy cần chú ý: Khi có cháy, ngƣời và
phƣơng tiện, tài sản của cơ quan, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân
đều có thể đƣợc huy động để chữa cháy và phục vụ chữa cháy; khi
nhận đƣợc lệnh huy động phải chấp hành ngay. Phƣơng tiện, tài
sản đƣợc huy động bị thiệt hại hoặc nhà, cơng trình bị phá dỡ theo

19


×