Tải bản đầy đủ (.pdf) (73 trang)

Pháp luật về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu ở việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.01 MB, 73 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT

NGUYỄN ĐỨC TRUNG

PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
TRONG HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU PHẾ LIỆU
TẠI VIỆT NAM
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH: LUẬT KINH DOANH

Hệ đào tạo: Chính quy
Khóa học: QH - 2012-L

Người hướng dẫn: PGS. TS. NGUYỄN BÁ DIẾN

Hà Nội – 2016

1


LỜI CẢM ƠN
Khơng có sự thành cơng nào mà khơng gắn liền với những giúp đỡ, hỗ trợ
dù ít hay nhiều, dù trực tiếp hay gián tiếp của người khác. Trong suốt thời gian
4 năm từ khi bắt đầu học tập ở giảng đường Khoa Luật – Đại học Quốc gia Hà
Nội đến nay, tôi cảm thấy vô cùng may mắn vì đã nhận được rất nhiều sự quan
tâm, dìu dắt của các thầy, các cô, sự giúp đỡ của các ban ngành, các bộ môn tạo
điều kiện trong quá trình học tập của chúng em. Với lịng biết ơn sâu sắc nhất,
tôi xin gửi đến quý Thầy Cô Khoa Luật – Đại học Quốc gia Hà Nội, những
người đã và đang làm công tác giảng dạy với tâm huyết, với lòng yêu nghề và
sự tận tụy trong việc truyền đạt kiến thức đến các thế hệ sinh viên, sự kính trọng


và lời cảm ơn chân thành.
Được sự phân cơng của Bộ môn Luật Kinh doanh và sự đồng ý hướng dẫn
của thầy giáo PGS. TS. Nguyễn Bá Diến, tôi đã thực hiện khóa luận tốt nghiệp
đại học với đề tài “Pháp luật về Bảo vệ môi trường trong hoạt động nhập
khẩu phế liệu tại Việt Nam”.
Để hoàn thành bài khóa luận này, tơi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến
các thầy cô, đội ngũ cán bộ tại Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội đã hướng
dẫn tận tình và tạo mọi điều kiện cho tơi học tập và nghiên cứu trong suốt thời
gian qua.
Xin gửi lời chân thành cảm ơn đến thầy giáo PGS. TS. Nguyễn Bá Diến
đã tận tình, chu đáo hướng dẫn tơi thực hiện đề tài khóa luận tốt nghiệp này.
Cuối cùng, tơi xin gửi lời cảm ơn đến gia đình và bạn bè, những người
thân yêu đã luôn ủng hộ tôi trong suốt thời gian học tập và hồn thành khóa
luận tốt nghiệp này.

2


Mặc dù đã có nhiều cố gắng trong q trình thực hiện khóa luận, nhưng
với vốn kiến thức khiêm tốn và kinh nghiệm vẫn cịn nhiều hạn chế vì vậy, bài
khóa luận khơng tránh khỏi cịn nhiều thiếu sót. Tơi rất mong nhận được các ý
kiến đóng góp của quý Thầy Cơ cũng như bạn đọc để khóa luận tốt nghiệp có
thể hồn thiện hơn trong tương lai.
Xin chân thành cảm ơn!

Sinh viên
Nguyễn Đức Trung

3



LỜI CAM ĐOAN
Tơi cam đoan: Khóa luận tốt nghiệp, với đề tài: “Pháp luật về Bảo vệ môi
trường trong hoạt động nhập khẩu phế liệu” là cơng trình nghiên cứu của
riêng tôi, không sao chép bất kỳ tài liệu nào. Các tài liệu trong khóa luận được
thu thập từ các nguồn thực tế, công bố trên sổ sách, báo cáo, bài viết, được trích
dẫn trung thực, có chú thích nguồn gốc rõ ràng, minh bạch, có tính kế thừa, phát
triển từ các tài liệu, tạp chí, các cơng trình nghiên cứu đã được cơng bố, các
website,…
Tơi xin hồn tồn chịu trách nhiệm về bài khóa luận tốt nghiệp của mình.

Hà Nội, ngày 11 tháng 05 năm 2016
Sinh viên
Nguyễn Đức Trung

4


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ..................................................................................................... 1
LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................... 4
MỤC LỤC ........................................................................................................... 5
DANH MỤC CÁC TỪ NGỮ VIẾT TẮT......................................................... 7
PHẦN MỞ ĐẦU ................................................................................................. 8
1.

Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài: ............................................... 8

2.


Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài ........................................... 9

3.

Mục tiêu nghiên cứu: ............................................................................. 10

4.

Phương pháp nghiên cứu: ...................................................................... 10

5.

Cấu trúc bài khoá luận: ......................................................................... 11

PHẦN NỘI DUNG ........................................................................................... 12
CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG NHẬP
KHẨU PHẾ LIỆU TẠI VIỆT NAM .............................................................. 12
1.

Một số khái niệm .................................................................................... 12
1.1. Khái niệm môi trường, bảo vệ môi trường: ....................................... 12
1.2. Nhập khẩu phế liệu: ........................................................................... 14

2. Vai trò của hoạt động nhập khẩu phế liệu và pháp luật về BVMT trong
nhập khẩu phế liệu ......................................................................................... 17
2.1. Vai trò của hoạt động nhập khẩu phế liệu.......................................... 17
2.2. Vai trò của pháp luật bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu .. 20
3.

Cơ sở pháp lý của hoạt động nhập khẩu phế liệu tại Việt Nam ............ 21

3.1. Hệ thống văn bản pháp luật về BVMT trong nhập khẩu phế liệu tại
Việt Nam .................................................................................................... 21
3.2. Hệ thống các điều ước quốc tế về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu
phế liệu mà Việt Nam tham gia. ................................................................ 23

5


CHƯƠNG II: PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG HOẠT
ĐỘNG NHẬP KHẨU PHẾ LIỆU .................................................................. 24
1.

Pháp luật về BVMT trong nhập khẩu phế liệu tại Việt Nam ................. 24
1.1. Các loại phế liệu được nhập khẩu ...................................................... 24
1.2. Chủ thể nhập khẩu phế liệu:............................................................... 32
1.3. Trách nhiệm của các cơ quan nhà nước trong quản lý hoạt động nhập
khẩu phế liệu vào Việt Nam ....................................................................... 36
1.4. Xử lý vi phạm trong hoạt động nhập khẩu phế liệu........................... 42

2.

Việc thực thi Công ước Basel tại Việt Nam ........................................... 50

3. Pháp luật về bảo vệ môi trường trong hoạt động nhập khẩu phế liệu ở
một số quốc gia trên thế giới.......................................................................... 52
3.1. Trung Quốc ........................................................................................ 52
3.2. Nhật Bản............................................................................................. 54
CHƯƠNG III: THỰC TRẠNG ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ
MÔI TRƯỜNG TRONG HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU PHẾ LIỆU TẠI
VIỆT NAM VÀ CÁC KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT ............. 57

1.

Thực trạng áp dụng pháp luật về BVMT trong nhập khẩu phế liệu ...... 57

2. Bất cập trong pháp luật về BVMT đối với hoạt động nhập khẩu phế liệu
tại Việt Nam.................................................................................................... 60
2.1. Chồng chéo, phi thực tế trong quy định của pháp luật ...................... 60
2.2. Thiếu quy định pháp luật ................................................................... 62
2.3. Bất cập trong phương án xử lý hàng hoá vi phạm ............................. 62
2.4. Thiếu sự phối hợp giữa các cơ quan quản lý ..................................... 63
2.5. Chế tài xử lý chưa đủ sức răn đe ........................................................ 63
3.

Kiến nghị hoàn thiện pháp luật .............................................................. 64
3.1. Giải pháp về mặt pháp lý ................................................................... 64
3.2. Tăng cường công tác quản lý ............................................................. 66
3.3. Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục ..................................... 67

KẾT LUẬN ....................................................................................................... 69
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................ 70

6


DANH MỤC CÁC TỪ NGỮ VIẾT TẮT

STT

Từ viết tắt


Nội dung viết tắt

1

BVMT

Bảo vệ mơi trường

2

BLHS

3

AQSIQ

4

ASEAN

Bộ luật Hình sự
Tổng cục kiểm dịch – thanh tra và giám
sát chất lượng Trung Quốc
Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á

5

WTO

Tổ chức thương mại thế giới


7


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài:
Trong những năm gần đây, Việt Nam đang từng bước thực hiện cơng nghiệp
hố, hiện đại hố nền kinh tế, lấy ngành công nghiệp làm nền tảng. Tuy nhiên,
bên cạnh những đóng góp đối với nền kinh tế nước nhà, sự phát triển nhanh
chóng của các ngành sản xuất trong thời gian qua đã dẫn đến những ảnh hưởng
tiêu cực không hề nhỏ trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là tác động tiêu cực tới môi
trường. Nhằm tạo điều kiện để các doanh nghiệp có thể chủ động trong việc tìm
nguồn nguyên liệu sản xuất đồng thời giảm thiểu dần những tác động xấu đến
môi trường sống và bảo vệ các nguồn tài nguyên thiên nhiên đang dần cạn kiệt,
Việt Nam đã đưa ra chủ trương cho phép nhập khẩu phế liệu để phục vụ sản
xuất trong nước. Chính sách này đã xuất hiện trong quy định pháp luật của một
số nước trên thế giới và mang lại những hiệu quả đáng kể như: Trung Quốc,
Nhật Bản, Indonesia,…
Tại Việt Nam, chủ trương nhập khẩu phế liệu đã được Nhà nước đưa ra
nhằm đáp ứng nhu cầu của các ngành sản xuất và quy định trong Luật Bảo vệ
môi trường năm 2005 nhằm tạo ra hành lang pháp lý vừa tạo điều kiện thuận lợi
cho các tổ chức, cá nhân trong nước phát triển sản xuất, vừa xây dựng nên
khuôn khổ pháp luật nhằm mục đích quản lý một cách chặt chẽ hoạt động này.
Tuy nhiên, sau 10 năm được đưa vào thực hiện, bên cạnh những điểm tích cực
mà chính sách này mang lại từ nguồn nguyên vật liệu tái chế thì đã bộc lộ khá
nhiều lỗ hổng trong cơng tác kiểm sốt hoạt động nhập khẩu phế liệu. Làm sao
để cân bằng được giữa lợi ích kinh tế và bảo vệ mơi trường? Đó là bài tốn cần
tìm lời giải đáp từ các cơ quan quản lý nhà nước.
Trên cơ sở những vấn đề phát sinh trong quy định về hoạt động nhập khẩu
phế liệu ở Việt Nam, việc nghiên cứu thực trạng của hoạt động này, qua đó

8


vạch ra những định hướng, giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý là vô
cùng cần thiết để đảm bảo thực hiện cơng cuộc cơng nghiệp hố, hiện đại hoá
gắn liền với mục tiêu phát triển bền vững chung của thế giới. Đề tài: “Pháp luật
về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu ở Việt Nam” nhằm giải quyết
những vấn đề trên.
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
2.1.

Đối tượng:

Trong phạm vi của một đề tài khoá luận, nội dung bài nghiên cứu hướng tới
một số đối tượng chủ yếu sau đây:
- Các chủ thể trong hoạt động nhập khẩu phế liệu theo quy định của pháp
luật Việt Nam;
- Các loại phế liệu và điều kiện nhập khẩu phế liệu ở nước ta;
2.2.

Phạm vi:

- Phạm vi về nội dung: Bài khoá luận tập trung nghiên cứu thực trạng hoạt
động nhập khẩu phế liệu tại Việt Nam trong thời gian qua cũng như thực tiễn
công tác quản lý vấn đề này. Trên cơ sở đó, bài nghiên cứu đưa ra những định
hướng nhằm khắc phục những yếu kém trong việc thực thi và quản lý hoạt động
nhập khẩu phế liệu, đồng thời đề xuất những giải pháp trong việc xây dựng
pháp luật nhằm hoàn thiện những quy định trong lĩnh vực này. Hoạt động nhập
khẩu phế liệu có mối liên hệ và sự tác động lớn đến nhiều lĩnh vực khác nhau
của cuộc sống. Trong phạm vi của một bài khố luận, tơi sẽ tập trung đề cập tới

những vấn đề liên quan đến pháp luật về nhập khẩu phế liệu trong lĩnh vực bảo
vệ mơi trường.
- Phạm vi về khơng gian: Bài khố luận được thực hiện trên cơ sở nghiên
cứu quy định về hoạt động nhập khẩu phế liệu trong phạm vi cả nước, có tham
khảo các quy định pháp luật của một số quốc gia, tổ chức trên thế giới.
9


- Phạm vi về thời gian: Bài viết tập trung nghiên cứu về hoạt động nhập
khẩu phế liệu kể từ khi pháp luật Việt Nam quy định về lĩnh vực này.
3. Mục tiêu nghiên cứu:
Đề tài nghiên cứu nhằm hướng tới các mục tiêu sau:
- Đánh giá những điểm tích cực và tiêu cực từ thực trạng hoạt động nhập khẩu
phế liệu ở Việt Nam đối với sự phát triển kinh tế và tác động tới môi trường;
- Đánh giá thực trạng áp dụng các quy định về hoạt động trên trong việc thực
thi và quản lý vấn đề nhập khẩu phế liệu ở Việt Nam;
- Đề xuất biện pháp khắc phục những điểm hạn chế và hoàn thiện pháp luật
bảo vệ môi trường trong hoạt động nhập khẩu phế liệu ở Việt Nam.
4. Phương pháp nghiên cứu:
Trong qúa trình nghiên cứu, bài khoá luận đã sử dụng phương pháp nghiên
cứu của ngành khoa học xã hội nói chung và của ngành luật học nói riêng như:
- Phương pháp phân tích – tổng hợp: Các thơng tin liên quan đến công tác
quản lý môi trường làng nghề được thu thập từ các kênh thông tin khác nhau,
kết hợp những số liệu thực tế được tổng hợp. Trên cơ sở đó, các thơng tin được
phân tích, đánh giá để đưa ra những ưu điểm, nhược điểm và kiến nghị những
giải pháp hữu hiệu nhất.
- Phương pháp so sánh: Bên cạnh việc phân tích, tổng hợp, việc đánh giá
thơng tin cịn dựa vào quá trình so sánh, đối chiếu giữa các đối tượng tương
đồng để từ đó có được những nhận xét tổng quan nhất.
Ngồi ra, trong q trình thực hiện đề tài khố luận, tơi đã tiếp thu có chọn

lọc kết quả của các cơng trình đã cơng bố; các đánh giá, tổng kết của các cơ
quan chuyên môn và các chuyên gia về những vấn đề có liên quan đến các vấn

10


đề nghiên cứu trong đề tài này; thơng qua đó đưa ra những căn cứ cụ thể, chính
xác để giải quyết vấn đề đặt ra.
5. Cấu trúc bài khố luận:
Ngồi phần mở đầu và kết luận, nội dung bài khoá luận gồm 03 chương chính:
Chương I: Những vấn đề lý luận về hoạt động nhập khẩu phế liệu tại Việt Nam
Chương II: Pháp luật về BVMT trong hoạt động nhập khẩu phế liệu tại Việt
Nam
Chương III: Thực trạng áp dụng về BVMT trong nhập khẩu phế liệu tại Việt
Nam và các kiến nghị hoàn thiện pháp luật.

11


PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG I
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU PHẾ LIỆU
TẠI VIỆT NAM
1. Một số khái niệm
1.1.

Khái niệm môi trường, bảo vệ môi trường:

1.1.1. Môi trường:
Môi trường là một khái niệm rất rộng và được sử dụng trong rất nhiều lĩnh

vực khác nhau. Khái niệm “môi trường” được nhắc đến thường xuyên trên các
phương tiện thông tin đại chúng. Theo đó, có rất nhiều quan điểm khác nhau về
khái niệm môi trường:
Theo nghĩa rộng, môi trường có thể hiểu là tất các các nhân tố tự nhiên và xã
hội cần thiết cho sự sinh sống, sản xuất của con người, bao gồm: tài nguyên
thiên nhiên, không khí, đất, nước, ánh sáng…, và các quan hệ xã hội. Nhà bác
học Albert Einstein đã định nghĩa rằng: “Môi trường là những gì ngồi tơi”.
Như vậy, mơi trường là tồn bộ các vật thể hữu sinh và vơ sinh cũng như sự
tương tác giữa chúng.
Quan điểm về môi trường nhìn từ góc độ sinh học là những quan điểm phổ
biến:
“Môi trường là tập hợp các yếu tố vật lý, hóa học, sinh học, kinh tế-xã hội
bao quanh và tác động tới đời sống và sự phát triển của một cá thể hoặc một
cộng đồng người” (UNEP-Chương trình mơi trường của Liên hiệp quốc, 1980).
Trong Báo cáo toàn cầu năm 2000 đã đưa ra khái niệm môi trường như sau:
“Theo tự nghĩa, môi trường là những vật thể vật lý và sinh học bao quanh loài
12


người. Con người cần đến sự hỗ trợ của môi trường xung quanh để sống,…,
mối quan hệ giữa loài người và môi trường chặt chẽ đến mức mà sự phân biệt
cá thể con người và mơi trường bị xố nhồ đi”1.
Trong lĩnh vực khoa học pháp lý, khái niệm môi trường được hiểu theo
nghĩa hẹp hơn. Đó là mối quan hệ giữa con người và các điều kiện tác động tới
sự sống của con người, gồm những yếu tố, hoàn cảnh, điều kiện tự nhiên và
điều kiện vật chất nhân tạo bao quanh con người. Khoản 1 Điều 3 Luật Bảo vệ
môi trường năm 2014 định nghĩa:“Môi trường là hệ thống các yếu tố vật chất
tự nhiên và nhân tạo có tác động đối với sự tồn tại và phát triển của con người
và sinh vật”.
“Môi trường được tạo thành bởi các yếu tố tự nhiên và yếu tố nhân tạo.

Trong đó, các yếu tố tự nhiên chủ yếu như khơng khí, đất, nước, ánh sáng, núi,
rừng, sơng, hồ, biển, sinh vật, các hệ sinh thái đóng vai trị đặc biệt quan trọng
tới sự xuất hiện, tồn tại của con người và phát triển theo quy luật tự nhiên
nhưng cũng có thể chịu sự tác động nhất định của con người. Mơi trường cịn
được cấu thành bởi các yếu tố vật chất nhân tạo. Những yếu tố này được hình
thành trong quá trình con người khai thác, sử dụng các yếu tố tự nhiên để thoả
mãn các nhu cầu của mình. Đây là quá trình con người biến đổi, cải tạo thiên
nhiên để tạo ra cảnh quan, điều kiện sống mới.”2
Trong phạm vi đề tài nghiên cứu của bài khoá luận này, chúng ta sẽ nhìn
nhận khái niệm mơi trường theo nghĩa hẹp, trong khuôn khổ của lĩnh vực khoa
học pháp lý.
1.1.2. Bảo vệ môi trường:

1,2

Ths. Trần Quang Huy: Giáo trình Luật Mơi trường, Nxb Cơng an Nhân dân, Hà Nội - 2003

13


Từ điển Bách khoa Việt Nam định nghĩa: “Bảo vệ mơi trường là tập hợp các
biện pháp giữ gìn, sử dụng hoặc phục hồi một các hợp lý sinh giới (vi sinh vật,
thực vật, động vật) và môi sinh (đất, nước, khơng khí, lịng đất, khí hậu,...),
nghiên cứu thử nghiệm thiết bị sử dụng tài nguyên thiên nhiên, áp dụng cơng
nghệ ít có hoặc khơng có phế liệu… nhằm tạo ra một không gian tối ưu cho
cuộc sống của con người. Ngồi ra, bảo vệ mơi trường cịn tạo ra điều kiện tinh
thần, văn hoá khiến cho đời sống con người được thoải mái”.
Theo Khoản 3 Điều 3 Luật Bảo vệ môi trường 2014: “Hoạt động bảo vệ môi
trường là hoạt động giữ gìn, phịng ngừa, hạn chế các tác động xấu đến mơi
trường; ứng phó sự cố mơi trường; khắc phục ơ nhiễm, suy thối, cải thiện,

phục hồi mơi trường; khai thác, sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên nhằm giữ
môi trường trong lành.”
Như vậy, bảo vệ môi trường là tổng hợp của nhiều hoạt động bảo vệ mơi
trường, nhằm gìn giữ “hệ thống các yếu tố vật tự nhiên và nhân tạo tác động
đến sự tồn tại, phát triển của con người và sinh vật”.
1.2.

Nhập khẩu phế liệu:

1.2.1. Khái niệm phế liệu, chất thải, chất thải nguy hại:
 Phế liệu:
Dưới góc độ ngữ nghĩa, phế liệu được hiểu là những nguyên liệu bị bỏ đi,
không dùng đến nữa sau quá trình sử dụng. Theo cách hiểu này, phế liệu chỉ
phát sinh trong quá trình sản xuất của con người. Từ điển Tiếng Việt của Viện
Ngôn ngữ học định nghĩa: “Phế liệu là vật bỏ đi từ những nguyên liệu đã qua
chế biến”. Theo cách hiểu này, tất cả những vật chất phát sinh sau quá trình sử
dụng nguyên liệu bị chủ sở hữu bỏ đi đều trở thành phế liệu. Định nghĩa này đã
không đưa ra tiêu chí để phân biệt phế liệu với chất thải – là “rác và các vật bỏ
14


đi sau một quá trình sử dụng”. Phế liệu theo cách hiểu này là một dạng chất
thải.3
Khoản 16 Điều 3 Luật Bảo vệ môi trường năm 2014 định nghĩa phế liệu như
sau: “Phế liệu là vật liệu được thu hồi, phân loại, lựa chọn từ những vật liệu,
sản phẩm đã bị loại bỏ từ quá trình sản xuất hoặc tiêu dùng để sử dụng làm
nguyên liệu cho một quá trình sản xuất khác.” Như vậy, khái niệm phế liệu
trong Luật Bảo vệ môi trường 2014 đã đưa ra những tiêu chí rõ ràng hơn để một
vật chất trở thành phế liệu. Theo đó, phế liệu sẽ có các tiêu chí sau: Thứ nhất,
đó là vật liệu, sản phẩm, tức là những vật chất từ tự nhiên hoặc đã qua chế biến

để có thể sử dụng trong sản xuất. Thứ hai, chúng bị loại bỏ từ quá trình sản xuất
hoặc tiêu dùng. Điều này có nghĩa là vật chất hoặc sản phẩm đó đã khơng cịn
giá trị và bị từ chối sử dụng trong quá trình sản xuất, tiêu dùng. Thứ ba, những
vật liệu, sản phẩm nói trên chỉ trở thành phế liệu khi nó được thu hồi, phân loại,
lựa chọn dùng làm nguyên liệu cho một quá trình sản xuất khác.
 Chất thải:
Khoản 12 Điều 3 Luật Bảo vệ môi trường năm 2014 quy định: “Chất thải là
vật chất được thải ra từ sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc hoạt động
khác.”
Theo đó, có thể thấy một vật chất để trở thành chất thải thì phải đáp ứng các
tiêu chí sau: Thứ nhất, chất thải phải là vật chất. Khoản 10 Điều 3 Luật Bảo vệ
môi trường năm 2005 còn ghi nhận một cách cụ thể như sau: “Chất thải là vật
chất ở thể rắn, lỏng, khí được thải ra từ sản xuất, dịch vụ, sinh hoạt hoặc hoạt
động khác”. Như vậy, những yếu tố phi vật chất không thể là chất thải. Thứ hai,
Ths Luật học Nguyễn Văn Phương, Đại học Luật Hà Nội – Khái niệm phế liệu và bản chất pháp lý của phế
liệu, Tạp chí KHPL số 38/2007.
3

15


những vật chất đó phải được thải ra trong quá trình sản xuất, kinh doanh, dịch
vụ, sinh hoạt hoặc các hoạt động khác, nghĩa là mọi vật chất được thải ra trong
các hoạt động của chủ sở hữu đều được coi là chất thải.
Để thấy được mối quan hệ giữa phế liệu và chất thải, thông qua những khái
niệm nêu trên, ta có thể thấy: Các yếu tố để trở thành chất thải bao gồm vật chất
được thải ra trong q trình sản xuất, sinh hoạt,… trong đó có các vật liệu, sản
phẩm bị loại bỏ mà được thu hồi dùng làm nguyên liệu cho quá trình sản xuất
khác. Bên cạnh đó, khái niệm chất thải khơng đề cập tới giá trị sử dụng của vật
chất sau khi bị loại bỏ: hoặc là xử lý, tiêu huỷ hoặc là tái sử dụng làm nguyên

liệu sản xuất,… Như vậy, nội hàm của khái niệm chất thải bao quát hơn khái
niệm phế liệu và phế liệu là một trong các dạng của chất thải. Việc phân biệt rõ
ràng sự khác nhau giữa phế liệu, chất thải và chất thải nguy hại có ý nghĩa quan
trọng trong việc hỗ trợ cho công tác kiểm tra, kiểm soát hàng hoá nhập khẩu
vào lãnh thổ Việt Nam.
 Chất thải nguy hại:
“Chất thải nguy hại là chất thải chứa yếu tố độc hại, phóng xạ, lây nhiễm, dễ
cháy, dễ nổ, gây ăn mòn, gây ngộ độc hoặc có đặc tính nguy hại khác” (Khoản
13 Điều 3 Luật Bảo vệ môi trường 2014). Như vậy, thông qua định nghĩa trên,
vật chất được xác định là chất thải nguy hại thì bên cạnh vật chất đó có mang
các đặc tính của chất thải mà trong thành phần phải chứa các yếu tố có thể gây
nguy hiểm cho con người và ô nhiễm môi trường nghiêm trọng như: các chất
độc hại, phóng xạ, dễ cháy, dễ nổ, dễ ăn mịn, dễ lây nhiễm, gây ngộ độc hoặc
các đặc tính nguy hại khác.
1.2.2. Khái niệm nhập khẩu phế liệu:

16


- Nhập khẩu: Theo khoản 2 Điều 28 Luật Thương mại 2005: “Nhập khẩu
hàng hoá là việc hàng hoá được đưa vào lãnh thổ Việt Nam từ nước ngoài hoặc
từ khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan
riêng theo quy định của pháp luật”.
- Nhập khẩu phế liệu:
Từ định nghĩa “phế liệu” và “nhập khẩu” nói trên có thể hiểu nhập khẩu phế
liệu như sau: Nhập khẩu phế liệu là việc phế liệu được đưa vào lãnh thổ Việt
Nam từ nước ngoài hoặc từ khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được
coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật.
1.2.3. Pháp luật về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu
Từ những quan điểm về nhập khẩu phế liệu và bảo vệ môi trường đã phân

tích ở trên, pháp luật về bảo vệ mơi trường trong hoạt động nhập khẩu phế liệu
có thể hiểu như sau:
Pháp luật về bảo vệ môi trường trong hoạt động nhập khẩu phế liệu là hệ
thống các quy phạm pháp luật do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành
điều chỉnh các quan hệ phát sinh trong q trình bảo vệ mơi trường tránh khỏi
các tác động tiêu cực do hoạt động nhập khẩu phế liệu gây ra.
2. Vai trò của hoạt động nhập khẩu phế liệu và pháp luật về BVMT trong
nhập khẩu phế liệu
2.1.

Vai trò của hoạt động nhập khẩu phế liệu

Hoạt động sản xuất kinh doanh trong thời kỳ hội nhập ngày càng được phát
triển, mở rộng trong khi đó các nguồn tài nguyên nói chung là các loại nguyên
liệu nói riêng có số lượng hạn chế và phân bổ không đồng đều giữa các quốc
gia. Vì vậy, hoạt động xuất khẩu và nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản
xuất là một trong những hình thức kinh doanh mang lại rất nhiều lợi ích. Bên
17


cạnh những lợi ích đối với nền kinh tế thì lợi ích xã hội từ hoạt động nhập khẩu
phế liệu cũng vơ cùng quan trọng và đáng quan tâm. Chính vì những ý nghĩa
thiết thực đó mà nhiều loại phế liệu từ lâu đã được pháp luật nhiều quốc gia,
trong đó có Việt Nam cho phép nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất.
2.1.1. Ý nghĩa đối với môi trường
Trái đất là hành tinh giàu có về tài nguyên thiên nhiên. Tuy nhiên, nguồn tài
nguyên dồi dào ấy đang dần bị cạn kiệt trước sự khai thác một cách bừa bãi, vơ
tội vạ của con người. Ơng Martin, người đứng đầu Quỹ quốc tế bảo vệ động vật
hoang dã (WWF) phát biểu rằng: “Chúng ta đang tiêu tốn nguồn tài nguyên
nhanh hơn khả năng phục hồi của nó”.4 Khái niệm “tiêu tốn” trong câu phát

biểu của ơng Martin nói lên rằng con người khơng chỉ đang sử dụng mà cịn sử
dụng một cách lãng phí các tài nguyên thiên nhiên. Bởi lẽ đó, rừng bị khai thác
thành đồi trọc gây lũ lụt, sói mịn, các quặng kim loại dần dần biến mất, khơng
có khả năng tái tạo,... Trước tình hình đó, việc tiết kiệm các nguồn tài nguyên là
biện pháp quan trọng nhất để bảo vệ chúng. Bên cạnh những phương pháp khai
thác một cách hợp lý hay sử dụng các nguồn năng lượng vơ tận như: gió, ánh
sáng, nước biển,… thì việc sử dụng một cách triệt để những nguồn tài nguyên
đã khai thác, tránh dư thừa, lãng phí là một trong những biện pháp hữu hiệu
nhất. Hoạt động trao đổi phế liệu sản xuất, sinh hoạt giữa các quốc gia thơng
qua hình thức xuất khẩu và nhập khẩu chính là cách thức tận dụng để tiết kiệm
tài nguyên thiên nhiên một cách hiệu quả.
Bên cạnh đó, hoạt động đưa những phế liệu vào làm nguyên liệu cho một
quá trình sản xuất mới còn làm giảm một khối lượng lớn chất thải công nghiệp
và chất thải sinh hoạt ra môi trường tự nhiên, góp phần làm nhẹ đi gánh nặng
của môi trường. Đây cũng là một trong những biện pháp bảo vệ môi trường
4

Tài nguyên thiên nhiên đang cạn kiệt nhanh chóng – Vietbao.vn

18


được các quốc gia khuyến khích thực hiện, tương tự như hoạt động tái chế, tái
sử dụng những đồ dùng đã bỏ đi.
2.1.2. Ý nghĩa đối với kinh tế - xã hội
Trong xu hướng hội nhập quốc tế hiện nay, việc giao lưu, trao đổi hàng hoá
giữa quốc gia này với quốc gia khác khơng cịn khó khăn nữa nhờ sự phát triển
của hệ thống mạng lưới giao thông quốc tế thuận tiện. Ngồi những hàng hố là
những thành phẩm hoặc nguyên liệu thô được xuất nhập khẩu như trước đây,
ngày nay các nước đã nhận thức được nguồn lợi kinh tế từ các loại phế liệu,

mang bán cho các quốc gia đang thiếu thốn nguồn nguyên liệu. Điều này vừa
tránh được việc bỏ đi lãng phí một lượng lớn nguyên liệu thừa, vừa giảm ô
nhiễm môi trường đồng thời thu lại được một nguồn doanh thu khơng nhỏ.
Chính bởi lẽ đó, với sự phát triển của khoa học – kỹ thuật ngày nay, việc tận
dụng phế liệu trong sinh hoạt và sản xuất ngày càng trở nên phổ biến hơn trên
thế giới cũng như tại Việt Nam.
Là một đất nước với nền cơng nghiệp cịn non trẻ, nền kinh tế đang trên đà
phát triển để hội nhập quốc tế, q trình sản xuất kinh doanh của Việt Nam cịn
gặp rất nhiều khó khăn, đặc biệt là khó khăn về nguồn nguyên liệu. Phần lớn
các doanh nghiệp sản xuất tại nước ta lựa chọn giải pháp nhập khẩu phế liệu –
những sản phẩm đã được thải loại từ quá trình sản xuất, sinh hoạt để tái chế
thành nguồn nguyên liệu mới với hai lý do cơ bản: Một là nguồn nguyên liệu
trong nước không đủ cung cấp; Hai là giá thành phế liệu rẻ hơn rất nhiều so với
nguyên liệu nguyên chất. Ví dụ: Hạt nhựa nguyên chất được nhập khẩu với giá
thị trường dao động từ 20.000 đồng đến 25.000 đồng/kg. Trong khi đó, nguyên
liệu tái chế từ các sản phẩm nhựa đã qua sử dụng được bán với giá chỉ từ

19


10.000 đồng đến 15.000 đồng/kg.5 Trái ngược với tình trạng thiếu nguồn cung
nguyên liệu tại Việt Nam thì một số quốc gia khác lại đang cố gắng tìm giải
pháp xử lý, tiêu huỷ nguồn phế liệu dư thừa. Thay vì tốn kém thêm chi phí để
làm điều đó, xuất khẩu ra nước ngồi chính là biện pháp tối ưu. Tình trạng kẻ
thiếu người thừa đã ngày càng làm cho thị trường xuất, nhập khẩu phế liệu trở
nên nhộn nhịp hơn bao giờ hết.
2.2.

Vai trị của pháp luật bảo vệ mơi trường trong nhập khẩu phế liệu


Là một lĩnh vực trong hệ thống pháp luật của Việt Nam, pháp luật về bảo vệ
mơi trường nói chung và trong hoạt động nhập khẩu phế liệu nói riêng đóng vai
trị quan trọng trong việc xây dựng nên hành lang pháp lý điều chỉnh hành vi
của các chủ thể có liên quan.
Thứ nhất, pháp luật về BVMT trong nhập khẩu phế liệu là cơ sở pháp lý quy
định cơ cấu tổ chức cũng như quyền hạn và nhiệm vụ của các cơ quan quản lý
nhà nước trong lĩnh vực này. Toàn bộ các cơ quan quản lý nằm trong hệ thống
các cơ quan nhà nước nói chung và được tổ chức thống nhất từ trung ương tới
địa phương. Việc quy định như vậy tạo nên sự đồng bộ và thống nhất trong
công tác và thuận tiện cho hoạt động giám sát, kiểm tra.
Thứ hai, hệ thống các quy phạm pháp luật về BVMT trong nhập khẩu phế
liệu là các chuẩn mực ứng xử, quy định những khung giới hạn pháp lý đối với
các hành vi của cá nhân, pháp nhân hữu quan. Mọi hành vi vi phạm của các chủ
thể đều được xác định một cách chi tiết và có chế tài điều chỉnh phù hợp.
Thứ ba, những quy định này là cơ sở pháp lý cho xã hội hố cơng tác bảo vệ
mơi trường. Trên cơ sở các văn bản quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành,

5

Nhập khẩu rác thải “núp bóng” nhập phế liệu - />
20


các cơ quan chức năng thực hiện theo đó để hồn thành nhiệm vụ của mình.
Các cơng dân từ đó nâng cao ý thức giữ gìn mơi trường chung của nhân loại.
3. Cơ sở pháp lý của hoạt động nhập khẩu phế liệu tại Việt Nam
Luôn đề cao mục tiêu phát triển bền vững, song con người đang hủy hoại trái
đất với sự phát triển lệch lạc, khơng có ý nghĩa lâu dài. Chúng ta sẵn sàng đánh
đổi sự biến đổi hệ sinh thái, sự suy thối mơi trường, sức khỏe của người dân để
có được một nền kinh tế lớn mạnh. Cho đến nay, khi địa cầu cất lên lời kêu cứu

thảm thiết, loài người nhận ra rằng, bảo vệ mơi trường là nhiệm vụ sống cịn
của mỗi quốc gia, mỗi dân tộc trên thế giới. Việt Nam cũng không phải là ngoại
lệ. Việt Nam từ một nước với nền kinh tế kém phát triển chủ yếu dựa vào nông
nghiệp đến nay đã nằm trong danh sách các quốc gia đang phát triển và lớn
mạnh hơn trong tương lai theo đánh giá của bạn bè quốc tế. Tuy nhiên, ô nhiễm
môi trường chính là bước lùi so với sự phát triển kinh tế. Trên cơ sở vừa đáp
ứng đủ nguồn nguyên liệu đầu vào cho các doanh nghiệp, vừa tiết kiệm tối đa
tài nguyên thiên nhiên đang dần cạn kiệt, Nhà nước đã cho phép các doanh
nghiệp được nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất. Song
hành cùng các quyền lợi mà doanh nghiệp được hưởng, các nhà làm luật nước
ta còn xây dựng một hành lang pháp lý chặt chẽ để quản lý hoạt động nhập
khẩu phế liệu, giảm thiểu tối đa những ảnh hưởng tiêu cực tới môi trường.
3.1.

Hệ thống văn bản pháp luật về BVMT trong nhập khẩu phế liệu tại
Việt Nam

Ngày 19/12/1996, Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường và Bộ Thương
mại đã ban hành Thông tư Liên bộ số 2880/KCM-TM về việc Quy định tạm
thời đối với việc nhập khẩu phế liệu. Đây là điểm mốc quan trọng, đánh dấu
việc lần đầu tiên Việt Nam cho phép nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài nhằm
đáp ứng các nhu cầu về nguyên liệu sản xuất trong nước. Mặc dù chỉ là quy
21


định mang tính chất tạm thời, song so với tình hình lập pháp lúc bấy giờ, các
chế định trong thơng tư này đã thể hiện khá bao quát và đầy đủ những nội dung
cần thiết. Trong suốt 20 năm, với rất nhiều thay đổi về kinh tế - xã hội, khoa
học – công nghệ và đặc biệt sự thay đổi về tình trạng mơi trường, rất nhiều văn
bản pháp luật liên quan đến bảo vệ môi trường được sửa đổi, bổ sung để cập

nhật với tình hình thực tế hơn. Trong đó, các quy định về bảo vệ mơi trường
trong hoạt động nhập khẩu phế liệu cũng được cụ thể hoá trong nhiều văn bản
quy phạm pháp luật, cụ thể bao gồm:
- Luật Bảo vệ môi trường 2014;
- Nghị định số 38/2015/NĐ-CP về quản lý chất thải và phế liệu;
- Thông tư 41/2015/TT-BTNMT về BVMT trong nhập khẩu phế liệu
làm nguyên liệu sản xuất;
- Thông tư 43/2010/TT-BTNMT Quy định Quy chuẩn quốc gia về môi
trường đối với phế liệu nhập khẩu;
- Thông tư 01/2013/TT-BTNMT quy định danh mục phế liệu được
phép nhập khẩu để làm nguyên liệu sản xuất.
- Quyết định số 73/2014/QĐ-TTg quy định danh mục phế liệu được
phép nhập khẩu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất;
- Nghị định số 179/2013/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong
lĩnh vực bảo vệ mơi trường;
- Nghị định số 21/2013/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền
hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài nguyên và Môi trường;
- Luật Hải quan năm 2014;
- Luật Thương mại năm 2005;
- Bộ luật Dân sự năm 2005;
- Bộ luật Hình sự năm 1999 (sửa đổi bổ sung năm 2009); Bộ luật Hình
sự năm 2015 (có hiệu lực từ ngày 01/07/2016).
22


Bên cạnh đó, cịn rất nhiều các văn bản dưới luật khác do các cơ quan có
thẩm quyền cấp trung ương và địa phương ban hành, nhằm xây dựng các quy
định điều chỉnh các quan hệ phát sinh trong quá trình thực hiện cơng tác bảo vệ
mơi trường xung quanh hoạt động nhập khẩu phế liệu.
3.2.


Hệ thống các điều ước quốc tế về bảo vệ môi trường trong nhập
khẩu phế liệu mà Việt Nam tham gia.

Việt Nam được công nhận là thành viên thứ 149 của Liên Hợp Quốc vào
năm 1977, gia nhập ASEAN năm 1995, trở thành thành viên của WTO từ năm
2007, đồng thời Việt Nam cũng tham gia nhiều tổ chức quốc tế song phương, đa
phương và ký kết nhiều điều ước, cam kết quốc tế, trong đó có các điều ước
quốc tế về vấn đề bảo vệ môi trường. Riêng các điều ước quốc tế đối với lĩnh
vực bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu thì có thể kể đến như:
- Cơng ước Basel về kiểm soát vận chuyển qua biên giới các phế thải
nguy hiểm và việc tiêu huỷ chúng;
- Hiệp định số 221 của WTO về rào cản kỹ thuật trong thương mại.
Ngoài ra, các điều ước quốc tế khác trong lĩnh vực kinh tế, môi trường tuy
không trực tiếp quy định đến hoạt động xuất, nhập khẩu phế liệu, song cũng vẫn
đề cập tới các tiêu chí của vấn đề bảo vệ môi trường liên quan đến các hoạt
động vận chuyển hàng hoá hay xử lý chất thải xuyên quốc gia,… Bên cạnh
những văn bản quy phạm pháp luật quốc gia thì các Cơng ước hay Hiệp định
quốc tế là những nguồn luật quan trọng, có ý nghĩa to lớn trong cơng tác bảo vệ
mơi trường nói chung và trong hoạt động nhập khẩu phế liệu tại Việt Nam nói
riêng.

23


CHƯƠNG II
PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG HOẠT ĐỘNG
NHẬP KHẨU PHẾ LIỆU
1. Pháp luật về BVMT trong nhập khẩu phế liệu tại Việt Nam
1.1.


Các loại phế liệu được nhập khẩu

1.1.1. Điều kiện của phế liệu nhập khẩu:
Như đã phân tích ở Chương I, phế liệu là một dạng của chất thải. Chính vì
vậy, nguồn ngun liệu giá rẻ này cần được quản lý chặt chẽ khi nhập khẩu vào
Việt Nam để đề phòng những tác động tiêu cực khơng đáng có tới mơi trường.
Tuỳ thuộc vào từng đặc trưng riêng về môi trường tự nhiên cũng như những
công nghệ tái chế phế liệu khác nhau của từng nước mà mỗi quốc gia có những
quy định khác nhau về loại phế liệu được nhập khẩu. Không phải bất kỳ loại
phế liệu nào cũng được đưa vào Việt Nam, chúng phải tuân thủ theo những điều
kiện nhất định. Khoản 1 Điều 76 Luật Bảo vệ môi trường năm 2014 quy định:
“Phế liệu nhập khẩu từ nước ngoài vào Việt Nam phải đáp ứng quy chuẩn kỹ
thuật môi trường và thuộc danh mục phế liệu được phép nhập khẩu do Thủ
tướng Chính phủ quy định”. Như vậy, phế liệu muốn nhập khẩu vào Việt Nam
phải thoả mãn hai điều kiện tiên quyết. Cụ thể như sau:
- Thứ nhất, phế liệu phải đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật môi trường.
Quy chuẩn kỹ thuật môi trường là mức giới hạn của các thông số về chất
lượng môi trường xung quanh, hàm lượng của các chất gây ơ nhiễm có trong
chất thải, các u cầu kỹ thuật và quản lý được cơ quan nhà nước có thẩm
quyền ban hành dưới dạng văn bản bắt buộc áp dụng để bảo vệ môi trường.6
Đối với phế liệu được nhập khẩu vào Việt Nam, những quy chuẩn kỹ thuật môi
6

Khoản 5 Điều 3 Luật Bảo vệ môi trường 2014.

24


trường được quy định cụ thể tại Thông tư số 43/2010/TT-BTNMT do Bộ Tài

nguyên và Môi trường ban hành ngày 29/12/2010 Quy định Quy chuẩn kỹ thuật
quốc gia về môi trường đối với phế liệu nhập khẩu. Theo đó, kèm theo thông tư
này là ba bộ quy chuẩn kỹ thuật môi trường đối với ba loại phế liệu phổ biến
nhất là: Phế liệu sắt, thép nhập khẩu (QCVN 31:2010/BTNMT), phế liệu nhựa
nhập khẩu (QCVN 32:2010/BTNMT), phế liệu giấy nhập khẩu (QCVN
33:2010/BTNMT). Nội dung những bộ quy chuẩn kỹ thuật này tập trung quy
định liên quan đến các đặc tính kỹ thuật của phế liệu, những loại phế liệu cụ thể
được phép và không được phép nhập khẩu, những phương pháp kiểm tra và các
cá nhân, cơ quan có thẩm quyền thực hiện các biện pháp đó.
Trên thực tế, ngồi ba loại có tên nêu trên, cịn rất nhiều loại phế liệu khác
được các cơ sở kinh doanh mua lại từ nước ngoài để làm nguyên liệu sản xuất,
chẳng hạn như: thạch cao, đồng, gang, thuỷ tinh,… Vậy, phải chăng pháp luật
yêu cầu phải đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật môi trường mà lại bỏ ngỏ rất nhiều
đối tượng ít phổ biến hơn? Đây là một điểm mới của Luật BVMT 2014 nhưng
rõ ràng vẫn bộc lộ điểm thiếu sót so với quy định tại Luật BVMT 2005. Nội
dung này tại khoản 1 Điều 43 Luật BVMT 2005 quy định:
“Phế liệu nhập khẩu phải đáp ứng các yêu cầu về bảo vệ môi trường sau đây:
a) Đã được phân loại, làm sạch, khơng lẫn những vật liệu, vật phẩm, hàng hố
cấm nhập khẩu theo quy định của pháp luật Việt Nam hoặc điều ước quốc tế mà
Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;
b) Không chứa chất thải, các tạp chất nguy hại, trừ tạp chất không nguy hại bị
rời ra trong quá trình bốc xếp, vận chuyển;
...”

25


×