Tải bản đầy đủ (.pdf) (170 trang)

Pháp luật việt nam về cho thuê tài chính theo hình thức hợp đồng bán và thuê lại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.36 MB, 170 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT

NGƠ THANH HƢƠNG

Ph¸p lt Việt Nam
về cho thuê tài chính theo hình thức
hợp đồng bán và thuê lại

LUN N TIN S LUT HC

H NI - 2017


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT

NGƠ THANH HƢƠNG

Ph¸p lt Việt Nam
về cho thuê tài chính theo hình thức
hợp đồng bán và thuê lại
Chuyờn ngnh : Lut kinh t
Mó s

: 62 38 01 07

LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS Ngô Huy Cƣơng

HÀ NỘI - 2017




LỜI CAM ĐOAN

Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên
cứu của riêng tôi. Các số liệu nêu trong luận
án là trung thực. Những kết luận khoa học của
luận án chưa từng được ai cơng bố trong bất
kỳ cơng trình nào khác.

TÁC GIẢ LUẬN ÁN

Ngô Thanh Hƣơng


MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU

1

Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI

6

1.1. Tiền đề của việc đánh giá tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài

6

1.2. Phân loại nội dung nghiên cứu của luận án


7

1.3. Tổng quan tình hình nghiên cứu

8

1.4. Những thành tựu nghiên cứu mà luận án kế thừa và những vấn

23

đề cần nghiên cứu phát triển trong khuôn khổ luận án
1.5. Cơ sở lý thuyết nghiên cứu đề tài luận án

25

1.6. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu

25

1.7. Việc sử dụng các phương pháp nghiên cứu

27

Chương 2: LÝ LUẬN PHÁP LUẬT VỀ CHO THUÊ TÀI CHÍNH THEO

30

HÌNH THỨC HỢP ĐỒNG BÁN VÀ TH LẠI


2.1. Những vấn đề lý luận tổng quát về cho thuê tài chính

30

2.2. Khái niệm và đặc điểm của hợp đồng bán và thuê lại

54

2.3. Giao kết hợp đồng bán và thuê lại

61

2.4. Hiệu lực của hợp đồng bán và thuê lại

70

2.5. Chấm dứt hợp đồng bán và thuê lại

74

2.6. Các phương thức giải quyết tranh chấp hợp đồng bán và thuê lại

78

Chương 3:

THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ CHO THUÊ

82


TÀI CHÍNH THEO HÌNH THỨC HỢP ĐỒNG BÁN VÀ
TH LẠI

3.1. Tổng quan pháp luật Việt Nam về cho thuê tài chính theo hình
thức hợp đồng bán và thuê lại

82


3.2. Các quy định pháp luật hiện hành về hợp đồng bán và thuê lại

86

3.3. Áp dụng pháp luật Việt Nam hiện hành về cho th tài chính

101

theo hình thức hợp đồng bán và thuê lại
3.4. Các bất cập chủ yếu và nguyên nhân của các bất cập chủ yếu

112

của pháp luật Việt Nam hiện hành về cho thuê tài chính theo
hình thức hợp đồng bán và th lại
Chương 4:

HỒN THIỆN PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ CHO THUÊ

124


TÀI CHÍNH THEO HÌNH THỨC HỢP ĐỒNG BÁN VÀ
THUÊ LẠI

4.1. Sự cần thiết và cơ sở kinh tế, xã hội của việc hoàn thiện pháp

124

luật Việt Nam về cho thuê tài chính theo hình thức hợp đồng
bán và thuê lại
4.2. Các kiến nghị về định hướng giải pháp hoàn thiện pháp luật

134

Việt Nam về cho th tài chính theo hình thức hợp đồng bán và
thuê lại
Kiến nghị về các giải pháp hoàn thiện pháp luật Việt Nam về

136

cho th tài chính theo hình thức hợp đồng bán và thuê lại
149

KẾT LUẬN
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌ

C ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN

151

QUAN ĐẾN LUẬN ÁN

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

152


MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết nghiên cứu của đề tài
Bên cạnh các yếu tố cơng nghệ và nhân lực thì vốn được xem là yếu tố
tiên quyết cho sự ra đời, sinh tồn và phát triển của doanh nghiệp. Chính vì thế,
hầu hết các tổ chức, cá nhân khi tham gia kinh doanh, thương mại đều cần
vốn, cần huy động vốn từ ngân hàng và thường gặp khó khăn nhất định trong
việc huy động vốn và vay vốn. Từ hoàn cảnh đó, "cho th tài chính" hay
"th tài chính" ra đời và hiện đang phát triển rất mạnh mẽ. Hoạt động này
bản chất là một hành vi thương mại (cụ thể là hợp đồng) có tính chất tín dụng
nhưng khác với hợp đồng tín dụng thơng thường, thay vì Bên cho thuê cấp
cho Bên thuê một khoản tiền thì cấp cho Bên đi thuê một khoản tín dụng bằng
tài sản.
Lịch sử hình thành và phát triển ngành cho thuê tài chính cho thấy,
song song với việc phát triển chiều rộng, sự phát triển về chiều sâu cũng diễn
ra rất sôi động [86, tr.1] với sự ra đời của đa dạng các loại hình cho th tài
chính. Trong số đó, "bán và thuê lại" là một hình thức khá phổ biến và giúp
ích rất nhiều cho các thương nhân trong việc vượt qua các khó khăn về vốn.
Hình thức th này, cụ thể hơn, đã đem lại những lợi ích thiết thực về kinh tế:
Thứ nhất, cho phép Bên bán và thuê lại thiết bị huy động được số vốn tối đa
tương đương với giá trị mua bán tài sản; thứ hai, tăng tính lưu động cho tài
sản cố định và khơng có sự ngắt qng trong q trình sử dụng tài sản; thứ ba,
cho phép các bên có thể tiến hành trình tự và thủ tục giao dịch đơn giản, thuận
lợi hơn so với các cách thức huy động vốn khác từ ngân hàng.
Ở Việt Nam, theo số liệu tổng điều tra kinh tế năm 2017 của Tổng cục
thống kê cho thấy, số lượng doanh nghiệp lớn chỉ chiếm 1,9% tổng số doanh

nghiệp, còn lại là các doanh nghiệp vừa, doanh nghiệp nhỏ và doanh nghiệp
siêu nhỏ [129]. Như vậy, tỷ lệ doanh nghiệp nhỏ và vừa hiện nay chiếm

1


khoảng 98% tổng số doanh nghiệp cả nước. Đặc thù của các doanh nghiệp
này là khơng có nhiều vốn tự có, hệ số tín nhiệm thanh khoản chưa cao, mạng
lưới quan hệ với các ngân hàng không nhiều. Do vậy, thực tiễn luôn xảy ra
hiện tượng "thiếu vốn" khi chỉ có 30% doanh nghiệp nhỏ và vừa tiếp cận
được nguồn vốn vay ngân hàng với số vốn khá khiêm tốn, chỉ chiếm 3% tổng
số vốn ngân hàng cho vay trong nền kinh tế [125].
Trước thực trạng này, cho thuê tài chính theo hình thức bán và th lại
ln được quan tâm phát triển nhằm giải quyết bài tốn khó cho thị trường
xuất phát từ đặc tính phù hợp với các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Tuy nhiên, kể
từ thời điểm chính thức được ghi nhận trong hệ thống pháp luật Việt Nam vào
năm 2001 cho đến nay, cho thuê tài chính theo hình thức hợp đồng bán và
th lại chưa được sử dụng rộng rãi, số lượng doanh nghiệp cho th tài chính
khơng đáng kể và đa số ở trong tình trạng thua lỗ kéo dài.
Để bất kỳ hoạt động kinh doanh, thương mại nào phát triển cũng xuất
hiện nhu cầu điều chỉnh của pháp luật một cách cụ thể, chi tiết và chính xác.
Cho th tài chính theo hình thức hợp đồng bán và thuê lại cũng không phải
là một trường hợp ngoại lệ. Đặc biệt, so với lịch sử lâu đời của ngành cho
thuê tài chính thế giới thì thị trường cho th tài chính nói chung, cho th tài
chính theo hình thức hợp đồng bán và th lại ở Việt Nam nói riêng cịn non
trẻ, thiếu kinh nghiệm, tiềm ẩn nhiều rủi ro và phát triển khá chậm chạp.
Khơng thể phủ nhận có rất nhiều ngun nhân dẫn đến hiện tượng
trên nhưng cũng có thể khẳng định một trong những nguyên nhân chủ yếu là
do hệ thống pháp luật Việt Nam về cho thuê tài chính theo hình thức hợp
đồng bán và th lại cịn nhiều vướng mắc, bất cập. Vì vậy, việc nghiên cứu

một cách tồn diện cả lý luận và thực tiễn pháp luật cho th tài chính theo
hình thức hợp đồng bán và th lại có tính cấp thiết và có giá trị ứng dụng cao
nhằm góp phần hồn thiện mơi trường pháp lý kinh doanh ở Việt Nam hiện

2


nay, xây dựng nền kinh tế thị trường, công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội
nhập quốc tế.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài luận án
Mục đích nghiên cứu của đề tài luận án là xây dựng mơ hình lý luận
bao qt, hệ thống và chun sâu về th hay cho th tài chính theo hình
thức hợp đồng bán và thuê lại để từ đó làm sáng tỏ những vấn đề thực hiện
pháp luật liên quan, đồng thời đề xuất các giải pháp hoàn thiện pháp luật về
lĩnh vực này.
Để đạt được mục đích nghiên cứu nêu trên, luận án đã tập trung thực
hiện những nhiệm vụ cụ thể sau đây:
- Nghiên cứu những nền tảng lý luận và hệ thống lý luận về cho thuê
tài chính theo hình thức hợp đồng bán và th lại;
- Phân tích, đánh giá thực trạng pháp luật và đánh giá thực tiễn thực
hiện và áp dụng pháp luật về cho th tài chính theo hình thức hợp đồng bán
và th lại trên cơ sở mơ hình lý luận đã được nghiên cứu ở trên;
- Qua các vấn đề lý luận và phân tích, đánh giá thực trạng pháp luật,
đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về cho th tài chính theo
hình thức hợp đồng bán và thuê lại ở Việt Nam.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận án
Luận án tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận pháp luật, các qui tắc
pháp lý xuất phát từ các nguồn của pháp luật như văn bản qui phạm pháp luật,
tập quán pháp, tiền lệ pháp, các học thuyết pháp lý…; thực tiễn thi hành pháp
luật thông qua các hợp đồng, bản án, quyết định giải quyết tranh chấp liên quan

đến hoạt động cho thuê tài chính theo hình thức hợp đồng bán và th lại.
Luận án nghiên cứu các đối tượng nêu trên trong khuôn khổ pháp lý
và chỉ đề cập tới các vấn đề kinh tế, tài chính và kế tốn trong chừng mực để
làm rõ các vấn đề pháp lý về loại hợp đồng bán và thuê lại nói riêng cũng như
các vấn đề pháp lý chung về cho thuê tài chính. Luận án chủ yếu nghiên cứu

3


các đối tượng này trong phạm vi pháp luật Việt Nam hiện nay và một phạm vi
vừa đủ cho các kết luận khoa học từ kinh nghiệm ở một số nước theo truyền
thống Civil Law và Common Law.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Luận án sử dụng các phương pháp nghiên cứu chung của khoa học xã
hội và các phương pháp nghiên cứu đặc thù của luật học để nghiên cứu đề tài.
Các phương pháp chủ yếu bao gồm: phương pháp mô tả, phương pháp phân
tích và tổng hợp, phương pháp phân loại và hệ thống hóa, phương pháp trừu
tượng hóa, phương pháp phân tích lịch sử, phương pháp giả thuyết, phương
pháp thống kê, phương pháp so sánh pháp luật… Việc sử dụng từng phương
pháp nêu trên nhằm tới từng mục đích cụ thể sẽ được trình bày kỹ tại Chương 1
của luận án này.
5. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của luận án
Với tính cấp thiết của đề tài và các kết quả nghiên cứu đạt được, luận
án sẽ góp phần xây dựng lý luận chun sâu, tồn diện và hệ thống về cho
th tài chính theo hình thức hợp đồng bán và thuê lại. Do đó, luận án có thể
trở thành tài liệu tham khảo có giá trị cho việc xây dựng và hoàn thiện pháp
luật; phục vụ cho nghiên cứu, giảng dạy và hoạt động thực tiễn.
Từ các kết quả nghiên cứu thực trạng thực hiện pháp luật về cho th
tài chính theo hình thức hợp đồng bán và thuê lại, mà qua đó đánh giá, bình
luận về những vướng mắc, bất cập trong thực tiễn, luận án có thể sẽ có ích đối

với các luật gia, nhà nghiên cứu lập pháp, các chủ thể thực hiện chức năng tư
pháp, hoặc đối với các cá nhân, tổ chức tham gia hoặc có liên quan đến cho
thuê tài chính theo hình thức hợp đồng bán và th lại…
6. Tính mới của luận án
Trên cơ sở kế thừa các thành tựu nghiên cứu trong nước và nước
ngoài, luận án có những tính mới sau đây:

4


Về tổng qt: Luận án là một cơng trình nghiên cứu chun sâu đã
xây dựng được mơ hình lý luận khá tồn diện và có hệ thống về cho th tài
chính theo hình thức hợp đồng bán và th lại ở Việt Nam hiện nay; phân tích
và đánh giá thực trạng áp dụng, thực hiện pháp luật trong lĩnh vực này để từ
đó tìm hiểu những vướng mắc và ngun nhân của những vướng mắc đó
nhằm kiến nghị các giải pháp giúp loại hình "cho th tài chính theo hình thức
hợp đồng bán và thuê lại" phát triển phù hợp với điều kiện kinh tế - văn hóa xã hội và hội nhập quốc tế của Việt Nam.
Về chi tiết: Luận án có một số điểm mới nổi bật sau: Thứ nhất, hệ
thống hóa các lý thuyết về cho thuê tài chính theo hình thức hợp đồng bán và
th lại (bao gồm những vấn đề: khái niệm, đặc điểm, pháp luật điều chỉnh, giao
kết và thực hiện hợp đồng bán và thuê lại…). Thứ hai, xây dựng cơ sở lý thuyết
của việc mở rộng chủ thể và đối tượng cho th tài chính theo hình thức hợp
đồng bán và th lại. Thứ ba, luận giải về giá trị pháp lý và hậu quả pháp lý
của việc đăng ký hợp đồng bán và thuê lại. Thứ tư, lý luận về thu hồi, xử lý tài
sản cho thuê trong trường hợp tài sản cho thuê là vật chứng của vụ án hình sự
hoặc trong trường hợp Bên cho thuê bị phá sản. Thứ năm, luận giải về việc áp
dụng các biện pháp bảo đảm đối với giao dịch cho thuê tài chính theo hình
thức hợp đồng bán và thuê lại. Cụ thể, làm sáng tỏ vai trò, ý nghĩa của các biện
pháp bảo đảm trong giao dịch cho thuê tài chính theo hình thức hợp đồng bán
và th lại. Từ đó chứng minh sự bất cập của quy định pháp luật Việt Nam

hiện hành. Thứ sáu, đưa ra cơ sở khoa học cho việc luật hóa các quy định về cho
thuê tài chính (bao gồm cho th tài chính theo hình thức hợp đồng bán và thuê
lại) trong một đạo luật riêng. Thứ bảy, đánh giá tổng quát việc áp dụng pháp luật
Việt Nam hiện hành về cho thuê tài chính theo hình thức hợp đồng bán và
thuê lại bằng việc phân tích, bình luận các bản án, phán quyết trọng tài cũng
như hoạt động áp dụng pháp luật của các chủ thể tham gia. Thứ tám, kiến nghị
các giải pháp đồng bộ (nhóm giải pháp lập pháp và tổ chức thực hiện pháp
luật) nhằm hoàn thiện pháp luật Việt Nam về cho th tài chính theo hình

5


thức hợp đồng bán và thuê lại. Chẳng hạn, đưa ra các giải pháp nhằm đảm bảo
khả năng thu hồi, xử lý tài sản của Bên mua (Bên cho thuê tài chính); các biện
pháp tăng cường năng lực của đội ngũ lập pháp, tư pháp cũng như nâng cao
trình độ hiểu biết pháp luật của người dân; các giải pháp bổ sung cho "lỗ
hổng" của pháp luật…
7. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội
dung của luận án gồm 4 chương:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài.
Chương 2: Lý luận pháp luật về cho thuê tài chính theo hình thức hợp
đồng bán và thuê lại.
Chương 3: Thực trạng pháp luật Việt Nam về cho thuê tài chính theo
hình thức hợp đồng bán và th lại.
Chương 4: Hồn thiện pháp luật Việt Nam về cho thuê tài chính theo
hình thức hợp đồng bán và thuê lại.

6



Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
1.1. Tiền đề của việc đánh giá tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài
Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài "Pháp luật Việt Nam về cho
th tài chính theo hình thức hợp đồng bán và thuê lại" xuất phát từ những
tiền đề sau: Thứ nhất, cho thuê tài chính theo hình thức hợp đồng bán và thuê
lại là một hành vi pháp lý có liên quan đến rất nhiều mơn khoa học khác nhau
như: pháp lý, tài chính, và kế tốn... Thứ hai, nhìn từ góc độ tài chính, thì cho
th tài chính theo hình thức hợp đồng bán và thuê lại là một phương thức tài
trợ hay là một hình thức tín dụng; tuy nhiên nhìn từ góc độ pháp lý, thì cho
th tài chính theo hình thức hợp đồng bán và thuê lại là một hành vi thương
mại (hợp đồng thương mại). Thứ ba, pháp luật về hợp đồng của các quốc gia
có những khác biệt nhất định trong việc điều chỉnh hợp đồng nói chung và
hợp đồng bán và thuê lại nói riêng.
Từ ba tiền đề trên, các hệ quả sau cần được lưu ý khi đánh giá tổng
quan tình hình nghiên cứu đề tài:
Một là, khơng thể tách bạch hoàn toàn khi nghiên cứu khoa học pháp
lý về cho th tài chính theo hình thức hợp đồng bán và thuê lại với các môn
khoa học khác có cùng đối tượng nghiên cứu. Vì vậy, khi đánh giá tổng quan
tình nghiên cứu đề tài khơng thể khơng nhắc tới các cơng trình nghiên cứu
thuộc các mơn khoa học có liên quan đến lĩnh vực này. Tuy nhiên, luận án chỉ
đánh giá ở mức độ nhất định các cơng trình nghiên cứu liên quan đó trong
chừng mực mà kết quả nghiên cứu của chúng góp phần làm sáng tỏ những
vấn đề pháp lý của cho thuê tài chính theo hình thức hợp đồng bán và thuê lại.
Hai là, xuất phát từ bản chất pháp lý của bán và thuê lại là một hợp
đồng thương mại, việc đánh giá tổng quan tình hình nghiên cứu cần xem xét
trong một phạm vi thích hợp các cơng trình nghiên cứu về hợp đồng nói
chung liên quan tới đề tài luận án.


7


Ba là, việc đánh giá tổng quan tình hình nghiên cứu khơng dàn trải tới
các cơng trình nghiên cứu pháp luật của các quốc gia trên thế giới về cho th
tài chính nói chung và hình thức hợp đồng bán và thuê lại nói riêng, mà chủ
yếu tập trung vào những cơng trình nghiên cứu ở nước ngồi có liên quan trực
tiếp tới hoặc làm nền tảng cho nghiên cứu về cho th tài chính nói chung và
hợp đồng bán và thuê lại nói riêng theo pháp luật Việt Nam.
1.2. Phân loại nội dung nghiên cứu của luận án
Nhằm mục đích đánh giá tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài luận
án, nội dung nghiên cứu của luận án phải được phân chia thành các vấn đề
nghiên cứu chủ yếu như sau:
Thứ nhất: Nhóm vấn đề nghiên cứu chung về thuê tài chính bao gồm:
(i) khái niệm, bản chất, đặc điểm, vai trò và ý nghĩa của cho thuê tài chính,
(ii) vị trí của chế định cho thuê tài chính trong hệ thống pháp luật, (iii) phân
loại cho thuê tài chính; (iv) kết cấu căn bản của một giao dịch cho thuê tài
chính; (v) điều chỉnh pháp luật đối với cho th tài chính nói chung; và (vi)
thực trạng của pháp luật Việt Nam về cho thuê tài chính, cũng như các kiến
nghị liên quan;
Thứ hai: Nhóm vấn đề lý luận chung về bán và thuê lại bao gồm: (i) khái
niệm, bản chất, đặc điểm, vai trò, ý nghĩa của bán và thuê lại; (ii) chủ thể của
hợp đồng bán và thuê lại; (iii) giao kết hợp đồng bán và thuê lại; (iv) hiệu lực
của hợp đồng bán và thuê lại; (v) điều chỉnh pháp luật đối với hợp đồng cho thuê
tài chính; và (vi) tranh chấp và giải quyết tranh chấp hợp đồng bán và thuê lại.
Thứ ba: Nhóm vấn đề nghiên cứu thực trạng của pháp luật Việt Nam
về bán và thuê lại bao gồm: (i) phân tích các quy định của pháp luật thực định
liên quan; (ii) áp dụng các quy định của pháp luật vào giải quyết các tranh chấp
cụ thể; (iii) đánh giá những ưu và khuyết điểm của pháp luật về bán và thuê lại;
và (iv) tìm hiểu nguyên nhân những bất cập của pháp luật về bán và thuê lại.

Thứ tư: Nhóm kiến nghị liên quan tới hợp đồng bán và thuê lại bao gồm:
(i) những kiến nghị về định hướng hoàn thiện pháp luật; (ii) những kiến nghị

8


về lập pháp; (iii) những kiến nghị về tổ chức thi hành và áp dụng pháp luật; và
(iv) những kiến nghị nâng cao nhận thức pháp luật về bán và thuê lại.
Trên căn bản của việc phân loại này, luận án đánh giá tổng quan tình
hình nghiên cứu trong và ngoài nước, đúc rút những thành tựu luận án kế thừa
và tìm ra những vấn đề cần nghiên cứu tiếp. Từ đó, luận án tiến hành xác định
cơ sở lý thuyết, xây dựng câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu, xác định
phương pháp nghiên cứu, xây dựng bố cục của luận án, tìm ra những điểm mới
mà luận án có khả năng đóng góp cho khoa học pháp lý và thực tiễn pháp lý.
1.3. Tổng quan tình hình nghiên cứu
1.3.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu ở trong nước
1.3.1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu lý luận chung ở trong nước
về cho thuê tài chính
Thực tế, ở Việt Nam cho thuê tài chính lần đầu tiên được pháp luật ghi
nhận và điều chỉnh dưới tên gọi "tín dụng thuê mua". Văn bản pháp luật ghi
nhận đầu tiên là Pháp lệnh ngân hàng, hợp tác xã tín dụng và cơng ty cho th
tài chính năm 1990 [32] cũng như văn bản pháp luật đầu tiên điều chỉnh cụ
thể hoạt động này là Quyết định số 149/QĐ-NH5 [44] sử dụng thuật ngữ "tín
dụng th mua". Sau đó, ngày 9/10/1995 Chính phủ ban hành Nghị định số
64/CP [7] đã chính thức sử dụng thuật ngữ "cho thuê tài chính" thay cho thuật
ngữ "tín dụng thuê mua". Về bản chất, đây chỉ là việc sử dụng các thuật ngữ
khác nhau khi đề cập đến cùng một hiện tượng vì định nghĩa "tín dụng thuê
mua" có nội dung giống như định nghĩa "cho th tài chính" sau đó.
Liên quan đến khái niệm, đặc điểm, vai trị và ý nghĩa của cho th tài
chính

Các cơng trình nghiên cứu trong nước về cho th tài chính đều đưa ra
khái niệm cho thuê tài chính. Phổ biến có hai cách thức xây dựng khái niệm
cho thuê tài chính: Thứ nhất, xây dựng khái niệm bằng việc chỉ ra các đặc
tính hoạt động của cho thuê tài chính. Chẳng hạn, cơng trình "Vận dụng tín
dụng th mua trong điều kiện nền kinh tế Việt Nam" của Hồ Diệu (Luận án

9


tiến sĩ kinh tế, Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh năm 1995) [16] với
định nghĩa tín dụng thuê mua (cho thuê tài chính) là cho thuê trong đó có các
nội dung cơ bản sau: (i) người cho thuê chuyển giao tài sản cho người đi thuê
sử dụng; (ii) bên th có trách nhiệm thanh tốn tiền th và được các quyền:
hoặc được quyền sở hữu tài sản sau khi kết thúc hợp đồng thuê; hoặc được
quyền mua tài sản bất cứ lúc nào cho đến khi kết thúc hợp đồng thuê; hoặc
được quyền thuê tiếp tài sản. Thứ hai, xây dựng khái niệm cho thuê tài chính
theo cách thức tiếp cận bản chất của hoạt động này. Cụ thể, Nguyễn Thị Ánh
Vân trong cuốn "Giáo trình Luật ngân hàng Việt Nam" của Trường Đại học
Luật Hà Nội, Nhà xuất bản Công an nhân dân, năm 2014 [84] đưa ra định
nghĩa cho thuê tài chính là việc cấp một khoản tín dụng trung hoặc dài hạn
thơng qua việc cho thuê máy móc, thiết bị và các động sản khác [84, tr. 280].
Nhìn chung, hai cách thức xây dựng khái niệm này đều có những ưu điểm và
nhược điểm. Bởi lẽ, cách tiếp cận bằng việc chỉ ra những đặc tính hoạt động
cho thuê tài chính giúp chúng ta dễ dàng xác định giao dịch cho thuê tài chính
nhưng lại có hạn chế là khơng bao qt và đầy đủ mọi trường hợp của cho
thuê tài chính như cách định nghĩa thông qua việc chỉ ra bản chất của hoạt
động này và ngược lại. Ngoài ra, theo Nguyễn Mạnh Bách trong sách chuyên
khảo về: "Luật dân sự lược giải các hợp đồng dân sự thông dụng" của Nhà
xuất bản Chính trị quốc gia ấn hành năm 1997 [2] thì cho thuê tài chính bản
chất là việc cho thuê kèm theo một lời hứa bán khi kết thúc thời hạn thuê.

Các đặc điểm của cho thuê tài chính cũng đã được nghiên cứu trong
cơng trình "Vận dụng tín dụng th mua trong điều kiện nền kinh tế Việt
Nam" tác giả Hồ Diệu (Luận án tiến sĩ kinh tế, Đại học Kinh tế Thành phố Hồ
Chí Minh, năm 1995) [16] với việc chỉ ra đặc điểm tín dụng (trung và dài
hạn) của thuê mua từ phương diện kinh tế học. Tác giả cho rằng về mặt bản
chất sự vận động của tín dụng và sự vận động của thuê mua là giống nhau,
giữa hai loại hợp đồng này chỉ có một điểm khác nhau cơ bản, cụ thể: tín
dụng là một phạm trù hay một khái niệm chung, khát quát nhiều quan hệ cụ

10


thể, bao gồm những quan hệ được biểu hiện dưới hình thái tiền và hiện vật,
cịn th mua chỉ là một quan hệ cụ thể chứa đựng đầy đủ các đặc điểm của
tín dụng. Ngồi ra, tác giả cho rằng cho th tài chính là hình thức tín dụng
trung và dài hạn. Điều này xuất phát từ hiệu quả của việc quản lý tài sản và
chi phí quản lý tài chính cho việc quản lý tài sản thuê của Bên cho thuê. Đây
là một lập luận đúng đắn nhưng chưa đầy đủ vì khơng chỉ có lý do kinh tế nói
trên mà cịn bởi những lý do về mặt kỹ thuật lập pháp, tài chính và kế tốn sẽ
được phân tích cụ thể ở Chương 2 của luận án. Trong bài viết "Pháp luật về
cho thuê tài chính - Một số vấn đề cần hoàn thiện", đăng tải trên Tạp chí Luật
học, số 02/2007 của Trần Vũ Hải [25] nhấn mạnh đến hai đặc điểm quan
trọng của cho thuê tài chính: tính chất trung và dài hạn; chuyển giao hầu hết
quyền năng của chủ sở hữu cho Bên thuê. Có thể thấy, mặc dù có phân tích
những đặc điểm của cho th tài chính nhưng các cơng trình khoa học nói trên
chưa bao quát đầy đủ tất cả các đặc trưng của hoạt động này.
Sự cần thiết, vai trò và ý nghĩa kinh tế của cho thuê tài chính được đề
cập khá đầy đủ trong các cơng trình nghiên cứu trong nước. Tiếp cận từ giác
độ lợi ích của bên đi thuê, Nguyễn Minh Kiều trong ấn phẩm "Tài chính
doanh nghiệp căn bản", Nhà xuất bản Lao động xã hội năm 2011 [39] đã

phân tích những lợi ích của việc thuê tài sản đối với bên đi thuê như tránh
được những rủi ro do sở hữu tài sản, tính linh hoạt, lợi ích về thuế, tính kịp
thời... Tuy nhiên, ở cơng trình này tác giả mới chỉ phân tích những lợi ích
chung của việc thuê tài sản mà theo sự phân loại của tác giả bao gồm thuê
hoạt động và th tài chính. Ngược lại, trong cơng trình "Tín dụng và thẩm
định tín dụng ngân hàng", Nhà xuất bản Lao động xã hội năm 2011 [40],
Nguyễn Minh Kiều đã tập trung giải thích khá chi tiết các lý do để lựa chọn
th tài chính qua đó làm rõ nét một số ý nghĩa của hoạt động này từ phương
diện người đi th. Cơng trình "Thị trường tài chính & các định chế tài
chính" của Lê Văn Tề và Huỳnh Thị Hương Thảo, do Nhà xuất bản Phương
Đông ấn hành [69] đã chỉ ra một số ảnh hưởng của cho thuê tài chính đối với

11


thị trường tài chính và nền kinh tế từ đó cho thấy vai trò ý nghĩa của hoạt
động này. Mặt khác, với việc nghiên cứu vai trò của cho thuê tài chính theo
cách tiếp cận từ giác độ người đi thuê, người cho thuê, lợi ích đối với nền
kinh tế, Võ Thành Tống trong cơng trình "Thúc đẩy cho th tài chính nhằm
hỗ trợ phát triển doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Cần Thơ đến năm
2020", Luận án tiến sĩ kinh tế, Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí
Minh năm 2009 [78] đã khái quát đầy đủ ý nghĩa của hoạt động cho th tài
chính. Có thể khẳng định, các kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học
này có giá trị rất lớn đối với luận án.
Liên quan đến vấn đề vị trí của chế định cho thuê tài chính trong hệ
thống pháp luật
Một số cơng trình trong nước có đề cập đến vấn đề vị trí của chế định
cho thuê tài chính trong hệ thống pháp luật nhưng ở phạm vi và mức độ hạn
chế. Đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ năm 2002 do Nguyễn Văn Dũng làm
chủ nhiệm với tên gọi "Thực tiễn giải quyết các tranh chấp về hợp đồng tín

dụng, hợp đồng bảo hiểm tại Tịa án nhân dân. Những tồn tại, vướng mắc và
kiến nghị" [17] có nhắc tới cho thuê tài chính thuộc lĩnh vực điều chỉnh của
pháp luật ngân hàng. Nội dung nghiên cứu của đề tài cho rằng cho th tài
chính là một loại hình tín dụng và thực tế hiện nay ở Việt Nam chế định cho
thuê tài chính nằm trong Luật các tổ chức tín dụng. Điều này có thể được giải
thích bởi các nhà lập pháp Việt Nam thường cho rằng cho th tài chính là
hoạt động đặc thù của cơng ty cho th tài chính và cơng ty tài chính (tổ chức
tín dụng phi ngân hàng). Tuy nhiên, trong cơng trình "Tìm hiểu và sử dụng tín
dụng th mua" xuất bản bởi Nhà xuất bản Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh năm
1996, hai tác giả Trần Tô Tử và Nguyễn Hải Sản [86] đã cho thấy có sự
khơng thống nhất giữa pháp luật các nước trên thế giới quy định về vị trí của
chế định cho thuê tài chính. Chẳng hạn, cho th tài chính có thể được điều
chỉnh bởi một đạo luật riêng hoặc nằm trong luật thương mại, luật thuế, luật
tài chính, luật ngân hàng… Tuy nhiên, do nghiên cứu trên phương diện kinh

12


tế học nên cơng trình khơng có bất kỳ sự lý giải hay bình luận về kỹ thuật
pháp luật cho sự phân loại đó.
Đối với cách phân loại cho thuê tài chính và kết cấu căn bản của một
giao dịch cho th tài chính
Cơng trình "Tìm hiểu và sử dụng tín dụng th mua" của Trần Tơ Tử
và Nguyễn Hải Sản do Nhà xuất bản Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh ấn hành
năm 1996 [86] đã đưa ra cách thức phân loại cho thuê tài chính dựa trên hai
tiêu chí cơ bản: tổng số tiền thuê và tính chất của giao dịch thuê mua trong thời
hạn thuê cơ bản. Và sau này, cơng trình "Những vấn đề pháp lý về hợp đồng
thuê mua ở Việt Nam" (Luận án tiến sĩ luật học, Khoa Luật - Đại học Quốc
gia Hà Nội năm 2006) của Dỗn Hồng Nhung [53] có đưa thêm cách phân
loại khác dựa trên tiêu chí về: chủ thể, sự tham gia của các bên và các điều

kiện ưu đãi, bảo đảm giá trị tài sản trong thuê mua. Những cách phân loại này sẽ
được luận án kế thừa trong phần phân loại hợp đồng cho thuê tài chính.
Đối với vấn đề kết cấu căn bản của một giao dịch cho th tài chính
đã được Ngơ Huy Cương, giảng viên Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội đề
cập trong tập bài giảng về Thuê (Leasing) [14]. Tác giả cho rằng một giao
dịch cho thuê tài chính phải được thực hiện qua ba công đoạn: (1) người thuê
thỏa thuận với người cung cấp tài sản; (2) người thuê thỏa thuận với cơng ty
cho th tài chính; (3) cơng ty cho thuê tài chính trả tiền cho người cung cấp
tài sản thuê và tài sản được chuyển giao thẳng cho người thuê.
Về nguyên tắc, giao dịch cho thuê tài chính có kết cấu như trên. Tuy
nhiên, tùy thuộc đặc thù của từng loại hình cho th tài chính mà có thể có ít
hoặc nhiều cơng đoạn hơn. Chẳng hạn, trong cho th tài chính theo hình thức
hợp đồng bán và th lại thì chỉ có cơng đoạn (2), (3) mà khơng có cơng đoạn
(1) bởi lẽ trong quan hệ này tài sản thuê vốn đã thuộc sở hữu của người thuê
nhưng do người thuê vừa muốn có tài sản để sử dụng, vừa muốn có vốn hoạt
động nên phải bán đi tài sản thuộc sở hữu của mình và thuê lại chính tài sản
đó theo phương thức cho th tài chính.

13


1.3.1.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu lý luận chung ở trong nước
về hợp đồng bán và thuê lại
Ngoài những cơng trình nghiên cứu dưới giác độ khoa học pháp lý về
hợp đồng bán và thuê lại thì tổng quan tình hình nghiên cứu lý luận chung về
hợp đồng bán và th lại cần phải nhắc tới các cơng trình nghiên cứu về bán
và thuê lại theo các giác độ khoa học khác nhau. Đồng thời, còn bao gồm cả
những cơng trình tiêu biểu về hợp đồng nói chung, hợp đồng cho th tài
chính nói riêng. Những thành tựu của các cơng trình nghiên cứu đó làm sáng
tỏ nền tảng lý luận pháp luật về hợp đồng bán và thuê lại.

Về khái niệm, đặc điểm, vai trò và ý nghĩa của bán và thuê lại
Khái niệm, đặc điểm, vai trò ý nghĩa của bán và thuê lại được đề cập
trong một số cơng trình tiêu biểu: cơng trình "Đẩy mạnh huy động vốn trên thị
trường cho thuê tài chính đối với các doanh nghiệp Việt Nam" của Trần Đức
Trung, Luận án tiến sĩ kinh tế, Học viện Tài chính, năm 2014 [81]; Giáo trình
"Tín dụng ngân hàng" của Học viện Ngân hàng, Nhà xuất bản Lao động xã
hội, năm 2014 [30]. Các cơng trình khoa học này đã xây dựng khái niệm bán
và thuê lại (hay còn gọi là "bán và tái thuê") bằng việc mô tả lại các nghiệp vụ
của hoạt động này và khẳng định về mặt kinh tế thì bán và thuê lại là một
phương thức tài trợ tín dụng. Bên cạnh những cơng trình khoa học kinh tế kể
trên, cịn có một số cơng trình khoa học pháp lý nghiên cứu về những đặc
điểm của bán và thuê lại như: "Về bản chất pháp lý của hợp đồng thuê mua ở
Việt Nam" của Doãn Hồng Nhung, đăng tải trên Tạp chí Nhà nước và pháp
luật, số 7(255), năm 2009 [54]; "Cẩm nang hợp đồng thương mại", chủ biên
phịng Thương mại và Cơng nghiệp (VCCI), do Nhà xuất bản Lao động ấn
hành năm 2010 [57]… Tuy nhiên, có sự khác biệt giữa các cơng trình nghiên
cứu dưới giác độ kinh tế và pháp luật. Cụ thể, những cơng trình nghiên cứu từ
phương diện kinh tế học chủ yếu nhấn mạnh đến các đặc điểm của nghiệp vụ
bán và thuê lại có liên quan tới: (1) tư cách chủ thể; (2) đối tượng của giao
dịch và (3) sự chuyển giao quyền của các bên trong quan hệ bán và thuê lại.

14


Ngược lại, về mặt pháp lý thì bán và thuê lại là một hợp đồng cho thuê tài
chính nên các cơng trình khoa học pháp lý chủ yếu tập trung vào việc làm
sáng tỏ đặc điểm của hợp đồng cho th tài chính (trong đó có hợp đồng bán
và th lại).
Về vai trò, ý nghĩa của hoạt động bán và thuê lại. Tác giả Trần Tô Tử
và Nguyễn Hải Sản trong cơng trình "Tìm hiểu tín dụng th mua" [86] phân

tích lợi ích của phương thức này trong việc giải quyết nhu cầu vốn lưu động
và giải quyết nợ quá hạn của ngân hàng. Ngoài ra, tác giả chỉ ra thuê mua còn
tạo ra lợi nhuận ghi sổ (lợi nhuận tính thuế) và được dùng để giảm chi phí huy
động vốn nếu hình thức này có mức lãi suất thấp hơn các chi phí sử dụng vốn
khác. Thêm vào đó, cơng trình cịn phân tích rất cụ thể vai trị của thuê mua
đối với nền kinh tế. Ngược lại, tại Phần thứ hai, ấn phẩm "Một số vấn đề lý
luận và thực tiễn pháp luật hợp đồng ở Việt Nam hiện nay" (sách chuyên
khảo, chủ biên PGS.TS Nguyễn Như Phát và TS. Lê Thị Thu Thủy, Nhà xuất
bản Công an nhân dân năm 2003) [56] tác giả Doãn Hồng Nhung chỉ phân
tích những rủi ro đối với Bên thuê và Bên cho thuê khi giao kết hợp đồng thuê
mua nói chung (trong đó bao gồm hợp đồng bán và thuê lại).
Liên quan đến chủ thể, giao kết và thực hiện, giải quyết tranh chấp
của hợp đồng bán và thuê lại
Công trình "Luật hợp đồng - Phần chung" của Ngơ Huy Cương (Giáo
trình dùng cho đào tạo sau đại học, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội,
năm 2013) [12] đã phân tích một cách tồn diện, sâu sắc, đầy đủ các vấn đề lý
thuyết cốt lõi của hợp đồng. Đây là những nền tảng lý luận quan trọng cho
việc nghiên cứu đặc thù của hợp đồng bán và thuê lại.
Sách chuyên khảo "Pháp luật về hợp đồng thuê mua ở Việt Nam" của
Doãn Hồng Nhung do Nhà xuất bản Lao động - Xã hội ấn hành năm 2009
[55] và giáo trình "Luật ngân hàng Việt Nam" của Trường Đại học Luật Hà
Nội, Nhà xuất bản Công an nhân dân năm 2014 [84] đề cập đến chủ thể của
hợp đồng cho th tài chính. Cả hai cơng trình này đã tìm ra điểm mấu chốt

15


trong đặc điểm về chủ thể: Bên cho thuê là các tổ chức có tư cách pháp nhân,
cịn Bên th có thể bao gồm cả cá nhân, tổ chức. Tuy nhiên, các cơng trình
này chưa đưa ra sự giải thích về đặc điểm này.

Về giao kết, thực hiện hợp đồng, có hai hướng nghiên cứu, cụ thể: (1)
bao trùm hết tất cả các vấn đề liên quan đến giao kết, thực hiện hợp đồng
hoặc (2) làm rõ một số vấn đề trong giao kết, thực hiện hợp đồng (chẳng hạn:
quy trình thủ tục, đăng ký giao dịch, nội dung giao dịch…). Tuy nhiên, hầu
hết các cơng trình nghiên cứu theo hướng thứ hai bởi giao kết, thực hiện hợp
đồng có nội dung nghiên cứu rất rộng. Liên quan đến đăng ký giao dịch bán
và thuê lại đã được nghiên cứu trong một số bài viết. Bài viết "Về đăng ký tài
sản cho thuê tài chính ở nước ta" (đăng tải trên Tạp chí Dân chủ và pháp luật,
số 6/2002) của Doãn Hồng Nhung [52] đã nêu ra một số vấn đề lý luận về
đăng ký tài sản cho thuê tài chính. Bên cạnh đó, trong bài viết "Pháp luật hiện
hành về đăng ký hợp đồng cho thuê tài chính tại Việt Nam hiện nay và một số
vấn đề cần nghiên cứu, hoàn thiện" (đăng tải tại phần Hỏi đáp-Nghiên cứu
trao đổi, Trang Thông tin đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm, Bộ Tư pháp,
năm 2015) [20], tác giả Phùng Bá Đáng làm rõ thêm thực trạng pháp luật về
đăng ký hợp đồng cho thuê tài chính. Tác giả nhận định việc đăng ký hợp
đồng cho th tài chính khơng phải là điều kiện hình thức của giao dịch
(khơng làm phát sinh hiệu lực của hợp đồng) và chỉ ra những bất cập trong
quy định của pháp luật. Tuy nhiên, tác giả chưa đánh giá về bất cập liên quan
tới chủ thể thực hiện đăng ký; hậu quả pháp lý do vi phạm nghĩa vụ đăng ký
cũng như bản chất của việc đăng ký giao dịch cho thuê tài chính.
Mặc dù không trực tiếp nghiên cứu về đăng ký hợp đồng cho th tài
chính nhưng một số cơng trình trong nước có giá trị tham khảo cho việc
nghiên cứu của luận án. Cơng trình "Pháp luật về các biện pháp hạn chế rủi
ro trong hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng ở Việt Nam và một số nước
trên thế giới" do Lê Thị Thu Thủy chủ biên, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia
Hà Nội năm 2016 [75] đã đưa ra những vấn đề lý thuyết chung về đăng ký các

16



giao dịch bảo đảm, từ đó tạo cơ sở cho những lập luận, kiến nghị của luận án.
Cơng trình "Hiệu lực của hợp đồng theo quy định của pháp luật Việt Nam"
(Luận án tiến sĩ, Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh năm 2010) của tác giả
Lê Minh Hùng [33] và "Hợp đồng kinh tế vô hiệu" của Lê Bích Thọ (sách
tham khảo, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, năm 2004) [73] là tiền đề quan
trọng làm sáng tỏ những luận cứ của luận án về mối quan hệ pháp lý của đăng
ký giao dịch bán và thuê lại với hiệu lực của nó. Về quy trình thủ tục giao kết,
thực hiện hợp đồng bán và thuê lại được đề cập ở một số cơng trình: giáo
trình "Tài chính doanh nghiệp" của Học viện Tài chính, xuất bản năm 2012
bởi Nhà xuất bản Tài chính [31]; giáo trình "Nghiệp vụ cho th tài chính và
bao thanh tốn" của Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ, xuất bản
năm 2012 [82]… Tuy nhiên, các cơng trình này đều có một điểm hạn chế cơ
bản là chỉ mô tả lại các bước nghiệp vụ bán và thuê lại mà không phân tích,
bình luận.
Trong số các cơng trình tiêu biểu về phương thức giải quyết tranh
chấp thương mại phải kể đến: "Thủ tục giải quyết tranh chấp trong hoạt động
kinh doanh, thương mại" của Toàn Thắng, do Nhà xuất bản Lao động ấn hành
năm 2008 [70]. Cơng trình đã phân tích khá tồn diện trình tự, thủ tục của các
phương thức giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại. Cơng trình "Giải
quyết tranh chấp thương mại có yếu tố nước ngồi - Một số vấn đề lý luận và
thực tiễn" do Nguyễn Trung Tín (chủ biên), ấn hành bởi Nhà xuất bản Khoa
học xã hội năm 2009 [77] cũng là một cơng trình có giá trị tham khảo cao
trong lĩnh vực giải quyết tranh chấp thương mại có yếu tố nước ngồi. Bên
cạnh đó, tác giả Phan Thị Thanh Thủy đã trình bày chi tiết, đầy đủ về khái
niệm, bản chất, các học thuyết của phương thức giải quyết tranh chấp bằng
phương pháp thay thế trong giải quyết tranh chấp tư của các nước trong bài
viết "Những vấn đề lý luận về giải quyết tranh chấp thương mại bằng biện
pháp thay thế", Tạp chí Khoa học Kiểm sát, số 08 - 2015 [74]. Thơng thường
khi tìm hiểu những vấn đề lý luận về hợp đồng thì khơng thể khơng nghiên


17


cứu các cơng trình nghiên cứu về giải quyết tranh chấp. Tuy nhiên, về cơ bản
lý luận về các phương thức giải quyết tranh chấp của hợp đồng bán và th lại
khơng có sự khác biệt. Do đó, mặc dù đề cập ở tổng quan tình hình nghiên
cứu nhưng nội dung luận án không đi vào nghiên cứu các thủ tục giải quyết
tranh chấp đối với hợp đồng bán và thuê lại.
1.3.1.3. Tổng quan tình hình nghiên cứu thực trạng của pháp luật Việt
Nam về bán và thuê lại
Vấn đề bất cập của pháp luật bán và thuê lại. Tác giả Đoàn Thanh Hà
trong luận án tiến sĩ kinh tế "Một số giải pháp thúc đẩy hoạt động cho thuê tài
chính ở Việt Nam" [22] nhận định việc ngân hàng được phép thực hiện cho
th tài chính (trong đó có hình thức hợp đồng bán và thuê lại) sẽ giúp tận
dụng triệt để mọi ưu thế về vốn, kỹ thuật, trình độ quản lý, mạng lưới khách
hàng từ đó thúc đẩy phát triển ngành cho th tài chính. Theo đó, tác giả cho
rằng pháp luật không cho phép ngân hàng trực tiếp thực hiện nghiệp vụ cho
thuê tài chính là một hạn chế. Đây là vấn đề sẽ được đề cập trong luận án.
Cơng trình "Giải pháp phát triển thị trường cho th tài chính ở Việt Nam
trong q trình hội nhập tài chính, tiền tệ quốc tế" (luận án tiến sĩ kinh tế Học
viện Ngân hàng, năm 2006) của Tống Thiện Phước [58] nhận định pháp luật
còn thiếu quy định liên quan đến việc thu hồi tài sản (như quy trình, thủ tục
thu hồi, trách nhiệm của các cơ quan liên quan). Luận án còn chỉ ra sự bất cập
trong việc xác định giá bán tài sản, đặc biệt nếu tài sản đó thuộc sở hữu của
doanh nghiệp nhà nước. Từ đó, đặt ra vấn đề luận án cần nghiên cứu: sự phù
hợp của quy định pháp luật về giá bán tài sản. Với tính chất là một cơng trình
nghiên cứu về pháp lý, bài viết "Pháp luật về cho th tài chính - Một số vấn
đề cần hồn thiện", của Trần Vũ Hải [25] đã phân tích cụ thể bất cập của
pháp luật về phương thức xử lý tài sản thuê khi hợp đồng chấm dứt trước thời
hạn do vi phạm nghĩa vụ thanh toán. Tuy nhiên, những vướng mắc trong quy

định về trình tự, thủ tục thu hồi, xử lý tài sản đặc biệt trong trường hợp tài sản
thuê là vật chứng của vụ án hình sự chưa được đề cập.

18


Ngồi những cơng trình là luận án, sách chun khảo cịn có một số
lượng lớn bài viết đánh giá thực trạng áp dụng pháp luật cho thuê tài chính.
Đặng Văn Dân với bài viết "Bàn về giải pháp phát triển thị trường cho thuê
tài chính Việt Nam", Tạp chí Tài chính, kỳ I, tháng 3/2016 [15] đã làm sáng tỏ
những khó khăn trong việc quản lý tài sản cho thuê tài chính trong q trình
cho th, cũng như việc huy động vốn của doanh nghiệp cung cấp nghiệp vụ
cho thuê tài chính. Trong bài viết "Thuê tài chính - Một giải pháp tài trợ vốn
hiệu quả cho doanh nghiệp vừa và nhỏ" đăng trên Tạp chí Doanh nghiệp và
Thương mại điện tử, ngày 2/5/2013, của Phạm Thị Vân Huyền [37] đề cập
đến thực trạng đối tượng cho thuê tài chính cịn q đơn điệu (máy móc thiết
bị, dây chuyền và một số động sản khác), giá cho thuê còn quá cao là một
trong những nguyên nhân khiến ngành cho thuê tài chính khơng phát triển.
Mặt khác, vấn đề thực tiễn áp dụng pháp luật cũng được đề cập trong bài viết
"Bàn thêm về khung pháp lý và chính sách quản lý thị trường cho thuê tài
chính tại Việt Nam", của Đào Thị Hồ Hương, Tạp chí Ngân hàng, số 24/2014
[36]. Có thể thấy, cơng trình này chưa đánh giá một cách có hệ thống, tồn
diện các vấn đề liên quan đến thực tiễn áp dụng pháp luật cho thuê tài chính ở
Việt Nam hiện nay. Tuy nhiên, các thành tựu nghiên cứu của những cơng
trình khoa học nói trên là nguồn tài liệu tham khảo có giá trị, từ đó giúp luận
án định hướng hoàn thiện pháp luật về cho th tài chính theo hình thức hợp
đồng bán và th lại.
Về nguyên nhân bất cập trong việc áp dụng pháp luật cũng được đề
cập trong một số cơng trình. Theo tác giả Doãn Hồng Nhung trong cuốn sách
"Pháp luật về hợp đồng thuê mua ở Việt Nam" [55] thì việc áp dụng quy định

pháp luật trong giải quyết tranh chấp còn chưa thỏa đáng bởi nhận thức chưa
đúng đắn của cơ quan tiến hành tố tụng. Cơng trình "Đẩy mạnh huy động vốn
trên thị trường cho thuê tài chính đối với các doanh nghiệp Việt Nam" của
Trần Đức Trung, Luận án tiến sĩ kinh tế, Học viện Tài chính năm 2014 [81]
cho rằng hành lang pháp lý của cho thuê tài chính nói chung (trong đó có bán

19


và thuê lại) chưa đầy đủ, thiếu chặt chẽ; chủ yếu các văn bản pháp luật chỉ
quy định nhiều về một bên chủ thể của hợp đồng (tức là bên cho thuê) mà
chưa có nhiều nội dung hỗ trợ bên đi thuê như: giới hạn về quy mô vốn, đăng
ký lưu hành các phương tiện giao thông, chế tài chưa đủ sức mạnh...
1.3.1.4. Tổng quan tình hình nghiên cứu đề xuất kiến nghị liên quan
tới hợp đồng bán và thuê lại
Sự cần thiết của việc xây dựng khung pháp lý điều chỉnh hoạt động
cho thuê tài chính cũng được nghiên cứu trong một số cơng trình: Luận án
tiến sĩ kinh tế "Vận dụng tín dụng thuê mua trong điều kiện kinh tế Việt Nam"
của Hồ Diệu [16] có phân tích sự tác động qua lại giữa kinh tế và pháp luật về
tín dụng thuê mua tại Việt Nam. Trên cơ sở đó tác giả đưa ra một số quan
điểm về hướng xây dựng và vận hành hoạt động thuê mua, về tổ chức thực
hiện nghiệp vụ thuê tài chính, về lựa chọn mơ hình lập pháp điều chỉnh hoạt
động tín dụng th mua. Ngồi ra, tác giả Dỗn Hồng Nhung trong cuốn sách
chuyên khảo "Pháp luật về hợp đồng thuê mua ở Việt Nam" [55] cịn phân
tích những u cầu cấp thiết của hoàn thiện pháp luật về thuê mua tài chính
bao gồm nhu cầu của nền kinh tế, của q trình hội nhập... Đặc biệt, cơng
trình "Giải pháp phát triển thị trường cho thuê tài chính ở Việt Nam trong
q trình hội nhập tài chính, tiền tệ quốc tế" của Tống Thiện Phước (Luận án
tiến sĩ kinh tế, Học viện Ngân hàng năm 2006) [58] đã phân tích về những
nhân tố nội sinh và ngoại lai trong điều kiện kinh tế hội nhập tác động đến hoạt

động cho thuê tài chính ở Việt Nam. Tác giả cho rằng định hướng hồn thiện
pháp luật phải theo hướng tạo mơi trường pháp lý minh bạch cho thị trường cho
thuê tài chính phát triển, sử dụng đồng bộ các công cụ thị trường để tận dụng
tối đa các nguồn lực tài chính trong và ngoài nước cho phát triển kinh tế - xã
hội. Cũng nói đến định hướng hồn thiện pháp luật, hai tác giả Ngô Thị Thu
Hà và Phan Đăng Hải trong bài viết "Các yếu tố chi phối đến nội dung pháp
luật cho thuê tài chính" đăng tải trên Tạp chí Tài chính, Kỳ I, tháng 6/2015

20


×