Tải bản đầy đủ (.pdf) (217 trang)

Trách nhiệm hình sự đối với các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.92 MB, 217 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT

NGUYỄN CHÍ CƠNG

Tr¸ch nhiƯm hình sự đối với các tội xâm phạm
trật tự quản lý kinh tÕ

LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC

HÀ NỘI - 2017


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT

NGUYỄN CHÍ CƠNG

Tr¸ch nhiƯm hình sự đối với các tội xâm phạm
trật tự quản lý kinh tÕ
Chuyên ngành: Luật hình sự và Tố tụng hình sự
Mã số: 62 38 01 04

LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

1. PGS.TS NGUYỄN NGỌC CHÍ
2. PGS.TS TRẦN VĂN ĐỘ

HÀ NỘI - 2017




LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của tơi,
có sự hỗ trợ của các bạn bè, đồng nghiệp. Các số liệu nêu
trong luận án là trung thực. Những kết luận khoa học của
luận án chưa được ai cơng bố trong bất kỳ cơng trình nào.
TÁC GIẢ LUẬN ÁN

Nguyễn Chí Cơng


MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các ký hiệu và chữ viết tắt
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN
ĐỀ TÀI LUẬN ÁN ......................................................................................6
1.1.
Tình hình nghiên cứu trong nƣớc ..............................................................6

1.1.2.

Các nghiên cứu về sự cần thiết và đặc điểm pháp lý của các tội xâm
phạm trật tự quản lý kinh tế trong luật hình sự .............................................6
Các nghiên cứu mang tính định hướng trong xây dựng và áp dụng pháp


1.1.3.

luật đối với các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế ...................................13
Các nghiên cứu ở khía cạnh tội phạm học đối với các tội xâm phạm trật

1.1.4.
1.1.5.
1.2.
1.2.1.
1.2.2.
1.2.3.

tự quản lý kinh tế .........................................................................................15
Các nghiên cứu về trách nhiệm hình sự .......................................................17
Các nghiên cứu khác có liên quan ...............................................................19
Tình hình nghiên cứu ở nƣớc ngồi .........................................................20
Các nghiên cứu về tội phạm kinh tế ..............................................................21
Các nghiên cứu về trách nhiệm hình sự ......................................................27
Các nghiên cứu liên quan đến một số nội dung khác ..................................27

1.1.1.

Đánh giá tình hình nghiên cứu và những vấn đề tập trung nghiên
cứu trong luận án ......................................................................................28
1.3.1. Đánh giá tình hình nghiên cứu ....................................................................28
1.3.2. Những vấn đề tập trung nghiên cứu trong luận án ......................................32
Kết luận Chƣơng 1 ..................................................................................................35
1.3.

Chƣơng 2: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ

ĐỐI VỚI CÁC TỘI XÂM PHẠM TRẬT TỰ QUẢN LÝ KINH TẾ ......37
2.1.
2.1.1.

Khái niệm, đặc điểm trách nhiệm hình sự đối với các tội xâm
phạm trật tự quản lý kinh tế ....................................................................37
Khái niệm “các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế” ................................37


Khái niệm trách nhiệm hình sự đối với các tội xâm phạm trật tự quản
lý kinh tế ......................................................................................................41
2.1.3. Các đặc điểm của trách nhiệm hình sự đối với các tội xâm phạm trật tự
quản lý kinh tế .............................................................................................43
2.2.
Cơ sở và sự cần thiết của việc quy định trách nhiệm hình sự đối
với các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế .........................................49
2.3.
Khái quát quy định của pháp luật hình sự Việt Nam về trách
nhiệm hình sự đối với các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế ..........55
2.3.1. Quy định của pháp luật hình sự Việt Nam về trách nhiệm hình sự đối với
các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế từ năm 1945 đến năm 1985 ............55
2.3.2. Quy định của pháp luật hình sự Việt Nam về trách nhiệm hình sự đối với
các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế từ năm 1985 đến năm 1999 ............60
Kết luận Chƣơng 2 ..................................................................................................64
2.1.2.

Chƣơng 3: QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT HÌNH SỰ NĂM 1999 VỀ TRÁCH
NHIỆM HÌNH SỰ ĐỐI VỚI CÁC TỘI XÂM PHẠM TRẬT TỰ
QUẢN LÝ KINH TẾ VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG ...................................... 66
3.1.

Quy định về trách nhiệm hình sự đối với các tội xâm phạm trật tự
quản lý kinh tế trong Bộ luật hình sự năm 1999 .......................................66
3.1.1. Quy định về cơ sở của trách nhiệm hình sự đối với các tội xâm phạm
trật tự quản lý kinh tế ..................................................................................66
3.1.2. Quy định về các hình thức trách nhiệm hình sự đối với các tội xâm
phạm trật tự quản lý kinh tế ........................................................................87
3.2.
Thực tiễn áp dụng trách nhiệm hình sự đối với các tội xâm phạm
trật tự quản lý kinh tế ...............................................................................98
3.2.1. Khái quát tình hình tội phạm xâm phạm trật tự quản lý kinh tế .................98
3.2.2. Thực tiễn áp dụng trách nhiệm hình sự đối với các tội xâm phạm trật
tự quản lý kinh tế .......................................................................................101
3.2.3. Nguyên nhân của những sai lầm, hạn chế .................................................111
Kết luận Chƣơng 3 ................................................................................................121
Chƣơng 4: CÁC YÊU CẦU VÀ GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM CHẤT LƢỢNG
ÁP DỤNG TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ ĐỐI VỚI CÁC TỘI XÂM
PHẠM TRẬT TỰ QUẢN LÝ KINH TẾ ..............................................123
4.1.
Các yêu cầu của việc bảo đảm chất lƣợng áp dụng trách nhiệm
hình sự đối với các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế ...................123


4.1.1.
4.1.2.

Nhằm đáp ứng đòi hỏi phát triển của nền kinh tế thị trường ....................123
Nhằm đáp ứng yêu cầu của trật tự quản lý kinh tế trong điều kiện phát
triển và hội nhập kinh tế quốc tế và yêu cầu của công tác đấu tranh, xử
lý tội phạm xâm phạm trật tự quản lý kinh tế ...........................................126


4.1.3.

Nhằm bảo vệ quyền con người, quyền cơ bản của công dân ....................131

4.2.

Các giải pháp bảo đảm chất lƣợng áp dụng trách nhiệm hình sự
đối với các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế .................................133

4.2.1.

Tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện các quy định về trách nhiệm hình sự
đối với các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế.......................................133

4.2.2.

Tăng cường công tác giải thích, hướng dẫn áp dụng thống nhất pháp luật;
tổng kết thực tiễn và phát triển án lệ ...........................................................143
Tăng cường công tác giám đốc kiểm tra việc xét xử ..................................144

4.2.3.
4.2.4.
4.2.5.

Tăng cường công tác tổ chức thực hiện, tập huấn, tuyên truyền, phổ
biến, đưa pháp luật vào cuộc sống ............................................................144
Nâng cao năng lực, trình độ chun mơn, nghiệp vụ và đạo đức nghề

nghiệp của đội ngũ cán bộ ..........................................................................145
Kết luận Chƣơng 4 ................................................................................................147

KẾT LUẬN ............................................................................................................149
DANH MỤC CÁC CƠNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ CÓ LIÊN QUAN
ĐẾN ĐỀ TÀI .........................................................................................................153
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................154
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT

BLHS:

Bộ luật hình sự

BPTP:

Biện pháp tư pháp

CNXH:

Chủ nghĩa xã hội

CTTP:

Cấu thành tội phạm

KTTT:

Kinh tế thị trường

PLHS:


Pháp luật hình sự

PN&CTP:

Phịng ngừa và chống tội phạm

TAND:

Tịa án nhân dân

TNHS:

Trách nhiệm hình sự

TPKT:

Tội phạm kinh tế

TTQLKT:

Trật tự quản lý kinh tế

VKSND:

Viện kiểm sát nhân dân

XHCN:

Xã hội chủ nghĩa


XPTTQLKT:

Xâm phạm trật tự quản lý kinh tế


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Ở bất kỳ quốc gia nào trên thế giới, cũng sử dụng PLHS là công cụ hữu
hiệu, là “chốt chặn cuối cùng” để Nhà nước quản lý, xây dựng và phát triển
kinh tế, khắc phục và hạn chế mặt trái của nền kinh tế, đấu tranh PN&CTP.
Thông qua việc quy định các TPKT với các hình phạt nghiêm khắc đối với
người phạm tội đã góp phần duy trì ổn định chính sách kinh tế vĩ mô, đảm bảo
cho nền kinh tế tăng trưởng và phát triển hiệu quả, đúng mục tiêu, đồng thời
bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức và cá
nhân, bảo vệ quyền con người.
BLHS năm 1999 được Quốc hội thơng qua và có hiệu lực ngày 01/7/2000 đã
phản ánh quy luật vận động của tình hình tội phạm trong nền KTTT, đồng thời thể
hiện quan điểm và chính sách hình sự của Đảng và Nhà nước ta trong cuộc đấu
tranh phòng, chống tội phạm. Qua thực tiễn gần 17 năm thi hành, BLHS năm 1999
đã thực sự trở thành cơng cụ pháp lý quan trọng để kiểm sốt và kiềm chế tình hình
tội phạm nói chung, tội phạm XPTTQLKT nói riêng, qua đó thúc đẩy sự phát triển
kinh tế - xã hội, đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế, phục vụ đắc lực cho công
cuộc đổi mới kinh tế đất nước, góp phần tích cực vào sự nghiệp xây dựng CNXH và
bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam XHCN.
Tuy nhiên, việc tích cực đẩy mạnh đường lối đổi mới toàn diện của Đảng và
Nhà nước đã khiến nền kinh tế nói riêng, đời sống kinh tế - xã hội nói chung ngày
càng thay đổi nhanh chóng. Sau gần 17 năm, các quy định của BLHS năm 1999 đối
với nhóm tội XPTTQLKT dù đã được sửa đổi, bổ sung (năm 2009) nhưng vẫn bộc
lộ nhiều bất cập, hạn chế. Nền KTTT tăng trưởng “nóng” kéo theo tình hình tội

phạm có chiều hướng gia tăng, cả về số lượng, tính chất, mức độ và quy mơ, đặc
biệt là nhóm tội XPTTQLKT. Trong một thời gian ngắn từ năm 2011 đến năm
2015, nhiều vụ án kinh tế lớn, gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng cho nền kinh tế,
gây thiệt hại hàng trăm, thậm chí hàng nghìn tỷ đồng của Nhà nước, của các tổ chức
và cá nhân đã liên tục xảy ra và bị phát hiện, xử lý. Điều này một mặt là do tình
hình tội phạm XPTTQLKT có nhiều thay đổi làm cho việc áp dụng các quy định
của BLHS dần trở nên kém hiệu quả, mặt khác là do bất cập, hạn chế trong chính
các quy định của BLHS cũng như trong việc áp dụng các quy định đó.
Thực tế đó đặt Đảng và Nhà nước ta trước đòi hỏi phải sớm thúc đẩy việc
nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn để hoàn thiện hệ thống pháp luật, trong đó có
1


PLHS, nhằm tạo ra một hành lang pháp lý đảm bảo cho nền KTTT định hướng
XHCN nói riêng, các mặt của đời sống xã hội nói chung phát triển lành mạnh, đúng
mục tiêu, chiến lược đã đề ra. Để đáp ứng yêu cầu cấp bách đó, trong thời gian vừa
qua, các hoạt động nghiên cứu, xây dựng pháp luật đã được tồn xã hội đặc biệt chú
trọng. Nhiều cơng trình nghiên cứu có giá trị lý luận và thực tiễn được thực hiện,
tạo tiền đề cho việc hoàn thiện hệ thống pháp luật. Trong lĩnh vực khoa học luật
hình sự, nhiều nhà khoa học đã cố gắng nghiên cứu, luận giải những nguyên nhân,
điều kiện gia tăng của tội phạm nói chung, nhóm tội XPTTQLKT nói riêng, cũng
như chỉ ra những khó khăn, vướng mắc và nguyên nhân; đồng thời đề ra giải pháp,
kiến nghị để xử lý loại tội phạm này một cách hiệu quả. Vì vậy, đã có khá nhiều
cơng trình khoa học liên quan đến việc đấu tranh và xử lý loại tội phạm này được
thực hiện dưới các hình thức, chuyên ngành, phạm vi và mức độ khác nhau.
Qua nghiên cứu một số cơng trình khoa học trong thời gian gần đây chúng
tôi nhận thấy bên cạnh những vấn đề đã được đặt ra nghiên cứu (như sự cần thiết
phải quy định TNHS đối với các tội XPTTQLKT trong luật hình sự; khái niệm
TNHS, cơ sở của TNHS, các hình thức của TNHS đối với nhóm tội XPTTQLKT;
khía cạnh hình sự của các tội phạm cụ thể trong nhóm tội XPTTQLKT; tội phạm

học các tội XPTTQLKT…) thì vẫn cịn nhiều vấn đề chưa được nghiên cứu hoặc
khi nghiên cứu có nhiều quan điểm khơng thống nhất, như: chưa làm rõ vai trò bảo
vệ, thúc đẩy phát triển nền kinh tế của luật hình sự thơng qua việc quy định TNHS
đối với người phạm tội XPTTQLKT; chưa đi sâu nghiên cứu tổng thể TNHS đối
với các tội XPTTQLKT; vấn đề cơ sở khoa học của các quan điểm về TNHS đối
với các tội XPTTQLKT trong điều kiện phát triển KTTT ở Việt Nam hiện nay cũng
chưa được đề cập hoặc đã được đề cập nhưng chưa thuyết phục... Do việc nghiên
cứu tổng thể về TNHS (với tư cách là nghiên cứu cái chung) còn hạn chế nên những
nghiên cứu về TNHS đối với các tội XPTTQLKT (với tư cách là nghiên cứu cái
riêng) cũng còn tản mạn. Điều đó cho thấy việc nghiên cứu về TNHS đối với các tội
XPTTQLKT dưới góc độ lý luận về TNHS vẫn cịn chưa được quan tâm đúng mức,
thiếu tính hệ thống, dẫn đến các đề xuất áp dụng TNHS đối với các tội XPTTQLKT
như là một hoạt động quan trọng trong công tác đấu tranh và xử lý tội phạm
XPTTQLKT, đặc biệt là trong giai đoạn hiện nay còn thiếu cơ sở lý luận, cơ sở thực
tiễn, và vì thế khi áp dụng chưa đem lại hiệu quả như mong muốn, chưa thực sự là
“chốt chặn cuối cùng” để Nhà nước quản lý, xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội,
khắc phục và hạn chế mặt trái của nền KTTT. Xuất phát từ thực trạng đó, với mong
muốn bổ sung thêm những kiến thức, những kiến giải khoa học về các vấn đề liên
2


quan đến nhóm tội phạm này, nghiên cứu sinh đã lựa chọn đề tài “Trách nhiệm hình
sự đối với các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế” để làm luận án tiến sĩ.
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu của luận án là nhằm đưa ra các kiến nghị, giải pháp
nhằm bảo đảm chất lượng áp dụng TNHS đối với các tội XPTTQLKT, đáp ứng yêu
cầu đấu tranh, xử lý loại tội phạm này trong tình hình hiện nay.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu nêu trên, luận án hướng đến giải quyết các

nhiệm vụ cơ bản sau:
- Phân tích, làm sáng tỏ nội dung lý luận của TNHS (như cơ sở của TNHS,
các đặc điểm của TNHS, hình thức của TNHS…) làm cơ sở cho việc chỉ rõ đặc
điểm TNHS của các tội XPTTQLKT. Nói cách khác, lý luận về TNHS sẽ là nền
tảng cho việc xem xét các nội dung pháp lý của TNHS đối với các tội XPTTQLKT.
- Nghiên cứu một cách sâu, rộng các vấn đề về pháp lý (hay các quy định của
pháp luật) về áp dụng TNHS đối với các tội XPTTQLKT, từ nội dung thể hiện đến
mức độ đáp ứng yêu cầu lý luận về TNHS đối với các tội XPTTQLKT.
- Nghiên cứu và đánh giá một cách khái quát về thực tiễn áp dụng TNHS đối
với các tội XPTTQLKT ở Việt Nam trong giai đoạn gần đây, nhằm phác họa một
“bức tranh” chân thực về thực trạng xử lý (trong đó có thực tiễn áp dụng TNHS) đối
với các tội XPTTQLKT ở nước ta trong giai đoạn hiện nay.
- Nghiên cứu về những kiến nghị, giải pháp nhằm bảo đảm chất lượng áp
dụng TNHS đối với các tội XPTTQLKT trong giai đoạn hiện nay.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là lý luận và thực tiễn quy định, áp dụng
TNHS đối với các tội XPTTQLKT trong PLHS Việt Nam.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
TNHS đối với các tội XPTTQLKT là vấn đề phức tạp, liên quan đến nhiều
lĩnh vực và là đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành khoa học. Tuy nhiên, trong
phạm vi của luận án này, chúng tôi chỉ tập trung nghiên cứu những vấn đề liên quan
đến TNHS đối với các tội XPTTQLKT dưới góc độ luật hình sự, trong đó chủ yếu
là Luật hình sự Việt Nam. Mặt khác, thời gian khảo sát thực tiễn của luận án cũng
chỉ khống chế trong khoảng từ năm 2005 đến năm 2015.
3


4. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu
Cơ sở lý luận của luận án là quan điểm của Chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng

Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng và Nhà nước về xây dựng Nhà nước pháp quyền
Việt Nam xã hội chủ nghĩa, cải cách tư pháp, hoàn thiện hệ thống pháp luật và bảo
vệ quyền con người. Bên cạnh đó, luận án cịn dựa trên nền tảng lý luận từ các tri
thức khoa học vốn có chung của lồi người, thể hiện cụ thể thông qua các thành tựu
của Luật học, Triết học, Lịch sử và Xã hội học nói chung và các chuyên ngành khác
trong khoa học pháp lý như Lý luận chung về nhà nước và pháp luật, Lịch sử các
học thuyết chính trị - pháp lý, Luật Hiến pháp, Luật hình sự, Luật TTHS, cũng như
thành tựu của các chuyên ngành khoa học pháp lý, những luận điểm khoa học trong
các cơng trình nghiên cứu, sách chun khảo.
Các phương pháp nghiên cứu cụ thể được sử dụng trong luận án bao gồm:
Phương pháp phân tích: được sử dụng để làm sáng tỏ TNHS đối với các tội
XPTTQLKT trên các phương diện lí luận, thực trạng quy định và thi hành pháp
luật, lập luận các giải pháp hoàn thiện và bảo đảm chất lượng áp dụng TNHS đối
với các tội XPTTQLKT.
Phương pháp tổng hợp: sử dụng để hệ thống hóa và tổng hợp các quan điểm
khoa học khác nhau về các nội dung của TNHS đối với các tội XPTTQLKT.
Phương pháp thống kê và vụ việc điển hình: sử dụng để làm rõ thực tiễn áp
dụng TNHS đối với các tội XPTTQLKT.
Phương pháp so sánh luật học: được sử dụng để đối chiếu lịch sử pháp luật,
các hệ thống pháp luật nhằm đánh giá sự phát triển của PLHS Việt Nam hiện hành
về TNHS đối với các tội XPTTQLKT.
5. Điểm mới của luận án
- Bằng cách tiếp cận có hệ thống, luận án giải quyết vấn đề TNHS đối các tội
XPTTQLKT trên tất cả các khía cạnh lý luận, thực tiễn để đưa ra các kiến nghị nhằm
bảo đảm chất lượng áp dụng TNHS đối với các tội XPTTQLKT đáp ứng yêu cầu đấu
tranh, xử lý tội phạm trong tình hình hiện nay. Đây là cách tiếp cận mới, khác với các
công trình có nội dung liên quan đã được cơng bố.
- Trên cơ sở tiếp cận tổng thể, luận án tiếp tục luận giải sự cần thiết và vai trò
của việc quy định TNHS đối với các tội XPTTQLKT trước yêu cầu phát triển đất
nước hiện nay. Khẳng định việc sử dụng biện pháp hình sự như “chốt chặn cuối

cùng” trong hệ thống các công cụ bảo vệ sự phát triển lành mạnh của nền kinh tế,
góp phần đấu tranh phịng ngừa và xử lý tội phạm có hiệu quả.
4


- Trên cơ sở phân tích quy định của BLHS năm 1999, luận án làm rõ nội dung
lý luận của chế định TNHS gắn với nhóm tội XPTTQLKT.
- Nghiên cứu một cách sâu, rộng các vấn đề về pháp lý (hay các quy định của
pháp luật) về áp dụng TNHS đối với các tội XPTTQLKT, từ nội dung thể hiện đến
mức độ đáp ứng yêu cầu lý luận về TNHS đối với các tội XPTTQLKT.
- Nghiên cứu và đánh giá thực tiễn áp dụng TNHS đối với các tội XPTTQLKT ở
Việt Nam. Đây là vấn đề mà hầu như các cơng trình nghiên cứu trước đây mới chỉ
đề cập đơn lẻ, chứ chưa có tính khái qt và tính thời sự. Do đó, trong luận án tác
giả sẽ dành nhiều cơng sức để khái qt hóa nhằm phác họa một “bức tranh” chân
thực về thực tiễn áp dụng TNHS đối với các tội XPTTQLKT ở nước ta trong giai
đoạn hiện nay. Luận án cũng sẽ trình bày những nghiên cứu mang tính mới trong
phần thực tiễn áp dụng, đánh giá chất lượng áp dụng, chỉ ra những ưu điểm, hạn chế
và nguyên nhân của những hạn chế trong việc áp dụng TNHS đối với các tội
XPTTQLKT ở nước ta hiện nay.
- Nghiên cứu về những kiến nghị, giải pháp nhằm bảo đảm chất lượng áp dụng
TNHS đối với các tội XPTTQLKT trong giai đoạn hiện nay. Đây cũng là nội dung
mới của luận án. Tính mới thể hiện ở việc chỉ ra các yêu cầu và đề xuất các kiến
nghị, giải pháp nhằm bảo đảm chất lượng áp dụng TNHS đối với các tội XPTTQLKT
trong giai đoạn hiện nay.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
- Về ý nghĩa lý luận
+ Luận án được nghiên cứu nhằm góp phần hồn thiện cơ sở lý luận về
TNHS đối với các tội XPTTQLKT ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.
+ Luận án là một cơng trình khoa học độc lập để các nhà nghiên cứu, các
giảng viên, học viên, sinh viên chuyên ngành luật tham khảo trong việc nghiên cứu,

giảng dạy và học tập.
- Về ý nghĩa thực tiễn
Luận án đã đề xuất một số kiến nghị nhằm bảo đảm chất lượng áp dụng
TNHS đối với nhóm tội XPTTQLKT. Việc nghiên cứu, triển khai các kiến nghị này
trên thực tế sẽ góp phần tiếp tục hồn thiện các quy định về TNHS đối với nhóm tội
XPTTQLKT và bảo đảm áp dụng chúng trong thực tiễn xét xử một cách hiệu quả.
7. Cấu trúc của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội
dung luận án được kết cấu làm 4 chương, 11 mục.

5


Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
TTQLKT là quan hệ xã hội được tất cả các Nhà nước bảo vệ và sử dụng mọi
biện pháp nhằm bảo đảm sự ổn định và phát triển kinh tế đất nước. Trong số các biện
pháp được sử dụng có luật hình sự thơng qua việc hình sự hóa, tội phạm hóa các hành
vi xâm hại đến TTQLKT, trừng trị người phạm tội. Do các quan hệ kinh tế đa dạng,
trải rộng trên nhiều lĩnh vực nên các tội XPTTQLKT thường là nhóm tội phạm có số
lượng điều luật và số lượng tội phạm thuộc loại nhiều nhất trong số các tội phạm hình
sự. Đặc điểm này cũng lý giải cho sự phong phú, cập nhật của các nghiên cứu ở trong
và ngoài nước về các tội XPTTQLKT cũng như những vấn đề liên quan đến TNHS
đối với nhóm tội phạm này. Dưới đây sẽ tổng thuật tình hình nghiên cứu trong và
ngồi nước liên quan đến vấn đề TNHS của các tội XPTTQLKT.
1.1. Tình hình nghiên cứu trong nƣớc
Các cơng trình nghiên cứu khoa học được cơng bố những năm gần đây ở
nước ta bao gồm nhiều loại với các cấp độ và phạm vi khác nhau đã đề cập đến đặc
điểm cấu thành các tội XPTTQLKT, việc áp dụng pháp luật trong việc đấu tranh,

phòng ngừa các tội phạm này và một số vấn đề liên quan đến TNHS đối với các tội
XPTTQLKT… thể hiện những nội dung chủ yêu sau đây:
1.1.1. Các nghiên cứu về sự cần thiết và đặc điểm pháp lý của các tội xâm
phạm trật tự quản lý kinh tế trong luật hình sự
1.1.1.1. Các nghiên cứu về sự cần thiết của các tội xâm phạm trật tự quản lý
kinh tế trong luật hình sự
TTQLKT là một trong những quan hệ xã hội quan trọng được luật hình sự
bảo vệ, nhất là trong điều kiện xây dựng nền KTTT, định hướng XHCN những năm
gần đây. Lý giải về sự cần thiết của việc quy định nhóm tội XPTTQLKT, các
nghiên cứu đưa ra các căn cứ sau: (1) Hoạt động kinh tế là nền tảng cho sự duy trì
và phát triển xã hội, là sự giàu mạnh của đất nước và ấm no, hạnh phúc của người
dân. Muốn thực hiện được mục tiêu đó các quan hệ phát triển trong nền kinh tế cần
phải được bảo vệ bằng pháp luật, trong đó luật hình sự đóng vai trị quan trọng; (2)
Bên cạnh các hoạt động kinh tế lành mạnh của các chủ thể tham gia vào quá trình
sản xuất, kinh doanh và lưu thơng, phân phối sản phẩm có khơng ít hoạt động vi
phạm pháp luật, xâm phạm đến TTQLKT gây thiệt hại cho lợi ích Nhà nước, lợi ích

6


xã hội và lợi ích của người dân cần phải xử lý bằng biện pháp hình sự; (3) Trong hệ
thống bảo đảm pháp luật cho sự phát triển xã hội thì luật hình sự có vai trị bảo vệ
thơng qua việc quy định tội phạm và hình phạt áp dụng đối với người phạm tội với
tính cách là cơng cụ sắc bén nhất, chế tài nghiêm khắc đối với hành vi nguy hiểm
cho xã hội ở mức độ cao. Vì vậy, cần phải sử dụng luật hình sự như là cơng cụ hữu
hiệu để duy trì TTQLKT của Nhà nước, bảo đảm cho nền kinh tế phát triển lành
mạnh đúng hướng; (4) Việc quy định các tội XPTTQLKT trong luật hình sự khơng
những bảo đảm cho các quan hệ kinh tế do Nhà nước thiết lập mà còn bảo vệ lợi ích
chính đáng của các doanh nghiệp, quyền của người dân; (5) Trong điều kiện hội
nhập quốc tế hiện nay, chỉ có thể phát triển kinh tế đất nước khi có hệ thống pháp

luật phù hợp, ổn định, bình đẳng, minh bạch cho các chủ thể kinh tế, cho các doanh
nghiệp trong nước và nước ngoài hoạt động tại Việt Nam. Luật hình sự góp phần
quan trọng bảo đảm điều kiện này thông qua việc quy định tội phạm và hình phạt
đối với các hành vi xâm hại TTQLKT và được xét xử cơng bằng bởi một tịa án độc
lập. Đề cập đến các nội dung nêu trên có thể kể đến các cơng trình như: sách “Các
tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế trong Bộ luật hình sự” của đồng tác giả Mai Bộ
và Nguyễn Văn Duyên, Nxb Thống kê, năm 2002; “Tìm hiểu các tội xâm phạm trật
tự quản lý kinh tế” của tác giả Nguyễn Quốc Nhật, Nxb Lao động, năm 2003;
Chuyên đề “Các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế - Một số vướng mắc và hướng
hoàn thiện” của Viện khoa học pháp lý - Bộ Tư pháp, số 9+10, năm 2004; “Pháp
luật hình sự về các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế” của tác giả Nguyễn Mai
Bộ, Nxb Tư pháp, năm 2006,… Hoặc các bài trên tạp chí như: “Một số điểm mới
trong Chương các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế của Bộ luật hình sự năm
1999” (Tạp chí luật học số 2/2000) và “Những nội dung cơ bản trong Luật sửa đổi,
bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự” (Tạp chí luật học, số 5/2010), đều của tác
giả Đỗ Đức Hồng Hà… Ngồi ra, trong giáo trình luật hình sự phần các tội phạm của
các cơ sở đào tạo luật, như: Khoa Luật thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội, Trường Đại
học Luật Hà Nội, Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh khi viết về Chương các tội
XPTTQLKT thường đề cập đến sự cần thiết, cũng như ý nghĩa của việc quy định các
tội XPTTQLKT trong luật hình sự.
1.1.1.2. Các nghiên cứu về đặc điểm pháp lý các tội xâm phạm trật tự quản lý
kinh tế
Đặc điểm CTTP của các tội XPTTQLKT được đề cập hầu hết ở các giáo trình,
sách tham khảo cũng như ở một số đề tài. Giáo trình luật hình sự của các cơ sở đào
tạo cử nhân luật và đào tạo các chức danh tư pháp ở Việt Nam không những đề cập
7


đến những vấn đề chung của TNHS mà còn thường dành một chương để phân tích,
bình luận, đánh giá về các tội XPTTQLKT. Ở hệ đào tạo cử nhân luật: “Giáo trình

luật hình sự Việt Nam” của Trường Đại học Luật Hà Nội (Nxb Công an nhân dân,
năm 2009) dành chương XXII để nói về tội phạm XPTTQLKT; “Giáo trình luật
hình sự Việt Nam (Phần các tội phạm)” của Khoa Luật thuộc Đại học Quốc gia Hà
Nội (Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, năm 2003) thì nội dung các tội XPTTQLKT
được thể hiện tại chương 8; Giáo trình luật hình sự (Phần các tội phạm) của
Trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh (Nxb Hồng Đức - Hội luật gia Việt
Nam, năm 2012) dành chương IV để phân tích về các tội XPTTQLKT; “Giáo trình
luật hình sự Việt Nam - Phần các tội phạm” của Trung tâm đào tạo từ xa Đại học
Huế thì phần phân tích các dấu hiệu của nhóm tội XPTTQLKT được đề cập tại
chương VII… Do tính chất của tài liệu này là giáo trình đào tạo Luật ở bậc cử nhân
nên các vấn đề được lựa chọn thể hiện chủ yếu là lý luận cơ bản và ở mức độ khái
quát, như khái niệm, các dấu hiệu pháp lý của tội phạm XPTTQLKT, sơ lược tình
hình, nguyên nhân của loại tội phạm này... Ở bậc đào tạo sau đại học, Giáo trình
“Đặc điểm tội phạm học tội phạm kinh tế và các biện pháp phòng ngừa” của Học
viện Cảnh sát nhân dân (năm 2006) chủ yếu phân tích các đặc điểm tội phạm học,
nguyên nhân, điều kiện và giải pháp phòng ngừa tội phạm XPTTQLKT. Cũng ở bậc
học này, cịn có Sách tham khảo dành cho bậc sau đại học của Trường Đại học Luật
Hà Nội (Nxb Công an nhân dân, năm 1997), trong đó, tác giả Trần Văn Độ có bài
viết “Hồn thiện các quy định của luật hình sự về các tội phạm kinh tế trong điều
kiện hiện nay”. Bài viết này tập trung phân tích cơ sở lý luận, thực tiễn để sửa đổi, bổ
sung các quy định trong BLHS năm 1985 về các TPKT. Các giáo trình đào tạo bậc
cử nhân, cao học, đào tạo nghề của các trung tâm đào tạo nghề luật đều có nội
dung nghiên cứu về các tội XPTTQLKT. Tuy nhiên, nhìn chung các giáo trình
này chỉ dừng ở việc nghiên cứu một cách cơ bản nhất về các tội XPTTQLKT,
hay kỹ năng giải quyết đặc thù đối với các vụ án thuộc nhóm tội này và hầu như
chỉ giới hạn trong một chương, một phần hay một chuyên đề. Cụ thể như: Đối
với hệ đào tạo nghề, như đào tạo nghiệp vụ xét xử, nghiệp vụ kiểm sát… ở các
trường như Học viện Tư pháp, Học viện Tòa án, Đại học Kiểm sát đều có giáo trình
nghiệp vụ (thường gọi là Giáo trình kỹ năng giải quyết các vụ án hình sự). Trong
các tài liệu này cũng có nội dung nghiên cứu về nhóm tội XPTTQLKT, nhưng chủ

yếu là các kiến thức về kỹ năng, nghiệp vụ mang tính đặc thù trong việc giải quyết
các vụ án hình sự về các tội XPTTQLKT.
Đặc điểm cấu thành của các tội XPTTQLKT còn được đề cập trong các sách
8


bình luận khoa học các quy định của BLHS về các tội XPTTQLKT, có thể kể đến
“Bình luận khoa học Bộ luật hình sự (Phần các tội phạm)” - Chương XVI, của
nhiều tác giả, Nxb Công an nhân dân, năm 2001; “Bình luận khoa học Bộ luật hình
sự (Phần các tội phạm)” - tập VI, của tác giả Đinh Văn Quế, Nxb Tp. Hồ Chí
Minh, năm 2003. Đây là các cơng trình nghiên cứu về cấu thành các tội phạm cụ thể
mang tính chất chun sâu dưới góc độ khoa học luật hình sự, phân tích từng tội
danh với những yếu tố CTTP. Bên cạnh đó, các tài liệu này cịn có cả nội dung phân
tích lịch sử lập pháp của từng tội danh, gắn việc phân tích lý luận tội phạm với
những ví dụ thực tế sinh động…
Nhìn chung những cơng trình này dựa trên cơ sở quy định của luật hình sự để
phân tích, làm rõ đặc điểm cấu thành thành tội phạm của từng tội phạm theo tiêu
chí: khách thể, mặt khách quan, chủ thể, mặt chủ quan và đặc điểm của hình phạt,
biện pháp tư pháp được quy định áp dụng cho các tội phạm trong Chương các tội
XPTTQLKT. Việc thể hiện các tội XPTTQLKT theo kết cấu và logic này đã cung
cấp những kiến thức cơ bản nhất về các tội phạm này, làm thuận tiện cho người học
khi lần đầu tiên được tiếp cận với khoa học pháp lý hình sự thể hiện trong Chương
các tội phạm XPTTQLKT của luật hình sự. Tuy nhiên, do yêu cầu cung cấp những
kiến thức cơ bản nhất của một giáo trình hoặc trong những bình luận khoa học với
mục đích để mọi người đều có thể hiểu và thực thi nó trong đời sống nên tính lý luận
và sự chuyên sâu còn hạn chế, nhất là chưa đề cập được những quan điểm khác nhau,
sự đa dạng trong hoạt động áp dụng của các cơ quan có thẩm quyền.
Ở mức độ sâu sắc hơn khi đề cập đến đặc điểm cấu thành của các tội
XPTTQLKT là sách tham khảo, có thể kể đến một vài cơng trình như: “Các tội xâm
phạm trật tự quản lý kinh tế trong Bộ luật hình sự” của đồng tác giả Mai Bộ và

Nguyễn Văn Duyên, Nxb Thống kê, năm 2002; “Tìm hiểu các tội xâm phạm trật tự
quản lý kinh tế” của tác giả Nguyễn Quốc Nhật, Nxb Lao động, năm 2003; Chuyên
đề “Các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế - Một số vướng mắc và hướng hoàn
thiện” của Viện khoa học pháp lý - Bộ Tư pháp, số 9+10, năm 2004; “Pháp luật
hình sự về các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế” của tác giả Nguyễn Mai Bộ,
Nxb Tư pháp, năm 2006… Các công trình này ngồi việc phân tích đặc điểm cấu
thành của từng tội phạm trong Chương các tội XPTTQLKT còn nêu ra các quan
điểm cũng như các cách tiếp cận khi áp dụng pháp luật của các Cơ quan điều tra,
Viện kiểm sát, Tòa án trong thực tiễn đấu tranh, xử lý tội phạm mà tiêu biểu là đề tài
khoa học cấp cơ sở “Thực tiễn xét xử các vụ án về các tội xâm phạm trật tự quản lý
9


kinh tế tại Tòa án nhân dân và một số kiến nghị” do TAND tối cao thực hiện năm
2003. Đề tài khái quát các quy định của PLHS Việt Nam về các tội XPTTQLKT;
phân tích thực tiễn xét xử các vụ án XPTTQLKT và đưa ra một số kiến nghị nhằm
nâng cao chất lượng xét xử các vụ án XPTTQLKT.
Một số bài tạp chí cũng mang tính chất giới thiệu, bình luận các tội
XPTTQLKT và nêu ra sự khác biệt về các tội phạm này của BLHS năm 1999 so với
BLHS năm 1985. Có thể kể đến một vài cơng trình của tác giả Lê Thị Sơn, như:
“Một số điểm mới trong Chương các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế của Bộ
luật hình sự năm 1999” (Tạp chí luật học số 2/2000) và “Những nội dung cơ bản
trong Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự” (Tạp chí luật học, số
5/2010); hoặc “Các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế trong Bộ luật hình sự Việt
Nam” (Tạp chí dân chủ và pháp luật số 6/2000) của tác giả Trần Văn Độ…
1.1.1.3. Các nghiên cứu chuyên sâu về từng tội phạm hoặc một nhóm tội phạm
trong Chương các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế
Bên cạnh các cơng trình đề cập đến tất cả các tội phạm trong Chương các tội
XPTTQLKT như đã nêu trên thì có những cơng trình nghiên cứu chun sâu về một
nhóm hoặc một tội phạm cụ thể trong chương tội phạm XPTTQLKT. Những bài viết

phân tích, bình luận, đánh giá riêng lẻ đối với từng tội phạm trong Chương các tội
XPTTQLKT của BLHS năm 1999 cũng như đề cập đến việc áp dụng các quy định
về nhóm tội phạm này trong q trình điều tra, truy tố, xét xử của các cơ quan tiến
hành tố tụng, chẳng hạn: “Hình phạt đối với tội kinh doanh trái phép trong Bộ luật
hình sự năm 1999” (Tạp chí luật học, số 5/2002), “Mặt khách quan của tội kinh
doanh trái phép trong Bộ luật hình sự năm 1999” (Tạp chí dân chủ và pháp luật số
8/2002), “Phân biệt tội kinh doanh trái phép với một số tội xâm phạm trật tự quản
lý kinh tế khác theo Bộ luật hình sự năm 1999” (Tạp chí TAND, số 9/2002) và “Tội
kinh doanh trái phép theo pháp luật hình sự Việt Nam và hướng hoàn thiện trước xu
thế hội nhập quốc tế” (Tạp chí TAND, số 3/2005), đều của tác giả Trần Mạnh Đạt;
“Một số quy định mới của Bộ luật hình sự năm 1999 về tội sản xuất, bn bản hàng
giả” (Tạp chí TAND, số 7/2001), của tác giả Trần Ngọc Việt; “Tội cố ý làm trái
quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” (Tạp chí
TAND, số 7/2001), “Các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế và sự cần thiết phải
hoàn thiện cơ chế đấu tranh phòng, chống các tội phạm này” (Tạp chí TAND, số
7/2004) và “Trách nhiệm hình sự đối với hành vi sản xuất, tàng trữ, vận chuyển,
buôn bán hàng cấm” (Tạp chí TAND, số 22/2006), đều của tác giả Mai Bộ; “Thực
trạng xét xử các vụ án về các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế” (Tạp chí TAND
10


số 24/2004) và “Cần sửa đổi, bổ sung các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế cho
phù hợp với thực tiễn xét xử” (Tạp chí TAND, số 02/2009), đều của tác giả Đinh
Văn Quế; “Hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ và vấn đề truy tố đối với các
hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam” (Tạp chí TAND, số 23/2006),
của tác giả Trần Đại Thắng; “Thực tiễn áp dụng quy định của Bộ luật hình sự về tội
sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm và những vấn đề cần hồn
thiện” (Tạp chí TAND, số 20/2008) của tác giả Nguyễn Văn Trượng; “Về hiện tượng
“hình sự hóa" các quan hệ kinh tế, dân sự trong lĩnh vực tín dụng - ngân hàng” (Tạp
chí khoa học pháp lý, số 2/2001), của tác giả Nguyễn Văn Vân;“Mấy ý kiến về vấn đề

hình sự hóa các vi phạm liên quan tới hoạt động ngân hàng” (Tạp chí Nhà nước và
Pháp luật, số 8/2004), của tác giả Phạm Hồng Hải;“Tội phạm trong lĩnh vực chứng
khốn” (Tạp chí kiểm sát, số 20/2006), của tác giả Hồng Thị Quỳnh Chi…
Khối lượng khá lớn các cơng trình đi theo hướng nghiên cứu này là các luận
án, luận văn, khóa luận tốt nghiệp ở các cơ sở đào tạo luật, có thể kể đến: Luận án
tiến sĩ luật học “Tội kinh doanh trái phép trong điều kiện kinh tế thị trường ở Việt
Nam” được nghiên cứu sinh Trần Mạnh Đạt thực hiện năm 2003, tại Trường Đại
học Luật Hà Nội. Nội dung luận án nghiên cứu một số vấn đề lý luận và thực tiễn về
loại tội phạm cụ thể đang diễn biến phức tạp trong điều kiện nền KTTT ở Việt Nam,
đó là tội kinh doanh trái phép; Luận án tiến sĩ “Vi phạm pháp luật và đấu tranh
chống vi phạm pháp luật trong lĩnh vực kinh tế ở Việt Nam hiện nay” được nghiên
cứu sinh Bùi Minh Thanh bảo vệ năm 2003, tại Học viện Chính trị Quốc gia Hồ
Chí Minh. Luận án được viết theo mã ngành Lý luận chung về nhà nước và pháp
luật, nhưng có đề cập đến các tội XPTTQLKT trong tổng thể vi phạm pháp luật
trong lĩnh vực kinh tế ở Việt Nam; Luận án tiến sĩ luật học “Trách nhiệm hình sự
đối với các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế trong Luật hình sự Việt Nam”,
được nghiên cứu sinh Nguyễn Văn Nam bảo vệ năm 2008, tại Viện nhà nước và
pháp luật. Đây là luận án có tên đề tài gần với đề tài mà tác giả đang nghiên cứu.
Tuy nhiên, phạm vi và đối tượng nghiên cứu của luận án này là các quy định của
BLHS năm 1999 và thực tiễn áp dụng từ năm 2000 đến 2006, nên hẹp hơn đề tài
mà tác giả đang nghiên cứu. Bên cạnh đó, nội dung Luận án của Nghiên cứu sinh
Nguyễn Văn Nam mang nhiều tính lý luận, ít tính thực tiễn, cịn Luận án của tác
giả nhấn mạnh tính thực tiễn, đặc biệt tác giả đã dành nhiều thời gian và tâm huyết
để phác họa “bức tranh toàn cảnh” về thực tiễn áp dụng TNHS đối với các tội
XPTTQLKT trong giai đoạn hiện nay, từ đó đề ra yêu cầu và các giải pháp bảo
đảm chất lượng áp dụng TNHS đối với các tội XPTTQLKT. Mặt khác, Luận án
11


của nghiên cứu sinh Nguyễn Văn Nam dù đã khẳng định sự cần thiết của việc quy

định các tội XPTTQLKT và truy cứu TNHS đối với các tội phạm này nhưng lại
chưa làm rõ vai trò bảo vệ, thúc đẩy phát triển nền kinh tế của luật hình sự thơng
qua việc quy định TNHS đối với người phạm tội XPTTQLKT, đồng thời những
phân tích về cơ sở khoa học của các quan điểm về TNHS đối với các tội
XPTTQLKT trong điều kiện phát triển KTTT ở Việt Nam hiện nay chưa được đề
cập một cách thuyết phục. Nhận thức được hạn chế nêu trên, tác giả đã cố gắng
nghiên cứu, luận giải những nội dung này nhằm bổ sung, hoàn thiện hướng nghiên
cứu đề tài. Ngồi ra, do tính “động” của đối tượng mà đề tài nghiên cứu (đó là sự
biến động của tình hình tội phạm XPTTQLKT và các quy định của pháp luật có
liên quan đến nhóm tội này, cũng như thực tiễn xử lý các tội XPTTQLKT đã thay
đổi…); đồng thời, sự phát triển khoa học pháp lý hình sự những năm qua ở nước
ta đã có những thay đổi quan trọng, như: Nguồn của luật hình sự, tính chất của các
chế tài hình sự, chủ thể của tội phạm… mà luận án của nghiên cứu sinh Nguyễn
Văn Nam chưa tiếp cận được nên ý nghĩa của việc nghiên cứu đối với sự phát
triển kinh tế xã hội cũng như đấu tranh phòng ngừa trong giai đoạn hiện nay bị
giảm sút đáng kể; Luận án tiến sĩ luật học “Tội phạm hóa - phi tội phạm hóa, hình
sự hóa - phi hình sự hóa những hành vi xâm phạm trật tự quản lý kinh tế trong
giai đoạn hiện nay tại Việt Nam”, được nghiên cứu sinh Nguyễn Thị Thu Hương bảo
vệ năm 2011, tại trường Đại học Luật Tp. Hồ Chí Minh. Luận án được thực hiện theo
mã ngành luật hình sự, nhưng chủ yếu nghiên cứu về khía cạnh tội phạm hóa - phi tội
phạm hóa, hình sự hóa - phi hình sự hóa các tội XPTTQLKT trong PLHS Việt Nam
trong hoạt động lập pháp hình sự, không đi sâu nghiên cứu về vấn đề TNHS đối với
nhóm tội này; Luận án tiến sĩ luật học “Tội phạm hóa các hành vi xâm phạm trật tự
quản lý kinh tế trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán Việt Nam”,
được nghiên cứu sinh Phan Anh Tuấn thực hiện năm 2013, tại Trường Đại học Luật
thành phố Hồ Chí Minh. Cũng tương tự luận án của nghiên cứu sinh Nguyễn Thị Thu
Hương, luận án này cũng nghiên cứu về tội phạm hóa các hành vi XPTTQLKT và
được nghiên cứu theo mã ngành luật hình sự và luật tố tụng hình sự. Tuy nhiên, luận
án lại có phạm vi hẹp hơn, chỉ liên quan đến tội phạm hóa các hành vi XPTTQLKT
trong lĩnh vực chứng khốn và thị trường chứng khoán Việt Nam.

Một số luận văn ở các cơ sở đào tạo luật đề cập đến một số nội dung liên quan
đến đề tài nghiên cứu của luận án, như: Luận văn thạc sĩ luật học “Hoàn thiện các
quy định của Bộ luật hình sự hiện hành về các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế”
của học viên Nguyễn Phúc Du, thực hiện năm 2005 tại Trường Đại học Luật Hà Nội;
12


Luận văn thạc sĩ luật học “Trách nhiệm hình sự pháp nhân” của Hoàng Thị Tuệ
Phương, thực hiện năm 2006 tại Trường Đại học Luật Tp. Hồ Chí Minh….
Các cơng trình này đã làm sâu sắc thêm, đa diện hóa cách nhìn nhận về từng
tội phạm cụ thể trong Chương các tội XPTTQLKT nên có tính chun sâu đề cập
khơng chỉ khía cạnh hình sự mà cịn ở các khía cạnh tội phạm học, tố tụng hình sự,
tâm lý, xã hội học. Thông qua kết quả nghiên cứu của các cơng trình này đã khẳng
định mối quan hệ giữa cái chung và cái riêng trong một tổng thể thống nhất, thấy
được sự thể hiện đa dạng, phong phú của các trường hợp phạm tội cụ thể đối với từng
tội phạm và trong tổng thể chương tội phạm này.
1.1.2. Các nghiên cứu mang tính định hướng trong xây dựng và áp dụng
pháp luật đối với các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế
1.1.2.1. Các nghiên cứu mang tính định hướng trong xây dựng pháp luật về
các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế
Những cơng trình này khơng những đánh giá thực trạng áp dụng các tội
XPTTQLKT mà còn chỉ ra nhưng hạn chế, bất cập của các quy phạm về các tội
phạm của luật hình sự hiện hành, trên cơ sở đó đề xuất, kiến nghị các giải pháp
hồn thiện PLHS. Có thể kể đến Đề tài khoa học cấp cơ sở “Một số vấn đề về tội
phạm kinh tế trong điều kiện nền kinh tế thị trường” do Ban nghiên cứu Tư pháp Hình sự thuộc Viện khoa học pháp lý, Bộ Tư pháp thực hiện năm 2005. Từ việc
nghiên cứu về thực trạng, diễn biến, tình hình tội phạm XPTTQLKT trong điều
kiện KTTT Việt Nam, Đề tài đã đề ra một số giải pháp hoàn thiện pháp luật để
nâng cao hiệu quả phòng, chống loại tội phạm này; Bài viết hướng tới việc hoạch
định chính sách hình sự và hồn thiện BLHS năm 1999 đối với các tội
XPTTQLKT, như: “Hoàn thiện các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế trước yêu

cầu cải cách tư pháp” (Tạp chí khoa học (Chuyên san kinh tế - luật) năm 2008),
của tác giả Nguyễn Ngọc Chí…
Các bài viết“Luật hình sự Việt Nam - sự phát triển trong 20 năm đổi mới và
các định hướng hoàn thiện” (Tạp chí luật học, số 1/2007) và “Các định hướng sửa
đổi, bổ sung Bộ luật hình sự Việt Nam” (Tạp chí luật học, số 4/2013), đều của tác
giả Nguyễn Ngọc Hòa; “Những bất cập trong quy định của Bộ luật hình sự năm
1999 về các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế và hướng khắc phục” (Tạp chí
TAND, số 22/2008) và “Các nhân tố quyết định nhu cầu và mức độ quy định tội
phạm trong Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự năm 2009” (Tạp
chí luật học, số 1/2010), đều của tác giả Hồ Sỹ Sơn; “Cần hoàn thiện quy định của
Bộ luật hình sự về tình tiết định khung và hình phạt đối với nhóm tội xâm phạm trật
13


tự quản lý kinh tế” (Tạp chí TAND, số 5/2009), của tác giả Nguyễn Văn Trượng;
“Một số bất cập trong quy định về các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế trong
Bộ luật hình sự năm 1999” (Tạp chí TAND, số 6/2008), của tác giả Lê Đăng
Doanh; “Những bất cập khi áp dụng các quy định của Bộ luật hình sự năm 1999
trong Chương các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế” (Tạp chí kiểm sát số
20/2006), của tác giả Vũ Trọng Khương… cũng đi theo hướng nghiên cứu này.
Luận án tiến sĩ luật học “Tội phạm hóa - phi tội phạm hóa, hình sự hóa - phi
hình sự hóa những hành vi xâm phạm trật tự quản lý kinh tế trong giai đoạn hiện
nay tại Việt Nam”, được nghiên cứu sinh Nguyễn Thị Thu Hương bảo vệ năm 2011,
tại Trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh. Luận án được thực hiện theo mã
ngành luật hình sự, nhưng chủ yếu nghiên cứu về khía cạnh tội phạm hóa - phi tội
phạm hóa, hình sự hóa - phi hình sự hóa các tội XPTTQLKT trong PLHS Việt Nam
trong hoạt động lập pháp hình sự, khơng đi sâu nghiên cứu về vấn đề TNHS đối với
nhóm tội này; Luận án tiến sĩ luật học “Tội phạm hóa các hành vi xâm phạm trật tự
quản lý kinh tế trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán Việt Nam”,
được nghiên cứu sinh Phan Anh Tuấn thực hiện năm 2013, tại Trường Đại học Luật

thành phố Hồ Chí Minh. Cũng tương tự luận án của nghiên cứu sinh Nguyễn Thị
Thu Hương, luận án này cũng nghiên cứu về tội phạm hóa các hành vi XPTTQLKT
và được nghiên cứu theo mã ngành luật hình sự và luật tố tụng hình sự. Tuy nhiên,
luận án lại có phạm vi hẹp hơn, chỉ liên quan đến tội phạm hóa các hành vi
XPTTQLKT trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán Việt Nam. Một
số luận văn ở các cơ sở đào tạo luật đề cập đến một số nội dung liên quan đến đề tài
nghiên cứu của luận án, như: Luận văn thạc sĩ luật học “Hoàn thiện các quy định của
Bộ luật hình sự hiện hành về các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế” của học viên
Nguyễn Phúc Du, thực hiện năm 2005 tại trường Đại học Luật Hà Nội.
Kết quả của những cơng trình này đã chỉ ra, chính sách hình sự của Nhà nước ta
đã thay đổi do sự phát triển của nền kinh tế cũng như quá trình hội nhập quốc tế ảnh
hưởng sâu sắc đến đến việc đấu tranh, xử lý tội phạm nói chung và các tội XPTTQLKT
nói riêng mà chưa được thể hiện trong BLHS năm 1999. Vì vậy, khi hoàn thiện BLHS
cần phải quán triệt những điểm mới của chính sách hình sự trong thời kỳ đổi mới, thể
hiện chính sách đó trong q trình tội phạm hóa, phi tội phạm hóa.
1.1.2.2. Một vấn đề quan trọng xuất hiện trong thực tiễn của q trình đấu
tranh phịng ngừa và xử lý tội phạm nói chung, các tội XPTTQLKT nói riêng là luật
hình sự có quy định pháp nhân là chủ thể tội phạm hay khơng. Đã có khá nhiều các
cơng trình nghiên cứu bàn về vấn đề này. Có thể kể đến các cơng trình sau: Đề tài
14


khoa học cấp bộ “Nghiên cứu so sánh cơ sở lí luận và thực tiễn của việc áp dụng
trách nhiệm hình sự đối với tổ chức” do Bộ Tư pháp thực hiện năm 2010. Trong đề
tài này, PGS.TS Trịnh Quốc Toản có phần nghiên cứu quan trọng về vấn đề TNHS
của pháp nhân trong pháp luật một số quốc gia dưới góc độ luật so sánh và đi đến
nhận định, để bảo đảm cho sự phát triển kinh tế, xã hội và sự bình đẳng trong việc
phải chịu TNHS do hành vi nguy hiểm cao cho xã hội cần phải quy định pháp nhân
là chủ thể của tội phạm. Tuy nhiên, do đặc điểm của pháp nhân nên không phải
pháp nhân nào cũng có thể trở thành chủ thể của tội phạm và pháp nhân không phải

chịu TNHS đối với tất cả các tội phạm mà chỉ đối với một số tội phạm thuộc nhóm
TPKT, mơi trường…
Bài viết “Hồn thiện pháp luật hình sự Việt Nam theo hướng quy định trách
nhiệm hình sự đối với pháp nhân” (Tạp chí luật học, số 5/2013), của tác giả Cao
Thị Oanh; “Trách nhiệm hình sự của pháp nhân theo pháp luật hình sự một số nước
trên thế giới và lựa chọn của Việt Nam” (Tạp chí TAND, số 9/2013), của tác giả
Nguyễn Tất Thành… đã phân tích và làm rõ thêm các khía cạnh pháp lý của pháp
nhân khi là chủ thể của tội phạm.
1.1.3. Các nghiên cứu ở khía cạnh tội phạm học đối với các tội xâm phạm
trật tự quản lý kinh tế
Đây là hướng nghiên cứu khá phổ biến xuất phát từ yêu cầu cao của việc đấu
tranh, phòng ngừa loại tội này, do đó có có khối lượng cơng trình khá đồ sộ từ các cơ
quan có trách nhiệm như: Bộ Cơng an, Viện kiểm sát, Tịa án… đến các viện nghiên
cứu, các nhà trường cũng như những nghiên cứu độc lập của các nhà khoa học. Có
thể kể đến các cơng trình sau:
- Thứ nhất, các đề tài nghiên cứu khoa học, như: Đề tài khoa học cấp bộ
“Tội phạm kinh tế trong lĩnh vực ngân hàng và giải pháp phòng ngừa, đấu tranh”
do Tổng cục Cảnh sát - Bộ Công an thực hiện năm 1998. Đây là đề tài thuộc lĩnh
vực tội phạm học, do đó những nội dung về TNHS ít được đề cập mà chủ yếu nêu
ra tình hình TPKT, phân tích các thủ đoạn hoạt động phạm tội, xác định nguyên
nhân của các TPKT trong lĩnh vực ngân hàng và đề ra các giải pháp phòng ngừa
loại tội phạm này; Đề tài khoa học cấp bộ “Buôn lậu và đấu tranh chống buôn lậu
trên tuyến biên giới Việt Nam - Trung Quốc” do Viện nghiên cứu chiến lược - Bộ
Công an thực hiện năm 2001. Xuất phát từ việc phân tích những vấn đề lý luận và
thực tiễn về tội phạm buôn lậu và đấu tranh chống tội phạm buôn lậu trên tuyến biên
giới Việt Nam - Trung Quốc, đề tài đưa ra một số đề xuất về công tác tổ chức đấu
tranh chống tội phạm bn lậu mang tính đặc thù của lực lượng Công an nhân dân;
15



Đề tài khoa học cấp bộ “Những vấn đề chiến lược đấu tranh phòng, chống tội phạm
trong giai đoạn cách mạng mới” do GS.TS Nguyễn Phùng Hồng và GS.TS Hồ
Trọng Ngũ nghiên cứu về tội phạm nói chung, trong đó có đề cập đến tội phạm
XPTTQLKT. Đề tài được nghiên cứu dưới góc độ tội phạm học nên chủ yếu tập
trung phân tích nhiệm vụ, nguyên tắc và những giải pháp căn bản trong đấu tranh
PN&CTP trong thời kỳ CNH - HĐH đất nước; Đề tài khoa học cấp cơ sở “Tội
phạm kinh tế trong lĩnh vực hàng không dân dụng - Thực trạng và giải pháp” do
Tổng cục Cảnh sát - Bộ Công an thực hiện năm 2002. Đề tài tập trung phân tích tình
hình tội phạm, các thủ đoạn hoạt động, nguyên nhân của các tội XPTTQLKT trong
lĩnh vực hàng không dân dụng và đề ra các giải pháp phòng ngừa.
- Thứ hai, những bài viết đề cập đến các khía cạnh tội phạm học của các tội
XPTTQLKT, như: “Tội phạm kinh tế và đấu tranh phòng, chống tội phạm này ở
Việt Nam trong giai đoạn hiện nay” (Tạp chí luật học, Đặc san năm 2003), của tác
giả Dương Tuyết Miên; “Tội phạm kinh tế và vấn đề đấu tranh với nó trong nền
kinh tế thị trường ở nước ta” (Tạp chí luật học, số 6/1996) và “Pháp nhân có thể là
chủ thể của tội phạm hay khơng?” (Tạp chí luật học, số 6/1999), đều của tác giả
Phạm Hồng Hải;“Pháp luật với việc khắc phục những mặt trái của nền kinh tế thị
trường” (Tạp chí luật học, số 5/2006), của tác giả Nguyễn Minh Đoan; “Tác động
của kinh tế thị trường đến tình hình tội phạm và phịng ngừa tội phạm ở nước ta”
(Tạp chí luật học, số 1/2010), của tác giả Trần Hữu Tráng; “Hoàn thiện pháp luật
phục vụ đấu tranh phòng, chống tội phạm trong điều kiện Việt Nam gia nhập WTO”
(Tạp chí TAND, số 6/2006), của tác giả Trần Văn Luyện…
- Thứ ba, một số sách tham khảo phân tích các TPKT ở góc độ tội phạm học,
như: “Tội phạm học hiện đại và phòng ngừa tội phạm” của PGS.TS Nguyễn Xuân
Yêm, Nxb Công an nhân dân, năm 2001, dành một chương đề cập đến phòng ngừa
TPKT (chương 19); “Tội phạm kinh tế thời mở cửa” của GS.TS Nguyễn Xn m
và PGS.TS Nguyễn Hồ Bình đồng chủ biên, Nxb Công an nhân dân, năm 2003,
phân tích những vấn đề lý luận và thực tiễn về tình hình TPKT và các giải pháp
phịng ngừa các tội phạm về kinh tế; “Đấu tranh chống và phòng ngừa tội tham ô,
cố ý làm trái và hối lộ trong cơ chế thị trường” của các tác giả Bùi Hữu Hùng, Trần

Phàn, Nxb Chính trị quốc gia, năm 1993; “Phịng ngừa và đấu tranh chống tội
phạm buôn lậu” của các tác giả Cáp Xuân Diệm và Lưu Vinh, Nxb Công an nhân
dân, năm 1999; “Buôn lậu và chống buôn lậu - Nhận diện và giải pháp” của tác giả
Lê Văn Tới, Nxb Chính trị quốc gia, năm 2000; “Một số thủ đoạn của bọn tội phạm
trong lĩnh vực ngân hàng” của các tác giả Triệu Quốc Kế, Hoàng Trực và Nguyễn
16


Đình, Nxb Lao động, năm 2003... Đây là nhóm tài liệu tham khảo có nội dung
nghiên cứu phong phú. Có tài liệu tập trung nghiên cứu những cái chung nhất như
đặc điểm tội phạm học TPKT trong thời kỳ mở cửa, hội nhập, nhưng cũng có cơng
trình lại tập trung nghiên cứu khía cạnh cụ thể như thủ đoạn phạm tội, giải pháp
phòng ngừa, đấu tranh đối với một số TPKT, tội phạm XPTTQLKT cụ thể.
- Thứ tư, các luận án, luận văn, như: Luận án tiến sĩ luật học "Tội làm hàng
giả, tội buôn bán hàng giả - Thực trạng và biện pháp phòng chống” được nghiên cứu
sinh Trần Ngọc Việt thực hiện tại Viện nhà nước và pháp luật năm 2001. Trong luận
án, tác giả Trần Ngọc Việt chủ yếu hướng đến việc nghiên cứu sâu về tình hình tội
phạm, nguyên nhân, điều kiện phạm tội và đề xuất các giải pháp đấu tranh PN&CTP
làm hàng giả và buôn bán hàng giả trong nền KTTT ở nước ta; Luận án tiến sĩ luật
học “Điều tra hình sự của bộ đội biên phịng đối với các vụ án bn lậu, vận chuyển
trái phép hàng hóa qua biên giới biển Việt Nam - Thực trạng và giải pháp” của
nghiên cứu sinh Nguyễn Sinh Xô cũng được thực hiện trong thời gian này. Với phạm
vi nghiên cứu khá hẹp, giới hạn phân tích ở chun ngành điều tra hình sự, tác giả
luận án chủ yếu đặt ra và giải quyết vấn đề thực trạng, những hạn chế, vướng mắc,
khó khăn và giải pháp khắc phục trong hoạt động điều tra hình sự các vụ án buôn lậu,
vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới của lực lượng Bộ đội biên phòng Việt
Nam; Luận án tiến sĩ luật học “Hoạt động phòng ngừa tội phạm kinh tế của lực
lượng Cảnh sát kinh tế” được nghiên cứu sinh Nguyễn Phong Hòa thực hiện năm
2003, tại Học viện Cảnh sát nhân dân. Luận án tập trung nghiên cứu các hoạt động
mang tính chất nghiệp vụ của lực lượng cảnh sát nhân dân trong phòng ngừa TPKT.

Đối tượng nghiên cứu của luận án liên quan tới TPKT, với cách hiểu rộng hơn các tội
XPTTQLKT; Luận án tiến sĩ "Vi phạm pháp luật và đấu tranh chống vi phạm pháp
luật trong lĩnh vực kinh tế ở Việt Nam hiện nay" được nghiên cứu sinh Bùi Minh Thanh
bảo vệ năm 2003, tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Luận án được viết theo
mã ngành Lý luận chung về nhà nước và pháp luật, nhưng có đề cập đến các tội
XPTTQLKT trong tổng thể vi phạm pháp luật trong lĩnh vực kinh tế ở Việt Nam…
Tuy nghiên cứu theo hướng tội phạm học chủ yếu giải quyết vấn đề đấu tranh,
phòng ngừa các tội XPTTQLKT nhưng kết quả nghiên cứu của các cơng trình này đã
nêu ra, phân tích đánh giá tình hình các tội XPTTQLKT ở những thời điểm, giai đoạn
khác nhau nên có giá trị tham khảo tốt khi nghiên cứu sinh thực hiện luận án.
1.1.4. Các nghiên cứu về trách nhiệm hình sự
TNHS là một trong những chế định quan trọng, xuyên suốt BLHS, là cơ sở
cho việc xác định một người có phải chịu TNHS về hành vi của mình gây ra không
17


và nếu phải chịu TNHS thì ở mức độ nào với hình thức ra sao. Các nghiên cứu về
TNHS ở nước ta khá phong phú đã làm rõ được bản chất, cơ sở, hình thức của
TNHS và những vấn đề khác có liên quan như: Vấn đề loại trừ TNHS, miễn TNHS,
TNHS trong đồng phạm… Kết quả của những nghiên cứu này làm cơ sở để triển
khai việc nghiên cứu TNHS ở những nhóm tội hoặc ở những tội phạm cụ thể mà
luận án đang được nghiên cứu sinh thực hiện là ví dụ. Đề cập đến các khía cạnh của
TNHS có thể kể đến các nghiên cứu sau:
- Các giáo trình của các cơ sở đào luật đều có một chương trong cơ cấu của
giáo trình luật hình sự phần chung về TNHS, chẳng hạn: Giáo trình Luật hình sự
Việt Nam, tập 1 của Trường Đại học Luật Hà Nội do GS.TS. Nguyễn Ngọc Hịa
chủ biên, Nxb Cơng an nhân dân, năm 1997; Chương V. “Trách nhiệm hình sự”
trong Giáo trình Luật hình sự Việt Nam (Phần chung) của Khoa Luật thuộc Đại học
Quốc gia Hà Nội, do GS.TSKH. Lê Cảm chủ biên, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội,
năm 2003; Chương V. “Trách nhiệm hình sự và cơ sở trách nhiệm hình sự” trong

Giáo trình Luật hình sự Việt Nam (Phần chung) do GS.TS. Võ Khánh Vinh chủ
biên, Nxb Công an nhân dân, năm 2009; Chương V. “Trách nhiệm hình sự và cơ sở
trách nhiệm hình sự” trong Giáo trình Luật hình sự Việt Nam của Học viện Tư pháp
do PGS.TS. Nguyễn Văn Huyên chủ biên, Nxb Tư pháp, năm 2011; Chương XII.
“Trách nhiệm hình sự và hình phạt” trong Giáo trình Luật hình sự Việt Nam (Phần
chung) của Trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh, Nxb Hồng Đức - Hội
Luật gia Việt Nam, năm 2012… Các giáo trình tập trung nghiên cứu những vấn đề
chung nhất, cơ bản nhất về TNHS và đều thống nhất về nội hàm của khái niệm
TNHS là hậu quả pháp lý bất lợi của việc phạm tội và được thể hiện bằng việc áp
dụng một hoặc nhiều biện pháp cưỡng chế của Nhà nước do luật hình sự quy định…
- Về vấn đề TNHS, cũng có khá nhiều sách chuyên khảo đặt vấn đề nghiên
cứu, như: “Trách nhiệm hình sự và hình phạt” của tập thể tác giả, do PGS.TS
Nguyễn Ngọc Hịa chủ biên, Nxb Cơng an nhân dân, năm 2001; “Tội phạm và cấu
thành tội phạm” của GS.TS Nguyễn Ngọc Hịa, Nxb Cơng an nhân dân, năm 2006;
“Những vấn đề lý luận cơ bản về trách nhiệm hình sự” - Chuyên khảo thứ hai
(trong sách “Các nghiên cứu chuyên khảo về Phần chung Bộ luật hình sự”, Tập III,
Nxb Công an nhân dân, năm 2000), của TSKH Lê Cảm; “Trách nhiệm hình sự của
pháp nhân trong pháp luật hình sự” của PGS.TS Trịnh Quốc Toản, Nxb Chính trị
quốc gia, Hà Nội, năm 2011, nghiên cứu về những vấn đề lý luận và thực tiễn của
việc quy định TNHS của pháp nhân trong PLHS… Tuy nhiên, các sách chuyên
khảo này chủ yếu tập trung nghiên cứu TNHS nói chung trong mối quan hệ với hình
18


×