Tải bản đầy đủ (.pdf) (96 trang)

Biện pháp khám người theo luật tố tụng hình sự việt nam trên cơ sở số liệu thực tiễn tại địa bàn thành phố hải phòng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (825.55 KB, 96 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT

NGUYỄN VĂN HIẾN

BIƯN PH¸P KHáM NGƯờI THEO
LUậT Tố TụNG HìNH Sự VIệT NAM
(Trên cơ sở số liệu thực tiễn tại địa bàn thành phố Hải Phòng)

LUN VN THC S LUT HC

H NI - 2019


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT

NGUYỄN VĂN HIẾN

BIƯN PH¸P KHáM NGƯờI THEO
LUậT Tố TụNG HìNH Sự VIệT NAM
(Trên cơ sở số liệu thực tiễn tại địa bàn thành phố Hải Phòng)
Chuyờn ngnh: Lut hỡnh s v t tng hỡnh sự
Mã số: 8380101.03

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Cán bộ hƣớng dẫn khoa học: TS. PHẠM MẠNH HÙNG

HÀ NỘI - 2019



LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn thạc “Biện pháp khám người theo Luật tố
tụng hình sự Việt Nam (Trên cơ sở số liệu thực tiễn tại địa bàn thành phố
Hải Phịng)” là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu và tài liệu
trong luận án là trung thực và chưa được công bố trong bất kỳ cơng trình
nghiên cứu nào. Tất cả những tham khảo và kế thừa đều được trích dẫn và
tham chiếu đầy đủ.
Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật Đại học quốc gia Hà
Nội xem xét để tơi có thể bảo vệ Luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Ngƣời cam đoan

Nguyễn Văn Hiến


MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục từ viết tắt
Danh mục bảng
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
Chƣơng 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ BIỆN PHÁP KHÁM
XÉT NGƢỜI TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ ................................. 6
1.1.

Khái niệm, đặc điểm của biện pháp khám xét ngƣời ..................... 6


1.1.1. Khái niệm ............................................................................................. 6
1.1.2. Đặc điểm............................................................................................... 9
1.2.

Vai trò của việc quy định biện pháp điều tra khám xét ngƣời
trong luật tố tụng hình sự ................................................................ 14

1.3.

Khái quát lịch sử phát triển của quy định pháp luật tố tụng
hình sự về biện pháp khám xét ngƣời từ năm 1945 đến trƣớc
khi có BLTTHS năm 2015 ............................................................... 16

1.3.1. Từ năm 1945 đến trước khi có BLTTHS năm 1975 .......................... 16
1.3.2.

Từ khi có BLTTHS năm 1988 đến trước khi có BLTTHS năm 2003 ..... 19

1.3.3.

Từ khi có BLTTHS năm 2003 đến trước khi có BLTTHS năm 2015 ..... 22

1.4.

Khái quát biện pháp khám xét ngƣời trong pháp luật tố tụng
hình sự của một số quốc gia trên thế giới....................................... 24

1.4.1. Pháp luật Tố tụng hình sự của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ .................. 24
1.4.2. Pháp luật Tố tụng hình sự của Cộng hịa Liên bang Đức .................. 26
1.4.3. Pháp luật Tố tụng hình sự của Liên bang Nga ................................... 29

1.4.4. Pháp luật tố tụng hình sự của Cộng hòa nhân dân Trung Hoa .......... 31
1.4.5. Pháp luật Tố tụng hình sự của Nhật Bản............................................ 32


Chƣơng 2: QUY ĐỊNH VỀ BIỆN PHÁP KHÁM XÉT NGƢỜI TRONG
BỘ LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ NĂM 2015 VÀ THỰC TIỄN
ÁP DỤNG TRÊN CƠ SỞ SỐ LIỆU THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG....37
2.1.

Quy định về biện pháp khám xét ngƣời trong BLTTHS năm 2015 .. 37

2.1.1. Về căn cứ khám xét người ................................................................. 39
2.1.2. Về thẩm quyền ra lệnh và tiến hành khám xét người ........................ 40
2.1.3. Về trình tự, thủ tục tiến hành khám xét người ................................... 47
2.2.

Thực tiễn áp dụng quy định của BLTTHS về biện pháp khám
xét ngƣời trên cơ sở số liệu thành phố Hải Phòng ........................ 51

2.2.1. Tình hình thực hiện biện pháp khám xét người trên địa bàn thành
phố Hải Phòng giai đoạn 2013-2018.................................................. 51
2.2.2. Những ưu điểm và hạn chế, thiếu sót khi áp dụng biện pháp khám
xét người ............................................................................................. 56
Chƣơng 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ ÁP DỤNG
BIỆN PHÁP KHÁM XÉT NGƢỜI .........................................................65
3.1.

Hoàn thiện quy định về biện pháp điều tra khám xét ngƣời
trong pháp luật tố tụng hình sự ...................................................... 66


3.2.

Tăng cƣờng hợp tác quốc tế về áp dụng biện pháp khám xét
ngƣời trong tố tụng hình sự ............................................................. 78

3.3.

Một số giải pháp khác nâng cao hiệu quả áp dụng biện pháp
khám xét ngƣời trong tố tụng hình sự ............................................ 79

KẾT LUẬN .................................................................................................... 84
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................... 86


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BLTTHS

: Bộ luật tố tụng hình sự

CQĐT

: Cơ quan điều tra

VKS

: Viện kiểm sát


DANH MỤC BẢNG

Số hiệu

Tên bảng

Bảng 2.1

Số vụ khám xét người được tiến hành trong giai đoạn

Bảng 2.2

Trang

2013-2018

53

Số vụ bị khiếu nại, tố cáo trong giai đoạn 2013-2018

54


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
“Nhà nước tơn trọng và bảo đảm các quyền con người, quyền công
dân; chăm lo hạnh phúc, sự phát triển tự do của mỗi người” là nội dung được
xác định trong Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, thể hiện tư
tưởng tôn trọng, bảo đảm quyền con người, quyền công dân của Đảng Cộng
sản Việt Nam. Tư tưởng, nội dung này cũng đã được cụ thể hóa tại Điều 14
Hiến pháp năm 2013 rằng “Quyền con người, quyền công dân chỉ có thể bị
hạn chế theo quy định của luật trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc

phịng, anh ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, sức khỏe cộng đồng”.
Những tư tưởng và quy định này đã đặt ra yêu cầu tất yếu là phải hoàn thiện
pháp luật theo hướng tôn trọng, bảo vệ quyền con người, quyền cơng dân.
Bên cạnh đó, trong tố tụng hình sự các quy định về khám xét người có
vai trị quan trọng trong thực tiễn điều tra. Đây là cơ sở để các cơ quan có
thẩm quyền phát hiện, thu thập chứng cứ, tài liệu liên quan đến vụ án để có
hướng điều tra đúng đắn, từ đó xác định, làm sáng tỏ sự thật khách quan của
vụ án, rút ngắn thời gian điều tra và nâng cao hiệu quả trong việc giải quyết
vụ án hình sự. Nghiên cứu sự phát triển của luật tố tụng hình sự Việt Nam từ
năm 1945 đến nay cho thấy các biện pháp điều tra hình sự nói chung và biện
pháp khám xét người nói riêng có sự kế thừa, phát triển qua từng thời kỳ. Tuy
nhiên, tình hình tội phạm trong thời gian qua, đặc biệt tại địa bàn thành phố
Hải Phòng với nhiều diễn biến phức tạp, tội phạm ngày càng tinh vi xảo quyệt
về thủ đoạn, phương thức và ngày càng nghiêm trọng về tính chất, mức độ
nguy hiểm, thực tiễn áp dụng Bộ luật tố tụng hình sự tại địa phương đã bộc lộ
những điểm bất cập, hạn chế.
Chính vì vậy, việc nghiên cứu biện pháp khám xét người trong Bộ luật

1


tố tụng hình sự trên cơ sở số liệu thành phố Hải Phịng, để từ đó có những giải
pháp hồn thiện pháp luật về biện pháp khám xét người trong tố tụng hình sự,
nâng cao hiệu quả hoạt động áp dụng pháp luật, có ý nghĩa rất quan trọng về
lý luận cũng như thực tiễn. Những phân tích trên đây lý giải cho việc học viên
chọn đề tài “Biện pháp khám người theo Luật tố tụng hình sự Việt Nam
(Trên cơ sở số liệu thực tiễn tại địa bàn thành phố Hải Phòng)” làm luận
văn thạc sĩ luật học của mình.
2. Tình hình nghiên cứu của đề tài
Trong những năm gần đây, biện pháp khám xét người là một biện pháp

điều tra được quan tâm nghiên cứu của các chuyên gia luật học cả về lý luận
lẫn thực tiễn do vai trò quan trọng của khám xét người trong hoạt động điều
tra nhằm tìm kiếm dấu vết tội phạm, vật chứng hoặc tài liệu liên quan đến vụ
án và nguy cơ động chạm đến quyền con người, quyền công dân. Một số cơng
trình tiêu biểu có thể liệt kê như sau:
Về giáo trình, sách chun khảo, có các cơng trình như: PGS.TS
Nguyễn Ngọc Chí, “Chương 11 – Điều tra vụ án hình sự”, Giáo trình luật Tố
tụng hình sự Việt Nam, NXB Đại học quốc gia Hà Nội, 2014; “Giáo trình
khoa học điều tra hình sự: dùng cho các trường Đại học, Cao đẳng Luật, An
ninh, Cảnh sát, Học viện tư pháp”, NXB Giáo dục Việt Nam, Hà Nội 2011;
Phạm Thanh Bình, “Một trăm lời giải đáp về bắt giữ, khám xét”, NXB Công
an nhân dân, Hà Nội 1992; Nguyễn Vạn Nguyên, “Một trăm câu hỏi đáp về
bắt, giam, giữ và khám xét đúng pháp luật”, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội
1995; Nguyễn Mai Bộ, Nguyễn Sĩ Đại, “Biện pháp ngăn chặn và khám xét,
thu giữ, tạm giữ và kê biên tài sản: tìm hiểu pháp luật Tố tụng hình sự Việt
Nam”, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội 2002; Nguyễn Mai Bộ, “Biện pháp
ngăn chặn khám xét và kê biên tài sản trong Bộ luật tố tụng hình sự”, NXB
Tư pháp, Hà Nội 2004.

2


Dưới góc độ bài báo nghiên cứu khoa học, tác giả Nguyễn Thanh Bình,
Ngơ Văn Vịnh cũng có bài viết “Hoàn thiện quy định về khám xét trong bộ
luật tố tụng hình sự năm 2003”, Tạp chí Nhà nước và pháp luật, số 6/2013.
Dưới góc độ nghiên cứu chuyên sâu như luận văn, luận án, học viên
nhận thấy có hai luận văn, cụ thể là: Nguyễn Thị Nhàn, “Biện pháp điều tra
khám xét theo Luật tố tụng hình sự Việt Nam”, Hà Nội 2015; Nguyễn Hoàng
Ly, “Hoạt động khám xét chỗ ở trong Luật tố tụng hình sự Việt Nam (Trên cơ
sở thực tiễn địa bàn tỉnh Thái Nguyên)”, Hà Nội 2016.

Từ những những cơng trình nghiên cứu được khảo sát trên, có thể nhận
thấy rằng, ở nước ta đã có một số cơng trình nghiên cứu về biện pháp khám
xét nói chung và biện pháp khám xét người nói riêng. Tuy nhiên, những
nghiên cứu về đề tài này chủ yếu được thực hiện như một phần nội dung của
sách chun khảo, tham khảo, giáo trình và tạp chí khoa học, trong đó chỉ đề
cập một cách tổng thể, khái quát những vấn đề lý luận chứ chưa nghiên cứu
thực tiễn áp dụng biện pháp khám xét người. Hai nghiên cứu chuyên sâu như
hai luận văn trên thực hiện trên cơ sở nghiên cứu Bộ luật tố tụng hình sự năm
2003, chưa tiếp cận Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015. Đồng thời, hiện nay
chưa có một nghiên cứu nào nghiên cứu thực tiễn áp dụng biện pháp khám xét
người tại thành phố Hải Phịng. Vì vậy, luận văn “Biện pháp khám người
theo Luật tố tụng hình sự Việt Nam (Trên cơ sở số liệu thực tiễn tại địa bàn
thành phố Hải Phòng)” là một đề tài độc lập, khơng có sự lặp lại. Luận văn
đi sâu vào nghiên cứu để tìm ra những tồn tại, hạn chế, đề xuất giải pháp cho
biện pháp khám xét người người trong luật tố tụng hình sự và thực tiễn áp
dụng tại Hải Phịng.
3. Mục đích, nhiệm vụ, phạm vi nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Mục đích của nghiên cứu là nhằm góp phần tiếp tục để hồn thiện một

3


số quy định của Bộ luật tố tụng hình sự về biện pháp khám xét người người
và đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng biện pháp khám xét
người người tại Hải Phòng.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích nghiên cứu trên, nhiệm vụ nghiên cứu đặt ra là:
- Nghiên cứu những vấn đề lý luận về biện pháp khám xét người;
- Nghiên cứu các quy định của Bộ luật tố tụng hình sự hiện hành về

biện pháp khám xét người;
- Phân tích, đánh giá thực tiễn áp dụng các quy định về biện pháp khám
xét người tại Hải Phịng, đồng thời phân tích những tồn tại, hạn chế của việc
áp dụng và nguyên nhân của nó.
- Đưa ra một số kiến nghị hồn thiện quy định về biện pháp khám xét
người trong Bộ luật tố tụng hình sự và một số giải pháp nâng cao hiệu quả áp
dụng biện pháp khám xét người người.
3.3. Phạm vi nghiên cứu
Luận văn được nghiên cứu theo hai phạm vi.
3.3.1. Về không gian
Luận văn nghiên cứu quy định biện pháp khám xét người trong luật tố
tụng hình sự của một số quốc gia trên thế giới như Cộng hòa Liên bang Đức,
Liên bang Nga, Cộng hòa nhân dân Trung Hoa và Nhật Bản để làm cơ sở cho
bài học kinh nghiệm để hoàn thiện pháp luật Việt Nam về biện pháp khám xét
người. Bên cạnh đó, do đề tài nghiên cứu liên quan tới thành phố Hải Phòng
nên cần tập trung khảo sát, thống kê số liệu thực tiễn áp dụng biện pháp khám
xét người trên địa bàn thành phố Hải Phòng.
3.3.2. Về thời gian
Luận văn nghiên cứu những vấn đề lý luận về biện pháp khám xét
người trong luật tố tụng hình sự Việt Nam, tập trung Bộ luật tố tụng hình sự

4


năm 2003 và năm 2015; vấn đề thực tiễn được tiếp cận, phân tích và đánh giá
trong giai đoạn 2013-2018.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu đề tài
Trên cơ sở phương pháp luận từ phép duy vật biện chứng, phép duy vật
lịch sử, trong quá trình nghiên cứu đề tài, học viên đã sử dụng các phương
pháp cụ thể như: sưu tầm tài liệu, phân tích tài liệu, tổng hợp, so sánh, đối

chiếu, thống kê số liệu để tổng hợp các tri thức khoa học và luận chứng các
vấn đề tương ứng với nghiên cứu của học viên.
5. Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung
của luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Một số vấn đề chung về biện pháp khám xét người trong tố
tụng hình sự.
Chương 2: Biện pháp khám xét người trong Bộ luật tố tụng hình sự
năm 2015 và thực tiễn áp dụng trên cơ sở số liệu thành phố Hải Phòng.
Chương 3: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng biện pháp
khám xét người

5


Chương 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ BIỆN PHÁP KHÁM XÉT NGƢỜI
TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ
1.1. Khái niệm, đặc điểm của biện pháp khám xét ngƣời
1.1.1. Khái niệm
Khám xét là một trong những biện pháp điều tra nhằm phát hiện và thu
thập những đồ vật, công cụ, phương tiện phạm tội, tài liệu có liên quan đến vụ
án. Các hoạt động khám xét rất đa dạng bao gồm: khám xét người, ch ở, nơi
làm việc, địa điểm, phương tiện, tài liệu, đồ vật, thư tín, điện tín, bưu kiện,
bưu phẩm, dữ liệu điện tử. Trong đó, biện pháp khám xét người là một trong
các hoạt động của biện pháp khám xét, mang đầy đủ bản chất, đặc điểm của
biện pháp khám xét. Như vậy, để định nghĩa được khám xét người, trước hết
phải tìm hiểu về khám xét nói chung.
Các hoạt động khám xét đã được quy định trong pháp luật tố tụng hình
sự, được các cơ quan có thẩm quyền thực hiện thường xuyên, tuy nhiên, khái

niệm pháp lý về nó chưa được quy định cụ thể trong BLTTHS năm 2015.
Dưới góc độ ngơn ngữ học, khái niệm về khám xét cũng tồn tại nhiều quan
điểm khác nhau, cách định nghĩa khác nhau:
Theo Từ điển tiếng Việt, dưới góc độ pháp lý, “khám” được hiểu là: “Xét,
lục soát để tìm tang chứng của tội lỗi, của hoạt động phạm pháp” [38, tr.230].
Đại từ điển tiếng Việt định nghĩa: “khám xét là lục tìm cái che dấu”
[29, tr.887].
Khám xét là hoạt động nghiệp vụ điều tra của cơ quan có thẩm quyền;
áp dụng nhằm tìm kiếm và thu hồi chứng cứ; phát hiện những người đang bị
truy nã và phát hiện tử thi. Nghiệp vụ khám xét là hoạt động điều tra ban đầu,
được thực hiện trong toàn bộ quá trình tố tụng, bắt đầu từ khi có căn cứ để

6


tiến hành khám xét; trong trường hợp cần kiểm tra, xác minh các tin tức về tội
phạm thì hoạt động này hồn tồn có thể được thực hiện trước khi khởi tố vụ
án hình sự, ví dụ trường hợp bắt quả tang hoặc bắt khẩn cấp.
Theo Giáo trình Luật tố tụng hình sự Việt Nam của Khoa Luật, Đại học
Quốc gia Hà Nội năm 2014 thì:
Khám xét là biện pháp điều tra bằng cách tìm tịi, lục sốt có
định hướng người, ch ở, địa điểm, đồ vật, thư tín, điện tín, bưu
kiện, nhằm thu thập cơng cụ, phương tiện phạm tội, vật mang dấu
vết của tội phạm hoặc những vật, tài liệu khác có liên quan đến vụ
án đang giải quyết hoặc xác chết hay người bị truy nã [7, tr.341].
Giáo trình Khoa học điều tra hình sự của Trường Đại học Luật Hà Nội
năm 2014 định nghĩa:
Khám xét là biện pháp điều tra được tiến hành bằng cách tìm
tịi, lục soát, cưỡng chế người, ch ở, địa điểm, thư tín, bưu kiện,
bưu phẩm nhằm phát hiện, thu giữ cơng cụ, phương tiện phạm tội;

đồ vật, tài sản do người phạm tội mà có, đồ vật tài liệu khác có liên
quan đến vụ án hoặc phát hiện xác chết hay người đang bị truy nã,
người bị bắt cóc [31, tr.149].
PGS.TS. Nguyễn Ngọc Anh định nghĩa về khám xét trong Cuốn Sổ tay
pháp luật của Điều tra viên:
Khám xét là hoạt động điều tra được quy định trong BLTTHS,
do CQĐT tiến hành bằng cách lục soát người, ch ở, ch làm việc,
địa điểm để tìm kiếm dấu vết tội phạm, thu thập tài liệu, vật chứng
hoặc những đồ vật, tài liệu khác có liên quan đến vụ án [1, tr.102].
Về vấn đề này, TS. Trần Quang Tiệp quan niệm trong sách chuyên
khảo Về tự do cá nhân và biện pháp cưỡng chế tố tụng hình sự như sau:

7


Khám xét là biện pháp cưỡng chế trong tố tụng hình sự do cơ
quan có thẩm quyền áp dụng, hạn chế quyền tự do thân thể, quyền
bất khả xâm phạm về ch ở, bí mật thư tín, điện tín của người bị áp
dụng bằng cách tìm tịi, lục sốt người, ch ở, ch làm việc, địa
điểm, đồ vật, thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm nhằm phát hiện,
thu thập công cụ, phương tiện phạm tội, đồ vật, tài sản do phạm tội
mà có, đồ vật, tài liệu khác có liên quan đến vụ án hoặc phát hiện,
bắt người bị truy nã [28, tr. 187].
Các khái niệm về hoạt động khám xét trong các giáo trình và sách
chuyên khảo đã làm rõ hơn về định nghĩa so với các Từ điển; đồng thời, nhấn
mạnh, làm sáng tỏ được bản chất của biện pháp khám xét. Theo đó, bản chất
của hoạt động khám xét là sự tìm tịi, lục sốt, cưỡng chế của các cơ quan có
thẩm quyền đối với những đối tượng nhất định.
Tuy nhiên, cách định nghĩa tại các giáo trình, sách chuyên khảo cũng
tồn tại một số điểm hạn chế. Thứ nhất, hạn chế về việc liệt kê các hoạt động

khám xét; hạn chế này xuất phát từ thời điểm hồn thành của các cơng trình
nghiên cứu. Thời điểm hồn thành các cơng trình nêu trên là thời điểm
BLTTHS năm 2003 đang có hiệu lực; đến nay, BLTTHS năm 2015 đã có
hiệu lực, và bổ sung thêm hai đối tượng của khám xét so với BLTTHS năm
2003, đó là phương tiện và dữ liệu điện tử. Như vậy, các hoạt động khám xét
theo pháp luật hiện hành bao gồm: khám xét người, ch ở, nơi làm việc, địa
điểm, phương tiện, tài liệu, đồ vật, thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm, dữ
liệu điện tử. Thứ hai, các khái niệm chưa đề cập đến các nội dung về căn cứ,
trình tự, thủ tục, thẩm quyền tiến hành khám xét hoặc có đề cập nhưng chưa
đầy đủ. Khái niệm được đề cập trong trong giáo trình Luật tố tụng hình sự
Việt Nam của hai trường đại học đều chưa nêu về thẩm quyền tiến hành khám
xét; còn khái niệm được nêu trong sách chuyên khảo của PGS.TS Nguyễn

8


Ngọc Anh có đề cập đến nhưng chỉ quan niệm thẩm quyền khám xét thuộc về
CQĐT. Theo quy định tại Điều 192 BLTTHS năm 2015 thì ngồi CQĐT, cịn có
các cơ quan khác có thẩm quyền tiến hành khám xét trong phạm vi quyền hạn
của mình theo quy định pháp luật như VKS, Tòa án nhân dân, Biên phòng,…
Như vậy, dưới góc độ khoa học luật tố tụng hình sự, khái niệm về khám
xét có thể được khái quát như sau: Khám xét là một trong các biện pháp điều
tra có tính cưỡng chế trong tố tụng hình sự; do cơ quan có thẩm quyền tiến
hành bằng cách tìm tịi, lục sốt dựa trên căn cứ, thủ tục và trình tự theo quy
định của pháp luật đối với người, chỗ ở, nơi làm việc, địa điểm, phương tiện,
tài liệu, đồ vật, thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm, dữ liệu điện t ; nhằm
phát hiện và thu thập chứng cứ, tài liệu liên quan đến vụ án; phát hiện người
đang bị truy nã, t thi và giải cứu nạn nhân.
Từ những phân tích nêu trên và khái niệm khám xét đã được tổng kết,
có thể rút ra kết luận về khái niệm khám xét người: Khám xét người là một

trong các hoạt động khám xét được quy định trong luật tố tụng hình sự; do cơ
quan có thẩm quyền tiến hành bằng cách tìm tịi, lục sốt trong người, trong
quần áo đang mặc và đồ vật đem theo, dựa trên căn cứ, thủ tục và trình tự
luật định nhằm mục đích phát hiện, thu thập chứng cứ liên quan đến vụ án
hoặc các tài liệu, đồ vật bất hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.
1.1.2. Đặc điểm
Khám xét người có một số đặc điểm như sau:
Thứ nhất, khám xét người là biện pháp điều tra trong tố tụng hình sự
có tính hiệu quả, nhằm mục đích phát hiện, thu thập chứng cứ liên quan đến
vụ án hoặc các tài liệu, đồ vật bất hợp pháp khác theo quy định pháp luật.
Khám xét người được quy định tại Điều 194 BLTTHS năm 2015. Theo
đó, khi khám xét người, cơ quan có thẩm quyền tiến hành lục sốt, tìm tòi
trong người, trong quần áo đang mặc và đồ vật đem theo của bị can, bị cáo,

9


người bị bắt giữ trong trường hợp quả tang hoặc khẩn cấp, người đang bị truy
nã hoặc người có mặt ở nơi đang bị khám xét mà có căn cứ cho rằng người đó
đang giấu trong người đồ vật cần thu giữ, nhằm mục đích phát hiện, thu giữ
những vật chứng và tài liệu liên quan đến vụ án. Các vật chứng, tài liệu thu
thập được là một trong những cơ sở quan trọng làm căn cứ để xác định có hay
khơng hành vi phạm tội; nếu xác định được có hành vi phạm tội, cơ quan có
thẩm quyền kịp thời đưa ra những quyết định trong phạm vi nhiệm vụ, quyền
hạn của mình; từ đó, lập kế hoạch, phương hướng điều tra và tổ chức thực
hiện các hoạt động điều tra phù hợp, từng bước giải quyết và nhanh chóng
làm sáng tỏ sự thật khách quan của vụ án hình sự một cách đầy đủ, tồn diện.
Thứ hai, khám xét người là biện pháp điều tra mang tính cưỡng chế
trong tố tụng hình sự
Theo Từ điển tiếng Việt năm 2003, “cưỡng chế là buộc người khác

phải làm theo những ý nghĩ hoặc hành động của mình” [38, tr.78]. Trong
khoa học pháp lý, cưỡng chế được hiểu là việc căn cứ vào các quy định của
pháp luật để buộc đối tượng bị áp dụng phải tuân theo những mệnh lệnh, yêu
cầu nhất định. Trong pháp luật tố tụng hình sự, có nhiều biện pháp có tính
cưỡng chế khác nhau, như: biện pháp ngăn chặn (giữ người trong trường hợp
khẩn cấp, bắt, tạm giữ, tạm giam, bảo lĩnh, đặt tiền để bảo đảm, cấm đi khỏi
nơi cư trú, tạm hoãn xuất cảnh); biện pháp cưỡng chế (áp giải, dẫn giải, kê
biên tài sản, phong tỏa tài khoản); hoặc các biện pháp điều tra thể hiện tính
cưỡng chế như khám xét, thu giữ, tạm giữ vật chứng, tài liệu có liên quan trực
tiếp đến vụ án,… Khi tiến hành áp dụng các biện pháp có tính cưỡng chế này,
cơ quan có thẩm quyền phải đảm bảo đúng trình tự, thủ tục theo quy định
pháp luật để buộc các đối tượng bị áp dụng phải tuân thủ.
Tính cưỡng chế của biện pháp khám xét người đến từ việc đối tượng
của biện pháp này là con người. Có thể thấy, khám xét người là biện pháp

10


điều tra tác động trực tiếp đến quyền cơ bản của công dân được pháp luật bảo
vệ và ghi nhận tại Hiến pháp năm 2013:
Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được
pháp luật bảo hộ về sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm; không bị
tra tấn, bạo lực, truy bức, nhục hình hay bất kỳ hình thức đối xử
nào khác xâm phạm thân thể, sức khỏe, xúc phạm danh dự, nhân
phẩm [21, Điều 20, Khoản 1].
Tuy nhiên, xuất phát từ tính hiệu quả của biện pháp khám xét người, để
kịp thời phát hiện, ngăn chặn âm mưu, hành động phạm tội, thu thập chứng
cứ, từ đó, có căn cứ để nhanh chóng giải quyết, làm sáng tỏ sự thật khách
quan của vụ án; do vậy, pháp luật tố tụng hình sự quy định quyền khám xét
người của cơ quan có thẩm quyền. Khám xét người chỉ được tiến hành nếu đủ

căn cứ để nhận định trong người của đối tượng khám xét có tài liệu, vật chứng
liên quan đến vụ án; đồng thời, việc khám xét người phải tuân theo trình tự,
thủ tục, nguyên tắc luật định, đây cũng là một trong những đặc điểm cơ bản
của khám xét người sẽ được phân tích ở phần sau.
Đối với những đối tượng bị áp dụng biện pháp khám xét người, bên
cạnh các quyền được pháp luật bảo hộ, cịn có nghĩa vụ phải tn theo các u
cầu của lực lượng tiến hành khám xét. Nếu các đối tượng này có hành vi cản
trở, chống đối hoặc khơng hợp tác thì tùy theo mức độ, tính chất của hành vi
sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Thứ ba, khám xét người phải được tiến hành theo các nguyên tắc nhất định
Như đã phân tích ở những đặc điểm trên, biện pháp khám xét người là
một biện pháp tác động mạnh đến quyền con người, do vậy, khi tiến hành
khám xét người để đảm bảo pháp chế xã hội chủ nghĩa và hiệu quả của biện
pháp khám xét này, cần tuân thủ theo các nguyên tắc sau:

11


Khám xét người dựa trên nguyên tắc cơ bản bảo vệ quyền con người.
Quyền con người đã được ghi nhận và bảo vệ tại Hiến pháp năm 2013;
BLTTHS năm 2015 cũng coi việc đảm bảo quyền này là nguyên tắc quan
trọng của tố tụng hình sự vì quyền con người, quyền và lợi ích hợp pháp của
cá nhân phải được tôn trọng và bảo vệ trong hoạt động tố tụng nói chung và
khám xét người nói riêng:
Khi tiến hành tố tụng, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn
của mình, cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải tôn
trọng và bảo vệ quyền con người, quyền và lợi ích hợp pháp của cá
nhân; thường xuyên kiểm tra tính hợp pháp và sự cần thiết của
những biện pháp đã áp dụng, kịp thời hủy bỏ hoặc thay đổi những
biện pháp đó nếu xét thấy có vi phạm pháp luật hoặc khơng cịn

cần thiết [24, Điều 8].
Khám xét người là một biện pháp điều tra có tình cưỡng chế, với một
bên là Nhà nước mà đại diện là các cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành
tố tụng, cịn bên “yếu thế” là người bị tình nghi, bị can, bị cáo. “Yếu thế” bởi
vì trong quan hệ này, quyền lực Nhà nước nhằm vào họ, và cơ quan, người
đại diện cho quyền lực Nhà nước là những người được trang bị kiến thức
pháp lý, sự chuyên nghiệp, các thiết bị để tiến hành những nghiệp vụ điều tra
cần thiết. Trong khi đó, những người bị áp dụng lại là những người khơng có
hoặc có khơng đầy đủ về kiến thức pháp lý, đơi khi, họ bị động trong tồn bộ
q trình điều tra. Sự mất cân bằng về mặt địa vị pháp lý này có thể dẫn đến
tình trạng lạm quyền của cơ quan, người có thẩm quyền, và đối tượng phải
gánh chịu hậu quả khơng ai khác ngồi những người bị áp dụng. Nguyên tắc
tôn trọng và bảo vệ quyền con người, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân
thể hiện một cách rõ ràng, ưu tiên của sự bảo vệ trong hoạt động tố tụng hình
sự nói chung và hoạt động khám xét người nói riêng là quyền và lợi ích hợp

12


pháp của đối tượng bị áp dụng. Do vậy, việc tuân thủ nguyên tắc này trong
quá trình tiến hành hoạt động khám xét người là hết sức cấp thiết. Nguyên tắc
này địi hỏi những người có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải thường xuyên
kiểm tra tính hợp pháp, tính hợp lý và sự cần thiết của việc áp dụng biện pháp
điều tra khám xét người đã được áp dụng, kịp thời hủy bỏ hoặc thay đổi biện
pháp đó, nếu xét thấy không cần thiết nữa.
Khám xét người phải được tiến hành hợp pháp, đúng trình tự, thủ tục
theo quy định pháp luật. Khi tiến hành khám xét người, cơ quan có thẩm
quyền phải triệt để tuân thủ các quy định của pháp luật. Mọi cuộc khám xét
phải đảm bảo tính hợp pháp về căn cứ, trình tự, thủ tục, thẩm quyền khám xét
người và không được xâm phạm các quyền cơ bản của con người. Nếu thiếu

một trong các yếu tố nêu trên hoạt động khám xét người sẽ khơng được diễn
ra; cơ quan có thẩm quyền vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định pháp luật.
Khám xét người phải đảm bảo yêu cầu về nghiệp vụ là bí mật, bất ngờ,
bảo đảm an tồn cho người thực hiện. Đây là nhân tố cơ bản để hoạt động
khám xét người đạt được mục đích, khi yêu cầu này được thực hiện, tội phạm
sẽ khơng có cơ hội che giấu, tiêu hủy vật chứng, tài liệu có liên quan đến vụ
án. Để đạt được yêu cầu này, cơ quan thi hành lệnh khám phải giữ bí mật chủ
trương, kế hoạch khám xét người, việc chuẩn bị, triển khai các lực lượng bao
vây, giám sát và tạo được yếu tố bất ngờ khi xuất hiện tại nơi cần khám xét.
Ngoài ra, trong quá trình khám xét, các cơ quan này khơng được để lộ bí mật
về thành phần, phương tiện, công cụ h trợ, cách thức hiện và các biện pháp
nghiệp vụ đã được áp dụng, tạo điều kiện thuận lợi cho cơng tác đấu tranh
phịng, chống tội phạm trước mắt và lâu dài.
Trên đây là các đặc điểm cơ bản của khám xét người. Khi nắm vững
được những đặc điểm này, cơ quan có thẩm quyền sẽ dễ dàng phân biệt được
biện pháp khám xét người với các biện pháp điều tra khác, từ đó, vận dụng

13


linh hoạt, sáng tạo, phù hợp với từng tình huống cụ thể trong thực tiễn hoạt
động điều tra.
1.2. Vai trò của việc quy định biện pháp điều tra khám xét ngƣời
trong luật tố tụng hình sự
Bảo đảm quyền con người được thực hiện trong pháp luật tố tụng hình
sự bằng các phương thức, biện pháp khác nhau. Trong đó, các biện pháp quan
trọng nhất là bằng các quy định đúng đắn, hợp lý, khả thi trong pháp luật tố
tụng hình sự và đảm bảo thực hiện các quy định đó trên thực tế.
Thứ nhất, đảm bảo quyền con người trong tố tụng hình sự.
Quyền con người là quyền tự nhiên của con người và không bị tước bỏ

bởi bất kỳ ai và bất kỳ chính thể nào. Việc điều tra trong tố tụng hình sự để
làm sáng tỏ sự thật khách quan của vụ án có liên quan một cách mật thiết,
thiết thực và chặt chẽ với quyền con người, nếu hoạt động điều tra đúng pháp
luật, sẽ bảo vệ được quyền con người, nếu hoạt động này có bất kỳ vi phạm
nào, dù lớn hay nhỏ, nhiều hay ít, đều dẫn đến hệ quả tiêu cực, xâm phạm
quyền con người.
Hệ thống các chuẩn mực tối thiểu về quyền con người trong tố tụng
hình sự được quy định trong nhiều văn kiện quốc tế như: Tuyên ngôn nhân
quyền thế giới năm 1948 (UHDR); Công ước quốc tế về các quyền dân sự,
chính trị năm 1966 (ICCPR); Những nguyên tắc cơ bản trong việc đối xử với
tù nhân; Công ước chống tra tấn, đối xử vô nhân đạo và hạ nhục con người
năm 1985… Quyền con người trong tố tụng hình sự tại hệ thống pháp luật
Việt Nam cũng đã được ghi nhận và đảm bảo trong cả Hiến pháp năm 2013,
BLTTHS năm 2015 và các văn bản pháp luật có liên quan.
Trong tố tụng hình sự, khám xét người là biện pháp điều tra được tiến
hành bởi một bên là đại diện cho quyền lực Nhà nước, còn một bên là đối
tượng chịu sự tác động của biện pháp - thường được coi là bên yếu thế hơn.

14


Sự khác nhau về địa vị pháp lý này rất dễ dẫn đến những hành vi xâm phạm
quyền con người, quyền công dân. Do vậy, BLTTHS năm 2015 quy định cụ
thể về thẩm quyền, căn cứ, trình tự, thủ tục khám xét người đã góp phần hạn
chế sự tùy tiện, lạm quyền của các cơ quan, cá nhân có thẩm quyền trong hoạt
động khám xét người; từ đó, bảo vệ quyền con người, quyền công dân theo
tinh thần của BLTTHS năm 2015: “bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người,
quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước,
quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân,…” [24, Điều 2].
Thứ hai, bảo đảm tính hợp pháp của chứng cứ.

Chứng cứ là những gì có thật, được thu thập theo trình tự,
thủ tục do Bộ luật này quy định, được dùng làm căn cứ để xác
định có hay khơng có hành vi phạm tội, người thực hiện hành vi
phạm tội và những tình tiết khác có ý nghĩa trong việc giải quyết
vụ án [24, Điều 86].
Theo khái niệm nêu trên về chứng cứ thì chứng cứ được coi là hợp
pháp khi đáp ứng đầy đủ các thuộc tính khách quan, tính liên quan và tính
được thu thập hợp pháp. Chứng cứ sẽ mất đi giá trị chứng minh nếu thiếu đi
một trong các thuộc tính này. Đặc biệt, thuộc tính được thu thập hợp pháp là
thuộc tính cần được chú trọng, bởi lẽ, nó dễ bị vi phạm nhất. Theo quy định
tại BLTTHS năm 2015, những chứng cứ được thu thập bằng biện pháp do
pháp luật tố tụng hình sự quy định là đảm bảo tính thu thập hợp pháp; cịn
những tài liệu được thu thập khơng phù hợp với các biện pháp luật định thì sẽ
khơng được dùng làm căn cứ để xác định có hay khơng có hành vi phạm tội.
Một trong các mục đích quan trọng nhất của biện pháp khám xét người
là nhằm tìm kiếm, thu thập chứng cứ để là sáng tỏ sự thật khách quan của vụ
án đầy đủ và tồn diện. Vì vậy, việc quy định chi tiết về biện pháp khám xét
người trong BLTTHS năm 2015 sẽ giúp việc thu thập chứng cứ được chính

15


xác, đúng đắn, đảm bảo giá trị chứng minh cho chứng cứ; hơn nữa, việc quy
định cũng đảm bảo cơ sở pháp lý cho việc áp dụng biện pháp khám xét người
của cơ quan có thẩm quyền.
Thứ ba, góp phần giải quyết vụ án hình sự kịp thời
Thực tế hoạt động điều tra cho thấy, những tài liệu, vật chứng mà cơ
quan có thẩm quyền thu thập được trong quá trình tiến hành khám xét người
là một trong những nguồn chứng cứ quan trọng nhất; đóng vai trị quyết định
đến thời gian và hiệu quả của việc giải quyết vụ án hình sự. Qua việc nghiên

cứu những vật chứng, tài liệu này, cơ quan có thẩm quyền nhanh chóng xác
định được có hay khơng có hành vi phạm tội, chủ thể thực hiện hành vi phạm
tội, cách thức thực hiện hành vi phạm tội,…
Như vậy, việc ghi nhận khám xét người trong BLTTHS năm 2015 đã
giúp cơ quan có thẩm quyền có thêm cơng cụ điều tra, sớm phát hiện, thu thập
vật chứng hoặc tài liệu liên quan đến vụ án, từ đó, xác định được phương
hướng điều tra đúng đắn, rút ngắn thời gian điều tra và nâng cáo hiệu quả
trong việc giải quyết vụ án.
1.3. Khái quát lịch sử phát triển của quy định pháp luật tố tụng
hình sự về biện pháp khám xét ngƣời từ năm 1945 đến trƣớc khi có
BLTTHS năm 2015
1.3.1. Từ năm 1945 đến trước khi có BLTTHS năm 1975
Q trình phát triển của các quy định về khám xét người gắn liền với
quá trình xây dựng và hồn thiện của pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam.
Năm 1945, cách mạng tháng Tám thành công, đánh dấu sự ra đời của pháp
luật xã hội chủ nghĩa, tuy nhiên, thời gian này, nước ta chưa có BLTTHS
thống nhất, pháp luật tố tụng hình sự chỉ bao gồm những văn bản đơn hành,
riêng lẻ,… Các văn bản pháp luật ban hành trước năm 1957 về cơ bản chưa đề
cập đến các quy định về khám xét người.

16


Trước yêu cầu của cách mạng và nhu cầu dân quyền, Hiến pháp năm
1946 và sau đó là Hiến pháp năm 1959 đã có những quy định tương đối rõ
ràng về một số nội dung cốt lõi để bảo vệ quyền cơng dân trong q trình giải
quyết vụ án hình sự, tạo cơ sở cho việc xây dựng các quy định về khám xét
người sau này. Cụ thể: Hiến pháp năm 1946 quy định: “Tư pháp chưa quyết
định thì khơng được bắt bớ và giam cầm người công dân Việt Nam. Nhà ở và
thư tín của cơng dân Việt Nam không ai được xâm phạm một cách trái pháp

luật” [14, Điều 11]; Hiến pháp năm 1959 ghi nhận: “Quyền bất khả xâm
phạm về thân thể của công dân nước Việt Nam dân chủ cộng hồ được bảo
đảm. Khơng ai có thể bị bắt nếu khơng có sự quyết định của Toà án nhân dân
hoặc sự phê chuẩn của viện kiểm sát nhân dân.” [15, Điều 27].
Dựa trên tinh thần của Hiến pháp, khám xét người với đặc điểm là biện
pháp có tính cưỡng chế tố tụng hình sự lần đầu tiên được quy định tại Luật số
103/SL/L.005 ngày 20/5/1957 quy định về quyền tự do thân thể và quyền bất
khả xâm phạm đối với nhà ở, đồ vật, thư tín của nhân dân. Ngày 10/7/1957,
Thủ tướng Chính phủ ban hành Nghị định số 301-TTg quy định chi tiết thi
hành Luật số 103/SL/L.005 ngày 20/5/1957 bảo đảm quyền tự do thân thể và
quyền bất khả xâm phạm đối với nhà ở, đồ vật, thư tín của nhân dân, lần đầu
tiên ghi nhận một số nội dung liên quan đến hoạt động khám xét người với
nội dung cụ thể như sau:
Thẩm quyền khám xét ngƣời trong các trường hợp thông thường
thuộc về: Cơng tố ủy viên, Phó Cơng tố ủy viên, Thẩm phán Tòa án nhân dân
tỉnh hoặc thành phố trở lên (được tạm ủy quyền giữ nhiệm vụ công tố); Chánh
án, Phó Chánh án, Thẩm phán Tịa án nhân dân tỉnh hoặc thành phố trở lên
(được ủy quyền làm chủ tọa phiên tòa đối những vụ án đem xét xử tại phiên
tịa ấy); Cục trưởng hoặc Cục phó Cục qn pháp; Cơng tố ủy viên hoặc Cơng
tố ủy viên Tịa án binh các cấp, cán bộ công tố (được ủy nhiệm giữ nhiệm vụ

17


cơng tố); Chánh án, Phó Chánh án, cán bộ thẩm phán (được ủy nhiệm làm chủ
tọa phiên tòa); Những người thi hành lệnh viết của các cán bộ tư pháp nêu
trên [27, Điều 12, 13, 14].
Thẩm quyền khám xét ngƣời trong các trƣờng hợp đặc biệt: Trong
trường hợp phạm pháp quả tang, trường hợp khẩn cấp hoặc có triệu chứng
phạm pháp, trường hợp đang tiến hành điều tra vụ án mà can phạm đang bị tạm

giữ, hoặc tạm giam, hoặc trong trường hợp được ủy quyền điều tra toàn bộ vụ
phạm pháp, thì tùy trường hợp mà thẩm quyền thuộc về: Thẩm phán Tòa án
nhân dân huyện, châu trở lên; Cán bộ cơng tố của Tịa án binh; Nhân viên và
cán bộ công an; chiến sĩ và cán bộ bộ đội bảo vệ; bộ đội biên phòng; chiến sĩ
và bộ đội quốc phịng làm nhiệm vụ bảo vệ; Trưởng cơng an huyện, châu; Phó
cơng an huyện, châu; Trưởng đồn, Phó Trưởng đồn công an trở lên hoặc những
nhân viên thi hành lệnh viết của các cán bộ nêu trên [27, Điều 15, 16, 17]. Ủy
ban hành chính xã trong khi làm nhiệm vụ tư pháp, Trưởng cơng an và Phó
Trưởng cơng an xã có quyền khám xét người đối với người phạm pháp quả
tang xảy ra trong xã mình [27, Điều 18].
Trình tự, thủ tục khám xét ngƣời được điều chỉnh chi tiết tại Nghị
định số 301-TTg ngày 10/7/1957 của Thủ tướng Chính phủ như sau: “Việc
khám người, đồ vật, nhà ở của người phạm pháp có thể tiến hành bất cứ lúc
nào ban ngày cũng như ban đêm. Khi khám người một phụ nữ phạm pháp cần
có một phụ nữ khám ở một nơi kín đáo” [27, Điều 20].
Năm 1975, đất nước hoàn toàn thống nhất, bước vào thời kỳ quá độ lên
chủ nghĩa xã hội. Trong thời kỳ chờ đợi thống nhất về mặt Nhà nước (từ
30/4/1975 đến 29/6/1976), ở miền Nam Việt Nam, Nhà nước Cộng hòa đã
ban hành một số văn bản Luật tố tụng hình sự đơn lẻ. Trong đó, Sắc luật số
02/SL-76 ngày 15/3/1976 do Hội đồng Chánh phủ cách mạng lâm thời Cộng
hòa miền Nam Việt Nam ban hành quy định việc bắt, giam, khám người,

18


×