Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG DẠY HỌC MÔN TOÁN Ở TRƯỜNG THCS

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.16 MB, 16 trang )

Đề tài: MỘT SỐ ỨNG DỤNG HỖ TRỢ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TRỰC TIẾP VÀ TRỰC TUYẾN ĐỐI VỚI MÔN TOÁN
Ở TRƯỜNG THCS

Sáng Kiến Kinh Nghiệm:

MỘT SỐ ỨNG DỤNG HỖ TRỢ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
TRỰC TIẾP VÀ TRỰC TUYẾN ĐỐI VỚI MƠN TỐN Ở
TRƯỜNG THCS
Người viết: VÕ VŨ VI
(GIÁO VIÊN TRƯỜNG THCS LÊ HỒNG PHONG)

A. PHẦN MỞ ĐẦU:
I. Lý Do Chọn Đề Tài:
Trong thời đại bùng nổ công nghệ thông tin, hầu hết tất cả các ngành nghề
trong tất cả các lĩnh vực đều ứng dụng công nghệ thông tin vào sản xuất, kinh
doanh. Ngành Giáo dục của nước ta cũng không ngoại lệ. Việc ứng dụng công nghệ
thông tin vào dạy học trực tiếp trên lớp cũng như học trực tuyến thật sự cần thiết
trong thời đại hiện nay. Đặc biệt hơn, trong thời gian gần đây, đại dịch bùng phát,
các trường học phải tạm thời nghỉ học trong thời gian dài làm ảnh hưởng đến việc
học của con em. Nên việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học là việc làm
vô cùng cần thiết, giúp cho việc học của con em không bị gián đoạn trong thời gian
nghỉ học để tránh thiên tai, dịch bệnh.
Trong quá trình sử dụng phương pháp dạy học theo nhóm, lấy người học làm
trung tâm, bản thân nhận ra nhiều vấn đề cần phải khắc phục. Qua thời gian tìm tịi,
nghiên cứu học hỏi, một ý tưởng mới được hình thành từ việc sử dụng ứng dụng
mạng xã hội Zalo, kết hợp với màn hình tivi cỡ lớn mà nhà trường đã lắp đặt ở mỗi
phòng học. Với điều kiện thuận lợi đó tơi vừa thử nghiệm, vừa đúc kết, vừa bổ sung
vào phương pháp dạy học theo nhóm để khắc phục những khó khăn đã nêu ở trên.
Tơi ghi chép tỉ mỉ lại những việc mình đã làm đối với học sinh khối 7, 8 Trường
THCS Lê Hồng Phong từ đầu năm học 2019-2020 đến nay. Hi vọng đây là một
sáng kiến kinh nghiệm “Một số ứng dụng hỗ trợ phương pháp dạy học trực tiếp và


trực tuyến đối với mơn tốn ở trường THCS”.
II. Mục Tiêu, Nhiệm Vụ Của Đề Tài:
Mục tiêu của đề tài này là sử dụng các ứng dụng như Zalo, i-Pro4 kết hợp
với các thiết bị như bảng vẽ điện tử, máy chiếu, smartphone, laptop, mạng internet
có sẵn để bổ sung vào phương pháp dạy học theo nhóm để đạt hiệu quả cao hơn,
tiết kiệm chi phí, thời gian, cơng sức chuẩn bị đồng thời tạo niềm vui, hứng thú
trong học tập cho học sinh, giúp học sinh làm việc theo nhóm một cách hiệu quả
hơn.
Trong đề tài này tơi tập trung trình bày một số nhiệm vụ cơ bản sau:
Võ Vũ Vi – Giáo viên Trường THCS Lê Hồng Phong
1


Đề tài: MỘT SỐ ỨNG DỤNG HỖ TRỢ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TRỰC TIẾP VÀ TRỰC TUYẾN ĐỐI VỚI MÔN TOÁN
Ở TRƯỜNG THCS

 Thứ nhất: Sử dụng mạng xã hội Zalo để lấy kết quả hoạt động nhóm của học
sinh;
 Thứ hai: Sử dụng ứng dụng I-Pro4 kết hợp với bảng vẽ điện tử để chỉnh sửa
kết quả hoạt động nhóm của học sinh;
 Thứ ba: Một số ví dụ minh họa cho việc kết hợp các ứng dụng nêu trên
 Thứ ba: Tạo bài trắc nghiệm bằng trang web kahoot.com để bổ sung vào
phương pháp kiểm tra đánh giá học sinh;
 Thứ năm: Mở rộng ứng dụng sang dạy học trực tuyến
Thông qua đề tài này bản thân người viết cũng muốn gửi đến các đồng
nghiệp một ý tưởng mới để bổ sung vào một phương pháp sẵn có bằng việc ứng
dụng CNTT trong dạy học các mơn nói chung và bộ mơn tốn nói riêng nhằm trao
đổi kinh nghiệm khi gặp phải một vấn đề khó khăn nào đó trong q trình truyền
thụ kiến thức để cuối cùng tất cả các em HS thân yêu của chúng ta được lĩnh hội tri
thức một cách trọn vẹn hơn.

III. Đối Tượng Nghiên Cứu:
Học sinh khối 7; 8 ở trường THCS
IV. Giới Hạn Nghiên Cứu:
Tháng 9 năm học 2019-2020 đến tháng 03 năm học 2020-2021
V. Phương Pháp Nghiên Cứu:
Thông qua phương pháp nghiên cứu thực tiễn: tổng kết kinh nghiệm giáo
dục, kiểm nghiệm, thử nghiệm để từ đó đúc kết thành một phương pháp chung để
việc dạy học đạt hiệu quả cao hơn.
B. PHẦN NỘI DUNG:
I. Cơ Sở Lý Luận Của Vấn Đề:
Trong q trình nghiên cứu về nhóm phương pháp dạy học tích cực thì tổ
chức dạy hoc theo nhóm có khả năng vượt trội hơn các phương pháp khác và bản
thân nó có nhiều khả năng phát huy được tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo,
lấy người học làm trung tâm. Cho nên việc vận dụng phương pháp dạy học theo
nhóm trong tiết học, hạn chế kiểu dạy học đọc chép khơng cịn là vấn đề nên hay
không nên làm, mà chúng ta cần phải thường xuyên áp dụng trong quá trình dạy
học. Tuy nhiên, phần lớn giáo viên còn ngại vận dụng hoặc vận dụng rất lúng túng
trong phương pháp này bởi vì phương pháp này gây tốn kém và mất thời gian trong
khi mỗi tiết học chỉ 45 phút.
Việc bổ sung thêm ứng dụng Zalo để đưa nội dung thảo luận của các nhóm
lên màn hình trình chiếu và chỉnh sửa kết quả của hoạt động đó là một việc làm rất
cần thiết để hồn thiện phương pháp dạy học nhóm, giúp cho bản thân nó trở nên
Võ Vũ Vi – Giáo viên Trường THCS Lê Hồng Phong
2


Đề tài: MỘT SỐ ỨNG DỤNG HỖ TRỢ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TRỰC TIẾP VÀ TRỰC TUYẾN ĐỐI VỚI MÔN TOÁN
Ở TRƯỜNG THCS

linh hoạt hơn, tiết kiệm được nhiều thời gian và chi phí; giúp học sinh tiếp nhận

được nhiều khối lượng kiến thức hơn. Nó cịn giúp cho việc tương tác giữa thầy và
trò đạt hiệu quả cao hơn, chú trọng vào việc học sinh tự tìm tịi, khám phá theo gợi
ý của người dạy để người học hình thành ý tưởng giải quyết những vấn đề lớn hơn.
Như vậy với mục tiêu nâng cao chất lượng đào tạo, đổi mới phương pháp
giảng dạy thì một trong những biện pháp để dạy học theo nhóm đạt hiệu quả cao là
biết sử dụng thành thạo phương pháp dạy học theo nhóm kết hợp với các cơng cụ
truyền nội dung thảo luận của học sinh lên các màn chiếu và nhận xét, chỉnh sửa
chúng.
II. Thực Trạng Của Vấn Đề:
Qua nhiều năm áp dụng phương pháp dạy học theo nhóm tơi nhận thấy có
những thuận lợi và khó khăn như sau:
o Thuận lợi:
Xu hướng nghiên cứu, làm việc hiện nay của nhân loại là cùng nhau hợp tác,
cùng nhau phát triển. Khi khoa học kỹ thuật phát triển thì yêu cầu làm việc theo
nhóm là điều rất cần thiết vì trong cuộc sống, làm việc theo nhóm có thể tập trung
được những mặt mạnh của từng người và bổ sung, hoàn thiện, khắc phục được
những điểm yếu của mỗi cá nhân đó.
Nhiều phần mềm rất thích hợp để áp dụng trong quá trình dạy học nếu biết
cách khai thác chúng.
Ngành giáo dục cũng khuyến khích nhà trường, giáo viên ứng dụng cơng
nghệ thơng tin trong tiết dạy.
o Khó khăn:
+/ Dạy học theo nhóm có thể gây ồn ào trong lớp khó kiểm soát.
+/ Với thời lượng 45 phút mỗi tiết học, giáo viên vừa hình thành kiến thức
mới cho học sinh, vừa tổ chức hoạt động nhóm cho nhiều mục, nhiều bài tập sẽ
khơng hiệu quả vì sẽ rất mất thời gian. Lúc này hoạt động nhóm sẽ khơng cịn hiệu
quả như mong muốn và chỉ mang tính hình thức, qua loa.
+/ Trong nhóm có thể có một số học sinh tích cực, có một số khác ỷ lại vào
các bạn trong nhóm. Nhiều em học yếu kém thì hầu như khơng biết làm gì.
+/ Nếu thực hiện hoạt động nhóm bằng cách cho học sinh viết trên giấy roki

rồi dán lên bảng thì phải chuẩn bị nhiều và gây tốn kém cho học sinh.
+/ Bản thân đã từng áp dụng phương pháp học tập nhóm bằng cách sử dụng
máy chiếu vật thể được Sở Giáo dục cấp, cũng chia ra 6 nhóm. Mỗi nhóm được
phát một phiếu giấy A4 chứa nội dung bài tập để các nhóm hoạt động, sau đó giáo
viên sẽ chiếu lên màn chiếu hoặc tivi bằng máy chiếu vật thể nhưng cách làm đó
Võ Vũ Vi – Giáo viên Trường THCS Lê Hồng Phong
3


Đề tài: MỘT SỐ ỨNG DỤNG HỖ TRỢ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TRỰC TIẾP VÀ TRỰC TUYẾN ĐỐI VỚI MÔN TỐN
Ở TRƯỜNG THCS

khơng thực sự hiệu quả vì rất mất thời gian trong việc trình chiếu, nhận xét và sửa
chữa kết quả hoạt động,…
Trong thời gian vừa tìm hiểu vừa thực nghiệm, bản thân thấy ứng dụng zalo và
I-pro 4 kết hợp với bảng vẽ điện tử đã khắc phục được những khó khăn trên.
III. Nội Dung Và Hình Thức Của Giải Pháp:
3.1. Mục tiêu của giải pháp
Với những lí do trên, tôi đã áp dụng một số phương tiện như máy tính,
smartphone, màn hình tivi, máy chiếu, bảng viết điện tử kết hợp với các ứng dụng
như Zalo, I-pro 4, trang web tạo bài trắc nghiệm kahoot.com và các kỹ năng cần
thiết để thực hiện trong mỗi tiết dạy sao cho đạt hiệu quả nhất.
3.2. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp:
3.2.1. Sử dụng mạng xã hội Zalo để bổ sung vào phương pháp dạy học theo
nhóm:
Để sử dụng được Zalo vào phương pháp dạy học theo nhóm thì chúng ta cần
phải chuẩn bị các cơng cụ như laptop, smartphone, màn hình tivi cỡ lớn (máy
chiếu), mạng 4g (nếu nhà trường chưa phủ sóng wifi đến vị trí lớp học). Chúng ta
sẽ tận dụng một cơng cụ trên Zalo đó là mục truyền file, ta sẽ truyền file hình ảnh
được chụp từ smartphone lên laptop rồi trình chiếu lên màn chiếu. Để làm được

điều đó, ta cần thực hiện các bước sau:
Bước 1: Đảm bảo rằng smartphone và laptop đều có thể kết nối internet. Nếu
điều kiện nhà trường chưa phủ sóng wifi đến tất cả các phịng học thì ta có thể đăng
kí một gói 4g trên smartphone. Với gói dữ liệu đó ta sẽ biến chiếc smartphone làm
điểm phát sóng wifi để cho laptop sử dụng.
Tham khảo cách phát sóng wifi bằng smartphone tại trang web:
/>
Bước 2: Trên smartphone và trên laptop chúng ta đều cài đặt ứng dụng zalo
và sử dụng cùng một tài khoản để đăng nhập.
Bước 3: Sau khi đã đăng nhập vào Zalo của smartphone và Zalo của laptop
với cùng một tài khoản, trên smartphone tại thẻ tin nhắn có dấu cộng phía trên bên
phải, ta bấm vào và chọn mục truyền file, tiếp đến là soạn tin nhắn bằng cách chụp
ảnh bài làm của học sinh và gửi như hình sau:

Võ Vũ Vi – Giáo viên Trường THCS Lê Hồng Phong
4


Đề tài: MỘT SỐ ỨNG DỤNG HỖ TRỢ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TRỰC TIẾP VÀ TRỰC TUYẾN ĐỐI VỚI MÔN TOÁN
Ở TRƯỜNG THCS

Lúc này ứng dụng Zalo trên laptop cũng có mục truyền file tại thẻ tin nhắn.
Khi mở ra ta sẽ có được file hình ảnh vừa gửi từ smartphone.
Với cách truyền file hình ảnh trên là cách cơng khai kết quả của hoạt động
nhóm mà khơng cần phải đại diện nhóm trưởng lên trình bày bằng cách viết bảng
nữa, nó cũng thể hiện được sự tương tác qua lại giữa người dạy và người học; giữa
các nhóm với nhau để từ đó các nhóm cùng nhau thảo luận, rút ra nhận xét và đi
đến kết quả hoàn chỉnh. Ứng dụng Zalo có một ưu điểm vượt trội là truyền file rất
nhanh chóng và giữ độ sắc nét của file ảnh.
Tuy nhiên, trong q trình thực hiện có một trăn trở cần được giải quyết đó là

khi kết quả hoạt động nhóm chưa chính xác, ta khơng thể chỉnh sửa được nội dung
của file ảnh đó. Nếu phải trình bày trên bảng một lần nữa thì sẽ tốn thêm thời gian.
Ứng dụng Zalo lúc này trở nên dư thừa.
Trước đây, khi chưa áp dụng ứng dụng Zalo thì tơi cũng đã sử dụng máy
chiếu vật thể, về cơ bản đã giải quyết được trăn trở trên vì khi chiếu trực tiếp bài
làm của học sinh lên màn hình thì ta có thể chỉnh sửa trực tiếp kết quả hoạt động
đó. Nhưng với máy chiếu vật thể cũng có những mặt hạn chế như giá thành quá
cao, nhà trường chỉ có một máy chiếu trong khi có 20 lớp, nếu tất cả giáo viên của
nhà trường đều dạy học theo nhóm thường xun thì khơng đáp ứng đủ. Ngồi ra,
khi chúng ta đặt kết quả hoạt động nhóm để máy chiếu soi, thảo luận, chỉnh sửa
cũng gây mất thời gian, gây lúng túng. Kết quả là khối lượng kiến thức nhận được
không nhiều. Để khắc phục những nhược điểm trên, một giải pháp được đặt ra là sử
dụng ứng dụng I-Pro 4 kết hợp với bảng vẽ điện tử thì mọi việc khó khăn nêu trên
hồn tồn có thể giải quyết được.
3.2.2. Sử dụng ứng dụng I-Pro 4 kết hợp bảng vẽ điện tử để thao tác trên các
kết quả của hoạt động nhóm:
Ứng dụng I-Pro 4 giúp chúng ta lấy bất kì nội dung hiển thị trên máy tính và
viết trực tiếp vào cửa sổ của ứng dụng thông qua bảng vẽ điện tử. Ứng dụng bao
Võ Vũ Vi – Giáo viên Trường THCS Lê Hồng Phong
5


Đề tài: MỘT SỐ ỨNG DỤNG HỖ TRỢ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TRỰC TIẾP VÀ TRỰC TUYẾN ĐỐI VỚI MÔN TOÁN
Ở TRƯỜNG THCS

gồm một cửa sổ làm việc và một hình trịn gồm các thanh cơng cụ có các chức năng
chính như hình dưới đây.
a. Nhóm chức năng thay đổi chế độ gồm:
+/ Mở rộng ghi chú : Sau khi sử dụng hết phần cửa sổ
soạn thảo ta dùng công cụ này để mở rộng thêm cửa sổ đó

+/ Chọn đối tượng
: Chọn đối tượng để thực hiện các
thao tác như xóa, sao chép, di chuyển, thay đổi độ lớn,…
+/ Chế độ windows : Thoát ra khỏi cửa sổ của ứng
dụng để chụp một phần hoặc toàn phần tài liệu được hiển thị
trên màn hình windows. Sau khi ra được cửa sổ windows thì ở
bên trái cửa sổ windows gồm cơng cụ chụp tồn bộ màn hình,
chụp một phần (kéo thả chuột vùng cần chụp, chọn yes để
chụp tiếp hoặc chọn No để đưa ảnh chụp vào cửa sổ I-pro 4)
và công cụ đưa về cửa sổ I-pro nếu không muốn chụp ảnh.
+/ Chế độ thơng minh : Thốt ra khỏi cửa sổ của ứng
dụng để viết trực tiếp trên màn hình windows
b. Nhóm chức năng các cơng cụ vẽ:
Dùng để chọn loại bút vẽ, chế độ nổi, vẽ đoạn thẳng,
hình chữ nhật, hình trịn, …
c. Nhóm chức năng màu vẽ và nét bút vẽ:
Dựa vào nền bảng mà ta đã chọn (nháy phải chuột
và cơng cụ hình trịn và chọn cài đặt) ta có thể chọn màu
vẽ và nét bút vẽ phù hợp.

d. Nhóm chức năng tẩy xóa:
Dùng để tẩy xóa một đối tượng, một khu vực hoặc
xóa tất cả các đối tượng.

e. Nhóm chức năng ghi chú, tài liệu và tranh ảnh:
Võ Vũ Vi – Giáo viên Trường THCS Lê Hồng Phong
6


Đề tài: MỘT SỐ ỨNG DỤNG HỖ TRỢ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TRỰC TIẾP VÀ TRỰC TUYẾN ĐỐI VỚI MÔN TOÁN

Ở TRƯỜNG THCS

+/ Tạo ghi chú mới
: Trong bài dạy có nhiều hoạt động nhóm khác nhau,
ta có thể tạo nhiều ghi chú mới. Mỗi ghi chú là một hoạt động. Để quay lại hoặc
đến ghi chí mới thì ta chọn nút mũi tên ,
+/ Chọn bảng phù hợp môn học, nội dung học , , , , : Ta có thể
chọn một trong các loại bảng sau như bảng xanh, bảng dạy nhạc, bảng dạy tiếng
anh, bảng có kẻ ô li, bảng vẽ đồ thị phù hợp với đối tượng thực hiện.
+ Một số chức năng nhập tài liệu từ các chương trình, bộ office, chèn tranh
ảnh, và xóa bớt bảng ghi chú.
Việc kết hợp giữa zalo, I-pro 4 và bảng vẽ điện tử hỗ trợ rất tốt cho các
phương pháp dạy học dạy học, dặc biệt là phương pháp dạy học chia nhóm nhỏ.
Mọi thao tác trên đó đều được thực hiện một cách dễ dàng, tạo hứng thú học tập
cho học sinh, giúp các em hình thành thêm năng lực tin học. Sau đây là một số ví
dụ minh họa hoạt động nhóm có sử dụng bộ ba zalo, i-pro 4 và bảng vẽ điện tử
3.2.3. Một số ví dụ về việc kết hợp bộ ba ứng dụng Zalo, I-Pro 4, bảng vẽ
điện tử hỗ trợ cho phương pháp dạy học trực tiếp trên lớp và dạy học trực tuyến:
3.2.3.1. Ví dụ 1:
Dẫn dắt học sinh vào bài mới: Định lí Py-ta-go (sgk-tr129-lớp 7-tập 1)
GV: Chia học sinh làm 4 nhóm hoạt động theo yêu cầu: Vẽ một tam giác vng có
các cạnh góc vng bằng 3cm và 4cm. Đo và cho biết độ dài cạnh huyền? (các
nhóm thực hiện dưới lớp)
Sau khi các nhóm hoạt động, GV chụp kết quả hoạt động của các nhóm bằng
Smartphone và truyền file lên máy tính thơng qua cơng cụ zalo, khi đó trên máy
tính ta sẽ nhận được kết quả tức thời, lúc này ta sử dụng tiếp công cụ I-pro 4 để
chụp kết quả và chuyển sang cửa sổ làm việc của nó như hình dưới đây:

Võ Vũ Vi – Giáo viên Trường THCS Lê Hồng Phong
7



Đề tài: MỘT SỐ ỨNG DỤNG HỖ TRỢ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TRỰC TIẾP VÀ TRỰC TUYẾN ĐỐI VỚI MÔN TOÁN
Ở TRƯỜNG THCS

GV: Cho học sinh trả lời các câu hỏi sau:
+/ 52 = ?; 32 + 42 = ?; So sánh 52 và 32 + 42 ?
Trong quá trình HS trả lời câu hỏi, GV có thể ghi trực tiếp câu trả lời lên cửa sổ của
ứng dụng I-Pro 4 như hình sau:

Từ kết quả hoạt động trên, GV giới thiệu bài mới: Đẳng thức 52 = 32 + 42 là mối
liên hệ giữa độ dài ba cạnh của một tam giác vng, đã được nhà tốn học Pyta-go chứng minh. Người ta đặt tên là định lí Py-ta-go. Định lí này được phát
biểu như thế nào và có ứng dụng ra sao, đó chính là nội dung của bài học hơm
nay. Tiết 37. Định lí Py-ta-go

Võ Vũ Vi – Giáo viên Trường THCS Lê Hồng Phong
8


Đề tài: MỘT SỐ ỨNG DỤNG HỖ TRỢ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TRỰC TIẾP VÀ TRỰC TUYẾN ĐỐI VỚI MÔN TỐN
Ở TRƯỜNG THCS

3.2.3.2. Ví dụ 2:
Cho học sinh hoạt động nhóm ?2 bài Định lí Pytago SGK tốn 7 tập 1 để
hình thành định lí. Vì phần này là mục giảm tải, học sinh tự thực hiện ở nhà, nên đã
yêu cầu các em chuẩn bị trước ở nhà các mảnh ghép và vẽ hai hình vng trên giấy
A4 và thực hiệp ghép trên lớp.
Sau khi đã đưa kết quả hoạt động nhóm vào cửa sổ I-pro 4 thì tơi dẫn dắt hs

để hình thành kiến thức mới bằng cách trả lời các câu hỏi như sau (GV vừa hỏi vừa

dùng bút vẽ điện tử ghi trực tiếp trên cửa sổ ứng dụng):

Võ Vũ Vi – Giáo viên Trường THCS Lê Hồng Phong
9


Đề tài: MỘT SỐ ỨNG DỤNG HỖ TRỢ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TRỰC TIẾP VÀ TRỰC TUYẾN ĐỐI VỚI MÔN TỐN
Ở TRƯỜNG THCS

+ Hình vng cạnh c có diện tích là bao nhiêu?
TL: c2
+ Hình vng cạnh a có diện tích là bao nhiêu?
TL: a2
+ Hình vng cạnh b có diện tích là bao nhiêu?
TL: b2
+ So sánh c2 và a2 + b2
TL: Vì hai hình vng đều có cạnh a+b nên có diện tích bằng nhau. Mà tổng diện
tích của bốn hình tam giác ở hình 121 bằng tổng diện tích của bốn hình tam giác ở
hình 122 nên diện tích phần bìa khơng bị che lấp ở hình 121 bằng tổng diện tích hai
phần bìa khơng bị che lấp ở hình 122. Tức là c2 = a2 + b2
+ Qua phần thực hành này, ta rút ra nhận xét gì?
TL: Trong một tam giác vng, bình phương của cạnh huyền bằng tổng các bình
phương của hai cạnh góc vng.
3.2.3.3. Ví dụ 3:
Minh họa video hướng dẫn học sinh làm bài 53 trang 34 sgk toán 8 tập 2 tại địa chỉ
/>
Từ đây, để dạy trực tuyến ta chỉ cần sử dụng các giải pháp trên kết hợp với
các ứng dụng hội thảo trực tuyến như zoom, google meet, Microsoft team,… và tạo
Võ Vũ Vi – Giáo viên Trường THCS Lê Hồng Phong
10



Đề tài: MỘT SỐ ỨNG DỤNG HỖ TRỢ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TRỰC TIẾP VÀ TRỰC TUYẾN ĐỐI VỚI MÔN TOÁN
Ở TRƯỜNG THCS

bài trắc nghiệm trực tuyến trên trang web kahoot.com thì việc dạy học trực tuyến
khơng cịn là vấn đề khó khăn nữa.
3.2.4. Tạo bài trắc nghiệm trên trang Kahoot.com để bổ sung vào phương
pháp kiểm tra đánh giá học sinh.
Sau khi học xong bài học, giáo viên có thể kiểm tra đánh giá năng lực học
sinh bằng cách tổ chức thành các nhóm, cá nhân để trả lời các câu hỏi trắc nghiệm
trên trang web kahoot.com. Trang web sẽ tự chấm điểm, thống kê kết quả làm bài
của các nhóm, cá nhân đó.
Có hai cách kiểm tra đánh giá đó là tổ chức trực tiếp hoặc chỉ định một
khung giờ cụ thể.

3.3. Kết quả khảo nghiệm, giái trị khoa học của vấn đề nghiên cứu, phạm
vi và hiệu quả ứng dụng
Việc áp dụng các giải pháp nêu trên vào thực tế dạy học, tôi nhận thấy các
giải pháp này cũng có những hiệu quả nhất định như:
Phù hợp với xu hướng phát triển chung của nhân loại – Tất cả các lĩnh vực
ngành nghề dần dần chuyển sang số hóa.
Hỗ trợ đắc lực cho các phương pháp dạy học trực tiếp trên lớp và học trực
tuyến trong tương lai.
Tạo năng lực tin học cho học sinh, góp phần xây dựng thế hệ tương lai làm
chủ công nghệ.
Võ Vũ Vi – Giáo viên Trường THCS Lê Hồng Phong
11



Đề tài: MỘT SỐ ỨNG DỤNG HỖ TRỢ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TRỰC TIẾP VÀ TRỰC TUYẾN ĐỐI VỚI MÔN TOÁN
Ở TRƯỜNG THCS

Tạo hứng thú học tập cho học sinh, giúp các em tự giác hơn trong học tập.
Qua số liệu khảo sát năng lực đầu năm với 02 lớp tốn mà bản thân đang
giảng dạy thì kết quả học lực học kì 1 năm học 2020-2021 thấy rõ tỉ lệ học sinh yếu
kém giảm đáng kể nhờ ứng dụng các biện pháp trên.

C. PHẦN KẾT LUẬN:
I. Kết Luận:
Qua thực tế thực hiện vừa học nâng cao trình độ, vừa làm vừa rút kinh
nghiệm, tôi thấy rằng việc kết hợp bộ ba ứng dụng Zalo, I-Pro 4, bảng vẽ điện tử
vào các phương pháp dạy học đã đạt được các mục tiêu chủ yếu sau:
 Góp phần đổi mới nội dung phương pháp giảng dạy nâng cao chất lượng giáo
dục của nhà trường.
 Cung cấp cho giáo viên biết sử dụng CNTT vào dạy học, tiếp cận được với
những phần mềm có nhiều ứng dụng, từ đó giáo viên sẽ tiếp tục nghiên cứu trong
quá trình dạy học.
 Qua quá trình áp dụng biện pháp nêu trên, bản thân thấy học sinh cũng hứng thú
hơn, năng động hơn và tự giác hơn trong học tập bộ mơn tốn.
 Nếu dạy học trực tuyến, việc áp dụng tối đa phương tiện công nghệ và các ứng
dụng phần mềm luôn tạo hiệu quả trong giảng dạy. Còn đối với dạy học trực tiếp
trên lớp, vì thời gian có hạn nên khó thực hiện hơn bởi vì người dạy cần có kỹ năng
sử dụng phương tiện công nghệ cũng như làm chủ các thao tác trên các ứng dụng
nếu không dễ gây mất thời gian, vơ hình chung trở thành lạm dụng cơng nghệ trong
dạy học và nếu áp dụng không phù hợp với đối tượng thì dễ gây ra phản tác dụng.
 Thực tế, nếu trang bị thêm thiết bị tương tác thơng minh U-Pointer kết hợp với
ứng dụng I-pro 4 thì việc giảng dạy trực tiếp và trực tuyến sẽ đạt hiệu quả cao hơn
vì giáo viên sẽ giảng trực tiếp trên bảng một cách tự tin hơn thay vì phải ngồi dùng
Võ Vũ Vi – Giáo viên Trường THCS Lê Hồng Phong

12


Đề tài: MỘT SỐ ỨNG DỤNG HỖ TRỢ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TRỰC TIẾP VÀ TRỰC TUYẾN ĐỐI VỚI MÔN TOÁN
Ở TRƯỜNG THCS

bút viết cảm ứng như đề tài đã đặt ra. Tuy nhiên giá thành cũng cao gấp nhiều lần
nên việc trang bị thêm thiết bị thông minh cũng là một vấn đề cần xem xét.

II. Kiến Nghị:
Các giải pháp nêu trên chỉ là những nghiên cứu ban đầu và trong phạm vi
hẹp vì vậy theo tơi để việc sử dụng CNTT và các phần mềm hỗ trợ vào giảng dạy
các mơn học ở trường THCS có hiệu quả tốt nhất thì tơi xin có một số kiến nghị
như sau:
 Đối với tổ chuyên môn: Trong sinh hoạt chuyên môn nên đưa vào và trao đổi
nhiều hơn về việc sử dụng CNTT vào giảng dạy các bộ môn ở THCS để làm sao
việc ứng dụng CNTT vào giảng dạy có hiệu quả nhất, tránh trường hợp áp dụng
cơng nghệ khơng phù hợp với đối tượng thì dễ gây ra phản tác dụng.

Đối với nhà trường: Ủng hộ, khuyến khích giáo viên nghiên cứu về lĩnh vực
này, đồng thời đầu tư thêm về trang thiết bị dạy học như lắp các màn hình cỡ lớn ở
Võ Vũ Vi – Giáo viên Trường THCS Lê Hồng Phong
13


Đề tài: MỘT SỐ ỨNG DỤNG HỖ TRỢ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TRỰC TIẾP VÀ TRỰC TUYẾN ĐỐI VỚI MÔN TỐN
Ở TRƯỜNG THCS

các phịng học và thiết bị tương tác thơng minh U-Point để GV có điều kiện sử
dụng CNTT trong dạy học, nâng cao chất lượng đại trà cho nhà trường.



Đối với Phòng Giáo Dục:

Các đề tài ứng dụng CNTT của cá nhân, tổ chức mang tính khả thi cao trong
việc hỗ trợ dạy học thì cần nhân rộng trên toàn Huyện bằng cách mở các lớp tập
huấn, chuyên đề nhằm đưa ra các giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục huyện
nhà.
Trên đây là những biện pháp ứng dụng công nghệ thông tin hỗ trợ cho một số
phương pháp dạy học, kĩ thuật dạy học tích cực trong quá trình dạy học trực tiếp
trên lớp cũng như học trực tuyến. Tuy nhiên trong q trình tìm tịi nghiên cứu vẫn
khơng tránh khỏi những thiếu sót, những vấn đề cịn bỏ ngõ và ngồi khả năng hiểu
biết của bản thân, kính mong đồng nghiệp cùng Ban giám khảo chấm thi góp ý để các
biện pháp trên ngày một hồn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn!

XÁC NHẬN CỦA BAN GIÁM HIỆU

Pơng Drang, ngày 15/03/2021

HIỆU TRƯỞNG

Người viết

Phạm Tiến Sơn

Võ Vũ Vi

Võ Vũ Vi – Giáo viên Trường THCS Lê Hồng Phong
14



Đề tài: MỘT SỐ ỨNG DỤNG HỖ TRỢ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TRỰC TIẾP VÀ TRỰC TUYẾN ĐỐI VỚI MÔN TỐN
Ở TRƯỜNG THCS

TÀI LIỆU THAM KHẢO:
1. SGK tốn 7 tập 1; toán 8 tập 2
2. Các phương pháp dạy học từ nguồn internet
3. Trang web hướng dẫn phát sóng wifi bằng điện thoại
/>MỤC LỤC
Sáng Kiến Kinh Nghiệm:..................................................................................................................1
A. PHẦN MỞ ĐẦU:.....................................................................................................................1
I. Lý Do Chọn Đề Tài:..................................................................................................................1
II. Mục Tiêu, Nhiệm Vụ Của Đề Tài:...........................................................................................1
III. Đối Tượng Nghiên Cứu:.........................................................................................................2
IV. Giới Hạn Nghiên Cứu:............................................................................................................2
V. Phương Pháp Nghiên Cứu:......................................................................................................2
B. PHẦN NỘI DUNG:.....................................................................................................................2
I. Cơ Sở Lý Luận Của Vấn Đề:....................................................................................................2
II. Thực Trạng Của Vấn Đề:.........................................................................................................3
III. Nội Dung Và Hình Thức Của Giải Pháp:...............................................................................4
3.1. Mục tiêu của giải pháp......................................................................................................4
3.2. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp:.....................................................................4
3.3. Kết quả khảo nghiệm, giái trị khoa học của vấn đề nghiên cứu, phạm vi và hiệu quả
ứng dụng.................................................................................................................................12
C. PHẦN KẾT LUẬN:...................................................................................................................13
I. Kết Luận:.................................................................................................................................13
II. Kiến Nghị:..............................................................................................................................14
TÀI LIỆU THAM KHẢO:.............................................................................................................16
MỤC LỤC......................................................................................................................................16
BẢNG TÓM TẮT SÁNG KIẾN....................................................................................................17


Võ Vũ Vi – Giáo viên Trường THCS Lê Hồng Phong
15


Đề tài: MỘT SỐ ỨNG DỤNG HỖ TRỢ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TRỰC TIẾP VÀ TRỰC TUYẾN ĐỐI VỚI MÔN TỐN
Ở TRƯỜNG THCS

BẢNG TĨM TẮT SÁNG KIẾN
1. Tên đề tài: Một số ứng dụng hỗ trợ phương pháp dạy học trực tiếp và trực tuyến
đối với mơn tốn ở trường THCS
2. Nội dung lĩnh vực đề tài: Ứng dụng công nghệ thông tin hỗ trợ dạy học trực tiếp
và trực tuyến.
3. Tác giả: Võ Vũ Vi, giáo viên Toán – Tin, kiêm nhiệm Thư ký Hội đồng trường
THCS Lê Hồng Phong
4. Nội dung tóm tắt:
+/ Các giải pháp đổi mới, sáng tạo


Thứ nhất: Sử dụng mạng xã hội Zalo để lấy kết quả hoạt động nhóm của học
sinh;



Thứ hai: Sử dụng ứng dụng I-Pro4 kết hợp với bảng vẽ điện tử để chỉnh sửa
kết quả hoạt động nhóm của học sinh;



Thứ ba: Kết hợp các ứng dụng trên nhằm hỗ trợ các phương pháp dạy học




Thứ tư: Tạo bài trắc nghiệm bằng trang web kahoot.com để bổ sung vào
phương pháp kiểm tra đánh giá học sinh;



Thứ năm: Mở rộng ứng dụng sang dạy học trực tuyến

+ Phạm vi áp dụng, khả năng phổ biến.
Đề tài áp dụng cho mơn tốn ở trường THCS và có thể mở rộng sang các môn
học khác.
+ Thời điểm áp dụng: Áp dụng dạy trực tiếp trong năm học và áp dụng cho dạy học
trực tuyến mỗi khi dịch bệnh, thiên tai xảy ra gây trở ngại cho việc học trực tiếp.
+ Hiệu quả mang lại:
 Góp phần đổi mới nội dung phương pháp giảng dạy nâng cao chất lượng giáo
dục của nhà trường.
 Cung cấp cho giáo viên biết sử dụng CNTT vào dạy học, tiếp cận được với
những phần mềm có nhiều ứng dụng, từ đó giáo viên sẽ tiếp tục nghiên cứu trong
quá trình dạy học.
 Qua quá trình áp dụng biện pháp nêu trên, bản thân thấy học sinh cũng hứng thú
hơn, năng động hơn và tự giác hơn trong học tập bộ mơn tốn.

Võ Vũ Vi – Giáo viên Trường THCS Lê Hồng Phong
16




×