Tải bản đầy đủ (.pdf) (106 trang)

Địa vị pháp lý của cơ quan hải quan trong tố tụng hình sự

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (45.8 MB, 106 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT

NGUYỄN THỊ THANH

ĐỊA VỊ PHÁP LÝ CỦA cơ QUAN HẢl QUAN
TRONG TÔ TỤNG HỈNH s ự
Chun ngành : Luậl hình sự
Mã sơ

: 60 38 40

LUẬN VÁN THẠC s ĩ LUẬT HỌC

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Tất Viễn

•. A


HÀ N ỘI . 2010

<

c OU Ĩ C ó"
'Ạ S / 'H Ộ V y


LỜI CAM ĐOAN

Tỏi xin cam (loan đảx là cơng trình nghiên
cứu khoa học của riêng tơi. Các sơ liệu, ví dụ và


trích dẫn trong luận vân đàm bảo độ tin cậv,
chính xác và trung thực. Những kết luận khoa học
của luận văn chưa từng được ai công bố trong bút
kỳ cồng trình nào khác.

TÁC GIẢ LUẬN VAN

Nguyễn Thị Thanh


M ỤC LỤC

Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các bảng
MỞ ĐÀU

Chương 1:

1
NHỮNG VÁN ĐÈ CHUNG VẺ ĐỊA VỊ PHÁP LÝ CỦA

8

C ơ QUAN HẢI QUAN TRONG TĨ TỤNG HÌNH s ự

1.1.


Vị trí của cơ quan Hải quan trong bộ máy nhà nước

8

1.1.1.

Khái niệm Hải quan và cơ quan Hải quan

9

1.1.2.

Nhiệm vụ của Hải quan trong tố tụng hình sự qua các thời kỳ

10

1.2.

Những căn cử để quy định địa vị pháp lý của cơ quan Hải
quan trong tố tụng hình sự

16

1.2.1.

Tính chất đặc thù của lĩnh vực hoạt động hải quan

16

1.2.2.


Địa bàn hoạt động và khu vực kiêm soát hải quan

20

1.2.3.

Yêu cầu đẩu tranh phòng chổng tội phạm trong lĩnh vực hải quan

23

1.3.

Các quan hệ pháp luật tố tụng hỉnh sự trong hoạt động khởi
tố, điều tra của Hải quan

24

1.4.

Pháp luật về địa vị pháp lý của cơ quan Hải quan trong tổ
tụng hình sự tại một sổ quốc gia

27

Chương 2: CÁC QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VẺ ĐỊA VỊ PHÁP LÝ

31

CỦA C ơ QUAN HÀI QUAN TRONG TỎ TỤNG HÌNH

SỤ VÀ THỤC TIÊN ÁP DỤNG

2.1.

Các quy định pháp luật về địa vị pháp lý của cơ quan Hải
quan trong tổ tụng hình sự

31


2.1.1. Ọuyền hạn của cơ quan Hải quan trong điều tra tội phạm

31

2.2.2. Ọuy định về quan hệ giữa cơ quan Hải quan với các cơ quan
Điều tra chuyên trách, Viện kiểm sát nhân dân và các cơ
quan được giao nhiệm vụ tiến hành một sổ hoạt động điều tra

42

2.2.

Thực tiễn áp dụng pháp luật của cơ quan Hải quan trong tố
tụng hình sự

44

2.2.1.

Tinh hình bn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên

giới trong nhừng năm gần đây

44

2.2.2.

Kết quả điều tra các vụ án hình sự trong những năm gần đây

48

2.2.3.

Những tồn tại trong công tác điều tra của cơ quan Hải quan

54

2.3.

Nguyên nhân của những tồn tại

61

2.3.1.

Nguyên nhân khách quan

61

2.3.2.


Nguyên nhân chủ quan

67

Chương 3: CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÁC QUY ĐỊNH PHÁP

71

LUẬT VÈ Đ|A VỊ PHÁP LÝ CỦA c ơ QUAN HẢI QUAN
TRONG TĨ TỤNG HÌNH s ụ

3.1.

Các giải pháp về hoàn thiện pháp luật

71

3.1.1.

Hoàn thiện các quy định pháp luật về hải quan

71

3.1.2.

Hoàn thiện pháp luật hình sự

73

3.1.3.


Hồn thiện pháp luật tố tụng hình sự về địa vị pháp lý của cơ
quan hải quan

75

3.2.

Các giài pháp về tổ chức, cán bộ

79

3.2.1.

Những giải

pháp về tổ chức bộ máy

79

3.2.2.

Những giải

pháp về công tác cán bộ

81

3.2.3.


Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động nghiệp vụ hải quan

82

3.3.

Tăng cường mối quan hệ phổi họp với các cơ quan tiến hành

85

tổ tụng


3.3.1.

Tăng cường mối quan hệ phổi họp với cơ quan điều
chuyên trách

tra

85

3.3.2.

Tăng cường mối quan hệ phối hợp với Viện kiểm sát

87

3.4.


Tăng cường hợp tác quốc tế trong công tác phịng,chống
bn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới

87

KÉT LUẬN

89

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

91

PHỤ LỤC

94


D A N H M ỤC CÁC BẢNG



hiệu
bảng

o

a

«Ạ


2.1

Tên bảng

Trang

Thong kê so vụ vi phạm pháp luật bị bẳt giữ từ năm 2000
đến tháng 6/2010

48


MỞ ĐÀU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Trong bổi cảnh xã hội có nhiều biến đối trên tẩt cả các lĩnh vực của
đời sống kinh tể - xã hội, từ kết quả đổi mới chính sách kinh tế cùa Đảng, Nhà
nước. Để tiếp tục đổi mới kinh tế, phát huy nội lực và thu hút đẩu tư nước
ngoài, Đảng và Nhà nước ta tiến hành cải cách hành chính và cải cách tổ
chức, hoạt động của các cơ quan tư pháp. Việc nâng cao năng lực và hiệu quả
hoạt động cùa các cơ quan bảo vệ pháp luật là cần thiết và cấp bách. Vì vậy,
việc đổi mới tính chất và hoạt động của các cơ quan tư pháp được Đảng, Nhà
nước rất quan tâm và đã được đưa vào Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc
lần thứ IX Đảng Cộng sản Việt Nam.
Ngày 26/11/2003 Bộ luật Tố tụng hình sự sửa đổi đã được Quổc hội
khóa 11 kỳ họp thứ 2 thơng qua có hiệu lực từ ngày 1/7/2004 và Pháp lệnh Tổ
chức điều tra hình sự sửa đổi đã được ủy ban thường vụ Quốc hội thông qua
ngày 20/8/2004 có hiệu lực từ ngày 1/10/2004 là một bước tiếp tục luật hóa

đường lối chính sách cùa Đảng.
Cơ quan hải quan thực hiện chức năng quản lý nhà nước về hải quan,
một lĩnh vực luôn gắn chặt với hoạt động đối ngoại, kinh tế đối ngoại, an ninh
quốc gia và an ninh cộng đồng trên lãnh thổ Hải quan. Do tính chất đặc thù
của lĩnh vực hải quan trên địa bàn là các cửa khẩu biên giới, những khu
thương mại, khu kinh tế cửa khẩu,... hoạt động kinh tể sơi động, mặt khác tình
hình tội phạm bn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới điền ra ở
đâu cũng phức tạp. Đe đáp ứng được yêu cầu đấu tranh phòng, chổng tội
phạm xảy ra trong lĩnh vực hải quan, ngay từ khi thành lập, Hải quan Việt
Nam đã trờ thành lực lượng quan trọng trong công tác đấu tranh phát hiện,
ngăn chặn và điều tra xử lý đổi với các tội phạm buôn lậu, vận chuyển trái phép
hàng hóa, tiền tệ qua biên giới.

1


Hiện nay, địa vị phảp ]ý cùa cơ quan hải quan trong tổ tụng hình sự
được thể hiện ờ 2 điều luật là Điều 104 và Điều 111 của Bộ luật tố tụng hình
sự. Theo đó, cơ quan hải quan có thẩm quyền khởi tổ, điều tra tội phạm trong
lĩnh vực quản lý của mình. Theo thong kẻ thì Bộ luật hình sự cỏ tới 14 tội danh
liên quan đến lĩnh vực quản lý của hải quan. Trong khi đó Pháp lệnh Tổ chức
điều tra hình sự lại giới hạn cơ quan hải quan chỉ được tiến hành khởi tố, điều
tra hai tội danh là tội buôn lậu và tội vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua
biên giới.
Pháp luật tổ tụng hình sự quy định trong trường hợp phạm tội quả
tang, chứng cứ rõ ràng, ít nghiêm trọng thì cơ quan hải quan tiến hành điều
tra, hồn thành hồ sơ chuyển cho Viện kiểm sát. Nhưng thực tế cơ quan hải
quan khi kiểm tra sau thơng quan cịn phát hiện trường hợp không phải phạm
tội quả tang nhung chứng cứ rõ ràng và ít nghiêm trọng thi cũng không cần
thiết phải chuyển cho cơ quan điều tra để tiếp tục điều tra mà cần được nghiên

cứu, xem xét giao cho cơ quan hải quan điều tra, hoàn thành hồ sơ chuyển cho
Viện kiểm sát có thẩm quyền truy tố. Có thể nói rằng, với quy định hiện hành
cơ quan hải quan chưa có cơ hội thực hiện hết khả năng của mình và nhừng
bất cập trong quy định về thẩm quyền điều tra, phạm vi điều tra, thẩm quyền
tiến hành các biện pháp điều tra, áp dụrm các biện pháp ngăn chặn...Vi vậy,
hiệu quả đấu tranh phòng, chổng tội phạm của cơ quan hải quan không cao.
Hải quan Việt Nam nói riêng và Hải quan các nước trên thế giới nói chung là
lực iượng tiên phong trong đấu tranh phòng, chổng tội phạm xuyên quốc gia.
Để làm được điều đó, chúng ta cần nghiêm túc xem xét về địa vị pháp lý cùa
cơ quan này trong tố tụng hình sự, tạo điều kiện cho Hải quan phối hợp với
Hải quan các quốc gia khác trong đấu tranh phòng, chống tội phạm quốc tế.
Xét thấy đây là thời điểm thích hợp cho việc nghiên cứu một cách khoa
học để tìm hiểu những nguyên nhân tồn tại trong việc thực thi nhiệm vụ điều
tra tội phạm của cơ quan hải quan. Mặt khác, Hải quan thực hiện các cam kết
quốc tế và phổi hợp với các quốc gia trong đấu tranh phòng, chống tội phạm


quốc tể, góp phần đưa nước ta hội nhập với cộng đồng quốc tế. Đây cũng là lý
do mà học viên chọn đề tài "Địa vị pháp lý của cư quan hái quan trong tố
tụng hình sự ” đe làm luận văn thạc sĩ Luật học, chuyên ngành Luật hình sự.
2. Tình hình nghiên cứu trong nước

Địa vị pháp IÝ cùa cơ quan hải quan trong tổ tụng hình sự là vấn đề
không chi nhừng người làm công tác nghiên cứu mà những người làm công
tác thực tiễn quan tâm, nhất là lực lượng điều tra chống buôn lậu của Hải
quan. Trong thời gian qua đã có một số bài viết, một số cơng trình nghiên cửu
đề cập đến vấn đề này nhưng mới đề cập ở mặt nào đó của nó mà chưa có một
cơng trinh nào nghiên cứu sâu và tồn diện, có hệ thống về địa vị pháp lý của
cơ quan hải quan trong tố tụng hình sự. Có thể kể đến bài viết tham gia hội
thảo về luật tố tụng hình sự của tác giả Nguyễn Đình Dùng về "Thẩm quyển

điều tra của cơ quan hải quan"; luận văn thạc sĩ luật học: "Quvển hạn điều
tra của Bộ đội Biên phòng, Hải quan, Kiêm lâm trong tổ tụng hình sự", của
Nguyễn Đình Long, 2000; luận văn thạc sĩ luật học: "Thẩm quyền điều tra
cùa hải quan", của Nguyễn Văn Lịch, 2001...
Những cơng trình nói trên ở một khía cạnh nào đó đã đưa ra thẩm
quyền của cơ quan hải quan đổi với các vụ án hình sự theo quy định của pháp
luật hiện hành. Trên cơ sờ pháp luật đó phân tích nhừng thành tựu cũng như
khó khăn vướng mẳc trong q trình thực hiện.
Tình hình trên đặt ra yêu cầu cấp thiết là phải đi sâu nghiên cứu các
quy định của pháp luật tổ tụng hình sự về địa vị pháp lý của cơ quan hải quan
trong tố tụng hình sự và thực tiến áp dụng.
3. Mục đích, nhiệm vụ, đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1. Mục đích nghiên cứu
Mục đích của luật văn là nghiên cứu một cách hệ thong, toàn diện
những quy định của pháp luật tổ tụng hình sự về địa vị pháp lý của hải quan,

3


nêu ra nlừng tồn tại trong những quy định của pháp luật cũng như nhừng
vướng mic trong quá trình áp dụng. Từ đó đê xt nhừng giải pháp hồn thiện
pháp luật tố tụng hình sự về địa vị pháp lý của cơ quan hải quan.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cửu
Ttr mục đích nghiên cứu trên, tác giả luận văn đặt cho mình các nhiệm
vụ nghiêr cứu chủ yếu sau:
Vi mặt lý luận. Nghiên cứu vê những cơ sở quy định địa vị pháp lý
của cơ qian hải quan trong tổ tụng hình sự, từ quá trình hình thành đến chức
năng, nhiẻm vụ của cơ quan hải quan qua các thời kỳ.
v i mặt thực tiễn: Nghiên cứu, đánh giá việc áp dụng các quy định của

pháp luật trong quá trình thực hiện thẩm quyền, đồng thời phân tích những
tồn tại xung quanh việc quy định địa vị pháp lý của cơ quan hải quan trong tố
tụng hình sự và thực tiền áp dụng pháp luật nhằm đưa ra đề xuất và luận
chửng sự cần thiết phải hoàn thiện và đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao
hiệu quả hoạt động đấu tranh phòng chống tội phạm trong lĩnh vực hải quan.
3J. Đổi tượng nghiên cứu
Đỏi tượng nghiên cứu của luận văn là nhửng vân đê lý luận và thực
tiền về địa vị pháp cùa cơ quan hải quan trong tố tụng hình sự cụ thể là: Ọuyền
hạn của cơ quan hải quan trong đấu tranh phòng chổng tội phạm; căn cứ về
địa bàn hoạt động, lĩnh vực hoạt động và yêu cầu đấu tranh, phòng chổng tội
phạm, moi quan hệ giữa cơ quan hải quan với các cơ quan điều tra khác; ket
hợp với thực tiễn áp dụng và tham khảo quy định của một số nước trên thế
giới để qua đó chi ra nhừng hạn chế, tồn tại và đề xuất các giải pháp nâng cao
hiệu quả hoạt động đẩu tranh phòng chống tội phạm trong lĩnh vực hải quan.
3.4. Phạm vi nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn về địa vị pháp
lý của cơ quan hải quan trong tố tụng hình sự dưới góc độ luật tố tụng hình

4


sự, đồng thời luận văn cùng có đề cập đến một sổ quy định của luật tố tụng
hình sự nhằm hồ trợ việc giải quyết nhiệm vụ và đổi tượng nghiên cứu.

về thời gian, luận văn địa vị pháp lý cùa cơ quan hải quan trong tố
tụng hình sự trong giai đoạn từ năm 2000 đến 2010.
4. Cơ sở lý luận và phưong pháp nghiên cứu

Luận văn được nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác Lênin và đường lối, quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về xây dựng Nhà
nước và pháp quyền Việt Nam; quản lý xã hội bằng pháp luật và tăng cường

pháp chế xã hội chủ nghĩa.
Nội dung của luận văn được làm sáng tỏ trên cơ sở nghiên cứu các
văn bản pháp luật, các văn bản hướng dẫn áp dụng pháp luật, các bài viết, các
tài liệu tổng kết thực tiễn quá

t r in h

thực hiện địa vị pháp lý của cơ quan hải

quan trong tổ tụng hình sự.
Luận văn được nghiên cứu dựa trên phương pháp luận của chủ nghĩa
duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử.
Luận văn cũng đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể như
phương pháp hệ thốne, phân tích, tổng hợp, lịch sử cụ thể, so sánh, phương
pháp xà hội học...
5. Những điểm mói mói về mặt khoa học của luận văn

Đây là cơng trình chun khảo đầu tiên trong khoa học luật tố tụng
hình sự Việt Nam nghiên cứu một cách có hệ thống và đồng bộ những vấn đề
lý luận và thực tiễn địa vị pháp lý của cơ quan Hải quan trong tổ tụng hình sự
ở cấp độ một luận văn thạc sĩ luật học. Trong luận văn này, tác già đã giải
quyết về mặt lý luận những vấn đề sau:
1) Phân tích một cách có hệ thống và toàn diện các quy định của pháp
luật tố tụng hình sự hiện hành về địa vị pháp lý cùa cơ quan hải quan, mối
quan hệ của cơ quan hải quan với các cơ quan điều tra.

5


2) Phân tích, tơng hợp thực trạng áp dụng, từ đó chi ra những khía

cạnh hợp lý và chưa hợp lý trong các quv định của pháp luật đế có giải pháp
hoàn thiện các quy định pháp luật về địa vị pháp lý của cơ quan hải quan.
3) Đe xuất sửa đổi, bố sunụ một sổ quy định của pháp luật tạo nên sự
đồng bộ, thống nhất áp dụng cần được ghi nhận.
4) Trên cơ sờ phân tích những nguyên nhân trong thực tiền áp dụng,
luận van còn đưa ra các giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng các quy định
trong đẩu tranh phòng chống tội phạm của cơ quan hài quan cũng như việc
tạo điều kiện thuận lợi cho việc xuất nhập khẩu góp phần tăng trường kinh tế
đất nước.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn

về một lý luận: Đây là cơng trình nghiên cứu chuyên khảo đồng bộ
đầu tiên đề cập một cách có hệ thống và tồn diện những vẫn đề lý luận và
thực tiễn về địa vị pháp lý của cơ quan hải quan trong tổ tụng hình sự ở cấp độ
một luận văn thạc sĩ luật học với những đóng góp về mặt khoa học đã nêu trên.
về mặt thực tiễn: Luận văn đã đi sâu nghiên cứu một cách hệ thống,
toàn diện những quy định của pháp luật tố tụng hình sự về địa vị pháp lý của
cơ quan hải quan trone tố tụng hình sự và chỉ ra nhừng nguyên nhân tồn tại,
yếu kém của cơ quan hài quan trong tổ chức thực hiện pháp luật tố tụng hình
sự, cũng như những vướng mẳc và bất cập của những quy định cùa pháp luật
trong quá trình áp dụng. Nghiên cửu các giải pháp để triển khai thực thi địa vị
pháp lý của cơ quan hải quan.
Ket quả nghiên cứu sẽ là cơ sờ để: Xây dựng các văn bàn hướng dần,
quy trình nghiệp vụ để triển khai thực hiện có hiệu quả thẩm quyền điều tra
tội phạm của cc quan hải quan theo đúriR quy định cùa pháp luật; Sẽ là tài liệu
khoa học bổ sung cho công tác nghiên cứu giảns dạy pháp luật phục vụ cho
công tác đào tạ) và đào tạo lại theo chương trình đào tạo thực hiện kế hoạch
hiện đại hóa ngành Hải quan; Giúp cho các luật gia, Ban Cải cách tư pháp

6



trung ương có những cơ sở khoa học đánh giá đúng vai trò của cơ quan hái
quan trong đâu tranh phịng chơng tội phạm, từ đó cỏ nhừnũ quy định phù
hợp về địa vị pháp lý cùa cơ quan hài quan.
7. Kết cấu của luận văn

Ngoài phần Mở đầu, Ket luận, Danh mục tài liệu tham khảo và Phụ
lục, nội dung của luận văn gồm 3 chương:
Chương ỉ: Những, vẫn đề lý luận chung về địa vị pháp lý của cơ quan
Hải quan trong tổ tụng hình sự.
Chương 2: Các quy định pháp luật về địavị pháp lýcủa cơ quan Hải
quan trong tố tụng hình sự và thực tiễn áp dụng.
Chương 3: Các giải pháp hoàn thiện cácquy định pháp luật vê địa vị
pháp lý của cơ quan Hải quan trong tố tụng hình sự.

7


Chương 1
NHỮNG VÁN ĐÈ CHUNG VÊ ĐỊA VỊ PHÁP LÝ
CỦA C ơ QUAN HẢI QUAN TRONG TĨ TỤNG HÌNH sự

1.1. VỊ TRÍ CỦA C ơ QUAN HẢI QUAN TRONG B ộ MẢY NHÀ NƯỚC

1.1.1. Khái niệm Hải quan v à c ơ quan Hải quan

Ở Việt Nam, cho đến nay, một số người cịn hiểu và giải thích thuật
ngữ "hải quan" bàng cách ghép nghĩa của chừ "hải" (biển) với nghĩa của chừ
"quan" (cửa). Từ đó dẫn đến sự ngộ nhận, giới hạn phạm vi hoạt động cùa hải

quan chì là vùng biển hoặc vùng cửa sông, cửa biển quốc tế. Do vậy, trước
hết cần giải thích thuật ngừ "hải quan" một cách chính xác hơn [38].
Thực chất, hải quan là một từ Việt gổc Hán, được du nhập vào Việt
Nam từ năm 1955, khi Hải quan Trung Quốc giúp Việt Nam cải tổ lực lượng
thuế quan do thực dân Pháp để lại. Trong từ hải quan thì "hải có nghĩa là hải
ngoại, "quan" là có nghĩa là cửa. Hải quan được hiểu như là cửa khẩu biên
giới, nơi diễn ra hoạt động xuất nhập khẩu xuất nhập khẩu đối với hàng hóa,
xuất nhập cảnh đối với người và phương tiện vận tải. Ngày nay, hải quan
được coi là một cơ quan của Nhà nước, được thành lập với chức năng, nhiệm
vụ cụ thể nhàm kiểm soát các hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ
cũng như hoạt động xuất nhập cảnh qua biên giới của một quốc gia. Nói cách
khác, hải quan là cơ quan quản lý của Nhà nước đổi với mọi hoạt động kinh tế thương mại diễn ra tại các cửa khẩu biên giới của một nước, kiểm soát các
hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ cũng như hoạt động xuất nhập
cảnh nhằm một mặt tạo nguồn thu cho ngân sách nhà nước, chống lại các hoạt
động bất hợp pháp, thúc đẩy quan hệ kinh tế - thương mại phát triển, mặt khác
còn góp phần bảo vệ chủ quyền an ninh quổc gia. Củng với sự phát triển của
đất nước, hải quan ngày nay thường hoạt động theo một khuôn khổ pháp iý do

8


Nhà nước ban hành hoặc được các quốc gia thỏa thuận quy định thành Luật
Hải quan quốc tể.
Vê mặt lịch sử, thuật ngữ "hải quan" có nguồn gổc từ khái niệm Douane
(thu quốc gia) của người Ai Cập. Sau đó La Mã đã la tinh hóa, rồi Pháp cũng
sử dụng thuật ngừ này để chỉ cơ quan hải quan, Hy Lạp và Đức gọi là "Zuiỉ",
còn Anh và các nước nói tiếng Anh gọi là "Custom" [29].
Theo Tổ chức Hải quan thế giới (WCO) thi hải quan được hiểu là cơ
quan của Chính phủ chịu trách nhiệm thi hành Luật Hải quan, thu thuế hải
quan và các thuế khác, đồng thời cũng chịu trách nhiệm thi hành các luật lệ

khác có liên quan đến xuẩt khẩu, nhập khẩu, vận chuyển hay lưu kho hàne hóa.
Trải qua các thời kỳ phát triển lịch sử khác nhau, mồi quổc gia có chủ
quyền đều có một tổ chức hải quan riêng của mình. Mặc dù quy mơ, vị trí địa
lý, tình hình kinh tế, mức độ phát triển và các mục tiêu chính sách khác nhau,
nhưng các tổ chức hải quan đó đều cỏ những đặc điểm rất giống nhau và có
chung tên gọi là hải quan - cơ quan gác cửa của đất nước về kinh tế gắn liền
với hoạt động đối ngoại và an ninh quốc gia. Hải quan ngày nay không chỉ
hoạt động trong phạm vi một nhà nước mà cịn hoạt động trong phạm vi khu
vực và tồn cầu.
Ớ Việt Nam, Hải quan ra đời ngay từ sau Cách mạng tháng 8 năm
1945 (ngày 10 tháng 9 năm 1945) và được gọi là "Sở thuế quan và thuế gián
thu" đặt trong Bộ Tài chính. Sau đó đổi tên là "Ngành thuế xuất nhập khẩu"
rồi chuyển thành "Sở Hải quan", năm 1962 đổi tên thành "Cục Hải quan trung
ương" thuộc Bộ Ngoại thương. Lần đầu tiên thuật ngữ "Hải quan" được sử
dụng tại Việt Nam là tại Nghị định sổ 136/KB/NĐ ngày 14 tháng 2 năm 1954
của Bộ Công thương về thành lập Sở Hải quan thuộc Bộ Công thương [29].
Ngày 20 tháng 10 năm 1984 Hội đồng Bộ trưởng ban hành Nghị định
sổ 139/HĐBT về việc thành lập Tổng cục Hải quan, cơ quan thuộc Hội đồng
Bộ trường (nay là Chính phủ). Nâm 2001 ban hành Luật Hải quan Việt Nam

9


quy định Hải quan là cơ quan trực thuộc Chính phu, là cơ quan hành pháp
trong Bộ máy nhà nước" quan lý lĩnh vực trong đời sông xã hội - lĩnh vực Hải
quan (Điều 13 Luật Hải quan năm 2001 ).
Ngày 4 tháng 9 năm 2002 Thủ tướng Phan Văn Khải ký Ọuyết định số
113/2002/ỌĐ-TTg về việc chuyển Tổng cục Hải quan vào Bộ Tài chính. Sau
đó vào năm 2005 Quốc Hội thông qua "Luật sửa đổi, bô sung một sổ điều của
Luật Hải quan" gồm 24 điều. Luật này có hiệu lực từ ngày 1 tháng 1 năm 2006.

1.1.2. Nhiệm vụ ciia Hai quan trong tố tụng hình sự qua các thòi kỳ

Cách mạng tháng 8 năm 1945 thành cơng, Nhà nước Việt Nam dân
chủ cộng hịa được thành lập nhiệm vụ của nhân dân ta lúc này là xây dựng
bộ máy nhà nước, củng cổ khối đoàn kết toàn dân, chống thù trong giặc
ngoài, bảo vệ thành quả cách mạne, phát triển đất nước.
Ngay sau ngày độc lập, nhân dân ta phải đổi đầu với mn vàn khó
khăn: nạn đỏi hoành hành, nền kinh tế đất nước kiệt quệ, sản xuất bị đình trệ
trong chiến tranh chưa kịp khơi phục lại, hoạt động xuất nhập khẩu khơng có,
ngân khổ trống rồng, thù trong giặc ngồi ln rinh rập âm mưu chống phá
chính quyền cáw'h mạng. Khi đó nước ta gặp nhiều khó khăn về tài chính, do
đó một nhiệm vụ quan trọng của chính quyền mới là phải từng bước xây dựng
nền tài chính đóc lập. Chính phù lâm thời đã ban hành các sắc lệnh, nghị định
xóa bỏ một số loại thuế vô lý, giảm một sổ loại thuế quá cao, cũng như đề ra
phương hướng để từng bước xây dựng chế độ thuế khóa mới. Trong đó, có
sắc lệnh sổ 27/SL thành lập "Sở Thuế quan và thuế gián thu". Nhiệm vụ của
ngành Thuế quai và thuế gián thu là: thu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, thu
thuế gián thu \ í đấu tranh chống bn lậu thuốc phiện và có quyền định đoạt,
hịa giải đối với các vụ phạm pháp về thuế quan và thuế giản thu.
Cuối năn 1946 kháng chiến chổng thực dân Pháp bùng nổ. Hải quan
Việt Nam cùng với nhân dân và các lực lượng cả nước bước vào cuộc kháng
chiến đầy thử ứách. Trone nhừng năm đầu của cuộc kháng chiến, ngành Thuế

10


quan và thuê gián thu được giao nhiệm vụ mới cùng các lực lượng Cơng an,
dân qn du kích...ờ các vùng giáp ranh tiến hành bao vây kinh tế địch đế chỉ
đạo. Đen khi cuộc kháng chiến đã bước vào giai đoạn gấp rút, diễn biển cuộc
chiến đang có lợi cho ta. Chính phủ chủ trương chuyển hướng cho mở rộng

giao lưu hàng hóa với vùng lạm chiem có lợi cho ta, quy định chặt chẽ việc
nộp thuế đối với hàng xuất nhập (chi cho xuất nhập những hàng hóa đã nộp
thuế, có tem và dấu kiểm sốt của Ngành thuế quan). Đến tháng 2 năm 1951
Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ II đã nhận định: ...cần xét lại vấn đề bao vây
kinh tế địch ...bao vây lợi hay hại?... càng bao vây, buôn lậu càng phát triển,
giá ngoại hóa càng cao, kéo giá nội hóa cao theo, ảnh hưởng đến đời sống
nhân dân và đến việc cung cấp cho nhu cầu kháng chiến. Vì vậy, phải sửa đồi
lại chính sách bao vây kinh tế địch, cần tùy nơi, tùy lúc mà bao vây cho đúng,
cốt sao có lợi cho tác chien và bảo vệ được nội hóa. Hội nghị Trung ương lần
thứ nhất (khóa II) tháng 3 năm 1951 đã xác định: "Mục đích đấu tranh kinh tế
tài chính với địch cốt làm sao cho địch thiếu thốn, mình no đủ, hại cho địch,
lợi cho mình". Trên tinh thần đó, cơng tác quản lý xuất nhập khẩu được đẩy
mạnh theo phương châm: tranh thủ trao đổi có lợi, tranh thủ xuất siêu. Các
chính sách của Đảng được thể chế hóa liên quan đến chức năng, nhiệm vụ cùa
Hải quan Việt Nam trong thời kỳ này như Điều lệ về "quản lý về xuất nhập
khẩu, hàng xuất nhập khẩu, thuế xuất nhập khẩu" và thành lập "Ngành thuế
xuất nhập khẩu để thay thế Ngành thuế quan" thực hiện nhiệm vụ kiểm sốt
chổng bn lậu và lậu thuế, làm thủ tục cho hàng hóa xuất nhập khẩu, thu
thuế xuất nhập khẩu.
Sau khi Hiệp định Geneve về chấm dứt chiến tranh, lập lại hịa bình ở
Đơng Dương được ký kểt, cùng với việc chuẩn bị tiếp quản các thành phố do
Pháp tạm chiểm, toàn Đảng, toàn dân ta gấp rút bước vào công cuộc khôi
phục nền kinh tể bị tàn phá bởi chiến tranh, đồng thời mở rộng quan hệ buôn
bán với các nước, trước hết là các nước xã hội chủ nghĩa theo nguyên tắc Nhà
nước độc quyền ngoại thương. Theo chủ trương đỏ, tại phiên họp thường kỳ

11


tháng 10 năm 1954, Hội đồng Chính phủ đà quyết định chuyên ngành Thuế

xuât nhập khâu sang Bộ Công thưcmg đê thành lập nạành Hải quan.
Cùne, với việc thành lập các Sở Hài quan, Bộ Công thương cũng gấp
rút soạn thảo các vãn bản pháp lý cho việc hình thành và xây dựng bộ máy
ngành Hải quan. Trong đó, Nghị định số 73-BCT/NĐ/KB "Quy định nhiệm
vụ, quyền hạn, bộ máy tô chức của ngành Hải quan". Đây là văn bản pháp
quy đầu tiên, xác định rõ cơ cấu tổ chức, phạm vi hoạt động và các mối quan
hệ công tác của Sở Hải quan và các cơ quan hừu quan. Đây là văn bản quan
trọng quy định nhiệm vụ, quyền hạn, bộ máy tô chức của ngành Hải quan khi đó.
Theo Nghị định số 73, Ngành Hải quan có 4 nhiệm vụ sau:
- Chấp hành những thể lệ, biện pháp về xuất nhập khẩu.
- Thi hành thuế biểu
- Kiểm nghiệm hàng hóa xuất nhập khẩu
- Kiểm sốt chống bn lậu.
Trong thời kỳ khôi phục kinh tể (1955-1957), Nhà nước thực hiện
chính sách "quản lý ngoại thương", lập ra các Tổng công ty thuộc Bộ và các
Công ty xuất nhập khẩu của các tỉnh, thành phố để trực tiếp xuất nhập khẩu
hàng hóa, góp phần hạn chế và đi tới chấm đứt hoàn toàn hoạt động xuất nhập
khẩu của tư nhân. Ngoại thương có bước phát triển, quy mơ hơn, chủ yếu là
với các nước xà hội chủ nghĩa.
Từ năm 1958, hoạt động ngoại thương của nước ta không ngừng phát
triển, chính thức chuyển từ chính sách quản lý ngoại thương sang chế độ Nhà
nước độc quyền ngoại thương. Vi vậy, phương hướng phấn đấu của Hải quan
thời kỳ xây dựng kinh tế 1958 -1960 là: Tích cực xây dựng ngành Hải quan
xã hội chủ nghĩa, để bảo vệ kinh tế quốc gia, bảo vệ chính trị, bảo vệ việc
thực hiện kể hoạch ngoại thương và tăng thêm tích lũy vốn cho ngân sách
Nhà nước, góp phần kiến thiết xã hội chù nghĩa. Trong thời kỳ này, tại một sổ

12



cừa khâu đã thành lập các trạm Hải quan làm nhiệm vụ giám quản hàng hóa
trao đổi của cư dân biên giới, chống bn lậu và kiếm sốt việc trồng và tiêu
thụ thuốc phiện.
Mặc dù đã đạt được một sổ thành tựu trong hoạt động thực tiễn và xây
dựng các văn bản pháp luật chuyên ngành, nhưng về cơ bản các chính sách
kinh tế vẫn mang đậm nội dung mệnh lệnh của thời chiến, khơng cịn phù hợp
với điều kiện xây dựng kinh tế thời bình. Vì vậy, về lâu dài địi hỏi phải có
những văn bản pháp lý về quản lý kinh tể hoàn chỉnh ở mức cao hơn, đáp ứng
yêu cầu trước mắt và lâu dài.
Xuất phát từ yêu cầu chung và yêu cầu cụ thể của Ngành, từ cuối năm
1956, một tiểu ban do đồng chí Lý Ban, Giám đốc Sờ Hài quan Trung ương
chủ trì đã tiến hành dự thảo Điều lệ Hải quan. Sau nhiều lần sửa đổi, bổ sung
đầu năm i960 Dự thảo Điều lệ Hải quan đã hoàn thành. Điều lệ Hải quan là
văn bản pháp lý tương đối hoàn chĩnh đầu tiên về Hải quan của Nhà nước ta,
nó đánh dấu bước phát triển mới cùa Hải quan Việt Nam. Bản Điều lệ gồm
5 chương, 43 Điều trong đó chương 2 quy định rõ nhiệm vụ, quyền hạn của
Hải quan và trách nhiệm của ca quan liên quan:
Đe đảm bào thực hiện chính sách quàn lý ngoại thưorng,
quản lý ngoại hổi của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, cơ quan
Hải quan có nhiệm vụ:
1. Giám sát, quản lý hàng hóa, hành lý, tiền tệ, kim khí quý, đá
quý, ngọc trai, bưu phấm, bưu kiện, công cụ vận tải khi xuất hay nhập.
2. Thi hành chính sách thuế xuất nhập khẩu và thu các loại
thuế khácđối với hàng hóa xuất nhập khẩu.
3. Ngăn ngừa và chổng những hành vi vi phạm luật lệ Hải quan
4 - Phát hiện, ngăn ngừa các thiếu sót trong việc bổc dỡ, vận
chuyển, sẳp xếp, bảo quản hàng hóa xuất nhập khâu [3].

13



Có thê nói răng, trong giai đoạn này, ngồi chức năng quản lý xuất
nhập khâu hàng hóa thì chức năng chông buôn lậu và các loại vi phạm pháp
luật trong lĩnh vực hái quan cũng được xác định là chức năng quan trọng cùa
ngành Hải quan nước ta.
Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (1986) đã đề ra đường lối đổi mới
tồn diện. Đe thực hiện chính sách của Đàng và Nhà nước về phát triển nền
kinh tế nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa, mờ rộng giao lưu
kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật... với nước ngoài, tăng cường họp tác
quốc tế, Pháp lệnh Hải quan được ban hành theo Lệnh công bố số
32/LCT/HDDNN8 ngày 24/2/3 990 của Hội đồng Nhà nước nhằm khẳng định
vai trị, vị trí, chức năng và nhiệm vụ của Hải quan Việt Nam trong sự nghiệp
xây dựng chù nghĩa xã hội cùa thời kỳ đổi mới.
Điều 3 cùa Pháp lệnh quy định: "Hải quan Việt Nam thực hiện chức
năng quản lý nhà nước về hải quan đổi với hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu,
xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh, mượn đường Việt Nam; đấu tranh chổng
buôn lậu hoặc vận chuyển trái phép hàng hóa, ngoại tệ, tiền Việt Nam qua
biên giới" [41 ].
Do Pháp lệnh Hải quan được xây dựng trong những năm đầu của thời
kỳ đổi mới, trước khi ban hành Hiến pháp năm 1992, nên chưa phản ánh được
tinh thần mới theo Hiến pháp và quá trình phát triển kinh tế của đất nước cũng
như yêu cầu cấp bách về cải cách hành chính. Vì vậy, tại phiên họp thứ 10,
Quốc hội khóa X, Luật Hải quan đà được thơng qua ngày 29/6/2001 và sau đó
là Luật sửa đổ, bổ sung một số điều của Luật Hải quan năm 2001 ngày 14
tháng 6 năm 2005. Luật Hải quan khẳng định quyền quản lý nhà nước về Hải
quan của cơ quan hải quan trước vêu cầu phát triển kinh tế và hội nhập. Luật
này xác định rõ những nhiệm vụ chủ yếu của Hải quan Việt Nam đó là:
1.

Tiến hành thú tục hải quan, thực hiện kiềm tra, giám sát, kiểm soát


hải quan để đảm bảo thực hiện quy định cùa nhà nước từ xuất khẩu, nhập

14


khấu, quá cánh hàng hóa; xuất canh, nhập cảnh, quá cảnh phưomg tiện vận tải
tronụ phạm vi thẩm quyền do pháp luật quv định;
2. Phịng, chống bn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua
biên giới và các vi phạm pháp luật khác có liên quan đển hoạt động hái quan;
3. Tổ chức thu thuế và kiểm tra thực hiện chính sách thuế đổi với
hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo quy định của pháp luật;
4. Thực hiện thổnạ kê nhà nước về hài quan;
5. Hợp tác quốc tế về hải quan.
Ọua nghiên cứu về chức năng, nhiệm vụ của cơ quan hải quan ờ trên
cho thấy, tên gọi của ngành này cũng thay đổi qua từng giai đoạn cho phù hợp
với lịch sử nhưng về lĩnh vực hoạt động chủ yếu của cơ quan thì khơng thay đồi.
Như vậy, pháp luật quy định phịng chổng, bn lậu, vận chuyển trái phép hàng
hóa, tiền tệ qua biên giới và các vi phạm pháp luật liên quan đến hoạt động hải
quan là một trong nhừng nhiệm vụ lớn của ngành Hải quan. Theo đó, pháp luật
cũng quy định về địa vị pháp lý của cơ quan Hải quan trong tố tụng hình sự.
về khởi tổ vụ án hình sự, theo Điều 104 Bộ luật tố tụng hình sự quy định:
Khi xác định cỏ dấu hiệu tội phạm thì Cơ quan điểu điều tra
phải ra quyết định khởi tố vụ án hình sự. Thủ trường đơn vị Bộ đội
biên phịng, cơ quan Hải quan, Kiểm lâm, lực lượng Cảnh sát biển
và Thủ trưởng các cơ quan khác của Công an nhân dân, Ọuân đội nhân
dân được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra ra quyết
định khời tố vụ án trong những trường hợp quy định tại Điều 111
của Bộ luật này [24].
về thẩm quyền điều tra. theo quy định tại Điều 111 Bộ luật tố tụng

hình sự quy định về quvền hạn điều tra của Bộ đội biên phòng, Hải quan, Kiểm
lâm, lực lượng Cảnh sát biên và các cơ quan khác của Công an nhân dân,
Quân đội nhân dân được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra.

15


Việc quy định địa vị pháp lý cùa cơ quan Hải quan là xuất phát từ dặc
thù và yêu câu đâu tranh phịng chơng tội phạm trong lĩnh vực quản lý nhà
nước về hải quan.
1.2.

NHŨNG CĂN CỨ ĐẺ QUY ĐỊNH ĐỊA VỊ PHÁP LÝ CỦA c o QUAN

HẢI QUAN TRONG TĨ TỤNG HÌNH s ự

1.2.1. Tính chất đặc thù của lĩnh vực hoạt động hải quan

Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, trong điều kiện hội nhập kinh
tế quốc tể, thủ tục hải quan là một trong những vấn đề mà các nhà nước đều
quan tâm tiến hành để cải cách theo hướng tạo thuận lợi cho doanh nghiệp và
coi đây như là một biện pháp tích cực để thúc đẩy hoạt động kinh tế đổi
ngoại, thu hút đầu tư nước ngồi... Vì vậy, Luật Hải quan quy định cụ thể về
thời gian và đơn giản hóa về thủ tục thơng quan hàng hóa. Chính vì thủ tục
hải quan đơn giản, nhanh chóng nên việc kiểm sốt hành vi phạm tội trong
lĩnh vực càng gặp khó khăn. Cụ thể như hàng hóa đã qua biên giới khơng thể
bắt giữ hay đo đếm, kiểm tra. Để đảm bảo tính nhanh chóng, kịp thời trong
việc phát hiện, ngăn chặn hành vi phạm tội, tất cả các nước trên thế giới đều
quy định về địa vị pháp lý của cơ quan Hải quan trong tố tụng hình sự.
Thơng thường các vụ án xảy ra trong lĩnh vực hải quan là những vụ án

kinh tế rất phức tạp, việc phát hiện hành vi phạm tội là hết sức khó khăn. Điều
đó yêu cầu người cán bộ Hải quan làm công tác điều tra phải có một kiến thức
nhất định về lĩnh vực kinh tế, nắm bẳt kịp thời về chính sách quản lý nhà
nước đổi với hoạt động xuất nhập khẩu về nghiệp vụ ngoại thương và hiểu
biết về lĩnh vực thuế đối với hàng hóa xuẩt khẩu, nhập khẩu. Chính sách quản
lý của nhà nước trong xuất nhập khẩu là chính sách điều hành của nhà nước
đổi với hoạt động xuất nhập khẩu, áp dụng thông qua việc quản lý mặt hàng
và quản lý loại hình xuất nhập khẩu.
-

Chính sách quản lý hàng hóa xuất nhập khấu là việc Nhà nước xác

định rõ những mặt hàng và chế độ quản lý đối với từng mặt hàng đó trên cơ

16


sờ năng lực sán xuất trong nước, nhu cầu tiêu dùng của xà hội, cùng như vấn
dê an tồn cơng đơng và an ninh qc gia. Chính sách qn lý nảy của nhà
nước trong từng giai đoạn là khác nhau, do nhiều cơ quan ban hành, hướng
dẫn thực hiện và thường xuyên thay đổi để đáp ứng yêu cầu phát triển của nền
kinh tế bền vừng.
Chế độ đối với từng mặt hàng mà nhà nước áp dụng trong việc quản lý
điều hành xuất nhập khẩu bao gồm:
+ Các mặt hàng cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu: Là những mặt hàng
nhà nước cấm lưu thơng hoặc những mặt hàng có chế độ quản lý đặc biệt như:
vù khí, ma túy...mà mục đích cùa nó là nhằm bảo vệ lợi ích quốc gia, lợi ích
cộng đồng. (Xem phụ lục 1).
+ Các mặt hàng xuất nhập khấu có điều kiện: Điều kiện trong xuất
nhập khẩu là xuất khẩu hoặc nhập khẩu phải có hạn ngạch hoặc có giấy phép

của Bộ Thương mại (nay là Bộ Công thương) hoặc cơ quan quản lý chuyên
ngành đối với loại hàng hóa đó. (Xem phụ ỉục 2).
Ví dụ: Nhập khẩu hàng tân dược phải có giấy phép của Bộ Y tế
+ Các mặt hàng khuyến khích xuất khẩu, nhập khẩu: những mặt hàng
nước ta chưa sản xuất được, nhừng sản phẩm địi hỏi cơng nghệ cao, máy móc
thiết bị cơng nghệ hiện đại... thì Nhà nước khuyến khích nhập khẩu, nhừng
mặt hàng trong nước có thế mạnh thì khuyến khích xuất khẩu, từ đó Nhà nước
có những chính sách, thủ tục đcm giản tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động
xuất khẩu, nhập khẩu.
Từ năm 2006 đén nay có 03 văn bản điều chỉnh về vấn đề chính sách
thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu. Đầu tiên là Quyết định sổ
39/2006/QĐ-BTC của Bộ Tài chính ngày 28 tháng 7 năm 2006 quy định về
Biếu thuế xuất khẩu, biểu thuế nhập khẩu ưu đãi và sau đó được được thay thế
bằng Quyết định 106/2007/QĐ-BTC ngày 20 tháng 12 năm 2007 của Bộ Tài
chính về Biểu thuế xuất khẩu, biểu thuế nhập khẩu ưu đãi.


Đen ngày 12 tháng 11 năm 2009, Bộ Tài chính ban hành 'Thong tư sổ
216/2009/TT-BTC về Quy định về mức thuế suất cùa Biểu thuế xuất khẩu,
Biểu thuế nhập khấu ưu đâi theo danh mục mặt hàng chịu thuế.
- về loại hình xuất khấu, nhập khẩu: Căn cứ vào tính chất của hoạt
động xuất nhập khẩu mà chúng ta phân thành các loại hình xuất nhập khẩu
như: xuất nhập khẩu kinh doanh, xuất nhập khẩu đối với hàng hóa di chuyển,
quà biếu, xuất nhập khấu nguyên liệu để gia công hoặc sản xuất hàng xuất
khẩu, nhập khẩu hàntỉ hóa có vốn đầu tư nước ngồi, xuất nhập khẩu hàng
hóa tham gia hội chợ triên lãm...
- về chính sách quản lý về thuế đối vói hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu:
Nhà nước dùng chính sách thuế để thúc đẩy hoạt động xuất khẩu và
bảo hộ sản xuất trong nước, thiết lập hàng rào thuế quan, dùng thuế quan để
điều hành hoạt động xuất nhập khẩu, vì vậy chính sách thuế là vấn đề rất nhạy

cảm đối với hoạt động kinh tể đối ngoại của bất kỳ quổc gia nào trên thế giới.
Cơ quan hải quan được giao nhiệm vụ thu các loại thuế gián thu như
thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, thuế giá trị gia tăng và thuế tiêu thụ đặc biệt.
Đồng thời cơ quan hải quan cũng là cơ quan tiến hành kiểm tra các hoạt động
chấp hành pháp luật về thuế của các đổi tượng phải nộp thuế.
Để thực hiện thu thuế và kiểm tra chấp hành pháp luật về thuế. Cơ
quan hải quan phải có kiến thức và hiểu biết về mã hàng hóa, về giá tính thuế,
thuế suẩt về kiểm tra sau thơng quan và về chính sách thuế đối với tùng loại
hàng hóa, tùng loại thuế.
Qua trình bày sơ bộ những chính sách về quản lý xuất khẩu, nhập
khẩu và chính sách thuế đổi với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, chúng ta thấv
lĩnh vực hài quan là lĩnh vực đa dạng và phức tạp, mang tính chuyên níz,ành.
Thực te cho thấy, chính sách trong lĩnh vực hải quan của Nhà nước có
những nhược điêm sau đây:

18


+ Do nhiều cơ quan ban hành cũng như hướng dẫn thực hiện như:
Qc hội, Chính phú, Bộ Cơng thương, Bộ Tài chính, các Bộ, ngành quản lý
theo chuyên ngành, Tổng cục Hải quan, vì vậy thiếu tính thổng nhất trong chỉ
đạo áp dụng.
+ Những chính sách quản lý trong lĩnh vực hoạt động hải quan không
ổn định, thường xuyên thay đổi.
Ví dụ việc ban hành Bảng giả tính thuế tối thiểu áp dụng khi tính thuế
thường xun thay đơi cho phù hợp với thị trường.
+ Số lượng và văn bản quá nhiều và còn nhiều sơ hở, chồng chéo.
Từ những lý do trinh bày ở trên có thể thấy ràng cơ quan Hải quan là
cơ quan có khả năng và điều kiện thường xuyên cập nhật các chính sách quản
lý về hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, về thuế xuất nhập khẩu cho nên mới có

thể phát hiện kịp thời hành vi phạm tội hoàn thành tổt các hoạt động tổ tụng
đối với những tội phạm xảy ra trong lĩnh vực hải quan.
Ngồi việc nắm vững chế độ chính sách quản lý đối với hàng hóa xuất
khẩu, nhập khẩu và chính sách đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, người
cán bộ Hải quan làm công tác điều tra trong lĩnh vực hải quan cần phải có
nghiệp \Ị1 ngoại thương và thanh toán trong thương mại quổc tể.
"rong thực tiền hoạt động chổng buôn lậu, các vụ án mà cơ quan hải
quan chuyển cho cơ quan điều tra để tiếp tục điều tra thì cơ quan điều tra gặp
rất nhiều khó khăn nếu khơng có sự hồ trợ, phổi hợp của cơ quan hải quan.
Bởi cơ cuan điều tra tuy có kiến thức và nghiệp vụ điều tra nhưng lại không
cỏ kiến 'Jhức chuyên sâu về lĩnh vực hải quan và nghiệp vụ ngoại thương cũng
như ngh ệp vụ thanh tốn quốc tế.
vì vậy, tính chất đặc thù trong lĩnh vực hải quan đó là sự đa dạng,
phức tạp trong hệ thống văn bản pháp luật điều chỉnh lĩnh vực hoạt động hải
quan. CHnh vì thế địi hỏi người cán bộ Hải quan làm công tác điều tra vụ án

19


×