Tải bản đầy đủ (.pdf) (129 trang)

Hoàn thiện pháp luật về quyền tiếp cận công lý ở việt nam hiện đại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.7 MB, 129 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT

NGUYỄN THUỲ LINH

HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ QUYỀN TIẾP CẬN
CÔNG LÝ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Hà Nội – 2015


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT

NGUYỄN THUỲ LINH

HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ QUYỀN TIẾP CẬN
CÔNG LÝ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

Chuyên ngành: Lý luận và lịch sử nhà nước và pháp luật
Mã số

: 60 38 01 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Cán bộ hướng dẫn khoa học: GS.TSKH ĐÀO TRÍ ÚC

Hà Nội – 2015




LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tơi. Các
kết quả nêu trong Luận văn chƣa đƣợc công bố trong bất kỳ công trình nào
khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác,
tin cậy và trung thực. Tơi đã hồn thành tất cả các mơn học và đã thanh toán
tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia
Hà Nội.
Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tơi có thể
bảo vệ Luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!

NGƢỜI CAM ĐOAN

Nguyễn Thuỳ Linh


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1.Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu .............................................................. 1
2. Tình hình nghiên cứu .................................................................................... 3
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................. 4
3.1. Mục tiêu...................................................................................................... 4
3.2. Nhiệm vụ .................................................................................................... 4
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ................................................................. 5
5. Phƣơng pháp nghiên cứu............................................................................... 6
6. Tính mới và những đóng góp của đề tài ....................................................... 7
CHƢƠNG 1...................................................................................................... 9
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ QUYỀN

TIẾP CẬN CÔNG LÝ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY...................................... 9
1.1. KHÁI NIỆM CÔNG LÝ VÀ MỐI LIÊN HỆ GIỮA CÔNG LÝ VÀ
PHÁP LUẬT ..................................................................................................... 9
1.1.1 Khái niệm công lý .................................................................................... 9
1.1.2. Mối quan hệ giữa công lý và pháp luật ................................................. 12
1.2. NỘI HÀM VÀ ĐẶC ĐIỂM QUYỀN TIẾP CẬN CÔNG LÝ ................ 14
1.2.1. Nội hàm quyền tiếp cận công lý............................................................ 14
1.2.2. Đặc điểm quyền tiếp cận công lý .......................................................... 16
1.3. NHỮNG BẢO ĐẢM PHÁP LÝ CHO QUYỀN TIẾP CẬN CÔNG LÝ 17
1.3.1. Hệ thống các quyền và nghĩa vụ công dân ........................................... 17
1.3.2. Hệ thống các cơ quan tƣ pháp ............................................................... 18
1.3.3. Năng lực tiếp cận công lý của công dân ............................................... 20
1.4. KHUNG PHÁP LUẬT VỀ QUYỀN TIẾP CẬN CÔNG LÝ ................. 21


1.4.1. Nội dung pháp luật về quyền tiếp cận công lý ...................................... 21
1.4.2. Cấu trúc của khung pháp luật về quyền tiếp cận cơng lý ..................... 28
1.5. TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ HOÀN THIỆN CỦA PHÁP LUẬT
VỀ QUYỀN TIẾP CẬN CƠNG LÝ ............................................................... 35
1.5.1. Tính tồn diện ....................................................................................... 35
1.5.2. Tính đồng bộ, thống nhất ...................................................................... 36
1.5.3. Tính phù hợp và khả thi ........................................................................ 39
1.5.4. Tính hiệu lực ......................................................................................... 39
1.5.5. Tính tƣơng thích với các văn bản quốc tế về quyền tiếp cận công lý mà
Việt Nam đã tham gia, ký kết và phê chuẩn ................................................... 40
1.5.6. Tính hồn thiện về mặt kỹ thuật............................................................ 41
1.6. KINH NGHIỆM ĐẢM BẢO QUYỀN TIẾP CẬN CÔNG LÝ Ở MỘT
SỐ QUỐC GIA TRÊN THẾ GIỚI ................................................................. 42
1.6.1. Pháp luật một số quốc gia về bảo đảm quyền tiếp cận công lý ............ 42
1.6.2. Hoạt động của một số cơ quan, tổ chức hỗ trợ pháp lý ........................ 48

CHƢƠNG 2.................................................................................................... 51
THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ QUYỀN TIẾP CẬN CÔNG LÝ Ở
VIỆT NAM HIỆN NAY................................................................................ 51
2.1. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN PHÁT LUẬT BẢO ĐẢM
QUYỀN TIẾP CẬN CÔNG LÝ Ở VIỆT NAM ............................................. 51
2.2. THỰC TRẠNG QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VÀ THỰC HIỆN PHÁP
LUẬT VỀ QUYỀN TIẾP CẬN CÔNG LÝ ................................................... 56
2.2.1. Khả năng tiếp cận thông tin pháp luật của ngƣời dân ........................... 56
2.2.2. Cơng tác xét xử của Tồ án ................................................................... 59
2.2.3. Tƣ vấn và trợ gúp pháp lý ..................................................................... 71
2.3. THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ QUYỀN TIẾP CẬN CÔNG LÝ ĐỐI
VỚI MỘT SỐ ĐỐI TƢỢNG ĐẶC BIỆT ....................................................... 78
2.3.1. Phụ nữ ................................................................................................... 78


2.3.2. Ngƣời nghèo .......................................................................................... 82
CHƢƠNG 3.................................................................................................... 90
PHƢƠNG HƢỚNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP HỒN THIỆN PHÁP LUẬT
VỀ QUYỀN TIẾP CẬN CƠNG LÝ CHO NGƢỜI DÂN Ở VIỆT NAM
HIỆN NAY ..................................................................................................... 90
3.1. PHƢƠNG HƢỚNG HỒN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ QUYỀN TIẾP
CẬN CƠNG LÝ CHO NGƢỜI DÂN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY................ 90
3.1.1. Bảo đảm quyền bình đẳng, phát huy vai trị và khả năng của ngƣời dân
trong thời kỳ cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc .................................... 90
3.1.2. Hồn thiện hệ thống pháp luật và cơ chế xây dựng và thực hiện pháp
luật .................................................................................................................. 91
3.1.3. Bảo đảm sự phù hợp của hệ thống pháp luật nƣớc ta với các công ƣớc
quốc tế ............................................................................................................. 94
3.2. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ QUYỀN TIẾP CẬN
CÔNG LÝ CHO NGƢỜI DÂN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY ......................... 97

3.2.1. Hoàn thiện pháp luật bảo đảm quyền đƣợc xét xử cơng bằng .............. 99
3.2.2. Hồn thiện pháp luật về thủ tục hành chính tại Tồ án....................... 101
3.2.3. Hoàn thiện pháp luật về tổ chức và hoạt động của hệ thống Toà án các
cấp ................................................................................................................. 103
3.2.4. Hoàn thiện pháp luật về đảm bảo nguyên tắc xét xử độc lập của Thẩm
phán ............................................................................................................... 106
3.2.5. Hoàn thiện pháp luật về trợ giúp pháp lý và tƣ vấn pháp luật ............ 109
KẾT LUẬN .................................................................................................. 114
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................... 116


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
TCN

: Trƣớc Công nguyên

UNDP

: Ủy ban về Đảm bảo pháp lý cho ngƣời nghèo

UDHR

: Tuyên ngôn thế giới về quyền con ngƣời năm 1948

ICCPR

: Công ƣớc quốc tế về các quyền dân sự, chính trị
năm 1966

ICESCR


: Công ƣớc quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội, văn
hố năm 1966

CEDAW

: Cơng ƣớc Liên hợp quốc về xóa bỏ mọi hình thức
phân biệt đối xử với phụ nữ năm1979

CRC

: Công ƣớc quốc tế về quyền trẻ em năm 1989

ICRMW

: Công ƣớc quốc tế về quyền của ngƣời lao động di
trú và các thành viên trong gia đình của họ năm 1990

ILO

: Cơng ƣớc số 97 về di trú tìm việc làm năm 1949
của tổ chức Lao động quốc tế

TAND

: Toà án nhân dân

TANDTC

: Toà án nhân dân tối cao


BLTTHS

: Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003

BLTTDS

: Bộ luật tố tụng dân sự 2004

VKSNDTC : Viện kiểm sát nhân dân tối cao


MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Qua quá trình tổng kết lý luận và thực tiễn sau hơn 20 năm đổi mới, một
trong những nội dung đặc trƣng của Nhà nƣớc pháp quyền Xã hội chủ nghĩa
đã đƣợc Đảng và Nhà nƣớc ta thừa nhận là yêu cầu tôn trọng và bảo vệ quyền
con ngƣời, quyền công dân; chăm lo hạnh phúc, sự phát triển tự do của mỗi
ngƣời. Việc quan tâm và thúc đẩy quyền con ngƣời luôn là ƣu tiên của Đảng
và Nhà nƣớc ta, là nền tảng đƣợc phản ánh nhất quán và xuyên suốt trong mọi
chính sách, luật pháp của Nhà nƣớc Việt Nam. Trên cơ sở đó, Nghị quyết số
49-NQ/TW ngày 02 tháng 6 năm 2005 của Bộ Chính trị về Chiến lƣợc Cải
cách tƣ pháp đến năm 2020 đã một phần hiện thực hố nội dung đặc trƣng nói
trên với u cầu hệ thống tƣ pháp phải đƣợc hoàn thiện để hƣớng tới mục tiêu
bảo vệ công lý, lẽ phải, lẽ công bằng “ […] các cơ quan tư pháp phải thật sự
là chỗ dựa của nhân dân trong việc bảo vệ công lý, quyền con người […].
Đổi mới thủ tục hành chính trong các cơ quan tư pháp nhằm tạo điều kiện
thuận lợi cho người dân tiếp cận công lý”. Điều này cho thấy quyết tâm của
Nhà nƣớc Việt Nam trong việc thiết lập, bảo đảm và thực hiện quyền tiếp cận
công lý cho mọi ngƣời dân trong bối cảnh Việt Nam đang xây dựng nhà nƣớc

pháp quyền của dân, do dân, vì dân.
Tại Việt Nam, các quy định về quyền tiếp cận công lý không đƣợc đề
cập trực tiếp trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật mà đƣợc quy định
gián tiếp trong các văn bản có giá trị pháp lý khác nhau, chủ yếu là trong hệ
thống văn bản pháp luật về tố tụng nhƣ Luật tố tụng hình sự, Luật tố tụng dân
sự, Luật tố tụng hành chính. Các văn bản này nhìn chung đã điều chỉnh các
quan hệ cơ bản liên quan đến vấn đề tiếp cận công lý, tạo cơ sở pháp lý cho
việc bảo đảm và thực hiện quyền tiếp cận công lý cho ngƣời dân thông qua
các bảo đảm pháp lý về mặt tố tụng, chẳng hạn nhƣ bình đẳng về tƣ cách

1


trƣớc tịa án, quyền đƣợc xét xử cơng khai bởi một tịa án khơng thiên vị,
đƣợc lập ra theo đúng pháp luật; quyền đƣợc bào chữa; quyền đƣợc kháng
cáo... Tuy nhiên, so với yêu cầu bảo vệ và phát triển quyền tiếp cận cơng lý
trong tình hình mới thì pháp luật về quyền tiếp cận công lý ở Việt Nam còn
nhiều điểm trống hoặc còn mờ nhạt. Nhiều vấn đề cơ bản liên quan đến quyền
tiếp cận công lý đã đƣợc pháp luật Việt Nam đề cập nhƣng chƣa toàn diện,
chƣa phát huy hiệu quả trên thực tế; cụ thể: Thứ nhất, Thiếu các quy định đặc
thù đảm bảo quyền tiếp cận cơng lý cho nhóm ngƣời yếu thế, dễ bị tổn thƣơng
trong xã hội bao gồm các đối tƣợng nhƣ phụ nữ, ngƣời nghèo, ngƣời khuyết
tật, ngƣời nhiễm HIV, ngƣời dân tộc thiểu số – những đối tƣợng mà cần đƣợc
tiếp cận công lý nhất nhƣng trên thực tế lại dễ dàng bị xâm hại nhất, có ít điều
kiện tiếp cận hệ thống tƣ pháp chính thống nhất [53,tr17-21]; Thứ hai, Các
yếu tố đảm bảo cho quyền tiếp cận công lý của dân chúng trong nhà nƣớc
pháp quyền vẫn còn gặp trở ngại nhƣ: (i) một số quy định của pháp luật vẫn
có những yếu tố làm giảm đi tính độc lập xét xử của tịa án và thẩm phán, (ii)
các quy định về thẩm quyền của tòa án chƣa bao quát hết các tranh chấp trong
xã hội dẫn đến thực trạng ngƣời dân có tranh chấp mà khơng tìm đƣợc nơi

phân xử hoặc phân xử khơng bằng con đƣờng tƣ pháp, và khi đó quyền tiếp
cận cơng lý không đƣợc đảm bảo trên thực tế, (iii) các quy định về thủ tục tƣ
pháp cịn rƣờm rà, gây khó khăn cho ngƣời dân. Từ những hạn chế này, có thể
khẳng định yêu cầu hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam về quyền tiếp cận
công lý là thiết thực và cấp thiết, đặc biệt là trong bối cảnh chúng ta đang xây
dựng Nhà nƣớc pháp quyền của dân, do dân, vì dân với địi hỏi tối thƣợng là
ghi nhận, bảo vệ, bảo đảm các quyền con ngƣời.
Nhƣ vậy, từ yêu cầu khách quan của việc hoàn thiện hệ thống pháp luật
Việt Nam trong bối cảnh xây dựng Nhà nƣớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa
hiện nay, học viên đã chọn Đề tài “Hoàn thiện pháp luật về quyền tiếp cận
công lý ở Việt Nam hiện nay” để thực hiện Luận văn Thạc sỹ Luật học.
2


2. Tình hình nghiên cứu
Luận văn là cơng trình đầu tiên nghiên cứu một cách tồn diện, có hệ
thống về lý luận hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam về quyền tiếp cận
công lý cũng nhƣ thực tiễn thực hiện pháp luật về quyền tiếp cận công lý.
Trên phạm vi quốc tế, các cơng trình nghiên cứu về quyền tiếp cận công
lý đã bắt đầu xuất hiện từ đầu những năm 1990. Các tổ chức quốc tế có rất
nhiều cơng trình, dự án nghiên cứu về quyền tiếp cận cơng lý dƣới nhiều khía
cạnh, góc độ nghiên cứu khác nhau, ví dụ nhƣ các nghiên cứu của Tổ chức
hợp tác phát triển quốc tế Thụy Điển (SIDA) [66], của Chƣơng trình phát
triển Liên hợp quốc (UNDP) [68;69;70;71], của Ngân hàng Thế giới (WB)
[63], của Chƣơng trình cơng lý quốc tế (WJP) [73],… Ngoài ra, các học giả
nƣớc ngoài cũng có nhiều cơng trình nghiên cứu về vấn đề này nhƣ các cơng
trình của các học giả đến từ Đại học Harvard [66], Đại học Tilburg [63;64] và
nhiều nghiên cứu khác của các tác giả khác [65].
Tại Việt Nam, vấn đề quyền tiếp cận cơng lý cịn khá mới mẻ. Đến nay,
chƣa có cơng trình nghiên cứu một cách tồn diện, có hệ thống về quyền tiếp

cận cơng lý. Tài liệu về vấn đề này chủ yếu là các báo cáo, khảo sát của
Chƣơng trình phát triển Liên Hợp quốc (UNDP) thực hiện từ năm 2004 trở lại
đây, cơng trình nghiên cứu của một số tác giả khác dƣới dạng bài viết học
thuật, báo cáo tham luận tại các Hội thảo về quyền tiếp cận công lý, bài viết
đăng trên Tạp chí Luật học, Tạp chí nghiên cứu lập pháp, Tạp chí Nhà nƣớc
và Pháp luật, Tạp chí Khoa học Đại học quốc gia Hà Nội,...
Theo thống kê của tác giả luận văn, đến nay UNDP đã thực hiện 04 khảo
sát tại Việt Nam về các vấn đề liên quan đến quyền tiếp cận công lý vào các
năm 2004, 2011 và 2013 [52; 53; 55; 56]. Ngoài ra, Viện nghiên cứu Xã hội,
Kinh tế và Môi trƣờng cũng đã thực hiện 01 báo cáo vào năm 2010 đánh giá

3


về quyền tiếp cận công lý tuy nhiên chỉ mới thực hiện nghiên cứu trên đối
tƣợng là phụ nữ dân tộc thiểu số [58].
Các bài viết, cơng trình nghiên cứu chun sâu về quyền tiếp cận cơng lý
khơng nhiều, có thể kể đến các cơng trình nghiên cứu của Tiến sỹ Vũ Công
Giao (Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội) [22; 23], Thạc sỹ Đinh Thế
Hƣng (Viện Nhà nƣớc và Pháp luật) [26; 27; 28], Thạc sỹ Nguyễn Xuân Tùng
(Bộ Tƣ pháp) [46; 47; 48],...và bài viết, nghiên cứu của nhiều tác giả khác
đƣợc đăng trên các tạp chí pháp luật, đƣợc trình bày tại một số Hội thảo về
quyền tiếp cận công lý nhƣ tại Hội thảo về quyền tiếp cận công lý do Hội
Luật gia Việt Nam tổ chức vào tháng 7/2008, Đại hội Luật gia dân chủ thế
giới tổ chức tại Việt Nam tháng 9/2009, Hội thảo Một số vấn đề lý luận và
thực tiễn cơ bản về quyền tƣ pháp của Nhà nƣớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa
Việt Nam giai đoạn 2011-2020 tổ chức vào tháng 3/2010.
Trên cơ sở tham khảo các cơng trình nghiên cứu nêu trên, luận văn mở
rộng phạm vi nghiên cứu, phƣơng pháp nghiên cứu để đƣa ra những kết luận
mới mang tính tổng qt, có ý nghĩa về mặt lý luận và thực tiễn.

3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục tiêu
Trên cơ sở nghiên cứu những vấn đề lý luận của việc hoàn thiện pháp
luật về quyền tiếp cận công lý ở Việt Nam, Luận văn tập trung đánh giá pháp
luật về quyền tiếp cận công lý và việc thực hiện pháp luật về quyền tiếp cận
công lý ở Việt Nam hiện nay để từ đó đề xuất quan điểm, giải pháp hoàn thiện
pháp luật về quyền tiếp cận công lý ở Việt Nam.
3.2. Nhiệm vụ
Phù hợp với mục tiêu tổng quát trên, luận văn sẽ giải quyết các nhiệm vụ
cụ thể sau đây:

4


Một là, nghiên cứu làm sáng tỏ các vấn đề lý luận của việc hoàn thiện
pháp luật về quyền tiếp cận cơng lý ở Việt Nam; khái qt hố khái niệm, đặc
điểm, nội dung, vai trò của pháp luật về quyền tiếp cận cơng lý từ đó xây
dựng hệ thống tiêu chí hồn thiện pháp luật về quyền tiếp cận cơng lý.
Hai là, phân tích, đánh giá thực trạng pháp luật về quyền tiếp cận công
lý và việc thực hiện pháp luật về quyền tiếp cận công lý ở Việt Nam hiện nay;
các ƣu điểm và hạn chế, bất cập cũng nhƣ nguyên nhân của các hạn chế, bất
cập để đề xuất giải pháp khắc phục hiệu quả.
Ba là, đề xuất quan điểm, giải pháp hoàn thiện pháp luật về quyền tiếp
cận công lý ở Việt Nam hiện nay, đặc biệt là trong bối cảnh xây dựng Nhà
nƣớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế nhằm góp phần vào
việc đổi mới căn bản, tồn diện hệ thống pháp luật ở Việt Nam nhằm thực
hiện thắng lợi Nghị quyết số 48-NQ/CP ngày 24/5/2005 của Bộ Chính trị về
Chiến lƣợc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm
2020 và Nghị quyết số 49-NQ/CP ngày 2/6/2005 của Bộ Chính trị về Chiến
lƣợc cải cách tƣ pháp.

4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu của luận văn là các vấn đề lý luận về quyền tiếp
cận công lý; thực trạng thực hiện pháp luật về quyền tiếp cận công lý; quan
điểm của Đảng về hồn thiện pháp luật về tiếp cận cơng lý; pháp luật về
quyền tiếp cận công lý ở một số nƣớc, một số văn kiện quốc tế về quyền tiếp
cận công lý. Các nội dung này nằm trong công trình nghiên cứu của một số
tác giả, các báo cáo của các tổ chức quốc tế và Viêt Nam, các văn bản pháp
luật có liên quan ban hành trong các giai đoạn khác nhau.
Luận văn tập trung nghiên cứu về hoàn thiện pháp luật trong bối cảnh
xây dựng nhà nƣớc pháp quyền và hội nhập quốc tế áp dụng chủ yếu cho một
nhóm đối tƣợng yếu thế trong xã hội nhƣ phụ nữ, ngƣời nghèo, ngƣời khuyết

5


tật, ngƣời dân tộc thiểu số,…Trên cơ sở các nghiên cứu và thực tiễn, luận văn
khái quát hoá về các đặc điểm, vai trị (trong đó nhấn mạnh vai trị của Tồ
án), tiêu chí hồn thiện pháp luật về quyền tiếp cận công lý cùng với các quan
điểm, nội dung và giải pháp hoàn thiện pháp luật về quyền tiếp cận công lý
trong bối cảnh xây dựng nhà nƣớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa và hội nhập
quốc tế. Các giải pháp đƣợc định hƣớng cho giai đoạn 2015 – 2020, là giai
đoạn Việt Nam tập trung thực hiện thắng lợi Chiến lƣợc cải cách tƣ pháp đến
năm 2020 theo Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02 tháng 6 năm 2005 của Bộ
Chính trị khố IX và Kết luận số 92-KL/TW ngày 12 tháng 3 năm 2014 của
Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 49-NQ/TW nêu trên.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Các phƣơng pháp nghiên cứu đƣợc sử dụng trong luận văn là các
phƣơng pháp của triết học Mác – Lênin, trọng tâm là phƣơng pháp phân tích
và tổng hợp, kết hợp lý luận và thực tiễn. Ngoài ra, luận văn còn sử dụng một
số phƣơng pháp của các khoa học chuyên ngành nhƣ phƣơng pháp của lý

thuyết hệ thống, phƣơng pháp so sánh, phƣơng pháp của khoa học thống kê.
Việc sử dụng các phƣơng pháp nghiên cứu trong luận văn cụ thể nhƣ
sau: (i) Phƣơng pháp thống kê, phân tích đƣợc sử dụng ở Lời mở đầu để tái
hiện bức tranh tồn cảnh về tình hình nghiên cứu liên quan đến Đề tài Luận
văn; (ii) Phƣơng pháp phân tích, tổng hợp, so sánh đƣợc sử dụng ở Chƣơng 1
nhằm làm rõ khái niệm, đặc điểm, nội dung, vai trị của quyền tiếp cận cơng
lý; (iii) Phƣơng pháp thống kê, phân tích tài liệu đƣợc sử dụng ở Chƣơng 2 để
thấy rõ những ƣu điểm và các hạn chế, bất cập của pháp luật về quyền tiếp
cận công lý cũng nhƣ việc thực hiện pháp luật về quyền tiếp cận công lý ở
Việt Nam hiện nay; (iv) Phƣơng pháp phân tích, tổng hợp đƣợc sử dụng trong
Chƣơng 3 để đảm bảo tính thuyết phục trong các lập luận. Ngoài ra, phƣơng

6


pháp của triết học Mác – Lênin đƣợc sử dụng ở tất cả các chƣơng để rút ra các
kết luận khoa học của luận văn.
6. Tính mới và những đóng góp của đề tài
Luận văn có những đóng góp và điểm mới sau:
Một là, luận văn sẽ trình bày và phân tích các cách tiếp cận khác nhau
về khái niệm “quyền tiếp cận cơng lý”, sự hình thành và phát triển trong nhận
thức về tiếp cận công lý ở Việt Nam và trên thế giới. Trên cơ sở đó, đƣa ra
một định nghĩa tổng quát, phù hợp với phạm vi, thời điểm và mục đích nghiên
cứu của luận văn, đó là xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật về quyền
tiếp cận công lý ở Việt Nam hiện nay.
Hai là, luận văn phân tích các đặc điểm của pháp luật về quyền tiếp cận
công lý, nội dung của pháp luật về quyền tiếp cận công lý đồng thời làm rõ
vai trị của pháp luật vê quyền tiếp cận cơng lý. Ngồi các vai trị nhƣ pháp
luật chung, pháp luật về quyền tiếp cận cơng lý chính là cơ sở pháp lý quan
trọng để đảm bảo quyền làm chủ của ngƣời đối với những quyền con ngƣời,

quyền cơ bản khác của cơng dân, bởi lẽ chỉ khi có quyền này, các quyền khác
mới đƣợc bảo vệ.
Ba là, luận văn xây dựng hệ thống tiêu chí hồn thiện pháp luật về quyền
tiếp cận công lý ở Việt Nam. Cùng với các tiêu chí chung của việc hồn thiện
pháp luật về quyền tiếp cận cơng lý để đảm bảo tính tồn diện, tính đồng bộ,
tính thống nhất; phù hợp với điều kiện kinh tế, xã hội của Việt Nam và xu thế
hội nhập quốc tế; luận văn cũng đề xuất các tiêu chí riêng của việc hồn thiện
pháp luật về quyền tiếp cận cơng lý nhằm khẳng định vị trí, vai trị quan trọng
của quyền tiếp cận công lý đối với việc đảm bảo các quyền cơ bản khác của
con ngƣời, đảm bảo xây dựng một nền dân chủ thực chất, một Nhà nƣớc pháp
quyền thật sự của dân, do dân và vì dân.

7


Bốn là, Luận văn gợi mở các vấn đề cần tham khảo trong q trình hồn
thiện pháp luật về quyền tiếp cận công lý ở Việt Nam trong bối cảnh xây
dựng nhà nƣớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế, các vấn đề
phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội và truyền thống văn hoá lịch sử văn hoá
Việt Nam trên cơ sở nghiên cứu pháp luật về quyền tiếp cận cơng lý nƣớc
ngồi, đặc biệt là các văn kiện quốc tế quy định về quyền tiếp cận công lý và
các văn kiện khuyến nghị của các tổ chức nhân quyền quốc tế.
Năm là, luận văn đã khái quát hoá sự phát triển của pháp luật về quyền
tiếp cận công lý ở Việt Nam qua các giai đoạn cụ thể. Phân tích, đánh giá thực
trạng pháp luật về quyền tiếp cận công lý cũng nhƣ thực tiễn thực hiện pháp
luật về quyền tiếp cận công lý ở Việt Nam hiện nay, xác định rõ ƣu điểm và
các hạn chế, bất cập đồng thời chỉ rõ nguyên nhân của các hạn chế, bất cập
làm cơ sở cho việc đề xuất các giải pháp hoàn thiện pháp luật về quyền tiếp
cận công lý ở Việt Nam.
Sáu là, luận văn đã đƣa ra hệ thống các quan điểm và giải pháp hoàn

thiện pháp luật về quyền tiếp cận cơng lý ở Việt Nam hiện nay. Các nhóm giải
pháp cơ bản đó là: (i) Sửa đổi, bổ sung các quy định hiện hành về quyền tiếp
cận công lý; (ii) Tăng cƣờng các điều kiện bảo đảm cho việc hoàn thiện pháp
luật về quyền tiếp cận công lý; (iii) Nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về
quyền tiếp cận cơng lý. Các nhóm giải pháp đƣợc đề xuất đều hƣớng đến mục
tiêu trọng tâm hoàn thiện pháp luật về quyền tiếp cận cơng lý bảo đảm tính
tồn diện, đồng bộ, thống nhất, minh bạch với kỹ thuật pháp lý cao theo
hƣớng chuẩn hoá, dân chủ hoá và hội nhập quốc tế.
7. Kết cấu của luận văn
Luận văn bao gồm 03 Chƣơng, 11 tiết.

8


CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ
QUYỀN TIẾP CẬN CÔNG LÝ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

1.1. KHÁI NIỆM CÔNG LÝ VÀ MỐI LIÊN HỆ GIỮA CƠNG LÝ
VÀ PHÁP LUẬT
1.1.1 Khái niệm cơng lý
Trong nền khoa học pháp lý thế giới, công lý (justice) là khái niệm có
nội hàm rộng, tuỳ thuộc vào từng nền văn hoá và từng giai đoạn phát triển của
xã hội trong lịch sử. Ngay từ thời cổ đại, các nhà triết học đã đƣa ra nhiều
định nghĩa khác nhau về công lý. Theo Plato, công lý là một khái niệm thể
hiện phẩm hạnh và sự hài hoà của cộng đồng, là kết quả của sự đồng tâm hợp
tác giữa những cá nhân có đức hạnh tham gia giải quyết các vấn đề của cộng
đồng và quốc gia. Công lý xuất phát từ sự hài hồ và nó hƣớng tới những
ngƣời khác thông qua những hành vi nhân hậu và tử tế [59]. Cịn theo
Aristotle thì cơng lý là việc đối xử bình đẳng với những ngƣời ngang nhau và

bất bình đẳng với những ngƣời không ngang hàng, tƣơng xứng với sự khác
nhau về địa vị của họ. Theo ông, công lý đƣợc chia thành “cơng lý cải tạo” nơi mà tồ án sửa chữa lỗi lầm do một bên phạm phải đối với bên khác và
“công lý phân phối” - cách thức, nỗ lực cố gắng để công bằng với mỗi ngƣời,
đúng theo những gì mà ngƣời đó xứng đáng. Theo Aristotle, cơng lý phân
phối chính là mối quan tâm chủ yếu, hàng đầu của các nhà lập pháp [58].
Cicero, nhà lý luận chính trị La Mã lại cho rằng cơng lý là một phẩm hạnh
quan trọng nhằm giữ xã hội thắt chặt bên nhau, nó cho phép chúng ta theo
đuổi những điều tốt đẹp chung vì sự tồn tại của xã hội. Theo ông, chức năng
đầu tiên của công lý là giữ cho mỗi ngƣời khỏi làm những điều ác, có hại cho
ngƣời khác. Augustine, nhà triết học có ảnh hƣởng lớn đầu tiên thời trung cổ
9


lại cho rằng công lý cao hơn nhà nƣớc và là vĩnh cửu. Công lý tự nhiên cao
hơn luật pháp. Luật pháp khơng cơng bằng thì khơng phải là luật pháp (Unjust
laws are not laws). Thomas Aquinas, nhà triết học và thần học Italia trong
truyền thống kinh viện chủ nghĩa, cũng cho rằng một đạo luật công bằng là
một đạo luật dựa trên và không đối lập với các quyền tự nhiên. Bất cơng
chính là những hành vi liên quan đến việc vi phạm các quyền tự nhiên nhƣ
các tội giết ngƣời, hành hung, trộm cắp, bắt cóc, nơ lệ, hiếp dâm, gian lận
hoặc các hành vi gây ảnh hƣởng sai lệch nhất định đến sự phân phối thịnh
vƣợng, thu nhập. Những lý luận về tự do và công lý này đã tiếp tục đƣợc phát
triển trong trào lƣu tƣ tƣởng Ánh sáng từ giữa thế kỷ XVIII với các đại biểu
ƣu tú nhƣ Montesquieu (1689-1755), Voltaire (1694-1778), Jean Jacques
Rousseau (1712-1778), Thomas Jefferson (1743-1826),… [60].
Không chỉ trong lĩnh vực triết học, ngay từ thời kỳ cổ đại, công lý đã
đƣợc coi là vấn đề quan trọng đối với các nhà làm luật. Bộ luật Hammurabi,
bộ luật thành văn cổ xƣa nhất của nhân loại (ra đời khoảng từ 1792 - 1750
TCN) đã coi cơng lý và chính nghĩa là cơ sở của nền cai trị nhân từ, công
bằng nhằm đem lại sự thái bình và hạnh phúc chân chính cho ngƣời dân [38].

Với tuyên bố “Công lý bùng nổ để bảo vệ kẻ yếu”, bộ luật Hammurabi đã áp
dụng triệt để nguyên tắc báo thù Talion, theo đó kẻ phạm tội sẽ phải chịu hình
phạt ngang bằng với thiệt hại đã gây ra. Tuy nhiên, cách hiểu về công lý này
có phần cực đoan.
Quan niệm về cơng lý cũng thay đổi theo truyền thống văn hóa của nơi
đó. Tại phƣơng Tây, công lý đã xuất hiện nhƣ một khát vọng về tự do, cơng
bằng, chính nghĩa. Ƣớc nguyện về những giá trị cơng lý chân chính trong thời
kỳ này đƣợc khắc hoạ rõ nét tại nhiều tác phẩm nổi tiếng nhƣ hình ảnh nữ
thần cơng lý Thémis trong thần thoại Hy Lạp [29] hay hình tƣợng bất hạnh
của nàng Antigone trong vở kịch Antigone của kịch gia Sophocle (496-406

10


TCN), nàng đã vì tình thƣơng, lẽ phải và đạo lý đã chống lại đạo luật cƣờng
quyền của vua Creon [15]. Theo quan niệm của ngƣời châu Phi, công lý là sự
ứng xử phù hợp với truyền thống của tiền nhân. Ở Ấn Độ, ngƣời Hindous coi
công lý là sự tôn trọng và chấp nhận trật tự, đẳng cấp trong xã hội.
Đến thời kỳ hiện đại, khái niệm công lý dần mang tính thực tiễn hơn.
Dựa trên luận đề căn bản “Công lý là công bằng” (Justice as fairness), John
Rawls (1921 - 2002) - một trong những triết gia Tây phƣơng về Triết học
chính trị hàng đầu của thế kỷ 20 trong tác phẩm “Học thuyết công bằng”
(1971) đã viết rằng: Công lý là đức hạnh thứ nhất cho các định chế xã hội
cũng như chân lý là của các hệ thống tư tưởng. Một lý thuyết dù có lộng lẫy
đến đâu nhưng nếu nó sai thì phải bị bác bỏ cũng như lt pháp và định chế
có hồn chỉnh đến đâu cũng cần phải dẹp bỏ nếu nó là bất công. Cũng theo
Jonl Rawls, công lý là sự công bằng và cơng lý chính là chuẩn mực của một
xã hội lý tƣởng. Chuẩn mực của công bằng trong một thể chế xã hội cụ thể
chính là nguyên tắc phân chia quyền lợi và nghĩa vụ cho mỗi cá nhân. Theo
ơng, cơng bằng chỉ có đƣợc khi con ngƣời tự nguyện cùng tham dự vào quá

trình hợp tác xã hội để làm sao mỗi cá nhân giành đƣợc lợi ích nhiều hơn so
với khi họ sống đơn lẻ.
Tại Việt Nam, tƣ tƣởng về một nền cơng lý đích thực, chân chính đã
đƣợc truyền bá kể từ khi Nguyễn Ái Quốc tiến hành cuộc đấu tranh nhằm
vạch trần nền “công lý thực dân” giả tạo. Trong tác phẩm “Bản án chế độ thực
dân Pháp” (1925), Nguyễn Ái Quốc viết: “Ở Đông Dương có hai thứ cơng lý.
Một thứ cho người Pháp, một thứ cho người bản xứ. Người Pháp thì được xử
như ở Pháp. Người An Nam thì khơng có hội đồng bồi thẩm, cũng khơng có
luật sư người An Nam. Thường thường người ta xử án và tuyên án theo giấy
tờ, vắng mặt người bị cáo. Nếu có vụ kiện cáo giữa người An Nam và người
Pháp thì lúc nào người Pháp cũng có lý cả mặc dù tên này ăn cướp hay giết

11


người…”. Nhƣ vậy, Nguyễn Ái Quốc đã đề cao sự cơng bằng, cơng lý “thực
chất” mà tại đó mọi ngƣời dân có quyền đƣợc tiếp cận các dịch vụ pháp lý
một cách bình đẳng với nhau. Quan điểm về một hệ thống pháp luật dựa trên
nền tảng dân chủ, nhân bản, cơng lý đó đƣợc các nhà làm luật Việt Nam tiếp
tục kế thừa và phát huy. Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02 tháng 6 năm 2005
của Bộ Chính trị về Chiến lƣợc Cải cách tƣ pháp đến năm 2020 và Văn kiện
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng đã khẳng định yêu cầu xây
dựng cơ quan tƣ pháp phải thật sự là chỗ dựa của nhân dân trong việc bảo vệ
công lý và quyền con ngƣời. Công lý ở đây đƣợc hiểu là yêu cầu xử lý các vụ
việc bằng các thủ tục tố tụng cơng bằng, hợp pháp nhằm bảo vệ lợi ích của xã
hội và bảo vệ các quyền con ngƣời một cách nghiêm minh.
Như vậy, trong suốt tiến trình phát triển của nhân loại, khái niệm cơng lý
đã đƣợc phân tích, đánh giá trên nhiều khía cạnh khác nhau. Tựu chung lại,
cơng lý đƣợc hiểu là một giá trị xã hội với nội dung là sự công bằng và lẽ
phải, phù hợp với lợi ích chung, với đạo lí, đƣợc xã hội và pháp luật thừa

nhận.
1.1.2. Mối quan hệ giữa công lý và pháp luật
Mối quan hệ biện chứng giữa công lý và pháp luật thể hiện ở những
điểm cơ bản sau:
Pháp luật giúp cho công lý được thực thi. Nếu không có pháp luật, cơng
lý sẽ khơng được bảo vệ, tn thủ và thực thi trên thực tế. Dựa trên các u
cầu, địi hỏi của cơng lý, pháp luật thể chế hố chúng thành các ngun tắc xử
sự chung có tính bắt buộc đối với mọi cá nhân. Ngƣời dân sẽ dựa trên các
nguyên tắc đó để vận dụng giải quyết các vấn đề cá nhân, bảo vệ các quyền
chính đáng của mình. Nhà nƣớc dựa trên các quy định của pháp luật để đem
lại công bằng, lẽ phải cho ngƣời dân, đặc biệt là các đối tƣợng yếu thế nhƣ
phụ nữ, trẻ em, ngƣời cao tuổi, ngƣời tàn tật, ngƣời dân tộc thiểu số,… Có thể

12


nói, nhờ có pháp luật mà cơng lý đƣợc bảo vệ, tuân thủ và thực thi. Tuy nhiên,
trên thực tế, trong một số trƣờng hợp công lý không thể đạt đƣợc do những
nguyên tắc nhất định của pháp luật và chúng ta phải chấp nhận Toà án đã làm
hết trách nhiệm của mình. Ví dụ: Một ngƣời có hành vi trộm cắp, nhƣng tồ
án khơng thể tìm đƣợc bằng chứng để kết tội ngƣời đó thì tồ án buộc phải
tun bố ngƣời đó khơng có tội. Ở đây, Tồ án đã tuân thủ luật pháp để đƣa ra
phán quyết, phán quyết này không đem lại công lý cho số đông nhƣng lại đảm
bảo đƣợc công lý cho một cá nhân và Tồ án đã làm hết trách nhiệm của mình
trong việc xét xử.
Ngược lại, công lý giúp cho luật pháp ln là những luật lệ đúng đắn.
Nếu khơng có cơng lý, luật pháp sẽ trở nên tàn bạo, hà khắc. Bởi lẽ, pháp luật
đƣợc xây dựng, ban hành bởi một hệ thống cơ quan quyền lực. Nếu pháp luật
chỉ hoàn tồn dựa trên lợi ích của giai cấp thống trị thì nhiều khi khơng đảm
bảo đƣợc nhu cầu của ngƣời dân đối với sự cơng bằng. Do đó, để pháp luật

phù hợp với nhu cầu, lợi ích của ngƣời dân, những nhà làm luật luôn phải đề
cao các giá trị công lý thông qua việc chuyển tải đầy đủ những giá trị đạo đức,
nhân văn, nhân đạo, dân chủ, công bằng, bảo đảm và bảo vệ các quyền con
ngƣời. Đạo luật Đracơng năm 621 TCN là một ví dụ điển hình về sự khắc
nghiệt của luật pháp khi nó khơng dựa trên nền tảng những giá trị cơng lý, ví
dụ nhƣ chỉ phạm tội trộm cắp vặt nhƣ lấy trộm rau quả cũng bị xử tử.
Có thể nói, cơng lý liên quan mật thiết với pháp luật nhưng không thể
đồng nhất công lý là pháp luật. Chỉ khi nào pháp luật chuyển tải đƣợc tồn
những giá trị của cơng lý thì lúc đó, pháp luật mới là biểu hiện của công lý.
Ngƣợc lại, một pháp luật không bảo vệ cho kẻ yếu chỉ nhằm bảo vệ quyền lợi
cho thiểu số kẻ mạnh có quyền lực ấy là pháp luật bất công. Trong một số xã
hội, luật pháp đôi khi đi chệch hƣớng hoặc đối nghịch với cơng lý, điển hình
nhƣ một số nhà nƣớc quân chủ phong kiến Trung Hoa với tƣ tƣởng sử dụng

13


pháp luật nhƣ một công cụ nô dịch, áp bức và đồng hóa, hay những luật thực
định phi lý và bất công đƣợc Đảng Quốc xã thực thi trong Thế chiến thứ hai.
Nói tóm lại, cơng lý và pháp luật là hai phạm trù có mối quan hệ biện
chứng, chúng hỗ trợ nhau nhƣng không đồng nhất với nhau. Trên thực tế,
cơng lý địi hỏi pháp luật phải đƣợc áp dụng một cách công khai, minh bạch,
không thiên vị và nhất quán. Khi nào luật pháp công bằng, minh bạch và việc
phán xử phù hợp với luật thì khi đó công lý hiện diện.
1.2. NỘI HÀM VÀ ĐẶC ĐIỂM QUYỀN TIẾP CẬN CƠNG LÝ
1.2.1. Nội hàm quyền tiếp cận cơng lý
Quyền tiếp cận công lý (the right of access to justice) là khái niệm hiện
cịn đang tranh luận. Để có đƣợc công lý, hay để “tiếp cận công lý” trong đời
sống pháp luật của một quốc gia có thể nhìn nhận nó ở nhiều góc độ.
Theo quan điểm truyền thống, quyền tiếp cận công lý đồng nghĩa với

quyền đƣợc xét xử công bằng (The right for trial). Quan điểm này không chỉ
đƣợc sử dụng rộng rãi tại nhiều quốc gia mà nó đã đƣợc pháp điển hố trong
luật quốc tế kể từ Tun ngơn tồn thế giới về quyền con ngƣời năm 1948.
Theo đó, quyền tiếp cận cơng lý là một quyền cơ bản của con ngƣời và đƣợc
quy định nhƣ sau: “Ai cũng có quyền u cầu tịa án quốc gia có thẩm quyền
can thiệp chống lại những hành động vi phạm những quyền căn bản được
hiến pháp và luật pháp thừa nhận”. Cách tiếp cận truyền thống này có những
đặc điểm cơ bản là: (i) Coi mục tiêu của tiếp cận công lý là đƣợc xét xử công
bằng thông qua việc sử dụng hệ thống tƣ pháp; (ii) Đối tƣợng hƣớng tới là tất
cả mọi ngƣời; (iii) Phạm vi tác động chủ yếu là các thiết chế tƣ pháp, nhằm
bảo đảm đƣợc quyền xét xử công bằng; (iv) Tập trung phát triển năng lực, thể
chế, đặc biệt là về quản lý và cơ sở hạ tầng của toà án, kỹ năng xây dựng pháp
luật và nghiệp vụ tƣ pháp.

14


Ở góc độ rộng hơn, các chuyên gia của Ủy ban về Đảm bảo pháp lý cho
ngƣời nghèo của (UNDP) đã đƣa ra một định nghĩa mới về quyền tiếp cận
cơng lý. Theo đó, quyền tiếp cận cơng lý là “quyền của người dân được tìm
kiếm và đạt được sự đền bù hoặc khắc phục thông qua các cơ quan tư pháp
chính thức và khơng chính thức phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế về quyền
con người” [22]. Cách tiếp cận này dựa trên nền tảng cách tiếp cận truyền
thống nhƣng có sự mở rộng hơn. Theo đó, quyền tiếp cận cơng lý đƣợc hiểu
là quyền tìm kiếm sự đền bù hoặc sự khắc phục cho những bất công hay thiệt
hại mà một cá nhân hay một nhóm cá nhân, đặc biệt là cho những nhóm xã
hội dễ bị tổn thƣơng (ngƣời nghèo, ngƣời lao động nhập cƣ, ngƣời tị nạn, các
nhóm thiểu số...), phải gánh chịu. Những bất cơng/thiệt hại này có thể do cá
nhân hay pháp nhân gây ra, trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội chứ
không giới hạn ở trong tố tụng hình sự, và việc tìm kiếm sự đền bù/khắc phục

đƣợc thực hiện thông qua việc tiếp cận với các thiết chế tƣ pháp cả chính thức
và khơng chính thức.
Các luật sƣ ở các nhiều quốc gia và thậm chí các tổ chức quốc tế cũng đã
đƣa ra nhiều cách hiểu các nhau về quyền tiếp cận công lý. Các luật sƣ Mỹ
cho rằng quyền tiếp cận công lý là quyền có luật sƣ về dân sự cho tất cả các
cá nhân. Các luật sƣ Nam Phi cho rằng quyền tiếp cận công lý là bảo vệ các
quyền của cá nhân của tầng lớp yếu thế hơn trong xã hội, trong đó đặc biệt
nhấn mạnh tới hiệu quả của án lệ.
Mặc dù “tiếp cận cơng lý” có thể đƣợc nhìn nhận dƣới nhiều góc độ khác
nhau nhƣng thơng thƣờng, “tiếp cận cơng lý” đƣợc nhìn nhận và đánh giá
dƣới góc độ của hoạt động tƣ pháp, vì nó gắn liền với việc bảo vệ quyền và
lợi ích hợp pháp, đặc biệt là quyền và lợi ích của ngƣời bị buộc tội, ngƣời bị
hại và các đƣơng sự có quyền, lợi ích liên quan, và nhất là nó gắn liền với
việc tƣớc tự do của công dân, hoặc tƣớc nhiều quyền công dân khác.

15


Chính vì vậy, trong khn khổ luận văn này, quyền tiếp cận công lý sẽ
đƣợc nghiên cứu, đánh giá chủ yếu dƣới góc độ của hoạt động tƣ pháp và bao
gồm những quyền cơ bản sau đây: Quyền đƣợc Toà án xét xử cơng bằng;
Quyền đƣợc Tồ án xét xử kịp thời và bằng những thủ tục công bằng; Quyền
đƣợc thông tin về pháp luật; Quyền đƣợc giáo dục pháp luật; Quyền đƣợc tƣ
vấn và trợ giúp pháp lý.
1.2.2. Đặc điểm quyền tiếp cận công lý
- Về chủ thể: Chủ thể của quyền tiếp cận công lý bao gồm chủ thể gây ra
các thiệt hại, bất công và chủ thể chịu thiệt hại, bất công.
Chủ thể gánh chịu các thiệt hại, bất cơng có thể là cơng dân hoặc khơng
phải cơng dân (ví dụ: ngƣời lao động nhập cƣ; ngƣời nƣớc ngồi; ngƣời
khơng có quốc tịch…). Về đặc điểm, chủ thể gánh chịu các thiệt hại thông

thƣờng tập trung vào các nhóm ngƣời dễ bị tổn thƣơng (vulnerable group),
bao gồm: phụ nữ, trẻ em, ngƣời khuyết tật, ngƣời sống chung với HIV, ngƣời
di tản hoặc tìm kiến nơi lánh nạn, ngƣời khơng có quốc tịch, ngƣời lao động
di trú, ngƣời thiểu số (về dân tộc, chủng tộc, tôn giáo), ngƣời bản địa, nạn
nhân chiến tranh, những ngƣời bị tƣớc tự do, ngƣời cao tuổi…và những nhóm
ngƣời khác gặp những nguy cơ cao về quyền tiếp cận cơng lý trong nhiều
hồn cảnh, bối cảnh (xét cả trên phạm vi quốc tế, khu vực, quốc gia, ở trong
gia đình, nơi làm việc và ngồi xã hội). Sở dĩ nhóm ngƣời dễ bị tổn thƣơng là
chủ thể trọng yếu của quyền tiếp cận cơng lý là bởi họ bao gồm những cá
nhân có vị thế về chính trị, xã hội hoặc kinh tế thấp hơn, từ đó khiến họ có
nguy cơ cao hơn bị tổn thƣơng, bị gánh chịu những thiệt hại, bất công trong
cuộc sống.
Ngƣợc lại, chủ thể gây ra các thiệt hại, bất cơng có thể là cá nhân, cơ
quan nhà nƣớc, doanh nghiệp, tổ chức…Đối với nhóm chủ thể gây ra các thiệt
hại, bất cơng có thể bao gồm cả cá nhân và cơ quan, tổ chức. Chủ thể gây ra

16


thiệt hại là đối tƣợng mà quyền tiếp cận công lý hƣớng tới để chấm dứt, hạn
chế các hành vi gây ra thiệt hại, bất công cho các cá nhân khác.
- Về đối tượng: Các thiệt hại, bất cơng có thể xảy ra trong mọi lĩnh vực
của đời sống từ hình sự, dân sự, chính trị, kinh tế, văn hố, xã hội; tuy nhiên
chủ yếu là trong lĩnh vực tố tụng và nhằm vào ba lĩnh vực chính: (i) thừa nhận
sự đền bù/khắc phục cho những bất công/thiệt hại; (ii) tăng cƣờng khả năng
của ngƣời dân trong việc nhận biết và theo đuổi sự đền bù/khắc phục; (iii)
tăng cƣờng khả năng cung cấp sự đền bù/khắc phục của các cơ quan tƣ pháp
chính thức và khơng chính thức.
- Về phạm vi: Bao gồm các cơ quan tƣ pháp, trong đó trọng tâm là Toà
án để giúp cho việc giải quyết vấn đề đƣợc thuận lợi và có nhiều cơ hội hơn.

1.3. NHỮNG BẢO ĐẢM PHÁP LÝ CHO QUYỀN TIẾP CẬN
CÔNG LÝ
Quyền tiếp cận công lý đƣợc xây dựng trên ba nền tảng chính: (i) Hệ
thống các quyền và nghĩa vụ công dân; (ii) Hệ thống các cơ quan tƣ pháp; (iii)
Năng lực tiếp cận công lý của công dân.
1.3.1. Hệ thống các quyền và nghĩa vụ công dân
Sự bảo vệ pháp lý bao gồm hệ thống các quyền và nghĩa vụ công dân là
nền tảng đầu tiên để bảo đảm tiếp cận công lý. Khi các quyền và nghĩa vụ
công dân đƣợc pháp luật ghi nhận và bảo vệ thì các cá nhân trong xã hội mới
có cơ sở pháp lý để đòi hỏi sự đền bù/khắc phục cho những bất cơng, thiệt hại
mà họ đang gặp phải. Đó cũng là lý do mà UNDP gọi hệ thống các quyền và
nghĩa vụ công dân đƣợc là “sự bảo vệ pháp lý” cho quyền tiếp cận công lý.
Hệ thống các quyền và nghĩa vụ công dân trong việc bảo đảm quyền tiếp
cận cơng lý có những đặc điểm sau [22]: Thứ nhất, Phù hợp với các quy định
của pháp luật quốc gia và các điều ƣớc quốc tế về quyền con ngƣời; Thứ hai,

17


có thể đƣợc ghi nhận trong luật tục; Thứ ba, không bao gồm các quy định cản
trở việc tiếp cận công lý của ngƣời dân.
1.3.2. Hệ thống các cơ quan tƣ pháp
Để hiện thực hóa những giải pháp cơng bằng cho các tranh chấp đã đƣợc
quy định trong hệ thống pháp luật, quốc gia cần có một khn khổ thế chế về
tiếp cận công lý. Khuôn khổ nảy đƣợc tạo lập bởi hệ thống các cơ quan tƣ
pháp và hệ thống các cơ quan giám sát hoạt động hiệu quả và độc lập. Một
khuôn khổ sự bảo vệ pháp lý đầy đủ và phù hợp là cần thiết, nhƣng chúng sẽ
chỉ là lý thuyết nếu khơng có một hệ thống các cơ quan đƣợc thiết lập để thực
hiện và bảo đảm việc thực hiện chúng một cách đúng đắn. Chính vì vậy, theo
UNDP, hệ thống các cơ quan tƣ pháp và giám sát (hay là “khuôn khổ thiết

thế” theo cách gọi của UNDP) là nền tảng thứ hai của việc bảo đảm tiếp cận
công lý. Mỗi cơ quan trong từng hệ thống kể trên có những chức năng, nhiệm
vụ khác nhau, và do đó, có vai trị khác nhau trong việc bảo đảm tiếp cận
công lý.
- Hệ thống các cơ quan tư pháp bao gồm tịa án, cơ quan cơng tố, cơ
quan điều tra...; trong đó Tồ án giữ vai trị trung tâm, có trách nhiệm quan
trọng trong việc đảm bảo quyền tiếp cận công lý của ngƣời dân thông qua
hoạt động xét xử của mình.
Trong nhiều trƣờng hợp, luật tục cũng đƣợc áp dụng nhƣ một phƣơng
thức hỗ trợ các cơ quan tƣ pháp. Đối với nhiều cộng đồng dân cƣ, đặc biệt là
nhóm dân tộc thiểu số, các luật tục ln đóng vai trị quan trọng, trở thành
chuẩn mực và công cụ để giải quyết các tranh chấp giữa các thành viên trong
cộng đồng. Ở những khu vực này, luật tục dễ dàng đƣợc ngƣời dân chấp nhận
khi giải quyết các tranh chấp hơn là áp dụng hệ thống tƣ pháp chính thức. Tuy
vậy, khơng phải luật tục nào cũng phù hợp với pháp luật quốc gia và quốc tế.
Do đó, khi áp dụng luật tục, cần lựa chọn và sàng lọc các luật tục phù hợp về

18


×