Tải bản đầy đủ (.pdf) (134 trang)

Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về kết hôn giữa công dân việt nam với người nước ngoài theo quy định của pháp luật việt nam trong xu thế hội nhập

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.44 MB, 134 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT

NGUYỄN CAO HIẾN

MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ
KẾT HÔN GIỮA CƠNG DÂN VIỆT NAM VỚI
NGƯỜI NƯỚC NGỒI THEO QUY ĐỊNH CỦA
PHÁP LUẬT VIỆT NAM
TRONG XU THẾ HỘI NHẬP

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

HÀ NỘI - 2011


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT

NGUYỄN CAO HIẾN

MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ KẾT HÔN
GIỮA CƠNG DÂN VIỆT NAM VỚI NGƯỜI NƯỚC NGỒI
THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM
TRONG XU THẾ HỘI NHẬP
Chuyên ngành : Luật dân sự
Mã số

: 60 38 30

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC



Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Phương Lan

HÀ NỘI - 2011


MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các bảng
Danh mục các biểu đồ
MỞ ĐẦU

Chương 1:

1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ KẾT HÔN GIỮA

10

CÔNG DÂN VIỆT NAM VỚI NGƯỜI NƯỚC NGỒI

1.1.

Khái niệm kết hơn giữa cơng dân Việt Nam với người
nước ngồi

10


1.1.1.

Kết hơn có yếu tố nước ngồi

10

1.1.1.1. Khái niệm kết hơn

10

1.1.1.2. Kết hơn có yếu tố nước ngồi

13

1.1.2.

Kết hơn giữa cơng dân Việt Nam với người nước ngồi

14

1.1.2.1. Người nước ngồi

14

1.1.2.2. Kết hơn giữa cơng dân Việt Nam với người nước ngồi

16

1.2.


Đặc điểm của quan hệ kết hơn giữa cơng dân Việt Nam với
người nước ngồi

17

1.2.1.

Đặc điểm chung

17

1.2.2.

Những đặc điểm đặc thù của quan hệ kết hôn giữa cơng dân
Việt Nam với người nước ngồi tại cơ quan nhà nước có
thẩm quyền của Việt Nam

19

1.3.

Nguyên tắc giải quyết quan hệ kết hôn giữa công dân Việt
Nam với người nước ngoài

22

1.4.

Ý nghĩa của việc pháp luật ghi nhận quan hệ kết hơn có yếu

tố nước ngồi

27


Chương 2: KẾT HÔN GIỮA CÔNG DÂN VIỆT NAM VỚI NGƯỜI

31

NƯỚC NGOÀI THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT
VIỆT NAM HIỆN HÀNH

2.1.

Các điều kiện để việc kết hôn hợp pháp

32

2.1.1.

Điều kiện về tuổi kết hôn

35

2.1.2.

Điều kiện về sự tự nguyện của hai bên nam và nữ khi kết hôn

37


2.1.3.

Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn

40

2.1.3.1. Cấm người đang có vợ hoặc có chồng kết hơn với người khác

41

2.1.3.2. Cấm người mất năng lực hành vi dân sự kết hôn

44

2.1.3.3. Cấm kết hôn giữa những người cùng dịng máu về trực hệ;
giữa những người có họ trong phạm vi ba đời

46

2.1.3.4. Cấm kết hôn giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã
từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, bố chồng với con dâu, mẹ
vợ với con rể, bố dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con
riêng của chồng

48

2.1.3.5. Cấm kết hôn giữa những người cùng giới tính

49


2.1.4.

Điều kiện về nghi thức kết hôn

51

2.2.

Thẩm quyền giải quyết việc đăng ký kết hôn giữa cơng dân
Việt Nam với người nước ngồi

55

2.2.1.

Việc đăng ký kết hơn được tiến hành trước cơ quan nhà
nước có thẩm quyền tại Việt Nam

55

2.2.2.

Việc đăng ký kết hôn được tiến hành tại khu vực biên giới

57

2.2.3.

Việc đăng ký kết hôn được tiến hành tại Cơ quan đại diện
của Việt Nam ở nước ngồi


59

2.3.

Trình tự, thủ tục đăng ký kết giữa cơng dân Việt Nam với
người nước ngồi

61

2.3.2.

Về thủ tục nộp và nhận hồ sơ kết hơn

64

2.3.3.

Về trình tự giải quyết hồ sơ đăng ký kết hôn giữa công dân
Việt Nam với người nước ngoài

65


2.3.4.

Về tổ chức lễ đăng ký kết hôn

68


Chương 3:

71

THỰC TRẠNG KẾT HƠN GIỮA CƠNG DÂN VIỆT
NAM VỚI NGƯỜI NƯỚC NGỒI TRONG NHỮNG
NĂM GẦN ĐÂY VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM
NÂNG CAO HIỆU QUẢ ĐIỀU CHỈNH CỦA PHÁP
LUẬT VỀ VẤN ĐỀ NÀY

3.1.

Thực trạng kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước
ngồi những năm gần đây

71

3.1.1.

Một số nét về tình hình kết hơn giữa cơng dân Việt Nam với
người nước ngoài trong những năm gần đây

71

3.1.2.

Thực trạng pháp luật điều chỉnh và hoạt động của các cơ
quan liên quan đảm bảo thực thi việc kết hôn giữa công dân
Việt Nam với người nước ngoài


89

3.1.2.1. Thực trạng về pháp luật điều chỉnh

89

3.1.2.2. Thực trạng hoạt động của các cơ quan liên quan bảo đảm
thực thi việc kết hôn giữa công dân Việt Nam với người
nước ngoài

92

3.1.3.

Một số vướng mắc liên quan đến việc kết hôn giữa công dân
Việt Nam với người nước ngoài

95

3.2.

Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật điều chỉnh quan
hệ kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài

102

3.2.1.

Hoàn thiện cơ sở pháp lý về kết hơn giữa cơng dân Việt
Nam với người nước ngồi


103

3.2.2.

Đảm bảo hoạt động có hiệu quả của các cơ quan có liên
quan trong việc thi hành pháp luật về kết hơn có giữa cơng
dân Việt Nam với người nước ngồi

110

KẾT LUẬN

115

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

118

PHỤ LỤC

122


DANH MỤC CÁC BẢNG

Số hiệu

Tên bảng


Trang

Tình hình kết hơn có yếu tố nước ngoài tại Việt Nam từ

73

bảng
3.1

năm 2007 đến năm 2010


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ

Số hiệu

Tên biểu đồ

Trang

Tình hình kết hơn có yếu tố nước ngồi tại Việt Nam từ

74

biểu đồ
3.1

năm 2007 đến năm 2010
3.2


Tỷ trọng các trường hợp kết hơn có yếu tố nước ngồi tại

75

Việt Nam
3.3

Cơ cấu tỷ trọng nam và nữ công dân Việt Nam kết hôn

76

với người nước ngồi
3.4

Tình hình cơng dân Việt Nam kết hơn với cơng dân Đài

83

Loan giai đoạn 1998-2005
3.5

Tình hình cơng dân Việt Nam kết hôn với công dân Hàn

85

Quốc giai đoạn 2007-2010
3.6

Tình hình đăng ký kết hơn giữa cơng dân Việt Nam với
công dân Hàn Quốc tại Việt Nam và Hàn Quốc


86


MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong những năm gần đây, chính sách mở rộng hội nhập quốc tế của
Đảng và nhà nước ta đã làm cho đời sống của nhân dân được cải thiện đáng
kể. Cùng với sự phát triển của quá trình giao lưu quốc tế, các quan hệ về hơn
nhân và gia đình giữa cơng dân Việt Nam với người nước ngoài cũng phát
sinh ngày càng nhiều. Việc điều chỉnh quan hệ này trở thành một yêu cầu cấp
bách, quan trọng nhằm làm ổn định và phát triển giao lưu dân sự quốc tế, đồng
thời bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cơng dân các nước có liên quan.
Để kịp thời điều chỉnh được các quan hệ hơn nhân và gia đình nói
chung, quan hệ kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngồi nói
riêng, nhà nước ta đã ban hành một số văn bản pháp luật có giá trị như: Luật
Hơn nhân và gia đình năm 1986; Pháp lệnh Hơn nhân và gia đình giữa cơng
dân Việt Nam với người nước ngồi 2/12/1993; Luật Hơn nhân và gia đình
năm 2000 và một số văn bản hướng dẫn thi hành các văn bản trên. Điều này
đã tạo điều kiện cho các quan hệ kết hơn có yếu tố nước ngồi có cơ sở pháp
lý để phát triển đồng thời tăng cường sự quản lý của nhà nước trong lĩnh vực
hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngồi. Do vậy, trong thời gian qua số
lượng công dân Việt Nam kết hôn với người nước ngoài tăng nhanh về cả số
lượng và ngày càng đa dạng về phạm vi chủ thể. Đây là minh chứng cho chủ
trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước ta mở rộng quan hệ hợp tác giao lưu
dân sự giữa Việt Nam với các nước khác trên thế giới.
Tuy nhiên, trong vài năm trở lại đây, bên cạnh những yếu tố tiến bộ,
tích cực, trong quan hệ kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài
đang nảy sinh các hệ lụy như hiện tượng lấy chồng (vợ) là người nước ngồi

vì mục đích kinh tế, để "xuất ngoại", kết hơn khơng xuất phát từ tình yêu nam
nữ, sự tự nguyện… Những hiện tượng này đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến

1


an ninh chính trị, trật tự an tồn xã hội, thuần phong mỹ tục của người Việt
Nam. Ngồi ra, cịn phải kể đến một số trường hợp lợi dụng việc kết hơn với
người nước ngồi nhằm bn bán người, xâm phạm tình dục người phụ nữ.
Hậu quả từ những tiêu cực trong việc phụ nữ Việt Nam kết hôn với người
nước ngoài để lại cả trước mắt và lâu dài, ảnh hưởng tiêu cực đến nhiều mặt
kinh tế, văn hóa, an ninh xã hội, pháp luật quốc gia và pháp luật quốc tế… Có
nhiều nguyên nhân cả khách quan lẫn chủ quan dẫn đến các hiện tượng trên
nhưng sự hạn chế của pháp luật cùng với thiết chế thực thi chúng trong việc
điều chỉnh các quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngồi đóng vai
trị khơng nhỏ.
Chủ trương của Nhà nước ta về vấn đề cải cách tư pháp đã được thể
hiện cụ thể trong Nghị quyết số 49 NQ/TW ngày 02/6/2005 về "Chiến lược cải
cách tư pháp đến năm 2020", theo đó: "sớm hồn thiện hệ thống pháp luật liên
quan đến lĩnh vực tư pháp phù hợp với mục tiêu chiến lược xây dựng và hồn
thiện hệ thống pháp luật…" [18]. Bên cạnh đó, cơng cuộc xây dựng nhà nước
pháp quyền xã hội chủ nghĩa đang được đẩy mạnh. Vì vậy, việc nghiên cứu một
số vấn đề lý luận và thực tiễn áp dụng các quy định của pháp luật về kết hôn
giữa công dân Việt Nam với người nước ngồi, từ đó rút ra được một số đề xuất
thực tế nhằm hoàn thiện hơn nữa các quy định của pháp luật về vấn đề này là hết
sức quan trọng, có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn. Nhận thức được điều đó,
em đã mạnh dạn chọn vấn đề "Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về kết hôn
giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài theo quy định của pháp luật
Việt Nam trong xu thế hội nhập" làm đề tài cho luận văn thạc sĩ của mình.
2. Tình hình nghiên cứu

Kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngồi là vấn đề có
tính thời sự cao. Do vậy, từ trước tới nay có khơng ít các cơng trình nghiên
cứu về vấn đề này. Có thể chia các cơng trình nghiên cứu về kết hơn giữa
cơng dân Việt Nam với người nước ngồi thành ba nhóm lớn sau:

2


- Nhóm luận văn, luận án: ở nhóm này có thể liệt kê đến một số cơng
trình nghiên cứu tiêu biểu như: Vấn đề kết hơn có yếu tố nước ngoài tại Việt
Nam, Luận văn thạc sĩ luật học, của Vilayvong Senebouttarat, Trường Đại
học Luật Hà Nội, 2008. Với đề tài này, tác giả đã nghiên cứu các quy định
của pháp luật Việt Nam về quan hệ kết hơn có yếu tố nước ngoài theo quy
định của pháp luật Việt Nam, tuy nhiên tác giả lại không đề cập tới việc kết
hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngồi, giữa cơng dân Việt Nam
với nhau tại cơ quan đại diện ngoại giao, lãnh sự của Việt Nam tại nước
ngồi. Quan hệ kết hơn giữa cơng dân Việt Nam với công dân Lào theo quy
định của pháp luật Việt Nam và Lào, Khóa luận tốt nghiệp, của Vithanha
Inthivixay, Trường Đại học Luật Hà Nội, 2010. Ở đề tài này, tác giả đã bước
đầu nghiên cứu về quan hệ kết hơn giữa cơng dân Việt Nam với người nước
ngồi, nhưng chủ yếu là quan hệ kết hôn giữa công dân Việt Nam với công
dân Lào mà không đề cập tới việc công dân Việt Nam kết hôn với công dân
nước khác. Mặt khác, tác giả đã nghiên cứu vấn đề này dưới góc độ tư pháp
quốc tế, tức là có sự xung đột pháp luật nên tác giả tập trung luận giải việc
chọn pháp luật nước nào giải quyết quan hệ này. Pháp luật về kết hơn có yếu
tố nước ngoài tại Việt Nam - thực trạng và giải pháp, của Nguyễn Thị Hương,
Luận văn thạc sĩ luật học, Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội, 2006. Hay
như Đỗ Thị Kiều Ngân, Khóa luận tốt nghiệp, Trường Đại học Luật Hà Nội,
2009, với đề tài: "Thực trạng kết hơn có yếu tố nước ngồi và một số giải
pháp nhằm nâng cao hiệu quả điều chỉnh của pháp luật về vấn đề này ở Việt

Nam hiện nay". Ở hai đề tài này, các tác giả đã đề cập tới quan hệ kết hôn
giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài, tuy nhiên, phạm vi nghiên
cứu rộng, bao gồm cả trường hợp người nước ngồi kết hơn với nhau tại Việt
Nam, công dân Việt Nam kết hôn với người nước ngồi, cơng dân Việt Nam
kết hơn với nhau tại Việt Nam nhưng theo pháp luật nước ngoài. Do vậy, các
đề tài mới chỉ phân tích một cách khái quát các khía cạnh quan hệ kết hơn có
yếu tố nước ngoài.

3


Nhìn chung các cơng trình nghiên cứu trên đã chỉ ra một số vấn đề cơ
bản của pháp luật Việt Nam về quan hệ kết hôn giữa công dân Việt Nam với
người nước ngồi. Tuy nhiên hầu hết các cơng trình trên đều được nghiên cứu
dưới góc độ khác (chủ yếu là tư pháp quốc tế) hoặc với phạm vi rộng lớn nên
chỉ mang tính khái quát hoặc nghiên cứu dưới góc độ tư pháp quốc tế, lý giải
về hiện tượng xung đột pháp luật trong khi giải quyết quan hệ kết hơn có yếu
tố nước ngồi.
- Nhóm sách giáo trình, sách bình luận chun sâu: trong nhóm này,
đầu tiên phải kể đến cuốn sách Quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước
ngồi ở Việt Nam trong thời kỳ hội nhập quốc tế của Nơng Quốc Bình và
Nguyễn Hồng Bắc, Nxb Tư pháp, 2006. Ngồi ra cịn có một số giáo trình và
bình luận khoa học Luật Hơn nhân và gia đình. Hầu hết các cơng trình này
mới chỉ dừng lại ở việc phân tích, bình luận các quy định của pháp luật hơn
nhân và gia đình về quan hệ kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước
ngồi, chưa đề cập hoặc ít đề cập đến thực tiễn thi hành các quy định của
pháp luật về vấn đề trên.
- Nhóm các bài báo, tạp chí chuyên ngành luật: Các bài nghiên cứu
thuộc nhóm này chủ yếu được đề cập trên các tạp chí như Tạp chí Tịa án
nhân dân, Tạp chí Kiểm sát, tạp chí Dân chủ và pháp luật, Tạp chí Nghiên

cứu lập pháp, Tạp chí Luật học… Trong đó phải kể đến bài viết của tác giả
Đỗ Văn Chỉnh đăng trên tạp chí Tòa án nhân dân, số 1 (1/2011) với nhan đề:
"Kết hơn có yếu tố nước ngồi và thực tiễn áp dụng pháp luật"; "Một số
vướng mắc liên quan đến việc đăng ký kết hơn có yếu tố nước ngồi" của tác
giả Ngơ Văn Thìn, đăng trên tạp chí Dân chủ và pháp luật, số 7/2009; "Thực
trạng về việc phỏng vấn trong kết hơn với người nước ngồi hiện nay" của
Nguyễn Văn Thắng, đăng trên Tạo chí Dân chủ và pháp luật, số chuyên đề về
đăng ký khai sinh và đăng ký kết hơn… Phần lớn các bài viết thuộc nhóm này
chỉ đề cập tới một số vấn đề cụ thể của quan hệ kết hôn giữa công dân Việt

4


Nam với người nước ngoài, chưa đề cập được sâu sắc và tồn diện các vấn đề
của việc cơng dân Việt Nam kết hơn với người nước ngồi.
Tóm lại, cho đến nay, chưa có một cơng trình khoa học nào nghiên
cứu một cách toàn diện, chuyên sâu, đầy đủ và có hệ thống về kết hơn giữa
cơng dân Việt Nam với người nước ngồi. Các cơng trình nghiên cứu hoặc
chủ yếu tập trung vào một mảng cụ thể của quan hệ này hoặc nghiên cứu dưới
góc độ xung đột pháp luật và đi sâu vào việc luận giải hệ thống pháp luật nào
giải quyết quan hệ đó. Do vậy, các cơng trình nghiên cứu trên so với đề tài
của Luận văn này là hồn tồn khơng có sự trùng lắp về mặt nội dung.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của Luận văn là qua quá trình nghiên cứu các
quy định của pháp luật hơn nhân và gia đình về việc kết hơn giữa cơng dân
Việt Nam với người nước ngoài và thực trạng của vấn đề này trong những
năm gần đây, luận văn đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật và
một số giải pháp khác nhằm nâng cao hơn nữa hoạt động của các thiết chế
trong việc thi hành pháp luật về kết hôn giữa công dân Việt Nam với người
nước ngồi.

Để đạt được mục đích nghiên cứu trên, luận văn cần phải giải quyết
được những nhiệm vụ cụ thể sau:
- Làm rõ một số vấn đề lý luận về việc kết hơn giữa cơng dân Việt
Nam với người nước ngồi như khái niệm, đặc điểm, nguyên tắc giải quyết
quan hệ kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài và ý nghĩa
việc pháp luật ghi nhận quan hệ kết hơn có yếu tố nước ngồi;
- Phân tích thực trạng quan hệ kết hôn giữa công dân Việt Nam với
người nước ngoài trong những năm gần đây;
- Đánh giá thực trạng của pháp luật về kết hôn giữa công dân Việt
Nam với người nước ngoài; đưa ra một số vướng mắc liên quan, từ đó đề xuất

5


một số giải pháp nhằm hoàn thiện hơn nữa các quy định về kết hơn có yếu tố
nước ngồi trong pháp luật hơn nhân và gia đình Việt Nam.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
Đối tượng nghiên cứu của luận văn: Là một số vấn đề lý luận về quan
hệ kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngồi, các quy định của
Luật Hơn nhân và gia đình 2000; pháp luật hơn nhân và gia đình của Việt nam
cũng như một số nước trên thế giới về vấn đề này; tình hình kết hơn giữa cơng
dân Việt Nam với người nước ngồi trong những năm gần đây và thực trạng
pháp luật điều chỉnh và các thiết chế đảm bảo thực thi việc kết hôn giữa cơng
dân Việt Nam với người nước ngồi.
Phạm vi nghiên cứu của luận văn: Trong khuôn khổ của một luận văn
thạc sĩ, luận văn tập trung vào một số vấn đề sau:
- Những quy định của pháp luật về quan hệ kết hơn có yếu tố nước
ngồi. Trong đó tập trung chủ yếu vào quan hệ kết hôn giữa công dân Việt
Nam với người nước ngoài.
- Các quy định của pháp luật về kết hôn giữa công dân Việt Nam với

người nước ngoài trong một số văn bản pháp luật như: Luật Hơn nhân và gia
đình năm 1986; Luật Hơn nhân và gia đình năm 2000; Bộ luật dân sự năm 2005
và các văn bản pháp luật khác liên quan. Trong đó, luận văn tập trung nghiên
cứu về quan hệ kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngồi trước cơ
quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam và theo các quy định của pháp luật
Việt Nam mà không đề cập tới việc kết hôn giữa công dân Việt Nam với người
nước ngoài theo pháp luật nước ngồi và u cầu pháp luật Việt Nam cơng nhận
- Một số quy định của pháp luật các nước trên thế giới về kết hơn có
yếu tố nước ngồi như Hàn Quốc, Đài Loan, Anh, Mỹ, có sự so sánh và đối
chiếu với pháp luật hơn nhân và gia đình Việt Nam, qua đó tiếp thu những
điểm tiến bộ và phù hợp với các quy định về kết hôn giữa cơng dân Việt Nam
với người nước ngồi trong luật HN&GĐ Việt Nam.

6


- Tình hình kết hơn giữa cơng dân Việt Nam với người nước ngồi
mà chủ yếu là nữ cơng dân Việt Nam kết hơn với người nước ngồi trong vài
năm gần đây.
5. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn được nghiên cứu trên cơ sở kết hợp các phương pháp chủ
yếu như phương pháp duy vật biện chứng và lịch sử của chủ nghĩa Mác Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước và pháp luật; phương pháp phân
tích luật học; phương pháp phân tích - so sánh; phương pháp tổng hợp (trên
cơ sở phân tích, so sánh và tham khảo pháp luật nước ngồi); phương pháp
trích dẫn, phương pháp thống kê, phương pháp chuyên gia v.v... Trên cơ sở
phương pháp phân tích, tổng hợp, đánh giá về cơ sở lý luận và thực tiễn của
pháp luật điều chỉnh các quan hệ dân sự có yếu tố nước ngồi, đặc biệt đánh
giá, phân tích về thực trạng pháp luật Việt Nam điều chỉnh một số quan hệ
dân sự có yếu tố nước ngoài đã lựa chọn, tác giả rút ra những ưu điểm, tồn tại
trong việc thi hành pháp luật, từ đó đề ra các giải pháp cụ thể nhằm sửa đổi,

bổ sung và hồn thiện pháp luật.
6. Đóng góp của luận văn
Với tính cách là một trong những cơng trình khoa học (thuộc chuyên
ngành luật dân sự) nghiên cứu một cách có hệ thống các vấn đề về cơ sở lý
luận và thực tiễn của pháp luật điều chỉnh quan hệ kết hơn có yếu tố nước
ngồi đặc biệt là kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài, kết
quả nghiên cứu của đề tài sẽ mang lại những đóng góp mới về khoa học pháp
lý như sau:
Thứ nhất, trên cơ sở nghiên cứu, phân tích và ứng dụng khái niệm
"quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài" đã được pháp luật quy định, tác giả
đưa ra khái niệm về quan hệ kết hơn có yếu tố nước ngồi, kết hơn giữa cơng
dân Việt Nam với người nước ngoài. Việc đưa ra các khái niệm này trong tình
hình hiện nay là cần thiết, góp phần quan trọng vào công tác nghiên cứu và

7


giảng dạy về pháp luật dân sự nói chung, pháp luật hơn nhân và gia đình nói
riêng, củng cố cho nền khoa học pháp lý nước ta, cũng như phục vụ tích cực
cho việc sửa đổi Luật Hơn nhân và gia đình về vấn đề quan hệ hơn nhân và
gia đình có yếu tố nước ngồi đang diễn ra hiện nay.
Thứ hai, luận văn phân tích, đánh giá một cách khoa học những quy
định của pháp luật hôn nhân và gia đình Việt Nam hiện hành về kết hơn giữa
cơng dân Việt Nam với người nước ngoài; chắt lọc những quy định về kết hơn
có yếu tố nước ngồi của một số nước trên thế giới và tình hình kết hơn giữa
cơng dân Việt Nam với người nước ngồi trong những năm gần đây.
Thứ ba, luận văn đã xác định những bất cập trong các quy định của pháp
luật hôn nhân và gia đình Việt Nam về kết hơn giữa cơng dân Việt Nam với
người nước ngồi cần phải hồn thiện, những vướng mắc trong việc thực thi
pháp luật cần phải khắc phục và xác định rõ nguyên nhân của thực trạng đó.

Thứ tư, luận văn đã đề xuất một số kiến nghị sửa đổi, bổ sung một số
điều của Luật Hơn nhân và gia đình năm 2000 nhằm hồn thiện hơn nữa các
quy định của pháp luật về kết hơn giữa cơng dân Việt Nam với người nước
ngồi. Mặt khác, luận văn cũng đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu
quả hoạt động của các thiết chế bảo đảm thực thi việc kết hôn giữa công dân
Việt Nam với người nước ngoài.
Ngoài ra, những kết quả nghiên cứu mới của luận văn sẽ là nguồn tư
liệu mang tính lý luận và thực tiễn sâu sắc để các cơ quan nhà nước có thẩm
quyền có thể tham khảo góp phần sửa đổi một số quy định trong Luật Hơn
nhân và gia đình năm 2000 về kết hơn giữa cơng dân Việt Nam với người
nước ngồi. Đồng thời, những kết quả nghiên cứu của luận văn có thể được
dùng làm tư liệu học tập, tài liệu tham khảo, nghiên cứu tại các cơ sở đào tạo
luật hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân quan tâm đến quan hệ kết hơn giữa cơng
dân Việt Nam với người nước ngồi.

8


7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục,
nội dung của luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Một số vấn đề lý luận về quan hệ kết hôn giữa cơng dân
Việt Nam với người nước ngồi
Chương 2: Kết hơn giữa cơng dân Việt Nam với người nước ngồi
theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành
Chương 3: Thực trạng kết hôn giữa công dân Việt Nam với người
nước ngoài trong những năm gần đây và một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu
quả điều chỉnh của pháp luật về vấn đề này.

9



Chương 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ KẾT HÔN
GIỮA CƠNG DÂN VIỆT NAM VỚI NGƯỜI NƯỚC NGỒI

1.1. Khái niệm kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngồi
1.1.1. Kết hơn có yếu tố nước ngồi
1.1.1.1. Khái niệm kết hơn
Hơn nhân là cơ sở hình thành gia đình, gia đình là tế bào của xã hội.
Trong mỗi chế độ xã hội, gia đình đều thực hiện những chức năng cơ bản
mang tính chất xã hội của nó. Một trong những chức năng cơ bản của gia đình
là sinh sản nhằm tái sản xuất ra con người, là quá trình tiếp tục nịi giống. Đó
là một q trình cần thiết của cuộc sống trong một xã hội nhất định. Quá trình
này được thể hiện ở chỗ "hàng ngày tái tạo ra đời sống của bản thân mình,
con người bắt đầu tạo ra những con người khác, sinh sôi, nảy nở - đó là quan
hệ giữa chồng và vợ, giữa cha mẹ và con cái - đó là gia đình" [1]. Nếu khơng
có sản xuất và tái sản xuất ra con người thì xã hội khơng thể phát triển, thậm
chí khơng thể tồn tại được. Như vậy, gia đình là một trong những thể chế cơ
bản của xã hội. Gia đình được ra đời, tồn tại và phát triển trước hết là nhờ nhà
nước thừa nhận hôn nhân của đôi nam nữ, đồng thời nhà nước quy định quyền
và nghĩa vụ pháp lý cho vợ và chồng.
Hôn nhân là sự liên kết đặc biệt giữa một người nam và một người nữ,
sự liên kết đó phải được nhà nước thừa nhận bằng sự phê chuẩn dưới hình
thức pháp lý - đăng ký kết hôn. Như vậy, đăng ký kết hôn đã làm xác lập quan
hệ hôn nhân và là cơ sở để hình thành gia đình. Trong xã hội có giai cấp, quan
hệ hôn nhân bị chi phối bởi ý chí của giai cấp thống trị. Thơng qua nhà nước
và bằng pháp luật, giai cấp thống trị tác động vào các quan hệ hơn nhân và gia
đình làm cho các quan hệ này phát sinh, thay đổi hay chấm dứt phù hợp với
lợi ích của giai cấp đó.


10


Hơn nhân là cơ sở của gia đình và gia đình là tế bào của xã hội. "Gia
đình tốt thì xã hội mới tốt, xã hội tốt thì gia đình càng tốt" [33]. Vì vậy, nhà
nước ta ln quan tâm củng cố chế độ hôn nhân và đề ra những biện pháp
nhằm ổn định quan hệ này, "nhà nước bảo hộ hơn nhân và gia đình…" [34].
Tại khoản 2 Điều 8 Luật Hơn nhân và gia đình năm 2000 đã đưa ra khái
niệm về kết hơn, theo đó: "Kết hơn là việc nam nữ xác lập quan hệ vợ chồng
theo quy định của pháp luật về điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn" [33].
Theo quy định trên, kết hôn là việc nam nữ xác lập quan hệ vợ chồng
theo quy định của pháp luật về kết hôn và đăng ký kết hơn. Kết hơn chính là
sự thừa nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về quan hệ vợ chồng của
hai người khác giới, làm phát sinh quyền và nghĩa vụ giữa họ đối với nhau.
Hệ thống pháp luật của nước ta quy định, việc kết hôn phải đăng ký tại
cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Khi yêu cầu đăng ký kết hôn, hai bên nam
nữ phải có mặt tại cơ quan đăng ký kết hơn, nộp tờ khai đăng ký kết hôn và
những giấy tờ cần thiết khác. Trong trường hợp có lý do chính đáng, một
trong hai bên kết hôn không thể đến nộp hồ sơ đăng ký kết hơn thì có thể gửi
cho cơ quan đăng ký kết hôn đơn xin nộp hồ sơ tạm vắng mặt, trong đơn phải
nêu rõ lý do vắng mặt và phải có sự xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp cơ sở
nơi người vắng mặt cư trú.
Pháp luật hơn nhân và gia đình quy định: nam, nữ kết hôn phải đảm
bảo hai yếu tố:
Thứ nhất, việc kết hơn phải thể hiện ý chí của cả nam và nữ là mong
muốn được kết hôn với nhau. Như vậy, trước hết kết hôn là một quyền gắn
liền nhân thân của mỗi bên nam nữ. Quyền kết hôn xuất phát từ tình cảm yêu
thương giữa nam và nữ. Bởi vậy, đó là quyền tự do của mỗi cá nhân và được
pháp luật bảo vệ, điều này được thể hiện tại Điều 39 Bộ luật dân sự năm 2005,

theo đó: "nam, nữ có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật hơn nhân và
gia đình có quyền tự do kết hôn" [35] và khoản 2 Điều 9 Luật Hôn nhân và

11


gia đình: "việc kết hơn do nam và nữ tự nguyện quyết định, không bên nào
được ép buộc, lừa dối bên nào; không ai được cưỡng ép, cản trở" [33]. Do
vậy, sự tự nguyện của nam và nữ trong việc kết hôn vừa là điều kiện đảm bảo
cho hôn nhân có giá trị pháp lý và đồng thời cũng là cơ sở để xây dựng gia
đình bền vững. Đối với những trường hợp khi tiến hành đăng ký kết hôn có sự
lừa dối, cưỡng ép để được kết hơn hoặc kết hơn giả tạo thì nhà nước khơng
thừa nhận việc kết hơn đó là hợp pháp.
Thứ hai, việc kết hơn phải được nhà nước thừa nhận. Theo quy định
tại Điều 64 Hiến pháp 1992 thì: "Nhà nước bảo hộ hơn nhân và gia đình" [34].
Hơn nhân chỉ được nhà nước thừa nhận khi việc xác lập quan hệ hôn nhân
tuân thủ các quy định của pháp luật về điều kiện kết hơn và đăng ký kết hơn.
Đó là điều kiện về tuổi kết hôn; điều kiện về sự tự nguyện và một số điều kiện
về nhân thân khác (các trường hợp cấm kết hôn) được quy định tại Điều 9;
Điều 10 Luật Hơn nhân và gia đình năm 2000 và việc kết hôn phải được đăng
ký theo đúng quy định của pháp luật. Đáp ứng đủ những điều kiện trên, cơ
quan nhà nước có thẩm quyền sẽ tiến hành đăng ký việc kết hôn và ghi vào sổ
kết hôn. Khi đó giữa các bên nam, nữ sẽ phát sinh quan hệ hôn nhân.
Như vậy, muốn được kết hôn với nhau, nam nữ phải tuân thủ các điều
kiện kết hôn và đăng ký kết hơn. Có thể thấy rằng, pháp luật của nhà nước ta
quy định các điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn phần nào đã thể hiện tính
khoa học và phù hợp với điều kiện kinh tế, văn hóa, xã hội, đồng thời cũng
phù hợp với tâm tư, nguyện vọng của nhân dân, thông qua việc đăng ký kết
hôn, nhà nước đã công nhận hôn nhân của đôi nam, nữ. Ở đây, sự kiện kết
hôn là cơ sở pháp lý ghi nhận rằng, hai bên nam nữ đã phát sinh quyền và

nghĩa vụ vợ chồng. Sự kiện này có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định
chủ thể của các quan hệ trong gia đình như quan hệ giữa vợ và chồng, quan
hệ giữa cha mẹ và con cái, đồng thời xác định rõ thời điểm xác lập các quan
hệ đó.

12


1.1.1.2. Kết hơn có yếu tố nước ngồi
Luật hơn nhân và gia đình hiện hành cũng như các văn bản hướng dẫn
chưa có quy định cụ thể về khái niệm kết hơn có yếu tố nước ngồi mà chỉ ghi
nhận khái niệm về quan hệ hơn nhân và gia đình có yếu tố nước ngồi.
Theo đó, tại khoản 14 Điều 8 Luật Hơn nhân và gia đình năm 2000
ghi nhận:
Quan hệ hơn nhân và gia đình có yếu tố nước ngồi là quan
hệ hơn nhân và gia đình:
a) Giữa cơng dân Việt Nam và người nước ngoài;
b) Giữa người nước ngồi với nhau thường trú tại Việt Nam;
c) Giữa cơng dân Việt Nam với nhau mà căn cứ để xác lập,
thay đổi, chấm dứt quan hệ đó theo pháp luật nước ngồi hoặc tài
sản liên quan đến quan hệ đó ở nước ngoài [33].
Ngoài ra, tại khoản 4 Điều 100 Luật Hơn nhân và gia đình cịn quy
định: "Các quy định của Chương này cũng được áp dụng đối với quan hệ hơn
nhân và gia đình giữa cơng dân Việt Nam với nhau mà một bên hoặc cả hai
bên định ở nước ngoài" [33].
Việc nhận diện đúng "yếu tố nước ngồi" trong quan hệ hơn nhân và
gia đình là hết sức cần thiết. Nhiều trường hợp không xác định đúng "yếu tố
nước ngồi" nên gây khơng ít khó khăn cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền
trong việc giải quyết các vấn đề phát sinh từ quan hệ hôn nhân và gia đình có
yếu tố nước ngồi. Khoản 14 Điều 8 Luật Hơn nhân và gia đình năm 2000 đã

đưa ra tiêu chí để xác định "yếu tố nước ngồi" trong quan hệ hơn nhân và gia
đình. Điều này đã khẳng định sự phát triển về lý luận của pháp luật Việt Nam
trong việc điều chỉnh các vấn đề có liên quan đến hơn nhân và gia đình.
Từ những phân tích trên, quan hệ hơn nhân và gia đình có yếu tố nước
ngồi có thể hiểu là các quan hệ hơn nhân và gia đình sau:

13


- Có ít nhất một bên chủ thể là người nước ngồi
- Giữa cơng dân Việt Nam với nhau mà căn cứ xác lập, thay đổi, chấm
dứt quan hệ đó theo pháp luật nước ngồi.
- Quan hệ giữa cơng dân Việt Nam với nhau mà tài sản liên quan đến
quan hệ đó ở nước ngồi.
Kết hơn có yếu tố nước ngồi là một trường hợp cụ thể của quan hệ
hơn nhân và gia đình có yếu tố nước ngồi. Do vậy, căn cứ vào khái niệm
quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngồi, ta có thể đưa ra khái niệm
về kết hơn có yếu tố nước ngồi như sau:
Kết hơn có yếu tố nước ngồi là việc nam, nữ xác lập quan hệ vợ
chồng theo quy định của pháp luật về điều kiện kết hôn và đăng ký kết hơn,
trong đó có ít nhất một bên chủ thể là người nước ngoài hoặc người Việt Nam
định cư ở nước ngồi hoặc việc kết hơn được xác lập ở nước ngoài và theo
pháp luật nước ngoài.
Như vậy, theo khái niệm trên thì các trường hợp kết hơn có yếu tố
nước ngồi bao gồm:
- Kết hơn giữa cơng dân Việt Nam với người nước ngồi;
- Kết hơn giữa người nước ngoài với nhau mà một trong các bên
thường trú tại Việt Nam;
- Kết hôn giữa công dân Việt Nam với nhau mà một hoặc cả hai bên
định cư ở nước ngồi hoặc sự kiện kết hơn được tiến hành ở nước ngồi theo

pháp luật nước ngồi
1.1.2. Kết hơn giữa cơng dân Việt Nam với người nước ngồi
1.1.2.1. Người nước ngoài
Đối với mỗi quốc gia, việc người nước ngoài đến làm ăn, sinh sống đã
tất yếu trở thành bộ phần không thể thiếu trong cộng đồng dân cư của quốc

14


gia đó. Ở Việt Nam, người nước ngồi được hiểu là người không mang quốc
tịch Việt Nam, bao gồm người có quốc tịch nước ngồi và người khơng có
quốc tịch.
Theo quy định của pháp luật hiện hành, người nước ngoài cư trú ở
Việt Nam là cơng dân nước ngồi và người không quốc tịch thường trú hoặc
tạm trú ở Việt Nam. Ngoài ra, tại khoản 1 Điều 9 Nghị định số 68/2002/NĐ-CP
ngày 10/7/2002 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật
Hôn nhân và gia đình năm 2000 về quan hệ hơn nhân và gia đình có yếu tố
nước ngồi (sau đây gọi tắt là Nghị định số 68/2002/NĐ-CP) thì "người nước
ngồi là người khơng có quốc tịch Việt Nam, bao gồm cơng dân nước ngồi
và người khơng quốc tịch" [12]. Theo các quy định trên thì người nước ngồi
cư trú tại Việt Nam có thể là cơng dân nước ngồi hoặc có thể là người khơng
có quốc tịch.
Cơng dân nước ngồi là người có quốc tịch nước ngồi, có thể là
người có một hoặc nhiều quốc tịch nước ngồi. Người có nhiều quốc tịch
nước ngồi là tình trạng pháp lý của một người có cùng một lúc là công dân
của nhiều quốc gia. Người khơng có quốc tịch là người khơng có quốc tịch
của bất cứ nước nào. Địa vị pháp lý của người khơng có quốc tịch bị hạn chế
nhiều hơn so với cơng dân nước sở tại và người có quốc tịch nước ngồi. Họ
khơng được hưởng các quyền mà các bộ phận khác của dân cư được hưởng
trên cơ sở điều ước quốc tế giữa các quốc gia hữu quan. Họ cũng không được

hưởng sự bảo hộ ngoại giao của bất kỳ nước nào.
Người nước ngồi là một bộ phận khơng thể thiếu trong cộng đồng
dân cư của một quốc gia nên bên cạnh các quy định pháp luật bảo vệ quyền
lợi của công dân, từng quốc gia đều phải đối diện với nghĩa vụ quốc tế là tạo
cơ sở và điều kiện để người nước ngoài được hưởng chế độ pháp lý phù hợp
với sự tồn tại hợp pháp của họ trên lãnh thổ quốc gia đó. Một đặc thù quan
trọng liên quan đến địa vị pháp lý của người nước ngoài trên lãnh thổ nước sở

15


tại là người nước ngồi khơng chỉ chịu sự điều chỉnh của pháp luật nước này
mà đồng thời còn phải chịu sự điều chỉnh của pháp luật của nước người đó là
cơng dân. Do vậy, về ngun tắc, người nước ngồi được hưởng các quyền
chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa cơ bản như cơng dân của nước sở tại, ngoại
trừ một số quyền do pháp luật quốc gia sở tại có quy định hạn chế nhất định
vì lợi ích và an ninh quốc gia của nước đó. Vì thế, theo quy định của pháp luật
Việt Nam, trong lĩnh vực hơn nhân và gia đình nói chung, kết hơn nói riêng,
họ cũng được quyền kết hơn với cơng dân Việt Nam hoặc kết hơn với người
nước ngồi khác tại Việt Nam và quan hệ kết hôn của họ được pháp luật Việt
Nam ghi nhận và bảo vệ.
1.1.2.2. Kết hôn giữa cơng dân Việt Nam với người nước ngồi
Kết hơn giữa cơng dân Việt Nam với người nước ngồi là một trường
hợp kết hơn có yếu tố nước ngồi theo quy định của pháp luật Việt Nam. Hiện
nay pháp luật thực định Việt Nam cũng như các cơng trình nghiên cứu đều
chưa đưa ra được khái niệm về quan hệ kết hơn giữa cơng dân Việt Nam với
người nước ngồi.
Tuy nhiên, trên cơ sở khái niệm về hôn nhân và gia đình có yếu tố
nước ngồi cũng như khái niệm về quan hệ kết hơn có yếu tố nước ngồi, ta
có thể hiểu một cách khái quát nhất về quan hệ kết hôn giữa công dân Việt

Nam với người nước ngồi như sau:
Kết hơn giữa cơng dân Việt Nam với người nước ngoài là việc nam,
nữ xác lập quan hệ vợ chồng theo quy định của pháp luật về điều kiện kết hơn
và đăng ký kết hơn, trong đó một bên là công dân Việt Nam và một bên là
người nước ngoài.
Theo khái niệm trên ta thấy rằng, việc kết hơn giữa cơng dân Việt
Nam với người nước ngồi phải tuân thủ các quy định của pháp luật Việt
Nam, đó là các quy định về điều kiện kết hôn và quy định về việc đăng ký kết
hôn. Việc kết hôn giữa cơng dân Việt Nam với người nước ngồi có thể được

16


tiến hành tại Việt Nam, trước cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam
hoặc việc kết hơn được tiến hành trước cơ quan đại diện ngoại giao, lãnh sự
của Việt Nam tại nước ngồi; ngồi ra cũng có trường hợp việc kết hôn trên
được thực hiện trước cơ quan có thẩm quyền của nước ngồi tại nước ngồi.
Tuy nhiên, trong phạm vi nghiên cứu của luận văn, luận văn chỉ nghiên cứu
hai trường hợp là việc kết hôn được tiến hành trước cơ quan nhà nước có
thẩm quyền của Việt Nam hoặc trước cơ quan đại diện ngoại giao, lãnh sự của
Việt Nam tại nước ngồi.
Kết hơn giữa cơng dân Việt Nam với người nước ngồi là một trong
ba trường hợp kết hơn có yếu tố nước ngồi và theo quy định của pháp luật
Việt Nam, các trường hợp kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước
ngồi bao gồm:
- Kết hơn giữa cơng dân Việt Nam với cơng dân nước ngồi (người có
một hoặc nhiều quốc tịch nước ngồi)
- Kết hơn giữa cơng dân Việt Nam với người khơng có quốc tịch.
1.2. Đặc điểm của quan hệ kết hôn giữa công dân Việt Nam với
người nước ngồi

Như đã phân tích trên, quan hệ kết hơn giữa cơng dân Việt Nam với
người nước ngồi là một trường hợp của quan hệ kết hơn có yếu tố nước
ngồi. Do vậy, quan hệ kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước
ngoài vừa mang những đặc điểm chung của quan hệ kết hơn vừa có những
đặc điểm đặc thù.
1.2.1. Đặc điểm chung
Thứ nhất, quan hệ kết hôn giữa cơng dân Việt Nam với người nước
ngồi chỉ được nhà nước công nhận giữa những người khác nhau về giới tính
Mục đích của hơn nhân là xây dựng gia đình, thể hiện trong việc sinh
đẻ, nuôi dưỡng và giáo dục con cái, đáp ứng lẫn nhau những nhu cầu vật chất

17


và tinh thần trong cuộc sống hàng ngày. Sự liên kết giữa những người khác
giới là một đặc điểm vừa mang tính tự nhiên, vừa mang tính xã hội. Nếu hơn
nhân được xây dựng giữa hai người cùng giới tính thì đương nhiên mục đích
của hơn nhân khơng đạt được, chức năng của gia đình khơng đảm bảo. Do đó,
để bảo vệ yếu tố truyền thống đạo đức tốt đẹp của nhân loại và tính tự nhiên
trong hơn nhân, pháp luật đa số các nước cũng như pháp luật hôn nhân và gia
đình nước ta đều cấm kết hơn giữa những người cùng giới tính. Hiện nay, ở
nước ta đã xuất hiện một số trường hợp hai người cùng giới tính chung sống
với nhau như vợ chồng. Đây là hiện tượng xã hội không lành mạnh, trái với
thuần phong mỹ tục, không phù hợp với đạo đức xã hội và cần được ngăn
chặn và loại bỏ.
Thứ hai, quan hệ kết hơn giữa cơng dân Việt Nam với người nước
ngồi phải có sự cơng nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền mới có giá
trị pháp lý
Do tầm quan trọng của việc kết hơn là nhằm xây dựng gia đình, đảm
bảo chức năng xã hội của gia đình nên sự kiện kết hơn có ý nghĩa hết sức

quan trọng, liên quan tới nhiều quan hệ khác như quan hệ giữa vợ và chồng;
quan hệ giữa cha mẹ và con… Xuất phát từ vai trị đó, việc quản lý kết hơn là
điều hết sức cần thiết. Sự tham gia của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong
việc thực hiện thủ tục đăng ký kết hơn khơng chỉ có ý nghĩa để bảo đảm cho
hơn nhân có giá trị pháp lý mà cịn góp phần đảm bảo cho sự ổn định của các
quan hệ gia đình nói chung, từ đó đảm bảo cho sự phát triển ổn định của xã hội.
Thứ ba, việc kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài
phải đảm bảo sự tự nguyện của hai bên nam nữ và nhằm mục đích xây dựng
gia đình
Việc thể hiện ý chí tự nguyện, ưng thuận của các bên trong quan hệ
kết hôn là một trong những điều kiện căn bản để quan hệ kết hơn có giá trị
pháp lý. Nam, nữ phải tỏ rõ ý chí của mình là mong muốn được xác lập quan

18


×