Tải bản đầy đủ (.pdf) (92 trang)

Pháp luật về hợp đồng giúp việc gia đình ở việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.08 MB, 92 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT

DƢƠNG SƠN TIẾN

ph¸p luËt về hợp đồng giúp việc gia đình
ở việt nam

LUN VN THẠC SĨ LUẬT HỌC

HÀ NỘI - 2018


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT

DƢƠNG SƠN TIẾN

ph¸p luËt về hợp đồng giúp việc gia đình
ở việt nam
Chuyờn ngnh: Luật Kinh tế
Mã số: 8380101.05

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. ĐỖ THỊ DUNG

HÀ NỘI - 2018


LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tơi.
Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được cơng bố trong bất kỳ cơng
trình nào khác.Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo
tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tơi đã hồn thành tất cả các mơn
học và đã thanh tốn tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của
Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội.
Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tơi có
thể bảo vệ Luận văn.
Tơi xin chân thành cảm ơn!
NGƯỜI CAM ĐOAN

Dƣơng Sơn Tiến


MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
Chƣơng 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ HỢP ĐỒNG GIÚP
VIỆC GIA ĐÌNH VÀ PHÁP LUẬT VỀ HỢP ĐỒNG GIÚP
VIỆC GIA ĐÌNH ................................................................................ 7
1.1.

Hợp đồng giúp việc gia đình .............................................................. 7

1.1.1. Khái niệm hợp đồng giúp việc gia đình ............................................... 7
1.1.2. Đặc điểm của hợp đồng giúp việc gia đình .......................................... 8

1.2.

Pháp luật về hợp đồng giúp việc gia đình ...................................... 12

1.2.1. Khái niệm pháp luật về hợp đồng giúp việc gia đình ........................ 12
1.2.2. Nội dung pháp luật về hợp đồng giúp việc gia đình .......................... 13
1.2.3. Vai trị của pháp luật về hợp đồng giúp việc gia đình ....................... 29
Kết luận Chƣơng 1 ........................................................................................ 31
Chƣơng 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ HỢP
ĐỒNG GIÚP VIỆC GIA ĐÌNH VÀ THỰC TIỄN THI HÀNH ........32
2.1.

Thực trạng pháp luật và thực tiễn thi hành các quy định về
giao kết hợp đồng giúp việc gia đình .............................................. 32

2.1.1. Nguyên tắc giao kết hợp đồng giúp việc gia đình .............................. 32
2.1.2. Chủ thể giao kết hợp đồng giúp việc gia đình ................................... 34
2.1.3. Hình thức hợp đồng giúp việc gia đình .............................................. 36
2.1.4. Nội dung hợp đồng giúp việc gia đình ............................................... 38
2.1.5. Thủ tục giao kết hợp động giúp việc gia đình .................................... 47


2.2.

Thực trạng pháp luật và thực tiễn thi hành các quy định về
thực hiện, tạm hoãn hợp đồng giúp việc gia đình ......................... 50

2.2.1. Thực hiện hợp đồng giúp việc gia đình.............................................. 50
2.2.2. Tạm hỗn hợp đồng giúp việc gia đình .............................................. 52
2.3.


Thực trạng pháp luật và thực tiễn thi hành các quy định về
chấm dứt hợp đồng giúp việc gia đình ........................................... 53

2.3.1. Các trường hợp chấm dứt hợp đồng giúp việc gia đình ..................... 53
2.3.2. Thủ tục chấm dứt hợp đồng giúp việc gia đình ................................. 55
2.3.3. Quyền, nghĩa vụ của các bên khi chấm dứt hợp đồng giúp việc
gia đình ............................................................................................... 58
2.4.

Thực trạng pháp luật và thực tiễn thi hành các quy định về xử
lý vi phạm và giải quyết tranh chấp phát sinh từ hợp đồng
giúp việc gia đình ............................................................................... 60

2.4.1. Xử lý vi phạm về hợp đồng giúp việc gia đình .................................. 60
2.4.2. Giải quyết tranh chấp lao động về hợp đồng giúp việc gia đình ....... 63
Kết luận Chƣơng 2 ........................................................................................ 67
Chƣơng 3: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VÀ
NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ
HỢP ĐỒNG GIÚP VIỆC GIA ĐÌNH Ở VIỆT NAM .................. 68
3.1.

u cầu của việc hồn thiện pháp luật về hợp đồng giúp
việc gia đình ...................................................................................... 68

3.1.1. Khắc phục những bất cập trong quy định của pháp luật về hợp
đồng giúp việc gia đình ...................................................................... 68
3.1.2. Đảm bảo quyền và lợi ích các bên trong quan hệ hợp đồng giúp
việc gia đình ....................................................................................... 69
3.1.3. Đảm bảo sự phù hợp với tiêu chuẩn lao động quốc tế về hợp

đồng giúp việc gia đình ...................................................................... 70


3.1.4. Đảm bảo phù hợp với quy định của pháp luật về hợp đồng lao
động nói chung ................................................................................... 71
3.2.

Một số kiến nghị hoàn thiện quy định của pháp luật về hợp
đồng giúp việc gia đình .................................................................... 72

3.2.1. Về giao kết hợp đồng giúp việc gia đình ........................................... 72
3.2.2. Về thực hiện, tạm hỗn hợp đồng giúp việc gia đình ........................ 73
3.2.3. Về chấm dứt hợp đồng giúp việc gia đình ......................................... 74
3.2.4. Về xử lý vi phạm và giải quyết tranh chấp lao động về hợp
đồng giúp việc gia đình ...................................................................... 75
3.3.

Một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện pháp
luật về hợp đồng giúp việc gia đình ................................................ 76

Kết luận Chƣơng 3 ........................................................................................ 79
KẾT LUẬN .................................................................................................... 80
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................... 81


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BHXH:

Bảo hiểm xã hội


BLLĐ:

Bộ luật lao động

HĐ:

Hợp đồng

ILO:

Tổ chức lao động quốc tế

GVGĐ:

Giúp việc gia đình

NLĐ:

Người lao động

NSDLĐ:

Người sử dụng lao động


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Cùng với sự tăng trưởng kinh tế, ổn định xã hội chất lượng cuộc sống
của người dân Việt Nam trong khoảng gần 20 năm qua được nâng cao rõ rệt;

trong những đóng góp cho sự phát triển đó có vai trị của lực lượng GVGĐ.
Họ đã góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống, giải phóng phụ nữ làm việc
ngồi xã hội với cường độ cao khỏi gánh nặng công việc trong gia đình, có
nhiều thời gian hơn dành cho sự nghiệp, học hành, nghỉ ngơi, giải trí..., bên
cạnh đó, GVGĐ cịn mang lại thu nhập tương đối ổn định cho nhiều lao động,
đặc biệt là lao động nữ ở nơng thơn có trình độ học vấn thấp, khơng có nghề
nghiệp ổn định. Chính vì vậy, nhu cầu xã hội đối với loại hình lao động này
ngày một gia tăng. Theo Trung tâm Dự báo và Thông tin thị trường lao động
Quốc gia dự đoán, số lượng người GVGĐ sẽ tăng từ 157.000 người năm 2008
lên tới 246.000 người vào năm 2015 [26], và trong tương lai, số lượng người
GVGĐ sẽ còn phát triển, gia tăng hơn nữa.
Ở Việt Nam, kể từ khi giúp việc gia đình được coi là một nghề thì việc
xác lập quan hệ giữa người GVGĐ và NSDLĐ đã được quy định với hình
thức bằng lời nói hoặc bằng văn bản (theo Khoản 1 Điều 139 BLLĐ 1994).
Pháp luật Việt Nam hiện hành đã bỏ quy định giao kết hợp đồng GVGĐ bằng
lời nói mà chỉ ghi nhận hình thức hợp đồng duy nhất là bằng văn bản, đồng
thời quy định thêm các vấn đề như chủ thể ký kết hợp đồng, nội dung hợp
đồng phải chứa đựng hình thức trả lương, kỳ hạn trả lương, thời giờ làm việc
hằng ngày, chỗ ở, quyền và nghĩa vụ các bên…. Nhờ đó đã tạo ra sự ràng
buộc pháp lý góp phần bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người GVGĐ
cũng như NSDLĐ.

1


Tuy nhiên, dù đã được pháp luật ghi nhận nhưng trên thực tế cho thấy
tình trạng NSDLĐ và người GVGĐ không tuân thủ các quy định về hợp đồng
GVGĐ như không thiết lập hợp đồng bằng văn bản mà chỉ thỏa thuận qua lời
nói, nội dung thỏa thuận sơ sài; khơng thỏa thuận về khoản tiền đóng BHXH;
thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi; vi phạm quy định về đăng ký tạm trú

cho người lao động… dẫn tới hệ lụy vì khơng có bản hợp đồng làm căn cứ
pháp lý mà phát sinh thực trạng người GVGĐ bị đối xử tệ bạc, bị xâm phạm
thân thể, quấy rối, bị bắt buộc phải làm việc triền miên hay ngược lại nhiều
trường hợp gia đình NSDLĐ bị người GVGĐ trộm cắp tài sản, tự ý bỏ việc
làm gây ảnh hưởng đến cuộc sống của gia đình họ… Có thể thấy, từ các quy
định pháp luật về hợp đồng GVGĐ đến quá trình áp dụng vào thực tiễn vẫn
cịn nhiều bất cập. Do vậy, cần thiết phải điều chỉnh, hoàn thiện pháp luật về
hợp đồng GVGĐ để bảo đảm hơn nữa quyền lợi các bên trong quan hệ
GVGĐ. Từ những lý do trên, có thể thấy việc nghiên cứu đề tài: “Pháp luật
về hợp đồng giúp việc gia đình ở Việt Nam” có ý nghĩa cấp thiết trong thời
gian hiện nay, nên tác giả xin chọn làm đề tài Luận văn thạc sỹ của mình.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Hợp đồng GVGĐ tạo ra hành lang pháp lý, ràng buộc NSDLĐ và
người GVGĐ thực hiện đúng các quyền và nghĩa vụ của mình trong phạm vi
đã thỏa thuận, nhờ có hợp đồng GVGĐ mà người lao động cũng được bảo vệ
tốt hơn về nhiều mặt. Tuy nhiên, tới thời điểm hiện nay vẫn chưa có cơng
trình khoa học, báo cáo, bài viết nào tiến hành nghiên cứu có hệ thống về đề
tài hợp đồng GVGĐ, dù các cơng trình nghiên cứu xoay quanh GVGĐ đã có
nhiều. Cụ thể một số cơng trình, đề tài nghiên cứu về tổng quan tình hình phát
triển của lực lượng GVGĐ như: “Báo cáo tóm tắt tổng quan tình hình lao
động giúp việc gia đình tại Việt Nam từ năm 2007 đến 2013” của Trung tâm
nghiên cứu giới, gia đình và phát triển cộng đồng.

2


Hay các cơng trình, bài viết, luận văn nghiên cứu các vấn đề lý luận
cũng như thực trạng pháp luật về GVGĐ như:“Báo cáo rà sốt pháp luật,
chính sách, nghiên cứu quốc tế và Việt Nam liên quan đến lao động giúp việc
gia đình” năm 2013 của Trung tâm nghiên cứu giới, gia đình và phát triển

cộng đồng;“Pháp luật về lao động giúp việc gia đình ở Việt Nam (sách
chuyên khảo) của TS. Đỗ Thị Dung (chủ biên) xuất bản năm 2018; “Pháp luật
lao động Việt Nam về lao động giúp việc gia đình – thực trạng và phương
hướng hồn thiện” (đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường) Trường Đại học
Luật Hà Nội năm 2017 của TS. Đỗ Thị Dung (chủ nhiệm đề tài) và các đồng
tác giả; “Pháp luật về lao động là người giúp việc gia đình và kiến nghị hoàn
thiện” của tác giả Đào Mộng Điệp đăng trên Tạp chí Luật học số 12/2014;
Bài viết: “Quản lý nhà nước về lao động giúp việc gia đình - Từ pháp luật
đến thực tiễn thực hiện” của tác giả Đào Mộng Điệp và Trương Thanh Khôi
đăng trên Tạp chí Luật học số 1/2017; các luận văn thạc sĩ: “Pháp luật về lao
động giúp việc gia đình – Thực trạng và hướng hoàn thiện” của học viên
Trần Linh Trang - Khoa Luật – Đại Học Quốc gia Hà Nội, bảo vệ năm 2015;
Luận văn thạc sĩ với đề tài: “Pháp luật lao động giúp việc gia đình và thực
tiễn thi hành tại thành phố Hà Nội” của học viên Nguyễn Thị Việt Anh Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội, bảo vệ năm 2015... Những cơng trình
trên ngồi nghiên cứu những vấn đề chung về pháp luật GVGĐ đã đề cập đến
pháp luật về hợp đồng GVGĐ trên nhiều khía cạnh từ chủ thể giao kết hợp
đồng, nội dung hợp đồng đến các vấn đề về quyền và nghĩa vụ của các bên
trong hợp đồng…
Do chưa có cơng trình nghiên cứu riêng biệt nào trước đó về hợp đồng
GVGĐ nên Luận văn là cơng trình đầu tiên đi sâu nghiên cứu về hợp đồng
GVGĐ từ cơ sở lí luận đến thực trạng pháp luật, thực tiễn áp dụng và phương

3


hướng hồn thiện các quy định cịn bất cập của pháp luật về vấn đề này. Và
để thực hiện được điều đó, các cơng trình khoa học nêu trên là nguồn tài liệu
tham khảo hữu ích cho tác giả thực hiện luận văn thạc sĩ của mình.
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu của luận văn là nghiên cứu một cách có hệ thống một số vấn
đề lý luận về hợp đồng GVGĐ và pháp luật về hợp đồng GVGĐ. Trên cơ sở
quan điểm lý luận về hợp đồng GVGĐ nói chung, luận văn tập trung phân
tích, đánh giá thực trạng pháp luật và thực tiễn áp dụng các quy định pháp luật
về hợp đồng GVGĐ ở Việt Nam theo BLLĐ năm 2012 và các văn bản hướng
dẫn thi hành. Thông qua việc chỉ ra những ưu điểm, bất cập của pháp luật
hiện hành, luận văn đề xuất một số quan điểm hoàn thiện pháp luật bằng các
kiến nghị sửa đổi, bổ sung các quy định về hợp đồng GVGĐ, đồng thời đề
xuất phương hướng nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về hợp đồng
GVGĐ ở Việt Nam hiện nay.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Thứ nhất, nghiên cứu làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận về hợp đồng
GVGĐ và pháp luật về hợp đồng GVGĐ.
- Thứ hai, phân tích, đánh giá thực trạng các quy định của pháp luật về
hợp đồng GVGĐ ở Việt Nam theo BLLĐ 2012 và các văn bản pháp luật liên
quan, đồng thời đánh giá thực tiễn thực hiện các quy định về hợp đồng
GVGĐ hiện nay. Qua đó, rút ra những ưu điểm và bất cập trong các quy định
của pháp luật hiện hành.
- Thứ ba, đưa ra một số khuyến nghị nhằm hoàn thiện và nâng cao hiệu
quả thực hiện pháp luật về hợp đồng GVGĐ, góp phần bảo vệ tốt hơn nữa
quyền, lợi ích hợp pháp cũng như ràng buộc nghĩa vụ của người GVGĐ và
NSDLĐ trong quan hệ lao động này.

4


4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là pháp luật về hợp đồng GVGĐ
theo quy định của BLLĐ năm 2012 và các văn bản pháp luật có liên quan,
cũng như thực tiễn thực hiện pháp luật về hợp đồng GVGĐ ở Việt Nam.

Phạm vi nghiên cứu của luận văn là: Nghiên cứu hợp đồng GVGĐ dưới
góc độ pháp luật lao động. Cụ thể, việc nghiên cứu tập trung vào một số vấn đề
lý luận về hợp đồng GVGĐ; Đánh giá thực trạng quy định pháp luật về hợp
đồng GVGĐ và thực tiễn thi hành ở một số vấn đề như giao kết, thực hiện, tạm
hoãn, chấm dứt, xử lý vi phạm và giải quyết tranh chấp phát sinh từ quan hệ hợp
đồng GVGĐ trong giai đoạn từ khi BLLĐ 2012 có hiệu lực đến nay.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Đề tài được nghiên cứu dưới sự kết hợp của nhiều phương pháp. Trong
đó các phương pháp được sử dụng chủ yếu là: phương pháp lịch sử, phương
pháp phân tích, phương pháp so sánh, phương pháp chứng minh, phương
pháp tổng hợp, phương pháp dự báo khoa học.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
Nghiên cứu đề tài “Pháp luật về hợp đồng GVGĐ ở Việt Nam” có ý
nghĩa trên hai phương diện lý luận và thực tiễn.
Luận văn là cơng trình nghiên cứu chun sâu, tồn diện, có hệ thống
về hợp đồng GVGĐ dưới góc độ các quy định của pháp luật Việt Nam. Trên
cơ sở nghiên cứu những vấn đề lý luận chung về hợp đồng GVGĐ, luận văn
đi sâu phân tích và đánh giá thực trạng và thực tiễn thực hiện pháp luật trong
lĩnh vực hợp đồng GVGĐ. Từ đó đưa ra một số kiến nghị nhằm hoàn thiện
các quy định về hợp đồng GVGĐ và nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật
trong lĩnh vực hợp đồng GVGĐ ở Việt Nam.
Các kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích

5


đối với các cơ quan lập pháp cho công tác hồn thiện pháp luật. Đồng thời,
góp phần phục vụ cho các công tác nghiên cứu, giảng dạy và học tập pháp
luật lao động trong thời gian tới.
7. Kết cấu của luận văn

Ngoài lời mở đầu, danh mục tài liệu tham khảo, mục lục, nội dung
chính của luận văn gồm 3 chương:
Chương 1. Một số vấn đề lý luận về hợp đồng giúp việc gia đình và
pháp luật về hợp đồng giúp việc gia đình.
Chương 2. Thực trạng pháp luật Việt Nam về hợp đồng giúp việc gia
đình và thực tiễn thi hành.
Chương 3. Một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả
thực hiện pháp luật về hợp đồng giúp việc gia đình ở Việt Nam.

6


Chƣơng 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ HỢP ĐỒNG GIÚP VIỆC GIA ĐÌNH
VÀ PHÁP LUẬT VỀ HỢP ĐỒNG GIÚP VIỆC GIA ĐÌNH

1.1. Hợp đồng giúp việc gia đình
1.1.1. Khái niệm hợp đồng giúp việc gia đình
GVGĐ là một loại hình lao động xuất hiện từ rất sớm. Trên thế giới,
loại hình này xuất hiện từ thời kỳ chiếm hữu nơ lệ. HĐ là hình thức pháp lý
chủ yếu xác lập mối quan hệ lao động giữa người GVGĐ và NSDLĐ. Do đặc
điểm của GVGĐ nên pháp luật các quốc gia không áp dụng HĐ thông thường
như đối với lao động khác mà đều quy định riêng về chủ thể, hình thức, nội
dung, thủ tục giao kết cũng như các vấn đề về thực hiện, tạm hoãn, chấm dứt
HĐ. Theo Cơng ước số 189 của ILO có quy định rằng:
Mỗi nước thành viên cần thực hiện các biện pháp để đảm bảo
rằng những NLĐ giúp việc trong gia đình được thông tin về những
điều khoản và điều kiện làm việc làm việc một cách phù hợp, có thể
xác minh được, dễ hiểu và tốt hơn là nếu có thể, thơng qua hợp
đồng bằng văn bản phù hợp với luật pháp, quy định quốc gia hoặc

thỏa ước lao động tập thể [15, Điều 7].
Công ước cũng thể hiện: Khi sử dụng người GVGĐ, các bên cần thiết
phải thỏa thuận các quyền và nghĩa vụ trong HĐ. Các điều khoản chủ yếu
trong HĐ bao gồm địa chỉ nơi làm việc, thù lao, giờ làm việc, thời gian nghỉ
ngơi hàng ngày và hàng tuần, đồng thời khuyến nghị các quốc gia thành viên
quy định HĐ mẫu. Pháp luật của hầu hết các nước cũng đều ghi nhận việc sử
dụng người GVGĐ phải trên cơ sở HĐ. Theo đó, pháp luật Philipines hay
Thụy Sỹ quy định hợp đồng GVGĐ phải được thiết lập thành HĐ mẫu tiêu

7


chuẩn trong đó chứa đựng các nội dung như: thời giờ làm việc, tiền lương tối
thiểu phải trả cho người GVGĐ, thời hạn thực hiện hợp đồng, các hành vi bị
nghiêm cấm và xử lí vi phạm với các hành vi đó…
Ở Việt Nam, GVGĐ chính thức được thừa nhận từ BLLĐ năm 1994.
Tuy nhiên, BLLĐ năm 1994 chưa có những quy định cụ thể về hợp đồng
GVGĐ. Đến năm 1998, giúp việc gia đình chính thức được thừa nhận là một
nghề trong danh mục nghề nghiệp của Tổng cục Thống kê. Đây là những nền
tảng cơ bản để BLLĐ năm 2012 quy định cụ thể thành một mục trong chương
XI của bộ luật, trong đó có nội dung giao kết HĐ với người giúp việc gia
đình. Tuy nhiên, về khái niệm như thế nào là hợp đồng GVGĐ thì BLLĐ
2012 lại khơng có quy định cụ thể mà chỉ quy định về hình thức, thời hạn và
một số nội dung cần có trong hợp đồng này. Hợp đồng GVGĐ có những đặc
trưng riêng nhưng cũng là một loại HĐ nên từ khái niệm chung về HĐ có thể
dẫn giải đến khái niệm của hợp đồng GVGĐ như sau: Theo Điều 15 BLLĐ
năm 2012, HĐ được hiểu là: “sự thỏa thuận giữa NLĐ và NSDLĐ về việc
làm có trả lương, điều kiện làm việc, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong
quan hệ lao động”. Tuy nhiên, việc làm trong lĩnh vực giúp việc gia đình
được xác định rõ là cơng việc giúp việc giúp việc gia đình chứ khơng phải là

bất kỳ một cơng việc có trả lương nào khác như HĐ nói chung. Vì vậy, có thể
đưa ra khái niệm về HĐ giúp việc gia đình như sau: “Hợp đồng GVGĐ là sự
thỏa thuận giữa người giúp việc gia đình với NSDLĐ của một hộ hoặc nhiều
hộ gia đình về cơng việc giúp việc gia đình, điều kiện làm việc, quyền và
nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động”.
1.1.2. Đặc điểm của hợp đồng giúp việc gia đình
HĐ giúp việc gia đình cũng giống như các hợp đồng khác là được thiết
lập trên cơ sở sự thỏa thuận giữa các bên. Chịu sự điều chỉnh của pháp luật
lao động và có những đặc điểm cơ bản sau:

8


- Đối tượng của HĐ là công việc giúp việc gia đình
Đối tượng của hợp đồng GVGĐ là các cơng việc phát sinh từ cuộc sống
hằng ngày, nhằm thay thế hoặc hỗ trợ chủ nhà, các cơng việc đó thường diễn
ra trong phạm vi ngơi nhà của gia đình người chủ như: trông nhà, nấu nướng,
dọn dẹp, rửa bát đĩa, giặt giũ. Hay chăm sóc các thành viên của gia đình(trẻ
em, người già, người ốm, người khuyết tật). Các cơng việc liên quan đến trực
tiếp đến tạo thu nhập cho gia đình khơng được đề cập đến. Một số quốc gia
coi bảo vệ, lái xe, người làm vườn là người lao động giúp việc gia đình (Tây
Ba Nha, Nam Phi, Zimbabwe) thì một số quốc gia khác lại khơng coi những
cơng việc đó thuộc lao động giúp việc gia đình (Pháp) [2, tr.30]. Tại Trung
Quốc, người lao động giúp việc gia đình cịn được xác định là những người
chăm sóc cho người bệnh ở nhà hoặc ở bệnh viện, gia sư.
Với Việt Nam, Điều 179 của BLLĐ 2012 chỉ liệt kê rất ít cơng việc
như: “các cơng việc trong gia đình bao gồm cơng việc nội trợ, quản gia, chăm
sóc trẻ, chăm sóc người bệnh, chăm sóc người già, lái xe, làm vườn và các
công việc khác cho hộ gia đình”.
Khác với các HĐ nói chung, đối tượng của hợp đồng GVGĐ là thực

hiện các cơng việc gia đình. Cơng việc gia đình khơng phải là một cơng
việc cụ thể mà thường là một chuỗi các công việc liên quan đến sinh hoạt
của gia đình. Các cơng việc đó có thể là nội trợ, quản gia, chăn sóc trẻ,
người già, người ốm, lau dọn nhà cửa, lái xe, chăm sóc vườn tược… Theo
pháp luật tại bang Geneva – Thụy Sỹ, các cơng việc được xác định là cơng
việc gia đình quy định trong định nghĩa nghề bao gồm: nấu ăn,làm vườn,
trơng nom trẻ/vú em/gia sư/chăm sóc trẻ, giặt là, tài xế/lái xe vì mục đích
riêng tư, lau dọn, vệ sinh, hay theo Đạo luật Batas Kasambahay của
Philipines xác định đối tượng điều chỉnh là những người làm cơng việc gia
đình nói chung hoặc các cơng việc như điều dưỡng, đầu bếp, người làm

9


vườn hoặc những người giặt ủi [9, tr.26-30]. Tùy thuộc vào nhu cầu của từng
hộ gia đình mà người GVGĐ sẽ phải thực hiện một hoặc một số các công việc
đó theo nội dung hợp đồng.
- Chủ thể giao kết hợp đồng giúp việc gia đình
Về chủ thể giao kết hợp đồng GVGĐ là người đại diện cho các bên, có
đủ điều kiện theo quy định của pháp luật. Theo đó, chủ thể giao kết hợp đồng
GVGĐ gồm: Người GVGĐ và NSDLĐ. Đối với người GVGĐ, pháp luật các
quốc gia quy định độ tuổi khác nhau. Tuy nhiên, điểm chung là đều không
thấp hơn độ tuổi tối thiểu chung của NLĐ. Theo quy định của pháp luật Việt
Nam thì điều kiện chủ thể đối với NSDLĐ là: đủ 18 tuổi, có khả năng trả
cơng và đối với người GVGĐ là: đủ 15 tuổi, có năng lực pháp luật lao động
và năng lực hành vi lao động. Và nếu như ở các HĐ khác thì NSDLĐ có thể
là cá nhân hoặc tổ chức (có thể có tư cách pháp nhân hoặc khơng có tư cách
pháp nhân) thì đối với HĐ giúp việc gia đình, NSDLĐ thơng thường bao giờ
cũng là các chủ hộ gia đình. Các cơ quan, tổ chức khơng sử dụng GVGĐ.
- Địa điểm, môi trường thực hiện HĐ giúp việc gia đình

Mơi trường thực hiện HĐ giúp việc gia đình là ở trong nhà của
NSDLĐ, các cơng việc mà NLĐ thực hiện ở đây thường là các công việc nội
trợ, chăm sóc trẻ em, người già yếu… hoặc đơi khi cơng việc cũng có thể
vượt ra khỏi phạm vi ngơi nhà của NSDLĐ, đó là khi NLĐ thực hiện các
công việc cũng được coi là giúp việc gia đình như lái xe, làm vườn…
Đối với các HĐ khác, môi trường thực hiện hợp đồng là các nhà máy,
các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp… tức là môi trường có sự tham gia của
nhiều người (mơi trường tập thể có nhiều NLĐ) thì mơi trường thực hiện HĐ
giúp việc gia đình chủ yếu lại là ở các gia đình nên hầu như khơng có quan hệ
với các lao động khác. Theo Nghị định Hoàng gia của Tây Ba Nha thì địa
điểm, mơi trường giúp việc gia đình được thực hiện cả trong và cho hộ gia

10


đình. Tương tự, ở Mỹ (Hạt Montgomery thuộc bang Maryland) định nghĩa là
“dịch vụ trong nhà” và theo Dự luật No.2-08 mở rộng đối với công việc “chủ
yếu được thực hiện trong một ngôi nhà”. Ở Việt Nam tại Khoản 1 Điều 179
của Bộ luật Lao động 2012 nêu rõ “lao động là người giúp việc gia đình là
người lao động làm thường xun các cơng việc trong gia đình của một hoặc
nhiều hộ gia đình”.
- Về hình thức của hợp đồng giúp việc gia đình:
Về hình thức hợp đồng, ở một số quốc gia, hợp đồng GVGĐ có thể
bằng văn bản hoặc bằng lời nói. Trong đó, hợp đồng bằng lời nói thường
được sử dụng để giao kết trong các trường hợp cơng việc mang tính tạm
thời, ngắn hạn (Bolivia, Brazil, Costa Rica, Nicaragua, Guatemala,
Paraguay, Tây Ban Nha…). Một số quốc gia khác (Tobago, Ireland, Bang
New York của Mỹ, Nam Phi, Việt Nam…) quy định hợp đồng GVGĐ bắt
buộc phải bằng văn bản. Ngoài ra, ở một số quốc gia cịn quy định hợp đồng
GVGĐ mẫu, trong đó đưa ra những hướng dẫn về các điều khoản cụ thể

trong hợp đồng đó là: Peru, Pháp, Hồng Kồng, Trung Quốc, Singapore,
Canada (Tỉnh Quebec), Thuỵ Sỹ…
Tại Việt Nam, pháp luật quy định rõ hình thức hợp đồng GVGĐ phải
bằng văn bản. Khác với HĐ thơng thường, có thể được giao kết dựa trên văn
bản, lời nói hoặc hành vi cụ thể thì hợp đồng GVGĐ được khuyến khích thiết
lập bằng văn bản, ví dụ ở một số quốc gia như Philipines, Thụy Sỹ đều có quy
định hợp đồng GVGĐ mẫu (bản hợp đồng tiêu chuẩn được áp dụng chung).
- Về thời hạn thực hiện hợp đồng
HĐ thường thể hiện rõ thời hạn hợp đồng trong nội dung giao kết, trừ
một số thỏa thuận khác và thường có các loại thời hạn như: hợp đồng không
xác định thời hạn, hợp đồng xác định rõ thời hạn và hợp đồng theo mùa vụ
hay các công việc cụ thể. Tuy nhiên, đối với hợp đồng GVGĐ thì thời hạn

11


tính theo thỏa thuận của các bên chứ khơng phân rõ ra từng loại như HĐ
thông thường, khi muốn chấm dứt thời hạn hợp đồng các bên chỉ cần báo
trước cho bên còn lại trong một khoảng thời gian hợp lí.
1.2. Pháp luật về hợp đồng giúp việc gia đình
1.2.1. Khái niệm pháp luật về hợp đồng giúp việc gia đình
ILO cũng như pháp luật của nhiều quốc gia trên thế giới đã có những quy
định cụ thể về hợp đồng GVGĐ. Các nước như Uruguay, Tây Ban Nha, Nam
Phi, Philippines, Campuchia, Brunei, Singapore, Việt Nam… quy định hợp đồng
GVGĐ trong BLLĐ hay Luật lao động hoặc Luật việc làm và trong đó có quy
định riêng về hợp đồng GVGĐ. Một số quốc gia khác như Thụy Sỹ, Mỹ,
Canada,… có các quy định, quy tắc cấp quốc gia hoặc địa phương về hợp đồng
GVGĐ. Nhìn chung, pháp luật các quốc gia đều có quy định cụ thể, chi tiết các
nội dung của hợp đồng GVGĐ như hình thức của hợp đồng, chế độ tiền lương,
thời gian làm việc, bảo hiểm, xử lí vi phạm và tranh chấp phát sinh từ hợp

đồng... Những quy định đó đã tạo ra một hành lang pháp lý riêng biệt về hợp
đồng GVGĐ trong hệ thống các quy định của pháp luật lao động nói chung.
Từ đó, có thể hiểu pháp luật về hợp đồng GVGĐ là tổng hợp các quy
tắc xử sự mang tính bắt buộc do nhà nước ban hành hoặc thừa nhận nhằm
điều chỉnh quan hệ hợp đồng GVGĐ, phục vụ và bảo vệ quyền lợi cho các
bên trong quan hệ hợp đồng GVGĐ. Cụ thể đó là các quy định về quyền,
nghĩa vụ, trách nhiệm của các bên được thể hiện chủ yếu thông qua các nội
dung của hợp đồng GVGĐ như: chủ thể, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi,
an toàn lao động, vệ sinh lao động (gọi chung là điều kiện lao động); về tiền
lương, kỷ luật lao động, trách nhiệm vật chất, BHXH (gọi chung là điều kiện
sử dụng lao động), về quản lý nhà nước, giải quyết tranh chấp lao động… đối
với GVGĐ.
Trên thế giới việc di cư ra các thành phố lớn để tìm việc làm xảy ra ở
hầu hết các quốc gia. Và công việc giúp việc gia đình là những cơng việc

12


giản đơn, có thu nhập tương đối ổn định, đồng thời lại thường không phải lo
nơi ăn ở, sinh hoạt, nhu cầu sử dụng ở các thành phố lớn ngày một tăng nên
thu hút người GVGĐ. Ở Việt Nam, nhu cầu của NLĐ đến với công việc này
cũng rất lớn. Theo kết quả khảo sát của Trung tâm nghiên cứu giới, gia đình
và phát triển cộng đồng, thì có tới 42,5% phụ nữ ở các vùng nông thôn, vùng
sâu vùng xa có nhu cầu đi làm giúp việc gia đình. Phần lớn họ có nhu cầu
làm cơng việc nội trợ, việc nhà (51,4%), tiếp đến có 23,2% người muốn làm
cơng việc chăm sóc trẻ em. Trong đó đa số người lao động dự định sẽ ra các
thành phố lớn để làm việc như Thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí
Minh [26]. Có thể thấy những người GVGĐ này là đối tượng cần được bảo
vệ khi họ có trình độ học vấn thấp, nhưng lại chiếm một lực lượng đơng đảo.
Tiếp theo đó, mơi trường, điều kiện làm việc của người GVGĐ rất đặc thù,

công việc của họ thường kéo dài trong ngày, khó xác định thời gian. Nhiều
trường hợp họ còn ăn ở, sinh hoạt cùng với gia đình NSDLĐ nên rất dễ dẫn
đến tình trạng bị bị lạm dụng, bóc lột, thậm chí là bạo hành và cũng đặt ra
tình trạng chính người GVGĐ trộm cắp tài sản hoặc xâm phạm thân thể,
danh dự đối với NSDLĐ. Vì vậy cần phải có những điều chỉnh phù hợp, rõ
ràng về mặt pháp lý cơ sở làm phát sinh quan hệ hợp đồng. Việc điều chỉnh
pháp luật về hợp đồng GVGĐ chính là sự điều chỉnh vấn đề khởi đầu, gốc rễ
giúp bảo vệ tốt hơn cho người GVGĐ và NSDLĐ khi có tranh chấp phát
sinh, cũng như tạo ra căn cứ rõ ràng để các cơ quan có thẩm quyền giải
quyết các tranh chấp đó. Chính vì vậy cần phải có những quy định về hợp
đồng khi sử dụng người GVGĐ.
1.2.2. Nội dung pháp luật về hợp đồng giúp việc gia đình
1.2.2.1. Giao kết hợp đồng giúp việc gia đình
Nguyên tắc giao kết hợp đồng GVGĐ là những tư tưởng chỉ đạo bao
trùm lên quan hệ hợp đồng. Đối với lĩnh vực lao động, những nguyên tắc tự
do lao động, tự do thuê mướn; nguyên tắc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp

13


của NLĐ, NSDLĐ; nguyên tắc đảm bảo và tôn trọng sự thỏa thuận hợp pháp
của các bên trong lĩnh vực lao động; nguyên tắc bảo đảm sự phù hợp của các
tiêu chuẩn lao động quốc tế luôn là những tư tưởng chỉ đạo để thể chế thành
quy định cụ thể trong nội dung của luật lao động. Quy định về hợp đồng
GVGĐ cũng là một nội dung trong luật lao động do vậy nó cũng chịu tác
động các nguyên tắc nói trên. Cụ thể, cần phải đảm bảo các nguyên tắc sau:
- Nguyên tắc tự do, bình đẳng trong quan hệ hợp đồng GVGĐ
Qua tìm hiểu chính sách, quan điểm pháp luật về lĩnh vực hợp đồng
GVGĐ của một số quốc gia trên thế giới, có thể thấy một số quốc gia đã có sự
điều chỉnh của luật pháp về hợp đồng GVGĐ song các nội dung điều chỉnh

chưa thực sự đầy đủ hoặc chưa thực thi đầy đủ. Hiện nay, mặc dù GVGĐ
ngày càng đóng vai trị quan trọng nhưng pháp luật của rất nhiều quốc gia vẫn
không bảo vệ họ như những người lao động trong các khu vực việc làm khác.
Do vậy, việc tuân thủ nguyên tắc bình đẳng trong quan hệ hợp đồng GVGĐ
với các quan hệ lao động khác nhằm đảm bảo các quyền lợi của người GVGĐ
được quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật được bình đẳng như
những người lao động trong quan hệ lao động khác. Và hơn nữa là để người
GVGĐ được tự do tìm hiểu, giao kết hợp đồng nhưng vẫn trong phạm vi pháp
luật quy định, không trái pháp luật và không trái các quy chuẩn đạo đức xã
hội là hết sức cần thiết, phải được đảm bảo.
- Nguyên tắc tự nguyện, trung thực
Trong quan hệ hợp đồng GVGĐ, các bên phải có sự tự nguyện và trung
thực trong việc xác lập, thực hiện quyền và nghĩa vụ, không bên nào được ép
buộc, lừa dối bên nào. Với đặc thù đa số người GVGĐ đều sống chung với
gia đình nhà NSDLĐ, việc có người lạ ở trong gia đình thì mối quan tâm hàng
đầu của các thành viên trong gia đình là bảo vệ tài sản trong nhà đặc biệt là
các tài sản có giá trị. Ngồi ra, người GVGĐ cũng mong muốn công việc

14


mình đúng như những lời nói, lời cam kết của gia đình nhà NSDLĐ. Đa phần
người GVGĐ đều di cư từ nơng thơn nên hiểu biết pháp luật cịn hạn chế. Khi
bị xâm hại họ cũng khó có thể bảo vệ được bản thân. Do vậy, khi giao kết hợp
đồng GVGĐ hai cần dựa trên cơ sở của tinh thần tự nguyện, trung thực đó là
điều hết sức cần thiết và quan trọng.
Về chủ thể giao kết hợp đồng: Chủ thể giao kết hợp đồng GVGĐ là
người có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật để có thể tham gia giao kết,
thiết lập hợp đồng. Theo đó, chủ thể giao kết hợp đồng GVGĐ gồm: Người
GVGĐ và NSDLĐ.

- Điều kiện đối với người GVGĐ
Người GVGĐ mang đầy đủ các yếu tố về năng lực pháp luật và năng
lực hành vi như các đối tượng lao động khác. Năng lực pháp luật của NLĐ
là khả năng người nào đó được pháp luật quy định cho quyền và nghĩa vụ
lao động. Năng lực pháp luật thuộc loại năng lực khách quan, ở bên ngồi và
khơng phụ thuộc vào ý chí chủ quan của NLĐ, cũng như NSDLĐ. Năng lực
pháp luật lao động được thể hiện thông qua hệ thống các quy định của pháp
luật. Quyền và nghĩa vụ pháp lý về lao động của NLĐ ngồi ra cịn được
quy định ở các văn bản pháp luật khác trong pháp luật lao động quốc gia và
pháp luật quốc tế. Tuy pháp luật các quốc gia thể hiện khác nhau nhưng đều
nhằm việc xác định: tư cách chủ thể của người lao động; những quyền năng
và nghĩa vụ của người lao động; những hạn chế cấm đoán đối với người lao
động; trách nhiệm pháp lý liên quan đến việc thực hiện công việc. Một
người được coi là có thể tham gia vào quan hệ lao động khi 15 tuổi. Tuy
nhiên, với mỗi quốc gia, pháp luật lại có những quy định khác nhau: Đạo
luật số 18.065 của Uruguay quy định độ tuổi tối thiểu của người GVGĐ là
18 tuổi. Trong một số trường hợp đặc biệt nếu được cơ quan có thẩm quyền
cho phép thì độ tuổi tham gia quan hệ GVGĐ có thể là 15 tuổi. Mức lương

15


trả cho người GVGĐ là kết quả của sự hợp tác ba bên (Nhà nước, NSDLĐ,
NLĐ). Điều này nhằm thúc đẩy, nâng cao vai trò tổ chức đại diện cho người
GVGĐ (tổ chức đại diện này có tên: National Confederation of Domestic
Workers and the Housewives’ League of Uruguay) và NSDLĐ. Hay theo
Đạo luật Batas Kasambahay của Philipines thì trẻ em dưới 15 tuổi bị cấm
không được tuyển dụng làm GVGĐ. Luật cho phép trẻ em từ 15-17 tuổi làm
công việc GVGĐ miễn là các điều kiện làm việc phù hợp với các tiêu chuẩn
được quy định. Quy tắc về tuổi của NLĐ ở phương diện nào đó cũng chỉ

mang tính chất chung, có tính phổ biến. Bởi vì, bên cạnh việc quy định về
năng lực pháp luật xác định theo tuổi lao động thì pháp luật cũng có những
quy định khác như là những ngoại lệ nhằm đảm bảo quyền lao động cho
những người chưa đủ 15 tuổi.
Chính vì vậy, bên cạnh điều kiện quan trọng là phải có năng lực pháp
luật, người lao động phải có năng lực hành vi, năng lực có tính quyết định.
Năng lực hành vi lao động được thể hiện trên hai yếu tố có tính chất điều kiện
là thể lực và trí lực, thể lực và chính là sức khỏe bình thường của người lao
động để có thể thực hiện được cơng việc nhất định. Trí lực là khả năng nhận
thức đối với hành vi lao động mà họ thực hiện với mục đích cơng việc họ làm.
Do đó, muốn có năng lực hành vi lao động, con người phải trải qua thời gian
phát triển cơ thể và có q trình tích lũy kiến thức kỹ năng lao động (phải
được học tập và rèn luyện…).
- Điều kiện đối với NSDLĐ
Muốn tham gia quan hệ pháp luật lao động nói chung và quan hệ
GVGĐ nói riêng thì NSDLĐ phải có năng lực pháp luật và năng lực hành vi.
Trong việc giao kết hợp đồng GVGĐ, NSDLĐ đa phần là cá nhân đại điện
cho hộ gia đình ký hợp đồng với người lao động. Năng lực pháp luật lao
động là khả năng được pháp luật quy định các quyền nhất định để có thể

16


tham gia quan hệ pháp luật lao động. Khơng có được quyền đó thì tổ chức,
doanh nghiệp, cá nhân, hộ gia đình… khơng thể thực hiện các hoạt động
tuyển dụng. Theo quy định chung, người sử dụng lao động là cá nhân phải là
người từ đủ 18 tuổi trở lên. Về hình thức độ tuổi này thể hiện mặt pháp lý
khả năng hành động và tự chịu trách nhiệm một cách độc lập trước đối tác
và trước xã hội. Năng lực hành vi của NSDLĐ là khả năng của NSDLĐ
trong việc tạo lập các quyền và gánh vác nghĩa vụ trong quá trình tuyển

dụng lao động. Năng lực hành vi của NSDLĐ được thể hiện một cách cụ thể
không phải thông qua những yếu tố, phẩm chất theo tiêu chuẩn của con
người cụ thể như người lao động, mà phải đánh giá qua những tiêu chí khác,
những tiêu chí mang tính chất quản lý.
Về hình thức hợp đồng GVGĐ
Cũng giống như các quan hệ lao động khác, quan hệ lao động GVGĐ
cũng phát sinh dự trên hình thức pháp lý là hợp đồng lao động. Hợp đồng lao
động thể hiện mối quan hệ được thiết lập, quyền lợi, nghĩa vụ, trách nhiệm
của người lao động và chủ sử dụng. Tuy nhiên, ở nhiều nước hợp đồng
GVGĐ có thể bằng văn bản hoặc bằng lời nói. Thực tế hợp đồng thiết lập
bằng lời nói thường được coi là dành cho những cơng việc mang tính tạm
thời, ngắn hạn. Một số hiệp hội của người GVGĐ đã nhìn nhận hợp đồng lao
động bằng văn bản như một công cụ quan trọng để khắc phục những thách
thức về sự tồn tại của hợp đồng cũng như những điều khoản được thảo thuận
trong hợp đồng đó. Ở Tây Ban Nha, Braxin, Bolivia, Praguay, Guatemala…,
pháp luật lao động quy định cụ thể rằng hợp đồng GVGĐ có thể bằng văn bản
hoặc bằng lời nói. Ở Mỹ (Bang New York), một hợp đồng bằng văn bản được
yêu cầu đối với người GVGĐ do các tổ chức dịch vụ việc làm đặt ra. Ở Nam
Phi, Điều 9 (1) của Nghị quyết vùng số 7 yêu cầu người sử dụng lao động
cung cấp một văn bản là danh sách các điều khoản chi tiết đối với người

17


GVGĐ khi họ bắt đầu công việc. Một vài nước đã bổ sung quy định về hợp
đồng mẫu. Ở Peru, hợp đồng mẫu được chuẩn bị với mục đích tham khảo và
được đăng tải lên internet. Ở Pháp, hợp đồng mẫu được đính kèm phụ lục của
thỏa ước tập thể quốc gia và phải được lưu giữ kèm với những điều khoản của
nó. Hợp đồng mẫu cũng đưa ra những hướng dẫn về các điều khoản về việc
làm; Một số quốc gia tiếp nhận GVGĐ từ nước ngoài đã chuẩn bị những hợp

đồng mẫu và khiến chúng trở thành một yêu cầu bắt buộc để được cấp visa. Ở
Hồng Kông, Trung Quốc, hợp đồng được Bộ Di trú ban hành và đề cập đến
những tiêu chuẩn lao động được nêu trong pháp lệnh việc làm mà những
người GVGĐ được hưởng. Ở Singapore, các tổ chức dịch vụ đáng tin cậy của
hiệp hội các tổ chức của người sử dụng lao động chuẩn bị HĐ chuẩn, trong đó
đã đưa những tiêu chuẩn cơ bản trong pháp luật áp dụng đối với những người
GVGĐ. Ở các quốc gia kể trên, các hợp đồng mẫu được các cơ quan có thẩm
quyền của Nhà nước ban hành có thể giúp những NSDLĐ giúp việc gia đình
và NLĐ hình thành mối quan hệ làm việc theo một cách thức tuân thủ những
tiêu chuẩn lao động phù hợp. Các hợp đồng mẫu cũng có thể quy định gánh
nặng về quản lý cho các bên, như vậy tạo thuận lợi cho việc hình thành cơng
việc giúp việc gia đình.
Ở Thuỵ Sĩ, trách nhiệm chuẩn bị một HĐ chuẩn đối với GVGĐ là trách
nhiệm của chính quyền bang. Chính quyền bang Geneva cũng đã chuẩn bị
một HĐ mẫu đối với GVGĐ làm việc bán thời gian và toàn thời gian. Ở
những bang nói tiếng Pháp, GVGĐ có thể được trả công theo hệ thống phiếu
dịch vụ. BHXH đối với người GVGĐ tại Geneva bao gồm bồi thường tai nạn
lao động và bệnh nghề nghiệp, hưu trí, bảo hiểm thất nghiệp, chăm sóc sức
khỏe cơ bản [9, tr.30]. Việc xác định điều kiện làm việc cho người GVGĐ
còn được tiến hành trong các “HĐ tiêu chuẩn”. Người GVGĐ được bảo vệ
mức lương tối thiểu bằng với mức lương được cấp cho NLĐ khác.

18


×