Tải bản đầy đủ (.pdf) (119 trang)

Pháp luật về bảo tồn đa dạng sinh học ở việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.08 MB, 119 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT

NGUYỄN ANH TÚ

PH¸P LUËT Về BảO TồN ĐA DạNG SINH HọC
ở VIệT NAM

LUN VN THẠC SĨ LUẬT HỌC

HÀ NỘI - 2018


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT

NGUYỄN ANH TÚ

PH¸P LUËT Về BảO TồN ĐA DạNG SINH HọC
ở VIệT NAM
Chuyờn ngnh: Luật Kinh tế
Mã số: 8380101.05

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS. VŨ QUANG

HÀ NỘI - 2018


LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của
riêng tơi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được cơng bố trong
bất kỳ cơng trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong
Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tơi đã
hồn thành tất cả các mơn học và đã thanh tốn tất cả các nghĩa vụ
tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội.
Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để
tơi có thể bảo vệ Luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 06 tháng 7 năm 2018
NGƯỜI CAM ĐOAN

Nguyễn Anh Tú


MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục từ viết tắt
Danh mục các bảng, sơ đồ
MỞ ĐẦU ................................................................................................ 1
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁP LUẬT BẢO TỒN ĐA DẠNG
SINH HỌC ...................................................................................................... 6
1.1.

Khái niệm về đa dạng sinh học và vấn đề bảo tồn đa dạng
sinh học................................................................................................ 6


1.1.1. Khái niệm về đa dạng sinh học ............................................................ 6
1.1.2. Vai trò của đa dạng sinh học ................................................................ 7
1.1.3. Vấn đề bảo tồn đa dạng sinh học ....................................................... 10
1.1.4. Biện pháp quản lý tổng hợp đa dạng sinh học ................................... 12
1.2.

Pháp luật về bảo tồn đa dạng sinh học ........................................... 15

1.2.1. Khái niệm ........................................................................................... 15
1.2.2. Đặc điểm............................................................................................. 16
1.2.3. Các nguyên tắc của pháp luật bảo tồn đa dạng sinh học .................... 17
1.2.4. Nội dung cơ bản của pháp luật bảo tồn đa dạng sinh học .................. 19
1.3.

Các tiêu chí đánh giá pháp luật về bảo tồn đa dạng sinh học ...... 30

1.4.

Các yếu tố khách quan ảnh hưởng đến việc xây dựng, ban
hành và áp dụng pháp luật bảo tồn đa dạng sinh học .................. 32

1.4.1. Yếu tố kinh tế ..................................................................................... 32
1.4.2. Yếu tố dân cư ..................................................................................... 33
1.5.

Kinh nghiệm pháp luật về bảo tồn đa dạng sinh học tại một
số quốc gia trên thế giới ................................................................... 34

1.5.1. Pháp luật bảo tồn đa dạng sinh học tại Úc ......................................... 34



1.5.2. Pháp luật bảo tồn đa dạng sinh học tại Costa Rica ............................ 36
1.5.3. Bài học kinh nghiệm cho pháp luật bảo tồn da dạng sinh học ở
Việt Nam ............................................................................................ 37
Kết luận chương 1................................................................................ 39
Chương 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH
HỌC TẠI VIỆT NAM................................................................................40
2.1.

Sơ lược quá trình phát triển pháp luật bảo tồn đa dạng sinh
học tại Việt Nam ............................................................................... 40

2.1.1. Giai đoạn trước năm 1986 .................................................................. 40
2.1.2. Giai đoạn từ năm 1986 đến trước năm 2008 ...................................... 42
2.1.3. Giai đoạn từ năm 2008 đến nay ......................................................... 44
2.2.

Thực trạng các quy định pháp luật về bảo tồn đa dạng sinh
học tại Việt Nam ............................................................................... 46

2.2.1. Các quy định pháp luật về bảo tồn đa dạng hệ sinh thái .................... 46
2.2.2. Các quy định pháp luật về bảo tồn đa dạng loài ................................ 53
2.2.3. Các quy định pháp luật về bảo tồn nguồn gen ................................... 62
2.2.4. Các quy định về xử lý vi phạm trong lĩnh vực bảo tồn đa dạng
sinh học............................................................................................... 69
2.3.

Đánh giá pháp luật bảo tồn đa dạng sinh học ở Việt Nam........... 71

2.3.1. Kết quả đạt được ................................................................................ 71

2.3.2. Một số vướng mắc, bất cập còn tồn tại .............................................. 81
Kết luận chương 2................................................................................ 89
Chương 3: MỘT SỐ Ý KIẾN HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ BẢO
TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC TẠI VIỆT NAM ................................. 90
3.1.

Lý giải nguyên nhân bất cập ........................................................... 90

3.1.1. Hệ thống pháp luật về ĐDSH vẫn chưa đồng bộ, còn nhiều thiếu sót .... 90
3.1.2. Nguồn nhân lực cho cơng tác bảo tồn còn thiếu hụt .......................... 91
3.1.3. Vấn đề bảo tồn đa dạng sinh học chưa có được sự quan tâm đúng mức .... 92


3.2.

Định hướng hoàn thiện pháp luật về bảo tồn đa dạng sinh học
tại Việt Nam ...................................................................................... 93

3.2.1. Thể chế hóa các quan điểm của Đảng và Chính phủ trong vấn đề
bảo tồn đa dạng sinh học .................................................................... 93
3.2.2. Thực thi các cam kết của Việt Nam trong các Công ước quốc tế
về đa dạng sinh học ............................................................................ 95
3.2.3. Tăng cường việc sử dụng các công cụ kinh tế trong pháp luật về
quản lý môi trường ............................................................................. 97
3.2.4. Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ thực hiện công tác bảo tồn đa
dạng sinh học, đảm bảo các điều kiện thực thi pháp luật................... 98
3.3.

Một số giải pháp cụ thể .................................................................... 99


3.3.1. Giải pháp hoàn thiện pháp luật ........................................................... 99
3.3.2. Giải pháp nhằm nâng cao việc áp dụng pháp luật bảo tồn đa dạng
sinh học trong thực tiễn .................................................................... 102
KẾT LUẬN ........................................................................................ 105
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................ 106


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
BTTN:

Bảo tồn thiên nhiên

CBD:

Công ước Quốc tế về Đa dạng sinh học

CITES:

Công ước về buôn bán quốc tế về các lồi Động
Thực vật hoang dã có nguy cơ tuyệt chủng

ĐDSH:

Đa dạng sinh học

ĐNN:

Đất ngập nước

ĐVHD:


Động vật hoang dã

HST:

Hệ sinh thái

KBT:

Khu bảo tồn

RĐD:

Rừng đặc dụng

VQG:

Vườn quốc gia


DANH MỤC CÁC BẢNG, SƠ ĐỒ
Số hiệu

Tên bảng, sơ đồ

Trang

Bảng 2.1.

Các vùng ĐNN có tầm quan trọng quốc gia, quốc tế

theo 8 vùng địa lý

53

Số loài thực vật, động vật và bậc phân hạng trong
sách đỏ Việt Nam (2007)

76

Bảng 2.3.

Diễn biến diện tích rừng qua các năm

81

Bảng 3.1.

Nghĩa vụ của các nước thành viên khi tham gia
Công ước CBD

96

Các bước chính trong quy trình RIA

31

Bảng 2.2.

Sơ đồ 1.1.



MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Như chúng ta đã biết, thế kỉ 21 là thế kỷ của khoa học cơng nghệ, qua
đó các tiến bộ về khoa học kỹ thuật và công nghệ hiện đại không ngừng kéo
theo đó là sự phát triển về kinh tế của các nước trên thế giới. Nhưng đồng
thời, đó chính là nguy cơ suy giảm nghiêm trọng các nguồn tài nguyên thiên
nhiên và suy thối các yếu tố cơ bản của mơi trường sống. Sự suy giảm về nơi
sinh sống là tồn tại của các loài động, thực vật kéo theo sự suy giảm về số
loài. Ngoài ra các vấn đề về ô nhiễm môi trường do phát triển kinh tế, sự thay
đổi khí hậu cùng với những thảm họa thiên nhiên dẫn đến sự suy giảm
nghiêm trọng về sự ĐDSH trên trái đật chúng ta. Tình hình đó đã đặt ra cho
toàn thế giới một nhiệm vụ cấp bách là phải có những biện pháp cụ thể để
BTTN đồng nghĩa với việc bảo tồn ĐDSH.
Nhận thức được giá trị to lớn và tầm quan trọng của ĐDSH, năm 1993
Việt Nam đã phê chuẩn Cơng ước CBD. Năm 1995, Chính phủ đã phê duyệt
và ban hành “Kế hoạch hành động ĐDSH ở Việt Nam”. Đi kèm với các kế
hoạch để bảo vệ ĐDSH, Việt Nam còn đưa ra nhiều văn bản pháp luật, chính
sách liên quan đến ĐDSH như: Luật Bảo vệ môi trường, Luật ĐDSH, Luật
Bảo vệ và phát triển rừng, Luật Thủy sản…
Tuy nhiên những quy định của pháp luật về bảo vệ ĐDSH vẫn còn
nhiều bất cật, chồng chéo và thiếu đồng bộ. Nhiều quy định chỉ mang tính
nguyên tắc, chung chung mà chưa khả thi, chưa phát huy được hiệu quả thực
sự. Luật ĐDSH ban hành và có hiệu lực từ năm 2008 được coi là Bộ luật chủ
đạo về vấn đề ĐDSH tại Việt Nam đến nay trải qua nhiều năm đã lộ ra nhiều
điểm bất cập cần phải sửa đổi. Ngoài ra cơ cấu tổ chức quản lý nhà nước về
ĐDSH chưa rõ ràng, thống nhất; vẫn còn chồng chéo về chức năng, nhiệm vụ,
quyền hạn giữa các chủ thể dẫn tới việc thực thi cũng như bảo vệ ĐDSH chưa
được phát huy hết hiệu quả thực sự.


1


Chính vì vậy, nghiên cứu pháp luật về ĐDSH ở Việt Nam hiện nay sẽ
giúp chúng ta tìm hiểu được những thiếu sót, bất cật để từ đó đưa ra phương
hướng giải quyết. Vì vậy, tác giả chọn đề tài “Pháp luật về bảo tồn ĐDSH ở
Việt Nam” với mong muốn có thể hồn thiện hơn hệ thống pháp luật trong
lĩnh vực này.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Bảo tồn ĐDSH nói chung và pháp luật về bảo tồn ĐDSH hiện nay là
một trong những vấn đề rất được quan tâm tại Việt Nam. Vì vậy, đã có một số
cơng trình nghiên cứu liên quan đến vấn đề bảo tồn ĐDSH, tuy nhiên pháp
luật về bảo tồn ĐDSH vẫn còn tương đối mới mẻ đối với nhiều người, các
nghiên cứu về pháp luật bảo tồn ĐDSH còn khá hạn chế. Hiện nay, đã có một
số cơng trình nghiên cứu có liên quan về đề tài như sau:
- Nguyễn Hải Âu (2001), Pháp luật về bảo vệ môi trường rừng ở Việt
Nam – Thực trạng và giải pháp, Luật văn thạc sĩ Luật học – trường Đại học
Luật Hà Nội.
- Trần Thị Hương Giang (2006), Pháp luật về bảo tồn nguồn gen ở Việt
Nam, Luận Văn thạc sĩ Luật học – trường Đại học Luật Hà Nội
- Đặng Thị Thu Hải (2006), Pháp luật về bảo vệ ĐDSH ở Việt Nam,
Luận văn thạc sĩ Luật học – Khoa Luật, đại học Quốc gia Hà Nội.
- Nguyễn Thanh Huyền (2012), Hoàn thiện pháp luật về quản lý và bảo
vệ tài nguyên rừng ở Việt Nam hiện nay, Luận án tiến sĩ Luật học – Khoa
Luật, đại học Quốc gia Hà Nội.
- Hồ Vĩnh Sơn (2014), Vấn đề bảo tồn ĐDSH trên kênh VTV2 Đài
truyền hình Việt Nam (Khảo sát 2012 – 2013), Luận văn thạc sĩ Luật học –
Khoa Luật, đại học Quốc gia Hà Nội
- Lương Thị Huyền Trang (2014), Pháp luật về bảo tồn ĐDSH và thực
tiễn áp dụng tại VQG Pù Mát, huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An, Luận văn

thạc sĩ Luật học – Khoa Luật, đại học Quốc gia Hà Nội.

2


- Nguyễn Vân Trang (2004), Hoàn thiện pháp luật về ĐDSH, Khóa
luận tốt nghiệp – trường Đại học Luật Hà Nội.
Ngồi một số cơng trình kể trên cịn có các sách, bài viết của một số tác
giả khác. Tuy nhiên những nghiên cứu về bảo tồn ĐDSH chủ yếu là những
nghiên cứu thuộc về lĩnh vực khoa học môi trường hơn là lĩnh vực pháp lý.
Các nghiên cứu về pháp luật bảo tồn ĐDSH,trước thời điểm có Luật ĐDSH
năm 2008 có một số đề tài, tuy nhiên sau khi ban hành Luật ĐDSH năm 2008
chưa có một đề tài nghiên cứu tổng thể đánh giá về pháp luật bảo tồn ĐDSH.
Ngoài ra, các nghiên cứu kể trên đã được hoàn thiện cách đây khá lâu nên
khơng đảm bảo được tính thời sự của vấn đề bảo tồn ĐDSH.
3. Mục tiêu và phương pháp nghiên cứu
3.1. Mục tiêu nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu chủ yếu các nội dung sau:
- Cơ sở lý luận và thực tiễn về bảo tồn ĐDSH và pháp luật về bảo tồn
ĐDSH ở Việt Nam;
- Pháp luật về bảo tồn ĐDSH ở một số nước trên thế giới; các công ước
về ĐDSH mà Việt Nam tham gia.
- Thực trạng pháp luật về bảo tồn ĐDSH tại Việt Nam;
- Một số giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả
thực thi pháp luật bảo tồn ĐDSH
3.2. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện được mục tiêu nghiên cứu nói trên, luận văn sử dụng một
số phương pháp nghiên cứu sau: Phương pháp duy vật biện chứng, phương
pháp phân tích hệ thống nhằm đưa ra những đánh giá từ cụ thể cho đến tổng
quát đối với các quy định pháp luật về bảo tổn ĐDSH của Việt; phương pháp

so sánh giữa pháp luật Việt Nam với pháp luật quốc tế về bảo tồn ĐDSH để
tìm ra những mặt tích cực và hạn chế của các quy định pháp luật hiện hành về

3


bảo tồn ĐDSH của Việt Nam; phương pháp tổng hợp, thống kê các số liệu
thực tế về thực trạng ĐDSH của Việt Nam.
4. Tính mới và đóng góp của đề tài
Vấn đề bảo tồn ĐDSH không phải là mới, tuy nhiên ở Việt Nam chỉ
mới thực sự được quan tâm trong những năm gần đây. Pháp luật về bảo tồn
ĐDSH bắt đầu có những bước đột phá từ sau khi Luật ĐDSH năm 2008 ra
đời. Từ đó cho đến nay, đã có một số cơng trình nghiên cứu về Luật ĐDSH
năm 2008 nhưng chưa có một cơng trình tổng quan nào nghiên cứu chung về
pháp luật đa dạng của Việt Nam. Bên cạnh đó, đứng trước một bối cảnh khác
của Việt Nam đó là việc hội nhập ngày càng mạnh mẽ với các nhiều nền kinh
tế, nhiều tổ chức kinh tế trên thế giới thì những phương hướng cải cách và
hoàn thiện pháp luật của những luận văn trước đưa ra lại càng chưa chưa được
toàn diện và phù hợp với tình hình hiện tại của Việt Nam; tình hình kinh tế
cũng như xã hội của Việt Nam hiện nay khiến cho Luật ĐDSH năm 2008 có
những quy định chưa được phù hợp. Chính vì vậy, luật văn này khơng chỉ
nghiên cứu, cập nhật những nghiên cứu mới nhất về những lý luận mà còn
đưa ra những phương hướng cải cách pháp luật Việt Nam về ĐDSH, đánh giá
thực tiễn áp dụng pháp luật, góp phần làm tăng chất lượng và tính ứng dụng
của luận văn trong bối cảnh hiện nay của Việt Nam.
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu cơ sở lý luận về quy định
pháp luật liên quan đến bảo tồn ĐDSH ở Việt Nam và một số nước phát triển
trên thế giới và phân tích, đánh giá những bất cập khi áp dụng những quy định
pháp luật đó ngồi thực tiễn, từ đó dựa vào kinh nghiệm một số nước phát

triển trên thế giới đưa ra phương hướng cải cách pháp luật Việt Nam cho phù
hợp với bối cảnh của Việt Nam hiện nay.

4


Phạm vi nghiên cứu: Do phạm vi nghiên cứu về pháp luật ĐDSH tại
Việt Nam hiện nay rất rộng mà giới hạn của Luận văn khơng cho phép có thể
nghiên cứu cũng như phân tích tồn bộ tất cả các khía cạnh đó cho nên tác giả
xin phép được nghiên cứu và phân tích những thành phần chính của pháp luật
về ĐDSH đó là các quy định về bảo tồn và phát triển bền vững HST, các
quy định về bảo tồn và phát triển bền vững các loài sinh vật, các quy
định về bảo tồn và phát triển bền vững tài nguyên di truyền cũng như các
quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm trong lĩnh vực bảo tồn ĐDSH
để từ đó nhìn nhận thực trạng của pháp luật về ĐDSH của Việt Nam và đề
xuất phương án để hồn thiện pháp luật trong lĩnh vực này. Vì vậy còn rất
nhiều các vấn đề khác trong việc bảo tồn ĐDSH như: các chủ thể trong lĩnh
vực pháp luật về ĐDSH, Quản lý ĐDSH, pháp luật về KBTTN hay pháp luật
về quy hoạch bảo tồn… tác giả khơng có điều kiện để nghiên cứu đầy đủ và
trình bày trong luận văn này.
6. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, Luận văn có kết cấu
chia làm 3 chương, cụ thể như sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận về pháp luật bảo tồn ĐDSH.
Chương 2: Thực trạng pháp luật bảo tồn ĐDSH ở Việt Nam.
Chương 3: Một số ý kiến hoàn thiện pháp luật về bảo tồn ĐDSH tại
Việt Nam.

5



Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁP LUẬT BẢO TỒN
ĐA DẠNG SINH HỌC
1.1. Khái niệm về đa dạng sinh học và vấn đề bảo tồn đa dạng sinh học
1.1.1. Khái niệm về đa dạng sinh học
ĐDSH là khái niệm chỉ sự phong phú của các hình thức sống khác nhau
diễn ra trên hành tinh như: thực vật, động vật, vi sinh vật, các mã gen và HST.
Sự giàu có của các hình thức này là sản phẩm của hàng trăm triệu năm tiến
hóa diễn ra trên hành tinh và ln đi kèm với q trình tiến hóa của nhân loại.
Q trình tiến hóa này khiến sự đa dạng của các hình thức sống là ln biến
đổi, có thể phát hiện thêm được một kiểu gen, một lồi mới được hình thành
nhưng cũng có thể khiến một lồi nào đó bị tuyệt chủng hay sự biến đổi của
HST làm tính đa dạng của nó bị mất đi 51, tr. 5.
Hiện nay đã có rất nhiều định nghĩa về ĐDSH. Có thể coi thuật ngữ
“đa dạng sinh học” lần đầu tiên được Norse và McManus (1980) định nghĩa,
bao hàm hai khái niệm có liên quan với nhau là: đa dạng di truyền (tính đa
dạng về mặt di truyền trong một lồi) và đa dạng sinh thái (số lượng các loài
trong một quần xã sinh vật). Đến năm 1989, Quỹ BTTN Thế giới – WWF đã
đề xuất định nghĩa: “ĐDSH là sự phồn thịnh của sự sống trên Trái đất, là
hàng triệu loài thực vật, động vật, vi sinh vật, là những gen chứa đựng trong
các lồi và là những HST vơ cùng phức tạp cùng tồn tại trong môi trường”.
Kế thừa từ những khái niệm trước đó, vào ngày 22 tháng 5 năm 1992 tại
Nairobi, Công ước CBD được thông qua cũng đã nêu ra khái niệm về ĐDSH:
“Ða dạng sinh học" có nghĩa là tính (đa dạng) biến thiên giữa các sinh vật
sống của tất cả các nguồn bao gồm các HST tiếp giáp, trên cạn, biển, các
HST thuỷ vực khác và các tập hợp sinh thái mà chúng là một phần. Tính đa
dạng này thể hiện ở trong mỗi bộ loài, giữa các loài và các HST” 43, tr. 2.

6



Theo Luật ĐDSH 2008 “ĐDSH là sự phong phú về gen, loài sinh vật
và HST trong tự nhiên” [37, Điều 3, Khoản 5]. Dù tiếp cận khái niệm về
ĐDSH theo góc độ nào thì chúng ta cũng đều nhận được điểm chung giữa các
khái niệm trên về ĐDSH đó là mối liên hệ giữa các giống loài, sự phụ thuộc
vào nhau giữa chúng và phụ thuộc vào môi trường sinh thái trong quá trình
vận động phát triển. Từ những đặc điểm chung trên, ĐDSH phải được xem
xét theo 3 mức độ: đa dạng gen, đa dạng loài và đa dạng HST:
- Đa dạng gen hay đa dạng di truyền chỉ sự đa dạng thông tin di truyền
hay tổng số thông tin di truyền chứa trong gen của mỗi cá thể sống, ĐDSH
bao gồm cả sự khác biệt về gen giữa các loài, giữa các quần thể sống cách ly
nhau về địa lý cũng như giữa các cá thể cùng chung sống trong một quần thể.
- Đa dạng loài chỉ sự phong phú của các loài khác nhau trên trái đất,
bao gồm toàn bộ các sinh vật sống trên trái đất, từ vi khuẩn, vi sinh vật đến
các loài thực vật, động vật…[51, tr.5]
- Đa dạng HST chỉ sự khác biệt giữa các quần xã sinh vật và sinh cảnh
sống của các lồi mà trong đó các lồi sinh sống và cả sự khác biệt của các
mối tương tác giữa chúng với nhau.
1.1.2. Vai trò của đa dạng sinh học
ĐDSH là một nguồn tài nguyên đặc biệt của toàn nhân loại, không phải
là một tài sản hay thuộc sở hữu của bất kỳ một thực thể cụ thể nào. Việc cuộc
sống của con người gắn liền với ĐDSH trên thế giới từ những thưở sơ khai
cho đến nay dẫn đến việc ĐDSH có vai trị đặc biệt quan trọng đối với sự phát
triển bền vững của toàn nhân loại.
1.1.2.1. Giá trị kinh tế trực tiếp của đa dạng sinh học
Giá trị kinh tế trực tiếp là những giá trị của các sản phẩm hoặc có
nguồn gốc từ sinh vật mà con người thu lượm và sử dụng. Những giá trị này
thường được tính tốn dựa trên số liệu điều tra ở các điểm khai thác và đối


7


chiếu với số liệu thống kê xuất nhập khẩu của các nước. Những giá trị kinh tế
trực tiếp có thể chia làm 2 nhóm: giá trị tiêu thụ, giá trị sản xuất.
a) Giá trị tiêu thụ
- Giá trị tiêu thụ là các sản phẩm khác nhau của giới sinh vật mà con
người đã, đang và sẽ phái sử dụng cho sự tồn tại được gọi là giá trị tiêu thụ.
- Giá trị tiêu thụ bao gồm: Nhiên liệu gỗ, củi; các nguyên liệu dược
liệu; thực phẩm…
- ĐDSH cung cấp giá trị về nguồn đạm cho con người. Trong đó, các
lồi ĐVHD đóng một vai trị rất quan trọng.
- Cung cấp các loại dược liệu và chế phẩm để chữa bệnh
b) Giá trị sản xuất
- Giá trị sản xuất là giá trị được thông qua việc các sản phẩm thu lượm
được từ thiên nhiên trên thị trường trong và ngoài nước
- Giá trị sản xuất lớn nhất mà ĐDSH mang lại cho con người là việc
cung cấp nguyên vật liệu cho các ngành công nghiệp, các ngành chế biến
nông lâm sản.
- Giá trị sản xuất của ĐDSH còn được sử dụng vào phịng trừ các lồi
có hại cho cây trồng vật nuôi.
1.1.2.2. Giá trị kinh tế không trực tiếp của đa dạng sinh học
Những giá trị kinh tế gián tiếp là khía cạnh khác của ĐDSH như các
q trình xảy ra trong môi trường và các chức năng của HST là những mối lợi
không đo đếm được hay nhiều khi là vô giá.
a) Khả năng sản xuất của HST: Khả năng quang hợp của các loài thực
vật và các loài tảo làm cho năng lượng mặt trời được cố định lại trong các tế
bào sống. Năng lượng được tích lũy trong thực vật được con người thu lượm để
sử dụng một cách trực tiếp. Những vật liệu gốc là thực vật này cũng là điểm
khởi đầu của hàng loạt các chuỗi thức ăn cho các loại động vật 51, tr.22.


8


b) Bảo vệ tài nguyên đất, nước: Các quần xã sinh học đóng vai trị quan
trọng trong việc bảo vệ rừng đầu nguồn, những HST vùng đệm, đề phòng
chống lại lũ lụt và hạn hán cũng như việc duy trì chất lượng nước
c) Điều hồ khí hậu:
- Trong khn khổ một vùng, việc khuếch tán hơi nước từ cây cối đã
góp phần đưa nước quay vịng trở lại khí quyển và sau đó lại trả lại mặt nước
dưới dạng mưa. Việc mất thảm thực vật tại một vùng nào đó sẽ làm suy giảm
cả lượng mưa bình quân trong năm của vùng đó.
- Trong khn khổ tồn cầu, sự phát triển của cây cối gắn liền với chu
trình tuần hồn cácbon – diôxit. Việc mất đi thảm thực vật dẫn đến giảm khả
năng hấp thụ Cácbon – diôxit của cây cối và hậu quả là hàm lượng khí CO2 này
tăng lên, gây hiện tượng nóng lên của khí hậu tồn cầu. Thực vật cũng là nguồn
cung cấp O2 cần thiết cho cuộc sống của các loài động vật và cả con người.
d) Phân huỷ chất thải:
- Các quần xã có khả năng phân huỷ các chất ô nhiễm như kim loại
nặng, thuốc trừ sâu và các chất thải sinh hoạt khác đang ngày càng gia tăng do
các hoạt động của con người. Các lồi nấm và vi khuẩn đóng vai trị đặc biệt
quan trọng trong các q trình phân huỷ này.
- Khi những HST như vậy bị tổn thương hay bị suy thối thì cần phải
thay thế bằng một hệ thống nhân tạo để kiểm sốt ơ nhiễm, đương nhiên phải
chi trả một số tiền rất lớn để làm chức năng tương tự.
e) Mối quan hệ giữa các loài: Các lồi trong thế giới tự nhiên có thể
gọi một chuỗi thức ăn của nhau. Việc biến mất hoặc gia tăng số lượng q
mức của một lồi có thể gây ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa các loài trong
chuỗi thức ăn đó. Ngồi ra một trong những mối quan hệ quan trọng nhất
trong quần xã sinh học là mối quan hệ giữa cây rừng, cây trồng và các sinh

vật phân giải sống trong đất, phân huỷ các chất hữu cơ, cung cấp các chất
dinh dưỡng cho cây trồng.

9


1.1.3. Vấn đề bảo tồn đa dạng sinh học
1.1.3.1. Khái niệm
Bảo tồn ĐDSH là quá trình quản lý mối tác động qua lại giữa con
người với các gen, các loài và các HST nhằm mang lại lợi ích lớn nhất cho thế
hệ hiện tại và vẫn duy trì tiềm năng của chúng để đáp ứng nhu cầu và nguyện
vọng của các thế hệ tương lai. Để có thể tiến hành các hoạt động quản lý
nhằm bảo tồn ĐDSH, điều cần thiết là phải tìm hiểu những tác động tiêu cực,
các nguy cơ mà loài hiện đang đối mặt và từ đó xây dựng các phương pháp
quản lý phù hợp nhằm giảm đi các tác động tiêu cực của các nguy cơ đó và
đảm bảo sự phát triển của lồi và HST đó trong tương lai 43.
Theo Luật ĐDSH năm 2008 thì:
Bảo tồn ĐDSH là việc bảo vệ sự phong phú của các HST tự
nhiên quan trọng, đặc thù hoặc đại diện; bảo vệ môi trường sống tự
nhiên thường xuyên hoặc theo mùa của lồi hoang dã, cảnh quan mơi
trường, nét đ p độc đáo của tự nhiên; nuôi, trồng, chăm sóc lồi
thuộc Danh mục lồi nguy cấp, q, hiếm được ưu tiên bảo vệ; lưu
giữ và bảo quản lâu dài các mẫu vật di truyền [37, Điều 3, Khoản 1].
1.1.3.2. Các phương thức bảo tồn đa dạng sinh học
Hiện nay có các phương thức bảo tồn chủ yếu là bảo tồn tại chỗ (Insitu) và bảo tồn chuyển chỗ (Ex-situ).Trong khi phương thức bảo tồn tại chỗ
là nhằm bảo tồn các HST và các sinh cảnh tự nhiên để duy trì và khơi phục
quần thể các lồi trong mơi trường tự nhiên của chúng, phương thức bảo tồn
chuyển chỗ bao gồm các hoạt động nhằm bảo tồn các loài mục tiêu bên ngồi
nơi phân bố hay mơi trường tự nhiên của chúng.
a. Bảo tồn tại chỗ (In-situ)

Theo Luật ĐDSH năm 2008 thì Bảo tồn tại chỗ là bảo tồn lồi hoang dã
trong môi trường sống tự nhiên của chúng; bảo tồn lồi cây trồng, vật ni

10


đặc hữu, có giá trị trong mơi trường sống, nơi hình thành và phát triển các đặc
điểm đặc trưng của chúng.
Phương thức này nằm bảo tồn các HST và các sinh cảnh tự nhiên để duy
trì và khơi phục quần thể các lồi trong mơi trường tự nhiên của chúng. Đối với
các lồi được thuần hóa, bảo tồn in-situ chính là bảo tồn chúng trong mơi
trường sống nơi đã hình thành và phát triển các đặc điểm đặc trưng của chúng.
Do vậy bảo tồn in-situ cũng là hình thức lý tưởng để bảo tồn nguồn gen.
Loại hình bảo tồn in-situ hiện đang được phát triển mạnh mẽ trên thế
giới thông qua việc xây dựng các khu bảo vệ. Khu bảo vệ là một vùng đất hay
biển được dành cho việc bảo vệ và duy trì tính ĐDSH, các tài ngun thiên
nhiên, tài nguyên văn hóa và được quản lý bằng các hình thức hợp pháp hay
các hình thức hữu hiệu khác.
b. Bảo tồn chuyển chỗ (Ex-situ)
Theo Luật ĐDSH năm 2008 thì:
Bảo tồn chuyển chỗ là bảo tồn lồi hoang dã ngồi mơi
trường sống tự nhiên thường xun hoặc theo mùa của chúng; bảo
tồn lồi cây trồng, vật ni đặc hữu, có giá trị ngồi mơi trường
sống, nơi hình thành và phát triển các đặc điểm đặc trưng của
chúng; lưu giữ, bảo quản nguồn gen và mẫu vật di truyền trong các
cơ sở khoa học và công nghệ hoặc cơ sở lưu giữ, bảo quản nguồn
gen và mẫu vật di truyền [37, Điều 3, Khoản 3].
Bảo tồn chuyển chỗ là một bộ phận quan trọng trong chiến lược tổng
hợp nhằm bảo vệ các lồi có nguy cơ tuyệt chủng. Đây là phương thức bảo
tồn các hợp phần của ĐDSH bên ngoài sinh cảnh tự nhiên của chúng. Thực tế,

bảo tồn chuyển chỗ là phương thức bảo tồn các cá thể trong những điều kiện
nhân tạo dưới sự giám sát của con người.
Đối với những lồi động vật hiếm thì bảo tồn tại chỗ chưa phải là giải

11


pháp khả thi trong những điều kiện sống hiện nay khi mà sức ép về dân số
cũng như môi trường đang đè nặng lên các quốc gia. Nếu quần thể còn lại là
quá nhỏ để tồn tại hoặc nếu như tất cả các cá thể cịn lại được tìm thấy ở ngồi
khu bảo vệ thì bảo tồn tại chỗ sẽ khơng có hiệu quả. Trong trường hợp này,
giải pháp duy nhất để ngăn chặn sự sụt giảm về số lượng của lồi đó thì ta
phải chuyển những cá thể đó đến một khu vực chăm sóc khác thích hợp.
1.1.4. Biện pháp quản lý tổng hợp đa dạng sinh học
Quản lý ĐDSH là sự quan tâm, chăm sóc đối với tài nguyên thiên
nhiên, các HST, các loài và nguồn tài nguyên di truyền, hay đối với một địa
phương, một vùng, một lưu vực, những nơi có giá trị cao về bảo tồn. Quản
lý ĐDSH liên quan đến việc xác định các đối tượng, đề xuất các biện pháp
bảo vệ, ngăn chặn sự suy thoái, hồi phục các HST, các sinh cảnh, các lồi có
nguy cơ bị tiêu diệt và sử dụng hợp lý và bền vững các loài và tài nguyên sinh
học. Có nhiều nhiều cách tiếp cận, phương pháp và công cụ khác nhau để
quản lý ĐDSH. Tuỳ điều kiện cụ thể của mỗi nước mà chọn lựa cách tiếp cận,
phương pháp và công cụ khác nhau để thực hiện.
1.1.4.1. Biện pháp tổ chức hành chính
Đối với mỗi quốc gia quan tâm đến vấn đề ĐDSH thì các cơ quan
thuộc nhà nước trước hết phải là những cơ quan có chức năng bảo tồn và
phát triển ĐDSH của cộng đồng. Các nước thường thiết lập một hệ thống
các cơ quan từ trung ương đến địa phương đi kèm với nó là một số tổ chức
phi Chính phủ, tổ chức Quốc tế chung tay góp sức vào vấn đề bảo tồn
ĐDSH của quốc gia, xây dựng và thiết lập các VQG, các KBT nhằm mục

đích bảo tồn và phát triển ĐDSH.
Tại Việt Nam, Luật pháp Việt Nam quy định Chính phủ thống nhất
quản lý nhà nước về ĐDSH và giao trách nhiệm cho Bộ Tài nguyên và Môi
trường chịu trách nhiệm trước chính phủ thực hiện chức năng đó. Bộ Nơng

12


nghiệp và Phát triển nông thôn và các bộ, cơ quan ngang bộ khác cũng được
Chính phủ phân cơng thực hiện nhiệm vụ theo ngành dọc mình quản lý có
liên quan đến ĐDSH. Bên cạnh đó, Ủy ban nhân dân các cấp được phân cấp
quản lý ĐDSH trong phạm vi, nhiệm vụ, quyền hạn của mình theo địa bàn
quản lý. Tại các cơ quan cấp trung ương, Cục Bảo tồn ĐDSH thuộc Tổng cục
Môi trường là cơ quan đầu mối chính, quản lý các vấn đề về ĐDSH đi kèm
với những vấn đề có liên quan khác thuộc các cơ quan khác như Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Cơng thương cũng có các cơ quan chun
mơn quản lý những lĩnh vực liên quan như Tổng cục Lâm nghiệp, Tổng cục
Thủy sản… Nhìn chung, bộ máy quản lý nhà nước về ĐDSH được phân cấp
quản lý từ trung ương tới địa phương, được tổ chức khá đầy đủ và hoàn thiện,
đảm bảo cho việc đáp ứng các nhu cầu thực tế đến những chính sách của nhà
nước được triển khai một cách hiệu quả.
Đối với các cơ quan quản lý nhà nước về ĐDSH tại cấp địa phương, về
chức năng nhiệm vụ quản lý bảo tồn ĐDSH đã được giao cho các Sở Tài
nguyên và Môi trường, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng như các
Chi cục bảo vệ môi trường trực thuộc.
1.1.4.2. Công cụ pháp luật và chính sách
Như chúng ta đã biết, sự suy thoái về ĐDSH như hiện nay chủ yếu đến
từ hành vi của con người. Chính vì vậy trước hết muốn bảo tồn ĐDSH thì
chúng ta phải thay đổi được hành vi của con người đối với vấn đề này. Bên
cạnh các vấn đề như quản lý, tuyên truyền về hành vi bảo tồn ĐDSH thì muốn

bảo tồn được chúng ta không thể thiếu những quy định pháp luật cũng như
các chính sách để bảo tồn được vấn đề này.
Cơng cụ pháp luật trước hết là một công cụ thể hiện được đường lối và
quan điểm của một quốc gia tới vấn đề này. Nó thể hiện được cái đích, cái
mục tiêu mà mỗi quốc gia hướng tới được lồng ghép trong những quy định về

13


vấn đề đó. Bảo tồn ĐDSH khơng những là vấn đề cấp thiết mà mỗi quốc gia
quan tâm, hơn thế nữa đó là vấn đề của cả xã hội, của cả nhân loại. Chính vì
vậy việc lồng ghép các chính sách về bảo tồn ĐDSH cũng như hạn chế, giáo
dục các hành vi của con người đối với vấn đề tàn phá môi trường là một vấn
đề cực kỳ quan trọng. Ngồi ra, pháp luật cịn cung cấp một hành lang pháp lý
cho những cá nhân, tổ chức tham gia vào các quan hệ xã hội này được đảm
bảo an toàn khi tuân theo các quy định của nhà nước, đồng thời cung cấp một
hệ thống xử phạt đến các hành vi gây nguy hại đến việc bảo tồn ĐDSH.
1.1.4.3. Cơng cụ kinh tế
Cơ chế lợi ích, trước hết là lợi ích kinh tế đang chi phối mạnh mẽ và
tồn diện mọi hoạt động của con người trong nền kinh tế thị trường. Do đó,
trong cơng tác quản lý nhà nước đối với tài nguyên thiên nhiên và môi
trường, cần phải sử dụng cơ chế lợi ích như một địn bẩy thúc đẩy, khích lệ
những hoạt động tích cực; đồng thời, cũng là những công cụ dùng để trừng
phạt, ngăn chặn những hoạt động tiêu cực trong lĩnh vực môi trường.
Các công cụ kinh tế trong quản lý nhà nước về tài nguyên thiên nhiên
và môi trường rất đa dạng, bao gồm các loại thuế, phí và lệ phí bảo vệ mơi
trường, “cơta ơ nhiễm” (giấy phép chất thải có thể mua bán được); nhãn, mác
sinh thái; trợ cấp môi trường, bảo hiểm môi trường, “ký quỹ môi trường”, hệ
thống các tiêu chuẩn ISO, v.v.. Chúng cần được sử dụng triệt để nhằm tạo ra
cho người sản xuất, kinh doanh ý thức và trách nhiệm sử dụng hợp lý tài

nguyên và bảo vệ ĐDSH. Kinh nghiệm cho thấy, việc sử dụng các công cụ
kinh tế trong lĩnh vực này mang lại những kết quả rất tích cực. Một mặt, nó
góp phần điều chỉnh các hành vi ứng xử của con người đối với mơi trường.
Mặt khác, khuyến khích việc nghiên cứu, triển khai những kỹ thuật cơng nghệ
có lợi cho môi trường, cho công cuộc bảo tồn ĐDSH…
Với việc sử dụng đồng bộ các công cụ kinh tế trực tiếp tác động vào lợi

14


ích kinh tế của con người, các cơ quan quản lý nhà nước sẽ đạt được hiệu quả
cao trong quản lý, điều hành, kiểm tra, giám sát việc khai thác, sử dụng tài
nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường.
1.1.4.4. Công cụ phụ trợ khác
Để việc quản lý của một quốc gia về ĐDSH được hồn thiện và đầy đủ,
khơng chỉ việc thiết lập và sử dụng tốt các công cụ hành chính, pháp luật,
chính sách hay kinh tế kể trên, ngồi ra người ta cịn phải lồng ghép vào trong
đó các biện pháp khác như truyền thơng và giáo dục. Không chỉ được lồng
ghép vào trong hệ thống giáo dục, đào tạo chính thức của các quốc gia, nhất là
bậc phổ thông và đại học, ĐDSH đã được thông tin và truyền bá qua nhiều
phương tiện thông tin đại chúng như trên các phương tiện truyền hình, truyền
thanh, sách, báo, tạp chí…, được tổ chức các diễn đàn, hội thảo, tập huấn và
giáo dục môi trường đến phần lớn những người dân. Bằng việc nâng cao nhận
thức của công dân về bảo vệ ĐDSH, sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên thiên
nhiên, thay đổi thái độ, hành vi đối với môi trường và ĐDSH kết hợp với các
biện pháp quản lý khác của các quốc gia chính là những việc làm cần thiết để
bảo vệ và phát triển ĐDSH của quốc gia đó.
Ngồi ra, việc phát triển và bảo tồn ĐDSH không thể thiếu được các áp
dụng các biện pháp khoa học công nghệ. Hiện nay, khoa học công nghệ của
các nước đang ngày càng tiến bộ, áp dụng được nhiều mặt trong cuộc sống.

Chính vì vậy việc sử dụng các ứng dụng khoa học công nghệ trong việc bảo
tồn ĐDSH là cần thiết vì nó phù hợp với điều kiện suy thoái về ĐDSH hiện
nay cũng như sử dụng được tối ưu những ưu thế mà khoa học đem lại.
1.2. Pháp luật về bảo tồn đa dạng sinh học
1.2.1. Khái niệm
Như chúng ta đã biết, pháp luật về ĐDSH là một trong những phương
diện pháp luật mới được chúng ta quan tâm trong những năm gần đây. Trước

15


khi có Luật ĐDSH năm 2008, các quy định của pháp luật về ĐDSH thường
được quy định tản mát trong các quy định pháp luật về môi trường liên quan
đến việc duy trì việc bảo vệ các lồi động, thực vật. Chính vì vậy khi nghiên
cứu pháp luật về ĐDSH, chúng ta khơng thể để nó độc lập được mà phải gắn
liền với hệ thống pháp luật môi trường để nghiên cứu một cách toàn diện.
Pháp luật bảo vệ ĐDSH là một bộ phận của pháp luật về môi trường.
Sự phát triển của pháp luật bảo vệ ĐDSH gắn liền với sự phát triển của pháp
luật môi trường. Cũng giống như nhiều nước trên thế giới, ở nước ta chưa có
pháp luật về ĐDSH với tư cách là một lĩnh vực cụ thể, độc lập tương đối
trong hệ thống pháp luật về mơi trường. Điều đó có nghĩa là trước đây, chúng
ta chưa có pháp luật về ĐDSH với tư cách là lĩnh vực cụ thể, độc lập tương
đối trong hệ thống pháp luật về môi trường. Pháp luật về ĐDSH với tư cách là
lĩnh vực riêng trong hệ thống pháp luật môi trường chỉ xuất hiện khi vấn đề
ĐDSH trở thành mối quan tâm của mỗi quốc gia và cả cộng đồng quốc tế.
Như vậy, để nêu chính xác khái niệm pháp luật về ĐDSH thì hiện nay
vẫn chưa có một khái niệm cụ thể nào cả. Căn cứ dựa vào khái niệm pháp
luật về môi trường, tác giả xin được đưa ra khái niệm pháp luật về bảo tồn
ĐDSH như sau: “Pháp luật về bảo tồn ĐDSH một lĩnh vực pháp luật bao
gồm tổng thể các quy định pháp luật do nhà nước ban hành hoặc thừa nhận

nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình bảo tồn, sử
dụng và phát triển bền vững ĐDSH”.
1.2.2. Đặc điểm
Ngoài những đặc điểm cơ bản của pháp luật nói chung, pháp luật về đa
dạng sinh học cịn một số đặc điểm đặc trưng sau:
- Pháp luật ĐDSH gắn với việc bảo vệ, sử dụng, tác động đến
ĐDSH: Các quan hệ xã hội phát sinh thuộc phạm vi điều chỉnh của pháp
luật bảo vệ ĐDSH phải gắn với việc bảo vệ ĐDSH, mà cụ thể là bảo vệ

16


nguồn gen, loài, HST cũng như việc sử dụng và tác động đến chúng.
Nhưng không phải bất cứ sự tác động nào của các chủ thể đến các yếu tố kể
trên cũng làm phát sinh mối quan hệ pháp luật về ĐDSH. Chỉ những tác
động nào gây tổn hại hoặc có nguy cơ gây tổn hại đến pháp luật bảo vệ
ĐDSH mới phát sinh mối quan hệ này.
- Gắn với yếu tố khoa học kỹ thuật: Như chúng ta đã biết, pháp luật về
môi trường thường gắn liền với các quy chuẩn kỹ thuật cũng như các định
mức kinh tế - kỹ thuật. Việc xây dựng các quy chuẩn và theo dõi việc thực
hiện các quy chuẩn này đối với các cá nhân, tổ chức trong lĩnh vực bảo vệ
môi trường nói chung và bảo vệ ĐDSH nói riêng phải dựa trên cơ sở các tiêu
chí kỹ thuật, đặc tính lý hoá sinh học của từng yếu tố cụ thể của ĐDSH.
Chính vì vậy mà pháp luật về ĐDSH thường có mối quan hệ mật thiết và gắn
liền với các yếu tố khoa học kỹ thuật.
- Có tính chất tồn cầu: Như chúng ta đã biết thì để pháp luật về ĐDSH
của một quốc gia phát triển thì khơng chỉ cần sự quan tâm của cộng đồng dân
cư của quốc gia đó mà cịn cần sự quan tâm cũng như trợ giúp của các quốc
gia khác. Môi trường là một đối tượng điều chỉnh khá đặc biệt của pháp luật,
đối tượng này không chỉ nằm ở một quốc gia cụ thể mà nó có thể liên hệ

nhiều quốc gia trong một khu vực với nhau. Hơn thế nữa, môi trường của trái
đất là một thể thống nhất, việc ảnh hưởng mơi trường của một quốc gia cụ thể
nào đó có thể ảnh hưởng đến mơi trường chung của tồn nhân loại. Chính vì
vậy mà pháp luật về mơi trường nói chung hay pháp luật về ĐDSH nói riêng
có tính chất tồn cầu. Nó cần sự chung tay góp sức của cộng đồng quốc tế chứ
không chỉ riêng cộng đồng cụ thể của một hay hai quốc gia.
1.2.3. Các nguyên tắc của pháp luật bảo tồn đa dạng sinh học
Để bảo tồn và phát triển tốt ĐDSH của nước ta thì tại Điều 4 Luật
ĐDSH năm 2008 đã đưa ra một số nguyên tắc cơ bản để bảo tồn và phát

17


×