Tải bản đầy đủ (.pdf) (138 trang)

Tìm hiểu pháp luật quốc tế pháp luật một số nước trên thế giới và liên hệ với pháp luật việt nam về hoạt động thăm dò khai thác sử dụng khoảng không vũ trụ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.18 MB, 138 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT

PHẠM THỊ THU HƯƠNG

Tìm hiểu pháp luật quốc tế, pháp luật một số nước trên thế giới và liên
hệ với pháp luật Việt Nam về hoạt động thăm dị, khai thác, sử dụng
khoảng khơng vũ trụ

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Hà Nội – 2009


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT

PHẠM THỊ THU HƯƠNG

Tìm hiểu pháp luật quốc tế, pháp luật một số nước trên thế giới và liên
hệ với pháp luật Việt Nam về hoạt động thăm dị, khai thác, sử dụng
khoảng khơng vũ trụ

Chuyên ngành: LUẬT QUỐC TẾ
Mã số
: 60 38 60

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. NGUYỄN BÁ DIẾN


Hà Nội – 2009


Bảng viết tắt

BNS
C

The British National Space Centre - Trung tâm vũ trụ quốc gia
Anh

COP

The United Nation Committee on the Peaceful uses of outer
space - Uỷ ban sử dụng khoảng không vũ trụ vào các mục đích

OUS

hồ bình
ESA

European Space Agency - Cơ quan vũ trụ Châu Âu

ITU

International Telecommunication Union - Tổ chức viễn thông
quốc tế

MPE The moving picture experts group – Hội phim ảnh thế giới
G

mSv

Mili-silvert - độ lớn của phông (mơi trường) phóng xạ, mơi
trường được mơ tả qua liều hiệu dụng trung bình trong một
năm mà mỗi người nhận được.

NAS The national Aeronautics and Space Administration - Cục hàng
A

không và vũ trụ quốc gia
VSA Very small aperture Terminal – Trạm thông tin vệ tinh mặt đất

T

cỡ nhỏ


Danh mục hình ảnh
a Hình ảnh phóng vệ tinh Vinasat 1 của Việt Nam vào lúc Tr 12
5h15 (giờ Việt Nam) ngày 19/4/2008 tại Kourou – Pháp
b Edwin Aldrin cắm cờ Mỹ lên Mặt trăng

Tr 14


Lời cam đoan
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tơi.
Các số liệu được trích dẫn theo những nguồn đã công bố. Kết quả
nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được công bố trong
bất kỳ cơng trình nào khác.

Tác giả

Phạm Thị Thu Hương


Mục lục

Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt
Danh mục các hình ảnh
Mở đầu

1

Chương I. Những vấn đề lý luận về pháp luật khoảng

5

không vũ trụ
1.1. Pháp luật về khoảng không vũ trụ

5

1.1.1. Khái niệm khoảng không vũ trụ

5

1.1.2. Nguồn tài nguyên vũ trụ

7


1.2. Vai trò của sự chiếm lĩnh khoảng khơng vũ trụ

9

1.3. Lịch sử hình thành, phát triển pháp luật vũ trụ

12

1.3.1. Lịch sử hình thành

12

1.3.2. Khái quát các cơ sở pháp luật về khoảng không vũ trụ

14

1.3.2.1. Năm điều ước quốc tế về khoảng không vũ trụ

15

1.3.2.2. Năm bộ nguyên tắc quốc tế về khoảng không vũ trụ

17

1.3.2.3. Các nguyên tắc cơ bản của luật vũ trụ quốc tế

19

1.3.2.4. Cơ quan quản lý các hoạt động ngồi khoảng khơng vũ trụ


27

1.3.2.5. Pháp luật quốc gia về khoảng không vũ trụ

31


Chương II: Nội dung Pháp luật quốc tế, pháp luật quốc gia

36

về hoạt động thăm dò, khai thác và sử dụng khoảng không
vũ trụ
2.1. Chế độ pháp lý của vật thể vũ trụ

36

2.1.1. Trách nhiệm đăng ký việc phóng vật thể vũ trụ

38

2.1.2. Trách nhiệm hoàn trả vật thể vũ trụ

40

2.1.3. Trách nhiệm trợ giúp trong việc xác định thiệt hại do vật

42

thể vũ trụ gây ra

2.1.4. Trách nhiệm quốc tế đối với các thiệt hại do vật thể vũ

42

trụ gây ra
2.1.5. Quyền của các quốc gia trong chế độ pháp lý của thể vũ trụ

43

2.2. Quy chế pháp lý quốc tế đối với nhà du hành vũ trụ

45

2.3. Quy chế pháp lý quốc tế về việc sử dụng vệ tinh nhân tạo của

47

các quốc gia trong việc phát sóng truyền hình quốc tế trực tiếp
2.4. Quy chế pháp lý quốc tế đối với việc quan sát Trái đất từ

51

khoảng không vũ trụ
2.5. Quy chế pháp lý quốc tế về việc sử dụng nguồn năng lượng hạt

54

nhân trong khoảng không vũ trụ
2.6. Quy chế pháp lý quốc tế đối với việc khai thác và sử dụng Mặt


62

trăng và các thiên thể
2.6.1. Những việc được làm trên Mặt trăng và các thiên thể

63


khác trong hệ Mặt trời (ngoại trừ Trái đất)
2.6.2. Những việc không được làm trên Mặt trăng và các thiên

64

thể khác trong hệ Mặt trời (ngoại trừ Trái đất)
2.6.3. Các quy định về việc nghiên cứu, sử dụng Mặt trăng
2.7. Vấn đề bồi thường thiệt hại trong luật vũ trụ quốc tế

64
69

2.7.1. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại

69

2.7.2. Vấn đề miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại

73

2.7.3. Trình tự, thủ tục bồi thường thiệt hại


73

2.8. Vấn đề hợp tác quốc tế trong việc khai thác và sử dụng khoảng

77

không vũ trụ
2.9. Luật vũ trụ của một số quốc gia trên thế giới
2.9.1. Luật vũ trụ của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ
2.9.1.1. Một số nội dung cơ bản của Luật vũ trụ và hàng

81
81
81

không quốc gia năm 1958
2.9.1.2. Một số nội dung cơ bản của Luật thương mại vũ

83

trụ năm 1998
2.9.2. Luật khoảng không vũ trụ Vương quốc Anh
2.9.2.1. Cơ cấu và bố cục đạo luật khoảng không vũ trụ

85
86

năm 1986
2.9.2.2. Một số nội dung cơ bản của đạo luật khoảng


86


không vũ trụ năm 1986
Chương III: Vấn đề lý luận, thực tiễn của pháp luật Việt

92

Nam về vũ trụ và một số phương hướng xây dựng, phát
triển
3.1. Cơ sở lý luận của pháp luật vũ trụ Việt Nam

92

3.1.1. Sự ra đời và phát triển của ngành công nghệ vũ trụ

92

3.1.2. ứng dụng của ngành công nghệ vũ trụ tại Việt Nam

98

3.2. Thực trạng pháp luật Việt Nam về vũ trụ

104

3.3. Tiêu chí và phương hướng xây dựng, phát triển pháp luật vũ trụ

110


3.2.1. Tiêu chí xây dựng và phát triển pháp luật vũ trụ ở Việt

110

Nam
3.2.2. Phương hướng xây dựng và phát triển pháp luật vũ trụ

113

ở Việt Nam
Kết luận

125

Danh mục tài liệu

127


Phần mở đầu
1. Cơ sở khoa học và thực tiễn của đề tài
Hoạt động thăm dò, khai thác và sử dụng khoảng khơng vũ trụ của lồi
người đã được bắt đầu từ những năm 50 của thế kỷ trước, đánh dấu bằng sự
kiện Liên Xơ phóng thành cơng vệ tinh nhân tạo vào khoảng không vũ trụ
tháng 10 năm 1957 và tiếp đó là các sự kiện con tàu vũ trụ đầu tiên do phi
công người Nga Y.Gagarin điều khiển bay quanh trái đất tháng 4 năm 1961
và nhà du hành vũ trụ người Mỹ Neil Armstrong đặt chân lên vũ trụ tháng 7
năm 1969. Sau hơn nửa thế kỷ, việc thăm dị, khai thác, sử dụng khoảng
khơng vũ trụ đã đem lại những lợi ích to lớn cho các quốc gia trong quá trình
phát triển kinh tế – xã hội, văn hóa, giáo dục, y tế, an ninh, quốc phòng…một

số nước trên thế giới còn đặt ra mục tiêu xây dựng căn cứ trên mặt trăng để
khai thác và trung chuyển người lên sao Hoả … những điều mà trước đây chỉ
có trong các câu chuyện khoa học viễn tưởng thì nay cùng với sự phát triển
của khoa học công nghệ vũ trụ đang dần trở thành hiện thực.
Khi quan hệ xã hội mới phát sinh thì việc xây dựng một hệ thống quy
phạm pháp luật để điều chỉnh là tất yếu nhằm thiết lập một trật tự pháp lý đối
với các quan hệ này. Hiện nay, pháp luật vũ trụ quốc tế và pháp luật vũ trụ
của một số nước trên thế giới đã được xây dựng và ngày càng hoàn thiện, bao
gồm các thoả thuận, điều ước quốc tế, hiệp ước, các quy tắc, các quy định của
tổ chức quốc tế, luật pháp quốc gia, các quy định về điều hành, quản lý, các
quyết định… Mục tiêu của pháp luật vũ trụ là đảm bảo một cách hợp lý về
việc chịu trách nhiệm cho các phương pháp tiếp cận, thăm dị, sử dụng khơng
gian vũ trụ vì lợi ích quốc gia và vì lợi ích chung của nhân loại. Pháp luật vũ
trụ điều chỉnh các hoạt động: qn sự bên ngồi khoảng khơng vũ trụ, bảo tồn
khơng gian, môi trường chung của Trái đất, trách nhiệm pháp lý do các thiệt

1


hại gây ra bởi các đối tượng không gian, giải quyết tranh chấp, bảo vệ lợi ích
của quốc gia, cứu hộ phi hành gia, chia sẻ thông tin về tiềm năng nguy hiểm
trong khơng gian bên ngồi, sử dụng khơng gian liên quan đến công nghệ vũ
trụ và vấn đề hợp tác quốc tế. Để từng bước bắt nhịp với sự phát triển vượt
bậc của khoa học công nghệ vũ trụ trên thế giới và nhu cầu thực tiễn trong
quá trình xây dựng, phát triển kinh tế, xã hội, bảo vệ an ninh, quốc phòng của
đất nước, Việt Nam đã và đang đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu, ứng dụng
công nghệ vũ trụ vào q trình cơng nghiệp hố - hiện đại hoá và phát triển
kinh tế – xã hội, đồng thời từng bước xây dựng khung pháp lý về nghiên cứu,
ứng dụng và hợp tác quốc tế trong lĩnh vực cơng nghệ vũ trụ. Chính vì vậy,
em đã chọn đề tài “Tìm hiểu pháp luật quốc tế và pháp luật quốc gia về hoạt

động thăm dò, khai thác, sử dụng khoảng không vũ trụ” làm luận văn tốt
nghiệp cao học luật của mình.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của luận văn là nhằm tìm hiểu cơ sở lý luận của
pháp luật về hoạt động thăm dị, khai thác, sử dụng trong khoảng khơng vũ
trụ; các quy định của pháp luật quốc tế về hoạt động thăm dị, khai thác, sử
dụng khoảng khơng vũ trụ; thu thập kinh nghiệm quốc tế trong việc xây dựng
nội dung các quy định pháp luật về hoạt động thăm dị, khai thác, sử dụng
trong khoảng khơng vũ trụ. Và hướng tới việc tìm hiểu, xây dựng pháp luật
Việt Nam về hoạt động thăm dò, khai thác, sử dụng khoảng không vũ trụ hiệu
quả, phù hợp với pháp luật quốc tế.
Từ mục đích trên, đề tài đặt ra các nhiệm vụ nghiên cứu cụ thể như sau:
- Tìm hiểu cơ sở lý luận của pháp luật về hoạt động thăm dị, khai thác,
sử dụng trong khoảng khơng vũ trụ;
- Tìm hiểu các quy định của pháp luật quốc tế về hoạt động thăm dị,
khai thác, sử dụng khoảng khơng vũ trụ;

2


Thu thập kinh nghiệm trong việc xây dựng nội dung các quy định pháp
luật về hoạt động thăm dò, khai thác, sử dụng trong khoảng không vũ trụ;
- Hướng tới việc tìm hiểu, xây dựng pháp luật Việt Nam về hoạt động
khai thác, sử dụng khoảng không vũ trụ hiệu quả, phù hợp với pháp luật quốc
tế.
3. Phạm vi nghiên cứu
Các quy phạm pháp luật vũ trụ quốc tế cũng như pháp luật vụ trũ của
một số quốc gia trên thế giới hiện nay được xây dựng và phát triển thành một
hệ thống quy phạm pháp luật tương đối đầy đủ, hoàn thiện.
Toàn bộ hệ thống quy phạm pháp luật vũ trụ quốc tế hiện nay khá đồ sộ

và còn rất nhiều vấn đề đang được thảo luận trong quá trình tiếp tục hồn
thiện hệ thống quy phạm pháp luật về lĩnh vực này, nhưng luận văn giới hạn
phạm vi nghiên cứu trong việc tìm hiểu một số quy chế pháp lý cơ bản của hệ
thống quy phạm pháp luật vũ trụ trên cơ sở các quy định tại năm bộ nguyên
tắc và năm điều ước quốc tế về khoảng không vũ trụ như: chế độ pháp lý đối
với vật thể vũ trụ, vấn đề đăng ký phóng vật thể vũ trụ, việc sử dụng nguồn
năng lượng hạt nhân trong khoảng không vũ trụ, trách nhiệm bồi thường thiệt
hại do vật thể vũ trụ gây ra và một số vấn đề liên quan khác. Đối với pháp luật
một số quốc gia trên thế giới, luận văn cũng giới hạn phạm vi nghiên cứu
trong việc tìm hiểu một số quy chế pháp lý cơ bản trong Luật vũ trụ và hàng
không quốc gia 1958, Luật thương mại vũ trụ 1998 của Hợp chủng quốc Hoa
Kỳ và Luật khoảng không vũ trụ năm 1986 của Vương quốc Anh.
Với tính chất của đề tài, luận văn chỉ tập trung vào việc tìm hiểu, phân
tích các vấn đề pháp lý cơ bản thuộc lĩnh vực khoảng khơng vũ trụ, từ đó liên
hệ với các hoạt động trong lĩnh vực khoảng không vũ trụ của Việt Nam và
hướng đến việc xây dựng các quy phạm pháp luật vũ trụ của Việt Nam.
4. Phương pháp nghiên cứu

3


Với mục đích và yêu cầu được đặt ra của đề tài, luận văn sử dụng các
phương pháp nghiên cứu khoa học như: phân tích, so sánh luật học, đánh giá
thực tiễn, thống kê…
5. ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
Với mục đích nghiên cứu như đã trình bày trên, luận văn này mong
muốn đưa đến cái nhìn tổng quát về pháp luật quốc tế và luật vũ trụ của một
số quốc gia trong hoạt động thăm dị, khai thác, sử dụng khoảng khơng vũ trụ.
Đồng thời hướng tới việc đề xuất xây dựng, phát triển khung pháp lý đối với
hoạt động thăm dò, khai thác, sử dụng khoảng không vũ trụ của Việt Nam.

6. Bố cục của luận văn
Luận văn có bố cục gồm:
- Mở đầu.
- Chương I: Những vấn đề lý luận về pháp luật khoảng không vũ trụ.
- Chương II: Nội dung pháp luật quốc tế, pháp luật quốc gia về hoạt
động thăm dò, khai thác, sử dụng khoảng không vũ trụ.
- Chương III: Vấn đề lý luận, thực tiễn của pháp luật Việt Nam về vũ trụ
và một số phương hướng xây dựng, phát triển.
- Kết luận.
- Danh mục tài liệu tham khảo.

4


Chương I
Những vấn đề lý luận về pháp luật
khoảng không vũ trụ
1.1. Pháp luật về khoảng không vũ trụ
1.1.1. Khái niệm khoảng không vũ trụ
Để hiểu đúng khái niệm pháp luật về khoảng không vũ trụ trước hết
phải hiểu khoảng khơng vũ trụ là gì? có gì khác giữa khoảng không vũ trụ và
vùng trời thuộc quyền tài phán của quốc gia?
Vùng trời quốc gia là khoảng không gian bao trùm lên vùng đất, vùng
nước của lãnh thổ quốc gia và nằm dưới chủ quyền hoàn toàn, riêng biệt của
quốc gia đó [211,1]. Vùng trời của mỗi quốc gia bị giới hạn bởi biên giới
xung quanh và biên giới trên cao, tuy nhiên cho đến nay Luật quốc tế vẫn
chưa quy định cụ thể về độ cao của biên giới trên cao.
Việc xác định ranh giới giữa khoảng không thuộc quyền tài phán quốc
gia và khoảng không vũ trụ trong pháp luật quốc tế cũng như trong pháp luật
quốc gia vẫn chưa có quy định cụ thể. Như đã nói ở trên, biên giới trên cao

của vùng trời thuộc quyền tài phán quốc gia chưa được xác định, đồng thời
biên giới bên trong của khoảng không vũ trụ cũng chưa được xác định, vì vậy
về mặt pháp lý chưa xác định được giới hạn giữa vùng trời thuộc quyền tài
phán quốc gia và khoảng không vũ trụ – chịu sự điều chỉnh của pháp luật
quốc tế về khoảng không vũ trụ. Xuất phát từ thực tiễn hoạt động vũ trụ, một
số quốc gia đề xuất ranh giới này nằm ở độ cao 100 km có thể chênh lệch trên
dưới 10 km. Tuy nhiên, quan điểm về đường ranh giới này không được nhiều
quốc gia trên thế giới ủng hộ và đến nay giới hạn giữa vùng trời thuộc quyền
tài phán quốc gia và khoảng không vũ trụ vẫn bỏ ngỏ.

5


Khoảng khơng vũ trụ theo Giáo trình Luật Quốc tế của Trường Đại học
Luật Hà Nội là “khoảng không nằm ngồi khoảng khơng khí quyển (mơi
trường hoạt động của phương tiện bay hàng không) và các hành tinh” [226,1].
Định nghĩa trên về khoảng không vũ trụ đã đưa ra được cách hiểu về
khoảng không vũ trụ, tuy nhiên chưa xác định ranh giới của khoảng khơng vũ
trụ. Nhưng có thể hiểu khoảng không vũ trụ là khoảng không nằm bên trên và
liền kề với vùng trời thuộc quyền tài phán của quốc gia. Hai vùng này có chế
độ pháp lý rất khác nhau nên việc xác định ranh giới khoảng không vũ trụ là
một yêu cầu rất cần thiết nhằm xác định cơ sở pháp lý để giải quyết các vấn
đề liên quan đến chủ quyền quốc gia đối với vùng trời và giảm bớt những
tranh chấp giữa các quốc gia khi thăm dị, sử dụng khoảng khơng vũ trụ.
Pháp luật về khoảng không vũ trụ là một ngành luật mới trong hệ thống
pháp luật quốc tế và là một ngành luật độc lập với các ngành luật khác. Do
mới hình thành, phát triển và là “con đẻ” của khoa học kỹ thuật tiên tiến nên
luật vũ trụ đã kế thừa được những tinh hoa của nhân loại trong quá trình xây
dựng hệ thống quy phạm pháp luật. Phạm vi điều chỉnh của pháp luật về
khoảng không vũ trụ gồm hoạt động của các quốc gia trong khoảng không vũ

trụ; trên các hành tinh; trên mặt đất; trong khoảng không gian là môi trường
hoạt động của phương tiện bay hàng khơng có liên quan đến hoạt động thăm dị,
khai thác, sử dụng khoảng khơng vũ trụ của quốc gia đó.
Khái niệm pháp luật về khoảng khơng vũ trụ được hình thành trước khi
diễn ra công cuộc chinh phục vũ trụ, từ năm 1910 tác giả E.LAUDE người
Pháp đã có bài viết trên “Tạp chí Pháp lý quốc tế về chuyển động trong khơng
gian” trình bày những ngun tắc cơ bản của ngành luật vũ trụ và theo ông
ngành luật vũ trụ là một ngành luật độc lập với pháp luật về vùng trời [59,5].
Theo Giáo trình Luật Quốc tế của Trường Đại học Luật Hà Nội thì
“Luật vũ trụ quốc tế là tổng thể các nguyên tắc, các quy phạm pháp lý quốc

6


tế, điều chỉnh các quan hệ phát sinh giữa các chủ thể luật quốc tế trong quá
trình tiến hành các hoạt động nghiên cứu, sử dụng khoảng không vũ trụ kể cả
các hành tinh” [224,1].
Trong buổi Hội thảo Pháp – Việt về khoảng không vũ trụ, GS. Philippe
Achilleas, Trường Đại học tổng hợp Paris XI, Pháp đã trình bày khái niệm
pháp luật về khoảng không vũ trụ bao gồm “tổng thể các quy phạm pháp luật
điều chỉnh các hoạt động của con người tiến hành trong khoảng không vũ trụ
hoặc trên các thiên thể vũ trụ, điều chỉnh các mối quan hệ xã hội phát sinh
trong lĩnh vực thăm dò và khai thác khoảng không vũ trụ hay các thiên thể vũ
trụ” [59,5].
Mặc dù có nhiều định nghĩa khác nhau về luật khoảng khơng vũ trụ,
nhưng có thể hiểu một cách khái quát pháp luật khoảng không vũ trụ là tổng
thể các quy phạm pháp luật điều các mối quan hệ xã hội phát sinh trong q
trình thăm dị, khai thác và sử dụng khoảng không vũ trụ, các thiên thể.
1.1.2. Nguồn tài nguyên vũ trụ
Khi con người khai phá được khoảng không vũ trụ cũng đồng thời khai

thác sử dụng nó, dưới bàn tay khối óc của nhân loại, khoảng khơng vũ trụ nơi
mà trước đó vẫn cịn mang tính huyền bí, thần thánh đã dần được con người
chinh phục và sử dụng để phục vụ lại chính mình. Những lợi ích mà con
người khai thác được từ khoảng khơng vũ trụ có thể gọi là các nguồn tài
ngun vũ trụ là rất lớn. Các nguồn tài nguyền vũ trụ được khai thác, sử dụng
trên thực tế hiện nay và khá thông dụng trên thế giới là các dải tần số và các
vị trí quỹ đạo.
Các dải tần số và các vị trí quỹ đạo là nguồn tài nguyên vũ trụ rất quý
hiếm, được coi là tài sản chung của nhân loại, được các tổ chức quốc tế của
Liên hợp quốc quản lý một cách chặt chẽ, công bằng.

7


Các dải tần số vô tuyến điện là nguồn tài nguyên vũ trụ không bao giờ
bị cạn kiệt, không bị tác động bởi bất kỳ điều kiện nào và không bị thoái hoá
hay suy kiệt do việc sử dụng thường xuyên liên tục. Các dải tần số vô tuyến
điện trải rộng trên phạm vi nhiều quốc gia và không thể truyền nhiều tín hiệu
trên cùng một tần số, vì vậy vấn đề hợp tác quốc tế trong tổ chức sử dụng các
dải tần số vô tuyến điện được đánh giá cao.
Các vị trí quỹ đạo trong quỹ đạo địa tĩnh và quỹ đạo thấp cũng là
nguồn tài nguyên vũ trụ quý hiếm và hạn chế về mặt số lượng. Các vệ tinh
nhân tạo được đưa vào các vị trí qũy đạo riêng để khai thác, sử dụng vào
nhiều mục đích khác nhau như: thơng tin viễn thơng, phát sóng truyền hình,
quan sát Trái đất để dự báo các thay đổi về mơi trường, biến đổi khí hậu….
Quỹ đạo địa tĩnh nằm ở độ cao 36.000 km so với mặt đất, nằm trong
quỹ đạo này các vệ tinh ln có vị trí cố định so với mặt đất vì bay cùng vận
tốc với vận tốc của Trái đất, do đó các trạm thu dưới mặt đất có thể đứng cố
định để thu sóng từ vệ tinh nằm trong quỹ đạo này. Một vệ tinh được đưa lên
vị trí thuộc quỹ đạo địa tĩnh sẽ có thể phủ sóng được một vùng rộng lớn, theo

Giáo sư Philippe Achileas, Trường Đại học tổng hợp Paris XI, Pháp, ở độ cao
36.000 km chỉ cần 3 vệ tinh địa tĩnh là có thể phủ sóng cho toàn bộ Trái đất
[58,5].
Quỹ đạo thấp nằm rất gần mặt đất có hai loại: quỹ đạo thấp từ 400 km
đến 2.000 km và quỹ đạo thấp trung bình nằm cách mặt đất khoảng 10.000
km. Việc sử dụng quỹ đạo thấp có thể giảm được thời gian truyền tín hiệu,
giảm được kích thước, chi phí sản xuất các thiết bị thu sóng so với việc sử
dụng quỹ đạo địa tĩnh, nhưng vùng phủ sóng nhỏ hơn, đồng thời các vệ tinh ở
vị trí quỹ đạo này phải chịu lực ma sát của tầng khí quyển lớn hơn nên có
nguy cơ rối loạn, tuổi thọ ngắn.

8


Ngoài các nguồn tài nguyên vũ trụ trên, con người cịn có thể khai thác
được nhiều lợi ích từ khoảng không vũ trụ. Hiện nay, nhiều quốc gia trên thế
giới, đặc biệt là các quốc gia có ngành khoa học, công nghệ vũ trụ phát triển
đang tiếp tục nghiên cứu khoảng không vũ trụ, Mặt trăng và các thiên thể
khác nhằm mục đích khai thác và sử dụng chúng một cách hiệu quả phục vụ
cho các nhu cầu của con người.
1.2. Vai trị của sự chiếm lĩnh khoảng khơng vũ trụ
Khoảng vài thập kỷ gần đây cùng với sự phát triển vượt bậc của khoa
học công nghệ vũ trụ và các lĩnh vực khoa học khác có liên quan như: cơng
nghệ thơng tin, cơ khí, điện tử, cơng nghệ vật liệu…, hoạt động thăm dị, khai
thác, sử dụng khoảng khơng vũ trụ của con người đã có những bước phát triển
mạnh mẽ, góp phần thúc đẩy sự phát triển nền kinh tế và q trình tồn cầu
hố nền kinh tế thế giới.
Chiếm lĩnh khoảng không vũ trụ khẳng định quyền lợi và chủ quyền
của mỗi quốc gia đối với khoảng khơng vũ trụ. Như đã trình bày ở mục 1.1.2.
vị trí quỹ đạo địa tĩnh cho vệ tinh là hữu hạn nên việc “chiếm lĩnh” khoảng

không vũ trụ thông qua việc sử dụng vệ tinh khẳng định quyền lợi và chủ
quyền của mỗi quốc gia đối với việc sử dụng khoảng khơng vũ trụ.
Chiếm lĩnh khoảng khơng vũ trụ cịn có vai trị to lớn trong q trình
phát triển kinh tế – xã hội, bảo vệ an ninh – quốc phịng.
Nhờ có vệ tinh mà hàng tỷ cá nhân trên khắp các châu lục có thể liên
lạc với nhau một cách thuận tiện, nhanh chóng, họ có thể cùng theo dõi một
trận bóng đá, một bản nhạc, một cuộc hội nghị quan trọng…thơng qua truyền
hình, phát thanh và điều này đã tiết kiệm rất nhiều chi phí cho con người, đáp
ứng nhu cầu cho con người một cách tốt nhất. Nhờ có vệ tinh mà nhiều doanh
nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thông tin, truyền thông đã thu về những
khoản lợi nhuận khổng lồ. Ngoài ra, trong hoạt động bảo vệ an ninh, quốc

9


phịng các chủng loại vệ tinh do thám hình ảnh, vệ tinh do thám tín hiệu, vệ
tinh thơng tin liên lạc, vệ tinh định vị dẫn đường, các vệ tinh hỗ trợ phòng thủ
… được ứng dụng rộng rãi và trở thành nhân tố quan trọng của hoạt động này.
Các vệ tinh viễn thám có độ phân giải tối ưu phục vụ cho các hoạt động
nghiên cứu vật lý thiên văn, vật lý khí quyển, vật lý địa cầu, quan trắc trọng
trường Trái đất, các tham số khí tượng, quan trắc độ cao mực nước biển, nhiệt
độ hoặc độ mặn của các vùng biển.. đã phục vụ các hoạt động nghiên cứu
khoa học trái đất, nghiên cứu biến đổi khí hậu tồn cầu.
Sự tích hợp của cơng nghệ viễn thám, công nghệ định vị nhờ vệ tinh đã
cho phép số hố cơng tác đo đạc bản đồ phục vụ cho việc xây dựng các hệ
thống quan trắc môi trường, cảnh báo sớm các thảm hoạ thiên nhiên như bão,
lũ lụt, nắng nóng, sóng thần.. đồng thời cịn là cơng cụ hữu hiệu giúp con
người sử dụng hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên. Vệ tinh ngày càng
trở thành công cụ đắc lực phục vụ các nhu cầu thiết yếu của con người, đáp
ứng các nhu cầu về kinh doanh thương mại của nhiều quốc gia trên thế giới.

ở Việt Nam hiện nay, các thành quả to lớn từ việc nghiên cứu và ứng
dụng công nghệ vũ trụ của cùng nổ về thông tin, để quản lý chặt
chẽ hoạt đông thu chương trình truyền hình nước ngồi từ vệ tinh, ngày
29/7/2002 Bộ Văn hố - Thơng tin đã ra Quyết định số 18/2002/QĐ-BVHTT
ban hành Quy chế cấp giấy phép, thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm việc thu
chương trình truyền hình nước ngồi thay thế Quy chế ban hành kèm Quyết
định 46/QĐ-BC trên [34]. Năm 2003, Bộ Văn hoá - Thông tin tiếp tục sửa đổi
bổ sung quy chế trên cho phù hợp với tình hình thực tiễn về vấn đề cấp giấy
phép, thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm việc thu chương trình truyền hình
nước ngồi tại Quyết định số 49/2003/QĐ-BVHTT. Vấn đề thu chương trình
truyền hình nước ngoài từ vệ tinh đã được nước ta kiểm duyệt tương đối sát
sao. Tuy nhiên, hiện nay việc phát các chương trình truyền hình của nước ta
ra nước ngồi qua vệ tinh cịn chưa có văn bản quy định.
Ngồi một số quy phạm pháp luật được xây dựng và đang hoàn thiện
trên, các quy phạm pháp luật điều chỉnh các vấn đề có liên quan đến hoạt
động vũ trụ ở nước ta hiện nay cịn chưa hồn chỉnh như: các quy phạm pháp
luật về hoạt động viễn thám của nước ta hiện nay còn thiếu; các quy phạm
pháp luật về vấn đề định vị nhờ vệ tinh…
Đứng trước những lợi ích kinh tế, chính trị, văn hố, an ninh quốc
phịng mà ngành cơng nghệ vũ trụ đem lại, Việt Nam đã và đang đẩy mạnh
hoạt động nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ vũ trụ đồng thời xây
dựng ban hành các văn bản quy phạm pháp luật nhằm điều chỉnh các quan hệ
xã hội mới phát sinh từ hoạt động này. Tuy nhiên, Việt Nam là một trong
những quốc gia có trình độ phát triển kinh tế – xã hội thấp nên việc tham gia
vào các hoạt động thăm dị, khai thác, sử dụng khoảng khơng vũ trụ là một
vấn đề mới và bị hạn chế. Các quy định pháp luật về lĩnh vực vũ trụ chưa

109



được xây dựng, vì vậy việc nghiên cứu, tìm hiểu pháp luật quốc tế về khoảng
không vũ trụ là rất cần thiết, qua đo chúng ta có thể hiểu và thực hiện đúng
các quy định đó khi tham gia vào hoạt động thăm dị, khai thác, sử dụng
khoảng khơng vũ trụ vì mục đích hồ bình; hài hồ lợi ích với các dân tộc
khác; mở rộng hợp tác quốc tế trong lĩnh vực này và tăng cường quan hệ hữu
nghị, hiểu biết lẫn nhau với các quốc gia khác, quyền lợi và chủ quyền quốc
gia trong hoạt động thăm dò, khai thác, sử dụng khoảng không vũ trụ được
đảm bảo thực hiện, đồng thời xây dựng và phát triển pháp luật quốc gia về vũ
trụ.
3.3. Tiêu chí và phương hướng xây dựng, phát triển pháp luật vũ
trụ
3.2.1. Tiêu chí xây dựng và phát triển pháp luật vũ trụ ở Việt Nam
Sự phát triển của ngành công nghệ vũ trụ của Việt Nam hiện nay là
nguyên nhân để các hoạt động khai thác và sử dụng khoảng không vũ trụ đạt
được những thành tựu nhất định và đặt ra nhu cầu quản lý, sử dụng hiệu quả
các nguồn tài nguyên vũ trụ quý hiếm như quỹ đạo địa tĩnh, các dải tần số nói
riêng, cũng như nhu cầu quản lý các hoạt động khai thác, sử dụng khoảng
khơng vũ trụ nói chung. Đồng thời, bên cạnh những kết quả của hoạt động
khai thác, sử dụng khoảng không vũ trụ là hoạt động ứng dụng các kết quả từ
việc khai thác, sử dụng khoảng không vũ trụ vào nhiều ngành khác nhau như
cơng nghệ thơng tin, bưu chính – viễn thơng, khí tượng – thuỷ văn, hoạt động
viễn thám, định vị vệ tinh…nhằm mục đích phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế
– xã hội, an ninh – quốc phòng. Để quản lý tốt các hoạt động khai thác, sử
dụng khoảng không vũ trụ, các hoạt động ứng dụng thành tựu từ việc khai
thác, sử dụng khoảng không vũ trụ, đồng thời tạo cơ sở pháp lý cho các hoạt
động này phát triển, việc hoàn thiện đồng bộ, thống nhất hệ thống quy phạm

110



pháp luật về nghiên cứu, ứng dụng công nghệ vũ trụ và pháp luật vũ trụ là rất
cần thiết.
Khai thác, sử dụng khoảng không vũ trụ là khái niệm không mới ở Việt
Nam, song phải bước sang thế kỷ XXI các hoạt động này mới thật sự được
Chính phủ Việt Nam quan tâm và chú trọng phát triển. Trong khi đó, pháp
luật quốc tế về vũ trụ đã có những bước phát triển nhất định, nên khi Việt
Nam thực hiện các hoạt động khai thác, sử dụng khoảng không vũ trụ phải
hiểu và tuân thủ các quy định của pháp luật quốc tế về vũ trụ, đảm bảo mọi
hoạt động khai thác, sử dụng khoảng không vũ trụ của quốc gia đều vì mục
đích hồ bình và lợi ích chung của nhân loại.
Cùng với sự phát triển của công nghệ vũ trụ hiện đại, hoạt động khai
thác, sử dụng khoảng không vũ trụ ngày nay rất đa dạng, bên cạnh đó việc
ứng dụng thành tựu của khoa học cơng nghệ vụ cùng ngày càng mở rộng ra
nhiều lĩnh vực, nhiều ngành nghề, mỗi lĩnh vực, ngành nghề lại thuộc quyền
quản lý của các cơ quan có thẩm quyền khác nhau. Vì vậy, để thống nhất
quản lý các hoạt động khai thác, sử dụng khoảng không vũ trụ cần quy định
thống nhất một cơ quan cấp phép và quản lý mọi hoạt động ngồi khoảng
khơng vũ trụ.
Hoạt động khai thác, sử dụng khoảng khơng vũ trụ là hoạt động mang
tính quốc gia, theo quy định của pháp luật quốc tế về vũ trụ, quốc gia phải
chịu toàn bộ trách nhiệm đối với mọi hoạt động của cá nhân, tổ chức thuộc
quốc gia mình khi họ thực hiện các hoạt động ngồi khoảng khơng vũ trụ. Vì
vậy, các quy định về việc quản lý các hoạt động ngồi khoảng khơng vũ trụ
phải rõ ràng, chặt chẽ, phân định rõ trách nhiệm của cá nhân, tổ chức được
cấp phép thực hiện các hoạt động khai thác, sử dụng khoảng không vũ trụ;
Hoạt động khai thác, sử dụng khoảng không vũ trụ khi mới hình thành
chủ yếu phục vụ mục đích chính trị, xuất phát từ cuộc chạy đua giữa hai

111



cường quốc Liên Xô và Hoa Kỳ trong cuộc “chiến tranh lạnh” những năm 50
của thế kỷ trước. Nhưng ngày nay, hoạt động khai thác, sử dụng khoảng
không vũ trụ mang lại rất nhiều lợi ích kinh tế – xã hội cho nhiều quốc gia
trên thế giới, trở thành một lĩnh vực kinh doanh thương mại có nguồn thu lợi
nhuận khổng lồ. Là quốc gia đi sau trong lĩnh vực công nghệ vũ trụ cũng như
tham gia các hoạt động khai thác, sử dụng khoảng không vũ trụ nên các hoạt
động khai thác sử dụng khoảng không vũ trụ của Việt Nam chủ yếu phục vụ
nhu cầu kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng, đồng thời pháp luật về vũ trụ
của Việt Nam chưa hồn thiện. Vì vậy, cần xây dựng, hoàn thiện pháp luật vũ
trụ với cơ chế quản lý, khai thác và phát triển hoạt động thương mại vũ trụ trên
nguyên tắc tự do cạnh tranh thị trường nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế.
Tham gia vào lĩnh vực vũ trụ – lĩnh vực đòi hỏi các ngành cơng nghệ
liên quan phải có sự phát triển tương ứng. Với thực trạng ngành công nghệ vũ
trụ nước ta còn kém phát triển, việc hợp tác quốc tế, chuyển giao công nghệ,
đào tạo nhân lực trong lĩnh vực này rất cần được quan tâm, chú trọng.
Tóm lại, việc xây dựng và phát triển pháp luật vũ trụ của Việt Nam cần
được thực hiện dựa trên các tiêu chí sau:
- Triển khai xây dựng, thực hiện các chương trình, dự án nghiên cứu
pháp luật vũ trụ quốc tế, pháp luật vũ trụ của các quốc gia, học hỏi kinh
nghiệm của các quốc gia đi trước trong lĩnh vực xây dựng pháp luật vũ trụ để
xây dựng và phát triển ngành cơng nghệ vũ trụ Việt Nam nói chung, pháp luật
vũ trụ Việt Nam nói riêng, đảm bảo khẳng định quyền lợi và chủ quyền của
quốc gia khi tham gia hoạt động khai thác, sử dụng khoảng không vũ trụ;
- Xây dựng và ban hành các văn bản quy phạm pháp luật nhằm quản lý
thống nhất, đồng bộ hoạt động khai thác, sử dụng khoảng không vũ trụ;
- Xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật vũ trụ trên cơ sở
đảm bảo thực hiện các quy định của luật vũ trụ quốc tế, phù hợp với điều kiện

112



thực tế của Việt Nam, đảm bảo việc thi hành luật vũ trụ sẽ tạo điều kiện thúc
đẩy việc nghiên cứu, ứng dụng công nghệ vũ trụ ngày càng phát triển, đạt
được nhiều thành tựu phục vụ cho việc hội nhập kinh tế quốc tế và sự nghiệp
phát triển kinh tế – xã hội, đảm bảo an ninh - quốc phòng;
- Xây dựng, phát triển pháp luật vũ trụ dựa trên cơ chế quản lý, khai thác
và phát triển hoạt động thương mại vũ trụ theo nguyên tắc tự do cạnh tranh thị
trường nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế.
3.2.2. Phương hướng xây dựng và phát triển pháp luật vũ trụ ở
Việt Nam
3.2.2.1. Tham gia ký kết, gia nhập các điều ước quốc tế về luật vũ trụ.
Hoạt động khai thác, sử dụng khoảng khơng vũ trụ có tính đặc thù riêng, mọi
quốc gia trên thế giới đều có quyền tự do khai thác và sử dụng vì mục đích
hồ bình, lợi ích của tồn nhân loại, vũ trụ là khu vực mà bất cứ quốc gia nào
trên thế giới cũng không được chiếm dụng làm của riêng bằng các hành vi
tuyên bố chủ quyền, chiếm giữ, sử dụng. Liên hợp quốc đã thông qua các
công ước quốc tế và các bộ nguyên tắc chung về hoạt động khai thác, sử dụng
khoảng không vũ trụ, xây dựng một hành lang pháp lý cho các hoạt động này
đảm bảo tính cơng bằng, quyền và lợi ích cho mỗi quốc gia trong việc nghiên
cứu, khai thác và sử dụng khoảng không vũ trụ; đồng thời, đảm bảo mọi hoạt
động tiến hành ngoài khoảng khơng vũ trụ đều được thực hiện vì mục đích
hồ bình, khơng làm ảnh hưởng đến mơi trường Trái đất và sự sống của nhân
loại. Vì vậy, khi tham gia các hoạt động ngồi khoảng khơng vũ trụ, Việt
Nam không thể đi ngược lại các nguyên tắc, các quy định của pháp luật vũ trụ
quốc tế mà cần phải tuân thủ các nguyên tắc chung của pháp luật vũ trụ quốc
tế, tham gia ký kết, gia nhập các điều ước quốc tế, hoà nhập vào sân chơi
chung của lĩnh vực này.

113



3.2.2.2. Hoàn thiện các quy phạm pháp luật của các ngành ứng dụng
cơng nghệ vũ trụ đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ trong hoạt động khai thác,
sử dụng khoảng không vũ trụ, phù hợp với điều kiện thực tiễn của Việt Nam
và phù hợp với pháp luật vũ trụ quốc tế như: xây dựng và hoàn thiện văn bản
về vấn đề phát các chương trình truyền hình qua vệ tinh, hoàn thiện các văn
quản lý hoạt động viễn thám … trên nguyên tắc tôn trọng chủ quyền của các
quốc gia khác trong lĩnh vực này bao gồm nguyên tắc không can thiệp, tăng
cường sự hợp tác, hiểu biết lẫn nhau giữa tất cả các quốc gia và dân tộc, vì
mục tiêu duy trì hồ bình và an ninh quốc tế.
3.2.2.3. Xây dựng luật vũ trụ để đảm bảo quản lý thống nhất các hoạt
động ngồi khoảng khơng vũ trụ của Việt Nam, nội luật hoá các quy định của
pháp luật vũ trụ quốc tế, đảm bảo các quy định về quản lý hoạt động khai
thác, sử dụng khoảng không vũ trụ phù hợp với tình hình thực tiễn của Việt
Nam và tương thích với các quy định của pháp luật quốc tế trong lĩnh vực
này.
* Cần xây dựng những nguyên tắc chung của luật vũ trụ Việt Nam là cơ
sở để xây dựng, hoàn thiện các quy định về việc quản lý hoạt động khai thác
và sử dụng khoảng không vũ trụ.
Trong luật vũ trụ và hàng không quốc gia năm 1958 của Hợp chủng
quốc Hoa Kỳ đưa ra những nguyên tắc chung đối với các hoạt động ngoài
khoảng không vũ trụ của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ như đã trình bày tại mục
2.9.1.1.
Luật khoảng khơng vũ trụ năm 1986 của Vương quốc Anh cũng đặt ra
nguyên tắc chung đối với hoạt động khai thác và sử dụng khoảng khơng vũ trụ.
Các hoạt động ngồi khoảng khơng vũ trụ của Chính phủ hay cá nhân, pháp
nhân, tổ chức của Vương quốc Anh chỉ được thực hiện nếu đảm bảo được các
nghĩa vụ quốc tế mà Vương quốc Anh đã cam kết thực hiện khi tham gia ký


114


kết, gia nhập các điều ước quốc tế và các bộ nguyên tắc về việc sử dụng
khoảng không vũ trụ, bao gồm cả trách nhiệm pháp lý đối với các thiệt hại
gây ra bởi các vật thể vũ trụ, việc đăng ký đưa các vật thể vào khoảng không
vũ trụ và các nguyên tắc không làm ảnh hưởng tới Trái đất.
Qua thực tiễn xây dựng pháp luật về khoảng không vũ trụ của Hợp
chủng quốc Hoa Kỳ và Vương quốc Anh, đồng thời nội luật hoá các nguyên
tắc cơ bản của luật vũ trụ quốc tế, trên cơ sở hướng tới việc xây dựng một
ngành công nghệ vũ trụ hiện đại phục vụ hoạt động khai thác, sử dụng khoảng
không vũ trụ một cách hiệu quả, đem lại nhiều lợi ích khoa học, kinh tế – xã
hội, an ninh quốc phòng cho quốc gia nhất, Việt Nam nên xây dựng một số
nguyên tắc chung cho toàn bộ hệ thống quy phạm luật vũ trụ như sau:
- Nguyên tắc các hoạt động vũ trụ phải được tiến hành vì mục đích hồ
bình, lợi ích của tồn nhân loại; đảm bảo thực hiện các nghĩa vụ quốc tế mà Việt
Nam đã cam kết; đảm bảo an ninh, lợi ích quốc gia; nâng cao tính hữu ích và
hoạt động hiệu quả, tốc độ, mức độ an toàn của các phương tiện vũ trụ;
- Khi thực hiện các hoạt động vũ trụ phải đảm bảo thiết lập được những
nghiên cứu có tính chiến lược, có tiềm năng thu lại những lợi ích, tạo ra các cơ
hội và những vấn đề liên quan khác vì mục đích hồ bình và phục vụ nghiên cứu
khoa học;
- Hoạt động vũ trụ được khuyến khích để mang lại những lợi ích về
thương mại; đảm bảo khai thác tối đa các ứng dụng từ kết quả của các hoạt động
ngồi khoảng khơng vũ trụ đảm bảo phát triển nguồn năng lượng và giảm thiểu
sự suy thối mơi trường trên Trái đất;
- Mọi hoạt động vũ trụ do một cơ quan dân sự có thẩm quyền kiểm sốt
và quản lý, ngoại trừ các hoạt động liên quan đến bảo vệ an ninh quốc gia hay
các hoạt động quân sự.


115


×