Tải bản đầy đủ (.pdf) (17 trang)

Trách nhiệm pháp lý đối với các hành vi vi phạm pháp luật về an toàn thực phẩm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (642.78 KB, 17 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT

NGUYỄN NGÂN GIANG

TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ
ĐỐI VỚI CÁC HÀNH VI VI PHẠM PHÁP LUẬT
VỀ AN TOÀN THỰC PHẨM
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

HÀ NỘI – 2012


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT

NGUYỄN NGÂN GIANG

TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ
ĐỐI VỚI CÁC HÀNH VI VI PHẠM PHÁP LUẬT
VỀ AN TOÀN THỰC PHẨM

Chuyên ngành

: Luật kinh tế

Mã số

: 603850

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC



Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Như Phát

Hà nội – 2012


MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
3. Mục đích nghiên cứu đề tài
4. Phương pháp nghiên cứu
5. Bố cục của luận văn
Chương 1. NHỮNG VẤN ĐỀ PHÁP LÝ CHUNG VỀ AN TOÀN THỰC
PHẨM
1.1. Khái niệm về thực phẩm và an toàn thực phẩm
1.1.1. Khái niệm thực phẩm
1.1.2. Khái niệm an toàn thực phẩm
1.2. Một số khái niệm liên quan an toàn thực phẩm
1.2.1. Các loại thực phẩm
1.2.2. Các khái niệm truyền thống liên quan đến thực phẩm
1.2.3. Một số khái niệm mới được quy định trong Luật an toàn thực phẩm
năm 2010
1.2.4. Những vấn đề pháp lý liên quan đến trách nhiệm pháp lý đối với các
hành vi vi phạm pháp luật về an tồn thực phẩm
1.3. Vai trị, ý nghĩa của an tồn thực phẩm
1.3.1 Vai trị của an tồn thực phẩm
1.3.2. Ý nghĩa của việc đảm bảo an toàn thực phẩm đối với sự phát triển
kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng

1.4. Vai trò, trách nhiệm của Nhà nước, người tiêu dùng, người kinh doanh,
nhà sản xuất, chế biến thực phẩm
1.4.1. Vai trò của Nhà nước
1.4.2. Vai trò người tiêu dùng
1.4.3. Trách nhiệm của người tiêu dùng thực phẩm
1.4.4. Trách nhiệm của nhà sản xuất chế biến thực phẩm
1.4.5. Trách nhiệm của người kinh doanh
1.5. Một số hành vi bị cấm và sẽ bị cấm về an toàn vệ sinh thực phẩm
1.5.1. Các hành vi bị cấm
1.5.2. Các hành vi sẽ bị cấm
Chương 2. TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ VÀ CÁC HÀNH VI VI PHẠM
PHÁP LUẬT VỀ AN TOÀN THỰC PHẨM TẠI VIỆT NAM
2.1. Thực trạng an toàn thực phẩm tại Việt Nam
2.1.1. Hiện trạng ATTP ở Việt Nam

1
1
3
4
4
5
6
6
6
7
8
8
11
17
18

19
19
20
21
21
22
23
25
25
26
26
30
32
32
32


2.1.2. Nguyên nhân gây mất an toàn thực phẩm
2.2. Pháp luật an toàn thực phẩm tại Việt Nam
2.2.1. Một số văn bản pháp luật về an toàn thực phẩm
2.2.2. Các hành vi vi phạm pháp luật về an toàn thực phẩm
2.2.3. Xử lý vi phạm pháp luật về an toàn thực phẩm
2.3. Đánh giá về công tác tổ chức thực hiện pháp luật về ATTP
2.3.1. Kết quả đạt được
2.3.2. Tồn tại, hạn chế
2.3.3. Nguyên nhân
Chương 3: NHỮNG GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ
3. 1. Giải pháp
3.1.1. Nhóm giải pháp về thể chế chính sách
3.1.2. Nhóm giải pháp về tổ chức thực hiện

3.1.3. Nhóm giải pháp về nguồn lực
3.2. Kiến nghị
3.2.1. Đối với Quốc hội
3.2.2. Đối với Chính phủ
3.3.3. Đối với các cơ quan tư pháp
3.3.4. Đối với các Bộ có liên quan đến quản lý ATTP
3.3.5. Đối với UBND cấp tỉnh
3.3.6. Đối với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức xã hội
KẾT LUẬN
Tài liệu tham khảo

35
41
41
46
54
63
63
64
66
68
68
68
70
72
73
73
74
75
75

76
77
78
82


MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Ngày nay, tình trạng bùng nổ dân số ngày càng nhanh thì việc an toàn vệ sinh trong ăn uống và sinh
hoạt đặt ra những vấn đề bức thiết, tất cả mọi nhu cầu của người dân đều tăng cao như là ăn, mặc, ở, sinh
hoạt, vui chơi, giải trí, ... và nhiều nhu cầu khác, đều cần phải được đáp ứng một cách đầy đủ. Nhưng trong
các nhu cầu đó vấn đề ăn uống là một vấn đề được đặt lên hàng đầu trong các vấn đề cần thiết, cấp bách nói
trên. Hiện nay tại nước ta vấn đề an toàn thực phẩm (ATTP) được xem là một trong các mục tiêu quốc gia.
Và làm thế nào để đáp ứng được đầy đủ nhu cầu ăn uống của con người đã là một cái khó, nhưng ngồi việc
đáp ứng đầy đủ về số lượng cho nhu cầu sử dụng thì việc đảm bảo thực phẩm đạt chất lượng và an toàn cho
sức khỏe của người tiêu dùng lại là một việc không dễ.
Cho đến năm 2003, nước ta vẫn chưa có pháp lệnh hoặc Luật về an toàn thực phẩm, mà cao nhất mới
chỉ là Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ (15/4/1999). Tổ chức bộ máy về quản lý, thanh tra chuyên ngành và
kiểm nghiệm còn quá thiếu, các quy định và tiêu chuẩn về an toàn thực phẩm hầu như chưa có, nhận thức và
thực hành của người quản lý lãnh đạo, người sản xuất, kinh doanh và người tiêu dùng cịn rất hạn chế. Đặc
biệt, trình độ sản xuất nơng nghiệp, trong đó có ngành trồng trọt và chăn ni cịn nhỏ lẻ, cá thể, chưa phát
triển. Tình trạng ô nhiễm môi trường đất, nước còn quá trầm trọng. Cơng nghệ chế biến thực phẩm chưa phát
triển, cịn thủ cơng, mang tính hộ gia đình và cá thể. Nhiều phong tục, tập quán và tiêu dùng còn lạc hậu.
Luật an tồn thực phẩm được Quốc hội thơng qua ngày 17/6/2010 và có hiệu lực vào ngày 1/7/2011
là một bước đột phá của cơng tác quản lý an tồn thực phẩm. Là công cụ để cơ quan quản lý nhà nước thực
hiện việc quản lý ATTP và hạn chế các hành vi vi phạm pháp luật về ATTP. Tuy nhiên, bên cạnh sự phát
triển đó là những khó khăn và thách thức đặt ra, một trong những khó khăn đó là việc quản lý các lĩnh vực
liên quan đến an tồn thực phẩm, đến xuất nhập khẩu các hàng hóa là thực phẩm qua biên giới...Trước sự
phát triển của kinh tế, các doanh nghiệp thực phẩm cũng như các tổ chức, cá nhân kinh doanh thực phẩm

trước mục tiêu lợi nhuận vì chạy theo đồng tiền mà khơng màng đến tính mạng, sức khỏe của người tiêu
dùng. Với những thủ đoạn ngày càng tinh vi, các hành vi vi phạm pháp luật về an toàn thực phẩm diễn biến
ngày càng phức tạp. Được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và Chính phủ, Bộ Y tế và các Bộ, ngành có liên
quan đã có những động thái tích cực để kiểm sốt tình hình an tồn thực phẩm.
Trong bối cảnh như vậy, việc nghiên cứu đề tài: “Trách nhiệm pháp lý đối với các hành vi vi phạm
pháp luật về an tồn thực phẩm” là rất cấp thiết, có ý nghĩa lý luận và thực tiễn trong khoa học pháp lý hiện
nay ở Việt Nam.

2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Liên quan đến vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm đã có Tác giả Nguyễn Thúy Vân sinh viên khóa 32
khoa Luật trường Đại học Cần Thơ đã nghiên cứu đề tài về “Quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm
- Lấy thực tiễn tỉnh Kiên Giang”. Nhưng tác giả chủ yếu chỉ đi sâu vào vấn đề xử phạt vi phạm hành chính

1


trong lĩnh vực vệ sinh an toàn thực phẩm chứ không chuyên sâu vào quản lý nhà nước nên vẫn cịn nhiều bất
cập trong cơng tác quản lý, chính vì lý do đó mà tác giả muốn nghiên cứu bổ sung để hồn thiện những thiếu
xót về mặt quản lý của nhà nước, nhằm đóng góp vào phương thức quản lý của cả nước nói chung.
3. Mục đích nghiên cứu đề tài
Thực hiện Đề tài này, Tác giả đặt ra những mục đích nghiên cứu sau đây:
- Tổng thuật một số vấn đề lý thuyết và thực tiễn pháp lý về an tồn thực phẩm.
- Rà sốt các hành vi vi phạm về điều kiện an toàn thực phẩm.
- Đánh giá hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm.
- Đề xuất một số giải pháp và kiến nghị để nâng cao hiệu quả trong cơng tác quản lý nhà nước về an
tồn thực phẩm và hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến an toàn thực phẩm.
- Xác định rõ trách nhiệm pháp lý của các đối tượng trong xã hội đối với các hành vi vi phạm pháp
luật về an toàn thực phẩm.
- Nâng cao kiến thức về quản lý an toàn thực phẩm.
4. Phương pháp nghiên cứu

Trong quá trình nghiên cứu đề tài tác giả đã sử dụng kết hợp nhiều phương pháp nghiên cứu khoa
học khác nhau, trong đó tác giả đặc biệt coi trọng phương pháp luận của Chủ nghĩa duy vật biện chứng.
Đồng thời sử dụng phổ biến các phân tích luật viết, phương pháp so sánh đối chiếu, phương pháp thống kê,
phương pháp biện chứng, kết hợp thực tiễn, ...nhằm để phân tích, lý giải, chứng minh các vấn đề được nêu
ra, trong đó có tổng hợp các bài viết, bài báo cáo khoa học, các cơng trình nghiên cứu khoa học của các nhà
nghiên cứu, các cơ sở nghiên cứu và sử dụng một số tài liệu có liên quan để thực hiện bài viết.
5. Bố cục của luận văn
Ngoài các phần danh mục từ viết tắt, mục lục, tài liệu tham khảo, thì bố cục nội dung chính của Luận
văn gồm có 3 chương và phần kết luận:
Chương1: Những vấn đề pháp lý chung về an toàn thực phẩm.
Chương 2: Thực trạng pháp luật về an toàn thực phẩm tại Việt Nam.
Chương 3: Những giải pháp và kiến nghị.

2


Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ PHÁP LÝ CHUNG VỀ AN TOÀN THỰC PHẨM
1.1. Khái niệm về thực phẩm và an toàn thực phẩm
1.1.1. Khái niệm thực phẩm
“Thực phẩm là những sản phẩm mà con người ăn, uống ở dạng tươi, sống hoặc đã qua sơ chế, chế
biến, bảo quản. Khái niệm thực phẩm này không bao gồm thuốc dùng cho người, các chất gây nghiện và
thuốc lá”.[10]
1.1.2. Khái niệm an toàn thực phẩm
“An toàn thực phẩm là việc bảo đảm để thực phẩm khơng gây hại cho sức khỏe và tính mạng con
người”.[10]
1.2. Một số khái niệm liên quan an toàn thực phẩm
1.2.1. Các loại thực phẩm
Ngày nay với sự phát triển của xã hội thì thực phẩm xuất hiện ngày càng đa dạng, thực phẩm khơng
chỉ gói gọn trong các loại thực phẩm đơn giản mà nó đã được tinh chế thành rất nhiều loại với nhiều mẫu mã

đa dạng và tiện lợi cho người tiêu dùng. Đặc biệt phải kể đến như là thực phẩm bao gói sẵn: có rất nhiều loại
thực phẩm bao gói sẵn, có thứ có thể ăn ngay được như các loại bánh,..., có loại phải qua chế biến nhưng
phần lớn nếu sử dụng chúng thì tiết kiệm được thời gian rất nhiều mà vẫn đảm bảo được chất dinh dưỡng.
Vì vậy mặc dầu việc sử dụng thực phẩm bao gói sẵn là một nhu cầu không thể thiếu nhưng người tiêu dùng
nên cận thận với loại hàng hóa này để bảo vệ sức khỏe.
1.2.2. Các khái niệm truyền thống liên quan đến thực phẩm
Ngộ độc thực phẩm là tình trạng bệnh lý, xảy ra đột ngột, do hấp thụ thực phẩm bị ô nhiễm hoặc có
chứa chất độc”.
Sự cố về an tồn thực phẩm
“Sự cố về an tồn thực phẩm là tình huống ảnh hưởng tới sức khỏe, tính mạng con người xảy ra do
ngộ độc thực phẩm, bệnh truyền qua thực phẩm hoặc các tình huống khác phát sinh từ thực phẩm”.[10]
Điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm
“Điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm là những quy chuẩn kỹ thuật và những quy định khác đối
với thực phẩm, cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm và hoạt động sản xuất, kinh doanh thực phẩm, do cơ
quan quản lý nhà nước có thẩm quyền ban hành nhằm mục đích bảo đảm thực phẩm an tồn đối với sức
khỏe, tính mạng người tiêu dùng thực phẩm.”
1.2.3. Một số khái niệm mới được quy định trong Luật an toàn thực phẩm năm 2010
Thực phẩm chức năng

3


Thực phẩm chức năng là thực phẩm dùng để hỗ trợ một hoặc nhiều chức năng của cơ thể người, tạo
cho cơ thể tình trạng thoải mái, tăng sức đề kháng và giảm nguy cơ mắc bệnh, bao gồm: thực phẩm bổ sung,
thực phẩm bảo vệ sức khỏe, thực phẩm dinh dưỡng y học.
Hành vi vi phạm pháp luật về an tồn thực phẩm
Hiện tại chưa có một văn bản cụ thể nào quy định về các hành vi vi phạm pháp luật về an toàn thực
phẩm mà chỉ được quy định chung trong các văn bản như Bộ luật hình sự (Điều 157, 158, 168, 187, 188 và
Điều 244 ); Nghị định số 45 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế (từ Điều 15 đến Điều 19);
Hiện nay, Bộ Y tế cũng đang dự thảo một Nghị định riêng về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh

vực an tồn thực phẩm và đang trình Chính phủ xem xét, dự kiến ban hành vào tháng 8/2012. Theo đó, các
hành vi vi phạm pháp luật về an toàn thực phẩm được hiểu là những hành vi do tổ chức, cá nhân thực hiện
một cách cố ý hoặc vô ý các quy định của pháp luật về quản lý nhà nước trong lĩnh vực an toàn thực phẩm.
1.3. Vai trị, ý nghĩa của an tồn thực phẩm
1.3.1 Vai trị của an tồn thực phẩm
Mọi người chúng ta đều nhận thấy tầm quan trọng của việc sử dụng thực phẩm, đó là nhu cầu hàng
ngày, rất cấp bách và phải đáp ứng. Nhưng nếu chúng ta sử dụng thức ăn khơng đảm bảo vệ sinh thì nguồn
nguy hại đó sẽ làm ảnh hưởng đến sức khỏe của chúng ta, và bệnh có thể vào từ "miệng". Việc đảm bảo an
toàn thực phẩm là một vấn đề hết sức cần thiết và cấp bách hiện nay, muốn đảm bảo được sự sống và phát
triển mạnh khỏe thì phải đảm bảo được an toàn thực phẩm cho người sử dụng, có thể nói sức khỏe đóng vai
trị quan trọng đối với con người bao nhiêu thì an tồn thực phẩm đóng vai trị bấy nhiêu đối với việc đảm
bảo sức khỏe.
1.3.2. Ý nghĩa của việc đảm bảo an toàn thực phẩm đối với sự phát triển kinh tế - xã hội, an ninh quốc
phịng
ATTP khơng chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe chúng ta mà còn liên quan chặt chẽ đến năng
suất, chất lượng lao động, hiệu quả sản xuất, kinh doanh; tác động trực tiếp đến nguồn lực và môi trường đầu
tư phát triển kinh tế - văn hóa, đảm bảo an sinh xã hội, xóa đói, giảm nghèo của cả một thế hệ tương lai nếu
như khơng đảm bảo tốt ATTP. Chính vì lẽ đó mà việc đảm bảo ATTP có một ý nghĩa hết sức to lớn đối với
sự phát triển kinh tế - xã hội và an ninh quốc phòng.
1.4. Vai trò, trách nhiệm của Nhà nước, người tiêu dùng, người kinh doanh, nhà sản xuất, chế biến
thực phẩm
1.4.1. Vai trò của Nhà nước
Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, kịp thời điều chỉnh về an toàn thực phẩm; ban hành các quy
chuẩn về kỹ thuật, chất lượng và các quy chuẩn cần thiết cho cơng việc sản xuất thực phẩm an tồn; quy định
các hình thức kỷ luật, xử phạt, khen thưởng... hợp lý làm cơ sở cho người dân thực hiện, cho nhà sản xuất
làm theo, đồng thời tạo ra một hành lang pháp lý vững chắc cho công tác quản lý.
1.4.2. Vai trò người tiêu dùng

4



Ngoài việc quản lý của nhà nước bằng các biện pháp thanh, kiểm tra, giám sát và xử lý các hành vi
vi phạm thì người tiêu dùng cũng là một nhân tố hết sức quan trọng trong việc đảm bảo ATTP. Vì người tiêu
dùng là người trực tiếp sử dụng thực phẩm, nếu người tiêu dùng nhận thức được vai trị của mình là đảm bảo
tốt vấn đề ATTP khơng để xảy ra tình trạng NĐTP thì sẽ góp phần giúp nhà nước quản lý tốt vấn đề này.
1.4.3. Trách nhiệm của người tiêu dùng thực phẩm
Người tiêu dùng là người có trách nhiệm và thực hiện những phán quyết cuối cùng về chất lượng sản
phẩm. Trên thị trường, nơi có sự cạnh tranh bn bán lành mạnh thì người tiêu dùng sẽ là người quyết định
xem sản phẩm có là thứ họ muốn hoặc cần không và giá của sản phẩm có chấp nhận được khơng. Ở vào vị trí
cuối cùng của dịch vụ lưu thơng, phân phối, bản thân người tiêu dùng khơng có khả năng thực hiện được vấn
đề kiểm tra chất lượng thực phẩm.
1.4.4. Trách nhiệm của nhà sản xuất chế biến thực phẩm
Điều quan trọng là sản phẩm xuất xưởng phải luôn đáp ứng được yêu cầu cao về tiêu chuẩn chất
lượng và đủ nhu cầu cho người tiêu dùng. Có rất nhiều yếu tố chủ quan ảnh hưởng tới sự thể hiện chất lượng
sản phẩm của người sản xuất và cũng có nhiều biện pháp kiểm tra khách quan cần được sử dụng, để cung cấp
các số liệu cần thiết nhằm hỗ trợ những yêu cầu đánh giá xem xét chủ quan về chất lượng trong quá trình chế
biến sản xuất.
1.4.5. Trách nhiệm của người kinh doanh
Người kinh doanh cung cấp nguyên liệu cho sản xuất, thực phẩm có thể là nơng dân hay nhà kinh
doanh thương mại hoặc nhà sản xuất. Một số nhà sản xuất còn cung cấp các loại phụ gia thực phẩm như
hương liệu, phẩm màu, chất nhũ hóa, chất ổn định và các acid thực phẩm…Việc xác định chất lượng của các
chất phụ gia rất cần được kiểm tra một cách khách quan về độ tinh khiết, ảnh hưởng tác động độc hại và giá
cả…Người nông dân cung cấp các loại thịt, rau, quả… làm nguyên liệu cho sản xuất thực phẩm. Như đã
trình bày ở trên, việc kiểm tra chất lượng nguyên liệu thường theo ý định chủ quan.
Người kinh doanh thương mại dịch vụ lưu thông thực phẩm cũng rất cần có sự hiểu biết đầy đủ về
các thực phẩm biến chất, hư hỏng, dễ gây độc hại để kiểm tra và cung cấp nguyên liệu tốt nhất cho nhà sản
xuất
1.5. Một số hành vi bị cấm và sẽ bị cấm về an toàn thực phẩm
1.5.1. Các hành vi bị cấm
Hiện nay, với sự phát triển của xã hội, các hình thức vi phạm pháp luật về an tồn thực phẩm diễn ra

ngày càng tinh vi, vì vậy Luật an tồn thực phẩm ra đời đã có các điều khoản nghiêm cấm các hành vi vi
phạm pháp luật trong: Trong sản xuất - kinh doanh thực phẩm;Trong chế biến thực phẩm; Trong vận chuyển
thực phẩm; Nhóm nhập khẩu, xuất khẩu thực phẩm; Nhóm quảng cáo, ghi nhãn thực phẩm…. Nếu tổ chức,
cá nhân vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.
1.5.2. Các hành vi sẽ bị cấm

5


Hiện nay ngoài các hành vi bị nghiêm cấm bởi Pháp lệnh vệ sinh an toàn thực phẩm số 12 năm 2003
của UBTVQH thì vẫn cịn một số các hành vi vẫn chưa được điều chỉnh, và để kịp thời bổ sung hồn thiện
pháp luật thì Luật an tồn thực phẩm năm 2010 ra đời đã nghiêm cấm những hành vi đó.

6


Chương 2
THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ AN TOÀN THỰC PHẨM TẠI VIỆT NAM
2.1. Thực trạng an toàn thực phẩm tại Việt Nam
2.1.1 Hiện trạng ATTP ở Việt Nam
Bếp ăn tập thể, bữa ăn công nghiệp
Bếp ăn tập thể trong các trường học, các khu công nghiệp, khu chế xuất, các nhà máy, cơng trường ngày
càng tăng, nhưng mới chỉ có 52,6% các bếp ăn này đạt yêu cầu về điều kiện an toàn thực phẩm. Phần lớn chưa
được cấp giấy phép đủ điều kiện ATTP theo quy định của pháp luật. Từ năm 2000 đến năm 2006 có 328 vụ
ngộ độc thực phẩm tại các khu công nghiệp, chiếm 24,2% tổng số vụ NĐTP và 82,6% tổng số người bị
NĐTP. Đến năm 2011, NĐTP tại bếp ăn tập thể vẫn diễn biến phức tạp: số vụ tăng 6 vụ (26,1%), số
mắc tăng 575 người (27,6%) tuy khơng có ca nào tử vong.[2]
Việc trồng rau quả, nuôi gia súc, gia cầm, thủy sản
Hiện nay, chúng ta chưa kiểm soát được vấn đề này, từ môi trường nuôi trồng đến việc chăm sóc,
phịng trừ dịch bệnh, thu hoạch và chế biến. Tình trạng dư lượng hóa chất bảo vệ thực vật (HCBVTV),

kháng sinh và hormone đang là mối lo ngại của toàn xã hội, ảnh hưởng tới phát triển kinh tế, thương mại và
an sinh xã hội. Nhiều loại thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) tìm thấy trong các loại rau quả như Pyrethroid,
Fipronil, Dithiocarbamate, Carbendazim, Endosulfan, Methamidophos. Dư lượng thuốc BVTV trong một số
loại rau có xu hướng tăng.
Vấn đề kiểm soát thực phẩm qua biên giới
Thực phẩm qua biên giới chưa kiểm sốt được, thực phẩm nhập lậu cịn khá phổ biến như rau quả,
gia cầm, trứng, thủy sản, thịt và phủ tạng gia súc, thuốc lá, rượu... Đặc biệt các loại hóa chất bảo vệ thực vật
(HCBVTV), thuốc tăng trọng, thuốc diệt chuột, các phụ gia cấm còn được nhập lậu khá phổ biến. Các cơ
quan kiểm tra tại cửa khẩu chưa được thống nhất về tổ chức; thủ tục, nội dung kiểm tra, còn chồng chéo và
còn bỏ trống nhiều mặt hàng thực phẩm không được kiểm tra.
2.1.2. Nguyên nhân gây mất an toàn thực phẩm
Thực phẩm nhiễm vi sinh độc hại là một nguyên nhân chính yếu gây nhiều trường hợp ngộ độc thực
phẩm tập thể.
Hoá chất, phụ gia dùng trong nơng thuỷ sản, thực phẩm có thể ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ người
tiêu dùng
An toàn thực phẩm và nhu cầu điều chỉnh bằng pháp luật.
Việc kiểm sốt an tồn thực phẩm đóng vai trị đặc biệt quan trọng, là một nhu cầu bức thiết, không
thể không triển khai. Để triển khai được hoạt động này có hiệu quả địi hỏi phải có một hệ thống pháp luật
đầy đủ và phải đáp ứng được các yêu cầu:
(1) Yêu cầu bảo đảm sức khỏe nhân dân và phát triển giống nòi:
(2) Phù hợp với xu thế phát triển của thế giới và khu vực:
(3) Đáp ứng yêu cầu hội nhập và xuất khẩu:
(4) Đảm bảo tính bao phủ toàn bộ chuỗi thực phẩm “từ trang trại đến bàn ăn

7


(5) Đảm bảo kiểm soát bền vững các yếu tố nguy cơ vệ sinh an toàn thực phẩm.
2.2. Pháp luật an toàn thực phẩm tại Việt Nam
2.2.1. Một số văn bản pháp luật về an toàn thực phẩm

Năm 2006, ban hành Luật tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật số 68/2006/QH11 ngày 29/6/2006 và
Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 1/8/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật
tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật.
Năm 2007, ban hành Luật chất lượng, sản phẩm hàng hóa số 05/2007/QH12 ngày 21/11/2007 và
Nghị định 132/2008/NĐ-CP ngày 31/12/2008 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật chất lượng và
sản phẩm hàng hóa.
Mới đây nhất là việc Chính phủ ban hành Nghị định số 38/2012/NĐ-CP ngày 25/4/2012 quy định
chi tiết thi hành một số điều của Luật an toàn thực phẩm.
2.2.2. Các hành vi vi phạm pháp luật về an toàn thực phẩm
Vi phạm quy định về bảo đảm an toàn đối với sản phẩm thực phẩm
Vi phạm quy định về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm
Vi phạm quy định về điều kiện bảo đảm an toàn đối với thực phẩm nhập khẩu, thực phẩm xuất khẩu
Vi phạm quy định về quảng cáo thực phẩm; thông tin, giáo dục, truyền thơng về an tồn thực phẩm;
ghi nhãn thực phẩm
Vi phạm quy định về kiểm nghiệm thực phẩm, phòng ngừa, ngăn chặn và khắc phục sự cố về an toàn
thực phẩm; truy xuất nguồn gốc, thu hồi và xử lý đối với thực phẩm khơng an tồn
2.2.3. Xử lý vi phạm pháp luật về an toàn thực phẩm
2.2.3.1 Về kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm hành chính
Cơng tác kiểm tra, thanh tra về ATTP luôn được coi là một hoạt động quan trọng và ưu tiên của công
tác quản lý nhà nước về ATTP. Các thành tựu đạt được trong thời gian qua trong cơng tác này có sự đóng
góp đặc biệt tích cực của hoạt động thanh tra, kiểm tra. Hoạt động thanh tra, kiểm tra được tiến hành đồng
loạt ở cấp Trung ương và địa phương, tiến hành định kỳ vào các đợt cao điểm như mùa lễ hội, bão lụt.. hay
đột xuất như dịch bệnh, các sự cố đặc biệt như sữa nhiễm melamine vừa qua...
2.2.3.2. Về xử lý hình sự
Việc xử lý hình sự đối với hành vi vi phạm pháp luật về ATTP cịn ít (trong 5 năm 2004-2008 tồn
ngành tịa án đã thụ lý 160 vụ, chiếm 0,05% tổng số vụ án hình sự đã thụ lý) [1]. Thực tiễn cơng tác xét xử
vẫn tồn tại một số bất cập như căn cứ để chuyển các vi phạm pháp luật sang xử lý hình sự; căn cứ xác định
mức thiệt hại nghiêm trọng cho sức khỏe của người tiêu dùng để khởi tố các vụ vi phạm pháp luật hình sự
cịn chưa được quy định cụ thể nên một số vụ vi phạm không đủ căn cứ để chuyển sang xử lý hình sự.
2.2.3.3. Những tồn tại trong kiểm tra, thanh tra, xử lí vi phạm pháp luật về ATTP


8


Việc xử lý các vi phạm còn chưa kiên quyết, nhất là ở ở tuyến xã hầu hết không xử phạt mà chủ
yếu chỉ là nhắc nhở (số cơ sở vi phạm không bị xử lý trong tháng hành động năm 2012 chiếm 71,39% số cơ
sở vi phạm).
Nhận thức của một số người dân thực hiện các quy định về ATTP còn hạn chế, nhất là các đối tượng
bán hàng rong.
Nhận thức, thực hành ATTP của doanh nghiệp, người tiêu dùng còn thấp, còn tồn tại nhiều phong
tục, tập quán sinh hoạt, canh tác lạc hậu nguy cơ ô nhiễm thực phẩm và bệnh truyền qua thực phẩm.
2.3. Đánh giá về công tác tổ chức thực hiện pháp luật về ATTP
2.3.1. Kết quả đạt được
Công tác quản lý và bảo đảm ATTP có tiến bộ rõ rệt. Điều kiện ATTP tại các cơ sở sản xuất kinh
doanh thực phẩm bước đầu được cải thiện hơn. ATTP của thực phẩm chế biến cơng nghiệp được kiểm sốt
tốt. Ơ nhiễm vi sinh vật trong một số sản phẩm thực phẩm tươi sống như rau, thịt, thủy sản... có chiều hướng
giảm; số người bị ngộ độc thực phẩm trong một năm có xu hướng giảm dần; tỷ lệ được cấp giấy chứng nhận
đủ điều kiện ATTP của bếp ăn tập thể, cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố có tiến bộ.
2.3.2. Tồn tại, hạn chế
Tổ chức bộ máy cơ quan chun ngành quản lý ATTP cịn chưa hồn thiện. Lực lượng cán bộ quản
lý, thanh tra, kiểm tra ATTP còn thiếu đáng kể, lại phân tán theo nhiều nhiệm vụ quản lý khác nhau như
thanh tra chuyên ngành về ATTP, thanh tra việc thực hiện pháp luật về bảo vệ và kiểm dịch thực vật, về thú
y...; việc xử lý vi phạm chưa kiên quyết.
Phân công nhiệm vụ quản lý giữa các bộ càn chưa rõ ràng; công tác phối hợp giữa các cơ quan về
quản lý ATTP ở Trung ương và địa phương còn chưa tốt, chưa đảm bảo quản lý một cách liên thông theo
chuỗi cung cấp thực phẩm.
2.3.3 Nguyên nhân
Ý thức chấp hành pháp luật về quản lý ATTP và trách nhiệm của người sản xuất, kinh doanh thực
phẩm đối với cộng đồng còn chưa cao, một mặt là do người sản xuất, kinh doanh chạy theo lợi nhuận trước
mắt, coi thường tính mạng, sức khỏe người tiêu dùng; mặt khác do việc xử lý vi phạm cịn nương nhẹ, chưa

kiên quyết.
Do trình độ sản xuất cịn chưa cao, tập qn ăn uống, trình độ dân trí, mức thu nhập người dân cịn
chưa cao nên việc bảo đảm ATTP cịn gặp nhiều khó khăn.

9


Chương 3
NHỮNG GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ
3. 1. Giải pháp
3.1.1. Nhóm giải pháp về thể chế chính sách
Triển khai thực hiện Luật an toàn thực phẩm và Nghị định số 38/2012/NĐ-CP của Chính phủ ngày
25 tháng 4 năm 2012 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật an tồn thực phẩm
Nhanh chóng ban hành Nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an tồn
thực phẩm để có biện pháp răn đe và ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật về an toàn thực phẩm.
Sửa đổi, bổ sung các văn bản QPPL cịn có sự chồng chéo, mâu thuẫn; sửa đổi, bổ sung những quy
định khơng cịn phù hợp; bổ sung những quy định cịn thiếu
3.1.2. Nhóm giải pháp về tổ chức thực hiện
Tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng, sự quản lý của các cấp chính quyền; gắn kết trách nhiệm
của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp trong việc thực hiện chính sách pháp luật về quản lý
ATTP.
Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra và xử lý vi phạm pháp luật về ATTP; trong khi chưa kiện
toàn được hệ thống thanh tra chuyên ngành về ATTP, cần có cơ chế phối hợp hoạt động giữa lực lượng
thanh tra của các bộ và với lực lượng quản lý thị trường.
3. 1. 3. Nhóm giải pháp về nguồn lực
Bố trí đủ nhân lực, đào tạo nguồn nhân lực có chun mơn phục vụ cơng tác quản lý nhà nước về
ATTP.
3.2. Kiến nghị
3.2.1. Đối với Quốc hội
Tăng cường công tác giám sát việc thực hiện các văn bản pháp luật về ATTP và xử lý các kiến nghị

giám sát.
Chỉ đạo các cơ quan rà soát các văn bản QPPL có liên quan tới quản lý ATTP cịn chồng chéo, mâu
thuẫn, khơng cịn phù hợp hoặc cịn thiếu để quyết định việc sửa đổi, bổ sung theo thẩm quyền hoặc trình
Quốc hội quyết định.
3.2.2. Đối với Chính phủ
Phân cơng rõ trách nhiệm và có cơ chế phối hợp giữa các Bộ có liên quan ở những khâu có sự đan
xen giữa các cơng đoạn để bảo đảm quản lý ATTP theo chuỗi thực phẩm. Đối với các loại thực phẩm mà sự
phân biệt giữa các công đoạn của chuỗi thực phẩm không rõ ràng (như rau quả tươi, sữa, thịt chó...) thì cần
quy định phân cơng cụ thể các bộ quản lý đối với từng loại thực phẩm.
Phân cấp mạnh cho địa phương đồng thời với việc đầu tư nguồn lực để bảo đảm hiệu quả quản lý
trong một số hoạt động, nhất là phân cấp trong việc cấp giấy chứng nhận công bố tiêu chuẩn sản phẩm, giấy
chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP, kiểm nghiệm, thử nghiệm,...

10


3.3.3. Đối với các cơ quan tư pháp
Tăng cường năng lực điều tra, khởi tố các hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực ATTP; xử lý
nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật về ATTP.
3.3.4. Đối với các Bộ có liên quan đến quản lý ATTP
Rà sốt, sửa đổi, bổ sung, ban hành văn bản theo thẩm quyền trong lĩnh vực được phân công quản lý;
ban hành các quy chuẩn kỹ thuật về ATTP thuộc phạm vi quản lý.
3.3.5. Kiến nghị đối với UBND cấp tỉnh
Ban hành kịp thời văn bản QPPL phù hợp với điều kiện địa phương và tổ chức tốt việc triển khai
thực hiện; xác định rõ chỉ tiêu, nhiệm vụ quản lý chất lượng ATTP trong kế hoạch hoạt động hàng năm,
trong đó có phương án ứng phó kịp thời khi xảy ra NĐTP quy mô lớn trên địa bàn quản lý.
3.3.6. Đối với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức xã hội
Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên cần tăng cường trách
nhiệm giám sát hoạt động của cơ quan quản lý nhà nước trong việc thực hiện chính sách pháp luật về quản lý
ATTP; tuyên truyền vận động nhân dân thực hiện pháp luật về quản lý ATTP.


11


KẾT LUẬN
Qua quá trình nghiên cứu tổng quan về đề tài “Trách nhiệm pháp lý đối với các hành vi vi phạm
pháp luật vệ sinh an toàn thực phẩm”, cho thấy tình trạng vệ sinh an tồn thực phẩm hiện nay đã và đang là
vấn đề hết sức cấp thiết của xã hội, đòi hỏi sự tham gia của tất cả các cấp, các ngành và trách nhiệm đảm bảo
an tồn thực phẩm khơng chỉ là của nhà nước mà còn là trách nhiệm của người tiêu dùng, người tham gia sản
xuất, kinh doanh thực phẩm.
Cho đến năm 2003, Việt Nam vẫn chưa có Pháp lệnh hoặc Luật về an toàn thực phẩm, mà cao nhất
mới chỉ là Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ (15/4/1999). Tổ chức bộ máy về quản lý, thanh tra chuyên
ngành và kiểm nghiệm còn quá thiếu, các quy định và tiêu chuẩn về an tồn thực phẩm hầu như chưa có,
nhận thức và thực hành của người quản lý lãnh đạo, người sản xuất, kinh doanh và người tiêu dùng còn rất
hạn chế. Đặc biệt, trình độ sản xuất nơng nghiệp, trong đó có ngành trồng trọt và chăn ni cịn nhỏ lẻ, cá
thể, chưa phát triển. Nhiều phong tục, tập quán và tiêu dùng cịn lạc hậu.
Luật an tồn thực phẩm được Quốc hội thơng qua ngày 17/6/2010 và có hiệu lực vào ngày 1/7/2011
là một bước đột phá của công tác quản lý an tồn thực phẩm. Là cơng cụ để cơ quan quản lý nhà nước thực
hiện việc quản lý ATTP và hạn chế các hành vi vi phạm pháp luật về ATTP.

12


TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Y tế (2009), Báo cáo tổng kết tình hình thực hiện pháp luật về vệ sinh an toàn thực phẩm (giai
đoạn 2004-2009).

2. Bộ Y tế (2012), Tổng kết Chương trình mục tiêu quốc gia Vệ sinh an toàn thực phẩm năm 2011 và
triển khai kế hoạch năm 2012.


3. Bộ Y tế (2012), Báo cáo tình hình ngộ độc thực phẩm và cơng tác phịng chống ngộ độc thực phẩm
năm 2011 và định hướng kế hoạch năm 2012.

4. Bộ Y tế, Quyết định số 867/1998/QĐ-BYT ngày 04/4/1998 về việc ban hành “Danh mục tiêu chuẩn
vệ sinh đối với lương thực, thực phẩm”.

5. Bộ Y tế, Quyết định số 4196/1999/QĐ-BYT ngày29/12/1999 về việc ban hành “Quy định về chất
lượng vệ sinh an tồn thực phẩm.”

6. Chính phủ (2012), Nghị định của chính phủ Quy định chi tiết một số điều của Luật an toàn thực phẩm
số 38/2012/NĐ-CP ngày 25 tháng 4 năm 2012.

7. Chính phủ (2009), Báo cáo về việc thực hiện chính sách pháp luật về quản lý chất lượng vệ sinh an
tồn thực phẩm.

8. Chính phủ (2008), Đặc san tuyên truyền pháp luật số 12/2008, chủ đề Pháp luật về vệ sinh an toàn
thực phẩm.

9. Chính phủ (2005), Nghị định của chính phủ Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y
tế

10. Quốc hội (2010), Luật an toàn thực phẩm số 55/2010/QH12 ngày 17 tháng 6 năm 2010.
11. Quốc hội (2005), Bộ luật hình sự 2005.
12. Ủy ban thường vụ Quốc hội (2008), Báo cáo kết quả giám sát thực hiện chính sách pháp luật về quản
lý chất lượng vệ sinh, an toàn thực phẩm.

13. Ủy ban thường vụ Quốc hội (2003), Pháp lệnh vệ sinh an toàn thực phẩm.

13




×