Tải bản đầy đủ (.pdf) (146 trang)

Vấn đề hoạch định đường biên giới trên đất liền giữa việt nam và campuchia

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.27 MB, 146 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT

PHAN THỊ THANH HUYỀN

VẤN ĐỀ HOẠCH ĐỊNH ĐƯỜNG BIÊN GIỚI
TRÊN ĐẤT LIỀN GIỮA VIỆT NAM
VÀ CAMPUCHIA

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

HÀ NỘI - NĂM 2005


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT

PHAN THỊ THANH HUYỀN

VẤN ĐỀ HOẠCH ĐỊNH ĐƯỜNG BIÊN GIỚI
TRÊN ĐẤT LIỀN GIỮA VIỆT NAM
VÀ CAMPUCHIA
CHUYÊN NGÀNH: LUẬT QUỐC TẾ
MÃ SỐ: 50512

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

TIẾN SĨ NGUYỄN HỒNG THAO
BAN BIÊN GIỚI - BỘ NGOẠI GIAO



HÀ NỘI - NĂM 2005


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU…………………………………………………………………………………………..……………. 1

Chương1:
LÝ LUẬN CHUNG VỀ BIÊN GIỚI QUỐC GIA TRONG LUẬT PHÁP
5
QUỐC TẾ HIỆN ĐẠI……………………………………………………………………..….……..………………

1.1. Khái niệm lãnh thổ quốc gia và biên giới quốc gia……………..……….…………..

5

1.1.1. Khái niệm lãnh thổ quốc gia…………………………………………………………………….…..

5

1.1.2. Khái niệm biên giới quốc gia…………………………………………………………………..…… 7
1.2. Phân loại biên giới…….……………………………………………………………………………….….… 17
1.2.1. Biên giới tự nhiên và biên giới nhân tạo…………………………………………………….. 17
1.2.2. Biên giới chính thức và khơng chính thức………………………………………………….

23

1.2.3. Biên giới chính trị và biên giới hành chính………………………………………………

23


1.2.4. Các loại biên giới khác………………………………………………………………………………….. 24
1.3. Xác lập biên giới quốc gia……………………………………………………………………………... 25
1.3.1. Khái niệm, ý nghĩa của quá trình xác lập biên giới quốc gia …………………… 25
1.3.2. Các giai đoạn của quá trình xác lập đường biên giới………………………………

25

1.4. Quy chế pháp lý của biên giới quốc gia……………………………………………………

33

1.4.1. Các nguyên tắc chung của Luật quốc tế về biên giới quốc gia………………

33

1.4.2. Quy chế pháp lý về biên giới quốc gia………………………………………………………... 36
1.5. Giải quyết tranh chấp về biên giới trong luật pháp quốc tế …………………. 37
1.5.1. Tranh chấp biên giới……………………………………………………………………………………… 37
1.5.2. Pháp luật quốc tế về giải quyết tranh chấp biên giới………………………………… 39
Kết luận…………………………………………………………………………………………………………………….. 45
Chương 2:
BIÊN GIỚI TRÊN ĐẤT LIỀN VIỆT NAM - CAMPUCHIA VÀ HIỆP ƯỚC
HOẠCH ĐỊNH BIÊN GIỚI QUỐC GIA GIỮA NƯỚC CHXHCN VIỆT NAM
VÀ NƯỚC CHND CAMPUCHIA, NGÀY 27/12/1985………………………………………….. 46

2.1. Khái quát lịch sử biên giới trên đất liền Việt Nam - Campuchia……

48


2.1.1. Biên giới trên đất liền Việt Nam - Campuchia trước thời kỳ Pháp thuộc………

48

2.1.2. Đường biên giới trên đất liền Việt Nam - Campuchia thời kỳ Pháp thuộc……….

55

2.1.3. Đường biên giới trên đất liền Việt Nam - Campuchia từ khi hai nước
giành được độc lập đến trước khi ký kết Hiệp ước hoạch định biên giới năm

61


1985…………………………………………………………………………………………………………………………..
2.2. Nguyên tắc giải quyết vấn đề biên giới trên đất liền giữa Việt Nam
và Campuchia…………………………………………………………………………………………………………. 69
2.2.1. Các nguyên tắc chung…………………………………………………………………………………… 70
2.2.2. Các nguyên tắc riêng được hai Bên thỏa thuận………………………………………….. 75
2.3. Hiệp ước hoạch định biên giới quốc gia giữa nước CHXHCN Việt
Nam và nước CHND Campuchia, ngày 27/12/1985………………………………………... 79
2.3.1. Tóm tắt q trình đàm phán, ký kết Hiệp ước………………….………………………

79

2.3.2. Nội dung cơ bản của Hiệp ước…………………………………………………………………….. 85
2.3.3. Ý nghĩa của Hiệp ước……………………………………………………………………………………. 87
Kết luận…………………………………………………………………………………………………………………….. 90
Chương 3: THỰC TRẠNG ĐƯỜNG BIÊN GIỚI TRÊN ĐẤT LIỀN VIỆT
NAM - CAMPUCHIA VÀ GIẢI PHÁP XÂY DỰNG MỘT ĐƯỜNG BIÊN

GIỚI HỊA BÌNH, ỔN ĐỊNH LÂU DÀI………………………………………………………………… 91

3.1. Thực trạng biên giới trên đất liền Việt Nam - Campuchia………………….

91

3.1.1. Quá trình triển khai thực hiện Hiệp ước hoạch định biên giới năm 91
1985..
3.1.2. Tình hình đàm phán giải quyết vấn đề biên giới giữa Việt Nam và
Campuchia trong thời gian gần đây……………………………………………………………………….. 100
3.1.3. Một số tồn tại về biên giới trên đất liền Việt Nam - Campuchia…………….. 103
3.2. Xây dựng một đường biên giới hồ bình, hữu nghị, hợp tác và ổn
định lâu dài………………………………………………………………………………………………………………. 108
3.2.1. Giải pháp đàm phán………………………………………………………………………………………. 109
3.2.2. Tăng cường quan hệ chính trị, tạo mơi trường thuận lợi cho đàm phán,
giải quyết vấn đề biên giới………………………………………………………………………………………. 115
3.2.3. Tăng cường công tác quản lý biên giới trên thực tế nhằm duy trì một
đường biên giới ổn định………………………………………………………………………………………… 116
3.2.4. Hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật về biên giới quốc gia…………………. 119
3.2.5. Nâng cao năng lực về quản lý biên giới…………………………………………………….

123

3.2.6. Đầu tư phát triển kinh tế văn hoá xã hội kết hợp với đảm bảo an ninh 124
biên giới, trật tự, an toàn xã hội tại các khu vực biên giới, cửa khẩu ……………….
3.2.7. Tổ chức tuyên truyền giáo dục, phổ biến pháp luật nhằm nâng cao nhận
thức pháp luật về biên giới quốc gia………………………………………………………………………. 126
Kết luận…………………………………………………………………………………………………………………….. 127
KẾT LUẬN CHUNG………………………………………………………………………………………………..


128


PHỤ LỤC…………………………………………………………………………………………………………………

130


Vấn đề hoạch định đường biên giới trên đất liền giữa Việt Nam – Campuchia

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài.
Với mỗi quốc gia, biên giới, lãnh thổ là vấn đề vô cùng thiêng liêng, nhạy
cảm. Lịch sử đã chứng minh rằng tranh chấp, xâm chiếm lãnh thổ, xung đột biên
giới là nguyên nhân trực tiếp của biết bao cuộc chiến tranh lớn nhỏ giữa các dân tộc,
các quốc gia. Luận điểm đó vẫn giữ nguyên giá trị cho đến tận bây giờ, khi loài
người bước sang thế kỷ XXI với cuộc chiến tranh Kosovo, tranh chấp Palestin Ixrael đẫm máu.
Lãnh thổ và biên giới quốc gia là nội dung cơ bản của Luật quốc tế hiện đại
bởi tính chất đặc biệt quan trọng của nó. Lãnh thổ, biên giới gắn liền với những lợi
ích về chính trị - kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng của mỗi quốc gia, là cơ sở vật
chất cho quốc gia tồn tại và phát triển. Nó chính là phạm vi, giới hạn đánh dấu sự
kết thúc chủ quyền của một quốc gia này và là sự bắt đầu chủ quyền của một quốc
gia khác. Có thể nói rằng, an ninh và ổn định của các đường biên giới quốc gia là
điều kiện cho hồ bình quốc tế. Ở đây có sự trùng hợp giữa lợi ích riêng của một
quốc gia với lợi ích chung của cộng đồng quốc tế. Khơng chỉ một quốc gia được
hưởng lợi với một đường biên giới ổn định mà nhờ đó cả cộng đồng quốc tế cũng
được hưởng lợi. Trong xu thế hội nhập và tồn cầu ho á, biên giới quốc gia cịn là
tiền đề trong các quan hệ hợp tác giữa các quốc gia, các vùng lãnh thổ khác nhau.
Xuất phát từ vai trị, ý nghĩa đó, xây dựng đường biên giới quốc gia hồ bình, hữu
nghị, hợp tác và ổn định lâu dài là yếu tố tiên quyết cho sự ổn định, hưng thịnh và

phát triển của một quốc gia trên trường thế giới.
Việt Nam và Campuchia là hai nước láng giềng có lịch sử quan hệ lâu đời,
có chung đường biên giới trên đất liền, trên biển và trên không. Đường biên giới
trên đất liền giữa hai nước dài khoảng 1.137 km. Hai nước đều có các vấn đề biên
giới lãnh thổ do lịch sử để lại. Sau khi hoàn toàn độc lập, Việt Nam và Campuchia
đã cùng nhau đưa vấn đề biên giới ra nhiều diễn đàn trao đổi, thảo luận, nhằm thống
nhất một đường biên giới chung ổn định lâu dài. Do những điều kiện khách quan và
chủ quan tác động, mãi đến năm 1985, Việt Nam và Campuchia mới ký kết được

1


Vấn đề hoạch định đường biên giới trên đất liền giữa Việt Nam – Campuchia

Hiệp ước hoạch định biên giới quốc gia. Tuy nhiên, đường biên giới dù đã được
hoạch định, nhưng q trình phân giới cắm mốc chưa hồn thành nên vẫn xảy ra các
tranh chấp trong quản lý thực tế, ảnh hưởng tiêu cực đến quan hệ biên giới giữa hai
nước. Những năm gần đây, các đảng phái đối lập của Campuchia đã lợi dụng vấn đề
biên giới như một con bài chính trị giành lợi thế trong tranh cử, địi xố bỏ Hiệp ước
hoạch định biên giới đã ký kết vì cho rằng nó gây bất lợi cho phía Campuchia về
lãnh thổ. Campuchia vẫn tiếp tục đưa ra các yêu sách về hoạch định biên giới vượt
ra ngồi khn khổ Hiệp ước hoạch định. Điều đó đã đẩy tranh chấp biên giới thành
vấn đề nổi cộm trong quan hệ hai nước. Xây dựng một đường biên giới thực sự hồ
bình, hữu nghị, hợp tác và ổn định lâu dài, hơn bao giờ hết là yêu cầu cấp thiết trong
quá trình cải thiện quan hệ giữa hai nước.
Vì lý do trên, việc nghiên cứu, làm rõ nội dung, hiệu lực, ý nghĩa của Hiệp
ước hoạch định biên giới năm 1985, những tồn tại về biên giới giữa hai nước cần
đàm phán, giải quyết dưới ánh sáng của luật pháp quốc tế thực sự là cần thiết. Điều
đó góp phần thực hiện đầy đủ Hiệp ước, thúc đẩy quá trình xây dựng một đường
biên giới trên đất liền Việt Nam - Campuchia hồ bình, hữu nghị, hợp tác và ổn

định lâu dài, thực hiện tốt chủ trương của Đảng và Nhà nước ta hiện nay là mong
muốn sớm hoàn thành một “vành đai lãnh thổ” rõ ràng và ổn định để tăng cường
bảo vệ tổ quốc và tập trung vào phát triển kinh tế.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài .
Đã có nhiều cơng trình nghiên cứu cơng phu, có hệ thống về biên giới Việt
Nam - Campuchia dưới góc độ luật học, lịch sử - chính trị, ngơn ngữ học và văn
minh học: phía Campuchia có Luận án tiến sĩ luật của Sarin Chhak về “Các đường
biên giới của Campuchia” (Ban biên giới Bộ Ngoại giao dịch năm 2001- Tài liệu
tham khảo)…; cơng trình nghiên cứu của các học giả nước ngồi có Luận án tiến sĩ
ngành ngơn ngữ, văn học và văn minh của Raoul Marc Jennar về “Các đường biên
giới của nước Campuchia cận đại” (Ban biên giới Bộ Ngoại giao dịch năm 2001 Tài liệu tham khảo), Luận án tiến sĩ khoa học chính trị của Michel Blanchard về
“Việt Nam - Campuchia: một đường biên giới còn tranh cãi”, NXB L,Harmattan,

2


Vấn đề hoạch định đường biên giới trên đất liền giữa Việt Nam – Campuchia

1999 (Ban biên giới Bộ Ngoại giao dịch năm 2001- Tài liệu tham khảo)…; phía
Việt Nam có Luận án tiến sĩ ngành Quan hệ đối ngoại của Nguyễn Thị Hảo về
“Các quan hệ Khơme - Việt Nam” (Ban biên giới Bộ Ngoại giao dịch năm 2003Tài liệu tham khảo)... Đặc biệt, có rất nhiều bài nghiên cứu, bài viết đơn lẻ về những
vấn đề liên quan đến đường biên giới Việt Nam - Campuchia đăng trên sách, báo, tạp chí
trong và ngồi nước.
Tuy nhiên những cơng trình nghiên cứu và các bài viết trên chủ yếu tập trung
vào những vấn đề chung mang tính khái quát về lịch sử, về tranh chấp biên giới
lãnh thổ Việt Nam - Campuchia mà chưa nghiên cứu cụ thể về một giai đoạn có thể
nói là quan trọng nhất trong trình tự xác lập đường biên giới trên đất liền giữa hai
nước: giai đoạn hoạch định biên giới.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu đê tài.
- Mục đích: Trên cơ sở xem xét những vấn đề lý luận cơ bản của pháp luật và

thực tiễn quốc tế về biên giới quốc gia, quá trình xác lập đường biên giới trên đất
liền Việt Nam - Campuchia, luận văn góp phần khẳng định giá trị bền vững của
Hiệp ước hoạch định biên giới Việt Nam - Campuchia năm 1985, đồng thời đề xuất
một số giải pháp cụ thể nhằm giải quyết các vấn đề còn tồn tại, hướng tới một
đường biên giới hồ bình, hữu nghị, hợp tác và ổn định lâu dài giữa hai nước.
- Nhiệm vụ: Luận văn tập trung nghiên cứu làm sáng tỏ những vấn đề sau:
+ Lý luận chung về biên giới quốc gia trong luật pháp quốc tế.
+ Giá trị pháp lý của Hiệp ước hoạch định biên giới Việt Nam - Campuchia năm 1985.
+ Thực trạng và các giải pháp nhằm xây dựng một đường biên giới trên đất
liền Việt Nam - Campuchia hồ bình, hữu nghị, hợp tác và ổn định lâu dài.
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của đề tài:
- Đối tượng nghiên cứu là những vấn đề liên quan đến hoạch định đường
biên giới trên đất liền Việt Nam - Campuchia.
- Phạm vi nghiên cứu tập trung vào vấn đề hoạch định đường biên giới trên
đất liền giữa Việt Nam và Campuchia, trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp nhằm

3


Vấn đề hoạch định đường biên giới trên đất liền giữa Việt Nam – Campuchia

giải quyết những tồn tại và tiến tới xây dựng một đường biên giới trên đất liền Việt
Nam - Campuchia hồ bình, hữu nghị, hợp tác, ổn định lâu dài.
5. Phương pháp nghiên cứu của đề tài:
Phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong luận văn là phép biện chứng duy
vật và duy vật lịch sử, các phương pháp tổng hợp, khái quát, phân tích, so sánh, đánh giá,
lịch sử… dựa trên các nguồn tư liệu: sách, báo, các bài viết, các đề tài nghiên cứu của các
học giả trong và ngồi nước, các giáo trình của các trường Đại học có nội dung liên quan,
tài liệu lưu trữ tại Ban Biên giới - Bộ Ngoại giao và Vụ Pháp chế - Bộ Tài nguyên và Mơi
trường.

6. Những đóng góp mới của đề tài:
- Về lý luận: Đề tài góp phần nghiên cứu tồn diện và hệ thống về “Vấn đề
Hoạch định đường biên giới trên đất liền giữa Việt Nam và Campuchia”. Trên cơ sở
pháp luật quốc tế và thực tiễn xây dựng đường biên giới giữa hai nước, đề tài làm rõ
giá trị pháp lý của Hiệp ước hoạch định biên giới Việt Nam - Campuchia năm 1985,
đề xuất các giải pháp nhằm giải quyết những tồn tại, xây dựng một đường biên giới
hoà bình, hữu nghị, hợp tác và ổn định lâu dài.
- Về thực tiễn: Đề tài góp phần khẳng định việc hoạch định biên giới trên đất
liền giữa Việt Nam và Campuchia hoàn toàn phù hợp với luật pháp và thực tiễn
quốc tế; tiến trình và kết quả hoạch định phù hợp với bối cảnh và quan hệ đương
thời Việt Nam - Campuchia; tuy vẫn còn những tồn tại nhưng Hiệp ước hoạch định
biên giới Việt Nam - Campuchia năm 1985 có giá trị bền vững, là tiền đề để tiếp tục
nghiên cứu, xây dựng các giải pháp giải quyết dứt điểm vấn đề biên giới giữa hai
nước.
7. Kết cấu của đề tài:
Luận văn được bố cục gồm: Phần mở đầu, 3 chương và phần kết luận.
Chương 1: Lý luận chung về biên giới quốc gia trong luật pháp quốc tế hiện đại.
Chương 2: Biên giới trên đất liền Việt Nam - Campuchia và Hiệp ước hoạch
định biên giới quốc gia giữa nước CHXHCN Việt Nam và nước CHND Campuchia,
ngày 27/12/1985.

4


Vấn đề hoạch định đường biên giới trên đất liền giữa Việt Nam – Campuchia

Chương 3: Thực trạng đường biên giới trên đất liền Việt Nam - Campuchia
và giải pháp xây dựng một đường biên giới hồ bình, ổn định lâu dài.

Chương 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ BIÊN GIỚI QUỐC GIA TRONG

LUẬT PHÁP QUỐC TẾ HIỆN ĐẠI
1.1. Khái niệm lãnh thổ và biên giới quốc gia.
Chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ là vấn đề thiêng liêng đối với mỗi quốc gia,
mỗi dân tộc. Luật quốc tế hiện đại ghi nhận tính bất khả xâm phạm của lãnh thổ,
biên giới quốc gia như một trong những nguyên tắc cơ bản xuyên suốt các quan hệ
quốc tế.
Lãnh thổ và biên giới quốc gia là hai yếu tố gắn bó chặt chẽ với nhau. Lãnh
thổ khơng phải là vơ tận. Khơng có một lãnh thổ nào lại khơng có giới hạn dù đó là
giới hạn tự nhiên hay giới hạn do con người tạo ra. Biên giới là giới hạn đán h dấu
sự kết thúc về mặt không gian vật chất của một lãnh thổ cụ thể. Biên giới là một
trong các đặc trưng của lãnh thổ.
Lãnh thổ và biên giới quốc gia là một phạm trù lịch sử, là hệ quả tất yếu
của xã hội loài người khi xuất hiện nhà nước và pháp luật. Lê nin đã chỉ rõ: “nếu
không có nhà nước thì khơng có vấn đề biên giới của nhà nước”[52,29]. Do vậy,
cùng với sự phát triển của lịch sử, khái niệm lãnh thổ và biên giới quốc gia ngày
càng phát triển và hoàn thiện.
1.1.1. Khái niệm lãnh thổ quốc gia.
Lãnh thổ là một thực thể cụ thể. Lãnh thổ có trước quốc gia, là nguồn gốc
của quốc gia [30,15]. Gắn liền với sự ra đời và tồn tại của quốc gia, lãnh thổ là một
trong những bộ phận cấu thành không thể thiếu được của bất kỳ quốc gia nào. Lãnh
thổ cịn có ý nghĩa đối với việc tồn tại và duy trì một ranh giới quyền lực nhà nước

5


Vấn đề hoạch định đường biên giới trên đất liền giữa Việt Nam – Campuchia

trong một cộng đồng dân cư nhất định. “Lãnh thổ xác định ngay bản thể quốc gia”,
điều đó được khẳng định trong Điều 1, Cơng ước Motevideo ngày 26/12/1933 về
các quyền và các nghĩa vụ của quốc gia: “Quốc gia với tư cách là một thực thể của

Luật quốc tế phải có được một phẩm chất như sau: (a) dân cư thường trú, (b) một
lãnh thổ xác định, (c) một nhà nước và, (d) năng lực xúc tiến quan hệ với các quốc gia
khác”.
Quốc gia không thể tồn tại nếu khơng có lãnh thổ. Trong tập quán quốc tế có
một nguyên tắc xác định rõ: nếu mất hồn tồn lãnh thổ, quốc gia sẽ khơng tồn tại
trên thực tế. Luật quốc tế khơng phân biệt kích thước lãnh thổ cần thiết tạo nên một
quốc gia. Có các quốc gia lớn như một lục địa (Ấn Độ, Mỹ) nhưng cũng có quốc gia
rất nhỏ (Fiji, Malta). Luật quốc tế không quy định lãnh thổ phải cấu thành từ những
yếu tố gì. Một lãnh thổ có thể từ rất nhiều đảo (Philippin, Indonesia), cũng có thể từ
lãnh thổ đất liền và đảo (Việt Nam), cũng có thể từ lãnh thổ đất liền khơng có biển
và đảo (Lào). Luật quốc tế chỉ định hình lãnh thổ của một quốc gia không chỉ giới
hạn trong lãnh thổ lục địa mà cịn có lãnh thổ biển (nội thuỷ và lãnh h ải) và vùng
trời quốc gia. Luật quốc tế cũng không đòi hỏi lãnh thổ phải được xác định rõ ràng
và quốc gia phải có một biên giới xác định, khơng tranh chấp thì quốc gia đó mới
tồn tại. Một quốc gia vẫn có thể được cơng nhận là một chủ thể của Luật quốc tế dù
đang có tranh chấp về biên giới lãnh thổ với quốc gia khác.
Lãnh thổ là một thuật ngữ có nguồn gốc từ tiếng La tinh “Terra” có nghĩa là
“đất đai”, Trái Đất. Trong khoa học Luật quốc tế, các học giả đưa ra nhiều định
nghĩa khác nhau về lãnh thổ: Có những định nghĩa nhấn mạnh tới chủ quyền quốc
gia đối với lãnh thổ - là một trong những nguyên tắc cơ bản nhất của Luật quốc tế
hiện đại: “Lãnh thổ là một phần bề mặt trái đất, trong đó có một hệ thống các quy
tắc pháp lý có thể áp dụng và thực hiện” [42,91]; “Lãnh thổ là một phần của Trái
Đất trong đó chủ quyền của quốc gia được thực hiện” [6]. Có những định nghĩa bên
cạnh sự nhấn mạnh chủ quyền quốc gia đối với lãnh thổ còn đề cập đến cấu thành
của lãnh thổ: “Lãnh thổ quốc gia là một phần của Trái Đất, bao gồ m vùng đất, vùng
nước, vùng trời và lịng đất thuộc chủ quyền hồn tồn, riêng biệt hoặc tuyệt đối của

6



Vấn đề hoạch định đường biên giới trên đất liền giữa Việt Nam – Campuchia

một quốc gia” [3]; “Lãnh thổ quốc gia được hiểu là một phần của Trái Đất, bao gồm
vùng đất, vùng nước, vùng trời trên chúng và lòng đất dưới chúng thuộc về một
quốc gia nhất định. Trong phạm vi này quốc gia thực hiện chủ quyền hồn tồn và
riêng biệt của mình” [2]. Theo khái niệm thông thường nhất, lãnh thổ quốc gia là
một phần của Trái Đất, bao gồm đất liền, hải đảo, vùng nước nội địa, vùng nội thuỷ,
lãnh hải, vùng nước quần đảo và vùng trời bên trên chúng cũng như lòng đất dưới
chúng. Ngoài ra, quốc gia (nhất là quốc gia ven biển) cịn có các lãnh thổ đặc biệt
với các quy chế pháp lý đặc biệt như lãnh thổ mượn hay nhượng lại có thời hạn,
eo biển
quốc tế, kênh đào quốc tế [7]…
Với vị trí địa lý của mình, phù hợp với Luật pháp quốc tế, Điều 1, Hiến pháp
nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (CHXHCN Việt Nam), năm 1992 quy
định: “Nước CHXHCN Việt Nam là một nước độc lập, có chủ quyền, thống nhất và
tồn vẹn lãnh thổ, bao gồm đất liền, các hải đảo, vùng biển và vùng trời”[13,13].
Chủ quyền của quốc gia đối với lãnh thổ của mình là hồn tồn, riêng biệt và
đầy đủ. Luật quốc tế công nhận cho quốc gia quyền tối cao đối với lãnh thổ. Lãnh
thổ quốc gia là toàn vẹn và bất khả xâm phạm dựa trên quy chế pháp lý về lãnh thổ
quốc gia do quốc gia tự xác định, phù hợp với Luật pháp quốc tế.
Điều 13, Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam năm 1992 khẳng định: “Tổ
quốc Việt Nam là thiêng liêng và bất khả xâm phạm. Mọi âm mưu và hành động
chống lại độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của tổ quốc… đều bị nghiêm trị
theo pháp luật”. Và tại Điều 14: “Nước CHXHCN Việt Nam thực hiện chính sách
hồ bình, hữu nghị mở rộng giao lưu và hợp tác với tất cả các nước trên thế giới…
trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của nhau,
không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, bình đẳng cùng có lợi…”.
1.1.2. Khái niệm biên giới quốc gia:
1.1.2.1. Lịch sử khái niệm biên giới quốc gia.
Khái niệm “biên giới quốc gia” có một lịch sử hình thành lâu dài. Trong chế

độ cộng sản nguyên thuỷ, con người sử dụng đất đai như đối với sở hữu của chính

7


Vấn đề hoạch định đường biên giới trên đất liền giữa Việt Nam – Campuchia

mình. Họ chỉ biết đến từng khu rừng, từng đồng cỏ nơi bộ lạc của họ tạm thời dừng
chân, sinh sống mà chưa hề biết đến khái niệm quốc gia và tất nhiên chưa hình
thành khái niệm đường biên giới quốc gia. Đất đai và các điều kiện tự nhiên khác
đều biểu hiện tính vơ giới hạn ban đầu của chúng [43].
Chế độ cộng sản nguyên thuỷ tan rã, thay vào đó là chế độ chiếm hữu nô lệ
với sự ra đời của Nhà nước. Những quốc gia dần dần hình thành và phát triển trên
một khoảng đất riêng biệt, có cư dân sinh sống. Do nhiều nguyên nhân khác nhau
như: lực lượng sản xuất nhỏ bé, bộ máy nhà nước còn đơn giản, phương tiện giao
thông chưa phát triển… nên ban đầu phạm vi quyền lực của một nhà nước chỉ bao
quát trong một lãnh thổ hẹp. Cùng với sự phát triển của mình, giai cấp chủ nô bắt
đầu tiến hành các cuộc chiến tranh xâm lược, bành trướng lãnh thổ. Vấn đề biên
giới, bảo vệ biên giới bắt đầu xuất hiện. Tuy nhiên, lúc này biên giới chưa có đường
nét rõ rệt. Các quốc gia chưa có sự tiếp giáp trực tiếp về lãnh thổ mà nằm đệm giữa
chúng thường là những bộ phận đất đai rộng lớn không rõ thuộc về ai. Biên giới
mới chỉ tồn tại bằng các thuật ngữ “miền biên cương”, “biên ải”, “biên thuỳ” như
các vùng sa mạc, núi cao, rừng thẳm, đầm lầy, các vùng lãnh thổ có vị trí điạ lý
hiểm trở hoặc khó khăn cho việc định cư, sinh sống. Như vậy hình thức đầu tiên của
biên giới quốc gia chính là “biên giới miền”.
Chế độ phong kiến được bắt đầu bằng lịch sử của những cuộc chiến tranh
đẫm máu xuất phát từ sự thơn tính lãnh thổ của nhau (cuộc chiến tranh một trăm
năm của Anh và Pháp từ 1337 đến 1453, các cuộc thập tự chinh từ cuối thế kỷ XI
đến cuối thế kỷ XIII…). Cùng với nó sự phát triển về lực lượng sản xuất, trình độ tổ
chức bộ máy Nhà nước, sự phát triển của phương tiện giao thông… khiến cho

quyền lực Nhà nước không ngừng được mở rộng. Khái niệm “biên giới miền” tồn
tại trong xã hội chiếm hữu nô lệ giờ đây khơng cịn phù hợp nữa. Các vua chúa
phong kiến bắt đầu tranh giành nhau cả những vùng đất giáp ranh mà trước đây
khơng ai nhịm ngó tới. “Biên giới miền” dần dần bị xoá bỏ. Các Nhà nước phong
kiến đã xác định phạm vi lãnh thổ quốc gia dưới một hình thức khác chính xác hơn.
Tuy chưa có một cái tên cụ thể cũng như một định nghĩa chính xác, nhưng khái

8


Vấn đề hoạch định đường biên giới trên đất liền giữa Việt Nam – Campuchia

niệm đường biên giới đã chính thức xuất hiện vào thời gian này. Nhiều ý kiến cho
rằng đường biên giới đầu tiên được xác định trên thế giới là đường biên giới giữa
Hy Lạp với một số nước láng giềng (như với Pêlêpônếch và At-tix), được đánh dấu
bằng một số cột mốc biên giới vào khoảng thế kỷ II. Các vương triều phong kiến đã
bắt đầu giải quyết các tranh chấp biên giới thông qua thương lượng và ký kết những
điều ước quốc tế. Điều ước về hoạch định biên giới giữa Pháp và Vương quốc Tây
Ban Nha về dãy Pia-rê-nê năm 1659 được coi là điều ước đầu tiên về biên giới quốc
gia. Tuy nhiên, hầu hết các điều ước về biên giới quốc gia trong thời kỳ này không
ghi nhận đường biên giới một cách cụ thể, chính xác và khơng có mốc giới trên thực
địa. Vua chúa phong kiến còn coi đất đai, lãnh thổ là tài sản riêng, được định đoạt
và xác định bằng các hình thức “cắt đất cầu hơn”, “phong đất phong tước” hay làm
vật trao đổi, mua bán (ở Châu Âu, Hồng đế Anh lấy Cơng chúa Bồ Đào Nha nhận
được của hồi môn là cảng Tangiê; năm1867 Nga Hoàng đã bán vùng Alasca cho Mỹ
với giá 7 triệu USD; năm 1898 Tây Ban Nha bán quần đảo Philippin cho Mỹ lấy 20
triệu USD…)
Sang thời kỳ Tư bản chủ nghĩa, với sự phát triển của Tư bản thương
nghiệp và nhu cầu thống nhất chủ quyền quốc gia, thành lập các dân tộc rộng lớn đã
dẫn đến đòi hỏi phải quy định một cách dứt khoát, rõ ràng biên giới quốc gia. Việc

mọi người sống trên cùng một lãnh thổ, có cùng một tư cách pháp lý, theo một
phạm vi chính trị và thuế quan duy nhất đã làm cho đường biên giới quốc gia trở
thành một chướng ngại vật khơng chỉ đối với lưu thơng mà cịn để kiểm sốt tồn
bộ việc xuất khẩu, nhập khẩu và xuất cảnh, nhập cảnh, chủ quyền quốc gia được
tăng cường. Đây là thời kỳ nở rộ và phát triển mạnh mẽ của các tập quán và kỹ năng
phân định biên giới. Bên cạch đó việc khơng ngừng tiến hành các cuộc chiến tranh
xâm lược để tiếp tục mở rộng lãnh thổ của giai cấp tư sản đã làm cho biên giới c ủa
nhiều quốc gia biến động. Tính chất vấn đề biên giới vốn đã không đơn giản thời kỳ
này càng trở nên phức tạp. Thực tế xảy ra một số trường hợp bộ phận lãnh thổ của
quốc gia này nằm lọt vào bên trong lãnh thổ của quốc gia khác (hai nước Xoa-di-len
và Le-xô-thô đều nằm gọn giữa lãnh thổ Nam Phi); hoặc có những lãnh thổ khơng

9


Vấn đề hoạch định đường biên giới trên đất liền giữa Việt Nam – Campuchia

thuộc chủ quyền của một nhà nước mà của nhiều nhà nước theo quy chế cộng đồng
lãnh thổ (miền Morơ-xmét từ 1815 đến 1919 cùng thuộc Bỉ và Phổ) hay theo quy
chế cộng đồng uỷ trị lãnh thổ (đảo Na-u-ra do ba nước Anh, Úc và New Zealand
cùng giữ quyền uỷ trị).
Cách mạng Tháng Mười Nga thành công, mở đầu cho sự ra đời hàng loạt
các nước Xã hội chủ nghĩa. Cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền lãnh thổ của các nước
độc lập dân tộc non trẻ này chống lại âm mưu bành trướng, xâm lược dưới mọi hình
thức của các đế quốc và phản động quốc tế tiếp tục diễn biến gay go, phức tạp. Vấn
đề biên giới trở nên quan trọng và cấp thiết. Trong bối cảnh đó, khái niệm đường
biên giới quốc gia ngày càng được hoàn chỉnh trước yêu cầu hệ thống đường biên
giới của quốc gia phải được xác định rõ ràng, cụ thể hoá bằng các hiệp ước, hiệp
định kèm theo bản đồ chi tiết và được đánh dấu trên thực địa bằng hệ thống mốc quốc
giới.

Một thời kỳ dài, nói tới biên giới quốc gia là chỉ nói tới đường biên giới
trên
đất liền, nơi lãnh thổ các quốc gia tiếp giáp nhau. Ngày nay, khái niệm này được
hình thành một cách đầy đủ, bao gồm đường biên giới trên đất liền, trên khơng, trên
biển và lịng đất. Điều đó cũng có nghĩa rằng, việc xác lập đường biên giới quốc gia
là nhằm phân định rõ giới hạn vùng đất, vùng nước, vùng trời bên trên và lòng đất
bên dưới thuộc chủ quyền toàn vẹn, đầy đủ và riêng biệt của quốc gia. Các đường
biên giới ngày nay không chỉ được xác định bằng các điều ước quốc tế về biên giới,
các quy tắc tập quán mà còn được xác định bằng các phán quyết của toà án khi các
bên cùng thoả thuận yêu cầu toà án giải quyết.
1.1.2.2. Một số luận điểm về biên giới quốc gia.
Khái niệm biên giới quốc gia nảy sinh để đánh dấu phạm vi chủ quyề n lãnh
thổ. Tuy nhiên ngay từ khi mới xuất hiện nó đã bao hàm những vấn đề khơng đơn
giản. Khái niệm đó được đa dạng hố theo nhu cầu chính trị, tơn giáo, giai cấp… Vì
vậy, việc nghiên cứu những luận điểm về biên giới quốc gia đã tồn tại trong lịch sử
là cần thiết để có thể rút ra một luận điểm, một khái niệm chính xác nhất:

10


Vấn đề hoạch định đường biên giới trên đất liền giữa Việt Nam – Campuchia

+ Thuyết “biên giới thiên nhiên”: thuyết này ra đời khoảng thế kỷ XVI, tồn
tại trong các nhà nước phong kiến Châu Âu. Lập luận của thuyết biên giới thiên
nhiên là: đường biên giới phải được quy định trên những địa hình phức tạp, hiểm
trở, rừng rậm, núi cao, biển cả, sông sâu… tạo thành chướng ngại vật thiên nhiên,
thuận lợi cho phòng thủ quốc gia; chỉ có hồ bình lâu dài khi một nước có đường
biên giới thiên nhiên vững chắc; và để đảm bảo hồ bình, biên giới phải được điều
chỉnh theo địa hình thiên nhiên, phải xê dịch đến những nơi thuận lợi cho việc
phòng thủ. Điểm giống nhau trong lập luận của các nhà lý luận theo thuyết này là

đường biên giới thiên nhiên có lợi cho hồ bình ấy bao giờ cũng lấn vào lãnh thổ
nước khác, đem lại cho các nước lớn nhiều diện tích đất đai, lãnh thổ. Thực tiễn
hoạt động xâm chiếm lãnh thổ trái phép cũng đã được nguỵ biện dựa vào thuyết này
(tháng 8 năm 1870, khi thơn tính hai tỉnh Andaxơ và Lơren của nước Pháp, giới
cầm quyền Phổ đã coi đó là một bảo đảm vật chất chống lại sự xâm lăng của nước
Pháp). Rõ ràng luận điểm “biên giới thiên nhiên” là sự xuyên tạc và làm lu mờ bản
chất của vấn đề biên giới quốc gia. Yếu tố địa lý thiên nhiên là quan trọng cần phải
được xem xét và tính đến, nhưng không phải là tất cả để quyết định mọi vấn đề biên
giới.
+ Thuyết “biên giới ngôn ngữ tự nhiên”: đây là một biến tướng của thuyết
“biên giới thiên nhiên”. Các học giả theo thuyết này cho rằng, việc phân định biên
giới phải dựa vào thứ ngôn ngữ chiếm ưu thế. Năm 1938, phát xít Đức biện hộ cho
việc chia cắt Tiệp Khắc và xâm chiếm nước Áo bằng chiêu bài thống nhất mọi dân
tộc nói tiếng Đức. Trong những năm từ 1935 đến 1939, phát xít Đức đã kích động
những người dân Đức sống ở nước ngồi địi sáp nhập các lãnh thổ mà họ cư trú với
“Mẫu quốc” dưới chiêu bài “thực hiện quyền dân tộc tự quyết”. Trong tác phẩm của
mình F.Ăng-ghen đã phê phán mưu đồ của những nước lớn đòi sáp nhập các vùng
thuộc nước khác với lý do gần gũi về mặt ngôn ngữ, phong tục và văn minh [44].
Cũng giống như yếu tố địa lý tự nhiên, yếu tố ngôn ngữ không thể được coi là điều
kiện tiên quyết để quyết định ranh giới giữa các quốc gia mà chỉ là một yếu tố cần
xem xét. Hiện tượng dân sống ở hai bên dọc biên giới, nói cùng một thứ tiếng hoặc

11


Vấn đề hoạch định đường biên giới trên đất liền giữa Việt Nam – Campuchia

người dân nước này sống trên lãnh thổ nước khác là phổ biến, đặc biệt là trong xu
thế tồn cầu hố như ngày nay.
+ Thuyết “biên giới quốc tế”: Theo thuyết này, mọi tai hoạ của nhân loại đều

sinh ra do sự tồn tại của các quốc gia, các dân tộc; nếu các nước xoá bỏ biên giới
quốc gia của mình và sáp nhập vào các nước lớn thành một quốc gia tập đồn hùng
mạnh thì trên thế giới khơng cịn nước mạnh, nước yếu, sẽ khơng cịn nguy cơ xâm
lược nữa; quyền dân tộc tự quyết của mỗi nước đã gây ra các tranh chấp trên thế
giới vì nếu mỗi dân tộc có một biên giới tự chủ họ sẽ xung đột, va chạm lẫn nhau;
phải có một nước lớn đứng ra xố bỏ mọi biên giới quốc gia thì mọi việc sẽ ổn thoả.
Thực chất của luận thuyết cũng khơng có gì mới mẻ ngoài việc nhằm thủ tiêu chủ
quyền quốc gia của các nước nhỏ, một chướng ngại vật đối với chủ nghĩa đế quốc
trong việc thực hiện ý tưởng bá chủ thế giới.
+ Thuyết “biên giới chiến lược không gian ba mặt”: Ra đời những thập niên
cuối cùng của thế kỷ XX, luận thuyết này cho rằng biên giới quốc gia có hai khái
niệm: biên giới địa lý và biên giới chiến lược.
“Biên giới địa lý” đơn thuần là ranh giới, phạm vi đúng như nước sở tại có,
kể cả phần đất liền, phần biển cũng như lịng đất và khơng gian tương ứng. Từ
Quang Dụ viết: “biên giới địa lý thông thường là nói tới ranh giới phạm vi lãnh thổ,
lãnh hải
và phạm vi không gian tương ứng với chúng”.
“Biên giới chiến lược” là phạm vi khơng gian có liên quan đến lợi ích quốc
gia mà lực lượng quân sự của một nước có thể khống chế trên thực tế. Biên giới
chiến lược thay đổi tuỳ theo sự biến đổi sức mạnh tổng hợp của quốc gia. Tuy
không thể thấy được một cách rõ ràng như biên giới địa lý trong các tuyên bố, chính
sách, văn kiện ngoại giao và bản đồ địa lý quốc gia, nhưng nó là lĩnh vực quan trọng
của cạnh tranh khách quan tồn tại. Biên giới chiến lược quyết định không gian sinh
tồn của một quốc gia và một dân tộc (báo giải phóng quân Trung Quốc, số tháng
4/1987). Rõ ràng, theo thuyết này, phạm vi lãnh thổ quốc gia phụ thuộc vào lực
lượng quân sự, sức mạnh tổng hợp của mỗi quốc gia. Điều đó cũng không nằm

12



Vấn đề hoạch định đường biên giới trên đất liền giữa Việt Nam – Campuchia

ngồi mục đích ủng hộ cho âm mưu “cá lớn nuốt cá bé”. Khi đường biên giới chiến
lược trở thành đường biên giới địa lý mới thì cùng với sự phát triển sức mạnh tổ ng
hợp của một quốc gia, một đường biên giới chiến lược khác lại được đặt ra… và cứ
thế leo thang mãi.
+ Gần đây trong khoa học pháp lý xuất hiện khái niệm “biên giới mềm”:
Trong cuốn “Cuộc chiến tranh giành giật biên giới mềm” [45], Thôi Húc Thần đưa
ra quan điểm: Trung Quốc phải giữ biên giới sinh tồn của mình, nghĩa là làm cho
biên giới sức mạnh của mình mạnh hơn biên giới địa lý, giành được biên giới mềm
để tiến hành chiến tranh mềm, không đánh mà thắng. Chiến tranh mềm là lợi dụng
ưu thế kinh tế, khoa học, kỹ thuật nhằm vào lúc đối phương gặp khó khăn, “nhẹ
nhàng” xâm nhập biên giới đối phương, rồi theo phương thức vết dầu loang, mở
rộng biên giới của mình. Đồng thời, bằng mọi cách làm cho nội bộ đối phương phải
thay đổi, bắt đối phương phải dựa vào mình, lặng lẽ biến nước người thành “thuộc
địa kinh tế”, “thuộc địa tin tức”, “thuộc địa văn hố”, “thuộc địa mơi trường” của
mình, nhằm thật sự đạt mục đích khơng đánh mà khuất phục được người.
Rõ ràng, trong tất cả những luận thuyết trên, dù mang màu sắc và ra đời ở
những thời kỳ lịch sử khác nhau nhưng đều nhằm thực hiện âm mưu bành trướng
thế giới, xâm chiếm lãnh thổ nước khác.
Khoa học pháp lý tiến bộ lại có quan điểm khác hẳn với các luận thuyết trên
khi ghi nhận nguyên tắc đường biên giới quốc gia là bất khả xâm phạm và xem xét
cơ sở của việc xác định biên giới quốc gia phải dựa trên quyền dân tộc tự quyết mà
vẫn khơng bỏ qua những yếu tố chính trị, xã hội, địa lý, lịch sử...
Xuất phát từ quan điểm đúng đắn đó, các học giả, nhà nghiên cứu, luật gia đã
đưa ra những định nghĩa khác nhau về biên giới quốc gia. Theo Oppenheim: “biên
giới lãnh thổ là một đường tưởng tượng trên bề mặt Trái Đất phân chia lãnh thổ
quốc gia này với lãnh thổ quốc gia khác hoặc với lãnh thổ vô chủ hay biển cả”
[75,312]. Định nghĩa này khơng đầy đủ vì rõ ràng phạm vi chủ quyền của một quốc
gia không chỉ trên bề mặt Trái Đất mà nó cịn bao gồm cả lịng đất và vùng trời.

Một số định nghĩa mang tính khái quát hơn: theo giáo sư Raussea trong cuốn Từ

13


Vấn đề hoạch định đường biên giới trên đất liền giữa Việt Nam – Campuchia

điển thuật ngữ pháp luật quốc tế, biên giới là “đường phân định nơi bắt đầu và nơi
kết thúc của lãnh thổ hai quốc gia láng giềng”; trong Điều 1, Luật của Liên bang Xô
Viết cũ về biên giới quốc gia định nghĩa: Biên giới quốc gia Liên Xô là một đường
và mặt phẳng thẳng đứng đi qua đường đó xác định giới hạn của lãnh thổ Liên Xô
trên đất liền, vùng nước, vùng trời và lòng đất”; Từ điển bách khoa Anh gọi biên
giới là “một vật bất kỳ dùng để chỉ rõ giới hạn hoặc ranh giới [46,1 -2]. Năm 1978,
trong vụ thềm lục địa biển Egeé, Toà án quốc tế định nghiã: biên giới quốc gia là
một đường chính xác, nơi gặp nhau của các khơng gian, tại đó quyền lực và quyền
chủ quyền tương ứng được thực hiện [53,63]. Theo một số giáo trình và tài liệu
pháp lý về pháp luật quốc tế của nước ta, “biên giới quốc gia là ranh giới phân định
lãnh thổ của quốc gia này với lãnh thổ của quốc gia khác hoặc với các vùng thuộc
quyền chủ quyền của quốc gia trên biển” [4,152]; hay “biên giới quốc gia là hàng
rào pháp lý được vạch theo tâm trái đất qua cột mốc quốc giới giới hạn vùng đất,
vùng nước, vùng trời và lòng đất thuộc chủ quyền của quốc gia” [8,90]… Tuy
nhiên, về phương diện luật pháp, theo cách hiểu chung nhất, biên giới quốc gia
chính là giới hạn ngăn cách lãnh thổ của quốc gia này với lãnh thổ của quốc gia khác
và ngăn cách lãnh hải với vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của một quốc gia
[54,1].
Luật biên giới quốc gia nước CHXHCN Việt Nam năm 2003, Điều 1 quy
định: “Biên giới quốc gia của nước CHXHCN Việt Nam là đường và mặt thẳng
đứng theo đường đó để xác định giới hạn lãnh thổ đất liền, các đảo, các quần đảo,
trong đó có quần đảo Hồng Sa và quần đảo Trường Sa, vùng biển, lòng đất, vùng
trời của

nước CHXHCN Việt Nam”.
1.1.2.3. Chức năng của biên giới quốc gia.
Việc phân tích các chức năng của đường biên giới là vấn đề khó và trừu
tượng. Mỗi quốc gia đều phải có các đường biên giới nhằm thể hiện chủ quyền và
bảo vệ sự tồn vẹn lãnh thổ quốc gia mình. Biên giới trên đất liền, biên giới trên
biển, biên giới lòng đất, biên giới vùng trời, mỗi loại đường biên giới đều đảm nhận

14


Vấn đề hoạch định đường biên giới trên đất liền giữa Việt Nam – Campuchia

một chức năng riêng biệt. Do vậy chỉ có thể sơ bộ khái quát chức năng của đường
biên giới một cách chung nhất, đó là chức năng phân cách phạm vi chủ quyền và
chức năng hợp tác [10].
+ Chức năng phân cách phạm vi chủ quyền:
Cùng với chức năng phân chia phạm vi lãnh thổ (không gian đất liền và
không gian biển) theo danh nghĩa sở hữu của các quốc gia, đường biên giới đồng
thời có chức năng phân cách phạm vi thực hiện chủ quyền giữa các quốc gia. Quyền
lực Nhà nước của mỗi quốc gia được thiết lập bên trong phạm vi đường biên giới
của mình, trên lãnh thổ quốc gia mình. Đường biên giới xác định giới hạn, phạm vi
trật tự pháp luật do nước chủ nhà quy định. Không ai, kể cả cá nhân hay tổ chức có
quyền xâm nhập vào lãnh thổ quốc gia khác nếu như không được phép của cơ quan
có thẩm quyền của nước đó. Biên giới được coi là “phên dậu” là “vỏ bọc” của mỗi
quốc gia. “Vỏ bọc” và “phên dậu” có vững chắc thì chủ quyền lãnh thổ, an ninh
quốc gia mới ổn định và bền vững.
Khi một quốc gia giới hạn đường biên giới của họ, thực chất điều mà họ
muốn là đặt giới hạn chủ quyền lãnh thổ của chính họ. Có nghĩa là họ muốn giới
hạn không gian của quyền thực hiện những chức năng nhà nước của họ bên trong
những lãnh thổ riêng, loại trừ ảnh hưởng của các quốc gia khác [46,2 1]. Chỉ khi xác

định được một đường biên giới rõ ràng, quốc gia mới có thể thực hiện được toàn
vẹn, đầy đủ thẩm quyền quản lý nhà nước (gồm các quyền lập pháp, hành pháp và
tư pháp) trên toàn bộ các vùng lãnh thổ thuộc chủ quyền của mình. Điều này hồn
tồn khơng mâu thuẫn với thực tế tồn tại một Châu Âu không biên giới. Vào thời
điểm đầu xây dựng ý tưởng về một liên minh Châu Âu, cho dù hiệp ước Benelux
giữa Bỉ, Hà Lan, Luychămbua đã xoá đi biên giới của ba nước này, nhưng tại mỗi
quốc gia vẫn có những quy định riêng biệt, thể hiện rõ ràng chủ quyền của mỗi quốc
gia. Sau này với Hiệp ước Schengent và Hiệp ước Maastricht, giữa các quốc gia
thuộc liên minh Châu Âu khơng cịn biên giới, nhưng trên thực tế đường biên giới
đã có trước đây vẫn là giới hạn phân các h việc thực thi chủ quyền của mỗi quốc gia

15


Vấn đề hoạch định đường biên giới trên đất liền giữa Việt Nam – Campuchia

ở những lĩnh vực các quốc gia cịn có quy định chưa thống nhất (vấn đề chống tội phạm
ma tuý…).
+ Chức năng hợp tác:
Biên giới có chức năng phân cách phạm vi chủ quyền các quốc gia. Điều đó
khơng có nghĩa rằng chủ quyền quốc gia đòi hỏi quốc gia phải tồn tại trong sự biệt
lập, tách bạch với thế giới bên ngoài. Lịch sử loài người luôn tiến triển trong sự hợp
tác và đấu tranh để sinh tồn và phát triển. Hợp tác quốc tế là cơ hội cho quốc gia
phát triển và khẳng định chủ quyền bền vững của mình. Đặc biệt, hiện tại, trong xu
thế hội nhập và tồn cầu hố, những thách thức có ý nghĩa sống cịn như vấn đề cứu
hộ nhân đạo, chống ơ nhiễm mơi trường, phân hố giàu nghèo, chủ nghĩa khủng bố,
tội phạm quốc tế và chống lại cả việc quốc tế hoá những tệ nạn xã hội như mại dâm,
ma t, aids… địi hỏi phải có sự hợp tác quốc tế bởi bản thân mỗi quốc gia khơng
thể tự mình giải quyết được. Điều đó địi hỏi một sự nhận thức mới về tư duy, đặc
biệt là tư duy về tính bền vững của biên giới. Bên cạnh chức năng phân cách phạm

vi chủ quyền quốc gia, chức năng hợp tác cũng không kém phần quan trọng.
Biên giới là “không gian” giao lưu kinh tế trực tiếp, đồng thời cũng là nơi
diễn ra sự giao lưu các mối quan hệ xã hội đa dạng và phức tạp nhưng thườn g
xuyên, phong phú và đan xen nhiều chiều giữa các quốc gia, như giao lưu về văn
hoá, khoa học kỹ thuật, bảo vệ môi trường, thực hiện các điều ước quốc tế... Tiếp
thu những văn minh tiến bộ của các quốc gia là biểu hiện tích cực trong quan hệ xã
hội và hợp tác giữa các quốc gia. Ngày nay, chức năng hợp tác của biên giới quốc
gia đang càng được phát huy cao độ trong đời sống quốc tế.
Đối với Việt Nam, các đường biên giới đặc biệt là biên giới trên đất liền
không chỉ là không gian giao lưu và hợp tác để phát triển kinh tế - xã hội của từng
địa phương vùng biên, mà còn phục vụ cho từng bước hội nhập kinh tế của cả nước
vào trào lưu phát triển của khu vực và thế giới.
1.1.2.4. Các bộ phận cấu thành biên giới quốc gia.

16


Vấn đề hoạch định đường biên giới trên đất liền giữa Việt Nam – Campuchia

Tồn tại một cách chính thống, Luật quốc tế hiện đại chia biên giới quốc gia
làm bốn bộ phận: biên giới trên đất liền, biên giới trên biển, biên giới lòng đất và
biên giới vùng trời.
+ Biên giới trên đất liền: là đường phân chia lãnh thổ giữa các quốc gia có
chung biên giới, chạy trên phần đất liền, trên đảo, trên sông, hồ, kênh đào biên giới
và biển nội địa… Nó là kết quả của việc ký kết các điều ước quốc tế về biên giới
giữa các quốc gia có chung đường biên giới hoặc là các quyết định của cơ quan tài
phán quốc tế phân xử. Trên thực tế còn một số trường hợp ngoại lệ, biên giới được
ấn định do điều ước tô nhượng lãnh thổ giữa các quốc gia (như trường hợp Hồng Kông,
Ma Cao trước đây).
+ Biên giới trên biển: Về nguyên tắc, biên giới trên biển là ranh giới ngoài

của lãnh hải. Về bản chất, nó chính là đường vạch ra để phân định vùng lãnh hải
của quốc gia với vùng biển tiếp liền mà quốc gia ven bờ có quyền chủ quyền hoặc
với nội thuỷ, lãnh hải của quốc gia khác có bờ biển đối diện hay liền kề với bờ biển
của quốc gia này.
+ Biên giới lòng đất: Biên giới lòng đất được xác định trên cơ sở các đường
biên giới trên đất liền và biên giới trên biển, kéo dài đến tâm của trái đất. Biên giới
này được Luật quốc tế thừa nhận chung dưới dạng tập quán quốc tế. Tuân thủ biên
giới này là nghĩa vụ bắt buộc của tất cả các quốc gia.
+ Biên giới vùng trời: là các ranh giới xác định phạm vi vùng trời của một
quốc gia. Thực tiễn cho thấy, đường biên giới vùng trời có hai loại là đường biên
giới bên sườn và đường biên giới trên không. Đường biên giới trên không (trần cao)
để xác định chiều cao vùng trời của một quốc gia hay ranh giới giữa không gian
thuộc quyền của một quốc gia với không gian vũ trụ ở phía trên. Đường biên giới
bên sườn là mặt thẳng đứng với bề mặt Trái Đất, được xác định trên cơ sở đường
biên giới trên đất liền và đường biên giới trên biển lên không trung đến độ cao giới
hạn của biên giới trên không. Luật pháp quốc tế chưa có một quy định nào điều
chỉnh lĩnh vực này và cũng chưa có một điều ước quốc tế nào giữa các quốc gia ký

17


Vấn đề hoạch định đường biên giới trên đất liền giữa Việt Nam – Campuchia

kết về loại biên giới này. Điều đó đồng nghĩa với việc chưa có sự phân biệt pháp lý
chính xác giữa vùng trời nơi quốc gia thực thi chủ quyền và khoảng không gian vũ
trụ là vùng tự do.
Với vị trí địa lý của mình, phù hợp với luật pháp và tập quán quốc tế, biên
giới Việt Nam được tạo nên từ biên giới trên đất liền, trên biển, trong lịng đất và
trên khơng. Điều 5 Luật biên giới quốc gia nước CHXHCN Việt Nam năm 2003
quy định: “1. Biên giới quốc gia được xác định bằng điều ước quốc tế mà Việt Nam

ký kết hoặc gia nhập do pháp luật Việt Nam quy định; 2. Biên giới quốc gia trên đất
liền được hoạch định và đánh dấu trên thực địa bằng hệ thống mốc quốc giới; 3.
Biên giới quốc gia trên biển được hoạch định và đánh dấu bằng các toạ độ trên hải
đồ là ranh giới phía ngồi lãnh hải của đất liền, lãnh hải của đảo, lãnh hải của quần
đảo của Việt Nam được xác định theo công ước của Liên hợp quốc về Luật biển
năm 1982 và các điều ước quốc tế giữa CHXHCN Việt Nam và các quốc gia hữu
quan…; 4. Biên giới quốc gia trong lòng đất là mặt thẳng đứng từ biên giới quốc gia
trên đất liền và biên giới quốc gia trên biển xuống lòng đất…; 5. Biên giới quốc gia
trên không là mặt thẳng đứng từ biên giới quốc gia trên đất liền và biên giới quốc
gia trên biển lên vùng trời”.
1.2. Phân loại biên giới.
1.2.1. Biên giới tự nhiên và biên giới nhân tạo. Đây là cách phân loại phổ
biến nhất, dựa trên phương pháp hoạch định đường biên giới.
1.2.1.1. Biên giới tự nhiên: là đường biên giới được các quốc gia hữu quan
thống nhất lựa chọn và xác lập trên cơ sở các địa hình tự nhiên, sẵn có ở thực địa
như núi, sơng, suối, rừng rậm, thảo nguyên… Đây không phải là biên giới tự nhiên
thuần tuý mà là đường biên giới xuất phát từ sự thoả thuận, lựa chọn của các bên
hữu quan dựa trên các yếu tố địa lý tự nhiên. Loại biên giới này có các dạng địa
hình cụ thể, khách quan để đối chiếu. Đó chính là ưu điểm dễ nhận thấy và con
người có thể sử dụng thiên nhiên phục vụ cho ý chí của mình. Tuy nhiên đường
biên giới xác định theo thể loại này thường gây phức tạp cho kỹ thuật xác định bởi
những đặc điểm địa hình trong thực tế nhiều khi khơng cịn phù hợp với bản đồ do

18


Vấn đề hoạch định đường biên giới trên đất liền giữa Việt Nam – Campuchia

nguyên nhân khách quan hoặc chủ quan (sự biến động của địa hình, sự thay đổi đột
ngột của dịng sơng, sự biến đổi dịng chảy chính do con người ngăn sông làm thuỷ

điện…), hoặc không được ghi nhận trên bản đồ và các tài liệu địa hình liên quan.
Biên giới tự nhiên thường được các bên hữu quan áp dụng cho việc hoạch
định biên giới trên đất liền, nơi có nhiều địa hình đa dạng. Vì vậy đường biên giới
xác định theo thể loại này cũng rất đa dạng:
Ở khu vực núi biên giới, thường có các dạng biên giới:
+ Biên giới theo sống núi: là đường nối liền các đỉnh nhô cao nhất của dãy
núi duy nhất, hoặc các đỉnh núi được sử dụng chung nhiều nhất. Biên giới giữa
Pháp và Tây Ban Nha được xác định thông qua Hiệp ước Py-rê-nê năm 1659 lấy
dãy Py-rê-nê là biên giới tự nhiên và được xác định là đường nối các đỉnh núi.
Đường biên giới Việt Nam - Lào có nhiều đoạn được xác định theo các đỉnh núi
cao, trong đó có đoạn từ điểm cao 1221 đến điểm cao 1020 ở vùng Hướ ng Lập dài
tới 37km…
+ Biên giới theo đường phân thủy: Ta có thể thấy một hiện tượng thiên nhiên
là lúc trời mưa, nước mưa rơi xuống đỉnh núi sẽ tạo thành hai dòng chảy về hai bên
sườn núi. Căn cứ vào hiện tượng này, người ta có thêm một phương pháp vạch
đường biên giới theo đường phân thuỷ. Đó là đường chia nước của khối nước đổ
xuống hai sườn núi khác nhau về hai lưu vực sông và đánh dấu nguồn nước nuôi
lưu vực này cũng như lưu vực kia. Dãy núi An - pơ là biên giới tự nhiên giữa Pháp
và Italia, ở đoạn giữa dãy núi An - pơ, đường biên giới không đi theo đường nối các
đỉnh núi mà đi theo đường phân thuỷ [49,20]. Biên giới Việt Nam - Lào, nửa phía
Nam chạy theo đường phân thuỷ chính của dãy núi Trường Sơn; hay đường biên
giới giữa Cộng hoà Argentina và Chilê được xác định rõ dọc theo đường phân thuỷ
của dãy núi Andes trong Hiệp ước năm 1881.
+ Biên giới theo đường chân núi: là đường chạy qua phần nền của những dãy
núi, dãy núi chỉ thuộc về một bên. Trong trường hợp đó quốc gia có dãy núi sẽ
chiếm ln được tồn bộ lợi thế về qn sự. Vì vậy lịch sử đã xảy ra rất nhiều cuộc
chiến tranh đẫm máu mà ngun nhân của nó chính là dãy núi làm biên giới kia.

19



Vấn đề hoạch định đường biên giới trên đất liền giữa Việt Nam – Campuchia

Hình thức biên giới này thường thấy tại khu vực Bailkan, Đanuýp ở Châu Âu,
nhưng hiện tại khơng cịn được áp dụng nữa.
Đối với sơng suối biên giới , thường có các dạng biên giới:
+ Biên giới theo bờ sông: Việc phân định một đường biên giới theo sơng có
thể sử dụng cả hai bờ của con sông đang được xem xét. Ngược về thời trung cổ, các
đường biên giới của mỗi quốc gia ven sông được đặt trên bờ sơng của mình, để lại
cả dịng sông là một khoảng trung lập thuộc sở hữu chung của hai nước (Điều 27
Hiệp ước phân định ranh giới ngày 26/6/1816 giữa Phổ và Hà Lan: “…Trong mọ i
trường hợp nơi các con suối hoặc dịng sơng tạo thành biên giới chúng sẽ là chung
của hai nước, trừ khi điều ngược lại được quy định rõ ràng”). Biên giới trên bờ sơng
cũng có thể là đường biên giới chạy theo bờ sông bên này hoặc bên kia mà kết quả
là tồn bộ con sơng được đặt dưới chủ quyền riêng biệt của một quốc gia duy nhất
trong số hai quốc gia có chung đường biên giới. Vị trí ở bờ để xác định đường biên
giới được toà án tối cao Hợp chủng quốc Hoa Kỳ trong vụ “chính quyền Vermont
và chính quyền New Hempshire” [46,35] quy định rằng “bờ ở mức nước thuỷ triều
thấp nhất là đường biên giới và thêm nữa, đã xác định mức nước thuỷ triều thấp
nhất là đường vẽ tại điểm mà ở đó con sông rút xuống giai đoạn thấp nhất không
xem xét đến các vụ hạn hán khắc nghiệt”.
+ Biên giới theo trung tuyến: là đường nối các điểm giữa của dịng sơng
được đo đạc ở mức nước trung bình trong một thời gian dài (một năm hoặc nhiều
hơn). Công ước về biên giới Đức - Tiệp ký ngày 31/01/1930 đưa ra định nghĩa
đường biên giới theo trung tuyến: “là một đường đều đặn và liên tục, cách đều hai
bờ của con sông”. Phương pháp này được áp dụng rộng rãi, tạo thuận lợi cho việc
sử dụng sơng của cả hai bên. Nhìn chung các con sông ở Châu Âu như Vi-Xtuyn,
Xarơ, ở châu Mỹ như Mi-xi-xi-pi, Con-nêch-ti-cơt; ở châu Phi như Ruanda,
Xtanlâypun… đường biên giới giữa các nước liên quan đều được xác định theo
phương pháp này.

+ Biên giới theo Thalweg: Thalweg gốc tiếng Đức có nghĩa đen là “con
đường của thung lũng”. Cũng có người gọi là “đường rãnh sâu”. Trong t ừ điển hàng

20


×