Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Khai thác quá khứ cho mục đích đương đại nghiên cứu trường hợp lễ hội đền sóc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.06 MB, 7 trang )

KHAI THÁC QUÁ KHỬ
CHO MỤC ĐÍCH ĐƯƠNG ĐẠI
(Nghiên cứu trường hợp lễ hội đền Sóc)
Đ ốn M inh Châu*
ất ca chúng ta đều đồng ý với nhau rằng, không phải bất kỳ
quá khứ nào cũng trơ thành di sản. Trên thực tế. để trớ thành
di sán. quá khứ đã trải qua một q trình lựa chọn có chủ đích. Trong
mối liên hệ giữa quá khứ và di sản, có rất nhiều cách lý giải khác nhau,
trong đó đáng lưu ý là quan điểm cho ràng, “Di sán là sự lựa chọn từ quá
khứ lịch sử, ký ức, báu vật của cộng dồng để thế hiện cho nhu cầu,
nguyện vọng, mong muốn cua xã hội hiện tại” 1. Tất nhiên, mối liên hệ
quá khứ - di sàn hay mối quan hệ giữa quá khứ - hiện tại phức tạp hơn
nhicu những gì chúng ta thoạt nhìn thây.
1. Quan điềm về khai thác q khứ cho mục đích đuong đại
Có hai câu chuyện khi chúng ta bàn về việc khai thác quá khứ cho
mục đích đương đại. Câu chuyện thứ nhất liên quan đến các quan điểm
lý thuyết: quá khứ được nhìn nhận như thế nào? Ở phương diện này,
những quan điểm xã hội học luôn nhấn mạnh đến những tác động xã hội
hiện thời đối với những hiện tượng cụ thể, trong đó có những dấu vết
của quá khứ. Quá khử được nhìn nhận như là một bộ phận cùa xã hội
h iệ n lụi. Quá khứ mang tính khách quan. E. Durkheim cho rằng, hành
vi tôn giáo (mà trong khuôn khố ờ đây là một phần của sự tiếp nối của
q khứ) của con người chi có thể giải thích được từ các sự kiện khác
của xã hội tống thể hiện thời, có nghĩa là quá khứ đã bị thay đổi dưới
lăng kính của xã hội đương đại và phục vụ cho mục đích đương đại. Với
' TS. Cune. Văn hóa, Thế thao Thanh niên Hà Nội.
1 Bùi Hồi Sơn, 2007. Quán lý lẻ hội truyền thống cua người Việt ở châu thơ Bắc Bộ,
Luận án tiến sỹ văn hóa học. Viện Văn hóa Nghệ thuật Việt Nam, H, tr.9

83



cách quan niệm của Durkheim, hành vi tôn giáo là một hành vi xã hội
và chỉ có thể hiểu được thông qua các hành vi xã hội khác, vỉ vậy, đè
hiểu và khai thác quá khứ (như một hành vi tôn giáo chẳng hạn), chúng
ta phải hiểu những nhu cầu và bối cảnh xã hội của nó.
Theo một hướng tiếp cận khác, Max Weber lại nhấn mạnh đến
những ý nghĩa chủ quan của con người gán cho nhũng hành động xã hội
của họ. Hành động của mỗi người có thể hợp lý so với truyền thống, đạo
đức, mục đích... Quá khứ ở đây được nhìn nhận như một thực thê chù
quan, phụ thuộc vào nhận thức của chù thê hành động, hay nói cách khác
là mỗi người. Với Weber. quá khứ (hay truyền thống) là một chiều kích
xem xét khi chúng ta lý giải những hành động của mỗi cá nhân trong xã
hội. Trên cách lý giải đó, chúng ta có thể hiểu ràng, mục đích tham gia vào
các hoạt động tưởng nhớ quá khứ (như việc dự lễ hội cùa người dân) như
một thói quen, một hành động họp lý về mặt truyền thống, đạo đức cũng lả
một yếu tổ đáng lưu ý khi chúng ta tính chuyện khai thác quá khứ.
Hai quan điểm tương đối khác nhau này, một đi từ xã hội tổng thể
và các sự kiện (lĩnh vực) xã hội khác; một đi từ mục đích của các cá
nhân cho thấy một phần mục đích mà xã hội và cá nhân sử dụng quá
khứ như một phần của xã hội đương đại.
Bên cạnh quan điểm xã hội học, quan điểm quản lý di sản cũng
đáng xem xét. Theo quan điểm quản lý di sản, được Ashworth đề xuất
với mơ hình tư duy sau:
Lịch sử

Ghi lại những khía
cạnh được lựa chọn của
q khứ

c


Q khứ
tất cả những
gì ó xy ra

âã
y
ô

*

K ý c
Ký c ca cỏ nhõn v
cng đồng về q khứ

N .
Báu vật
những gì cịn lại của
q khứ trong hiện tại.
Đồ tạo tác, nhà cửa, sản
phẩm nghệ thut

XL
c

s

*ãô!>
>>
3

JS
H

Di sn
s dng
quỏ kh
nh mt
loi hng
hoỏ trong
giai on

(ngun: Bựi Hoi Sơn, 2007, tlđd. tr.31)

84


Mơ hình lý thuyết này, giống như đa số dồng thuận khác trong
quan niệm vê di sản, nhấn mạnh đến tính lựa chọn của di sản từ quá khứ.
Vấn đê then chốt trong mơ hình này là ai lựa chọn và thuyết minh quá
khứ đê biến chúng thành di sản cho xã hội dươne đại. Nêu chúng ta thừa
nhận đó là nhân dân thì chúng ta biết ràng, khơng có một "nhân dân”
chung chung, trừu tượng; nếu chúng ta cho ràng đó là giai cấp nắm
quyền, thì sự lựa chọn đó sẽ vẫn có những thiếu sót do sự nắm quyền chỉ
tồn tại trong những giai đoạn cụ thể, trong khi quá khứ là một quãng
thời gian rất dài và tồn tại trên nhiều khía cạnh khác nhau mà giai cấp
nắm quyền khơng thể bao qt hết; cũng có thể câu trá lời hướng về
phía những con người cụ thể (như cách của Weber), song câu hỏi đặt ra
là người dân khơng bao giờ có đầy đủ thơng tin và kiến thức để có
những lựa chọn đúng đắn cho mình.
Câu chuyện thứ hai xoay quanh câu hỏi: Tại sao phải khai thác

quá khứ và khai thác quá khứ để làm gì?
Thực chất, mơ hình của Ashworth đã hé lộ đơi chút những câu trả
lời cho câu hỏi trên. Do quá khứ được sử dụng trong xã hội hiện tại, vì
vậy nó thường dùng để phục vụ cho lợi ích của xã hội hiện tại. Tuy vậy,
câu trả lời lại không chỉ đơn giản như vậy. Xã hội hiện tại có rất nhiều
những nhu cầu khác nhau và những nhu cầu này lại phụ thuộc vào rất
nhiều nhóm xã hội, nhóm quyền lợi khác nhau. Quá khứ lúc này thường
được biết đến với cái tên là di sản - cho dù di sản là một khái niệm đa
nghĩa và không ổn định. Những gì chúng ta đang gìn giữ với tên gọi là
di sản khơng phái là tất cả những gì đã xảy ra trong quá khứ. Nhìn
chung, chúng ta giữ gìn q khứ vì nó có lợi cho xã hội hiện tại (hay nói
đúng hơn là có lợi cho giai cấp đang nắm quyền hiện tại). Đây là cách
nhìn nhận quá khứ và di sản một cách khách quan và khoa học mà hầu
hết các nhà khoa học đều nhất trí.
Khai thác quá khứ đề biện hộ cho xã hội hiện tại, để minh chứng
sự tồn tại của xã hội hiện tại là tất yếu, như một quá trình tiến hố lịch
sử hồn tồn tự nhiên; tơn vinh q khứ chính là một hình thức tơn vinh
xã hội hiện tại, đó là một trong những lý do mà chúng ta tổ chức các sự
kiện hướng về nguồn.

85


Một cộng đồng khơng thể khơng có nguồn gốc. Mọi cộng đồng
người đều cố gắng đi tìm nguồn gốc của mình vì họ muốn tìm thấy ở đó
sự đồng cảm về thân phận, như một chất liệu đê tạo nên tình đồn kết
cộng đồng. Như thế, việc tổ chức một lễ hội truyền thống chẳng hạn,
chính là cơ hội để người dân chỉ cho nhau thấy họ có chung một nguồn
gốc, một mối quan tâm, một sự chia sẻ, hay như cách nói của GS.TS.
Ngơ Đức Thịnh, đó là một dịp cộng dồng, cộng mệnh và cộng cảm nhờ

có sự cùng chia sẻ q khứ chung.
Ngồi những mục đích chính trị, văn hoá và xã hội như trên, ngày
nay, chúng ta còn chứng kiến một trào lưu khai thác quá khứ đê làm
kinh tế. Sự bùng nổ của các lễ hội truyền thống, sửa chữa và nâng cấp
các thiết chế văn hố cổ truyền như đình, chùa, miếu mạo,... ngồi
nhiều lý do khác nhau, cịn có lý do cơ bản là để những lễ hội, di tích
này trở thành một tiềm năng kinh tế của mỗi địa phương.
Chỉ là những nét khái quát cho một bối cảnh rộng lớn những gì
q khứ đóng vai trị trong xã hội đương đại, chúng ta có thể thấy rằng,
quá khứ có chỗ đứng trong xã hội hiện nay, và nếu chúng ta biết khai
thác những giá trị quá khứ một cách hợp lý, chúng ta sẽ đạt được những
lợi ích nhất định.
Trường họp lễ hội đền Sóc
Sau một thời gian tương đối dài, nhiều lễ hội truyền thống của Việt
Nam ít hoặc khơng được tổ chức, kể từ sau năm 1986, lễ hội truyền thống
lại được khôi phục và tổ chức một cách rầm rộ. Nhất là những năm gần
đây, việc bùng phát của lễ hội truyền thống khiến nhiều người đang đặt
câu hòi đối với việc quản lý những lễ hội này.
Rõ ràng, xét về phương diện xã hội học, sự bùng nổ của việc tô
chức các lễ hội truyền thống chúng tỏ xã hội có nhu cầu đối với những
hoạt động này. Nhu cầu này có thể xuất phát từ người dân cũng có the
xuất phát từ các tổ chức, đồn thể và các địa phương.
Lễ hội đền Sóc cũng nằm trong bối cảnh chung đó. Được phục hồi
vào năm 1996 sau hơn 60 năm gián đoạn, với sự giúp đỡ của một số nhà
nghiên cứu văn hoá, lễ hội đền Sóc được người dân địa phương khơi
phục và giữ gìn cho đến hôm nay. Một trong những thành công trong

86



việc khỏi phục này là giờ đây. việc tô chức lê hội được người dân dịa
phương tiến hành một cách tự nguyện và chu động. Đê có được thành
cơng đó tà do nhiều yếu tổ. trong đó có vai trị quan trụng của ban quán
lý di tích, lãnh đạo địa phương và ca sự tâm huyết và nhiệt tình cua
người dân ở đâv dối với truyền thống văn hoá cua chính họ.
Với hầu hết mọi người, đặc biệt là những nhà quản lý. việc tơ
chức lễ hội đền Sóc là một sự tôn vinh quá khứ cộng đồng và dân tộc.
Nhiều lớp văn hoá ân chứa sau nỏ. dù ràt thú vị. cũng được biết đên.
nhưng không nhiều. Đối với người dân. uiổng như quan niệm cua Max
Weber về hành động xà hội, đen với lễ hội vì nhiều lý do, trong đó tin
tưởng ờ sự linh thiêng của một trong "tứ bất tử" là một trong những lý
do then chốt nhất.
Tuy nhiên, thực lịng mà nói, theo nhận xét cua chúng tơi. việc
khai thác lễ hội dền Sóc - như một sản phẩm cúa quá khứ - chưa thực sự
đạt được sự mong muốn cua nhiều người. Một sự kiện văn hố tơn vinh
q khứ cần phải làm nhiều điều hơn thế. mà theo tơi. lễ hội đền Sóc cần
phủi đạt được những mục tiêu là nền tảng tinh thần và động lực phát
triển kinh tế - xã hội của địa phương, tạo nên sự đoàn kết cộng đồng đối
với cư dân địa phương. Dể làm đirợc như vậy. lề hội đền Sóc cần hướng
đên trở thành một sự kiện: 1/ sinh hoạt tâm linh; 2/ là dịp biêu dương
sức mạnh cùa cộng đồng địa phương, doàn kết cộng đồng; 3/ là các sinh
hoạt nghệ thuật, giải trí, thế thao; 4/ địa điểm hành hương, du lịch; 5/ là
hội chợ trưng bày các sán phẩm địa phương và các vùng khác.
Đẻ làm dược điều đó, theo tơi, cần có cách tiếp cận khác đối với
việc tô chức và quan lý lề hội đên Sóc.
Như chúng ta đã biết từ dầu, tiếp cận với một quá khứ - di sản như
lễ hội đền Sóc, ít nhất chúng ta có hai cách: từ cộng đồng - xã hội. và từ
hành động cá nhân. Như vậy, những trải nghiệm về quá khứ có thể khác
nhau dối với những nhóm đối tượng khác nhau, và ngay trong bản thân
từng nhóm đối tượng (như người dân chẳng hạn) thì sự trải nghiệm về

quá khứ (như dối với lễ hội đền Sóc) cũng rất khác nhau. Có những
người đi vì mục đích tâm linh; có những người đi thăm quan vãn canh;
có những người đi vì bạn bè; có những người tìnji cờ đi qua;... Chính vì

87


vậy, cách thức để khai thác lễ hội đền Sóc đế phát triển kinh tế, văn hóa.
xã hội địa phương cũng cần phải linh hoạt.
Lễ hội đền Sóc cần được hiểu đa nghĩa, không chỉ là lễ hội tôn
vinh truyền thống văn hố, anh hùng dân tộc. Nó có thê trở thành một
sự kiện văn hố đa lợi ích cho huyện Sóc Sơn, ở đó có thê tơ chức cả hội
chợ thương mại, hội thảo hay bất kỳ sự kiện gì có thể trực tiếp liên quan,
cũng có thể khơng liên quan đến truyền thống văn hoá địa phương. Với
những người ủng hộ quan điểm cua Ashvvorth, việc tô chức một lễ hội
truyền thống là vì nhiều mục đích. Có nhiều mục đích có thế xảy ra và
trái ngược nhau, và di sản là một sự lựa chọn có thê theo hoặc khơng
theo, khơng có mục đích nào được xem là tối thượng, hồn tồn đúng.
Điều này có thể gây sốc cho một số người, nhưng lại đúng với quan
điểm phổ biến hiện nay về quán lý di sản. Di sản là một chức năng và vỉ
vậy là một lựa chọn cho phát triển: chính vi thế khơng có một sự mâu
thuẫn cố hữu giữa bảo tồn và phái triển; và kế hoạch bảo tồn di sán
không thể tách rời khỏi các chiến lược phát triên khác.
Chí khi di sản văn hóa (như lễ hội đền Sóc) giúp phát triển kinh tế xã hội địa phương thì nó mới được tổ chức, quàn lý một cách bền vững và
nhiệt tình. Chúng ta biết ràng, một quá khứ đứng yên, không giúp ích gì
cho xã hội đương đại là một q khứ khơng tồn tại. Khi khai thác lề hội
đền Sóc, chúng ta cần biến nó thành động lực phát triển kinh tế - xã hội,
nâng cao hình ảnh cộng đồng, củng cố bản sắc địa phương... tức là một sự
kiện đa mục đích chứ khơng phải một sự kiện thuần túy văn hóa.
Để làm được điều đó, một tư duy quản lý năng động và linh hoạt

cần được áp dụng. Tất cả những nhu cầu của du khách và chính quyền
địa phương đều phải được tính đến. Một hội chợ thương mại, văn hóa,
du lịch khơng phải là một lựa chọn tồi trong khuôn khổ những ngày
diễn ra lễ hội. Nhũng sản phẩm văn hóa có liên quan trực tiếp đến lễ hội
đền Sóc hoặc khơng/ít liên quan, múa rối nước, biểu diễn kịch hát dân
tộc... có thể cũng có những tác dụng thực tế.
Tóm lại, tư duy quản lý và khai thác giá trị lễ hội đền Sóc trong
bối cảnh mới cần thích nghi với những nhu cầu mới. Những nhu cầu
này có thể đến từ cá nhân hay tập thể, và có thể thay đổi theo thời gian.

88


Ý thức về sự linh hoạt ấy, chúng ta có thế khai thác tốt quá khử cho
những mục đích đương đại; giúp quá khứ trớ thành động lực phát tricn
cùa xã hội đương đại./.
D.M.C
Tài liệu tham kliảo
1. Bùi Hoài Sơn. 2007. Ouan lý lễ hội truyền thống cua người
Việt ở châu thỏ Băc Bộ, Luận án tiên sỳ văn hỏa học. Viện Văn hóa
Nghệ thuật Việt Nam, Iỉ.
2. Max Webcr (Bùi Văn Nam Sơn, Nguyễn Nghị, Nguyễn Tùng,
Trần Hữu Quang dịch), 2008. Nền đạo đức Tin lành và linh thần cùa
chù nghĩa Tư ban, Nxb. Tri thức, 11.

89




×