Tải bản đầy đủ (.pdf) (17 trang)

Những nét cơ bản về nghệ thuật kiến trúc điêu khắc trang trí trong các điện thờ mẫu nữ thần trên quê hương nam định

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.04 MB, 17 trang )

NHỮNG NếT Cơ Iỉ An vế NGHệ• THUẬT KI€N TRÚC,
DIỄU KHÁC,* TRHNG TBÍ TRONG các f>IÌN
• THỜ MÃU
(Nữ THẦN) TRỄN ỌUỂ HƯƠNG NAM ĐỊNH
ĐỖĐình Thọ*

ín ngưỡng thờ Nữ Thần của người Việt hình thành từ buổi sơ khaii
của lịch sử con người sống bằng nông nghiệp lúa nước ở vùng:
Đông Nam châu Á, cùng với tục thờ cúng tổ tiên, ông bà, cha mẹ và những;
người có công với dân, với nước tiếp theo đã ừở thành một thứ “Văn hoải
tâm linh” ảnh hưởng sâu sắc đến cuộc sống của cư dân Việt Nam từ lâu đời.

T

Nam Định là mảnh đất đông dân cư nằm sát biển Đông và cũng là
mảnh đất cuối cùng của hạ lưu châu thổ sông Hồng, được thiên nhiên ưu đãi
nên cuộc sống của cư dân nơi đây sớm phát triển cả về chính trị, kinh tế, vãn
hố, xã hội.
Phải nói rằng: Tiến trình phát ứiển lịch sử nhân loại đã tạo cho cư dâm
Việt Nam nói chung, Nam Định nói riêng có điều kiện và thời cơ giao lưu,
nên về mặt văn hoá, cư dân Nam Định cũng có nhiều thuận lợi tiếp thu nền
văn minh thế giởi. Từ khi Đạo Phật, Đạo Lậo, Đạo Khổng, Đạo Thiên Chủa
đi theo các tập đoàn phong kiến, tư bản xâm lược Việt Nam từ những năm
đầu tiên của công nguyên đến thế kỷ XVI, XVII, XVIII, XIX đế quốc, thực
dân Pháp đã đặt ách thống trị trên đất Việt Nam. Nền văn hố Việt Nam có
những diễn biến phong phú, phức tạp, hấp dẫn: Có nhập, có xuất, có tiếp thu,
có loại trừ, cỏ phát triển thành cái mới, nền văn hố Việt Nam ln ln
được bổ sung rồi dung hợp để hình thành bộ mặt mới phù hợp với thời đại.

* Chi hội Văn nghệ dân gian tỉnh Nam Định



N h ữ n g nét cơ bản về nghệ thuật kiên ữúc, điêu khắc...

373

Có thể nói: Qua các cơn lốc xốy của tập đồn phong kiến xâm lược
phương Bắc và các tập đoàn tư bản, đế quốc phương Tây, các tôn giáo ngoại
lai đã xâm nhập vào Việt Nam, nhưng chưa bao giờ nền văn hố cũng như tơn
giáo tín ngưỡng bản địa bị mai một hoặc mất đi, ngược lại nó đã tiếp thu một
cách có chọn lọc để tự tại, để phát triển theo xu hướng mới của cuộc sống.
Đó là tín ngưỡng thờ Mầu, thờ cúng tổ tiên, ơng bà, cha mẹ. Việc đưa
những người có công với dân, với nước trở thành Nhân Thần vào hệ thống
thờ Mầu, chứng tỏ sự toan tính thơng minh khôn khéo của nhân dân, kể cả
việc đưa các phủ mẫu liền kề với các chùa thờ Phật để nương bóng Phật làm
cho tín ngưỡng thờ Mau an bài cũng là những toan tính nhạy bén nhằm duy
trì, phát triển thành Đạo Mầu Việt Nam hiện nay.
Bà Chúa Liễu xuất hiện sau các vị anh hùng trong huyền thoại (Bà Âu
Cơ, Bà Lăng Thị Tiêu...) và các vị nữ anh hùng trong lịch sử (Bà Trưng, Bà

Triệu, Bà Ỷ Lan, Bà Trần Thị Dung) nhưng vị trí của Bà Chúa Liễu vẫn
vượt lên trên các vị kể trên trong tâm thức dân gian và Bà đã thực sự trở
thành vị Nữ Thánh Mầu cao nhất trong 6 vị của “ Thiên bản lục kỳ” và là một
trong “Tứ bất từ' của Việt Nam.
Vì nhân dân thấy ờ Bà: Là Tiên, là Người, là Thần, là Phật, là Thánh,
là Mẩu nghi thiên hạ, chính vì thế mà Bà Chúa Liễu đã lên ngơi đại diện cao
nhất cho các Bà của tín ngưỡng Tứ Phủ, Tam Phủ một cách tự nhiên.
Quê hương cha mẹ sinh ra bà ở (Quảng Nạp - Ý Yên lần thứ nhất) ở
An Thái (Thiên Bản lần thứ hai) thuộc địa bàn Nam Định. Từ đó mặc nhiên
mảnh đất này trở thành Thủ Phủ của tín ngưỡng thờ Mầu Việt Nam thời cận
đại, đương đại, đó là đất Thánh “Phủ Dầy” ngày nay. Các cơng trình thờ

Mau nơi đâỳ được Vua quan, sĩ thứ các thế hệ chung tay xây dựng trờ nên
một cụm cơng trình nguy nga, tráng lệ, mang bản sấc Việt Nam.
Chúng ta hãy đến với quần thể điện Mầu ở Phủ Dầy (xã Kim Thái
huyện Vụ Bản) rồi sang Phủ Nấp (xã Yên Đồng, huyện Ý Yên) để thấy rõ
những nét cơ bản về Nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc, trang trí mỹ thuật trong
các điện thờ Mẩu ở Nam Định. Theo huyền thoại về Mầu thì hai điểm này là
nai Mầu giáng trần: Lần thứ nhất ở Quảng Nạp (Phủ Nấp), làm con gái một
gia đình nơng dân họ Phạm; lần thứ hai ở Phủ Dầy (Vân Cát) trong một gia
đình họ Lê, kết duyên với Trần Đào Lang, sinh 2 con (ở Tiên Hương) rồi
bỗng nhiên về trời. Mộ phần của Mau ở tại đất Tiên Hương, năm 1936 hội
Đào Chi đền Phổ Hố ở Huế ra góp cơng, góp cùa tơn tạo thành lăng mộ
bằng đá to đẹp uy nghi như ngày nay.


374

Văn hó a th ờ NửTHẨN - MẪU ở V lỆ T NAM VÀ CHÂU Á

Quần thể điện Mầu ở Phủ Dầy có tới 20 cơng trình lớn nhỏ được xây'
dựng trên một vùng đất rộng có thế núi, thế sơng, thế nhìn ra biển Đơng và lài
vùng đồng bằng ruộng, vờn, ao, sơng ngịi đẹp như một bức tranh thuỷ mạc;
mà tấm bia năm Minh Mệnh thứ 19 đã miêu tả:

ẽiĐất đẹp xưa nay chính chốn này
Mn dãn nhờ cậy phúc ơn dầy
Mây vùng An Thái luôn bao phủ
Nức tiếng anh linh mọi điềú hay

I. Một số cơng trình kiến trúc tiêu biểu
1. Phủ Tiên Hương

Theo ừuyền thuyết, tư liệu và bi ký thì phủ Tiên Hương xây dựng từ
thời Lê Cảnh Trị (1663 -1671) đến 1841 được chuyển thành cơng trình gạch
ngói và năm Duy Tân thứ 9 (1915) tổng đốc Nam Định là Đoàn Triển cho
xây dựng lớn như ngày nay.
Phủ xây trên khu đất rộng 1 mẫu 4 sào, bốn bề tiếp giáp nhà dân,
đường cái và xa xa là núi Tiên Hương che chắn mặt tây như bức bình phong
khổng lồ.
Tổng thể cơng trình theo kiểu nội trùng thiềm, ngoại chữ quốc, lớn nhỏ
có trên 10 tồ với năm, bảy chục gian. Những cơng trình chính là các tồ phủ
thờ và ba tồ phương đình mặt tiền.
Các toà thuộc đệ nhất, đệ nhị, đệ tam, làm theo kiểu dáng cổ truyền
dân tộc. Riêng cung đệ tứ, có người gọi là bái đường gồm 7 gian dài 22m,
rộng 8m, hệ thống xà cột vuông lác cạnh, làm rất cầu kỳ, chạm khắc nhiều
đề tài trên bẩy, ữên xà, trên mê cốn khá tinh tế, công phu như gợi cho tư duy
con người nhận biết cảnh “đào tiên trường thọ ”, cảnh “kim tiền phú lộc” mà
thế gian đang có sự ước muốn “phúc, lộc, thọ Những đề tài tứ quý, tứ linh
cũng rất hấp dẫn nên toà nhà lớn, dùng toàn loại gỗ tứ thiết mà vẫn thanh
thoát, nhẹ nhàng, vui mắt và dễ chịu.
Trước sân là “Nguyệt hồ” làm cân đối theo trục đối xứng. Quanh hồ
có tường hoa làm cầu kỳ đẹp mắt, cửa xuống hồ có rồng chầu và giữa
tường hoa gắn tấm bia làm kiểu cuốn thư khá độc đáo, nội dung nói việc
xây dựng phù.


N h ữ n g nét cơ bản về nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc...

375

Phía ngồi có ba tồ phương đình, tuy quy cách to nhỏ, số gian khác
nhau nhưng phong cách làm kiểu chồng diêm tám mái như nhau, kết cấu

kiểu thượng giường, hạ kẻ như nhau. Hai toà tả hữu cân đối, hài hồ đẹp
mắt. Trong nhà cịn đặt những hàng bia đá theo trình tự cân đối, khiển tả hữu
phương đình khơng chỉ là nghi thức tơ điểm cho mặt tiền, mà cịn có chức
năng bảo vệ bia, những di sản vừa có giá trị nhân văn, vừa có giá trị điêu
khắc mà tiền nhân để lại...
Tồ phương đình ở giữa có 3 gian trơng bề thế hơn, cũng làm theo kiểu
mê cốn, bẩy kẻ, những người thợ đã trau chuốt hơn, đục đẽo công phu hơn.
Những cặp nghê đỡ trụ non đấu rế, những mảng đề tài tùng, cúc, trúc, mai
trên từng lá con ở các vỉ.
Xung quanh phương đình được diễu tường hoa song tiện, cửa phía Tây
có rồng chầu, hai cửa phía Đơng tạo đôi cặp hổ rất sinh động từ trên nhao
xuống, lại ngước đầu, ngối cổ nhìn nhau, tựa đón mừng người vào cửa,
khiến tồ phương đình đã tạo cho mặt tiền phù Tiên Hương thêm ý nghĩa,
hấp dẫn, gợi cảm cho khách thập phương đến lễ và tham quan. Phủ Tiên
Hương có khá nhiều đồ thờ tự, tượng pháp, câu đối đại tự được gia cơng cầu
kỳ, ví như bộ đèn bằng đồng có 36 nơi cắm nến, người thợ phải khéo gia
công, kết họp với tư duy vũ trụ mới có thể làm được. Bộ đinh đồng, hạc
đồng cũng được đúc với kỹ thuật cao, lại có ữỉnh độ hội hoạ nên hoạ tiết
trang trí thật trang nhã.
Ba bộ long ngai cỡ lớn, được chạm cầu kỳ các cặp rồng chầu, phượng,
ly, quy và hoa cách điệu, lại sơn thiếp theo kỹ thuật truyền thống nên hàng
trăm năm, mà ánh vàng, ừong nền sơn đỏ vẫn cịn bóng sáng và ấm áp lạ thường.
Sập đá dài 2,20m X 2,00m làm kiểu chân quỳ dạ cá, hoạ tiết bốn góc là
chim thần cách điệu, một phong cách nghệ thuật từ lâu đời được bảo lưu kế
thừa, rồi đường nét hổ phù cũng là đề tài quen thuộc, nhưng thể hiện cho
sinh động đâu có dễ, do vậy sập đá mặc dù mang phong cách thời Nguyễn
như các hiện vật kể trên cũng là những di vật đáng kể.
Phủ Tiên Hương là cơng trình được tơn tạo vào thời Nguyễn, nhưng
khi xây dựng đã biết trân ừọng và phát huy nét đẹp truyền thống, do vậy đã
tạo nên một màu sắc văn hố tiêu biểu và là một di tích trong quần thể di tích

Phủ Dầy được Nhà nước cơng nhận xếp hàng cấp Quốc gia năm 1975.
2. Phủ Vân Cát
Là một di tích quan trọng nằm ừong tổng thể di tích Phủ Dầy. Đền thờ
Mầu được dân làng xây dựng từ năm 1578, đến năm 1643 lại được sửa sang,


376

V a n h ó a th ờ N ữ th ấ n - MẪU ở V lỆ T NAM VÀ CHÂU

A

tôn tạo. Thời nhà Nguyễn việc tu sửa Đền, Chùa, Miếu, Phủ được các quan
chức chú ý và nhiều vị Tổng đốc, Tri huyện, Tổng lý ở các địa phương, miền
Bắc đã cùng nhân dân đầu tư công của xây dựng, tu bổ, tôn tạo. Nên Phủ
Vân cũng là một cơng trình được xây dựng khá quy mơ.
Có nhiều câu đối, đại tự khẳng định Vân Cát - Phủ Dầy là nơi sỉnh ra
Tiên chúa Liễu Hạnh như:

Vạn cố trạch (muôn thuở nơi nhà cũ)
Giáng sinh từ (ngôi đền thờ, sinh ra Thánh Mầu)
Đản sinh cố trạch (nhà cũ nơi Thánh mẫu giáng sinh)
Tiên nhân cựu quán (quê cũ của ngựời Tiên)
* Công trinh kiến trúc và giá trị nghệ thuật điêu khắc:
Phủ Vân Cát nằm trên vùng đất cao rộng trên 2 mẫu đứng biệt lập phía
Tây Bắc làng, không bị thổ cư làm ảnh hường nên cảnh quan khá đẹp. Khu
nội tự phủ, đền và chùa rộng hàng mẫu. Ba phía Bấc, Đơng, Nam giáp
ruộng lúa, phía Tây có đường cái chạy theo thế vịng cung, cùng những cây
cổ thụ, cây lưu niêm khiến sự bề thế, hồnh tráng càng được nhân lên.
Tồn bộ cơng trình .làm theo trục đối xứng Đơng - Tây với các tồ

phương du, đệ nhất, đệ nhị, đệ tam, đệ tứ làm cân đối hài hồ. Phía Nam phủ
về hai bên cịn có nhà khách, hành lang khiến tổng cơng trình phủ có'tới 10
tồ lớn nhỏ, đẹp ở bình diện và về cả khơng gian.
Hai bên phủ có đền thờ vua Lý Nam Đế và chùa thờ Phật, được làm lui
vào sau, khiến phủ thờ Mầu vẫn giữ vị trí trọng yếu của toàn cảnh.
Trong số hàng chục toà lớn nhỏ, từ ngồi vào trong nổi lên một số
cơng trình kiến trúc có giá trị thiết kế và điêu khắc tiêu biểu như toà phương
du, toà đệ tứ.
- Phương dtt Vân Cát được làm giữa hồ nước mà nền được bó đá cẩn
quy đẹp mắt, xung quanh có hành lang với nhiều mảng hoạ tiết như hoa
chanh, voi chầu, các mảng chạm đá trúc mai... rất kỳ cơng. Hai phía Bắc Nam có cầu đá mà dầm cầu chạm hoạ tiết bầu rượu, túi thơ, mặt cầu là
những phiến đá xanh viền kép theo dáng cong cong, cũng làm cho phương
du thêm đẹp.
- Song thuỷ lâu làm kiểu mái cong, xà bẩy chạm khắc tinh tế các đề tài
sen quy, mai điểu, rồi thơng, mai, cúc, trúc, khiến đây là nơi gió mát mẻ, lại


378

Ván h ó a th ờ

N ữ THÁN - MẴU ở VlỆT NAM VÀ CHÂU Á

3. Lăng mộ Thánh Mầu Liễu Hạnh
“Bất tử linh tinh sơn hà tịnh thọ
Như sinh khí phách thiên địa trường tồn ”
(Khơng thể mất, sự tốt đẹp và anh linh cịn mãi với non sơng,
Chết như sống, khí tiết hào hùng tồn tại lâu dài cùng trời đất).
Đó là câu đối của người xưa khắc ữên đá tại cửa phía Nam lăng Mầu
như để cho hiện tại và mai sau hiểu về một bà mẹ mẫu mực của đất Son

Nam, ngẫm về một phụ nữ tiêu biểu của dân tộc nêu tấm gương trọn đạo làm
con với cha mẹ, quê hương, vẹn nghĩa làm vợ thương chồng thương con. Lại
dũng cảm đấu tranh xoá đi nỗi bất công đè lên đầu phụ nữ. Đức siêu phàm,
là đức tốt của Thánh Mầu Liễu Hạnh sẽ bất tử, như câu nói của cổ nhân:

“Kim Thạch khả diệt nhi phong lưu bất diệt
(Vàng đá có thể mất, nhưng phẩm đức tốt được lưu truyền không thể mất).
Thánh Mẩu Liễu Hạnh có ba độ sinh, hố. Nhưng giai đoạn Giáng sinh
lần hai ờ Vân Cát làm con gia đình họ Lê với tên là Lê Thị Thắng, còn gọi
Giáng Tiên là anh linh hơn cả, sự linh thiêng hiển hiện, kỳ dị bất thường nổi
trội hơn cả và cũng để lại nhiều huyền thoại, ấn tượng trong dân gian hơn cả
(như Huyền tích về Thánh Mau ờ nhiều sách đã ghi).
Sách Nam Định địa dư chí của Đệ Tam giáp Tiến sĩ Khiếu Năng
Tĩnh, biên soạn năm Tự Đức thứ 32 (1879), Khiếu Năng Tĩnh thi đỗ làm
quan, ông đã để tâm tra cứu mảnh đất, con người quê hương, ấy vậy mà
phải mấy thập kỷ sau mới thành sự. Niên hiệu Duy Tân thứ 9 (1915), “Tân
biên Nam Định tinh địa dư chí lược” mới được ra đời. Phần giới thiệu
huyện Vụ Bản sách ghi:
Tại xã Tiên Hương có ngơi mộ cổ, bốn phía cây cối xanh tốt, khơng
khí mát mẻ, cảnh sắc u tịch. Tương truyền là mộ cơng chúa Liễu Hạnh, có
bia mộ nhỏ nhưng khơng cịn chữ. Nhân dân trong vùng, làng xóm các nơi
mỗi khi có tật bệnh thường ra khu lăng mộ này hái lá, bẻ cành, hoặc đào rễ
cây về sao sắc uống. Thường thì khi đến hái lá phải thắp hương trên mộ,
khấn vái cầu xin sẽ khỏi bệnh. Nếu tự tiện hái lá, lại đem lời nhạo báng tất bị
ốm đau. Nhưng nếu đem lễ vật ra mộ lễ sám hối thì bệnh tất lại bình thường.
Lễ vật chi cần hương hoa, cốt tâm thành là được.
Khu mộ này bằng đất, đến thời Minh Mệnh quan huyện cho xây viền
khu mộ và xây viền quanh mộ, lại xây bệ bằng gạch cho người đến đặt lễ cầu
may. Tại cổng có câu đối ghi:



N h ư n g nét cơ bản về nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc...

379

“Hoa thào sao chiên năng liệu bệnh
Kính thành tuỳphục tức an khang”
(Lấy cỏ hoa sao sắc mà dùng khi đau ốm,
Tâm thành cầu khấn lại khoẻ mạnh như xưa).
Nêu những tình tiết trong Nam Định địa dư chỉ để thấy thêm về sự thể
rõ ràng của người con gái họ Lê, lấy chồng họ Trần và 21 tuổi qua đời, có
phần mộ mai táng tại cánh đồng Quan, xứ Cây Đa thuộc Tiên Hương để
ngẫm lại huyền tích cơng chúa Liễu Hạnh: như thật, lại như mờ mờ ảo ảo,
đúng là sự kỳ dị và quả là “£>! nhất kỳ” trong “Thiên Bàn lục kỳ".
Mộ xa, cổng cũ đã được tôn tạo khác hẳn. Từ nấm mồ bằng đất được
làm lại ở khu đất rộng và cao, xung quanh cỏ cây xanh không lẫn với các
phần mộ khác...
Đồng quan Trần Vũ Thực cùng hội Xuân Kinh Phổ Hoá đã tổ chức cho
khai thác đá xanh ở núi Nhồi Thanh Hố, vận chuyển về gia cơng kỹ thuật
rồi thi công, xây lắp tại Lăng và phải hai năm mới hồn thành.
Năm 1938 hồn thành cơng trình, Lãng hoàn toàn bằng đá xanh, trên
khu đất rộng 1.030m2 ở cánh đồng màu xứ Cây Đa, cách đường 56 chừng
200m, cách dẫy núi Tiên Hương chừng lkm và bên kia núi là mộ tổ họ Trần
Lê. Khi Lăng đã hoàn thành, Thánh Mau Liễu Hạnh đã giáng bút, lời thơ
giáng bút của Mầu có 4 câu thơ chữ Hán và 23 câu thơ lục bát, được Xuân
kinh Phổ hoá Đào chi đệ tử nam nữ phụng lập trên bia đá vào ngày tốt tháng
Ba, niên hiệu Bảo Đại Mậu Dần (193.8):
- Vạn vật đơ tịng tạo hố cơng,

Bạch đầu thương nhĩ phúc du đồng.

Thơng minh tự ngã hồng thiên phú,
Vơ đoan liễu lục dữ đào hồng.
(Muôn vật từ xa tạo hố xây,
Trẻ già đều hường phúc vui vầy.
Trời cho thơng sáng lòng ta được,
Liễu biếc đào hồng cành đẹp thay)
Dưới bốn câu thơ chữ Hán, còn bài thơ thể lục bát nói lên việc xây
dựng lăng là do tình cảm tốt đẹp, hay nói cách khác là có duyên của mọi


N h ữ n g nét cơ bản vé nghệ thuật kiên trúc, điêu khắc...

377

được chiêm ngưỡng nghệ thuật điêu khắc, làm cho ai bước chân tới cũng hài
lòng và cảm phục tài nghệ của ông cha, đề tài này chủ yếu là sản phẩm của
thời Nguyễn.
-

Tồ bái đường cịn gọi là đệ tứ gồm 5 gian lớn làm kiểu chồng diêm

hai tầng, 8 mái cong cong như cánh hoa sen đều khiến có thể hình dung đây
là một bơng hoa sen vươn lên rất đẹp. Những hàng bẩy, kẻ vừa có dáng cong
cong vươn lên, vừa lộ nét đẹp hai bên về các đề tài thông, mai, cúc, trúc hoá
long, rất sống động.
Xà ngang, xà nách, trụ non, đấu rế cùng các mảng mê cốn của cơng trình
khơng chỉ soi chỉ công phu, tạo dáng các con nghê đội trụ rất tự nhiên, mà còn
từng nơi, từng cấu kiện chạm tứ linh tứ quý khiến khách du lịch, khách hành
hương đều hài lòng. Và đặc biệt phần nội thất tượng pháp, ngai, kiệu, cửa
võng đồ thờ hoành phi, câu đối rất phong phú. Có sản phẩm của thế kỷ XIX,

đầu thế kỷ XX. Có sản phẩm mới tiến cúng gần đây, nhưng cịn có cả cỗ ngai
thờ mang màu sắc văn hoá thế kỷ XVII - XVIII là di sản văn hố q hiếm.
Các tồ khác cũng được làm theo phong cách cổ truyền, bài trí tượng
Tam tồ Thánh Mầu, tượng ngũ vị Tơn quan, Ngũ vị Quan hồng, tượng Cô,
Cậu... khá đầy đủ và đẹp mắt.
Điều đặc biệt là phủ Vân cịn hệ thống văn bia rất có giá trị về lịch sử,
đặt dưới ngũ văn lâu 3 tầng ở mặt tiền, cùng với hệ thống đồng trụ tường hoa
khiến tổng cơng trình nội trùng thiềm, ngoại chữ quốc ở đây vừa bố cục chặt
chẽ, vừa đẹp, đáp ứng yêu cầu hành hương, du lịch, xứng đáng là di tích lịch
sử - văn hố cấp Quốc gia, được Nhà nước xếp hạng năm 1975. Đây quả là
nơi điện Thần quan trọng trong quần thể di tích Phủ Dầy, góp phần làm cho
mảnh đất địa linh thêm đẹp, thêm ý nghĩa. Và đây cũng là nơi đông đào
khách hành hương sùng kính, về đây là về với cội nguồn đất Thánh như người
xưa đã ghi:

Bồng Hồ nào phải đâu xa
Dấu xưa tốt đẹp thực là nơi đây!...
Thiêng liêng còn đến hơm nay
Khói nhang thờ phụng tháng ngày đơng vui.


380

V â n h ó a th ờ N ữ th ắ n - MẪU ở V iệ t NAM VÀ CHẢU Á

người, việc làm tốt đẹp này sẽ làm vui lịng Mẹ và Mẹ sẽ độ trì cho đàn con
có cuộc sống yên vui hạnh phúc.
Tấm bia lưu giữ bài giáng bút được đặt trong nhà bia làm kiểu bốn mái
cong cong, đỉnh mái là búp sen, bốn đầu kìm góc đao là chim phượng. Nhà
bia làm rất cơng phu lại hài hồ dun dáng. Hệ thống cột vng có đấu

thượng và bệ được soi chỉ kép cơng phu càng làm cho nhà bia tăng giá trị
nghệ thuật. Đặc biệt hơn là trên hai cột mặt chính diện được khắc nổi câu đối
chữ Nơm, nói lên thân thể ba lần sinh, hoá, nêu tấm gương rất đỗi hiếu
nghĩa, rất mực chung thuỷ của Mầu. Đây là bản chất, đạo lý của dân tộc Việt
Nam, nên từ giai đoạn Mầu giáng sinh lần nhất ở Vi Nhuế (1434), lần hai
giáng sinh ờ Vân Cát (1557), lần ba hạ trần ờ Nga Sơn - Thanh Hố (1609)
tính ra đã trên 500 năm, cụ thể hơn nếu tính từ giai đoạn đầu đến nay (2012)
đã 580 năm, sự anh linh vẫn hiển hiện, lịng người vẫn ngưỡng mộ, như ánh
sáng vơ hình chiếu rọi những điều tốt đẹp đến quê hương Nam Định.

“Sinh hoá suốt ba phen, trinh hiếu gương treo miền quận Bắc,
Tinh thần năm trăm lè, anh linh bóng rọi chốn thành Nam ”
Lăng xây kiểu hình vng mỗi cạnh 24m, từ ngoài vào trong tạo 5 lớp
tường hoa theo cấp độ khác nhau, tường trong cao hon tường ngoài, do vậy
tuy chiều cao các tường hoa đều lm mà vẫn thấy rõ sự vươn dần lên phần
mộ, hình tượng như bốn mái che bốn phía cho thân mộ và bốn mặt tường
hoa đều có cửa lên mộ, mỗi cửa lại có một bình phong làm kiểu cuốn thư,
đục chạm hoa lá cách điệu nghệ thuật.
Mỗi cạnh tường hoa có hai trụ góc, hai trụ cổng do vậy mỗi vịng
tường có 12 trụ, trên đặt đấu và một bủp sen, khiến 5 vịng tường có 60 búp
sen, đây là con số trịn trình một hội (60) mà thuyết âm dương đã đề cập.
Hoạ tiết trang trí trên tường hoa cũng khơng đơn điệu lớp ngồi tạo
chấn song, lớp thứ hai tạo chữ “ Thọ”, lóp thứ ba chạm nổi chữ “vợn” và nền
là kiểu trang trí “cẩn quy" (hình mai rùa) đều đặn. Lớp thứ tự chạm các vòng
- tròn lồng vào nhau và lóp trên cùng tạo hình ổng hương bao quanh phần mộ.
Các trụ cổng của 5 vòng tường hoa đều chạm chi, tạo đấu, chạm câu đối mà
nét chữ thật tài hoa, gợi cảm. Hoạ tiết và chữ ở vịng tường hoa cũng tốt lên
ý nghĩa trường tồn và từ thiện.
Từ 4 cửa phía Đơng, Tây, Nam, Bắc đều lên được phần mộ. Mộ tạo
hình bát giác, mỗi cạnh dài lm. Thân mộ trên có lợi loe ra, rồi vát lên thành



N h ữ n g nét cơ bản về nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc...

381

mái, nhưng vẫn để lộ phần đất trồng cỏ đường kính 2,60m, là. đường thơng
âm - dương. Mỗi cạnh ở phần mái vát lại được soi chỉ và tạo 21 bông hoa
nhỏ, như 21

“Núm vú"

khiến tất cả quanh mộ có 168 bơng hoa nhỏ như “vm

mẹ, do vậy phần mộ vừa đẹp, vừa công phu, lại rất có ý nghĩa về nguyên lý
Mẹ. Và trước kia cũng đã khơng ít người tới thăm lăng, ghé miệng vào bơng
hoa như để bú dịng sữa mẹ, hoặc mua những gói đất cát trộn đường đem về
dùng khi cần thiết...
Điều đặc biệt là tại các trụ cổng lên mộ đều có khắc câu đối nội dung
tán dương cơng đức của Mầu.
- Câu đối cửa phía Đơng:

Từ ái nhất tâm nhân nhụ mộ,
Hiếu trinh thiên cổ nữ anh Phong.
(Lòng từ một niềm ngời kính mộ,
Hiếu trinh ngàn thuở đẹp tiếng thơm)
- Cửa phía Tây có câu đối:

"Diệu pháp huy chương chương Bắc quận,
Vân phàm phổ tế tế Nam Phương ”

(Phép lạ sảng ngời, ngờị đất bắc
Mây lành che chở, giúp dân Nam)
Câu đối cịn nhiều, xin đề cập một đơi nói đến lịng thuỷ chung, uống
nước nhớ nguồn là truyền thống cùa dân tộc:

“Trắc dĩ nan đàn sơn thốn thảo,
Ấm hà bội giác thuỳ chi nguyên ”
{Uổng giọt nước sông càng nghĩ về nguồn nước chảy
Trèo lên núi Dĩ (núi Mẹ) khó đền tấc cỏ tươi xanh)
Lăng Thánh Mầu Liễu Hạnh là cơng trình kiến trúc hồn tồn bằng đá.
Đây là một tác phẩm điêu khắc độc đáo đầy công phu và đạt yêu cầu kỹ, mỹ
thuật cao. Do vậy từ năm 1975 được Nhà nước xếp hạng là di tích lịch sử văn hố cấp Nhà nước và thực tế nhiều thập kỷ nay, lăng Thánh Mẩu đã thu
hút hàng triệu lượt khách dâng hương, tham quan du lịch, góp phần khơng
nhỏ tăng ý nghĩa cũng như vẻ đẹp khu quần thể di tích danh thắng Phủ Dầy.


382

V an h ó a th ờ N ữ THẤN - MẪU ở V iệ t NAM VÀ CHÂU Á

4. Đền cây đa bóng
Đền Cây Đa Bóng cịn gọi là Nguyệt Du Cung hay Phủ Bóng. Theo
truyền thuyết đây là cơng trình được làm trên nền đất cũ mà Thánh Mau Liễu
Hạnh hiển linh ngắm trăng mỗi khi về thăm quê, thăm mộ phần.

“Có khi nhớ tổ tiên nhà
Xe loan đạp gió thăm qua cựu phần
Cây Đa Bổng mộ Phụ thân
La Hào đất ấy Tổ phần đã lâu
Tiên trần nào khác nhau đâu

Chẳng qua chữ hiếu ở đầu mà thôi
Tấm lịng trời đất sáng soi
Ba đời sinh hố, mẩy hồi bao dương... ”
Đây là đoạn thơ trong tập “Cát thiên tam thể thực lục diễn âm ” do
Tổng đổc Nam Định Đồn Triển chủ biên, đã nói lên tình cảm của Liễu
Hạnh công chúa đối với quê hương Phủ Dầy. Bà đã về thăm lại phần mộ,
thăm mộ thân phụ, thăm mộ Tổ ở xứ La Hào, thăm cung hoặc đền Cây Đa ờ
ngay bên phần mộ của Mẩu.
Có ý kiến cho rằng Phủ Bóng là nơi thờ hội đồng các bóng, các giá.
Người có “căn mạng” phải đến đây trình đồng (cuốn “Đạo Mầu Việt Nam"
- Viện Nghiên cửu văn hố dân gian, do GS. TS. Ngơ Đức Thịnh chủ biên 1996, trang 121 viết:

“Phủ Bóng thờ hội đồng các bỏng, các giá. Người có đồng phải trình
đồng ở đây, trước khi hầu đồng ở các di tích trong quần thể Phù Dầy ”).
Điều có thể khẳng định là phủ Bóng thờ Thánh Mẩu và các vị trong tứ
phủ, lại liên quan tới “Ẩm phần ” của Mẩu, nhưng Nguyệt Du Cung xa có
một cây đa cổ thụ. Cây đa ấy nổi trội hom mọi cây khác nên xứ đồng này gọi
là xứ Cây Đa và chợ ở đây cũng gọi là chợ Cây Đa thuộc Tiên Hương.
Theo tín ngưỡng cổ xưa thì Nữ Thần thường liên quan với cây cối. Có
nơi người ta treo vàng mã lên cây, hoặc đặt lễ dưới một gốc “Cây linh " hay
một "táng đá thành tinh ” rồi dần dần xây bệ thờ, làm miếu thờ dưới gốc cây
đó để thờ thần linh, nhất là thờ các bà Chúa, các Cô... Như vậy “nữ Thần”,
“cây linh”, “đá thành tinh" có sự liên quan trong tín ngưỡng cổ xa của


N h ư n g nét cơ bản về nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc...

383

người Việt. Sách Lịch sử tư tưởng Việt Nam của Nguyễn Đăng Thục - Nhà

xuất bản thành phố Hồ Chí Minh 1998, tập I, trang 232 có đoạn:

"Cây, đá, linh hồn phụ nữ, đấy là bộ ba tối linh trong tín ngưỡng Việt
Nam bình dân cổ xưa, tín ngưỡng ấy về sau mới pha trộn xới Phật giáo và
Đạo giáo thành một phức thể tôn giáo Việt Nam... ”
Nêu vấn đề trên để thấy thêm ý nghĩa cây đa, lại là Cây Đa Bóng mà
truyền thuyết cho là bóng Thánh Mầu, bóng quần tiên.
Đền mới được phục hồi cách đây hai chục năm và xây dựng lại theo
nếp cũ của người xưa nhưng cảnh vật thiên nhiên được tạo dựng to đẹp hơn,
hoành tráng hơn, đặc biệt là tam quan và các cung trong đền.
Đền Cây Đa Bóng cịn hai tấm bia: Nguyệt Du từ bi k ỹ ’ và “Nguyệt
Du cung bỉ k ỹ \ quy cách khoảng 0,80m X l,30m chạm khắc phượng vũ long
chầu, riềm chạm hoa sen, triện tàu cùng hoa lá cách điệu, các văn bia này
làm năm Bảo Đại tứ niên (1929), song cũng cho biết ảnh hường của Nguyệt
Du Cung qua việc tiến cúng. Văn bia nói việc hàng năm dịp tháng 8 và tháng
3 kỷ niệm sinh hoá của Mẩu đều có tế tại Nguyệt Du Từ. Qua đây khẳng
định vị trí Nguyệt Du Từ đến Cây Đa Bóng đối với Phủ Dầy với Thánh Mau
Liễu Hạnh có sự liên quan mật thiết. Do thời gian, do chiến tranh đền Cây
Đa Bóng bị tàn phá nặng nề, đồ thờ bị mất mát hư hỏng. May thay còn pho
tượng Thánh Mau Liễu Hạnh bàng đồng, cao chừng 60cm hiện đặt tại vị trí
ưang trọng cung đệ nhất. Đầy là vị Thần chủ của Phủ Dầy, được đúc theo tỷ
lệ thích hợp, khn mặt đoan trang, phải chăng người thợ đã dồn hết tâm lực
để tạo tượng Mau vừa uy nghiêm, vừa tráng lệ.
Bát hương đồng cao 0,60m, đường kính 0,60m có lợi và đế tạo cơng
phu, hoạ tiết lưỡng long chầu nguyệt khá duyên dáng và với hàng chữ
Nguyệt Du Cung Tân Dậu niên (1921) phụng tiến, cũng là di sản văn hố
chứng minh sự thành cơng của nghề thủ công đúc đồng truyền thống.
Chiếc trống đồng làm theo kiểu ứống da có tang trống, đai trống và
mặt trống, nhưng chất liệu bằng đồng đỏ. Đây là chiếc trống dầy dặn hiếm
thấy, khi đánh tiếng âm vang ấm áp, mà người thợ đúc đồng đã sáng tạo

thành công. Trên tang trống khắc hàng chữ: “Thành Thái Giáp Thìn
niêríX 1904), do Tri Phủ Nghĩa Hng tiến cúng vào Nguyệt Du Cung - Tiên
Hương. Trong Đền có một đơi ch cổ, đường kính miệng chừng 40cm,
khắc chìm chữ “Tiên Hương Nguyệt Du cung” và quả chuông đồng “Nguyệt
Du Từ chung' cũng là những sản phẩm có giá trị cịn sót lại.


384

V a n h ó a th ờ NữTHẲN - MẪU ở V iệ t NAM VÀ CHÂU Á

Những di vật đó cũng góp phần làm phong phú cho kho tàng hiện vật
có giá trị về điêu khắc, trang trí của quần thể điện Mẩu Phủ Dầy.

5. Một số công trình khác trong quần thể Phủ Dầy
Thống kê đầy đủ thì các cơng trình kiến
cùng tam tồ Thánh Mầu, tứ phủ và các nhân
hoặc là sự phối thờ các nhân vật lịch sử, thờ
trình lớn nhỏ. Ngồi các cơng trình trọng điểm
sau đây:

trúc điện thờ Mầu Liễu Hạnh
vật trong hệ thống đạo Mau,
Phật, nơi đây có tới 19 cơng
cịn có các cơng trình đáng kể

- Phủ nội Tiên Đình (thờ các vị tổ sinh ra Thánh Mẩu Liễu Hạnh)
- Đền Khải Thánh (thờ tổ tiên liên quan đến dọng họ Thánh Mau)
- Khải Thánh Đài (thờ thân phụ, thân mẫu của Thánh Mẩu)
- Đền Thượng (phối thờ Thánh Tản Viên và bà chúa Thượng ngàn

trên núi An Thái)
- Đền Giếng (thờ Mau Thoải)
- Đền Cơng Đồng (thờ nhân vật chính là Tả Lơi Cơng Thánh Hồng
làng An Thái).
- Đền Quan (thờ Sơn Thần)
- Đền Đức Vua thôn Vân Cát (thờ vua Lý Nam Đế Triệu Quang Phục)
- Chùa Tiên Hương (thờ Phật, phối thờ Tam toà Thánh Mẩu)
- Chùa Vân Cát (ngôi chùa cổ từ thời Lê, cùng phối thờ Tam tồ
Thánh Mầu)
v ĩ

'.Ậ

- Chùa Linh Sơn (chùa Báng cịn gọi là chùa Cao nằm ừên Núi Báng)
- Đình ơng Khổng (ơng Khổng Minh Khơng = Nguyễn Minh Khơng,
Nguyễn Chí Thành; vị tổ sư nghề đúc đồng và là Quốc sư thời Lý).
- Đồn Đông Cuông (thờ Thánh Mầu Đông Cuông trong hệ thống tứ phủ)
- Phủ Bà (thờ công chúa Mai Hoa trong hệ thống tứ phủ)
Nhìn chung các cơng trình kiến trúc, điêu khắc ỡ các Đen, Phủ, Chùa
trên đây đều theo lối cổ truyền, tuy lớn nhỏ khác nhau nhưng so với các cơng
trình khác ở vùng, miền thì các cơng trình kiến trúc nơi đây vẫn là các cơng
trình uy nghi tráng lệ nằm trong khn mẫu của nghệ thuật, điêu khấc, trang
trí Việt Nam rất đậm nét. Tất cả các cơng trình này cộng với Phủ Tiên


N h ữ n g nét cơ bản về nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc...

385

Hương, Phủ Vân Cát, Lăng Mầu, Phủ Bóng đã tạo nên một quần thể kiến

trúc điện thờ không chỉ thể hiện tài nghệ của các hiệp thờ kiến trúc, nghệ sĩ
điêu khắc, trang trí mỹ thuật tài hoa Việt Nam mà còn tạo dựng một cảnh
quan tuyệt đẹp của mảnh đất mệnh danh là thủ đô Đạo Mau Việt Nam.

6. Phủ Nấp: (Quảng Nạp, xã Yên Đồng, huyện Ỷ Yên)
Nói đến các điện thờ Mầu ở Nam Định, không thể không kể đến Phủ
Nấp (Vỉ Nhuế, Yên Đồng, huyện Ý Yên) là nơi Tiên Chúa giáng lần thứ
nhất. Theo các văn bia, thư tịch ở phòng tư liệu Bảo tàng tinh Nam Định và
những tài liệu ở Phủ Nấp cịn lưu giữ thì nơi đây là nơi giáng sinh lần thứ
nhất của Tiên Chúa có tên là Phạm Thị Nga, Tiên Nga. Ngồi ngơi đền thờ
Mầu, đền thờ Tổ phụ của Tiên Chúa thì nơi đây cịn rất nhiều truyền thuyết,
di tích như Quảng Cung, tên Tiên Chúa là Tiên Nga khi giáng trần, Ba Khê
di tích về 3 chiếc giếng liên quan tới 3 giọt máu cùa Tiên Chúa về trời, các
ngôi chùa nơi Tiên Chúa đi lễ Phật...
Phủ Nấp hiện nay theo Quảng Cung từ Phả Ký thì có rất sớm vào niên
hiệu Hồng Định (1601) đến năm 1741 thì được hưng cơng từ ngày 2 tháng
8 đến ngày 15 tháng chạp thì xong. Trong sự hưng cơng này có nhiều sự
đóng góp cơng của, tâm đức của nhiều quan chức cùng các đệ tò. Tấm bia 2
Phủ đã ghi khá cụ thể: “Các quan trong Phủ cúng 250 quan tiền, dân sở tại
20 quan, huyện Nga Sơn cúng 100 cây gỗ lim, 250 quan tiền, các quan ở
Thăng Long cúng 1020 quan, quan huyện và các xã ở Ý Yên cúng 12 mẫu
ruộng, ruộng nội tự 3 mẫu 3 sào...”
Trong cuốn Quảng Cung Linh từ Phả Ký - Vũ Huy Trác cý ghi: Quan
đốc học Nam Định - Đoàn Triển giúp tiền sửa tồ chính tẩm làm lại tượng
thân phụ Thánh Mâu từ gỗ ra tượng đồng. Hình dáng tượng này đẹp từ xưa
chưa từng có, lại được vợ chồng ngài Lạng Giang Phạm đại nhân đúc lại pho
tượng đồng củạ mẫu mà tượng ở An Thái, hay Tây Mỗ cũng không thể so
sánh được về sự to đẹp bằng pho tượng này.
Ngoài Phủ chính, nơi đây cịn có ngơi đền tổ nội ở thôn Đông, xã La
Ngạn, ngôi đền thờ tổ ngoại ở thơn Nhuế Duệ (Vỉ Nhuế)

Theo Lê Huy Trác thì Phủ Nấp (Quảng Cung linh từ) đã nhận đợc 23
sắc phong của các Triều Lê - Nguyễn) nhưng đến nay chì cịn lại 4 sẳc phong
tại bản phủ.
Trải qua nhiều năm biến động, chiến tranh tàn phá hết, hiện nay Phủ
Nấp đã được chư vị có tâm đức cùng tồn dân xây dựng to đẹp hơn xưa, đã
được Nhà nước cơng nhận là di tích lịch sử văn hố từ năm 2005.


Van h ố a th ờ nữ thắn - MẪU ở VlỆT NAM VÀ CHAU á

386

Phủ Nấp thờ Tiên Chúa Tiên Nga giáng trần lần thứ nhất ở đây, sau
này ngài trờ thành Thánh Mầu Liễu Hạnh khi giáng lần thứ hai ở Vân Cát
(Kim Thái, Vụ Bản), lần thứ ba ờ Tây Mỗ (Nga Sơn, Thanh Hoá) và qua
cuộc đời trôi nổi, rồi qua trận quyết chiến với các phù thuỷ cao tay của Nội
đạo tràng tại Sòng Sơn Thanh Hoá, Ngài đã hiển Thánh và trở thành Thánh
Mầu của Đạo Mẩu Việt Nam. Đúng như câu đối đã đặt ở cung đệ tử Phủ
Tiên Hương “Tam thế luân hồi, vu Vi Nhuế, vu Vân Cát, vu Nga Sơn, ngũ
bách dư niên quang thực lục - Lịch triều ba cổn, vi đế nữ, vi đại vương, vi
chúng mẫu, ức thiên vạn cổ điện danh bang”.

Nghĩa là:
- Ba đời đổi thay, ở Vỉ Nhuế, ở Vân Cát, ở Nga Sơn, đến nay có tới
năm trăm năm, sự tích sáng ngời trong thực lục.
- Các triều phong tặng là con vua, là đại vương, là các mẹ ( Mầu nghi
thiên hạ) tiếng tăm vang động khắp nhân gian (do Đốc học Lê Hy Vĩnh tỉnh
Thanh Hoá phụng soạn)
Chứng minh rất cụ thể là vị Thánh Mầu tam sinh, tam hoá mà sinh lần
thứ nhất tại Quảng Nạp, Vi Nhuế, Yên Đồng, Ý Yên Nam Định!

Giá ừị còn lại ờ Phủ Nấp đáng kể là pho tượng đồng được đúc vào
những năm 70 của thế kỷ XVIII: “Mầu Liễu Hạnh ngồi xếp bằng tròn rất

khoan thai, trang phục giàn dị, nét mặt bình thản và có phần thơn dã. Đơi
mắt bà hơi nhìn xuống như đang tập trung vào nội tâm, hai tay bà đặt trên
hai đầu gối trong tư thế ẩn quyết''1(Miêu tả của Trang Thanh Hiền)
Đặc điểm là tượng Mầu khơng đội mũ miện mà đầu chi có một chiếc chụp
tóc búi cao, các nếp áo của Ngài được tạc một cách giàn dị với hai lớp áo
choàng ở ngoài và chiếc yếm đào bên trong. Cách phục trang giản dị này khiến
cho pho tượng ữở nên sống động, gần gũi như một bà nơng dân đích thực!
Tại Phủ Nấp cịn hai tấm bia đá hình trụ vng ghi cơng đức của nhân
dân trong việc xây dựng điện Mầu.
Cơng trình mới phục hồi, kiến trúc theo nếp cũ có cải tiến, thủ nhang
và nhân dân thập phương cúng tiền, công đức, hiện nay cũng là một cơng
trình kiến trúc đẹp, khang trang, hoành tráng và uy nghi. Hồ trước Phủ và
bức cuốn thư ngồi trời cũng là những cơng trình đáng giá, đáng trân trọng
tạo nên một cảnh quan hấp dẫn khách thập phương.


N hữ ng nét cơ bản về nghệ thuật kiên trúc, điêu khắc...

387

III. Đơi lời cảm thụ (thay lời kết)
Nhìn tổng thể cơng trình kiến trúc, điêu khắc, trang trí mỹ thuật ở quần
thể di tích Điện Mau Phù Dầy và Điện Mau Phủ Nấp (Quảng Nạp) ở Vỉ
Nhuế, Yên Đồng, Ý Yên, Nam Định, ta thấy rất rõ nét:
Các cơng trình kiến trúc đều theo lối cổ truyền, bất kể cơng trình nào
cũng tn thủ phương pháp phong thuỷ và vận dụng luật âm dương - ngũ
hành của kinh dịch một triết lý của phương Đông. Khi thực hiện vẫn có sự

tương tác tinh tế của nếp kiến trúc Việt Nam, đó là hướng nam - đơng nam!
Trong các điện thờ nơi nào cũng có đơi ơng Lốt (rắn) cuốn xà, bạch xà hoá
rồng. Cách bầy biện các nhân vật thờ có tính tốn để đặt thứ tự từng cung
trong đó có cả thờ Tổ Tiên Mau, những người có cơng với nước, những nhân
vật trong hệ thống thờ của Tam, Tứ phủ một cách hết sức chặt chẽ theo nếp
tư duy về “Văn hoá tâm linh” của người Việt (về hình thức tuy mỗi nơi cỏ
chút khác nhau) nơi nào cũng có tranh hoặc tượng Ngũ Hổ mang đủ màu gốc
dân gian, biểu hiện ngũ hành (kim, mộc, thuỷ, hoả, thổ) trong kinh dịch (5
mầu ứng với ngũ hành: kim (trắng) mộc (lục) thuỷ (đen), hoả (đỏ) thổ (vàng)
mầu gốc (couleurs Foncés). Các mầu này được áp dụng khá rõ trên các áo,
vương miện của các Nữ Thần, các quan, các cô, các cậu, trong tranh tượng
Ngũ Hổ, trong 2 con vẹt trắng ở cạnh ban thờ Tượng Mâu (Phủ Nấp, Yên
Đồng) và nhất là trong các y phục của các vị thần ữong hầu đồng. Qua kiến
trúc, điêu khắc và nghệ thuật trang trí ờ các Điện Mau ở Nam Định: ta thấy
hiện lên một “bản thông điệp” tồn diệp về những hình ảnh, sự kiện dịng tộc
Việt ở thời kỳ mà bàn anh hùng ca không tên (épopée anonyme) cùng vởì
bản hùng ca lịch sử (épopée historique).
Từ đó có thể kết luận rằng: Đạo Mẩu với các kiến trúc, điêu khắc trang
trí ở các điện thờ rất Việt Nam! Rất hấp dẫn và đáng trân trọng vì nó mang
bản sắc văn hố Việt Nam suốt từ nguyên thuỷ đến nay! Và đạo Mẩu hiện
nay thể hiện khá rõ tính hiện sinh!


388

Van h ó a t h ờ Nữ th ẫ n

- MẪU ở

VlỆT NAM VÀ CHAU Á


TÀI LIỆU THAM KHẢO

- Nam Định tình chỉ (Khiếu Năng Tĩnh).
- Vân Cát thần nữ (Vũ Ngọc Khánh).
- Cát Thiên tam thế thiên tục (bản dịch của Dương Văn Vượng).
- Mầu Liễu sừ thi (của Hồ Đức Thọ).
- Lịch sử tư tưởng Việt Nam 1998 (Nxb. Tp. Hồ Chí Minh).
- Hồ sơ di tích Phù Dầy (của Bảo tàng tỉnh Nam Định).
- Thiên Bàn lục kỳ (của Bùi Văn Tam).
- Phủ Quảng Cung trong hệ thống thờ Mau (của GS Ngô Đức Thịnh).
- Tài liệu ghi chép qua những chuyến đi nghiên cứu điền dã cùa cá nhân và

Chi hội Văn nghệ dân gian tỉnh Nam Định.



×