Tải bản đầy đủ (.pdf) (78 trang)

Thực trạng và giải pháp khai thác và bảo tồn bền vững nguồn lợi rươi tự nhiên tại xã hồng tiến huyện kiến xương tỉnh thái bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.55 MB, 78 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA CÁC KHOA HỌC LIÊN NGÀNH
---------------------------

LẠI THỊ THÙY

THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP KHAI THÁC VÀ BẢO TỒN BỀN
VỮNG NGUỒN LỢI RƯƠI TỰ NHIÊN TẠI XÃ HỒNG TIẾN,
HUYỆN KIẾN XƯƠNG, TỈNH THÁI BÌNH

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC BỀN VỮNG

HÀ NỘI - 2020


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA CÁC KHOA HỌC LIÊN NGÀNH
---------------------------

LẠI THỊ THÙY

THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP KHAI THÁC VÀ BẢO TỒN BỀN
VỮNG NGUỒN LỢI RƯƠI TỰ NHIÊN TẠI XÃ HỒNG TIẾN,
HUYỆN KIẾN XƯƠNG, TỈNH THÁI BÌNH

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC BỀN VỮNG
Chuyên ngành: KHOA HỌC BỀN VỮNG
Mã số: 8900201.03QTD

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Chu Hồi
TS. Cao Lệ Quyên



HÀ NỘI - 2020


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này là cơng trình nghiên cứu do cá nhân tơi thực
hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS Nguyễn Chu Hồi và TS. Cao Lệ
Qun, khơng sao chép các cơng trình nghiên cứu của người khác. Số liệu và kết
quả của luận văn chưa từng được công bố ở bất kỳ cơng trình khoa học nào khác.
Các thơng tin thứ cấp sử dụng trong luận văn có nguồn gốc rõ ràng, được trích dẫn
đầy đủ, trung thực và đúng quy cách.
Tơi hồn tồn chịu trách nhiệm về tính xác thực và nguyên bản của luận văn.
Tác giả

Lại Thị Thùy

i


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Khoa Các khoa học liên ngành - Đại
học Quốc gia Hà Nội, các Quý Thầy Cô đã truyền dạy tri thức khoa học, tạo môi
trường và điều kiện thuận lợi nhất trong q trình tơi học tập và thực hiện luận văn.
Tôi xin bày tỏ lời cảm ơn chân thành tới PGS.TS Nguyễn Chu Hồi và TS. Cao
Lệ Quyên đã giúp đỡ, dìu dắt và chỉ dẫn tận tình cho tơi trong suốt q trình thực
hiện luận văn này.
Tơi cũng chân thành cảm ơn Lãnh đạo Viện Kinh tế và Quy hoạch thủy sản,
TS. Cao Lệ Quyên chủ nhiệm đề tài KHCN cấp Nhà nước: “Nghiên cứu xây dựng
chính sách về ngư dân, ngư nghiệp và ngư trường để phát triển nghề cá bền vững
và có trách nhiệm ở Việt Nam” đã tạo điều kiện và cho phép tôi sử dụng các tài

liệu, số liệu và kết quả nghiên cứu liên quan trong luận văn từ đề tài này.
Tôi chân thành cảm ơn lãnh đạo và cán bộ, các hộ dân xã Hồng Tiến, huyện
Kiến Xương, tỉnh Thái Bình đã giúp đỡ chia sẻ thông tin, cung cấp cho tơi nguồn tư
liệu, tài liệu, số liệu hữu ích phục phụ cho luận văn này.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến gia đình, đồng nghiệp và bạn bè đã
động viên, hỗ trợ, giúp đỡ tôi rất nhiều trong q trình học tập, làm việc và hồn
thành luận văn.

Hà Nội, ngày 24 tháng 7 năm 2020
Học viên

Lại Thị Thùy

ii


MỤC LỤC

DANH MỤC BẢNG........................................................................................................... v
DANH MỤC HÌNH........................................................................................................... vi
MỞ ĐẦU………………………………………………………………………………..1
1. Lý do chọn đề tài ..................................................................................................... 1
2. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................................ 2
3. Nhiệm vụ nghiên cứu .............................................................................................. 2
4. Giả thuyết nghiên cứu.............................................................................................. 3
5. Kết cấu của luận văn............................................................................................... 3
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ BẢO TỒN BỀN VỮNG NGUỒN LỢI RƯƠI ........ 3
1.1. Một số khái niệm liên quan ................................................................................... 5
1.2. Tình hình nghiên cứu, bảo tồn bền vững nguồn lợi Rươi ....................................... 7
1.2.1.


Trên thế giới ................................................................................................... 7

1.2.2.

Ở Việt Nam..................................................................................................... 8

1.3. Đặc điểm vùng nghiên cứu .................................................................................. 12
1.3.1.

Vị trí địa lý.................................................................................................... 12

1.3.2.

Đặc điểm khí hậu .......................................................................................... 13

1.3.3.

Đặc điểm địa chất – địa hình ......................................................................... 15

1.3.4.

Đặc điểm các yếu tố thủy lý, thủy hóa ........................................................... 15

1.3.5.

Điều kiện kinh tế - xã hội .............................................................................. 16

CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...... 18
2.1. Đối tượng nghiên cứu ........................................................................................ 19

2.2. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................ 19
2.3. Nội dung nghiên cứu ........................................................................................... 20
2.4. Phương pháp nghiên cứu..................................................................................... 20
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN...................................... 25
3.1. Một số đặc điểm sinh học, sinh thái học của Rươi ............................................... 25
3.1.1.

Đặc điểm sinh học của Rươi.......................................................................... 25

3.1.2.

Đặc điểm sinh thái học .................................................................................. 27

3.1.3.

Đặc điểm sinh sản của Rươi .......................................................................... 28

3.1.4.

Phân bố Rươi ................................................................................................ 33

3.1.5.

Hoạt động bắt mồi......................................................................................... 34
iii


3.2. Hiện trạng khai thác ............................................................................................ 35
3.2.1.


Đặc điểm khu vực khai thác Rươi ................................................................. 35

3.2.2.

Kỹ thuật khai thác ......................................................................................... 38

3.2.3.

Hiện trạng mật độ lỗ Rươi và sản lượng khai thác ......................................... 41

3.3. Các tác động đến nguồn lợi Rươi......................................................................... 43
3.3.1.

Tác động do biến đổi khí hậu nước biển dâng ............................................... 43

3.3.2.

Tác động của cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa ................................................. 44

3.3.3.

Tác động của sản xuất nông nghiệp ............................................................... 44

3.3.4.

Tác động của cảng biển, cơng nghiệp khai khống ........................................ 46

3.3.5.

Tác động làm thay đổi chất lượng đất và nước .............................................. 46


3.3.6.

Kiến thức người dân trong bảo vệ nguồn lợi Rươi ......................................... 47

3.4. Mơ hình bảo tồn nguồn lợi Rươi bền vững .......................................................... 47
3.4.1.

Xây dựng mơ hình bảo tồn Rươi vùng nghiên cứu ........................................ 47

3.4.2.

Kết quả mơ hình............................................................................................ 50

3.4.3.

Xây dựng quy trình phục hồi và bảo tồn bền vững nguồn lợi Rươi................ 57

3.5. Đề xuất giải pháp bảo tồn bền vững nguồn lợi Rươi ............................................ 61
3.5.1.

Nhóm giải pháp bền vững về kinh tế ............................................................. 61

3.5.2.

Nhóm giải pháp bền vững về mơi trường ...................................................... 61

3.5.3.

Nhóm giải pháp bền bền vững về xã hội ....................................................... 63


KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ.................................................................................. 64
1. Kết luận....................................................................................................................... 64
2. Khuyến nghị ............................................................................................................... 64
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................... 66
PHỤ LỤC………………………………………………………………………………68

iv


DANH MỤC BẢNG

Bảng 3.1.1. Tỷ lệ giới tính của Rươi ............................................................... 31
Bảng 3.1.2. Sản lượng khai thác Rươi và cáy năm 2014 đến 2018 .................. 41
Bảng 3.1. 3. Hiện trạng mật độ lỗ Rươi tại vùng nghiên cứu ........................... 42
Bảng 3.1. 4. Mật độ lỗ Rươi tại ruộng nghiên cứu 6/2019 ............................... 52
Bảng 3.1.5. Kết quả thu Rươi, lúa, cáy, cói trên mơ hình nghiên cứu .............. 56
Bảng 3.1.6. Một số thơng số kỹ thuật chính của quy trình ............................... 59

v


DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1. Khung logic nghiên cứu..................................................................4
Hình 1.2. Cơ cấu giá trị sản xuất xã Hồng Tiến năm 2018 (%).....................16
Hình 1.3. Vùng Rươi xã Hồng Tiến……….……….….…….…....……...18

Hình 2.1. Sơ đồ vị trí xã Hồng Tiến….……………………………..…….19
Hình 2.2. Khung tiếp cận nghiên cứu chính sách phát triển bền vững...............23

Hình 3.1. Rươi (Tylorrhynchus heterochaetus) ............................................... 26
Hình 3.2. Rươi 5 tháng tuổi ............................................................................. 26
Hình 3.3. Trứng Rươi trưởng thành ................................................................. 28
Hình 3.4. Rươi nổi lên mặt nước đi sinh sản.................................................... 29
Hình 3.5. Lịch con nước tháng 10 năm 2018 ................................................... 30
Hình 3.6. Lịch con nước tháng 11 năm 2018 ................................................... 30
Hình 3.7. Lịch con nước tháng 12 năm 2018 .................................................. 30
Hình 3.8. Rươi giống bố mẹ ............................................................................ 31
Hình 3.9. Trứng Rươi sau thụ tinh .................................................................. 32
Hình 3.10. Rươi 3 đốt và lỗ Rươi 3 đốt trên bể ương ....................................... 33
Hình 3.11. Nơi cư trú của Rươi ....................................................................... 34
Hình 3. 12. Cơ cấu diện tích ni Rươi (%) .................................................... 36
Hình 3.13. Độ sâu lớp mùn mền (%) ............................................................... 36
Hình 3.14. Cống thu Rươi và điều tiết nước .................................................... 39
Hình 3.15. Dụng cụ khai thác Rươi của người dân xã Hồng Tiến .................... 40
Hình 3.16. Ruộng Rươi nhà anh Vững ............................................................ 48
Hình 3.17. Ruộng Rươi nhà anh Ba................................................................. 49
Hình 3.18. Rươi giống trước khi thả................................................................ 50
Hình 3.19. Nhiệt độ nước tại ruộng Rươi ........................................................ 51
Hình 3.20. Lỗ tương tại ruộng thả giống và ruộng trồng cói ............................ 52
Hình 3.21. Mật độ lỗ Rươi 1 tháng và 3 tháng trên ruộng thả giống ................ 53
Hình 3.22. Rươi 3 tháng tuổi và 1,5 tháng tuổi thu trên ruộng Rươi ................ 53
Hình 3.23. Mật độ lỗ Rươi tại gốc cói ............................................................. 54
vi


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Rươi (Tylorrhynchus heterochaetus) là một trong những loài thuộc lớp giun
nhiều tơ, đào hang sinh sống trong bùn hoặc các nền cát sỏi, mép khe đá thuộc bãi

triều vùng nước lợ ở các vùng cửa sông ven biển và chịu ảnh hưởng của chế độ
thuỷ triều và độ mặn của nước. Ở Việt Nam, Rươi phân bố chủ yếu ở các vùng cửa
sông thuộc các tỉnh, thành phố ven/gần biển, như: Hải Phòng, Hải Dương, Thái
Bình, Nam Định (Bắc bộ), Thanh Hố, Nghệ An (Bắc Trung bộ), Khánh Hòa,…
(Nam Trung bộ) (Phan Kim Hồng, 2009; 2015; Phạm Đình Trọng, 1999; 2003;
2004).
Trong tự nhiên, mặc dù sinh sản rải rác quanh năm nhưng Rươi thường được
khai thác vào các tháng 5, 6 và 10, 11, 12 dương lịch hàng năm, là 2 mùa sinh sản
chủ yếu (Nguyễn Quang Chương, 2008). Rươi sinh sản vào đầu con nước thuỷ triều
với những thay đổi của thời tiết (có mưa nhỏ, gió mùa,…). Từ tháng 1 đến tháng 6,
Rươi thường di cư sinh sản trên các bãi bùn cửa sơng, tại vùng nước lợ có độ mặn 0 10‰. Trên các nền bùn, cát cửa sông thường quan sát thấy các cá thể Rươi hình ống
có nhiều đốt, màu hồng nhạt pha ánh xanh kim loại.
Giun nhiều tơ là nguồn thức ăn giàu đạm, một mắt xích thức ăn quan trọng
cho các sinh vật đáy lớn và các lồi hải sản như tơm, cá, cua,... ở tầng đáy. Mặt
khác, Rươi đóng vai trị là sinh vật chỉ thị (bio-indicator) để đánh giá chất lượng
môi trường nước do khả năng chuyển hoá các mùn bã hữu cơ và xác động vật chết
trong chu trình chuyển hố vật chất vùng triều (Phạm Văn Miên và cộng sự, 1979;
Giangrande và cộng sự, 2005).
Ngày nay, nhu cầu về sản phẩm Rươi ngày một tăng nên Rươi được khai thác
vào mùa sinh sản một cách triệt để. Mặt khác, các chất độc hại tồn dư từ việc sử
dụng hóa chất và thuốc trừ sâu trong sản xuất nông nghiệp là nguyên nhân làm biến
đổi các điều kiện tự nhiên của các vùng bãi triều cửa sông, các bãi sinh sản tự
nhiên, ảnh hưởng đến phát triển và sinh sản của Rươi. Theo Phạm Đình Trọng
(1999) nguyên nhân nguồn lợi Rươi bị suy giảm là do nơi cư trú bị mất dần và môi

1


trường của chúng bị xâm hại, bị ô nhiễm, bị đào xới do các hoạt động kinh tế thiếu
kiểm soát ở vùng ven bờ gây ra. Các bãi cói ven sông bị đào bới, lấy đất làm gạch

hoặc bị lấn để xây dựng các cơng trình cơng nghiệp hoặc dân dụng, các cánh đồng
lúa ven sông sử dụng nhiều thuốc bảo vệ thực vật gây ô nhiễm nguồn nước và nền
đáy ruộng. Có thể nói, mất nơi cư trú và ô nhiễm môi trường là thủ phạm chính gây
ra hiện tượng suy giảm nguồn lợi. Các vấn đề nói trên liên quan đến nguồn lợi Rươi
có thể quan sát thấy ở xã Hồng Tiến, huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình (vùng
nghiên cứu).
Thực trạng nói trên đặt ra nhu cầu bảo tồn bền vững nguồn lợi Rươi nói chung
và ở vùng nghiên cứu nói riêng. Vì vậy, việc chọn và thực hiện đề tài “Thực trạng
và giải pháp khai thác và bảo tồn bền vững nguồn lợi Rươi tự nhiên tại xã Hồng
Tiến, huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình” là một vấn đề cấp thiết. Kết quả nghiên
cứu của đề tài là cơ sở khoa học để xác lập mơ hình bảo tồn nguồn gen Rươi quý,
kích thích sinh sản nhằm phát triển bền vững nguồn giống và nguồn lợi Rươi - một
giống thủy sản đặc hữu của vùng nước lợ.
2. Mục tiêu nghiên cứu
(i) Hiểu được hiện trạng khai thác và tình hình nguồn lợi Rươi tại xã Hồng
Tiến, huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình;
(ii) Nghiên cứu bổ sung đặc điểm sinh học, sinh sản và phân bố Rươi ở xã
Hồng Tiến, huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình;
(iii) Đề xuất giải pháp phục hồi bãi sinh sản tự nhiên của Rươi để bảo đảm
phát triển nguồn lợi Rươi bền vững.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
Làm sáng tỏ cơ sở lý luận phát triển bền vững và bảo tồn bền vững nguồn lợi
thủy sản vùng triều (nhấn mạnh vào loài Rươi);
Đánh giá bổ sung đặc điểm sinh học, sinh sản và phân bố Rươi ở vùng nghiên
cứu;
Đánh giá hiện trạng khai thác và tình hình nguồn lợi Rươi tự nhiên tại xã
Hồng Tiến, Kiến Xương, Thái Bình;

2



Nghiên cứu xác lập mơ hình bảo tồn nguồn lợi Rươi vùng nghiên cứu;
Đề xuất giải pháp duy trì bền vững mơ hình bảo tồn vùng Rươi và các biện
pháp duy trì mơ hình bảo tồn Rươi bền vững.
4. Giả thuyết nghiên cứu
Vùng bảo tồn Rươi tự nhiên tại xã Hồng Tiến được xây dựng dựa trên xây
dựng mơ hình bảo tồn. Đánh giá hiện trạng vùng Rươi nhằm mục đích xác định
được thực trạng về sản lượng, mơi trường sống của đối tượng nghiên cứu. Đồng
thời dựa trên kết quả đánh giá hiện trạng triển khai nghiên cứu các thơng số của mơ
hình bảo tồn và đánh giá các tác động đến vùng Rươi. Thông qua kết quả nghiên
cứu đề xuất giải pháp để bảo tồn bền vững nguồn lợi Rươi ở vùng nghiên cứu.
5. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, kiến nghị, luận văn được cấu trúc thành 3
chương:
Chương 1: Tổng quan về bảo tồn bền vững nguồn lợi Rươi
Chương 2: Đối tượng, nội dung và phương pháp nghiên cứu
Chương 3: Kết quả nghiên cứu và thảo luận

3


CẦU
NỐI

THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP KHAI THÁC VÀ BẢO TỒN
BỀN VỮNG NGUỒN LỢI RƯƠI TỰ NHIÊN TẠI XÃ HỒNG
TIẾN, HUYỆN KIẾN XƯƠNG, TỈNH THÁI BÌNH
Đặc điểm khu vực nghiên
cứu


Bảo tồn bền vững nguồn
lợi rươi
KHÁI
NIỆM

Nghề cá bền vững là gì?
Giải pháp bảo tồn bền vững nguồn lợi rươi

MỤC
TIÊU

PHƯƠNG
PHÁP

Các yếu tố tác động đến
nguồn lợi Rươi

Đánh giá hiện trạng khai thác và đề xuất giải pháp bảo tồn nguồn lợi Ruơi

Đặc điểm sinh học và phân bố
Rươi
NHIỆM
VỤ

Phát triển bền vững nguồn
lợi thủy sản

Đánh giá hiện trạng khai thác và
tình hình nguồn lợi Rươi


Mơ hình bảo tồn nguồn lợi Rươi

Hình 1.1. Khung logic nghiên cứu

4

Phương pháp thu thập phân tích tài liệu
Phương pháp nghiên cứu sinh học, sinh sản
Phương pháp điều tra thực địa
Phương pháp điều tra thực địa
Phương pháp xử ly số liệu nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu thực nghiệm
Phương pháp điều tra thực địa


CHƯƠNG 1:
TỔNG QUAN VỀ BẢO TỒN BỀN VỮNG NGUỒN LỢI RƯƠI
1.1. Một số khái niệm liên quan
- Nguồn lợi thủy sản: Theo Luật thủy sản (2017) nguồn lợi thủy sản là tài
nguyên sinh vật trong vùng nước tự nhiên có giá trị kinh tế, khoa học, du lịch, giải
trí (khoản 2, Điều 3).
- Bảo tồn: Theo định nghĩa của IUCN (1991) là sự quản lý, sử dụng sinh
quyển của con người nhằm thu được lợi nhuận bền vững cho thế hệ hiện tại trong
khi vẫn duy trì tiềm năng để đáp ứng những yêu cầu và nguyện vọng của thế hệ
tương lai.
- Phát triển bền vững (PTBV) được Liên hợp quốc thống nhất thông qua ở
nhiều hội nghị và cuộc họp từ năm 1992 đến 2016 và được hiểu: “Phát triển bền
vững là sự phát triển nhằm đáp ứng những yêu cầu của hiện tại, nhưng không gây
trở ngại cho việc đáp ứng nhu cầu của các thế hệ mai sau”.

- Tính bền vững là sự duy trì các điều kiện mà con người và thiên nhiên có thể
tồn tại và chung sống hài hịa với nhau, duy trì cân bằng ổn định giữa ba yếu kinh
tế - xã hội - mơi trường và kết hợp hài hịa ba yếu tố đó để thỏa mãn các nhu cầu
hiện tại mà không phương hại đến các nhu cầu của tương lai, đảm bảo cho thế hệ
tương lai vẫn có đủ mọi điều kiện về mơi trường (trong đó có các nguồn tài
nguyên) và kinh tế - xã hội (Fiksel và nnk, 2012). Cụ thể:
(i) “Giá trị” của một hệ thống lợi ích được duy trì theo thời gian.
(ii) Mức độ các hệ thống sinh học duy trì tính đa dạng và sức sản xuất.
(iii) Sức chống chịu của các hệ thống: Khả năng kéo dài của quá trình.
(iv) Duy trì các q trình sinh sản, sản xuất: khơng gây suy thối, nguy hiểm tới
các hệ thống sinh vật tự nhiên; thay thế nguồn tài nguyên mà con người sử dụng bởi
các nguồn tài nguyên có giá trị tương đương hoặc cao hơn cho cùng hoạt động mà
khơng làm suy thối, gây nguy hiểm tới cá hệ thống sinh vật tự nhiên.

5


- Theo Ratta Tieya và cộng sự “Nghề cá bền vững là giữ cho tổng sản lượng
khai thác và lượng chết tự nhiên thấp hơn số lượng cá thể được bổ sung mới”.
- Phát triển bền vững nguồn lợi thủy sản được tổ chức Nông lương thế giới
(FAO) thông qua vào năm 1991 (COFI, 1991). Theo đó, “Phát triển bền vững là
quản lý và bảo tồn cơ sở tài nguyên thiên nhiên và định hướng thay đổi công nghệ
và thể chế theo cách đảm bảo đạt được và tiếp tục đáp ứng nhu cầu của con người
cho các thế hệ hiện tại và tương lai. Bảo tồn đất, nước, thực vật và tài ngun di
truyền, khơng suy thối về mơi trường, phù hợp về mặt công nghệ, khả thi về mặt
kinh tế và được xã hội chấp nhận”. Đơn giản hơn, định nghĩa này chủ yếu nhấn
mạnh đến thu hoạch tài nguyên mà không làm cạn kiệt tài nguyên và bao gồm 3 nội
dung chính:
(i) Khai thác tài nguyên để tăng trưởng kinh tế mà không ảnh hưởng đến khả
năng duy trì khai thác của tài ngun và mơi trường.

(ii) Tăng hiệu quả sử dụng tài nguyên được khai thác, đồng thời đa dạng hóa
sử dụng tài nguyên giúp khai thác hiệu quả, tiết kiện chi phí hơn và giảm tác động
của việc sử dụng tài nguyên lên các thành phần khác của hệ sinh thái và nỗ lực
khác của con người.
(iii) Sử dụng các biện pháp phục hồi các hệ sinh thái bị suy thối do q trình
khai thác phá hủy trong quá khứ, để khôi phục chúng trở lại sử dụng sản xuất.
Hội nghị Thủy sản Thế giới do FAO tổ chức năm 1984 đã thông qua Chiến
lược Quản lý và Phát triển Thủy sản và phê duyệt 5 Chương trình Hành động liên
quan, là khn khổ quốc tế cho quản lý và phát triển nghề cá. Chiến lược đưa ra các
hướng dẫn về sử dụng bền vững tài nguyên thủy sản và bảo vệ môi trường sống dưới
nước khỏi ơ nhiễm và các hình thức suy thối môi trường khác, bao gồm cả những
nguồn từ hoạt động nghề cá, đặc biệt là nuôi trồng thủy sản. Hội nghị cũng đã thông
qua một nghị quyết đặc biệt kêu gọi hành động quốc tế để bảo vệ nguồn lợi thủy sản
của các nước đang phát triển khỏi ô nhiễm. Hai vấn đề chính có tầm quan trọng khi
xem xét phát triển bền vững và bảo tồn môi trường đối với nghề cá: thứ nhất, đặc
trưng và đánh giá hiện trạng nguồn lợi thủy sản và môi trường sống hiện tại; thứ hai,

6


các can thiệp kỹ thuật khác nhau liên quan đến việc sử dụng bền vững tài nguyên
thủy sản và bảo vệ mơi trường nước.
Mục tiêu của Chương trình bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản đến năm
2020 như sau: “Bảo tồn, bảo vệ, tái tạo nguồn lợi thủy sản nhằm phục hồi nguồn
lợi thủy sản, các loài thủy sản có giá trị kinh tế và nghiên cứu khoa học, đặc biệt là
nguồn lợi thủy sản vùng ven bờ; gắn với quản lý có hiệu quả các hoạt động khai
thác thủy sản nhằm phát triển ngành khai thác thủy sản bền vững, đồng thời giữ
gìn tính đa dạng sinh học của tài nguyên sinh vật biển Việt Nam”.
1.2. Tình hình nghiên cứu, bảo tồn bền vững nguồn lợi Rươi
1.2.1. Trên thế giới

Trên thế giới, nghiên cứu về Lớp Giun nhiều tơ được bắt đầu từ hàng thế kỷ
trước, trong khi đó Rươi chỉ được đề cập trong các nghiên cứu từ những năm 1960 đến
nay. Một số cơng trình nghiên cứu đáng chú ý như Imajima và nnk (1964) đã phát hiện
loài Rươi phân bố ở biển Nhật Bản đồng thời đã mơ tả đặc điểm hình thái của chúng.
Zenkevich (1965) trong cuốn sách “Đời sống động vật” phần Giun nhiều tơ cũng đưa
loài Rươi vào danh sách loài cửa sông ở Viễn Đông. Nghiên cứu sâu hơn về đặc điểm
sinh học, sinh thái. (Gidholm. L, 1969) đã dùng ánh sáng để điều khiển sự tạo đàn sinh
sản của một loài Rươi khác.
Nghiên cứu của Yasunori Koya và các cộng sự (2003), “Phương pháp thụ tinh
nhân tạo và quan sát q trình phát triển của phơi Tylorrhynchus heterochaetus tại
Nhật Bản”. Nghiên cứu này đã chỉ ra được phương pháp thụ tinh, nồng độ muối
thích hợp cho thụ tinh nhân tạo đối tượng Rươi. Tỷ lệ muối là 80,5% trứng bắt đầu
phân bào tử sớm sau thụ tinh và phát triển phân chia mơ, nồng độ muối thích hợp
đạt từ 50-75%.
Nghiên cứu của Yasushi Konno và các cộng sự (2004) về “Sinh thái học quần
thể của polychaeta, Tylorrhynchus heterochaetus trong các trầm tích ở Kitakami và
sự đóng góp của chúng vào nguồn nitơ cho sự phát triển của Phragmites australis”
đã chỉ ra khả năng hấp thụ nitơ trong môi trường của quần thể Rươi.

7


“Nghiên cứu cho sinh sản đối tượng Rươi (Tylorrhynchus heterochaetus)” của
Trần Xinghan (2013) đã chỉ ra quá trình phát triển cá thể bố mẹ, q trình thụ tinh
phát triển phơi của Rươi và bước đầu hồn thiện quy trình cho Rươi đẻ và ương
giống thành công.
Nghiên cứu của Ma Dinh Chang (2014) về “Chế độ sinh sản và đặc điểm kỹ
thuật chính (Tylorrhynchus heterochaetus)” đã chỉ ra đặc điểm sinh sản và các yếu
tố tác động đến quá trình sinh sản của Rươi, đồng thời hồn thiện quy trình cho
sinh sản nhân tạo đối tượng Rươi.

Nghiên cứu của Mục Xuê Hui (2017) “Sự phát triển của ấu trùng Rươi
Tylorrhynchus heterochaeta và ảnh hưởng của độ mặn đến sinh sản và phát triển
của ấu trùng” đã chỉ ra rằng sự phát triển phôi thai của Rươi trải qua 8 giai đoạn,
bao gồm cả hợp tử, sự phân tách, blastula, gastrula, trochophore sớm, muộn
trochophore, ba setiger nectochaete và ba setiger nectochaere, độ mặn thích hợp
cho việc thụ tinh là 10-13‰.
Có thể nói, nghiên cứu đối tượng Rươi và hiện tượng Rươi trên thế giới cịn
rất ít, đặc biệt là các nghiên cứu về bảo tồn nguồn lợi Rươi. Nghiên cứu thường tập
trung tại các nước, như: Trung Quốc, Nhật Bản, Thái Lan và Trung Quốc là quốc
gia đầu tiên hoàn thiện kỹ thuật cho sinh sản nhân tạo và nuôi đối tượng Rươi thâm
canh và bán thâm canh. Đối tượng Rươi chủ yếu được nuôi tại các vùng ven biển
của Phúc Kiến, Quảng Đơng và Quảng Tây (Trung Quốc). Hình thức ni khoanh
vùng tự nhiên có Rươi và tiến hành lấy giống theo mùa, sử dụng công nghệ tạo
giống tự nhiên bằng phương pháp mô phỏng môi trường tự nhiên của Rươi khi vào
mùa sinh sản, và phương pháp sinh sản nhân tạo. Rươi được nuôi trong ao đất,
ruộng lúa, nuôi trên bể xi măng.
1.2.2. Ở Việt Nam
Tại Việt Nam, Rươi sống ở vùng triều cửa sông ven bờ, các vùng nước lợ.
Chúng có vai trị quan trọng trong việc cải thiện chất mùn bã hữu cơ và xác động vật
chết, tạo nên độ màu mỡ, tơi xốp cho vùng đất ngập nước ven biển. Rươi cũng được
xem như là sinh vật chỉ thị mức độ ô nhiễm môi trường thông qua xác định mật độ

8


quần thể, sản lượng và tần suất xuất hiện. Ngoài ra, Rươi còn là động vật biển mang
lại giá trị kinh tế cao cho người dân địa phương.
Một số nghiên cứu độc lập (Nguyễn Công Tiễu, 1927; Gravier, 1932) đã thu
mẫu để phân tích lồi Rươi tại vùng cửa sơng thuộc các tỉnh Hải Dương, Hải Phịng
và Quảng Bình. Các tác giả có chung nhận định là lồi Rươi (T. heterochaetus)

phân bố và xuất hiện nhiều nhất vẫn là vùng Hải Phịng, Thái Bình và Hải Dương.
Theo điều tra nghiên cứu của Dawydoff (1952) thì Rươi có xuất hiện ở vùng
biển Nha Trang và Côn Đảo. Tác giả cho rằng những cá thể Rươi bắt gặp tại Nha
Trang có thể có nguồn gốc ở phía Bắc, bị các dịng chảy của mưa bão đưa về phía
Nam. Tuy nhiên, cho đến nay chưa có nghiên cứu nào kiểm chứng lại nhận định
này. Ở miền Tây Nam Bộ, Rươi phân bố nhiều ở các tỉnh Cà Mau, Bạc Liêu, Bến
Tre. Ở Bến Tre, ngày Rươi xuất hiện nhiều thường vào các ngày 28, 29, 30 cận Tết
Nguyên Đán.
Theo công bố trong Bách Khoa thủy sản (2007) thì tất cả các vùng nước lợ
thuộc các cửa sơng ở nước ta đều có Rươi phân bố, nhưng nhiều hơn cả là các vùng
bãi triều cửa sơng Văn Úc, sơng Hồng, sơng Thái Bình và một phần vùng sơng
Thanh Hố. Vùng Hải Dương có khu vực Tứ Kỳ là vùng có nhiều Rươi nhất – là
nơi có nghề truyền thống đánh bắt Rươi. Dựa vào màu sắc của Rươi, người dân
phân biệt Rươi thành 5 nhóm: Rươi hoa, Rươi xăm, Rươi câu, Rươi chiêm và Rươi
mùa. Nguyễn Quang Chương (2009) cho rằng Rươi xuất hiện nhiều ở vùng đồng
lúa ven các sông lớn như Kinh Thầy (Kinh Môn - Hải Dương) và các sông Lạch
Tray (Kiến An), sông Dế (An Hải), sông Luộc (An Lão), sơng Văn Úc (Tiên Lãng)
Hải Phịng. Ngồi ra, Rươi cịn xuất hiện ở các vùng cửa biển như Hoàng Tân
(Quảng Ninh), Đình Vũ - Cửa Cấm (Hải Phịng) những vùng trên đều nằm ở vùng
nước lợ cửa sông chịu tác động của thủy triều.
Nguyễn Trọng Thạch (1980) trong bài “Mùa nước Rươi” đã đề cập đến sự
phân bố và mùa vụ xuất hiện của Rươi. Nguyễn Văn Khang (1991) coi mùa xuất
hiện đồng thời là mùa khai thác Rươi. Tuy nhiên, khi bàn đến mùa vụ, hai tác giả
mới chỉ dựa vào kinh nghiệm dân gian. Nghiên cứu của ông cho thấy trước những
năm 90 chỉ riêng tỉnh Hải Dương có tới 50-70 xã ven sơng khai thác. Đến năm

9


1991 chỉ còn trên 10 xã song tại các xã đó Rươi cũng xuất hiện thưa thớt, có năm

có, có năm không. Về sản lượng trước năm 1991 cả tỉnh Hải Hưng hàng năm dao
động từ 10 đến 20 tấn song đến những năm sau này những con số đó khơng cịn
nữa.
Đáng chú ý, Phạm Đình Trọng (1999), trong cơng trình “ Về một số đặc điểm
sinh học và mùa vụ sinh sản của loài Rươi (Tylorrhynchus heterochaetus
(Quatrefages) - Polychaeta) ở vùng ven biển miền Bắc nước ta” đã cho thấy chi tiết
hơn về mùa vụ xuất hiện của Rươi. Tác giả đã ghi chép và quan sát tỉ mỉ về sự xuất
hiện của Rươi ở 12 khu vực nước lợ - lợ nhạt ven sông Kinh Thày, Lạch Tray, sông
Dế, sông Luộc, sông Văn Úc thuộc các tỉnh: Hải Dương có Kinh Mơn; Hải Phịng
có Cựu, Khuể (h. Tiên Lãng), Quý Cao (h. Vĩnh Bảo), Ruồn, nhánh Ruột Lợn (h.
Kiến An), Tú Đơi (h. Kiến Thụy), Dế, Đình Vũ (h. An Hải); Quảng Ninh có Hồng
Tân (ven bờ vịnh Hạ Long) và tỉnh Thái Bình trong suốt thời gian từ năm 1972 đến
năm 1998 (17 năm). Kết quả ghi chép và quan sát, tác giả đã phát hiện được Rươi
xuất hiện sáu tháng (âm lịch) trong năm gồm tháng 4, 5, 9,10, 11, 12 (tương đương
các tháng 5, 6, 10, 11,12 và tháng 1 dương lịch) nhưng tập trung nhất vào các tháng
9,10 và 11. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy trong khoảng 10 năm từ 1988 đến
1999, Rươi xuất hiện thưa dần và sản lượng tự nhiên giảm sút nhanh chóng. Mỗi kỳ
Rươi xuất hiện, khối lượng được bán ở các chợ tại Hải Phòng chỉ khoảng vài trăm
kilơgam. Cũng trong cơng trình này, Phạm Đình Trọng (1999) đề cập đến ba yếu tố
môi trường cơ bản liên quan đến sự xuất hiện của Rươi là: Khí tượng-thời tiết, thủy
triều và ánh sáng. Đến năm 2016, Nguyễn Đình Trọng có cơng trình “Nghiên cứu
bảo tồn nguồn lợi Rươi (Tylorrhynchus heterochaetus Quatrefages) và phát triển
nghề khai thác Rươi dựa vào cộng đồng ở vùng nước lợ thuộc tỉnh Hải Dương”.
Mơ hình thử nghiệm tại 3 xã là An Thanh, Tứ Xuyên (huyện Tứ Kỳ) và Vĩnh Lập
(huyện Thanh Hà). Với 2 công thức thử nghiệm là: đầm trồng lúa, đầm trắng được
bón phân; đầm trồng lúa, đầm trắng khơng bón phân. Kết quả bước đầu đánh giá
Rươi là lồi sinh vật ưa mơi trường sạch, giàu nguồn thức ăn tự nhiên. Để quản lý
các mơ hình đầm/ruộng khai thác Rươi, cần có hệ thống cống giúp trao đổi nước,
đảm bảo độ sâu cần thiết, chất đáy phù hợp, nguồn thức ăn dồi dào và tuyệt đối
phịng tránh ơ nhiễm nguồn nước. Mơ hình bán thâm canh Rươi – Lúa sẽ tạo môi


10


trường phù hợp nhất cho việc khai thác, bảo tồn nguồn lợi Rươi. Kết quả của đề tài
bước đầu xác định được hình thức ni Rươi ở các huyện tỉnh Hải Dương chủ yếu
do người dân chủ động bằng cách đắp bờ tạo thành ao/đầm và xây cống tại vùng
đồng lúa – khu vực có Rươi xuất hiện , rồi chờ khi đến vụ thu hoạch Rươi. Nghiên
cứu chỉ ra rằng mật độ Rươi xuất hiện tại khu vực gần cống có mật độ cao nhất, mật
độ thấp dần cuối ruộng. Rươi là sinh vật đáy nên nước cần trao đổi theo nhịp độ thủy
triều. Về thức ăn thì chủ yếu sử dụng thức ăn tự nhiên tự nhiên và bổ sung phân hữu
cơ hoai mục.
Nghiên cứu của Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản I (2009) về “Một số đặc
điểm sinh học của Rươi ở miền Bắc Việt Nam”, thực hiện tại Bãi triều cửa sông
Văn Úc - Hải Phòng từ tháng 10/2007 – tháng 6/2008 đã xác định được mùa vụ
sinh sản chính của Rươi là tháng 5; 6 và tháng 10; 11 dương lịch và thường vào kỳ
trăng tròn của tháng. Đề tài đã xác định được khi Rươi tham gia sinh sản thường
vào đầu con nước thủy triều và đi cùng với sự biến động của thời tiết (có mưa nhỏ,
gió mùa,…). Xác định được một số yếu tố môi trường vào thời điểm Rươi nổi lên
sinh sản: Nhiệt độ (nước: 26.57 0C; khơng khí: 26.070C), độ trong (29.5cm), pH
(7.4-7,81), DO (5.79mg/l) và độ mặn (1.5‰). Đề tài đã xác định được số đốt cơ thể
(D), chiều dài (L), chiều rộng thân (R) và trọng lượng (P) trung bình của Rươi
trước (tr) và khi (k) tham gia sinh sản: Dtr = 166 đốt, Dk = 61 đốt; Ltr = 10.60 cm,
Lk = 4.812 cm; Rtr = 2.31 mm, Rk = 5.64 mm; Ptr = 0.442 gam, Pk = 0.532 gam.
Đã dựa vào màu sắc để phân biệt giới tính của Rươi và xác định được tỷ lệ
(đực/cái) của Rươi khi tham gia sinh sản là 1/1,9 và xác định được hình thức sinh
sản của Rươi là hình thức sinh sản hữu tính.
Nghiên cứu của Nguyễn Quang Chương và cộng sự (2012) về “Sự phát triển của
phôi Rươi từ quá trình thụ tinh nhân tạo và ảnh hưởng của độ mặn trong ương ấu trùng
Rươi Tylorrhynchus heterochaetus lên giai đoạn Metachophora” đã chỉ ra rằng sức

sinh sản của Rươi vào tháng 9 cao hơn tháng 5, thí nghiệm cho Rươi thụ tinh nhân tạo
thành công, tỷ lệ thụ tinh đạt 78,9-79,1%. Sự phát triển của phôi diễn ra tại độ mặn
15‰, giai đoạn phát triển lên ấu trùng Trochophora mất 10-17 giờ, độ mặn thuận lợi
cho ấu trùng Rươi phát triển là 10-15‰ (tỷ lệ sống từ 63-66%), độ mặn 5‰ (tỷ lệ

11


sống đạt 43%), trong môi trường nước ngọt ấu trùng Rươi chết. Nghiên cứu này chỉ
dừng lại ở sự phát triển của ấu trùng Rươi đến giai đoạn Trochophora, chưa nghiên
cứu về đặc điểm sinh học và phát triển giai đoạn khác trong vòng đời, nghiên cứu chưa
đề cập đến các vấn đề khác như thức ăn, nhiệt độ,… đến hồn thành quy trình sản xuất
giống Rươi nhân tạo.
Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản I (2013) đã thực hiện nghiên cứu “Xây
dựng quy trình cơng nghệ sản xuất nhân tạo giống Rươi” và thu được kết quả tương
đối khả quan, tỷ lệ thành thục trên 70%, tỷ lệ sống đến cỡ giống >1,5 cm đạt trên
5%. Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu này chỉ dừng nghiên cứu thực nghiệm chưa sản
xuất nhân rộng mơ hình sản xuất nhân tạo giống Rươi cung cấp cho thị trường.
Nghiên cứu của Vũ Quang Mạnh và cộng sự (2018) đã phát hiện 21 bộ thuộc
9 lớp động vật không xương sống cỡ lớn trong đất. Rươi (họ: Nereididae, giống:
Tylorrhynchus) xuất hiện trong cả 4 mùa trong năm, 5 tầng sâu nghiên cứu và xuất
hiện duy nhất tại sinh cảnh ruộng nuôi Rươi.
Như vậy, trong thời gian qua, các cơng trình nghiên cứu Rươi chủ yếu tập
trung về các nội dung như: hình thái, sinh trưởng, phát triển, đặc điểm sinh sống,
mùa vụ sinh sản. Nghiên cứu bước đầu về công nghệ tạo giống Rươi và nghiên cứu
bảo tồn nguồn lợi Rươi mới chỉ thực hiện tại Hải Dương. Đối với vùng Rươi tại
Quảng Ninh, Ninh Bình, Nam Định, Thái Bình, Hải Phịng người dân chủ yếu đắp
ruộng trồng lúa, cải tạo ruộng, lấy giống từ nguồn giống tự nhiên theo con nước và
thu Rươi theo mùa Rươi nổi. Tuy nhiên, các nghiên cứu chuyên ngành của các nhà
khoa học đã cung cấp cơ sở khoa học và thực tiễn để lựa chọn các giải pháp bảo tồn

Rươi bền vững.
1.3. Đặc điểm vùng nghiên cứu
1.3.1. Vị trí địa lý
Xã Hồng Tiến thuộc huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình nằm trên vùng đất bồi của
hạ lưu tả ngạn sông Hồng. Xã Hồng Tiến gồm 6 thơn: Khả Cảnh, Tân Thành, Đơng
Tiến, Nam Hịa, Nam Tiến và Cao Bình với dân số trên 6.000 nhân khẩu.

12


Vị trí xã nằm trong vùng có lợi thế phát triển kinh tế đồng bằng Bắc Bộ, cách Hà
Nội 140 km, Hải Phịng 80 km, thành phố Thái Bình 30 km, tuyến quốc lộ 37B là
tuyến đường bộ nối ba tỉnh Thái Bình, Nam Định và Hà Nam và đi qua xã nối với
huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định, chiều dài toàn tuyến là 139 km là lợi thế phát
triển kinh tế của xã.
1.3.2. Đặc điểm khí hậu
Đặc điểm khí hậu xã Hồng Tiến mang đặc điểm của vùng có địa hình thấp và
bằng phẳng nên nền nhiệt tương đối cao, thuộc chế độ nhiệt nóng. Nhiệt độ khơng
khí trung bình năm là 24,6ºC, tương ứng với tổng nhiệt năm khoảng 8.100 ÷
8.600ºC. Vùng chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của gió mùa Đơng Bắc, chế độ nhiệt ở
đây phân hóa ra làm hai mùa nóng - lạnh rất rõ rệt.
Sự chênh lệch nhiệt độ nước giữa mùa đông và mùa hè rất rõ rệt. Nhiệt độ
nước về mùa đơng có xu thế tăng dần từ trong sơng ra ngồi khơi (từ 18 - 21ºC).
Khi tiến sâu vào sông và đạt 18ºC tại ngưỡng cửa sông, ở nhiệt độ này đã ảnh
hưởng đến sự hoạt động bắt mồi, cũng như khả năng sinh trưởng của động vật nuôi
là hạn chế, thậm chí có đối tượng ngưng hẳn việc bắt mồi. Mùa hè, nhiệt độ nước
dao động từ 27 - 29ºC thay đổi theo xu thế giảm dần từ trong sông ra, nhiệt độ này
lại rất thích hợp cho hầu hết các đối tượng nuôi thủy sản (Viện Kinh tế và Quy
hoạch thủy sản, 2015).
Nhiệt độ nước trong các ruộng lúa, cói trung bình năm trong khoảng 25,2 26,7ºC. Đối với mùa hè (từ tháng 4 - 10) nhiệt độ nước trung bình dao động trong

khoảng 25 - 37ºC và sự dao động nhiệt giữa ngày và đêm khơng nhiều, do đó rất
thích hợp cho tất cả các đối tượng thủy sản.
Đối với mùa đông (từ tháng 11-tháng 3 năm sau), nhiệt độ nước dao động
trong khoảng 17 - 21ºC là thấp so với các đối tượng thủy sản, do vậy, vào mùa sinh
sản chính nhưng nguồn giống tự nhiên trong thời gian này thường ít. Riêng hai
tháng chuyển tiếp giữa hai mùa với nhau có sự giao thoa nhiệt độ, nhiệt độ trong
tháng 3 là chế độ nhiệt chuyển tiếp từ mùa đông sang mùa hè và trong tháng 11 là
chế độ nhiệt từ mùa hè sang mùa đông, thường gây sốc nhiệt, và tạo điều kiện cho
dịch bệnh phát triển (Viện Kinh tế và Quy hoạch thủy sản, 2015).

13


Mùa mưa khu vực Thái Bình nói chung và xã Hồng Tiến nói riêng trùng với
mùa hoạt động của gió mùa hè và thịnh hành là gió Đơng Nam. Số ngày mưa năm
ở đây dao động trong khoảng 117 - 153 ngày và phân bố tương đối đều trong năm,
chỉ có 3 tháng 11, 12 và 1 có dưới 10 ngày mưa/tháng do ảnh hưởng của kiểu thời
tiết khô hanh rất đặc trưng của miền Bắc nước ta. Hầu hết các tháng cịn lại trong
năm đều có số ngày mưa dao động trong khoảng 10 - 20 ngày/tháng, trong đó tháng
8 hoặc 9 có nhiều ngày mưa nhất trong năm, đạt khoảng 14 - 20 ngày (Viện Kinh tế
và Quy hoạch thủy sản, 2015).
Vào mùa mưa, lượng mưa đạt trung bình trong khoảng 124,2mm/tháng, tập
trung từ tháng 5 đến tháng 10 (mưa lớn tập trung tháng 9 - 10), chiếm 84 - 92%
tổng lượng mưa toàn năm. Thời gian này thường trùng với hiện tượng bão lụt, kết
hợp với lượng mưa lũ từ thượng nguồn đổ về qua hệ thống sông Hồng ảnh hưởng
rất lớn đến thủy sản như: làm tăng độ đục trong ao, giảm giá trị pH, giảm lượng
ơxy hịa tan, kéo theo nhiều chất bẩn có chứa mầm bệnh,…
Mùa khô lượng mưa chỉ đạt 15,8 - 43,4 mm, tập trung vào các tháng còn lại
trong năm (tháng 11 – tháng 4 năm sau), kết hợp với lượng nước ở thượng nguồn bị
chặn lại do giữ nước trên các đập chứa phục vụ thủy lợi; làm cho lưu lượng nước

đổ xuống thượng nguồn bị giảm mạnh. Dẫn đến sự xâm thực của nước lợ từ ngoài
biển vào sâu trong đất liền qua hệ thống sông (từ 10 - 20 km), khả năng xâm thực
nước mặn vào trong nội đồng vùng huyện Kiến Xương là tương đối lớn, do vậy có
thể bố trí ni tơm rảo nội đồng tại các xã ven sơng Hồng phía Đơng Nam huyện
Kiến Xương (Hồng Tiến và Bình Định). Hiện tượng xâm thực nước mặn vào vùng
nội đồng đưa lượng lớn nguồn giống Rươi trở lại vùng ruộng lúa, cói, khu vực ngập
theo thủy triều của huyện Kiến Xương.
Độ ẩm khơng khí: Trung bình năm khoảng 85,2% và khơng có sự thay đổi độ
ẩm nhiều qua các tháng trong năm. Vào mùa mưa, lượng mưa lớn, nhưng nhiệt độ,
số giờ nắng cao dẫn đến khả năng bốc hơi mạnh, do vậy độ ẩm tương đối ổn định.
Đây là điều kiện lý tưởng cho sự phát triển các đối tượng thủy sản.

14


1.3.3. Đặc điểm địa chất – địa hình
Địa hình khu vực xã Hồng Tiến thuộc loại địa hình đồng bằng thấp: có độ cao
tuyệt đối từ 0,5 - 3m. Mật độ chia cắt >2km/km2. Đồng bằng tích tụ cao ở xã Hồng
Tiến đất thấp, có độ cao dưới 1m. Do nằm ngay ven sông Hồng cách Vườn quốc
gia Xuân Thủy 25 km nên nước mặn có thể xâm nhập vào vùng sâu trong sông.
Đây là một điều kiện thuận lợi cho việc mở rộng diện tích có Rươi sinh sống và
thuận lợi cho tập tính di cư sinh sản của Rươi.
Lưu vực sông Hồng dài khoảng 1.500 km; đoạn hạ lưu qua Việt Nam dài trên
500km, lưu vực bao gồm: Trung Quốc, Lào và Việt Nam; tính đến Sơn Tây (Trung
Quốc) diện tích lưu vực khoảng 143.700 km2. Lưu lượng QTX = 3.000 - 4.000m3/s;
Qmax = 6.000m3/s. Sông Hồng đoạn chảy qua xã Hồng Tiến có chiều rộng trung
bình khoảng 350  400 m, chảy qua huyện Tiền Hải và huyện Giao Thủy tỉnh Nam
Định ra phía của biển.
1.3.4. Đặc điểm các yếu tố thủy lý, thủy hóa
Nước biển xâm nhập vào các cửa sông khá sâu vào đất liền, 22 km đối với

sông Hồng với nồng độ muối 5 - 10‰. Độ cao thủy triều và sự nhiễm mặn hạ lưu
các cửa sông là điều kiện thuận lợi để chuyển đổi một số diện tích sang vùng Rươi
kết hợp lúa và cáy.
Vùng ngồi cửa sơng Hồng do 2 tỉnh Thái Bình và Nam Định quản lý, gồm
có: Vườn quốc gia Xuân Thủy và khu vực rừng ngập mặn thuộc xã Nam Phú huyện
Tiền Hải. Những tấm thảm thực vật thủy sinh ở vùng ven sông, cửa sông là cỗ máy
sinh học nhằm nhiệm vụ điều hịa về mặt khí hậu và đặc biệt là chúng có thể làm
sạch mơi trường nước/đất. Đây cũng là môi trường sinh sản của các đối tượng thủy
sản. Tuy nhiên, vùng đất bãi bồi và khu vực rừng ngập mặn này được chuyển đổi
sang các hoạt động nuôi trồng thủy sản với các đối tượng ni có giá trị kinh tế cao
như tơm sú, tơm thẻ, ngao,... làm mất diện tích rừng ngập mặn ven xã Nam Phú,
thu hẹp dần bãi đẻ, bãi sinh sản của đối tượng thủy sản và nhất là đối tượng Rươi.
Nguồn nước mặt trên địa bàn xã bao gồm nước mặt trong: sông Hồng, hệ
thống sông nội đồng và trong hệ thống ao hồ.

15


Hệ thống sơng nội đồng: có mạng lưới khá dày đặc, với mật độ 2,54 km/km2.
Hệ thống sông nội đồng lấy nguồn nước mặt trực tiếp từ các sông Hồng. Hệ thống
ao hồ: nằm phần lớn trong các khu dân cư phân bố khắp địa bàn xã chứa một phần
nguồn nước mặt của xã.
Qua báo cáo đánh giá hiện trạng mơi trường tỉnh giai đoạn 2011-2017, kết quả
phân tích mẫu nước trên các sông Hồng vào 2 mùa (mùa khô và mùa mưa) cho
thấy, diễn biến chất lượng nước trên sông Hồng như sau: các thông số pH, DO, Fe,
Cu, As, Pb, Cd, Hg, chất hoạt động bề mặt, chlordane, coliform tại các thời điểm
được quan trắc đều nằm trong giới hạn cho phép theo QCVN 08:2015/BTNMT.
Chất lượng nước sông Hồng bị ô nhiễm bởi hàm lượng các chất hữu cơ (COD,
BOD5).
1.3.5. Điều kiện kinh tế - xã hội

Năm 2018, tổng giá trị sản xuất và thu nhập đạt 139,063 tỷ đồng. Trong đó,
nơng, lâm, thủy sản đạt 79,03 tỷ đồng chiếm 55%; Công nghiêp, xây dựng cơ bản
đạt 30,2 tỷ đồng chiếm 22%; Thương mại, dịch vụ và thu khác đạt 32,8 tỷ đồng
chiếm 23% trong cơ cấu kinh tế xã. Thu nhập bình quân hộ dân từ 40 đến 50 triệu
đồng/năm.

Hình 1.2. Cơ cấu giá trị sản xuất xã Hồng Tiến năm 2018 (%)
Năng suất lúa bình quân đạt 133,1 tạ/ha, sản lượng thóc đạt 4.379 tấn. Sản
lượng cói đạt 522 tấn, giá trị thu nhập khoảng 520 triệu đồng. Tổng diện tích cây

16


màu: Cây màu hè đạt 43 ha, chủ yếu là ngơ, ớt, bầu bí và đậu đỗ các loại; Cây màu
vụ đông đạt 63 ha, chủ yếu là ngô, bầu, bí, rau màu các loại.
Về chăn ni: Đàn trâu, bị là 303 con, đàn lợn có 9.610 con, trong đó đàn lợn
nái là 560 con, đàn lợn thịt là 650 con, đàn lợn sữa là 8400 con. Đàn gia cầm, thuỷ
cầm khoảng: 26.000 con, trong đó đàn gà khoảng 18.000 con. Đàn vịt đẻ khoảng
4.500 con. Đàn vịt thịt khoảng 3.500 con.
Về nuôi trồng và khai thác thủy sản: Tổng diện tích ni trồng thủy sản là
90,6 ha, ước thu từ nuôi trồng thủy sản đạt khoảng 30 tỷ đồng. Khai thác đánh bắt
thủy hải sản đạt trên 20 tỷ đồng. Nuôi trồng thủy sản phát triển mạnh các đối tượng
có giá trị cao như Cá Vược; Ba Ba; Tơm Thẻ chân trắng. Đối với các loại sản vật tự
nhiên như; Rươi, Cáy khoanh vùng thu hoạch.
Khu vực vùng Rươi tại xã Hồng Tiến nằm ven sơng Hồng có diện tích khoảng
50 ha. Diện tích phân chia vùng trồng lúa phía trong bằng hệ thống đê rộng 4 m.
Đây là khu vực lấy nước trực tiếp từ sông Hồng và con nước lên xuống theo chế độ
thủy triều, độ mặn dao động từ 0 đến 10‰. Tồn bộ diện tích ruộng được giao
người dân quản lý sử dụng, đất sử dụng được giao 50 năm do huyện trực tiếp giao
quyền sử dụng đất và quản lý.

Hiện nay, nguồn lợi Rươi tại xã Hồng Tiến chỉ dừng lại ở khoanh vùng tự
nhiên có Rươi sinh sống, người dân bước đầu có tiến hành đắp bờ bao, hệ thống
kênh mương, cửa cống để chủ động tháo nước, rửa bãi và lấy giống, bãi được trồng
cói hoặc lúa cung cấp nơi trú ẩn cho Rươi phát triển. Ngồi ra, người dân cịn tiến
hành cải tạo đáy ruộng bằng cày bừa tạo độ tơi xốp và tăng dinh dưỡng khu vực
bùn đáy ao lấy giống thả tự nhiên và thu hoạch.
Có hai hình thức khoanh vùng thu Rươi tự nhiên, Rươi kết hợp với trồng lúa
01 vụ/năm, vụ lúa được trồng vụ hè thu gần với thời điểm thu sản lượng thu Rươi
lớn nhất trong năm. Hình thức khoanh vùng Rươi kết hợp với trồng cói vừa là nơi
trú ẩn vừa cung cấp mùn bã hữu cơ cho Rươi.

17


×