Tải bản đầy đủ (.pdf) (121 trang)

Tổn thương sinh kế và lựa chọn giải pháp thích ứng biến đổi khí hậu của các cộng đồng dân tộc thiểu số tại xã mỏ vàng văn yên yên bái

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (8.29 MB, 121 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA CÁC KHOA HỌC LIÊN NGÀNH

NGUYỄN THỊ BÍCH

TỔN THƢƠNG SINH KẾ VÀ LỰA CHỌN GIẢI PHÁP THÍCH ỨNG
BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU CỦA CÁC CỘNG ĐỒNG DÂN TỘC THIỂU SỐ
TẠI XÃ MỎ VÀNG, VĂN YÊN, YÊN BÁI

LUẬN VĂN THẠC SĨ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

HÀ NỘI – 2019


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA CÁC KHOA HỌC LIÊN NGÀNH

NGUYỄN THỊ BÍCH

TỔN THƢƠNG SINH KẾ VÀ LỰA CHỌN GIẢI PHÁP
THÍCH ỨNG BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU CỦA CÁC CỘNG ĐỒNG
DÂN TỘC THIỂU SỐ TẠI XÃ MỎ VÀNG, VĂN YÊN, YÊN BÁI

LUẬN VĂN THẠC SĨ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
Chuyên ngành: BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
Mã số: 8900201.01QTD

Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS Nguyễn An Thịnh

HÀ NỘI – 2019



LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này là cơng trình nghiên cứu do cá nhân tơi thực hiện
dƣới sự hƣớng dẫn khoa học của PGS.TS Nguyễn An Thịnh, khơng sao chép các cơng
trình nghiên cứu của ngƣời khác. Số liệu và kết quả của luận văn chƣa từng đƣợc cơng
bố ở bất kì một cơng trình khoa học nào khác.
Các thông tin thứ cấp sử dụng trong luận văn có nguồn gốc rõ ràng, đƣợc trích
dẫn đầy đủ, trung thực và đúng qui cách.
Tơi hồn tồn chịu trách nhiệm về tính xác thực và nguyên bản của luận văn.
Tác giả

Nguyễn Thị Bích

i


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu tại Khoa Các khoa học liên ngành,
Đại học Quốc gia Hà Nội; tác giả đã nhận đƣợc rất nhiều sự giúp đỡ của thầy cơ, bạn
bè và gia đình. Trƣớc hết tác giả xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới thầy PGS.TS Nguyễn
An Thịnh (Trƣờng Đại học Kinh tế, ĐHQGHN) đã tâm huyết hƣớng dẫn và giúp đỡ
tác giả. Tác giả cũng xin chân thành cảm ơn tới GS. Sarah Tunner (Trƣờng Đại học
tổng hợp McGill, Canada) đã tài trợ học bổng cho nghiên cứu này.
Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới quý thầy, cô giáo Khoa các khoa học
liên ngành, ĐHQGHN. Quý thầy, cô đã giảng dạy, truyền đạt kiến thức, tạo điều kiện
cho học viên trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và thực hiện luận văn.
Đồng thời, trong quá trình nghiên cứu, tác giả đã nhận đƣợc sự giúp đỡ rất tận
tình của UBND xã Mỏ Vàng, trƣởng thơn, bà con ngƣời Dao, ngƣời Mơng. Chính
những sự giúp đỡ q báu đó, đã góp phần giúp tác giả đạt đƣợc kết quả nghiên cứu
này.

Do những giới hạn về kiến thức, kinh nghiệm, thời gian nên khơng tránh khỏi
những thiếu sót. Vì vậy, tác giả rất mong nhận đƣợc ý kiến đóng góp q báu của q
thầy cơ, các nhà nghiên cứu và các anh, chị học viên.
Xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, ngày 19 tháng 01 năm 2019
Tác giả

Nguyễn Thị Bích

ii


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................. ii
MỤC LỤC ..................................................................................................................... iii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ......................................................................................iv
DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ ....................................................................................vi
DANH MỤC HÌNH .................................................................................................... viii
MỞ ĐẦU .........................................................................................................................1
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN ...........................4
1.1. Tổng quan các cơng trình nghiên cứu .......................................................................4
1.2. Cơ sở lý luận ...........................................................................................................14
CHƢƠNG 2. CÁCH TIẾP CẬN, PHƢƠNG PHÁP VÀ KHU VỰC NGHIÊN CỨU22
2.1. Cách tiếp cận ..........................................................................................................22
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu ........................................................................................23
2.3. Tổng quan về khu vực nghiên cứu .........................................................................30
CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ................................................................ 42
3.1. Tác động của thiên tai và biến đổi khí hậu đến sinh kế..........................................42
3.2. Xây dựng bộ chỉ số tổn thƣơng sinh kế ..................................................................45

3.3. Tính tốn và so sánh chỉ số tổn thƣơng sinh kế (LVI) giữa cộng đồng ngƣời Mông
và ngƣời Dao .................................................................................................................56
3.4. Tính tốn và so sánh chỉ số tổn thƣơng sinh kế theo khung IPCC giữa cộng đồng
ngƣời Mông và ngƣời Dao ............................................................................................64
3.5. Tính tốn và so sánh chỉ số ảnh hƣởng sinh kế (LEI) giữa cộng đồng ngƣời Mông
và ngƣời Dao .................................................................................................................67
3.6. Đánh giá tổng thể về tổn thƣơng sinh kế do biến đổi khí hậu giữa cộng đồng ngƣời
Mông và ngƣời Dao .......................................................................................................70
3.7. Đề xuất giải pháp kép thích ứng biến đổi khí hậu và phát triển sinh kế bền vững 73
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ................................................................................77
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................79
PHỤ LỤC ........................................................................................................................ a

iii


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt
ADB
AC
BĐKH
E
DEM

Nguyên nghĩa
Ngân hàng phát triển Châu Á
(Asian Development Bank)
Năng lực thích ứng
(Adaptive Capacity)
Biến đổi khí hậu

Mức độ phơi nhiễm
(Exposure)
Mơ hình số độ cao
(DEM-Digital Elevation Model)

DEF

Hiệu ứng thiết kế design effect DEFF

FAO

Tổ chức Lƣơng thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc
(Food và Agriculture Organization of the United Nations)

GIS
IPCC
ILO
LEI
LVI

ODPM

Hệ thống thông tind địa lý
(Ggeographic Information System)
Ủy ban liên chính phủ về BĐKH
(Intergovernmental Panel on Climate Change)
Tổ chức Lao động Quốc tế
(International Labour Organization)
Chỉ số ảnh hƣởng sinh kế
(Livelihood Effect Index)

Chỉ số tổn thƣơng sinh kế
(Livelihood Vulnerability Index)
Văn phòng dự phòng và quản lý thiên tai, Cộng hoà
Trinidad và Tobago
Office of Disaster Preparedness và Management -

PRA
SL
S
TDBTT

Đánh gia nơng thơn có sự tham gia của ngƣời dân
(Participatory Rural Appraisal)
Sinh kế bền vững
(Sustainable Livelihood)
Nhạy cảm
(Sensitivity)
Tính dễ bị tổn thƣơng
iv


(Vulnerability)
TIN
UNICEF
UNDP

Mơ hình lƣới dữ liệu tam giác khơng đều
(Triangle Irregular Nework)
Quỹ nhi đồng Liên Hiệp Quốc
(The United Nations Children's Fund)

Chƣơng trình Phát triển Liên Hợp Quốc
(United Nations Development Programme)

VCA

WB
WHO

Ngân hàng thế giới
(World Bank)
Tổ chức y tế thế giới (World Health Organization)

v


DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ
Bảng 1.1. Sự đóng góp của các yếu tố chính trong tổn thƣơng sinh kế LVI-IPCC ......20
Bảng 1.2. Sự đóng góp của các yếu tố chính trong chỉ số ảnh hƣởng sinh kế LVI-IPCC
.......................................................................................................................................21
Biểu đồ 2.1. Cơ cấu sử dụng đất xã Mỏ Vàng năm 2017 ..............................................33
Biểu đồ 2.2. Thành phần dân tộc tại xã Mỏ Vàng .........................................................33
Bảng 2.1. Biến đổi nhiệt độ trung bình năm của tỉnh Yên Bái .....................................39
so với thời kì 1986 – 2005 theo kịch bản RCP ..............................................................39
Bảng 2.2. Biến đổi nhiệt độ trung bình các mùa của tỉnh Yên Bái ...............................39
so với thời kì 1986 – 2005 theo kịch bản RCP 4.5 ........................................................39
Bảng 2.3. Biến đổi nhiệt độ trung bình các mùa của tỉnh Yên Bái ...............................40
so với thời kì 1986 – 2005 theo kịch bản RCP 8.5 ........................................................40
Bảng 2.4. Biến đổi lƣợng mƣa năm của tỉnh Yên Bái...................................................40
so với thời kì 1986 – 2005 theo kịch bản RCP ..............................................................40
Bảng 2.5. Biến đổi lƣợng mƣa theo mùa của tỉnh Yên Bái ...........................................41

so với thời kì 1986 – 2005 theo kịch bản RCP 4.5 ........................................................41
Bảng 2.6. Biến đổi lƣợng mƣa theo mùa của tỉnh Yên Bái ...........................................41
so với thời kì 1986 – 2005 theo kịch bản RCP 8.5 ........................................................41
Bảng 3.1. Những biểu hiện của BĐKH ảnh hƣởng đến sinh kế của cộng đồng ngƣời
Dao và ngƣời Mông xã Mỏ Vàng, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái ................................ 43
Bảng 3.2. Mô tả các yếu tố chính, phụ theo chỉ số tổn thƣơng sinh kế (LVI) tại xã Mỏ
Vàng, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái .............................................................................47
Bảng 3.3. Mơ tả các yếu tố chính, phụ theo LVI-IPCC tại xã Mỏ Vàng, huyện Văn
Yên, tỉnh Yên Bái ..........................................................................................................52
Bảng 3.4. Mô tả vốn con ngƣời sử dụng trong chỉ số LEI tại xã Mỏ Vàng, huyện Văn
Yên, tỉnh Yên Bái ..........................................................................................................54
vi


Bảng 3.5. Mô tả vốn tự nhiên sử dụng trong chỉ số LEI tại xã Mỏ Vàng, huyện Văn
Yên, tỉnh Yên Bái ..........................................................................................................55
Bảng 3.6. Mô tả vốn xã hội sử dụng trong chỉ số LEI tại

xã Mỏ

Vàng, huyện Văn Yên, tỉnh n Bái .............................................................................55
Bảng 3.7. Mơ tả vốn tài chính sử dụng trong chỉ số LEI

tại xã

Mỏ Vàng, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái ......................................................................56
Bảng 3.8. Mô tả vốn tự nhiên sử dụng trong chỉ số LEI

tại xã


Mỏ Vàng, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái ......................................................................56
Bảng 3.9. Tổng hợp kết quả LVI của cộng đồng ngƣời Mông và ngƣời Dao xã Mỏ
Vàng, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái. ............................................................................62
Bảng 3.10. Giá trị LVI-IPCC của cộng đồng ngƣời Mông và ngƣời Dao tại xã Mỏ
Vàng, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái .............................................................................66
Bảng 3.11. Kết quả chỉ số ảnh hƣởng sinh kế LEI của cộng đồng ngƣời Mông và
ngƣời Dao ......................................................................................................................69
xã Mỏ Vàng, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái .................................................................69
Biểu đồ 3.3. Biểu diễn chỉ số ảnh hƣởng sinh kế của cộng đồng ngƣời Mông và ngƣời
Dao tại xã Mỏ Vàng, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái .....................................................70
Bảng 3.12. Giải pháp cụ thể cho cộng đồng ngƣời Mông và ngƣời Dao xã Mỏ Vàng,
huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái........................................................................................74

vii


DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Khu vực Hindu Kush – Himalaya ...................................................................7
Hình 1.2. Khung sinh kế bền vững của DFID ...............................................................16
Hình 2.1. Phƣơng pháp kết hợp 3 chỉ số LVI, LVI-IPCC và LEI .................................29
Hình 2.2. Vị trí địa lý, Sử dụng đất và phân bố tộc ngƣời ở xã Mỏ Vàng, huyện Văn
Yên, tỉnh Yên Bái ..........................................................................................................31
Hình 2.3. Xu thế diễn biến chuẩn sai nhiệt độ trung bình tại trạm Văn Chấn trong giai
đoạn 1961 – 2010 ..........................................................................................................38
Hình 2.4. Diễn biến dịng chảy trung bình thập kỷ .......................................................38
trên hệ thống sơng Hồng thời kỳ 1980 – 2009 ..............................................................38
Hình 3.1. Mối liên hệ giữa ba chỉ số đánh giá tổn thƣơng sinh kế LVI, LVI-IPCC, LEI
giữa cộng đồng ngƣời Mông và ngƣời Dao xã Mỏ Vàng, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái
.......................................................................................................................................72


viii


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Biến đổi khí hậu đang diễn ra trên toàn cầu (Adger và cộng sự, 2005; Abid và
cộng sự, 2015), đe dọa đến sinh kế địa phƣơng, đặc biệt là tại các khu vực miền núi,
vùng sâu, vùng xa và vùng khó tiếp cận (Chambwera và cộng sự, 2010; Christian Aid,
2010). Miền núi phía Bắc của Việt Nam chịu tác động của thiên tai và dễ bị tổn thƣơng
do biến đổi khí hậu (ADC, 2014). Do khu vực này có tỷ lệ nghèo đói cao, dân tộc thiểu
số chiếm tỷ lệ lớn (48,6%), tỷ lệ mù chữ cao, nông nghiệp và cơ sở hạ tầng hạn chế
(Brodnig và Prasad, 2010). Cộng đồng dân tộc thiểu số là một trong những nhóm dễ bị
tổn thƣơng do phụ thuộc vào sinh kế nông nghiệp, tỷ lệ đói nghèo cao, năng suất nơng
nghiệp thấp và hạn chế tiếp cận tín dụng (Brodnig và cộng sự, 2010; UBND tỉnh Yên
Bái, 2011).
Mỏ Vàng là xã vùng cao của huyện Văn n có địa hình chia cắt phức tạp, mặc
dù diện tích tự nhiên rộng nhƣng thiếu diện tích đất canh tác. Đây là nơi cƣ trú chủ yếu
của đồng bào các dân tộc thiểu số, trong đó ngƣời Mơng (26% dân số) và ngƣời Dao
(chiếm 64% dân số) với nguồn thu nhập phần lớn từ nông nghiệp, chiếm 75% tổng
nguồn thu nhập (UBND xã Mỏ Vàng, 2017b). Xã Mỏ Vàng là vùng nguyên liệu quế
nổi tiếng của tỉnh Yên Bái, đóng góp quan trọng trong cơ cấu thu nhập của ngƣời dân
địa phƣơng. Tuy nhiên, xã đang gặp một số thách thức đối với địa hình chia cắt phức
tạp, làm gia tăng tác động và thiệt hại do thiên tai; diện tích đất thuận lợi sản xuất nơng
nghiệp thấp. Điều đó làm ảnh hƣởng tới an ninh lƣơng thực; giao thơng chủ yếu là
đƣờng đất nên gây khó khăn trong sinh hoạt, sản xuất (nhất là vào mùa mƣa). Sức
cạnh tranh trong nền kinh tế cịn yếu, hàng hóa, dịch vụ phát triển ở quy mô nhỏ lẻ,
manh mún, chƣa thực sự thu hút thị trƣờng; lực lƣợng lao động có trình độ thấp
(UBND xã Mỏ Vàng, 2017b). Mặc dù cộng đồng ngƣời Mông và ngƣời Dao cƣ trú
trong cùng một xã, tuy nhiên sự khác biệt về địa lý địa phƣơng và bối cảnh kinh tế xã
hội nên chịu ảnh hƣởng từ thiên tai và biến đổi khí hậu khác nhau đến sinh kế.

Cho đến nay, số lƣợng nghiên cứu về tính dễ bị tổn thƣơng sinh kế và sự khác
biệt về tổn thƣơng giữa các cộng đồng dân tộc thiểu số ở vùng núi khơng có nhiều.
Mặc dù sinh kế bền vững là rất cần thiết trong nỗ lực thích ứng với biến đổi khí hậu
(Trần Thọ Đạt và cộng sự, 2014). Tuy nhiên, chƣa có khung cụ thể để phân tích tính
1


dễ tổn thƣơng của sinh kế đối với biến đổi khí hậu (Reed và cộng sự, 2013). Tiếp cận
khung sinh kế bền vững (SLF) trƣớc đây thƣờng chú ý đến những cú sốc nhƣ dịch
bệnh, xung đột, nhƣng phân tích đƣợc sự phức tạp của phát triển nông thôn (Chambers
và cộng sự 1992; Van Dillen 2003; Solesbury, 2003; Knutsson, 2006); hạn chế trong
giải quyết các vấn đề của độ nhạy và khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu (Hahn và
cộng sự, 2009). Nghiên cứu của Hahn và cộng sự (2009) sử dụng chỉ số tổn thƣơng
sinh kế (LVI), LVI-IPCC đã khắc phục đƣợc những hạn chế này.
Do đó, nghiên cứu này đƣợc thực hiện nhằm xác định tính dễ bị tổn thƣơng sinh
kế với biến đổi khí hậu bằng cách áp dụng ba chỉ số tổng hợp khác nhau (LVI, LVIIPCC và LEI) cho cộng đồng dân ngƣời Mông và ngƣời Dao. Xuất phát từ những lý do
kể trên, đề tài luận văn “Tổn thương sinh kế và lựa chọn giải pháp thích ứng biến
đổi khí hậu của các cộng đồng dân tộc thiểu số tại xã Mỏ Vàng, huyện Văn Yên,
tỉnh Yên Bái” đã đƣợc lựa chọn nghiên cứu và hoàn thành.
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nhiệm cụ nghiên cứu
Mục tiêu: ―Đề xuất đƣợc các giải pháp thích ứng BĐKH trên cơ sở tích hợp các
bộ chỉ số đánh giá tính dễ bị tổn thƣơng sinh kế do BĐKH đối với hai cộng đồng
ngƣời Mông và ngƣời Dao tại xã Mỏ Vàng, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái‖.
Để thực hiện đƣợc mục tiêu trên, các nhiệm vụ cần đƣợc thực hiện sau đây:
- Tổng luận các cơng trình nghiên cứu, xây dựng cơ sở lý luận, cách tiếp cận và
phƣơng pháp nghiên cứu tính dễ bị tổn thƣơng sinh kế.
- Nghiên cứu diễn biến khí hậu trong quá khứ và kịch bản biến đổi khí hậu tại xã
Mỏ Vàng.
- Phân tích sinh kế của cộng đồng ngƣời Mông và ngƣời Dao.
- Xây dựng bộ chỉ số tổn thƣơng sinh kế.

- Xác định giá trị chỉ số tổn thƣơng sinh kế (LVI), chỉ số tổn thƣơng sinh kế theo
khung của IPCC (LVI-IPCC), chỉ số ảnh hƣởng sinh kế (LEI) cho hai nhóm cộng đồng
Mơng và Dao. Xây dựng mơ hình quan hệ giữa 3 nhóm chỉ số.
-Đề xuất các giải pháp lựa chọn thích ứng với biến đổi khí hậu của cộng đồng
ngƣời Mơng và ngƣời Dao.
2


3. Phạm vi nghiên cứu
a) Phạm vi không gian
Khu vực nghiên cứu đƣợc lựa chọn là xã Mỏ Vàng thuộc huyện Văn Yên, tỉnh
Yên Bái, gồm 11 thôn bản với tổng diện tích đất tự nhiên là 9.955 ha.
b) Phạm vi thời gian
 Nghiên cứu diễn biến các yếu tố khí hậu trong quá khứ từ năm 1961- 2016.
 Số liệu thiên tai thu thập trong từ năm 2010 đến năm 2017.
c) Phạm vi khoa học
 Đánh giá tổn thƣơng sinh kế dựa trên mô phỏng bộ chỉ số tổn thƣơng sinh kế
(LVI), LVI – IPCC, chỉ số ảnh hƣởng sinh kế (LEI) áp dụng cho khu vực nghiên cứu.
 Đánh giá tổn thƣơng sinh kế cho 2 cộng đồng dân tộc Mông và Dao.
 Giới hạn xem xét các hiện tƣợng thiên tai điển hình trong bối cảnh biến đổi
khí hậu, bao gồm: mƣa lớn, lũ quét, sạt lở, rét đậm, rét hại.
4. Câu hỏi nghiên cứu
 Có sự khác nhau nhƣ thế nào về mức độ tổn thƣơng sinh kế do BĐKH giữa
cộng đồng ngƣời Dao và cộng đồng ngƣời Mông tại xã Mỏ Vàng?
 Những giải pháp nào phù hợp cho cộng đồng ngƣời Dao và ngƣời Mơng để
đạt mục tiêu kép thích ứng BĐKH và phát triển sinh kế địa phƣơng?
5. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và phụ lục, luận văn gồm 3 chƣơng nội dung:
- Chƣơng 1: Tổng quan nghiên cứu và cơ sở lý luận.
- Chƣơng 2: Cách tiếp cận, phƣơng pháp và khu vực nghiên cứu.

- Chƣơng 3: Kết quả và thảo luận.

3


CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1. Tổng quan các cơng trình nghiên cứu
1.1.1. Các nghiên cứu về tính dễ bị tổn thƣơng sinh kế do biến đổi khí hậu
1.1.1.1. Tổn thương sinh kế trong bối cảnh BĐKH
Biến đổi khí hậu đe dọa đến sinh kế và cuộc sống của hàng triệu ngƣời nghèo bởi
sinh kế của ngƣời nghèo phụ thuộc trực tiếp các lĩnh vực, nguồn tài nguyên nhạy cảm
với BĐKH nhƣ nông nghiệp, lâm nghiệp, tài nguyên đất, nƣớc (Kaushik và cộng sự,
2015; Yamba và cộng sự, 2017). Biến đổi khí hậu sẽ làm trầm trọng hơn các mối đe
dọa đến sinh kế và an ninh lƣợng thực (Pachauri và cộng sự, 2014).
a. Đánh giá tổn thương sinh kế sử dụng chỉ số
Trong bối cảnh BĐKH và sự cần thiết của sinh kế bền vững, đánh giá tính dễ bị
tổn thƣơng thƣờng đƣợc thực hiện thông qua phƣơng pháp sử dụng chỉ số (Qaisrani và
cộng sự, 2018). Trên thế giới, đã có nhiều nghiên cứu đánh giá tổn thƣơng sinh kế do
BĐKH sử dụng các chỉ số nhƣ một số nghiên cứu của Ellis (2000); Senbeta (2009).
Ellis (2000) đánh giá tính dễ bị tổn thƣơng của chiến lƣợc sinh kế nông thôn
trong bối cảnh cụ thể của các nƣớc đang phát triển. Tác giả đã sử dụng phƣơng pháp
tiếp cận khung sinh kế bền vững (SL) với các chỉ số nhƣ: vốn con ngƣời, cơ sở hạ
tầng, tài chính. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng, đa dạng sinh kế là một vấn đề quan
trọng ở nơng thơn, nhƣng thƣờng ít đƣợc quan tâm trong xây dựng chính sách. Các hệ
thống sinh kế đa dạng sẽ ít bị tổn thƣơng, bền vững về mặt thời gian, thích nghi tích
cực với những hồn cảnh thay đổi. Vốn con ngƣời là chìa khóa để đa dạng sinh kế
thành cơng, ngồi ra cần cải thiện cơ sở hạ tầng, cải thiện chƣơng trình tín dụng vi mơ
ở nông thôn của các nƣớc nghèo, trao quyền cho ngƣời phụ nữ về đất đai và các vấn đề
xã hội.
Senbeta (2009) đánh giá tác động của Biến đổi khí hậu lên sinh kế, tính dễ bị tổn

thƣơng và cơ chế đối phó – nghiên cứu điển hình ở khu vực tây Arisi, Ethiopia. Tác
giả phát triển khung phân tích đánh giá tính dễ bị tổn thƣơng sinh kế dựa trên khung
nghiên cứu của (Ford và Smit, 2004). Khung này là sự kết hợp của đánh giá tác động,
đánh giá tổn thƣơng, và chiến lƣợc đối phó với các tác động bất lợi của khí hậu. Kết
quả nghiên cứu cho thấy, tác động của BĐKH làm trầm trọng thêm tính dễ bị tổn
thƣơng sinh kế đối của khu vực. Trong đó, sinh kế của các vùng trung du và vùng thấp
4


chịu tác động tiêu cực của BĐKH đến sinh kế. Thêm vào đó, tính dễ bị tổn thƣơng
sinh kế càng trầm trọng hơn do trong vùng thiếu đất và nƣớc cho sản xuất nơng
nghiệp, tình trạng thất nghiệp.
b. Đánh giá tổn thương sinh kế sử dụng khung kết hợp
Reed và cộng sự (2013) đã kết hợp các khung phân tích để đánh giá tính dễ bị tổn
thƣơng sinh kế với biến đổi khí hậu và phân tích lựa chọn thích ứng. Tác giả cho rằng
sự hiểu biết hiện tại về tính dễ bị tổn thƣơng sinh kế với BĐKH là dựa trên tập hợp các
lý thuyết, phƣơng pháp khác nhau. Vì vậy, nghiên cứu này đã sử dụng kết hợp các
khung phân tích bao gồm: dịch vụ hệ sinh thái, thuyết khuếch tán cải tiến (Diffusion of
innovation), thuyết học tập xã hội, quản lý thích ứng và quản lý chuyển tiếp). Khung
phân tích giải thích tính dễ bị tổn thƣơng sinh kế do BĐKH thơng qua 4 khía cạnh:
1) Kịch bản tích hợp: xem xét ảnh hƣởng đến sinh kế trong tƣơng lai kết hợp với
kịch bản BĐKH.
2) Phát triển chiến lƣợc sinh kế của ngƣời dân thông qua sự thay đổi của các vốn
sẵn có.
3) Tính đến các yếu tố phức tạp: bối cảnh và tính thích ứng của các cá nhân khác
nhau.
4) Xem xét khả năng lựa chọn giữa các thích ứng tiềm năng.
Đồng thời khung phân tích này giúp xác định và làm giảm tính dễ bị tổn thƣơng
đối với BĐKH. Nghiên cứu này đề xuất nhu cầu cần thiết trong nghiên cứu đa ngành
để đánh giá tính dễ bị tổn thƣơng của sinh kế đối với BĐKH.

c. Đánh giá tổn thương sinh kế sử dụng lập bản đồ nhận thức
Một hƣớng nghiên cứu khác trong đánh giá tổn thƣơng sinh kế sử dụng phƣơng
pháp lập bản đồ nhận thức (FCM) của các tác giả (Murungweni và cộng sự, 2011);
(Singh và cộng sự, 2014).
Murungweni và cộng sự (2011) sử dụng cơng cụ FCM cho phép phân tích và tìm
hiểu đƣợc những tổn thƣơng sinh kế vùng Đơng Nam Zimbabwe. Quy trình bao gồm
bốn bƣớc: (1) Khảo sát và phỏng vấn để xác định các loại sinh kế chính; (2) Mơ tả các
loại sinh kế cụ thể theo định dạng hệ thống sử dụng bản đồ nhận thức mờ (FCMs), một
cơng cụ bán định lƣợng mơ hình hệ thống dựa trên kiến thức của ngƣời dân; (3) Liên
kết các biến FCM bằng cách gắn trọng số; (4) Xác định và áp dụng các kịch bản để
5


hình dung các ảnh hƣởng của hạn hán và thay đổi ranh giới của cơng viên đối với tài
chính và an ninh lƣơng thực của hộ gia đình.
Tác giả cho rằng, hạn chế khi sử dụng phƣơng pháp FCM là khơng đƣa ra cái
nhìn sâu sắc về việc phải mất bao lâu để hệ thống ổn định sau khi xáo trộn. Ví dụ, khi
gia súc chết trong một trận hạn hán, hoặc mất bao lâu để các hộ gia đình bị ảnh hƣởng
trở về cuộc sống bình thƣờng. Đồng thời, kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng, chính sách
nhƣ những thay đổi tình huống ở biên giới có thể làm trầm trọng thêm tính dễ bị tổn
thƣơng đối với biến đổi khí hậu, nó làm tăng nhạy cảm của sinh kế.
Singh và cộng sự (2014) đã sử dụng phƣơng pháp lập bản đồ nhận thức mờ
(FCM) trong đánh giá tổn thƣơng sinh kế cho hộ chăn nuôi nghèo ở Bhilwara, miền
tây Ấn Độ. Kết quả cho thấy rằng, vốn tài chính và tự nhiên dễ bị tổn thƣơng nhất với
BĐKH. Sinh kế nông nghiệp dễ bị tổn thƣơng do BĐKH cụ thể theo mùa hè, mùa
đông và lƣợng mƣa. Tác giả cùng chỉ ra rằng, phƣơng pháp đánh giá tính dễ bị tổn
thƣơng sử dụng FCM có những điểm mạnh:
1) FCM là đánh giá khả năng nắm bắt các tƣơng tác liên kết với nhau, xảy ra
trong hệ thống khí hậu – con ngƣời – môi trƣờng.
2) Phƣơng pháp này có thể sử dụng ở các quy mơ khác nhau, khơng nhiết thiết

phải ở cấp hộ gia đình.
Tuy nhiên, FCM có những hạn chế nhƣ: ý kiến của ngƣời tham gia, quan niệm
đều đƣợc mã hóa trong bản đồ.
1.1.1.2. Tổn thương sinh kế ở miền núi
Tổn thƣơng sinh kế ở miền núi đƣợc nhiều nhà nghiên cứu quan tâm, các cơng
trình nghiên cứu thƣờng tập trung vào khu vực miền núi. Khu vực này có vai trị quan
trọng với khí hậu và biến đổi khí hậu nhƣ: Rocky Mountains, Hindu Kush-Himalaya,
European Alps (Kohler và cộng sự, 2006; Lama, 2009; Jodha, 1990).
Khu vực Hindu Kush-Himalaya mở rộng trên tám quốc gia châu Á bao gồm:
Afghanistan, Bangladesh, Bhutan, Trung Quốc, Ấn Độ, Myanmar, Nepal và Pakistan.
Phần lớn ngƣời dân ở vùng này phụ thuộc vào nông nghiệp và tài nguyên thiên nhiên
là nguồn sinh kế (Hoermann và cộng sự, 2010). Khu vực này có giá trị lớn về thủy
văn, sinh học, văn hóa (Sandhu và cộng sự, 2014) đóng vai trị quan trọng đối với khí
6


hậu và BĐKH. Biến đổi khí hậu là một mối quan tâm lớn đối với tồn bộ vùng
Himalaya, vì tốc độ tăng nhiệt độ cao hơn đáng kể so với mức trung bình tồn cầu
(IPCC, 2007). Tính bền vững của các hệ sinh thái núi và sinh kế của ngƣời dân ở HKH
có thể trầm trọng thêm do bị ảnh hƣởng biến đổi khí hậu (Eriksson và cộng sự, 2009).

Hình 1.1. Khu vực Hindu Kush – Himalaya
(Nguồn: ICIMOD, 2014)

Nghiên cứu điển hình tại khu vực này là Jodha. Theo Jodha (1990) chia khu vực
miền núi thành 4 đặc trƣng cụ thể: Tính cạnh tranh (marginality); khả năng tiếp
cận/khơng thể tiếp cận (accessibility/ inaccessibility); mong manh (fragility); tính đa
dạng/thích hợp (diversity/ niche). Các đặc trƣng trên đóng vai trị quan trọng trong sử
dụng tài nguyên của cộng đồng sống ở đây. Hơn nữa, nó có thể làm giảm các lựa chọn
của cộng đồng và làm cho họ dễ bị tổn thƣơng về môi trƣờng và kinh tế.

Lama và cộng sự (2009) đánh giá tính dễ bị tổn thƣơng do BĐKH của cộng đồng
ngƣời bản địa tại các huyện Solukhumbu khu vực phía đơng của Nepal. Khu vực này
bị ảnh hƣởng của gió mùa, BĐKH làm băng ở các dịng sơng trên dãy Himalaya tan và
tạo ra nhiều hồ băng lớn. Chính điều này, sẽ làm tăng rủi ro về lũ lụt và sạt lở đất sẽ
tác động đến nông nghiệp, sinh kế. Nghiên cứu này sử dụng chỉ số đánh giá tính dễ bị
tổn thƣơng kinh tế xã hội của mỗi làng, tổng số điểm của mỗi làng chỉ ra các chỉ số tổn
thƣơng (VI). Sau đó phân loại theo TCR (Three Categorized Ranking Method) gán
7


điểm từ 1 (ít bị tổn thƣơng nhất) đến 3 (tổn thƣơng lớn nhất). Kết quả cho thấy, làng
Ghat sẽ bị tổn thƣơng cao do khả năng thích nghi yếu trƣớc những tác động của
BĐKH. Để giảm thiểu những thách thức do BĐKH đang diễn ra tại khu vực, giảm rủi
ro sẽ là điểm mấu chốt, phân tích tính dễ bị tổn thƣơng là chìa khóa cho xây dựng khả
năng phục hồi cho BĐKH. Đồng thời, việc xây dựng lòng tin của cộng đồng là rất
quan trọng và sự hỗ trợ của các tổ chức phi chính phủ (NGOs) trong giảm thiểu các tác
động của BĐKH đến khu vực.
Cũng tại khu vực dãy Himalay Macchi (2011) đã nghiên cứu khung đánh giá rủi
ro và năng lực dựa vào cộng đồng tập trung vào những kinh nghiệm và nhận thức từ
các bên liên quan của các cộng đồng miền núi. Kết quả nghiên cứu đã đánh giá sự hiểu
biết của cộng đồng sống tại miền núi về ảnh hƣởng của BĐKH, cách họ thay đổi và
ứng phó với nó. Cộng đồng ở đây đã nhận thấy BĐKH đang diễn ra ở khu vực có
những biểu hiện rõ rệt: lƣợng mƣa giảm đáng kể, khô hạn kéo dài hơn. Đặc biệt ở
Tehri và Almora, họ cảm nhận rằng mùa đông ấm hơn và ít tuyết hơn. Đồng thời,
thơng qua đánh giá năng lực dựa vào cộng đồng giúp tăng cƣờng khả năng phục hồi.
Hiện nay, cộng đồng này đã thay đổi về nhận thức với BĐKH và có những hành động
ứng phó khác nhau nhƣ: cải thiện hệ thống tƣới, bán động vật lấy sữa và chuyển sang
nuôi dê, sử dụng giống cây trồng mới, gieo hạt chậm hơn so với lịch mùa vụ hàng
năm.
Nghiên cứu của Kohler và cộng sự (2006) cho thấy các điểm cao trên dãy Rocky

trải qua thay đổi nhiệt độ so với mức trung bình tồn cầu trong vài thập kỷ gần đây, nó
gây ra những tác động bất lợi đến sinh kế của cộng đồng sống ở khu vực này.
Xenarios và cộng sự (2017) đã công bố nghiên cứu đánh giá tính dễ bị tổn
thƣơng của cộng đồng ở miền núi vùng Pamir và Thiên Sơn ở Trung Á. Nghiên cứu
này đã mơ tả tính dễ bị tổn thƣơng về kinh tế và xã hội dựa trên khái niệm về TDBTT
của IPCC (2001). Nhóm tác giả nhấn mạnh sự tăng cƣờng hợp tác giữa các viện
nghiên cứu và cộng đồng địa phƣơng, chính phủ và tƣ nhân, các cơ quan phát triển xã
hội. Sự hợp tác này nhằm xác định những rào cản, thách thức của các chiến lƣợc thích
ứng với BĐKH, cơ hội để cải thiện năng lực thích ứng của cộng đồng ở khu vực này.
Dãy núi Alps của Thụy Sĩ đang chịu tác động của BĐKH, gây ra những áp lực
đối với kinh tế xã hội lên cộng đồng sống ở vùng núi cao (Hill và cộng sự, 2010).
8


Theo nghiên cứu của Elsasser và cộng sự (2001) về tính dễ bị tổn thƣơng của
ngành cơng nghiệp tuyết ở dãy núi Alps, Thụy Sĩ. Kết quả nghiên cứu cho thấy, tƣơng
lai của du lịch mùa đông ở miền núi Thụy Sĩ phải đƣợc đánh giá lại trong bối cảnh
biến đổi khí hậu tồn cầu. Bởi BĐKH đƣợc ví nhƣ chất xúc tác, nhấn mạnh sự phân
chia giữa các khu du lịch có cơ sở hạ tầng thiên nhiên, và cơ sở hạ tầng thấp. Điều này
sẽ thúc đẩy việc mở rộng các điểm du lịch và cần thiết vốn hơn cho việc này.
1.1.2. Ứng dụng kết hợp chỉ số LVI, LEI trong nghiên cứu tổn thƣơng sinh kế do
BĐKH
1.1.2.1. Các nghiên cứu ứng dụng ở nước ngồi
Nhìn chung đánh giá tính dễ bị tổn thƣơng có rất nhiều cách tiếp cận khác nhau
O’Brien và cộng sự (2007); Soares và cộng sự (2012). Mô phỏng các chỉ số tổng hợp
ngày càng đƣợc áp dụng nhiều cho nghiên cứu đánh giá tính dễ bị tổn thƣơng Adger,
2006; Hahn và cộng sự, 2009; USAID, 2014.
Tuy nhiên, khởi đầu của chỉ số tổn thƣơng sinh kế LVI là nghiên cứu của Hahn
và cộng sự (2009). Nghiên cứu này sử dụng phƣơng pháp tổng hợp các yếu tố đƣợc
chọn để kết hợp dữ liệu khảo sát về cùng một đơn vị đo. Các yếu tố bao gồm: 1) Đặc

điểm của hộ- Socio-Demographic Profile (SDP); 2) Chiến lƣợc sinh kế - Livelihood
Strategies (LS); 3) Mạng lƣới xã hội- Social Network (SN); 4) Sức khỏe- Health (H);
5) Lƣơng thực-Food (F); 6) Nƣớc (Water (W); 7) Thiên tai và BĐKH-Natural Hazard
và Climate Variability (NDCV). Sau đó, bảy yếu tố này đƣợc tính trung bình để có
đƣợc giá trị LVI tổng thể cho từng huyện. Kết quả nghiên cứu đƣợc trình bày trong
biểu đồ nhện để cho phép so sánh tính dễ bị tổn thƣơng giữa các yếu tố chính và giữa
các khu vực.
Phƣơng pháp thứ hai để tính tốn LVI dựa trên định nghĩa về TDBTT của Ủy
ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu, nhấn mạnh tổn thƣơng sinh kế dƣới 3 góc độ
năng lực thích ứng, nhạy cảm, mức độ phơi nhiễm đƣợc gọi là phƣơng pháp LVIIPCC.
Sau khi kết hợp hai chỉ số LVI, LVI – IPCC của Hahn. Kết quả nghiên cứu cho
thấy, chi chỉ số tổn thƣơng sinh kế (LVI) quận Mabote dễ bị tổn thƣơng hơn (0,326) so
với Moma (0,316); chỉ số tổn thƣơng sinh kế tích hợp LVI-IPCC cũng cho thấy rằng
quận Mabote dễ bị tổn thƣơng hơn (0,005) so với Moma (-0,074).
9


Chỉ số LVI của Hahn và cộng sự (2009) là cơ sở cho các tổ chức phát triển và
chuyên gia y tế cơng cộng để đánh giá tính dễ bị tổn thƣơng sinh kế tác động của biến
đổi khí hậu trong các cộng đồng. Đồng thời, cung cấp thông tin để phân bổ tài nguyên
và thiết lập mục tiêu của ngành và cộng đồng dễ bị biến đổi khí hậu.
Dựa trên nền tảng nghiên cứu của Hahn và cộng sự (2009) các nghiên cứu sau
này tập trung ở nhiều khu vực khác nhau, quy mơ đa dạng và có sự điều chỉnh các chỉ
số phù hợp với khu vực nghiên cứu. Một số nghiên cứu điển hình: Etwire và cộng sự,
2013; Zhang và cộng sự, 2018; Adu và cộng sự, 2018.
Etwire và cộng sự (2013) sử dụng phƣơng pháp LVI của Hahn cho khu vực phía
thƣợng Tây, thƣợng Đơng và các khu vực phía Bắc của Ghana. Kết quả cho thấy, vùng
thƣợng Tây dễ bị tổn thƣơng về: nƣớc, lƣơng thực; vùng thƣợng Đông dễ bị tổn
thƣơng về: chiến lƣợc sinh kế và mạng lƣới xã hội; khu vực phía Bắc dễ bị tổn thƣơng
về: sức khỏe, nhân khẩu học, xã hội, thiên tai và BĐKH.

Zhang và cộng sự (2018) xem xét tính dễ bị tổn thƣơng sinh kế của nhiều hộ gia
đình nơng thơn sử dụng chỉ số dễ bị tổn thƣơng sinh kế (LVI) liên quan đến khung dễ
bị tổn thƣơng IPCC và khung sinh kế bền vững (SLF). Dữ liệu thu thập đƣợc cho LVI
từ phiếu phỏng vấn trực tiếp 540 hộ gia đình, lựa chọn ngẫu nhiên của 35 làng thuộc
cao ngun Gannan (ở rìa phía đông của cao nguyên Thanh Hải - Tây Tạng). Kết quả
nghiên cứu chỉ ra rằng tính dễ bị tổn thƣơng sinh kế giữa các hộ gia đình với các đặc
điểm kinh tế xã hội khác nhau là do sự khác nhau giữa độ phơi nhiễm, nhạy cảm và
khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu. Từ đó, để giảm thiểu tính dễ bị tổn thƣơng
khí hậu cần cải thiện đa dạng sinh kế và nâng cao khả năng sử dụng linh hoạt vốn sinh
kế.
Tƣơng tự Adu và cộng sự (2018) đã áp dụng chỉ số tổn thƣơng sinh kế LVI trong
việc đánh giá tính dễ bị tổn thƣơng của hộ nông dân trồng ngô đối với BĐKH ở vùng
Brong-Ahafo, Ghana. Kết quả thực nghiệm cho thấy, hộ nông dân ở đô thị Wenchi dễ
bị tổn thƣơng hơn với BĐKH về các mặt: mặt lƣơng thực, nƣớc và sức khỏe so với các
hộ gia đình ở thành phố Techiman. Hơn nữa, các hộ nông dân ở đô thị Wenchi dễ bị
tổn thƣơng hơn về năng lực thích ứng, xét đến khía cạnh đặc điểm của hộ, mạng lƣới
xã hội và sinh kế của các hộ gia đình ở đơ thị Techiman.

10


Không chỉ dừng lại ở việc áp dụng phƣơng pháp tiếp cận Hahn và cộng sự
(2009). Một số nghiên cứu tích hợp cả chỉ số ảnh hƣởng sinh kế LEI (The livelihood
Effect Index) của DFID (1999), LVI-IPCC cho đánh giá tính dễ bị tổn thƣơng sinh kế:
Urothody và cộng sự (2010); Sattar và cộng sự (2017).
Điển hình là nghiên cứu của Urothody và cộng sự (2010) đã sử dụng tích hợp ba
chỉ số LVI, LVI-IPCC, LEI nhằm đánh giá tính dễ bị tổn thƣơng của hai cộng đồng
nông thôn ở hai làng Kunjo và Lete huyện Mustang, Nepal. Số liệu dựa trên phiếu
phỏng vấn ngẫu nhiên 60 ngƣời và chia mức đánh giá của các hộ gia đình: tốt nhất,
trung bình, nghèo, rất nghèo. Kết quả nghiên cứu cho thấy, làng Kunjo dễ bị tổn

thƣơng về sinh kế do BĐKH hơn làng Lete. Cả hai chỉ số LVI và LEI đều phản ánh
đƣợc sự khác biệt về tính dễ bị tổn thƣơng sinh kế do tác động của BĐKH của hai làng
làng Kunjo và Lete; tạo cơ sở cho áp dụng chỉ số để xác định và ƣu tiên giảm nhẹ các
tác động BĐKH. Hạn chế của cách tiếp cận này là sử dụng số liệu dựa trên phiếu điều
tra và phụ thuộc vào nhận thức của ngƣời trả lời phiếu điều tra.
Sattar và cộng sự (2017) đã đánh giá tác động của BĐKH đến hộ chăn nuôi nhỏ ở
hai quận Rawalpindi và Chakwal, tỉnh Punjabc, Paskitan. Nhóm tác giả sử dụng chỉ số
LVI, LVI – IPCC, LEI. Kết quả cho thấy ở hai quận đều cho thấy, khó khăn trong giáo
dục chiếm tỉ lệ cao, vốn tự nhiên và vốn tài chính có tác động lớn nhất đến sinh kế của
hộ nông dân. Nghiên cứu này cung cấp cơ sở khoa học cho quá trình ra quyết định và
phân tích các nguy cơ tác động của BĐKH ở các nƣớc đang phát triển.
1.1.2.2. Các nghiên cứu ứng dụng ở Việt Nam
Nguyễn Văn Quỳnh Bôi và cộng sự (2012) sử dụng chỉ số LVI của Hahn, kết
hợp với phƣơng pháp có sự tham gia cho trƣờng hợp tại xã Tam Hải, huyện Núi
Thành, tỉnh Quảng Nam. Kết quả nghiên cứu cho thấy, chỉ số tổn thƣơng sinh kế
(LVI) của xã Tam Hải là ở mức trung bình là (0,212), chỉ số LVI-IPCC là (-0,004):
mức độ phơi nhiễm trƣớc tác động BĐKH cao, nhƣng khả năng thích ứng của địa
phƣơng về mạng lƣới xã hội, đặc điểm hộ và hoạt động sinh kế tƣơng đối tốt. Nghiên
cứu đề xuất, cần có phƣơng pháp luận để xây dựng bộ chỉ số tổn thƣơng sinh kế phù
hợp với điều kiện của Việt Nam. Đồng thời, các nghiên cứu tƣơng tự nên đƣợc thực
hiện ở nhiều địa phƣơng để có thể so sánh số liệu thực tế và kết quả tính tốn.

11


Nguyễn Quốc Nghi (2016) đánh giá sự tổn thƣơng của BĐKH đối với hoạt động
sinh kế của cƣ dân ven biển Cà Mau. Tác giả sử dụng phƣơng pháp chỉ số LVI, sử
dụng dữ liệu phỏng vấn từ 202 hộ sống ở khu vực này. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng,
cộng đồng ở khu vực này chịu ảnh hƣởng khá lớn từ tác động của BĐKH, nhƣng năng
lực thích ứng tốt. Tính dễ bị tổn thƣơng giảm dần theo các yếu tố: mạng lƣới xã hội,

chiến lƣợc sinh kế, lƣơng thực, nguồn nƣớc, đặc điểm hộ, vốn tài chính, thảm họa
BĐKH và sức khỏe.
Lê Quang Cảnh (2016) cũng sử dụng chỉ số LVI cho đánh giá tổn thƣơng do
BĐKH ở vùng Ngũ Điền, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế. Dữ liệu nghiên
cứu dữa trên số liệu phiếu điều tra 150 ngƣời dân, số liệu thứ cấp về số lƣợng các trận
thiên tai. Tác giả đã chỉ ra rằng, vùng Ngũ Điền chỉ số tổn thƣơng sinh kế LVI không
quá cao với giá trị là (0,296), giá trị LVI-IPCC đạt (-0,002) tƣơng đƣơng với mức độ
tổn thƣơng sinh kế trung bình. Chỉ số tổn thƣơng sinh kế ở vùng Ngũ Điền tăng dần
theo các yếu tố chính là sức khỏe (0,079), nguồn nƣớc sử dụng (0,178), đặc điểm hộ
(0,204), thảm họa tự nhiên- biến đổi khí hậu (0,223), mạng lƣới xã hội (0,27), chiến
lƣợc sinh kế (0,46) và lƣơng thực- tài chính (0,578).
Đặng Hữu Mạnh và cộng sự (2016) đánh giá tổn thƣơng sinh kế do BĐKH của
cộng đồng ven biển ở thị trấn Rạng Đông huyện Nghĩa Hƣng tỉnh Nam Định. Tác giả
sử dụng khung sinh kế bền vững của DFID, chỉ số LVI-IPCC, phỏng vấn hộ gia đình
tập trung vào các tài sản sinh kế. Kết quả nghiên cứu cho thấy, năng lực thích ứng sinh
kế của cộng đồng thay đổi từ (0,34) đến (0,66) ở mức thấp. Trong đó vốn tài chính,
vốn vật chất và vốn con ngƣời còn yếu, vốn tự nhiên đã bị giảm do tác động của
BĐKH. Đồng thời, ngƣời trả lời phỏng vấn không thực hiện giải pháp nào để làm giảm
tác động của BĐKH lên hoạt động sinh kế, sức khỏe của họ. Từ đó, nhóm tác giả đƣa
ra một số khuyến nghị giúp cho các nhà hoạch định chính sách cải thiện khả năng ứng
phó với BĐKH của cộng đồng ven biển.
1.1.2.3. Các nghiên cứu liên quan tới vùng phân bố của cộng đồng người Mông và
người Dao ở khu vực miền núi phía Bắc và xã Mỏ Vàng
Một số nghiên cứu về tác động của BĐKH đến sinh kế tập trung cho cộng đồng
dân tộc thiểu số ở khu vực miền núi phía Bắc (Desk, 2010; Delisle, 2014; Huong và
cộng sự, 2018). Delisle (2014) đánh giá an ninh lƣơng thực và tổn thƣơng sinh kế, áp
12


lực và chiến lƣợc đối phó giữa ngƣời Mơng và ngƣời dân tộc thiểu số ở vùng núi phía

Bắc Việt Nam. Khu vực nghiên cứu mà tác giả lựa chọn là 8 làng ở thung lũng Mƣờng
Hoa ở huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai. Thu thập dữ liệu thông qua thực địa, phỏng vấn. Kết
quả nghiên cứu chỉ ra rằng hệ thống lƣơng thực của ngƣời Mông và ngƣời Dao chịu
những áp lực từ bên ngoài làm giảm khả năng tiếp cận nguồn vốn sinh kế cần thiết và
giảm tài sản. Những áp lực sinh kế và thiếu sự hỗ trợ của chính phủ cho các cộng đồng
này làm giảm khả năng phục hồi. Hƣơng và cộng sự (2018) đánh giá tính dễ bị tổn
thƣơng sinh kế của hộ gia đình cho các tỉnh Tây Bắc (Hịa Bình, Lai Châu, Sơn La),
Việt Nam. Nhóm tác giả đã sử dụng chỉ số tổn thƣơng sinh kế (LVI) và chỉ số sinh kế
(LEI) cho đánh giá tính dễ bị tổn thƣơng sinh kế. Số liệu phân tích dựa khảo sát của
335 dữ liệu hộ gia đình nơng nghiệp, và dữ liệu thứ cấp. Kết quả phân tích cho thấy
cộng đồng ở xã Pa Vây Sử (Lai Châu) dễ bị tổn thƣơng do các yếu tố liên quan đến
nhà ở, kiến thức và kỹ năng, đặc điểm của hộ, sức khỏe và nguồn nƣớc, mạng lƣới xã
hội và chiến lƣợc. Ngƣợc lại, xã Hiền Lƣơng (Hồ Bình) lại dễ bị tổn thƣơng hơn so
với các yếu tố biến đổi khí hậu và thiên tai. Cộng đồng ở thị trấn Mộc Châu (Sơn La)
dễ bị tổn thƣơng hơn về an ninh nƣớc, xã hội học hơn xã Hiền Lƣơng. Nghiên cứu này
cho thấy rằng chỉ số tổn thƣơng sinh kế trên có thể đƣợc áp dụng rộng rãi ở các khu
vực khác của quốc gia.
Kết quả nghiên cứu của tổ chức Desk (2010) cho thấy ngƣời nghèo ở Yên Bái,
trong đó có xã Mỏ Vàng, đang hàng ngày đối mặt với những thách thức trong duy trì
sinh kế của họ. Biến đổi khí hậu làm trầm trọng hơn những tổn thƣơng sinh kế. Nghiên
cứu này đƣa ra những kiến nghị hỗ trợ nông dân ở xã Mỏ Vàng phát triển và duy trì
sinh kế bền vững trƣớc những thách thức với BĐKH: trồng rừng đầu nguồn, trồng keo,
các biện pháp kỹ thuật ngăn chặn xói mịn đất, thiết lập hệ thống canh tác quế bền
vững.
1.1.3. Nhận xét tổng quát
Trong vài thập kỷ gần đây, có rất nhiều nghiên cứu về tính dễ bị tổn thƣơng sinh
kế, mặc dù các phƣơng pháp đánh giá còn rất nhiều tranh luận. Các nghiên cứu tập
trung vào đánh giá mức độ phơi nhiễm với rủi ro, nhạy cảm với các thiệt hại, khả năng
phục hồi đối với tác động của BĐKH nhƣ Ellis 2000; Hahn và cộng sự, 2009.


13


Nhìn chung, các nghiên cứu tính dễ bị tổn thƣơng sinh kế chủ yếu cho thấy các
tổn thƣơng thƣờng làm mất sinh kế hoặc tài sản (Carr, 2014) thƣờng đƣợc gọi là các áp
lực lên sinh kế nhƣ trong các nghiên cứu của (Ellis, 2000; Senbeta, 2009). Đánh giá
tính dễ bị tổn thƣơng sinh kế đối với BĐKH:
1) Sử dụng chỉ số đánh giá tổn thƣơng sinh kế (Ellis 2000; Hahn và cộng sự,
2009).
2) Tích hợp một số khung phân tích đã đƣợc sử dụng trƣớc đây (Reed và cộng
sự, 2013).
3) Sử dụng phƣơng pháp lập bản đồ nhận thức (FCM) của các tác giả
(Murungweni và cộng sự, 2011; Singh và cộng sự, 2014).
Phƣơng pháp tiếp cận của Hahn và cộng sự (2009) đƣợc rất nhiều nhà nghiên cứu
sử dụng và áp dụng ở các khu vực nhƣ các nghiên cứu nhƣ: Urothody và cộng sự,
2010; Etwire và cộng sự, 2013; Reed và cộng sự, 2013. Ƣu điểm trong cách tiếp cận
đánh giá tổn thƣơng sinh kế của Hahn và cộng sự, 2009 là phát triển chỉ số đánh giá
tổn thƣơng sinh kế trong bối cảnh BĐKH. Phƣơng pháp sử dụng chỉ số LVI không bị
hạn chế về chỉ số tổn thƣơng trƣớc đó, mà các chỉ số này có thể thu thập dựa trên dữ
liệu từ hộ gia đình. Tuy nhiên, phƣơng pháp này có hạn chế là tính chủ quan khi đƣa
các biến (các yếu tố) khác nhau để tính tốn về yếu tố chính.
Trong những năm gần đây, các nghiên cứu về tính dễ bị tổn thƣơng sinh kế trong
bối cảnh BĐKH tại Việt Nam rất đa dạng và phong phú nhƣ: Delisle 2014; và nhiều
nhà nghiên cứu khác. Nghiên cứu tích hợp LVI, LVI – IPCC, LEI mới chỉ có Hƣơng
và cộng sự (2018) là nghiên cứu đầu tiên tích hợp 3 chỉ số LVI, LVI-IPCC, LEI tại
Việt Nam cho khu vực miền núi phía Bắc.
Nhìn chung, các nghiên cứu sử dụng chỉ số LVI, LVI – IPCC đƣợc sử dụng rất
nhiều, do tính hiệu quả và dễ sử dụng của phƣơng pháp này. Tuy nhiên, hạn chế của
các nghiên cứu đi trƣớc đều không chỉ ra đƣợc những dự đoán cho trung hạn và dài
hạn. khó khăn trong q trình thiết kế các chỉ số cần có sự tham gia của các chuyên gia

1.2. Cơ sở lý luận
1.2.1. Sinh kế
1.2.1.1. Khái niệm sinh kế
14


“Sinh kế bao gồm các năng lực, tài sản (bao gồm cả vật chất và nguồn lực xã
hội) và các hoạt động cần thiết cho cuộc sống”(Chambers và cộng sự, 1992).
“Sinh kế có thể được định nghĩa bao gồm tập hợp các hoạt động, tài sản và cách
tiếp cận cùng xác định mức sống của một cá nhân hoặc hộ gia đình” (Ellis, 1998).
1.2.1.2. Khung sinh kế bền vững
Sinh kế đƣợc coi là bền vững khi ―mỗi cá nhân, cộng đồng phải vượt qua được
hay đối mặt được với những căng thẳng; và duy trì hoặc thậm chí cải thiện kỹ năng và
tài sản hiện tại mà không tàn phá tài nguyên thiên nhiên‖ Carney (1999).
Sinh kế bền vững (SL) ở cấp hộ gia đình đƣợc phát triển từ những năm 80 của
Chambers, Conway (Mensah, 2011). Tuy nhiên đến năm 1990 SLF chiếm ƣu thế,
đƣợc nhiều nhà nghiên cứu tiếp cận và phát triển nhƣ: Oxfram năm 1993, CARE năm
1994, UNDP năm 1995, DFID năm 1999, Norton & Foster năm 2001 và Thennakoon
năm 2004 (Bennett, 2010; Carney và cộng sự, 1999).
Mỗi cách tiếp cận sẽ có những ƣu điểm và nhƣợc điểm, sự khác nhau của các
thành phần trong khung sinh kế bền vững. Khung sinh kế bền vững của DFID chiếm
những ƣu thế nổi bật (hình 1.2). Bởi mục tiêu chung là xóa đói giảm nghèo, xem xét
đến tính bền vững của môi trƣờng và mối liên quan của nó đến đói nghèo. Khung này
xem xét dựa trên 5 nguồn lực chính đó là: con ngƣời, xã hội, tự nhiên, vật lý, tài chính.
Khung sinh kế bền vững của UNDP, 1995 là một phần của chƣơng trình nghị sự
Phát triển bền vững đƣa ra những chiến lƣợc thích ứng. Theo Carney và cộng sự
(1999) chỉ ra cách tiếp cận sinh kế bền vững của UNDP nhƣ sau:
 Đánh giá có sự tham gia của các rủi ro, tài sản, cơ sở tri thức bản địa và các
chiến lƣợc đối phó và thích nghi của cộng đồng và cá nhân.
 Phân tích các chính sách vi mơ, vĩ mơ và ngành ảnh hƣởng đến các chiến lƣợc

sinh kế của ngƣời dân.
 Đánh giá về cách thức khoa học và công nghệ hiện đại có thể giúp mọi ngƣời
cải thiện sinh kế của họ (bổ sung các công nghệ bản địa).
 Đánh giá các cơ chế đầu tƣ kinh tế và xã hội giúp đỡ hoặc cản trở sinh kế của
ngƣời dân.

15


×