Tải bản đầy đủ (.pdf) (247 trang)

Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu và đề xuất các giải pháp phát triển sinh kế bền vững thích ứng với biến đổi khí hậu tại huyện can lộc tỉnh hà tĩnh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.86 MB, 247 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

VIỆN TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG


Phạm Thị Bích Ngọc

ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA
BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP
PHÁT TRIỂN SINH KẾ BỀN VỮNG
THÍCH ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
TẠI HUYỆN CAN LỘC, TỈNH HÀ TĨNH

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG

Hà Nội - Năm 2020


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

VIỆN TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG


Phạm Thị Bích Ngọc

ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ
ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN
SINH KẾ BỀN VỮNG THÍCH ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
TẠI HUYỆN CAN LỘC, TỈNH HÀ TĨNH

Chuyên ngành: Môi trường trong Phát triển bền vững


Mã số: Chuyên ngành đào tạo thí điểm

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. GS.TSKH. Trương Quang Học
2. TS. Nghiêm Thị Phương Tuyến

Hà Nội - Năm 2020


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan kết quả đạt được trong luận án là sản phẩm của riêng cá
nhân tôi, khơng sao chép lại của người khác. Trong tồn bộ nội dung của luận án,
những điều được trình bày hoặc là của cá nhân, hoặc là được tổng hợp từ nhiều
nguồn tài liệu. Tất cả các tài liệu tham khảo đều có nguồn gốc rõ ràng và được trích
dẫn theo đúng quy định về khoa học. Các kết quả nghiên cứu của luận án chưa từng
được người khác công bố trong bất kỳ cơng trình nghiên cứu nào.
Tơi, người duy nhất, xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về nội dung của luận án.
Hà Nội, tháng 05 năm 2020

Phạm Thị Bích Ngọc

i


LỜI CẢM ƠN
Luận án được hoàn thành, trước hết bằng sự nỗ lực, nghiêm túc học tập và
nghiên cứu của Tác giả trong những năm qua, nhưng không thể thiếu sự giúp đỡ, tư
vấn nhiệt tình và trách nhiệm của rất nhiều tổ chức và cá nhân. Những sự giúp đỡ và

tư vấn đó đã giúp Tác giả hồn thành luận án cũng như tiếp tục sự nghiệp trong
tương lai.
Trước tiên, Tác giả xin gửi lời cảm ơn đến Viện Tài nguyên và Môi trường
(trước đây là Trung tâm Nghiên cứu Tài nguyên và Môi trường) đã tạo mọi điều kiện
thuận lợi cho Tác giả được học tập, nghiên cứu và hồn thành luận án.
Với lịng kính trọng và biết ơn sâu sắc, Tác giả xin gửi lời cảm ơn đặc biệt tới
hai thầy cô hướng dẫn là GS.TSKH. Trương Quang Học và TS. Nghiêm Thị Phương
Tuyến đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn và giúp đỡ Tác giả từ những bước đi đầu tiên
xây dựng hướng nghiên cứu, cũng như trong suốt q trình nghiên cứu và hồn thiện
luận án. Hai thầy cô đã luôn ủng hộ, động viên và hỗ trợ những điều kiện tốt nhất để
Tác giả hoàn thành luận án.
Tác giả xin được gửi lời cảm ơn chân thành đến TS. Nguyễn Thị Xuân Thắng
đã chỉ dẫn Tác giả những ý tưởng ban đầu về phương pháp đánh giá tình trạng dễ bị
tổn thương sinh kế cũng như cung cấp rất nhiều tài liệu tham khảo hữu ích để Tác
giả tham khảo trong q trình xây dựng và triển khai đánh giá tình trạng dễ bị tổn
thương sinh kế.
Tác giả xin được gửi lời cảm ơn chân thành tới Ông Lê Anh Đức – Giám đốc
Trung tâm Quan trắc Tài nguyên và Môi trường Hà Tĩnh và các cán bộ của Trung
tâm đã cung cấp số liệu và nhiệt tình hỗ trợ cho Tác giả trong các đợt thực địa tại
Hà Tĩnh.
Tác giả xin được gửi lời cảm ơn chân thành đến Ông Trần Văn Lợi – Cán bộ
chương trình, Tổ chức DDS Việt Nam (thuộc Trung tâm Khuyến Lâm Đan Mạch),
Ông Đặng Trần Phong – Phó chủ tịch UBND huyện Can Lộc, Ơng Phan Đình Thắng
– Cán bộ Khuyến Nơng huyện Can Lộc, Ơng Nguyễn Cơng Tiến – Phó Chủ tịch
UBND xã Vĩnh Lộc, Ơng Nguyễn Văn Quế - Chủ tịch UBND xã Vượng Lộc và Ông

ii


Nguyễn Xuân Nhân – Chủ tịch xã Khánh Lộc đã bố trí cho Tác giả được tiếp cận địa

bàn nghiên cứu, cung cấp các thơng tin hữu ích, cũng như hỗ trợ Tác giả trong suốt
q trình thu thơng tin tại huyện Can Lộc và ba xã Khánh Lộc, Vĩnh Lộc và Vượng
Lộc.
Tác giả xin được chân thành cảm ơn người dân tại ba xã Vượng Lộc, Vĩnh
Lộc và Khánh Lộc đã khơng quản thời tiết nắng nóng gay gắt tới họp bàn nhiều lần
với Tác giả và cung cấp các thơng tin rất thiết thực và hữu ích cho luận án.
Cuối cùng, với tình u từ đáy lịng, Tác giả xin gửi lời cảm ơn tới bạn bè,
đồng nghiệp, người thân và gia đình (bố, mẹ, chồng, anh chị em và hai con của Tác
giả), những người thân yêu đã luôn ở bên cạnh Tác giả, động viên tinh thần để Tác
giả vững tâm hoàn thành luận án của mình.
TÁC GIẢ

Phạm Thị Bích Ngọc

iii


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ ii
KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT ............................................................................. viii
DANH MỤC BẢNG ................................................................................................... x
DANH MỤC HÌNH ................................................................................................. xii
MỞ ĐẦU ..................................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của luận án ................................................................................ 1
2. Luận điểm nghiên cứu ...................................................................................... 2
3. Mục tiêu nghiên cứu ......................................................................................... 2
4. Câu hỏi nghiên cứu .......................................................................................... 2
5. Đối tượng nghiên cứu ....................................................................................... 3
6. Phạm vi nghiên cứu ......................................................................................... 3

7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu ...................................... 5
8. Tính mới của luận án ........................................................................................ 6
9. Cấu trúc của luận án ......................................................................................... 6
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ............................................................. 7
1.1. Biến đổi khí hậu và tác động của biến đổi khí hậu đến sinh kế ....................... 7
1.1.1. Các cơng trình nghiên cứu trên thế giới .................................................... 7
1.1.2. Các cơng trình nghiên cứu tại Việt Nam ................................................. 10
1.2. Tình trạng dễ bị tổn thương sinh kế do biến đổi khí hậu ............................... 12
1.2.1. Các cơng trình nghiên cứu trên thế giới ................................................. 12
1.2.2. Các cơng trình nghiên cứu tại Việt Nam ................................................. 14
1.3. Các giải pháp phát triển sinh kế bền vững thích ứng với BĐKH .................. 17
1.3.1. Các cơng trình nghiên cứu trên thế giới ................................................ 17
1.3.2. Các cơng trình nghiên cứu tại Việt Nam................................................. 19
1.4. Các nghiên cứu tại huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh .......................................... 21
Tiểu kết chương 1.................................................................................................. 23
CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................ 25

iv


2.1. Cơ sở lý luận .................................................................................................. 25
2.1.1. Sinh kế bền vững và chiến lược thích ứng với BĐKH ............................ 25
2.1.2. Tình trạng dễ bị tổn thương sinh kế trước biến đổi khí hậu .................... 31
2.1.3. Các giải pháp phát triển sinh kế bền vững thích ứng với BĐKH ........... 36
2.2. Khung phân tích vấn đề nghiên cứu ............................................................... 38
2.3. Cách tiếp cận .................................................................................................. 41
2.3.1. Cách tiếp cận hệ thống, liên ngành ......................................................... 41
2.3.2. Cách tiếp cận kết hợp trên xuống và dưới lên......................................... 41
2.3.3. Cách tiếp cận dựa vào khung sinh kế bền vững ...................................... 42
2.4. Phương pháp nghiên cứu................................................................................ 43

2.4.1. Phương pháp thu thập số liệu .................................................................. 43
2.4.2. Phương pháp xử lý số liệu sơ cấp ........................................................... 47
2.4.3. Phương pháp tính tốn chỉ số dễ bị tổn thương sinh kế .......................... 48
2.4.4. Phương pháp xác định mơ hình sinh kế bền vững thích ứng với
BĐKH ............................................................................................................... 55
Tiểu kết chương 2.................................................................................................. 56
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN............................................................... 58
3.1. Đặc trưng tự nhiên, kinh tế-xã hội của vùng nghiên cứu ............................... 58
3.1.1. Đặc trưng tự nhiên của huyện Can Lộc .................................................. 58
3.1.2. Đặc trưng kinh tế - xã hội của huyện Can Lộc ....................................... 59
3.1.3. Đặc trưng chính của 3 xã Khánh Lộc, Vĩnh Lộc và Vượng Lộc ............ 62
3.2. Thực trạng BĐKH và kịch bản BĐKH khu vực nghiên cứu ........................ 67
3.2.1. Thực trạng BĐKH ................................................................................... 67
3.2.2. Kịch bản BĐKH ...................................................................................... 75
3.3. Thực trạng sinh kế hộ gia đình tại khu vực nghiên cứu ................................. 77
3.3.1. Các nguồn vốn sinh kế ............................................................................ 78
3.3.2. Các hoạt động sinh kế chính ................................................................. 85
3.3.3. Chiến lược sinh kế.................................................................................. 90
3.3.4. Kết quả sinh kế ...................................................................................... 91

v


3.3.5. Thể chế - chính sách liên quan tới hoạt động sinh kế trong bối cảnh
BĐKH ............................................................................................................... 93
3.3.6. Tác động của BĐKH tới sinh kế ............................................................. 97
3.4. Tình trạng dễ bị tổn thương sinh kế .............................................................104
3.4.1. Chỉ số dễ bị tổn thương sinh kế (LVI) ..................................................105
3.4.2. Chỉ số dễ bị tổn thương sinh kế theo IPCC (LVI-IPCC) ......................120
3.4.3. Tính tốn chỉ số ảnh hưởng sinh kế (LEI) ............................................121

3.5. Thực trạng thích ứng với BĐKH trong sinh kế nơng nghiệp của người dân
khu vực nghiên cứu .............................................................................................124
3.5.1. Các hoạt động sinh kế ứng phó của người dân .....................................124
3.5.2. Đánh giá sự phù hợp của các chiến lược sinh kế ..................................126
3.6. Đề xuất giải pháp phát triển sinh kế bền vững thích ứng với BĐKH ..........130
3.6.1. Giải pháp về mơ hình/thực hành tốt trong phát triển sinh kế bền vững
thích ứng với BĐKH .......................................................................................130
3.6.2. Giải pháp hỗ trợ để phát triển các mơ hình sinh kế bền vững thích ứng
với BĐKH .......................................................................................................146
Tiểu kết chương 3................................................................................................149
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ .........................................................................152
1. Kết luận ...........................................................................................................152
1.1. Về phương pháp nghiên cứu ....................................................................152
1.2. Về kết quả nghiên cứu..............................................................................152
2. Khuyến nghị ....................................................................................................153
2.1. Đối với phương pháp đánh giá tình trạng dễ bị tổn thương .....................154
2.2. Đối với phương pháp đánh giá mơ hình bền vững thích ứng BĐKH ......154
DANH MỤC CƠNG TRÌNH KHOA HỌC CƠNG BỐ CỦA TÁC GIẢ LIÊN
QUAN ĐẾN LUẬN ÁN .........................................................................................155
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................156
PHỤ LỤC ................................................................................................................154

vi


Phụ lục 1. Số liệu tổng lượng mưa giai đoạn 1961 – 2014 tại Trạm Khí tượng
Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh ...................................................................................154
Phụ lục 2. Số liệu nhiệt độ trung bình giai đoạn 1961-2014 tại Trạm khí tượng
Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh ...................................................................................156
Phụ lục 3. Số liệu nhiệt độ trung bình và tổng lượng mưa giai đoạn 1961-2014

tại Trạm khí tượng Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh ....................................................158
Phụ lục 4. Các yếu tố chính, yếu tố hợp thành trong tính tốn LVI, LVI-IPCC và
LEI 160
Phụ lục 5. Số liệu tổng hợp từ bảng hỏi điều tra hộ gia đình ..............................169
Phụ lục 6. Danh sách Lãnh đạo và cán bộ huyện Can Lộc, xã Vĩnh Lộc, Vượng
Lộc, Khánh Lộc và Trưởng các thôn tham gia phỏng vấn sâu ...........................188
Phụ lục 7. Danh sách người dân tại 3 xã Vượng Lộc, Vĩnh Lộc và Khánh Lộc
tham gia thảo luận nhóm .....................................................................................190
Phụ lục 8. Danh sách người dân trả lời bảng hỏi điều tra ...................................191
Phụ lục 9. Hướng dẫn thảo luận nhóm ................................................................197
Phụ lục 10. Hướng dẫn phỏng vấn sâu người dân ..............................................199
Phụ lục 11. Hướng dẫn phỏng vấn sâu Lãnh đạo xã, trưởng thôn, cán bộ nơng
nghiệp, cán bộ phịng chống thiên tai .................................................................200
Phụ lục 12. Bảng hỏi điều tra Hộ gia đình ..........................................................201
Phụ lục 13. Bộ tiêu chí và chỉ tiêu đánh giá mơ hình thích ứng với BĐKH.......210
Phụ lục 14. Một số hình ảnh tại các đợt thực địa ................................................215

vii


KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT
AC

Mức độ thích ứng
(Adaptive Capatity)

BĐKH (CC)

Biến đổi khí hậu
(Climate Change)


CAF

Khung thích ứng Cancun
(Cancun Adaptation Framework)

CMP

Hội nghị các Bên tham gia Nghị định thư Kyoto
(Conference of the Parties Serving as the Meeting of Parties to
the Kyoto Protocol)

COP

Hội nghị các Bên
(Conference of the Parties)

DBTT

Dễ bị tổn thương

DFID

Bộ Phát triển Quốc tế Anh
(Department for International Development)

ĐLSH

Đệm lót sinh học


E

Sự phơi bày
(Exposure)

HST

Hệ sinh thái

IPCC

Ủy ban Liên chính phủ về Biến đổi khí hậu
(Intergovernmental Panel on Climate Change)

KNK

Khí nhà kính

KP

Nghị định thư Kyoto
(Kyoto Protocol)

KT-XH

Kinh tế-xã hội

LEI

Chỉ số ảnh hưởng sinh kế

(Livelihood Effect Index)

LHQ (UN)

Liên Hiệp Quốc
(United Nations)

viii


LVI

Chỉ số dễ bị tổn thương sinh kế
(Livelihood Vulnerability Index)

NAP

Kế hoạch thích ứng quốc gia
(National Adaptation Plan)

NDC

Đóng góp do quốc gia tự quyết định
(Nationally Determined Contributions)

NGO

Tổ chức Phi chính phủ
(Non-Governmental Organization)


NN&PTNT

Nơng nghiệp và Phát triển Nơng thơn

NTP-RCC

Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với BĐKH
(National Target Programme to Respond to Climate Change)

PRA

Đánh giá nhanh nơng thơn có sự tham gia
(Participatory Rural Appraisal)

QLRRTT

Quản lý rủi ro thiên tai

S

Mức độ nhạy cảm
(Sensitivity)

SREX

Quản lý rủi ro thiên tai và hiện tượng cực đoan nhằm thúc đẩy
thích ứng với BĐKH
(Managing the Risks of Extreme Events and Disasters to
Advance Climate Change Adaptation)


TTDBTT (V)

Tình trạng dễ bị tổn thương
(Vulnerability)

TN&MT

Tài ngun và Mơi trường

TTKTTVQG

Trung tâm Khí tượng Thủy văn Quốc gia

UBND

Ủy ban nhân dân

UNFCCC

Công ước khung của Liên hiệp quốc về BĐKH
(United Nations Framework Convention on Climate Change)

ix


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Các khái niệm về tình trạng dễ bị tổn thương theo IPCC .........................32
Bảng 2.2. Tổng hợp các nhân tố xác định LEI..........................................................35
Bảng 2.3. Các yếu tố chính của LVI và LVI-IPCC ..................................................49
Bảng 2.4. Các yếu tố chính của LVI và LEI .............................................................50

Bảng 2.5. Phân cấp mức độ DBTT sinh kế LVI .......................................................53
Bảng 2.6. Phân cấp mức độ DBTT sinh kế LVI-IPCC .............................................54
Bảng 2.7. Phân cấp mức độ ảnh hưởng sinh kế LEI .................................................55
Bảng 2.8. Bộ tiêu chí đánh giá mơ hình thích ứng với BĐKH .................................56
Bảng 2.9. Xếp hạng mức độ thích ứng của các mơ hình ..........................................56
Bảng 3.1. Các thơng tin chính về điều kiện tự nhiên - xã hội của 3 xã ....................63
Bảng 3.2. Mức tăng nhiệt độ so với thời kỳ cơ sở theo kịch bản RCP4.5 ................75
Bảng 3.3. Mức tăng lượng mưa so với thời kỳ cơ sở theo kịch bản RCP4.5 ...........76
Bảng 3.4. Diện tích, sản lượng, năng suất lúa năm 2017 ..........................................86
Bảng 3.5. Tác động của các hiện tượng thời tiết cực đoan do BĐKH tới sinh kế của
người dân Can Lộc ....................................................................................................99
Bảng 3.6. Thiệt hại do thiên tai cực đoan tới kết quả sinh kế và các nguồn vốn sinh
kế, giai đoạn 2010-2017 ......................................................................................... 100
Bảng 3.7. Các yếu tố chính và số các yếu tố hợp thành ......................................... 105
Bảng 3.8. Giá trị yếu tố hợp thành của yếu tố chính 1 - Thiên tai ......................... 106
Bảng 3.9. Giá trị yếu tố hợp thành của yếu tố chính 2 - BĐKH ............................ 107
Bảng 3.10. Giá trị yếu tố hợp thành của yếu tố chính 3 - Tài nguyên đất, nước ... 109
Bảng 3.11. Giá trị yếu tố hợp thành của yếu tố chính 4 – Sức khỏe ...................... 110
Bảng 3.12. Giá trị yếu tố hợp thành yếu tố chính 5 - Lương thực, thực phẩm ...... 111
Bảng 3.13. Giá trị yếu tố hợp thành của yếu tố chính 6 - Kiến thức, kỹ năng ....... 112
Bảng 3.14. Giá trị yếu tố hợp thành của yếu tố chính 7 - Thu nhập ...................... 112
Bảng 3.15. Giá trị yếu tố hợp thành của yếu tố chính 8-Đặc điểm dân số-xã hội.... 113
Bảng 3.16. Giá trị yếu tố hợp thành của yếu tố chính 9 - Mạng lưới xã hội ......... 115

x


Bảng 3.17. Giá trị yếu tố hợp thành của yếu tố chính 10 - Hạ tầng và điều kiện sinh
hoạt ......................................................................................................................... 116
Bảng 3.18. Giá trị yếu tố hợp thành của yếu tố chính 11 - Chiến lược sinh kế ..... 117

Bảng 3.19. Kết quả tính tốn LVI dựa trên 11 yếu tố chính .................................. 118
Bảng 3.20. Kết quả tính tốn LVI theo IPCC ........................................................ 120
Bảng 3.21. Kết quả tính tốn LEI dựa trên 5 nguồn vốn sinh kế ........................... 122
Bảng 3.22. Giải pháp sinh kế thích ứng của người dân tại 3 điểm nghiên cứu ..... 124
Bảng 3.23. Đánh giá các giải pháp sinh kế thích ứng tại huyện Can Lộc ............. 126
Bảng 3.24. Bảng đánh giá Mơ hình tổ nhóm nơng dân sản xuất giống lúa ........... 133
Bảng 3.25. Hạch tốn chi phí lợi nhuận từ ruộng lúa ............................................ 137
Bảng 3.26. Hạch tốn chi phí lợi nhuận từ ni Cá ............................................... 137
Bảng 3.27. Hạch tốn chi phí lợi nhuận từ nuôi Vịt .............................................. 138
Bảng 3.28. Bảng đánh giá mô hình Lúa – Cá – Vịt ............................................... 138
Bảng 3.29. Bảng đánh giá Mơ hình Đệm lót sinh học ........................................... 142

xi


DANH MỤC HÌNH
Hình 0.1. Vị trí huyện Can Lộc trong tỉnh Hà Tĩnh ....................................................4
Hình 1.1. (a): Nhiệt độ TB bề mặt Trái Đất và đại dương toàn cầu giai đoạn 18502012; và (b) Thay đổi mực nước biển TB toàn cầu giai đoạn 1901-2012 ..................8
Hình 2.1. Khung sinh kế bền vững ...........................................................................27
Hình 2.2. Khung lý thuyết xây dựng sinh kế bền vững thích ứng với BĐKH .........31
Hình 2.3. Khung phân tích tổng thể của luận án .......................................................40
Hình 2.4. Vị trí Trạm khí tượng Hương Khê và vị trí huyện Can Lộc .....................44
Hình 2.5. Sơ đồ chọn mẫu cho điều tra hộ gia đình ..................................................46
Hình 2.6. Khung phân tích tình trạng dễ bị tổn thương sinh kế của luận án ............51
Hình 3.1. Bản đồ hành chính huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh.....................................58
Hình 3.2. Cơ cấu hộ phân theo (a) loại hình SX, (b) nguồn thu nhập chính ............61
Hình 3.3. Tỷ lệ dân số phân theo (a) loại hộ, (b) thành thị, nơng thơn .....................61
Hình 3.4. Vị trí ba xã nghiên cứu tại huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh .........................62
Hình 3.5. Sơ đồ đánh dấu các điểm lũ lụt tại xã Khánh Lộc ....................................64
Hình 3.6. Sơ đồ đánh dấu các điểm lũ lụt tại xã Vĩnh Lộc .......................................64

Hình 3.7. Sơ đồ đánh dấu các điểm lũ lụt tại xã Vượng Lộc ....................................65
Hình 3.8. Biến trình năm của nhiệt độ trung bình và tổng lượng mưa tại trạm Hương
Khê – Hà Tĩnh giai đoạn 1961-2017 .........................................................................68
Hình 3.9. Xu thế biến đổi nhiệt độ trung bình năm tại trạm Hương Khê – Hà Tĩnh
giai đoạn 1961-2017 ..................................................................................................69
Hình 3.10. Xu thế biến đổi nhiệt độ trung bình vụ hè thu (V-IX) tại trạm Hương Khê
– Hà Tĩnh giai đoạn 1961 - 2017 ..............................................................................70
Hình 3.11. Xu thế biến đổi nhiệt độ trung bình vụ đơng xn (XII-IV) tại trạm Hương
Khê – Hà Tĩnh giai đoạn 1961 - 2017 .......................................................................70
Hình 3.12. Xu thế biến đổi tổng lượng mưa năm tại trạm Hương Khê – Hà Tĩnh giai
đoạn 1961-2017 .........................................................................................................72
Hình 3.13. Xu thế biến đổi tổng lượng mưa vụ hè thu (V-IX) tại trạm Hương Khê –
Hà Tĩnh giai đoạn 1961-2017 ...................................................................................72

xii


Hình 3.14. Xu thế biến đổi tổng lượng mưa vụ đông xuân (XII-IV) tại trạm Hương
Khê – Hà Tĩnh giai đoạn 1961-2017 .........................................................................73
Hình 3.15. Người dân tại xã Khánh Lộc chỉ mức ngập năm 2010 ...........................73
Hình 3.16. Mức biến đổi nhiệt độ trung bình năm giữa thế kỷ XXI (a) và cuối thế kỷ
XXI (b) theo kịch bản RCP4.5 ..................................................................................76
Hình 3.17. Mức biến đổi lượng mưa năm (a) giữa thế kỷ XXI và (b) cuối thế kỷ XXI
theo kịch bản RCP4.5 ................................................................................................77
Hình 3.18. Biến động diện tích đất sản xuất nơng nghiệp qua các năm ...................78
Hình 3.19. Lao động phân theo độ tuổi lao động ......................................................81
Hình 3.20. Cơ cấu lao động.......................................................................................82
Hình 3.21. Tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo giai đoạn 2013-2017 ................................92
Hình 3.22. Sơ đồ biểu diễn TTDBTT sinh kế LVI theo 11 yếu tố chính .............. 119
Hình 3.23. Sơ đồ biểu diễn E, S, AC của LVI-IPCC ............................................. 121

Hình 3.24. Sơ đồ biểu diễn giá trị N, H, S, F, P của chỉ số LEI ............................ 122
Hình 3.25. Các mơ hình sinh kế thích ứng với BĐKH tại huyện Can Lộc ........... 130
Hình 3.26. Mơ hình tổ nhóm nông dân sản xuất lúa giống ngắn ngày tại xã Khánh
Lộc, huyện Can Lộc ............................................................................................... 132
Hình 3.27. Mơ hình Lúa – Cá – Vịt tại xã Vĩnh Lộc, huyện Can Lộc ................... 136
Hình 3.28. Mơ hình đệm lót sinh học trong chăn ni lợn ở xã Vượng Lộc ......... 140
Hình 3.29. Thảo luận nhóm người dân .................................................................. 215
Hình 3.30. Người dân xã Khánh Lộc tham gia vẽ sơ đồ xã và đánh dấu các điểm rủi
ro sinh kế do BĐKH ............................................................................................... 215
Hình 3.31. Cơng cụ người dân dùng để di chuyển và gặt lúa mùa lụt ................... 215
Hình 3.32. Đệm lót sinh học trong chăn ni gà ................................................... 216
Hình 3.33. Cải tạo vườn tạp chồng bưởi ................................................................ 216

xiii


MỞ ĐẦU
1.

Tính cấp thiết của luận án
Biến đổi khí hậu (BĐKH) đã, đang và sẽ là thách thức lớn với tồn nhân loại.

Sự ấm lên của Trái đất và tình trạng nước biển dâng cùng với sự bất thường của các
hiện tượng thời tiết cực đoan (như: lũ lụt, hạn hán, rét đậm, rét hại, mưa bão bất
thường...) đã đe dọa cuộc sống của con người ở mọi nơi trên thế giới. BĐKH đang
làm trầm trọng thêm tình trạng ngập lụt trong mùa mưa và hạn hán trong mùa khô,
làm ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp của người dân, đặc biệt là những người mà
cuộc sống mưu sinh phụ thuộc chủ yếu vào sản xuất nông nghiệp. Điều này có nguy
cơ ảnh hưởng đến an ninh lương thực và đe dọa sự ổn định cuộc sống của người dân.
Can Lộc là huyện nông nghiệp nghèo của tỉnh Hà Tĩnh. Can Lộc khơng có tài

ngun biển, nghèo tài ngun rừng và tài nguyên khoáng sản. Theo số liệu thống kê
năm 2017, huyện Can Lộc có dân số là 128.581 người, trong đó 89% người dân sống
ở vùng nơng thơn và sinh kế chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp [Chi cục Thống
kê huyện Can Lộc, 2018a]. Giá trị sản xuất nông nghiệp ở địa phương thấp và phụ
thuộc nhiều vào điều kiện thời tiết, khí hậu.
Huyện Can Lộc đã và đang phải hứng chịu các tác động trầm trọng của thiên
tai và BĐKH, đặc biệt là sự bất thường của các hiện tượng thời tiết cực đoan, gần đây
nhất có thể kể đến là trận lũ lịch sử gây nên bởi hai đợt mưa lớn kéo dài từ 29/9 đến
04/10/2010 và từ 15 đến 19/10/2010. Cơn lũ đã nhấn chìm 23/23 xã, thị trấn trong
biển nước, trong đó 15/23 xã bị cơ lập hồn tồn. Đường giao thơng bị ngập sâu, hư
hỏng nặng và bị chia cắt. Khi lũ đến người dân hoàn toàn bị bất ngờ và do nước dâng
nhanh đột ngột vào ban đêm nên người dân không đi sơ tán kịp, tài sản không thu
dọn được và hầu hết bị nhấn chìm trong biển nước. Các kết quả sinh kế nông nghiệp
của người dân cũng theo đó mà mất trắng [UBND huyện Can Lộc, 2011].
Cho đến nay, số lượng các nghiên cứu về tác động của BĐKH tới sinh kế tại
huyện Can Lộc là chưa nhiều, mới có hai nghiên cứu do hai học viên cao học tiến
hành, tuy nhiên chưa đầy đủ, một nghiên cứu chỉ tập trung vào tác động của BĐKH
tới sản xuất lúa, một nghiên cứu chỉ tập trung vào địa bàn một xã của huyện Can Lộc.

1


Các đánh giá về tác động của BĐKH tới sinh kế trong 2 báo cáo nghiên cứu này đều
mang tính định tính. Như vậy có thể nói, các nghiên cứu cụ thể về tác động của BĐKH
và thiên tai trong bối cảnh BĐKH tại địa bàn huyện Can Lộc còn rất ít và chưa có
những nghiên cứu chun sâu về ảnh hưởng của BĐKH tới sinh kế, vì vậy việc nghiên
cứu các mơ hình sinh kế bền vững trước bối cảnh BĐKH gia tăng và sự bất thường
của thiên tai là hết sức cần thiết và thiết thực giúp người dân tại các vùng nông thôn
huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh có thể ổn định cuộc sống và yên tâm phát triển sản xuất,
cũng như giúp địa phương có cơ sở để lập kế hoạch và triển khai các chương trình

phát triển kinh tế.
Chính vì vậy, việc thực hiện luận án “Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu
và đề xuất các giải pháp phát triển sinh kế bền vững thích ứng với biến đổi khí hậu
tại huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh” rất có ý nghĩa.

2.

Luận điểm nghiên cứu
-

Biến đổi khí hậu (BĐKH) gây ra tình trạng dễ bị tổn thương đối với sinh

kế, đặc biệt là các sinh kế dựa vào các nguồn tài nguyên thiên nhiên như sinh kế nơng
nghiệp.
-

Sinh kế thích ứng với BĐKH phải đảm bảo cả tính hiệu quả và bền vững

về kinh tế, xã hội, môi trường và thể chế, đồng thời hướng tới mục đích nâng cao đời
sống cộng đồng.

3.

Mục tiêu nghiên cứu
-

Đánh giá tình trạng dễ bị tổn thương sinh kế và tác động của BĐKH tới

sinh kế nông nghiệp của người dân tại huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh.
-


Đề xuất các giải pháp phát triển sinh kế bền vững thích ứng với BĐKH

cho địa bàn nghiên cứu.

4.

Câu hỏi nghiên cứu
Để đạt được các mục tiêu trên, luận án tập trung trả lời các câu hỏi nghiên cứu

sau:
-

Khu vực nghiên cứu có những đặc trưng gì liên quan tới tình trạng dễ bị

tổn thương trước BĐKH?

2


-

Diễn biến của các yếu tố khí hậu, thời tiết tại vùng nghiên cứu diễn ra như

thế nào trong quá khứ, hiện tại và tương lai?
-

Thực trạng sinh kế của người dân tại khu vực nghiên cứu như thế nào?

-


Tác động của BĐKH đến sinh kế như thế nào?

-

Trước tác động của BĐKH thì tình trạng dễ bị tổn thương sinh kế như thế

-

Cần có giải pháp gì để phát triển sinh kế bền vững thích ứng với BĐKH

nào?
cho địa bàn nghiên cứu?

5.

Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là tác động của BĐKH tới sinh kế và các

giải pháp phát triển sinh kế bền vững thích ứng với BĐKH.
Sinh kế được đề cập trong nghiên cứu là sinh kế nơng nghiệp cấp hộ gia đình.
Lý do luận án tập trung vào sinh kế nông nghiệp cấp hộ gia đình là vì sinh kế chính
của người dân tại huyện Can Lộc là nông nghiệp, BĐKH đang tác động mạnh mẽ tới
sản xuất nơng nghiệp, vì vậy luận án sẽ tập trung nghiên cứu các sinh kế nông nghiệp
cấp hộ gia đình (gọi tắt là sinh kế nơng hộ).

6.

Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi không gian: Nghiên cứu được thực hiện tại huyện Can Lộc, tỉnh Hà


Tĩnh.
Can Lộc có địa hình bán sơn địa và được phân thành ba vùng chính là vùng
núi Trà Sơn, vùng giữa là đồng bằng và vùng ven chân núi Hồng Lĩnh. Vùng đồng
bằng và vùng ven chân núi Hồng Lĩnh là hai vùng có địa hình thấp trũng, nằm ở hạ
lưu các dịng sơng, vì vậy hai vùng này được mệnh danh là “túi nước khổng lồ” hay
“rốn lũ”. Trong bối cảnh của BĐKH ngày càng gia tăng thì hai vùng này được xem
là hai vùng bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi BĐKH và sự bất thường của các hiện
tượng thời tiết cực đoan.

3


Nguồn: [UBND huyện Can Lộc, 2017]
Hình 0.1. Vị trí huyện Can Lộc trong tỉnh Hà Tĩnh
Trên cơ sở điều kiện địa hình như trên, để có các bằng chứng thực tế, luận án
lựa chọn ba (03) xã (Vĩnh Lộc, Vượng Lộc và Khánh Lộc) để khảo sát thực địa, trong
đó xã Vượng Lộc nằm ở chân núi Hồng Lĩnh, xã Vĩnh Lộc và Khánh Lộc nằm ở khu
giữa, vùng đồng bằng. Ba xã này đều là các xã nghèo của huyện Can Lộc, có địa hình
đặc trưng của huyện Can Lộc là nằm trong vùng thấp trũng, ven các con sông, dễ bị
ảnh hưởng bởi BĐKH và thiên tai, đặc biệt là thiên tai trong bối cảnh BĐKH. Sinh
kế chính của người dân tại 3 xã là trồng trọt, chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản, đây là
các sinh kế mà dựa nhiều vào tài nguyên thiên nhiên, nên bị ảnh hưởng bởi
BĐKH/thiên tai trong bối cảnh BĐKH. Việc lựa chọn 3 xã để nghiên cứu thực địa
này được thảo luận và được sự thống nhất của lãnh đạo Ủy ban nhân dân (UBND)
huyện Can Lộc thông qua các cuộc họp, đồng thời được sự ủng hộ của lãnh đạo
UBND 3 xã nêu trên.
Phạm vi thời gian:
-


Các số liệu về khí hậu thời tiết được hồi cứu trong giai đoạn 1961-2017,

-

Các số liệu thiên tai được thu thập từ năm 2010 đến 2017,
4


-

Các số liệu về kinh tế - xã hội được cập nhật hết năm 2017 và một số số

liệu được thu thập và lấy trung bình trong 5 năm (2013-2017),
-

Kịch bản BĐKH được tính tốn đến giữa và cuối thế kỷ XXI.

Phạm vi chun mơn:
-

Biến đổi khí hậu: Xem xét các biểu hiện chính của BĐKH tại khu vực

nghiên cứu, gồm: sự thay đổi về nhiệt độ, lượng mưa và sự bất thường của các hiện
tượng thời tiết cực đoan, gồm: bão, lũ lụt, hạn hán,...
-

Sinh kế hộ gia đình trong bối cảnh biến đổi khí hậu: Luận án tập trung

đánh giá các sinh kế chính của người dân tại huyện Can Lộc mà phụ thuộc nhiều vào
các nguồn vốn tự nhiên và chịu tác động mạnh bởi BĐKH. Các sinh kế này được xác

định là: sinh kế trồng trọt, chăn ni và ni trồng thủy sản.
-

Tình trạng dễ bị tổn thương của sinh kế trước BĐKH được phân tích dựa

trên mối quan hệ ba nhân tố ảnh hưởng của BĐKH theo IPCC, gồm: i) sự phơi bày;
ii) mức độ nhạy cảm; và iii) khả năng thích ứng. Đồng thời xem xét tới 5 nguồn vốn
sinh kế theo DFID, gồm: i) nguồn vốn con người; ii) nguồn vốn tự nhiên; iii) nguồn
vốn tài chính; iv) nguồn vốn xã hội; và v) nguồn vốn vật chất. Ba nhân tố và năm
nguồn vốn này lại được xác định bởi 11 yếu tố chính và chi tiết bởi 83 yếu tố hợp
thành (cụ thể được đề cập trong Chương 2, Mục 2.4, Tiểu Mục 2.4.3).
-

Mơ hình sinh kế bền vững thích ứng với BĐKH được đánh giá và đề xuất

dựa trên tiêu chí: i) tính bền vững (về kinh tế, xã hội, mơi trường và thể chế); ii) tính
thích ứng và giảm nhẹ BĐKH; và iii) có khả năng nhân rộng.

7.

Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu
Ý nghĩa khoa học:
Luận án góp phần hồn thiện phương pháp luận và làm giàu thêm hệ tri thức

cơ sở lý luận về sinh kế bền vững thích ứng với BĐKH trong điều kiện của Việt Nam.
Ý nghĩa thực tiễn:
Các kết quả nghiên cứu của luận án cung cấp cơ sở khoa học cho địa phương
và cộng đồng khu vực nghiên cứu lập kế hoạch và phát triển các sinh kế nông nghiệp
chủ động thích ứng với BĐKH. Các kết quả nghiên cứu có thể ứng dụng cho các địa
phương khác có điều kiện địa lý tương tự.

5


8.

Tính mới của luận án
-

Luận án đã phân tích và làm rõ được thực trạng nguồn vốn sinh kế, các

sinh kế chính và các tác động của BĐKH đến sinh kế nông nghiệp của huyện Can
Lộc, tỉnh Hà Tĩnh.
-

Luận án đã xác lập được cơ sở lý luận về sinh kế bền vững thích ứng với

BĐKH trên cơ sở tính tốn và đánh giá định lượng tình trạng dễ bị tổn thương sinh
kế nông nghiệp cho 3 xã nghiên cứu điểm bằng bộ chỉ số tổng hợp LVI, LVI-IPCC,
LEI.
-

Luận án đã làm sáng tỏ được đặc thù của khu vực nghiên cứu trên cơ sở

luận cứ khoa học để đề xuất các mơ hình sinh kế bền vững thích ứng BĐKH phù hợp
với điều kiện của huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh.

9.

Cấu trúc của luận án
Luận án bao gồm phần mở đầu, kết luận, kiến nghị, lời cam đoan, lời cảm ơn,


mục lục, ký hiệu và chữ viết tắt, danh mục bảng, danh mục hình, danh mục các cơng
trình khoa học đã công bố, tài liệu tham khảo và phụ lục. Nội dung chính được trình
bày trong 3 chương:
Chương 1. Tổng quan nghiên cứu,
Chương 2. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu,
Chương 3. Kết quả và bàn luận.

6


CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
Trong chương này, luận án tổng quan tình hình nghiên cứu trên thế giới, tại
Việt Nam và tại khu vực nghiên cứu, theo 3 chủ đề: i) BĐKH và tác động của BĐKH
tới sinh kế nơng nghiệp; ii) Tình trạng dễ bị tổn thương của sinh kế do BĐKH; iii)
Các giải pháp phát triển sinh kế nơng nghiệp bền vững và thích ứng với BĐKH.

1.1. Biến đổi khí hậu và tác động của biến đổi khí hậu đến sinh kế
1.1.1. Các cơng trình nghiên cứu trên thế giới
Biến đổi khí hậu (BĐKH) đã thực sự trở thành vấn đề toàn cầu và là mối quan
tâm của tất cả các quốc gia hiện nay. Vào năm 1896, BĐKH đã được Arrhenius - nhà
khoa học người Thụy Điển, đề cập đến lần đầu tiên thông qua định lượng sự đóng
góp của carbon điơxit (CO2) trong việc gây ra các hiệu ứng nhà kính và ơng cũng suy
đốn rằng sự thay đổi nồng độ CO2 trong khí quyển sẽ góp phần vào sự biến đổi của
khí hậu [Arrhenius, 1896].
Năm 1988, Ủy ban Liên chính phủ về BĐKH (IPCC) đã ra đời và là cơ quan
chịu trách nhiệm đánh giá khoa học về các vấn đề liên quan tới BĐKH do con người
gây ra. Các nghiên cứu và đánh giá liên quan tới BĐKH và tác động của BĐKH trong
thời gian qua đã được phân tích và tổng kết trong các báo cáo của IPCC (cho đến nay
đã có 5 báo cáo, báo cáo lần thứ 6 dự kiến sẽ công bố vào năm 2020). Trong số 5 báo

cáo tổng hợp đã được công bố, Báo cáo lần thứ 4 năm 2007 (AR4) đã được nhận giải
thưởng Nobel Hòa Bình cùng với Al Gore. Tại báo cáo lần thứ 4 này, từ các quan sát
về sự tan chảy của băng tuyết, sự gia tăng của mực nước biển và nhiệt độ trung bình
trên tồn cầu, các nhà khoa học đã chỉ ra rằng thế giới đang nóng lên và các hoạt động
của con người là nguyên nhân chủ yếu. Theo AR4, nhiệt độ trung bình của bề mặt
Trái Đất đã tăng khoảng 0,74oC trong 100 năm qua (1906-2005), con số này cao hơn
so với công bố tại báo cáo năm 2001 với mức 0,6oC. AR4 cũng chỉ ra rằng việc tăng
đáng kể nồng độ các khí nhà kính (CO2, CH4 và N2O) kể từ năm 1750 đến nay chính
là hậu quả từ các hoạt động của con người [IPCC, 2007].
Theo Báo cáo tổng hợp lần thứ 5 (AR5), trong ba thập kỷ vừa qua, cứ sau mỗi
thập kỷ bề mặt Trái Đất đã liên tục nóng lên hơn bất kỳ thập kỷ nào trước đó kể từ

7


năm 1850 (xem Hình 1.1a,b). Ở Bắc bán cầu, giai đoạn từ 1983 đến 2012 dường như
là khoảng thời gian 30 năm ấm nhất trong 1.400 năm qua [IPCC, 2013; 2014].

Nguồn: Trích [Kỷ Quang Vinh, 2013] theo [IPCC, 2013]
Hình 1.1. (a): Nhiệt độ TB bề mặt Trái Đất và đại dương toàn cầu giai đoạn
1850-2012; và (b) Thay đổi mực nước biển TB toàn cầu giai đoạn 1901-2012
Năm 2018, IPCC đã công bố báo cáo đặc biệt, trong báo cáo này các nhà khoa
học đã nhấn mạnh tác động của việc ấm lên toàn cầu 1,5oC, đồng thời chỉ ra rằng năm
2018 là năm thứ 4 liên tiếp có nhiệt độ trung bình cao nhất [IPCC, 2018].
BĐKH khơng những tác động tới tự nhiên mà còn là thách thức về kinh tế, xã
hội của nhân loại. Xét về những tổn thất kinh tế, chi phí cho việc khơi phục thiệt hại
sau những thiên tai do BĐKH đã làm thâm hụt ngân sách các quốc gia.
Theo Economist Intelligence Unit [2019], trên cơ sở đánh giá hoạt động chuẩn
bị ứng phó với BĐKH của 82 nền kinh tế lớn nhất trên thế giới, đã đưa ra nhận định
rằng BĐKH có thể khiến kinh tế thế giới thiệt hại 7.900 tỉ USD vào năm 2050 do tình

trạng hạn hán, lũ lụt và vụ mùa thất thu ngày càng nghiêm trọng, từ đó làm cản trở
tốc độ tăng trưởng và đe dọa hạ tầng cơ sở. GDP toàn cầu sẽ giảm 3% vào năm 2050
trong bối cảnh biến đổi khí hậu khiến các sự kiện thời tiết cực đoan diễn ra thường
xuyên hơn.
Nghiên cứu của IPCC [2007] cũng chỉ ra rằng, mặc dù BĐKH là một hiện
tượng lâu dài và có thể khó xác định được các tác động một cách rõ ràng ở một số
khu vực trên thế giới, nhưng rõ ràng BĐKH có thể tạo ra những cú sốc khí hậu cho
các cộng đồng sản xuất nông nghiệp dễ bị tổn thương. Tất cả các lĩnh vực sinh kế
hiện hữu đang dựa trên nguồn tài nguyên thiên nhiên đã bị tác động tiêu cực do biến
8


đổi khí hậu và sẽ càng bị tổn hại nặng nề hơn trong tương lai. Đặc biệt là lĩnh vực
nông nghiệp, chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản đã, đang và sẽ tiếp tục chịu tác động
nặng nề và mức độ bị tác động sẽ tùy thuộc vào bối cảnh và năng lực của địa phương,
như địa điểm, sự đa dạng của vụ mùa/vật ni,...
Cơng trình nghiên cứu “Impacts of climate change on disadvantaged UK
coastal communities” (Tác động của biến đổi khí hậu đến cộng đồng ven biển ở Anh)
của Zsamboky và cộng sự [2011] cũng đã khẳng định: trong bối cảnh BĐKH, ven
biển là khu vực dễ bị tổn thương hơn các khu vực nằm sâu trong lục địa bởi bên cạnh
các tác động về nhiệt độ và lượng mưa, vùng ven biển còn chịu ảnh hưởng của mực
nước biển và độ cao sóng, gây ra sự xói mịn, suy thối đất… Biến đổi khí hậu tác
động trực tiếp đến sinh kế ven biển, đặc biệt là các hoạt động kinh tế khai thác thủy
hải sản và du lịch thông qua việc giảm số lượng ngày ra khơi đánh bắt hải sản, hư
hỏng cơ sở vật chất,… dẫn tới suy giảm nguồn thu nhập cá nhân và ảnh hưởng đến
nền kinh tế địa phương. Ở một số vùng ven biển, những tác động này có thể khiến
cho ngư dân chuyển sang các hình thức đánh bắt cá có độ rủi ro cao hơn do có ít sự
lựa chọn. Trồng trọt cũng là một loại hình sinh kế chính chịu ảnh hưởng của BĐKH
do gia tăng sâu bệnh, dịch bệnh có hại cho cây trồng. Bên cạnh đó, tỷ lệ xâm nhập
mặn tăng lên làm suy giảm chất lượng và diện tích đất canh tác của người nơng dân

[Zsamboky et al., 2011].
Ở khu vực nông thôn phần lớn các hoạt động sinh kế dựa trên tài nguyên thiên
nhiên, như sinh kế nông nghiệp rất nhạy cảm với những thay đổi của điều kiện thời
tiết [Ellis, 2000; Bryceson, 2002; Ellis and Allison, 2004; Pande and Akermann,
2008; Altieri and Koohafkan, 2008]. Do đó, mỗi một sự thay đổi nhỏ trong điều kiện
thời tiết có thể có tác động lớn đến phúc lợi của các hộ gia đình nơng thơn ở các nước
đang phát triển [Altieri and Koohafkan, 2008; Musemwa et al., 2012]. Hay nói cách
khác BĐKH có tác động lớn đến sản xuất nông nghiệp và các chiến lược sinh kế dựa
vào nơng nghiệp của các hộ gia đình nơng thơn. Có nhiều dấu hiệu cho thấy tác động
của BĐKH đối với nông nghiệp sẽ nghiêm trọng ở các vùng ngập lụt, khơ hạn và
vùng đất mà chất đất có độ phì nhiêu thấp [Olesen and Bindi, 2002; Bates et al.,
2008].
9


1.1.2. Các cơng trình nghiên cứu tại Việt Nam
Theo Bộ Tài nguyên và Môi trường và UNDP [2010], tại Việt Nam, sự gia
tăng của mực nước biển, sự thay đổi về nhiệt độ, lượng mưa và sự bất thường của các
hiện tượng thời tiết cực đoạn (như bão, lũ lụt, hạn hán...) đang ngày càng đe dọa sản
xuất và đời sống của người dân. Các sinh kế nông nghiệp, đặc biệt là trồng trọt là
những sinh kế phụ thuộc nhiều vào tài nguyên thiên nhiên (như: tài nguyên khí hậu,
đất, nước...) sẽ chịu ảnh hưởng trực tiếp và nhiều nhất trước tác động của BĐKH.
Những tác động đó bao gồm: i) Thu hẹp và mất diện tích đất canh tác do nước biển
dâng, do quá trình xâm thực, do xâm nhập mặn vào sâu trong đất liền, do xói lở bờ
sông và do hạn hán gia tăng; ii) Gia tăng diện tích đất bị nhiễm mặn do nước biển
dâng cao và lượng bốc hơi nước mạnh hơn; iii) Gia tăng q trình thối hóa đất do
nhiệt độ và hạn hán tăng; iv) Gia tăng q trình xói mịn, rửa trơi đất do lượng mưa
và cường độ mưa tăng; v) Gia tăng tổn thất mùa màng, giảm sản lượng cây trồng và
vật nuôi do các tác động trực tiếp và gián tiếp của sự gia tăng nhiệt độ trung bình, độ
bất thường của thời tiết, các hiện tượng thời tiết, khí hậu cực đoan (bão lụt, hạn hán,

rét đậm, rét hại…); vi) Thay đổi cấu trúc mùa vụ [Bộ Tài nguyên và Môi trường và
UNDP, 2010]. Như vậy, BĐKH làm giảm năng suất, chất lượng sản phẩm, tăng các
chi phí cho cơng tác phịng chống dịch bệnh, gia tăng các chi phí đầu vào cho sản
xuất.
Năm 2009, Tổ chức Nơng lương Liên hiệp quốc (FAO) đã triển khai đánh giá
tác động của BĐKH đến nông nghiệp Việt Nam và năm 2011 đã công bố báo cáo với
kết luận rằng: i) Nhiệt độ tăng sẽ làm tăng tốc độ tăng trưởng cây trồng, và do đó rút
ngắn chu kỳ tăng trưởng của thực vật. Nhiệt độ tăng 1oC sẽ tương ứng với chu kỳ
tăng trưởng bị rút ngắn từ 5 đến 8 ngày đối với cây lúa, hoặc từ 3 đến 5 ngày đối với
khoai tây và đậu tương; ii) Nhu cầu nước cho nơng nghiệp có thể tăng gấp đơi hoặc
gấp ba lần vào năm 2100 so với năm 2000; iii) Có khả năng gia tăng các loại sâu bệnh
hại mùa màng khi lượng mưa tăng; iv) Thay đổi mùa vụ của cây trồng: Theo kịch bản
trung bình, mùa vụ trồng trọt ở đồng bằng sơng Hồng có thể bị thay đổi từ 5 đến 20
ngày trên mức trung bình đối với cây trồng theo mùa, cây gieo hạt có thể muộn từ 20
đến 25 ngày; v) Do mực nước biển dâng, đất canh tác trên toàn quốc sẽ được giảm
10


×