Tải bản đầy đủ (.docx) (53 trang)

NGHIÊN CỨU KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ, THỰC HÀNH VỀ PHÒNG BỆNH UNG THƯ CỔ TỬ CUNG CỦA PHỤ NỮ TỪ 45 TUỔI TRỞ LÊN TẠI PHƯỜNG THỦY BIỀU, THÀNH PHỐ HUẾ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (445.82 KB, 53 trang )

1

ĐẶT VẤN ĐỀ

Ung thư là một vấn đề sức khỏe được quan tâm ở nhiều nước trên thế
giới. Tổ chức Y tế thế giới (WHO) khuyến cáo về mơ hình bệnh tật trong thế
kỷ 21: “Các bệnh không lây nhiễm trong đó ung thư sẽ trở thành nhóm bệnh
chủ yếu đe dọa đến sức khỏe con người chiếm 54% nguyên nhân gây tử vong
ở người, nhóm bệnh nhiễm trùng sẽ bị đẩy xuống hàng thứ yếu chỉ chiếm
16% nguyên nhân gây tử vong” trong đó ung thư cổ tử cung (UTCTC) là ung
thư phụ khoa khá phổ biến và gây tử vong cao ở phụ nữ hiện nay [1].
Tổ chức Y tế thế giới ước tính hàng năm có khoảng 520.000 phụ nữ mắc
mới ung thư cổ tử cung và trên 274.000 ca tử vong [10]. Tại Việt Nam, hằng
năm có đến hơn 6 ngàn phụ nữ chết vì căn bệnh này. Tính đến năm 2010 có
khoảng 5.664 phụ nữ mới mắc ung thư cổ tử cung tương đương với tỷ lệ là
13,6/100.000 phụ nữ [6]. Với sự gia tăng này thì gánh nặng bệnh tật liên quan
đến ung thư cổ tử cung là vấn đề đáng quan tâm trong cộng đồng.
Ung thư cổ tử cung là bệnh có thể phịng ngừa được, có khả năng điều trị
khỏi, hạn chế tử vong nếu được phát hiện sớm thông qua khám sàng lọc và
điều trị kịp thời các đối tượng nguy cơ. Tuy nhiên, ở các nước đang phát triển,
việc tiếp cận với các thơng tin về phịng bệnh, các chương trình sàng lọc
thường có nhiều hạn chế dẫn đến bệnh thường phát hiện ở giai đoạn muộn
gây khó khăn cho việc điều trị. Để đạt được hiệu quả của chương trình sàng
lọc, dự phịng ung thư cổ tử cung thì nhận thức và thực hành của cộng đồng
đặc biệt là nhóm phụ nữ nguy cơ cao đóng vai trị quan trọng. Thực tế đã có
các nghiên cứu về ung thư cổ tử cung ở Thừa Thiên Huế nhưng hầu hết các
nghiên cứu tập trung tìm hiểu kiến thức về dấu hiệu lâm sàng của bệnh ung
thư cổ tử cung, sàng lọc ung thư cổ tử cung hoặc phòng nhiễm Human
Papilloma Virus mà có rất ít nghiên cứu đánh giá một cách tổng thể về phòng



2

ung thư cổ tử cung, vì vậy chúng tơi thực hiện đề tài “Nghiên cứu kiến thức,
thái độ, thực hành về phòng bệnh ung thư cổ tử cung của phụ nữ từ 45
tuổi trở lên tại phường Thủy Biều, thành phố Huế” với các mục tiêu:
1) Mô tả kiến thức, thái độ, thực hành của phụ nữ từ 45 tuổi trở lên về
phịng bệnh ung thư cổ tử cung;
2) Tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến kiến thức, thái độ, thực hành
phòng bệnh ung thư cổ tử cung của phụ nữ từ 45 tuổi trở lên tại địa bàn
nghiên cứu.


3

Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. SƠ LƯỢC VỀ UNG THƯ CỔ TỬ CUNG
1.1.1. Khái niệm ung thư cổ tử cung
UTCTC là ung thư xảy ra tại vị trí cổ tử cung (CTC), thường xuất phát
từ vùng chuyển tiếp giữa biểu mô trụ và biểu mô vảy, bắt đầu từ tổn thương
tiến triển thành ung thư tại chỗ, sau đó là ung thư vi xâm nhập và cuối cùng
kết thúc bằng ung thư xâm lấn [22].
1.1.2. Các giai đoạn phát triển ung thư cổ tử cung
Phân loại theo FIGO - 1994 (Fédération Internationale de Gynécologie et
Obstétrique) [3]:
- Giai đoạn Ia: Ung thư xâm lấn chỉ được xác định trên vi thể. Tất cả các
tổn thương đại thể thậm chí với xâm lấn nông thuộc ung thư giai đoạn Ib, xâm
lấn giới hạn tới mô đệm sâu tối đa 5mm và không rộng hơn 7mm.
- Giai đoạn Ib: Tổn thương lâm sàng khu trú ở CTC hoặc tổn thương tiền

lâm sàng lớn hơn giai đoạn Ia.
- Giai đoạn II: Ung thư lan lên khỏi CTC nhưng chưa lan rộng đến thành
chậu. Ung thư xâm lấn âm đạo nhưng chưa lan đến 1/3 dưới.
- Giai đoạn III: Ung thư lan đến thành chậu. Khám trực tràng khơng thấy
có khoang trống, khơng có ung thư giữa khối u và thành chậu. Khối u lan
xuống 1/3 dưới âm đạo. Tất cả các trường hợp ứ nước hoặc thận câm đều
thuộc giai đoạn III trừ khi do nguyên nhân khác gây ra.
- Giai đoạn IV: Ung thư lan khỏi vùng chậu hoặc có bằng chứng lâm
sàng xâm lấn niêm mạc bàng quang hay trực tràng.
1.1.3. Triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng [3]
1.1.3.1. Các tổn thương tiền lâm sàng


4

Ở giai đoạn sớm, các triệu chứng cơ năng thường nghèo nàn. Khi khám
âm đạo - CTC bằng mỏ vịt có thể thấy CTC trơng giống như bình thường
hoặc có vết lt trợt, một vùng trắng khơng điển hình hoặc tăng sinh mạch.
1.1.3.2. Các tổn thương rõ trên lâm sàng
Ra máu âm đạo bất thường giữa kỳ kinh, ra máu sau giao hợp hoặc khí
hư hơi, lẫn máu, có thể phối hợp với tình trạng cơ thể suy kiệt.
Khám mỏ vịt hiện diện một khối u sùi, dễ chảy máu khi chạm vào. Khi
bôi Lugol vùng tổn thương không bắt màu. Một số trường hợp muộn CTC sẽ
biến dạng, loét sâu hoặc CTC bị mất hẳn hình dạng .
1.1.4.Nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ của ung thư cổ tử cung
1.1.4.1. Nhiễm Human Papilloma Virus
Theo tổng hợp của WHO, hầu hết các trường hợp UTCTC có liên quan
đến nhiễm HPV mà phổ biến nhất là lây truyền qua đường tình dục
(LTQĐTD) [40]. Trong đó chủng HPV có khả năng sinh ung thư cao là HPV
16,18 gây tổn thương tân sinh trong biểu mô loại cao và ung thư xâm lấn [12].

1.1.4.2. Quan hệ tình dục sớm (trước 18 tuổi) và với nhiều bạn tình
QHTD sớm là một yếu tố nguy cơ làm tăng khả năng nhiễm HPV do CTC
chưa phát triển hồn tồn, lớp biểu mơ chưa trưởng thành nên vi rút sẽ dễ dàng
xâm nhập và gây bệnh. Theo báo cáo của WHO cho biết, nguy cơ UTCTC ở
phụ nữ có QHTD ở tuổi 15 cao gấp 2 lần so với những người bắt đầu QHTD
sau 20 tuổi [41]. Một nghiên cứu tại vùng nông thôn Ấn Độ cũng cho kết quả
tương tự, trong đó những phụ nữ có QHTD sớm từ dưới 12 tuổi có nguy cơ
UTCTC cao gấp 3,5 lần so với phụ nữ QHTD ở độ tuổi trên 18 [33].
QHTD với nhiều bạn tình mà không sử dụng bao cao su (BCS) làm tăng
nguy cơ nhiễm HPV và tiến triển thành UTCTC. Do đó việc sử dụng BCS có
thể hạn chế được nguy cơ UTCTC.
1.1.4.3. Sử dụng thuốc tránh thai
Sử dụng thuốc tránh thai đường uống làm tăng nhẹ tình trạng nhiễm
HPV kéo dài và tăng khả năng UTCTC do HPV [4]. Một nghiên cứu ở vùng


5

Iran cũng cho thấy nguy cơ của những đối tượng sử dụng thuốc uống tránh
thai từ 5 năm trở lên thì cao gấp 3,3 lần so với nhóm khác [23].
1.1.4.4. Hút thuốc lá
Theo thống kê về HPV và UTCTC năm 2007 của WHO/ICO thì ở Nam
Phi hút thuốc lá ở phụ nữ đóng góp 7,7% UTCTC. Nguyên nhân là do tình
trạng tiếp xúc với nồng độ cao chất gây ung thư trong khói thuốc lá làm tổn
hại AND của các tế bào CTC từ đó dẫn đến UTCTC [24].
1.1.4.5. Sinh đẻ nhiều
Nhiều nghiên cứu đã tìm hiểu và chứng minh có mối liên quan giữa tình
trạng sinh nhiều con và nguy cơ UTCTC. Một nghiên cứu bệnh chứng được
tiến hành ở Italya trên 261 phụ nữ dưới 45 tuổi cho kết quả nguy cơ UTCTC
cao hơn ở những phụ nữ sinh nhiều con và tăng theo số lần sinh trong đó

những phụ nữ sinh từ 3 con trở lên có nguy cơ cao gấp 8,1 lần những phụ nữ
có dưới 3 con [29].
1.1.4.6. Tiền sử gia đình có người mắc UTCTC
Theo các báo cáo cho biết, những phụ nữ có mẹ hoặc chị em bị UTCTC
có nguy cơ cao hơn so với phụ nữ bình thường do có thể những phụ nữ di
truyền ít có khả năng chống lại nhiễm vi rút HPV [7].
1.1.4.7. Tuổi
Thống kê cho thấy UTCTC khác nhau ở các nhóm tuổi. Theo WHO cho
biết UTCTC ít gặp ở phụ nữ dưới 30 tuổi, độ tuổi mắc phổ biến nhất là từ 40
tuổi trở lên và cao nhất trong nhóm phụ nữ từ 50 – 60 tuổi [45].
Ngồi ra cịn có một số yếu tố nguy cơ khác như hệ thống miễn dịch yếu,
dinh dưỡng không hợp lý, điều kiện kinh tế thấp,…[7].
1.2. CÁC CHIẾN LƯỢC DỰ PHỊNG UNG THƯ CỔ TỬ CUNG
Có 2 chiến lược chính được áp dụng hiện nay:
1.2.1. Dự phòng cấp 1


6

Dự phòng cấp 1 là phòng ngừa phơi nhiễm và nhiễm HPV bằng cách
QHTD an toàn. Các chiến lược thường được áp dụng nhằm thay đổi hành vi
bao gồm không QHTD hoặc tình dục chung thủy một vợ một chồng hoặc sử
dụng biện pháp phòng lây nhiễm như sử dụng BCS khi QHTD.
Đồng thời, một trong những giải pháp được nhiều nhà nghiên cứu lựa
chọn là việc tăng cường sử dụng vắc xin phòng ngừa HPV.
Theo khuyến cáo của WHO, tuổi bắt đầu tiêm phòng vắc xin HPV là 910 tuổi đến 13 tuổi [5] và hướng dẫn dự phòng cấp 1 bao gồm giáo dục nâng
cao nhận thức để giảm hành vi QHTD nguy cơ; thực hiện chiến lược thay đổi
hành vi phù hợp với từng vùng, địa phương; phát triển và giới thiệu một cách
hiệu quả về vắc xin phịng ngừa HPV; ngồi ra cần khuyến khích cộng đồng
hạn chế hút thuốc lá, có chế độ dinh dưỡng hợp lý [46].

1.2.2. Dự phòng cấp 2
Nhằm phát hiện và điều trị sớm tiền UTCTC thông qua khám sàng lọc
được xem là chiến lược hiệu quả và thực tế nhất trong phịng ngừa UTCTC.
Các phương pháp khám sàng lọc chính hiện đang được áp dụng cụ thể gồm:
* Sàng lọc tế bào học (xét nghiệm tế bào cổ tử cung – Pap Smear): Đây là
phương pháp được thực hiện trên toàn thế giới hơn 50 năm qua nhằm xác
định các tổn thương tiền ung thư để điều trị hoặc theo dõi. Các khảo sát đã
chứng minh sàng lọc sử dụng Pap có hiệu quả cao góp phần giảm từ 70-80%
tỷ lệ mắc và tử vong do UTCTC ở nhiều quốc gia [38].
* Phương pháp quan sát bằng mắt thường với axit axetic (VIA):
Là phương pháp thay thế cho xét nghiệm tế bào hoặc có thể được sử dụng
cùng với sàng lọc Pap. Bên cạnh đó, một số nghiên cứu cũng chỉ ra phát
hiện sớm UTCTC thơng qua VIA có vai trị trong giảm tỷ lệ tử vong ở các
nhóm đối tượng nguy cơ, đặc biệt là ở các nước đang phát triển, nơi có
nguồn lực hạn chế.


7

Theo khuyến cáo của WHO, chiến lược này cần kết hợp giữa truyền
thơng về lợi ích của sàng lọc, về dấu hiệu và triệu chứng của UTCTC cho
nhóm đối tượng nguy cơ cao, đồng thời tổ chức các chương trình khám sàng
lọc cho nhóm đối tượng với sự tham gia của tất cả các tuyến y tế. Nhóm đối
tượng được WHO khuyến cáo khám sàng lọc UTCTC cụ thể như sau [46]:
- Các chương trình sàng lọc mới nên bắt đầu ở những phụ nữ từ 30 tuổi
trở lên và gồm những phụ nữ trẻ tuổi hơn chỉ khi nhóm nguy cơ cao đã được
bao phủ. Các chương trình đã triển khai khơng nên bao gồm sàng lọc cho
nhóm phụ nữ dưới 25 tuổi;
- Đối với những phụ nữ chỉ được sàng lọc duy nhất một lần trong đời thì
độ tuổi phù hợp nhất là từ 35-45 tuổi;

- Đối với những phụ nữ trên 50 tuổi, nên khám định kỳ 5 năm/1 lần;
- Đối với nhóm từ 25-49 nên khám định kỳ 3 năm/1 lần nếu nguồn lực
cho phép;
- Đối với phụ nữ từ 65 tuổi trở lên, có thể ngừng sàng lọc nếu kết quả xét
nghiệm của 2 lần trước đó là âm tính.
Tại Việt Nam, phịng chống UT được đưa vào chương trình mục tiêu
quốc gia từ năm 2008 và đến năm 2010 sàng lọc UTCTC là một trong những
giải pháp ưu tiên được xác định nhằm phát hiện sớm và điều trị kịp thời các
trường hợp UTCTC. Với chiến lược này năm 2011 Bộ Y tế đã ban hành
Hướng dẫn sàng lọc, điều trị tổn thương tiền ung thư để dự phòng thứ cấp
UTCTC cụ thể như sau [2]:
- Áp dụng sàng lọc bằng IV và hoặc Pap cho các phụ nữ trong độ tuổi từ
21 - 70 tuổi, đã có QHTD, ưu tiên nhóm phụ nữ nguy cơ trong độ tuổi 30-50.
- Độ tuổi 21-29 tuổi: Sàng lọc 2 năm/lần.
- Độ tuổi 30-70 tuổi: Sàng lọc 2 năm/lần, sau 3 lần xét nghiệm sàng lọc
liên tiếp có kết quả âm tính thì có thể sàng lọc 3 năm/lần.
- Trên 70 tuổi: Có thể ngừng sàng lọc nếu có ít nhất 3 lần xét nghiệm
sàng lọc có kết quả âm tính hoặc khơng có kết quả xét nghiệm bất thường
trong 10 năm trước đó.


8

1.3. THỰC TRẠNG VÀ GÁNH NẶNG BỆNH TẬT CỦA UNG THƯ CỔ
TỬ CUNG
1.3.1. Trên thế giới
Theo ước tính của WHO, hàng năm có khoảng 500.000 trường hợp mới
mắc UTCTC trên thế giới và ước tính đến năm 2025 số mới mắc UTCTC trên
tồn cầu là 720.060 người, trong đó các nước đang phát triển là 668.875
người [44]. Theo báo cáo mới nhất năm 2008 của IARC cho biết, thế giới có

khoảng 529.828 trường hợp mới mắc tương đương với tỷ lệ 15,3/100.000 phụ
nữ, chiếm 4% số mắc mới UT nói chung toàn cầu.
Ghi nhận chi tiết theo từng vùng cho thấy có sự khác biệt về tỷ lệ
UTCTC trong cộng đồng trong đó cao nhất là các vùng Đơng và Tây Phi với
tỷ lệ mới mắc trung bình trên 30/100.000; sau đó là Nam Phi (26,8/100.000)
và Nam -Trung Á (24,6/100.000), thấp nhất là khu vực Đông Á, Bắc Mỹ và
vùng lục địa Úc - NewZeland với khoảng 6,3/100.000 [30].
Về gánh nặng bệnh tật, UTCTC là nguyên nhân đứng thứ tư về tử vong
ung thư ở phụ nữ với 275.000 ca tử vong trên toàn cầu năm 2008, 90% các
trường hợp xuất hiện ở các nước đang phát triển [40]. Trong đó tỷ lệ tử vong
do UTCTC (chuẩn hóa theo tuổi) trên toàn cầu là 7,8%, ở các nước đang phát
triển là 9,8% và các nước phát triển là 3,2%. Tỷ lệ tử vong cao nhất ở khu vực
châu Phi (17,6%) và thấp nhất là vùng châu Úc (1,4%) [44].
1.3.2. Việt Nam
Việt Nam là một trong những nước đang phát triển với tỷ lệ mắc
UTCTC thuộc vào loại cao trên thế giới và là ung thư sinh dục thường gặp
nhất. Theo thống kê năm 2008, tỷ lệ mắc UTCTC là 11,7/100.000 phụ nữ,
chiếm 11,65% số trường hợp mới mắc của các nước Đơng Nam Á. Ước
tính đến năm 2025, số ca mới mắc UTCTC tại Việt Nam tăng lên khoảng
40% so với năm 2008 [30].


9

Với thực trạng trên, UTCTC gây những gánh nặng về nhất định đối với
Việt Nam. Thống kê IARC cho biết, tỷ lệ tử vong do UTCTC năm 2008 là
5,7/100.000 dân, tương đương với 2.472 trường hợp và xếp thứ 8 về tỷ lệ tử
vong trong các nước Đông Nam Á. Ước tính đến năm 2025 tỷ lệ tử vong do
UTCTC tăng lên 62% (ở nhóm < 65 tuổi) hoặc 75% (ở nhóm trên 65 tuổi) so
với năm 2008 [30].

1.4. MỘT SỐ NGHIÊN CỨU VỀ KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ, THỰC
HÀNH PHÒNG BỆNH UNG THƯ CỔ TỬ CUNG
1.4.1. Trên thế giới
Có một vài nghiên cứu đánh giá kiến thức của phụ nữ về phịng bệnh
UTCTC. Các nghiên cứu tìm hiểu nhận thức của họ về đặc điểm và tính chất
bệnh UTCTC, khả năng phát hiện và phòng bệnh, các yếu tố nguy cơ…hầu
hết các nghiên cứu đều chỉ ra thực trạng các phụ nữ chưa có kiến thức đầy đủ
về bệnh UTCTC và các vấn đề liên quan đến xét nghiệm, sàng lọc UTCTC
dẫn đến tình trạng tiếp cận các dịch vụ về sàng lọc, phòng UTCTC còn nhiều
hạn chế.
Nghiên cứu tại Nam Phi của Muhammad (2008) trên nhóm sinh viên của
một trường đại học cho kết quả, trong số những người biết đến Pap chỉ có
33% biết Pap để phát hiện sớm và phịng bệnh UTCTC [34]. Một nghiên cứu
định tính tại Malaysia của Wong và cộng sự (2005) trên những phụ nữ từ 2156 tuổi cho thấy hầu hết các phụ nữ đã từng nghe về UTCTC nhưng không
cho rằng nó có thể phịng bệnh được. Chỉ một vài phụ nữ lớn tuổi hoặc đã kết
hơn biết rằng UTCTC có thể phát hiện sớm để kiểm soát. Họ cũng chưa nhận
thức được vai trò của Pap trong việc phát hiện sớm UTCTC mà cho rằng mục
đích của Pap là để phát hiện những trường hợp đã mắc UTCTC do vậy dẫn
đến kết quả sàng lọc là khơng cần vì họ khơng có dấu hiệu của UTCTC [43].
Đối với dự phịng cấp 1, hành vi chủ yếu được quan tâm là QHTD an
tồn và tiêm phịng vắc xin HPV. Nghiên cứu của Kymberlee


10

A.Montgomery (2008) cho thấy trong nhóm từ 40-70 tuổi, tại thời điểm
được phỏng vấn thì phần lớn phụ nữ tham gia nghiên cứu cho biết 67%
trong số họ đã có QHTD tuy nhiên 58,4% số phụ nữ này chưa bao giờ sử
dụng BCS để bảo vệ an toàn [32].
Nghiên cứu của Twinn S và cộng sự (2002) trên nhóm đối tượng từ 1726 tuổi tại Ba Lan cho biết có đến 91,5% chưa từng tiêm vắc xin phịng

UTCTC trong đó nguyên nhân là do không biết tiêm vắc xin ở đâu (47,9%) và
không biết vắc xin là một cách để phòng bệnh UTCTC (30%) [39].
Đối với dự phòng cấp 2, thực hành đi khám sàng lọc ở các cơ sở y tế là
phương pháp quan trọng hàng đầu nhằm phát hiện sớm các trường hợp
UTCTC. Tỷ lệ có thực hành tốt khám sàng lọc có sự khác biệt tùy theo nhóm
đối tượng và địa bàn nghiên cứu. Trong nghiên cứu của Eftyhia GesouliVoltyraki và cộng sự trên nhóm đối tượng 18-65 tuổi cho biết tỷ lệ sàng lọc
bằng xét nghiệm Pap là 79% trong đó 71,3% làm xét nghiệm trong vịng 1-3
năm qua và có 28,7% làm xét nghiệm vào năm ngoái [27]. Kết quả khám sàng
lọc trong các nghiên cứu khác thấp hơn với 66% từng đi xét nghiệm nhưng
phần lớn họ chỉ đi xét nghiệm 1 lần ở Rewa [26]; chỉ 39,4% phụ nữ xét
nghiệm Pap ít nhất 1 lần trong đời [28] hoặc chỉ 7/205 người trong nghiên cứu
của Muhammad Ehsanul Hoque [34]. Các nghiên cứu cũng cho biết vẫn có
nhiều rào cản nên đối tượng khơng tham gia khám hoặc tỷ lệ khám thấp. Các
lý do được các đối tượng đưa ra gồm họ thấy đau khi lấy mẫu để làm Pap,
khơng thích/ngại ngùng, bận rộn, không cần thiết nếu chỉ đi làm Pap, không
cần xét nghiệm nếu khơng có dấu hiệu hay triệu chứng gì… [36].
1.4.2. Việt Nam
Lê Thị Phương Mai và cộng sự (2007) thực hiện nghiên cứu trên đối
tượng cha mẹ của các em gái từ 11-14 tuổi tại 5 tỉnh/thành phố, kết quả cho
thấy 77,0% đối tượng đã từng nghe về bệnh UTCTC và có hơn 55,9% bà
mẹ đã kể được ít nhất 1 triệu chứng của UTCTC, kiến thức về yếu tố nguy


11

cơ được đối tượng nghiên cứu đề cập nhiều nhất là viêm nhiễm đường sinh
dục (84,6%), vệ sinh sinh dục không sạch sẽ (82,2%), sinh đẻ nhiều
(70,1%)… [15]
Kết quả nghiên cứu tại Hồ Chí Minh chỉ ra rằng mặc dù tỷ lệ nữ nội trợ
đã từng nghe về bệnh UTCTC là 82,2%, nhưng hiểu biết rõ và đúng về bệnh

này thì ở mức thấp hơn. Tỷ lệ nữ nội trợ có kiến thức đúng về đặc điểm bệnh
UTCTC ”có thể bị ung thư, dù khơng có triệu chứng gì” chỉ đạt 30,6% và có
kiến thức về đặc điểm phát hiện sớm UTCTC là 48,7% [9].
Đối với xét nghiệm Pap là biện pháp sàng lọc phát hiện sớm tiền
UTCTC, nhưng ít được phụ nữ biết đến, ngay tại các địa điểm đã triển khai
chương trình can thiệp là TP. Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh, thì tỷ lệ tương ứng
là 38,0% và 17,0% [38]. Kết quả này gần tương tự nghiên cứu của tác giả
Trần Thị Lợi và Bùi Thị Hồng Nhung với tỷ lệ là 18,5% [13].
Một nghiên cứu gần đây cho thấy tỷ lệ người đã từng nghe/xem/đọc các
thông tin về HPV là 33,3% trong các phụ nữ đã lập gia đình tại Huế, Cần Thơ
và Thái Nguyên [14].
Một vài nghiên cứu đã ghi nhận các hành vi phòng UTCTC, bao gồm
khám phụ khoa và xét nghiệm phết tế bào CTC. Nghiên cứu của Lê Thị
Phương Mai (2007) trên nhóm các bà mẹ có con gái đang ở độ tuổi vị thành
niên cho thấy tỷ lệ đã từng khám phụ khoa 6-12 tháng/lần là 50,0% và tỷ lệ
làm xét nghiệm Pap chỉ có 7,0% [15]. Nghiên cứu tại Hồ Chí Minh trên nhóm
phụ nữ nội trợ cho thấy tỷ lệ nữ nội trợ, những người đã có quan hệ tình dục,
có được khám phụ khoa trong vịng 3 năm gần đây là 23,3% và tỷ lệ phụ nữ
nội trợ chủ động đi khám phụ khoa định kỳ 6-12 tháng là 12,0% [9]. Nghiên
cứu đánh giá hiệu quả thử nghiệm mơ hình can thiệp dự phịng UT vú và
UTCTC dựa vào cộng đồng tại một xã của tỉnh Hải Dương chỉ ra rằng có
24,0% phụ nữ có trên 2 con và tỷ lệ từng tiêm vắc xin HPV đạt 0,7% [42].


12

1.5. MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ,
THỰC HÀNH PHÒNG BỆNH UNG THƯ CỔ TỬ CUNG
Một số nghiên cứu tìm hiểu được các yếu tố liên quan đến kiến thức, thái
độ và thực hành phòng UTCTC. Trong nghiên cứu tại vùng Đơng Bắc Hy Lạp

tìm thấy sự khác biệt có ý nghĩa giữa kiến thức và tình trạng hơn nhân của
phụ nữ trong đó kiến thức của những phụ nữ độc thân (biết đến xét nghiệm
Pap) thấp hơn so với những phụ nữ đã kết hôn, ly hơn hoặc góa. Nghiên cứu
này cũng cho biết những phụ nữ ở khu vực thành thị biết đến xét nghiệm tốt
hơn những người so với những người sống ở làng quê [27].
Đối với thực hành sàng lọc UTCTC, tác giả Balogun MR và cộng sự
(2012) đã kết luận rằng, có mối liên quan giữa tuổi, trình độ học vấn, tiền sử
kiểm tra âm đạo và việc thực hành sàng lọc UTCTC trong đó tỷ lệ sẵn sàng
làm xét nghiệm sàng lọc UTCTC cao trong nhóm đối tượng trẻ tuổi và có
trình độ học vấn từ tiểu học trở lên. Những đối tượng đã từng kiểm tra âm
đạo có xu hướng khám sàng lọc UTCTC cao hơn [25]. Còn theo Eftyhia
Gesouli-Voltyraki và cộng sự, không tham gia xét nghiệm Pap có liên quan
đến tình trạng thiếu thơng tin về xét nghiệm Pap với tỷ lệ là 25% 37. Nghiên
cứu của Anna P. Ortiz và cộng sự (2010) tại Rico cho kết quả tương tự về
mối liên quan giữa sàng lọc UTCTC bằng Pap với các yếu tố như tuổi, tình
trạng hơn nhân, thu nhập gia đình kiểm tra sức khỏe định kỳ hàng năm và
tình trạng sức khỏe. Tỷ lệ sàng lọc bằng xét nghiệm Pap thấp ở nhóm phụ nữ
trẻ, độc thân và phụ nữ có thu nhập dưới 15.000 USD/ năm. Bên cạnh đó,
phụ nữ khơng kiểm tra sức khỏe định kỳ hàng năm cũng có tỷ lệ làm xét
nghiệm Pap thấp [37].
Về tình trạng tiếp cận thơng tin, các kết quả từ các nghiên cứu cho thấy
hầu hết các phụ nữ đều nói rằng cán bộ y tế (CBYT) và các cộng tác viên là
nguồn cung cấp thơng tin chính liên quan đến UTCTC[ 34] [35]. Như vậy, các
yếu tố liên quan đến kiến thức, thái độ và thực hành phòng bệnh UTCTC


13

chưa được khai thác và phân tích sâu trong các nghiên cứu trên thế giới cũng
như ở Việt Nam. Các nghiên cứu mới tập trung so sánh một số mối liên quan

cụ thể đối với một hành vi như khám sàng lọc hoặc xét nghiệm Pap.
1.6. VÀI NÉT SƠ LƯỢC VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU
Thủy Biều là phường vùng ven, nằm cách trung tâm thành phố Huế
khoảng 4 km về phía Tây Nam, nằm trên lưu vực sơng Hương đối diện với
chùa Thiên Mụ.Tồn phường có 19 tổ, chia làm 7 thơn với các loại địa hình
khác nhau: Long Thọ, Trường Đá, Đông Phước 1, Đông Phước 2, Trung
Thượng, Nguyệt Biều và Lương Quán. Diện tích phường Thủy Biều vào
khoảng 6,5 km2, dân số có 2.285 hộ với 10.216 nhân khẩu, chủ yếu la lao
động phi nông nghiệp (sản suất kinh doanh , dịch vụ du lịch, công nghiệp và
tiểu thủ công nghiệp) chiếm 79,4%, lao động nông nghiệp chiếm 20,6% [ 20].
Trạm y tế phường Thủy Biều nằm trong khn viên rộng 836 m 2 với
đầy đủ các phịng chức năng theo quy định của Bộ Y Tế. Nhân sự ở Trạm hiện
nay có 1 bác sĩ chuyên khoa cấp 1, 1 y sĩ, 1 nữ hộ sinh và 1 cán bộ dân số,
ngồi ra cịn có 19 y tế tổ cùng phối hợp công tác [20].


14

Chương 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. ĐỐI TƯỢNG VÀ ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu
Phụ nữ từ 45 tuổi trở lên đang sinh sống tại phường Thủy Biều, thành
phố Huế.
Tiêu chí chọn mẫu: Các phụ nữ từ 45 tuổi trở lên theo giấy khai sinh
tính đến tháng 9 năm 2015, hiện đang sống ở phường Thủy Biều, thành phố
Huế, có trạng thái tinh thần bình thường, trả lời được câu hỏi, hợp tác khi
tham gia nghiên cứu.
Tiêu chí loại trừ: Phụ nữ từ 45 tuổi trở lên khơng có mặt lúc điều tra

hoặc khơng có khả năng trả lời phỏng vấn hay không đồng ý tham gia
nghiên cứu
2.1.2. Địa điểm nghiên cứu
Phường Thủy Biều, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế.
2.1.3. Thời gian nghiên cứu
Từ ngày 01/9/2015 đến ngày 01/10/2015.
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu
Thiết kế nghiên cứu định lượng với phương pháp mơ tả cắt ngang
2.2.2. Cỡ mẫu
Cỡ mẫu được tính theo cơng thức [8]:
Trong đó:
- n: Số phụ nữ được điều tra
- : Hệ số tin cậy ở mức xác suất 95%, z = 1,96


15

- d=0,05 (độ chính xác mong muốn của tỷ lệ)
- p: Tỷ lệ phụ nữ từ 45 tuổi trở lên có kiến thức đúng hoặc thái độ đúng
hoặc thực hành đúng về phịng bệnh UTCTC.
- Vì chưa có nghiên cứu tương tự tiến hành tại phường Thủy Biều nên
lấy p=0,05. Như vậy cỡ mẫu cần thu thập sẽ là:
Lấy thêm 10% để dự phòng các đối tượng vắng mặt nên cỡ mẫu là 422.
2.2.3. Phương pháp chọn mẫu
Sử dụng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên hệ thống.
- Xây dựng một khung mẫu gồm tất cả phụ nữ từ 45 tuổi trở lên sinh
sống tại phường Thủy Biều, thành phố Huế và đánh số thứ tự từ 1 đến X
- Khoảng cách mẫu k= = =5
- Chọn ngẫu nhiên 1 số (i) bằng cách bốc thăm 1 trong 5 mẫu giấy có

đánh dấu từ 1 đến 5, bốc được số 4
- Các đối tượng có số thứ tự i+1k, l+2k, l+3k sẽ được chọn vào mẫu cho
đến khi kết thúc danh sách (đủ mẫu)
- Như vậy các đối tượng được chọn vào mẫu có số thứ tự là 4, 9, 14, 19,.....
được chọn vào mẫu cho đến khi đủ mẫu.
2.2.4. Phương pháp thu thập số liệu
Thu thập số liệu bằng cách phỏng vấn trực tiếp các phụ nữ. Công cụ thu
thập số liệu là phiếu phỏng vấn được chuẩn bị trước, gồm các câu hỏi được
xây dựng theo các cấu trúc: Câu hỏi đóng, câu hỏi mở, câu hỏi: Có/khơng,
câu hỏi có nhiều lựa chọn.
2.3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Các biến số nghiên cứu được chia thành 4 phần chính:
2.3.1. Phần thơng tin chung
- Phần hành chính: Họ và tên phụ nữ, tuổi, địa chỉ.
- Trình độ học vấn: Khơng biết chữ, biết đọc biết viết, tiểu học, trung học
cơ sở (THCS), trung học phổ thông (THPT), trên THPT.
- Nghề nghiệp hiện tại: Nông dân, công nhân, buôn bán, cán bộ viên
chức (CBVC), nội trợ, hưu trí, nghề khác.


16

-Tình trạng hơn nhân: Độc thân, đang sống với chồng, ly dị/ly thân/góa.
2.3.2. Kiến thức của phụ nữ về phịng UTCTC
Đánh giá kiến thức của phụ nữ về phòng bệnh UTCTC thơng qua các nội
dung trong bảng 2.1.Trong đó, nếu phụ nữ trả lời được mức điểm cần đạt ở
mỗi nội dung thì được coi là có kiến thức tốt về nội dung đó.
Bảng 2.1. Nội dung đánh giá kiến thức của phụ nữ
Nội dung


Trả lời

Hiện nay UTCTC là - Có
- Khơng
loại ung thư phổ biến ở
- Khơng biết
phụ nữ
Yếu tố làm tăng nguy - 1 yếu tố nguy cơ
- 2 yếu tố nguy cơ
cơ mắc UTCTC
- 3 yếu tố nguy cơ
- ≥ 4 yếu tố nguy

Độ tuổi thường mắc - Dưới 30 tuổi
- Từ 30 tuổi trở lên
UTCTC
- Không biết
Biểu hiện của bệnh - 1 biểu hiện
- 2 biểu hiện
UTCTC
- 3 biểu hiện
- ≥ 4 biểu hiện

UTCTC có thể phát - Có
- Khơng
hiện sớm
- Khơng biết
Nếu có, thì UTCTC có - Có
- Khơng
thể điều trị khỏi khi

- Khơng biết
được phát hiện sớm
UTCTC có nguy hiểm - Có
- Khơng

Điểm

Điểm cần
đạt

1
0
0

1

0.5
1
1.5
2

2

0
1
0

1

0.5

1
1.5
2

2

1
0
0

1

1
0
0

1

1
0

1


17

và dẫn đến tử vong
- Khơng biết
UTCTC có thể phịng - Có
- Khơng

được
- Khơng biết
Nếu có, biện pháp - 1 biện pháp
- 2 biện pháp
phòng bệnh UTCTC
- 3 biện pháp
- ≥ 4 biện pháp
Có biết/nghe đến vắc - Có
- Khơng
xin HPV
- 10-13 tuổi
Độ tuổi nên bắt đầu - Trước QHTD lần
tiêm vắc xin HPV

đầu
- Không biết
Biết đến khám sàng lọc - Có
- Khơng
UTCTC
- Phát hiện sớm
UTCTC
Lợi ích của khám sàng - Điều trị kịp thời
- Cả 2 phương án
lọc UTCTC
trên
- Khơng biết
Khi đã có QHTD thì độ - Dưới 21 tuổi
- Từ 21 tuổi trở lên
tuổi nên bắt đầu khám
- Không biết

sàng lọc UTCTC
Thời gian phụ nữ 45 - 2-3 năm/lần
- 3-5 năm/lần
tuổi trở lên nên đi khám
- Không biết
sàng lọc UTCTC định

0
1
0
0
0.5
1
1.5
2
1
0

1

2
1

1
0
0

1

1

0

1

1
1
2
0

2

0
1
0
1
0
0

1

1

kỳ 1 lần
Số điểm tối đa mà một phụ nữ có thể có được là 19 điểm, dựa trên số
điểm mà các phụ nữ đạt được, chúng tôi phân thành 2 nhóm về kiến thức:
+ Kiến thức tốt: Đạt tổng điểm lớn hơn hoặc bằng ½ số điểm tối đa, tức


18


là từ 9,5 điểm trở lên.
+ Kiến thức chưa tốt: Tổng điểm nhỏ hơn ½ số điểm tối đa, tức là đạt
tổng điểm nhỏ hơn 9,5 điểm.
Ngồi ra chúng tơi cịn tìm hiểu thêm về nguồn cung cấp thơng tin về
UTCTC cho phụ nữ: Ti vi, sách báo, internet; bạn bè, người thân; cán bộ y tế.


19

2.3.3. Thái độ của phụ nữ với phòng bệnh UTCTC
Thái độ của phụ nữ được đánh giá qua thang điểm Likert [31] với các
bậc : Rất không đồng ý, không đồng ý, không ý kiến, đồng ý, rất đồng ý;
tương ứng với thang điểm 1,2,3,4,5. Gồm các nội dung sau:
 Thái độ nếu có vắc xin phịng UTCTC thì phụ nữ nên tiêm
 Khám phụ khoa định kỳ là cần thiết cho phụ nữ
 Khám sàng lọc là cần thiết để phát hiện UTCTC
 Phụ nữ không nên sử dụng thuốc uống tránh thai hàng ngày kéo dài
 UTCTC là phịng được do đó phụ nữ nên được biết các biện pháp
phòng bệnh này
 Quan hệ chung thủy một vợ một chồng là giúp phòng UTCTC
Số điểm tối đa mà một phụ nữ có thể có được là 30 điểm, dựa trên số
điểm mà các phụ nữ đạt được, chúng tơi phân thành 2 nhóm về thái độ:
+ Thái độ tốt: Đạt tổng điểm lớn hơn hoặc bằng ½ số điểm tối đa, tức là
từ 15 điểm trở lên.
+ Thái độ chưa tốt: Tổng điểm nhỏ hơn ½ số điểm tối đa, tức là đạt tổng
điểm nhỏ hơn 15 điểm.
2.3.4. Thực hành phòng bệnh UTCTC
Đánh giá việc thực hành của phụ nữ về phịng bệnh UTCTC thơng qua
các nội dung trong bảng 2.2. Trong đó, nếu phụ nữ trả lời được mức điểm cần
đạt ở mỗi nội dung thì được coi là có thực hành tốt về nội dung đó.



20

Bảng 2.2. Nội dung đánh giá thực hành của phụ nữ
Nội dung

Trả lời

Đã từng tiêm vắcxin HPV - Rồi
- Chưa
phòng UTCTC
- Khơng nhớ
Đã từng đi khám sàng lọc - Có
- Khơng
UTCTC ≥ 1 lần trong 3 năm
gần đây
Có đi khám phụ khoa định kỳ

- Có
- Khơng

Thời gian đi khám phụ khoa - < 6 tháng/lần
- 6 – 12 tháng/lần
định kỳ
- >12 tháng/lần
Tuổi QHTD lần đầu

- < 18 tuổi
- 18 tuổi


Có sử dụng BCS khi QHTD - Có
- Khơng
với chồng/ bạn tình
Có sử dụng thuốc tránh thai - Có
- Khơng
hàng ngày
Hiện tại có hút thuốc lá, lào, - Có
- Khơng
tẩu...

Điểm

Điểm cần đạt

1
0
0

1

2
0

2

1
0
1
0,5

0

1

0
1

1

1
0

1

0
1

1

0
1

1

Số điểm tối đa mà một phụ nữ có thể có được là 9 điểm, dựa trên số
điểm mà các phụ nữ đạt được, chúng tơi phân thành 2 nhóm về thực hành:
+ Thực hành tốt: Đạt tổng điểm lớn hơn hoặc bằng ½ số điểm tối đa, tức
là từ 4,5 điểm trở lên.
+ Thực hành chưa tốt: Tổng điểm nhỏ hơn ½ số điểm tối đa, tức là đạt
tổng điểm nhỏ hơn 4,5 điểm.



21

Ngồi ra chúng tơi cịn thu thập thơng tin về các biến số:
- Lý do phụ nữ không tiêm vắc xin phịng UTCTC: Khơng biết đến vắc
xin, thấy khơng cần thiết, bận rộn, khơng có thời gian, sợ tốn tiền…
- Lý do phụ nữ không đi khám sàng lọc UTCTC: Không biết đến khám
sàng lọc, thấy không cần thiết, bận rộn, khơng có thời gian, sợ tốn tiền…
2.4. XỬ LÝ SỐ LIỆU VÀ TRÌNH BÀY KẾT QUẢ
- Nhập và xử lý số liệu bằng phần mềm Epidata 3.1 và SPSS 16.0.
- Số liệu được tính tỷ lệ phần trăm (%), phân tích các mối liên quan bằng
test Chi-Square (χ2) của Pearson với mức ý nghĩa p 0,05.
- Kết quả được trình bày dưới dạng bảng và biểu đồ.
2.5. KIỂM SỐT SAI LỆCH
- Thiết kế bộ câu hỏi phù hợp, rõ ràng và thống nhất cho tất cả đối tượng
nghiên cứu.
- Tiến hành phỏng vấn thử trên một số đối tượng để chỉnh sửa bộ câu hỏi
cho phù hợp trước khi tiến hành điều tra trên mẫu.
- Số liệu được kiểm tra, lọc và mã hóa thống nhất trước khi xử lý.
2.6. KHÍA CẠNH ĐẠO ĐỨC CỦA NGHIÊN CỨU
- Đối tượng nghiên cứu được giới thiệu rõ về mục tiêu, nội dung phỏng
vấn và có quyền từ chối tham gia nghiên cứu.
- Thơng tin cá nhân của đối tượng hồn tồn được giữ bí mật.
- Hồn tồn trung thực với các số liệu, kết quả nghiên cứu.


22

Chương 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CỦA ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Bảng 3.1. Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu (n=422)
Đặc điểm
Tần số
Tỷ lệ (%)
45-59
256
60,7
Tuổi
60
166
39,3
Nông dân
57
13,5
Công nhân
71
16,8
67
15,9
Nghề nghiệp Bn bán
Cán bộ viên chức
41
9,7
hiện tại
Nội trợ
91
21,6

Hưu trí
84
19,9
Khác
11
2,6
Khơng biết chữ
36
8,5
Biết đọc, biết viết
17
4,0
Trình độ học Tiểu học
94
22,3
THCS
123
29,1
vấn
THPT
89
21,1
Trên THPT
63
14,9
Độc thân
17
4,0
Tình trạng
Đang sống với chồng

301
71,3
hơn nhân
Ly dị/ly thân/góa bụa
104
24,6
- Đa số phụ nữ nằm trong độ tuổi 45-59 (60,7%).
- Nghề nghiệp chủ yếu là làm nội trợ, hưu trí và cơng nhân (58,3%).
- Trình độ học vấn THCS trở xuống chiếm đa số (64%); phụ nữ không
biết chữ chiếm tỷ lệ khá cao (8,5%).
- Phần lớn phụ nữ đang sống với chồng (71,3%).
3.2. KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ, THỰC HÀNH CỦA PHỤ NỮ VỀ PHÒNG
BỆNH UNG THƯ CỔ TỬ CUNG
3.2.1. Kiến thức
Bảng 3.3. Kiến thức của phụ nữ về phòng bệnh UTCTC (n=422)


23

Kiến thức
Tần số
Tỷ lệ (%)
Biết UTCTC là ung thư phổ biến ở phụ nữ
224
53,1
Biết UTCTC có thê phát hiện sớm
228
54,0
Biết UTCTC có thể điều trị khỏi nếu được phát hiện sớm
162

38,4
Biết UTCTC nguy hiểm và tử vong
408
96,7
Biết độ tuổi dễ mắc bệnh UTCTC là từ 30 tuổi trở lên
160
37,9
Hiểu biết 4 biểu hiện của UTCTC
54
12,8
Biết 4 yếu tố nguy cơ mắc bệnh UTCTC
120
28,4
Biết UTCTC có thể phịng được
307
72,7
Phần lớn phụ nữ biết UTCTC là ung thư nguy hiểm, dẫn đến tử vong
(96,7%), có thể phịng được (72,7%) nhưng chỉ hơn một nửa phụ nữ biết đây
là ung thư phổ biến và có thể phát hiện sớm (53,1% và 54,0%), đồng thời tỷ lệ
phụ nữ biết độ tuổi dễ mắc bệnh UTCTC là từ 30 tuổi trở lên vẫn còn thấp
(37,9%). Tỷ lệ nhỏ phụ nữ biết từ 4 biểu hiện và 4 yếu tố nguy cơ trở lên mắc
bệnh UTCTC (12,8% và 28,4%).
90

80.5

80
70
60
50


50.8

44.3

39.7

40
30

26.4
19.2

20
10

47.6

24.8

5.9

12.7

Q

ua
n

hệ


ch
un
Ti
gt
êm
hủ
y,
va
m
cc
ột
in
vợ
e
m
ột
ch
ồn
g
Sin
Kh
h
ơn
Kh
ít
gd
ơn
co
gh

ùn
n
gt
út
hu
th
ốc
uố
cl
uố
á
ng
Vệ

trá
s in
yd
nh
h
ựn
bộ
th
gc
ph
ai
hế
ận
độ
s in
di

h
nh
dụ
c

Kh

n
ám
gh
ph
ợp


k
ho
Đi
ều
a
đị
trị
nh
viê
kỳ
m
nh
iễ
m
CT
C

Kh
ơn
gb
iết

0

Biểu đồ 3.1. Hiểu biết của phụ nữ về các biện pháp
phòng bệnh UTCTC (n=307)


24

Biện pháp phòng bệnh UTCTC được phụ nữ biết nhiều nhất là vệ
sinh bộ phận sinh dục (80,5%), tiếp đến là khám phụ khoa định kỳ
(50,8%), điều trị viêm nhiễm CTC (47,6%) và quan hệ chung thủy, một vợ
một chồng (44,3%).
Bảng 3.4. Kiến thức của phụ nữ về vắc xin phòng UTCTC
Nội dung
Biết về vắc xin HPV phòng bệnh UTCTC
Biết đúng về thời điểm tiêm vắc xin phòng UTCTC
là10- 13 tuổi

Tần số
80

Tỷ lệ (%)
19,0

4


5,0

Tỷ lệ phụ nữ biết đến vắc xin phịng UTCTC là khá thấp (19%) và trong
số đó chỉ có 5% trả lời đúng độ tuổi nên bắt đầu tiêm vắc xin phòng UTCTC
là từ 10-13 tuổi.
Bảng 3.5. Kiến thức về khám sàng lọc UTCTC
Nội dung
Biết đến khám sàng lọc UTCTC
Biết lợi ích của Phát hiện sớm UTCTC (1)
Điều trị kịp thời (2)
khám sàng lọc
Cả (1) và (2)
UTCTC (n=91)
Không biết
Biết đúng độ tuổi nên khám sàng lọc UTCTC khi đã
có QHTD là từ 21 tuổi trở lên
Hiểu biết về thời gian khám sàng lọc UTCTC định
kỳ của phụ nữ 45 tuổi trở lên là 2-3 năm/lần

Tần số
91
31
1
57
2

Tỷ lệ (%)
21,6
34,1

1,1
62,6
2,2

33

36,3

35

38,5

Chỉ có 21,6% số phụ nữ biết đến khám sàng lọc, trong số đó có 2,2%
phụ nữ khơng biết đến lợi ích của khám sàng lọc, chỉ 36,3% phụ nữ trả lời
đúng độ tuổi nên khám sàng lọc là từ 21 tuổi trở lên và 61,5% không biết thời
gian khám sàng lọc định kỳ cho phụ nữ 45 tuổi trở lên là 2-3 năm/lần.


25

37.2

Tốt
Chưa tốt

62.8

Biểu đồ 3.2. Phân loại kiến thức của phụ nữ về phịng bệnh UTCTC
Số phụ nữ có kiến thức tốt chỉ xấp xỉ 1/3 số phụ nữ tham gia nghiên cứu.
100

90
80
70
60
50
40
30
20
10
0

47.9
19.8
92.8

Tivi, sách báo, internet

Cán bộ y tế

Bạn bè, người thân

Biểu đồ 3.3. Nguồn cung cấp thông tin về UTCTC
Nguồn thông tin cung cấp kiến thức cho phụ nữ về UTCTC chủ yếu là từ
ti vi, sách báo, internet (92,8%), nguồn tin từ CBYT chiếm tỷ lệ thấp nhất
(19,8%).
3.2.2. Thái độ


×