Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

Tiểu luận đền Quán Thánh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (75.71 KB, 12 trang )

Mục lục
Phần 1: Mở
đầu ......................................................................................................................
..
1.
2.
3.
4.
5.
6.

Lý do chọn đề tài ..............................................................................
Mục đích và nhiệm vụ của đề tài......................................................
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ..........................................
Phương pháp nghiên cứu ......................................................
Đóng góp của đề tài.......................................................................
Bố cục đề tài...................................................................................

Phần 2: Nội dung
Chương I: Tổng quan về đền Quán Thánh...............................................
1.1.
1.1.1.
1.1.2.
1.1.3.
1.2.
1.2.1.
1.2.2.
1.2.3.
1.2.4.

Cơ sở lý luận thực tiễn ........................................................................


Khái niệm đền........................................................................................
Khái niệm tâm linh .................................................................................
Khái niệm văn hóa tâm linh .................................................................
Vài nét về đền Quán Thánh...................................................................
Vị trí địa lý..............................................................................................
Lịch sử hình thành và quá trình xây dựng, phát triển ..........
Kiến trúc đền Quán Thánh...............................................................
Tượng đồng Huyền Thiên Trấn Vũ

Chương II: Giá trị văn hóa tâm linh đền Quán Thánh
2.1. Hội đền Quán Thánh – Lễ cầu an
2.2. Khách đến thăm đền
2.2.1. Số lượng thành phần khách
2.2.2. Mục đích khách tới thăm đền
2.2.3. Nhận xét của khách về đền và hoạt động của đền
2.3. Công tác quản lý đền Quán Thánh
2.4. Những thuận lợi và khó khăn của đền Quán Thánh
2.4.1. Thuận lợi


2.4.2. Khó khăn

Chương III: Những giải pháp để phát huy những giá trị văn hóa tâm linh
đền Quán Thánh
3.1. Giải pháp
3.2. Kiến nghị
3.2.1. Kiến nghị đối với cấp chính quyền địa phương
3.2.2. Kiến nghị với các chính sách phát triển của nhà nước



Phần 1
1, Lý do chọn đề tài:
Quan niệm về cái thiêng, liên quan đến những hiện tượng cơ bản của thế
giới tự nhiên, cấu trúc cơ bản của sự vật trong khơng gian và thời gian. Trong
văn hóa và tâm thức của đại đa số của người dân Việt Nam, đền, chùa không
chỉ là nơi lui tới của các phật tử mà cịn là khơng gian sinh hoạt tâm linh của
đông đảo quần chúng nhân dân và cộng đồng. Mọi người đến đó để bày tỏ
lịng thành kính, cầu mong mọi sự an lành, tự tại và tìm lại những giây phút
thanh tịnh trong tâm hồn. đền Quán Thánh cũng là một nơi như thế.Vì vậy
chúng tơi chọn địa điểm là đền Quán Thánh để nghiên cứu cho đề tài này.
2, Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu :
-Mục đích: Nghiên cứu, làm rõ các giá trị văn hóa tâm linh đền Quán Thánh.
-Nhiệm vụ:




Làm rõ các vấn đề về giá trị văn hóa tâm linh đền Quán Thánh
Khảo sát và đánh giá thực trạng của hoạt động sinh hoạt văn hóa tâm
linh tại đền Quán Thánh
Đề xuất giải pháp cho công tác quản lý nhà nước về sinh hoạt văn hóa
tâm linh tại đền Quán Thánh.

3, Đóng góp của đề tài:
Đề tài là bài nghiên cứu quan trọng của người viết trong quá trình học
tập nhằm trang bị những kiến thức, kỹ năng cần thiết cho bản thân. Sự thành
công của đề tài là tài liệu quan trọng cho những ai quan tâm.
4, Bố cục đề tài:
Chương I: Tổng quan về đền Quán Thánh
Chương II: Giá trị văn hóa tâm linh đền Quán Thánh

Chương III: Những giải pháp để phát triển những giá trị văn hóa tâm linh đền
Quán Thánh.


Phần hai: Nội Dung

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ ĐỀN QUÁN THÁNH
1.1.

Cơ sở lý luận thực tiễn
1.1.1.
Khái niệm Đền

Đền là công trình kiến trúc được xây dựng để thờ cúng một vị thần hoặc
một danh nhân quá cố.
Nhiều đền thờ dành cho các thần thánh trong tơn giáo hoặc tín ngưỡng
địa phương. Chẳng hạn ở Trung Quốc có các đền thờ các vị thần tiên của Đạo
giáo như Tam Thanh Huyền Đế, Linh quan, Lão Đăng lộc đình, Thần Vũ Bát
sát, Lão tổ Thiền sư, Hắc hổ Huyền đàn và Sùng linh Địa kỳ...; ở Ai Cập cổ
đại có các đền thờ chư thần (như đền thần Isis ở Philae) hoặc đền
thờ Pharaon; cịn ở Hy Lạp có các đền thờ các vị thần trong Thần thoại Hy
Lạp như đền Delphi thờ thần Apollo.
Nhiều đền thờ được xây dựng để ghi nhớ cơng ơn của một anh hùng có
cơng với đất nước hay công đức của một cá nhân với địa phương mà được
dựng lên theo truyền thuyết dân gian.
Ở Việt Nam có nhiều nhân vật có thực trong lịch sử được xây dựng đền
thờ ở rất nhiều nơi là Lý Nam Đế, Triệu Quang Phục, Đinh Tiên Hoàng, Lê
Đại Hành, Lý Quốc Sư, Lý Thường Kiệt, Tô Hiến Thành và đặc biệt là các
đền thờ Trần Hưng Đạo.


1.1.2.

Khái niệm tâm linh

Tâm linh là một hình thái ý thức của con người, là một biểu hiện trong
đời sống tinh thần của con người với tất cả sự phong phú, phức tạp của nó.
Khơng nên nói tâm linh là mê tín dị đoan, song cũng khơng nên thần bí hóa
khái niệm này, gắn cho nó những đặc tính cao siêu, phi thường, coi đó là cứu
cánh của nhân loại, khoa học.
Khái niệm văn hóa tâm linh
Văn hóa tâm linh là chỗ dựa và mặt tinh thần, xoa dịu những đau thương
mất mát, đem lại những niềm tin vào những điều tốt đẹp, cao cả, thiêng liêng
1.1.3.


giúp con người chiến thắng nỗi sợ hãi trước cái chết, đem lại sự thanh thản
cân bằng cho tâm hồn.
1.2. Vài nét về Đền Quán Thánh
1.2.1.
Vị trí địa lý
Đền Quán Thánh ngày nay nằm ở ngã tư đường Thanh Niên và đường
Quán Thánh, Hà Nội, trên đất phường Quán Thánh, quận Ba Đình, thành phố
Hà Nội, phía Nam Hồ Tây và gần cửa Bắc Thành Hà Nội.Đền nằm ở địa thế rất
đẹp cạnh hai hồ trên đường Cổ Ngư là hồ Trúc Bạch và Hồ Tây. Đến du lịch Hà
Nội, chúng ta nên tham quan nơi này để chiêm ngưỡng kiểu kiến trúc mang tầm
vóc văn hóa lịch sử lâu dài.
Mặt hướng Hồ Tây một quán xưa
Ngàn năm linh tích tiếng còn đưa
Hoa chen quanh bến sen giương kiếm
Lá rụng vào sơng trúc thủ bùa…

Lịch sử hình thành và q trình xây dựng, phát triển.
Đền được xây dựng vào năm 1010 dưới triều Lý Thái Tổ sau khi dời đô
về Thăng Long để chấn phương bắc. Đền được xếp vào Thăng Long tứ trấn( 4
vị thần trấn thành Thăng Long).
Năm Vĩnh Trị thứ 2, dưới triều Lê Hy Tông(1677) Trịnh Tạc sai thị thần
Nguyễn Đình Luân bỏ tượng gỗ, đúc tượng đồng.
Trải qua nhiều lần tu sửa, đến năm 1856 (thời Tự Đức ) đền có đợt trùng
tu lại chính diện, đình Thiện Hương, Nhà Đại Bái, gác chng và xây thêm
hai tòa tả hữu hành lang, đắp lại bốn pho tượng đại nguyên súy và một pho
tượng đương niên hành.
1.2.2.

Kiến trúc Đền Quán Thánh
Đền có từ thời Lý Thái Tổ (1010 - 1028) và đã trải qua nhiều lần xây
dựng, sửa chữa. Diện mạo hiện nay là kết quả của lần sửa chữa vào đời Thành
Thái thứ 5 (1893).
Đền có cổng tam quan uy nghi, đường bệ được dựng trên những tấm đá
lớn với gác chng ở phía trên cùng. Phía trước có bốn cây cột lớn được đắp
nồi bằng những hình con nghê, phượng và mặt hổ phù.
Bước chân qua tam quan là sân rộng ,trong sân có bể cá vàng,hòn giả
sơn.
1.2.3.


Cấu trúc đền gồm hai lớp. Lớp ngoài là nhà Đại Bái cao ráo, lộng lẫy với
hệ thống cột, xà, cửa võng sơn son thiếp vàng . Những nét chạm khắc gỗ rất
tinh xảo mang đậm dấu ấn nghệ thuật thời Lê trên các chi tiết gỗ của đền
Quán Thánh.
Hai bên tả hữu treo biển đồng chữ bạc của vua Thiện Trị( 1841-1847)
ban và một khánh đồng ( Bên trong có bài thơ ca tụng cơng đức thần do một

Đại Đô Đốc thời Tây Sơn cung tiến vào thăm Cảnh Thịnh thứ hai(1795).
Trong đền có tượng Trấn Vũ (Quán Thánh) đặt ở chính giữa hậu cung.
Tượng đúc bằng đồng đen vào năm Vĩnh Trị thứ 2 (1677), đời Lê Hy Tông,
do Trịnh Tạc đứng ra làm với ý nghĩa trả công đức Thần báo mộng, giúp chúa
dẹp được họ Mạc ở Hải Phòng. Sách cũ ghi là tượng cao 8 thước 2 tấc và
nặng 6600 cân, so với đo lường ngày nay thì cao khoảng 3,9m và nặng
khoảng 4 tấn. Thân tượng nở nang, cân đối, mang dáng dấp một võ tướng.
Tượng có dáng đạo sĩ, xõa tóc, chân khơng giày dép, tay trái bắt quyết, tay
phải chống gươm có rắn quấn quanh và ngồi trên lưng rùa. Theo truyền
thuyết, rắn và rùa là hai con vật tượng trưng cho thần trấn phương Bắc.
Tượng Trấn Vũ được xem là một cơng trình điêu khắc độc đáo tại Việt Nam,
đánh dấu kĩ thuật đúc đồng và tạc tượng hết sức tài hoa của những nghệ nhân
Việt Nam từ thế kỷ XVII. Tượng Trấn Vũ (còn gọi là tượng Huyền Thiên
Trấn Vũ, tượng Quán Thánh) là một bảo vật của quốc gia, một trong "tứ đại
khí" của kinh thành Thăng Long.
Tại nhà bái đường còn một pho tượng nữa, nhỏ hơn, cũng bằng đồng
đen. Nhiều người cho rằng đây là tượng ông Trùm Trọng, người thợ cả đã chỉ
huy việc đúc pho tượng Trấn Vũ. Tượng này là do các học trò của ơng đúc để
ghi nhớ cơng ơn của thầy. Ngồi ra, đền cịn có quả chng cao gần 1,5m treo
ở gác tam quan, tương truyền được đúc cùng lúc với pho tượng Trấn Vũ.
Tiếng chuông này đã trở nên quen thuộc với cư dân quanh vùng và đi vào câu
ca dao xưa:
Gió đưa cành trúc la đà
Tiếng chng Trấn Vũ, canh gà Thọ Xương
Văn bia tại đền do Trạng nguyên Đặng Công Chất và Tiến sĩ Hồ Sĩ
Dương soạn. Thời Tây Sơn, Ðô đốc Lê Văn Ngữ, cùng nhiều người nữa đã
quyên tiền đúc chiếc khánh bằng đồng (1,10 x 1,25m) vào năm Cảnh Thịnh
thứ hai. Đến đời Nguyễn, vua Minh Mạng đến thăm đền, đã cấp tiền tu sửa.
Năm 1923, đền được đổi là Trấn Vũ quán. Năm 1856, Bố chánh Sơn Tây là
Phạm Xuân Quế, Bố chánh Hà Nội là Tôn Thất Giáo, Tri huyện Vĩnh Thuận

là Phan Huy Khiêm đã tổ chức quyên góp trùng tu, sửa lại chính điện, đình


thiêu hương, bái đường và gác chuông, làm thêm hai dãy hành lang bên phải
và bên trái, đắp lại 4 pho tượng đại nguyên soái, tượng thần Đương Niên hành
khiển, Văn Xương Đế Quân và dời xuống hậu đường phía sau. Năm 1842,
vua Thiệu Trị đến thăm và dâng một đồng tiền vàng, cộng với số tiền vàng do
các hoàng thân dâng, đúc lại thành vòng xâu giữa sợi dây bạc để treo ở cổ tay
tượng thần. Đằng sau đền lại được đắp hòn núi non bộ trong một bể con và
dựng một đền nhỏ gọi là Vũ Đương Sơn. Khi đền được sửa chữa xong vào
năm 1893 thì được dựng thêm bia do tiến sĩ Lê Hy Vĩnh soạn. Đền hiện nay
có 6 bia. Kiến trúc, trang trí của đền mang phong cách đời Nguyễn.
Tượng đồng đen Huyền Thiên Trấn Vũ
Điều đặc biệt và đáng chú ý nhất mà chắn dù những ai chưa đến đây bao
giờ hay đến đây lần đầu tiên thì đều biết đến đó là tượng đồng đen Huyền
Thiên Trấn Vũ. Tượng đồng cao 3m96, nặng 4 tấn.( chu vi phần bệ tượng là
8m) tay trái bắt quyết, tay phải cầm gương có rắn quấn chống lên lưng rùa.
( Rắn tượng trưng cho sức mạnh, rùa tượng trưng cho sự trường tồn).
Tương truyền rằng Huyền Thiên Trấn Vũ là vị thần trấn cửa Bắc môn
Thiên Phủ vào thời nhà Tùy(589-600)giáng sinh đầu thai vào làm con vua
nước Tinh Lạc bên Trung Quốc. Lớn lên Huyền Thiên bỏ ngơi Hồng tử đến
tu tại chùa Vũ Dương( Trung Quốc) để học đạo. Sau 42 năm tu luyện , Huyền
Thiên đắc đạo sang du ngoạn nước ta đến sông Nhị Hà, làng Long Đô( Hà
Nội) vào ngôi đền bên Hồ Tây dùng đạo phép trừ các loại yêu qi giúp dân
chúng. Do đó người ta nhớ cơng ơn, lập đền thờ ở phường Đông Xuân,
Huyện Thọ Xương gọi là Huyền Thiên Quán.
Một truyền thuyết khác lại cho rằng vào đời Hùng Vương (2879-258
TCN) tại làng Long Đơ có rừng Thiên Lâm, ở đó có con hồ tinh chín đi,
làm hại dân rất nhiều, Ngọc Hồng sai thần Huyền Thiên hạ giáng xuống
dùng phép thuật giết hồ tinh rồi cả khu Thiết Lâm sụp xuống thành hồ(tức Hồ

Tây ngày nay). Vì thế vua Lý Thái Tổ sau khi xây dựng thành Thăng Long đã
cho lập đền thờ ở phía Tây Bắc thành để trấn yêu quái đồng thời dùng thần
quyền để mê hoặc lòng người, củng cố nền thống trị phong kiến.
Đầu năm 1892, tượng được nâng lên bệ đá xanh. Tượng đồng Trấn Vũ
uy nghi, hùng dũng được thờ ở phía bắc thành Thăng Long mang ý nghĩa lớn
lao với tự về quốc gia, nó hiển thị cho sức mạnh quật cường của dân tộc qua
các cuộc chiến tranh chống Tống , Bình, Chiêm, đuổi Minhqua mấy thế kỷ
trước.
1.2.4.


Tượng là cơng trình nghệ thuật đặc sắc của các nghệ nhân đúc đồng làng
Ngũ Xã thế kỷ 17. Với người Việt Nam, đi đền chùa đầu năm đem lại may
mắn, an lành cho mọi người trong suốt cả năm.
Ngoài ra chúng ta có thể thấy ở bên trong cịn có một pho tượng nhỏ
đứng trong lịng khám ở phía tả nhà Đại Bái.
Tượng này có thuyết cho rằng đó là viên Thái Giám coi bức tượng đồng
Huyền Thiên, có thuyết lại cho rằng đó là ơng tổ nghề đúc đồng, người có
cơng lớn trong việc đúc tượng đồng Huyền Thiên Trấn Vũ nên khi ơng mất,
các học trị của mình tạc tượng ơng để tưởng niệm.
Ngồi nghệ thuật đúc đồng, đền Quán Thánh còn nổi tiếng với vẻ đẹp
của chạm khắc gỗ. Trên các bộ phận kiến trúc bằng gỗ của ngôi đền các đề tài
như tứ linh, dơi, cá, tùng, cúc, trúc, mai được chạm khắc một cách rất tinh
xảo mang đậm phong cách nghệ thuật thời Lê.
CHƯƠNG II: GIÁ TRỊ VĂN HÓA TÂM LINH ĐỀN
QUÁN THÁNH
2.1.Hội Đền Quán Thánh – Lễ cầu an
Vốn là một ngôi đền nổi tiếng linh thiêng ở xứ Hà Thành, vì vậy lễ cầu
an chính thức diễn ra vào ngày mùng 3 tháng 3 âm lịch hàng năm. Lễ cầu an
tại Đền luôn thu hút đông đảo người dân từ khắp mọi nơi về đây dự lễ.Lễ cầu

an là khóa lễ mà đền tổ chức nhằm mục đích cầu xin Huyền Thiên Trấn Vũ
cho những người dân tín tâm một năm mọi sự an lành, sưc khỏe dồi dào,ăn
lên làm ra,gặp nhiều may mắn và gia đình hạnh phúc. Và cũng là để tỏ lòng
biết ơn đối với Huyền Thiên Trấn Vũ đã có cơng sức diệt trừ u qi ,bảo vệ
dân chúng. Đây cũng chính là ngày lễ quan trọng nhất ở đền.

2.2. Khách đến thăm đền
2.2.1. Số lượng thành phần khách tới thăm đền
Số lượng khách tới thăm đền tùy theo từng ngày. Những ngày rằm,
mùng một hoặc các dịp lễ Tết thì số lượng khách tới đền nhiều hơn hẳn so với
những ngày thường. Đa phần thì khách tới thăm đền là những người tầm
trung và lớn tuổi. Tuy nhiên thì số lượng giới tẻ như học sinh, sinh viên,hay
giới doanh nhân thành đạt cũng tới đền rất nhiều. Bên cạnh đó thì hằng ngày


đền cịn đón tiếp một số lượng khách tương đối lớn từ các đoàn khách tham
quan, du lịch cả trong nước và nước ngồi.
2.2.2. Mục đích khách tới thăm đền
Khách tới thăm đền có rất nhiều mục đích.Khơng chỉ là để cầu mong sức
khỏe và mọi sự an lành đến với bản thân và gia đình, khách tới thăm đền cịn
mong muốn tìm lại những giây phút thanh tịnh với khơng gian thống đãng.
Bên cạnh đó thì khách tới thăm đền cịn muốn tìm hiểu rõ hơn về đền,đặc biệt
là nguồn gốc của đền và bức tượng Huyền Thiên Trấn Vũ bằng đồng đen ở
trong đền.
2.2.3. Nhận xét của khách về đền và các hoạt động ở đền
Tất cả mọi lượt khách tới thăm đền đều nhận xét rất tốt về đền. Họ luôn
nhận xét rằng đền Quán Thánh là một ngôi đền rất linh thiêng và thanh tịnh,
không gian sạch sẽ, thống đãng, có rất nhiều cây xanh , cây cổ thụ tỏa bóng
mát. Ở đền tất cả mọi người luôn chấp hành nghiêm chỉnh các nội quy của
đền, hầu như khơng có ai vi phạm.Và đặc biệt là khơng hề có hiện tượng trộm

cắp, móc túi hay ăn xin vào những ngày đơng khách. Bên cạnh đó thì mọi
người cũng nhận xét các hoạt động ở đền diễn ra đúng theo chuẩn mực.
2.3. Công tác quản lý Đền Quán Thánh
Đền Quán Thánh hiện nay cơ bản đã được bảo tồn, tôn tạo. Các thành
phần kiến trúc bị hư hỏng, tàn phá đến nay đã được phục hồi theo nguyên
trạng và đúng theo nguyên tắc tu sửa di tích. Hệ thống thờ tự ở đền được sắp
đặt theo quy trình của người xưa. Mặt bằng di tích được quy hoạch và từng
bước tơn tạo. Trong q trình tu sửa các yếu tố di tích gốc được bảo tồn, nếu
có thể thì thay thế đúng chất liệu, hình dáng. Đặc biệt là bảo tồn môi trường
thiên nhiên, trồng thêm cây truyền thống, cây cảnh và môi trường.....

2.4. Những thuận lợi và khó khăn của dền Quán Thánh
2.4.1. Thuận lợi
Đền nằm ngay ngã tư đường Thanh Niên và đường Quán Thánh nên
được rất nhiều người biết đến và thuận tiện cho việc ghé thăm của khách.
Đền nằm ở trung tâm thành phố Hà Nội nên được sự quan tâm , để ý của
các cấp chính quyền cũng như của bộ văn hóa. Vì vậy mà vấn đề trùng tu tơn
tạo ln luôn được thực hiện theo đúng quy định của nhà nước.
Đền Quán Thánh là nơi linh thiêng, là một địa điểm nổi tiếng của Hà Nội
nên được rất nhiều người trên khắp cả nước cũng như trên thế giới biết đến.


2.4.2. Khó khăn
Khn viên đền Qn Thánh cịn nhỏ, do vậy khơng có chỗ gửi xe cho
khách tới thăm. Vì thế mà khách tới thăm đền phải gửi xe trên lề đường. Vào
những ngày rằm, mùng một, khách tới đông nên có thể gây tắc đường, làm
mất mỹ quan của đền.
Khách tới thăm chùa vẫn phải mua vé vào cổng. Do vậy mà một số
người e ngại về chuyện này nên đã khơng tới đền nữa.đây cũng là khuyết
điểm cịn tồn tại ở Đền Quán Thánh.

Khu vực đốt, hóa tiền vàng cịn nhỏ hẹp , trong những ngày đơng khách
tới mọi người phải chen lấn xơ đẩy nhau để hóa vàng mã.
CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP ĐỂ PHÁT HUY GIÁ TRỊ
VĂN HÓA TÂM LINH ĐỀN QUÁN THÁNH
3.1. Giải pháp
Để khắc phục những khó khăn cịn tồn tại ở Đền thì cần thực hiện những
biện pháp sau:
• Đẩy mạnh cơng tác tun truyền giáo dục ý thức trong sinh hoạt
văn hóa tâm linh.
• Cần có hệ thống giới thiệu, phổ biến nội quy, quy định, chế tài
trên loa truyền thanh.
• Nghiêm minh xử phạt hành chính đói với các hành vi thiếu văn
hóa trong đền.
• Đẩy mạnh cơng tác quản lý, bảo vệ môi trường và an ninh trật tự
xã hội, đặc biệt trong những ngày đông khách và những dịp lễ tết
• Cần quy hoạch khu đốt vàng mã rộng và an tồn hơn để phục vụ
khách tới thăm đền.
• Đẩy mạnh hơn nữa công tác vệ sinh môi trường, tránh tình trạng
rác bừa bãi ở đền.
• Bố trí khu vực để xe cho khách để tránh gây tắc đường, làm mất
mỹ quan ở đền.
3.2. Kiến nghị
3.2.1. Kiến nghị đối với các cấp chính quyền địa phương
3.2.2. Kiến nghị đối với chính sách phát triển của nhà nước.
KẾT LUẬN


Tài liệu tham khảo
-Chùa Lăng Tẩm nổi tiếng Việt Nam( Nhà xuất bản văn hóa thơng tin)



-Đền miếu Việt Nam- Vũ Ngọc Khánh
-Internet
-Chùa Việt Nam



×