Tải bản đầy đủ (.docx) (28 trang)

GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG QUA MÔN ĐỊA LÍ 7

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (314.66 KB, 28 trang )

Tên chuyên đề: GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG QUA MÔN ĐỊA LÍ 7
1. Lời giới thiệu
Giữa mơi trường và con người chúng ta có mối quan hệ mật thiết với nhau và từ
khi con người sinh ra đó là mối quan hệ hòa thuận. Cùng với sự tiến bộ của xã hội
loài người và theo thời gian dân số ngày một tăng lên, nhu cầu của con người ngày
càng phức tạp hơn. sự hiểu biết về môi trường không đầy đủ khiến cho mối quan
hệ trở nên “mâu thuẫn”, nhận thức đó đã dấn đến một loạt các sự cố về mơi trường
(Hiệu ứng nhà kính, lỗ thủng tầng ơ zơn, trái đất nóng lên, ơ nhiễm mơi trường ...).
Tình hình đó đã đặt ra cho tồn nhân loại một thảm họa, để khắc phục thảm họa đó
các cuộc hội thảo, hội nghị ở tầm cỡ quốc tế đã diễn ra:
- Từ ngày mồng 5 đến ngày 16 tháng 6 năm 1972 hội nghi quốc tế về môi trường
và con người được tổ chức tại Stốc khôm (Thụy Điển).
- Từ ngày 13 đến ngày 22 tháng 10 năm 1975, IEEP đã tổ chức hội thảo hội thảo
quốc tế về giáo dục môi trường (GDMT) tại Bêôgrat.
- Tháng 11 – 1976 hội thảo môi trường ở châu Á được tổ chức tại Băng Cốc (Thái
Lan).
- Ngày 14 đến ngày 26 tháng 10 năm 1977 hội nghị quốc tế về GDMT được tổ
chức tại Tbilisi (Gru dia).
- Từ ngày 17 đến ngày 21 tháng 8 năm 1987 UNESCO và UNEP tổ chức hội nghị
quốc tế về GDMT tại Matxcơva.
Tất cả những kì hội nghị, hội thảo trên mặc dù diễn ra trong khoảng thời gian
khác nhau nhưng đều có một điểm chung là nhấn mạnh mối quan hệ giữa con
người và sinh quyển trong mọi lĩnh vực kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục. GDMT
đã vượt ra khỏi biên giới chính trị, tư tưởng của các quốc gia trên thế giới.
Ở Việt Nam chương trình GDMT cũng được quan tâm trên diện rộng đặc biệt
trong chương trình giáo dục phổ thơng ở các cấp bậc học. Với tư cách là một giáo
viên, một công dân đang sinh sống và giảng dạy dưới mái trường của một nước xã
1


hội chủ nghĩa tôi luôn băn khoăn và nhận thức sâu sắc về trách nhiệm của mình về


vấn đề nói trên.
Qua một thời gian công tác tại trường trung học cơ sở (THCS) tôi đã nhận thấy
ý thức bảo vệ môi trường của đa số học sinh chưa cao. Bên cạnh đó cịn có tình
trạng học sinh cho rằng bảo vệ mơi trường là trách nhiệm của chính quyền hoặc
của người lớn. Thực trạng đó đã làm hạn chế đến quá trình phát triển kinh tế nước
nhà, gây ra tác hại cho sức khỏe cộng đồng. Vì vậy vấn đề tìm ra những biện pháp
để bảo vệ mơi trường ở địa phương, đất nước và toàn cầu đang cần được quan tâm.
Đã có khơng ít những tác giả đã đưa ra vấn đề này ở nhiều tác phẩm với nhiều
góc độ khác nhau:
- Lê Thông, Nguyễn Hữu Dũng trong cuốn “Dân số môi trường và tài nguyên“,
Nhà xuất bản giáo dục – 2000.
- Tác giả Nguyễn Thị Thu Hằng, Nguyễn Phi Hạnh, Đặng Văn Đức trong cuốn“
Giáo dục môi trường qua mơn Địa Lí ở trường phổ thơng”, Nhà xuất bản Hà Nội –
2003.
- Tác giả Nguyễn Đình Khoa trong cuốn “Môi trường sống và con người”, Nhà
xuất bản Hà Nội – 1987.
Ngồi ra cịn nhiều tác giả nghiên cứu về vấn đề mơi trường ở nhiều góc độ
khác nhau.
Kết quả nghiên cứu của các tác giả là hết sức to lớn. Song những vấn đề đó được
đề cập ở phạm vi rộng lớn và mang tính bao qt. Vì thế vấn đề nhận thức về môi
trường ở HS lớp 7 trường học THCS Yên Lập nói riêng và ở cấp THCS trong
huyện nói chung chưa thực sự được quan tâm sâu sắc.
Qua bài tổng kết kinh nghiệm này đối tượng được lựa chọn là học sinh
trường THCS Yên lập với nhiệm vụ chính là tìm hiểu thực trạng bảo vệ môi trường
của học sinh ở trường THCS Yên Lập. Đồng thời tìm hiểu những nguyên nhân
cũng như đưa ra những biện pháp cụ thể để khắc phục thực trạng đó. Tuy nhiên do
2


hạn chế về khả năng làm bài tổng kết kinh nghiệm cũng như thời gian để nghiên

cứu và nhiều yếu tố khách quan khác mà bài tổng kết này chỉ được tiến hành ở
phạm vi là 3 lớp khối 7 của trường THCS Yên Lập.
2. Tên chuyên đề: “GIÁO DỤC MƠI TRƯỜNG QUA MƠN ĐỊA LÍ 7”
3. Tên tác giả:
Họ và tên: NGUYỄN THỊ QUỲNH ANH
4. Chủ đầu tư sáng tạo ra chuyên đề:
Họ và tên: NGUYỄN THỊ QUỲNH ANH
5. Lĩnh vực áp dụng chuyên đề: Địa lí lớp 7
6. Ngày chuyên đề được áp dụng lần đầu: Từ tháng 9 năm 2019 đến ngày
22/2/2021.
7. Mô tả bản chất của chuyên đề:
7.1. Phần nội dung
7.1.1. Cơ sở lí luận
Giáo dục mơi trường (GDMT) đã được tích hợp vào chương trình, sách giáo
khoa (SGK) phổ thông của các môn học, trong đó có mơn Địa lí từ cải cách giáo
dục năm 1981. Bảo vệ môi trường (BVMT) là việc làm cần thiết của tồn nhân
loại. Để bảo vệ mơi trường có nhiều biện pháp như luật pháp, kinh tế, công nghệ
và giáo dục, ở đó GDMT đóng vai trị quan trọng để hình thành cho người học
khơng chỉ kiến thức, kỹ năng mà cịn hình thành cho họ thái độ, hành vi và lối sống
BVMT.
Mơn Địa lí trong nhà trường phổ thơng có nhiều thuận lợi để GDMT cho
học sinh vì các kiến thức về các thành phần của môi trường tự nhiên, môi trường
kinh tế - xã hội, mối quan hệ qua lại giữa môi trường và con người là một phần của
kiến thức địa lí. Vì vậy, cũng như các mơn học khác như mơn Sinh vật, mơn Hố
học, mơn Vật lí; các kiến thức về mơi trường (MT) và GDMT đã được tích hợp
vào chương trình, sách giáo khoa (SGK) phổ thông từ đầu thập kỷ 80.
3


Tuy nhiên, để khai thác các kiến thức môi trường trong SGK làm chỗ dựa

cho GDMT một cách có hiệu quả, phải nắm được quy trình khai thác và biết cách
thiết kế các bài học khai thác nội dung đó. Nếu biết cách khai thác và thiết kế bài
học khai thác khả năng GDMT thì cùng một lúc thực hiện được hai mục tiêu: vừa
giáo dục Địa lí, lại vừa GDMT được cho học sinh. Nói một cách khác, nếu lột tả
được các kiến thức môi trường trong SGK để GDMT cho học sinh theo phương
pháp tổ chức hoạt động thì sẽ nâng cao chất lượng dạy học Địa lí nói chung và chất
lượng GDMT trong nhà trường nói riêng.
7.1.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng chuyên đề:
Trong thực tế giảng dạy, giáo viên chỉ chú trọng việc cung cấp những kiến
thức mới, những phần trọng tâm của bài học chứ chưa chú trọng lồng ghép những
kiến thức phải tích hợp, bởi vì những kiến thức phải tích hợp chỉ là một đơn vị nhỏ
trong bài học nào đó.
Đối với học sinh cịn rất thờ ơ với việc bảo vệ mơi trường, ý thức về mơi
trường cịn rất hạn chế khơng những khơng bảo vệ mà cịn hủy hoại môi trường: ăn
quà vặt, xả rác bừa bãi, phá hoại cây xanh - bồn hoa của trường.
Để có được môi trường ngày một xanh, sạch, đẹp trước hết giáo viên ngồi
việc truyền đạt kiến thức của bài học cịn phải chú trọng việc lồng ghép và tích hợp
mơi trường vào bài dạy và giáo dục tư tưởng cho học sinh khơng chỉ ở bài học mà
cịn mọi lúc mọi nơi
7.1.2.1. Thực trạng
a. Thuận lợi và khó khăn
*Thuận lợi:
- Nhà trường ln được sự quan tâm giúp đỡ của chính quyền và địa phương, được
sự cộng tác của các ban ngành, trường ln được chỉ đạo sát sao của Phịng Giáo
dục và đào tạo huyện Vĩnh Tường.

4


- Cơ sở vật chất phục vụ cho việc giảng dạy tương đối đầy đủ, đội ngũ giáo viên có

nhiều kinh nghiệm giảng dạy và an tâm công tác, tâm huyết với nghề.
- Học sinh có khả năng nắm bắt kiến thức nhanh nhạy, có ý thức bảo vệ mơi trường
rất thuận lợi cho việc dạy và học tích hợp bảo vệ mơi trường của thầy và trị.
- Hiện nay với sự hỗ trợ của hệ thống thông tin đại chúng, nhất là Internet, giúp
cho giáo viên và học sinh dễ dàng tìm kiếm hình ảnh, tra cứu các thơng tin liên
quan đến môi trường.
- Các bậc phụ huynh rất quan tâm và phối hợp chặt chẽ với nhà trường để giáo dục
học sinh
*Khó khăn:
- Thiếu tranh ảnh có liên quan đến bảo vệ môi trường.
- Từ những kiến thức trong các bài học có liên quan đến vấn đề giáo dục môi
trường, các em chưa phát huy được tối đa để vận dụng những kiến thức đó vào
thực tiễn. Vì vậy, hiện nay trong quá trình dạy học Địa lí ở các trường THCS vấn
đề rèn luyện kỹ năng, kiến thức và hình thành thái độ cho học sinh trong giáo dục
bảo vệ môi trường ở các bài học hiệu quả chưa cao.
7.1.2.2. Nguyên nhân
a. Nguyên nhân khách quan
Mọi hoạt động của con người đều có tác động đến mơi trường xung quanh.
Trước đây xã hội lồi người tác động vào môi trường không đáng kể. Nhưng về
sau, cùng với sự phát triển kinh tế: Nông nghiệp, thủ công nghiệp rồi cơng nghiệp
và sự gia tăng dân số thì tác động của môi trường ngày càng tăng. Đặc biệt trong
mấy thập kỷ gần đây cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật cùng với những diễn biến
của xã hội, kinh tế mang tính tồn cầu đã làm cho tác động của con người đến tài
nguyên thiên nhiên và môi trường ngày càng rộng lớn sâu sắc như:
- Sự cạn kiệt các nguồn tài nguyên thiên nhiên: đất, rừng, khoáng sản, độngthực vật…
5


- Tình trạng ơ nhiễm mơi trường rất nghiêm trọng: ô nhiễm nguồn nước,
không khí, tiếng ồn xảy ra nghiêm trọng, vì vậy vấn đề bảo vệ mơi trường hơn bao

giờ hết đã trở thành nhiệm vụ cấp bách của toàn xã hội.
b. Nguyên nhân chủ quan
Trong nhà trường ý thức bảo vệ môi trường của học sinh chưa cao, các em
còn xả rác bừa bãi, bỏ rác chưa đúng nơi qui định, hiện tượng học sinh giờ ra chơi
ăn q vặt, bứt cây, bẻ cành,… cịn nhiều gây ơ nhiễm mơi trường chính vì vậy
giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn cần quan tâm giáo dục học sinh giữ gìn vệ
sinh cảnh quan chung từ đó tạo mơi trường luôn xanh, sạch, đẹp.
7.1.2.3. Kết quả thực trạng
Giáo dục mơi trường qua mơn Địa lí là một điều kiện hết sức thuận lợi so với
phân môn khác. Với môn Địa Lí lớp 7 tơi đã áp dụng từ đầu năm học 2019 – 2020.
Với năm học 2020 – 2021 tôi tiếp tục triển khai ở phạm vi rộng hơn.
Để đánh giá thực trạng học tập mơn Địa lí của học sinh lớp 7 trước khi áp dụng
sáng kiến, tôi tiến hành cho học sinh 3 lớp 7 làm bài kiểm tra khảo sát chất lượng
vào đầu năm học 2019-2020.
Kết quả thu được như sau:
* Đầu năm học 2019 – 2020:
Lớp

Sĩ số

Chưa





nhận biết nhận biết thức

ý


Biết
dụng

Khối 7
7A

43

20

9

9

5

7B
7C

40
40

19
20

8
9

8
6


5
5

123

59

26

23

15

100

48

21,1

18,7

12,2

Tổng

6

vận



Tỉ lệ
(%).
Đây chỉ là những bài kiểm tra đơn giản như trả lời các câu hỏi trắc nghiệm nhưng
tỉ lệ học sinh trả lời đúng cịn thấp. Qua đó chứng tỏ ý thức về mơi trường của học
sinh cịn thấp, gây khó khăn cho việc bảo vệ mơi trường.
7.1.3. Giải pháp tiến hành
7.1.3.1. Khái niệm về môi trường
Khái niệm về “ mơi trường” là một khái niệm phức tạp có phạm vi rộng lớn. Với
bài tổng kết kinh nghiệm này chỉ nêu ra một số khái niệm ở những góc độ dễ hiểu
nhất. Theo nghĩa rộng nhất thì: “ Mơi trường là tổng hợp các điều kiện bên ngồi
có ảnh hưởng tới một vật thể hay một sự kiện”. Theo nghĩa đen: “ Mơi trường là
một vùng vật lí và sinh học xung quanh lồi người có mối quan hệ chặt chẽ với con
người”.
7.1.3.2. Khái niệm GDMT:
Theo hội nghị GDMT ở Tbilisi, 1977:
“GDMT là một bộ phận hữu cơ của q trình giáo dục. Nó nên được tập trung vào
những vấn đề thực tiễn và mang tính chất liên thơng. Nó nên nhằm vào xây dựng
giá trị, đóng góp vào sự nghiệp phồn vinh của cộng đồng và liên quan đến sự sống
của nhân loại, ảnh hưởng của nó nên ở thời gian khởi đầu của người học và liên
quan đến mơi trường của họ trong hoạt động. Nó nên được hướng dẫn ở cả các
môn học hiện tại và tương lai có liên quan”.
7.1.3.3. Các phương pháp GDMT:
- Phương pháp giảng thuật
- Phương pháp giảng giải
- Phương pháp đàm thoại
- Phương pháp sử dụng các phương tiện trực quan
- Phương pháp thí nghiệm
7



- Phương pháp thảo luận
- Phương pháp đóng vai
- Phương pháp nghiên cứu tình huống
- Phương pháp thực địa
- Phương pháp động não
Với mỗi phương pháp sẽ có hình thức dạy học tương ứng, dưới đây tôi xin
đưa ra một số phương pháp và hình thức tổ chức dạy học này có nhiều khả năng để
tích hợp nội dung. Giáo dục bảo vệ mơi trường qua mơn Địa lí bậc THCS tại
trường THCS Yên Lập.
* Hoạt động nội khóa:
+ Phương pháp giảng thuật:
Với phương pháp này nặng nề về mô tả sự vật hiện tượng, bằng lời nói truyền cảm
giáo viên giáo dục cho học sinh lòng yêu thiên nhiên và có ý thức về mơi trường.
Ví dụ: Bài 9 “Hoạt động sản xuất nơng nghiệp ở đới nóng” – Địa lí 7.
Khi dạy phần 1 Đặc điểm sản xuất nông nghiệp. Sau khi tôi cho học sinh thấy được
những thuận lợi và khó khăn của các mơi trường đối với sản xuất nơng nghiệp ở
đới nóng, tơi liên hệ ngay đến hoạt động sản xuất nông nghiệp ở địa phương các
em
Đặt cấu hỏi: Nông nghiệp ở địa phương em có những điều kiện thuận lợi nào để
phát triển?
- Em thấy việc trồng lúa, hoa màu ở địa phương em như thế nào?
- Người dân có sử dụng nhiều phân hóa học để chăm sóc lúa và hoa màu hay
khơng? Điều đó có ảnh hưởng đến mơi trường hay khơng?
- Xung quanh ruộng lúa các em thấy người ta vứt những vật dụng gì?....
- Rừng ở địa phương em cịn nhiều không? Nguyên nhân?
- Đất sản xuất nông nghiệp như thế nào?
- Lũ ở địa phương em gây thiệt hại đến tài sản và con người như thế nào?
8



- Hiện nay em thấy khơng khí ở địa phương nơi em đang sống có trong lành
khơng?
- Em cần làm gì để mơi trường nơi đó được trong lành và không bị ô nhiễm?
Các em sẽ lần lượt trả lời những câu hỏi một cách đơn giản bằng sự quan sát thực
tế.
Ví dụ
*Ở địa phương
Hằng năm hưởng ứng ngày mơi trường 5/6 các em đang nghỉ hè nên sẽ tham
gia với địa phương dọn rác, thu gom rác thải, chai lọ phân hóa học, thuốc bảo vệ
thực vật, đổ rác đúng nơi quy định, tham gia diệt chuột...
*Ở trường học
Các em tham gia dọn vệ sinh khu vực phân công, dọn lớp học, thu gom rác
thải, đổ rác đúng nơi quy định, tham gia dọn lụt cùng với nhà trường với tinh thần
hăng say và tự giác rất lớn, và các hoạt động khác hưởng ứng ngày môi trường
Khi tôi lồng ghép như vậy, sẽ kích thích sự tị mị, tìm hiểu của các em về
những vấn đề mơi trường xung quanh các em, mà lâu nay các em không thấy và
cho đó là trách nhiệm của người lớn.
+ Phương pháp giảng giải:
Chủ yếu của phương pháp này là dùng lời nói để giải thích các vấn đề vạch ra bản
chất của mối quan hệ và nguyên nhân của chúng.
Ví dụ: Khi dạy bài “Dân số và sức ép dân số tới tài ngun mơi trường ở đới
nóng” – Địa lí 7. Nói đến hiện tượng cạn kiệt tài ngun cần phải hình thành các
khái niệm: Tài nguyên phục hồi là tài ngun có khả năng trở lại bình thường nếu
biết cách khai thác, bảo vệ (tài nguyên rừng, tài ngun đất...). Cịn tài ngun
khơng phục hồi là tài ngun được hình thành trong thời gian dài và khơng có khả
năng phục hồi (tài nguyên khoáng sản năng lượng, khoáng sản kim loại,...).
+ Phương pháp đàm thoại:
9



Phương pháp này thường được sử dụng nhiều trong giảng dạy, với những câu hỏi
giả định “Sẽ ra sao, nếu như, chẳng hạn như...”.
Ví dụ: Khi dạy bài “Ơ nhiễm mơi trường ở đới ơn hịa” - Địa lí 7.
Cho học sinh quan sát hình: 17.3 “Thủy triều đen ”, giáo viên sử dụng
phương pháp vây quanh “ Nguyên nhân - hậu quả ”. Ta có thể cho học sinh xem
phim về môi trường và trả lời một số câu hỏi:
- Những nguồn nước nào có thể bị ơ nhiễm?
- Nguyên nhân?
- Hướng giải quyết như thế nào?
+ Phương pháp sử dụng phương tiện trực quan:
Bao gồm các phương tiện trực quan: Biểu đồ, bản đồ, tranh, ảnh, băng hình (Nếu
có điều kiện sử dụng) sẽ gây hứng thú cho học sinh. Tùy thuộc vào nội dung bài
dạy mà có thể sử dụng những phương tiện trực quan thích hợp.
Ví dụ: Khi dạy bài 8 “Các hình thức canh tác trong nơng nghiệp ở đới nóng” –
Địa lí 7, với hình: 8.1 “Đốt rừng làm nương rẫy”. Nếu có điều kiện nên cho học
sinh xem phim tư liệu, băng hình với các bước sau:
+ Định hướng cho học sinh nắm được: Mục đích yêu cầu của bài.
+ Bước sử dụng: Giáo viên nên chia làm nhiều đoạn phim, một đoạn tương ứng với
một ý ghi bảng.
+ Bước kết thúc: Giáo viên nêu lại nội dung và đặt câu hỏi kiểm tra trí nhớ học
sinh bằng câu hỏi suy luận. “Hậu quả của việc phá rừng làm rẫy”
Hậu quả

Rừng bị tàn

Đất bị xói

phá


mịn

Thiên tai

Cả 3 hậu
quả trên

Phương án
lựa chọn
(Hãy chọn phương án đúng nhất).
+ Phương pháp thảo luận:
10


Đây là quá trình trao đổi ý kiến về một chủ đề giữa giáo viên và học sinh với
nhau. Để thực hiện phương pháp này thành công giáo viên hơn ai hết cần chủ động
tiến hành theo bốn bước sau:
Bước 1: Chọn nội dung, chọn bài để thảo luận, thông thường nội dung khơng q
khó nhưng lại là vấn đề đang được nhiều người quan tâm.
Bước 2: Giao việc về nhà cho mỗi nhóm hoc sinh.
Bước 3: Tiến hành thảo luận.
(Các nhóm làm việc theo sự phân cơng về nhà, bầu nhóm trưởng thư kí và đi đến
thảo luận báo cáo kết quả).
Bước 4: Tổng kết thảo luận.
(Phần này giáo viên giám sát hướng dẫn trên ý kiến các nhóm đã trình bày).
Ví dụ: Trong bài 10 “Dân số và sức ép dân số tới tài nguyên môi trường ở đới
nóng”- Địa lí 7. Đây là một nội dung khơng thực sự khó lắm nhưng liên quan trực
tiếp tình hình trên địa bàn. Nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng đông của dân số, tài
nguyên thiên nhiên được khai thác với tốc độ ngày càng nhanh, lương thực thiếu
hụt phải mở rộng diện tích đất canh tác,nhu cầu sử dụng gỗ, cũi tăng lên, làm cho

diện tích đất rừng bị thu hẹp. Đất được tận dụng để sản xuất, không chăm bón nên
đất bạc màu thối hóa, khống sản nhanh chóng cạn kiệt. Việc mở rộng các khu
cơng nghiệp, đơ thị làm cho diện tích đất trồng bị thu hẹp. Bùng nổ dân số cũng
ảnh hưởng xấu đến môi trường. Điều kiện sống thấp nông thôn hay trong những
khu nhà ổ chuột ở thành phố là những tác nhân làm cho mơi trường bị ơ nhiễm,
khơng có nước sạch sử dụng, ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Qua đó học sinh
thấy được hậu quả của tăng dân số gây tác hại đến tài nguyên thiên nhiên và môi
trường mà nguyên nhân chính là do con người tác động trực tiếp vào. Để giảm bớt
sức ép của dân số tới tài nguyên môi trường, cần giảm tỉ lệ gia tăng dân số, phát
triển kinh tế và nâng cao đời sống người dân. Do đó chọn phương pháp thảo luận
là phù hợp, khi giao việc nên phân nhóm theo tổ dân cư hoặc xóm với cơng việc:
11


Tìm hiểu trong tổ (hoặc xóm) có bao nhiêu hộ gia đình? Bao nhiêu hộ sinh 1 đến 2
con, bao nhiêu hộ sinh từ 3 con trở lên? Để làm việc này với giáo viên tới văn
phòng thống kê lưu trữ của xã lấy số liệu liên quan “Số dân của xã trong thời gian
gần đây, tỉ lệ kết hôn dưới độ tuổi (Tảo hôn), tỉ lệ sinh con vượt kế hoạch ...”
Tùy phần thảo luận nên đưa nội dung vào cuối phần 1 “Dân số” để mang
tính chất liên hệ và chuyển ý sang mục sau.
+ Phương pháp thực địa.
Đây là phương pháp đặc thù của mơn Địa Lí, được thực hiện qua các hoạt
động ngoài giờ lên lớp theo nhóm của học sinh. Giúp học sinh thấy được mối quan
hệ hịa hợp hơn với mơi trường đang sống. Yêu cầu của phương pháp này là học
sinh phải quan sát, ghi chép, tập hợp thông tin, kết luận. Đồng thời khơi dậy ở mỗi
học sinh ý thức về môi trường và khuyến khích tham gia hoạt động BVMT ở nhà
trường.
Ví dụ 1: Với bài 9 “Hoạt động sản xuất nơng nghiệp ở đới nóng”- Địa lí 7 Giáo
viên tổ chức thực địa để hiểu mơi trường theo q trình sau.
- Giáo viên chọn nơi thực địa (Gần trường).

- Phân cơng:
+Nhóm 1: Thu thập các mẫu vật (Đất, đá, nước)
+Nhóm 2: Thu thập các lồi mẫu vật (Cây, cơn trùng).
+Nhóm 3: Ghi chép.
Thảo luận giữa các nhóm đi đến kết luận: Mơi trường sống có nhiều đối tượng: Vơ
cơ, hữu cơ. Các đối tượng đang bị đe dọa dưới tác động của con người.
Trên đây là tập hợp 6 phương pháp GDMT mà bản thân tơi nhận thấy có khả
năng thực hiện được trong chương trình địa lí lớp 7 và đem lại kết quả cao ở địa
bàn đang công tác. Ngồi ra cịn có một số phương pháp khác mà các q bạn đọc
có thể tham khảo thêm: Phương pháp gạn lọc giá trị, phương pháp động não,

12


phương pháp giao việc về nhà, phương pháp nghiên cứu tình huống, phương pháp
đóng vai.
Ví dụ 2: Bài 47 Châu Nam Cực - châu lục lạnh nhất thế giới - Địa lí 7
Trong phần 1 dạy về lồi cá voi xanh đang có nguy cơ tuyệt chủng ở vùng biển
Nam Cực đang cần được bảo vệ nghiêm ngặt. Tôi liên hệ địa phương các em đang
sống để lồng ghép giáo dục môi trường.
Đặt câu hỏi: +Quê em việc săn bắt động vật trong rừng, dưới sơng như thế nào?
+Em có tham gia săn bắt động vật không?
+Đánh bắt bằng những phương tiện nào?
HS trả lời bằng quan sát thực tế
Sau đó tơi cho học sinh thấy những hậu quả do săn bắt động vật, những đoạn
video cảnh săn bắt cá voi xanh trên thế giới, cảnh đánh bắt cá bằng bom mìn, chất
nổ, xung điện, những tai nạn thương tâm, những cái chết bất ngờ do gài bẫy, châm
cá bằng điện, trèo cột điện bắt chim.
Kết quả của những giải pháp: Học sinh thấy được sự tàn nhẫn của con người
khi săn bắt động vật, những hậu quả của nó, từ đó có trách nhiệm hơn trong việc

bảo vệ động vật. Các em đã biết yêu quý động vật nuôi trong nhà, không bắt cá, bắt
chim bừa bãi, rồi tham gia phóng sinh vào những ngày rằm dịp lễ.
Ngồi những giải pháp đó ra, bản thân tơi mặc dù rất mong muốn được tổ
chức cho các em những buổi hoạt động ngoại khóa để các em tham gia, hịa mình
vào thiên nhiên, cảm nhận, hiểu thiên nhiên nhiều hơn, môi trường mình đang sống
từ đó giúp các em có động lực thêm u q hương, đất nước, gìn giữ mơi trường
sống của mình. Nhưng do điều kiện của trường tơi đóng trên địa bàn xã khó khăn,
là một trường khó và xa nhất huyện, nên rất khó có điều kiện để có thể tổ chức cho
học sinh hoạt động ngoại khóa để giáo dục mơi trường.
TÊN BÀI DẠY: CHÂU NAM CỰC-CHÂU LỤC LẠNH NHẤT THẾ GIỚI
Môn học/Hoạt động giáo dục: ĐỊA LÍ; Lớp: 7
13


Thời gian thực hiện: (1 tiết)
I. MỤC TIÊU
HS cần phải nắm được:
1. Kiến thức
- Xác định được vị trí địa lí, giới hạn, phạm vi của châu Nam Cực.
- Trình bày được lịch sử khám phá và nghiên cứu Châu Nam Cực.
- Giải thích được các đặc điểm tự nhiên của Châu Nam Cực.
2. Kỹ năng:
* Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ và tự học: biết chủ động tích cực thực hiện nhiệm vụ học tập.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: biết chủ động đưa ra ý kiến giải pháp khi được
giao nhiệm vụ để hoàn thành tốt khi làm việc nhóm.
* Năng lực Địa Lí:
- Năng lực tìm hiểu địa lí:
+ Sử dụng bản đồ, lược đồ để trình bày đặc điểm tự nhiên của châu Nam Cực.
+ Phân tích biểu đồ khí hậu, lát cắt địa hình lục địa Nam Cực để hiểu và trình bày

đặc điểm khí hậu, địa hình của châu Nam Cực.
- Nhận thức khoa học địa lí: Phân tích được đặc điểm các khu vực địa hình chính
của châu Nam Cực
3. Thái độ:
- Trách nhiệm: ứng phó với biến đổi khí hậu
- Chăm chỉ: tích cực, chủ động trong các hoạt động học.
II. CHUẨN BỊ:
1. Chuẩn bị của giáo viên
- Bản đồ tự nhiên Châu Nam Cực.
2. Chuẩn bị của học sinh
- SGK, vở ghi, dụng cụ học tập.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Hoạt động khởi động: Mở đầu (3 phút)
a) Mục đích:
- Tạo sự phấn khởi trước khi bước vào bài học mới.
b) Nội dung:
- Học sinh dựa vào kiến thức đã học và hiểu biết của mình để trả lời câu hỏi.
c) Sản phẩm:
14


- Học sinh trả lời được các câu hỏi của giáo viên.
d) Cách thực hiện:
- Bước 1: GV chia lớp thành 4 nhóm, phổ biến trị chơi “Nhìn hình đốn tên”:
Dựa vào các hình ảnh của GV đưa ra, HS sẽ đưa ra tên chủ đề cho các hình ảnh ấy,
sau đó giải thích lí do đưa ra tên đó.

BĂNG TAN (BĂNG TRÔI)

CHIM CÁNH CỤT


NÚI BĂNG
DỰNG LỀU TRÊN TUYẾT
Bước 2: Hs thực hiện nhiệm vụ.
Bước 3: Hs trình bày, Hs khác nhận xét bổ sung.
Bước 4: Gv dẫn dắt vào bài. Theo các em thì những hình ảnh trên thuộc châu lục
nào? (Châu Nam Cực). Vậy để tìm hiểu về các đặc điểm tự nhiên của châu Nam
Cực và giải thích được lí do tại sao ở đây lại có lớp băng dày đến vậy thì các em
sẽ đi vào bài học này.
2. Hoạt động: Hình thành kiến thức mới (35 phút)
2.1. Hoạt động 1: Tìm hiểu điều kiện tự nhiên châu Nam Cực (25 phút)
a) Mục đích:
15


- Xác định vị trí địa lí giới hạn, phạm vi của châu Nam Cực
- Trình bày và giải thích được đặc điểm tự nhiên của châu Nam Cực
- Phân tích biểu đồ khí hậu của hai địa điểm ở châu Nam cực, lát cắt địa hình lục
địa Nam Cực.
b) Nội dung:
- Học sinh khai thác đoạn văn bản sgk trang 140, 141 kết hợp quan sát hình 47.1,
47.2, 47.3 để trả lời các câu hỏi của giáo viên.
 Nội dung chính
a. Vị trí:
- Gồm lục địa Nam Cực và các đảo ven lục địa.
- Nằm gần trọn vẹn trong vịng cực Nam. Tiếp giáp: ĐTD, TBD, AĐD
- Diện tích:14.1 triệu km2
b. Khí hậu:
- Rất giá lạnh, là “cực lạnh” của thế giới.
- Nhiệt độ quanh năm < 00 C, thấp nhất -94,50 C.

- Là nơi có gió bão nhiều nhất Thế Giới. Tốc độ gió thường > 60km/giờ.
- Nguyên nhân:
+ Do vị trí gần trọn vẹn trong vịng cực Nam, nằm trên lục địa.
+ Địa hình cao, ít chịu ảnh hưởng của biển.
+ Thuộc vùng khí áp cao.
c. Địa hình:
- Là một cao nguyên băng khổng lồ. Cao trung bình trên 2000m, có nơi đạt từ 3000
– 4000m.
d. Sinh vật:
- Thực vật: khơng có.
- Động vật: có khả năng chịu rét giỏi (Chim cánh cụt, Hải cẩu, Cá voi xanh…)
e. Khoáng sản: Giàu than đá, sắt, đồng, dầu mỏ, khí tự nhiên.
c) Sản phẩm:
- Học sinh ghi ra giấy được các câu trả lời.
d) Cách thực hiện:
Bước 1: Giao nhiệm vụ
- GV chia lớp thành 4 nhóm.

16


Sau đó, GV cho HS đóng vai là những nhà thám hiểm, đi khám phá châu Nam
Cực, sau khi trở về thì có 1 buổi giới thiệu, trình bày về những gì đã thấy và trải
nghiệm ở châu Nam Cực, những trải nghiệm này được phác thảo trên giấy A3 (HS
tự sáng tạo hình thức: Vẽ, poster, mindmap,…). Yêu cầu trình bày được các nội
dung sau:
+ Về vị trí, ảnh hưởng của vị trí
+ Về diện tích
+ Về khí hậu: nhiệt độ, gió,…
+ Bề mặt lục địa (địa hình)

+ Thực vật, động vật
+ Khoáng sản
+ Những lưu ý, dụng cụ cần chuẩn bị khi đến một vùng có khí hậu lạnh.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ, GV quan sát nhắc nhở và ổn định lớp.
Bước 3: Hết thời gian, các nhóm dán sản phẩm lên bảng. GV gọi 1,2 nhóm lên
trình bày. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
GV đặt câucho HS nêu những hiểu biết của em về băng tan ở châu Nam Cực.
+ Nguyên nhân, hậu quả và giải pháp?
Bước 4: Gv nhận xét, chuẩn xác.
2.2. Hoạt động 2: Tìm hiểu về lịch sử khám phá và nghiên cứu Châu Nam Cực
(10 phút)
a) Mục đích:
- HS trình bày được lịch sử khám phá và nghiên cứu Châu Nam Cực.
b) Nội dung:
- Học sinh khai thác đoạn văn bản sgk trang 142, 143 kết hợp quan sát hình 47.4 để
trả lời các câu hỏi của giáo viên.
 Nội dung chính
2. Vài nét về lịch sử khám phá và nghiên cứu Châu Nam Cực.
- Được phát hiện và nghiên cứu muộn nhất.
- Hiện nay Châu Nam Cực là châu lục duy nhất khơng có người cư trú thường
xun.
c) Sản phẩm:
- Học sinh ghi ra giấy được các câu trả lời.
d) Cách thực hiện:
17


- Bước 1: GV chiếu 1 đoạn phim về cuộc sống của các nhà khoa học ở châu Nam
Cực
GV có thể cắt clip từ phút thứ 39-40, theo link sau:

/>+ Con người phát hiện Châu Nam Cực khi nào?
+ Việc nghiên cứu châu Nam Cực được xúc tiến mạnh mẽ từ năm nào?
+ Những quốc gia nào đã đặt trạm nghiên cứu tại đây?
+ Hiệp ước Nam Cực được kí vào năm nào? Mục đích của hiệp ước?
+ Dân cư Châu Nam Cực như thế nào?
- Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ, GV quan sát.
- Bước 3: GV gọi 5 cặp thực hiện nhanh nhất, mỗi cặp trả lời 1 câu.
- Bước 4: GV nhận xét, cung cấp thêm thông tin về trạm nghiên cứu ở Châu Nam
Cực và con người ở đây từ đó giáo dục dục tinh thần dũng cảm, khơng ngại nguy
hiểm, khó khăn trong nghiên cứu, thám hiểm địa lí.
3. Hoạt động: Luyện tập (5 phút)
a) Mục đích:
- Củng cố lại nội dung bài học.
b) Nội dung:
- Học sinh vận dụng kiến thức đã học để trả lời các câu hỏi.
c) Sản phẩm:
- Học sinh trả lời được các câu hỏi của giáo viên.
d) Cách thực hiện:
Bước 1: Giao nhiệm vụ
Câu 1: Vị trí của châu Nam Cực.
A. Được bao bọc bởi ba đại dương thế giới.
B. Nằm từ vòng cực đến cực Nam của Trái Đất.
C. Nằm gần Châu Phi.
D. Đáp án A, B đúng.
Câu 2: Diện tích của châu Nam Cực là:
A. 10 triệu km2.
B. 12 triệu km2.
C. 14,1 triệu km2.
D. 15 triệu km2.
18



Câu 3: Loài sinh vật nào là biểu tượng đặc trưng của vùng Nam Cực?
A. Hải cẩu
B. Chim cánh cụt
B. Cá voi xanh
D. Hải Báo.
Câu 4: Đặc điểm tự nhiên nào dưới đây khơng đúng với châu Nam Cực?
A. Gió bão hoạt động thường xuyên.
B. Quanh năm luôn thấy mặt Trời
C. Nhiệt độ quanh năm dưới -10 độ C
D. Là miền cực băng của Trái Đất.
Câu 5: Trong 6 châu lục, châu Nam Cực là châu lục đứng thứ mấy về diện
tích?
A. Thứ 3.
B. Thứ 4.
C. Thứ 5.
D. Thứ 6.
Bước 2: Hs thực hiện nhiệm vụ.
Bước 3: HS trình bày trước lớp, HS khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4: GV nhận xét, chốt kiến thức.
4. Hoạt động: Vận dụng (2 phút)
a) Mục đích:
- Vận dụng kiến thức đã học.
b) Nội dung:
- Vận dụng kiến thức đã học để trả lời các vấn đề liên quan.
c) Sản phẩm:
- Học sinh ghi ra giấy được câu trả lời của câu hỏi.
d) Cách thực hiện:
Bước 1: Giao nhiệm vụ

- Yêu cầu HS đọc bài báo về theo link dưới và chỉ ra những điểm thú vị ở châu
Nam Cực:
Bước 2: Hs thực hiện nhiệm vụ.
Bước 3: HS trình bày trước lớp, HS khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4: GV nhận xét, chốt kiến thức.
*Hoạt động ngoại khóa:
Đây là một hình thức mang tính chất tự nguyện của học sinh dưới sự hướng
dẫn của giáo viên, để mở rộng bổ sung kiến thức GDMT đã được dạy trong nội
khóa, bao gồm các hoạt động sau:
19


1. Báo cáo ngoại khóa về mơi trường.
2. Tổ chức các cuộc thi tìm hiểu mơi trường địa phương đất nước
3. Tổ chức tham quan môi trường.
4. Tổ chức cho học sinh tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường ở nhà
trường và địa phương.
5. Tổ chức các câu lạc bộ môi trường.
7.2. Phần kết luận chung
Qua những kết quả đạt được như đã nêu trên, tôi nhận thấy rằng việc đưa nội
dung tích hợp giáo dục và bảo vệ mơi trường vào chương trình Địa lí và các môn
học khác ở bậc THCS cũng như các bậc học khác là một vấn đề hết sức cần thiết vì
giáo dục môi trường sẽ đem lại cho người học các vấn đề sau:
+ Hiểu biết bản chất của các vấn đề mơi trường, tính phức tạp, quan hệ nhiều mặt,
nhiều chiều, tính hữu hạn của tài nguyên thiên nhiên và khả năng chịu tải của môi
trường, quan hệ chặt chẽ giữa môi trường và phát triển, giữa môi trường địa
phương, vùng, quốc gia với mơi trường khu vực và tồn cầu.
+ Nhận thức được ý nghĩa, tầm quan trọng của các vấn đề môi trường như
một nguồn lực để sinh sống, lao động và phát triển của mỗi cá nhân, cộng đồng,
quốc gia và quốc tế. Từ đó có thái độ, cách ứng xử đúng đắn trước các vấn đề về

môi trường, xây dựng quan niệm đúng về ý thức trách nhiệm, về giá trị nhân cách
để dần hình thành các kỹ năng thu thập số liệu và phát triển sự đánh giá thẩm mỹ.
+ Có tri thức, kĩ năng, phương pháp hành động để nâng cao năng lực lựa chọn
phong cách sống, thích hợp với việc sử dung hợp lí và khơn ngoan các nguồn tài
ngun thiên nhiên, có thể tham gia có hiệu quả vào việc phịng ngừa và giải quyết
các vấn đề môi trường cụ thể nơi sinh sống và làm việc.
Trong quá trình giảng dạy giáo viên phải chú ý lắng nghe ý kiến của học
sinh, giải đáp các câu hỏi, thắc mắc của các em, quan tâm đến các em. Thường
xun tìm tịi, học hỏi những tài liệu, phương pháp GDMT có hiệu quả, đa dạng
20


hơn trong các hoạt động. Từ đó, giáo viên sẽ giúp các em tự tìm ra kiến thức mới,
giúp các em hiểu bài sâu sắc hơn.
Khi thực hiện chuyên đề này tôi cũng không dám tham vọng to lớn, mà chỉ
mong muốn làm sao cho học sinh thân thiện với mơi trường có ý thức về mơi
trường và bảo vệ môi trường. Từ ý thức đến hành vi, từ ý thức đến trách nhiệm.
Các em phải thể hiện được bằng việc làm cụ thể đơn giản như: dọn vệ sinh sạch sẽ
trong lớp học, ngoài hành lang, trên sân trường. Các em có thói quen khơng vứt rác
bừa bãi, khơng bẻ cây, hái hoa trong sân trường. Từ đó, ra xã hội các em có ý thức
giữ gìn vệ sinh nới công cộng, lớn lên các em trở thành những người có ích cho xã
hội, có kỷ luật lao động, biết quan tâm đến mơi trường, giữ gìn và bảo vệ môi
trường tốt đẹp. Và trong tương lai không xa đất nước Việt Nam sẽ trở thành một
đất nước có môi trường: xanh, sạch, đẹp như đất nước Xingapo anh em.
“Sống trong môi trường trong sạch là quyền cơ bản của con người”
8. Những thông tin cần được bảo mật: Không
9. Điều kiện cần thiết để áp dụng chuyên đề
9.1. Đối với học sinh:
Nhờ việc tích hợp “giáo dục bảo vệ môi trường” của giáo viên áp dụng vào
bộ môn mà các em u thích bộ mơn hơn, u q hương đất nước và có ý thức

thái độ, hành vi đúng trong việc bảo vệ mơi trường ở gia đình, nhà trường và ngoài
xã hội.
9.2. Đối với giáo viên:
Trong việc đổi mới phương pháp dạy học hiện nay, với các giải pháp nêu
trên, đã góp một phần khơng nhỏ vào việc đổi mới phương pháp dạy học. Nhờ việc
tích hợp “giáo dục bảo vệ môi trường” của giáo viên áp dụng vào bộ mơn mà các
em u thích bộ mơn hơn, yêu quê hương đất nước và có ý thức thái độ, hành vi
đúng trong việc bảo vệ môi trường ở gia đình, nhà trường và ngồi xã hội. Vì thế là
một người giáo viên việc chuẩn bị bài mới trước khi đến lớp tốt và hướng dẫn các
21


em chịu khó sưu tầm tài liệu, tranh ảnh mà giáo viên u cầu, từ đó giúp cơ giáo
có sổ tư liệu giảng dạy rất phong phú. Các em thường xuyên tham gia lao động ở
trường lớp để xây dựng trường học xanh - sạch - đẹp. Hiệu quả lao động ở trường
rất cao, trường lớp sạch sẽ, thoáng mát.
10. Đánh giá lợi ích thu được
Giáo dục hình thành nhân cách cho học sinh để trở thành những công dân có
ích cho xã hội thơng qua việc tích hợp “giáo dục mơi trường” trong mơn Địa lí,
đặc biệt là mơn địa lí ở khối lớp 7 đã làm cho chất lượng tiết học được nâng cao
hơn, sinh động hơn, thỏa mãn được hứng thú của học sinh trong việc giải quyết
những vấn đề trong cuộc sống liên quan đến môi trường.
- Địa lí là một mơn xã hội gây ngán ngại cho học sinh, giáo viên nắm vững kiến
thức, không ngừng cải tiến phương pháp giảng dạy, học hỏi kinh nghiệm từ đồng
nghiệp, sách báo và các phương tiện thông tin đại chúng, đặc biệt là Internet.
- Một trong những nguyên nhân quan trọng nhất để thành công là giáo viên phải
biết lựa chọn hình ảnh và câu hỏi trọng tâm cần tích hợp để giáo dục mơi trường
đạt hiệu quả cao.
10.1. Đối với học sinh: Nhờ việc tích hợp“giáo dục bảo vệ môi trường” của giáo
viên áp dụng vào bộ mơn mà các em u thích bộ mơn hơn, yêu quê hương đất

nước và có ý thức thái độ, hành vi đúng trong việc bảo vệ môi trường ở gia đình,
nhà trường và ngồi xã hội.
10.2. Đối với tổ chuyên môn và nhà trường:
- Trong họp tổ, họp hội đồng bộ môn, việc dự giờ và trao đổi học hỏi giữa các đồng
nghiệp đã giúp bản thân có nhiều kinh nghiệm.
- Quá trình đổi mới trong phương pháp giảng dạy áp dụng khá thành cơng việc tích
hợp giáo dục dân số, môi trường đã làm cho học sinh yêu thích bộ mơn nên chất
lượng bộ mơn ngày càng tiến triển.

22


- Giúp nhà trường trở nên xanh – sạch – đẹp hơn nhờ ý thức và thái độ của các em
tốt hơn khi được giáo viên giảng dạy trên lớp.
10.3. Kết quả thu được sau khi áp dụng sáng kiến:
Sau khi áp dụng sáng kiến một thời gian, cuối học kỳ I năm học 2020-2021, tôi đã
tiến hành kiểm tra khảo sát việc nắm bắt kiến thức của học sinh, kết quả đạt được
như sau:
* Cuối học kỳ I năm học 2020 – 2021:
Lớp

Sĩ số

Chưa



nhận biết nhận biết

Có ý


Biết vận

thức

dụng

7A

43

7

10

10

16

7B

40

8

10

10

12


7C

40

8

9

10

13

Tổng

123

22

29

30

41

Tỉ lệ

100

17,9


23,6

24,4

33,3

Khối 7

(%).
* Chênh lệch tỉ lệ giữa 2 lần khảo sát là:
Năm học

Chưa nhận

Có nhận

Có ý

Biết vận

Đầu năm học

biết
59

biết
26

thức

23

dụng
15

2019– 2020
Cuối học kỳ I năm học

22

29

30

41

2020 – 2021.
Tỉ lệ chênh lệch.

37

3

7

26

Kết luận: Kết quả của bài kiểm tra đã cho thấy được sự tiến bộ của học sinh
trong vấn đề nhận thức về môi trường. Cụ thể là đầu năm học 2019 – 2020 so với
cuối học kỳ I năm học 2020 – 2021 tỉ lệ học sinh chưa nhận biết giảm 37 % còn tỉ

23


lệ có ý thức tăng 7% đặc biệt là số học sinh đã biết vận dụng, tăng lên 26 %.
Những kết quả trên tuy chỉ mới bước đầu trong quá trình thực hiện việc gắn kết
Giáo dục mơi trường trong việc dạy và học tập Địa lí cũng như trong quá trình theo
dõi thực nghiệm của bản thân tại địa phương nhưng với tôi nhận thấy đây là một
kết quả đáng mừng.
11. Danh sách các tổ chức, cá nhân tham gia áp dụng thử chuyên đề.
Với mong muốn nội dung GDMT được truyền tải đến học sinh một cách
hiệu quả chuyên đề này có thể áp dụng dụng trong tổ và nhóm bộ mơn và cho học
sinh tất cả các trường trung học phổ thông, qua các môn học: Sinh học, Giáo dục
cơng dân, Lịch sử, Ngữ văn, Tốn,…
Các buổi tập huấn về GDMT trong dạy học Địa lí cho giáo viên, cập nhật và
phổ biến đến giáo viên và học sinh luật bảo vệ môi trường do Quốc hội thông qua.
Trong các buổi chào cờ đầu tuần hoặc các hoạt động ngoại khóa do nhà
trường tổ chức để nâng cao ý thức cho học sinh giữ gìn vệ sinh nơi công cộng.

24


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Lê Thông ( Chủ biên ) – Nguyễn Hữu Dũng. Dân số môi trường tài nguyên. Nhà
xuất bản giáo dục – 2000.
2. Nguyễn Đình Giang. Tư liệu dạy học Địa Lí 7. Nhà xuất bản giáo dục – 2004.
3. PGS.TS.Nguyễn Thị Thu Hằng (Chủ biên) – PGS. Nguyễn Phi Hạnh – PGS.TS.
Đặng Văn Đức. Giáo dục mơi trường qua mơn Địa Lí ở trường phổ thơng. Nhà
xuất bản Hà Nội – 2003.
4. Nguyễn Dực – Phan Huy Xu – Nguyễn Hữu Danh – Mai Phú Thanh. Sách giáo
khoa Địa Lí 7. SGV Địa lí 7 Nhà xuất bản giáo dục – 2003.

5. Giáo dục bảo vệ môi trường trong môn Địa lý Trung Học Cơ Sở.
6. Bồi dưỡng giáo dục thường xuyên Trung Học Cơ Sở.
7. Các thông tư của ngành GD&ĐT.
8. Tài liệu: Lý luận dạy học Địa lý.Tác giả:Nguyễn Dược,Nguyễn Trọng Phúc.
9. Tạp chí: Thế giới trong ta.
10. Hướng dẫn phân phối chương trình môn Địa lý.

25


×