ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2009 - 2010
MÔN VẬT LÝ 7
I. MỤC ĐÍCH KIỂM TRA
- Kiểm tra, đánh giá sự lĩnh hội kiến thức của học sinh qua một học kì.
II. MỤC ĐÍCH CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức:
- Nhận biết được rằng ta nhìn thấy các vật khi có ánh sáng từ các vật đó truyền vào mắt ta.
- Phát biểu được định luật truyền thẳng của ánh sáng, định luật phản xạ ánh sáng.
- Nhận biết được tia tới, tia phản xạ, góc tới, góc phản xạ, pháp tuyến đối với sự phản xạ ánh sáng bởi
gương phẳng
- Nêu được đặc điểm chung về ảnh của vật tạo bởi gương phẳng, gương cầu lồi, gương cầu lõm. Ứng dụng
của gương cầu lồi, gương cầu lõm.
- Nhận biết nguồn âm, âm cao, âm thấp, âm to, âm nhỏ, môi trường truyền âm, phân biệt vật phản xạ âm tốt
và vật phản xạ âm kém, biện pháp chống ô nhiễm tiếng ồn
2. Kỹ năng:
- Biểu diễn được đường truyền của ánh sáng bằng mũi tên
- Vẽ được tia tới, tia phản xạ, xác định góc tới, góc phản xạ
- Vẽ được ảnh của vật tạo bởi gương phẳng
- Đề ra biện pháp chống ô nhiễm tiếng ồn
3. Thái độ:
- Cẩn thận, chính xác.
- Nghiêm túc khi làm bài.
III. MA TRẬN ĐỀ:
NỘI DUNG KIẾN THỨC
MỨC ĐỘ NHẬN THỨC
CỘNG
Nhận biết Thông hiểu Vận dụng
TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL
Sự truyền thẳng ánh sáng 1
0,5
1
0,5
2
1
Phản xạ ánh sáng 1
2
1
2
Gương cầu 1
2
1
2
Nguồn âm. Độ to, độ cao của âm 1
0,5
1
2
2
2,5
Môi trường truyền âm. Phản xạ âm, tiếng
vang. chống ô nhiễm tiếng ồn
1
0,5
1
2
2
2,5
Cộng 2
1
1
2
2
1
1
2
2
4
8
10
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2009 - 2010
MÔN VẬT LÝ 7
Thời gian 45phút
I. TRẮC NGHIỆM: (2Đ)
Câu 1: Trong môi trường trong suốt và đồng tính ánh sáng truyền đi theo đường :
A. Thẳng B. Cong C. Tròn D. Gấp khúc
Câu 2: Giá trị nào của độ to khi nghe tai người có cảm giác đau:
A. Trên 40dB B. Trên 60dB C. Trên 80dB D. Trên 130dB
Câu 3: Âm không thể truyền qua môi trường:
A. Rắn B. Lỏng C. Chân không D. Khí
Câu 4: Vật nào dưới đây không phải là nguồn sáng:
A. Mặt trời B. Con đom đóm C. Ngọn nến đang cháy D. Mặt trăng
TỰ LUẬN: (8Đ)
Câu 1: (2đ) Cho mũi tên AB đặt trước một gương phẳng
a. Vẽ ảnh của mũi tên AB tạo bởi gương phẳng
b. Từ A vẽ tia tới AI đến gương và vẽ tia phản xạ IR tương ứng
A
B
Câu 2:(2đ) Ảnh của một vật tạo bởi gương cầu lồi có những tính chất gì?
Câu 3:(2đ) Trong khoảng thời gian 30 giây một dây đàn đã thực hiện được 600 dao động.
a. Tính tần số dao động của dây đàn nói trên.
b. Một dây đàn khác dao động với tần số 15 Hz. Theo em thì dây đàn nào phát ra âm cao hơn? Tại
sao?
Câu 4: (2đ) Tại sao ta thường nhìn thấy tia chớp (sét) trước khi nghe thấy tiếng sấm?
Bài làm:
………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………
ĐÁP ÁN – BIỂU ĐIỂM
I. TRẮC NGHIỆM: (2Đ) Mỗi câu đúng được 0,5đ
Câu 1: A Câu 2: D Câu 3: C Câu 4:D
II. TỰ LUẬN: (8Đ)
Câu 1: (2đ) A R
a. Vẽ đúng ảnh 1đ
b. Vẽ đúng 1đ B
I
B
'
A
'
Câu 2: (2đ) Ảnh của một vật tạo bởi gương cầu lồi có những tính chất sau:
- Là ảnh ảo không hứng được trên màn chắn (1đ)
- Ảnh nhỏ hơn vật (1đ)
Câu 3: (2đ)
a. Tần số dao động của dây đàn là 600 : 30 = 20 Hz (1đ)
b. Dây đàn dao động có tần số 20 Hz phát ra âm cao hơn dây đàn có tần số 15 Hz. Vì tần số dao động càng
lớn thì âm phát ra càng cao. (1đ)
Câu 4: (2đ) Ta thường nhìn thấy chớp trước khi nghe thấy tiếng sấm vì âm thanh truyền đi với vận tốc nhỏ
hơn vận tốc ánh sáng nên ta sẽ nhìn thấy tia chớp loé lên trước khi nghe thấy tiếng sấm nổ