Tải bản đầy đủ (.pdf) (301 trang)

Nghiên cứu phát triển các mô hình thị trường phù hợp cho người nghèo vùng tây bắc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.36 MB, 301 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
CHƯƠNG TRÌNH KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TRỌNG ĐIỂM CẤP NHÀ NƯỚC
GIAI ĐOẠN 2013-2018 "KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ PHỤC VỤ PHÁT
TRIỂN BỀN VỮNG VÙNG TÂY BẮC"

Mã số: KHCN-TB/13-18

BÁO CÁO TỔNG HỢP

ĐỀ TÀI: “NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN CÁC MƠ HÌNH THỊ TRƯỜNG
PHÙ HỢP CHO NGƯỜI NGHÈO VÙNG TÂY BẮC”
Mã số: KHCN-TB.10X/13-18

Cơ quan chủ trì đề tài : Viện Phát triển doanh nghiệp
Chủ nhiệm đề tài

: TS. Lương Minh Huân

Hà Nội – 2017


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
CHƯƠNG TRÌNH KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TRỌNG ĐIỂM CẤP NHÀ
NƯỚC GIAI ĐOẠN 2013-2018 "KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ PHỤC VỤ PHÁT
TRIỂN BỀN VỮNG VÙNG TÂY BẮC"

Mã số: KHCN-TB/13-18

BÁO CÁO TỔNG HỢP

ĐỀ TÀI: “NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN CÁC MƠ HÌNH THỊ TRƯỜNG


PHÙ HỢP CHO NGƯỜI NGHÈO VÙNG TÂY BẮC”
Mã số: KHCN-TB.10X/13-18

Cơ quan chủ trì đề tài : Viện Phát triển doanh nghiệp
Chủ nhiệm đề tài : TS. Lương Minh Huân

Chủ nhiệm đề tài

Đại diện CQ chủ trì

TS. Lương Minh Huân

TS. Phạm Thị Thu Hằng

Hà Nội - 2017


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ACIAR

: Trung tâm Nghiên cứu Nông nghiệp Quốc tế Australia

BOP

: Thị trường đáy tháp (Bottom of Pyramid)



: Cao Đẳng


CDĐL

: Chỉ dẫn địa lý

CPTG

: Chi phí trung gian

ĐBKK

: Đặc biệt khó khăn

ĐBSH

: Đồng bằng sơng Hồng

ĐCĐC

: Định canh định cư

DFID

: Bộ phát triển quốc tế Vương quốc Anh

ĐH

: Đại học

DN


: Doanh nghiệp

DNNVV

: Doanh nghiệp nhỏ và vừa

DTGT

: Diện tích gieo trồng

ĐTPT

: Đầu tư phát triển

DTTS

: Dân tộc thiểu số

DVPTKD

: Dịch vụ phát triển kinh doanh

FAO

: Tổ chức Lương thực Thế giới

GAP

: Thực hành sản xuất nông nghiệp tốt


GLOBAL GAP

: Thực hành sản xuất nông nghiệp tốt toàn cầu

GTGT

: Giá trị gia tăng

HTX

: Hợp tác xã

HTXNN

: Hợp tác xã nông nghiệp

IFAD

: Quỹ Phát triển Nông nghiệp Quốc tế

IFC

: Tổ chức Tài chính Quốc tế

KD

: Kinh doanh

KH&ĐT


: Kế hoạc và đầu tư

KHCN

: Khoa học và công nghệ

KTXH

: Kinh tế-xã hội



: Lao động

M4P

: Thị trường cho người nghèo

MNC

: Tập đoàn đa quốc gia
I


MNPB

: Miền núi phía bắc

NGO


: Tổ chức phi chính phủ

NHCSXH

: Ngân hàng Chính sách xã hội

NHPT

: Ngân hàng phát triển Việt Nam

NHTG

: Ngân hàng Thế giới

NHTM

: Ngân hàng Thương mại

NLTS

: Nông lâm thủy sản

NN&PTNT

: Nông nghiệp và phát triển nông thôn

SNV

: Tổ chức Phát triển Hà Lan


SX

: Sản xuất

SXKD

: Sản xuất kinh doanh

SXNN

: Sản xuất nông nghiệp

TCCN

: Trung cấp chuyên nghiệp

TDĐT

: Tín dụng đầu tư

THX

: Cơng ty Cổ phần Thế Hệ Xanh

TNDN

: Thu nhập doanh nghiệp

TNGT


: Tai nạn giao thông

TNHH

: Trách nhiệm hữu hạn

TW

: Trung ương

TYM

: Tổ chức tài chính vi mơ tình thương

UBND

: Ủy ban nhân dân

USAID

: Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ

USD

: Đồng đô la Mỹ

VBCF

: Quỹ Thách Thức Doanh Nghiệp Việt


VCCI

: Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam

Viet GAP

: Thực hành sản xuất nông nghiệp tốt ở Việt Nam

VNPT

: Tập đồn Bưu chính Viễn Thơng

VSATTP

: Vệ sinh an tồn thực phẩm

WHO

: Tổ chức Y tế Thế giới

WRI

: Viện Tài nguyên Thế giới

XĐGN

: Xóa đói giảm nghèo

XNK


: Xuất nhập khẩu

II


MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT .................................................................... I
MỤC LỤC ........................................................................................................... III
DANH MỤC BẢNG ........................................................................................... VI
DANH MỤC HÌNH ........................................................................................... VII
LỜI CẢM ƠN ..................................................................................................... IX
MỞ ĐẦU .............................................................................................................. X
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CHO VIỆC PHÁT TRIỂN
MƠ HÌNH THỊ TRƯỜNG PHÙ HỢP CHO NGƯỜI NGHÈO Ở TÂY BẮC..... 1
1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CHO VIỆC PHÁT TRIỂN MÔ HÌNH THỊ
TRƯỜNG PHÙ HỢP CHO NGƯỜI NGHÈO ..................................................... 1
1.1.1. Một số khái niệm cơ bản về thị trường và người nghèo ......................... 1
1.1.2. Các loại thị trường phù hợp cho người nghèo ........................................ 5
1.1.3. Điều kiện hình thành và phát triển thị trường cho người nghèo
thơng qua mơ hình thị trường đáy tháp ................................................. 14
1.1.4. Vai trò của các tác nhân tham gia trong việc hình thành và phát
triển thị trường cho người nghèo thơng qua mơ hình đáy tháp ............ 27
1.1.5. Điều kiện hình thành và phát triển thị trường cho người nghèo
thơng qua mơ hình chuỗi cung ứng....................................................... 32
1.1.6. Vai trò của các tác nhân tham gia trong việc hình thành và phát
triển thị trường cho người nghèo thơng qua mơ hình chuỗi cung ứng . 37
1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN CHO PHÁT TRIỂN MƠ HÌNH THỊ TRƯỜNG
PHÙ HỢP CHO NGƯỜI NGHÈO Ở TÂY BẮC ............................................... 44
1.2.1. Cơ sở thực tiễn cho việc phát triển thị trường cho người nghèo
thơng qua mơ hình thị trường đáy tháp ................................................. 44

1.2.2. Cơ sở thực tiễn cho việc phát triển thị trường cho người nghèo
thơng qua mơ hình chuỗi cung ứng....................................................... 49
1.2.3. Bài học trong việc phát triển thị trường cho người nghèo thơng
qua mơ hình thị trường đáy tháp ........................................................... 52
1.2.4. Bài học trong việc phát triển thị trường cho người nghèo thơng
qua mơ hình chuỗi cung ứng ................................................................. 64
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CÁC MƠ HÌNH THỊ
TRƯỜNG PHÙ HỢP CHO NGƯỜI NGHÈO Ở TÂY BẮC ............................. 69
2.1. TỔNG QUAN VÙNG TÂY BẮC ............................................................... 69
2.1.1. Đặc điểm tự nhiên vùng Tây Bắc.......................................................... 69

III


2.1.2. Đặc điểm kinh tế và xã hội vùng Tây Bắc ............................................ 70
2.1.3. Thực trạng hộ nghèo tại vùng Tây Bắc ................................................. 75
2.2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG CHO NGƯỜI NGHÈO
Ở TÂY BẮC THƠNG QUA MƠ HÌNH THỊ TRƯỜNG ĐÁY THÁP ............. 77
2.2.1. Chân dung người tiêu dùng Tây Bắc .................................................... 77
2.2.2. Đặc điểm tiêu dùng của người dân vùng Tây Bắc ................................ 79
2.2.3. Thực trạng tham gia thị trường Đáy Tháp của doanh nghiệp
Tây Bắc ............................................................................................... 102
2.2.4. Đánh giá các điều kiện hình thành và phát triển thị trường đáy
tháp cho người nghèo ở Tây Bắc ........................................................ 113
2.2.5. Vai trị của các tác nhân tham gia hình thành và phát triển thị trường
cho người nghèo ở Tây Bắc thơng qua mơ hình thị trường đáy tháp . 136
2.2.6. Bài học rút ra từ nghiên cứu điển hình phát triển thị trường cho
người nghèo vùng Tây Bắc thông qua mơ hình đáy tháp ................... 146
2.3. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG CHO NGƯỜI
NGHÈO Ở TÂY BẮC THÔNG QUA MÔ HÌNH CHUỖI CUNG ỨNG ....... 152

2.3.1. Đặc điểm các chuỗi cung ứng ở Tây Bắc ........................................... 152
2.3.2. Thực trạng tham gia của người nghèo trong các chuỗi cung
ứng ở Tây Bắc ..................................................................................... 156
2.3.3. Thực trạng tham gia của doanh nghiệp trong việc phát triển thị trường
cho người nghèo ở Tây Bắc thơng qua mơ hình chuỗi cung ứng ....... 162
2.3.4. Đánh giá các điều kiện hình thành và phát triển thị trường cho
người nghèo ở Tây Bắc thông qua mô hình chuỗi cung ứng.............. 169
2.3.5. Vai trị của các tác nhân trong việc hình thành và phát triển thị trường
cho người nghèo ở Tây Bắc thơng qua mơ hình chuỗi cung ứng ....... 181
2.3.6. Bài học rút ra từ mô hình chuỗi cung ứng điển hình ở Tây Bắc......... 191
CHƯƠNG 3: NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT CHÍNH SÁCH VÀ
GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG PHÙ HỢP CHO
NGƯỜI NGHÈO Ở TÂY BẮC ........................................................................ 213
3.1. BỐI CẢNH PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG PHÙ HỢP CHO
NGƯỜI NGHÈO Ở TÂY BẮC ........................................................................ 213
3.1.1. Chương trình Mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững
giai đoạn 2016-2020 ........................................................................... 213
3.1.2. Tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam .............................. 215
3.1.3. Thách thức trong việc phát triển thị trường cho người nghèo ............ 217
3.2. NGUYÊN TẮC ĐỀ XUẤT CHÍNH SÁCH .............................................. 219
3.2.1. Mục tiêu chính sách ............................................................................ 219
IV


3.2.2. Đối tượng của chính sách khi thiết kế ................................................. 220
3.3. ĐỀ XUẤT CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN CÁC MƠ HÌNH THỊ
TRƯỜNG CHO NGƯỜI NGHÈO Ở TÂY BẮC THÔNG QUA THỊ
TRƯỜNG ĐÁY THÁP ..................................................................................... 220
3.3.1. Phát triển và thu hút doanh nghiệp tham gia cung cấp hàng hóa
phục vụ nhu cầu tiêu dùng của người dân vùng Tây Bắc ................... 220

3.3.2. Xây dựng và phát triển hệ thống thông tin thị trường, giúp người nghèo
nâng cao nhận thức về nhu cầu về các hàng hóa đáp ứng nhu cầu..... 222
3.3.3. Phát triển các phương thức phân phối hàng hóa ở khu vực Tây Bắc . 223
3.3.4. Chính sách xây dựng phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ thị
trường hàng hóa trên địa bàn vùng Tây Bắc ....................................... 225
3.4. ĐỀ XUẤT CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN CÁC MƠ HÌNH THỊ
TRƯỜNG CHO NGƯỜI NGHÈO Ở TÂY BẮC THÔNG QUA
CHUỖI CUNG ỨNG Ở TÂY BẮC.................................................................. 227
3.4.1. Đề xuất các chính sách và giải pháp nâng hình thành các chuỗi cung
ứng dựa trên khai thác lợi thế cạnh tranh của khu vực Tây Bắc ........ 227
3.4.2. Đề xuất các chính sách thu hút doanh nghiệp tham gia vào
phát triển chuỗi cung ứng ở Tây Bắc .................................................. 228
3.4.3. Đề xuất các chính sách quy hoạch phát triển vùng nguyên
liệu phục vụ chuỗi cung ứng ............................................................... 231
3.4.4. Đề xuất các chính sách khuyến khích phát triển các hoạt động
KHCN liên quan đến phát triển các chuỗi cung ứng ở Tây Bắc ........ 232
3.4.5. Đề xuất các chính sách liên quan đến thị trường vốn phục vụ
phát triển các chuỗi cung ứng ở Tây Bắc ........................................... 234
3.4.6. Đề xuất các chính sách nâng cao năng lực sản xuất và khả năng
tham gia các chuỗi cung ứng của người nghèo ở Tây Bắc ................. 235
3.4.7. Đề xuất chính sách phát triển chuỗi cung ứng sản phẩm dong riềng . 238
3.5. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP ĐỂ DOANH NGHIỆP VÀ NGƯỜI
NGHÈO THAM GIA THỊ TRƯỜNG CHUỖI CUNG ỨNG Ở TÂY BẮC .... 239
3.5.1. Đề xuất giải pháp với các doanh nghiệp tham gia chuỗi cung
ứng ở Tây Bắc ..................................................................................... 239
3.5.2. Đề xuất giải pháp với người nghèo khi tham gia vào chuỗi cung ứng 240
KẾT LUẬN ....................................................................................................... 243
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................. 247
PHỤ LỤC .......................................................................................................... 257
Phụ lục 1: Phiếu khảo sát đặc điểm tiêu dùng của người dân vùng Tây Bắc ... 257

Phụ lục 2: Phiếu khảo sát doanh nghiệp vùng Tây Bắc .................................... 269
V


DANH MỤC BẢNG
Bảng 0.1: Mẫu khảo sát đặc điểm tiêu dùng của người dân vùng Tây Bắc ............ XVIII
Bảng 0.2: Mẫu khảo sát đánh giá thực trạng doanh nghiệp tham gia vào
phát triển thị trường cho người nghèo vùng Tây Bắc ...............................XIX
Bảng 1.1: Dân số, thu nhập và quy mô thị trường đáy tháp BOP ................................... 7
Bảng 1.2: Cơ cấu thị trường BOP theo ngành ................................................................. 7
Bảng 1.3: Marketing hỗn hợp - Marketing tại thị trường đáy tháp ............................... 20
Bảng 2.1: Quy mơ hộ gia đình người dân vùng Tây Bắc .............................................. 77
Bảng 2.2: Thực phẩm thiết yếu nhất của người Tây Bắc theo thứ tự ưu tiên ............... 80
Bảng 2.3: Tần suất mua và số tiền chi trung bình đối với các mặt hàng thực
phẩm thiết yếu không phải là lương thực của người dân vùng Tây Bắc ...... 87
Bảng 2.4: Đánh giá sản phẩm thiết yếu hiện tại ............................................................ 92
Bảng 2.5: Mức độ hài lòng khi mua tư liệu sản xuất của các dân tộc ở Tây Bắc ...... 101
Bảng 2.6: Số lượng doanh nghiệp tại các tỉnh vùng Tây Bắc năm 2014 .................... 104
Bảng 2.7: Cơ cấu ngành kinh tế tại các tỉnh Tây Bắc giai đoạn 2007-2014 ............... 108
Bảng 2.8: Xếp hạng mức độ "đắt đỏ" giữa các vùng năm 2014-2015 ........................ 115
Bảng 2.9: Thực trạng tiếp cận thông tin của doanh nghiệp Tây Bắc .......................... 127

VI


DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1: Chuỗi cung ứng điển hình ............................................................................. 12
Hình 1.2: Hỗ trợ của IFAD vào phát triển chuỗi cung ứng chè/cà phê ......................... 14
Hình 1.3: Khung phân tích phát triển mơ hình thị trường cho người nghèo
vùng Tây Bắc ................................................................................................. 67

Hình 2.1: Tỷ lệ hộ nghèo tại các tỉnh Tây Bắc năm 2015 ............................................. 76
Hình 2.2: Thu nhập bình quân của hộ gia đình người dân vùng Tây Bắc..................... 78
Hình 2.3: Thu nhập bình quân của hộ gia đình người dân vùng Tây Bắc theo dân tộc 79
Hình 2.4: Tiêu chí khi mua thực phẩm thiết yếu của người dân vùng Tây Bắc........... 81
Hình 2.5: Địa điểm mua thực phẩm thiết yếu của người dân vùng Tây Bắc ................ 82
Hình 2.6: Kênh thu thập thơng tin về thực phẩm thiết yếu của người dân
vùng Tây Bắc ................................................................................................. 82
Hình 2.7: Thời gian trả nợ khi mua hàng chậm trả ....................................................... 84
Hình 2.8: Sự hài lịng của người dân về thực phẩm thiết yếu tại Tây Bắc.................... 84
Hình 2.9: Cảm nhận về giá bán khi mua thực phẩm thiết yếu của người dân
vùng Tây Bắc ................................................................................................. 85
Hình 2.10: Khả năng tiếp cận các mặt hàng thiết yếu không phải là thực phẩm
của người dân vùng Tây Bắc ....................................................................... 86
Hình 2.11: Tiêu chí mua sản phẩm thiết yếu của người dân vùng Tây Bắc ................. 87
Hình 2.12: Địa điểm mua sản phẩm thiết yếu của người dân vùng Tây Bắc ................ 88
Hình 2.13: Các kênh thu thập thơng tin về sản phẩm thiết yếu ..................................... 89
Hình 2.14: Nguồn tiền trả nợ cho việc thanh toán chậm khi mua sản phẩm
thiết yếu ở Tây Bắc ...................................................................................... 90
Hình 2.15: Mức độ hài lịng khi mua sản phẩm thiết yếu của người dân
vùng Tây Bắc ............................................................................................... 91
Hình 2.16: Cảm nhận về giá bán khi mua sản phẩm thiết yếu của người dân
vùng Tây Bắc ............................................................................................... 91
Hình 2.17: Tiêu chí khi mua sản phẩm thiết yếu của người dân vùng Tây Bắc ........... 93
Hình 2.18: Địa điểm mua sản phẩm lâu bền của người dân vùng Tây Bắc .................. 94
Hình 2.19: Các kênh thu thập thơng tin về sản phẩm lâu bền ....................................... 95
Hình 2.20: Mức độ hài lòng khi mua sản phẩm lâu bền của người Tây Bắc ................ 96
Hình 2.21: Khả năng tiếp cận các tư liệu sản xuất của người dân vùng Tây Bắc ........ 97
Hình 2.22: Tiêu chí khi mua tư liệu sản xuất của người dân vùng Tây Bắc ................. 98
Hình 2.23: Địa điểm mua tư liệu sản xuất của người dân vùng Tây Bắc ..................... 99
Hình 2.24: Nguồn tiền mua sắm tư liệu sản xuất của người Tây Bắc ......................... 100

Hình 2.25: Mức độ hài lịng khi mua tư liệu sản xuất của người Tây Bắc ................. 101
VII


Hình 2.26: Cảm nhận về giá bán khi mua tư liệu sản xuất của người dân
vùng Tây Bắc ............................................................................................. 102
Hình 2.27: Số lượng doanh nghiệp tại Tây Bắc giai đoạn 2007-2015 ........................ 103
Hình 2.28: Phân bổ các doanh nghiệp Tây Bắc theo hình thức sở hữu năm 2014..... 105
Hình 2.29: Phân bổ các doanh nghiệp Tây Bắc theo quy mô lao động năm 2014..... 106
Hình 2.30: Phân bổ các doanh nghiệp Tây Bắc theo quy mô vốn năm 2014 ............. 106
Hình 2.31: Lý do lựa chọn đầu tư vào Tây Bắc .......................................................... 110
Hình 2.32: Cơ cấu khách hàng của doanh nghiệp ....................................................... 111
Hình 2.33 Yếu tố chính giúp doanh nghiệp đáp ứng nhu cầu người tiêu
dùng Tây Bắc .............................................................................................. 113
Hình 2.34: Mức độ phù hợp của giá cả và khả năng thanh tốn của người
nghèo vùng Tây Bắc .................................................................................. 114
Hình 2.35: Mức độ hài lòng của người dân vùng Tây Bắc về các hàng hóa .............. 117
Hình 2.36: Địa điểm mua sắm chủ yếu của người dân vùng Tây Bắc ........................ 118
Hình 2.37: Kênh phân phối của doanh nghiệp vùng Tây Bắc ..................................... 119
Hình 2.38: Kênh thu thập thơng tin về sản phẩm của người dân Tây Bắc.................. 120
Hình 2.39: Kênh quảng cáo của doanh nghiệp vùng Tây Bắc .................................... 121
Hình 2.40: Hình thức khuyến mãi ưa thích của người dân vùng Tây Bắc .................. 122
Hình 2.41: Phân bố chợ tại 12 tỉnh Tây Bắc 2014 ...................................................... 125
Hình 2.42: Hiệu quả của các tổ chức hoạt động của tổ chức chính trị - xã hội
ở tỉnh trong việc hỗ trợ doanh nghiệp Tây Bắc ......................................... 146
Hình 2.43: Mơ hình kinh doanh bếp xanh ở Tây Bắc ................................................. 150
Hình 2.44: Phân đoạn thị trường tài chính vi mơ ở Việt Nam hiện nay...................... 161
Hình 2.45: Chuỗi cung ứng gà của các thành viên Hợp tác xã Gà Quý Hiền ............. 163
Hình 2.46: Mức độ hài lòng của doanh nghiệp về nguyên liệu/sản phẩm
được cung cấp bởi các cá nhân/hộ nông dân tại Tây Bắc ......................... 169

Hình 2.47: Hình thức hỗ trợ của doanh nghiệp đối với các cá nhân/hộ nông
dân cung cấp đầu vào tại Tây Bắc ............................................................. 170
Hình 2.48: Hỗ trợ cần thiết để doanh nghiệp tham gia vào chuỗi cung ứng
ở Tây Bắc................................................................................................... 175
Hình 2.49. Sơ đồ chuỗi cung ứng sản phẩm dong riềng tại Bắc Kạn ......................... 192

VIII


LỜI CẢM ƠN

Đề tài "Nghiên cứu phát triển các mô hình thị trường phù hợp cho người
nghèo vùng Tây Bắc" thuộc Chương trình Khoa học và Cơng nghệ trọng điểm cấp
Nhà nước giai đoạn 2013-2018 “Khoa học và Công nghệ phục vụ phát triển bền
vững khu vực Tây Bắc” với mã số: KHCN-TB.10X/13-18.
Ban chủ nhiệm đề tài xin gửi lời cảm ơn tới Bộ Khoa học và Công nghệ, Đại
Học Quốc gia Hà Nội, Ban chủ nhiệm Chương trình Khoa học và Công nghệ phục
vụ phát triển bền vững khu vực Tây Bắc đã quan tâm chỉ đạo và tạo mọi điều kiện
tốt nhất để đề tài hoàn thành được các mục tiêu đề ra.
Ban chủ nhiệm đề tài cũng xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới Văn phòng Chương
trình Khoa học và Cơng nghệ phục vụ phát triển bền vững khu vực Tây Bắc, Ban
Khoa học và Công nghệ Đại Học Quốc gia Hà Nội đã giúp đỡ ban chủ nhiệm đề
tài trong suốt thời gian thực hiện đề tài. Sự giúp đỡ quý báu đó là động lực quan
trọng để ban chủ nhiệm đề tài nỗ lực thực hiện đề tài một cách hiệu quả.
Ban chủ nhiệm đề tài xin gửi lời cảm ơn tới Ủy ban nhân dân các tỉnh Tây
Bắc và các tổ chức trong và ngồi nước đã hợp tác và hỗ trợ tích cực đề tài trong
suốt giai đoạn vừa qua.
Ban chủ nhiệm đề tài xin gửi lời cảm ơn tới Viện Phát triển doanh nghiệp,
Phịng Thương mại và Cơng nghiệp Việt Nam, đơn vị chủ trì đề tài đã hỗ trợ đề
tài trong quá trình triển khai.


IX


MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết của đề tài
Vùng Tây Bắc - gồm 12 tỉnh (Hà Giang, Lào Cai, Yên Bái, Lai Châu, Điện
Biên, Sơn La, Hồ Bình, Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Phú Thọ, Tuyên Quang)
và 21 huyện phía tây của hai tỉnh Thanh Hóa và Nghệ An. Đây cũng là địa bàn
sinh sống của trên 11,6 triệu người thuộc hơn 30 dân tộc anh em, trong đó khoảng
63% là đồng bào các dân tộc thiểu số. Với một vị trí địa chính trị, kinh tế, sinh
thái và văn hóa đặc biệt quan trọng, vùng Tây Bắc và đồng bào Tây Bắc luôn được
Đảng, Nhà nước và nhân dân cả nước quan tâm. Tây Bắc có một số lợi thế cạnh
tranh như: sự đa dạng, phong phú, độc đáo về điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên
nhiên (rừng, khoáng sản, năng lượng, kỳ quan địa chất, khí hậu...); văn hoá dân
tộc phong phú đậm bản sắc và hấp dẫn... Tuy nhiên việc phát triển thị trường cho
người nghèo ở Tây Bắc hiện nay đang gặp rất nhiều khó khăn do Tây Bắc là vùng
lãnh thổ phức tạp về địa hình và nhiều thành phần dân tộc. Ở Tây Bắc, sản xuất
nông nghiệp là hoạt động kinh tế chủ yếu của hầu hết đồng bào các dân tộc thiểu
số. Tuy nhiên, tập quán trồng trọt ở mỗi tộc người tại các vùng thung lũng, vùng
rẻo giữa và vùng cao vẫn có những nét riêng biệt, bởi những cách làm ăn này đã
tồn tại qua hàng nghìn năm canh tác của họ. Ngồi ra, họ cịn chăn ni theo hộ
gia đình, làm một số nghề thủ cơng, thực hiện nhiều hình thức sử dụng các nguồn
lợi tự nhiên sẵn có trong rừng quanh khu vực cư trú. Nhìn chung, mặc dù nền kinh
tế thị trường đã phổ biến ở đồng bằng và một số khu vực miền núi nhưng về cơ
bản, các dân tộc vùng Tây Bắc vẫn duy trì các phương thức sản xuất truyền thống.
Trình độ văn hố của cư dân nói chung cịn thấp do đó cản trở đến khả năng tiếp
thu khoa học kĩ thuật. Mức đầu tư kinh phí cho các dự án khuyến nơng thấp hình
thức hướng dẫn đơn giản mới chỉ tập trung vào thực hiện các điểm trình diễn và
tập huấn cho khuynh hướng trên cơ sở. Các chính sách về tín dụng đã triển khai

tương đối mạnh các dự án về tín dụng cho người nghèo vay vốn từ ngân hàng
phục vụ người nghèo, từ chương trình vay vốn giải quyết việc làm. Tuy nhiên,
vấn đề rất đáng quan tâm là để người nghèo tiếp cận trực tiếp với các dự án tín

X


dụng còn hạn chế do bản thân người nghèo còn e dè, sợ vay mà không trả được hay vay không đúng mục tiêu, không đầu tư cho sản xuất. Cuối cùng, cơ sở hạ
tầng kém phát triển hiện đang là rào cản rất lớn trong việc thu hút được các doanh
nghiệp đầu từ vào Tây Bắc. Những yếu tố này, việc cung cấp sản phẩm thiết yếu
cũng như tiêu thụ các sản phẩm đầu ra cho người nghèo ở Tây Bắc hiện đang gặp
nhiều khó khăn.
Chính tầm quan trọng và những đặc thù riêng, địi hỏi cần có những chương
trình hỗ trợ phát triển kinh tế ở Tây Bắc. Các chương trình này phải gắn với mục
đích xóa đói giảm nghèo, giúp cải thiện cuộc sống của người dân vùng Tây Bắc.
Đề tài “Nghiên cứu phát triển các mô hình thị trường phù hợp cho người nghèo
vùng Tây Bắc”, mã số KHCN-TB.10X/13-18 kỳ vọng sẽ giúp thực hiện được mục
đích này.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu về mơ hình phát triển thị trường cho
người nghèo
Thị trường cho người nghèo - người nghèo là người mua
Mặc dù người nghèo là những người có thu nhập thấp, sức mua sẽ hạn chế,
tuy nhiên, số lượng người nghèo lại lớn, chính vì vậy nếu biết khai thác, đây sẽ là
thị trường tiềm năng cho các doanh nghiệp, các tập đoàn đa quốc gia. Điều này
cũng đã được nhiều nghiên cứu trên thế giới chứng minh.
Prahalad và Hart (2002) đã chỉ ra rằng phân khúc thị trường đáy tháp (Bottom
of the pyramid) có thể mang đến những cơ hội to lớn cho các công ty đa quốc gia.
Việc phát triển thị trường đáy tháp một mặt có thể giúp những cơng ty này tìm
kiếm những cơ hội phát triển, mặt khác có thể mang lại thịnh vượng cho người
nghèo. Prahalad và Hart (2002) đã chỉ ra 6 bất cập khiến người nghèo chưa thể

tiếp cận được với các sản phẩm của các cơng ty đa quốc gia liên quan đến chi phí,
cơng nghệ, khả năng chi trả, nhận thức về tiềm năng thị trường, trách nhiệm xã
hội, người lãnh đạo giỏi. Ngoài 6 bất cập này, còn phải kể đến trở ngại trong việc
phân phối sản phẩm đến người nghèo, nhất là người nghèo sống ở các vùng sâu,
vùng xa, vùng miền núi ở các nước đang phát triển (Shukla và Bairiganjan, 2011).

XI


Cũng đề cập đến lợi ích của việc các cơng ty đa quốc gia hướng đến phân
khúc thị trường đáy tháp, Grootveld (2008) cho rằng điều kiện để doanh nghiệp
vừa thu được lợi nhuận và cải thiện đời sống của người nghèo phụ thuộc một phần
quan trọng vào sự hợp tác giữa các công ty đa quốc gia với các đối tác địa phương
tại các nước đang phát triển.
Nghiên cứu của Auclair và Jackohango (2008) một lần nữa khẳng định lại
vai trò của thị trường đáy tháp trong việc hỗ trợ người nghèo sống ở khu vực thành
thị phát triển một cách bền vững. Hai tác giả đã chỉ ra rằng, để phát triển thị trường
đáy tháp, khu vực tư nhân phải đảm bảo được 3 điều kiện là: tính sẵn có
(availability), có thể tiếp cận (accessibility) và có đủ khả năng (affordability).
Nghiên cứu của Voveryte (2011) đã đi sâu hơn về chiến lược kinh doanh của
các tập đoàn đa quốc gia khi xâm nhập thị trường đáy tháp. Theo Voveryte, có rất
nhiều trở ngại cho các tập đồn đa quốc gia khi bước chân vào thị trường đáy tháp
ở các nước đang phát triển do việc thiếu thông tin, thiếu lao động có kỹ năng, mơi
trường pháp lý, cơ sở hạ tầng và hạn chế tiếp cận các dịch vụ tài chính. Đây là
những trở ngại mà các tập đoàn đa quốc gia chỉ gặp khi kinh doanh ở các nước
đang phát triển, không giống như tại các quốc gia phát triển. Để vượt qua các khó
khăn trở ngại này, Voveryte đã khuyên các tập đoàn đa quốc gia cần phải thực
hiện chiến lược liên kết với các đối tác địa phương.
Ngồi ra, cịn phải kể đến rất nhiều nghiên cứu, nhiều báo cáo đã chỉ ra cách
thức, những mơ hình tiếp cận thành cơng thị trường đáy tháp ở các nước trên thế

giới (DIBD, 2007; Akula, 2008; Hammond & Kramer, 2007).
Thị trường cho người nghèo – Người nghèo là người bán thông qua việc
tham gia chuỗi cung ứng
Jaiswal (2007) đã nhấn mạnh việc tăng cường vai trò của người nghèo trong
việc giảm nghèo nhanh chóng bằng cách giúp họ trở thành các nhà sản xuất, tham
gia vào các chuỗi cung ứng cung cấp đầu vào cho các doanh nghiệp. Quan điểm
giúp người nghèo tham gia chuỗi cung ứng tiếp tục được phát triển bởi Karnani
(2007). Karnani đã đưa ra lập luận rằng, thay vì tập trung coi người nghèo như
người tiêu dùng, chúng ta cần phải xem họ như những nhà sản xuất, có như vậy
XII


mới giúp xóa đói giảm nghèo, nâng cao thu nhập thực tế của người nghèo. Hỗ trợ
người nghèo nâng cao thu nhập bằng cách giúp họ tham gia vào chuỗi cung ứng
là phương thức thoát nghèo một cách bền vững nhất. Phát triển thị trường cho
người nghèo qua chuỗi cung ứng mang lại nhiều lợi ích. Các lợi ích có thể thấy
trực tiếp là: Tạo lập và mở rộng khả năng tiếp cận thị trường cho người nghèo;
Gia tăng và cải thiện sản phẩm cho người nghèo; Hỗ trợ việc làm.
Thị trường cho người nghèo thơng qua mơ hình quỹ tính dụng vi mơ
Theo cơng bố tại Hội nghị thượng đỉnh tồn cầu về quỹ tín dụng vi mơ 2011
(Global Microcredit Summit), sau hơn 40 năm hình thành, các tổ chức tín dụng vi
mơ đã gặt hái được những thành cơng khơng thể phủ nhận. Các quỹ tín dụng này
đã trở thành cơng cụ hữu hiệu để giảm tình trạng nghèo đói, tăng quyền tự chủ
cho người phụ nữ, phát triển hệ thống tài chình tổng thể, giúp người dân tự tạo
việc làm và liên kết với hệ thống ngân hàng (Mohanty và các tác giả, 2013).
Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng chỉ sự hỗ trợ về tài chính sẽ không đủ để cải thiện
cuộc sống của người nghèo. Các tổ chức tín dụng phải hỗ trợ hình thành và phát
triển các doanh nghiệp siêu nhỏ, các hộ kinh doanh và các hoạt động kinh tế khác.
Chính những mơ hình kinh tế này sẽ mang cải thiện thu nhập, đem lại nguồn tài
chính đảm bảo và giúp người nghèo thốt nghèo một cách bền vững (Tilakaratna,

2005). Sự phát triển các quỹ tín dụng vi mơ đã trở thành một trào lưu trên thế giới.
Tuy nhiên, trong giai đoạn hiện nay, sự phát triển của các quỹ tín dụng vi mơ cũng
đang gặp phải một số thách thức mới.
Thị trường cho người nghèo thơng qua mơ hình quỹ bảo hiểm vi mơ
Bảo hiểm vi mơ được nhanh chóng nổi lên như là một cơng cụ quan trọng
giúp người có thu nhập thấp, những người thường xuyên tiếp xúc với nhiều loại
rủi ro nhưng không đủ nguồn lực để tiếp cận với các loại hình bảo hiểm thơng
thường, tham gia vào nhiều hoạt động tạo thu nhập. Với đa phần người nghèo là
nông dân, thu nhập phụ thuộc rất nhiều vào các sản phẩm nơng nghiệp. Chính vì
thế, họ rất cần cung cấp các loại hình bảo hiểm cho thành quả lao động của họ,
tránh khỏi các rủi ro từ thiên tai dịch bệnh. Một khi có các loại hình bảo hiểm
đứng ra đảm bảo cho sản phẩm của họ, không chỉ giúp họ đảm bảo nguồn thu
XIII


nhập ổn định, mà cịn giúp họ có được một tài sản vững chắc, có thể mang đi làm
vật thế chấp cho các khoản vay từ các tổ chức tín dụng trên thị trường. Đây chính
là những mong đợi của người nghèo để họ có điều kiện thốt nghèo một cách bền
vững (World Bank, 2009).
Thị trường cho người nghèo thông qua mơ hình Quỹ Tiên Phong
Một trong những phương thức hỗ trợ người nghèo được nhiều nước trên thế
giới từng áp dụng đó là thơng qua Quỹ Tiên phong (Challenge Fund). Quỹ Tiên
phong được ra mắt lần đầu tiên tại Anh năm 2000 và sau đó phổ biến tại một số
quốc gia khác nhe Băng-la-đét, Ghana, Ấn Độ,… Ở Việt nam, dự án Quỹ tiên
phong Việt Nam, gọi tắt là VNCF, Viện Phát triển doanh nghiệp, Phịng Thương
mại và Cơng nghiệp Việt Nam thực hiện dưới sự hỗ trợ của Quỹ Ford (Ford
Foundation). Mục tiêu của dự án nhằm đẩy mạnh sự tham gia của khu vực doanh
nghiệp vào các mục tiêu phát triển kinh tế trong đó có việc giúp người nghèo tiếp
cận thị trường, tăng thêm thu nhập, đảm bảo xóa đói giảm nghèo một cách bền
vững. Tám dự án nhận được sự tài trợ này đã cho thấy có rất nhiều cách thức khác

nhau nhằm xóa đói giảm nghèo. Phát triển doanh nghiệp, nâng cao khả năng quản
trị doanh nghiệp, cải thiện phương thức sản xuất, cung ứng dịch vụ để góp phần
cải thiện khả năng tạo việc làm, tạo thu nhập cho người lao động và người dân
nằm trong vùng hưởng lợi của dự án. Một số dự án đã tạo ra lượng việc làm trực
tiếp cho người dân địa phương, như dự án trồng rừng kinh tế xen trồng sắn cao
sản tại Yên Bái, dự án xây dựng vùng sinh thái chè – rừng – gà và nhà máy chế
biến nông sản ở Bắc Giang. Trong khi đó, một số dự án khác lại nâng cao khả
năng đáp ứng thị trường lao động của người lao động như dự án về cải thiện cơ
sở vật chất phục vụ cho công tác đào tạo nghề của cơ sở Mạnh Hùng. Tất cả những
điều này đều cho thấy tính đa dạng và sự sáng tạo rất lớn của các dự án được thực
hiện - một điểm mạnh của mơ hình Quỹ Tiên phong nói chung (VCCI, 2010).
Nâng cao hiệu quả thị trường cho người nghèo
Nâng cao hiệu quả thị trường cho người nghèo (Market for the Poor - M4P)
mở ra một phương pháp tiếp cận mới để hỗ trợ tăng trưởng có lợi cho người nghèo,
dựa trên những điều học hỏi được từ các vấn đề được nhiều người biết đến về thất
XIV


bại của cả nhà nước và thị trường. M4P có mục đích thúc đẩy tăng trưởng giảm
nghèo bằng cách cải thiện những kết quả thị trường có ý nghĩa với người nghèo
trong vai trò của họ là các doanh nghiệp, người lao động hay người tiêu dùng.
M4P tập trung vào việc làm thay đổi cấu trúc và các đặc tính của thị trường để
làm tăng sự tham gia của người nghèo vào những lĩnh vực mang lại lợi ích cho
họ. M4P chú trọng vào những hoạt động của khối doanh nghiệp tư nhân và vì thế
củng cố những sức mạnh của hệ thống thị trường chứ không làm tổn hại nó. Ở
Việt Nam, dự án M4P đã triển khai thơng qua việc nghiên cứu về 50 trường hợp
kết nối thành công với thị trường, thuộc nhiều lĩnh vực dịch vụ và hàng hóa nơng
nghiệp cũng như phi nơng nghiệp. Các doanh nhân được lựa chọn đều khởi đầu
từ hoàn cảnh nghèo khó và thiếu thuận lợi, và nhờ vào lao động hăng say, sự tự
học hỏi và cống hiến hết mình cho cơng việc, họ đã thành cơng. Với điều đó, họ

khơng chỉ làm lợi cho chính bản thân và gia đình mình, mà họ cịn tạo ra nhiều
cơng ăn việc làm và hỗ trợ cho cả cộng đồng nơi họ sinh sống (ADB, 2004, 2005).
Các nghiên cứu về phát triển thị trường cho người nghèo ở Tây Bắc
Theo tổng hợp của đề tài, các nghiên cứu về Tây Bắc chủ yếu tập chung vào
nghiên cứu về các dân tộc ở Tây Bắc (Đỗ Kim Chung, 2003, 2004; Nguyễn Thị
Thanh Nga, 2010; Hà Thị Hồng Vân và Chử Đình Phúc, 2011; Nguyễn Thị
Nhung, 2011). Các nghiên cứu này đã cho thấy những khái quát lịch sử tộc người,
dân cư, dân số dân tộc, địa bàn cư trú các dân tộc vùng Tây Bắc. Về đặc điểm
kinh tế, sản xuất nông nghiệp là hoạt động kinh tế chủ yếu của hầu hết đồng bào
các dân tộc thiểu số ở Tây Bắc. Nhìn chung, mặc dù nền kinh tế thị trường đã phổ
biến ở đồng bằng và một số khu vực miền núi nhưng về cơ bản, các dân tộc vùng
Tây Bắc vẫn duy trì các phương thức sản xuất truyền thống.
Tóm lại, các nghiên cứu trên thế giới và ở Việt Nam đã cho thấy có nhiều mơ
hình phát triển thị trường cho người nghèo, trong đó nổi bật lên hai mơ hình là
coi người nghèo như khách hàng để tiếp cận thị trường đáy tháp hoặc coi người
nghèo như những người bán, hỗ trợ họ tham gia vào chuỗi cung ứng. Ở Việt Nam
nói chung và Tây Bắc nói riêng, hiện vẫn cịn rất ít những nghiên cứu, đề tài dự
án liên quan đến phát triển thị trường cho người nghèo.
XV


3. Mục tiêu nghiên cứu:
Mục tiêu tổng quát: Nghiên cứu đánh giá thực trạng phát triển các mơ hình
phát triển thị trường cho người nghèo ở Tây Bắc, từ đó đề xuất giải pháp để thu
hút doanh nghiệp vào phát triển thị trường cho người nghèo ở vùng Tây Bắc.
Mục tiêu cụ thể:
- Xây dựng khung phân tích mơ hình thị trường phù hợp cho người nghèo
vùng Tây Bắc.
- Nghiên cứu/khảo sát đặc điểm tiêu dùng của người dân Tây Bắc làm cơ sở
để phát triển thị trường đáy tháp (BOP), thu hút sự quan tâm của các doanh nghiệp

tới thị trường Tây Bắc rộng lớn và giàu tiềm năng
- Đánh giá (theo khung phân tích) thực trạng hoạt động các thị trường phù
hợp cho người nghèo ở Tây Bắc.
- Nghiên cứu một số mơ hình tiếp cận thị trường của người nghèo thông qua
chuỗi cung ứng
- Đề xuất các mơ hình và chính sách đặc thù để phát triển các thị trường phù
hợp cho người nghèo ở vùng Tây Bắc.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những vấn đề lý luận về khung phân mơ
hình phát triển thị trường cho người nghèo, những vấn đề thực tiễn và các yếu tố
ảnh hưởng đến việc phát triển các mơ hình thị trường cho người nghèo ở Tây Bắc.
4.1. Phạm vi nghiên cứu:
- Về mặt không gian: đề tài tập trung nghiên cứu phát triển thị trường cho
người nghèo ở 12 tỉnh Tây Bắc là: Bắc Kạn, Cao Bằng, Điện Biên, Hà Giang, Hịa
Bình, Lào Cai, Lai Châu, Lạng Sơn, Phú Thọ, Sơn La, Tuyên Quang, Yên Bái.
- Về mặt thời gian: đề tài tập trung nghiên cứu các điều kiện và các nhân tố
tác động đến việc hình thành và phát triển thị trường cho người nghèo vùng Tây
Bắc từ năm 2007 đến nay.

XVI


5. Phương pháp nghiên cứu:
Thứ nhất, phương pháp nghiên cứu tại bàn: đề tài tiến hành tổng quan kết
quả các cơng trình nghiên cứu, tài liệu khoa học đã cơng bố trong và ngoài nước
liên quan đến chủ đề nghiên cứu, từ đó rút ra những vấn đề lý luận và thực tiễn về
mơ hình phát triển thị trường cho người nghèo ở Tây Bắc. Ở đây, đề tài sử dụng
phương pháp lịch sử, phương pháp so sánh đối chiếu nhằm phân tích, so sánh các
mơ hình phát triển thị trường, phân tích những điều kiện hình thành và phát triển

các loại thị trường, vai trò của các tác nhân tham gia, từ đó tìm ra những thành
tựu, hạn chế và nguyên nhân.
Thứ hai, phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp: đề tài thực hiện kết hợp cả
phương pháp phỏng vấn chuyên sâu và điều tra chọn mẫu:
- Phỏng vấn chuyên sâu: được thực hiện trước khi tiến hành điều tra phỏng
vấn 2 mơ hình chuỗi cung ứng dong riềng ở Bắc Kạn và rau sạch ở Hà Giang.
Trong mỗi mơ hình, đề tài đã tiến hành phỏng vấn 16 cá nhân (gồm 10 hộ gia
đình, 3 doanh nghiệp/HTX, 3 tác nhân hỗ trợ). Mục đích phỏng vấn để có những
đánh giá nắm bắt về thực trạng mơ hình chuỗi cung ứng với sự tham gia của người
nghèo của các tỉnh khu vực Tây Bắc, từ đó xây dựng những đề xuất, chính sách
để có thể nhân rộng, phát huy những ưu điểm của các mơ hình này.
- Điều tra chọn mẫu: đề tài thực hiện 2 cuộc điều tra từ tháng 3 năm 2015
đến tháng 12 năm 2015 và đã thu thập được 2500 phiếu thông tin từ các hộ gia
đình và doanh nghiệp tại 12 tỉnh Tây Bắc. Cụ thể:
+ 2000 phiếu khảo sát đặc điểm tiêu dùng của người dân vùng Tây Bắc: Với
đặc điểm nổi bật ở Tây Bắc là tính đa dân tộc, khảo sát sẽ dựa theo hai tiêu chí là
dân tộc và tỉnh để xây dựng mẫu khảo sát. Dựa trên dữ liệu về dân số của Tổng
cục Thống kê, việc chọn mẫu dự kiến sẽ được tính tồn dựa trên tỷ lệ dân tộc phân
bổ tại 12 tỉnh Tây Bắc. Để mẫu khảo sát có tính đại diện và có ý nghĩa, đề tài sẽ
chỉ tập trung vào khảo sát 7 dân tộc chiếm tỷ lệ cao nhất đang sinh sống ở Tây
Bắc, đó là: Kinh, Tày, Thái, Mường, Nùng, Mơng và Dao. Dựa theo sự phân bổ
của 7 dân tộc này trên 12 tỉnh Tây Bắc, đề tài đã xác định được mẫu khảo sát như
Bảng 0.1.
XVII


Bảng 0.1. Mẫu khảo sát đặc điểm tiêu dùng của người dân vùng Tây Bắc
Kinh

Tày


Thái

Mường Nùng

Mông
70

Dao

Hà Giang

30

40

30

Cao Bằng

30

50

50

Bắc Kạn

30


40

30

100

Tuyên Quang

90

50

30

170

Lào Cai

50

30

30

155

Điện Biên

30


50

50

130

Lai Châu

30

40

30

100

Sơn La

50

150

45

275

n Bái

90


Hịa Bình

60

Lạng Sơn

30

Phú Thọ

180

Tổng cộng

700

40

30
120

60

80

240

200

160

180
170

50
310

200
130

45

30

30

Tổng cộng

230
160

240

150

2.000

+ 500 phiếu khảo sát đánh giá thực trạng doanh nghiệp tham gia vào phát
triển thị trường cho người nghèo vùng Tây Bắc tại 4 tỉnh là Hịa Bình, Lào Cai,
Phú Thọ, Điện Biên. Bốn tỉnh này được chọn dựa theo thứ hạng trong nghiên cứu
chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI của VCCI năm 2013, trong đó Lào Cai

xếp hạng khá, Điện Biên xếp hạng trung bình, Phú Thọ xếp hạng tương đối thấp
và Hịa Bình xếp hạng thấp. Ngồi ra, các tỉnh này cũng có số lượng doanh nghiệp
lớn nhất ở Tây Bắc. Đề tài đã lựa chọn ra 5 ngành có mối liên hệ nhiều nhất đến
việc phát triển thị trường cho người nghèo để khảo sát, đó là: ngành nơng lâm
nghiệp và thủy sản, ngành công nghiệp chế biến chế tạo, ngành bán buôn bán lẻ,
ngành hoạt động tài chính, bảo hiểm và ngân hàng, ngành hoạt động chuyên môn,
khoa học. Dựa trên số lượng doanh nghiệp trong các ngành này hoạt động tại 4
tỉnh Tây Bắc, đề tài đã xác định mẫu khảo sát như Bảng 0.2.
Thứ ba, phương pháp chuyên gia, tổ chức các hội thảo khoa học tại vùng
Tây Bắc để thu thập ý kiến trực tiếp của các nhà quản lý, nhà khoa học, nhà hoạch
định chính sách, các doanh nghiệp và các tổ chức hỗ trợ về thực trạng và kiến nghị
mơ hình phát triển thị trường cho người nghèo vùng Tây Bắc
XVIII


Bảng 0.2. Mẫu khảo sát đánh giá thực trạng doanh nghiệp tham gia vào
phát triển thị trường cho người nghèo vùng Tây Bắc
Nông, lâm
nghiệp và
thủy sản

Công
nghiệp chế
biến, chế
tạo

Bán
buôn và
bán lẻ


Tài chính,
ngân hàng
và bảo
hiểm

Hoạt động
chun
mơn,
KHCN

Tổng
cộng DN
khảo sát

Lào Cai

5

20

50

2

10

87

Điện Biên


5

10

29

1

15

60

Hịa Bình

20

30

50

3

15

118

Phú Thọ

40


70

96

9

20

235

Tổng cộng
DN khảo sát

70

130

225

15

60

500

Kỹ thuật sử dụng và công cụ sử dụng:
Về kỹ thuật phân tích, các kỹ thuật chính được sử dụng bao gồm:
- Kỹ thuật phân tích dữ liệu định tính thơng thường trên cơ sở tập hợp các ý
chính nổi bật qua các cuộc phỏng vấn theo từng chủ đề.
- Kỹ thuật phân tích số liệu điều tra: kỹ thuật phân tích thơng thường như

thống kê mơ tả nhằm nêu ra bức tranh tổng thể và đa chiều về hiện trạng các mơ
hình phát triển thị trường cho người nghèo vùng Tây Bắc.
Về mặt cơng cụ phân tích và nghiên cứu, các cơng cụ chính sẽ được sử dụng
là phần mềm thống kê chuyên dụng SPSS.
6. Kết cấu đề tài
Ngoài phần mở đầu, danh mục các bảng biểu, tài liệu tham khảo và phụ lục
đề tài được kết cấu thành 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn cho việc phát triển các mơ hình thị
trường phù hợp cho người nghèo ở Tây Bắc
Chương 2: Thực trạng phát triển các mơ hình thị trường phù hợp cho người
nghèo ở Tây Bắc
Chương 3: Nghiên cứu đề xuất chính sách và giải pháp phát triển thị trường
phù hợp cho người nghèo ở Tây Bắc

XIX


CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CHO VIỆC
PHÁT TRIỂN MƠ HÌNH THỊ TRƯỜNG PHÙ HỢP CHO
NGƯỜI NGHÈO Ở TÂY BẮC
1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CHO VIỆC PHÁT TRIỂN MƠ HÌNH THỊ
TRƯỜNG PHÙ HỢP CHO NGƯỜI NGHÈO
1.1.1. Một số khái niệm cơ bản về thị trường và người nghèo
1.1.1.1. Khái niệm về người nghèo
Theo Tổ chức Liên hợp quốc (UN): “Nghèo là thiếu năng lực tối thiểu để
tham gia hiệu quả vào các hoạt động xã hội. Nghèo có nghĩa là khơng có đủ ăn,
đủ mặc, khơng được đi học, khơng được khám chữa bệnh, khơng có đất đai để
trồng trọt hoặc khơng có nghề nghiệp để ni sống bản thân, khơng được tiếp cận
tín dụng. Nghèo cũng có nghĩa là khơng an tồn, khơng có quyền và bị loại trừ,
dễ bị bạo hành, phải sống trong các điều kiện rủi ro, không tiếp cận được nước

sạch và cơng trình vệ sinh”1.
Ở Việt Nam, qua nhiều thập niên, cách đo lường và đánh giá nghèo chủ yếu
thông qua thu nhập. Chuẩn nghèo được xác định dựa trên mức chi tiêu đáp ứng
những nhu cầu tối thiểu và được quy thành tiền. Nếu người có thu nhập thấp dưới
mức chuẩn nghèo thì được đánh giá thuộc diện hộ nghèo. Đây chính là chuẩn
nghèo đơn chiều do Chính phủ quy định.
Quyết định số 09/2011/QĐ-Ttg ngày 30 tháng 1 năm 2011 ban hành chuẩn
hộ nghèo, hộ cận nghèo áp dụng cho giai đoạn 2011 - 2015 như sau:
- Hộ nghèo ở nơng thơn là hộ có mức thu nhập bình qn từ 400.000
đồng/người/tháng (từ 4.800.000 đồng/người/năm) trở xuống.
- Hộ nghèo ở thành thị là hộ có mức thu nhập bình qn từ 500.000
đồng/người/tháng (từ 6.000.000 đồng/người/năm) trở xuống.
Tuy nhiên, việc sử dụng một tiêu chí thu nhập (hay chi tiêu) khơng đủ để
nắm bắt được tình trạng nghèo thực tế của người dân. Đánh giá nghèo cần được
1

Tuyên bố Liên Hợp quốc, tháng 6/2008.

1


tiếp cận rộng hơn từ chiều cạnh phát triển toàn diện con người. Vấn đề nghèo đa
chiều có thể đo bằng tiêu chí thu nhập và các tiêu chí phi thu nhập, đó chính là
cách tiếp cận nghèo đa chiều (Đặng Nguyên Anh, 2015). Chuẩn nghèo đa chiều
có thể là một chỉ số không liên quan đến mức thu nhập mà bao gồm các khía cạnh
khác liên quan đến sự thiếu hụt các dịch vụ xã hội cơ bản. Chỉ số nghèo đa chiều
(Multidimensional Poverty Index) của quốc tế, với ba chiều cạnh chính là: y-tế,
giáo dục và điều kiện sống, hiện là một thước đo quan trọng nhằm bổ sung cho
phương pháp đo lường nghèo truyền thống dựa trên thu nhập. Khái niệm này cho
thấy sự thống nhất cao của các quốc gia, các nhà chính trị và các học giả với quan

điểm nghèo là một hiện tượng đa chiều, cần được chú ý nhìn nhận là sự thiếu hụt
hoặc không được thỏa mãn các nhu cầu cơ bản của con người. Nghèo đa chiều là
tình trạng con người không được đáp ứng ở mức tối thiểu các nhu cầu cơ bản
trong cuộc sống.
Nhận thức được điều này, Việt Nam đã ban hành chuẩn nghèo đa chiều. Theo
Quyết định số 59/2015/QĐ-Ttg ngày 19/11/ 2015, chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều
áp dụng cho giai đoạn 2016 - 2020 như sau:
- Các tiêu chí về thu nhập:
+ Chuẩn nghèo: 700.000 đồng/người/tháng ở khu vực nông thôn và
900.000 đồng/người/tháng ở khu vực thành thị.
- Tiêu chí mức độ thiếu hụt tiếp cận dịch vụ xã hội cơ bản:
+ Các dịch vụ xã hội cơ bản (05 dịch vụ): y tế; giáo dục; nhà ở; nước sạch
và vệ sinh; thông tin;
+ Các chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt các dịch vụ xã hội cơ bản (10 chỉ
số): tiếp cận các dịch vụ y tế; bảo hiểm y tế; trình độ giáo dục của người lớn;
tình trạng đi học của trẻ em; chất lượng nhà ở; diện tích nhà ở bình qn đầu
người; nguồn nước sinh hoạt; hố xí/nhà tiêu hợp vệ sinh; sử dụng dịch vụ viễn
thông; tài sản phục vụ tiếp cận thơng tin.
Căn cứ vào các tiêu chí trên, hộ nghèo được xác định như sau:
- Khu vực nông thơn: là hộ đáp ứng một trong hai tiêu chí sau:
+ Có thu nhập bình qn đầu người/tháng từ đủ 700.000 đồng trở xuống;
2


+ Có thu nhập bình qn đầu người/tháng trên 700.000 đồng đến 1.000.000
đồng và thiếu hụt từ 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã
hội cơ bản trở lên.
- Khu vực thành thị: là hộ đáp ứng một trong hai tiêu chí sau:
+ Có thu nhập bình qn đầu người/tháng từ đủ 900.000 đồng trở xuống;
+ Có thu nhập bình qn đầu người/tháng trên 900.000 đồng đến

1.300.000 đồng và thiếu hụt từ 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt tiếp cận các
dịch vụ xã hội cơ bản trở lên.
Trong khuôn khổ của này, với thời gian bắt đầu triển khai từ năm 2014, chính
vì vậy cơ sở để đề tài tiến hành nghiên cứu, nhất là khi triển khai các hoạt động
khảo sát nhu cầu tiêu dùng người nghèo ở Tây Bắc và đánh giá tiềm năng thị
trường đáy tháp ở Tây Bắc là dựa vào tiêu chí nghèo đơn chiều theo Quyết định
số 09/2011/QĐ-Ttg ngày 30 tháng 1 năm 2011, vì Quyết định này ban hành chuẩn
hộ nghèo, hộ cận nghèo áp dụng cho giai đoạn 2011 – 2015. Tuy nhiên, đối với
các đề xuất và định hướng các chính sách để phát triển thị trường cho người nghèo
ở Tây Bắc, đề tài sẽ phải mở rộng thêm cách tiếp cận về người nghèo đa chiều
theo Quyết định số 59/2015/QĐ-Ttg ngày 19 tháng 11 năm 2015, về việc đưa ra
chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016 - 2020.
1.1.1.2. Khái niệm về thị trường
Theo cách hiểu cổ điển, thị trường là một địa điểm cụ thể, là nơi diễn ra các
quá trình trao đổi, mua bán, nơi mà các người mua và bán đến với nhau để mua,
bán các sản phẩm và dịch vụ.
Theo quan điểm kinh tế học, thị trường bao hàm mọi người mua và người
bán trao đổi nhau các hàng hóa hay dịch vụ. Nhà kinh tế quan tâm đến cấu trúc,
tiến trình hoạt động và kết quả hoạt động của mỗi thị trường.
Theo quan điểm marketing, thị trường là tập hợp những người hiện đang mua
và những người sẽ mua một loại sản phẩm nhất định. Một thị trường là tập hợp
những người mua và một ngành sản xuất là tập hợp những người bán. Thị trường
thể hiện đặc tính riêng có của nền kinh tế sản xuất hàng hóa; khơng thể coi thị
trường chỉ là các chợ, các cửa hàng. Thị trường chứa tổng số cung, tổng số cầu về
3


một loại hàng hóa hoặc về một nhóm hàng nào đó. Thị trường là mơi trường của
kinh doanh, là tấm gương soi để các cơ sở kinh doanh nhận biết nhu cầu xã hội
và để đánh giá hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp. Thị trường còn là đối

tượng, là căn cứ của kế hoạch hóa, là cơng cụ bổ sung cho các công cụ điều tiết
vĩ mô của nền kinh tế của Nhà nước.
Từ cách tiếp cận khái niệm thị trường theo quan điểm marketing có thể hiểu
mơ hình thị trường là khung cấu trúc hình thức thể hiện những đặc điểm cơ bản
của hệ thống thị trường bằng một số quan hệ cơ bản gồm một bên là người bán và
một bên là người mua, các dòng chảy cơ bản của thị trường (dòng sản phẩm/dịch
vụ, dòng thanh tốn, dịng thơng tin truyền thơng,...) và các tác nhân hỗ trợ tham
gia, tạo điều kiện hình thành phát triển thị trường (nhà nước, khoa học công nghệ,
cơ sở hạ tầng, tác tổ chức cung cấp dịch vụ phát triển kinh doanh, mạng lưới phi
chính thức,...).
1.1.1.3. Phân loại thị trường
Theo Philip Kotler (2007), thị trường có thể phân thành các loại dựa theo các
tiêu chí khác nhau. Nếu dựa theo tiêu chí khách hàng, các nhà nghiên cứu có thể
phân ra 5 loại thị trường khách hàng là:
- Thị trường người tiêu dùng: bao gồm tất cả các cá nhân, các hộ tiêu dùng
và các nhóm tập thể mua sắm hàng hóa dịch vụ cho mục đích tiêu dùng cá nhân
- Thị trường các doanh nghiệp sản xuất: bao gồm tất cả các cá nhân và tổ
chức mua sắm hàng hóa và dịch vụ để sử dụng vào việc sản xuất ra những hàng
hóa hay dịch vụ khác, để bán, cho thuê hay cung ứng cho những người khác (thị
trường hàng tư liệu sản xuất)
- Thị trường các doanh nghiệp thương mại: bao gồm tất cả các cá nhân và tổ
chức mua hàng hóa để bán lại hoặc cho th nhằm mục đích kiếm lời, nói một
cách cụ thể hơn họ chính là những người bán sỉ và bán lẻ các loại hàng hóa và
dịch vụ
- Thị trường các tổ chức nhà nước bao gồm những tổ chức của Chính phủ và
các cơ quan địa phương, mua hay thuê những mặt hàng cần thiết để thực hiện
những chức năng cơ bản theo sự phân cơng của chính quyền.
4



×