Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

Thuyết minh dự án liên kết sản xuất và tiêu thị dược liệu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (124.95 KB, 14 trang )


CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

THUYẾT MINH DỰ ÁN
Thuộc Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới
trên địa bàn huyện Chư Păh

TÊN DỰ ÁN:
DỰ ÁN PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT LIÊN KẾT THEO CHUỖI GIÁ TRỊ
GẮN VỚI TIÊU THỤ SẢN PHẨM DƯỢC LIỆU TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN CHƯ PĂH

Chủ đầu tư: Ủy ban nhân dân huyện Chư Păh
Cơ quan quản lý: Phịng Nơng nghiệp và PTNT huyện Chư Păh
Đơn vị chủ trì dự án: Công ty Cổ phần Điền An Gia Lai
Chủ nhiệm dự án: Th.s Hồ Minh Ngọc - Công ty CP Điền An Gia Lai
Thời gian thực hiện: 16 tháng, từ tháng 9/2019 đến tháng 12/2020
Tổng kinh phí

: 7.071.591.000 đồng

(Bảy tỉ, khơng trăm bảy mươi mốt triệu, năm trăm chín mươi mốt ngàn
đồng)
Phân ra:
+ Vốn nông thôn mới

: 2.230.000.000 đồng

+ Vốn Công ty


: 4.841.591.000 đồng

+ Vốn dân (phân chuồng và công lao động phổ thông)

2


THUYẾT MINH DỰ ÁN
Thuộc Chương trình MTQG xây dựng nơng thơn mới
trên địa bàn huyện Chư Păh
I. THƠNG TIN CHUNG VỀ DỰ ÁN
1. Tên Dự án:
Dự án phát triển sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị gắn với tiêu thụ sản
phẩm dược liệu trên địa bàn huyện Chư Păh
2. Mã số:
3. Cấp quản lý: Ủy ban nhân dân huyện Chư Păh.
4. Thời gian thực hiện: 16 tháng, từ tháng 9/2019 đến tháng 12/2020
5. Dự kiến kinh phí thực hiện
Tổng kinh phí

: 7.071.591.000 đồng

(Bảy tỉ, khơng trăm bảy mươi mốt triệu, năm trăm chín mươi mốt ngàn
đồng)
Phân ra:
+ Vốn nơng thôn mới

: 2.230.000.000 đồng

+ Vốn Công ty


: 4.841.591.000 đồng

+ Vốn dân (phân chuồng và công lao động phổ thông)
6. Tổ chức chủ trì thực hiện Dự án
Cơng ty Cổ phần Điền An Gia Lai.
7. Tổ chức phối hợp thực hiện
Ủy ban nhân dân các xã nơi thực hiện dự án.
8. Chủ nhiệm Dự án
Ơng Th.s Hồ Minh Ngọc - Cơng ty CP Điền An Gia Lai
9. Tính cấp thiết và mơ tả dự án
9.1. Tính cấp thiết
- Điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên: Huyện Chư Păh có tổng diện
tích tự nhiên 97.458 ha, nằm ở phía Bắc tỉnh Gia Lai và có toạ độ: Từ 14 o37’ đến
14o 23' vĩ độ Bắc và từ 107o 40'16’’ đến 108o 14'20’’ kinh độ Đơng. Phía bắc giáp
tỉnh Kon Tum, phía đơng giáp huyện Đăk Đoa, phía tây giáp tỉnh Kon Tum và
huyện Ia Grai, phía nam giáp thành phố Pleiku và huyện Ia Grai. Có đặc điểm khí
hậu nhiệt đới gió mùa và mang tính chất khí hậu vùng Tây Nguyên. Hàng năm khí
hậu chia 2 mùa rõ rệt: Mùa mưa và mùa khô. Hệ thống sông suối trên địa bàn
huyện có mật độ khơng cao song phân bố tương đối đồng đều trên toàn vùng. Đất
3


tự nhiên của huyện Chư Păh có sự đa dạng, đất có tầng dày, chủ yếu là đất bazan
rất phù hợp với phát triển của nhiều loại cây trồng. Địa hình phần lớn bằng phẳng,
thuận lợi cho sản xuất nơng nghiệp.
Về đặc điểm kinh tế, xã hội: Chư Păh là huyện có tỷ trọng nơng nghiệp
chiếm phần lớn trong cơ cấu kinh tế (39,45%), nền kinh tế chủ yếu của huyện là
nơng nghiệp với tổng diện tích gieo trồng 9 tháng đầu năm 2019 là 24.983,76 ha
cây trồng các loại, trong đó diện tích cây dược liệu 45 ha (Nguồn: Báo cáo số

285/BC-UBND ngày 25/9/2019 của UBND huyện về tình hình thực hiện nhiệm vị
cơng tác 9 tháng đầu năm và kế hoạch công tác 3 tháng cuối năm 2019).
Tuy nhiên, sản xuất nơng nghiệp cịn manh mún, nhỏ lẻ, bảo quản chế biến
còn hạn chế, chưa gắn chế biến với thị trường tiêu thụ sản phẩm; chất lượng nông
sản chưa đủ sức cạnh tranh trên thị trường. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế, ứng dụng
khoa học công nghệ trong nơng nghiệp cịn chậm, tỷ trọng chăn ni trong nơng
nghiệp cịn thấp; cơ giới hố chưa đồng bộ. Số lượng doanh nghiệp đầu tư vào
nơng nghiệp, nơng thơn cịn ít; sự liên kết giữa người sản xuất và các thành phần
kinh tế khác ở khu vực nông thôn chưa chặt chẽ. Kinh tế hộ, kinh tế trang trại, còn
nhiều yếu kém.
Với các điều kiện tự nhiên và kinh tế, xã hội trên, nhìn chung Chư Păh có
đầy đủ các điều kiện để phát triển cây dược liệu thành ngành mũi nhọn của địa
phương trong thời gian đến. Tuy nhiên, để cây dược liệu trở thành động lực phát
triển kinh tế ở địa phương địi hỏi phải có sự đột phá trong cách làm, cách thực
hiện, dựa trên lợi thế cạnh tranh sẵn có và thực hiện theo đúng chủ trương phát
triển kinh tế, xã hội của Đảng và Nhà nước. Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc
gia xây dựng nơng thơn mới, chính sách khuyến khích tại Nghị định số 98/NĐ-CP
ngày 05/7/2018 của Chính phủ về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên
kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp và Quyết định số 4781/QĐBNN-VPĐP ngày 21/11/2017 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban
hành sổ tay hướng dẫn phát triển sản xuất trong chương trình mục tiêu quốc gia
xây dựng nơng thơn mới giai đoạn 2016-2020.
Cây dược liệu phân bố ở khắp các địa phương trên cả nước, nó ln gắn liền
với sản xuất và đời sống của con người Việt Nam. Ngày nay những lồi cây này
chiếm một vị trí quan trọng trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng và đang trở thành
một phong trào rộng lớn giúp người dân xóa đói giảm nghèo và đi đến làm giàu.
Các loại cây này là nguồn dinh dưỡng quý, nguồn dược liệu, thuốc, ... không thể
thiếu để cung cấp dinh dưỡng cho cơ thể con người và trong cuộc sống. Giá trị
kinh tế cao gấp 2-3 lần thậm chí 10 lần so với các loại cây truyền thống (như: lúa,
ngô, sắn). Hiện nay, trên địa bàn cả nước nói chung, tỉnh Gia Lai và huyện Chư
Păh nói riêng có các chính sách nhằm phát triển cây dược liệu như:

Tại Quyết định số 1976/QĐ-TTg ngày 30/10/2013 của Thủ tướng Chính phủ
phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển dược liệu đến năm 2020 và định hướng
đến năm 2030, theo đó vùng Tây nguyên (gồm các tỉnh: Kon Tum, Gia Lai, Lâm
Đồng, Đắk Lắk, Đắk Nông) được quy hoạch là vùng trồng dược liệu, phát triển
trồng 10 loài dược liệu bao gồm các loài bản địa: Gấc, Gừng, Hương nhu trắng,
4


Đảng sâm, Nghệ vàng, Sa nhân tím, Sả, Sâm Ngọc linh, Trinh nữ hồng cung, Ý dĩ
với diện tích trồng khoảng 2.000 ha. Ngoài ra, tại Quyết định số 1819/QĐ-TTg
ngày 16/11/2017 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt kế hoạch cơ cấu lại ngành
nông nghiệp giai đoạn 2017 – 2020 cũng đề cập đến nội dung mở rộng và phát
triển sản xuất cây dược liệu. Riêng tại địa bàn tỉnh Gia Lai, Tỉnh ủy Gia Lai cũng
đã ban hành Nghị Quyết số 09-NQ/TU ngày 03/7/2019 về bảo tồn và phát triển cây
dược liệu trên địa bàn tỉnh Gia Lai, theo đó mục tiêu đến năm 2025 phát triển được
2.500 ha vùng nuôi trồng dược liệu tập trung đối với một số lồi dược liệu có giá
trị kinh tế và nâng lên 5.000ha vào năm 2030.
Nhằm giúp các hộ nông dân giải quyết các khó khăn trên, góp phần tăng
thêm thu nhập cho các hộ dân khi tham gia dự án. Vì vậy, cần thiết xây dựng chuỗi
liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm dược liệu giữa Công ty Cổ phần Điền An
Gia Lai (sau đây viết tắt là Công ty) với các hộ tham gia trong dự án.
9.2. Mô tả dự án
Dự án: Phát triển sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị gắn với tiêu thụ sản
phẩm dược liệu được thực hiện tại địa bàn 02 xã: Hà Tây và Chư Đang Ya, với quy
mô 67,4 ha (sâm đương quy: 22,9 ha, sâm dây: 44,5 ha) có 261 hộ tham gia.
Các hộ dân tham gia dự án là các hộ dân có đất sản xuất ổn định, có nguồn
nước đảm bảo đủ tưới cho cây sâm tại địa bàn 02 xã: Hà Tây và Chư Đang Ya, diện
tích tham gia tối thiểu là 0,1 ha/hộ, tối đa là 0,5 ha/hộ.
Trong thời gian 02 năm: 2019 và 2020, các hộ tham gia dự án được tập huấn
kỹ thuật sản xuất cây sâm dây và sâm đương quy, được Nhà nước hỗ trợ một phần

vật tư thiết yếu để đầu tư chăm sóc cây sâm. Sản phẩm khi thu hoạch sẽ do Công ty
cam kết bao tiêu thu mua toàn bộ.
Tất cả các nội dung hợp tác về sản xuất, tiêu thụ sản phẩm được thực hiện
trên cơ sở hợp đồng liên kết sản xuất được ký kết theo mẫu quy định giữa Công ty
với người trồng sâm của dự án.
Các hộ nông dân tham gia dự án: Có đất sản xuất, tự lo tồn bộ phân
chuồng, cơng lao động trồng chăm sóc cây, tưới nước .... Tồn bộ sản phẩm thu
hoạch cam kết bán cho Công ty.
Tấc cả các nội dung hợp tác về liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm được
thực hiện trên cơ sở hợp đồng liên kết sản xuất được ký kết giữa cơng ty và người
dân theo mẫu quy định được chính quyền địa phương xác nhận.
9.3. Lý do đề xuất
Một trong những mắt xích quan trọng giải quyết đầu ra cho sản phẩm nơng
nghiệp hiện nay là phát triển mơ hình liên kết, hợp tác sản xuất gắn với chế biến,
tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị. Đây được xem là bước đi thích hợp để nâng cao
giá trị và sức cạnh tranh cho nông sản khi hội nhập quốc tế sâu và toàn diện. Đặc
biệt, trong bối cảnh ngành nông nghiệp tỉnh ta vẫn phát triển với quy mô nhỏ, manh
mún, đa phần sản xuất theo kiểu truyền thống thì sự liên kết lại càng cần thiết, nhất
là liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị gắn với xây dựng thương hiệu hàng hóa.
5


Cơng ty là đơn vị có hoạt động chính trong lĩnh vực trồng, chế biến xuất
khẩu dược liệu và cây ăn trái; Chế biến hóa dược từ các loại cây dược liệu. Giấy
phép đăng ký kinh doanh số 5901069599.
Văn phòng giao dịch: 393 Đường Phạm Văn Đồng Tp. Pleiku, tỉnh Gia Lai.
Tại Quyết định số 188/QĐ-UBND ngày 18/4/2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh
Gia Lai về việc điều chỉnh bổ sung danh mục dự án phát triển sản xuất liên kết
theo chuỗi giá trị gắn với tiêu thụ sản phẩm trong chương trình mục tiêu quốc gia
xây dựng nơng thơn mới giai đoạn 2019-2020 trên địa bàn tỉnh Gia Lai; Công ty

Cổ phần Điền An Gia Lai được đồng ý cho phép thực hiện dự án phát triển sản
xuất liên kết theo chuỗi giá trị gắn với tiêu thụ sản phẩm cây dược liệu, cây ăn quả
trên địa bàn huyện Chư Păh.
Dự án liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị phát triển cây dược liệu trên địa
bàn huyện Chư Păh được xem như tiểu dự án thuộc giai đoạn 1 của dự án lớn mà
Công ty đang triển khai trên phạm vi nhiều huyện của tỉnh Gia Lai (Chư Păh, Đăk
Đoa, Mang Yang, Ia Grai, Đức Cơ, An Khê) có quy mơ từ 1.000-3.000 ha đất liên
kết sản xuất đã được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt chủ trương đầu tư gồm nhiều
nội dung như: xây dựng được nhà máy chế biến dược liệu, sơ chế đóng gói trái cây,
xây dựng khu điều hành dự án, vườn ươm phục vụ nhu cầu giống của dự án,…
Hiện nay, song song với việc liên kết trồng cây dược liệu và cây ăn trái với
người nông dân, Công ty đang tiến hành khảo sát, thuê đất tại Cụm công nghiệp tiểu thủ công nghiệp huyện Chư Păh để xây dựng nhà máy chế biến dược liệu, sơ
chế đóng gói trái cây, phục vụ cho dự án có cơng suất dự kiến 50 -100 tấn/ngày. Để
đảm bảo nguồn nguyên liệu ổn định cung cấp cho hoạt động chế biến, tiêu thụ của
nhà máy thì việc hình thành được vùng nguyên liệu tại chỗ là điều vô cùng quan
trọng.
Chư Đang Ya và Hà Tây là 02 xã vùng III của huyện Chư Păh, có diện tích
đất canh tác lớn, tuy nhiên giá trị sử dụng đất đai đem lại chưa tương xứng, năng
suất, chất lượng sản phẩm cây trồng thấp, hiệu quả kinh tế khơng cao, đời sống
người dân gặp nhiều khó khăn. Đây là nơi phù hợp để phát triển thành vùng trồng
dược liệu cung cấp cho dự án.
Dự án lựa chọn trồng trồng 02 loại cây: Sâm Đương quy và Sâm dây, đây là
những loại cây dược liệu dễ trồng, phù hợp với điều kiện tự nhiên của địa phương.
Với những lý do trên, Công ty mạnh dạn đề xuất xây dựng Dự án phát triển
sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị gắn với tiêu thụ sản phẩm dược liệu trên địa
bàn huyện Chư Păh.
10. Tính tiên tiến và thích hợp của cơng nghệ, kỹ thuật (nếu có)
II. MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP TRIỂN KHAI
11. Mục tiêu
11.1. Mục tiêu chung

- Xây dựng được chuỗi liên kết bền vững giữa doanh nghiệp và người dân
trong lĩnh vực sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp.
6


- Hình thành vùng nguyên liệu ổn định về dược liệu đáp ứng nhu cầu chế
biến của các doanh nghiệp trên địa bàn và cho xuất khẩu.
- Làm cho người dân tham gia dự án giàu lên. Giảm tỷ lệ hộ nghèo ở các xã
khó khăn, góp phần thực hiện mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.
11.2. Mục tiêu cụ thể
- Hình thành mối liên kết sản xuất giữa doanh nghiệp và người dân trong mơ
hình trồng cây dược liệu. Tạo ra vùng nguyên liệu bền vững cho chế biến, tiêu thụ
của Công ty.
- Tổ chức 06 lớp tập huấn chuyển giao quy trình kỹ thuật trồng cây dược liệu
(sâm dây và sâm đương quy) cho toàn bộ các hộ tham gia dự án.
- Tạo công ăn việc làm thường xuyên cho khoảng 300 lao động.
- Đảm bảo thu nhập ổn định hàng năm cho người dân. Góp phần nâng cao
đời sống vật chất và tinh thần cho người dân.
12. Nội dung
12.1. Những vấn đề trọng tâm mà dự án cần giải quyết
- Trang bị cho người dân kiến thức cơ bản về liên kết sản xuất theo chuỗi giá
trị để người dân nhận rõ vai trò của minh khi tham gia dự án.
- Vận động người nông dân tham gia vào chuỗi liên kiết sản xuất áp dụng
đúng các biện pháp kỹ thuật trồng, quản lý, chăm sóc để nâng cao năng suất và
đảm bảo chất lượng dược liệu tới khâu chế biến cuối cùng trước khi bán ra thị
trường.
- Đảm bảo nguồn nguyên liệu ổn định cho hoạt động thu mua, sản xuất và
chế biến của nhà máy.
- Thu hút nông dân tham gia, mở rộng quy mô liên kết sản xuất trên cơ sở
chứng minh được hiệu quả, lợi ích đem lại cho các hộ nông dân tham gia vào dự án

liên kết sản xuất.
12.2. Nội dung dự án
12.2.1. Nội dung 1: Tổ chức liên kết sản xuất
- Chọn hộ tham gia dự án: Điều kiện chọn hộ là những hộ có đất đai hợp
pháp, có nguồn nước đảm bảo tưới cho diện tích cây sâm dự án, có lao động đủ
khả năng thực hiện trên số lượng diện tích đăng ký. Phải có cam kết đảm bảo
quyền sử dụng đất trong suốt thời gian thực hiện dự án: không sang nhượng, không
thế chấp, không cho tặng… Tất cả dựa trên tinh thần tự nguyện.
- Liên kết sản xuất tiêu thụ sản phẩm giữa Công ty với các hộ tham gia dự án
theo liên kết 4: Liên kết cung ứng vật tư, dịch vụ đầu vào, tổ chức sản xuất, thu
hoạch gắn với tiêu thụ sản phẩm nơng nghiệp (Nghị định 98/2018/NĐ-CP ngày
05/7/2018 của Chính phủ về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết
trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp).

7


- Các hộ ký kết hợp đồng liên kết (Quyết định số 4781/QĐ-BNN-VPĐP) là
những hộ chính thức tham gia dự án được hỗ trợ đầu tư theo mức cụ thể được trình
bày trong các nội dung tiếp theo.
12.2.2. Nội dung 2: Tập huấn kỹ thuật
- Tổ chức các lớp tập huấn kỹ thuật sản xuất, sơ chế sâm dây, sâm đương
quy:
+ Tài liệu nguồn: Quy trình sản xuất, sơ chế sâm dây, sâm đương quy do
Công ty ban hành.
+ Nội dung tập huấn: Tồn bộ quy trình
+ Số lớp tập huấn: 6 lớp
+ Thời gian tập huấn: 01 ngày/lần
+ Số lượng người tham dự: 45 người/lớp
- Đối tượng: Hộ thực hiện dự án.

12.2.3. Nội dung 3: Trồng cây dược liệu
Tổng qui mơ: 67,4 ha, có 261 hộ tham gia, trong đó: Trồng sâm đương quy:
22,9 ha; Trồng sâm dây: 44,5 ha.
- Suất hỗ trợ cho mỗi hộ không quá 7,5 triệu đồng (theo Quyết định số
02/2015/QĐ-UBND ngày 20/01/2015 của UBND tỉnh Gia Lai về việc quy định
các định mức hỗ trợ cho các hoạt động về phát triển sản xuất và dịch vụ nông thôn
trên địa bàn xã xây dựng nông thôn mới của tỉnh Gia Lai).
- Phương thức hỗ trợ:
Nhà nước hỗ trợ một phần phân vô cơ (ure, lân, kali) theo định suất hỗ trợ
nêu trên. Công ty đối ứng phần chi phí đầu tư cịn lại.
13. Giải pháp thực hiện
13.1. Giải pháp về mặt bằng và XDCB
Toàn bộ diện tích đất canh tác là của nơng dân tham gia dự án tự có.
Nhà kho để thu mua sản phẩm sâm do Công ty tự đảm bảo.
13.2. Giải pháp về cơng nghệ
a. Về Giống
Tồn bộ 100% giống sẽ do Công ty lựa chọn và cung cấp cho nông dân tham
gia dự án để trồng
b. Về Quy trình, định mức kỹ thuật:
Quy trình và định mức kỹ thuật trồng, chăm sóc, thu hoạch đối với 02 loại
cây Sâm đương quy và Sâm dây thực hiện theo quy trình và định mức do Công ty
ban hành. Công ty là đơn vị trực tiếp thu mua cũng như chịu trách nhiệm đối với
ngun liệu đầu vào của mình, do đó để đảm bảo chất lượng nguyên liệu dược liệu

8


cho chế biến, ngoài vấn đề về giống sẽ do cơng ty cung cấp 100% thì dự án sẽ áp
dụng quy trình và định mức kỹ thuật do chính cơng ty ban hành.
(Phụ lục 2 kèm theo).

13.3. Giải pháp về tổ chức thực hiện
- Phịng Nơng nghiệp và Phát triển nông thôn: Kiểm tra, đánh giá, hỗ trợ
trong hoạt động sản xuất, tiêu thụ sản phẩm của các tác nhân trong chuỗi ở giai
đoạn đầu của dự án nhằm thiết lập các chuỗi kiểu mẫu vận hành hiệu quả, làm cơ
sở khuyến cáo, nhân rộng vào các giai đoạn tiếp theo.
- Cơng ty: Chủ trì thực hiện các nội dung của dự án được duyệt; Phân công
cán bộ của HTX trực tiếp thực hiện các công việc của dự án; tập huấn chuyển giao
kỹ thuật cho các hộ dự án. Ký kết hợp đồng bao tiêu sản phẩm cà phê với các hộ
dự án.
Nhân lực của Công ty tham gia thực hiện dự án: Nhân sự lãnh đạo: 01 lãnh
đạo quản lý dự án, đồng thời là chủ nhiệm dự án; Thành viên thực hiện chính: 01
người; Thành viên: 01 người.
- Uỷ ban nhân dân xã Hà Tây và xã Chư Đang Ya: Tạo mọi điều kiện thuận
lợi về thời gian và địa điểm để Công ty triển khai thực hiện dự án đảm bảo hiệu
quả; Xác nhận hợp đồng liên kết sản xuất bao tiêu sản phẩm cà phê giữa Công ty
với hộ dự án; Cử cán bộ chuyên môn (mỗi xã 01 người) tham gia dự án với tư
cách là Kỹ thuật viên cơ sở để theo dõi giám sát quá trình thực hiện dự án tại địa
phương mình.
- Hộ tham gia: Cam kết bố trí đúng, đủ diện tích canh tác theo quy định của
dự án (từ 0,1 - 0,5 ha); Trong thời gian thực hiện dự án không được tự ý chuyển
đổi cây trồng khi chưa được cơ quan chủ trì dự án đồng ý; Đảm bảo phần đối ứng
của dự án; Tham gia tập huấn, tn thủ đúng quy trình chăm sóc và thu hoạch cà
phê đã được tập huấn, chuyển giao. Tuân thủ Hợp đồng bao tiêu sản phẩm đã ký
kết với Công ty.
13.4. Giải pháp về thị trường tiêu thụ sản phẩm
Sau khi thu hoạch, nơng dân phải bán tồn bộ sản lượng dược liệu cho Công
ty để chế biến, tiêu thụ.
Công ty ký hợp đồng cam kết bao tiêu sản phẩm dược liệu với Công ty
Dược phẩm Quân đội.
13.5. Giải pháp về nguồn vốn

Vốn đầu tư dự án được hình thành từ các nguồn: Vốn nông thôn mới do Nhà
nước hỗ trợ, vốn hợp pháp của Cơng ty (vốn tự có, vốn vay) và vốn của người dân
tham gia dự án (bằng phân chuồng và công lao động).
- Vốn nông thôn mới: Hỗ trợ cho hộ tham gia dự án tối đa không quá 7,5
triệu đồng/hộ (hỗ trợ một phần phân vô cơ: ure, lân, kali tương ứng với suất hỗ trợ
nêu trên) trong suốt quá trình tham gia dự án; hỗ trợ tồn bộ chi phí tập huấn kỹ
thuật, cơng lao động kỹ thuật và các khoản chi khác của dự án.
9


- Cơng ty đối ứng phần chi phí đầu tư cịn lại.
- Phần đối ứng của hộ dân: Tồn bộ phân chuồng, cơng lao động phổ thơng.
Tổng kinh phí

: 7.071.591.000 đồng

Phân ra:
+ Từ nguồn ngân sách NTM

: 2.230.000.000 đồng

+ Từ nguồn vốn dân đối ứng

: 4.841.591.000 đồng

(có dự tốn chi tiết kèm theo)
14. Tiến độ thực hiện
14.1. Năm 2019:
TT


1

2

3
4
5

6

7

Thời gian
Các nội dung, công Sản
phẩm
thực hiện
việc thực hiện chủ yếu đạt được
(BĐ-KT)
Khảo sát, đánh giá, lựa
Chọn được hộ
chọn các hộ dân tham
9/2019
đủ điều kiện
gia
- Hoàn thiện xây dựng
thuyết minh;
Thuyết minh
- Họp Hội đồng đánh dự án;
10/2019
giá;

Quyết định
- Phê duyệt dự án
Tổ chức ký kết hợp
đồng liên kết và tiêu Hợp đồng
11/2019
thụ sản phẩm
Thẩm định giá vật tư Chứng
thư
11/2020
nông nghiệp
thẩm định
Tập huấn chuyển giao Hồ sơ 6 lớp
kỹ thuật
(45 nd/lớp)

- Cấp giống, vật tư
- Trồng cây, chăm sóc

Hội thảo sơ kết dự án

- Danh sách
nhận
- Trồng 26,9
ha sâm dây,
16,9 ha sâm
đương quy
Hồ sơ
thảo

hội


Người, cơ quản thực
hiện
Phịng NN&PTNT, Cơng ty
và UBND 02 xã Hà Tây và
Chư Đang Ya
Hội đồng đánh giá của
huyện, Phòng NN&PTNT,
Công ty và UBND 02 xã Hà
Tây và Chư Đang Ya
UBND huyện, Phịng
NN&PTNT, Cơng ty, hộ dân
Cơng ty, đơn vị thẩm định
giá

11/2019

Công ty, UBND 02 xã Hà
Tây, Chư Đang Ya và hộ
dân

Tháng
11/2019

Công ty, UBND 02 xã Hà
Tây, Chư Đang Ya và hộ
dân

12/2019


Phịng NN&PTNT, Cơng ty,
UBND 02 xã Hà Tây, Chư
Đang Ya, hộ dân, đại biểu
mời …

14.2. Năm 2020:

10


TT
1
2

Thời gian
Các nội dung, công Sản
phẩm
thực hiện
việc thực hiện chủ yếu đạt được
(BĐ-KT)
Thẩm định giá vật tư Chứng
thư
01/2020
nông nghiệp
thẩm định
Ký kết hợp đồng liên
kết và tiêu thụ sản Hợp đồng
01/2020
phẩm
Kiểm tra thực hiện dự Các biên bản,

án
báo cáo

3

- Cấp giống, vật tư
- Trồng cây, chăm sóc

4

- Danh sách
nhận
- Trồng 17,6
ha sâm dây,
06 ha sâm
đương quy

Công ty, đơn vị thẩm định
giá
UBND huyện, Phịng
NN&PTNT, Cơng ty, hộ dân

4-10/2020

Phịng NN&PTNT, Cơng ty,
UBND 02 xã Hà Tây, Chư
Đang Ya, hộ dân …

Tháng 56/2020


Công ty, UBND 02 xã Hà
Tây, Chư Đang Ya và hộ
dân

5

Nghiệm thu dự án

Biên
bản
nghiệm thu

11/2020

6

Hội nghị tổng kết dự án

Hồ sơ
nghị

12/2020

hội

Người, cơ quản thực
hiện

UBND huyện, Phịng
NN&PTNT, Cơng ty,

UBND 02 xã Hà Tây, Chư
Đang Ya, hộ dân
UBND huyện, Phịng
NN&PTNT, Cơng ty,
UBND 02 xã Hà Tây, Chư
Đang Ya, hộ dân, đại biểu
mời …

15. Sản phẩm của dự án
15.1. Nêu sản phẩm cụ thể của dự án
TT
1

Tên sản phẩm
Dược liệu
- Sâm đương quy
- Sâm dây

Chỉ tiêu Kinh tế - Kỹ thuật
Các loại sâm tươi đạt yêu cầu để công ty chế biến

15.2. Phương án phát triển sau khi triển khai dự án
Tiếp tục mở rộng quy mô liên kết sản xuất, mở rộng vùng nguyên liệu cho
hoạt động chế biến, xuất khẩu của công ty. Công ty sẽ mở rộng hoạt động thu mua
nguyên liệu cả ở các diện tích khơng thuộc dự án. Hiện nay số diện tích đất canh
tác đem lại hiệu quả không cao trên đại bàn huyện là tương đối lớn. Sản lượng thu
hoạch đã liên kết sản xuất với công ty là rất thấp so với công suất thiết kế của nhà
máy chế biến dược liệu khi đi vào hoạt động. Do đó, khả năng phát triển, mở rộng
quy mơ, số lượng hộ tham gia liên kết sản xuất là khả thi và hồn tồn có cơ sở.


11


Tuy nhiên để người nông dân quan tâm, liên kết sản xuất với công ty, đầu tư
trồng các loại cây là nguyên liệu của dự án thì hiệu quả của dự án là yếu tố quyết
định. Đòi hỏi trong thời gian thực hiện dự án phải cho thấy hiện quả, thành công,
mang lại nguồn lợi lớn cho hộ tham gia dự án. Để mơ hình liên kết này tiếp tục duy
trì và phát triển được sau khi dự án kết thúc thì vẫn phải tiếp tục có sự hỗ trợ của
các bên là:
- Nhà nước: Tiếp tục tuyên truyền, hỗ trợ nông dân và các tổ chức nông dân
trong việc nâng cao năng lực quản lý, đặc biệt là lĩnh vực tài chính và thương mại
để nơng dân, tổ chức nơng dân có thể chủ động hơn trong việc tìm đối tác và hoạt
động trong lĩnh vực cung cấp đầu vào và tiêu thụ đầu ra.
- Công ty: Nỗ lực trong việc phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm để thu
mua sản phẩm từ các hộ trồng cây được nhiều hơn, nâng cao lợi nhuận qua từng
năm, đồng thời cũng có những hoạt động đầu tư cho nơng hộ, tổ chức nông dân để
tạo mối liên kết với công ty.
16. Kinh phí thực hiện dự án phân theo các khoản chi
ĐVT: 1.000 VNĐ

Nguồn kinh phí

Tổng số

Trong đó
Thiết
Chuyển Ngun, vật
bị,
Cơng lao
giao cơng

liệu, năng
Chi khác
máy
động
nghệ
lượng
móc
66.450,00 6.799.091,00
27.773,60 178.276,40

Tổng kinh phí
7.071.591,00
Trong đó:
Vốn NTM
2.230.000,00 66.450,00 1.957.500,00
27.773,60 178.276,40
Đối ứng của Công
4.841.591,00
4.841.591,00
ty
Đối ứng của dân (đất sản xuất, phân chuồng, cơng lao động trồng chăm sóc tưới nước, ...)

Phân kỳ nguồn vốn các năm, cụ thể:
Phân kỳ vốn
NTM
năm 2019
năm 2020

2.230.000,00
162.298,70

2.067.701,30

66.450,00 1.957.500,00
66.450,00
1.957.500,00

Phân kỳ vốn của
Công ty
năm 2019
năm 2020

4.841.591,00
3.929.058,25
912.532,75

4.841.591,00
3.929.058,25
912.532,75

27.773,60 178.276,40
14.080,50 81.768,20
13.693,10 96.508,20

17. Hiệu quả kinh tế -xã hội
17.1. Hiệu quả kinh tế - xã hội trực tiếp của dự án
a) Về kinh tế:
* Cây sâm dây:
Tổng mức đầu tư cho 01 ha sâm dây trong 02 năm: 90.000.000 đồng. Năng
suất bình quân ước đạt 02 tấn/ha. Mức giá thu mua bình quân hiện nay là 120.000
12



đồng/kg. Giá Bảo hiểm công ty đề xuất tại thời điểm lập dự án 60.000 đồng/kg.
Với năng suất và đơn giá thu mua của Cơng ty, thì 01ha cây sâm dây sẽ có doanh
thu dự kiến như sau:
- Theo giá thị trường hiện nay:
+ Tổng thu: 02 tấn/ha * 120.000 đồng/kg = 240.000.000 đồng.
+ Lợi nhuận = 240.000.000 đồng - 90.000.000 đồng = 150.000.000 đồng
- Theo giá bảo hiểm tại thời điểm lập dự án:
+ Tổng thu: 02 tấn/ha * 60.000 đồng/kg = 120.000.000 đồng.
+ Lợi nhuận = 120.000.000 đồng - 90.000.000 đồng = 30.000.000 đồng.
* Cây sâm đương quy:
Tổng mức đầu tư cho 01 ha sâm đương quy trong 2 năm là: 140.000.000
đồng. Năng suất bình quân ước đạt 15 tấn/ha. Mức giá thu mua bình quân hiện nay
là 30.000 đồng/kg. Giá Bảo hiểm công ty đề xuất 20.000 đồng/kg. Với năng suất
và đơn giá thu mua của công ty thì 01ha cây sâm đương quy sẽ có doanh thu như
sau:
- Theo giá thị trường hiện nay:
+ Tổng thu: 15 tấn/ha * 30.000 đồng/kg = 450.000.000 đồng.
+ Lợi nhuận = 450.000.000 đồng - 140.000.000 đồng = 310.000.000 đồng
- Theo giá bảo hiểm tại thời điểm lập dự án:
+ Tổng thu: 15 tấn/ha * 20.000 đồng/kg = 300.000.000 đồng.
+ Lợi nhuận = 300.000.000 đồng - 140.000.000 đồng = 160.000.000 đồng.
b) Về xã hội:
- Dự án trực tiếp góp phần tạo ra công việc làm thường xuyên cho khoảng
gần 300 người lao động đồng thời góp phần nâng cao chất cuộc sống của người
dân.
- Cơng việc trồng và chăm sóc, thu hoạch cây dược liệu cũng nhẹ nhàng nên
giải quyết được công việc cho đối tượng là phụ nữ.
- Với thu nhập cao và ổn định khi thực hiện dự án sẽ góp phần vào sự phát

triển kinh tế tại địa phương.
- Phát triển dự án đồng thời sẽ phát triển về cơ sở hạ tầng cho vùng dự án,
góp phần đẩy mạnh sự phát triển kinh tế xã hội của địa phương.
- Thơng qua các chương trình đào tạo tập huấn của dự án, người nông dân
được tiếp cận với khoa học công nghệ tiên tiến, cải thiện được tư duy phát triển
kinh tế gia đình, thay đổi tư duy canh tác nơng nghiệp, nâng cao được trình độ dân
trí. Từ sự phát triển về kinh tế gia đình cùng với trình độ dân trí được nâng lên góp
phần đảm bảo an ninh chính trị - trật tự xã hội.
- Giải quyết được vấn đề đầu ra của sản phẩm nông nghiệp, đảm bảo được
sự ổn định giá cả của sản phẩm, tạo sự đa dạng hóa cây trồng, tránh được xu hướng
được mùa mất giá - được giá mất mùa của đại bộ phận sản xuất nông nghiệp.
13


- Dự án thực hiện thành cơng sẽ góp phần hồn thành chương trình mục tiêu
quốc gia xây dựng nơng thôn mới, đưa hoạt động liên kết sản xuất theo chuỗi giá
trị trở thành phong trào lan tỏa khắp các địa phương.
c) Về môi trường:
Tham gia dự án, các hộ tuân thủ theo qui trình kỹ thuật sản xuất, hình thành
vùng nguyên liệu, tạo cảnh quang, góp phần làm trong lành mơi trường sống, góp
phần phát bền vững cây dược liệu của huyện.
17.2. Dự kiến hiệu quả kinh tế - xã hội theo khả năng mở rộng dự án
Khi dự án thực hiện thành công và được mở rộng quy mơ thì ngồi việc
nâng cao đời sống kinh tế cho nơng dân, người nơng dân thốt được nghèo và trở
nên giàu có, mức đóng góp cho xã hội của cơng ty ngày càng tăng thì dự án cịn
góp phần giải quyết được nhiều vấn đề khác như:
- Dự án được thực hiện sẽ giải quyết vấn đề sử dụng triệt để nguồn tài
nguyên đất đai, cải thiện điều kiện khí hậu, giúp bảo vệ đất đai chống bị xói mịn.
- Dự án trồng cây dược liệu áp dụng quy trình kỹ thuật sản xuất hữu cơ vi
sinh có truy suất nguồn gốc, khơng sử dụng hóa chất. Vì vây, mơi trường khơng

khí, mơi trường nước được bảo vệ. Đảm bảo môi trường sạch không bị ô nhiễm.
- Đời sống người dân được nâng cao, cuộc sống người dân không bị phụ
thuộc vào tài nguyên rừng, tài nguyên rừng được bảo vệ và phát triển./.
Ngày…...tháng…...năm 2019

Ngày…....tháng…..năm 2019

Chủ nhiệm dự án

Cơ quan chủ trì dự án

Hồ Minh Ngọc
Ngày…..tháng.….năm 2019

Ngày.….tháng…..năm 2019

Chủ đầu tư dự án

Văn phòng NTM huyện

14



×