Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

Tóm tắt kiến Thức LS 12 HKI .

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (162.54 KB, 9 trang )

Câu 1. Hội nghị Ianta và sự thành lập trật tự thế giới mới sau chiến tranh
• Bối cảnh lịch sử:
 Diễn ra vào đầu năm 1945, CTTG thứ II bước vào giai đoạn sắp kết thúc
 Nội bộ các nước Đồng Minh có nhiều vấn đề quan trọng cấp bách cần giải quyết:
• Nhanh chóng đánh bại hoàn toàn các nước phát xít
• Tổ chức lại thế giới sau chiến tranh
• Phân chia thành quả chiến tranh giữa các nước thắng trân
→ 4 – 11/2/1945, ba cường quốc (Liên Xô, Mĩ, Anh) triệu tập hội nghị Ianta
• Nội dung hội nghị
 Hội nghị thống nhật mục tiêu chung là: Tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít Đức và chủ nghĩa quân
phiệt Nhật, Liên Xô tham chiến chống Nhật Bản sau chiến tranh kết thúc ở châu Âu
 Thành lập tổ chức Liên hiệp Quốc để duy trì hoà bình, an ninh thế giới
 Thoả thuận: việc đóng quân ở các nước và phân chia phạm vi ảnh hưởng của các khu vực trên thế
giới (đặc biệt châu Âu và châu Á)
• Ý nghĩa:
 Những quyết định quan trọng của hội nghị trở thành khuôn khổ của trật tự thế giới mới hình thành
sau chiến tranh thế giới thứ 2
 Thường được gọi là “Trật tự hai cức Ianta”.
Câu 2. Tổ chức liên hợp quốc
• Sự thành lập
 Từ ngày 25/4 – 26/6/1945, hội nghị tại Xanphranxico (Mĩ) với đại biểu 50 nước thông qua bản hiến
chương thành lập tổ chức Liên Hợp Quốc
 24/10/1945 Liên Hợp Quốc được thành lập
• Mục đích
 Duy trì hoà bình và an ninh thế giới
 Phát triển các mối quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa các nước trên thế giới
• Nguyên tắc
 Bình đẳng chủ quyền giữa các quốc gia và quyền tự quyết của các dân tộc
 Tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ và độc lập chính trị các nước
 Không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau
 Giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng phương pháp hoà bình


 Chung sống hoà bình và sự nhất trí giữa 5 cường quốc
• Bộ máy tổ chức: Đại hội đồng, Hội đồng bảo an, Ban thư kí, Hội đồng Kinh tế và xã hội, Hội đồng
quản thác, Toà án Quốc tế và Ban thư kí
• Vai trò:
 Liên Hợp Quốc trở thành diễn đàn quốc tế vừa hợp tác, vừa đấu tranh để duy trì hoà bình và an
ninh thế giới
 LHQ có nhiều cố gắng trong việc giải quyết tranh chấp và xung đột ở nhiều khu vực
 Thúc đẩy mối quan hệ hữu nghị và hợp tác quốc tế, giúp đỡ các dân tộc về kinh tế, văn hoá, giáo
dục…
• Quan hệ Việt Nam
 Việt Nam gia nhập vào 9/1977
 Hiện nay có nhiều tổ chức Liên Hợp Quốc hoạt động ở Việt Nam
 Là thành viên không thường trực Hội đồng bảo an LHQ (16/10/2007)
Câu 3. Sự ra đời và phát triển của tổ chức ASEAN
• Hoàn cảnh ra đời:
 ASEAN ra đời nữa sau những năm 60 của thế kỉ XX, trong bối cảnh các nước trong khu vực sau
khi giành độc lập: bước vào công cuộc phát triển kinh tế song gặp nhiều khó khăn và thấy cần hợp tác với
nhau để cùng phát triển
 Hạn chế ảnh hưởng của các cường quốc bên ngoài đối với khu vực
 Các tổ chức hợp tác khu vực trên thế giới xuất hiện ngày càng nhiều (EU,..) đã cổ vũ các nước
Đông Nam Á lien kết với nhau.
1
→ 8/8/1967 hiệp hội các nước ĐNA (ASEAN) được thành lập tại Băng Cốc (Thái Lan) gồm 5 thành viên:
Malaixia, Indonexia, Xingapor, Thái lan, Philippin
• Mục tiêu: tiến hành sự hợp tác giữa các nước thành viên, nhằm phát triển kinh tế - văn hoá trên tinh
thần duy trì hoà bình và ổn định khu vực.
• Quá trình phát triển của ASEAN
 Từ năm 1967 – 1975: ASEAN là tổ chức non yếu, hợp tác lỏng lẻo, chưa có vị trí trên trường quốc
tế
 Tháng 2/1976: hội nghị cấp cao ASEAN, nhất là từ nữa sau thập kĩ 90: VN(1995), Lào và Mianma

(1997), Campuchia (1999)
 ASEAN đẩy mạnh hợp tác kt – vh nhằm xây dựng một cộng đồng ASEAN về kinh tế, an ninh và
văn hoá vào năm 2015
→ ASEAN từ 5 nước trở thành 10 nước thành viên, việc hợp tác ngày càng chặt chẽ hơn về mọi mặt
• Vai trò của ASEAN:
 Ngày càng trở thành tổ chức hợp tác toàn diện chặt chẽ của khu vực ĐNA
 Góp phần tạo dựng 1 khu vực ĐNA hoà bình ổn định
Câu 4. Quá trình phát triển và giải phóng dân tộc ở châu Phi. Khó khăn hiện nay mà các nước châu Phi
phải giải quyết để bảo vệ chủ quyền
• Quá trình đấu tranh giành độc lập
 Trước CTTG thứ II: là những nước lệ thuộc của thực dân phương Tây
 Sau CTTG thứ II: phong trào giải phóng dân tộc bùng nổ mạnh mẽ, được mệnh danh là “ lục địa
mới trỗi dậy”
 Những năm 50 của khu vực có nhiều thắng lợi to lớn: trước hết là ở Bắc Phi sau đó lan ra các nơi
khác và hàng loạt nước giành độc lập: Li Bi (1952), Ai Cập (1953), Angieri (1962), Maroc, Xu đăng, Tuynidi
(1956), Gana (1957)..
 1960: thế giới ghi nhận là “năm châu Phi” với 17 nước Tây, Đông, Trung Phi giành độc lập
 1975: thắng lợi mở đầu của cuộc cách mạng Modambich và Anggola đánh dấu sự sụp đổ của thực
dân Bồ Đào Nha, cùng thuộc địa của chúng ở châu Phi
 Sau 1975: là thời kì nhân dân các nước còn lại tiếp tục đấu tranh để hoàn thành cuộc giải phóng
dân tộc: Dimbabue (4/1980), Namibia (3/1990)
 Ở Nam Phi: 4/1994 Nexon Mandela trở thành vị tổng thống da đen đầu tiên, chấm dứt chế độ phân
biệt chủng tộc Apacthai ở nước này
→ Đánh dấu sự sụp đổ của CNTD
• Tình hình phát triển kinh tế - xã hội
 Sau khi giành độc lập: các nước châu Phi tiến hành công cuộc xây dựng đất nước và đạt được một
số thành tựu bước đầu
 Hiện nay vẫn là một châu lục nghèo nàn, lạc hậu, gặp nhiều khó khăn:
• Xung đột sắc tộc, tôn giáo, đảo chính, nội chiến diễn ra thường xuyên
• Bệnh tật, mù chữ, bùng nổ dân số

• Đói nghèo, nợ nước ngoài chồng chất
Câu 5. Chính sách khai thác thuộc địa lần 2 của thực dân Pháp
• Hoàn cảnh lịch sử: sau chiến tranh thế giới lần thứ nhất, thực dân Pháp thực hiên chương trình khai
thác thuộc địa lần thứ 2 ở Đông Dương. Mục đích là để bù đắp thiệt hại chiến tranh, khôi phục lại địa vị của
Pháp trong thế giới tư bản. Đặc điểm: Pháp tăng cường đầu tư vốn với tốc độ nhanh, quy mô lớn vào các
ngành kinh tế.
• Chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai của Pháp:
 Nông nghiệp: là ngành có vốn đầu tư nhiều nhất chủ yếu là đồn điền cao su, diện tích đồn điền cao
su mở rộng, nhiều công ty cao su ra đời.
 Công nghiệp: Pháp chú trọng đầu tư khai thác dầu mỏ than, mở mang các ngành dệt, muối, xay
xát….mở mang một số ngành công nghiệp chế biến.
 Thương nghiệp: ngoại thương phát triển, giao lưu buôn bán nội địa được đẩy mạnh
 Giao thông vận tải: Phát triển, đô thị mở rộng, dân cư đông hơn
2
 Ngân hàng Đông Dương: nắm quyền chỉ huy kinh tế Đông Dương, phát hành giấy bạc và cho vay
lãi
 Tăng thu thuế: ngân sách Đông Dương thu năm 1939 tăng gấp 3 lần so với 1912
• Chính sách chính trị, văn hoá, giáo dục của thực dân Pháp:
 Chính trị: tăng cường chính sách cai trị và khai thác thuộc địa. Ngoài ra còn cải cách chính trị -
hành chính; đưa thêm người Việt vào làm các công sở
 Văn hoá giáo dục:
• Hệ thống giáo dục Pháp – Việt được mở rộng
• Cơ sở xuất bản, in ấn ngày càng nhiều, ưu tiên xuất bản các sách báo cỗ vũ chủ trương “Pháp
– Việt đề huề”
• Các trào lưu tư tưởng, khoa hoc – kĩ thuật, văn hoá, nghệ thuật phương Tây xâm nhập mạnh
vào Việt Nam
Câu 6. Hoạt động của Nguyễn Ái Quốc từ 1911 – 1930
• Từ năm 1911 – 1920
 Ngày 5/6/1911, Người lấy tên Ba, xin làm việc phụ bếp trên tàu đô đốc Latuso Torevin rời bến cảng
nhà Rồng bắt đầu cuộc hành trình tìm đường cứu nước. Tháng 7/1911, Người cập cảng Macxay của Pháp

 Năm 1917, Nguyễn Tất Thành trở lại Pháp. 1919 gia nhập Đảng xã hội Pháp
 Ngày 18/6/1919 NAQ gủi tới hội nghị này Bản yêu sách của nhân dân An Nam đòi các quyền tự do
dân chủ cho nhân dân Việt Nam
 Tháng 7/1920, Người đọc “Sơ thảo luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa” của Lenin. Từ đó
Người quyết tâm đi theo con đường cách mạng tháng Mười Nga
 Tháng 12/1920, tại Đại hội của Đẳng Xã hội Pháp họp ở Tua, NAQ đã bỏ phiếu tán thành Quốc Tế
thứ III và trở thành người cộng sản Việt Nam đầu tiên và tham gia sang lập ra Đảng Cộng sản Pháp.
→ Người đã tìm được con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc Việt Nam
• Từ năm 1920 – 1930:
 Năm 1921, NAQ cùng với một số người yêu nước của thuộc địa Pháp sang lập Hội lien hiệp thuộc
địa ở Pari để tuyên truyền, tập hợp lực lượng chống chủ nghĩa dê quốc
 Năm 1922, ra báo Người Cùng Khổ (Le Paria). Viết bài cho báo Nhân Đạo, Đời sống công nhân và
đặc biệt là biên soạn cuốn Bản Án Chế Độ Thực Dân Pháp.
 Tháng 6/1923, Người đi Liên Xô dự Hội nghị Quốc tế Cộng sản lần thứ V. Sau đó, Người từ Liên
Xô về Quảng Châu để trực tiếp chuẩn bị về chính trị, tư tưởng và tổ chức cho việc thành lập chính đẳng vô
sản ở Việt Nam
 Ngày 11/11/1924, Người về Quảng Châu (Trung Quốc) trực tiếp tuyên truyền, giáo dục lý luận, xây
dựng tổ chức cách mạng giải phóng dân tộc Việt Nam
 Tháng 6/1925: Thành lập Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên nhằm tổ chức và lãnh đạo quần
chúng đấu tranh chống Pháp.
 Ngày 21/6/1925: ra tờ báo Thanh niên làm cơ quan ngôn luận của hội
 Năm 1927 xuất bản tác phẩm Đường Kach Mệnh
→ Báo Thanh niên và sách Đường Kach Mệnh trang bị lí luận cho cán bộ cách mạng, là tài liệu tuyên
truyền cho các tầng lớp nhân dân Việt Nam
 Năm 1928 Hội Việt Nam Cách Mạng Thanh Niên tổ chức phong trào “Vô Sản Hoá” để đưa hội viên
vào các nhà máy, hầm mỏ, đồn điền để tuyên truyền, vận động nâng cao ý thức chính trị của giai cấp công
nhân
 Sự truyền bá chủ nghĩa Mác – Lenin đã khiến cho phong trào CMVN từ năm 1928 trở đi có những
chuyễn biến rõ rệt về chất, tạo điều kiện cho sự ra đời của 3 tổ chức cộng sản.
 Đến năm 1929, đáp ứng yêu cầu của phong trào công nhân và phong trào yêu nước, chi bộ cộng

sản đầu tiên được thành lập tại Hà Nội (3/1929). Sau Đại Hội lần thứ nhất (5/1929), Hội phân hoá thành 2 tổ
chức: Đông Dương cộng sản đảng (6/1929) và An Nam công sản đảng (8/1929).
→3/2/1929, Nguời chủ trì Hội nghị hợp nhất 3 tổ chức cộng sản thành một Đẳng Cộng Sản duy nhất,
lấy tên là Đảng Cộng Sản Việt Nam. Thông qua Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt của Đảng Cộng Sản
Việt Nam..
3
Câu 7. Vai trò của Nguyễn Ái Quốc đối với quá trình thành lập Đảng Cộng Sản Việt Nam
• Về chính trị: trong giai đoạn này, những hoạt động của Người chủ yếu trên mặt trận chính trị tư tưởng
nhẳm truyền bá chủ nghĩa Mác – Lenin vào nước ta. Những tư tưởng mà Người truyền bá là nền tảng tư
tưởng của Đảng ta sau này. Đó là:
 Chủ nghĩa tư bản, chủ nghĩa đế quốc là kẻ thù chung của giai cấp vô sản và nhân dân các nước
thuộc địa
 Chỉ có làm cách mạng đánh đổ chủ nghĩa tư bản, chủn nghĩa đế quốc thì mới có thể giải phóng giai
cấp vô sản và nhân dân các nước thuộc địa. Đó chính là mối quan hệ giữa cách mạng chính quốc và cách
mạng thuộc địa
 Xác định giai cấp công nhân và nông dân và nông dân là lực lượng nồng cốt của cách mạng
 Giai cấp công nhân có đủ khả năng lãnh đạo cách mạng thông qua đội tiên phong là Đảng Cộng
sản được vũ trang bằng học thuyết Mác – Lenin
• Về tổ chức:
 Người đãt thành lập Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên là tổ chức tiền thân của Đảng Công sản
Việt Nam sau này
→ Tóm lại, những hoạt động của NAQ đã có tác dụng quyết định trong việc chuẩn bị về chính trị, tư
tưởng và tổ chức cho việc thành lập chính Đảng của giai cấp vô sản ở Việt Nam. Nguyễn Ái Quốc và đường
lối của Hội cuốn hút nhiều đảng viên của Tân Việt, một số đảng viên tiên tiến chuyển san Hội Việt Nam cách
mạng Thanh niên, số còn lại tích cực chuẩn bị tiến tới thành lập chính đảng CM theo học thuyết Mác – Lenin
Câu 8. Hội nghị thành lập Đảng
• Hoàn cảnh lịch sử:
 Năm 1929, 3 tổ chức cộng sản ra đời, hoạt động riêng lẻ, làm ảnh hưởng đến tâm lí quần chúng và
sự phát triển chung của phong trào cách mạng nước ta
 Yêu cầu thống nhất các tổ chức cộng sản được đăt ra một cách bức thiết

→ Trước tình hình đó, NAQ đã chủ động từ Thái Lan về Trung Quốc, triệu tập Hội nghị hợp nhất các tổ
chức cộng sản thành một Đảng duy nhất
 Hội nghị do NAQ chủ trì, diễn ra tại Cửu Long (Hương Cảng – TQ) bắt đầu từ ngày 6/1/1930.
• Nội dung hội nghị:
 Hội nghị nhất trí hợp nhất 3 tổ chức cộng sản thành một Đảng duy nhất, lấy tên là Đảng Cộng sản
Việt Nam
 Thông qua chính cương vắn tắt, sách lược vắn tắt do NAQ soạn thảo, đây là bản cương lĩnh chính
trị đầu tiên của Đảng ta
 Hội nghị bầu ra ban chấp hành trung ương lâm thời
• Nội dung cương lĩnh;
 Xác định đường lối chiến lược của cách mạng Việt Nam là tiến hành cách mạng tư sản dân quyền
và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản
 Nhiệm vụ là đánh đổ đế quốc Pháp, bọn phong kiến và tư sản phản cách mạng, làm cho Việt Nam
độc lập, tự do
 Lực lượng cách mạng là công nhân, nông dân, tiểu tư sản, trí thức, còn phú nông, trung và tiểu địa
chủ, tư sản thì lơi dụng hoặc trung lập
 Đảng Cộng sản Việt Nam, đội tiên phong của giai cấp vô sản, giữ vai trò lãnh đạo cách mạng
→ Đây là cương lĩnh giải phóng dân tộc sáng tạo, kết hợp đúng đắn vấn đề dân tộc và giai cấp. Độc
lập và tự do tư tưởng cốt lõi của cương lĩnh này
• Ý nghĩa của việc thành lập Đảng
 Là kết quả của cuộc đấu tranh dân tộc và giai cấp, sản phẩm của sự kết hợp giữa chủ nghĩa Mác –
Lenin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam
 Việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam đã tạo ra “bước ngoặc vĩ đại” trong lịch sử Cách mạng
Việt Nam
• Đảng trở thành chính đảng duy nhất lãnh đạo CMVN
• Từ đây CMVN có đường lối đúng đắn, khoa học, sáng tạo
• CMVN trở thành một bộ phận khăng khít của CMTG
4
• Đảng ra đời là sự chuẩn bị tất yếu đầu tiên có tính quyết định cho những bước phát triển nhảy
vọt mới trong lịch sử tiến hoá của CMVN

→ Đại hội Đảng lần thứ III (9/1960) quyết định lấy ngày 2/3 hằng năm làm ngày kỉ niệm thành lập
Đảng
Câu 9. Vì sao nói chính quyền Xô Viết là chính quyền của dân, do dân, vì dân
Cách chính sách của Xô Viết
• Kinh tế: chia ruộng đất cho dân cày nghèo, bãi bỏ các thứ thuế của đế quốc, phong kiến
• Chính trị: thực hiện các quyền tự do, dân chủ, lập các tổ chức quần chúng, các đội tự vệ đỏ và toà án
nhân dân được thành lập.. Thông qua các cuộc mít tinh, hội nghị để tuyên truyền, giáo dục ý thức chính trị cho
quần chúng nhân dân
• Quân sự: Mỗi làng đều có những đội tự vệ vũ trang
• Văn hoá – Xã hội: xoá bỏ mê tín dị đoan, hủ tục tốn kiếm phiền phức. Xây dựng nếp sống mới
→ Chính sách của Xô VIết đẵ đem lại lợi ích cho nhân dân chứng tỏ bản chất ưu việt của một chính quyền
cách mạng “Chính quyền của dân, do dân, vì dân”)
Câu 10. Hội nghị thứ nhất của ban chấp hành Trung ương lâm thời Đảng CSVN (10/1930)
Tháng 10/1930 Hội nghị lần thứ nhất của ban chấp hành TW lâm thời họp (Hương Cảng – TQ)
• Nội dung hội nghị:
 Hội nghị quyết định đổi tên Đảng thành Đảng Cộng Sản Đông Dương
 HN cử BCH TW chính thức do đồng chí Trần Phú làm tổng bí thư
 HN thông qua luận cương chính trị do Trần Phú soạn thảo
• Nội dung luận cương:
 Đường lối chiến lược, sách lược của CM Đông Dương: lúc đầu là cuộc CM tư sản dân chủ dân
quyền sau đó tiếp tục phong trào bỏ qua thời kì TBCN, tiến lên con đường XHCN
 Nhiệm vụ chiến lược CM là đánh phong kiến và đế quốc
 Động lực CM là giai cấp CN và ND
 Lãnh đạo CM là giai cấp vô sản với đội tiên phong là Đảng CS
 Luận cương chính trị nêu rõ hình thức và phương pháp đấu tranh, mối quan hệ CMVN và CMTG
→ Hạn chế của bản luận cương:
• Chưa nêu được mâu thuẫn chủ yếu của XH Đông Dương, không đưa ngọn cờ dân tộc lên hàng
đầu, nặng về đấu tranh giai cấp
• Đánh giá không đúng khả năng CM của tiểu tư sản, tư sản dân tộc, khả năng lôi kéo bộ phận
trung, tiểu địa chỉ

Câu 11. Ý nghĩa lịch sử và bài học kinh nghiệm của ptrao Cm 1930 – 1931:
• Ý nghĩa lịch sử:
 Khẳng định đường lối đúng đắn của Đảng, quyền lãnh đạo của giai cấp công nhân đối với cách
mạng các nước Đông Dương
 Khối liên minh công nông hình thành
 Được đánh giá cao phong trào cộng sản và công nhân quốc tế
 Quốc tế cộng sản công nhận: Đảng Cộng sản Đông Dương là bộ phận độc lập trực tiếp thuộc
Quốc tế Cộng sản
→ ptrao có ý nghĩa như cuộc tập dượt đầu tiên của Đảng và quần chúng cho Tổng khởi nghĩa tháng 8
sau này
• Bài học kinh nghiệm: để lại bài học quý về công tác tư tưởng, xây dựng khối liên minh công nông,
mặt trận dân tộc thống nhất, tổ chức lãnh đạo quần chúng nhân dân…
Câu 12. Đại hội đại biểu lần thứ nhất của Đảng Cộng Sản Đông Dương (3/1935)
• Nội dung:
 Đại hội xác định 3 nhiệm vụ trước mắt là củng cố và phát triển Đảng, tranh thủ quần chúng rộng
rãi chống chiến tranh đế quốc
 Thông qua nghị quyết chính trị và Điều lệ Đảng…
 Bầu BCH TW do Lê Hồng Phong làm tổng bí thư
• Ý nghĩa:
5

×