Tải bản đầy đủ (.docx) (35 trang)

Phòng ngừa té ngã trong bệnh viện

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (544.5 KB, 35 trang )

MỤC LỤC


2
Phần thứ nhất
ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1. Sự cần thiết của việc thực hiện đề án
Mơi trường chăm sóc trong các bệnh viện cần đạt được các tiêu chuẩn về an toàn.
Các bệnh viện cần đánh giá, cải tiến, và theo dõi hiệu quả của các giải pháp an tồn mơi
trường. Các hạn chế trong mơi trường chăm sóc và sử dụng trang thiết bị thường là một
trong những nguyên nhân gốc rễ gây nên sự cố, chẳng hạn như tự tử, té ngã, bị giữ chặt,
bơm thuốc quá liều.
Mỗi năm, có khoảng 700.000 đến 1.000.000 người ở Hoa Kỳ phải nhập viện. Việc
té ngã có thể dẫn đến gãy xương, vết rách hoặc chảy máu trong, dẫn đến việc tăng cường
sử dụng dịch vụ chăm sóc sức khỏe. Nghiên cứu của Cơ quan y tế nghiên cứu và chất
lượng (AHRQ) cho thấy gần một phần ba số lần ngã có thể được ngăn chặn. Phòng ngừa
té ngã liên quan đến việc quản lý các yếu tố nguy cơ té ngã cơ bản của người bệnh và tối
ưu hóa thiết kế vật lý và môi trường của bệnh viện. Kể từ năm 2008, Trung tâm Dịch vụ
Medicare & Medicaid (CMS) khơng hồn trả cho bệnh viện đối với một số loại chấn
thương do chấn thương xảy ra khi người bệnh đang nằm viện; nhiều vết thương trong số
này có thể xảy ra sau khi ngã [7].
Nhân viên bệnh viện cần xử lý vấn đề khiến người bệnh nhập viện, giữ an toàn cho
người bệnh và giúp người bệnh duy trì hoặc phục hồi chức năng thể chất và tinh thần.
Vì vậy, phịng ngừa té ngã phải được cân bằng với các ưu tiên khác. Phòng ngừa té ngã
bao gồm việc quản lý các yếu tố nguy cơ té ngã cơ bản của người bệnh (ví dụ, các vấn đề
về đi lại và vận chuyển, tác dụng phụ của thuốc, lú lẫn, nhu cầu đi vệ sinh thường xuyên)
và tối ưu hóa thiết kế vật lý và môi trường của bệnh viện. Một số thực hành đã được chứng
minh là có thể làm giảm sự cố té ngã, nhưng những thực hành này khơng được áp dụng
một cách có hệ thống ở tất cả các bệnh viện.
Tại Việt Nam, theo tổng kết các báo cáo sự cố, tai nạn té ngã dẫn đến tử vong đứng
thứ hạng cao trong danh mục sự cố thường gặp. Các tai nạn té ngã chiếm khoảng 4,6% sự


cố theo báo cáo của ủy ban an toàn vào năm 2003 [2]. Hiện nay, chưa có con số thống kê
chính thức, nhưng số người bị té ngã ước khoảng 2 triệu người trên 65 tuổi [3]. Ghi nhận


3
tại bệnh viện Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh, một số yếu tố có thể gây té ngã,
trong đó có yếu tố về cơ sở vật chất như: giường bệnh cao, song chắn giường thấp, nhà vệ
sinh trơn trượt, hành lang ẩm ướt. Về phía bác sĩ, điều dưỡng là cách thức hướng dẫn của
điều dưỡng tới người bệnh, người nhà người bệnh chưa hiệu quả; điều dưỡng đánh giá
nguy cơ té ngã chưa đúng; ngay cả bác sĩ cũng chưa thông báo đầy đủ về nguy cơ té ngã
do bệnh lý, do thuốc; phối hợp giữa bác sĩ, điều dưỡng trong phòng ngừa té ngã cho người
bệnh. Về phía người bệnh và người nhà nhận thức té ngã cịn hạn chế, cịn tình trạng đi vệ
sinh một mình…Năm 2018, báo điện tử VN Express có phản ánh một thai phụ bị vỡ tử
cung sau khi bị trượt ngã trong nhà vệ sinh, thai nhi chết lưu [1]. Mặc dù thai phụ té ngã
tại nhà nhưng bất kì bệnh viện nào đều khơng mong muốn gặp phải và phải ngăn chặn tình
huống tương tự trong bệnh viện.
Tại bệnh viện Phụ sản thành phố Cần Thơ, chưa có nghiên cứu trước đây về phòng
ngừa té ngã dành cho đối tượng thai phụ. Ngoài ra, các nghiên cứu ở những đơn vị khác
chưa đưa ra các khuyến cáo dành cho đối tượng thai phụ. Bệnh viện Phụ sản thành phố
Cần Thơ tiếp nhận khám trung bình 2000 đến 3000 lượt khám thai hàng tháng từ khoa
Khám bệnh và trung bình 500 thai phụ lưu trú tại khoa Sản bệnh, mỗi thai phụ lưu tại khoa
trong vịng vài ngày có thể kéo dài đến vài tháng với tần suất di chuyển cao.
Các điều kiện tạo thuận lợi cho sai sót xuất hiện bao gồm khối lượng công việc cao
và mệt mỏi; kiến thức, khả năng và kinh nghiệm không phù hợp; hướng dẫn và giám sát
không phù hợp; môi trường làm việc gây căng thẳng; các thay đổi nhanh trong đơn vị; hệ
thống giao tiếp không phù hợp; lập kế hoạch không tốt; và bảo dưỡng trang thiết bị và cơ
sở vật chất không phù hợp.
Nhằm hỗ trợ nhân viên y tế nhận diện các nguy cơ té ngã, xác định cách thức
phòng ngừa và đưa ra các khuyến cáo dành cho thai phụ, nhóm nghiên cứu thực hiện đề án
“Nâng cao kiến thức, thái độ và thực hành của nhân viên y tế về phòng ngừa nguy cơ

té ngã cho thai phụ”.
1.2. Cơ sở pháp lý
Quyết định 6858/QĐ-BYT ngày 18 tháng 11 năm 2016 về việc ban hành Bộ tiêu
chí đánh giá chất lượng bệnh viện Việt Nam.


4
Phần thứ hai
THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ KHÁM, CHỮA BỆNH
2.1. Đặc điểm của khoa, phòng
2.1.1. Cơ cấu tổ chức hiện nay
- Phịng Quản lý chất lượng có 08 viên chức-người lao động với 100% có trình độ đại học
trở lên, trong đó, trình độ sau đại học chiếm 50%. Nhân sự phòng đều được đào tạo
chuyên sâu về Quản lý chất lượng và có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực Quản lý chất
lượng Bệnh viện.
- Khoa Khám bệnh có chức năng tiếp nhận, khám bệnh, tư vấn và điều trị cho người bệnh
chuyên ngành Sản Phụ khoa, Kế hoạch hóa gia đình, Nhi khoa, bệnh lý Nội khoa tổng
qt. Trong đó, thai phụ là đối tượng đến khám chiếm trên 50% tổng số lượt bệnh. Hiện
nay khoa có 13 bác sĩ và 21 điều dưỡng.
- Khoa Sản bệnh là khoa lâm sàng tiếp nhận điều trị và chăm sóc các sản phụ có thai kèm
bệnh lý (tiểu đường, tiền sản giật, suy tim, bệnh hô hấp, tăng huyết áp cường giáp,..) và
hậu sản bệnh lý. Trong đó, phần lớn người bệnh là phụ nữ có thai. Hiện nay khoa có 5 bác
sĩ và 12 điều dưỡng.
2.1.2. Cơ sở vật chất, trang thiết bị
- Phòng Quản lý chất lượng được trang bị 5 máy tính văn phịng, 1 máy in, và các vật dụng
văn phòng khác.
- Khoa Khám bệnh được bố trí tại tầng trệt, bao gồm khu khám thường, khám dịch vụ và
khu tiêm ngừa với tổng diện tích….
- Khoa Sản bệnh được bố trí tại tầng 1, bao gồm khu lưu bệnh, buồng cấp cứu và khu đo tim
thai, siêu âm.

2.1.3. Chức năng nhiệm vụ phòng Quản lý chất lượng
- Tham mưu cho Giám đốc, Hội đồng quản lý chất lượng bệnh viện về công tác quản lý chất
lượng bệnh viện;
- Xây dựng kế hoạch và nội dung hoạt động quản lý chất lượng trong bệnh viện để trình
Giám đốc phê duyệt;


5
- Tổ chức đánh giá chất lượng nội bộ của bệnh viện dựa trên các bộ tiêu chí, tiêu chuẩn
quản lý chất lượng do Bộ Y tế ban hành hoặc thừa nhận;
- Thu thập, tổng hợp, phân tích dữ liệu, quản lý và bảo mật thông tin liên quan đến chất
lượng bệnh viện. Phối hợp với bộ phận thống kê, tin học của bệnh viện đo lường chỉ số
chất lượng bệnh viện, báo cáo các chỉ số về hội đồng Quản lý chất lượng định kỳ;
- Xây dựng và triển khai các quy trình về quản lý đến các khoa/ phòng. Hỗ trợ khoa/ phòng
liên tục cải tiến, đổi mới, tinh gọn với mục tiêu an toàn;
- Tổ chức thực hiện, theo dõi, giám sát, đánh giá, báo cáo, phối hợp, hỗ trợ việc triển khai
các hoạt động về quản lý chất lượng và các đề án bảo đảm, cải tiến chất lượng,
- Thực hiện đánh giá việc tuân thủ các quy định và hướng dẫn chuyên môn của Bộ Y tế tại
các khoa phòng;
- Làm đầu mối thiết lập hệ thống quản lý sai sót, sự cố bao gồm phát hiện, tổng hợp, phân
tích, báo cáo và nghiên cứu, đề xuất giải pháp khắc phục;
- Xây dựng và triển khai thực hiện chương trình an tồn người bệnh;
- Xây dựng kế hoạch, tập huấn và tăng cường mơ hình 5S+ tại các khoa, phòng;
- Triển khai hoặc phối hợp tổ chức đào tạo, huấn luyện, tập huấn, bồi dưỡng về quản lý chất
lượng;
- Phối hợp với các khoa phòng liên quan trong các hoạt động của bệnh viện.
- Tổ chức đào tạo những kỹ năng cần thiết để thực hiện quy định nuôi con sữa mẹ;
- Giám sát, thu thập, phân tích, quản lý việc thực hành ni con bằng sữa mẹ.
- Tự đánh giá chất lượng và gửi báo cáo kết quả tự đánh giá Tiêu chí “Ni con bằng sữa
mẹ” thuộc phần E về Bộ Y tế (Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em).

2.2. Thực trạng vấn đề cần cải tiến
Phòng ngừa té ngã bao gồm việc quản lý các yếu tố nguy cơ té ngã cơ bản của
người bệnh (ví dụ, các vấn đề về đi lại và vận chuyển, tác dụng phụ của thuốc, lú lẫn, nhu
cầu đi vệ sinh thường xuyên) và tối ưu hóa thiết kế vật lý và mơi trường của bệnh viện.
Phòng ngừa té ngã đòi hỏi một cách tiếp cận liên ngành để chăm sóc. Một số phần
của việc chăm sóc phịng ngừa té ngã được thực hiện một cách tự động hóa; các khía cạnh
khác phải được điều chỉnh cho phù hợp với hồ sơ rủi ro cụ thể của từng người bệnh.
Không một bác sĩ lâm sàng nào làm việc một mình, bất kể tài năng đến đâu, có thể ngăn
ngừa mọi cú ngã. Thay vào đó, việc phòng ngừa té ngã đòi hỏi sự tham gia tích cực của
nhiều cá nhân, bao gồm nhiều bộ phận và đội ngũ tham gia chăm sóc người bệnh. Để thực
hiện được sự phối hợp này, cơng tác phịng ngừa chất lượng cao địi hỏi phải có văn hóa


6
tổ chức và các phương thức hoạt động thúc đẩy giao tiếp và làm việc theo nhóm, cũng
như chun mơn của cá nhân.
Các hoạt động phòng ngừa té ngã cũng cần được cân bằng với các mối quan tâm
khác, chẳng hạn như giảm thiểu hạn chế và duy trì khả năng vận động của người bệnh, để
cung cấp dịch vụ chăm sóc tốt nhất có thể cho người bệnh. Do đó, việc cải thiện cơng tác
phịng ngừa té ngã địi hỏi sự tập trung của hệ thống để thực hiện những thay đổi cần
thiết.
2.2.1. Phân tích thực trạng cần cải tiến (phân tích SWOT)
a. Ưu điểm
- Trang bị cơ sở vật chất, trang thiết bị được chú trọng cải thiện để đảm bảo an toàn của
người bệnh tại bệnh viện. Chiều cao của lan can và chấn song cửa sổ được thiết kế đủ cao,
bảo đảm từ 1m40 trở lên để khơng có người bị ngã xuống do vơ ý;
- Đội ngũ nhân viên y tế trẻ, năng động, dễ đào tạo.
- Bác sĩ, điều dưỡng được đào tạo chuyên ngành Sản phụ khoa, và có nhiều kinh nghiệm
trong cơng tác.
- Có chng gọi nhân viên y tế tại khoa Khám bệnh và khoa Sản bệnh.

b. Nhược điểm
- Thai phụ thường đi vệ sinh một mình.
- NVYT và thai phụ, người nhà phối hợp chưa tốt.
- Cơ sở vật chất còn một số hạn chế: xe đẩy, vẫn còn giường bệnh khơng có thanh chắn tại
khoa Sản bệnh (đặc biệt là buồng Cấp cứu), giường khám thai khá cao so với vóc dáng
của thai phụ tại khoa Khám bệnh, thiếu giầy, dép chống trơn trợt cho thai phụ. Thiếu cảnh
báo nguy hiểm tại các vị trí có nguy cơ trượt, ngã như sàn trơn, vị trí khơng bằng phẳng…
Thiếu vật liệu tăng ma sát dán tại các vị trí có nguy cơ trượt ngã như cầu thang, lối đi
dốc…. Tại các vị trí chuyển tiếp khơng bằng phẳng của sàn nhà thiếu dán các vật liệu thay
đổi màu sắc để dễ nhận biết, tránh vấp, ngã (hoặc sử dụng vật liệu xây dựng cố định có
màu sắc khác nhau).


7
- Thiếu lắp đặt chuông báo động tại giường, ở các lối ra vào;
- Bác sĩ, điều dưỡng chưa được tập huấn kiến thức và thực hành về đánh giá và phịng
ngừa té ngã cho thai phụ. Nhóm đề án đã đánh giá dựa trên bảng kiểm sau đây:
Bảng 2.1. Bảng kiểm đánh giá thực trạng phòng ngừa té ngã của nhân viên y tế
Câu hỏi

C
ó

Khơn
g

1. Nhân viên mới có được đánh giá về nhu cầu giáo dục về
đánh giá và phịng ngừa té ngã khơng?

x


2. Nhân viên hiện tại có được giáo dục liên tục về các nguyên
tắc đánh giá và phịng ngừa té ngã khơng?

x

3. Giáo dục nhân viên y tế có cung cấp quy định để đánh giá
và phịng ngừa té ngã khơng?

x

4. Có chun gia lâm sàng được chỉ định sẵn sàng tại cơ sở
để trả lời các câu hỏi của tất cả nhân viên về đánh giá và
phịng ngừa té ngã khơng?

x

5. Giáo dục có được cung cấp ở cấp độ phù hợp cho người
học khơng?

x

6. Chương trình giáo dục được cung cấp có đề cập đến các
công cụ và thủ tục đánh giá yếu tố nguy cơ khơng?

x

7. Chương trình đào tạo có bao gồm việc đào tạo nhân viên y
tế về các phương pháp lập hồ sơ liên quan đến té ngã khơng
(ví dụ: hồn cảnh ngã nếu có, các yếu tố nguy cơ té ngã, cách

giải quyết các yếu tố nguy cơ đó)?

x

Bình luận

Nhận xét: Kết quả cho thấy nhân viên y tế chưa có nền tảng hiểu biết về đánh giá và
phịng ngừa té ngã.
- Chưa có “Quy trình đánh giá nguy cơ té ngã” và “Quy trình phịng ngừa té ngã” cho thai
phụ tại bệnh viện.
c. Cơ hội
- Được sự ủng hộ của Ban Giám Đốc bệnh viện về việc cải tiến để nâng cao chất lượng
bệnh viện và đặc biệt cải tiến các vấn đề nhằm mục đích đem lại sự an toàn cao nhất cho
người bệnh.


8
- Bác sĩ, điều dưỡng được trang bị trình độ chuyên môn tốt và kỹ năng tư vấn.
- Đội ngũ y bác sĩ yêu nghề, năng động, ham học hỏi và luôn thay đổi để cải tiến phát
triển.
d. Thách thức
- Trình độ nhận thức, hiểu biết của thai phụ chưa đồng đều.
- Tâm lý e ngại khi được đề nghị hỗ trợ các vấn đề cá nhân (từ người thân và điều dưỡng).
- Kiến thức phòng ngừa té ngã của thai phụ còn hạn chế.
- Điều dưỡng thiếu thời gian quan tâm, thiếu sự hướng dẫn, tư vấn cùng với kỹ năng tư
vấn còn hạn chế, chưa đồng nhất.
2.2.2. Vấn đề cải tiến
a. Phân tích nguyên nhân
1) Nhận diện và giảm thiểu số lượng nguy cơ té ngã cho thai phụ.
Nguy cơ té ngã có thể do mơi trường chăm sóc hoặc do bản thân người bệnh. Nguy cơ

té ngã do mơi trường chăm sóc bao gồm những thiết kế cơ sở vật chất, vật dụng không
phù hợp cho người bệnh. Nguy cơ do bản thân người bệnh bao gồm có tiền sử té ngã
trước đó, khiếm khuyết về cảm giác và thính giác, suy nhược thần kinh, bị xúc động suy
nhược thăng bằng hoặc vận động, các vấn đề về cơ xương, các bệnh mãn tính, rối loạn
tiểu tiện, các vấn đề về dinh dưỡng, và việc sử dụng nhiều loại thuốc khác nhau. Nguy cơ
do nhân viên y tế như chưa cải tiến và chuẩn hoá hệ thống gọi điều dưỡng, thiếu sự hướng
dẫn người bệnh và gia đình về các nguy cơ té ngã.
Tại các cơ sở điều trị, nếu điều kiện chăm sóc khơng tốt như: điều dưỡng quá tải,
không đủ thời gian quan tâm, sàn nhà vệ sinh được thiết kế “chuẩn khách sạn” trơn trượt;
thảm chống trơn trượt không đảm bảo vệ sinh; quần áo người bệnh quá rộng không vừa
vặn; xe đẩy, giường bệnh thiếu thanh chắn để người bệnh rớt xuống; trong bệnh phòng
thiếu dép chống trơn trượt; khu vực vệ sinh bị thiếu dụng cụ hỗ trợ như tay vịn là nguy cơ
gây té ngã. Và nhiều vấn đề khác liên quan đến quãng đường di chuyển của thai phụ cũng
như giường bệnh khám thai, đo tim thai, siêu âm hay nằm điều trị trong thời gian lưu trú..


9
2) Tăng tỉ lệ kiến thức của nhân viên y tế về phòng ngừa té ngã của thai phụ: Chưa có quy
trình, quy định hay văn bản hướng dẫn, truyền thơng về tầm quan trọng và ý nghĩa của
phịng ngừa té ngã.
3) Tăng tỉ lệ thái độ của nhân viên y tế về phòng ngừa té ngã của thai phụ: Chưa có quy
trình, quy định cụ thể, rõ ràng về cách thức đánh giá cũng như phòng ngừa té ngã. Bên
cạnh đó, là sự sẵn sàng thay đổi của cấp quản lý khoa, phòng đến nhân viên y tế tại các
khoa, phịng.
Bước 1. Lựa chọn q trình có nguy cơ cao
Từ quan sát thực trạng và quy định của Bộ tiêu chí đánh giá chất lượng bệnh viện Việt
Nam, nguy cơ té ngã từ Tiền sử té ngã, Đang được truyền dịch, Có bệnh lý đi kèm, Sử
dụng hỗ trợ đi lại (Phương tiện, Nhân viên y tế), Tư thế bất thường khi di chuyển (Cân
nặng 3 tháng cuối thai kì, Cơ sở vật chất (bề mặt đường đi, độ cao của giường khám, cảnh
báo bậc thang, dép, tay vịn,…), Thời điểm thăm khám (Trước khi bước lên bàn khám,

Chuẩn bị bước xuống bàn khám, Di chuyển đến phòng đo tim thai, siêu âm…), Trạng thái
tinh thần,..và các nguy cơ khác được liệt kê trong Phụ lục 1 về Bảng câu hỏi khảo sát.

Bước 2. Lập sơ đồ di chuyển của thai phụ
Tại khoa Khám bệnh: Thai phụ phải di chuyển qua nhiều mặt đường đi không bằng
phẳng. Tại các vị trí này khơng dán vật liệu tăng ma sát hay các cảnh báo màu. Thai phụ
nằm trên các giường khám khá cao so với vóc dáng của mình. Thai phụ nằm trên các
giường bệnh không phù hợp với thể trạng mang thai tại phòng điều trị ban ngày.


10

Hình 2.1. Sơ đồ di chuyển của thai phụ tại khoa Khám bệnh

Tại khoa Sản bệnh: Sau khi đề án cải thiện khu vực sinh hoạt chung, đo tim thai và siêu
âm được áp dụng, thai phụ được đo tim thai tại buồng đo với thiết kế ghế ngồi phù hợp
hơn. Tuy nhiên, thai phụ cần siêu âm vẫn phải di chuyển xuống tầng trệt hoặc lên tầng 2
đi thang máy xuống tầng trệt, tiếp tục di chuyển đến phòng siêu âm tại Trung tâm Sàng
lọc chẩn đoán trước sinh và sơ sinh. Trên quãng đường di chuyển, thai phụ phải đi ngang
qua đường nhận bệnh cấp cứu. Đây là nút giao thông của nhiều loại phương tiện cùng với
người đi bộ. Do đó, thai phụ cần di chuyển nhanh để đi qua con đường này.


11

Hình 2.2. Sơ đồ di chuyển của thai phụ tại khoa Sản bệnh
Q trình đánh giá và phịng ngừa nguy cơ té ngã:

Bước 1. Đánh giá nguy cơ


Bước 2. Dán nhãn nhận biết

té ngã

đối tượng nguy cơ

Bước 3. Phòng ngừa té ngã

Bước 4. Ghi và lưu hồ sơ

Hình 2.3. Sơ đồ q trình đánh giá và phịng ngừa nguy cơ té ngã

Bước 3. Thảo luận nhóm với chun gia tìm nguy cơ trong mỗi bước của quy trình và
đánh giá những ảnh hưởng các nguy cơ đem lại
1. Con người (kiến thức, thực hành): Nhân viên y tế, Thai phụ, Sự phối hợp nhân viên y tế
và Người bệnh, bàn giao Người bệnh giữa nhân viên y tế các khoa.
2. Vật liệu
3. Trang thiết bị
4. Môi trường: cơ sở vật chất, hạ tầng, …


12
5. Phương pháp đào tạo, tập huấn,…
6. Chính sách, quy trình, hướng dẫn chun mơn...
Bước 4. Xác định ngun nhân gốc rễ của té ngã của thai phụ
5 whys: Có quy trình liên quan đến phịng ngừa té ngã hay chưa?
+
+
+
+


Why 1: Quy trình có được ban hành đến các khoa, phòng liên quan hay chưa?
Why 2: Tất cả cá nhân liên quan có được tập huấn đầy đủ quy trình hay chưa?
Why 3: Các cá nhân liên quan có hiểu rõ được quy trình hay chưa?
Why 4: Điều kiện cơ sở vật chất tại chỗ có thể áp dụng đầy đủ theo quy trình hay
khơng? Điều kiện làm việc hiện tại của nhân viên có đáp ứng được việc thực hiện

đúng quy trình hay khơng?
+ Why 5: Cá nhân liên quan có thực hiện đúng quy trình hay khơng?
+ Kết: Và sau cùng, Quy trình hiện tại có “vấn đề” gì hay khơng?
Tăng xác suất té ngã khi Thai phụ khơng được nhận diện có nguy cơ hay khơng, là do
Điều dưỡng sau khi đánh giá quên áp dụng quy định với Thai phụ nguy cơ. Nguyên nhân
là Điều dưỡng không tập trung.
Tăng xác suất té ngã khi Thai phụ khơng được áp dụng các biện pháp phịng ngừa, là do
Điều dưỡng quên bàn giao kết quả đánh giá, hoặc Thai phụ chưa được thực hiện đánh giá,
hoặc Thai phụ chưa được áp dụng quy định. Nguyên nhân là Điều dưỡng khơng có đủ
kiến thức (khơng có quy định).
Bước 5. Đánh giá, đề xuất giải pháp: Thảo luận nhóm.
Bước 6. Thiết kế/cải tiến quy trình để giảm tần suất xuất hiện, giảm thiểu mức độ nghiêm
trọng
-

Đơn giản hoá, tự động hoá
Áp dụng các chế độ cảnh báo (phần mềm...) khi đến ngưỡng khơng an tồn
Khởi động các chức năng bắt buộc
Áp dụng các biện pháp dự phòng; bảng kiểm

Bước 7. Phân tích, pilot và kiểm tra thay đổi của q trình
- Đánh giá mơ phỏng khi có thể
- Pilot (một khoa, theo dịng chảy cơng việc...



13
Bước 8. Triển khai thực hiện & giám sát quá trình cải tiến
- Tìm tác nhân thay đổi
- Truyền thơng các nguy cơ và cách thức phòng ngừa đến từng thai phụ và người nhà.
- Chia sẻ kết quả và giám sát liên tục.
b. Xác định vấn đề cải tiến dựa trên phương pháp 5W1H
WHY: Tăng an toàn cho thai phụ và gia đình.
WHAT: Đối tượng nghiên cứu là nhân viên y tế tiếp xúc trực tiếp và có tư vấn người
bệnh.
(1) Nhận diện và giảm thiểu số lượng nguy cơ té ngã cho thai phụ.
(2) Tăng kiến thức của nhân viên y tế về phòng ngừa té ngã của thai phụ.
(3) Tăng tỉ lệ thái độ của nhân viên y tế về phòng ngừa té ngã của thai phụ.
(4) Tăng tỉ lệ thực hành của nhân viên y tế về phòng ngừa té ngã của thai phụ.
WHERE: Tại khoa Khám bệnh và khoa Sản bệnh.
WHEN: Tại các thời điểm:
(1) Lúc nhận bệnh (bệnh mới, bệnh từ đơn vị khác)
(2) Trước khi lên giường khám
(3) Sau khi lên giường khám
(4) Thay đổi tình trạng bệnh lý
(5) Thay đổi tư thế trên giường bệnh
(6) Di chuyển đến phòng đo tim thai, siêu âm
(7) Sau khi bị té ngã
WHO: Nhân viên y tế thực hiện, thai phụ và gia đình được hướng dẫn, tư vấn, an toàn.
HOW: Phân loại mức độ nguy cơ bằng Bảng điểm đánh giá nguy cơ té ngã MORSE
c. Hiệu quả dự kiến của đề án sau khi triển khai


14

(1) Nhận diện và giảm thiểu số lượng nguy cơ té ngã cho thai phụ: Xây dựng và ban hành
hai quy trình bao gồm quy trình đánh giá nguy cơ té ngã và quy trình phịng ngừa té ngã.
Đồng thời, 100% nhân viên y tế tại khoa Khám bệnh và khoa Sản bệnh được phổ biến hai
quy trình này.
(2) Tăng kiến thức của nhân viên y tế về phòng ngừa té ngã của thai phụ từ .../11 câu lên
11/11 câu.
(3) Tăng tỉ lệ thái độ của nhân viên y tế về phòng ngừa té ngã của thai phụ từ ….% lên
trên 90%.
(4) Tăng tỉ lệ thực hành của nhân viên y tế về phòng ngừa té ngã của thai phụ từ …% lên
trên 90%.


15
Phần thứ ba
NỘI DUNG CẢI TIẾN CHẤT LƯỢNG
3.1. Mục tiêu chung
Đề án được thực hiện nhằm đạt được các lợi ích về kinh tế như hạn chế các chi phí
bồi thường khi xảy ra té ngã dẫn đến phải điều trị. Bên cạnh đó, đề án dự kiến mang lại
lợi ích xã hội như nhận biết của nhân viên y tế được nâng cao, hạn chế nguy cơ té ngã của
thai phụ. Qua đó, đem lại sự an tồn và tin tưởng của người bệnh đối với cơ sở y tế và
nhân viên y tế.
3.2. Mục tiêu cụ thể
Trong vòng 6 tháng (từ tháng 4/2021 đến tháng 9/2021), đề án được triển khai nhằm
đạt được các mục tiêu sau:
1) Nhận diện và giảm thiểu số lượng nguy cơ té ngã cho thai phụ.
2) Tăng kiến thức của nhân viên y tế về phòng ngừa té ngã của thai phụ từ ….câu lên 11/11
câu.
3) Tăng tỉ lệ thái độ của nhân viên y tế về phòng ngừa té ngã của thai phụ từ …% lên trên 90%.
4) Tăng tỉ lệ thực hành của nhân viên y tế về phòng ngừa té ngã của thai phụ từ …% lên trên
90%.



16
Phần thứ tư
GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
Nhằm tập trung vào việc khắc phục những thách thức liên quan đến việc phát triển,
thực hiện và duy trì một chương trình phịng ngừa té ngã, đề án được thực hiện qua 4
bước như sau:
Bước 1: Khảo sát thực trạng dựa trên bảng câu hỏi gồm ba phần. Phần 1 là các câu
hỏi về kiến thức và Phần 2 về thực hành thông qua hiểu biết về ba trụ cột xúc tiến vận
động phòng ngừa té ngã. Phần 3 là các câu hỏi về theo bảng điểm đánh giá nguy cơ té ngã
MORSE. Từ đó có được kết quả trước đề án.
Bước 2: Xây dựng và tập huấn quy trình dựa trên thực trạng đã khảo sát. Đồng thời,
thực hiện huấn luyện lường trước nguy hiểm (KYT).
Bước 3: Khảo sát thực trạng sau khi tập huấn dựa trên cùng bảng câu hỏi.
Bước 4: So sánh kết quả trước-sau đề án để đưa ra kiến nghị và đề xuất.
4.1. Ba trụ cột xúc tiến vận động phòng ngừa té ngã
“Phòng ngừa” là phát hiện, nắm bắt, giải quyết không chỉ nguy hiểm tiềm ẩn trong
công việc hay nơi làm việc mà tất cả những yếu tố nguy hiểm (vấn đề) tiềm ẩn trong sinh
hoạt hàng ngày của mỗi người để đề phòng và ngăn ngừa phát sinh té ngã, nhằm đạt mục
đích cuối cùng là khơng có té ngã, khơng có tổn thương và hơn nữa là tạo nên khơng khí
làm việc, điều trị khoẻ khoắn, vui vẻ.
Trong xúc tiến vận động phòng ngừa té ngã thì về cơ bản có 3 trụ cột quan trọng là
“nhận thức của lãnh đạo”, “triệt để chuẩn hoá quy trình”, “khơi dậy hoạt động tự chủ tại
nơi làm việc”. Ba trụ cột này có quan hệ tương hỗ lẫn nhau, hỗ trợ lẫn nhau đẩy nhanh
vận động ngăn ngừa té ngã.
(1) Nhận thức của lãnh đạo và NVYT tại khoa
An toàn té ngã trước hết phải bắt đầu từ thái độ nghiêm túc của lãnh đạo đối với việc
khơng có té ngã, khơng có tổn thương. Vận động bắt đầu từ quyết tâm tôn trọng con
người của lãnh đạo và NVYT, từ suy nghĩ “mỗi nhân viên đều quan trọng”, “mỗi người

bệnh đều quan trọng”, “không để bất cứ ai bị té ngã”. Khi ý thức của lãnh đạo và NVYT


17
thay đổi thì tất cả sẽ thay đổi. Sự thay đổi cách nghĩ để hướng tới ngăn ngừa té ngã phải
được bắt nguồn từ lãnh đạo.
Câu hỏi tương ứng từ câu 1 đến câu 3 phần II. Khâu thực hành.
(2) Triệt để chuẩn hố quy trình
Để xúc tiến thực hiện an tồn người bệnh thì khơng thể thiếu việc điều dưỡng trưởng
năng nổ tích cực lấy an tồn người bệnh làm trung tâm công việc. Hoạt động này được
gọi là chuẩn hố quy trình phịng ngừa té ngã. Việc triệt để quản lý an tồn người bệnh
bằng quy trình là trụ cột thứ hai. Các câu hỏi tương ứng trong phần I. Khâu chuẩn bị trong
bảng câu hỏi khảo sát
(3) Khơi dậy hoạt động tự chủ tại nơi làm việc
Phần lớn té ngã đi kèm với sai sót của con người. Cần để cho mỗi NVYT khắc sâu
vào gan ruột rằng đây là lỗi không thể đổ cho trách nhiệm của ai khác. Việc nhận thức rõ
ràng rằng mình là một người không thể thiếu đối với người bệnh và người nhà người
bệnh, từ đó coi an tồn và sức khoẻ là vấn đề của bản thân và của các đồng nghiệp, là
bước khởi đầu của hoạt động ngăn ngừa té ngã theo nhóm nhỏ.
Nếu mỗi cá nhân khơng quyết tâm “nhất định không gây té ngã”, “nhất định không
để người bệnh té ngã” và tất cả không cùng thực hiện những hoạt động thực tiễn thì
khơng thể đảm bảo an tồn người bệnh trong khoa mình.
Câu hỏi tương ứng từ câu 4 đến câu 6 phần II. Khâu thực hành.
4.2. Huấn luyện lường trước nguy hiểm (KYT)
KYT là cụm từ viết tắt của huấn luyện lường trước nguy hiểm. Trong đó, K (kiken)
là Nguy hiểm, Y (yochi) là Lường trước, và T (training) là Huấn luyện.
KYT là phương pháp thông qua trao đổi tăng sự nhạy bén trong nhận biết nguy
hiểm, chia sẻ thông tin về nguy hiểm và giải quyết nguy hiểm để qua đó nâng cao năng
lực giải quyết vấn đề, nâng cao tính tập trung bằng việc thực hiện chỉ tay gọi tên tại từng
điểm nút trong cơng việc, tăng cường nhiệt tình đối với sự thực hiện hợp tác ăn ý.

Sử dụng tờ minh hoạ tình hình nơi làm việc hay cơng việc hoặc dùng hiện vật trên
thực tế, yêu cầu làm trực tiếp hay yêu cầu quan sát làm mẫu rồi cùng trao đổi, cùng suy


18
nghĩ, cùng giải thích trong các nhóm nhỏ tại nơi làm việc (hoặc tự đặt câu hỏi và tự trả
lời) về những “yếu tố nguy hiểm” tiềm ẩn trong thực tế nơi làm việc hay cơng việc (tình
hình khơng an tồn, động tác khơng an tồn có khả năng trở thành nguyên nhân gây ra tai
nạn hay sự cố té ngã) cũng như “hiện tượng” (loại sự cố) mà những yếu tố đó có thể gây
ra, từ đó quyết định điểm nguy hiểm và mục tiêu hành động rồi luyện tập đảm bảo an toàn
bằng cách kiểm tra trước khi thao tác như thực hiện chỉ tay đồng thanh hay chỉ tay gọi
tên.
Trong luyện tập lường trước nguy hiểm có luyện tập STK chỉ thị công việc, lường
trước nguy hiểm đơn lẻ KY, lường trước nguy hiểm bằng câu hỏi ở cấp người chỉ đạo KY,
lường trước nguy hiểm một điểm KY, SKYT ở cấp tổ, KYT một người, phiếu KYT tự hỏi
đáp, phương pháp 4 vòng 1 người ở cấp cá nhân KYT giao thơng, KYT họp, KYT ví dụ
tai nạn v.v…dựa trên phương pháp 4 vòng cơ sở KYT và hội ý ngắn.
STK là cụm từ viết tắt của S (sagyo) là Cơng việc, T (team) là Nhóm, và K (kiken
yochi) là Lường trước nguy hiểm.
SKYT (Short Time KYT) là KYT trong ngắn hạn.
Phương pháp 4 vòng cơ sở KYT là nền tảng cho các phương pháp này, là tiến hành
giải quyết vấn đề từng bước theo 4 vòng dựa trên việc trao đổi thẳng thắn giữa các thành
viên về “nguy hiểm tiềm ẩn” trong tình hình nơi làm việc và công việc được thể hiện
trong tranh minh hoạ.
(1) Vịng 1 (nắm bắt tình hình) Có nguy hiểm gì tiềm ẩn?
(2) Vịng 2 (truy tìm bản chất) Đây là điểm nguy hiểm.
(3) Vòng 3 (thiết lập giải pháp) Nếu là bạn thì bạn sẽ làm gì?
(4) Vịng 4 (xác định mục tiêu) Đây là điểm nguy hiểm.
Phương pháp này giúp cho NVYT và người bệnh cùng thống nhất cách nhận diện,
cách gọi tên và hiểu biết các hành động cần thực hiện ngay lúc gặp tình huống có nguy cơ

té ngã.


19
4.3. Bảng điểm đánh giá nguy cơ té ngã MORSE
Thai phụ thuộc nhóm đối tượng từ 15-59 tuổi, mức độ nguy cơ được chấm điểm và
phân loại như sau: Điểm số được cộng và ghi nhận trong hồ sơ người bệnh. Xác định mức
độ nguy cơ và đề xuất hướng can thiệp.
Bảng 4.1. Bảng điểm Mức độ nguy cơ chung
Mức độ nguy cơ

Điểm nguy cơ té ngã Morse

Nguy cơ thấp

Hành động

0 – 24

Nguy cơ trung bình

25 – 44

Nguy cơ cao

Điều dưỡng áp dụng ba thang
điểm đánh giá nguy cơ té ngã.

≥ 45


Bảng 4.2. Bảng điểm Mức độ nguy cơ dành cho thai phụ
Mức độ nguy cơ

Điểm nguy cơ té ngã Morse

Nguy cơ thấp
Nguy cơ trung bình

Hành động

0 – 24 Điều dưỡng áp dụng “Thang
25 – 44 điểm đánh giá nguy cơ té ngã ở

Nguy cơ cao

≥ 45 người 15-59 tuổi”

Trong đó,
(1) Tiền sử té ngã
25 điểm: Nếu thai phụ mới bị té ngã trong lần nhập viện này, hoặc có tiền sử té ngã
trong vòng 3 tháng trước khi nhập viện.
0 điểm: Nếu thai phụ chưa từng bị té ngã.
(2) Đang được truyền dịch
20 điểm: Nếu thai phụ đang được truyền dịch.
0 điểm: Nếu thai phụ khơng truyền dịch.
(3) Có bệnh lý đi kèm


20
15 điểm: Nếu trong bệnh án lần nhập viện này có chẩn đốn từ hai bệnh trở lên và thai

phụ đang dùng nhiều loại thuốc khác nhau
0 điểm: Nếu chẩn đốn chỉ có một bệnh duy nhất.
(4) Sử dụng hỗ trợ đi lại
30 điểm: Nếu người bệnh không sử dụng dụng cụ hỗ trợ, đi lại phải vịn vào người
khác, bàn ghế, bờ tường xung quanh.
15 điểm: Nếu người bệnh sử dụng xe lăn, nạng chống, nạng bốn chân, khung tập đi,
điều dưỡng hỗ trợ…
0 điểm: Nếu người bệnh tự di chuyển không cần sự hỗ trợ.
(5) Tư thế bất thường khi di chuyển
0 điểm: Khi di chuyển với dáng đi bình thường đầu thẳng, hai tay đánh theo nhịp bước
chân thoải mái.
10 điểm: Khi di chuyển với dáng đi yếu, chúi người về phía trước nhưng vẫn có thể
ngẩng đầu giữ được thăng bằng, bước sãi chân ngắn hoặc có thể kéo lê chân.
20 điểm: Khi di chuyển với tư thế mất thăng bằng, khó khăn khi đứng dậy khỏi ghế
ngồi, phải cố gắng chống tay lên hai thành ghế để đứng lên hoặc phải lấy đà nhiều lần
mới đứng lên được. Đầu người bệnh cúi gập, nhìn xuống sàn nhà. Do khả năng giữ
thăng bằng kém nên người bệnh không thể tự đi lại được mà cần phải vịn vào thành
ghế, lan can, người bên cạnh hay công cụ hỗ trợ để di chuyển.
(6) Trạng thái tinh thần
Nhận định bằng cách kiểm tra việc tự đánh giá về khả năng di chuyển của người bệnh
trong việc đi lại
15 điểm: Khi người bệnh đánh giá không phù hợp với khả năng thực hiện hoặc không
phù hợp với thực tế khi đánh giá quá mức khả năng của mình hoặc lú lẫn.
0 điểm: Khi người bệnh đánh giá phù hợp với khả năng thực hiện
Bảng hướng dẫn mức độ té ngã được treo trong mỗi phòng bệnh để giúp người bệnh
và người nhà biết được tình trạng của mình và cách phòng ngừa.


21
4.4. Khảo sát kiến thức, hành vi phòng ngừa té ngã trong bệnh viện

Bảng câu hỏi khảo sát phiên bản đầy đủ được hướng dẫn từ một hội đồng chuyên gia
và các chuyên gia bổ sung trong lĩnh vực này. AHQR đã kết hợp thông tin đầu vào này
với kinh nghiệm của các bác sĩ lâm sàng làm việc tại các bệnh viện chăm sóc cấp tính và
các chun gia cải tiến chất lượng làm việc với các bệnh viện để cải thiện các chương
trình phịng ngừa té ngã. Ngồi ra, bảng câu hỏi này đã được sáu bệnh viện đã tình
nguyện thử nghiệm. Phản hồi của các bệnh viện ảnh hưởng đến phiên bản cuối cùng này
và nhiều nguồn tài nguyên trong bảng câu hỏi phản ánh trải nghiệm của họ.
Nhóm đề án đã dịch sang tiếng Việt, chỉnh sửa các từ ngữ và điều chỉnh các câu hỏi
không liên quan đến đối tượng người bệnh, khách hàng của bệnh viện Phụ sản TP. Cần
Thơ là thai phụ.
Đề án áp dụng đối với 18 bác sĩ và 33 điều dưỡng (tổng cộng 51 nhân viên y tế) tại
khoa Khám bệnh và khoa Sản bệnh.
4.5. Đánh giá hiệu quả đề án
(1) Nhận diện và giảm thiểu số lượng nguy cơ té ngã cho thai phụ: Xây dựng và ban
hành hai quy trình bao gồm quy trình đánh giá nguy cơ té ngã và quy trình phịng ngừa té
ngã: 100% nhân viên y tế tại khoa Khám bệnh và khoa Sản bệnh được phổ biến hai quy
trình này.
(2) Tăng kiến thức của nhân viên y tế về phòng ngừa té ngã của thai phụ từ .../11 câu
lên 11/11 câu.
(3) Tăng tỉ lệ thái độ của nhân viên y tế về phòng ngừa té ngã của thai phụ từ ….%
lên trên 90%. Đánh giá này xuyên suốt từ khâu chuẩn bị đến khâu thực hành và khâu cải
tiến, việc tuân thủ hai quy trình nêu trên là điều bắt buộc, do đó, nhóm đề án đánh giá dựa
trên 6 khía cạnh chính về quản lý phòng ngừa té ngã như sau:
-

Anh/Chị đã sẵn sàng cho sự thay đổi này chưa?
Anh/Chị có quản lý sự thay đổi khơng?
Anh/Chị có muốn áp dụng các phương pháp phịng ngừa té ngã?
Anh/Chị thực hiện chương trình phòng ngừa té ngã trong bệnh viện hay chưa?



22
- Anh/Chị có đo lường tần suất té ngã và thực hành phịng ngừa té ngã khơng?
- Anh/Chị duy trì một chương trình phịng ngừa té ngã hiệu quả hay không?
(4) Tăng tỉ lệ thực hành của nhân viên y tế về phòng ngừa té ngã của thai phụ từ ….
% lên trên 90%. Đánh giá này nhằm cải thiện tình trạng nhân viên y tế thực hành phịng
ngừa té ngã ở trạng thái bị động (chỉ khắc phục hậu quả khi đã có thai phụ té ngã) chuyển
sang tình trạng chủ động phòng ngừa. Mỗi nhân viên y tế được ghi nhận là đạt khi tuân
thủ đúng và đủ bảng điểm đánh giá nguy cơ té ngã MORSE.


23
Phần thứ năm
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
5.1. Xây dựng đề án
Chủ nhiệm: ThS. Hồng Thị Phương Thảo.
Cộng sự:
(1). ThS. Triệu Bích Ngân.
(2). CN. Trần Nguyễn Thanh Tâm.
(3). CKI. ĐD. Ngô Lê Thúy Liễu Em.
Nhóm đề án trình đề cương đề án cải tiến chất lượng và hoàn chỉnh đề cương theo sự góp
ý của Hội đồng Khoa học bệnh viện Phụ sản TP. Cần Thơ.
Dự kiến thời gian thực hiện đề án từ tháng 3/2021 đến tháng 9/2021.
Dự kiến thời gian trình nghiệm thu đề án vào tháng 10/2021.
5.2. Duyệt đề án
Hội đồng Khoa học bệnh viện Phụ sản TP. Cần Thơ thông qua đề cương và nghiệm thu đề
án lần lượt vào tháng 3 và tháng 10 năm 2021.


24

5.3. Triển khai đề án
T
T

Người phụ trách

Nội dung

Thời gian

1.

ThS. Hoàng Thị Phương
Thảo

Trình đề cương
Trình nghiệm thu
Khảo sát và thu thập số liệu

Tháng 3/2021
Tháng 10/2021

2.

ThS. Triệu Bích Ngân

Hồn chỉnh bộ câu hỏi
Tháng 3/2021
Xây dựng quy trình, tập huấn
các nội dung về nhân viên y

tế.
Khảo sát và thu thập số liệu

3.

CN. Trần Nguyễn Thanh Khảo sát và thu thập số liệu
Tâm
Phối hợp các khoa, phịng liên
quan triển khai các nội dung
về mơi trường chăm sóc

Tháng 4/2021
(4 tuần),
Tháng 9/2021
(4 tuần)

4.

CKI. ĐD. Ngơ Lê Thúy Tập huấn NVYT
Liễu Em
Khảo sát và thu thập số liệu

Tháng
5/2021
đến tháng 8/2021
(4 tháng)

5.

Khoa Khám bênh


Tham gia tập huấn NVYT
Giám sát thực hiện quy trình

Tháng 5/2021

6.

Khoa Sản bệnh

Tham gia tập huấn NVYT
Giám sát thực hiện quy trình

Tháng 5/2021

Nhóm đề án phối hợp với các khoa, phòng liên quan triển khai một số biện pháp
cải tiến môi trường giúp giảm té ngã:
(1) Về mơi trường chăm sóc
- Thiết kế cơ sở vật chất:
+ Lập danh sách các vị trí có nguy cơ trượt ngã do thiết kế, do cơ sở hạ tầng
không đồng bộ hoặc xuống cấp hoặc do lý do bất kỳ khác dẫn tới nguy cơ trượt
ngã;
+ Kẻ vạch qua đường dành cho người đi bộ, biển báo nhường đường cho người
đi bộ tại các con đường giao nhau;
+ Cảnh báo nguy hiểm tại tất cả các vị trí có nguy cơ trượt, ngã như sàn trơn,
nhà vệ sinh, cầu thang, vị trí khơng bằng phẳng..;


25
+ Chiều cao của lan can và chấn song cửa sổ được thiết kế đủ cao, bảo đảm từ

1m40 trở lên để khơng có người bị ngã xuống do vơ ý (chấp nhận các khối nhà
cũ xây trước 2016 có lan cao cao từ 1m35 trở lên);
+ Dán các vật liệu tăng ma sát tại các vị trí có nguy cơ trượt ngã như cầu thang,
lối đi dốc…;
+ Tại các vị trí chuyển tiếp khơng bằng phẳng của sàn nhà có dán các vật liệu
thay đổi màu sắc để dễ nhận biết, tránh vấp, ngã (hoặc sử dụng vật liệu xây
dựng cố định có màu sắc khác nhau) hoặc bổ sung tay vịn.
- Vật dụng không phù hợp cho người bệnh:
+ Lắp đặt chuông báo động tại giường hoặc thiết kế lại hệ thống kiểm sốt và
kiểm tra chng báo động tại giường;
+ Lắp đặt chuông báo động ở các lối ra vào;
+ Hạn chế việc mở cửa sổ khi có nguy cơ;
+ Sử dụng giường thấp và có thanh chắn cho những người bệnh có nguy cơ té
ngã. Luân chuyển giường tại phòng điều trị ban ngày của khoa Khám bệnh đến
sử dụng tại buồng Cấp cứu khoa Sản bệnh. Khoa Khám bệnh sẽ sử dụng ghế
nằm phù hợp cho thai phụ theo đề án tăng trải nghiệm của người bệnh năm
2021.
(2) Về bản thân người bệnh
- Tiền sử té ngã;
- Khiếm khuyết về cảm giác và thính giác;
- Suy nhược thần kinh;
- Bị xúc động suy nhược thăng bằng hoặc vận động;
- Các vấn đề về cơ xương;
- Các bệnh mãn tính;
- Rối loạn tiểu tiện;
- Các vấn đề về dinh dưỡng;
- Sử dụng nhiều loại thuốc khác nhau.
(3) Về nhân viên y tế
- Xây dựng và ban hành hai quy trình bao gồm quy trình đánh giá nguy cơ té ngã
và quy trình phịng ngừa té ngã;



×