Tải bản đầy đủ (.doc) (46 trang)

Đề tai massage tuyến sữa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.06 MB, 46 trang )

1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Bệnh viện phụ sản thành phố Cần Thơ khơng ngừng nâng cao chất
lượng chăm sóc và điều trị, mà còn quan tâm đến vấn đề tư vấn và giáo
dục sức khỏe cho người bệnh và khách hàng, trung bình mỗi tháng bệnh
viện có khoảng 1.096 castrẻ sơ sinh ra đời [3]. Vì vậy nhu cầu sữa mẹ là
rất cần thiết cho trẻ sơ sinh. Ngày nay do điều kiện về kinh tế và những
thông tin, tuyên truyền sữa công thức thay thế sữa mẹ, làm cho các bà mẹ
quên đi sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho sự phát triển của trẻ sơ sinh
và trẻ nhỏ. Bệnh viện Phụ sản thành phố Cần Thơ tuyên truyền, tư vấn lợi
ích của việc ni con bằng sữa mẹ khi mẹ mang thai qua những lớp tiền
sản, những lần khám thai, sau sanh, sau mổ nhằm đáp ứng nhu cầu cơ bản
cần thiết cho bà mẹ.
Thực hiện theo quy định của Bộ Y tế về “mười điều kiện nuôi con
bằng sữa mẹ”: Hướng dẫn cho các bà mẹ cách cho trẻ bú và duy trì nguồn
sữa mẹ, giúp các bà mẹ cho trẻ bú sớm trong vòng 1 giờ đầu sau sinh, bú
mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu, cho trẻ bú mẹ kéo dài đến 24 tháng tuổi
hoặc lâu hơn [5].
Chăm sóc thiết yếu bao gồm: chăm sóc trước sinh, chăm sóc trong
khi sinh và chăm sóc sau sinh , theo khuyến cáo của WHO, nên cho trẻ bú
mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu và tiếp tục cho bú mẹ đồng thời bổ sung
thêm các thực phẩm thích hợp khác cho đến 2 tuổi hoặc lâu hơn tùy
trường hợp [3]. Cho trẻ bú mẹ hồn tồn có thể ngăn ngừa tử vong do tiêu
chảy và nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính trong 3 tháng đầu. Ngồi việc cho
bú sớm sau sanh, ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý, massage tuyến vú cũng đóng
vai trị quan trọng trong việc tiết sữa sớm sau sanh và ngăn ngừa viêm tắc
tuyến sữa [2].


2



Hiện tại, Bệnh viện phụ sản thành phố Cần thơ đã thực hiện
massage tuyến vú cho sản phụ sau sanh, sau mổ. Vì vậy chúng tơi chọn
đề tài nghiên cứu: “Khảo sát hiệu quả massage tuyến vú đối với sự lên
sữa của sản phụ sau sanh, sau mổ tại Bệnh viện Phụ sản thành phố
Cần Thơ năm 2018, để bổ sung kiến thức tư vấn nhằm nâng cao dịch
vụ chăm sóc người bệnh tốt nhất”.
Mục tiêu tổng quát.
Khảo sát hiệu quả massage tuyến vú đối với sự lên sữa của sản phụ
sau sanh, sau mổ trong 24 giờ đến 48 giờ sau sanh tại Bệnh viện phụ sản
thành phố Cần Thơ.
Mục tiêu cụ thể:
1. Xác định tỷ lệ lên sữa của sản phụ sau massage tuyến vú 24 giờ
đến 48 giờ sau sinh.
2. Khảo sát yếu tố ảnh hưởng đến sự tiết sữa như: thể trạng, chế độ
dinh dưỡng, sanh thường, sanh mổ.
3. So sánh sự lên sữa sau khi massage giữa 2 nhóm sanh thường và
sanh mổ.


3

Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu
1.1. 1. Giải phẫu tuyến vú

Bên trong tuyến vú gồm nhiều nang sữa, được cấu tạo bởi các tế
bào tiết sữa.
Chung quanh các nang sữa có các tế bào trơn, khi co thắt sẽ đẩy sữa

ra ngoài.
Chất prolactin giúp các tế bào tiết sữa tạo ra sữa, còn oxytocin làm
các tế bào cơ co thắt.
Từ nang sữa, sữa theo các ống dẫn chảy ra ngoài. Ở phần quầng vú,
các ống dẫn sữa nở rộng ra tạo thành các xoang sữa, là nơi sữa được gom
lại để chuẩn bị cho bữa bú.
Các nang sữa và ống dẫn sữa được gom lại để chuẩn bị cho bữa bú.
Các nang sữa và ống dẫn sữa được bao bọc bởi mô mỡ và mơ liên
kết. Vú các bà mẹ có thể to nhỏ khác nhau do thành phần mô mỡ và mô
liên kết nhiều hay ít, cịn số lượng mơ tuyến vú thì hầu như tương đương
nhau [22], [23].
Cấu trúc vú gồm 3 thành phần: da, mô dưới da và mô vú, trong đó
mơ vú bao gồm cả mơ tuyến và mơ đệm. Phần mô tuyến được chia thành
15-20 phân thuỳ, tất cả đều tập trung về núm vú. Sữa từ các thuỳ sẽ được
đổ vào các ống góp có ở mỗi thuỳ, đường kính khoảng 2 mm, rồi tới các
xoang chứa sữa dưới quầng vú cóđường kính từ 5 đến 8 cm. Có tất cả
khoảng 5 đến 10 ống dẫn sữa mở ra ở núm vú.


4

Oxytocin làm co
tế bào cơ
Prolactin kích
Tế bào tiết sữa
thích

Tế bào cơ

Ống dẫn sữa

Xoang sữa
Núm

Quầng

Thể Montgomery
Mơ mỡ và
mơ nâng đỡ

Nang
sữa

Hình 1.1. Giải phẫu học tuyến vú.
Nguồn: Breastfeeding counselling: a training course, WHO,
UNICEF, 1993.
1.1.2. Cơ chế tiết sữa:
Sự tiết sữa được điều khiển và duy trì bởi 2 nội tiết tố chính là
prolactin và oxytocin.
Khi trẻ mút vú, xung động cảm giác, thần kinh từ tuyến sữa lên não,
kích thích thùy trước tuyến yên tiết ra prolactin. Chất này vào máu đến
tuyến vú kích thích các tế bào tiết ra sữa. Nồng độ prolactin trong máu đạt
tối đa vào khỏang 30 phút sau bữa bú, giúp tạo sữa cho bữa bú sau.
Động tác mút vú của trẻ cũng tạo nên một phản xạ thần kinh kích
thích thùy sau tuyến yên tiết ra oxytocin. Oxytocin vào máu đến tuyến vú
làm co thắt các tế bào cơ trơn, tống sữa theo các ống dẫn đến các xoang
sữa, đơi khi cịn làm sữa tự chảy ra khỏi vú. Oxytocin còn giúp tử cung co


5


hồi tốt, hạn chế lượng máu mất trong thời hậu sản. Sự co thắt tử cung này
có thể làm các bà mẹ cảm thấy đau bụng mỗi khi cho con bú [22],[23].
Trong cơ chế tiết sữa cịn có sự tự điều chỉnh lượng sữa được tiết ra.
Khi các nang sữa ứ đầy sữa nhưng khơng thốt được ra ngồi, các tế bào
tiết sữa sẽ tiết ít sữa lại. Vì vậy, để vú tiếp tục tạo sữa tốt thì sữa mẹ phải
được chảy ra khỏi vú. Nếu trẻ không bú được hoặc bú khơng hết sữa thì
cần phải vắt sữa ra để tự sản xuất sữa vẫn được tiếp tục một cách đầy đủ
[22].
Hạ đồi
Tuyến yên sau
Tuyến yên trước

Oxytocin –
xuống sữa

Prolactin – tạo sữa

Thụ thể ở vú

PRH=hormon giải phóng Prolactin

Hình 1.2: Cơ chế tiết sữa.
Nguồn: Breastfeeding counselling: a training course, WHO,
UNICEF, 1993.


6

Như vậy qua cơ chế tạo sữa nêu trên, chúng ta thấy để có nhiều sữa
cần phải có nhiều prolacin. Điều này được thực hiện bằng cách cho trẻ bú

nhiều.
Nói tóm lại, trẻ bú càng nhiều càng tạo được nhiều sữa;
Sữa non là nguồn kháng thể dồi dào, giúp cho cơ thể non trẻ chống
lại môi trường mới lạ.
Sữa non tiếp tục ni niêm mạc hệ tiêu hố và ruột chưa hồn chỉnh,
để chuẩn bị cho q trình dinh dưỡng trường kỳ.
Sữa non có các hoạt chất sinh hố độc đáo để ni niêm mạc mắt,
tai, mũi, họng.
Vì những niêm mạc này ở trong nước trong thai kỳ, nên chưa hồn
chỉnh để ứng phó với mơi trường mới.
Sữa non có các dưỡng chất đặc biệt, DHA, cholesterol,... để nuôi
não chưa hoàn chỉnh và tiếp tục phát triển cả sau khi sinh ra đời.
Sữa non có một tổ hợp vi sinh phức tạp hoạt chất tạo kháng thể mới,
khi gặp các vi khuẩn của mẹ, đã có sẵn trong ruột trẻ sơ sinh sẽ tạo kháng
thể mới, cơ chế bảo vệ có mục tiêu này được học từ sớm sẽ giúp trẻ có khả
năng chống những vi khuẩn mới hiệu quả hơn, kể cả khả năng chống tế
bào bất thường (ví dụ tế bào ung thư) sau này.
Sữa non có những hoạt chất vi sinh, men, insulin,.. và hocmon tăng
trưởng trong 5 ngày đầu có chức năng lập trình đầu đời dạy cho niêm mạc
ruột "chuẩn hấp thụ tối ưu" đối với cơ thể người, chỉ hấp thụ vừa đủ, đào
thải khi dư thừa, chống tiểu đường, béo phì,...
Sữa non có dinh dưỡng thấp, vừa đủ cho những ngày đầu của bé,
giúp đào thải nhanh phân su ra khỏi ruột bé, giúp giảm nhanh hiện tượng
vàng da sinh lý khi bé được bú đủ sữa non.


7

Sữa non dễ tiêu, nên chất bả được thải ra ngồi khơng cần cố gắng,
trẻ khơng cần rặn ở thời gian này giảm thiểu các chứng bệnh về đường ruột

và hậu mơn khi trưởng thành.
Sữa non có lượng muối cao, giúp sát trùng, chống nhiễm trùng ngay
từ những giờ đầu tiên sau khi sinh.
Sữa non có một lượng vừa đủ (5ml-10ml) hầu hết được trữ sẵn trong
vú mẹ từ trước hoặc ngay khi trẻ sinh xong, vừa phù hợp với kích thước dạ
dày của trẻ sơ sinh ngày 1 (5ml-10ml)/mỗi cữ bú (vậy nếu cho bé bú 30ml
sữa công thức ngay trong cữ bú đầu tiên là không đúng).
Bên cạnh đó, được mẹ ơm, nút vú mẹ và bú sữa mẹ, trẻ sẽ có thân
nhiệt, nhịp tim, nhịp thở ổn định, an tâm như lúc còn nằm trong bụng mẹ.
Tuy nhiên, sữa non chỉ xuất ra trong 5 - 7 ngày đầu sau khi sinh, sau
đó cơ thể mẹ sẽ xuất sữa già, hoặc chuyển tiếp sang sữa già, một số cơng
dụng của sữa non như lập trình đầu đời và bảo vệ có mục tiêu sẽ khơng cịn
nữa.
Từ sau ngày thứ 5 - 7 chức năng dinh dưỡng gia tăng, để đáp ứng
nhu cầu phát triển từ tuần thứ 2 của trẻ.
Để sữa non về nhanh trong ngày đầu tiên:
Trước tiên, chúng ta cần phân biệt cơ chế tạo sữa và cơ chế tiết sữa
là 2 cơ chế riêng biệt.
Sữa non đã được tạo trong vú mẹ và tiết ra theo cơ chế hocmon
Ở giai đoạn tiết sữa ban đầu cần có hocmon oxytocin, khơng phải
nhờ lực mút, hay lực hút (về sau cơ chế duy trì tiết sữa gọi là autocrine
local control, mới phụ thuộc vào lực hút tại chỗ).
Để có hocmon oxytocin: (tham khảo hình minh họa 2).
Ôm con da tiếp da càng sớm càng tốt sau khi sinh và nhiều giờ trong
tuần đầu tiên, cho con nút mẹ tự nhiên tốt nhất là trong giờ đầu tiên và


8

không trễ sau quá 6g sau khi sanh (nếu trẻ sinh mổ thì ngay sau khi trẻ

được về với mẹ).
Cho trẻ ngậm vú mẹ sâu lút hoặc gần hết quầng vú (1 – 1,5cm từ
chân vú).
Cho con nút, nhờ ngậm đúng cách lưỡi, nướu và môi sẽ massage đầu
dây thần kinh ở quầng vú kích thích thần kinh tạo hocmon oxytocin.
Khi bé ngậm đúng, bé phải ngậm hết quầng vú bên dưới, lưỡi nằm
dài ra dưới quầng vú và trên nướu dưới, động tác nút sẽ có tác dụng
massage đầu dây thần kinh, nhạy cảm nhất ở quầng vú góc 5g ở bên vú
trái, và góc 7g ở bên vú phải, cách chân vú khoảng 1 – 1,5cm.
Mẹ có thể tự massage vú, bằng động tác vuốt nhẹ ở vị trí đầu dây
thần kinh mơ tả ở trên.
Tuyệt đối khơng cho bé bú sữa cơng thức trước, vì ruột bị tráng qua
sữa cơng thức, làm mất cơng dụng lập trình và một số công dụng khác của
sữa non khi bé được bú sau đó.
Tuyệt đối khơng cho bé bú vú nhựa hoặc vú giả (vú cao su) trước vì
vị trí núm vú và cách nút vú nhựa và vú mẹ rất khác nhau, vú nhựa bé
ngậm rất cạn, nên bé bú bình trước sau đó nút vú mẹ cũng sẽ rất cạn,
không ngậm được hết quầng vú tạo thành khớp ngậm khơng đúng, do đó
khơng đạt u cầu massage nói trên, sẽ khơng tạo được oxytocin để tiết
sữa. Do đó, khơng nên cho bé ngậm vú bình hoặc vú giả trước 6 tuần tuổi.
Các mẹ cho con bú có thể gặp các vấn đề nào về vú như bầu vú sưng
đau, tắc tia sữa, áp xe… Tất cả những vấn đề này thường do ống dẫn sữa
không thông. Nếu gặp phải những trường hợp như vậy mẹ có thể sẽ bị căng
sữa quá mà sốt hoặc dẫn đến viêm, tội nhất là con sẽ khơng có sữa bú.


9

1.1.3. Những lợi ích của việc ni con bằng sữa mẹ:
Nuôi con sữa mẹ là thức ăn lý tưởng cho trẻ từ lúc mới sinh cho đến

6 tháng tuổi so với sữa bị hoặc các loại sữa cơng thức sữa mẹ có những lợi
điểm sau:
Chứa đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết với thành phần cân đối
giúp trẻ mau lớn.
Cơ thể trẻ dễ hấp thu, dễ tiêu hóa sử dụng có hiệu quả.
Sữa mẹ khơng chứa những protein lạ nên không gây dị ứng cho trẻ.
Sữa mẹ luôn luôn vơ trùng, khơng mất thời gian pha chế.
Sữa mẹ có nhiều kháng thể (chủ yếu là IgA) và nhiều bạch cầu, có
tác dụng giúp trẻ chống nhiễm trùng, giảm hiện tượng rối loạn tiêu hóa và
các bệnh đường hơ hấp. Đây là lợi điểm lớn nhất của sữa mẹ mà khơng có
loại sữa nào có thể thay thế được [23].
1.1.3.1. Đối với con.
Ni con bằng sữa mẹ giúp hình thành mối quan hệ gần gũi yêu
thương. Trẻ thường ít quấy khóc hơn và phát triển nhanh hơn nếu ln
được bên cạnh mẹ và được cho bú mẹ ngay từ sau sanh nhiều nghiên cứu
đã chứng minh rằng trẻ nuôi bằng sữa mẹ sẽ có chỉ số thơng minh hơn so
với trẻ nuôi bằng sữa công thức [23].
1.1.3.2. Đối với mẹ.
Khi cho con bú, oxytocin được tiết ra giúp tử cung co hồi tốt hơn,
giúp giảm lượng máu mất trong thời kỳ hậu sản, phịng chống mất máu cho
bà mẹ.
Ni con bằng sữa mẹ làm chậm có thai và có kinh trở lại sau sanh.
Lượng sắt mà bà mẹ dùng để tạo sữa ít hơn so với lượng sắt mất đi do hành
kinh. Giúp hạn chế thiếu máu thiếu sắt.


10

Cho con bú đòi hỏi tiêu hao năng lượng giúp bà mẹ giảm cân nhanh
hơn sau sanh.

Nuôi con bằng sữa mẹ làm giảm ung thư buồng trứng và ung thư vú
ở phụ nữ tiền mãn kinh [23].
Nuôi con bằng sữa cơng thức hoặc các thức ăn khác cũng có thể làm
tổn thương hệ tiêu hóa của trẻ, mà cần nhiều tuần để bé phục hồi [5].
Các chuyên viên ngành y tế thiếu kỹ năng đúng và không được đào
tạo tập huấn để hỗ trợ nuôi con sữa mẹ. Thêm vào đó, nhiều phụ nữ phải đi
làm trở lại sớm sau khi sinh nở, và họ gặp phải rất nhiều thách thức, áp lực
tâm lý. Đây là những nguyên nhân thường xuyên dẫn tới việc dừng cho
con bú sớm. Những bà mẹ mới sinh cần phải được hỗ trợ, giúp đỡ cả về
mặt tâm lý lẫn các phương tiện pháp lý, nhằm đảm bảo họ có thể tiếp tục
ni con sữa mẹ.
1.1.4. Tư thế, ngậm bắt vú đúng cách trên lâm sàng[22]:
- Miệng trẻ há rộng, mũi trẻ đối diện núm vú, cằm trẻ chạm vào bầu vú.
- Môi dưới của trẻ trề ra ngồi.
- Quầng vú phía trền nhìn nhiều hơn phía dưới.
- Trẻ mút chậm, hai má phình đầy.
- Vai, hông, mông trên đường thẳng.
- Bụng trẻ áp sát bụng mẹ.
1.1.5. Ngậm bắt vú không đúng cách sẽ dẫn đến hậu quả[22][22]:
- Gây tổn thương da và nứt đầu vú.
- Trẻ bú khơng thỏa mãn, khóc nhiều và địi bú thường xuyên.
- Vú bị ứ sữa, dẫn đến cương tức tuyến vú và dần dần sự tiết sữa sẽ
ít đi.
- Trẻ nhận không đủ sữa, chậm lên cân. Trẻ có thể từ chối bú mẹ
hồn tồn.


11

1.1.6 Các biến chứng thường gặp ở tuyến vú khi cho con bú

- Căng sữa.
Khoảng 2- 3 ngày sau sanh thường xảy ra hiện tượng căng sữa do
sữa bắt đầu được tiết nhiều ở vú. Bà mẹ cảm thấy căng nặng. sờ nắn tuyến
vú thấy căng cứng và có thể có cảm giác như:
- Cương tức tuyến vú.
Hiện tượng này do vú quá căng, một phần do sữa bị ứ lại, một phần
do các mô bị phù nề làm cản trở lưu thông sữa.
- Viêm vú.
+ Là hậu quả của một tình trạng cương tức tuyến vú hoặc tắc ống
dẫn sữa.
+ Viêm vú ở những bà mẹ đang cho con bú làm giảm sản xuất sữa
và làm thay đổi thành phần tế bào của sữa. Những thay đổi xảy ra trong
tuyến vú trong suốt quá trình phản ứng viêm được cho là làm tăng tính
thẩm thấu của hàng rào máu - sữa [23].
+ Tắc tia sữa.
 Ống dẫn sữa bị tắc một phần hay hồn tồn sẽ làm cho dịng sữa

khơng thể chảy ra ngồi và bé khơng thể bú được. Lúc đó, một vài nơi trên
bầu ngực hoặc cả bầu ngực sẽ sưng lên, sờ vào thấy cứng và nếu kéo dài
trong vài tiếng có thể gây sốt cao. Trước khi sốt, vùng da ở khu vực này có
dấu hiệu sưng đỏ rất khó chịu. Núm vú và quầng vú có thể bị phình mạch
máu và xuất hiện các đốm trắng trên núm vú.


12

Hình 1.3: Tắc tuyến sữa
Nguồn hình: The Breastfeeding Answer Book, Nancy Mohrbacher,
Julie Stock, LA Leche League International.
- Nguyên nhân tắc tia sữa [20].

+ Sữa mẹ khơng được kích thích, có thể là do bé không bú thường
xuyên hoặc không cho bé bú đủ thời lượng, ít dinh dưỡng do ăn uống
kiêng khem quá khắc nghiệt theo quan niệm cũ, mẹ có q nhiều sữa và nó
khơng được hút hết ra ngoài để chuẩn bị cho đợt sản xuất tiếp theo, mặc
áo ngực quá chặt cũng khiến cho dòng chảy sữa không chảy đều, mang áo
ngực quá rộng làm cho bầu ngực chảy xệ và gây áp lực lên tuyến sữa, ăn
quá nhiều chất béo, dầu mỡ hoặc thức ăn có quá nhiều gia vị.
+ Mẹ có triệu chứng căng thẳng, stress sẽ ảnh hưởng đến việc sản
sinh ra hormone và làm dịng sữa chảy chậm.
1.2. Tình hình nghiên cứu vấn đề
1.2.1. Tình hình nghiên cứu vấn đề trên thế giới
Tổ chức Y tế Thế giới khuyến cáo trẻ sơ sinh non tháng nên được
nuôi bằng sữa mẹ [23]. Sữa mẹ cực kỳ có lợi cho những trẻ dễ bị tổn
thương, như giảm tỷ lệ tử vong, hoại tử ruột kết, nhiễm trùng nặng và bệnh


13

võng mạc do non tháng, và cải thiện sự phát triển trí tuệ [23], [18]. Trong
những trường hợp trẻ sơ sinh bị cách ly khỏi mẹ trong những ngày đầu đời
do non tháng và do mẹ không thể cho con bú trực tiếp sẽ làm giảm đáng kể
lượng sữa mẹ được sản xuất. Các vấn đề như căng thẳng, mệt mỏi và dinh
dưỡng kém ở những bà mẹ như vậy làm tăng việc giảm cung cấp sữa. Do
đó, cần hỗ trợ các bà mẹ này trong việc cải thiện sản xuất sữa [23].
Theo số liệu của Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF) cho thấy
tỷ lệ cho bú sữa mẹ trên thế giới là 42% (World Health % Unicef, 2014).
Tỷ lệ cho bú sữa mẹ ở Indonesia là thấp hơn 39 %. Con số này vẫn còn rất
thấp so với các nước khác ở Đông Nam Á như Myanmar (76%), Thailans
(50%), Phillippines (54%). Điều đó cho thấy rằng các chương trình ni
con bằng sữa mẹ chưa được chú trọng và phát triển [14].

Các phương pháp trị liệu được sử dụng rộng rãi nhất để tăng cung
cấp sữa là các phương pháp cơ học và dược lý [16],[19],[21].
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và UNICEF khuyến nghị cho việc
nuôi con sữa mẹ như sau:
Cho con bú lần đầu tiên ngay trong giờ đầu tiên khi trẻ mới sinh;
Cho trẻ bú hồn tồn trong 6 tháng đầu;
Và tiếp tục ni con bằng sữa mẹ cho đến khi 2 tuổi hoặc hơn;
Cho trẻ ăn dặm các thức ăn an toàn, đầy đủ dưỡng chất, phù hợp với
tuổi bắt đầu từ khi trẻ được 6 tháng tuổi [3].
Viện hàn lâm nhi khoa Hoa Kỳ (American Academy of Pediatrics)
năm 1997 đã công nhận lợi ích của việc nuôi con bằng sữa mẹ, việc nuôi
con bằng sữa mẹ giúp giảm tầng suất hoặc mức độ trầm trọng của bệnh
tiêu chảy, viêm đường hô hấp dưới, viêm tai giữa, nhiễm khuẩn huyết,
viêm màng não do vi khuẩn, nhiễm trùng niệu và viêm ruột ngoài tử. Một


14

số nghiên cứu cho thấy ni bằng sữa mẹ có thể có tác dụng bảo vệ đối với
hội chứng đột tử ở trẻ em [23].
Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng quan trọng cho sự phát triển của trẻ sơ
sinh. Không lên sữa là một trong những nguyên nhân mà nhiều bà mẹ buộc
phải sử dụng sữa công thức. Theo nghiên cứu của Trung tâm Y tế Công
cộng Batealit Jepara chỉ ra rằng 60% bà mẹ khơng có sữa để cho con bú, vì
vậy, việc chăm sóc và masage vú được đề xuất để tăng tiết sữa mẹ cho
những bà mẹ sau khi sanh con [14].
Theo nghiên cứu Hesti, K. Y., Pramono, N., Wahyuni, S.,Widyawati
M. N., Santoso, B. (2017) [23], kiểm tra hiệu quả của việc kết hợp chăm
sóc vú và massage kích thích tăng tiết sữa ở bà mẹ sau sinh, là một nghiên
cứu thực nghiệm lâm sàng đối chứng ngẫu nhiên mơ hình hai nhóm tiền

kiểm, hậu kiểm được thực hiện tại Trung tâm Y tế Công cộng Batealit
Jepara từ ngày 5/12/2016 đến 15/01/2017. Có 44 trường hợp bà mẹ sau
sinh được chọn để tham gia nghiên cứu này, trong đó có 22 trong nhóm thử
nghiệm và nhóm chứng, kết quả có sự gia tăng tiết sữa mẹ đáng kể sau khi
kết hợp chăm sóc và massage vú trong nhóm thử nghiệm so với việc giáo
dục và tư vấn về chăm sóc vú trong nhóm đối chứng. Do đó, kết quả này
có thể được sử dụng làm bằng chứng để thực hiện chăm sóc và massage vú
để làm tăng tiết sữa mẹ ở những bà mẹ sau khi sinh [14] .
Việc đẩy mạnh nuôi con bằng sữa mẹ đặc biệt có ảnh hưởng ở các
quốc gia đang phát triển nơi các bệnh nhiễm trùng còn phổ biến và thiếu
nước sạch và điều kiện vệ sinh còn thấp. Mặc dù vậy, trẻ em không được
nuôi bằng sữa mẹ ở các nước phát triển cũng gặp rủi ro tử vong cao hơn.
Theo một nghiên cứu mới đây về trẻ sơ sinh được thực hiện ở Mỹ thì tỉ lệ
trẻ khơng được nuôi bằng sữa mẹ tử vong cao hơn so với nhóm trẻ cịn lại
tới 25%. Theo khảo sát của Milenium Cohort Anh Quốc với trẻ dưới 6


15

tháng tuổi cho thấy, việc trẻ được bú mẹ hoàn toàn 6 tháng đầu đời đã giúp
giảm 53% trẻ em phải nhập viện do tiêu chảy giảm đi và giảm 27% ca
nhập viện do nhiễm trùng đường hô hấp [22].
1.2.2. Tình hình nghiên cứu vấn đề ở Việt Nam
Ni con sữa mẹ theo chuẩn tối ưu cho trẻ sơ sinh đến dưới 2 tuổi có
khả năng ảnh hưởng cao nhất đến khả năng sống sót của trẻ sơ sinh so với
tất cả các biện pháp can thiệp dự phòng khác. Nếu điều này được thực thi,
tỉ lệ tử vong của trẻ sơ sinh tới dưới 5 tuổi sẽ giảm đi khoảng 800,000 ca
(tương đương 13% tổng số trẻ dưới 5 tuổi tử vong trên toàn cầu) theo
thống kê năm 2013 [22].
Trẻ được ni bằng sữa mẹ có cơ hội sống sót cao gấp 6 lần so với

những trẻ khác trong những tháng đầu đời. Những trẻ được ni hồn tồn
bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu đời có tỉ lệ tử vong thấp hơn 14 lần so với
những đứa trẻ không được nuôi bằng sữa mẹ và đặc biệt việc nuôi con sữa
mẹ giúp giảm đáng kể tỉ lệ tử vong do nhiễm trùng đường hô hấp và tiêu
chảy. Đây là 2 nguyên nhân tử vong chính ở trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi
Theo thống kê của Lancet 2008 [22].
Việt Nam trung bình mỗi ngày có trên 400 trẻ sơ sinh tử vong trên
cả nước. Trong số các nguyên nhân tử vong, nguyên nhân do nhẹ cân non
tháng chiếm 50-60%, sau đó là ngạt sơ sinh, thứ 3 là nhiễm khuẩn, thứ 4
bệnh tật.
Chênh lệch giữa tỷ suất chết duới 1 tuổi và tỷ suất chết duới 1 tháng
tuổi 4,26%, ni con bằng sữa mẹ đóng vai trị vơ cùng quan trọng trong
sự sống còn và phát triển của trẻ em. Dữ liệu của MICS Việt Nam 2014
cho thấy trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi được ni hồn toàn bằng sữa mẹ đã
tăng từ 17 lên 24 % trong 5 năm qua [22].


16

1.3. Khái niệm về massage

1.3. 1. Massage là gì?
Xoa bóp (massage) là một kích thích vật lý, trực tiếp tác động vào da
thịt, thần kinh, mạch máu và các cơ quan cảm thụ gây nên những thay đổi
về thần kinh, thể dịch, nội tiết qua đó nâng cao năng lực hoạt động của hệ
thần kinh, nâng cao quá trình dinh dưỡng của cơ thể [18].
Từ đó massage được nhìn nhận như là một trợ giúp hữu hiệu và tồn
tại được trong ngành y khoa hiện đại.
1.3.2. Tác dụng Massage ảnh hưởng đến sự tiết sữa:
- Giảm tình trạng căng cơ: Khi chúng ta bị tình trạng căng cơ xảy ra

thường xuyên sẽ làm chậm sự lưu thông máu ở những vùng căng cơ.
Massage có thể làm giúp thư giãn cũng như làm săn chắc cơ bắp.
- Tăng cường khả năng miễn dịch và khả năng phục hồi sức khoẻ
sau khi phẫu thuật.
- Loại bỏ các độc tố như acid lactic, acid uric trong cơ thể.
- Massage xoa bóp kích thích dây thần kinh tiết oxytoxin [23].


17

Hình 1.4 Massage vú
Nguồn hình: The Breastfeeding Answer Book, Nancy Mohrbacher, Julie
Stock, LA Leche League International.
- Bước 1: Massage vòng tròn quanh bầu vú. Đây là một kỹ thuật mà các
bà mẹ cho con bú có thể tự làm cho mình vào bất cứ lúc nào và ở bất cứ đâu
mà không cần tốn quá nhiều công sức.
- Bước 2: Một tay đỡ bầu vú ở phía dưới, một tay massage bầu vú theo
chiều từ trên xuống thật nhẹ nhàng để tránh làm tổn thương các tuyến sữa.
Nhờ sự vuốt ve nhẹ nhàng này mà các tuyến sữa sẽ được kích thích
để lan rộng ra khắp các hạch bạch huyết ở da. Mẹ không nhấn sâu xuống
mà chỉ vuốt nhẹ thơi.
- Bước 3: Dùng đầu ngón cái ấn vào vùng gần đầu vú và vuốt xuống.
- Bước 4: Dùng ngón cái và ngón trỏ, bóp vào đầu vú và vuốt nhẹ
nhiều lần để sữa ra ngoài.


18

- Bước 5: Dùng một miếng gạc lạnh đắp lên bầu ngực để giảm sưng
sau khi massage thành công [15].

Đây là cách không chỉ dùng khi bị tắc sữa mà cịn được dùng thường
xun khi mẹ cho con bú vì nó sẽ kích thích sữa về nhiều hơn. Các mẹ
cũng có thể an tâm tự làm một mình dễ dàng mà không phụ thuộc vào sự
hỗ trợ của người khác.
Quy trình massage tuyến sữa tại bệnh viện phụ sản [7].
- Massage tuyến vú cho bà mẹ sau sinh là thủ thuật dùng ngón tay,
gốc bàn tay hoặc mơ ngón tay xoa tròn trên da vùng cơ ngực. Tay của thầy
thuốc di chuyển trên da người bệnh, thủ thuật mềm mại, nhẹ nhàng.
- Bước 1: Chườm khăn ấm 2 bên vú (5 phút).
+ Massage từng bên vú nhẹ nhàng.
+ Dùng 2 ngón tay (nắm tay) nhẹ nhàng xoay trịn từ vùng ngoài bờ
trên bầu vú xuống núm vú, xoay cả bầu vú; xong qua vú bên kia (tay trái
massage bên vú phải, tay phải massage vú bên trái) khoảng 3-4 phút/bên.
- Bước 2: Dùng nắm tay vuốt nhẹ nhàng từ trên xuống đầu vú, (theo
chiều ống dẫn sữa), khắp cả 2 bầu vú tay bên nào thì massage bên vú đó
(khoảng 1-2 phút/bên).
- Bước 3: Tựa ngón tay cái và các ngón khác ở quầng vú, vay trịn
đều vùng quầng vú, massage nhẹ nhàng vòng quanh quầng vú lên xuống
các đầu dây thần kinh kích thích tiết oxytocin (khoảng 1-2 phút) (tay trái
massage bên vú phải, tay phải massage vú bên trái).
- Bước 4: Dùng khăn vải mềm thấm nước lau nhẹ nhàng vay vùng
núm cho thật sạch xung quanh núm vú (2 phút).
- Bước 5: Dùng ngón tay cái để phía trên cách quầng vú 2-4cm, các
ngón cịn lại chụm lại hình chữ C nâng bầu vú và ấn ngực vào một cách
nhịp nhàng, cho sữa tiết ra, dùng ly sạch hứng sữa (4-5 phút/bên).


19

Tổng thời gian thực hiện các bước khoảng 20 phút/bên vú.

Cho bé ngậm bú đúng cách hoặc kích sữa bằng máy hút (nếu trẻ
không bú được).


20

Chương 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng:
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu:
Sản phụ sau sanh, sau mổ lấy thai tại khoa lâm sàng
2.1.2.Tiêu chuẩn chọn mẫu:
- Tất cả các sản phụ sau sanh, sau mổ lấy thai được massage tuyến
vú và nuôi con bằng sữa mẹ tại các khoa lâm sàng.
- Đồng ý tham gia nghiên cứu.
2.1.3.Tiêu chuẩn loại trừ:
- Đối tượng không đồng ý tham gia nghiên cứu và đối tượng không
nuôi con bằng sữa mẹ.
- Bệnh lý mẹ như: sốt, nhiễm trùng, mẹ HIV, suy tim độ 3.
2.1.4. Địa điểm và thời gian nghiên cứu
- Địa điểm nghiên cứu: Tại các khoa lâm sàng Bệnh viện Phụ sản
thành phố Cần Thơ.
- Thời gian: Từ tháng 05/2018 đến tháng 09/2018.
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1.Thiết kế nghiên cứu:
Nghiên cứu mơ tả cắt ngang.
2.2.2. Cỡ mẫu:
n
Trong đó: Z2 (1- α /2) = (1,96)2 hệ số tin cậy (α = 0,05).
p = 0,5 ước tính mức độ cao nhất ở thời điểm nghiên cứu.

d = 0,05 sai số ước lượng.


21

n = Cỡ mẫu nghiên cứu.
Cỡ mẫu cần thiết là 400 sản phụ.
2.2.3. Phương pháp chọn mẫu:
- Chọn tất cả các trường hợp thỏa tiêu chuẩn chọn mẫu đến khi đủ số
mẫu cần thiết.
2.2.4. Nội dung nghiên cứu:
2.2.4.1 Các biến số độc lâp:
- Tuổi
+ Biến liên tục: có 2 giá trị (0: ≤ 30, 1: > 30).
+ Định nghĩa: tính theo năm dương lịch, bằng năm làm nghiên cứu
trừ năm sinh.
- Nơi cư trú
+ Biến danh định: có 2 giá trị (0: Thành thị, 1: Nông thôn).
+ Định nghĩa: nơi sống hiện tại của thai phụ (không phụ thuộc vào
hộ khẩu, Quận, Huyện ).
- Trình độ học vấn
+ Biến danh định: có 3 giá trị (0: Tiểu học cơ sở, 1: Trung học cơ sở
và Trung học phổ thông, 4: Cao đẳng, Đại học và sau Đại học).
+ Định nghĩa: bậc học cao nhất của sản phụ.
- Nghề nghiệp
+ Biến danh định: có 3 giá trị (0: Nội trợ, 1: Công chức, viên chức,
2. Buôn bán).
+ Định nghĩa: công việc chính hiện tại của sản phụ.
- Tuổi thai
+ Biến liên tục, có giá trị bằng tuần ± ngày.

+ Định nghĩa: tính theo kết quả siêu âm thai 3 tháng đầu.
+ Đủ tháng, tuổi thai ≥ 37 tuần.


22

+ Thiếu tháng, tuổi thai < 37 tuần
- Thể trạng: chiều cao (mét) và cân nặng (Kg) hiện tại
+ BMI < 18,5: gầy
+ BMI = 18,5 – 24,9: bình thường
+ BMI = 25: thừa cân
2.2.4.2 Biến số phụ thuộc
- Số lần sanh:
+ 01 lần.
+ 02 lần.
+ > 2 lần.
- Số lần massage:
+ 01 lần.
+ 02 lần.
+ 3 lần trở lên.
Thời gian massage.
+ < 24 giờ.
+ 24 đến 48 giờ.
- Chế độ dinh dưỡng:
+ Ăn kiêng: ăn uống kiêng cử quá khắc nghiệt theo quan niệm cũ.
+ Ăn uống bình thường.
- Cảm nhận sự lên sữa: theo thang điểm từ (0 - 4)
+ Khơng có cảm giác căng vú: 0 điểm
+ Cảm giác căng tiết sữa: 1 điểm
+ Bé có dấu hiệu bú khơng đủ, quấy khóc: 2 điểm

+ Bé có dấu hiệu bú đủ : 3 điểm
+ Sữa tự chảy: 4 điểm


23

- Lấy điểm tính lên sữa ít, lên sữa nhiêu:
+ Lên sữa ít < 2 điểm
+ Lên sữa nhiều ≥ 3 điểm
- Phương pháp sanh:
+ Sanh ngả âm đạo.
+ Mổ lấy thai.
2.2.5. Phương pháp thu thập và đánh giá số liệu
- Bước 1: Thành lập nhóm nghiên cứu và phân công nhiệm vụ từng
thành viên, thống nhất phương pháp tiến hành nghiên cứu.
- Bước 2: Hồn chỉnh đề cương thơng qua Hội đồng Khoa học và
Công nghệ.
- Bước 3: thu thập số liệu (sau khi được phê duyệt của Hội đồng
nghiệm thu đề cương).
- Thiết lập bộ câu hỏi.
- Tập huấn cho cộng sự cách thu thập số liệu.
- Tiêu chuẩn phỏng vấn: là các cộng sự đã được tập huấn thành thạo
cách thu thập.
- Đối tượng được phỏng vấn: Sản phụ sau sanh, sau mổ có massage
tuyến vú và nuôi con bằng sữa mẹ.
- Thời điểm phỏng vấn: Các ngày hành chánh trong tuần.
- Thời gian phỏng vấn: trung bình khoảng 3- 5 phút.
2.2.6. Phương pháp hạn chế sai số
- Nhóm nghiên cứu trực tiếp tham gia.
- Người nghiên cứu trực tiếp phân cơng giám sát, q trình thực

hiện, tổng hợp thông tin và ghi nhận đầy đủ vào bảng câu hỏi, xử lý số liệu
phân tích đánh giá.
- Nhập số liệu vào máy kiểm tra số liệu thu thập.


24

2.2.7. Phương pháp xử lý số liệu
- Các thông tin thu được từ bảng câu hỏi sẽ được mã hóa và nhập
số liệu.
- Số liệu được nhập bằng phần mềm Excel và phân tích và xử lý
bằng phần mềm thống kê SPSS 16.0.
- Vẽ biểu đồ bằng phần mềm Excel 2007.
2.3. Đạo đức trong nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu nhằm đánh giá kết quả massage tuyến vú giúp sự
lên sữa tại bệnh viện Phụ sản thành phố Cần Thơ, nhằm nâng cao chất
lượng chăm sóc người bệnh, tư vấn giáo dục sức khỏe khơng ngồi mục
tiêu đề tài, khơng ảnh hưởng đến tâm lý và sức khỏe người tham gia
nghiên cứu.
Được thơng qua quy trình hội đồng khoa học cơng nghệ Bệnh viện

-

phụ sản thành phố Cần Thơ.
-

Sản phụ tự nguyện tham gia nghiên cứu.


25


Chương 3
KẾT QUẢ
3.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
3.1.1. Nhóm tuổi
Bảng 3.1. Phân bố sản phụ theo nhóm tuổi
n = 400
Nhóm tuổi
Số lượng

%

≤ 30 tuổi

265

66,2

> 30tuổi

135

33,8

Nhận xét:
Nhóm tuổi từ 30 trở xuống chiếm đa số trong số sản phụ tham gia
nghiên cứu với tỷ lệ 66,2% so với 33,8% của nhóm sản phụ có tuổi trên 30.
3.1.2 Nơi cư trú
Bảng 3.2. Phân bố sản phụ theo nơi cư trú
n = 400

Nơi cư trú
Số lượng

Tỷ lệ (%)

Thành thị

205

51,2

Nông thôn

195

48,8

Nhận xét:
Sự phân bố về nơi cư trú của các sản phụ tham gia nghiên cứu khá
đồng đều với sự chênh lệch khơng cao giữa hai nhóm thành thị (51,2%) và
nơng thôn (48,8%).


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×