Tải bản đầy đủ (.pdf) (78 trang)

Nghiên cứu thực trạng và một số yếu tố liên quan đến tử vong sơ sinh tại tỉnh thái nguyên năm 2010

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (789.78 KB, 78 trang )

đại học thái nguyên
Trờng đại học y - dợc

Bùi Thị Lan Thanh

Nghiên cứu thực trạng và một số
yếu tố liên quan đến tử vong sơ sinh
tại tỉnh thái nguyên năm 2010

Luận văn thạc sĩ y học

Thỏi Nguyờn 2011
đại học thái nguyên
Trờng
Trờng đại học y - dợc


Bùi Thị Lan Thanh

Nghiên cứu thực trạng và một số
yếu tố liên quan đến tử vong sơ sinh
tại tỉnh thái nguyên năm 2010

Chuyờn ngnh: Nhi khoa
Mó s: 60.72.16
Luận văn thạc sÜ y häc

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Văn Sơn

Thái Nguyên - 2011


Lời cảm ơn


Trong suốt q trình học tập, nghiên cứu để hồn thành luận văn, tơi đã
nhận được nhiều ý kiến đóng góp q báu và sự giúp đỡ tận tình của các thầy
cô, các bạn bè đồng nghiệp và các cơ quan liên quan.
Trước tiên, tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS Nguyễn Văn Sơn,
người thầy đã hướng dẫn và giúp đỡ tơi trong suốt q trình nghiên cứu, từ
khi bắt đầu thực hiện đến khi luận văn được hồn thành.
Tơi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, Khoa Sau đại học, các thầy, cô
giáo Bộ môn Nhi, Trường đại học Y - Dược Thái Nguyên, tập thể cán bộ khoa
Nhi Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên đã tạo điều kiện thuận lợi và
tận tình truyền đạt cho tơi những kiến thức q báu để tơi hồn thành nhiệm
vụ học tập của mình tại trường.
Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến lãnh đạo Trung tâm chăm sóc sức khỏe
sinh sản tỉnh Thái Nguyên cùng các cán bộ của trung tâm, khoa chăm sóc
SKSS của Trung tâm Y tế các huyện: Võ Nhai, Đại Từ, Phổ Yên và Trung tâm
Y tế thành phố Thái Ngun đã phối hợp cùng tơi trong q trình thu thập và
xử lý số liệu nghiên cứu.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn các cán bộ trạm y tế xã, các gia đình có trẻ
tử vong đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ tơi trong q trình thu thập số liệu cho
luận văn.
Sau cùng, tôi xin chân thành cảm ơn gia đình và đồng nghiệp đã động
viên, khuyến khích và giúp đỡ tôi trong những tháng ngày học tập, nghiên cứu
và hồn thành khố học này.
Một lần nữa xin được trân trọng cảm ơn!
Tác giả Bùi Thị Lan Thanh
LỜI CAM ĐOAN



Tôi xin cam đoan bản luận văn tốt nghiệp này là cơng trình nghiên cứu
thực sự của cá nhân tơi, được thực hiện trên cơ sở nghiên cứu tình hình thực
tiễn dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS Nguyễn Văn Sơn – Bộ môn
Nhi, Đại học Y-Dược Thái Nguyên. Các số liệu và kết quả trong luận văn là
trung thực và chính xác.
Tác giả

Bùi Thị Lan Thanh


MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa………………………………………………………………
Lời cam đoan……………………………………………………………….
Lời cảm ơn…………………………………………………………………
Mục lục…………………………………………………………………… i
Danh mục các chữ viết tắt…………………………………………………. ii
Danh mục các bảng………………………………………………………… iii
Danh mục các biểu đồ……………………………………………………... iv
Đặt vấn đề………………………………………………………………….1
Chương 1: TỔNG QUAN……………………………………………….. 3
1.1. Tình hình tử vong sơ sinh trên thế giới …………………………… 3
1.2. Tình hình tử vong sơ sinh tại Việt Nam…………………………… 6
1.3. Nguyên nhân gây tử vong ………………………………………… 8
1.4. Yếu tố ảnh hưởng đến tử vong sơ sinh …………………………… 11
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU…… 17
2.1. Đối tượng nghiên cứu, thời gian và địa điểm nghiên cứu………… 17
2.2. Phương pháp nghiên cứu……………………………………………. 18
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu ………………………………………… 18
2.2.2. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu…………………………… 18

2.2.3. Nội dung nghiên cứu.................................................................. 22
2.2.4. Phương pháp thu thập số liệu…………………………………. 22
2.2.5. Khống chế sai số………………………………………………. 24
2.2.6. Phương pháp xử lý số liệu…………………………………… 24
2.2.7. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu…………………………… 24
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU………………………………… 25
3.1. Tỷ lệ tử vong sơ sinh và nguyên nhân tử vong sơ sinh…………… 25
3.2. Đặc điểm chung của trẻ sơ sinh tử vong…………............................. 28
3.3. Các yếu tố liên quan đến tử vong sơ sinh ..…………………………. 34
Chương 4: BÀN LUẬN………………………………................................ 39
4.1. Tỷ lệ tử vong sơ sinh ...................................................…………… 39
4.2. Đặc điểm chung của trẻ sơ sinh tử vong…………............................. 41
4.3. Một số yếu tố liên quan đến tử vong sơ sinh ……………………….. 46
KẾT LUẬN……………………….............................................................. 52
KIẾN NGHỊ................................................................................................ 53
TÀI LIỆU THAM KHẢO……………………………………………….
PHỤ LỤC………………………………………………………………….


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

BV

: Bệnh viện

KT

: Khám thai

TCYTTG : Tổ chức Y Tế thế giới

THCS

: Trung học cơ sở

THPT

: Trung học phổ thơng

TP HCM

: Thành phố Hồ Chí Minh

TPTN

: Thành phố Thái Nguyên



: Trung ương

TVSS

: Tử vong sơ sinh

UNFPA

: Quỹ Dân số Liên hợp quốc


DANH MỤC BẢNG


Tran
g

Bảng 1.1. Nguyên nhân tử vong trẻ sơ sinh ở các khu vực khác nhau năm 2008…….. 9
Bảng 3.1. Phân bố tử vong sơ sinh theo vùng, miền……………………….. 26
Bảng 3.2. Đặc điểm chung của trẻ sơ sinh tử vong………………………… 28
Bảng 3.3.Đặc điểm về thời gian tử vong của trẻ…………………………….. 29
Bảng 3.4. Đặc điểm về người mẹ có trẻ sơ sinh tử vong…………………..

30

Bảng 3.5. Đặc điểm về sức khỏe sinh sản của người mẹ…………………… 31
Bảng 3.6. Đặc điểm về sự tiếp cận, sử dụng dịch vụ y tế của các bà mẹ có
trẻ tử vong………………………………………………………………….. 32
Bảng 3.7. Đặc điểm về môi trường xung quanh trẻ………………………… 33
Bảng 3.8. Liên quan giữa tử vong sơ sinh và giới tính……………………

34

Bảng 3.9. Liên quan giữa tử vong sơ sinh và cân nặng khi đẻ theo địa dư… 34
Bảng 3.10. Liên quan giữa tử vong sơ sinh và cách đẻ……………………… 35
Bảng 3.11. Liên quan giữa tử vong sơ sinh và nơi đẻ………………………. 35
Bảng 3.12. Liên quan giữa tử vong sơ sinh và tuổi thai……………………. 36
Bảng 3.13. Liên quan giữa tử vong sơ sinh và số con trong một lần sinh…

36

Bảng 3.14. Liên quan giữa TVSS và chăm sóc trước sinh của bà mẹ……… 38



DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Trang
Biểu đồ 1.1. Tỷ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh theo khu vực năm 2004…………... 4
Biểu đồ 1.2: Tỷ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh theo khu vực năm 2009………….. 4
Biểu đồ 1.3: Biểu đồ 1.3. Sự thay đổi tỷ lệ TVSS tại Đông Nam Á ………. 7
Biểu đồ 1.4: Ước tính về tỷ lệ tử vong trẻ dưới 1 tuổi và trẻ dưới 5 tuổi
theo giới tính, địa phương và dân tộc theo điều tra Unicef ………………… 7
Biểu đồ 1.5. Nguyên nhân tử vong sơ sinh năm 2007……………………

10

Biểu đồ 3.1. Tỷ lệ tử vong sơ sinh theo địa bàn huyện/thị…………………

25

Biểu đồ 3.2. Tử vong sơ sinh sớm và muộn theo địa bàn huyện/thị………

26

Biểu đồ 3.3. Nguyên nhân tử vong sơ sinh ………………………………… 27
Biểu đồ 3.4. Liên quan giữa tử vong sơ sinh và nơi tử vong của trẻ………. 37
Sơ đồ chọn mẫu nghiên cứu ………………………………………………

20


ĐẶT VẤN ĐỀ
Chăm sóc sức khỏe cho bà mẹ và trẻ em đều đã và đang được các quốc gia
trên thế giới quan tâm ngày càng nhiều. Đầu tư vào sức khỏe của bà mẹ và trẻ em là

một chiến lược sáng suốt và là con đường chắc chắn nhất để đưa đất nước đến một
tương lai tốt đẹp hơn. Tất cả mọi quốc gia đều đang cố gắng trong lĩnh vực chăm
sóc, bảo vệ sức khỏe bà mẹ và trẻ em nhằm tiến tới mục tiêu phát triển thiên niên kỷ
đã đề ra.
Theo công ước về quyền trẻ em, mọi trẻ em đều có quyền được sống, sinh tồn
và phát triển. Tuy nhiên, mỗi năm trên thế giới có 130 triệu trẻ em ra đời, trong đó có
3,1 triệu trẻ sơ sinh tử vong. Tỷ lệ tử vong sơ sinh (TVSS) chiếm tới 40% số ca tử
vong trẻ em dưới 5 tuổi [14], [31].
Tỷ lệ tử vong sơ sinh có sự chênh lệch rất lớn giữa các nước trên tồn thế giới
và đang có xu hướng giảm dần qua từng thập kỷ. Theo thống kê của TCYTTG, năm
1993, tỷ lệ tử vong sơ sinh chung trên toàn thế giới là 29‰, trong khi đó tỷ lệ này ở
các nước phát triển là 10‰, ở nước đang phát triển là 31‰. Năm 2007, tỷ lệ tử vong
sơ sinh ở các nước công nghiệp là 3‰, các nước đang phát triển là 51‰, các nước
kém phát triển là 84‰. Năm 2010, tỷ lệ tử vong sơ sinh tại 187 nước là 23‰ [15],
[42].
Nguyên nhân tử vong sơ sinh thường được quy cho nhiễm trùng sơ sinh, sinh
ngạt và sang chấn sản khoa, non tháng và biến chứng của sinh non, các bất thường
bẩm sinh. Một số yếu tố ảnh hưởng đến tới tử vong sơ sinh đó là: quản lý và chăm sóc
trước sinh, bệnh tật của mẹ khi mang thai, các yếu tố về kinh tế-xã hội-môi
trường,….và 40-60% tử vong sơ sinh có thể phịng ngừa được bằng những biện pháp
rất đơn giản như: quản lý thai nghén, chế độ vệ sinh khi sinh nở, điều kiện chăm sóc


sơ sinh ngay sau đẻ, chất lượng nhân viên y tế, điều kiện trang thiết bị tối thiểu,…
[46]
Việt Nam đã cam kết thực hiện các mục tiêu thiên niên kỷ, trong đó có mục tiêu
giảm 2/3 tỉ lệ tử vong của trẻ dưới năm tuổi trong thời kỳ 1990-2015 (mục tiêu 4). Tỉ
lệ tử vong sơ sinh giảm dần qua từng thập kỷ nhưng vẫn còn cao, chưa tương xứng
với mong muốn đạt được. Năm 2002, tỷ lệ tử vong trẻ dưới 5 tuổi là 40 ‰, ở trẻ dưới
1 tuổi 27 ‰ và tỷ lệ tử vong sơ sinh 18 ‰ [26].

Kết quả các cơng trình nghiên cứu tại các địa phương trong cả nước những
năm qua cho thấy có sự chênh lệch về tỷ lệ tử vong sơ sinh. Năm 2004, tỷ lệ TVSS
tại Bến Tre là 9‰; tại Đồng Tháp là 8‰. Năm 2004-2005, tỷ lệ TVSS tại Thanh
Hóa là 14‰, năm 2005 tỷ lệ TVSS tại Nghệ An là 9,91‰ [11], [20], [23].
Thái Nguyên là một tỉnh trung du, miền núi cịn nhiều khó khăn, nơi có nhiều
đồng bào dân tộc sinh sống. Thực trạng tỷ lệ tử vong sơ sinh ở đây ra sao? Những yếu
tố nào liên quan đến tỷ lệ tử vong sơ sinh?
Để trả lời câu hỏi này, chúng tôi tiến hành đề tài “ Nghiên cứu thực trạng và
một số yếu tố liên quan đến tử vong sơ sinh tại tỉnh Thái Nguyên năm 2010”
nhằm hai mục tiêu:
- Xác định tỷ lệ tử vong sơ sinh tại tỉnh Thái Nguyên năm 2010 .
- Phân tích một số yếu tố liên quan đến tử vong sơ sinh.

Chương 1
TỔNG QUAN


1.1.Tình hình tử vong sơ sinh trên thế giới
Trong khoảng 130 triệu trẻ em ra đời mỗi năm, có 8.795.000 trường hợp tử
vong dưới 5 tuổi và gần 4 triệu trường hợp tử vong trong tháng đầu tiên sau sinh
[37]. Giai đoạn có nguy cơ tử vong cao nhất là ngày đầu tiên sau khi sinh. Trong số
sơ sinh tử vong vào khoảng thời gian 7 ngày đầu thì có 3/4 là tử vong ngay trong
ngày đầu tiên. Theo ước tính có khoảng từ 25% đến 45% số trường hợp TVSS xảy
ra trong ngày đầu [33],[46].
Mục tiêu thứ 4 trong “Mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ của Liên Hợp
Quốc” là giảm hai phần ba tỷ lệ tử vong của trẻ em dưới 5 tuổi (từ năm 1990 đến
năm 2015) [24], nhưng nhiều nước, đặc biệt là các nước Trung - Nam châu Á và
châu Phi cận Sahara, khó có thể đạt được mục tiêu này. Số trường hợp tử vong ở
bà mẹ và TVSS ở châu Phi và châu Á quá cao so với các châu lục khác. Tại hai
châu lục này tổng cộng số trường hợp tử vong ở bà mẹ chiếm tới 95% và TVSS

chiếm khoảng 90% các trường hợp tử vong ở bà mẹ và TVSS trên tồn thế giới
[46].
Năm 2009, có 8,1 triệu trẻ em dưới 1 tuổi bị tử vong trong đó, tại châu Phi
cận Sahara chiếm 3,976 triệu trẻ và khu vực Nam Á chiếm 2,677 triệu trẻ [47].
Chênh lệch về tỷ lệ TVSS rất rõ rệt giữa các quốc gia. Khả năng tử vong
trong vòng 28 ngày tuổi của một trẻ sinh ra ở một nước kém phát triển nhất cao
gấp khoảng 14 lần so với một trẻ sinh ra ở một nước cơng nghiệp hóa. Số liệu
thống kê năm 2004 cho thấy, tỉ lệ TVSS ở các nước công nghiệp phát triển là
3‰, còn ở các nước kém phát triển nhất là 41‰ (biểu đồ 1.1).


Biểu đồ 1.1.Tỷ lệ TVSS theo khu vực năm 2004 (Trích dẫn từ [46]).
Sự chênh lệch về tỷ lệ TVSS giữa các khu vực trên thế giới vẫn không
được cải thiện nhiều sau 5 năm. Năm 2009, tỷ lệ TVSS ở các nước công nghiệp
là 3‰ và các nước kém phát triển nhất là 37‰ (Biểu đồ 12).
Khu vực cận Sahara của Châu Phi
Nam Á
Đơng/ Bắc Phi
Đơng Á /Thái Bình Dương
Trung / Đơng Âu
Châu Mỹ Latin/Caribê
Các nước cơng nghiệp hóa
Các nước đang phát triển
Các nước kém phát triển nhất
Thế giới

Biểu đồ 1.2.Tỷ lệ TVSS theo khu vực năm 2009 (Trích dẫn từ [48]).
Trong những năm từ 1970- 2000, tỷ lệ tử vong ở trẻ đã giảm 71% ở những
nước có thu nhập cao, trong khi đó ở các nước có thu nhập thấp chỉ giảm 40%



[52]. Đến giai đoạn từ 1990-2009, tỷ lệ TVSS giảm từ 62‰ xuống cịn 42‰ trên
tồn thế giới [47].
Mặc dù đã có các biện pháp can thiệp nâng cao sức khỏe bà mẹ và trẻ em ở
các nước kém phát triển, song tỷ lệ TVSS vẫn tăng từ 37% trong khoảng thời gian từ
năm 2000-2003 đến 41% trong năm 2008 tại những nước này [30]. Sau 2 năm
(2008-2010), tỷ lệ TVSS đang tăng lên tại Afghanistan lần lượt là (50‰-59‰),
Angola (37,3‰-47‰), Cộng hịa dân chủ Cơng-gơ (32,6‰-56‰). Một số nước
thuộc khu vực phía Nam châu Phi cận Sahara, tỷ lệ TVSS đang có xu hướng gia tăng
hoặc chững lại sau hai thập kỷ (1990-2010) như tại Vương Quốc Swaziland (19,122,9‰), Lesotho (38,6-39,2‰) [42], [55].
Tỷ lệ TVSS ở các nước đang phát triển có xu hướng giảm dần. Đây là kết quả
của việc thay đổi mơ hình trong chăm sóc sức khỏe sinh sản về sức khỏe bà mẹ và trẻ
sơ sinh, tiến bộ về kinh tế xã hội và cơ sở vật chất [45]. Một số nước Tây Âu có tỉ lệ
tử vong trẻ em thấp nhất trên thế giới trong năm 2010 đó là Thụy Điển (1,5‰);
Iceland (1,6‰); Phần Lan, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha (1,9‰). Ở khu vực Đơng
Nam Á, các nước có tỷ lệ TVSS thấp nhất là Malaysia (3,6‰) và Thái Lan (6,5‰),
cao nhất là Lào (28,3‰), Đông Timo (26,8‰), Campuchia (26,2‰) [42].
Tại Trung Quốc, nơi có gần 15% trẻ em trên thế giới sống tại đây, tỷ lệ tử
vong sơ sinh năm 2008 là 10,2‰ [43].
1.2. Tình hình tử vong sơ sinh tại Việt Nam
Tại Việt Nam, cải thiện sức khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh là một ưu tiên hàng đầu
về y tế. Luật Bảo vệ sức khỏe nhân dân được Quốc hội nước Cộng hịa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam khóa VIII, kỳ họp thứ 5 thông qua ngày 30/6/1989, bên cạnh quy
định việc bình đẳng trong chăm sóc sức khỏe của các đối tượng cũng đã có những


quy định mang tính đặc thù, ưu tiên trong chăm sóc sức khỏe đối với phụ nữ và trẻ
em.
Chiến lược Quốc gia Chăm sóc sức khỏe sinh sản giai đoạn 2001 – 2010
(Quyết định số 136/2000/QĐ-TTg ngày 28/11/2000) đặt ra mục tiêu tổng quát là

“Nâng cao tình trạng sức khỏe của phụ nữ và các bà mẹ, giảm tỷ lệ bệnh tật, tử vong
mẹ, tử vong chu sinh và tử vong trẻ em một cách đồng đều hơn giữa các vùng và các
đối tượng, đặc biệt chú ý các vùng khó khăn và các đối tượng chính sách” [2].
Nhờ đó, tỷ lệ tử vong dưới 1 tuổi ở Việt Nam đang ngày càng giảm tuy nhiên
vẫn ở mức cao. Theo báo cáo của UNICEF (2007), tỷ lệ tử vong trẻ dưới 1 tuổi giảm
từ 36,7‰ năm 2000 xuống còn 15‰ vào năm 2008.
Tỷ lệ TVSS cũng giảm đáng kể trong những năm gần đây, từ 39‰ năm 1990
xuống 20‰ vào năm 2008. So với một số nước châu Á khác trong khu vực, Việt
Nam có tỷ lệ TVSS cao hơn so với Malayxia 3,6‰, Thái Lan 6,5‰ (Biểu đồ 1.3).


Biểu đồ 1.3. Sự thay đổi tỷ lệ TVSS tại Đông Nam Á (1990-2008) [28].
Tỷ lệ tử vong ở trẻ dưới 1 tuổi tại Việt Nam có sự khác biệt lớn giữa nông
thôn và thành thị, giữa dân tộc Kinh với các dân tộc khác và giữa trẻ em trai với trẻ
em gái chỉ có sự khác biệt nhỏ ( Biểu đồ 1.4).

Biểu đồ 1.4. Ước tính về tỷ lệ tử vong trẻ dưới 1 tuổi và trẻ dưới 5 tuổi
theo giới tính, địa phương và dân tộc theo điều tra Unicef [26].
Tỷ lệ TVSS có sự chênh lệch giữa các địa phương trong cả nước. Năm 2003,
nghiên cứu của Vũ Thị Thủy và Đinh Văn Thức cho thấy tỷ lệ TVSS tại Hải Phòng
là 12,64‰ [18]. Nghiên cứu của Bùi Công Thắng tại Vĩnh Phúc cho thấy, tỷ lệ tử
vong sơ sinh trong 2 năm 2003-2004 là 8,7‰ [16]. Nghiên cứu của Lương Ngọc
Trương trong năm 2004-2005, tỷ lệ tử vong sơ sinh tại tỉnh Thanh Hóa là 14‰ [23].
Năm 2005, ở Nghệ An tỷ lệ tử vong trẻ dưới 1 tuổi là 13,15-13,82‰, tỷ lệ tử vong
trẻ sơ sinh là 8,38 – 9,91‰ [11]. Theo nghiên cứu của Tăng Trí Thượng và cộng sự
năm 2006, tỷ lệ TVSS tại tỉnh Bến Tre là 9‰, tại tỉnh Đồng Tháp là 8‰ [20].
1.3. Nguyên nhân gây tử vong sơ sinh


Những nguy cơ ảnh hưởng lớn nhất tới sức khỏe của trẻ sơ sinh là các trường

hợp nhiễm trùng ở mức độ nghiêm trọng (như nhiễm khuẩn huyết, viêm phổi, uốn
ván và tiêu chảy), ngạt thở và trẻ đẻ non. Cả ba vấn đề đó cộng lại là ngun nhân
chính gây ra tới 86% số trường hợp TVSS.
Cho đến nay đã có khá nhiều cơng trình nghiên cứu về ngun nhân TVSS
và có chung nhận xét về nguyên nhân TVSS ở các khu vực khơng hồn tồn
giống nhau mà phụ thuộc vào nền kinh tế, sự ổn định chính trị - xã hội và phong
tục tập quán của bà mẹ trong việc chăm sóc sức khoẻ trẻ nhỏ. Theo nghiên cứu
của Robert E Black và cộng sự năm 2008 về nguyên nhân tử vong sơ sinh toàn
cầu, theo khu vực và quốc gia, tử vong sơ sinh chiếm tỷ lệ cao (41%) trong tổng
số các nguyên nhân gây tử vong ở trẻ dưới 5 tuổi. Bảng 1.1 dưới đây thể hiện sự
khác nhau về tỉ lệ tử vong sơ sinh giữa các châu lục và tỉ lệ các nguyên nhân
gây ra tử vong sơ sinh ở các khu vực đó [30].
Bảng 1.1. Nguyên nhân TVSS ở các khu vực khác nhau năm 2008 [30] .
Châu Phi
(29%)

Châu Mĩ
(48%)

Châu Âu
(53%)

Đông Nam Á
(54%)

Viêm phổi

3

2


3

8

Đẻ non, biến chứng đẻ non

8

18

18

14

Ngạt

8

7

8

11

Nhiễm trùng huyết

5

5


3

7

Dị tật bẩm sinh

2

9

11

2

Uốn ván

1

0

0

1

Tiêu chảy

1

0


0

2

Khác

1

7

10

9

Nguyên nhân


Năm 2010, nguyên nhân gây TVSS tại Đông Nam Á chiếm 38,97% trong tổng
số các nguyên nhân gây tử vong ở trẻ dưới 5 tuổi. Trong đó, chủ yếu do bốn nguyên
nhân là đẻ non và biến chứng đẻ non (17,64%), ngạt (9,83%), dị tật bẩm sinh
(6,10%), nhiễm trùng huyết (5,43%) [28].
Nguyên nhân TVSS ở các nước phát triển bao gồm: Đẻ non và cân nặng thấp
khi sinh (31%), viêm phổi và nhiễm trùng huyết (25%), ngạt và chấn thương khi
sinh (23%), dị tật bẩm sinh (6,7%), uốn ván (3,4%) tiêu chảy (2,6%), các nguyên
nhân khác (8,3%) [38].
Theo nghiên cứu về nguyên nhân gây TVSS tại Ấn Độ của Diego G Bassani và
cộng sự, tỉ lệ TVSS ở khu vực nơng thơn trong các năm 2001-2003 chiếm 91,0%,
trong đó đẻ non và nhẹ cân có 3265 trường hợp, nhiễm trùng có 2694 trường hợp
trong 9 915 trường hợp [29].

Tại Trung Quốc năm 2008, TVSS gây ra chủ yếu bởi viêm phổi, ngạt và sinh
non [42].
Tại Mỹ, 10 nguyên nhân hàng đầu gây tử vong sơ sinh năm 2009 theo nghiên
cứu của Kenneth D. Kochanek và cộng sự là dị tật bẩm sinh và các bất thường về
nhiễm sắc thể; cân nặng khi sinh thấp; hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh; ảnh hưởng các
biến chứng về thai nghén của bà mẹ; tai nạn không chủ định; ảnh hưởng của biến
chứng về rau thai và dây rốn; nhiễm trùng huyết; suy hơ hấp; bệnh tuần hồn; bệnh
sốt xuất huyết sơ sinh [36].
Tại Việt Nam, năm 2000 - 2003 theo TCYTTG, nguyên nhân TVSS là do: sinh
non (35%), ngạt (26%), nhiễm khuẩn (20%), dị tật bẩm sinh (9%), uốn ván sơ sinh
(3%), nguyên nhân khác (7%) [51].
Năm 2007, nguyên nhân TVSS tại Việt Nam đã có sự thay đổi, thể hiện trong
biểu đồ 1.5 dưới đây.


Nguồn: Bộ Y tế, 2007

Biểu đồ 1.5. Nguyên nhân tử vong sơ sinh năm 2007 (Trích dẫn từ [15])
Theo nghiên cứu của Huỳnh Hồng Phúc, Huỳnh Thị Duy Hương tại khoa Nhi,
Bệnh viện đa khoa Đồng Tháp (2004-2006), nguyên nhân tử vong thường gặp là non
tháng (35,5%), nhiễm trùng (32,2%), ngạt (16,8%), dị tật bẩm sinh (8,9%) [13].
Năm 2008, tại khoa Nhi Bệnh viện An Giang nguyên nhân tử vong sơ sinh bao gồm:
Nhiễm khuẩn huyết (32.9%), viêm phổi (23.5%), viêm phổi hít và bệnh màng trong
(30.6%), dị tật (5.9%) và nguyên nhân khác (7.1%) [17].
Tại cộng đồng, nghiên cứu của Bùi Công Thắng năm 2003-2004 tại Vĩnh Phúc
cho thấy, nguyên nhân tử vong sơ sinh chiếm cao nhất là đẻ non/đẻ nhẹ cân (55,8%),
dị tật bẩm sinh (20%), ngạt (13,5%), viêm phổi (6,7%) [16]. Nghiên cứu của Lương
Ngọc Trương năm 2004-2005 tại Thanh Hóa cho thấy, nguyên nhân tử vong sơ sinh
cao nhất cũng là đẻ non (15%), viêm phổi sơ sinh (9%), dị tật bẩm sinh (8%), ngạt
(7%), nhẹ cân (4%), ngơi bất thường (4%), cịn lại là các nguyên nhân khác (9%)

[23].
1.4. Yếu tố ảnh hưởng đến tử vong sơ sinh


Theo TCYTTG (2002), có 4 nguyên nhân chủ yếu gây TVSS, đó là các bệnh
nhiễm trùng, ngạt và chấn thương ngay khi đẻ, thấp cân và dị tật bẩm sinh. Các
nguyên nhân này được xếp vào các yếu tố về phía mẹ và về phía con ảnh hưởng đến
tình trạng TVSS được đề cập dưới đây.
1.4.1. Yếu tố ảnh hưởng về phía mẹ
1.4.1.1. Bệnh tật của mẹ khi mang thai
Nhiễm độc thai nghén của mẹ khi mang thai là một trong những yếu tố ảnh
hưởng đến đẻ non và trẻ thường bị ngạt khi đẻ. Các bệnh nhiễm trùng do virus như
Coxsackie, ECHO, HIV, sởi, cúm, quai bị,… có thể khiến trẻ bị sinh non, nhẹ cân
hoặc bị dị tật bẩm sinh. Virus Coxsackie có thể qua rau thai, gây dị tật bẩm sinh cho
con (dị dạng ở đường tiết niệu - sinh dục, đường tiêu hóa, hệ tim mạch), nếu người
mẹ nhiễm virus này vào tháng cuối thai kỳ, trẻ sinh ra có thể tử vong do viêm cơ tim
hoặc viêm màng não. Virus ECHO có thể qua rau thai gây viêm màng não cho trẻ,
để lại di chứng thần kinh. Bệnh viêm gan do virus ECHO gây tử vong ở trẻ với tỷ lệ
khá cao.
Người mẹ mắc các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn như lao, lậu, giang mai,
…là yếu tố nguy cơ cao gây tử vong cho mẹ và con. Khi mẹ bị bệnh sẽ lây cho con
qua rau thai hoặc qua tiếp xúc khi đẻ, có thể gây đẻ non, thai chết lưu, trẻ đẻ ra có
cân nặng thấp.
Bệnh tật liên quan đến sản khoa như rau tiền đạo, đa ối, chuyển dạ kéo dài...
nguy cơ đến suy thai nhi và đe doạ tử vong rất lớn.
Một số bệnh mạn tính của mẹ khi mang thai như đái đường, cao huyết áp, tim mạch,
bệnh máu... cũng là nguy cơ gây tử vong con trong thời kỳ sơ sinh.
1.4.1.2. Tuổi mẹ khi mang thai
Nghiên cứu cho thấy, tỷ lệ TVSS và tỷ lệ trẻ bị các dị tật bẩm sinh, đẻ non ở
nhóm người mẹ < 20 tuổi và > 35 tuổi cao hơn so với ở nhóm người mẹ tuổi từ 20 -



35 tuổi. Các kết quả nghiên cứu về tuổi của người mẹ khi sinh con tại Ấn Độ cho
thấy, nhóm tuổi mẹ <20 tuổi thì đứa trẻ sinh ra có nguy cơ tử vong cao hơn nhóm
tuổi mẹ ≥ 20 tuổi mới sinh con [34], [35].
1.4.1.3. Khoảng cách giữa các lần đẻ
Khoảng cách giữa các lần đẻ của mẹ càng ngắn thì nguy cơ đẻ non và cân
nặng thấp khi sinh và TVSS càng cao. Vì người mẹ khi vừa mới sinh con trong một
thời gian ngắn, cơ thể chưa hồn tồn để phục hồi, do đó em bé tiếp theo sẽ có
nhiều nguy cơ hơn. Nguy cơ con suy dinh dưỡng, thiếu tháng có xu hướng gia tăng ở
những bà mẹ đẻ nhiều lần và đẻ dày [34].
Nghiên cứu của TCYTTG năm 2006 cho thấy, khoảng cách đẻ giữa hai trẻ
dưới 24 tháng thì nguy cơ tử vong cao hơn so với khoảng cách đẻ ≥ 24 tháng. Nếu
khoảng cách là 18 tháng hoặc nhỏ hơn thì nguy cơ trẻ sinh ra thiếu tháng, cân nặng
lúc sinh thấp, kích thước nhỏ và có nguy cơ tử vong càng cao hơn nữa [51].
1.4.2. Yếu tố ảnh hưởng về phía con
1.4.2.1. Cân nặng lúc đẻ thấp (dưới 2500 gram)
Cân nặng khi sinh của trẻ thấp sẽ khiến trẻ dễ mắc bệnh hơn, giảm sự tăng
trưởng và phát triển của trẻ, hạn chế nhận thức và khi trưởng thành hay bị các bệnh
mạn tính. Và đặc biệt, cân nặng thấp khi sinh của trẻ có liên quan chặt chẽ với tỷ lệ
tử vong sơ sinh. Trẻ có cân nặng dưới 2500g có nguy cơ tử vong cao gấp 20 lần so
với trẻ đẻ ra có cân nặng ≥ 2500g [50].
Tỷ lệ TVSS của trẻ thấp cân chiếm 60 - 80% trong tổng số TVSS. Trọng
lượng của trẻ khi đẻ càng thấp thì nguy cơ tử vong càng cao, rất hiếm trẻ dưới 1000
gam được cứu sống ở các nước có nền kinh tế kém phát triển [52]. Nghiên cứu của
Ngô Minh Xuân tại bệnh viện Từ Dũ trong 9 năm (2000-2008) cho thấy, tỷ lệ tử


vong ở trẻ có cân nặng cực thấp dưới 1000g chiếm tỷ lệ cao trong tổng số TVSS
[27].

Kết quả nghiên cứu của Trần Văn Nam tại Bệnh viện phụ sản Hải Phòng
trong 3 năm từ 1999-2001 cho thấy tỷ lệ TVSS ở trẻ sinh ra có cân nặng thấp chiếm
76,46% trong tổng số TVSS [12]. Nghiên cứu của Nguyễn Văn Lơ năm 2003 tại các
bệnh viện phía Nam cho thấy, trẻ sinh ra thấp cân có nguy cơ tử vong sao gấp 2,54
lần so với trẻ đẻ đủ cân [10].
1.4.2.2. Ngạt khi đẻ
Ngạt khi đẻ là một trong những nguyên nhân chiếm tỷ lệ cao gây TVSS. Các
yếu tố nguy cơ gây ngạt ở trẻ sơ sinh bao gồm các yếu tố liên quan đến người mẹ bị
các bệnh nội khoa ảnh hưởng đến chức năng hô hấp và tuần hoàn như bệnh tim,
bệnh phổi, thiếu máu, cao huyết áp… Các yếu tố liên quan đến thai hoặc phần phụ
như thai non tháng, thai già tháng, thai bất thường, suy dinh dưỡng bào thai, rau bám
bất thường, sa dây rau, nước ối ít. Các yếu tố liên quan đến cuộc chuyển dạ cũng là
nguyên nhân gây ngạt ở trẻ sơ sinh như chuyển dạ kéo dài, sổ thai khó khăn, can
thiệp thủ thuật lấy thai đường dưới không đúng chỉ định hoặc không đủ điều kiện.
Năm 2003, nghiên cứu tại 42 nước trên thế giới, ngạt khi đẻ chiếm 29%
trong tổng số các trong các nguyên nhân gây tử vong ở trẻ sơ sinh [31].
Theo điều tra của Save the children (2008), nguyên nhân tử vong do ngạt khi
đẻ chiếm 15% trong tổng số TVSS [15].
1.4.2.3. Dị tật bẩm sinh
Tại Châu Âu, dị tật bẩm sinh là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây
TVSS và nguyên nhân tử vong này có xu hướng tăng ở các nước đang phát triển [42].


Theo Joy E Lawn và cộng sự (2005), dị tật bẩm sinh gây TVSS chiếm 7% so với
tổng số TVSS toàn thế giới [37].
Nghiên cứu của Trần Văn Nam tại Bệnh viện phụ sản Hải Phòng trong
3 năm từ 1999-2001 cho thấy dị tật bẩm sinh có liên quan đến tình trạng đẻ
non và là nguyên nhân gây TVSS [12].
1.4.2.4. Đa thai
Tỷ lệ TV của trẻ sinh đôi, sinh ba cao hơn so với trẻ sinh một. Có lẽ, đa thai

gây tình trạng suy dinh dưỡng bào thai cao. Thực tế cho thấy, đa thai đẻ đường dưới
có tỷ lệ tử vong cao hơn so với đa thai được đẻ mổ và đa thai có ngơi thai bất thường
thì có nguy cơ tử vong càng cao. Đa thai là yếu tố đứng đầu gây tử vong sơ sinh
trong nhóm bệnh lý và tình trạng thai nghén của người mẹ [49]. Nghiên cứu cho
thấy trẻ sinh đơi và sinh ba có nguy cơ tử vong cao gấp 6 lần so với trẻ đẻ sinh một
[39], [40], [44].
1.4.3. Điều kiện kinh tế, xã hội, mơi trường
Nghèo đói là một ngun nhân cơ bản dẫn đến tỷ lệ TVSS cao do tăng các
nhân tố rủi ro như nhiễm khuẩn ở mẹ hay giảm tiếp cận các dịch vụ chăm sóc y tế.
Nghiên cứu ở 20 quốc gia ở khu vực Châu Phi cận Sahara và 3 nước lớn ở phía Nam
châu Á cho thấy tỷ lệ TVSS ln cao hơn ở nhóm những hộ gia đình nghèo so với
nhóm những hộ gia đình giàu [53].
Tử vong trẻ em dưới 1 tuổi ở các vùng nông thôn Việt Nam cao gần gấp đôi
so với các vùng thành thị. Sự khác biệt này chứng tỏ sự chênh lệch đáng kể về mức
sống các hộ gia đình, về dân trí sự hiểu biết, về tiếp cận dịch vụ y tế [26].
Trình độ văn hóa của người mẹ ảnh hưởng tới q trình chăm sóc thai nghén,
việc chăm sóc thai nghén tốt sẽ góp phần hạn chế TVSS.


Nghiên cứu của Jamal Uddin và cộng sự sử dụng dữ liệu điều tra sức
khỏe tại Bangladesh năm 1999-2000 cho thấy, tỷ lệ TVSS và sau sơ sinh ảnh
hưởng đáng kể bởi các yếu tố kinh tế xã hội, điều kiện chăm sóc y tế, trình độ giáo
dục và nghề nghiệp của bố mẹ [32].
Trong giai đoạn trước đẻ, việc chăm sóc y tế có ảnh hưởng rõ rệt tới tử vong
sơ sinh. Việc chăm sóc tốt khơng chỉ giúp phát hiện sớm các nguy cơ khi đẻ, các dị
tật bẩm sinh của trẻ mà còn giúp ngăn ngừa uốn ván, giúp phát hiện các bệnh lý của
người mẹ để có hướng xử trí kịp thời giúp làm giảm tử vong sơ sinh.
Nơi sinh cũng ảnh hưởng không nhỏ tới tỷ lệ TVSS. Theo nghiên cứu của Lawn
J. E năm 2005 về các yếu tố liên quan đến tử vong ở trẻ em, 99% số ca tử vong sơ sinh
thuộc về các nước có thu nhập trung bình và thu nhập thấp, 2/3 số TVSS thuộc về 10

nước kém phát triển nhất. Trong số 4 triệu trẻ em chết hàng năm có ít nhất một nửa số
ca TVSS là những ca sinh tại nhà [37]. Ở khối các nước đang phát triển nói chung, số
ca sinh tại trạm xá hay bệnh viện chiếm 54%, trong khi đó ở Nam Á và Châu Phi cận
Sahara - là hai khu vực có tỷ lệ tử vong ở bà mẹ và trẻ sơ sinh cao nhất - có tới 60% số
ca sinh diễn ra tại nhà [53].


Chương 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. ĐỐI TƯỢNG, THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu
- Trẻ sơ sinh tử vong
- Người mẹ hoặc người chăm sóc trẻ.
2.1.2. Thời gian nghiên cứu
Từ 01/01/2010 đến ngày 31/12/2010.
2.1.3. Địa điểm nghiên cứu
Thái Nguyên là tỉnh trung du và miền núi phía Bắc có 46 dân tộc trên tổng số
54 dân tộc Việt Nam sinh sống, trong đó có 8 dân tộc có dân số đơng nhất là: Kinh,
Tày, Nùng, Sán Dìu, Sán Chay, Dao, H’Mong, Hoa. Thái Nguyên có đặc điểm địa lý
đa dạng gồm cả thành thị, nông thôn, trung du, miền núi, vùng cao. Diện tích tự
nhiên của tỉnh là 3 562,82 km2 và dân số trung bình là 1 138 204 người.
Tỉnh Thái Nguyên có 1 thành phố, 1 thị xã và 7 huyện bao gồm 180 xã,
phường trong đó có 125 xã vùng cao và miền núi, còn lại là các xã đồng bằng và
trung du. Trên địa bàn tỉnh có 1 bệnh viện đa khoa trung ương, 3 bệnh viện tỉnh đều
có đơn nguyên sơ sinh, 7 bệnh viện huyện và 9 trung tâm y tế huyện. 100% các xã
có trạm y tế và 100% các trạm y tế có đủ nữ hộ sinh hoặc y sỹ sản nhi. Đội ngũ cán
bộ chăm sóc sức khỏe sinh sản của các tuyến và y tế thơn bản thực hiện các hoạt
động chăm sóc sức khỏe cho bà mẹ và trẻ sơ sinh đến tận thôn, bản. Tỉnh nhận được
rất nhiều sự hỗ trợ có hiệu quả của các chương trình dự án trong nước và nước ngồi
về chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh. Tính đến tháng 12 năm 2010, tồn tỉnh

có 23 210 trẻ sơ sinh đẻ sống và trẻ em dưới 5 tuổi là 93 837 trẻ [22].
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU


2.2.1. Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu mô tả cắt ngang.
2.2.2. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu
2.2.2.1. Cỡ mẫu: Áp dụng cơng thức tính cỡ mẫu xác định tỷ lệ tử vong sơ sinh
trong cộng đồng

p.q
n = Z2( 1 - α / 2 ) ×
d2
Trong đó:
n là cỡ mẫu nghiên cứu cần có
Z( 1 - α / 2 ) : Hệ số giới hạn tin cậy
(Bảng Z lấy 95%: giá trị = 1,96 )
p là tỷ lệ tử vong sơ sinh, theo nghiên cứu năm 2005 của Lương Ngọc
Trương tại tỉnh Thanh Hóa là 14‰ [23], → ước tính p=0,014
q = 1 – p = 0,986
d là độ chính xác mong muốn, chọn d = 0,005
Thay vào cơng thức tính được n= 2121 trẻ sơ sinh.
Để tránh sai số do chọn mẫu nên nhân đơi số mẫu, vì vậy:
n= 2121 × 2 = 4242 trẻ sơ sinh.
2.2.2.2.Phương pháp chọn mẫu
Sử dụng cách chọn mẫu ngẫu nhiên nhiều giai đoạn:
Giai đoạn 1: Căn cứ vào đặc điểm địa lý, chia tỉnh Thái Nguyên thành 3 vùng:
Vùng 1- Thành phố và thị xã gồm : TPTN, thị xã Sông Công
Vùng 2 - Miền núi gồm 5 huyện: Đồng Hỷ, Đại Từ, Phú Lương, Võ Nhai, Định Hóa.
Vùng 3 - Trung du gồm 2 huyện: Phổ Yên, Phú Bình.

Bốc thăm ngẫu nhiên các huyện, thị vào mẫu nghiên cứu, kết quả là:


×