Tải bản đầy đủ (.pdf) (147 trang)

Thực trạng hoạt động khám chữa bệnh tại bệnh viện c tỉnh thái nguyên và đề xuất một số giải pháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.62 MB, 147 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y - DƯỢC

NGUYỄN VĂN DŨNG

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KHÁM CHỮA BỆNH
TẠI BỆNH VIỆN C TỈNH THÁI NGUYÊN
VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP

LUẬN VĂN CHUYÊN KHOA CẤP II

THÁI NGUYÊN – 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y - DƯỢC

NGUYỄN VĂN DŨNG

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KHÁM CHỮA BỆNH
TẠI BỆNH VIỆN C TỈNH THÁI NGUYÊN
VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP


Chuyên ngành: Y tế công cộng
Mã số: CK 62 72 76 01

LUẬN VĂN CHUYÊN KHOA CẤP II

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS NGUYỄN TIẾN DŨNG

THÁI NGUYÊN – 2017



LỜI CAM ĐOAN
Tôi là Nguyễn Văn Dũng xin cam đoan:
1. Đây là luận án do bản thân tôi trực tiếp thực hiện dưới sự hướng dẫn
của PGS. TS Nguyễn Tiến Dũng.
2. Cơng trình này khơng trùng lặp với bất kỳ nghiên cứu nào khác đã
được công bố tại Việt Nam.
3. Các số liệu và thông tin trong nghiên cứu là hồn tồn chính xác,
trung thực và khách quan, đã được xác nhận và chấp thuận của cơ sở nơi
nghiên cứu.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về những cam kết này.
Thái Nguyên, ngày 16 tháng 10 năm 2017
Người viết cam đoan

Nguyễn Văn Dũng


LỜI CẢM ƠN

Trong q trình hồn thành luận văn này, tơi đã nhận được sự hướng

dẫn, đóng góp, giúp đỡ và động viên của tất cả thầy cô, bạn bè đồng nghiệp
và gia đình. Trước tiên tơi trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu, Phịng Đào tạo,
các thầy cơ khoa Y tế công cộng - Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên.
Tôi cũng xin trân trọng cảm ơn Ban giám đốc Bệnh viện C Thái Nguyên,
các Khoa, phòng ban liên quan và tập thể các bệnh nhân đã tạo điều kiện cho
tơi trong q trình học tập và hỗ trợ tôi thực hiện nghiên cứu này.
Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu xắc tới PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng người Thầy đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo, hướng dẫn, dìu dắt tơi trên con
đường học tập và nghiên cứu khoa học.
Tôi xin chân thành cảm ơn tới các thầy cô trong hội đồng khoa học đã
đã tạo điều kiện, chỉ ra những ý kiến quý báu cho luận văn và động viên tơi
trong suốt q trình học tập.
Tôi cũng chân thành cảm ơn các thầy cô, bạn bè, đồng nghiệp, gia đình
và người thân đã giúp đỡ, động viên tôi cả về tinh thần và vật chất trong quá
trình học tập và nghiên cứu.
Thái Nguyên, tháng 11 năm 2017

Nguyễn Văn Dũng


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

BHYT

: Bảo hiểm y tế

BVC

: Bệnh viện C

BVĐK


: Bệnh viện đa khoa

CBYT

: Cán bộ y tế

CSSK

: Chăm sóc sức khỏe

KCB

: Khám chữa bệnh

NLYT

: Nhân lực y tế

TTB

: Trang thiết bị

WHO

: World Health Organization - Tổ chức y tế thế giới

CS

: Cộng sự



MỤC LỤC
Trang
ĐẶT VẤN ĐỀ......................................................................................................................................................................1
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU .....................................................................................................3
1.1. Thực trạng hoạt động của hệ thống khám chữa bệnh tại Việt Nam ........ 3
1.1.1. Một số khái niệm ..............................................................................................................................................3
1.1.2. Nhiệm vụ của bệnh viện............................................................................................................................3
1.1.3. Tổ chức mạng lưới bệnh viện..............................................................................................................6
1.1.4. Tình hình cung cấp và sử dụng dịch vụ khám chữa bệnh.....................................9
1.2. Yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động khám chữa bệnh của bệnh viện và các
giải pháp cơ bản nâng cao hiệu quả hoạt động khám chữa bệnh .....................15
1.2.1. Yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động khám chữa bệnh của bệnh viện ..............15
1.2.2. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động KCB tại bệnh viện ...........25
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................31
2.1. Đối tượng nghiên cứu .......................................................................................................................................31
2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn.......................................................................................................................................31
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ ..........................................................................................................................................31
2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ........................................................................................................31
2.2.1. Địa điểm nghiên cứu: Bệnh viện C tỉnh Thái Nguyên. ...........................................31
2.2.2. Thời gian nghiên cứu: Từ 01/04/2016 - 30/09/2017 ..................................................31
2.3. Phương pháp nghiên cứu ...............................................................................................................................31
2.3.1. Thiết kế nghiên cứu........................................................................................................................................31
2.3.2. Cỡ mẫu nghiên cứu..........................................................................................................................................32
2.3.3. Phương pháp chọn mẫu..............................................................................................................................33
2.4. Các chỉ số nghiên cứu .......................................................................................................................................34
2.4.1. Nhóm chỉ số cho mục tiêu 1 .................................................................................................................34
2.4.2. Nhóm chỉ số cho mục tiêu 2 .................................................................................................................35



2.5. Đo lường, đánh giá...............................................................................................................................................36
2.6. Công cụ thu thập số liệu .................................................................................................................................36
2.6.1. Công cụ thu thập số liệu ............................................................................................................................36
2.6.2. Phương pháp thu thập số liệu ..............................................................................................................37
2.7. Sai số và khống chế sai số............................................................................................................................37
2.7.1 Các sai số trong quá trình thu thập thông tin ........................................................................37
2.7.2. Cách khống chế sai số .................................................................................................................................38
2.8. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu ........................................................................................38
2.9. Đạo đức trong nghiên cứu ............................................................................................................................39
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .................................................................................................40
3.1. Thực trạng hoạt động khám chữa bệnh tại Bệnh viện C tỉnh Thái Nguyên
năm 2015 - 2016 ...................................................................................................................................................40
3.1.1. Một số kết quả đánh giá chất lượng chuyên môn của bệnh viện ..................40
3.1.2. Sự hài lòng của người bệnh với hoạt động khám chữa bệnh tại Bệnh
viện C Thái Nguyên ..........................................................................................................................................47
3.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động khám chữa bệnh tại bệnh viện C
tỉnh Thái Nguyên và đề xuất một số giải pháp ....................................................................52
3.2.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động khám chữa bệnh tại bệnh viện C
tỉnh Thái Nguyên..................................................................................................................................................52
3.2.2. Một số giải pháp nâng cao chất lượng khám chữa bệnh tại Bệnh viện 63
BÀN LUẬN ............................................................................................................................................................................70
4.1. Thực trạng hoạt động khám chữa bệnh tại Bệnh viện C tỉnh Thái Nguyên
năm 2016 .......................................................................................................................................................................70
4.1.1. Kết quả hoạt động khám chữa bệnh .............................................................................................70
4.1.2. Sự hài lòng của người bệnh với hoạt động khám chữa bệnh tại Bệnh
viện C Thái Nguyên ..........................................................................................................................................74


4.2. Yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động khám chữa bệnh tại bệnh viện C tỉnh Thái

Nguyên và đề xuất giải pháp ...................................................................................................................78
4.2.1. Yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động khám chữa bệnh tại bệnh viện C ..........78
4.2.2. Một số giải pháp nâng cao chất lượng khám chữa bệnh ........................................83
KẾT LUẬN ............................................................................................................................................................................87
1. Thực trạng hoạt động khám chữa bệnh tại Bệnh viện C tỉnh Thái Nguyên
năm 2015 - 2016 ...................................................................................................................................................87
2. Một số yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động khám chữa bệnh tại bệnh viện C
tỉnh Thái Nguyên và đề xuất giải pháp.........................................................................................87
KHUYẾN NGHỊ..............................................................................................................................................................89
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................................................................
PHỤ LỤC .................................................................................................................................................................................


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Số cơ sở bệnh viện công lập tuyến tỉnh, huyện 2012 - 2014 ................. 7
Bảng 1.2. Số giường bệnh của Việt Nam 2005-2014 ................................................................ 8
Bảng 1.3. Một số chỉ số hoạt động chuyên môn bệnh viện ở các tuyến ............. 14
Bảng 3.1. Kết quả hoạt động khám chữa bệnh của bệnh viện C Thái
Nguyên năm 2015 - 2016 ............................................................................................................. 40
Bảng 3.2. Kết quả hoạt động khám bệnh cho người có thẻ bảo hiểm y tế
tại bệnh viện năm 2015 – 2016 ............................................................................................. 42
Bảng 3.3. Danh mục 10 bệnh chiếm tỉ lệ cao thường gặp tại bệnh viện
C Thái Nguyên năm 2015 - 2016 ........................................................................................ 43
Bảng 3.4. Danh mục 10 bệnh có tỉ lệ chuyển viện cao tại bệnh viện C
Thái Nguyên năm 2015 - 2016............................................................................................... 44
Bảng 3.5. Kết quả thực hiện kỹ thuật theo phân tuyến của Bộ Y tế tại
bệnh viện C Thái Nguyên năm 2016................................................................................ 45
Bảng 3.6. Kết quả thực hiện các kỹ thuật vượt tuyến tại bệnh viện C
Thái Nguyên năm 2016 .................................................................................................................. 46
Bảng 3.7. Đặc điểm chung của bệnh nhân nghiên cứu theo giới ............................... 47

Bảng 3.8. Mức độ hài lòng của bệnh nhân về năng lực phục vụ của cán
bộ y tế tại Bệnh viện C Thái Nguyên ............................................................................... 48
Bảng 3.9. Mức độ hài lòng của bệnh nhân về năng lực đáp ứng của cán
bộ y tế Bệnh viện C Thái Nguyên ...................................................................................... 49
Bảng 3.10. Mức độ đánh giá sự hài lòng của bệnh nhân về cơ sở vật
chất, trang thiết bị của bệnh viện ....................................................................................... 50
Bảng 3.11. Mức độ hài lòng của bệnh nhân về sự tin cậy và sự cảm
thông của cán bộ y tế ....................................................................................................................... 51
Bảng 3.12. Mức độ đánh giá sự hài lòng chung của người bệnh ............................... 52


Bảng 3.13. Tình hình nhân lực của bệnh viện C Thái Nguyên năm 2016
(đối chiếu tiêu chuẩn của Thông tư 08/2007/TTLT-BYT-BNV) ......... 52
Bảng 3.14. Tỉ lệ cơ cấu bộ phận cán bộ y tế tại Bệnh viện C năm 2016 ............ 53
Bảng 3.15. Tỉ lệ cơ cấu chuyên môn cán bộ y tế tại Bệnh viện C năm
2016..................................................................................................................................................................... 53
Bảng 3.16. Số lượng cán bộ y tế được cử đi đào tạo chuyên môn tại
Bệnh viện C năm 2016 .................................................................................................................... 54
Bảng 3.17. Phân bố nhân lực theo tuổi, giới tại Bệnh viện C năm 2016 ........... 54
Bảng 3.18. Diện tích xây dựng/ 540 giường (đối chiếu Tiêu chuẩn xây
dựng bệnh viện 2007) tại bệnh viện C Thái Nguyên năm 2016 ......... 56
Bảng 3.19. Khoa, phòng chức năng theo quy định tại bệnh viện C Thái
Nguyên năm 2016 ................................................................................................................................ 56
Bảng 3.20. Trang thiết bị chính của bệnh viện C Thái Nguyên năm 2016....... 58
Bảng 3.21. Kết quả hoạt động tài chính của bệnh viện C năm 2016 ..................... 60


DANH MỤC HỘP

Hộp 3.1. Nhận xét về tình hình nhân lực Bệnh viện C năm 2016................................55

Hộp 3.2. Nhận xét về tình hình cơ sở vật chất, trang thiết bị của bệnh viện .................59
Hộp 3.3. Nhận xét về tài chính y tế của bệnh viện .......................................................................61
Hộp 3.4. Ảnh hưởng của chính sách đối với hoạt động khám chữa bệnh của
bệnh viện .........................................................................................................................................................62


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Trên thế giới, trong hệ thống y tế các quốc gia, bệnh viện chiếm một vị
trí quan trọng trong cơng tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân. Bệnh
viện là cơ sở y tế trong khu vực dân cư bao gồm: giường bệnh, đội ngũ cán bộ
có trình độ kỹ thuật và năng lực quản lý, có trang thiết bị cơ sở hạ tầng để
phục vụ người bệnh [81]. Bệnh viện là nơi thực hiện nhiệm vụ khám, chữa
bệnh; đào tạo cán bộ; nghiên cứu khoa học; chỉ đạo tuyến; phòng bệnh; hợp
tác quốc tế và quản lý kinh tế trong bệnh viện [81]. Trong những năm gần
đây, cùng với sự phát triển của kinh tế đất nước, mạng lưới bệnh viện được
bao phủ rộng khắp. Các bệnh viện thuộc các tuyến khám chữa bệnh được
nâng cấp đáng kể thông qua đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị máy móc và
đào tạo cán bộ, giúp nâng cao khả năng khả năng chẩn đoán và điều trị, kể cả
một số bệnh đòi hỏi yêu cầu kỹ thuật cao. Số bệnh viện và giường bệnh viện
được tăng lên và phân bố rộng khắp đã làm tăng khả năng tiếp cận dịch vụ y
tế và nâng cao chất lượng chăm sóc cho người dân.
Nghị quyết số 21-NQ/TW của Bộ Chính trị Khóa XI đã đề ra một số
trọng tâm nhằm nâng cao công tác khám chữa bệnh cho ngành y tế bao gồm:
Tập trung triển khai thực hiện có hiệu quả Đề án giảm quá tải bệnh viện giai
đoạn 2013-2020 và nâng cao chất lượng dịch vụ y tế. Tập trung nâng cao
chất lượng khám chữa bệnh cho nhân dân. Nêu cao tinh thần trách nhiệm và
đạo đức nghề nghiệp gắn với việc đẩy mạnh học tập và làm theo tấm gương
đạo đức Hồ Chí Minh trong đội ngũ cán bộ, công chức viên chức ngành y tế.

Bệnh viện C nằm ở phía nam của tỉnh thái Nguyên là bệnh viện đa khoa
trực thuộc Sở Y tế Thái Nguyên với quy mô 540 giường bệnh kế hoạch,
giường thực kê là 900 giường bệnh với 641 cán bộ viên chức. Bệnh viện C
được lên hạng I từ ngày 01/02/2015 theo Quyết định của Sở Y tế Thái


2

Ngun. Cũng trong năm 2015, Thị xã Sơng Cơng có quyết định lên thành
phố Sơng Cơng, huyện Phổ n có Quyết định lên Thị xã Phổ Yên năm 2016.
Cùng với việc phát triển của thành phố, các khu công nghiệp phát triển nhanh
đặc biệt là các cơng ty có vốn nước ngồi, đã thu hút trên 130.000 nghìn cơng
nhân trên địa bàn. Hệ thống y tế tư nhân trên địa bàn đã và đang có sự phát
triển cả về số lượng và chất lượng. Chính sự phát triển của hệ thống y tế tư
nhân đã đặt ra thách thức đến hoạt động của bệnh viện. Bên cạnh đó, trong 02
năm đầu được thăng hạng bệnh viện loại I, khơng ít thách thức đã đặt ra trong
quá trình hoạt động của bệnh viện, trong đó thách thức lớn nhất vẫn là hoạt
động khám chữa bệnh. Hoạt động khám chữa bệnh của bệnh viện bị ảnh
hưởng nhiều bởi các yếu tố như nhân lực, cơ sở hạ tầng, trang thiết bị…
Việc đánh giá thực trạng hoạt động khám chữa bệnh và các yếu tố ảnh
hưởng đến hoạt động khám chữa bệnh sẽ cung cấp minh chứng và đưa ra giải
pháp nâng cao chất lượng khám chữa bệnh cho người dân trên địa bàn. Câu
hỏi đặt ra là thực trạng hoạt động khám chữa bệnh ở bệnh viện C trong 2 năm
sau khi lên hạng như thế nào? Yếu tố nào đang tác động lên chất lượng khám
chữa bệnh sau khi được nâng hạng của bệnh viện? Giải pháp nào để nâng cao
chất lượng khám chữa bệnh của bệnh viện trong thời gian tới? Chính vì thế
chúng tơi tiến hành nghiên cứu đề tài “Thực trạng hoạt động khám chữa
bệnh tại bệnh viện C tỉnh Thái Nguyên và đề xuất một số giải pháp" nhằm
mục tiêu:
1. Đánh giá thực trạng hoạt động khám chữa bệnh tại bệnh viện C tỉnh

Thái Nguyên năm 2015 - 2016.
2. Phân tích một số yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động khám chữa bệnh
của bệnh viện C tỉnh Thái Nguyên và đề xuất một số giải pháp.


3

Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Thực trạng hoạt động của hệ thống khám chữa bệnh tại Việt Nam
1.1.1. Một số khái niệm
Khám bệnh: là việc hỏi bệnh, khai thác tiền sử bệnh, thăm khám thực
thể, khi cần thiết thì chỉ định làm xét nghiệm cận lâm sàng, thăm dò chức năng
để chẩn đoán và chỉ định phương pháp điều trị phù hợp đã được công nhận [29].
Chữa bệnh: Chữa bệnh là việc sử dụng phương pháp chuyên môn kỹ
thuật đã được công nhận và thuốc đã được phép lưu hành để cấp cứu, điều trị,
chăm sóc, phục hồi chức năng cho người bệnh [29], [92].
Bệnh viện: là cơ sở y tế trong khu vực dân cư bao gồm: giường bệnh,
đội ngũ cán bộ có trình độ kỹ thuật và năng lực quản lý, có trang thiết bị cơ sở
hạ tầng để phục vụ người bệnh [81]. Theo quan điểm hiện đại thì bệnh viện là
một hệ thống, một phức hợp và một tổ chức động:
- Bệnh viện là một hệ thống lớn bao gồm: ban giám đốc, các phòng
nghiệp vụ, các khoa lâm sàng, cận lâm sàng.
- Bệnh viện là một phức hợp bao gồm rất nhiều yếu tố có liên quan từ
khám bệnh, người bệnh vào viện, chẩn đoán, điều trị, chăm sóc...
- Bệnh viện là một tổ chức động gồm đầu vào là người bệnh, cán bộ y tế
(CBYT), trang thiết bị (TTB), thuốc để chẩn đoán điều trị. Đầu ra là người
bệnh khỏi bệnh ra viện hoặc hồi phục sức khỏe hoặc tử vong [81], [91].
1.1.2. Nhiệm vụ của bệnh viện
Quy chế bệnh viện đã quy định bệnh viện có 7 nhiệm vụ sau: Khám,

chữa bệnh; đào tạo cán bộ; nghiên cứu khoa học; chỉ đạo tuyến; phòng bệnh;
hợp tác quốc tế và quản lý kinh tế trong bệnh viện [81].
- Cấp cứu, khám bệnh, chữa bệnh và phục hồi chức năng
Cấp cứu, khám bệnh, chữa bệnh và phục hồi chức năng là nhiệm vụ


4

quan trọng nhất của bệnh viện. Mục tiêu là khám và chẩn đoán sớm, đúng
bệnh, điều trị kịp thời, chăm sóc phù hợp tránh được các tai nạn trong q
trình điều trị, phục hồi chức năng, mau chóng trả người bệnh về cuộc sống lao
động, sản xuất bình thường. Có hai hình thức khám và điều trị: Khám và điều
trị trong nội trú bệnh viện thì người bệnh bắt buộc phải nằm nội trú tại bệnh
viện trong suốt thời gian điều trị nội trú và được điều trị 24/24 giờ. Khám và
điều trị ngoại trú thì người bệnh chỉ đến khám theo sự chỉ dẫn của thầy thuốc
hoặc bản thân người bệnh thấy cần, không nhất thiết phải nằm viện theo dõi
trong thời gian điều trị. Ngày nay công tác khám điều trị ngoại trú ngày càng
được chú trọng và phát triển. Thông qua nhiệm vụ khám và điều trị, bệnh viện
tiến tới quản lý được bệnh tật trong khu dân cư [33], [81].
- Đào tạo cán bộ y tế
Đào tạo cho mọi CBYT của bệnh viện, không ngừng nâng cao kiến thức
và khả năng về chuyên môn cũng như lĩnh vực khác. Bệnh viện có trách
nhiệm đào tạo sinh viên và học viên y khoa, đào tạo cán bộ cho tuyến dưới về
chun mơn và nghiệp vụ, các hình thức đào tạo có thể dưới dạng: Chính quy
dài hạn, bổ túc ngắn hạn, kiểm tra, đánh giá, trao đổi, tự học.
- Nghiên cứu khoa học về y học
Nghiên cứu mơ hình bệnh tật của người bệnh tới khám, điều trị theo
mùa, vùng địa lý, dân tộc, tôn giáo, kinh tế, văn hóa. Nghiên cứu ứng dụng
hay phương pháp mới, các thuốc mới phục vụ cho nhiệm vụ của bệnh viện.
Phát huy sáng kiến cải tiến hay các phát minh nếu có... [33], [81].

- Chỉ đạo tuyến
Nhiệm vụ này thể hiện quan điểm rất mới về bệnh viện vì thơng qua
nhiệm vụ này bệnh viện thể hiện rõ chức năng trong chỉ đạo, quản lý cơng tác
dự phịng địa phương do bệnh viện phụ trách. Nội dung chỉ đạo cụ thể là: Đào
tạo cán bộ về các chuyên khoa lâm sàng và cận lâm sàng, Cố vấn, hỗ trợ,


5

chuyên gia hoặc giúp tuyến dưới về công nghệ, đặc biệt chỉ đạo tuyến dưới
thực hiện 10 nội dung chăm sóc sức khỏe (CSSK) ban đầu [33], [81].
- Phịng bệnh
Nhiệm vụ phòng bệnh bao gồm: Phòng lây chéo các khoa, phịng khơng
cho bệnh lây từ bệnh viện ra ngồi dân cư. Tham gia phát hiện và dập tắt vụ
dịch trong phạm vi được phân công. Giáo dục sức khỏe cho người bệnh,
người nhà và cộng đồng dân cư trong phạm vi phụ trách của bệnh viện để họ
tự phòng bệnh và bảo vệ sức khỏe cho chính bản thân họ và cộng đồng (dự
phòng cấp I). Phát hiện sớm bệnh, điều trị sớm tránh các biến chứng cho
người bệnh là thực hiện tốt dự phòng cấp II. Ngăn chặn các biến chứng nặng
và phục hồi chức năng là dự phòng cấp III [33], [81].
- Hợp tác quốc tế
Trong xu thế hiện nay nhiều bệnh viện nhất là các tuyến trung ương đề
có hợp tác với các tổ chức Quốc tế, các Bệnh viện ở các nước và các trường
đại học…để học tập, trao đổi kinh nghiệm, hợp tác về chuyên môn, đào tạo,
tài trợ TTB [33], [81].
- Quản lý kinh tế
Nhiệm vụ quản lý kinh tế đối với các bệnh viện ngày càng trở nên hết
sức nặng nề. Theo quan điểm đường lối của Đảng và Nhà nước hiện nay,
bệnh viện là đơn vị sự nghiệp có thu sẽ dần tách khỏi bao cấp chuyển sang cơ
chế tự chủ về tài chính một phần hoặc tồn bộ [3]. Theo Nghị định 43 của

Chính phủ, nên nhiệm vụ quản lý kinh tế của bệnh viện là một nhiệm vụ trọng
tâm hàng đầu để phát triển đáp ứng nhu cầu về dịch vụ có chất lượng phục vụ
người bệnh được tốt hơn và giảm gánh nặng cho Ngân sách Nhà nước [28].
Năm 2012, Chính phủ tiếp tục ban hành Nghị định về cơ chế hoạt động, cơ
chế tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp y tế công lập và giá dịch vụ khám
bệnh, chữa bệnh của các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh công lập [30].


6

1.1.3. Tổ chức mạng lưới bệnh viện
Hệ thống y tế Việt Nam hiện nay được phân thành 4 cấp: tuyến trung
ương, tuyến tỉnh, tuyến huyện và tuyến xã [14]. Tuyến xã, huyện thực hiện
các kỹ thuật CSSK cơ bản, mang tính đa khoa. Tuyến tỉnh/thành phố thực
hiện CSSK với các kỹ thuật phức tạp hơn, mang tính chuyên khoa, tiếp nhận
người bệnh do tuyến huyện chuyển đến.Tuyến trung ương là tuyến cuối cùng,
thực hiện các kỹ thuật chuyên khoa sâu và tiếp nhận người bệnh từ tuyến dưới
chuyển lên [5], [14]. Trong những năm gần đây, hệ thống y tế nói chung và hệ
thống khám chữa bệnh (KCB) nói riêng đã nhận được sự quan tâm lớn của
Đảng và Nhà nước ta nhằm đáp ứng nhu cầu CSSK ngày càng cao của nhân
dân. Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ IX (2001) đã nêu rõ cần phải nâng cấp
hệ thống bệnh viện, từng bước hiện đại hóa TTB y tế, ứng dụng các thành tựu
khoa học và công nghệ tiên tiến trong y học [35]. Nghị quyết số 46NQ/TW
năm 2005 của Bộ Chính trị cũng nêu rõ cần đầu tư mạnh, tạo bước bứt phá để
xây dựng và nâng cấp các bệnh viện, nhất là bệnh viện đa khoa (BVĐK)
tuyến tỉnh và huyện để có đủ khả năng giải quyết một cách cơ bản nhu cầu
KCB của nhân dân ngay tại địa phương [2].
Kết quả qua báo cáo tổng kết ngành y tế qua các năm cho thấy, hệ thống
y tế Việt Nam ngày càng được củng cố, từng bước được đổi mới và ngày càng
hoàn thiện, đã áp dụng nhiều tiến bộ khoa học và y học trong chẩn đoán và điều

trị [21], [22], [23]. Tổ chức mạng lưới cung ứng dịch vụ KCB được phát triển
rộng khắp. Giai đoạn 2012 - 2014, số bệnh viện các tuyến, trong và ngồi cơng
lập đã tăng. Năm 2014, tổng số bệnh viện cơng lập và ngồi cơng lập là 1358
bệnh viện, trong đó: số bệnh viện tuyến tỉnh là 492, chiếm tỉ lệ 36,2%; bệnh
viện tuyến huyện là 620 bệnh viện, chiếm tỉ lệ cao nhất đạt 45,7%; số bệnh
viện tuyến trung ương chiếm 2,7% tổng số bệnh viện, số bệnh viện tư nhân
chiếm 12,5% [23] (Chi tiết số bệnh viện công lập Bảng 1.1).


7

Bảng 1.1. Số cơ sở bệnh viện công lập tuyến tỉnh, huyện 2012 - 2014
Chỉ số đánh giá
Tổng số bệnh viện tuyến tỉnh

2012
468

2013
480

2014
492

Tổng số bệnh viện tuyến huyện

613

618


620

52

34

30

5315

4986

5234

Tổng số bệnh viện được xây mới hoàn toàn
và đưa vào sử dụng (bao gồm cả những
bệnh viện cũ được xây dựng lại)
Tổng số giường bệnh trong các bệnh viện
được xây mới hoàn tồn và đưa vào sử dụng

Bộ Y tế, Nhóm đối tác Y tế (2016), Báo cáo chung tổng quan ngành y tế năm
2015: Tăng cường y tế cơ sở hướng tới bao phủ CSSK toàn dân [23].
Về giường bệnh: Năm 2012, cả nước có 271.915 giường bệnh, trong đó
có 212.787 giường thuộc các cơ sở y tế công lập, tỉ lệ giường bệnh công
lập/10.000 dân đạt 23,97%. Năm 2013, cả nước có 285.565 giường bệnh, trong
đó có 227.364 giường thuộc các cơ sở y tế công lập, tỉ lệ giường bệnh cơng
lập/10.000 dân đạt 25,34%. Năm 2014, cả nước có 291.942 giường bệnh, trong
đó có 230.547 giường thuộc các cơ sở y tế công lập, tỉ lệ giường bệnh công
lập/10.000 dân đạt 25,41% [17] (chi tiết Bảng 1.2). Trong tổng số giường bệnh
của cả nước thì số giường bệnh tại các bệnh viện tuyến tỉnh chiếm tỉ trọng cao

nhất. Năm 2014, tỉ lệ giường bệnh tuyến tỉnh chiếm cao nhất với 39,4%, tiếp
theo là tỉ lệ giường bệnh tuyến huyện chiếm 26,6% và tuyến trung ương chiếm
10,9%. Tỉ lệ giường bệnh tuyến y tế tư nhân là 4,0% [17].
Một trong những yếu tố thuận lợi cho việc phát triển mạng lưới KCB
chính là sự đầu tư của nhà nước dành cho y tế. Trước nhu cầu CSSK ngày
càng cao của nhân dân, thì đầu tư cho phát triển sự nghiệp y tế qua các năm
đã có sự tăng lên rõ rệt. Năm 2012, tổng chi cho y tế là 98.008,1 tỷ đồng thì
năm 2013 đã tăng lên 118.326 tỷ đồng. Tổng chi phí cho y tế cả nước năm
2014 là 134.691 tỷ đồng [17].


8

Bảng 1.2. Số giường bệnh của Việt Nam 2005-2014
Giường bệnh
Năm

Tổng số

Trong đó:
Giường cơng lập

Giường bệnh cho 10.000 dân
Tổng số

Trong đó: Giường
công lập

2005


193.363

148.187

23,43

17,99

2006

197.684

148.946

23,73

17,88

2007

202.941

154.102

23,83

18,10

2008


221.695

166.362

25,72

19,30

2009

237.914

179.060

27,66

20,81

2010

252.747

195.953

29,08

22,54

2011


262.223

206.931

29,85

23,56

2012

271.915

212.787

30,63

23,79

2013

285.565

227.364

31,83

25,34

2014


291.942

230.547

31,93

25,41

Nguồn: Bộ Y tế (2015) Niên giám thống kê năm 2014 [17].
Bên cạnh đó, tỉ lệ người tham gia bảo hiểm y tế (BHYT) ngày càng tăng.
Năm 2004, cả nước có 18,39 triệu người tham gia BHYT, chiếm tỉ lệ 21,1%
dân số. Năm 2010 thì con số này đã tăng lên 52,41 triệu người tham gia BHYT
với tỉ lệ 60,92%. Số người dân tham gia BHYT năm 2012 là 58,98 triệu người
(chiếm 66,44% dân số); năm 2014 là 65 triệu người (chiếm 71,0% dân số); đến
năm 2015 tỉ lệ tham gia BHYT là 75,3% [17], [23]. Kết quả này cho thấy mức
độ bao phủ của BHYT đã tăng nhanh, đồng nghĩa với việc số người dân được
tiếp cận chăm sóc y tế tăng nhanh.
Hệ thống các bệnh viện cơng lập hiện nay đã được Chính phủ quan
tâm đầu tư phát triển khá toàn diện trên phạm vi toàn quốc, thông qua các
quyết định, nghị quyết và các đề án... [4], [27], [74]. Đề án giảm quá tải bệnh
viện giai đoạn 2013 - 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại


9

Quyết định số 92/QĐ-TTg ngày 9/1/2013 với mục tiêu trước mắt tập trung
giải quyết giảm quá tải ở các chuyên khoa ung bướu, ngoại - chấn thương,
tim mạch, sản và nhi ở một số bệnh viện tuyến cuối tại hai thành phố Hà Nội
và Hồ Chí Minh, nâng cao chất lượng KCB và nâng công suất sử dụng
giường bệnh của bệnh viện tuyến huyện và tuyến tỉnh hiện có cơng suất sử

dụng giường bệnh thấp đạt 60% và năm 2015 và 80% vào năm 2020 [78].
Tiếp đó, đề án bệnh viện vệ tinh đã được Bộ Y tế phê duyệt theo Quyết định
số 774/QĐ-BYT ngày 11/3/2013, trong đó thành lập mạng lưới 50 bệnh viện
vệ tinh của 14 bệnh viện hạt nhân, tăng tối thiểu 7.150 giường bệnh của 5
chuyên khoa này. Riêng tuyến Trung Ương xây mới và bổ sung thêm 1.050
giường bệnh tại các Bệnh viện K, Bệnh viện Nội tiết, Bệnh viện Bạch Mai,
BVĐK Trung ương Quảng Nam… [6].
Tuy nhiên số giường bệnh tăng chưa theo kịp sự gia tăng về số lượt
khám bệnh ngoại trú và điều trị nội trú bởi vậy tình trạng quá tải vẫn chưa
được cải thiện đáng kể. Công suất giường bệnh thực kê giảm chậm, công suất
của các bệnh viện trực thuộc Bộ đều vượt quá 100%. Tình trạng quá tải ở các
bệnh viện tuyến cuối, đặc biệt ở một số chuyên khoa như Ung bướu, Nhi, Tim
mạch, Chấn thương chỉnh hình, Phụ sản, Nội tiết vẫn diễn ra phổ biến [23].
1.1.4. Tình hình cung cấp và sử dụng dịch vụ khám chữa bệnh
* Xếp hạng bệnh viện
Căn cứ vào chức năng nhiệm vụ, quy mô giường bệnh và khả năng
chuyên môn kỹ thuật các bệnh viện được phân thành 5 hạng: Hạng đặc biệt,
hạng I, hạng II, hạng III và hạng IV [7]. Hạng đặc biệt và hạng I là hạng cao
nhất bao gồm một số bệnh viện có quy mô quá lớn, TTB hiện đại như Bệnh
viện Bạch Mai, Bệnh viện Trung ương Huế, Bệnh viện Thống Nhất…, hạng
IV là thấp nhất gồm nhóm các bệnh viện chưa xếp hạng vì chưa đạt tiêu
chuẩn xếp hạng III. Với mỗi phân hạng bệnh viện khác nhau, theo quy định


10

của Bộ Y tế thì sẽ có cơ sở vật chất, số giường bệnh, TTB, nhân lực, số danh
mục kỹ thuật... tương ứng để đáp ứng hoạt động KCB. Bệnh viện C (BVC)
Thái Nguyên là bệnh viện hạng I, là đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở Y tế Thái
Nguyên, có chức năng triển khai các hoạt động KCB, thực hiện 7 nhiệm vụ

của bệnh viện theo Quy chế bệnh viện của BYT.
* Về quản lý chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh
Nâng cao chất lượng CSSK người bệnh là mục tiêu số một của bệnh
viện trong công tác quản lý chuyên môn. Quản lý chất lượng khám chữa bệnh
của bệnh viện bao gồm: quản lý công tác khám bệnh, quản lý công tác điều
trị, quản lý công tác chăm sóc người bệnh, thực hiện cơng khai về điều trị (giá
thuốc, giá tiền, xét nghiệm, phẫu thuật,thủ thuật) cho bệnh nhân và giải quyết
các rủi ro trong công tác chuyên mơn [81].
Chất lượng dịch vụ KCB có những đặc tính riêng và cho đến nay chưa có
một định nghĩa thống nhất và cách đo lường thống nhất. Có một số định nghĩa về
chất lượng dịch vụ KCB có tính khái quát cao và thường được sử dụng là: Chất
lượng dịch vụ KCB bao hàm hai cấu phần riêng biệt là chất lượng vận hành, tức là
cách thức người bệnh được nhận dịch vụ (chất lượng thức ăn, tiếp cận dịch vụ) và
chất lượng chuyên môn, tức là chất lượng của việc cung ứng dịch vụ KCB (năng
lực và kết quả điều trị). Chất lượng dịch vụ KCB bao gồm cả việc ứng dụng
khoa học và kỹ thuật y khoa theo cách thức nào đó để tối đa hóa lợi ích về
sức khỏe mà không làm gia tăng các rủi ro tương ứng do ứng dụng các kỹ
thuật này. Do đó, chất lượng dịch vụ KCB chính là mức độ mà dịch vụ y tế
được kỳ vọng sẽ đem lại sự cân bằng mong muốn nhất giữa rủi ro và lợi ích.
Chất lượng dịch vụ KCB là mức độ theo đó các dịch vụ y tế mà cá nhân và
cộng đồng sử dụng làm tăng khả năng đạt được kết quả sức khỏe mong
muốn và phù hợp với kiến thức chuyên mơn hiện tại. Chất lượng dịch vụ
KCB là hình thức tổ chức các nguồn lực một cách hiệu quả nhất nhằm đáp


11

ứng nhu cầu CSSK của những người có nhu cầu nhất nhằm mục đích phịng
bệnh và CSSK, an tồn, khơng gây lãng phí mà vẫn đảm bảo đáp ứng được
các yêu cầu cao hơn. Chất lượng dịch vụ KCB là mức độ đạt được các mục

đích bên trong của một hệ thống y tế nhằm nâng cao sức khỏe và đáp ứng
được kỳ vọng chính đáng của nhân dân [33].
Chất lượng dịch vụ KCB tùy thuộc vào mục đích và điều kiện hiện tại
của hệ thống y tế, sự kỳ vọng của nhân dân, hiệu quả chi phí của dịch vụ y
tế và hiệu quả điều trị của dịch vụ y tế; nhằm đạt được mục đích cuối cùng là
sức khỏe. Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), chất lượng dịch vụ KCB bao
gồm 06 lĩnh vực hoặc khía cạnh cơ bản là:
An toàn, cung cấp dịch vụ y tế với sự giảm thiểu rủi ro và nguy hại
cho người sử dụng dịch vụ.
Hiệu quả, cung cấp dịch vụ y tế dựa vào cơ sở bằng chứng và đem lại các
kết quả cải thiện sức khỏe cho các cá nhân và cộng đồng, dựa trên nhu cầu.
Người bệnh là trung tâm, cung cấp dịch vụ y tế có tính đến sở thích và
nguyện vọng của người sử dụng dịch vụ cá nhân và các nền văn hóa của các
cộng đồng.
Kịp thời, dịch vụ y tế được cung cấp kịp thời, hợp lý về mặt địa lý, và
trong các cơ sở có kỹ năng và nguồn lực phù hợp với yêu cầu y học.
Hiệu suất, cung cấp dịch vụ y tế với việc sử dụng nguồn lực có hiệu
quả tối đa và tránh lãng phí.
Cơng bằng, cung cấp dịch vụ y tế khơng có khác biệt về chất lượng
theo các đặc điểm cá nhân người bệnh như giới tính, chủng tộc, dân tộc, vị trí
địa lý, hoặc tình trạng kinh tế xã hội.
* Sự hài lòng của người bệnh
Sự hài lòng của người bệnh là một nội dung quan trọng trong chất
lượng bệnh viện. Thực hiện quản lý hoạt động KCB cần quan tâm tới công tác


12

điều dưỡng chăm sóc người bệnh. Hoạt động tăng cường dịch vụ KCB cần
triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao đạo đức nghề nghiệp, giảm bức xúc

của người dân khi đi KCB. Bộ Y tế đã có nhiều văn bản chính sách nhằm đảm
bảo sự hài lịng của người bệnh khi KCB tại các cơ sở y tế, qua đó nâng cao
chất lượng KCB, cụ thể như: Chỉ thị số 09/2013/CT-BYT ngày 22/11/2013 về
tăng cường hiệu quả tiếp nhận và xử lý thơng tin thơng qua đường dây nóng
[9]. Bộ Y tế cũng đã ban hành Thông tư số 07/2014/TT-BYT ngày 25/2/2014
quy định về quy tắc ứng xử của công chức, viên chức, người lao động làm
việc tại các cơ sở y tế, tạo hành lang pháp lý cho việc nâng cao đạo đức nghề
nghiệp cho nhân viên y tế [15]. Kết quả thực hiện các văn bản chính sách của
Bộ Y tế đã góp phần đáp ứng sự hài lòng của người bệnh, nâng cao khả năng
cung ứng các dịch vụ KCB của cơ sở y tế.
Một số nghiên cứu về sự hài lòng của người bệnh khi tham gia KCB tại
các bệnh viện cho các kết quả khác nhau. Nghiên cứu của Nguyễn Hiếu Lâm và
cộng sự (cs) (2011) tại BVĐK Long Mỹ, Hậu Giang cho tỉ lệ 91,5% người bệnh
hài lòng chung về dịch vụ bệnh viện; 8,5% khơng hài lịng với lý do chờ đợi lâu,
thủ tục nhập viện và xuất viện chậm; KCB nhanh, sơ sài; hướng dẫn người bệnh
chưa rõ ràng [49]. Nghiên cứu của Trần Thị Cẩm Tú và cs (2014) tại Bệnh viện
Trung ương Huế cho tỉ lệ hài lòng chung của người bệnh là 86,4%; tỉ lệ 13,6%
khơng hài lịng cũng do thời gian chờ đợi lâu, thủ tục chậm và không được
hướng dẫn rõ ràng [83]. Nghiên cứu của Trịnh Thị Lý (2014) cho thấy chất
lượng các bệnh viện quận/huyện ở Hải Phịng đạt tiêu chí mức khá trở lên chiếm
61,0%; 39,0% đạt mức kém và trung bình. Điểm trung bình đánh giá chất lượng
1 bệnh viện đạt 215,5 ± 18,8 [51]. Thực hiện các chủ trương nâng cao chất lượng
bệnh viện, trong quá trình hoạt động của bệnh viện C Thái Nguyên cũng có
nhiều yếu tố ảnh hưởng đến cơng tác KCB và cần phải có các giải pháp để nâng
cao hơn nữa chất lượng phục vụ hướng tới sự hài lòng của người bệnh.


13

* Đánh giá chất lượng chuyên môn của bệnh viện

Chất lượng CSSK cho người bệnh tốt là: Có hiệu quả, khoa học, thích
hợp với người bệnh, an tồn khơng gây biến chứng, người bệnh tiếp cận được
và chấp nhận với sự hài lịng, ít tốn kém so với cách điều trị khác [81]. Đánh
giá chất lượng chuyên môn bệnh viện dựa vào các tiêu chuẩn theo quy định
của Bộ Y tế, bao gồm [13], [81]:
- Tỉ lệ sử dụng giường bệnh: Tuyến trung ương, tỉnh > 80%
- Ngày điều trị trung bình: Tuyến tỉnh 10 ngày
- Thời gian chờ đợi: Cấp cứu được khám chữa ngay, khám bệnh, xét
nghiệm, điện quang chờ không quá 1 giờ.
- Phẫu thuật: Chỉ định phẫu thuật và điều trị theo đúng phương pháp chẩn
đoán, quy trình kỹ thuật tỉ lệ nhiễm khuẩn sau mổ < 10%
- Tỉ lệ chết các loại bệnh:
+ Ỉa chảy < 1%
+ Ỉa chảy không mất nước: 0%
+ Viêm cấp đường hô hấp: < 3%
- Một số chỉ số đánh giá chất lượng chun mơn:
+ Khơng có người bệnh chết do tai biến sản khoa
+ Khơng có uốn ván Bệnh viện
+ Tỉ lệ loét ở bệnh viện do nằm lâu
+ Chất lượng của xét nghiệm, Xquang, đạt yêu cầu
+ Vô khuẩn tiệt khuẩn tốt
+ An toàn điều trị: Sử dụng an tồn hợp lý thuốc
+ Chăm sóc y tá Điều dưỡng: Chăm sóc tồn diện
+ Đủ TTB theo tiêu chuẩn
+ Đội ngũ chun mơn kỹ thuật có học hàm, học vị, tay nghề giỏi
Cùng với sự phát triển của điều kiện kinh tế, sự phát triển của mạng lưới


×