Tải bản đầy đủ (.pdf) (81 trang)

Thực trạng công tác dân số kế hoạch hoá gia đình tỉnh bắc kạn giai đoạn 2005 2010 và đề xuất giải pháp can thiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.01 MB, 81 trang )

1

BỘ Y TẾ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y DƢỢC - THÁI NGUYÊN
-------------------------------NÔNG VĂN KIẾM

THỰC TRẠNG
CƠNG TÁC DÂN SỐ - KẾ HOẠCH HỐ GIA ĐÌNH
TỈNH BẮC KẠN GIAI ĐOẠN 2005 - 2010
VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP CAN THIỆP

LUẬN ÁN CHUYÊN KHOA CẤP II

Thái Nguyên - Năm 2011


2

ĐẶT VẤN ĐỀ
Cơng tác dân số - kế hoạch hóa gia đình của nước ta trong những năm
qua đã đạt được những kết quả đáng kể, tỷ lệ tăng dân số bình quân hàng năm là
1,2% [4]. Tuy nhiên, vẫn cịn những tồn tại và hạn chế, quy mơ dân số tiếp
tục tăng, mức sinh giảm chậm, chưa vững chắc, cịn tiềm ẩn nguy cơ tăng trở
lại, khu vực nơng thôn chưa đạt mức sinh thay thế và mức giảm sinh rất chậm.
Về cơ cấu dân số, có sự mất cân bằng tỷ số giới tính khi sinh đã đến mức báo
động. Chất lượng dân số có cải thiện, tuổi thọ bình quân tương đối cao, tuy
nhiên chất lượng tuổi thọ còn thấp. Tỷ lệ lao động qua đào tạo còn thấp, chưa
đáp ứng yêu cầu phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ sự nghiệp
cơng nghiệp hóa và hiện đại hóa của đất nước [5], [27].
Bắc Kạn là tỉnh miền núi vùng cao, quy mô dân số không lớn, khoảng
30 vạn người, với 8 đơn vị hành chính và 7 dân tộc cùng sinh sống, trình độ


dân trí khơng đồng đều và cịn thấp. Trong những năm qua nền kinh tế tỉnh đã
có nhiều khởi sắc, đã có sự tăng trưởng đáng kể, tuy vậy đời sống của người
dân vẫn cịn gặp nhiều khó khăn, thu nhập bình qn đầu người cịn thấp, chỉ
có 9,6 triệu đồng/năm (2010), bằng khoảng một nửa mức thu nhập bình quân
chung của cả nước [27]. Công tác DS - KHHGĐ tuy có đạt được những thành
tích đáng kể về mục tiêu giảm sinh, nhưng thiếu bền vững, còn tiềm ẩn nguy
cơ tăng sinh trở lại. Sức khỏe bà mẹ, trẻ em tuy có cải thiện nhưng rất chậm
hàng năm vẫn cịn tình trạng chết mẹ đáng tiếc xảy ra. Tỷ lệ trẻ em dưới 5
tuổi bị suy dinh dưỡng còn cao so với cả nước, đứng thứ 7 trong tốp 10 tỉnh
có tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng cao nhất nước, đứng thứ 3 trong 11 tỉnh khu
vực trung du và miền núi phía bắc [5]. Tỷ lệ dân số bị thiểu năng về thể lực,
trí tuệ trong tồn tỉnh còn cao năm 2003 chiếm khoảng 1,2% dân số, số trẻ em
mới sinh bị dị tật, khuyết tật hàng năm tuy không nhiều, song vẫn chưa kiểm


3

soát được. Tỷ lệ dân số phát hiện bị nhiễm HIV/AIDS còn cao đứng thứ 6
trên cả nước. Chỉ số phát triển con người (HDI) của Bắc Kạn còn thấp, năm
2004 xếp thứ 56/64 tỉnh thành trong cả nước [27], [50].
Cơng tác tổ chức và quản lý chương trình DS-KHHGĐ ở tuyến huyện
và tuyến xã chưa hợp lý làm hạn chế việc thực hiện các mục tiêu chương trình
dân số - KHHGĐ. Vì vậy để thực hiện được mục tiêu nâng cao chất lượng
dân số về thể chất, trí tuệ và tinh thần, thì tỉnh Bắc Kạn đang gặp nhiều khó
khăn. Cho đến nay, chưa có nghiên cứu nào đề cập và đánh giá những kết quả
đã đạt được, cũng như chỉ ra những tồn tại, những yếu tố ảnh hưởng đến cơng
tác dân số - kế hoạch hố gia đình tỉnh Bắc Kạn trong 5 năm qua. Vì vậy
chúng tôi đã chọn đề tài “Thực trạng công tác Dân số - Kế hoạch hóa gia
đình tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2005- 2010 và đề xuất giải pháp can thiệp”.
Mục tiêu của đề tài là:

1. Đánh giá thực trạng công tác DS - KHHGĐ tại tỉnh Bắc Kạn trong
5 năm (2005 - 2010).
2. Phân tích một số yếu tố ảnh hưởng đến kết quả thực hiện của công
tác DS - KHHGĐ tại tỉnh Bắc Kạn.
3. Đề xuất một số giải pháp chiến lược để thực hiện công tác DS KHHGĐ giai đoạn 2011 - 2015.


4

Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. Các hoạt động của công tác dân số - kế hoạch hố gia đình
1.1.1. Một số khái niệm liên quan đến dân số - kế hoạch hố gia đình
1.1.1.1. Khái niệm về Dân số
- Dân số là tập hợp của những con người đang sống ở một quốc gia, khu
vực, vùng địa lý kinh tế, một đơn vị hành chính hoặc một khơng gian nhất
định, thường được đo bằng một cuộc điều tra dân số [25]. Năm 1961, khi dân
số nước ta mới khoảng 30 triệu người, Chính phủ đã có Quyết định số 216/CP
ngày 26/12/1961, về sinh đẻ có hướng dẫn, do cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng
ký, ban hành văn bản pháp quy đầu tiên của Nhà nước ta về công tác dân số kế hoạch hố gia đình (DS - KHHGĐ), mang đậm tính nhân văn “Vì sức khoẻ
của người mẹ, vì hạnh phúc và hồ thuận của gia đình và để cho việc nuôi
dạy con cái được chu đáo, việc sinh đẻ của nhân dân cần được hướng dẫn
một cách thích hợp”, ngày 26/12 trở thành Ngày Dân số Việt Nam [42].
Dân số học là khoa học nghiên cứu dân số và các quy luật vận động,
phát triển của dân số, trong đó cơng tác DS - KHHGĐ là một lĩnh vực quan
trọng trong sự phát triển kinh tế - xã hội của mỗi Quốc gia. Nghiên cứu về
dân số nhằm không ngừng nâng cao sức khỏe con người và chất lượng cuộc
sống [74]. Để phân tích và giải quyết các vấn đề liên quan cơng tác DS KHHGĐ, có các chỉ số thống kế y học về dân số như sau: - Công tác dân số:
Là nhiệm vụ quan trọng, trong việc quản lý và tổ chức thực hiện các hoạt

động nhằm tác động đến quy mô dân số, cơ cấu dân số, phân bố dân cư và
nâng cao chất lượng dân số [42], [44].


5

- Cơ cấu dân số: Là tổng số dân được phân loại theo giới tính, độ tuổi,
dân tộc, trình độ học vấn, nghề nghiệp, tình trạng hơn nhân và các đặc trưng
khác. Trong đó Cơ cấu dân số già là dân số có người già chiếm tỷ lệ cao, dân
số có tỷ trọng người trung niên và người già cao (hiện nay thường tính trên 65
tuổi), kèm theo có tuổi trung vị cao và tiềm năng tăng dân số thấp. Khi tỷ trọng
số người 60 tuổi trở lên chiếm trên 10% dân số được coi là dân số già. Dân số
trẻ là dân số số có tỷ trọng trẻ em cao (thường thống kê trẻ em dưới 15 tuổi),
tuổi trung vị thấp và tiềm năng tăng dân số lớn. Thông thường tỷ trọng dân số
dưới 15 tuổi chiếm khoảng trên 40% tổng số dân được coi là dân số trẻ [38],
[52], [54].
Sự ổn định về phát triển dân số tốt nhất, đó là có Cơ cấu dân số vàng khi
mà trong phạm vi một thế hệ, mức sinh giảm, sẽ mở ra một cửa sổ dân số (cơ
hội dân số), đó là giai đoạn mà trong đó, một bộ phận lớn người trong độ tuổi
lao động phải “nuôi hoặc chu cấp” ít nhất cho số người cao tuổi và trẻ em
(dân số phụ thuộc). Khi tỷ số phụ thuộc thấp hơn 50 (hay 2 lao động ni 1
hoặc ít hơn 1 người phụ thuộc) thì được coi đạt cơ cấu dân số vàng. Sự chi
phối Cơ cấu dân số, còn có nhiều yếu tố dân số, cụ thể là [52], [54], [73],
[75]:
+ Tổng tỷ suất sinh (Total Fertilyty Rate -TFR): là số con trung bình của
một phụ nữ trong suốt cuộc đời, nếu như họ trải qua những năm tháng sinh
sản phù hợp với tỷ xuất sinh đặc trưng theo tuổi, vào một năm nhất định [54].
+ Mức sinh thay thế là mức sinh tính bình qn trong tồn xã hội, với
mỗi cặp vợ chồng có hai con. Nếu tổng tỷ xuất sinh xấp xỉ bằng 2,1 người ta
gọi là mức sinh thay thế. Nếu tổng tỷ xuất sinh được duy trì, thì sau một thời

gian khoảng 30 năm dân số sẽ không tăng, không giảm, cơ cấu tuổi của dân
cư ổn định. Đó là điều kiện thuận lợi cho sự phát triển kinh tế xã hội. Nếu


6

tổng tỷ xuất sinh lớn hơn 2,1 thì dân số còn phát triển, tỷ lệ trẻ em trong dân
cư tăng. Nếu tổng tỷ xuất sinh nhỏ hơn 2,1 sau một thời gian tỷ lệ người già
sẽ tăng lên, tỷ lệ trẻ em giảm, dân số suy thoái [52], [54].
+ Tỷ suất sinh thô (Crude Birth Rate - CBR) là chỉ số biểu thị số trẻ em
sinh ra sống trong năm tính trên 1000 dân.
+ Tỷ suất tăng dân số là số dân tăng thêm (hay giảm đi) nhờ tăng dân
số tự nhiên và tăng dân số cơ học tính bình quân cho 1000 dân số trung bình
hay 100 dân số trung bình trong một năm xác định.
- Mức sinh: Là khả năng sinh sản thực tế. Mức sinh không chỉ phụ thuộc
vào khả năng sinh sản mà còn chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố, như tuổi kết hôn,
thời gian chung sống của các cặp vợ chồng, nguyện vọng về số con muốn sinh, các
biện pháp kế hoạch hóa gia đình vv…
Mức sinh là một trong các yếu tố quyết định đối với sự biến đổi quy mô
và cơ cấu dân số và được chia làm hai loại:
+ Mức sinh tự nhiên là sự sinh sản khơng có kiểm sốt của con người.
Trong xã hội kém phát triển, con người thường sinh đẻ tự nhiên do khơng có
ý thức hoặc khơng biết sử dụng các biện pháp tránh thai, chính vì vậy mức
sinh rất cao. Thơng thường về mặt lý thuyết, số con tối đa trung bình của một
người phụ nữ có thể có vào khoảng 15 con.
+ Mức sinh có kiểm sốt là mức sinh có sự can thiệp của con người trong
quá trình sinh sản. Ngày nay hầu hết các nước đều tiến hành kiểm sóat mức sinh,
nhằm đạt mức sinh phù hợp thơng qua thực hiện chính sách Dân số và các biện
pháp kế hoạch hóa gia đình, sử dụng phương tiện tránh thai hiện đại.
- Chất lượng dân số: Là sự phản ánh các đặc trưng về thể chất, trí tuệ và

tinh thần của tồn bộ dân số. Yếu tố cấu thành và đặc trưng nhất của chất


7

lượng cuộc sống chính là Sức khỏe và Sức khoẻ sinh sản (SKSS) [38], [69],
[73].
+ Sức khỏe, được Tổ chức Y tế Thế giới (1948) định nghĩa là tình trạng
phát triển hài hồ của mỗi người về thể lực, trí tuệ và khả năng hồ nhập cộng
đồng chứ khơng phải chỉ không bệnh tật, ốm đau hoặc không tàn phế.
+ Sức khoẻ sinh sản được Hội nghị Quốc tế về Dân số và Phát triển ở
Cairo, Ai Cập (1994) định nghĩa là tình trạng khoẻ mạnh về thể chất, tinh thần
và xã hội của tất cả những gì liên quan tới hoạt động và chức năng của bộ
máy sinh sản, chứ khơng phải là khơng có bệnh hay khuyết tật của bộ máy đó.
SKSS hàm ý mỗi người có thể có đời sống tình dục an tồn, thoả mãn và rằng
họ có quyền sinh sản và tự do quyết định sinh sản. Như vậy, chăm sóc SKSS
là một cụm các biện pháp, bao gồm thông tin giáo dục, dịch vụ và các kỹ
thuật, tác động liên tục vào con người với mọi chức năng sinh sản, nâng cao
chất lượng cuộc sống và hạnh phúc gia đình.
Chất lượng dân số và chất lượng cuộc sống, còn được phản ánh bằng
Chỉ số phát triển con người (Human Development Index - HDI), được đánh
giá bằng những thành tựu trung bình của một quốc gia với ba tiêu chí cụ thể.
Đó là Sức khỏe, Tri thức và Thu nhập. Sức khỏe: Một cuộc sống dài lâu và
khỏe mạnh, đo bằng tuổi thọ trung bình. Tri thức: Tỷ lệ số người lớn biết chữ
và tỷ lệ nhập học các cấp giáo dục. Thu nhập: Mức sống đo bằng thu nhập
bình quân đầu người. Các số liệu tổng hợp giúp tạo ra một cái nhìn tổng quát
về sự phát triển của một quốc gia [25], Mahbub ul Haq, một nhà kinh tế học
người Pakistan, là người đầu tiên phát triển HDI vào năm 1990 [75], [80].
1.1.1.2. Khái niệm về Kế hoạch hố gia đình [25], [42], [52]



8

- Kế hoạch hóa gia đình (KHHGĐ) là những nỗ lực của Nhà nước, xã
hội để mỗi cá nhân, cặp vợ chồng chủ động, tự nguyện quyết định số con, thời
gian sinh con và khoảng cách giữa các lần sinh nhằm bảo vệ sức khoẻ, ni
dạy con có trách nhiệm, phù hợp với chuẩn mực xã hội và điều kiện sống của
gia đình. KHHGĐ khơng chỉ đơn giản như là một thuật ngữ về kiểm soát sinh
sản theo ý muốn, mà có nội dung và hàm ý lớn hơn. Đó cịn là một chính sách
phát triển dân số, kinh tế, chính sách mang lại sự ổn định về chính trị, được
xác lập bởi sự phồn vinh của xã hội và hạnh phúc của từng gia đình.
KHHGĐ là các hoạt động có ý thức của các cặp vợ chồng, nhằm điều
chỉnh số sinh, khoảng cách sinh và ý định có thai hay khơng có thai. Như vậy
thực hiện KHHGĐ sẽ đạt được nhiều mục tiêu mong muốn của đất nước và
gia đình.
Với một đất nước, KHHGĐ sẽ giúp đạt được những mục tiêu dân số đã
đề ra trong chiến lược dân số ở mỗi giai đoạn phát triển. Khi tình trạng dân số
tăng nhanh KHHGĐ hạn chế những sức ép của dân số tăng nhanh tới các lĩnh
vực của đời sống kinh tế, xã hội, mơi trường; từ đó giúp cải thiện đáng kể chất
lượng cuộc sống của nhân dân nói chung.
Ở phạm vi gia đình, kế hoạch hóa gia đình mang lại nhiều lợi ích thiết
thực như giãn khoảng cách giữa các lần sinh, tránh mang thai ngoài ý muốn từ
đó nâng cao sức khỏe bà mẹ; tăng chi phí cho con đi học, có nhiều điều kiện
quan tâm đến con cái một cách cơng bằng, có thời gian để vui chơi giải trí.
KHHGĐ cịn giúp nâng cao sức khỏe bà mẹ do không phải mang thai nhiều,
hạn chế những biến chứng của quá trình mang thai nâng cao sức khỏe bà mẹ.
- Dịch vụ dân số: Là các hoạt động phục vụ công tác dân số, bao gồm
cung cấp thông tin, tuyên truyền, giáo dục, vận động, hướng dẫn, tư vấn về



9

dân số (được gọi chung là tuyên truyền, tư vấn). Dịch vụ dân số cung cấp biện
pháp chăm sóc sức khỏe sinh sản (CSSKSS), KHHGĐ, nâng cao chất lượng
dân số và các hoạt động khác theo quy định của pháp luật [52]. Các dịch vụ
KHHGĐ được cụ thể hóa là giáo dục y tế toàn diện, kết hợp các hoạt động xã
hội cho phép các cá nhân, gồm cả vị thành niên, tự do quyết định số lượng và
thời gian giãn cách giữa những đứa trẻ và lựa chọn các biện pháp để thực hiện
điều đó [70].
- Chính sách và chính sách Dân số: Chính sách là những chuẩn tắc cụ
thể để thực hiện đường lối, nhiệm vụ. Chính sách được thực hiện trong một
thời gian nhất định, trên những lĩnh vực cụ thể nào đó. Theo tổ chức dân số
thế giới, cho rằng chính sách Dân số là các cố gắng nhằm tác động tới
quy mô, cơ cấu, sự phân bố dân số hay các đặc tính của dân số. Chính
sách Dân số là hệ thống các biện pháp do nhà nước tiến hành nhằm đạt được
kết quả tái sản xuất dân số mong muốn.
Do tính cấp thiết của vấn đề tăng quy mô dân số đối với phát triển bền
vững, cho nên hướng chủ đạo của WHO vẫn chọn chủ đề là KHHGÐ và kêu
gọi cộng đồng Quốc tế và các Chính phủ, đặc biệt là các nước đang phát triển
nên đưa KHHGÐ trở lại vị trí hàng đầu trong chương trình phát triển. Ở nước
ta, qua các kỳ Đại hội Đảng, Đảng ta đều có những Nghị quyết về DS KHHGĐ [42], [43], [44], Đảng đã chỉ rõ những điểm cơ bản về công tác DS KHHGĐ, với mục tiêu tổng quát là: Thực hiện gia đình ít con, khỏe mạnh, tạo
điều kiện để có cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Đến nay, chúng ta đã và đang cố
gắng giải quyết tốt vấn đề dân số cả về quy mô, cơ cấu và chất lượng. Đồng
thời vạch ra mục tiêu chiến lược cho những năm tiếp theo, trong đó cơng tác
KHHGÐ vẫn được ưu tiên số một [52].
1.1.2. Chính sách Dân số


10


1.1.2.1. Chính sách Dân số của một số nước trên thế giới và khu vực
Trung Quốc, Hàn Quốc, Singapore, Thái Lan, Indonesia và Ấn Độ là 6
quốc gia đều có chính sách Dân số và phương pháp thực hiện chính sách Dân
số thuộc diện điển hình trên thế giới. Tuy nhiên chỉ 3 quốc gia có cơ quan
chuyên trách riêng về DS - KHHGĐ là Trung Quốc, Singapore và Indonesia.
Hàn Quốc, Thái Lan và Ấn Độ khơng có cơ quan chuyên trách riêng, mà do
Bộ Y tế tổ chức thực hiện chính sách Dân số [64], [76].
- Chính sách Dân số của Trung quốc
Trung Quốc xem dân số lớn như là một tài sản quốc gia và đề ra kế
hoạch đại nhảy vọt (1958 - 1960). Bởi vậy giai đoạn đầu có những luật lệ
chống nạo phá thai và triệt sản. Về sau đã khơng kiểm sốt được tốc độ gia
tăng dân số, nên đã quyết liệt trong chính sách hạn chế sinh đẻ, với khẩu hiệu
vận động sinh đẻ có kế hoạch là "chậm, thưa và ít". Hiện nay với chính sách
cứng rắn là mỗi gia đình chỉ có một con (trừ người thiểu số, rất ít người). Kết
quả tổng tỷ suất sinh từ 6,14 con (1949) còn 3,5 vào năm 1962, tiếp đến còn
2,24 con vào năm 1979. Với 1,8 con năm 1994 được tiếp tục duy trì đến năm
2010. Việc duy trì tổng tỷ suất sinh ở mức 1,8 con trong vòng 15 năm của
Trung quốc là một bài học kinh nghiệm quý báu cho Thế giới, về sự thành
cơng trong chính sách giảm sinh. Tuy nhiên, Trung Quốc lại phải đối mặt với
tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh trầm trọng, với 118 bé trai trên 100
bé gái vào những năm 1980. Mặc dù vậy, đến năm 2010 quy mô dân số Trung
Quốc là 1,36 tỷ người, lớn nhất thế giới và chiếm tới 21% dân số thế giới
[41], [59], [76].
- Chính sách Dân số của Indonesia
Năm 1967, khi số dân là 111 triệu người, Chính phủ Indonesia đề ra
chính sách hạn chế sinh đẻ và giảm sự gia tăng dân số. Kết quả tổng tỷ suất


11


sinh từ 5,8 con năm 1970 đã giảm xuống còn 2,8 con năm 1994. Mức sinh
tiếp tục giảm xuống còn 2,4 con năm 2001 và đạt mức sinh thay thế là 2,1 con
năm 2009. Quy mô dân số từ 119 triệu người năm 1971 tăng lên 230 triệu
người năm 2009 và dự báo sẽ lên tới 288 triệu người vào năm 2050. Sau 39
năm thực hiện chương trình KHHGĐ (1970 - 2009), Indonesia đã đạt mức
sinh thay thế là 2,1 con vào năm 2009 và quy mô dân số đã tăng lên gấp đôi
từ 119 triệu người lên 230 triệu, đứng hàng thứ tư trên thế giới (sau Trung
Quốc, Ấn Độ, Mỹ). Tỷ lệ gia tăng dân số hàng năm là 1,2% (2009) [59].
- Chính sách Dân số của Thái Lan
Tháng 3 năm 1970, Chính phủ Thái Lan tuyên bố ủng hộ chương trình
DS - KHHGĐ và đã ban hành chính sách giảm sinh. Trong ba thập kỷ thực
hiện thành cơng chương trình KHHGĐ, tỷ lệ gia tăng dân số giảm nhanh, từ
3,5% năm 1961 giảm xuống còn 1,4% năm 1990, tổng tỷ suất sinh từ mức rất
cao 6,6 con giảm nhanh xuống còn 3,7 con năm 1981 và giảm xuống mức
sinh thay thế 2,1 con năm 1992 [59]. Hiện nay tổng dân số của Thái Lan là
63,389 triệu người. Tỷ lệ người trên 60 tuổi chiếm 11,5%, dân số đô thị chiếm
36,1%. Tổng tỷ suất sinh của Thái Lan là 1,5 con, tuổi thọ bình quân khoảng
73 tuổi (tương đương với Việt Nam), tỷ lệ chết 12,5‰ [41].
- Chính sách Dân số của Hàn Quốc
Từ những năm 1960, Hàn Quốc thực hiện chính sách hạn chế sinh đẻ,
với tổng tỷ suất sinh ở mức sinh tiềm tàng là 6 con/phụ nữ (1960). Kể từ khi
thực hiện chương trình KHHGĐ, mức sinh giảm rất nhanh xuống 4,4 con năm
1971 xuống 1,58 con năm 1989. Hiện nay chỉ có mức sinh 1,08 con (2005,
mức sinh thấp nhất thế giới). Hiện nay Hàn Quốc chuyển sang chính sách
khuyến sinh, ứng phó với mức sinh thấp, thấp hơn Thụy Điển, Pháp, Hoa Kỳ
và bước sang thời kỳ già hoá dân số [41], [59], [76].


12


- Chính sách Dân số của Singapore
Tháng 01/1966, Singapore chính thức triển khai chương trình KHHGĐ
quốc gia “khá cứng rắn”, gắn liền với lợi ích kinh tế và phúc lợi dành cho bà
mẹ và trẻ em. Nhờ đó tỷ suất sinh thơ giảm từ 32‰ năm 1964 xuống cịn
22,1‰ năm 1970 và 17,6‰ năm 1980. Tæng tû xuÊt sinh từ 6 con năm 1957
giảm nhanh xuống còn 2,1 con vào năm 1975 và 1,8 con vào năm 1980 (dưới
mức sinh thay thế). Tuy nhiên, tổng tỷ suất sinh duy trì ở mức 1,8 con chỉ
trong vòng 1 thập kỷ, sau đó tiếp tục giảm xuống 1,6 con năm 2000 và xuống
mức thấp báo động là 1,3 con vào năm 2007. Chương trình khuyến khích sinh
đối với phụ nữ có học vấn, được tiến hành đồng thời với dự án triệt sản có
thưởng tiền, nhằm làm giảm mức sinh ở phụ nữ nghèo có trình độ học vấn
thấp. Tuy nhiên, chương trình khuyến khích sinh cho các bà mẹ đã tốt nghiệp
đại học và triệt sản đối với người có trình độ học vấn thấp không đạt được kết
quả như mong muốn [59].
- Chính sách Dân số của Ấn Độ
Ấn Độ hiện đứng thứ 2 thế giới (sau Trung Quốc) về quy mơ dân số,
với hơn 1,2 tỷ người, trong đó nữ giới chiếm 48,46% tổng dân số. Quy mô
dân số hiện tại của Ấn Độ tương đương với tổng dân số của các nước Mỹ,
Indonesia, Brazil, Pakistan, Bangladesh và Nhật Bản cộng lại [41].
Ấn Độ đã xác định mục tiêu mỗi gia đình có 2 con và đạt mức sinh thay
thế vào năm 2000. Tỷ lệ sinh giảm từ 41,7‰ năm 1961 xuống 31,5‰ vào
năm 1985, tỷ lệ chết giảm từ 22,8‰ xuống 11,6‰. Tỷ lệ chết của trẻ sơ sinh
dưới 1 tuổi vẫn còn cao, khoảng 10,5‰. Tuổi thọ trung bình lúc sinh của
nam là 56,7 năm, của nữ là 56,6 năm (1985). Ấn Độ vẫn còn tư tưởng nặng nề
về trọng nam khinh nữ, dẫn đến tỷ lệ chết của trẻ em nữ rất cao và tuổi thọ
bình quân của nữ thấp. Phụ nữ Ấn Độ lấy chồng sớm, tuổi kết hơn trung bình
của nữ giai đoạn 1951 - 1961 là 15,5 tuổi, giai đoạn 1961 - 1871 tăng lên 17,1


13


tuổi. Tæng tû xuÊt sinh đã giảm từ 5,8 con (1965) xuống 4,2 con năm 1985
[59], [78].
1.1.2.2. Chương trình Dân số - Kế hoạch hố gia đình ở Việt Nam
Khi dân số thế giới đạt 3 tỷ người và dân số Việt Nam vượt qua 30
triệu người thì Chính phủ Việt Nam ban hành Quyết định số 216/CP ngày
26/12/1961 về việc sinh đẻ có hướng dẫn, đó là văn bản pháp quy đầu tiên của
Nhà nước ta về chính sách Dân số. Theo thời gian, dựa vào đặc điểm của đất
nước và tính chất của cơng tác DS - KHHGĐ, q trình hình thành và phát
triển chính sách đã trải qua các giai đoạn sau lịch sử. Cũng từ năm 1961 đến
nay, thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về DS KHHGĐ, đặc biệt là sau 10 năm thực hiện Chiến lược Dân số Việt Nam và
Chiến lược Quốc gia về CSSKSS, thực hiện cam kết Quốc tế về Dân số - phát
triển và các mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ, công tác DS - KHHGĐ của
Việt Nam đã đạt được những kết quả quan trọng. Mức sinh và tỷ lệ tăng dân
số đã giảm mạnh, SKSS, sức khỏe bà mẹ và trẻ em được cải thiện rõ rệt, góp
phần đáng kể vào những thành tựu phát triển kinh tế - xã hội thời kỳ đổi mới
và nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân [42], [52].
- Chính sách DS - KHHGĐ và kết quả đạt được giai đoạn 1961 - 1975
Trong giai đoạn này, đất nước tạm bị chia cắt thành hai miền nam bắc,
hồ bình được tái lập ở miền bắc và hiện tượng tăng bù dân số sau chiến tranh
đã xuất hiện. Chính sách DS - KHHGĐ trong giai đoạn này được thông qua
cuộc vận động “hướng dẫn sinh đẻ” và sau đó là “sinh đẻ có kế hoạch” và
được triển khai ở các tỉnh miền Bắc, với nội dung quan trong của 3 Quyết
định và chỉ thị chủ yếu được Chính phủ ban hành [42], [43], [44].
Mục tiêu của cuộc vận động là hướng tới quy mơ gia đình 3 con, đẻ
thưa, đẻ muộn nhằm bảo vệ sức khỏe bà mẹ, nuôi dạy con cái được chu đáo,


14


bảo đảm hạnh phúc và sự hòa thuận của gia đình. Kết quả thực hiện mục tiêu
trong giai đoạn này là: Tỷ lệ sinh ở các tỉnh miền Bắc đã giảm từ 43,9‰ năm
1960 xuống còn 33,2‰ năm 1975, mức giảm sinh trong 15 năm là 10,7‰,
bình quân mỗi năm giảm được 0,71‰. Tổng tỷ suất sinh giảm từ 6,4 con năm
1960 xuống còn 5,2 con năm 1975. Tỷ lệ chết giảm nhanh từ 11,7‰ năm
1960 xuống còn 7,5‰ năm 1975. Số dân cả nước tăng từ 30,17 triệu người
năm 1960 lên 47,64 triệu người năm 1975 (tăng 1,58 lần) [42], [49], [52].
Đối tượng vận động chủ yếu là phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ đã đông
con, những người đẻ quá dầy, sức khỏe kém, sinh hoạt gặp nhiều khó khăn và
trước hết là đối với nữ cơng nhân viên chức nhà nước, nữ trong các lực lượng
vũ trang và nữ ở các vùng đồng bằng đông dân. Phạm vi cuộc vận động được
triển khai ở các tỉnh miền bắc, tập trung chủ yếu ở vùng thành thị, vùng nông
thôn đồng bằng sông Hồng, đồng bằng khu 4 cũ và giới hạn vào chỉ tiêu số
lượng người thực hiện các biện pháp tránh thai [59].
- Chính sách DS - KHHGĐ và kết quả đạt được giai đoạn 1975 - 1991
Sau ngày thống nhất đất nước, số dân cả nước đã xấp xỉ 48 triệu người,
tăng gần gấp đôi số dân năm 1955 qua 20 năm đất nước bị chia cắt. Chính
sách DS - KHHGĐ trong giai đoạn này được triển khai trong phạm vi cả nước
với những nội dung chủ yếu được Chính phủ ban hành trong 5 văn bản quan
trọng nhằm đẩy mạnh hơn nữa cuộc vận động sinh đẻ có kế hoạch [33], [53].
Sau một thời gian tạm lắng, cuộc vận động sinh đẻ có kế hoạch lại
được phát động sôi nổi và được triển khai rộng khắp trên toàn quốc, để chuẩn
bị cho một sự phục hưng nền kinh tế thông qua Đại hội lần thứ IV, lần thứ V
và lần thứ VI của Đảng. Công tác DS - KHHGĐ trong giai đoạn này được xác
định là vị trí quốc sách trong sự nghiệp phát triển đất nước [35], [53].


15

Mục tiêu cuộc vận động trong giai đoạn này là đẻ ít (2 đến 3 con), đẻ

muộn (từ 22 tuổi trở lên) và đẻ thưa (cách nhau từ 3 đến 5 năm), các mục tiêu
cụ thể này đã được xác định tại Đại hội IV (1976) [36]. Tuy nhiên, kết quả
thực sự trong giai đoạn này đã không đạt, tỷ lệ sinh chỉ giảm từ 33,2‰ năm
1975 xuống còn 31‰ năm 1985, và 30,1‰ vào năm 1989 [34]. Số con trung
bình của một phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ giảm từ 5,3 con năm 1975 xuống
còn 3,9 con năm 1985 và 3,8 con năm 1989. Tỷ lệ chết gần như không giảm
là 7,5‰ năm 1975 và 7,3‰ năm 1989. Số dân từ 47,64 triệu người năm 1975,
tăng lên 67,24 triệu người năm 1991, tăng gấp 1,41 lần so với số dân năm
1975 [36].
- Chính sách DS - KHHGĐ và kết quả đạt được giai đoạn 1991 - 2000
Năm 1991 là năm đánh dấu sự biến đổi xã hội của đất nước, công cuộc
đổi mới đã đi vào cuộc sống với nhiều chính sách kinh tế - xã hội được ban
hành và phát huy tác dụng. Năm có một tổ chức bộ máy chuyên trách lần đầu
tiên trong lịch sử Việt Nam về công tác DS - KHHGĐ. Trong giai đoạn này,
chính sách DS - KHHGĐ đã được thể hiện trong 7 văn bản quan trọng của
Chính phủ [1], [52], [53]. Tại Đại hội Đảng lần thứ VII xác định vị trí, vai trị
và u cầu đối với cơng tác DS - KHHGĐ là “giảm tốc độ gia tăng dân số là
một quốc sách, phải trở thành cuộc vận động rộng lớn, mạnh mẽ và sâu sắc
trong toàn dân”. Cùng với những quan điểm, giải pháp là chính sách đầu tư và
tổ chức bộ máy cho hoạt động DS - KHHGĐ [54].
Với mục tiêu tổng quát của chính sách DS - KHHGĐ là “Thực hiện gia
đình ít con, khoẻ mạnh, tạo điều kiện để có cuộc sống ấm no, hạnh phúc” và
mục tiêu cụ thể là “Mỗi gia đình chỉ có một hoặc hai con”. Kết quả thực hiện
vượt rất xa so với mục tiêu đã đề ra. Tổng tỷ suất sinh giảm nhanh từ 3,74 con
(1992) xuống 2,28 con (2000) [54], thấp hơn 0,62 con so với mục tiêu đề ra là


16

2,9 con vào năm 2000. Tỷ suất sinh giảm từ 30,04‰ xuống 19,17‰, bình

quân mỗi năm giảm tới 1,35‰. Tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên giảm nhanh từ
45,7% (1993) xuống 21,7% (2002). Tỷ lệ chết giảm từ 7,3‰ (1989) xuống
cịn 5,7‰ (1999). Quy mơ dân số tăng từ 67,24 triệu người năm 1991 lên
77,64 triệu người năm 2000, thấp hơn 4,36 triệu người so với mục tiêu đề ra
là khoảng 82 triệu người vào năm 2000 [14], [37].
Trong những năm trước đây, vấn đề DS – KHHGĐ là vấn đề nóng
bỏng ở nước ta. Bởi vậy, Đảng và Nhà nước ta đã đặt vấn đề dân số vào vị trí
chiến lược. Ngồi những chính sách tích cực tun truyền vận động, động
viên nhân dân các dân tộc tham gia hưởng ứng phong trào KHHGĐ, với khẩu
hiểu “mỗi gia đình chỉ đẻ 1 đến 2 con…”. Chúng ta cịn những giải pháp
cương quyết, nhằm thúc đẩy thực hiện triệt để chủ trương chính sách… Do
đó, chương trình DS - KHHGĐ đã gặt hái được những thành công to lớn. Có
được những thành tựu đó chính là nhờ vào việc đầu tư đúng đắn và tập trung
vào việc đào tạo cán bộ, nghiên cứu lý luận và công tác thông tin, truyền
thông đi đôi với dịch vụ DS - KHHGĐ. Từ đó có thể thấy rằng khả năng kiểm
sốt mức sinh của nước ta đã đạt được những kết quả đáng khích lệ. Tuy
nhiên vẫn cịn tiềm ẩn những nguy cơ, thách thức về tăng tỷ lệ sinh và những
mất cân bằng khác về dân số.
- Chính sách DS - KHHGĐ giai đoạn 2001-2010
Chính sách DS - KHHGĐ trong giai đoạn này thể hiện trong 18 văn
bản quan trọng của Trung ương Đảng và của Chính phủ [2], [3], [30], [50],
[55]. Cho đến nay, công tác DS - KHHGĐ của nước ta đã đạt những thành tự
đáng kể.
+ Xu thế giảm sinh được duy trì và mục tiêu đạt mức sinh thay thế đã
được thực hiện. Mức sinh liên tục giảm trong 50 năm qua, nhất là trong 10


17

năm gần đây. Kết quả Tổng điều tra 01/4/2009 cho thấy, sau 10 năm dân số


nước ta tăng thêm 9,47 triệu người, bình quân mỗi năm tăng 947 nghìn
người. Tỷ lệ tăng dân số bình quân năm (gọi tắt là tỷ lệ tăng dân số) trong
thời kỳ giữa hai cuộc Tổng điều tra năm 1999 và 2009 là 1,2%/năm, giảm
mạnh so với thời kỳ 10 năm trước (1989 - 1999: mỗi năm tăng gần 1.200
nghìn người với tỷ lệ tăng là 1,7%/năm). Đó là thời kỳ có tỷ lệ tăng dân số
thấp nhất trong nửa thế kỷ qua [31], [32].
+ Về cơ cấu dân số: Kết quả giảm sinh còn làm thay đổi rõ rệt cơ cấu
dân số theo tuổi. Việt Nam bước vào giai đoạn “cơ cấu dân số vàng” tạo lợi
thế về nguồn nhân lực, một điều kiện quan trọng để nền kinh tế tăng trưởng
nhanh và bền vững. Dân số trẻ (dưới 15 tuổi) giảm từ 33,1% tổng dân số năm
1999 xuống còn 24,5% năm 2009. Tỷ trọng dân số già (trên 65 tuổi) cũng
tăng từ 5,8 % ở năm 1999 lên 6,4 % vào năm 2009. Mục tiêu đạt mức sinh
thay thế đã trở thành hiện thực (tổng tỷ suất sinh năm 2005 là 2,1 con và năm
2009 là 2,03 con) [56 ].
+ Chất lượng dân số được nâng lên, tuổi thọ bình quân năm 2009 đạt
72,8 tuổi, tăng 4,3 tuổi so với năm 1999, đặc biệt tuổi thọ trung bình của phụ
nữ tăng 5,5 tuổi. Số năm đi học trung bình đã đạt 9,6 vào năm 2006. Chỉ số
phát triển con người (HDI) của Việt Nam đã tăng từ 0,690 điểm năm 2000
lên 0,725 điểm năm 2009 [50]. Sức khỏe sinh sản được cải thiện, tỷ suất chết
trẻ em dưới 1 tuổi giảm mạnh ở tât cả các vùng, bình quân cả nước giảm từ
36,7‰ (1999) xuống còn 16‰ (2009). Tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5
tuổi giảm mạnh từ 33,8% (2000) xuống 18,9% (2009). Tỷ lệ các cặp vợ chồng
sử dụng biện pháp tránh thai hiện đại tăng từ 61% (2000) lên 68,8% (2009),
một số biện pháp tránh thai mới được thử nghiệm và đã được triển khai rộng
trên toàn quốc [57].


18


+ Thế giới đánh gia cao về Việt Nam, sau gần 50 năm hoạt động,
Chương trình DS - KHHGĐ của Việt Nam có lịch sử lâu đời trong khu vực.
Mặc dù trải qua rất nhiều biến động xã hội, với nhiều hình thức tổ chức và
cách quản lý khác nhau, chương trình DS - KHHGĐ của Việt Nam vẫn được
Thế giới đánh giá là một chương trình thành cơng [41]. Tuy nhiên, cùng với
những thành tựu đã đạt được, trong cơng cuộc đổi mới của đất nước, chương
trình DS - KHHGĐ của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay cũng cịn nhiều
khó khăn, thách thức.
- Những hạn chế của cơng tác DS – KHHGĐ
+ Về mức sinh thay thế, đến năm 2009 cịn có 28/63 tỉnh, thành phố
thuộc các vùng trung du và miền núi phía Bắc, Bắc trung bộ và Duyên hải
miền trung, Tây Nguyên chưa đạt mức sinh thay thế [27].
+ Chất lượng dân số còn hạn chế và chậm được cải thiện. Mặc dù tuổi
thọ bình quân đạt 72,8 tuổi (2009), chỉ số phát triển con người tăng, nhưng
Việt Nam chưa cải thiện được thứ hạng trong nhóm các nước có chỉ số phát
triển con người ở mức trung bình, tuổi thọ khỏe mạnh chỉ đạt 66 tuổi và đứng
thứ 116/182 nước trên Thế giới. Tỷ lệ dân số đã qua đào tạo chun mơn kỹ
thuật cịn rất thấp, tính đến năm 2009 chỉ có 13,4% dân số từ 15 tuổi trở lên
được đào tạo về chuyên môn kỹ thuật [64]. Tỷ lệ vô sinh, nhất là vơ sinh thứ
phát khá cao, trong đó ngun nhân chủ yếu là do viêm nhiễm sinh dục,
nhưng khả năng tiếp cận các dịch vụ hỗ trợ sinh sản còn hạn chế. Nhiễm
khuẩn đường sinh sản, bệnh lây truyền qua đường tình dục, tỷ lệ nhiễm HIV
và ung thư đường sinh dục vẫn có xu hướng gia tăng. Tỷ lệ phá thai cịn khá
phổ biến và có xu hướng tăng ở vị thành niên và thanh niên. Tình trạng phá
thai cịn nhiều, ở mức 29 ca phá thai trên 100 trẻ sinh ra sống, trong đó phá
thai nhiều lần cịn phổ biến [70].


19


+ Tư tưởng chủ quan, một số cấp lãnh đạo của Đảng và Chính quyền
cịn có tư tưởng thỏa mãn, buông lỏng trong lãnh đạo, chỉ đạo công tác DS KHHGĐ, chưa nhận thức đầy đủ tầm quan trọng, ý nghĩa chiến lược của công
tác này đối với sự nghiệp phát triển bền vững của đất nước [29].
+ Thiếu sự ổn định trong tổ chức, bộ máy, trong nhiều thập niên qua sự
thay đổi về phương thức tổ chức bộ máy đã bộc lộ những bất ổn định và thiếu
hoàn thiện, đã tác động không nhỏ đến việc tổ chức thực hiện chương trình
DS - KHHGĐ.
- Thách thức
+ Giai đoạn nhậy cảm, mặc dù Việt Nam đã đạt mức sinh thay thế,
nhưng dân số nước ta vẫn đang trong giai đoạn nhạy cảm với các yếu tố tác
động, chưa loại trừ được khả năng mức sinh tăng trở lại. Mặt khác cịn có sự
khác biệt về mức sinh giữa các vùng, với 1/5 số tỉnh có mức sinh cịn khá cao,
đặc biệt ở vùng sâu vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, vùng kinh tế chậm phát
triển [26], [28].
- Sự đối mặt với “đà tăng dân số”, trong giai đoạn 2011 - 2020, chúng
ta sẽ phải đối mặt với hiện tượng mà các nhà nhân khẩu học gọi là “đà tăng
dân số”, do đoàn hệ dân số nữ được sinh ra trong những năm 80 - 90 của thế
kỷ trước, có quy mơ lớn sẽ bước vào độ tuổi mắn đẻ nhất. Tổng số phụ nữ
trong độ tuổi sinh đẻ (15 - 49) tiếp tục tăng nhanh và đạt mức khoảng 25,1
triệu người vào năm 2020. Nếu mỗi người phụ nữ sinh 2 con theo chính sách
Dân số hiện hành thì tỷ lệ tăng dân số giai đoạn này sẽ cao hơn giai đoạn 10
năm trước. Nếu duy trì được những nỗ lực trong công tác DS - KHHGĐ như
thời gian qua, thì bình quân mỗi năm tăng thêm gần 1 triệu người, tương
đương với dân số một tỉnh trung bình [58].


20

- Mật độ dân số cao, Việt Nam có mật độ gần 260 người/km2, thuộc
nhóm các nước có mật độ dân số cao nhất thế giới, gấp hơn 2 lần mật độ dân

số của Châu Á và gấp 1,86 lần mật độ dân số của Trung Quốc. Dự báo mật độ
sẽ tăng lên 298 người/km2 vào năm 2020 và ổn định tới 350 người/km2 vào
năm 2050 trở về sau. Đây là một thách thức rất lớn khi đất nước vẫn có trên
70% dân số nơng nghiệp, diện tích đất canh tác thấp dưới mức đảm bảo an
ninh lương thực rất nhiều, đất rừng, đất ở và môi trường sống ngày một cạn
kiệt [14], [19].
- Đơ thị hóa và giảm sinh, trong 10 năm tới, chúng ta cũng phải tích
cực chuẩn bị để ứng phó với xu hướng giảm sinh quá mức trong tương lai, do
tác động của đơ thị hóa và phổ biến lối sống công nghiệp. Kinh nghiệm của
một số nước và vùng lãnh thổ như Hàn Quốc, Singapor, Đài Loan... cho thấy
nếu chậm điều chỉnh chính sách, có thể dẫn đến mức sinh giảm xuống quá
thấp, việc khuyến khích tăng mức sinh lên hết sức khó khăn [41].
- Mất cân bằng giới tính khi sinh ngày càng trở nên cấp bách, trong
vòng mấy năm trở lại đây, tỷ số giới tính khi sinh của Việt Nam tăng đột biến,
năm 2009 là 111,5, có một số tỉnh cịn cao hơn. Nếu xu hướng này tiếp tục
tăng nhanh và không sớm đưa trở lại mức bình thường, thì sẽ tác động mạnh
đến cơ cấu giới tính của dân số trong khoảng hai thập niên tiếp theo, dẫn đến
tình trạng dư thừa nam giới so với phụ nữ cùng độ tuổi. Sự khan hiếm phụ nữ
trong độ tuổi kết hôn sẽ gây áp lực đối với việc kết hôn đồng thời có nguy cơ
làm gia tăng các tệ nạn xã hội như mại dâm, bn bán phụ nữ [50].
1.2. Chính sách DS - KHHGĐ ở tỉnh Bắc Kạn
1.2.1. Giai đoạn từ trước năm 2000
Chính sách Dân số của tỉnh Bắc Kạn được thực hiện theo đúng tinh
thần Nghị quyết số 04-NQ/HNTW ngày 14/1/1993 của Ban chấp hành Trung


21

ương Đảng khố VII về chính sách DS - KHHGĐ [1]. Uỷ ban DS - KHHGĐ
cấp tỉnh, huyện được hình thành, củng cố và thực sự là cơ quan tham mưu có

hiệu quả cho cấp ủy Đảng, Chính quyền trong việc lãnh đạo, điều phối các
ngành, đoàn thể và trực tiếp tổ chức thực hiện công tác DS - KHHGĐ tại địa
phương. Ban DS - KHHGĐ xã, phường được thành lập. Bình qn mỗi xã có
1 cán bộ dân số được hưởng thù lao và 12 cộng tác viên tình nguyện. Với
phương thức hoạt động là “đi từng ngõ, gõ từng nhà, gặp từng đối tượng”
[59].
1.2.2. Giai đoạn từ 2001 - 2010
Chính sách DS - KHHGĐ của tỉnh được thể hiện qua các văn bản, Nghị
quyết cụ thể, như các Nghị quyết của Đảng bộ tỉnh Bắc Kạn, trong các năm
2001 đến 2009, với những mục tiêu cụ thể như:“Phấn đấu đến năm 2005, đưa
tuổi thọ của dân cư đạt mức bình quân của cả nước và ổn định tỷ lệ tăng dân
số tự nhiên dưới 1,4%”. “Tăng cường công tác lãnh đạo đối với cơng tác
Dân số, Gia đình và Trẻ em trong giai đoạn mới”. “Duy trì tỷ lệ tăng dân số
tự nhiên dưới 1,15%”. “Nâng cao chất lượng dân số về thể chất, trí tuệ và
tinh thần, phấn đấu đạt chỉ số phát triển con người (HDI) ở mức trung bình
tiên tiến của cả nước vào năm 2015 - 2020” [2], [3], [7], [57].
Đồng thời các Chỉ thị và Nghị quyết cũng quy định hỗ trợ phụ cấp cho
các CTVDSTB, tổ phố và mức hỗ trợ kinh phí bồi dưỡng cho người tự
nguyện đình sản. Đó là những văn bản rất quan trọng định hướng cho công
tác DS - KHHGĐ trong giai đoạn 2001 - 2010 và những năm tiếp theo. Bởi
vậy, những năm qua tỉnh Bắc Kạn cũng đạt được những kết quả đáng kể trong
hoạt động của công tác DS - KHHGĐ, tỷ lệ tăng dân số bình quân trong 10
năm (1999 - 2009) là 0,7%/năm, là những tỉnh thấp nhất của cả nước. Tuy
nhiên chất lượng dân số chưa cao, tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng


22

còn cao, chỉ số phát triển con người (HDI) của Bắc Kạn còn thấp [14], [22],
[45], [47].

1.2.3. Mục tiêu và các giải pháp thực hiện
- Mục tiêu tổng quát về chính sách dân số của tỉnh Bắc Kạn là “Thực
hiện gia đình ít con, khoẻ mạnh, tiến tới ổn định quy mơ dân số ở mức hợp lý
để có cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Nâng cao chất lượng dân số, phát triển
nguồn nhân lực có chất lượng và chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu phát triển
kinh tế nhanh và bền vững tỉnh nhà”. Mục tiêu cụ thể là “Duy trì xu thế giảm
sinh một cách vững chắc để đạt mức sinh thay thế bình qn trong tồn tỉnh.
Chú ý và ưu tiên ở vùng sâu, vùng xa và vùng nghèo, để quy mô dân số, cơ
cấu dân số và phân bố dân cư phù hợp với sự phát triển kinh tế - xã hội. Nâng
cao chất lượng dân số về thể chất, trí tuệ và tinh thần ” [4], [5], [50].
- Một hệ thống giải pháp đồng bộ của chính sách bao gồm: Lãnh đạo,
tổ chức và quản lý, truyền thông - giáo dục thay đổi hành vi, chăm sóc SKSS,
KHHGĐ. Nâng cao chất lượng thơng tin dữ liệu dân cư, nâng cao dân trí, tăng
cường vai trị gia đình và bình đẳng giới, xã hội hố về cơ chế chính sách, tài
chính và hậu cần, đào tạo và nghiên cứu.


23

Chƣơng 2
ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Địa điểm, đối tƣợng và thời gian nghiên cứu
2.1.1. Địa điểm nghiên cứu
- Tại Chi cục DS-KHHGĐ tỉnh Bắc Kạn
- Các Trung tâm DS-KHHGĐ: Chọn chủ đích 3 Trung tâm đại diện 3
vùng (vùng trung tâm, vùng thấp, vùng cao)
Vùng trung tâm: Chọn Trung tâm DS-KHHGĐ thị xã Bắc Kạn.
Vùng thấp: Chọn Trung tâm DS-KHHGĐ huyện Chợ mới.
Vùng cao: Chọn Trung tâm DS-KHHGĐ huyện Pác Nặm.
Mỗi Trung tâm nêu trên bốc thăm ngẫu nhiên chọn một xã.

Kết quả bốc thăm: Xã Xuất Hố, thị xã Bắc Kạn; xã Nơng Hạ, huyện
Chợ mới; xã Cao Tân, huyện Pác Nặm.
2.1.2. Đối tượng nghiên cứu:
Toàn bộ cán bộ làm công tác DS-KHHGĐ 3 huyện như trên và chuyên
trách của 34 xã thuộc 3 huyện, toàn bộ cộng tác viên dân số tuyến thôn bản tại
3 huyện. Tổng số đối tượng điều tra là 453 người. Cụ thể như sau:
- Thị xã Bắc Kạn: 135 người, trong đó huyện 4, xã 8, thơn bản 123
- Huyện Chợ Mới: 186 người, trong đó huyện 4, xã 16, thơn bản 166
- Huyện Pác Nặm: 132 người, trong đó huyện 4, xã 10, thôn bản 118
2.1.3. Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 1 đến tháng 10 năm 2011
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu:
Mô tả cắt ngang kết hợp định lượng với định tính.
2.2.2. Cỡ mẫu và kỹ thuật chọn mẫu

.

* Mẫu định lượng (Đối tượng phỏng vấn): Chọn chủ đích
- Tồn bộ cán bộ 3 Trung tâm DS-KHHGĐ huyện, thị: Gồm 12 người


24

- Toàn bộ cán bộ chuyên trách DS-KHHGĐ của 34 xã , phường, thị trấn
của 3 huyện nghiên cứu: Gồm 34 người.
- Tồn bộ cộng tác viên dân số thơn,bản, tổ dân phố của 3 huyện nghiên
cứu: Gồm 407 người.
* Mẫu định tính: Tiến hành 7 cuộc thảo luận nhóm trọng tâm
- Ba cuộc thảo luận tại 3 xã: Tổng số 14 người/cuộc, thành phần gồm có:
+ Cán bộ lãnh đạo Đảng uỷ, HĐND, UBND: 3 người

+ Thành viên Ban chỉ đạo công tác DS-KHHGĐ xã: 3 người
+ Trưởng Trạm y tế xã: 01 người
+ Chuyên trách DS-KHHGĐ xã: 01 người
+ Cộng tác viên thôn bản, tổ phố: 3 người
+ Đối tượng phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ: 3 người
- Ba cuộc thảo luận tại Trung tâm DS-KHHGĐ 3 huyện, thị: Tổng số 12
người/cuộc, thành phần gồm có:
+ Thành viên Ban chỉ đạo huyện: 8 người
+ Cán bộ trung tâm DS-KHHGĐ huyện: 4 người
- Thảo luận tại Chi cục DS-KHHGĐ tỉnh: Tổng số cán bộ 14 người, gồm
có Ban chỉ đạo công tác DS-KHHGĐ tỉnh 8 người, cán bộ Chi cục DSKHHGĐ tỉnh 6 người.
2.3. Các chỉ tiêu nghiên cứu
2.3.1. Nhóm chỉ số kết quả thực hiện cơng tác DS-KHHGĐ của tỉnh trong 5
năm 2005-2010.
- Nhóm các chỉ số về tổ chức bộ máy và nguồn lực thực hiện công tác
DS-KHHGĐ:
+ Nhân lực: Gồm các chỉ số như số lượng, tuổi, giới, trình độ học vấn,
trình độ chun mơn.


25

Trình độ học vấn: Gồm có tiểu học (từ lớp 1 đến lớp 5); Trung học cơ sở
(từ lớp 6 đến lớp 9); Trung học phổ thông (từ lớp 10 đến lớp 12).
Trình độ chun mơn: Gồm sơ cấp, trung cấp, cao đẳng và đại học trở
lên
+ Cơ sở vật chất: Gồm có nhà cửa, phịng làm việc.
+ Trang thiết bị: Gồm có xe máy, ơ tơ, máy tính.
+ Tài chính: Tiền việt nam đồng.
- Nhóm các chỉ số về kết quả thực hiện mục tiêu chương trình

+ Quy mơ dân số: Là số dân của một đơn vị hành chính trong một năm
nhất định.
+ Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên (NIR): Là hiệu số của tỷ suất sinh và tỷ suất
chết.
+ Tổng tỷ suất sinh (TFR): Là số con trung bình của một phụ nữ trong độ
tuổi sinh đẻ của một năm nhất định.
+ Tỷ suất sinh thô (CBR): Là số trẻ sinh ra sống trong năm của 1000 dân
số.
+ Tỷ suất chết thô (CDR): Là số chết trong năm của 1000 dân số.
+ Tỷ số giới tính khi sinh: Là số bé trai/100 bé gái
Nếu tỷ số này từ 97-108 là bình thường,
Nếu >110 là cần chú ý theo dõi xem xét,
Nếu >120 là bất thường
+ Tuổi thọ bình quân: Là số năm sống được bình quân cuả dân số.
+ Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng: Là số trẻ em dưới 5 tuổi bị
suy dinh dưỡng trên 100 trẻ em dưới 5 tuổi trong một năm nhất định.
+ Tỷ suất chết trẻ em dưới 1 tuổi (IMR): Là số trẻ em dưới 1 tuổi bị chết
trên 1000 trẻ em dưới một tuổi trong một năm nhất định.
- Nhóm chỉ số về các hoạt động


×