Tải bản đầy đủ (.pdf) (107 trang)

Thực trạng sức khỏe bệnh tật hoạt động quản lý sức khỏe cán bộ trung cao cấp của tỉnh yên bái và giải pháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.28 MB, 107 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC

NGUYỄN VĂN HÙNG

THỰC TRẠNG SỨC KHỎE, BỆNH TẬT,
HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ SỨC KHỎE CÁN BỘ TRUNG
CAO CẤP CỦA TỈNH YÊN BÁI VÀ GIẢI PHÁP

LUẬN VĂN CHUYÊN KHOA II
CHUYÊN NGÀNH: Y TẾ CÔNG CỘNG

Thái Nguyên, năm 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC

NGUYỄN VĂN HÙNG

THỰC TRẠNG SỨC KHỎE, BỆNH TẬT,
HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ SỨC KHỎE CÁN BỘ TRUNG
CAO CẤP CỦA TỈNH YÊN BÁI VÀ GIẢI PHÁP



LUẬN VĂN CHUYÊN KHOA II
Chuyên ngành: Y TẾ CÔNG CỘNG
Mã số: 62.72.76.01

Hướng dẫn khoa học:
PGS.TS. Trịnh Xuân Tráng

Thái Nguyên, năm 2017


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan rằng các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận án do
tôi thu thập là trung thực và chưa được công bố trong bất kỳ cơng trình nghiên
cứu khoa học nào.
Tơi xin cam đoan các thơng tin trích dẫn trong luận án đã được chỉ rõ
nguồn gốc.
Học viên

Nguyễn Văn Hùng


LỜI CẢM ƠN

Tôi biết ơn sâu sắc PGS.TS. Trịnh Xuân Tráng – Người thày đã tận tình
hướng dẫn tơi hồn thành luận án này.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới Ban Giám hiệu, Khoa Y tế cộng
cộng, Bộ phận Quản lý đào tạo sau đại học, các giảng viên Trường Đại học Y
Dược Thái Nguyên đã tận tình giảng dạy cho tơi trong hai năm học qua.

Tơi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Ban bảo vệ sức khỏe cán bộ tỉnh Yên
bái cùng toàn thể cán bộ trong Phòng khám quản lý sức khỏe cán bộ đã tạo mọi
điều kiện, giúp đỡ động viên tơi trong q trình học tập và nghiên cứu.
Tơi xin cảm ơn tất cả các bạn bè đồng nghiệp gần xa, đặc biệt tôi cảm ơn
vợ, các con tôi và gia đình đã tạo mọi điều kiện về tinh thần cũng như vật chất
và động viên tôi vượt qua mọi khó khăn để hồn thành luận văn này.

Học viên

BS. Nguyễn Văn Hùng


CHỮ VIẾT TẮT

BV

: Bệnh viện

BVCSSKCB

: Bảo vệ chăm sóc sức khỏe cán bộ

CB

: Cán bộ

CBYT

: Cán bộ y tế


CSSK

: Chăm sóc sức khỏe

NCT

: Người cao tuổi

PKQLSKCB
QLSK :

: Phịng khám quản lý sức khỏe cán bộ
: Quản lý sức khỏe

ST

: Suy tim

THA

: Tăng huyết áp


MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Lời cảm ơn
Chữ viết tắt
Mục lục
Danh mục các bảng

Danh mục các hộp
ĐẶT VẤN ĐỀ ....................................................................................................... 1
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................. 3
1.1. Thực trạng sức khỏe, bệnh tật và hoạt động quản lý sức khỏe hiện nay ....... 3
1.2. Các yếu tố ảnh hưởng tới kết quả công tác quản lý sức khỏe đối với cán bộ
Trung, Cao cấp hiện nay ..................................................................................... 15
1.3. Giải pháp nâng cao chất lượng khám chữa bệnh nói chung và công tác quản
lý sức khỏe đối với cán bộ Trung Cao cấp nói riêng .......................................... 21
1.4. Vài nét về Ban Bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ tỉnh Yên Bái ................ 23
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................. 27
2.1. Đối tượng nghiên cứu................................................................................... 27
2.2. Địa điểmm và thời gian nghiên cứu ............................................................. 27
2.3. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................. 27
2.4. Chỉ số nghiên cứu ........................................................................................ 29
2.5. Công cụ thu nhập số liệu .............................................................................. 31
2.6. Phương pháp thu thập số liệu ....................................................................... 32
2.7 Cách khống chế sai số ................................................................................... 32
2.8. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu ....................................................... 33
2.9. Đạo đức trong nghiên cứu ............................................................................ 33


Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ............................................................. 34
3.1. Thực trạng sức khỏe, bệnh tật và hoạt động quản lý sức khỏe đối với cán bộ
Trung Cao cấp tại tỉnh Yên Bái năm 2015 – 2016.............................................. 34
3.2. Một số yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động quản lý sức khỏe đối với cán bộ
Trung Cao cấp tỉnh Yên Bái hiện nay và đề xuất một số giải pháp .................... 40
Chương 4. BÀN LUẬN ..................................................................................... 61
4.1. Thực trạng sức khỏe, bệnh tật và hoạt động quản lý sức khỏe đối với cán bộ
Trung Cao cấp tỉnh Yên Bái năm 2015 - 2016. .................................................. 61
4.2. Một số yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động quản lý sức khỏe đối với cán bộ

Trung Cao cấp tỉnh Yên Bái hiện nay và đề xuất một số giải pháp .................... 67
KẾT LUẬN ......................................................................................................... 76
KHUYẾN NGHỊ ................................................................................................. 78
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................. 79
PHỤ LỤC


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Thông tin về đối tượng khám quản lý sức khỏe ................................. 34
Bảng 3.2. Tình hình sức khỏe cán bộ Trung Cao cấp tỉnh Yên Bái ................... 35
Bảng 3.3. Tình hình sức khỏe cán bộ Trung Cao cấp tỉnh Yên Bái ................... 35
Bảng 3.4. Tình hình sức khỏe cán bộ Trung Cao cấp tỉnh Yên Bái năm 2016 .. 36
Bảng 3.5. Tình hình bệnh tật của cán bộ tỉnh Yên Bái ...................................... 36
Bảng 3.6. Tham gia quản lý sức khỏe của đối tượng ......................................... 37
Bảng 3.7. Nhận định về chất lượng đón tiếp, hướng dẫn trong khám chữa bệnh
tại phòng khám quản lý sức khỏe cán bộ tỉnh Yên Bái .................. 38
Bảng 3.8. Nhận định về chất lượng quá trình điều trị bệnh ................................ 39
Bảng 3.9. Mối liên quan giữa một số đặc điểm nhân khẩu học với tình trạng sức
khỏe của cán bộ ............................................................................... 40
Bảng 3.10. Liên quan giữa đặc điểm công việc với mức độ sức khỏe ............... 41
Bảng 3.11. Mối liên quan giữa quản lý sức khỏe với mức độ phân loại sức khỏe ....... 41
Bảng 3.12. Mối liên quan giữa đặc điểm cá nhân với kết quả thực hiện quản lý
sức khỏe........................................................................................... 42
Bảng 3.13. Mối liên quan giữa cung cấp dịch vụ khám chữa bệnh với kết quả
thực hiện quản lý ............................................................................. 43
Bảng 3.14. Liên quan giữa đặc điểm nhân khẩu học với mức độ hài lòng ......... 44
Bảng 3.15. Liên quan giữa đặc điểm cơng việc với mức độ hài lịng................. 44
Bảng 3.16. Mối liên quan giữa cung cấp dịch vụ KCB với mức độ hài lòng ..... 45
Bảng 3.17. Mối liên quan giữa nhận định quá trình điều trị với mức độ hài lòng
trong khám chữa bệnh của cán bộ diện bảo vệ sức khỏe ................ 46

Bảng 3.18. Nhân lực CSSK cho CB Trung Cao cấp tỉnh Yên Bái ..................... 48
Bảng 3.19. Cơ sở hạ tầng Ban Bảo vệ CSSK tỉnh Yên Bái ................................ 49
Bảng 3.20. Cơ sở hạ tầng Phòng khám – quản lý sức khoẻ cán bộ .................... 49


Bảng 3.21. Trang thiết bị tại phòng khám – Quản lý sức khoẻ cán bộ theo quy
định tại Quyết định số 11- QĐ/BBVCSSK..................................... 50
Bảng 3.22 Trang thiết bị khác ............................................................................. 51
Bảng 3.23. Kinh phí hoạt động của Ban BVSSSKCB tỉnh Yên Bái ................. 52
Bảng 3.24. Kết quả hoạt động chuyên mơn của phịng khám............................ 53


DANH MỤC HỘP

Hộp thoại 3.1. Thực trạng quản lý, CSSK cán bộ tỉnh .................................................................... 47
Hộp thoại 3.2. Một số khó khăn của phòng khám thực hiện quản lý, CSSK cho
cán bộ tỉnh Yên Bái ...................................................................................................................... 55


1
ĐẶT VẤN ĐỀ

Sức khỏe là vốn quý của mỗi con người và của tồn xã hội. Bảo vệ, chăm
sóc sức khỏe cho mọi người là một trong những mục tiêu tốt đẹp nói lên tính ưu
việt của chế độ ta, thể hiện sự quan tâm của Đảng, Nhà nước ta. Bảo vệ, chăm
sóc sức khỏe cho cán bộ, nhân dân để có đầy đủ thể lực và trí tuệ để thực hiện
thắng lợi mục tiêu chiến lược của đất nước từ nay đến 2020 đang là nhiệm vụ to
lớn của ngành y tế hiện nay [1], [19], [20], [39]. Bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán
bộ Trung Cao cấp đã được Đảng, Nhà nước rất quan tâm. Sức khỏe của cán bộ
Trung Cao cấp có một vai trị quan trọng nhiều khi quyết định sự thành bại của

công việc điều hành, lãnh đạo và phát triển đất nước. Yếu tố sức khỏe quyết định
sinh mệnh của từng cá nhân, nhưng đối với cán bộ lãnh đạo lại ảnh hưởng nhiều
đến lợi ích của cả một cộng đồng, một tập thể [3], [5], [8]. Chính vì tầm quan
trọng của cơng tác CSBVSK cho cán bộ Trung Cao cấp mà Ban Bí thư Trung
ương đã có Quyết định 27- QĐ/TW ngày 4-2-2002 để kiện toàn phát triển hệ
thống từ Trung ương đến địa phương các tỉnh thành phố trên toàn quốc [2].
Ban Bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ tỉnh Yên Bái được tái thành lập
theo Thông báo số 749 - TB/TU ngày 04/11/2004 của Tỉnh ủy Yên Bái. Cán bộ
Trung Cao cấp thuộc diện quản lý theo quy định được quản lý và chăm sóc sức
khỏe tại Phịng khám quản lý sức khỏe cán bộ (PKQLSKCB), thuộc Ban Bảo
vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ (BVCSSKCB) tỉnh Yên Bái. Để quản lý được tình
trạng sức khỏe cán bộ, hàng năm Ban BVCSSK cán bộ tỉnh tiến hành tổng kiểm
tra sức khỏe định kỳ tùy, theo từng đối tượng mà mỗi 3 hoặc 6 tháng phải kiểm
tra, sau đó tiến hành đánh giá, phân loại sức khỏe, đây là việc làm thường xuyên
hàng năm theo quy định [71] với mỗi cán bộ Trung Cao cấp để có chế độ thăm
khám, kiểm tra sức khỏe và thông qua kết quả phân loại sức khỏe này, có thể
nắm được tình trạng sức khỏe điều trị dự phòng, đồng thời báo cáo cấp trên phục
vụ cho công tác cán bộ [70], [72].


2

Tuy nhiên việc theo dõi, quản lý sức khỏe cho cán bộ thời gian qua chưa
đáp ứng yêu cầu bảo vệ chăm sóc sức khỏe và cịn nhiều hạn chế như nhiều cán
bộ Trung Cao cấp đương chức mấy năm liền khơng kiểm tra sức khỏe, khơng
biết mình có bệnh, đến lúc khám thì phát hiện bệnh hiểm nghèo, điều trị khơng
hiệu quả. Có cán bộ tuổi chưa cao đã biết mình có bệnh nhưng khơng chịu thực
hiện các biện pháp dự phòng các yếu tố ảnh hưởng làm cho bệnh tiến triển
nhanh, điều trị khi đó ít hiệu quả, đã dẫn dến tử vong... Đánh giá sức khỏe cán
bộ là công việc thường xuyên của người bác sĩ làm cơng tác bảo vệ sức khỏe,

khi thấy bệnh có diễn biến bất thường, khơng được trì hỗn, mà cần có kế hoạch
cụ thể điều trị và hướng dẫn phòng bệnh kịp thời. Qua các kết quả thống kê hàng
năm của Phòng khám quản lý sức khỏe cán bộ tỉnh Yên Bái thấy tỷ lệ các nhóm
bệnh mạn tính của cán bộ Trung Cao cấp của tỉnh có xu hướng tăng dần theo
năm, năm sau cao hơn năm trước, tình trạng mắc bệnh kết hợp có nhiều nguy
cơ…[56], [57]. Vậy thực trạng sức khỏe, bệnh tật và công tác quản lý sức khỏe
của cán bộ Trung Cao cấp tại tỉnh Yên Bái hiện nay như thế nào? Yếu tố nào
ảnh hưởng đến kết quả công tác quản lý sức khỏe đối với cán bộ Trung Cao cấp
tỉnh Yên Bái hiện nay? Và giải pháp nào để nâng cao chất lượng quản lý sức
khỏe cán bộ Trung Cao cấp tại tỉnh Yên Bái cho những năm tiếp theo?
Chính vì vậy, chúng tơi tiến hành đề tài “Thực trạng sức khỏe, bệnh tật,
hoạt động quản lý sức khỏe cán bộ Trung Cao cấp của tỉnh Yên Bái và đề xuất
giải pháp” với 2 mục tiêu sau:
1. Đánh giá thực trạng sức khỏe, bệnh tật và hoạt động quản lý sức khỏe
đối với cán bộ Trung Cao cấp tỉnh Yên Bái năm 2015 - 2016.
2. Phân tích một số yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động quản lý sức khỏe đối
với cán bộ Trung Cao cấp tỉnh Yên Bái và đề xuất giải pháp.


3
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Thực trạng sức khỏe, bệnh tật và hoạt động quản lý sức khỏe hiện nay
1.1.1. Tầm quan trọng của công tác quản lý sức khỏe cán bộ Trung Cao cấp
hiện nay
Với quan điểm chủ động tích cực phịng ngừa bệnh tật cho nhân dân nói
chung và cho các thế hệ cán bộ của Đảng và Nhà nước nói riêng, ngày
04/2/2002 Ban Bí thư TW Đảng ra quyết định số 27 - QĐ/TW thành lập Ban
Bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ TW và tái lập hệ thống Bảo vệ, chăm sóc sức
khỏe cán bộ tỉnh thành phố trong toàn quốc [2].
Các thế hệ cán bộ của Đảng và Nhà nước trải qua rất nhiều gian khổ và hy

sinh trong sự nghiệp giải phóng dân tộc trước đây, nay phần lớn tuổi cao sức yếu,
mắc nhiều bệnh tật phối hợp thường xuyên cần có sự chăm sóc về y tế. Trong sự
nghiệp bảo vệ, xây dựng tổ quốc ngày nay thì cán bộ có vai trị quyết định.
Bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ là một nội dung lớn trong chính sách cán
bộ của Đảng, được cụ thể hóa bằng các hoạt động của hệ thống Bảo vệ, chăm
sóc sức khỏe cán bộ từ TW đến tỉnh thành phố và huyện thị. Sức khỏe của cán
bộ được theo dõi và quản lý thông qua kết quả khám kiểm tra sức khỏe định kỳ,
phát hiện bệnh sớm và các yếu tố nguy cơ gây bệnh để chữa bệnh, phòng bệnh.
Khi ốm đau cán bộ phải được ưu tiên sử dụng các dịch vụ y tế chuyên sâu chất
lượng cao, điều trị an toàn hiệu quả. Được phục vụ chăm sóc chu đáo, dược tạo
các điều kiện thuận lợi trong thời gian khám chữa bệnh.
Trong những năm qua, cùng với sự phát triển mọi mặt của đời sống kinh tế
xã hội, chất lượng cuộc sống ngày càng tăng, các đối tượng thuộc diện bảo vệ,
chăm sóc sức khỏe lại chủ yếu ở độ tuổi cao (tuổi trung bình của cán bộ đương
chức là 50, cán bộ nguyên chức là 72), đặc biệt là cán bộ lão thành cách mạng,
cán bộ Tiền khởi nghĩa, cán bộ hưu đều là các cụ cao tuổi, sức khỏe yếu, nhu


4
cầu khám chữa bệnh, bảo vệ chăm sóc sức khỏe của các đối tượng cán bộ là rất
lớn [6], [12], [16].
1.1.2. Một số khái niệm liên quan đến công tác bảo vệ sức khỏe cán bộ
1.1.2.1. Đối tượng thuộc diện Bảo vệ sức khỏe và được đăng ký khám chữa bệnh
tại Ban BVCSSKCB tỉnh gồm:
 Đối tượng theo quy định của Trung ương:
+ Cán bộ Lão thành cách mạng
+ Cán bộ Tiền khởi nghĩa
+ Cán bộ từ lãnh đạo cấp cục, vụ ,viện và tương đương trở lên của các cơ
quan Trung ương đóng trên địa bàn, hay đã nghỉ hưu cư trú trên địa bàn.
+ Cán bộ thuộc diện Ban Chấp hành, Ban Thường vụ Tỉnh ủy quản lý

(đương chức và nghỉ hưu).
 Đối tượng mở rộng theo quy định của Thường vụ Tỉnh ủy Yên Bái:
Mẹ Việt Nam anh hùng, anh hùng lực lượng vũ trang, anh hùng lao động,
thầy thuốc- nhà giáo-nghệ sỹ được phong tặng danh hiệu ưu tú hay nhân dân,
tiến sỹ, thạc sỹ; Bác sỹ, dược sỹ (chuyên khoa cấp II), Trưởng - Phó phòng và
tương đương của các cơ quan cấp tỉnh.
Để nắm được tình trạng sức khỏe của một cộng đồng dân cư nói chung,
một số lượng người được chăm sóc sức khỏe nói riêng, trước hết phải tiến hành
kiểm tra sức khỏe định kỳ trong năm, sau đó tiến hành phân loại sức khỏe dựa
trên kết quả đã kiểm tra để có kế hoạch khám và điều trị dự phịng cho năm tiếp
theo [6], [9], [29].
1.1.2.2. Phương pháp đánh giá sức khoẻ cán bộ Trung Cao cấp
Ngày nay, đã có nhiều phương pháp đánh giá sức khoẻ bệnh tật của con người
và các phương pháp đó ngày càng hồn thiện. Chẳng hạn người ta sử dụng các chỉ
tiêu thể lực để đánh giá tình trạng sức khỏe. ''Thể lực liên quan với các số đo, cân
nặng, là công cụ quan trọng để đánh giá tình trạng thể chất". [9], [17].


5
Năm 1986, nhóm chuyên viên về nhu cầu năng lượng của Liên hợp quốc đã
đề nghị sử dụng chỉ số khối cơ thể (BMI) sẽ khắc phục những hạn chế của một số
cơng thức phân loại tình trạng dinh dưỡng ở người trưởng thành dựa vào cân nặng
và chiều cao như: Công thức Brock, công thức Bongard, công thức Lorentz [46].
Ngày 02/6/2003 Hội đồng chuyên môn Ban Bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán
bộ Trung ương đã thống nhất sức khỏe được phân thành 5 loại như sau: Loại A;
B1; B2; C; D.
1.1.2.3. Tiêu chuẩn phân loại sức khỏe đối với cán bộ Trung, Cao cấp (Ban
hành kèm theo Quyết định của Bộ trưởng Bộ Y tế số: 2136/QĐ-BYT ngày
15/6/2005) [7]
Tiêu chuẩn này áp dụng cho khám sức khỏe định kỳ, phân loại sức khỏe cho cán

bộ Trung, Cao cấp thuộc diện quản lý sức khỏe của các Ban BVCCSK cán bộ
các tỉnh, thành phố, các bệnh viện cán bộ.
*Tiêu chuẩn phân loại sức khỏe dựa vào:
- Thể trạng và sức khoẻ hiện tại.
- Khả năng làm việc và duy trì các sinh hoạt hàng ngày. Khả năng lao
động và mức độ lao động phù hợp.
- Tình trạng bệnh tật nếu có, khả năng diễn biến và các yếu tố nguy cơ của
bệnh.
- Nếu có nhiều bệnh mãn tính cùng tồn tại thì dựa vào những bệnh ảnh
hưởng nhiều đến chức năng hoặc nguy cơ tái phát nặng, đe doạ đến tính mạng,
được coi như bệnh chính để xem xét khi phân loại sức khoẻ.
* Phân loại sức khỏe được đánh giá lại hàng năm qua khám sức khỏe định
kỳ hoặc qua các lần kiểm tra thường xuyên, đột xuất theo nhu cầu quản lý sức
khỏe cán bộ
* Căn cứ vào bảng phân loại sức khoẻ cán bộ năm 2005 của Bộ Y tế, cách
phân loại sức khoẻ như sau:


6
- Nếu là lần đầu đưa vào diện quản lý sức khoẻ (QLSK) phải được kiểm
tra sức khoẻ toàn diện để đánh giá tình trạng sức khoẻ và phát hiện các bệnh nếu
có, xếp loại sức khoẻ và lập hồ sơ sức khoẻ theo mẫu qui định để tiện theo dõi,
quản lý sức khoẻ lâu dài.
- Mỗi năm được kiểm tra lại sức khoẻ để đánh giá và xếp loại đúng với
thực trạng sức khoẻ và tình hình bệnh tật nếu có. Trong kế hoạch quản lý sức
khoẻ cần phải chuẩn bị trước những yêu cầu cần thiết để theo dõi và xếp loại.
* Phân loại sức khỏe có 5 loại như sau:
Sức khỏe loại A: Rất khỏe
Sức khỏe loại B1: Khỏe
Sức khỏe loại B2: Trung bình

Sức khỏe loại C: Yếu
Sức khỏe loại D:

Rất yếu

* Cách phân loại sức khỏe:
- Nếu là lần đầu đưa vào diện quản lý sức khoẻ (QLSK) phải được kiểm
tra sức khoẻ toàn diện để đánh giá tình trạng sức khoẻ và phát hiện các bệnh nếu
có, xếp loại sức khoẻ và lập hồ sơ sức khoẻ theo mẫu qui định để tiện theo dõi,
quản lý sức khoẻ lâu dài.
- Mỗi năm được kiểm tra lại sức khoẻ để đánh giá và xếp loại đúng với
thực trạng sức khoẻ và tình hình bệnh tật nếu có. Trong kế hoạch quản lý sức
khoẻ cần phải chuẩn bị trước những yêu cầu cần thiết để theo dõi và xếp loại.
- Để việc xếp loại được khách quan và đúng với tình trạng sức khỏe nên
tổ chức một hội đồng xếp loại. Chủ tịch hội đồng chuyên môn làm chủ tịch hội
đồng phân xếp loại sức khỏe.
- Sức khoẻ loại A:
Thể lực bình thường, sức khỏe bình thường.


7
Khơng có những bệnh mãn tính ảnh hưởng đến lao dộng, sinh hoạt và sức
khoẻ cá nhân.
Tuổi đời không quá 60.
- Sức khoẻ loại B1:
Thể lực, sức khỏe, lao động và sinh hoạt bình thường.
Có một hay những bệnh mãn tính cần phải theo dõi có thể có những đợt
bệnh tiến triển cấp tính nhẹ ảnh hưởng ít đến sức khoẻ.
Tuổi đời khơng q 70.
- Sức khoẻ loại B2:

Có bệnh cần được theo dõi, đang trong thời kỳ không ổn định có thể xảy
ra các biến chứng nặng.
Bệnh đã ảnh hưởng đến sức khoẻ, sức lao động do các đợt cấp tính và tiến
triển của bệnh.
Cần có bác sỹ theo dõi và quản lý tình hình bệnh.
Tuổi đời khơng q 80.
- Sức khoẻ loại C:
Bệnh đã có các biến chứng nặng, đang tiến triển hay đã ổn định ảnh
hưởng rõ rệt đến sức khoẻ và sức làm việc cần được theo dõi, điều trị và quản lý
nhưng để lại di chứng tàn phế ảnh hưởng rõ đến sức khỏe, lao động và sinh hoạt.
Giảm dưới 50% sức lao động phải nghỉ việc dài hạn hay từng thời kỳ để
điều trị bệnh
- Sức khoẻ loại D:
Sức khỏe rất sút kém không tự phục vụ được.
Bệnh nặng ở giai đoạn cuối khó hồi phục.
Thông qua kết quả phân loại sức khỏe này, có thể nắm được tình trạng sức khỏe
của cán bộ diện quản lý, để xác định điều trị và dự phòng bệnh cũng như các yếu
tố nguy cơ.


8
1.1.2.4. Kiểm tra sức khỏe định kỳ.
Kiểm tra sức khỏe định kỳ trong công tác quản lý sức khỏe ban đầu là việc
hết sức quan trọng nhằm phát triển bệnh sớm và điều trị kịp thời. Hàng năm đối
với mỗi người dân nên được khám bệnh kiểm tra toàn diện, làm các xét nghiệm
cơ bản, chụp tim phổi, siêu âm ổ bụng, làm điện tin, khám chuyên khoa tai, mũi,
họng, răng hàm mặt, mắt… để đánh giá sức khỏe và có những điều chỉnh lối
sống và chế độ ăn uống tránh những nguy cơ mắc các bệnh rối loại chuyển hóa
có thể gây các biến chứng năng…
Tại các cơ quan công sở vấn đề này đã được quy định trọng bộ luật lao

động, mỗi năm phải kiểm tra sức khỏe cho cán bộ, công chức, viên chức và
người lao động tối thiểu một lần. Đồng thời mỗi cá nhân đều phải được lập hồ
sơ về sức khỏe để quản lý và theo dõi chặt chẽ.
Căn cứ Nghị định số 06/CP ngày 20/01/1995 của Chính Phủ quy định chi
tiết một số Điều của Bộ luật lao động về an toàn vệ sinh lao động và Nghị định
số 110 /2002/NĐ – CP ngày 27 /12/2002 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một
số điều của Nghị định số 06/CP ngày 20/01/1995 của Chính phủ quy định chi
tiết một số điều của Bộ Luật lao động về an toàn vệ sinh lao động [33], [34].
Điều 7: Việc định kỳ khám sức khỏe, huấn luyện về an toàn lao động, về
sinh lao động theo Điều 102 của Bộ Luật Lao động quy định như sau: “Phải
khám sức khỏe cho người lao động, kể cả người học nghề, tập nghề, ít nhất một
lần trong một năm, đối với người làm công việc nặng nhọc, độc hại thì ít nhất 6
tháng 1 lần. Việc khám sức khỏe phải do các đơn vị y tế Nhà nước thực hiện”
*Tại sao nên kiểm tra sức khỏe định kỳ? Khám sức khỏe định kỳ trong
ngành y được khẳng định là một việc làm khoa học và có trách nhiệm đối với
sức khỏe và tính mạng của mỗi người. Nhưng đến nay, việc làm đó vẫn chưa
thực sự được mọi người quan tâm, chú trọng. Nhưng căn bệnh nguy hiểm
thường là những “kẻ thù giấu mặtt”, những triệu chứng chỉ xuất hiện khi bệnh


9
đã tiến triển đến giai đoạn nặng. Phát hiện ra những triệu chứng sớm là một
bước rất quan trọng để tìm ra bệnh cũng như phương pháp chữa trị hợp lý.
Chính vì thế các chun viên y tế khun mọi người nên đi khám sức khỏe định
kỳ mỗi năm ít nhất một lần.
*Có nên khám sức khỏe theo định kỳ hàng năm hay không? Kinh tế đất
nước ta ngày càng phát triển, chất lượng cuộc sống ngày càng nâng cao, những
bên cạnh đó những nguy cơ bệnh tật ln rình dập, đe dọa sức khỏe con người.
Trước đây, không mấy ai mắc bệnh ung thư, đái tháo đường, tim mạch…. Thì
nay những căn bệnh này lại đang trên đà tăng một cách chóng mặt.

Tuy nhiên trong khi các loại bệnh, cả những bệnh tật mang tính thời đại
đang bùng phát thì tư duy về khám chữa bệnh của mọi người dường như vẫn còn
rất mơ hồ, hoặc tâm lý bảo thủ vẫn luôn ngự trị trong mỗi người. Nhiều người
chỉ thực sự lo lắng và đến bệnh viện khi họ khơng cịn đủ khả năng chịu đựng
nổi “hành hạ” của nó. Trong khi đó, các chuyên gia y tế vẫn khơng ngừng
khuyến cáo rằng, có nhiều loại bệnh nguy hiểm vẫn có thể chữa khỏi hồn tồn
nếu được phát hiện sớm và điều trị kịp thời. “Theo y văn, ung thư phổi, nếu phát
hiện sớm và điều trị sớm ngay từ giai đoạn IA thì tỷ lệ sống cịn sau 5 năm điều
trị có thể vượt qua 30%,” trong khi phát hiện muộn và điều trị ở giai đoạn III
thì tỷ lệ sống sau 5 năm chỉ khoảng 2-4%”.
Nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và cải thiện chất lượng cuộc
sống người lao động, Bộ Y tế đã ra thông tư số 09/2000/TT – BYT, quy định
các cơ quan, doanh nghiệp kiểm tra sức khỏe định kỳ cho người lao động ít nhất
mỗi năm 1 lần, với người làm việc nặng nhọc, độc hại thì ít nhất 6 tháng một lần
[4]. Tuy nhiên, hiện nay tỷ lệ cán bộ viên chức được khám định kỳ thấp do công
tác khám còn sơ sài, chưa phát huy hiệu quả trong việc phát hiện bệnh.
*Kiểm tra sức khỏe định kỳ là thực hiện “Phòng bệnh hơn chữa bệnh”.
Theo “Mẫu phiếu khám sức khỏe cán bộ” ban hành theo Quyết định số


10
1729/QĐ-BYT ngày 24/5/2010 [17]. Qua kiểm tra sức khỏe định kỳ, bác sĩ sẽ tư
vấn những phác đồ điều trị bằng thuốc và các chương trình cần thực hiện để bảo
vệ sức khỏe, bao gồm: Thay đổi thói quen sinh hoạt, ăn uống, làm việc, thay đổi
môi trường sống, bảo hộ lao động, chế độ luyện tập thể thao. Ở mỗi lứa tuổi, tùy
theo giới nam hay nữ và theo tính chất cơng việc thường hay mắc một số nhóm
bệnh khác nhau.
Ung thư vú là bệnh ung thư phổ biến nhất ở phụ nữ, đặc biệt là những phụ
nữ độc thân. Đối với phụ nữ 40 tuổi trở lên, nên chụp và siêu âm tuyến vú 5- 6
tháng 1 lần để phát hiện những bất thường trước khi chúng lan rộng hơn, do đó

sẽ giảm thiểu chi phí điều trị bệnh ung thư vú di căn. Những phụ nữ đã có quan
hệ tình dục và sinh đẻ nhiều lần nên soi cổ tử cung để phát hiện ung thư cổ tử
cung hàng năm. Một xét nghiệm tế bào cổ tử cung đơn giản, có thể giúp phát
hiện rối loạn tế bào tiền ung thư như cổ tử cung [62].
Phụ nữ tiền mãn kinh nên đo mật độ xương định kỳ để giúp thay đổi thói
quan sinh hoạt cho phù hợp như: Phịng ngừa khi ngã có thể gãy xương nên tập
thể dục; bổ sung can - xi vitamin D vào khẩu phần ăn và nếu mật độ xương quá
thừa thì phải sử dụng các thuốc điều trị loãng xương để ngăn ngừa nguy cơ bị
nứt gãy xương [4].
Trên thế giới, ung thư tuyến tiền liệt chiếm 10% trong số các ung thư ở nam
giới. Đây là một bệnh nếu được chẩn đốn sớm và điều trị triệt để thì bệnh nhân
có thể sống thêm được trên 10 năm. Vì vậy, Hiệp hội Ung thư và Hiệp hội Niệu
khoa Mỹ khuyên nam giới 50 tuổi nên đi khám tuyến tiền liệt hàng năm [62].
Như vậy kiểm tra sức khỏe định kỳ không chỉ giúp phát hiện bệnh sớm, hạn
chế những biến chứng nặng mà cịn tiết kiệm chi phí và thời gian. Hiện nay, hầu
hết các bệnh viện và phòng khám hiện đại trên thế giới đều có dịch vụ khám sức
khỏe theo định kỳ cho mọi lứa tuổi. và đây cũng là một hướng đi mới của ngành
y tế Việt Nam. Với sự tham gia tích cực của các cơ sở tư nhân để giảm tải cho


11
các bệnh viện công lập, nhằm cải thiện chất lượng cơng tác chăm sóc sức khỏe
định kỳ hàng năm cịn nâng cao năng xuất làm việc.
*Quy trình khám bệnh trong kiểm tra sức khỏe định kỳ. Những việc phải
làm cơ bản trong kiểm tra sức khỏe định kỳ đó là:
- Đo chiều cao, cân nặng, huyết áp, khám tổng quát.
- Xét nghiệm công thức máu.
- Chụp X quang tim phổi.
- Siêu âm tổng quát…
- Điểm tâm đồ, nếu nghi ngờ có bệnh tim mạch thì siêu âm tim.

- Xét nghiệm các Marker miễn dịch phát hiện ung thư sớm.
- Xét nghiệm vi trùng: tim viên Gan B, C…HIV.
- Tổng phân tích nước tiểu.
Sau đó, tùy theo những đặc điểm riêng của từng cá nhân như đã kể trên mà
bác sĩ thăm khám có thể đề nghị làm thêm một số xét nghiệm khác sâu hơn hoặc
kết hợp hội chẩn để chẩn đoán xác định bệnh [5].
1.1.3. Thực trạng các bệnh thường gặp qua các lượt khám bệnh, kiểm tra
định kỳ
1.1.3.1. Bệnh tăng huyết áp (THA)
Theo Frohlich THA thường có sự biến động về huyết động, tăng tần số của
tim. Hiện tượng này gặp ở tất cả các mức độ của THA, lưu lượng tim tăng dần,
trong lúc sức cản trở ngoại biên tồn cơ thể bình thường hoặc có thể tăng nhẹ.
Giai đoạn đầu của THA đồng thời có hiện tượng co các tiểu động mạch, huyết
áp động mạch tăng dần với sức cản của mao mạch cũng tăng. THA là yếu tố
nguy cơ gây bệnh tim mạch, có thể điều chỉnh quan trọng nhất ở người già. Tỷ
lệ mắc bệnh THA tăng dần theo tuổi. Theo K.G. Johnson có 31,8% nữ và 23,3%
nam ở nhóm tuổi ở 55 - 64 bị THA. Tỷ lệ tương ứng với nhóm tuổi 65 - 74 là
49,9% và 30,3%; nhóm 75 - 79 là 35,6% và 41,6%. THA là một trong những


12
bệnh để lại di chứng nặng nề và gây tử vong cao, tỷ lệ mắc bệnh THA ở các
nước phát triển vào khoảng 15 - 20%. Theo điều tra ban đầu ở Việt Nam là 6 12%, độ tuổi trung bình là 56,1 ± 5,9 trên 50 tuổi chiếm 19,4% [46].
Đinh Quang Phúc nghiên cứu trên 47 bệnh nhân THA bị tai biến mạch máu
não cho biết ở độ tuổi 60 - 69 là 40,4%; trên 70 tuổi là 12,8%; khu vực nơng thơn
21,2%; thành thị 78,2%; lao động trí thức 93,6%; lao động chân tay chỉ chiếm
6,4%. Theo Nguyễn Xuân Thản - BV 103 gặp 57,6% ở độ tuổi từ 57 - 60, Trần Đỗ
Trinh 37,7% ở độ tuổi từ 55 – 60 [4].
1.1.3.2 Suy tim (ST)
ST là một hội chứng bệnh lý thường gặp trong nhiều bệnh về tim mạch

như: Bệnh van tim, bệnh cơ tim, bệnh tim bẩm sinh và một số bệnh có ảnh
hưởng nhiều đến tim. Khi có ST, cung lượng tim bao giờ cũng giảm, ngay cả
một số thể ST đặc biệt có cung lượng tim cao (do bệnh basedow, thiếu máu
nặng…) thì cung lượng tim vẫn bị giảm nếu so với lúc chưa bị ST và so với nhu
cầu của cơ thể. Vì vậy người ta có thể định nghĩa: ST là trạng thái bệnh lý trong
đó cung lượng tim khơng đủ đáp ứng với nhu cầu của cở thể về mặt oxy trong
mọi tình huống sinh hoạt của bệnh nhân. Theo một số nghiên cứu thì ở tuổi 50 60 tỷ lệ mắc bệnh ST là 1%. Theo Phạm Gia Khải hơn một nửa số bệnh nhân ST
vào điều trị tại Viện Tim mạch Việt Nam (1995 - 1996) là người già, chiếm 52%,
trong đó các nguyên nhân gây ST thường gặp theo thứ tự là: THA 37%, bệnh van
tim do thấp 28%, bệnh suy mạch vành 17% .
1.1.3.3. Bệnh mạch vành
Thường xảy ra ở người có tuổi có thể khơng có triệu chứng hoặc biểu hiện
dưới dạng cơn đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim, suy tim ứ huyết, chết đột ngột.
Các yếu tố nguy cơ chính là THA, rối loạn cholesterol máu, đái tháo đường,
nghiện thuốc lá, béo phì. Tỷ lệ tử vong hàng năm của NCT bị đau thắt ngực là
7% theo thống kê tổng hợp. Căn cứ vào chụp động mạch vành thì nếu một trong


13
những động mạch chính bị hẹp trên 50% thì tỷ lệ tử vong hàng năm là 2%, nếu
hai động mạch chính bị hẹp thì tỷ lệ tử vong là 7% và nếu ba động mạch chính
bị hẹp thì tỷ lệ tử vong hàng năm là 11%. Nghiên cứu trên tử thi, thấy 50% số
người trên 50 tuổi có ít nhất động mạch vành bị hẹp đáng kể, số động mạch vành
bị ảnh hưởng và mức độ hẹp tăng dần theo tuổi [4].
1.1.3.4. Viêm phế quản
Là tình trạng tăng tiết dịch nhầy của niêm mạc phế quản gây ho và khạc
đờm liên tục hoặc tái phát từng đợt (khoảng 3 tuần) ít nhất là 3 tháng trong 1
năm và ít nhất là 2 năm liền. Viêm phế quản mạn được Laennec mơ tả năm 1826
và xếp vào nhóm bệnh phổi khơng đặc hiệu. Bệnh rất phổ biến, ở Pháp viêm phế
quản mạn chiếm 5% dân số, ở Anh khoảng 47% số người lứa tuổi 55 bị bệnh. Ở

Việt Nam chưa có điều tra rộng rãi. Tại khoa hô hấp BV Bạch Mai có 12% bệnh
nhân viêm phế quản mạn phải nằm điều trị nội trú [61].
Ở Việt Nam từ 12/1992 có 1 trường hợp đầu tiên đồng mắc lao /HIV, đến
tháng 12/2008 đã tăng lên 120.726 người nhiễm vi rút HIV/AIDS. Tỷ lệ tử vong
do lao ở bệnh nhân HIV năm 1996 là 25%, 1997 là 30%, Theo Viện chống Lao
Trung ương tháng 12 năm 2008.
1.1.3.5. Hội chứng loét dạ dày tá tràng
Là bệnh mạn tính, diễn biến có tính chất chu kỳ. Bệnh tiến triển do rối loạn
thần kinh thể dịch và nội tiết của quá trình bài tiết, vận động và chức năng bảo
vệ của niêm mạc dạ dày tá tràng. Gần đây người ta đã tìm thấy sự có mặt của
H.Pylory trong ổ loét góp phần làm sáng tỏ thêm cơ chế bệnh sinh của hội
chứng dạ dầy tá tráng. Bệnh khá phổ biến, ở Mỹ có 19 người mắc trên 1000 dân,
ở Việt Nam qua điều tra sơ bộ tại một số tỉnh miền Bắc có 5,63% dân số có triệu
chứng loét dạ dầy tá tràng, hiện tại đã tìm ra ngun nhân chính gây nên bệnh
lt dạ dầy tá tràng do vi khuẩn và đưa ra phương pháp điều trị hữu hiệu.
1.1.3.6. Nhóm bệnh thận tiết niệu


14
Sỏi thận - tiết niệu là một bệnh thường gặp và dễ gây biến chứng suy thận,
tử vong. Trên thế giới khoảng 3% dân số bị sỏi thận, sỏi tiết niệu (Theo Glenn.H
P neminger, Reohercee N - 1995 - 1998). Ở Việt Nam chưa có thống kê đầy đủ,
tuy nhiên qua 122 bệnh nhân chết do bệnh thận tiết niệu được mổ tử thi tại BV
Bạch Mai trong 5 năm 1978 - 1982 thì 18% là có sỏi. Trong 122 ca tử vong đó
thì 34% chết do viêm bể thận mạn trong đó 52% là do sỏi. Ở BV Việt Đức trong
5 năm 1980 - 1985 cũng đã phải mổ đến 68 ca sỏi thận tiết niệu có suy thận
nặng. Những con số đó đã đủ nói lên hậu quả xấu của sỏi thận đến hệ tiết niệu.
1.1.3.7. Nhóm bệnh xương khớp và thần kinh
Ở người lớn tuổi, bệnh của bộ máy vận động (Cơ xương khớp) chiếm một
tỷ lệ khá cao, đứng đầu trong các bệnh của người lớn tuổi (47,69% trong số

những người được kiểm tra sức khoẻ > 60 tuổi. Trong đó đau khớp 12%, đau
xương 16%, đau thắt lưng 16%, - GS Phạm Khuê 1977, Viện lão khoa TW).
Viêm khớp dạng thấp là một bệnh hay gặp nhất trong các bệnh khớp, là một
bệnh mang tính chất xã hội vì sự thường có, vì sự diễn biến kéo dài và vì hậu
quả dẫn đến sự tàn phế. Bệnh đã được biết từ lâu, nhưng cho đến gần đây mới có
được sự thống nhất về tên gọi, về tiêu chuẩn chẩn đoán và về cơ chế bệnh sinh.
Bệnh có nhiều tên gọi: bệnh khớp teo và biến dạng, viêm khớp dạng thấp, viêm
đa khớp mạn tính tiến triển, viêm khớp nhiễm khuẩn không đặc hiệu, thấp khớp
mạn tính dính và biến dạng khớp…[4].
Hiện nay bệnh được mang tên viêm khớp dạng thấp để phân biệt với các
bệnh khớp khác (thấp khớp cấp, viêm khớp mạn tính thiếu niên, thấp khớp phản
ứng…). Bệnh gặp ở mọi nơi trên thế giới, chiếm từ 0,5 - 3% dân số (ở người
lớn). Ở Việt Nam có tỷ lệ 0,5% trong dân cư và 20% số bệnh nhân khớp điều trị
ở BV. Gặp nhiều ở phụ nữ tuổi trung niên vì 70 - 80% bệnh nhân là nữ và 60 70% có tuổi đời trên 30.


15
1.1.3.4. Bệnh suy giảm trí nhớ ở NCT với biểu hiện đặc trưng của bệnh lý tuổi
già gồm: giảm trí tuệ, rối loạn do bất động, mất thăng bằng, rối loạn cơ trịn,
phản ứng do thuốc gây ra. Chẩn đốn trầm cảm dựa vào biểu hiện một tâm trạng
suy sụp kéo dài trong ít nhất hai tuần, có 2 trong 8 dấu hiệu thần kinh: rối loạn
giấc ngủ, mất hứng thú trong công việc, ý tưởng phạm tội, giảm sút nghị lực,
giảm khả năng tập trung, chán ăn, kích thích hoặc suy giảm thần kinh vận động,
ý tưởng tự vẫn.
1.1.3.5. Bệnh ngoài da
Nghiên cứu về cơ cấu bệnh ngoài da của Nguyễn Duy Hưng (2008),
Nguyễn Duy Thắng ở BV 6 Quân khu II trong 3 năm 1994 - 1996 cho kết quả
như sau: bệnh dị ứng là 31%; bệnh nấm 29,6%; viêm da mủ là 15,5%.
1.1.3.6. Bệnh tâm thần: có hai loại:
- Loạn tâm thần trước tuổi.

- Loạn tâm thần tuổi già.
Trong loạn tâm thần trước tuổi thường là trầm cảm, hoang tưởng.
Trong loạn tâm thần tuổi già Alzheimer (sa sút trí tuệ ở NCT). Tại khoa
thần kinh, Viện lão khoa Quốc gia (2009) Phạm Thắng và Trần Viết Lực cho
biết ở Việt Nam có khoảng 10% dân số (tương đương 8 triệu người bị bệnh tâm
thần) trong đó số người già trên 65 tuổi chiếm 1/3, Theo thông báo hội thảo
ngày 1/10 /2009 ngày thế giới NCT. Sa sút trí tuệ ở NCT từ 50-60 tuổi chiếm
5-8%, từ 65 -85 tuổi chiếm 15-20%, trên 85 tuổi chiếm 25-50%....[4].
1.2. Các yếu tố ảnh hưởng tới kết quả công tác quản lý sức khỏe đối với cán
bộ Trung, Cao cấp hiện nay
Hiện nay, Việt Nam có 10.240 bệnh viện cơng với 126.772 giường bệnh,
được đầu tư nhiều trang thiết bị hiện đại, nhưng so với nhu cầu cung cấp dịch vụ
y tế thì hầu hết cơ sở vật chất nhà cửa, điện nước, thiết bị thông dụng của các
bệnh viện vẫn chưa đạt tiêu chuẩn tối thiểu [21], [27].


×