Tải bản đầy đủ (.pdf) (120 trang)

tỷ lệ rối loạn chức năng tình dục trên phụ nữ sa tạng chậu theo thang điểm pisq 12 và các yếu tố liên quan tại bệnh viện hùng vương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.36 MB, 120 trang )

BỘ Y TẾ
ĐẠI HỌC Y DƢỢC TP. HỒ CHÍ MINH
BÁO CÁO TỔNG KẾT

ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP TRƢỜNG

TỶ LỆ RỐI LOẠN CHỨC NĂNG TÌNH DỤC
TRÊN PHỤ NỮ SA TẠNG CHẬU THEO THANG ĐIỂM PISQ-12
VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN TẠI BỆNH VIỆN HÙNG VƯƠNG

Mã số: 60720131
Chủ nhiệm đề tài:
ThS. Bs. PHẠM HÙNG CƢỜNG
PGs. Ts. Bs. HUỲNH NGUYỄN KHÁNH TRANG

Tp. Hồ Chí Minh, tháng 04 năm 2018


MỤC LỤC
i
MỤC LỤC
ii
DANH MỤC CÁC BẢNG
iv
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ
v
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
vi
CÁC THUẬT NGỮ VIỆT – ANH
vii
DANH MỤC PHỤ LỤC


viii
ĐẶT VẤN ĐỀ………………………………………………………………...1
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU…………………………………………………..3
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN Y VĂN……………………………………...…4
1.1 Giải phẫu sàn chậu nữ…………………………………………………….4
1.2 Sa tạng chậu…………………………..…………………………………..9
1.3 Rối loạn chức năng tình dục trên phụ nữ sa tạng chậu…………………..18
1.4 Các nghiên cứu trong và ngoài nƣớc…………………………………….24
CHƢƠNG 2: ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU……......26
2.1 Thiết kế nghiên cứu……………………………………………………...26
2.2 Đối tƣợng nghiên cứu……………………………………………………26
2.3 Cỡ mẫu…………………………………………………...……………...26
2.4 Cách chọn mẫu…………………………………………………………..26
2.5 Mô tả các biến số nghiên cứu……………………………………………27
2.6 Cách tiến hành nghiên cứu………………………………………………31
2.7 Vấn đề y đức…………………………………………………………….36
CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU…………………………………...38
3.1 Đặc điểm chung của đối tƣợng nghiên cứu……………………………...38
3.2 Đặc điểm rối loạn chức năng tình dục của đối tƣợng nghiên cứu……….43
3.3 Điểm số trung bình và tỷ lệ của rối loạn tình dục nữ theo PISQ-12…….45
3.4 Các yếu tố liên quan với rối loạn tình dục nữ...…………………………46
CHƢƠNG 4: BÀN LUẬN…………………………………………………..58
4.1 Điểm mạnh, điểm yếu và giá trị của nghiên cứu………………………...58
4.2 Đối tƣợng và phƣơng pháp nghiên cứu………………………………….60
4.3 Đặc điểm chung của mẫu nghiên cứu……………………………………61
4.4 Đặc điểm rối loạn tình dục nữ trên phụ nữ sa tạng chậu………………...65
4.5 Các yếu tố liên quan đến rối loạn tình dục nữ…………………………...74
KẾT LUẬN………………………………………………………………….79
KIẾN NGHỊ………………...…………………………………………….....80
TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC



Bản quyền tài liệu này thuộc về Thư viện Đại học Y Dược TP.HCM

iv

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1 Đặc điểm chung của mẫu nghiên cứu…………………………….….39
Bảng 3.2 Mô tả các yếu tố đặc điểm chung theo mức độ sa tạng chậu…....…...41
Bảng 3.3 Tỷ lệ các hình thái rối loạn tình dục chuyên biệt của mẫu nghiên cứu44
Bảng 3.4 Tỷ lệ kết hợp các hình thái rối loạn tình dục chuyên biệt…………....44
Bảng 3.5 Điểm số trung bình và tỷ lệ của rối loạn tình dục nữ theo PISQ-12…45
Bảng 3.6 Phân tích hồi quy đơn biến liên quan các yếu tố với RLTD chung….46
Bảng 3.7 Phân tích hồi quy đơn biến mối liên quan giữa các yếu tố với rối loạn
hành vi – cảm xúc………………………………………………………………48
Bảng 3.8 Phân tích hồi quy đơn biến mối liên quan giữa các yếu tố với rối loạn
sinh lý…………………………………………………………………………..50
Bảng 3.9 Phân tích hồi quy đơn biến mối liên quan giữa các yếu tố với rối liên
quan đến bạn tình……………………………………………………………….52
Bảng 3.10 Phân tích hồi quy đa biến liên quan giữa các yếu tố với rối loạn tình
dục chung…………………….………………………………………………...54
Bảng 3.11 Phân tích hồi quy đa biến mối liên quan giữa các yếu tố với rối loạn
hành vi – cảm xúc………………………………………………………………55
Bảng 3.12 Phân tích hồi quy đa biến mối liên quan giữa các yếu tố với rối loạn
sinh lý…………………………………………………………………………..56
Bảng 3.13 Phân tích hồi quy đa biến mối liên quan giữa các yếu tố với rối loạn
liên quan đến bạn tình………………………………………………………….57
Bảng 4.1 Đặc điểm rối loạn tình dục nữ trên phụ nữ sa tạng chậu theo PISQ-12 ở

một số nghiên cứu……………………………………………………………...66
Bảng 4.2 Điểm số trung bình của các hình thái rối loạn theo PISQ-12………..72

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ
Hình 1.1 Giải phẫu sàn chậu nữ……………………………………………..…..4
Hình 1.2 Cấu trúc dây chằng và mạc chậu chia làm 3 mức………………...…...8
Hình 1.3 Cấu trúc nâng đỡ các tạng vùng chậu………………………………….8
Hình 1.4 Đánh giá mức độ sa tạng chậu theo POP-Q………………………….18
Biểu đồ 3.1 Tỷ lệ rối loạn tình dục chung của mẫu nghiên cứu………………..43
Biểu đổ 4.1 Các yếu tố liên quan đến rối loạn chức năng tình dục…………….74

Tuân thủ Luật Sở hữu trí tuệ và Quy định truy cập tài liệu điện tử.
Ghi rõ nguồn tài liệu này khi trích dẫn


Bản quyền tài liệu này thuộc về Thư viện Đại học Y Dược TP.HCM

v

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nội dung đầy đủ

CTC

Cổ tử cung

KHGĐ


Kế hoạch gia đình

KTC

Khoảng tin cậy

NCKH

Nghiên cứu khoa học

QHTD

Quan hệ tình dục

RLTD

Rối loạn tình dục

TPHCM

Thành phố Hồ Chí Minh

CN

Cân nặng

Tuân thủ Luật Sở hữu trí tuệ và Quy định truy cập tài liệu điện tử.
Ghi rõ nguồn tài liệu này khi trích dẫn



Bản quyền tài liệu này thuộc về Thư viện Đại học Y Dược TP.HCM

vi

CÁC THUẬT NGỮ VIỆT - ANH
Tổ Chức Y Tế Thế Giới

World Health Organization (WHO)

Bộ câu hỏi ngắn gọn về chức năng

A short form of the Pelvic Organ

tình dục trên bệnh nhân sa tạng chậu/

Prolapse/Urinary Incontinence

són tiểu

Sexual Questionnaire (PISQ-12)

Bộ câu hỏi chức năng tình dục nữ

Female Sexual Function Index
(FSFI)

Hệ thống phân loại Sa Tạng Chậu

Pelvic


Organ

Prolapse

Quantification System (POP-Q)
Sa tạng chậu

Pelvic Organ Prolapse (POP)

Viện Quốc gia về Sức khỏe

National Institutes of Health (NIH)

Hội sản phụ khoa Hoa Kỳ

American College of Obstetricians
and Gynecologists (ACOG)

Viện sức khỏe phụ nữ

Women's Health Initiative (WHI)

Chỉ số khối cơ thể
Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính

Body Mass Index (BMI)
Chronic Obstructive Pulmonary
Disease (COPD)

Tỷ số số chênh


Odds Ratio (OR)

Nghiên cứu sa tạng chậu

Pelvic
(POSST)

Tuân thủ Luật Sở hữu trí tuệ và Quy định truy cập tài liệu điện tử.
Ghi rõ nguồn tài liệu này khi trích dẫn

Organ Support

Study


Bản quyền tài liệu này thuộc về Thư viện Đại học Y Dược TP.HCM

vii

Hội tiểu khơng kiểm sốt quốc tế

International Continence Society
(ICS)

Bảng câu hỏi tiểu khơng kiểm sốt

Incontinence Impact Questionnaire
(IIQ)


DANH MỤC PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Thƣ ngỏ.
Phụ lục 2: Phiếu tự nguyện đồng ý tham gia nghiên cứu.
Phụ lục 3: Bộ câu hỏi phỏng vấn đối tƣợng nghiên cứu.
Phụ lục 4: Bảng xác nhận của ngƣời dịch thuật.
Phụ lục 5: Danh sách đối tƣợng tham gia nghiên cứu.

Tuân thủ Luật Sở hữu trí tuệ và Quy định truy cập tài liệu điện tử.
Ghi rõ nguồn tài liệu này khi trích dẫn


Bản quyền tài liệu này thuộc về Thư viện Đại học Y Dược TP.HCM

viii

THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CƠNG NGHỆ CẤP TRƢỜNG
1. Thơng tin chung:
- Tên đề tài: TỶ LỆ RỐI LOẠN CHỨC NĂNG TÌNH DỤC TRÊN PHỤ NỮ SA
TẠNG CHẬU THEO THANG ĐIỂM PISQ-12 VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN
TẠI BỆNH VIỆN HÙNG VƢƠNG
- Mã số: 60720131
- Chủ nhiệm đề tài: Huỳnh Nguyễn Khánh Trang và Phạm Hùng Cƣờng
Điện thoại: 0903882015
Email:
- Đơn vị quản lý về chuyên môn (Khoa, Tổ bộ môn): Bộ môn Sản, khoa Y
- Thời gian thực hiện: 2015 -2017
2. Mục tiêu:
 Xác định tỷ lệ rối loạn chức năng tình dục trên những bệnh nhân sa tạng chậu
tại bệnh viện Hùng Vƣơng.

 Xác định một số yếu tố liên quan nhƣ tuổi, dân tộc, hút thuốc lá, tiền căn sản
khoa, cách sinh, cân nặng bé lúc sinh lớn nhất, chỉ số khối cơ thể, các bệnh nội
khoa, tiền căn phẫu thuật phụ khoa, mãn kinh với rối loạn tình dục trên bệnh
nhân sa tạng chậu.
3. Nội dung chính:
Sa tạng chậu có thể tạo nên cảm giác tiêu cực về tâm lý, ảnh hƣởng đến hoạt
động tình dục của phụ nữ. Nghiên cứu vấn đề này hiện trên thế giới còn chƣa nhiều và
cho ra nhiều kết quả trái ngƣợc nhau về mối liên quan giữa sa tạng chậu và rối loạn
chức năng tình dục. Sự giới hạn trong nghiên cứu có thể do dùng bảng câu hỏi về chức
năng tình dục khơng giá trị, khơng đặc hiệu.
Trong những năm gần đây, các chuyên gia về sàn chậu đã thống nhất sử dụng
bảng câu hỏi PISQ-12 (Prolapse/Urinary Incontinence Sexual Questionnaire) để xác
định rối loạn chức năng tình dục trên bệnh nhân sa tạng chậu, đƣợc chứng minh là có
giá trị, ngắn gọn, hữu ích trên lâm sàng. Với câu hỏi nghiên cứu “Tỷ lệ rối loạn chức
năng tình dục trên những bệnh nhân sa tạng chậu tại bệnh viện Hùng Vƣơng là bao
nhiêu?”, chúng tôi thực hiện nghiên cứu về vấn đề này.
4. Kết quả chính đạt đƣợc (khoa học, đào tạo, kinh tế-xã hội, ứng dụng, ...):
 Về đào tạo (số lƣợng, chuyên ngành: trình độ BS/DS/CN, ThS, NCS…): 01
ThS ( Bs nội trú, CKI) chuyên ngành Sản – Phụ khoa

Tuân thủ Luật Sở hữu trí tuệ và Quy định truy cập tài liệu điện tử.
Ghi rõ nguồn tài liệu này khi trích dẫn


Bản quyền tài liệu này thuộc về Thư viện Đại học Y Dược TP.HCM

ix

 Cơng bố trên tạp chí trong nƣớc và quốc tế (tên bài báo, tên tạp chí, năm xuất
bản): tạp chí trong nƣớc . Y học thành phố Hồ Chí Minh – Hội nghị khoa hoc

kỹ thuật ĐHYD tp HCM lần thứ 35 ngày 30/03/2018, chuyên đề Sức khỏe
sinh sản Bà mẹ trẻ em, trang 197 -202
 Sách/chƣơng sách (Tên quyển sách/chƣơng sách, năm xuất bản): chƣa có.
 Patent, Giải pháp hữu ích (tên; trình trạng nộp đơn đối với giải pháp chƣa đăng
ký sở hữu trí tuệ; mã số, ngày cấp, thời gian bảo hộ đối với patent và giải
pháp đã đăng ký sở hữu trí tuệ): chƣa có
5. Hiệu quả kinh tế - xã hội do đề tài mang lại:
 Kết quả nghiên cứu đƣợc chuyển giao (Tên sản phẩm, tên đơn vị nhận chuyển
giao, giá trị chuyển giao). Thông tin đƣợc chuyển giao cho Bệnh viện Hùng
Vƣơng, tp HCM và bộ môn Phụ Sản, khoa Y, ĐHYD tpHCM.
 Phạm vi và địa chỉ ứng dụng kết quả nghiên cứu (tên đơn vị ứng dụng kết quả
nghiên cứu/tên bài giảng đƣợc trích dẫn kết quả NC sử dụng trong giảng dạy
đại học và sau đại học): giúp bệnh viện thực hiện bổ sung Quy trình quản lý sa
tạng chậu mực độ chƣa can thiệp phẫu thuật và có thể hỗ trợ phục hồi sau can
thiệp phẫu thuật sa tạng chậu, bệnh viện chuyên ngành, hạng I.

Tuân thủ Luật Sở hữu trí tuệ và Quy định truy cập tài liệu điện tử.
Ghi rõ nguồn tài liệu này khi trích dẫn


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Sa tạng chậu là một vấn đề ngày nay thƣờng gặp, đang dần tăng lên
trong đời sống kinh tế, xã hội hiện nay vì tuổi phụ nữ tăng. Hầu hết phụ nữ
đều bị ảnh hƣởng, và khoảng 11% phải trải qua phẫu thuật để giải quyết tình
trạng sa tạng chậu. Sự nhận thức về tình trạng hoạt động tình dục của ngƣời
phụ nữ ảnh hƣởng trực tiếp đến sức khỏe của chính bản thân họ và cũng ảnh
hƣởng đến việc điều trị.
Hoạt động tình dục của con ngƣời mang tính bản năng và chịu tác động

bởi nhiều yếu tố sinh học, tâm lý, văn hóa xã hội và mối quan hệ với bạn tình.
Khi chức năng tình dục bị rối loạn, ảnh hƣởng xấu đầu tiên sẽ biểu hiện ở tâm
sinh lý (nhƣ buồn bực, chán nản, dễ nóng giận), và biểu hiện tâm thần (nhƣ
bồn chồn, nghi ngờ, trầm cảm, lo âu). Rối loạn chức năng tình dục cịn ảnh
hƣởng tiêu cực đến khơng khí gia đình, năng suất làm việc, cũng nhƣ các mối
quan hệ khác và trên hết cũng ảnh hƣởng đến quá trình điều trị, hiệu quả điều
trị, có thể khiến việc điều trị gặp nhiều khó khăn. Nhiều nghiên cứu đã ghi
nhận rối loạn chức năng tình dục ảnh hƣởng nhiều đến chất lƣợng cuộc sống
toàn diện của ngƣời phụ nữ, do vậy cần quan tâm đến các yếu tố về tình dục
để giúp nâng cao chất lƣợng cuộc sống, cũng nhƣ chăm sóc bệnh nhân tốt
hơn, cải thiện chất lƣợng cuộc sống. Để đánh giá vấn đề này có thể dùng bảng
câu hỏi về chất lƣợng cuộc sống. Các bảng câu hỏi này đã đƣợc sử dụng trong
nhiều nghiên cứu trên những đối tƣợng khác nhau nhƣ bệnh nhân sau mổ sa
tạng chậu, mổ tim mạch, bệnh lý ung thƣ…[2],[45],[56],[63]
Sa tạng chậu có thể tạo nên cảm giác tiêu cực về tâm lý, ảnh hƣởng đến
hoạt động tình dục của phụ nữ. Nghiên cứu vấn đề này hiện trên thế giới còn
chƣa nhiều và cho ra nhiều kết quả trái ngƣợc nhau về mối liên quan giữa sa
tạng chậu và rối loạn chức năng tình dục. Sự giới hạn trong nghiên cứu có thể
do dùng bảng câu hỏi về chức năng tình dục không giá trị, không đặc hiệu.


2

Trong những năm gần đây, các chuyên gia về sàn chậu đã thống nhất
sử dụng bảng câu hỏi PISQ-12 để xác định rối loạn chức năng tình dục trên
bệnh nhân sa tạng chậu, đƣợc chứng minh là có giá trị, ngắn gọn, hữu ích trên
lâm sàng. Với câu hỏi nghiên cứu “Tỷ lệ rối loạn chức năng tình dục trên
những bệnh nhân sa tạng chậu tại bệnh viện Hùng Vƣơng là bao nhiêu?”,
chúng tôi thực hiện nghiên cứu về vấn đề này.


CHƢƠNG 1
CHƢƠNG 2
CHƢƠNG 3


3

CHƢƠNG 4 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Mục tiêu chính
Xác định tỷ lệ rối loạn chức năng tình dục trên những bệnh nhân sa
tạng chậu tại bệnh viện Hùng Vƣơng.
Mục tiêu phụ
Xác định một số yếu tố liên quan nhƣ tuổi, dân tộc, hút thuốc lá, tiền
căn sản khoa, cách sinh, cân nặng bé lúc sinh lớn nhất, chỉ số khối cơ thể, các
bệnh nội khoa, tiền căn phẫu thuật phụ khoa, mãn kinh với rối loạn tình dục
trên bệnh nhân sa tạng chậu.


4

Chƣơng 1
1.1.

TỔNG QUAN Y VĂN

Giải phẫu học sàn chậu nữ [4],[5],[25]

1.1.1. Tổng quan sàn chậu nữ
Sàn chậu có cấu trúc nhƣ một cái võng hình thành từ nhiều khối cân và
cơ đan xen nhau, khối cân và cơ này bám chắc vào phía trƣớc là thành bụng

và xƣơng mu, hai bên là xƣơng chậu hơng, phía sau là cột sống thắt lƣng
xuống đến xƣơng chậu cùng cụt.
Cấu trúc sàn chậu là tổng thể của 3 hệ thống: hệ thống sinh dục (tử
cung, âm đạo), hệ thống niệu dƣới (bàng quang, niệu đạo), hệ thống tiêu hóa
dƣới (trực tràng, hậu mơn). Sàn chậu còn chứa nhiều hệ thống mạch máu và
thần kinh.
Nhiệm vụ của sàn chậu là giữ cho các cơ quan này nằm đúng chỗ,
không bị sa xuống khi làm việc nặng, vận động, chạy nhảy. Sàn chậu cịn có
vai trị đóng mở các lỗ đƣờng tiểu, âm đạo, hậu mơn, giúp kiểm sốt hoạt
động đi tiêu và tiểu theo ý muốn, hoạt động tình dục, giúp quá trình sanh dễ
dàng hơn. Ba hệ thống này hoạt động hài hòa nhịp nhàng với nhau.


5

Tử
cung
Bàng

R
uột

Cột
sống

quang
Xƣơn
g vệ
Niệu
đạo


Xƣơng

sàn chậu

cùng
Hậu mơn

Hình 1.1: Giải phẫu sàn chậu nữ[4]
1.1.2. Giới hạn vùng chậu nữ
Vùng chậu gồm khung xƣơng chậu bao quanh khoang chậu. Khoang
chậu đƣợc phân thành 2 vùng bởi eo trên hay viền chậu: (1) chậu lớn hay
chậu giả, thuộc ổ bụng, (2) chậu bé hay chậu thật, nằm bên dƣới chứa các
tạng chậu, gồm bọng đái niệu đạo (khoang trƣớc) và tử cung âm đạo (khoang
giữa), trực tràng hậu môn (khoang sau). Khoang tạng chậu ở trên và đáy chậu
ở dƣới gộp chung là sàn chậu, ngăn cách bởi cơ nâng hậu mơn hay hồnh
chậu.
Vùng chậu bao gồm xƣơng, cơ, dây chằng, và các cơ quan trong vùng
chậu. Các dây chằng, cơ và mạc góp phần hình thành hệ thống cơ- đàn hồi
góp phần tạo nên hình dạng và chức năng các cơ quan trong vùng chậu. Các
cơ quan trong vùng chậu là bàng quang, niệu đạo, âm đạo và trực tràng. Các
cơ quan này khơng có hình dạng cố định hoặc sức căng. Các lực cơ sẽ kéo
căng cơ quan để góp phần tạo nên hình dạng, thể thức, và sự vững chắc của
các cơ quan.


6

Các mốc giới hạn của đáy chậu nữ:
- Chung quanh: khung xƣơng chậu bé

- Ở trên (lớp sâu) là hoành chậu, cấu tạo bởi cơ nâng hậu môn và cơ
cụt. Cơ nâng hậu mơn có dạng quai chữ U tạo thành 2 trụ cơ nâng ở trƣớc và
bản nâng cơ ở sau, giới hạn ở giữa 1 khe trống là khe cơ nâng hay khe chậu
để tạng chậu chui qua.
- Ở dƣới (lớp nông) là đáy chậu gồm các cấu trúc lót lối ra của khung
chậu kể từ trƣớc ra sau gồm màng đáy chậu, thể đáy chậu, hệ cơ thắt hậu môn
và dây chằng hậu môn cụt. Màng đáy chậu hay hoành niệu dục giới hạn khe
giữa là khe niệu dục. Mặt phẳng đứng ngang qua thể đáy chậu và hai ụ ngồi
chia vùng này làm 2 phần: tam giác niệu dục, nơi có các tạng niệu sinh dục đi
ra và tam giác hậu môn, nơi ống hậu môn đi qua.
1.1.3. Phân vùng đáy chậu nữ
Đáy chậu là vùng phần mềm nằm dƣới cùng bịt kín đƣờng ra của khung
chậu, đƣợc phân thành đáy chậu trƣớc và đáy chậu sau, hay đƣờng vẽ tƣởng
tƣợng qua 2 ụ ngồi. Tam giác niệu dục trƣớc với khớp mu là đỉnh, tam giác
hậu môn sau với đỉnh là xƣơng cụt. Hai tam giác này khơng cùng nằm trên
mặt phẳng mà gập góc 45 độ và di chuyển theo chiều lên xuống khi thay đổi
từ nhíu hậu mơn chuyển qua rặn và ngƣợc lại.
Tam giác niệu dục đƣợc che phủ bởi màng đáy chậu, giới hạn sau là thể
đáy chậu và cơ ngang đáy chậu nông, chừa 1 khe rộng ở giữa là khe niệu dục,
nơi có niệu đạo, âm đạo đi qua và là nơi biểu lộ của các triệu chứng sa tạng
niệu dục. Tam giác hậu môn bao gồm bờ sau của thể đáy chậu, ống hậu môn
trực tràng, cơ thắt hậu mơn trong và ngồi, hố ngồi trực tràng, và dây chằng
hậu môn cụt, và là nơi biểu lộ các triệu chứng sa đáy chậu hay sa sàn chậu
sau.


7

Đáy chậu trƣớc:
Đáy chậu trƣớc hay tam giác niệu dục chứa hai lỗ ra của đƣờng tiết

niệu và đƣờng sinh dục gồm lớp da, dƣới da, hai lớp nông và giữa. Do sự
khác nhau về cấu tạo cơ quan sinh dục ở nam và nữ nên giải phẫu có sự khác
biệt.
Đáy chậu sau:
Đáy chậu sau hay tam giác hậu môn là một hố lớn hình tam giác, có 3
đỉnh là xƣơng cụt và hai ụ ngồi, ba cạnh là cơ ngang đáy chậu nông và hai
dây chằng cùng ụ ngồi. Tam giác này chứa đƣờng ra của ống tiêu hóa là ống
hậu mơn, và 2 bên là khối mỡ có chức năng đệm, nằm trong 2 hố ngồi trực
tràng. Tùy theo phân loại giải phẫu hay phẫu thuật, tên gọi ống hậu mơn có
thể thay đổi. Bao quanh ống hậu mơn có hệ cơ thắt hậu mơn, thể đáy chậu ở
phía trƣớc và dây chằng hậu mơn cụt ở phía sau.
Hồnh chậu:
Hồnh chậu là lớp mơ cơ rộng nhƣng mỏng tạo thành giới hạn dƣới của
khoang bụng chậu, đồng thời là giới hạn trên của đáy chậu, cấu tạo bởi các
phần của cơ nâng hậu môn, mạc trên và dƣới cơ nâng và cơ cụt tạo thành một
dải cơ và mạc hình phễu rộng, trải dài từ khớp mu cho đến xƣơng cụt và trải
từ thành chậu bên này qua bên kia.
Các cơ thuộc hoành chậu là phần nâng đỡ chính của bọng đái, âm đạo,
trực tràng. Ba tạng này xun qua khe hình chữ U nằm giữa hồnh chậu gọi là
khe cơ nâng. Phần hai bên đƣờng nối giữa cơ đi từ sau trực tràng đến xƣơng
cụt gọi là bản cơ nâng hậu mơn, có tác dụng nâng đỡ đoạn trên âm đạo, tử
cung, trực tràng và treo nâng ống hậu mơn. Vì vậy sa bản cơ nâng, thƣờng
xảy ra ở nữ sanh nhiều lần và hội chứng sa đáy chậu.


8

1.1.4. Vai trò của các cấu trúc nâng đỡ vùng chậu
Xƣơng và mô liên kết là những thành phần cấu trúc chính của khung
chậu. Mơ liên kết bao gồm dây chằng và mạc. Thành phần chủ yếu của mô

liên kết là collagen và elastin, cả hai thành phần này đều thay đổi phụ thuộc
vào chủng tộc, khi mang thai, sinh đẻ và tuổi tác. Những thay đổi này có thể
dẫn đến suy yếu các dây chằng và mạc, từ đó ảnh hƣởng đến sự toàn vẹn về
cấu trúc và chức năng của cơ quan trong vùng chậu. Chức năng bình thƣờng
của các cơ quan này tùy thuộc trực tiếp vào sự toàn vẹn của các cấu trúc vùng
chậu.
Để dễ dàng xác định vị trí tổn thƣơng trên lâm sàng, De Lancey đã mô
tả sự nâng đỡ của âm đạo qua ba mức:
 Mức I bao gồm cổ tử cung và một phần ba trên âm đạo, chúng
đƣợc treo vào thành chậu gần nhƣ thẳng đứng bởi tấm mô liên kết đƣợc gọi là
mơ quanh bàng quang âm đạo, trong đó có dây chằng tử cung cùng. Khi sự
nâng đỡ ở tầng này bị mất sẽ dẫn đến sa tử cung và vòm âm đạo.
 Mức II bao gồm một phần ba giữa âm đạo đƣợc gắn từng bên với
thành chậu bởi những tấm cân nằm ngang giữa bàng quang và trực tràng,
chúng bao gồm cân mu cổ tử cung và cân trƣớc trực tràng gắn từng bên với
cung gân cân đáy chậu và lớp cân trên của cơ nâng hậu môn. Khi sự nâng đỡ
ở tầng này bị mất sẽ dẫn đến sa bàng quang và sa trực tràng.
 Mức III bao gồm một phần ba dƣới âm đạo đƣợc gắn trực tiếp
với các cấu trúc xung quanh, phía trƣớc hịa lẫn với niệu đạo, phía sau với đáy
chậu và hai bên với cơ nâng hậu môn[25].


9

Gai ụ ngồi
chằng cùng gai

Dây

và dây


chằng

Cơ nâng hậu

Tử cungMức
I cùng
Mức

môn
Mạc mu cổ tử cung

II Mức

HìnhMạc
1.2trực
Cấutràng
trúc âm
dây chằng và mạc chậu chia làm baIII
mức.[38]
đạo



mu

Cơâm đạo
mu

Niệu đạo

Âm
đạo

hậu môn
Cung gân cơ

T

nâng

rực

hậu môn
Cơ chậu mu

tr

Cung gân cơ
nâng

Cơ mu trực
tràng



M

thắt

ỏm nhơ




ngồi

chậu cụt

hậu mơn Hình

1.2.

Xƣơng

àng

Cơ hậu môn
chậu cụt

cụt

1.3 Cấu trúc nâng đỡ các tạng vùng chậu.[38]

Sa tạng chậu:[1],[5]
Trong hai thập niên cuối của thế kỷ vừa qua, những nghiên cứu giải

phẫu học căn bản về mạc nội chậu, cơ nâng hậu môn, thần kinh thẹn đã đƣợc
thực hiện. Điều này khiến ngƣời ta phải quay lại với nhiều hiểu biết hơn về
giải phẫu đáy chậu mà nhiều năm qua đã bị che lấp đi bởi các thử nghiệm
niệu động học. Vào thời điểm này, ít nhất là các nhà niệu dục, đại trực tràng,
vật lý trị liệu và điện sinh lý học phải cùng chung một chiến tuyến để thảo

luận về Tạng-sàn chậu học.


10

1.2.1. Định nghĩa và dịch tễ học:
Một hội thảo chuyên đề về thuật ngữ đƣợc tổ chức bởi Viện Quốc gia
về Sức khỏe bàn về các rối loạn chức năng sàn chậu nữ, đã định nghĩa sa tạng
chậu là sự sa xuống của thành âm đạo >=1cm về phía màng trinh.
Theo Hội sản phụ khoa Hoa Kỳ định nghĩa sa tạng chậu là sự sa lồi qua
khe niệu dục của các tạng vùng sàn chậu, do suy yếu các cơ và mô liên kết
vùng chậu dẫn đến các tạng chậu thốt vị vào lịng âm đạo. Theo Viện sức
khỏe phụ nữ, tỉ lệ tổng quát của sa tạng chậu khoảng 41%, trong đó tỉ lệ sa
bọng đái kiểu túi 25-34%, sa trực tràng kiểu túi 13-19%, sa tử cung 4-14%.
Theo Olsen (1997), sa tạng chậu là mối quan tâm về sức khỏe ảnh
hƣởng hàng triệu phụ nữ. Ở Mỹ, hơn 300.000 phẫu thuật sa tạng chậu với chi
phí 1 tỷ USD mỗi năm. Hơn nữa, trong cuộc đời của một phụ nữ phỏng đốn
có nguy cơ phẫu thuật sa tạng chậu hay rối loạn tiểu tiện là 11%. Dữ liệu thu
thập hạn chế nhƣng vẫn cho thấy sa tạng chậu tăng theo tuổi.[47]
Thêm vào đó, trong tƣơng lai gần, số ngƣời mắc bệnh cần đến sự chăm
sóc y tế khoảng 45%, tƣơng xứng với sự gia tăng của dân số nữ trên 50 tuổi.
Mặc dù tần suất cao nhƣ vậy, nhƣng hiểu biết về sa tạng chậu còn hạn
hẹp và nhiều định nghĩa đã đƣợc chấp nhận dựa trên sự nhất trí và ý kiến của
các chuyên gia hơn là dựa trên các dữ liệu dịch tễ và lâm sàng.
1.2.2. Các yếu tố nguy cơ [5],[32],[33],[60]
Các nhà nghiên cứu đồng ý rằng sa tạng chậu do nhiều nguyên nhân
khác nhau và phát triển tăng dần theo tuổi. Tuy nhiên, sự quan trọng tƣơng
đối của từng yếu tố thì khơng rõ. Các yếu tố gồm: mang thai, sanh ngã âm
đạo, mãn kinh, tăng áp suất ổ bụng kéo dài (bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, ho
kéo dài, táo bón, mập), chấn thƣơng vùng chậu, di truyền, cắt tử cung, cột

sống đôi.


11

Các nguy cơ liên hệ với sản khoa
Sa tạng chậu thƣờng diễn tiến khơng rõ ràng và chậm, có thể kéo dài
nhiều năm và cho đến khi gây sự chú ý của bệnh nhân và bác sĩ, thƣờng là đã
ảnh hƣởng chất lƣợng cuộc sống của bệnh nhân. Trong trƣờng hợp sa tạng
chậu lớn, kéo dài, sẽ có những biến chứng nguy hiểm. Trong hầu hết trƣờng
hợp, liên quan đến cuộc sinh là yếu tố thƣờng gặp nhƣng chƣa hẳn là nguyên
nhân đầy đủ.
Sinh nhiều: một nghiên cứu cho thấy 34.4% sa tạng chậu trƣớc, 18.6%
sa thành sau âm đạo, 14.3% sa tử cung. Sinh âm đạo là yếu tố nguy cơ thƣờng
gặp nhất.[29]
Nhiều nghiên cứu chứng minh rằng sinh đẻ đã làm gia tăng đáng kể sa
tạng chậu. Nguy cơ sa tạng chậu tăng 1.2 lần cho mỗi lần sinh âm đạo.
Nghiên cứu Oxford tập hợp 17.000 nữ cho thấy, phụ nữ đã sinh 2 lần thì nhập
viện vì sa tạng chậu gấp 8 lần chƣa sinh. Mối liên hệ giữa sa tạng chậu và số
lần sinh là 8.4 cho ngƣời phụ nữ sinh con 2 lần và là 10.9 (4.7-33.8) cho phụ
nữ sinh con lớn hơn hoặc bằng 4 lần.[39]
Theo Hendrix và cộng sự, nguy cơ sa tạng chậu cho phụ nữ sanh 1 lần
là 2.1 (1.7-2.7) và tăng thêm 1.1 (1.0-1.2) cho mỗi lần sinh sau này[30].
Theo một nghiên cứu tại Ý trên 108 phụ nữ, OR 3.0 (1.0-9.5) cho phụ
nữ sinh 1 con, và 4.5 (1.6-13.1) cho phụ nữ sinh từ 2 lần trở lên[22].
Các nguy cơ khác liên hệ sản khoa
Còn trong vòng tranh luận, gồm thai to, chuyển dạ kéo dài, cắt tầng
sinh môn, tổn thƣơng tầng sinh mơn, tê ngồi màng cứng, sanh giúp bằng giác
hút hay kiềm, giục sinh.
Sinh mổ chủ động



12

Để phòng ngừa sa tạng chậu còn trong vòng tranh cãi. Về lí thuyết, nếu
tất cả đều sanh mổ thì tỉ lệ sa tạng chậu sẽ giảm. Nhƣng hầu hết phụ nữ không
bị rối loạn chức năng sàn chậu, sinh mổ chủ động có nguy cơ nhiều hơn là lợi
ích. Vì vậy, hiện nay mổ chủ động để phịng ngừa sa tạng chậu chỉ mang tính
chất ý kiến chuyên gia và một vài nghiên cứu nhỏ.[27]
Tuổi
Nhƣ đề cập ở trên, tuổi cao là yếu tố sa tạng chậu, tuổi càng cao thì khả
năng sa tạng chậu càng nhiều và mức độ càng nặng. Theo nghiên cứu POSST,
100% nguy cơ sa tạng chậu gia tăng theo mỗi thập niên. Phụ nữ từ 20-59 tuổi,
tỉ lệ sa tạng chậu tăng gấp đôi mỗi thập niên. Tăng là do sự giảm Estrogen.
Theo Hendrix và cộng sự, OR 1.16 (1.0 – 1.3) ở phụ nữ 60–69 tuổi, OR 1.36
(1.2-1.6) ở phụ nữ 70-79 tuổi so với phụ nữ 50-59 tuổi có sa tử cung[30].
Trong một nghiên cứu cắt ngang 21449 phụ nữ Ý, tỷ lệ sa tạng chậu tăng theo
tuổi cũng có mối liên quan, giữa phụ nữ dƣới 51 tuổi so với 52-55 tuổi OR 1.3
(1.1-1.5), và so với trên 56 tuổi OR 1.7 (1.5-2.0).[10],[52]
Chủng tộc và yếu tố di truyền
Các chủng tộc khác nhau có tỉ lệ sa tạng chậu khác nhau. Nữ da đen và
châu Á có nguy cơ thấp, cịn Tây Ban Nha là cao nhất.
Mặc dù sự khác biệt về mật độ collagen giữa các chủng tộc đã đƣợc
chứng minh, sự khác biệt xƣơng chậu cũng có vai trị quan trọng. Ví dụ, phụ
nữ da đen thƣờng cung mu hẹp hơn và khung chậu dạng hầu, là yếu tố bảo vệ
sa tạng chậu.
Bệnh mô liên kết dễ sa tạng chậu, theo nghiên cứu với số lƣợng ca
không nhiều, 1/3 Marfan và ¾ Ehlers-Danlos nữ có sa tạng chậu.



13

Tỷ lệ sa tạng chậu trên phụ nữ da trắng cao (1.96 mỗi 1000 phụ
nữ/năm), cao hơn so với phụ nữ Mỹ gốc Phi (0,64 mỗi 1000 phụ nữ/năm)[20].
Trong một nghiên cứu cho thấy phụ nữ có mẹ và chị em bị sa tang chậu có tỷ
lệ sa tạng chậu cao hơn, với OR 3.2 và 2.4.[22]
Tăng áp lực ổ bụng
Tăng áp lực ổ bụng kéo dài đóng vai trị trong bệnh sinh sa tạng chậu.
Thƣờng gặp ở ngƣời mập, táo bón, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, mang vác
nặng. Mặc dù vậy nhƣng cịn rất ít dữ liệu chứng minh sự liên hệ.
Béo phì
Trong một nghiên cứu cho thấy có tăng nguy cơ sa tạng chậu trên phụ
nữ thừa cân, béo phì : BMI 25-30 OR 1.3 (1.2-1.5); BMI trên 30 OR 1.4 (1.21.6).[10],[22],[30],[42]
Hút thuốc lá
Hút thuốc lá có thể là nguy cơ sa tạng chậu, làm tăng mức độ sa tạng
chậu nhƣng hiện tại chƣa có nhiều nghiên cứu chứng minh mối liên hệ giữa
hút thuốc lá và sa tạng chậu.[10]
Mãn kinh và liệu pháp hormone
Khơng có nguy cơ sa tạng chậu trên phụ nữ dùng thuốc ngừa thai trên 8
năm. [40]
Khơng có mối liên quan giữa tuổi mãn kinh và sa tạng chậu.[22],[52]
Trong nghiên cứu của Moalli, sử dụng hormone liệu pháp trên 5 năm
làm giảm nguy cơ sa tạng chậu OR 0.1 (0.03-0.3).[43]
Phẫu thuật phụ khoa


14

Cắt tử cung đƣợc cho là yếu tố nguy cơ sa tạng chậu, đã đƣợc chứng
minh qua một vài nghiên cứu.

Theo nghiên cứu của Mant trên 2223 phụ nữ đã cắt tử cung có nguy cơ
3.6 (2.7-4.6) mỗi 1000 phụ nữ/năm, phụ nữ cắt tử cung vì sa tạng chậu có
nguy cơ gấp 5.5 (3.1-9.7) lần so với phụ nữ cắt tử cung vì lí do khác.[40]
1.2.3. Sinh bệnh học
Sa tạng chậu là do sự nhão yếu hay các vết rách đứt thật sự của các cấu
trúc nâng đỡ vùng sàn chậu trƣớc (vùng niệu dục), hay do rối loạn chức năng
cơ thần kinh hay cả hai.
Cơ chế tổn thƣơng mô liên kết lúc sinh qua âm đạo
Nâng đỡ tạng chậu đƣơc duy trì bởi phức hợp cơ nâng hậu môn, âm
đạo và mạc nội chậu, nhƣng cơ chế này chƣa rõ hồn tồn. Khi trƣơng lực cơ
nâng hậu mơn bình thƣờng và chiều dài âm đạo đủ thì phần trên âm đạo gần
nhƣ nằm ngang ở ngƣời nữ đang đứng. Điều này tạo nên tác dụng van một
chiều, theo đó, trong lúc áp lực ổ bụng tăng thì đoạn trên âm đạo sẽ đè lên bản
cơ nâng. Lý thuyết cho rằng khi bản cơ nâng mất trƣơng lực cơ, âm đạo sẽ rớt
từ vị trí nằm ngang xuống vị trí thẳng đứng, làm khe cơ nâng mở rộng và sa
tạng chậu. Khi cơ nâng hậu mơn khơng cịn nâng đỡ, các đầu gắn của dây
chằng hay mạc nội chậu bị căng giãn dần và cuối cùng đứt rách dẫn đến sa
tạng chậu lỗ âm đạo.
Khe niệu dục của ngƣời phụ nữ nằm ở phần độc lập nhất và thấp nhất
thuộc phần thân của cơ thể, nó đủ rộng để thai đi qua. Vì nằm ở vị trí này nên
nó chịu sức nặng của tất cả các tạng trong ổ bụng. Nhìn chung, bất cứ một yếu
tố nào làm tăng áp lực lên sàn chậu dẫn đến tổn thƣơng cơ, thần kinh hay làm
suy yếu mô liên kết vùng chậu, đều có thể là nguyên nhân dẫn đến sa tạng
chậu.


15

Các khiếm khuyết của mô nâng đỡ bọng đái và trực tràng có liên hệ với
sinh ngã âm đạo. Cốt yếu là do chuyển dạ và cách rặn sinh nhƣng chƣa đƣợc

hiểu rõ.
Cơ chế tổn thƣơng cơ nâng hậu môn
Tổn thƣơng các cơ nâng hậu môn dẫn đến tổn hại trực tiếp mô cơ hay
tổn thƣơng dây thần kinh chi phối chúng. Sinh ngã âm đạo là yếu chính gây
kiểu tổn thƣơng này.
Chấn thƣơng trực tiếp
Chấn thƣơng trực tiếp cơ nâng hậu môn thƣờng xảy ra lúc rặn sinh. Khi
khảo sát MRI 14 phụ nữ sinh ngã âm đạo, khe niệu dục và khe cơ nâng rộng
rạng rách lập tức sau sinh, và 2 tuần sau sinh thì hồi phục cấu trúc giải phẫu,
cịn chức năng thì 10 tuần, một vài trƣờng hợp dãn vĩnh viễn.
Chấn thƣơng thần kinh
Chấn thƣơng này là nguy cơ chƣa rõ ràng. Qua các nghiên cứu về tổn
thƣơng thần kinh thẹn thì cho thấy có sự liên quan đến sa tạng chậu.
Cơ chế tổn thƣơng thành âm đạo
Thành âm đạo đƣợc cấu trúc bởi biểu mơ vảy, lớp cơ trơn và bao ngồi.
Tất cả thành phần đƣợc gắn vào chất gian bào gồm chất keo và sợi đàn hồi, cơ
trơn. Bất thƣờng các cấu trúc này sẽ gây sa tạng chậu.
Rối loạn chức năng cơ trơn
Các bất thƣờng giải phẫu, sinh lý và sinh học tế bào của cơn trơn thành
âm đạo có thể góp phần sa tạng chậu.Ví dụ, rối loạn chức năng của các sợi cơ
trơn xuất phát từ thành âm đạo đi đến phức hợp cơ nâng hậu môn cơ thể ảnh
hƣởng đến các đầu gắn từ thành âm đạo đến thành chậu bên. Ngoài ra phần cơ


16

trơn trong lớp cơ vùng đỉnh thành trƣớc và sau âm đạo ở phụ nữ sa tạng chậu
bị giảm khi so với phụ nữ không sa tạng chậu.
Sự bất thƣờng mô liên kết
Mô liên kết vùng chậu hay mạc nội chậu bao gồm collagen, elastin và

cơ trơn và các mô sợi nhỏ gắn vào các chất ngoại gian bào polysaccharide.
Nhiều nghiên cứu chứng minh cho thấy có sự liên quan này.
Tóm lại, nhiều nguyên nhân có thể dẫn đến tổn thƣơng mạc nội chậu.
Tuy nhiên, về lâm sàng có 2 nhóm nguyên nhân thƣờng gặp: do nội mạc chậu
suy yếu hay do chấn thƣơng rách cơ nâng hậu môn và nội mạc chậu.
1.2.4. Các khái niệm và phân loại mức độ sa tạng chậu
1.2.4.1. Các khái niệm về sa tạng chậu
Các rối loạn nâng đỡ vùng chậu thƣờng gặp gồm sa bọng đái kiểu túi,
sa trực tràng kiểu túi, sa ruột non kiểu túi và sa tử cung phản ảnh lần lƣợt sự
xê dịch của bọng đái, trực tràng, ruột non và tử cung do sự thất bại nâng đỡ
của mô liên kết nội chậu, của cơ nâng hậu môn hay cả 2.
Sa bọng đái kiểu túi là thoát vị của bọng đái qua thành trƣớc âm đạo.
các sa bọng đái kiểu túi thƣờng xảy ra khi mạc mu cổ nhão yếu đƣờng giữa
hay đầu bám của nó tách ra khỏi điểm bám vào cung gân mạc chậu hay phía
trên nơi bờ trƣớc cổ tử cung.
Sa trực tràng kiểu túi là thốt vị của trực tràng vào lịng âm đạo xảy ra
do sự nhão yếu của lớp cơ thành trực tràng và mạc trực tràng âm đạo, tổn
thƣơng thƣờng là khiếm khuyết ngang ở phía trên nơi bờ sau cơ tử cung.
Sa ruột non kiểu túi là thoát vị của phúc mạc và ruột non ở đỉnh âm
đạo, đây là thoát vị thật sự. Hầu hết ruột sẽ sa giữa 2 dây chằng tử cung cùng


×