Tải bản đầy đủ (.pdf) (47 trang)

Tìm hiểu tư tưởng hồ chí minh về giải phóng phụ nữ và sự vận dụng tư tưởng này trong công cuộc đổi mới đất nước hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (946.05 KB, 47 trang )

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiêt của đề tài
Trên cơ sở tiếp thu các giá trị, tư tưởng, văn hoá của nhân loại, đặc biệt là quan
điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về nữ quyền và giải phóng phụ nữ, Hồ Chí Minh
đã sớm nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề giải phóng phụ nữ, đặc biệt là
phụ nữ ở các nước thuộc địa, trong đó có Việt Nam, trong tồn bộ sự nghiệp giải
phóng dân tộc, giải phóng giai cấp và giải phóng con người. Nhận thức đúng đắn,
mang tính khoa học và tính nhân văn sâu sắc ấy đã từng bước được hiện thực hoá
trong sự nghiệp cách mạng của dân tộc Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Hồ Chí
Minh. Di sản tư tưởng về giải phóng phụ nữ mà Người để lại cho dân tộc ta là một
tài sản quý báu mà chúng ta cần nhận thức và vận dụng một cách sáng tạo trong thực
tiễn sự nghiệp giải phóng phụ nữ hiện nay.
Ở Việt Nam, trong những năm qua, Đảng và Nhà nước ta ln ln quan
tâm đến sự nghiệp giải phóng phụ nữ, phát huy vai trò của phụ nữ. Trên thực tế vai
trò của phụ nữ đã được phát huy ở một mức độ nhất định và có những đóng góp
lớn cho sự nghiệp cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân cũng như trong thời kỳ xây
dựng chủ nghĩa xã hội. Tuy nhiên, cơng tác giải phóng phụ nữ, phát huy vai trò của
phụ nữ ở nước ta hiện nay còn tồn tại nhiều hạn chế cần khắc phục.
Nghiên cứu vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về giải phóng phụ nữ là một
nhiệm vụ quan trọng trong nghiên cứu lý luận ở Việt Nam. Tuy nhiên, phải khẳng
định rằng, những nghiên cứu theo hướng này còn chưa nhiều, có nhiều vấn đề cần
được nhận thức và luận giải sâu sắc hơn.
Với mong muốn góp phần nghiên cứu vấn đề có ý nghĩa lý luận và thực tiễn
cấp bách nói trên, tơi đã chọn đề tài “Tìm hiểu tư tưởng Hồ Chí Minh về giải phóng
phụ nữ và sự vận dụng tư tưởng này trong công cuộc đổi mới đất nước hiện nay”.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Cho đến nay chưa có đề tài nào trực tiếp nghiên cứu về vấn đề mà đề tài đặt
ra. Tuy nhiên, có nhiều cơng trình nghiên cứu về các vấn đề có liên quan đã được
cơng bố như:
Phạm Văn Đồng với cơng trình Hồ Chí Minh và con người Việt Nam trên con
đường dân giàu, nước mạnh, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1993




Phạm Hồng Điệp với cơng trình Chủ tịch Hồ Chí Minh với sự tiến bộ của phụ
nữ, Nxb Văn hoá Thơng tin, 2008
Hồng Chí Bảo với cơng trình Văn hố và con người Việt Nam trong tiến
trình CNH, HĐH theo tư tưởng Hồ Chí Minh, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội,
2006.
Ngồi ra các tạp chí khoa học xã hội và nhân văn đều mở chuyên mục nghiên
cứu tư tưởng Hồ Chí Minh đăng tải những kết quả nghiên cứu của đông đảo các
nhà nghiên cứu khoa học, các nhà lãnh đạo quản lý, ví dụ như: Lê Văn Dương với
cơng trình Một số nét cơ bản trong tư tưởng Hồ Chí Minh về con người; Đỗ Long
với cơng trình Tìm hiểu tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền con người, quyền cơng
dân; Phùng Hữu Phú với cơng trình Nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã
hội … Các cơng trình nghiên cứu đã nêu đã đề cập đến những khía cạnh khác nhau
trong tư tưởng Hồ Chí Minh về giải phóng phụ nữ, thực trạng giải phóng phụ nữ và
những vấn đề đặt ra, v.v...Những kết quả nghiên cứu của các nhóm đề tài nói trên có
giá trị gợi mở và tham khảo rất hữu ích đối với tôi khi triển khai đề tài. Tuy nhiên cho
đến nay vẫn chưa có những cơng trình nghiên cứu chuyên sâu đề cập đến tư tưởng
Hồ Chí Minh về giải phóng phụ nữ và việc vận dụng tư tưởng đó để nhận diện và
giải quyết những vấn đề đặt ra trong sự nghiệp giải phóng phụ nữ ở Việt Nam hiện
nay.
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
Mục tiêu nghiên cứu là làm rõ những nội dung cơ bản trong tư tưởng Hồ
Chí Minh về giải phóng phụ nữ và vận dụng tư tưởng đó vào việc nhận thức thực
trạng và đề xuất một số giải pháp nhằm tiếp tục đẩy mạnh sự nghiệp giải phóng phụ
nữ nước ta hiện nay.
Để đạt được mục tiêu cần phải thực hiện những nhiệm vụ nghiên cứu sau:
- Một là, làm rõ những nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh về giải
phóng phụ nữ.
- Hai là, làm rõ thực trạng giải phóng phụ nữ ở nước ta thời kì đổi mới từ góc

nhìn tư tưởng Hồ Chí Minh.
- Ba là, đề xuất một số giải pháp nhằm đẩy mạnh sự nghiệp giải phóng phụ nữ
ở nước ta hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh.


4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là tư tưởng Hồ Chí Minh về giải phóng phụ nữ; thực
trạng và giải pháp giải phóng phụ nữ trong bối cảnh nước ta hiện nay theo tư tưởng
Hồ Chí Minh.
Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về giải phóng phụ nữ trên cơ sở các tác
phẩm của Hồ Chí Minh. Nghiên cứu thực trạng giải phóng phụ nữ ở nước ta hiện
nay.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Cơ sở lý luận
Cơ sở lý luận là những quan điểm của chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ
Chí Minh, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về phụ nữ và giải phóng phụ
nữ.
Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu như: phân tích và tổng
hợp, khái qt hố, lơgic và lịch sử, hệ thống - cấu trúc, đối chiếu so sánh…
6. Ý nghĩa của đề tài
Đề tài có thể làm tài liệu tham khảo cho cán bộ giảng dạy các môn lý luận
chính trị, tư tưởng Hồ Chí Minh, cho sinh viên và những ai yêu thích nghiên cứu tư
tưởng HCM về giải phóng phụ nữ nói riêng và tư tưởng Hồ Chí Minh nói chung tại
trường Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh.


Chương 1

TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ GIẢI PHĨNG PHỤ NỮ
“Vấn đề giải phóng phụ nữ” từ lâu đã được nhiều nhà khoa học quan tâm nghiên
cứu nhưng cho đến nay vẫn cịn nhiều ý kiến khác nhau. Có ý kiến cho rằng, nói đến
giải phóng phụ nữ là nói đến địa vị người phụ nữ trong xã hội có giai cấp đối kháng. Có
ý kiến khác lại cho rằng, giải phóng phụ nữ là vấn đề có tính lịch sử nên trong xã hội có
giai cấp đối kháng giải phóng phụ nữ thực chất là bàn về địa vị người phụ nữ trong xã
hội. Còn trong xã hội xã hội chủ nghĩa, giải phóng phụ nữ là đề cập đến vai trị phụ nữ
trong gia đình và ngồi xã hội. Nhìn chung, mỗi ý kiến đều có tính hợp lý của nó, song
một cách hệ thống và khái quát thì các quan niệm trên đều chưa thể hiện được tính
phong phú, đa dạng của thuật ngữ này. Khi bàn về cách mạng Trung Quốc với việc giải
phóng phụ nữ vào năm 1923, Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng vấn đề giải phóng phụ nữ
là: Quyền bình đẳng về giáo dục, kinh tế, chính trị cho cả đàn ơng cũng như cho cả đàn
bà, thi hành hệ thống trường học thống nhất, tức là thành lập trường học, trong đó con
trai và con gái cùng học, trả cơng như nhau cho sự lao động như nhau. Quyền được nghỉ
ngơi và tiền trợ cấp cho trường hợp đau ốm. Các nhà khoa học xã hội Xô viết trước đây
quan niệm rằng: Vấn đề giải phóng phụ nữ là vấn đề địa vị người phụ nữ dưới chủ nghĩa
tư bản, về những con đường và phương pháp giải phóng lao động phụ nữ về mặt xã hội
và thực hiện sự bình đẳng thực sự của họ, về sự tham gia của họ vào công cuộc xây
dựng chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản. Trên cơ sở các ý kiến có thể nhận thấy:
“Vấn đề giải phóng phụ nữ” về thực chất là bàn về địa vị, vai trò của phụ nữ trong gia
đình và ngồi xã hội , những con đường giải phóng phụ nữ, đảm bảo quyền bình đẳng
của phụ nữ trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội nhằm phát huy vai
trò to lớn của phụ nữ.
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh rất quan tâm đến phụ nữ, đến bình đẳng giới,
giải phóng và phát triển phụ nữ. Người đánh giá cao vị trí, vai trị của người phụ nữ và
rất coi trọng sự nghiệp giải phóng phụ nữ trong toàn bộ sự nghiệp cách mạng. Người đã
đưa ra những quan điểm sâu sắc về cơng cuộc giải phóng phụ nữ mang đậm tư tưởng
nhân văn tiến bộ của Hồ Chí Minh, ln được Đảng ta vận dụng sáng tạo trong thời kỳ
đổi mới và hội nhập quốc tế hiện nay.



1.1 Cơ sở hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về giải phóng phụ nữ
1.1.1 Đặc điểm và truyền thống người phụ nữ Việt Nam trong lịch sử đấu
tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc
Từ thời đại các vua Hùng đến thời đại Hồ Chí Minh, qua những chặng đường vô
cùng oanh liệt dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam, phụ nữ Việt Nam đã tỏ rõ
truyền thống thông minh, sáng tạo, lao động cần cù, chiến đấu dũng cảm. Trải qua bốn
nghìn năm, hình ảnh người phụ nữ Việt Nam đã được xây dựng và lưu truyền trong nền
văn học dân gian: bà Âu Cơ đưa các con đi mở nước và dạy dân dựng làng, bà mẹ Dóng
kiên trì ni đứa con “Chậm lớn, chậm đi” và giúp con lên đường đánh giặc, nàng Quế
Hoa, cơ gái dùng đá làm vũ khí, tung hoành giữa đám giặc Ân... Nguồn tư liệu khảo cổ
học cũng bảo tồn những hình tượng thật của người phụ nữ “uy nghi chống nẹ trên chuôi
kiếm” hoặc “nhịp nhàng giã cối, uyển chuyển đánh trống đồng”, Hai Bà Trưng, bà Triệu
và những phụ nữ tài giỏi, dũng cảm khác của thời đại Ngô, Đinh, Lê, Trần, Lý, Lê. Tây
Sơn như Thái hậu Vương Vân Nga, Ỷ Lan nguyên phi, đô đốc Bùi Thị Xuân... đã được
ghi vào lịch sử thành văn của dân tộc.
Cùng với sự phản ánh về lịch sử đất nước, lịch sử dân tộc, mọi nguồn tư liệu đã
cho thấy, vào những thế kỷ trước và sau công nguyên, ở nhiều lĩnh vực khác nhau, phụ
nữ là những người đảm nhiệm nhiều vai trị quan trọng.
Hình ảnh nổi bật về người phụ nữ Việt Nam cổ truyền là người nữ sĩ đấu tranh
chống giặc ngoại xâm.
Vai trò của phụ nữ ta thật rõ ràng khi mà lịch sử dân tộc đã phải dành đến một
phần ba thời gian cho 24 cuộc chiến tranh giữ nước với quy mô cả nước và hàng trăm
cuộc khởi nghĩa để giành độc lập.
Từ thế kỷ III trước công nguyên, trong những thời kỳ mà sử cũ gọi là “Bắc thuộc”,
cùng với cả dân tộc, những người phụ nữ Việt Nam đã kiên quyết đứng lên chống bọn
thống trị phương Bắc để giành lấy quyền sống. Vì khi có nạn ngoại xâm, phụ nữ là
người trực tiếp chịu hậu quả nặng nề nhất. Thế kỷ XIII, giặc Nguyên – Mông tràn vào
Thăng Long ”làm cỏ nhân dân kinh thành”, vào thành Đông Đô, giặc Minh đã cướp bắt
đàn bà con gái, mỗ bụng đàn bà có thai, giết chết cả mẹ lẫn con, cắt tai đem nộp cho chủ

tướng (năm 1909). Tướng giặc Trương Phụ bắt phụ nữ ta đưa về nước làm tơi địi, tì
thiếp (năm 1414). Nhà Minh ra lệnh buộc phụ nữ Việt Nam phải bím tóc, mặc áo ngắn,
quần dài, theo phong tục của chúng. Thế kỷ XVIII, giặc Mãn Thanh và lũ tai sai bán


nước trói phụ nữ vào cột ở giữa chợ, giết cả mẹ lẫn con vì họ đã đi theo nghĩa quân Tây
Sơn...
Mở đầu truyền thống “giặc đến nhà, đàn bà cũng đánh” là hai vị nữ anh hùng dân
tộc: bà Trưng Trắc và em bà là Trưng Nhị phất cờ khởi nghĩa đánh đuổi quân Đông Hán
giành lại quyền tự chủ cho đất nước. Cuộc khởi nghĩa do Hai Bà Trưng lãnh đạo (năm
40 đầu công nguyên) lôi cuốn một lực lượng quần chúng đông đảo chưa từng thấy, chỉ
trong một thời gian, 65 thành đã giải phóng, mở ra một trang sử vẻ vang cho dân tộc.
Cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng thức tỉnh tinh thần yêu nước của nhân dân Việt
Nam, đã phủ định cái uy quyền “bình thiên hạ” của đế chế Hán đang thời kỳ thịnh đạt,
đồng thời nó cũng khẳng định khả năng giành độc lập, mở đường cho các thế hệ sau đi
tới thắng lợi của sự nghiệp giải phóng dân tộc. Nó còn chứng minh khả năng cách mạng
to lớn của phụ nữ: không những chiến đấu dũng cảm chống ngoại xâm mà cịn động
viên, đồn kết và lãnh đạo quần chúng rất tài giỏi.
Dân tộc ta, còn ghi nhớ những gương phụ nữ kiệt xuất (36 nữ tướng) cùng đứng
lên với Hai Bà gánh vác sự nghiệp đánh giặc cứu nước. Các nữ tướng như Lê Chân
được thờ ở Hải Phòng. Thiều Hoa được thờ ở Vĩnh Phú, Thánh Thiên được thờ ở Hà
Bắc, Lê Thị Hoa được thờ ở Thanh Hóa..
Sau Hai Bà Trưng là cuộc khởi nghĩa của Bà Triệu, một lần nữa, khẳng định ý chí
tự chủ, tinh thần độc lập của dân tộc với câu nói hào hùng đầy khí phách của Bà: “Tơi
muốn cưỡi cơn gió mạnh, đạp sóng dữ, chém cá kình ở biển Đơng, qt sạch bờ cõi để
cứu dân ra khỏi vịng chìm đắm, chứ đâu có chịu cúi đầu khom lưng làm tì thiếp cho
người”.
Bằng những cách đánh giặc mn hình mn vẻ, các thế hệ phụ nữ Việt Nam dưới
chế độ phong kiến vẫn khơng ngừng tích cực tham gia vào sự nghiệp cứu nước.
Bà hàng nước thành Cổ Lộng (Nam Hà) làm nội ứng cho nghĩa quân Nam Sơn của

Lê Lợi – Nguyễn Trãi hạ thành.Và nhiều phụ nữ khác ở thời Trần, thời Lê, thời Tây Sơn
đã trực tiếp đánh giặc theo nhiều cách. Đấy là những người phụ nữ ở ven sơng Bạch
Đằng, đem hết thóc gạo trong nhà lương ăn cho quân sĩ, và mách Hưng Đạo Vương
Trần Quốc Tuấn giờ nước thủy triều của dịng sơng quê hương, giúp nhà Trần lập nên
chiến công sông Bạch Đằng lẫy lừng.
Trong phong trào nông dân khởi nghĩa vào thế kỷ XVIII, đô đốc Bùi Thị Xuân,
một tướng lĩnh trụ cột của Quang Trung – (Nguyễn Huệ), chỉ huy một đạo quân riêng


gồm 5 nghìn quân phục màu đỏ, đã nhiều phen làm quân thù thất bại thảm hại, nhất là ở
trận Trấn Ninh nổi tiếng
Thế kỷ XIX, chống lại triều đại phong kiến nhà Nguyễn “Bà Ba Cai Vàng” (tên
thật là Yến Phi) chỉ huy cuộc nổi dậy của nông dân đánh chiếm thị trấn Lạng Giang
(Bắc Giang), Văn Giang (Hưng Yên) và Bắc Ninh.
Thời kỳ thực dân Pháp xâm lược nước ta và cấu kết với phong kiến thống trị nhân
dân ta, các thế hệ phụ nữ Việt Nam đã cùng với dân tộc, phát huy truyền thống đánh
giặc cứu nước.
Người phụ nữ Việt Nam, không những chỉ xuất hiện khi vận nước lâm nguy mà
ngay cả trong đấu tranh dưới mọi hình thức chống áp bức bất cơng. Sự phản kháng chế
độ phong kiến, lễ giáo Khổng Mạnh khi âm thầm, lúc quyết liệt diễn ra suốt hàng nghìn
năm.
Thế kỷ XVIII, chế độ phong kiến ngày càng suy tàn mọt ruỗng (thời Lê Mạt, Trịnh
Nguyễn phân tranh, “rạch đôi sơn hà làm cho trăm họ lầm than”), trong phong trào nông
dân khởi nghĩa, cuộc đấu tranh của phụ nữ chống ách thống trị phong kiến đã lan rộng
ra nhiều lĩnh vực: Bùi Thị Xuân trong quân sự, Hồ Xuân Hương trong văn học...và còn
biết bao nữ danh nhân khác. Ca dao, truyện, thơ, truyện tiếu lâm thời kỳ đó đã phản ánh
trung thực sinh động.
Lịch sử Việt nam còn ghi đậm nét những hình ảnh thường ngày về người phụ nữ
Việt Nam cổ truyền, người phụ nữ cần cù trong lao động:
“sớm ra ruộng lúa, tối về nương dâu”... “vai vác cái cày, tay đuổi con trâu, cái

cuốc cho lẫn cái gầu, con dao rựa phát đèo đầu gánh phân”...
Theo sử liệu, ngay từ thế kỷ X và XV, đã có lúc Nhà nước huy động tới một triệu
người vào quân đội, chiếm tỉ lệ một phần năm dân số. Người phụ nữ phải đảm đang lao
động sản xuất:
“Ai đi theo chúa Tây Sơn
Em về cày cuốc mà thương mẹ già”
Việc điều động những lực lượng lao động lớn nam giới vào các cơng trình tập
trung, đào sơng, khơi mương, đắp máng, đắp đê phòng lụt và những việc đắp thành lũy,
xây cung điện, dựng đền đài làm cho phụ nữ trở thành lực lượng lao động quan trong
trong nông nghiệp.


Trong lịch sử Việt Nam, phụ nữ là những người tham gia đơng đảo, tích cực vào
tất cả những hoạt động sản xuất. Những ca dao như “Thân em vất vả trăm bề...” hoặc
“em ơm bó mạ xuống đồng...”, “có con sáo đậu bờ rào, nhìn em tát nước hát chào líu
lo”, “Lúa tốt vì bởi có phân, vì tay em lấm, vì chân em mịn...” rõ ràng phản ánh sự thực
lịch sử về vai trò của người phụ nữ Việt Nam trong lao động. Những người viết sử nước
ngoài vào thế kỷ XVII và thế kỷ XVIII đã có những nhận xét : “Phụ nữ ở xứ này rất
năng động. Họ làm nhà làm gốm, chèo truyền, bán hàng, bật bông kéo sợi, dệt vải, may
vá quần áo, phần lớn công việc là do phụ nữ cáng đáng”.
Với tinh thần cần cù sáng tạo người phụ nữ lao động đã chăm lo đến công việc
chung một cách tự giác.
Lịch sử của nhiều ngôi làng trù mật ở Trung du đồng bằng ngày nay đã bắt đầu từ
ba thế kỷ trước, với điều ghi nhận về những người phụ nữ đầu tiên đã cùng với bà con
khai rừng, bạt đồi, đuổi thú, phát cỏ mà làm nên ấm no, thịnh vượng cho cả một vùng.
Lập được những thành tích lao động ấy hiển nhiên người phụ nữ phải có một đầu
óc lo liệu. Chỉ một việc đi cấy thơi, người phụ nữ cũng phải : “Trông trời, trông đất,
trông mây. Trơng mưa, trơng gió, trơng ngày, trơng đêm”. Trong q trình làm nơng
nghiệp đời này qua đời khác, ý thức lao động dần dần đi vào tình cảm trở thành bản chất
tốt đẹp của người phụ nữ. Lao động kiên trì, nhẫn nại trở thành lẽ sống của phụ nữ vì

chồng con, vì gia đình, vì đất nước.
Những cố gắng của phụ nữ được đền bù, kỹ năng lao động được rèn luyện, người
phụ nữ lao động cổ truyền Việt Nam đã nổi tiếng là khéo tay, và lúc nào đấy đã có
những sáng tạo thật độc đáo .
Với sự tham gia đông đảo, quan trọng và thường xuyên của người phụ nữ, nền
nông nghiệp Việt Nam xưa đã đạt được những thành tựu đáng kể. Hàng nghìn năm
trước, nơng nghiệp của ta đã giải quyết được việc chuyển vụ, tăng vụ. Lúa đã được
trồng đến 2 vụ, 3 vụ năm và hơn nữa tại một số vùng lên tới 4 vụ ở thế kỷ XIII. Nhiều
cây rau quả cũng đã được trồng trọt từ rất sớm ở Việt Nam. Và cùng với kết quả đó là
cả một kho tàng kinh nghiệm sản xuất đã được tích lũy xây dựng qua nhiều thế kỷ.
Người phụ nữ ngày xưa tầm tơ canh cửi là chủ nhân của những bánh xe quay sợi bằng
đất nung, đến những tấm gấm thời Lý... Đây là những người mà từ những thế kỷ đầu
công nguyên - theo sự ghi chép của sử liệu thành văn - đã lập được những kỷ lục về
trồng dâu nuôi tằm; một năm tám lứa, tơ lụa, sa the, lĩnh, láng mà nước ngoài chuộng


mua phần lớn đều sản xuất ra từ những bàn tay khéo léo của ng­ười phụ nữ lao động
Việt Nam.
Chính từ sự tham gia 1ao động sản xuất đã hình thành sức mạnh và vẻ đẹp tinh
thần của người phụ nữ.
Một hình ảnh nữa về người phụ nữ cổ truyền Việt Nam mà các nguồn tư liệu đều
thống nhất phản ánh, chính là người phụ nữ chủ gia đình.
Những đức tính quý báu đầu tiên của người phụ nữ gánh vác gia đình xa là trung
hậu đảm đang.
Đảm đang gia đình trong tình hình phải ln ln đối phó với thiên tai, địch họa,
người phụ nữ càng thông cảm gắn bó với bà con, xóm giềng thành một cộng đồng
nư­ơng tựa vào nhau, giúp đỡ lẫn nhau trong khó khăn hoạn nạn. Đức tính vị tha, khiêm
nhường thủy chung như nhất trở thành một truyền thống “thương người như thể thương
thân”.
Vơ vàn những điền hình trong văn học dân gian phản ánh tinh thần hy sinh của

ng­ười phụ nữ Việt Nam trong gia đình: “bên ướt mẹ nằm, bên ráo phần con” là điều
phổ biến.
Mặt khác, tính khiêm nhường, lịng vị tha, đức tính hy sinh và lịng u thương
sâu sắc của người phụ nữ tỏa ra trong gia đình, khiến cho người phụ nữ có một vị trí đặc
biệt. Xã hội xưa đối với người phụ nữ chủ gia đình đã biểu lộ sự kính nể.
Đơ hộ đất nước ta, bọn phong kiến phương Bắc tìm mọi cách đồng hóa dân tộc ta.
Vì vậy lịch sử Việt Nam cũng là lịch sử bảo vệ và phát triển nền văn hóa dân tộc, trong
đó người phụ nữ giữ vai trị rất tích cực. Trách nhiệm của các bà mẹ Việt Nam nuôi dạy
con cái từ tuổi bé thơ đến lúc trưởng thành, đã được xã hội ta từ xưa đánh giá cao “cha
sinh không bằng mẹ dưỡng”.
Những bài học, những kinh nghiệm đúc kết trong hàng nghìn năm lịch sử, những
tình cảm, tâm lý, đạo đức của dân tộc Việt Nam, một phần quan trọng do những phụ nữ
xưa gìn giữ và truyền thụ cho đời sau.
Đối với con người, người chồng, người yêu đi xa, hình ảnh người mẹ, người vợ
cũng là hình ảnh của quê hương đất nước, và cũng tạo nên những tình cảm dân tộc và
những hình ảnh tích cực trong đời sống xã hội.
Khái qt lại, những trang sử cũ và những nguồn tư liệu đã phản ánh hình tượng
người phụ nữ Việt Nam trong lịch sử:


- Lao động thông minh, cần cù
- Là trụ cột gia đình, ni già dạy trẻ
- Là người nghệ sĩ tài hoa, sáng tạo và bảo vệ văn hóa dân tộc.
- Là người chiến sĩ giữ nước kiên cường, bất khuất.
Lịch sử và dân tộc đã ghi nhận vai trò tích cực khả năng và cống hiến to lớn của
người phụ nữ Việt Nam trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước trên mọi lĩnh vực.
1.1.2 Quan niệm của chủ nghĩa Mác – Lênin về địa vị phụ nữ và giải phóng phụ
nữ
Các nhà sáng lập ra chủ nghĩa Mác - Lê-nin đã từng đưa ra các quan điểm về địa
vị, vai trò của người phụ nữ trong xã hội tư bản, phân tích những ngun nhân của sự

bất bình đẳng nam - nữ. Đây là những tư tưởng tiến bộ giúp vạch rõ xu hướng biến đổi
địa vị người phụ nữ theo hướng tiến tới sự bình đẳng nam nữ trong xã hội và tính tất
yếu của cách mạng xã hội chủ nghĩa đối với sự nghiệp giải phóng phụ nữ. Trên cơ sở
tiếp thu quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin, Hồ Chí Minh đã có một cái nhìn sâu sắc
và cách mạng về sự nghiệp giải phóng phụ nữ nói chung và giải phóng phụ nữ Việt
Nam
Quan điểm của C. Mác, Ph. Ăng-ghen, V. I. Lê-nin về địa vị người phụ nữ trong xã
hội tư bản
C. Mác và Ph. Ăng-ghen đã tố cáo chế độ bóc lột kiểu tư bản chủ nghĩa đối với
lao động nữ, đó là bóc lột lao động đến kiệt sức trong điều kiện không bảo đảm vệ sinh,
bệnh tật, tử vong,… sau khi họ được nhà tư bản mua về. Trong bộ Tư bản, C. Mác đã
chỉ ra: “Trong những tuần lễ cuối tháng Sáu 1863, tất cả các tờ báo hàng ngày ở Luân
Đôn đều đăng một tin với đề tài “giật gân”: “Death from simple overwork” (“Chết vì
lao động quá sức”)1. Nội dung bài viết nói về cái chết của chị công nhân may thời trang
Mê-ri An-nơ U-ô-cly, 20 tuổi, làm thuê trong một xưởng may thời trang đáng kính cho
hồng tộc, do một bà mang cái tên êm dịu là Ê-li-dơ làm chủ”.
Trong thực tế, phụ nữ phải lao động cực nhọc trong các công xưởng của tư bản
chủ nghĩa. Ngay cả những phụ nữ đang mang thai và nuôi con nhỏ cũng vẫn phải làm
việc cật lực, thậm chí, họ khơng được nghỉ cho con bú và khi con ốm. Người phụ nữ
phải đến công xưởng làm việc trong điều kiện hết sức tồi tệ do đồng lương ít ỏi, khơng
đủ ni sống gia đình. C. Mác cũng chỉ rõ, tỷ lệ mắc bệnh của người phụ nữ bao giờ
1

C. Mác và Ph. Ăng-ghen Toàn tập, tập 23, Nxb. Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội, 1993, tr.373.


cũng cao hơn so với nam giới (643/1000 người mắc bệnh lao phổi là đàn bà). Nguyên
nhân của tình trạng trên, theo C. Mác và Ph. Ăng-ghen là do chế độ lao động trong công
xưởng tư bản chủ nghĩa đã khơng tính đến những đặc điểm của phụ nữ và nam giới, tức
là giới chủ khơng nhìn thấy có sự khác biệt giữa phụ nữ và nam giới, bắt phụ nữ làm

việc lẫn lộn với đàn ông, khiến họ bị kiệt sức trong điều kiện không bảo đảm vệ sinh.
Giới chủ tư bản bóc lột sức lao động của phụ nữ bằng cách kéo dài thời gian lao
động của họ trong mơi trường thiếu vệ sinh, thiếu cả khí thở. Tình trạng phổ biến trong
cơng xưởng, “đó là chuyện những cơ gái thường làm việc trung bình một ngày 161/2
giờ và trong mùa may mặc thì thường làm việc một mạch 30 giờ không nghỉ”2.
Phụ nữ phải lao động trong điều kiện giống thú vật hơn là giống con người. Hậu
quả của tình trạng lao động nặng nhọc, thiếu an tồn mất vệ sinh là tình trạng yếu kém
về sức khỏe, suy sụp về tinh thần và thể xác, thậm chí bị tử vong của phụ nữ. Phải lao
động nặng nhọc trong điều kiện hết sức khắc nghiệt, bị đối xử cịn kém hơn cả súc vật,
phụ nữ chẳng có chút địa vị nào trong xã hội. Ngay cả ở nước Anh, đất nước của nền
hiện đại công nghiệp phát triển sớm nhưng phụ nữ vẫn phải làm những công việc tốn
nhiều sức lực, khơng có “thuyền thay cho ngựa”. Do vậy, địa vị người phụ nữ trong giai
đoạn chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh cũng như trong chủ nghĩa tư bản độc quyền vẫn
khơng có gì thay đổi. Phụ nữ bị biến thành nô lệ, thành công cụ lao động của giới tư
sản, dù họ không hề tiếc sức lao động của mình.
Địa vị người phụ nữ trong hơn nhân và gia đình. C. Mác và Ph. Ăng-ghen đã vạch
trần sự ghê tởm, đạo đức giả của hơn nhân và gia đình tư sản, trong đó, người phụ nữ
trở thành phương tiện và công cụ sản xuất, thành nô lệ của đàn ông: “Đối với người tư
sản, vợ hắn chẳng qua chỉ là một công cụ sản xuất. Cho nên nghe nói cơng cụ sản xuất
phải được đem dùng chung thì tất nhiên là hắn kết luận rằng chính đàn bà rồi cũng phải
chịu cái số phận chung là bị xã hội hóa... Các ngài tư bản của chúng ta chưa thỏa mãn là
đã sẵn có vợ và con gái của vơ sản để dùng, đó là chưa kể chế độ mãi dâm công khai,
các ngài ấy còn lấy việc cắm sừng lẫn nhau làm một thú vui đặc biệt…”3.
Ph. Ăng-ghen cũng chỉ rõ, người phụ nữ trong gia đình dưới chế độ tư hữu xét cho
cùng chỉ là mẹ của những đứa con kế thừa chính tài sản và dòng dõi của chồng, là người

2 3

,


C. Mác và Ph. Ăng-ghen Tồn tập, tập 23, Nxb. Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội, 1993, tr.373.


quản gia chính của chồng. Vì vậy, chế độ “1 vợ, 1 chồng” trong xã hội tư bản chủ nghĩa
chỉ riêng đối với đàn bà, không phải đối với đàn ơng. Nếu người vợ vượt ra ngồi khn
khổ ấy thì lập tức họ sẽ bị lên án, bị trừng phạt nghiêm khắc.
Không chỉ C. Mác và Ph. Ăng-ghen mà V. I. Lê-nin cũng tố cáo: dưới chế độ tư
bản chủ nghĩa, phụ nữ, tức một nửa nhân loại luôn bị hai tầng áp bức, ngay ở những
nước cộng hòa tư sản dân chủ nhất. Phần đơng các gia đình trong xã hội tư bản vẫn
chứa chất trong lịng nó vơ vàn những cảnh cơ cực, áp bức, bất công. V.I. Lê-nin viết:
“Hàng triệu và hàng triệu phụ nữ trong những gia đình như vậy đang sống (hoặc nói cho
đúng hơn đang bị đọa đầy) trong kiếp “gia nô”, ra sức lo ăn lo mặc cho cả gia đình bằng
từng xu nhỏ mà họ phải trả bằng những cố gắng phi thường hàng ngày và bằng “sự tiết
kiệm” tất cả mọi thứ, chỉ trừ có “tiết kiệm” lao động bản thân”4.
Như vậy, dưới chế độ tư bản chủ nghĩa, người phụ nữ phải chịu đựng một nghịch
lý, đó là: vai trị thì lớn nhưng địa vị thì thấp hèn trong cả gia đình và ngồi xã hội. Phụ
nữ phải gánh vác hầu như toàn bộ việc nhà nhưng vẫn phải đi làm như nam giới; người
phụ nữ cùng một lúc vừa phải tham gia lao động trong một nền sản xuất xã hội, vừa
đảm nhiệm mọi thứ công việc như nô lệ trong gia đình. Điều này thực sự mâu thuẫn và
xung đột vai trò của người phụ nữ (trong xã hội học gọi là xung đột “vai trò giới” của
người phụ nữ).
Quan điểm của C. Mác, Ph. Ăng-ghen và V.I. Lê-nin về con đường giải phóng phụ
nữ
Nguồn gốc của sự bất bình đẳng nam nữ:
Xét về mặt kinh tế, các nhà sáng lập ra chủ nghĩa Mác - Lê-nin cho rằng, quan hệ
xã hội giữa phụ nữ và nam giới do quan hệ kinh tế của họ quyết định - nguồn gốc của sự
thống trị của đàn ông đối với đàn bà. Phụ nữ có địa vị xã hội thấp kém hơn nam giới là
do địa vị kinh tế của họ thấp hơn địa vị kinh tế của nam giới. Quan điểm duy vật lịch sử
của chủ nghĩa Mác - Lê-nin khẳng định, khi cơ sở kinh tế của xã hội biến đổi thì tính
chất của mối quan hệ nam nữ về mặt xã hội cũng biến đổi theo. “Sự thống trị của đàn


4

V. I. Lê-nin Toàn tập, tập 23, Nxb. Tiến bộ Mát-xcơ-va, 1980, tr.173.


ông trong hôn nhân chỉ đơn thuần là kết quả của sự thống trị của họ về mặt kinh tế, và
sẽ tiêu vong cùng với sự thống trị về kinh tế”5.
Lịch sử xã hội loài người cho thấy, trong nền kinh tế cộng sản nguyên thủy do đàn
bà nắm giữ kinh tế thì đồng thời họ cũng nắm quyền cai quản xã hội và gia đình. Nhưng
khi sự thống trị kinh tế của đàn bà bị mất và đàn ông nắm lấy quyền thống trị thì sự
thống trị ấy trở nên phổ biến không chỉ trong nền sản xuất vật chất mà cả trong hơn
nhân và gia đình. Như vậy, khi cơ sở kinh tế biến đổi thì những đặc điểm và tính chất
của mối quan hệ nam nữ tương ứng với nó cũng thay đổi.
Chủ nghĩa Mác cho rằng, mối quan hệ quyết định nhất đối với sự bất bình đẳng
nam nữ là kinh tế, nhưng nó khơng phải là ngun nhân duy nhất mà cịn có yếu tố phi
kinh tế, tác động qua lại với nhau. Trình độ nhận thức, văn hóa và các phong tục tập
quán phản ánh sự bất bình đẳng giữa phụ nữ và nam giới đã ăn sâu vào đầu óc con
người thành tư tưởng “trọng nam, khinh nữ”. Những phong tục tập quán lạc hậu, cổ hủ
được khuyến khích duy trì để trói buộc, đầy đọa người phụ nữ, dần dần trở thành quy
tắc, thơng lệ khơng cần có pháp luật bảo vệ, nó vẫn có tác động cưỡng chế, điều chỉnh
hành vi ứng xử của người đàn ông đối với đàn bà ngay cả khi cơ sở kinh tế của sự bất
bình đẳng nam nữ bị phá bỏ.
Quan điểm của C. Mác, Ph. Ăng-ghen và V.I. Lê-nin về giải phóng phụ nữ được
thể hiện qua việc thực hiện cuộc cách mạng về lý luận giải phóng phụ nữ. Các nhà sáng
lập ra chủ nghĩa Mác - Lê-nin đã vạch rõ xu hướng biến đổi địa vị người phụ nữ theo
hướng tiến tới sự bình đẳng nam nữ trong xã hội và tính tất yếu của cách mạng xã hội
chủ nghĩa đối với sự nghiệp giải phóng phụ nữ. Q trình đó diễn ra khách quan, bắt
nguồn từ sự biến đổi trong lòng phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa tất yếu sẽ bị diệt
vong và phương thức sản xuất cộng sản chủ nghĩa sẽ ra đời. Quy luật đó tác động trực

tiếp tới địa vị và vai trò của phụ nữ trong xã hội. Ph. Ăng-ghen chỉ ra xu hướng biến đổi
của xã hội tư bản cùng với nó là sự biến đổi trong mối quan hệ xã hội của phụ nữ và
nam giới. Cụ thể là:
Phải xóa bỏ chế độ tư hữu tư nhân về tư liệu sản xuất, xây dựng chế độ cơng hữu
chính là thủ tiêu sự lệ thuộc kinh tế của người đàn bà đối với người đàn ông. Điều này
sẽ tạo ra cơ sở quan trọng nhất để xây dựng gia đình bình đẳng giữa vợ và chồng.

5

C. Mác và Ph. Ăng-ghen Toàn tập, tập 21, Nxb. Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội, 1993, tr.127


Không thể cột chặt người phụ nữ vào công việc gia đình, phải đưa họ tham gia vào
nền sản xuất xã hội. Xã hội cần phải giúp phụ nữ giảm nhẹ gánh nặng cơng việc gia
đình, lao động gia đình phải trở thành bộ phận của lao động xã hội.
Phải đồng thời xây dựng hơn nhân và gia đình tiến bộ, hơn nhân tự nguyện trên cơ
sở tình u chân chính chứ khơng bị lợi ích kinh tế chi phối.
Ngồi ra, còn phải chú ý đến các “điều kiện xã hội” quan trọng khác, như xóa bỏ
phong tục tập quán lạc hậu, tâm lý coi thường phụ nữ.
V.I. Lê-nin đã kế thừa, phát triển và vận dụng sáng tạo lý luận của Chủ nghĩa Mác
vào thực tiễn cách mạng ở nước Nga. Sau khi chính quyền Xơ viết được thành lập, V.I.
Lê-nin đã có nhiều chủ trương thúc đẩy từng bước thực hiện sự nghiệp giải phóng phụ
nữ. Theo V.I. Lê-nin, để tiến tới giải phóng phụ nữ, cần phải thực hiện các chính sách
sau: Một là, hủy bỏ pháp luật tư sản, ban hành pháp luật mới, tôn trọng quyền bình đẳng
nam nữ. Hai là, khơng chỉ giải phóng phụ nữ bằng pháp luật, để phụ nữ thực sự bình
đẳng, có quyền tham gia quyết định vận mệnh của đất nước mình, phải đưa phụ nữ trực
tiếp tham gia quản lý đất nước, xây dựng, củng cố quốc phòng. Ba là, khơng chỉ giải
phóng phụ nữ, ở ngồi xã hội mà cịn giải phóng họ ngay trong gia đình, vì chính nơi
đây gánh nặng cơng việc nội trợ đè lên vai họ, làm cho họ không thể phát triển như nam
giới.

Quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lê-nin đã vạch rõ: để giải phóng xã hội đồng thời
giải phóng phụ nữ trong điều kiện chính quyền đã giành về tay giai cấp công nhân liên
minh với nông dân và trí thức thì điều kiện cần thiết và quan trọng là phải thực hiện
những bước quá độ để xây dựng cơ sở kinh tế cho một xã hội xã hội chủ nghĩa. Sự
nghiệp giải phóng phụ nữ gắn liền với sự nghiệp giải phóng giai cấp và giải phóng xã
hội.
Như vậy, lý luận về giải phóng con người, giải phóng phụ nữ của chủ nghĩa Mác Lê-nin không chỉ thấm đượm bản chất nhân văn, nhân đạo sâu sắc mà cịn vượt lên tầm
cao mà trước đó tư tưởng của nhân loại chưa thể vươn tới, đó là quan điểm duy vật lịch
sử coi con người là thực tiễn, là chủ thể duy nhất có khả năng nhận thức và cải tạo thế
giới.


1.1.3 Bài học về tập hợp lực lượng trong các phong trào yêu nước, phong trào
cách mạng Việt Nam và thế giới.
Tổng kết phong trào cách mạng ở Việt Nam, năm 1858, thực dân Pháp tấn công
bán đảo Sơn Trà, mở đầu cho thời kỳ cai trị và áp bức của chúng đối với dân tộc ta
trong suốt gần 80 năm trời ròng rã rất nhiều phong trào yêu nước nổ ra như các phong
trào yêu nước như Cần Vương, Văn Thân, Yên Thế cuối thế kỷ XIX, đến các phong
trào Đông Du, Duy Tân, chống thuế đầu thế kỷ XX … nhưng thất bại. Hồ Chí Minh đã
cảm nhận được những hạn chế trong chủ trương tập hợp lực lượng của các nhà yêu
nước tiền bối, đặc biệt là trong vấn đề tập hợp lực lượng (như cụ Phan Bội Châu chủ
trương tập hợp 10 hạng người chống Pháp là : quý hào, quý tộc, nhi nữ, anh sĩ, du đồ,
hồi đảng, thơng ngơn, kí lục, bồi bếp, tín đồ thiên chúa giáo nhưng thiếu công nhân và
nông dân) và trong việc nắm bắt những đòi hỏi khách quan của lịch sử trong giai đọan
này, Người rút ra những bài học kinh nghiệm đấu tranh khơng thể khơng có sự đoàn kết
chặt chẽ của những người cùng khổ thành khối vững chắc,và Người cũng thấy rõ yêu
cầu khách quan của sự đồn kết thống nhất tồn dân khơng biệt “già trẻ gái trai” đồn
kết một lịng trên cơ sở có đường lối đấu tranh cách mạng đúng đắn, khoa học.
Tổng kết phong trào cách mạng trên thế giới , đặc biệt là thắng lợi của cách
mạng tháng 10 Nga (1917) Hồ Chí Minh nhận ra nhiều yếu tố, nhiều điều mới trong đó

nếu những người Bơn-Sê-Vích Nga khơng thực hiện đồn kết rộng rãi thì khơng thể
đánh thắng 14 nước đế quốc, khơng thắng nổi thù trong, giặc ngồi để bảo vệ Nhà nước
Xô Viết non trẻ đầu tiên vừa mới ra đời – đây là bài học cho sự huy động, tập hợp, đoàn
kết lực lượng quần chúng cơng nơng đơng đảo khơng phân biệt giới tính để giành và giữ
chính quyền cách mạng. Chính những điều trên đã giúp Người hiểu sâu sắc thế nào là
một cuộc “cách mạng đến nơi” để chuẩn bị lãnh đạo nhân dân Việt Nam đi vào con
đừơng cách mạng những năm sau này.
1.2 Quan điểm của Hồ Chí Minh về vai trò của phụ nữ
Trên cơ sở tiếp thu và phân tích sâu sắc về đăc điểm và truyền thống người phụ nữ
Việt Nam trong lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc, quan niệm của
chủ nghĩa Mác – Lênin về địa vị phụ nữ và giải phóng phụ nữ và những bài học về tập
hợp lực lượng trong các phong trào yêu nước, phong trào cách mạng Việt Nam và thế
giới, Hồ Chí Minh đánh giá rất cao vai trị, vị trí của người phụ nữ Việt Nam trong gia
đình và ngồi xã hội.


1.2.1 Vai trị của phụ nữ trong gia đình
Hồ Chí Minh từng nói: “Nhiều gia đình cộng lại mới thành xã hội, xã hội tốt thì
gia đình càng tốt, gia đình tốt thì xã hội mới tốt”6 . Cũng chính từ quan điểm đó,
Người đã đánh giá cao vai trị của người phụ nữ Việt Nam đối với gia đình và xã hội.
Gia đình là bức tranh thu nhỏ của xã hội, trong đó bộc lộ đầy đủ và rõ ràng địa
vị của người phụ nữ. Trong gia đình, người phụ nữ đóng vai trị quan trọng, trách
nhiệm của họ là rất lớn: duy trì và phát triển nịi giống, ni dưỡng sức người và
sức lao động v.v..
Theo Hồ Chí Minh, vai trị của người phụ nữ trong gia đình và ngoài xã hội là
thống nhất, bổ sung cho nhau. Vai trò của người phụ nữ trong xã hội được bắt
nguồn từ chính vai trị của họ trong gia đình. Tạo hóa đã ban cho người phụ nữ
chức năng sinh đẻ và ni dạy con cái, chăm sóc và vun trồng những mầm non của
đất nước, bảo tồn và phát triển nịi giống hơn nữa trong gia đình gánh nặng công
việc nhà luôn đè nặng lên họ.

Người khẳng định: “Phụ nữ gặp nhiều khó khăn về gia đình, con cái”7. Hồ Chí
Minh ln có sự cảm thơng sâu sắc đối với những khó khăn, vất vả của người phụ nữ.
Người phụ nữ có ảnh hưởng rất lớn tới hạnh phúc và sự ổn định của gia đình. Với
vai trị là người vợ hiền, họ luôn là người hiểu chồng, sẵn sàng chia ngọt sẻ bùi, cũng
như những đắng cay cùng chồng. Trong những năm tháng đất nước có chiến tranh,
thấm nhuần lời dạy của Hồ Chí Minh, vì nghĩa lớn mà gác tình riêng, hàng triệu phụ
nữ đã động viên, khuyến khích chồng con ra trận. Ghi nhận sự hy sinh và đóng góp
to lớn của chị em phụ nữ cho cách mạng, Hồ Chí Minh viết: “Phụ nữ tham gia sản
xuất, khuyến khích chồng con ra mặt trận” 8
Đảm đang, cần cù trong lao động, anh hùng bất khuất trong đấu tranh chống
giặc ngoại xâm, nhân nghĩa thủy chung trong quan hệ gia đình, xóm làng, đó chính
là những nét điển hình tốt đẹp của phụ nữ Việt Nam từ ngàn xưa để lại. Từ đó đến
nay, người phụ nữ ln có mặt trong hầu hết các lĩnh vực của đời sống xã hội, nhưng
họ lại không hề quên trách nhiệm làm vợ, làm mẹ của mình. Người phụ nữ bên cạnh

6

Hồ Chí Minh (2000): Tồn tập, tập 9, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tr523
Hồ Chí Minh (2000): Tồn tập, tập 8, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tr 185
8
Hồ Chí Minh (2000): Tồn tập, tập 3, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tr 438
7


những đóng góp cho xã hội thơng qua các cơng việc chun mơn của mình cịn là
nhân tố tích cực, thậm chí quyết định cho một “gia đình tốt” như Hồ Chí Minh từng
khẳng định.
1.2.2 Vai trị của phụ nữ trong lao động sản xuất
Phụ nữ khơng chỉ có vai trị trong gia đình mà cịn có vai trị rất lớn trong
lao động sản xuất và trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Họ đã tham gia vào

các hoạt động lao động sản xuất và đạt được nhiều thành tích cao trong lao động sản
xuất. Vì vậy, Hồ Chí Minh khẳng định phụ nữ là lực lượng lao động quan trọng trong
xã hội, là một trong những đội quân chủ lực tạo ra của cải vật chất làm giàu cho xã hội.
Vai trò của người phụ nữ được thể hiện trên tất cả các lĩnh vực lao động
sản xuất: trong sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, cũng như trên các lĩnh vực văn
hóa xã hội. Về điều này, Hồ Chí Minh khẳng định:
Chị em phụ nữ nơng thơn thi đua góp sức hồn thành tốt cải cách ruộng đất và
lập những tổ đổi công tốt. Chị em công nhân và cơng chức thi đua làm trịn nghĩa vụ
của mình. Chị em trí thức thi đua góp phần vào việc phát triển văn hóa.
Có được kết quả trong lao động sản xuất là nhờ sự cố gắng vươn lên, khơng
quản ngại khó khăn vất vả của bản thân phụ nữ.
Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, chị em phụ nữ hai miền đã thực
hiện tốt các phong trào thi đua “năm tốt”, “ba đảm đang”. Các phong trào này đã có
tác dụng to lớn trong việc đẩy mạnh sản xuất phục vụ chiến đấu chống Mỹ, cứu
nước. Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, phụ nữ miền Bắc không chỉ thi
đua “mỗi người làm việc bằng hai người vì miền Nam ruột thịt”, mà cịn thi đua góp
phần vào các phong trào “Ba đảm nhiệm”, “Ba sẵn sàng”, “Đẩy mạnh sản xuất, bảo vệ
sản xuất và phục vụ chiến đấu”. Những phong trào thi đua đó đã phát huy phẩm chất
đạo đức của phụ nữ, góp phần quan trọng vào thắng lợi của cuộc kháng chiến chống
Mỹ. Hồ Chí Minh khẳng định:
“Phong trào năm tốt” của phụ nữ miền Nam, phong trào “ba đảm đang” của phụ
nữ miền Bắc là những phong trào yêu nước nồng nàn và rộng khắp, lôi cuốn đông
đảo phụ nữ hai miền thi đua sản xuất, phục vụ chiến đấu, góp phần to lớn vào sự
nghiệp chống Mỹ, cứu nước của toàn dân 9.

96

, Hồ Chí Minh (2000): Tồn tập, tập 12, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tr 149, tr.38



Trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, Hồ Chí Minh thấy và
đánh giá rất cao việc có nhiều phụ nữ biết điều khiển máy tiện, máy khoan, máy dệt
tối tân; trên các cơng trường có nữ thanh niên, có các cháu gái biết lái máy xúc, lái xe
vận tải; “ở mỏ than Hòn Gai, chị em làm ở Cọc 6, chỉ trong mấy ngày đã nâng mức
đẩy xe từ 32 xe lên 335 xe một ca”10.
Đặc biệt trong sự nghiệp cơng nghiệp hóa đất nước, Hồ Chí Minh đã kịp thời
biểu dương những đóng góp của phụ nữ có những tiến bộ lớn, nhất là các cháu thanh
niên gái đã trở thành công nhân, tổ trưởng chiến sĩ thi đua ở các xí nghiệp như mỏ
thiếc Cao Bằng, khu gang thép Thái Nguyên…Trong điện gửi Đại hội phụ nữ Ba đảm
đang, năm 1966, Hồ Chí Minh viết: “Bác vui lòng thay mặt Trung ương Đảng và
Chính phủ thân ái gửi lời khen ngợi các chị em phụ nữ ba đảm đang11” . Hồ Chí Minh
khẳng định chị em phụ nữ khơng chỉ có vai trị trong các lĩnh vực lao động sản xuất ra
của cải vật chất mà cịn có vai trị rất lớn trong việc sáng tạo ra các giá trị văn hóa tinh
thần. Người khẳng định: “Trong phong trào phát triển bình dân học vụ, phụ nữ chiếm
một phần rất lớn trong số người dạy cũng như trong số người học”12
Hồ Chí Minh ln đáng giá rất cao vai trị của phụ nữ trong lĩnh vực giáo dục
và trong nghiên cứu khoa học. Tại Đại hội giáo dục phổ thơng tồn quốc, năm 1956,
Hồ Chí Minh khẳng định: “Sau này cơng tác giáo dục phần nhiều phải do phụ nữ đảm
nhiệm” 13.
Có thể nói, ngay từ rất sớm, Hồ Chí Minh ln quan tâm đào tạo phụ nữ để họ
trở thành những người công dân vừa biết lao động chân tay vừa biết lao động trí óc,
tạo mọi điều kiện để phụ nữ học văn hóa, nghiên cứu khoa học, kĩ thuật, nâng cao
trình độ, vươn lên làm chủ bản thân và làm chủ xã hội. Với sự quan tâm và chỉ đạo sâu
sắc của Hồ Chí Minh, tỉ lệ lao động nữ ngày càng tăng lên trong tất cả các ngành
nghề. Chị em phụ nữ đã ngày càng hăng hái tham gia lao động sản xuất ra nhiều giá trị
vật chất và tinh thần, góp phần to lớn vào cơng cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước.
1.2.3 Vai trò của phụ nữ trong đấu tranh chống giặc ngoại xâm
Trong quá trình ra đi tìm đường cứu nước, Hồ Chí Minh đã nhận thấy một
trong những nhân tố quyết định thắng lợi của cách mạng Việt Nam là sự tham gia của
10 8


, Hồ Chí Minh (2000): Tồn tập, tập 8, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tr 88; tr.137

12

Hồ Chí Minh (2000): Tồn tập, tập 6, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tr 432


phụ nữ. Người khẳng định: “An Nam cách mệnh cũng phải có nữ giới tham gia mới
thành cơng”14. Theo Người, “phụ nữ ta chẳng tầm thường, đánh Đông, dẹp Bắc làm
gương để đời”15 . Trong thời kì hoạt động bí mật, “nhiều chị em đã giác ngộ tham
gia hoạt động cách mạng rất dũng cảm, mặc dầu muôn ngàn nguy hiểm, gian khổ, rất
nhiều chị em đã bảo vệ cách mang rất gan góc. Thời kì đó, ở Việt Bắc, “đã có rất nhiều
chị em phụ nữ các dân tộc thiểu số khơng những vượt ngàn gian khổ, mà cịn gạt bỏ
cả mê tín, để bảo vệ cách mạng và cán bộ hoạt động cách mạng”16. Hồ Chí Minh
khẳng định phụ nữ nước ta đã có nhiều đóng góp cho cách mạng, có nhiều tiến bộ như
chị Nơng Thị Trưng ở Cao Bằng đã từng nuôi giấu cán bộ cách mạng, chị Má Thị
Phảy ở Lạng Sơn đã bất chấp nguy hiểm, nhiều lần vượt biên giới làm liên lạc cho
cách mạng, rồi những tấm gương anh dũng hy sinh của chị Nguyễn Thị Minh
Khai, chị Võ Thị Sáu…
Cách mạng Tháng Tám thành công, đất nước giành độc lập chưa được bao lâu
thì nhân dân ta lại một lần nữa đứng lên chống thực dân Pháp xâm lược. Trong
những năm kháng chiến, có rất nhiều phụ nữ đã bất chấp mọi hy sinh gian khổ, che
giấu, canh gác, bảo vệ cán bộ cách mạng. Các mẹ, các chị đã đào hầm bí mật để ni
giấu cán bộ “từ lúc tóc còn xanh, đến khi phơ phơ đầu bạc” vẫn giữ vững lòng thủy
chung sắt son với cách mạng, nhiều chị em phụ nữ các dân tộc thiểu số không những
vượt ngàn gian khổ, mà cịn gạt bỏ cả mê tín, để bảo vệ cách mạng và cán bộ hoạt
động cách mạng” 17.
Ngày 8/3/1952, khi cuộc kháng chống thực dân Pháp của nhân dân ta bước vào
giai đoạn quyết liệt, nhân ngày Quốc tế phụ nữ, Hồ Chí Minh đã viết thư gửi cho chị em

phụ nữ trong nước và chị em kiều bào ngồi nước, trong đó có đoạn:
Hai Bà Trưng đã để lại cho phụ nữ Việt Nam một truyền thống vẻ vang là dũng
cảm kháng chiến. Liên đoàn phụ nữ dân chủ quốc tế giúp phụ nữ Việt Nam bồi dưỡng
truyền thống ấy, hăng hái đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc xâm lược. Phụ nữ Việt
Nam đã xứng đáng là con cháu của Hai Bà Trưng và là lực lượng trong quốc tế phụ
nữ18.
14

Hồ Chí Minh (2000): Tồn tập, tập 2, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tr 289

15

Hồ Chí Minh (2000): Tồn tập, tập 3, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tr 222

16 12

, Hồ Chí Minh (2000): Tồn tập, tập 8, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tr 87

17

Hồ Chí Minh (2000): Tồn tập, tập 10, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tr 87

18 18

Hồ Chí Minh (2000): Tồn tập, tập 6, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tr 431


Khi nước ta bước vào cuộc kháng chiến chống Mỹ, một đế quốc có tiềm lực kinh
tế, quân sự kĩ thuật rất mạnh, một cuộc chiến đấu hết sức gay go và quyết liệt, đáp lại
lời kêu gọi của Hồ Chí Minh, phụ nữ ta ra sức phát huy hơn nữa truyền thống dũng cảm,

đảm đang, cùng toàn quân, toàn dân bảo vệ độc lập tự do cho Tổ quốc, đưa sự nghiệp
chống Mỹ cứu nước đến thắng lợi hoàn toàn, chị em phụ nữ đã tỏ rõ sức mạnh và khả
năng của mình trên mọi lĩnh vực.
Ở Miền Nam, chị em phụ nữ đã trở thành lực lượng đông đảo trong các cuộc đấu
tranh cách mạng: kiên trì, bền bỉ, ngoan cường, những đội quân tóc dài đã gan dạ xơng
pha, bất chấp gian khổ, đấu tranh địi thi hành Hiệp định Giơnevơ, biến những buổi tối
tố cộng của địch thành những buổi tố cáo, vạch trần âm mưu, tội ác của bọn tay sai. Hồ
Chí Minh rất tự hào về những thành tích của chị em phụ nữ miền Nam. Người viết:
Miền Nam anh hùng có đội quân đấu tranh chính trị gồm hàng vạn chiến sĩ tồn
là phụ nữ. Họ rất mưu trí và dũng cảm làm cho địch phải khiếp sợ và gọi đó là “đội
quân tóc dài”. Phó tư lệnh giải phóng qn là cơ Nguyễn Thị Định. Cả thế giới chỉ có ta
có vị tướng gái như vậy. Thật là vẻ vang cho miền Nam, cho cả dân tộc ta19.
Ở miền Bắc, chị em phụ nữ đã hăng hái thi đua thực hiện phong trào “Ba đảm
đang” chống Mỹ, cứu nước và xây dựng chủ nghĩa xã hội. Chị em vừa chiến đấu, vừa
sản xuất, chi viện sức người, sức của cho miền Nam, làm tròn vai trò là hậu phương
vững chắc cho cả nước. Hồ Chí Minh đã nhiều lần gửi thư khen gợi phụ nữ miền Bắc đã
chiến đấu dũng cảm bắn rơi nhiều máy bay địch, bắn cháy nhiều tàu chiến Mỹ, cùng
nhiều thành tích chiến đấu khác. Người khẳng định:
Trong phong trào thanh niên xung phong chống Mỹ, cứu nước, nhiều cháu thanh
niên gái Vĩnh Linh vừa sản xuất giỏi, vừa chiến đấu giỏi, tổ cầu đường Trần Thị Lý ở
Quảng Bình và tiểu đội 9, đại đội 814 đã đảm bảo tốt giao thông dưới làn bom đạn, đội
quân gái ở Nam Ngạn đã góp phần bắn đươc nhiều máy bay giặc Mỹ, v.v..
Các bà mẹ chiến sĩ đã khuyến khích con cháu mình vào bộ đội đánh giặc cứu
nước. Ngồi ra, ân cần, ni nấng, giúp đỡ và bảo vệ cán bộ và chiến sĩ khác như con
cháu của mình. Như bà mẹ Suốt ở Quảng Bình đã xơng pha bom đạn, khơng sợ sóng to,
gió lớn, suốt ngày đêm chèo thuyền đưa bộ đội qua sông để chiến đấu. Bà mẹ Cần
người Thái ở Sơn La có 6 người con thì 2 con đi bộ đội, 4 vào du kích, bản thân mẹ
19 19

Hồ Chí Minh (2000): Tồn tập, tập 12, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tr 149



cũng hăng hái vào bạch đầu quân. Bà mẹ Đích ở Thái Bình đã cho cả 4 đứa con trai và 1
người con rể vào bộ đội. Bản thân bà mẹ vừa lo việc nhà cho các con, vừa hăng hái giúp
đỡ gia đình chiến sĩ. Mẹ Đích rất tự hào là cả nhà gồm có 4 con trai, 2 con gái, 1 con rể
đều vẻ vang được tham gia Đảng lao động Việt Nam 20 .
Hồ Chí Minh ln đánh giá cao vai trò của các bà mẹ đã anh dũng che chở cho
bộ đội, khuyến khích chồng, con đi chiến đấu, cắn răng chịu đựng những mất mát đau
thương. Người nói:
Hồ Chí Minh ln khẳng định lực lượng phụ nữ là một bộ phận không thể tách
rời của cách mạng, một trong những nhân tố quan trọng bảo đảm mọi thắng lợi của sự
nghiệp đấu tranh vì độc lập, tự do của dân tộc, vì hạnh phúc của nhân dân. Người đã
tặng phụ nữ Việt Nam 8 chữ vàng: “Anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang”.
Hồ Chí Minh khẳng định: “Non sơng gấm vóc Việt Nam do phụ nữ ta, trẻ cũng
như già, ra sức dệt thêu mà thêm tốt đẹp, rực rỡ”21. Đó cũng là lời khẳng định vị trí,
vai trị của phụ nữ trong sự nghiệp xây dựng đất nước.
Như vậy, cùng với nam giới, phụ nữ đã tích cực tham gia đấu tranh chống
giặc ngoại xâm. Đây là truyền thống của phụ nữ Việt Nam. Như Hồ Chí Minh đã chỉ
rõ: vai trị của phụ nữ khơng chỉ thể hiện ở lịng căm thù giặc ngoại xâm, động viên và
hy sinh để chồng con yên tâm cầm súng ra mặt trận, mà còn trực tiếp tham gia cầm
súng đánh giặc, họ đã có nhiều hy sinh, đóng góp cho sự nghiệp đấu tranh giành và giữ
độc lập chủ quyền dân tộc.
1.2.4 Vai trò của phụ nữ trong quản lý nhà nước
Hồ Chí Minh là người ln quan tâm phát huy vai trị của người phụ nữ trong
các công việc quản lý nhà nước. Ngay trong phiên họp đầu tiên của Chính phủ
(3/9/1945), Hồ Chí Minh nói: “Tất cả cơng dân trai gái 18 tuổi đều có quyền ứng cử và
bầu cử”

22


. Ngày 1/6/1946, lần đầu tiên trong lịch sử nước ta, phụ nữ được cầm lá

phiếu trực tiếp bầu những người có đức, có tài đại diện cho mình vào trong chính
quyền cách mạng. Đây cũng là lần đầu tiên, phụ nữ Việt Nam được thực hiện quyền
cơng dân của mình.

20

Hồ Chí Minh (2000): Tồn tập, tập 6, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tr 149

21

Hồ Chí Minh (2000): Tồn tập, tập 6, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tr 432

22

Hồ Chí Minh (2000): Tồn tập, tập 4, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tr 8


Ngay sau tổng tuyển cử, Hồ Chí Minh đã giới thiệu vào Quốc hội khóa I Nước
Việt Nam Dân chủ Cộng hòa một số chị em tiêu biểu như giáo sư Nguyễn Thị
Thục Viên, bà Tơn Thị Quế...Từ đó đội ngũ cán bộ nữ tham gia vào các cơ quan lãnh
đạo từ cấp Trung ương đến cơ sở ngày càng nhiều, đóng góp to lớn vào sự nghiệp bảo
vệ và xây dựng đất nước.
Hồ Chí Minh rất quan tâm đến cơng tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, trong đó
có cán bộ nữ, bố trí cán bộ nữ vào các cương vị lãnh đạo của Đảng, Nhà nước ở các
cấp, các ngành và do đó, tỉ lệ phụ nữ tham gia vào các công việc quản lý ngày càng
nhiều. Hồ Chí Minh khẳng định sau khi nước nhà giành được độc lập, phụ nữ Việt
Nam đã tiến bộ rõ về mọi mặt, tiến bộ rõ rệt nhất là phụ nữ tham gia chính quyền
ngày càng nhiều, dưới chế độ mới, chị em phụ nữ đã được bình quyền về kinh tế,

chính trị, văn hóa.
Theo Hồ Chí Minh, chị em phụ nữ không thua kém nam giới trong mọi lĩnh vực
nếu như họ được tạo điều kiện thuận lợi. Người nói: “Trong hàng ngũ vẻ vang
những anh hùng quân đội, anh hùng lao động, chiến sĩ thi đua và lao động tiên tiến đều
có phụ nữ”23. Trong các họat động văn hóa - xã hội, chị em phụ nữ cũng đã khơng
ngừng học tập, nâng cao trình độ. Theo Hồ Chí Minh, “chính từ những cố gắng
trong học tập nâng cao trình độ văn hóa, chun mơn nghiệp vụ mà hàng vạn phụ nữ
đã trở thành chuyên gia các ngành và là cán bộ lãnh đạo, làm giám đốc và phó
giám đốc các xí nghiệp, chủ nhiệm hợp tác xã nhà nước, chủ tịch ủy ban hành chính, bí
thư chi bộ Đảng”24 , “có người gánh vác những trách nhiệm nặng như làm thẩm phán,
chánh án”25.
Hồ Chí Minh rất vui mừng khi trong Quốc hội, trong hội đồng nhân dân các
cấp, trong các cơ quan Đảng, Nhà nước, trong các đơn vị sản xuất, trường học, bệnh
viện, tỉ lệ cán bộ nữ làm việc ngày càng nhiều. Năm 1949, trong Thư gửi đồng bào
Nghệ An, Hồ Chí Minh viết: “Tơi rất vui lịng rằng xã nào cũng có phụ nữ tham gia
hội đồng nhân dân. Phụ nữ tham gia chính quyền nhiều hơn và thiết thực hơn” 26.
Người đưa ra nhiều tấm gương phụ nữ điển hình trong cơng tác quản lý như: “Cơ
Nguyễn Thị Hoa ở Hịa Bình là ủy viên tỉnh, cơ Bùi Thị Na, Hồng Thị Viện là chủ
23

Hồ Chí Minh (2000): Tồn tập, tập 11, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tr 256

24

Hồ Chí Minh (2000): Tồn tập, tập 12, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tr 149

25

Hồ Chí Minh (2000): Tồn tập, tập 10, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tr 184


26

Hồ Chí Minh (2000): Tồn tập, tập 8, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tr 185


nhiệm hợp tác xã giỏi. Lộ Thênh Sùi là chủ tịch ủy ban hành chính xã kiêm bí thư
chi bộ”27.
Như vậy, theo Hồ chí Minh, cũng như nam giới, phụ nữ có thể đảm nhiệm
và hồn thành tốt những cơng việc lớn của đất nước, của cách mạng, có khả năng tham
gia làm tốt các công việc quản lý. Với quan niệm như vậy, Người ln quan tâm
đến vị trí, vai trò của phụ nữ trong các tổ chức của hệ thống chính trị, mong muốn
ngày càng nhiều chị em tham gia cơng tác trong các cấp ủy Đảng, chính quyền cũng
như trong các tổ chức quần chúng do Đảng tổ chức và lãnh đạo.
1.3. Quan điểm của Hồ Chí Minh về sự cần thiết phải giải phóng phụ nữ
Ngay từ rất sớm, Hồ Chí Minh đã nhận thấy trong suốt chiều dài lịch sử người
phụ nữ có một vai trị rất lớn trong gia đình và ngồi xã hội, tuy nhiên họ ln phải chịu
nhiều thiệt thịi bất cơng . Trong xã hội cũ, phụ nữ thường bị coi thường, bị coi khinh và
bị ngược đãi. Thậm chí ngay cả khi cách mạng Tháng Tám đã thành công, trong xã hội
vẫn cịn có tình trạng phụ nữ bị phân biệt đối xử bất bình đẳng.
Trong xã hội cũ, xã hội phong kiến, phụ nữ nói chung khơng được tơn trọng
trong gia đình cũng như ở ngồi xã hội. Về điều này, Hồ Chí Minh viết: “Dưới chế độ
phong kiến và thực dân phụ nữ bị áp bức tàn tệ. Ngồi xã hội họ bị xem khinh như nơ
lệ. Trong gia đình họ bị kìm hãm trong xiềng xích “tam tịng”. Có thể nói, dưới chế độ
phong kiến, người phụ nữ bị áp bức bóc lột, bị khinh rẻ, ngược đãi đến mức mất cả tư
cách làm người, quyền hành quốc gia tập trung vào tay vua, trong gia đình thì tập trung
vào tay người đàn ơng. Hơn thế nữa, giai cấp phong kiến cịn duy trì đạo “tam tịng”,
“tứ đức”. Cơng bằng mà nói, những giá trị đạo đức này có nhiều điểm tích cực đối với
người phụ nữ trong việc tu dưỡng, rèn luyện để làm tốt chức năng của người mẹ, người
vợ trong gia đình. Song, dưới chế độ phong kiến đạo “tam tòng”, “tứ đức” lại là công
cụ của giai cấp thống trị, của người đàn ông để áp bức tinh thần đối với phụ nữ.

Ở Việt Nam, dưới chế độ thực dân, phụ nữ bị áp bức, bóc lột nặng nề. Họ khơng
được hưởng những thành quả lao động do bàn tay, khối óc của mình làm ra.
Cơng lao của họ rất lớn nhưng họ khơng có vị trí xứng đáng nào trong xã hội. Chủ nghĩa
thực dân đã không từ một hành động bạo ngược nào để áp bức, bóc lột phụ nữ. Chị
em phụ nữ bị coi như súc vật, bị đánh đập, bị hành hạ, bị bóc lột một cách thê

27

Hồ Chí Minh (2000): Tồn tập, tập 11, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tr 214


thảm. Cùng một công việc làm như nhau nhưng tiền lương của phụ nữ bao giờ cũng
thấp hơn nam giới. Sinh đẻ là chức năng của phụ nữ, nhưng khi chị em sinh đẻ lại
khơng được nghỉ, thậm chí có nguy cơ mất việc làm. Chị em còn phải nộp sưu
cao, thuế nặng, phải mua rượu và thuốc phiện, nếu khơng có tiền mua thì phải đi
tù...Dưới chế độ thực dân, chị em phụ nữ luôn bị hành hạ và bị làm nhục. Bọn thực
dân cho mình có quyền chửi mắng, đánh đập phụ nữ ở bất cứ chỗ nào chúng muốn.
Chúng đã dùng mọi thủ đoạn dã man đối với chị em phụ nữ như phải mang nặng gông
xiềng đi qt đường vì khơng nộp thuế; bị bắt giam vì tội “vi phạm luật thương chính”
(khơng mua rượu và thuốc phiện). Có nơi bọn quan cai trị cịn dùng cả những hình phạt
đau đớn nhất đối với phụ nữ như bắt họ đội đá trên đầu đứng cả ngày, bắt làm “vật thế
chấp”, thậm chí đổ cả nhựa cao su nóng bỏng vào bộ phận sinh dục. Chị em
phụ nữ, kể cả những cụ già 80 tuổi, những em bé 12, 13 tuổi, những phụ nữ đang có
thai hay đang cho con bú…đều bị xúc phạm một cách dã man và tàn bạo. Hồ Chí Minh
đã vạch trần và phê phán bản chất của chủ nghĩa thực dân. Người khẳng định rằng chưa
có bao giờ, ở một nước nào, một thời đại nào, người ta lại vi phạm mọi quyền làm
người một cách dã man độc ác đến thế cả.
Như vậy, trong xã hội Việt Nam dưới chế độ phong kiến cũng như dưới chế độ
thuộc địa, chị em phụ nữ về cơ bản là những người khơng có địa vị trong xã hội, họ
là những người bị áp bức bóc lột về kinh tế, chính trị, văn hóa, bị phân biệt đối xử,

bị nghèo đói, thiếu ăn, bị lạc hậu dốt nát. Vì vậy, để giải phóng được phụ nữ thì trước
hết phải đấu tranh giành được độc lập chủ quyền dân tộc, có như vậy thì nhân dân ta,
trong đó có chị em phụ nữ mới trở thành những người làm chủ đất nước, làm chủ vận
mệnh của mình .
Gắn với việc giành được độc lập chủ quyền dân tộc, chị em phụ nữ bước
đầu đã được giải phóng. Để đảm bảo cho phụ nữ có thể được giải phóng hồn tồn,
ngay sau cách mạng Tháng Tám, Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm đến việc xây dựng
và ban hành Hiến pháp mới. Trong Hiến pháp đầu tiên đã ghi rõ trong Điều 9: “Tất cả
quyền bình đẳng trong cả nước là của nhân dân Việt Nam, khơng phân biệt nịi giống,
trai gái giàu nghèo, giai cấp, tôn giáo”, “đàn bà ngang quyền với đàn ông về mọi
phương diện”. Như vậy, trong Hiến pháp, quyền công dân, quyền bình đẳng của phụ
nữ đã được xác lập. Chị em phụ nữ đã chính thức trở thành những người phụ nữ mới,
có quyền bình đẳng với nam giới, biết sống và biết cống hiến.


Song theo Hồ Chí Minh, mặc dù đã được pháp luật quy định, nhưng trên thực tế
chị em phụ nữ vẫn chưa thực sự có được tự do, bình đẳng, chưa thực sự được giải
phóng hồn tồn trong đời sống xã hội và trong chính gia đình của họ. Trong Bài nói
chuyện với đồng bào và cán bộ tỉnh Thanh Hóa, năm 1961, Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Trong
cơng cuộc bảo vệ Tổ quốc và xây dựng chủ nghĩa xã hội, phụ nữ ta đóng góp một phần
rất to. Tỉnh ta có hơn 82 vạn phụ nữ, đó là một lực lượng rất lớn. Nhưng địa vị phụ nữ
chưa được xem trọng đúng mức. Ví dụ trong 3761 hợp tác xã nơng nghiệp chỉ có 7 chủ
nhiệm là phụ nữ. Hội đồng nhân dân các huyện có 734 ủy viên trai mà chỉ có 202 ủy
viên gái. Tỉnh ta có hơn 46000 đảng viên trai mà chỉ có hơn 5700 đảng viên gái”28.
Ở nhiều nơi, bên cạnh những cán bộ lãnh đạo, quản lý có thái độ tơn trọng, đề
cao vai trị, vị trí của người phụ nữ thì vẫn cịn có nhiều người chưa thấy được vai trị
và khă năng của phụ nữ. Hồ Chí Minh đã sớm nhận thấy và phê phán tình trạng: “Trong
tổ chức cịn phân ra nam nữ, không giúp đỡ cho các chị em phụ nữ thanh niên phát
triển. Số phụ nữ cũng ngang bằng đàn ơng, vậy mà gạt chị em ra ngồi”29. Theo
Người, cần phải khắc phục tình trạng có một số người chưa nhận thấy rõ vai trò của

phụ nữ hiện nay cũng như sau này, nên còn tư tưởng xem thường khả năng của phụ nữ.
Từ thực tế, nam giới vẫn chiếm một tỉ lệ lớn, có nơi gần như tuyệt đối nắm
cương vị lãnh đạo, quản lý chủ chốt của các cơ quan quyền lực, trong các tổ chức chính
trị - xã hội. Trong Bài nói chuyện với cán bộ, công nhân nhà máy dệt Nam Định, năm
1957, Hồ Chí Minh nhắc nhở, lưu ý việc ở nhiều nơi: “có cất nhắc cán bộ phụ nữ
nhưng chưa mạnh dạn, tức là phần nào chưa coi trọng trí tuệ, tài năng của phụ nữ”30.
Là người quan tâm sâu sắc đến đời sống nhân dân, trong đó có phụ nữ, Hồ Chí
Minh cũng đã sớm nhận thấy tình trạng cịn tồn tại những bất bình đẳng, trọng nam
khinh nữ trong nhiều gia đình. Theo Hồ Chí Minh, trong khi đời sống khó khăn, nhận
thức của nhiều người về quyền bình đẳng nam nữ khơng tránh khỏi cịn hạn chế, tư
tưởng trọng nam khinh nữ sẽ còn tồn tại ở nhiều người và ở nhiều gia đình.
Theo Hồ Chí Minh, một gia đình tốt là một gia đình mà trong đó các thành viên
trong gia đình phải biết u thương, tơn trọng lẫn nhau. Song dotàn dư của chế độ
phong kiến, người phụ nữ trong gia đình ngay cả ở thời điểm đất nước hịa bình nhiều
khi vẫn bị coi thường. Khơng ít cảnh bất bình đẳng khi người phụ nữ vừa gánh vác
28

Hồ Chí Minh (2011), Tồn tập, t.13, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr. 293.
Hồ Chí Minh (2011), Tồn tập, t.4, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr. 122.
30
Hồ Chí Minh (2011), Tồn tập, t.10, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr. 537.
29


×