Tải bản đầy đủ (.pdf) (99 trang)

tần suất tái phát của bướu buồng trứng giáp biên ác và các yếu tố liên quan được điều trị tại bệnh viện từ dũ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.53 MB, 99 trang )

BỘ Y TẾ
ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP. HỒ CHÍ MINH

BÁO CÁO TỔNG KẾT (TĨM TẮT)
ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CƠNG NGHỆ CẤP TRƯỜNG

TẦN SUẤT TÁI PHÁT CỦA BƯỚU BUỒNG TRỨNG GIÁP
BIÊN ÁC VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN
ĐƯỢC ĐIỀU TRỊ TẠI BỆNH VIỆN TỪ DŨ

Mã số: <77/17>

Chủ nhiệm đề tài: PGS.TS. VÕ MINH TUẤN

Thành phố Hồ Chí Minh, 3/ 2018


DANH SÁCH NHỮNG THÀNH VIÊN THAM GIA
NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI VÀ ĐƠN VỊ PHỐI HỢP CHÍNH
1. PGS TS Võ Minh Tuấn. Bộ Môn Sản ĐHYD – TPHCM
2. BS Dương Ánh kim. HV Nội trú BM Sản ĐHYD – TPHCM
3. Đại học Y Dược TP HCM
4. Bệnh viện Phụ Sản Từ Dũ


MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT……………………………………………….i
CÁC THUẬT NGỮ VIỆT ANH ..............................................................................2


DANH MỤC CÁC BẢNG........................................................................................3
DANH MỤC CÁC HÌNH ....................................... Error! Bookmark not defined.
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ ................................. Error! Bookmark not defined.
ĐẶT VẤN ĐỀ ...........................................................................................................5
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU......................................................................................7
Chương 1
1.1.
1.2.
1.3.
1.4.
1.5.
1.6.
1.7.
1.8.
1.9.
1.10.
1.11.
1.12.

TỔNG QUAN Y VĂN .........................................................................8
Đại cương bướu buồng trứng ............................................................8
Tổng quan về bướu buồng trứng giáp biên ác .................................10
Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng ...................................................14
Yếu tố nguy cơ của bướu buồng trứng giáp biên ác .......................16
Đặc điểm mô học bướu buồng trứng giáp biên ác ..........................16
Sinh học phân tử ..............................................................................24
Điều trị bướu buồng trứng giáp biên ác ..........................................24
Điều trị sau phẫu thuật.....................................................................25
Tái phát ............................................................................................26
Theo dõi sau phẫu thuật...................................................................27

Yếu tố liên quan đến tái phát bướu buồng trứng giáp biên ác ........28
Tình hình tại bệnh viện Từ Dũ ........................................................29

Chương 2

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................32

2.1.
2.2.
2.3.
2.4.
2.5.
2.6.

Thiết kế nghiên cứu .........................................................................32
Đối tượng nghiên cứu ......................................................................32
Cỡ mẫu ............................................................................................32
Phương pháp chọn mẫu ...................................................................33
Phương pháp thu thập số liệu ..........................................................33
Biến số nghiên cứu ..........................................................................36


2.7.

Mơ hình Nomogram……………………………………………….38

2.8.
2.9.
2.10.
2.11.


Tóm tắt tiến trình nghiên cứu ..........................................................39
Vai trị của người nghiên cứu ..........................................................42
Xử lý và phân tích số liệu ................................................................43
Y đức ...............................................................................................43

Chương 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .................................................................44

3.1.
3.2.
3.3.
3.4.
3.5.

Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu ................................................44
Đặc điểm lâm sàng ..........................................................................46
Đặc điểm cận lâm sàng ....................................................................46
Điều trị .............................................................................................48
Kết quả điều trị ................................................................................53

Chương 4

BÀN LUẬN ........................................................................................62

4.1.
4.2.
4.3.
4.4.

4.5.
4.6.
4.7.
4.8.
4.9.

Bàn luận về nghiên cứu ...................................................................62
Đặc điểm của các đối tượng nghiên cứu. ........................................65
Đặc điểm lâm sàng. .........................................................................68
Đặc điểm cận lâm sàng. ...................................................................70
Đặc điểm phẫu thuật ........................ Error! Bookmark not defined.
Đặc điểm hóa trị bổ sung .................................................................77
Kết quả điều trị ................................................................................78
Những điểm hạn chế của đề tài .......................................................85
Những điểm mới của đề tài………………………………………..87

KẾT LUẬN……… .................................................................................................86
KIẾN NGHỊ …………………………………………………………………......87
TÀI LIỆU THAM KHẢO


1
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Tên viết tắt

Tên đầy đủ

BBTGBA

Bướu buồng trứng giáp biên ác


BN

Bệnh nhân

BST

Bướu sợi tuyến

BT

Buồng trứng

CA125

Cancer Antigen 125

CTscan

Computed Tomography scan

DOB

Dịch ổ bụng

FIGO

Federation of Obstetric Gynecology

GBA


Giáp biên ác

GPB

Giải phẫu bệnh

HR

Hazard Ratio

IGCS

International Gynecologic Cancer Society

KTC

Khoảng tin cậy

MNL

Mạc nối lớn

MRI

Magnetic Resonance Imaging

PP

Phần phụ


PT

Phẫu thuật

PM

Phúc mạc

XL

Xâm lấn

SCKB

Sống cịn khơng bệnh

SCTB

Sống cịn tồn bộ

STT

Số thứ tự

Tp.HCM

Thành phố Hồ Chí Minh

UTBT


Ung thư buồng trứng

WHO

World Health Organization


2
CÁC THUẬT NGỮ VIỆT ANH
Tiếng Việt

Tiếng Anh

Bướu buồng trứng giáp biên ác

Borderline ovarian tumor

Bướu dạng nội mạc tử cung giáp biên ác

Endometrioid borderline ovarian tumor

Bướu dịch nhầy giáp biên ác

Mucinous borderline ovarian tumor

Bướu dịch thanh giáp biên ác

Serous borderline ovarian tumor


Bướu tế bào sáng giáp biên ác

Clear cell borderline ovarian tumor

Bóc bướu

Tumorectomy

Cắt phần phụ một bên

Unilateral salpingo–oophorectomy

Cắt phần phụ hai bên

Bilateral salpingo–oophorectomy

Cấy ghép phúc mạc

Peritoneal implants

Cấy ghép thể xâm lấn

Invasive implants

Cấy ghép thể không xâm lấn

Noninvasive implants

Dấu hiệu sinh học bướu


Tumor markers

Đánh giá giai đoạn qua phẫu thuật

Surgical staging

Độ mô học

Grade

Giả nhầy phúc mạc

Pseudomyxoma peritonei

Hóa trị hỗ trợ

Adjuvant chemotherapy

Phẫu thuật bảo tồn

Conservative surgery

Phẫu thuật triệt để

Radical surgery

Phẫu thuật đánh giá lại

Restaging surgery


Sống cịn khơng bệnh

Disease-Free survival

Sống cịn tồn bộ

Overall survival

Tần suất tái phát

Recurrent rate

Tiềm năng ác thấp

Low Malignant potential

Vi nhú

Micropapillary

Vi xâm lấn

Microinvasion


3
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1.

Đặc điểm dịch tễ của các đối tượng tham gia nghiên cứu .................. 44


Bảng 3.2.

Đặc điểm lâm sàng ............................................................................. 46

Bảng 3.3.

Đặc điểm chẩn đốn hình ảnh trước mổ ............................................ 47

Bảng 3.4.

CA125 trước mổ ................................................................................. 48

Bảng 3.5.

Loại phẫu thuật ................................................................................... 48

Bảng 3.6.

Đặc điểm đại thể khi mổ..................................................................... 49

Bảng 3.7.

Kết quả sinh thiết lạnh ........................................................................ 50

Bảng 3.8

Phương pháp mổ……………………………………………………..47

Bảng 3.9.


Kết quả giải phẫu bệnh………………………………………………51

Bảng 3.10. Xếp loại giai đoạn khi xuất viện ......................................................... 52
Bảng 3.11. Đặc điểm hóa trị ................................................................................. 52
Bảng 3.12. Tần suất xảy ra tái phát theo thời gian ............................................... 53
Bảng 3.13. Phân tích đơn biến mối liên quan giữa các yếu tố với tái phát ……..54
Bảng 3.14. Phân tích đa biến mối liên quan giữa các yếu tố với tái phát ............. 57
Bảng 3.15. Tỷ lệ Có thai sau điều trị bảo tồn .................................................... 64
Bảng 3.16. Đặc điểm những ca tử vong .............................................................. 64
Bảng 4.17. Một số nghiên cứu về yếu tố liên quan tái phát của BBTGBA .. 90


4

THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CƠNG NGHỆ CẤP TRƯỜNG
1. Thơng tin chung:
- Tên đề tài: Tần suất tái phát của BBTGBA và các yếu tố liên quan được điều trị
tại bệnh viện Từ Dũ
- Mã số: 77/17
- Chủ nhiệm đề tài: Võ Minh Tuấn ĐT: 0909727199
Email:
- Đơn vị quản lý về chuyên môn: Khoa Y – BM Phụ Sản ĐHYD TPHCM
- Thời gian thực hiện: 1 năm
2. Mục tiêu & 3. Nội dung chính:
- Xác định tần suất tái phát của bướu buồng trứng giáp biên ác.

- Xác định các yếu tố liên quan tới tái phát của bướu buồng trứng giáp biên ác
4. Kết quả chính đạt được (khoa học, đào tạo, kinh tế-xã hội, ứng dụng, ...):

 Về đào tạo: 1 BS Nội Trú - CH chuyên ngành Phụ Sản
 Công bố trên tạp chí trong nước và quốc tế:
Tần suất tái phát của bướu buồng trứng giáp biên ác và các yếu tố liên quan. ISSN
1859-1868. Y học Việt Nam; Số chuyên đề (460) 11/2017: Trang 194-203.
5. Hiệu quả kinh tế - xã hội do đề tài mang lại:
Đây là nghiên cứu cơ bản. Số liệu và kết quả sữ dụng trong nghiên cứu và làm
tham khảo cho quá trình tư vấn trước và sau phẫu thuật buồng trứng ở các bệnh viên
Phụ Sản. Bm Sản sử dụng số liệu tham khảo cho học phần: Ung thư Phụ khoa.


5
ĐẶT VẤN ĐỀ
Vào năm 1929, Taylor là người đầu tiên mô tả bướu buồng trứng giáp biên ác
(BBTGBA), và ông gọi là bướu bán ác ”semimalignant”. Về mặt mô học, BBTGBA là
bướu buồng trứng (BT) nguồn gốc biểu mô với sự tăng sinh lớp lót biểu mơ phân tầng
nhưng khơng xâm lấn vào mơ đệm [27], [36],[44], [93]. Đặc tính về mô bệnh học và
sinh học của BBTGBA ở mức trung gian so với bướu BT hồn tồn lành tính và bướu
BT ác tính thật sự [47].
Ung thư buồng trứng (UTBT) là nguyên nhân gây tử vong xếp hàng thứ 7 trong
số các ung thư ở phụ nữ [84]. Theo số liệu của WHO GLOBOCAN 2012, toàn thế giới
và Việt Nam lần lượt có 238.719 và 1.254 ca UTBT mới, 151.917 và 887 ca tử vong do
UTBT. BBTGBA chiếm 15-20% của những bướu ác tính nguồn gốc biểu mơ. Tỷ lệ
BBTGBA hiện mắc là 1,8-4,8 phụ nữ trong số 100.000 phụ nữ mỗi năm và nó có xu
hướng tăng trong vài thập kỉ qua [86]. Tại Thụy Điển, tỷ lệ hiện mắc tăng từ 1,0 lên 5,3
trên mỗi 100000 phụ nữ mỗi năm từ 1960 đến 2005, đồng thời sự phân bố của BBTGBA
trong số những bướu BT ác tính cũng tăng từ 5-10% lên đến 25% [86]. Điều đáng chú
ý là độ tuổi được chẩn đoán BBTGBA đa số ở nhóm phụ nữ trong độ tuổi sinh sản (45%
xảy ra ở phụ nữ dưới 40 tuổi) [27]. Hơn nữa, tuổi trung bình của bệnh nhân BBTGBA
trẻ hơn 10 tuổi so với nhóm bệnh nhân bị UTBT [104].
Điều trị BBTGBA chủ yếu là phẫu trị. Tiên lượng nhìn chung có tốt hơn so với

các nhóm ung thư BT khác nhưng khoảng 10-15% vẫn tiến triển dần về lâm sàng như
ung thư biểu mơ xâm lấn, tiên lượng xấu và có nguy cơ tái phát [93]. Đa số tái phát xảy
ra trong 2 năm đầu nhưng cũng có thể lâu hơn tới 10 năm, 20 năm [71]. Theo nghiên
cứu của Nguyễn Duy Tuấn, thời gian tái phát trung bình là 19,5 ±10,8 tháng, tỷ lệ tái
phát trong 6-12 tháng đầu là 33,3%, trong 12-24 tháng là 16,7%, sau 24 tháng là 50%,
tỷ lệ sống cịn khơng bệnh 5 năm là 95,4 %[4].
Hiện các nhà nghiên cứu cũng đang cố gắng xác định các yếu tố liên quan tái
phát BBTGBA nhưng kết luận còn tranh cãi. Kết quả nghiên cứu P. Sobiczewski và
cộng sự (2016) cho thấy giai đoạn tiến triển, bụng ascite hay việc đánh giá giai đoạn
phẫu thuật khơng hồn toàn là các yếu tố nguy cơ tái phát [87]. Một nghiên cứu đoàn hệ
khác tại 24 trung tâm ở Đức trên 950 ( 2013) cho thấy giai đoạn tiến triển, phẫu thuật
bảo tồn, đánh giá giai đoạn phẫu thuật khơng hồn tồn là các yếu tố nguy cơ tái phát,


6
cịn vi xâm lấn hay vi nhú thì khơng có ảnh hưởng [28]. Tuy nhiên, nghiên cứu của Ren
Jie và cộng sự (năm 2008) lại cho rằng vi xâm lấn, cấy ghép phúc mạc, vỡ u, phẫu thuật
bảo tồn, giai đoạn bệnh tiến triển là các yếu tố nguy cơ tới tái phát [71].
Việc xác định các yếu tố liên quan tới tái phát là cần thiết để tư vấn và có lựa
chọn điều trị tốt hơn trong phẫu thuật cũng như quy trình theo dõi sát hơn sau phẫu thuật
cho bệnh nhân. Ở Việt Nam hiện các nghiên cứu về vấn đề này chưa nhiều. Theo nghiên
cứu của Nguyễn Duy Tuấn (năm 2013) thì giai đoạn tiến triển là yếu tố nguy cơ của tái
phát[4]. Còn trong nghiên cứu của Huỳnh Văn Huy (năm 2013) thì chỉ nói về các yếu
tố liên quan đến tử vong mà chưa đề cập đến các yếu tố liên quan đến tái phát [1]. Bệnh
viện Từ Dũ là một bệnh viện chuyên khoa đầu ngành về sản phụ khoa, đặc biệt là về
ung thư phụ khoa. Mỗi năm tại bệnh viện Từ Dũ có trung bình 70 ca BBTGBA được
chẩn đốn trong tổng số trung bình 240 ca ung thư BT. Riêng tại khoa ung bướu phụ
khoa hiện có 10 bác sĩ điều trị với số bệnh nhân trung bình đang được điều trị và theo
dõi về ung thư BT nói chung mỗi tháng là 150 ca, trong đó trung bình là 23 ca ung thư
BT tái phát nói chung. Tuy nhiên chưa có nghiên cứu nào về thời gian tái phát và các

yếu tố liên quan tới tái phát của BBTGBA tại bệnh viện Từ Dũ.
Vì vậy, chúng tơi muốn tiến hành nghiên cứu Tần suất tái phát của BBTGBA
và các yếu tố liên quan được điều trị tại bệnh viện Từ Dũ. Với câu hỏi nghiên cứu
là: Tần suất tái phát của bướu buồng trứng giáp biên ác được điều trị tại bệnh viện Từ
Dũ là bao nhiêu và các yếu tố liên quan tới tái phát của bướu buồng trứng giáp biên ác
là gì?


7
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1. Xác định tần suất tái phát của bướu buồng trứng giáp biên ác.
2. Xác định các yếu tố liên quan tới tái phát của bướu buồng trứng giáp biên ác.


8
Chương 1
1.1.

TỔNG QUAN Y VĂN

Đại cương bướu buồng trứng
1.1.1. Đặc điểm giải phẫu học của buồng trứng[5]
Buồng trứng là một tuyến vừa ngoại tiết (để tạo ra trứng) vừa nội tiết (tiết ra các

nội tiết tố nữ quyết định giới tính sinh dục thứ phát). Có hai BT, một bên phải và một
bên trái, nằm áp sát vào thành bên của chậu hơng, sau dây chằng rộng, có màu hồng nhạt
trên người sống và có màu xám nhạt trên xác. Bề mặt BT thường nhẵn nhụi cho đến lúc
dậy thì, sau đó ngày càng sần sùi vì hàng tháng có một trứng tiết ra từ một nang trứng,
làm rách vỏ BT và tạo thành vết sẹo trên mặt BT. Khi mãn kinh, BT teo nhỏ và nhăn
nheo. Ở người già các nang trứng hồn tồn biến mất.


Hình 1.1. Hình thể ngoài của buồng trứng và các cấu trúc liên quan
*Nguồn: Anatomy - a regional atlas of human body [26]

Buồng trứng có hình hạt đậu dẹt, kích thước khoảng 1 cm bề dày, 2 cm bề rộng
và 3 cm bề cao. Nó có 2 mặt: mặt trong và mặt ngồi. Mặt trong lồi, tiếp xúc với các tua
của phễu vòi tử cung và các quai ruột. Mặt ngoài nằm áp vào phúc mạc của thành bên
chậu hông trong một số lõm gọi là hố BT. Hố BT được giới hạn do các thành phần nằm


9
ngồi phúc mạc đội lên. Phía trước dưới là dây chằng rộng, phía trên là động mạch chậu
ngồi, phía trong là động mạch chậu trong và niệu quản. Ở đáy hố là động mạch rốn,
động mạch bịt và thần kinh bịt. Ở người sanh nhiều lần, BT có thể sa xuống thấp hơn.
Mặt ngồi BT có một vết lõm là rốn BT là nơi mạch và thần kinh bịt đi vào BT.
Buồng trứng được treo lơ lửng trong ổ phúc mạc nhờ một hệ thống dây chằng.
Ngoài mạc treo BT cịn có dây chằng treo BT và dây chằng riêng BT. Ngồi ra, có thể
có một dây chằng rất ngắn gọi là dây chằng vòi – BT bám từ đầu vịi của BT tới mặt
ngồi của phểu vịi tử cung. Cung cấp máu cho BT là động mạch BT bắt nguồn từ động
mạch chủ ở ngang mức động mạch thận. Ngồi ra cịn có nhánh BT của động mạch tử
cung. Tĩnh mạch BT phải dẫn đến tĩnh mạch chủ dưới, còn tĩnh mạch BT trái dẫn đến
tĩnh mạch thận trái.
1.1.2. Đặc điểm giải phẫu bệnh bướu buồng trứng
Theo Tổ chức Y tế thế giới, người ta chia các bướu buồng trứng dựa vào nguồn
gốc tạo mô [55].
Bướu BT xuất nguồn từ một trong 3 thành phần:
-

Biểu mô bề mặt


-

Tế bào mầm

-

Mô đệm của BT
1.1.2.1. Bướu xuất phát từ biểu mô bề mặt
Bướu dịch thanh

-

Bướu tuyến bọc dịch thanh

-

Bướu dịch thanh giáp biên ác

-

Carcinôm tuyến bọc dịch thanh

-

Bướu sợi tuyến và bướu sợi tuyến bọc
Bướu dịch nhầy

-

Bướu tuyến bọc dịch nhầy


-

Bướu dịch nhầy giáp biên ác

-

Carcinôm tuyến bọc dịch nhầy
Carcinôm dạng nội mạc tử cung
Carcinôm tuyến tế bào sáng
Bướu Brenner


10
Carcinơm khơng biệt hóa
1.1.2.2. Bướu tế bào mầm
Bướu qi
-

Lành tính (trưởng thành, người lớn)
Bướu quái bọc (bọc dạng bì)
Bướu quái đặc

-

Ác tính (khơng trưởng thành)

-

Chỉ có mơ bì hay mơ đặc biệt (carcinoid, có mơ giáp trong BT)

Bướu nghịch mầm
Bướu xoang nội bì phơi

-

Carcinơm đệm ni

-

Carcinơm phơi

-

Bướu đa phơi
Bướu tế bào mầm hỗn hợp
1.1.2.3. Các bướu của dây sinh dục
Bướu tế bào hạt và tế bào vỏ
Bướu tế bào hạt
Bướu tế bào vỏ
Bướu sợi
Bướu tế bào Sertoli-Leydig (bướu nam hóa)
Bướu nguyên bào sinh dục hay bướu nguyên bào nam
1.1.2.4. Các bướu không được xếp loại
1.1.2.5. Các bướu do di căn

1.2.

Tổng quan về bướu buồng trứng giáp biên ác
Taylor là người đầu tiên mơ tả về một phân nhóm của bướu BT có nguồn gốc


biểu mơ vào năm 1929 và ơng gọi là bướu bán ác ”semimalignant”. Mặc dù bướu BT
nhóm này có tiên lượng tốt hơn so với những ung thư BT khác nhưng mãi sau này nó
mới được xếp thành nhóm riêng vào năm 1961 bởi liên đồn sản phụ khoa quốc tế FIGO
(International Federation of Gynecology and Obstetrics) và bởi tổ chức y tế thế giới
WHO (WorldHealthOrganization) vào năm 1973. Mãi tới năm 2003 thì WHO chính
thức chấp nhận tên gọi “borderline tumor” [90].


11
Ba tên gọi thường dùng là bướu giáp biên (borderline tumor), bướu có tiềm năng
ác tính thấp (tumor of low malignant potential), bướu tăng sinh khơng điển hình (atypical
proliferative tumor) [31]. Tên gọi BBTGBA (BOT Borderline Ovarian Tumour) có từ
năm 1973 và được dùng tới ngày nay.
Về mặt tần suất thì ở Mỹ, BBTGBA chiếm khoảng 15 % tổng số bướu BT có
nguồn gốc từ biểu mơ, chiếm 10-15 % tổng số bướu BT ác tính, chiếm 10-15% các bướu
BT [50]. Bướu BT nói chung (cả lành và ác tính) thì có tới 60 % là có nguồn gốc từ biểu
mơ. Tuổi trung bình của BBTGBA thì trẻ hơn 10 năm so với ung thư BT biểu mô (45
tuổi so với 55 tuổi) [50]. BBTGBA ít thấy có đột biến BRCA đi kèm[11].
Về mặt mô học chủ yếu gồm hai loại là thanh dịch (53,3%) và dịch nhầy (42,5%)
[11]. Loại thanh dịch được cho là có nguồn gốc từ biểu mơ ngun thủy (germinal
epithelium). Loại dịch nhầy thì nguồn gốc khơng rõ ràng. Nó có thể có nguồn gốc từ
ruột thừa vì vậy khi phẫu thuật nên cắt bỏ ln ruột thừa.
Về bệnh nguyên vẫn chưa rõ. Dựa trên nghiên cứu về mặt phân tử cho thấy một
số bướu giáp biên ác dịch nhầy thực sự có nguồn gốc từ sự di căn từ ruột thừa. Mặc dù
khơng có ý nghĩa thống kê nhưng các yếu tố sau được báo cáo là có liên quan đến
BBTGBA. Đó là dùng thuốc ngừa thai dạng uống, tiền căn hút thuốc lá, tiền căn kinh
nguyệt, tuổi lúc có thai lần đầu, tuổi lúc sanh con lần đầu, tiền căn gia đình về ung thư
BT.
Về giai đoạn: khác với ung thư BT nguồn gốc biểu mơ, bướu giáp biên ác thường
được chẩn đốn ở giai đoạn sớm (60% là giai đoạn I, 22,5% là giai đoạn III [5]). Nếu

khơng biết về giai đoạn thì khó mà dự đốn được tiên lượng cho mỗi bệnh nhân. Định
giai đoạn bằng phẫu thuật, hiện các hướng dẫn khuyến cáo các vị trí sinh thiết bao gồm
phúc mạc chậu (túi cùng, vách chậu, phúc mạc bàng quang), phúc mạc bụng (rãnh cạnh
đại tràng, vịm hồnh), MNL, thanh mạc ruột non, mạc treo, nốt lympho sau phúc mạc
(vùng chậu và cạnh động mạch chủ bụng). Một nghiên cứu cho thấy chỉ 12% bệnh nhân
là được xếp loại giai đoạn đúng từ lần mổ đầu tiên. Những bệnh nhân bị tái phát mà
trước đó được chẩn đốn là giai đoạn I thì có thể là xếp loại giai đoạn lúc đó khơng
đúng. Khi được phỏng vấn thì các phẫu thuật viên vẫn cịn những quan điểm khác nhau
về vị trí cần sinh thiết để xếp giai đoạn. Ngồi ra, tính chính xác của sinh thiết lạnh tại
thời điểm phẫu thuật trong chẩn đoán bướu giáp biên ác chỉ từ 58- 86%.


12
Đánh giá giai đoạn theo FIGO 1988 [66]
Giai đoạn I: khu trú ở BT
1 BT, khơng báng bụng; khơng có bướu trên mặt ngồi, vỏ bao cịn
IIA
ngun
Cả 2 BT, khơng báng bụng, khơng có bướu trên mặt ngồi, vỏ bao còn
IIB
nguyên
IA hoặc IB kèm bướu trên bề mặt của 1 hoặc 2 BT, hoặc vỏ bao vỡ,
IIC
hoặc báng bụng có chứa tế bào ác tính trong dịch rửa phúc mạc (+)
Giai đoạn II: 1 hoặc 2 BT có thêm ăn lan vùng chậu
IIIA Ăn lan và / hoặc di căn tử cung và / hoặc vòi trứng
IIIB Ăn lan các mô khác của vùng chậu
IIA hoặc IIB kèm bướu trên bề mặt của 1 hoặc 2 BT, hoặc vỏ bao vỡ
IIIC
hoặc báng bụng có chứa tế bào ác tính, hoặc dịch rửa phúc mạc (+)

Giai đoạn III: 1 hoặc 2 BT lan tới ruột non di căn mạc nối trong vùng chậu
hoặc trong phúc mạc, hạch bẹn, di căn bề mặt gan
IIIIA Khu trú ở vùng chậu, hạch (-) nhưng vi thể có ăn lan phúc mạc
Khu trú 1 hay 2 BT, ăn lan phúc mạc không quá 2 cm đường kính, hạch
IIIIB
(-)
Ăn lan phúc mạc > 2 cm đường kính và hoặc hạch bẹn hay hạch sau
IIIIC
phúc mạc (+)
Giai đoạn IV: di căn xa, tràn dịch màng phổi tế bào học (+), di căn nhu mô
gan
Đánh giá giai đoạn ung thư BT, vòi trứng, phúc mạc theo FIGO 2012 (phê
duyệt 1/1/2014) như sau:
Giai đoạn I: khu trú ở BT
Ở 1 BT (vỏ bao nguyên vẹn) hoặc 1 vòi trứng, khơng bướu trên bề
mặt BT hoặc bề mặt vịi trứng, khơng có tế bào ác tính trong dịch báng hoặc
IA
dịch rửa ổ bụng.
Ở cả 2 BT (vỏ bao nguyên vẹn) hoặc ở 2 vịi trứng, khơng bướu trên
bề mặt BT hoặc bề mặt vịi trứng, khơng có tế bào ác tính ở dịch báng hoặc
IB
dịch rửa ổ bụng
Khối bướu giới hạn ở 1 hoặc 2 bên BT hoặc 2 vòi trứng kèm theo bất
IC
kỳ những ý sau
Gieo rắc trong quá trình phẫu thuật
IC1
Vỏ bao vỡ trước khi phẫu thuật hoặc có bướu trên bề mặt BT hoặc
IC2
có bướu trên bề mặt vịi trứng

Có tế bào ác tính trong dịch báng hoặc dịch rửa ổ bụng
IC3
Giai đoạn II: khối bướu phát triển ở 1 hoặc 2 BT hoặc vịi trứng có lan rộng ra
vùng chậu hoặc ung thư phúc mạc nguyên phát


13
Lan rộng và /hoặc di căn đến tử cung và/ hoặc vịi trứng và/ hoặc BT
IIA
Lan rộng đến các mơ khác trong vùng chậu
IIB
Giai đoạn III: bướu ở 1 hoặc 2 BT hoặc vòi trứng, hoặc ung thư phúc mạc nguyên
phát, với tế bào học hoặc mô học xác nhận có lan rộng đến phúc mạc bụng và/ hoặc
di căn đến hạch bạch huyết sau phúc mạc
IIIA1: Chỉ có hạch bạch huyết sau phúc mạc
IIIA1(i): Di căn với đường kính 10mm
IIIA IIIA1(ii): Di căn với đường kính > 10mm
IIIA2: Di căn vi thể ra ngoài vùng chậu, PM ± di căn hạch bạch huyết sau
phúc mạc
Di căn đại thể ngoài vùng chậu, PM với đk<2cm ± di căn hạch bạch huyết
IIIB
sau phúc mạc
Di căn đại thể ngoài vùng chậu, PM với đk>2cm ± di căn hạch bạch huyết
IIIC
sau phúc mạc
Giai đoạn IV: Di căn xa không bao gồm di căn phúc mạc
Tràn dịch màng phổi với tế bào học (+)
IVA
Di căn nhu mơ và di căn các cơ quan ngồi ổ bụng (bao gồm di căn hạch
IVB

bẹn và hạch bạch huyết ngoaì ổ bụng.
Về mặt tiên lượng: nhìn chung BBTGBA có tiên lượng tốt. Khoảng 60% được
chẩn đốn ở giai đoạn I. Khoảng 95% BBTGBA có số lượng AND là lưỡng bội, tức tiên
lượng sẽ tốt. Còn nếu là lệch bội thì tỷ lệ tái phát sẽ cao. Một số đề nghị điều trị khi đó
sẽ xem như ung thư biểu mơ xâm lấn biệt hóa thấp, hay cịn gọi là ung thư biểu mô vi
nhú (micropapillary carcinoma).
Về mặt tái phát và sống còn: ở giai đoạn I tỷ lệ sống còn 5 năm là 95-97%, 10
năm là 70-95%, tái phát 15%. Ở giai đoạn II-IV tỷ lệ sống còn 5 năm là 65-87% [43].
Giai đoạn từ II- IV, tiên lượng rất khác nhau, chỉ yếu tố tuổi lúc chẩn đốn và sự hiện
diện của thể cấy ghép có xâm lấn (invasive implants) là có ảnh hưởng đến tiên lượng.
Các yếu tố quan trong tiên đoán tái phát như bờ phẫu thuật có tế bào bướu, bướu trong
BT đa ổ, vỡ bướu trong lúc phẫu thuật [26]. Khơng có sự khác nhau có ý nghĩa nào về
sự sống cịn giữa hai nhóm BBTGBA thanh dịch và dịch nhầy. Trong nhóm bướu giáp
biên ác dạng thanh dịch thể cấy ghép phúc mạc khơng xâm lấn có tỷ lệ tái phát trung
bình là 20%, tỷ lệ tử vong trung bình là 7%. Ở nhóm tái phát, thời gian trung vị để chẩn
đốn là 3,1 năm nếu loại tái phát là bướu giáp biên, và là 8,3 năm nếu loại tái phát là
ung thư biểu mơ xâm lấn (có thể đây khơng phải là tái phát mà là một bướu nguyên phát


14
mới phát hiện). Tử vong chỉ được ghi nhận ở nhóm tái phát là ung thư biểu mơ xâm lấn.
Nồng độ CA125 vẫn trong giới hạn bình thường ở 65% trường hợp tái phát. Cịn trong
nhóm bướu giáp biên ác dạng thanh dịch thể cấy ghép xâm lấn có tỷ lệ tái phát trung
bình là 31-45%, thời gian trung vị để chẩn đoán tái phát là 24 tháng.
Về khả năng sinh sản: ở những ca bảo tồn, tỷ lệ có thai khoảng 50%. Những
trường hợp giai đoạn I và bảo tồn khả năng sinh sản thì tỷ lệ tái phát ở nhóm cắt bướu
nang BT cao hơn ở nhóm cắt BT. Tuy nhiên chỉ một nửa trong số những bệnh nhân giai
đoạn I này là được xếp loại giai đoạn phẫu thuật hồn tồn. Cịn nếu được xếp loại giai
đoạn phẫu thuật chính xác là giai đoạn I thì khơng có sự khác biệt có ý nghĩa về tỷ lệ tái
phát giữa nhóm cắt BT và nhóm cắt bướu nang BT. Vì vậy, nếu chính xác là giai đoạn

I thì việc bảo tồn khả năng sinh sản cho bệnh nhân là có thể chấp nhận được.
Về điều trị: trong vịng 10 năm gần đây đã có sự thay đổi từ điều trị triệt để qua
điều trị bảo tồn nhất là những ca muốn bảo tồn khả năng sinh sản và điều trị nội soi cũng
được chấp nhận nhiều hơn. Điều trị ban đầu được chấp nhận là lấy bỏ khối bướu và sinh
thiết. Tuy nhiên điều trị sau phẫu thuật cũng như điều trị đối với giai đoạn II-IV còn
chưa thống nhất. Về hóa trị sau phẫu thuật cũng cịn chưa rõ ràng về phác đồ, chỉ định,
hiệu quả. Một số đề nghị hóa trị cho những trường hợp thể cấy ghép phúc mạc xâm lấn,
dùng Platinum.
1.3.

Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng
1.3.1. Lâm sàng
Về lâm sàng có tới 30% bệnh nhân khơng triệu chứng, 50-60% có triệu chứng

khơng đặc hiệu (đau bụng, căng chướng bụng), 10% có xuất huyết bất thường [6].
1.3.2. Siêu âm
Đa số BBTGBA được chẩn đoán trước mổ dựa vào siêu âm. Siêu âm được chấp
nhận rộng rãi, xem như một phương pháp chẩn đoán trước mổ có độ chính xác cao trong
phân biệt các đặc điểm lành và ác tính của khối vùng chậu. Tuy đa dạng về mặt mô học
với các đặc điểm đại thể riêng nhưng trên siêu âm vẫn có những đặc điểm trùng lấp với
khối bướu lành, ác vùng chậu.
Đặc điểm siêu âm [11]:
Bướu thanh dịch và bướu dịch nhầy nguồn gốc từ ống Muller có đặc điểm gần


15
giống nhau: kích thước nhỏ, ít thùy, nhiều bướu nhú, có thể là đơn thùy đặc hay đa thùy
đặc, dịch trong nang thường có echo trống hoặc cản âm thấp.
Bướu dịch nhầy có nguồn gốc từ ruột thường khác hẳn so với các loại khác:
thường một bên (trên 95%), to (20-22 cm), đa thùy (trên 10 thùy), lớp lót bên trong và

bề mặt bên ngoài trơn láng, nốt dạng tổ ong bên trong nang, nếu có hai bên có thể là từ
đường tiêu hóa di căn.
Về mặt đại thể [77]
Loại mơ học
Thanh dịch

Điển hình
Vi nhú

Dịch nhầy

Từ ruột
Từ ống Muller
(endocervicallike)

Dạng lạc nội
mạc
Tế bào sáng

Bướu Brenner
(tế bào chuyển
tiếp)

Đặc điểm đại thể

Phân nhóm

Có thể 2 bên (30%), có thể liên quan tổn thương
ngồi BT (35%)
Hai bên (75%), có thể cấy ghép phúc mạc

(50%), phát triển ra bên ngồi khối bướu (54%),
kích thước trung bình 8cm
Một bên, đa thùy, hoặc dạng đặc và đa thùy,
kích thước trung bình 20-22 cm
Ít gặp hơn, thường 2 bên, có thể có đặc điểm
giống loại thanh dịch, dang đơn thùy hoặc đa
thùy đặc
Kích thước trung bình 8-10cm, dạng nang đặc,
thường 1 bên, 2 bên chỉ khoảng 4%, dịch trong
nang có thể màu nâu, xanh hay dạng xuất huyết
Kích thước trung bình khoảng 15 cm, bề mặt
trơn láng, khám đại thể giống bướu dạng lạc nội
mạc,bên trong có dạng tổ ong mịn, chứa nhiều
nang dịch trong, thường khơng có thể cấy ghép
phúc mạc
Thường 1 bên, dạng nang đặc, to trung bình
khoảng 18 cm, có bướu nhú trong lịng

1.3.3. Dấu hiệu sinh học bướu
CA125: thường âm tính (dưới 35U/mL) ở BBTGBA [98]. Một nghiên cứu trên
1937 ca bướu BT giáp biên, tỷ lệ CA125 âm tính là 53,8% [29]. Ngồi ra, giá trị dương
giả cịn gặp trong có kinh, rụng trứng, nang chức năng, lạc nội mạc tử cung, tình trạng
viêm, bệnh gan. Sự phối hợp của CA125 với HE4, tình trạng kinh nguyệt cũng khơng
dự đốn tốt hơn bướu BT ác tính so với siêu âm [98].


16
1.4.

Yếu tố nguy cơ của bướu buồng trứng giáp biên ác

BBTGBA ít khi thấy được ở phụ nữ bị đột biến gen BRCA. Một nghiên cứu ở

Isarel cho thấy tỷ lệ đột biến BRCA1 và BRCA2 ở BBTGBA rất thấp 4,3% so với ở ung
thư BT giai đoạn sớm là 24,2% [42].
Giả thuyết về rụng trứng liên tục cho rằng bướu BT ác tính là hậu quả của việc
lặp lại liên tục những vi chấn thương trên bề mặt BT. Như vậy tình trạng có thai, đa sản,
ni con bằng sữa mẹ, thuốc ngừa thai là yếu tố bảo vệ. Tuy nhiên, nghiên cứu gần đây
cho thấy thuốc uống ngừa thai không phải là yếu tố bảo vệ đối với sự phát triển của
BBTGBA (OR: 1,4; CI 0,87-2,26) [72].
Giả thuyết về gonadotropin cho rằng sự tiếp xúc của bề mặt BT với lượng quá
nhiều gonadotropin sẽ gây sự chuyển đổi sang ác tính. Nghiên cứu cho thấy tỷ lệ
BBTGBA thanh dịch tăng ở những ca vơ sinh có dùng thuốc kích thích rụng trứng, chọc
hút trứng [99].
Giả thuyết về hormone sinh dục đặc biệt là progesterone,nó kích thích các tế bào
bề mặt BT đi vào chết theo chương trình (apoptosis). Như vậy nếu dùng estrogen mà
khơng có đối kháng hay béo phì sẽ làm tăng nguy cơ bướu thanh dịch. Ngồi ra,
androgen có thể kích thích các tế bào bướu tăng sinh. Vì vậy trong hội chứng BT đa
nang thường có tăng nồng độ androgen nên cũng làm tăng nguy cơ bướu giáp biên ác
thanh dịch [65].
Lạc nội mạc tử cung ở BT có thể là tổn thương tiền thân của BBTGBA thể dạng
lạc nội mạc hay thể tế bào sáng. Vì vậy, nếu ngăn được lạc nội mạc tử cung như cắt tử
cung, thắt ống dẫn trứng sẽ giảm nguy cơ hình thành BBTGBA. Ngồi ra, cắt tử cung,
thắt ống dẫn trứng còn ngăn được các yếu tố gây ung thư từ mơi trường bên ngồi (talc,
asbestos) vào ổ bụng và ngăn tiếp xúc với BT [77].
1.5.

Đặc điểm mô học bướu buồng trứng giáp biên ác
Chủ yếu gồm hai loại là thanh dịch (53,3%) và dịch nhầy(42,5%) [36]. Ngoài ra

cịn có loại dạng lạc nội mạc, tế bào sáng, Brenner (tế bào chuyển tiếp) và hỗn hợp. Đặc

tính chung là tăng sinh biểu mơ, nhân khơng điển hình (mức độ nhẹ tới trung bình), tăng
nhẹ hoạt động nguyên phân, khơng xâm lấn chất nền [36],[80]. Bướu được chẩn đốn
là giáp biên ác khi có ít nhất 2 trên 4 tiêu chuẩn như sau [75]:
-

Biểu mô nẩy chồi (là hậu quả sự tăng sản biểu mô nhiều hơn so với tăng sản mô


17
đệm, biểu mô xếp dạng nhú, dạng chồi).
-

Biểu mô xếp nhiều tầng (cũng là hậu quả của sự tăng sản quá mức, và là yếu tố rất
giá trị trong chẩn đốn bướu dịch nhầy).

-

Có hoạt động phân bào nhiều (phân bố khơng đồng đều trong khối bướu).

-

Có dị dạng nhân.
Theo phân loại mô học của tổ chức y tế thế giới [58]:

-

Bướu giáp biên ác thanh dịch được chia làm hai nhóm nhỏ hơn là dạng điển hình
(90%) và dạng vi nhú (5-10%). Dạng điển hình thường liên quan tới thể cấy ghép
phúc mạc (35%) hơn dạng vi nhú.


-

Bướu giáp biên ác dịch nhầy được chia làm hai nhóm nhỏ hơn là nhóm có nguồn
gốc từ ruột (85%) và nhóm có nguồn gốc từ ống Muller (15%) (cịn gọi là nhóm
nguồn gốc từ cổ trong cổ tử cung)

-

Bướu giáp biên ác dạng lạc nội mạc được chia làm hai nhóm nhỏ hơn là dạng bướu
sợi tuyến và dạng tuyến, nhú
1.5.1. Bướu dịch thanh giáp biên ác

-

Bướu dịch thanh giáp biên ác là phân nhóm mơ học thường gặp nhất, chiếm đến
65% tất cả trường hợp BBTGBA [48]. Bệnh có khoảng tuổi trung bình là 34 – 40
tuổi. Bướu dịch thanh giáp biên ác là dạng bướu phát triển chậm, có thể diễn tiến
lan tràn thông qua việc gieo rắc phúc mạc và di căn hạch vùng lần lượt là 35% và
27%. Về mô học, bướu dịch thanh giáp biên ác được chia thành loại điển hình (90%)
và loại vi nhú (10%) (xem hình 1.2)[90]. Carcinơm dịch thanh grad mơ học thấp hầu
hết được phát triển từ bướu dịch thanh giáp biên dạng vi nhú. Ngồi ra, cịn có bướu
dịch thanh giáp biên ác thể bề mặt, đây là biến thể đặc biệt, biểu hiện bằng những
polyp dạng chồi sùi ngoài bề mặt của BT.

-

Những tiến bộ gần đây trong di truyền học tế bào đã mang lại sự hiểu biết về sinh
bệnh học và trạng thái sinh học của bướu dịch thanh giáp biên ác. Từ các cơng trình
nghiên cứu, nhiều tác giả đã tìm ra rằng chỉ một nhóm nhỏ bướu nang tuyến tiết dịch
thanh lành tính tiến triển thành bướu dịch thanh giáp biên ác và việc kích hoạt đột

biến gien BRAF và KRAS là những biến cố sơ khởi trong q trình này. Trái lại,
carcinơm dịch thanh độ mơ học cao (là nhóm thường gặp nhất của ung thư BT) lại
đặc trưng bởi đột biến gen P53 trong hơn 50% trường hợp. Bướu dịch thanh giáp


18
biên ác được đặc trưng bởi đột biến KRAS và BRAF trong hai phần ba các trường
hợp, trong đó đến 50% là đột biến BRAF, và hơn một phần ba là đột biến KRAS.

Hình 1.2. Bướu dịch thanh giáp biên ác với thể vi nhú
(Nhuộm H-E, x 100, hình được chụp bởi Dr. Pierre Duvillard)
*Nguồn: Annals of oncology, 2012, volume 23, pp.1484[33]

Hình 1.3. Carcinơm tiết dịch thanh trên nền bướu dịch thanh giáp biên ác
A: Tổn thương dạng nang BT bên trái (đầu mũi tên) với nhiều thành phần đặc,
chồi nhú và sùi trong nang
*Nguồn: American Journal of Roentgenology, 2010, volume 194, pp.332[56]
B: Ranh giới trên vi thể giữa carcinôm tiết dịch thanh độ mô học 1 bên trái và
bướu dịch thanh giáp biên ác bên phải. Phía carcinơm có những vầng sáng bao quanh
những cụm tế bào
*Nguồn: Gynecologic oncology, 2007, volume 106, pp.48[46]
Quá trình sinh ung ”kép” đã được mơ tả trong y văn, trong đó bướu dịch thanh


19
giáp biên ác trãi qua sự chuyển dạng từng bước thành carcinôm dịch thanh độ mô học
thấp và carcinôm dịch thanh độ mô học cao do đột biến P53 và BRCA [53],[81],[82].
Bên cạnh đó, những chất ức chế đường dẫn truyền KRAS – BRAF đang được xem xét
về khả năng điều trị trong tương lai ở những bệnh nhân BBTGBA tiến xa mong cải thiện
sống còn.

Bướu dịch thanh giáp biên ác là loại cần lưu ý vì thể cấy ghép phúc mạc dù xâm
lấn hay khơng xâm lấn có thể chiếm đến 35% các trường hợp mang bướu. Danh pháp
tùy thuộc vào sự cấy ghép: có thể chỉ đơn thuần là bám lên trên bề mặt phúc mạc (cấy
ghép không xâm lấn) hay là đã xâm lấn vào mô bên dưới như là mạc treo và thành ruột
(cấy ghép thể xâm lấn) [85]. Trong khi thể cấy ghép không xâm lấn có liên hệ với trạng
thái lành tính, thì sự hiện diện thể cấy ghép xâm lấn lại dự báo trước một tiên lượng xấu
[20], [90].
Di căn hạch được ghi nhận trong khoảng 27% bướu dịch thanh giáp biên ác [31].
Mặc dù di căn hạch khơng có giá trị tiên lượng, nhưng có thể là vị trí tái phát cũng như
tiến triển thành carcinơm sau này [31],[78]. Có giả thuyết cho rằng, sự di căn hạch hầu
như qua hệ thống bạch huyết từ phúc mạc bên ngoài BT nhiều hơn là hệ thống bạch
huyết của BT. Di căn hạch thường gặp trong những trường hợp bệnh tiến xa bao gồm
những vùng hạch sau (xếp giảm dần theo thứ tự về tần suất): vùng chậu, mạc nối, mạc
treo, cạnh động mạch chủ bụng và vùng trên hoành [78].
Bướu dịch thanh giáp biên ác biểu hiện trên hình ảnh học là những khối nang
phần phụ phức tạp, trong đó nang được chia thành nhiều ngăn mỏng với thành phần sùi
trong nang hay ngoài nang [23]. Những tổn thương dạng đặc cho độ tương phản ở mức
vừa phải trên CT hay MRI. Khoảng một phần ba bướu dịch thanh giáp biên ác xảy ra ở
BT cả hai bên. Thể cấy ghép phúc mạc không xâm lấn chiếm nhiều hơn thể xâm lấn
(78% so với 22%) [48]. Khơng kể đến hình ảnh bệnh gieo rắc ngồi BT, những đặc điểm
hình ảnh học của bướu dịch thanh giáp biên ác thì khơng thể phân biệt được với những
bướu giáp biên loại khác cũng như BBTGBA tiến xa giả dạng carcinôm xâm lấn của
BT.


20

Hình 1.4. Bướu dịch thanh giáp biên ác (trên siêu âm và đại thể)
A và B: bướu dạng nang của BT bên phải với những chồi nhú (mũi tên). C: bướu dạng
nang BT xoắn. D: nhiều chồi nhú lót mặt trong của bướu)

*Nguồn: Taiwanese Journal Obstetrics Gynecology, 2007, vol.46, no.3, pp.309 [67]

Hình 1.5. Bướu dịch thanh giáp biên ác(siêu âm và đại thể)
Bướu có phần đặc, đa thùy, có chồi, thành bên trong nang trơn láng,vách ngăn
đều, dịch trong nang có echo trống.
*Nguồn Ultrasound Obstet Gynecol 2005,vol.26,pp.644–650[40]
Tại thời điểm chẩn đốn, 70% bướu dịch thanh giáp biên ác cịn khu trú trong BT
(giai đoạn I). Sống còn cho phụ nữ với bướu giai đoạn I thì hầu như đạt 100%. Tiên
lượng sống cịn tồn bộ phụ thuộc vào sự hiện diện của cấy ghép phúc mạc. Sau trung


21
bình 7,4 năm theo dõi, sống cịn cho bệnh giai đoạn tiến xa với thể cấy ghép không xâm
lấn là 95,3%, trái lại sống còn cho những bệnh nhân với bướu thể cấy ghép xâm lấn là
66% [78]. Cấu trúc vi nhú trong bướu BT nguyên phát thường liên hệ mật thiết với thể
cấy ghép xâm lấn [103]. Bướu dịch thanh giáp biên ác với cấy ghép xâm lấn và khơng
xâm lấn có tỷ lệ tái phát lần lượt là 45% và 11% (trong khoảng thời gian 15 năm theo
dõi), bướu thường cho tái phát dưới dạng carcinôm xâm lấn với tỷ lệ tử vong cao (đến
74%) [105].
1.5.2. Bướu dịch nhầy giáp biên ác
Bướu dịch nhầy giáp biên ác chiếm khoảng 32% các trường hợp bướu BT giáp
biên [48]. Tuổi trung bình của bệnh là 45 tuổi. Bướu dịch nhầy giáp biên ác gồm có hai
phân nhóm mơ học riêng biệt: dạng ruột (90%) và dạng ống Muller (giống tế bào cổ
trong, chiếm 10%) [90]. Dạng ruột thì thường một bên và có thể đồng tồn tại với bướu
giả nhầy phúc mạc trên 17% bệnh nhân. Dạng ống Muller thì 40% gặp cả hai bên và lạc
NMTC vùng chậu trong 20 – 30% trường hợp [14], [90]. Bướu dịch nhầy giáp biên ác
dạng ống Muller tương tự bướu dịch thanh giáp biên ác về tính lan tràn do đó cịn được
gọi là ”BBTGBA hỗn hợp nhầy - thanh”. Giống như bướu dịch thanh giáp biên ác, loại
bướu này có thể gieo rắc vùng chậu hoặc bụng, trong đó vài trường hợp có thể cho xâm
lấn.

Trước khi chẩn đốn bướu dịch nhầy giáp biên ác, điều quan trọng là loại trừ khả
năng carcinôm tuyến di căn, hầu hết thường gặp từ đường tiêu hóa, thường là từ ruột
thừa hoặc đại tràng. Hóa mơ miễn dịch thường sử dụng tấm đệm cytokeratin, hữu dụng
trong phân biệt di căn xa với bướu BT nguyên phát [85].
Nhiều bằng chứng mạnh mẽ cho rằng bướu dịch nhầy giáp biên ác có liên hệ với
bướu giả nhầy phúc mạc (dạng dịch báng trộn lẫn với nhiều chất nhầy hoặc chất dạng
keo, và là một hình thái bệnh lan tràn của bướu tiết nhầy ác tính) thì thật sự cho di căn
xa nhiều hơn [85], [90]. Bướu dịch nhầy giáp biên ác được xem là giai đoạn trung gian
trong tiến trình từng bước hình thành carcinơm xâm lấn tương tự với carcinôm tuyến
trong ung thư đại trực tràng. Bướu dịch nhầy giáp biên ác thường liên hệ với đột biến
KRAS trong hơn 60% các trường hợp. Tỷ lệ cao đột biến KRAS (33 – 86%) được tìm
thấy trong bướu nang tuyến tiết dịch nhầy, bướu dịch nhầy giáp biên ác, và carcinôm
dịch nhầy [18],[53].


×