Tải bản đầy đủ (.docx) (8 trang)

VỊ TRÍ CỦA PHÓNG SỰ TRONG SỰ NGHIỆP VĂN CHƯƠNG CỦA VŨ TRỌNG PHỤNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (107.04 KB, 8 trang )

NHÓM 4
Tưởng Anh Thư – K39.601.126
Trần Khoa Nguyên – K39.601.082
Lê Thị Ngọc Tuyết – K39.601.146
Nguyễn Bá Linh Chi – K39.601.011
VỊ TRÍ CỦA PHĨNG SỰ TRONG SỰ NGHIỆP VĂN CHƯƠNG
CỦA VŨ TRỌNG PHỤNG
1. Hồn cảnh ra đời của thể loại phóng sự
1.1. Hồn cảnh thế giới
Có nhiều ý kiến khác nhau về sự ra đời của thể loại phóng sự, tuy nhiên hầu hết đều
cho rằng, phóng sự là một thể loại khá thú vị và hấp dẫn nhưng lại ra đời tương đối muộn
so với các thể loại văn học khác. Đến những năm 1690, phóng sự mới có “hơi hướng”
phát triển với sự ra đời của bài Những việc xảy ra nơi công cộng (Publick Occurrences)
của Bejamin Harriss, đăng trên tờ Boston 1. Tuy nhiên, phải đến cuối thế kỷ XIX, với sự
thắng lợi của cuộc đấu tranh tự do báo chí kéo dài suốt ba thế kỷ và sự phát triển vượt bậc
của tư tưởng dân chủ, tiến bộ ở phương Tây, phóng sự mới có điều kiện thuận lợi để phát
triển.
Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng, thể loại phóng sự thực sự xuất hiện đầu tiên tại Pháp:
“Một nhà báo Pháp có nhiều tham vọng đã được cảnh sát trưởng Pari cho phép đi thăm
các nhà tù của Pháp. Việc miêu tả dựa trên sự kể lại của một nhân chứng mắt thấy tai
nghe đã gây ấn tượng mạnh trong người đọc” (Karen). Bên cạnh đó, Karen còn cho rằng
việc người đọc sau chiến tranh chán ngấy sự hư cấu và khao khát muốn biết những điều
chân thực đã gợi ý cho các nhà văn cũng như những người xuất bản báo tìm đến và chọn
đăng bài về thể loại này2. Cuốn Bách khoa toàn cầu (Encyclopedia Universalis), xuất bản
ở Pari năm 1991 thì cho rằng thể phóng sự ra đời ở Mỹ trong chiến tranh Nam Bắc
(1861-1865). Tuy có nhiều ý kiến khác nhau về nguồn gốc thực sự của thể loại phóng sự
nhưng có thể thấy rằng thể loại có sự xuất hiện lần đầu tiên ở châu Âu, mang theo đó tính
cấp thiết và sự ủng hộ, đón nhận nhiệt liệt của đơng đảo bạn đọc.

1
/>2 />


1


Sự phát triển mạnh mẽ của thể loại phóng sự trong văn học, báo chí phương Tây cuối
thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX nhìn chung là phù hợp với sự vận động và phát triển của lịch
sử thế giới thời bấy giờ. Đó là kết quả của sự biến động về văn hoá – xã hội, khi mà chủ
nghĩa tư bản cùng các tập đoàn tư bản lúc này đã phát triển mạnh mẽ ở châu Âu, kéo theo
đó là sự giành giật thị trường, thuộc địa, sự chia rẽ giai cấp, các giai cấp thấp như công –
nông bị bóc lột cùng cực. Trong một xã hội nảy sinh nhiều mâu thuẫn như vậy (tư bản –
tư bản, tư bản – người làm thuê), sự nổi dậy đòi quyền sống, quyền mưu cầu hạnh phúc
của các giai cấp bị bóc lột diễn ra như một tất yếu. Phóng sự ra đời như một cách thức
cập nhật, dõi theo và phản ánh sát sao hiện thực, mô tả và tái hiện lại hiện thực trần trụi
để mang đến cho độc giả. Có thể nói, sự biến động của xã hội, nhu cầu đón nhận thơng
tin ngày càng cao của công chúng, sự tham gia của các nhà văn, nhà báo vào lĩnh vực báo
chí đã thúc đẩy thể loại phóng sự ra đời và nhanh chóng phát triển trên thế giới vào nửa
sau thế kỷ XIX, đồng thời nhanh chóng chiếm lĩnh văn đàn, báo giới, đầu thế kỷ XX.
1.2. Sự ra đời của thể loại phóng sự ở Việt Nam
Ở Việt Nam, phóng sự ra đời như một quy luật phát triển tất yếu của đời sống văn học
- xã hội thời hiện đại. Đầu thập kỷ 30, xã hội Việt Nam có những chuyển động dữ dội ở
mọi mặt của đời sống kinh tế, chính trị, văn hoá: Sự ra đời của Đảng Cộng sản; các mâu
thuẫn xã hội trở nên quyết liệt, gay gắt; các phong trào vùng lên đấu tranh được đẩy
mạnh,… Trong đời sống văn hóa, hoạt động thơng tin báo chí ngày càng sơi nổi, náo
nhiệt. Năm 1865, cả nước ta chỉ có 1 tờ Gia Định báo, đến đầu năm 1925 đã có 35 tờ, 7
năm sau (1932) con số này vọt lên 132. Các nhà văn Việt Nam đã tìm thấy trong thể loại
mới mẻ này sức mạnh biểu đạt nhanh nhạy và sắc bén trước hiện thực xã hội bức bối và
bề bộn mà các thể tài văn chương khác như tiểu thuyết, thơ, kịch không thể thực hiện
được, cả những hình thức báo chí phản ánh những tin tức thường nhật cũng thế. Chỉ có
phóng sự - thể văn tư liệu có khả năng đi sâu vào hiện thực, mở những cuộc điều tra về
các vụ bê bối, các tệ nạn xã hội lớn mới có thể phản ánh một cách kịp thời, sắc sảo có
hiệu quả mà thơi. Chính vì thế, xã hội Việt Nam vào những năm đầu thập kỷ 30 đã thực

sự là một mảnh đất màu mỡ cho thể phóng sự phát triển mạnh mẽ và mau chóng vươn tới
những đỉnh cao.
Từ phóng sự xuất hiện lần đầu tiên trong Việt Nam tự điển của Hội Khai trí Tiến Đức,
xuất bản năm 1931, được giải nghĩa: “Phóng sự: người hỏi tin cho nhà báo”. Trong cuốn
Hán Việt từ điển do Đào Duy Anh biên soạn (xuất bản lần đầu tiên vào năm 1932), phóng
sự được giải thích rằng: “Phóng có nghĩa là bắt chước, phỏng theo; sự có nghĩa là sự
việc. Tổng hợp lại, phóng sự có nghĩa là phỏng theo sự việc”. Một trong những tác phẩm
phóng sự ra đời sớm nhất là Tơi kéo xe của Tam Lang (1932). Có thể nói, với sự ra đời
của Tôi kéo xe, văn đàn văn học Việt Nam đã đón nhận một thể loại mới mang những giá
2


trị về mặt nội dung và nghệ thuật rất cao, khơng thua kém gì các thể loại đã tồn tại trước
đó. Tuy nhiên, theo nhiều nhà nghiên cứu nhận định, vào lúc ấy, phóng sự với tư cách là
một thể loại độc lập như thơ, tiểu thuyết vẫn còn là một vấn đề bỏ ngỏ, chưa được nhìn
nhận đúng mức, cũng chưa được nhắc đến trong các cuộc tranh luận văn nghệ. Phải đến
Vũ Trọng Phụng, phóng sự mới được nhìn nhận trong sự nghiêm túc và rõ ràng: “Tiểu
thuyết và phóng sự là hai thể loại văn gần nhau. Phóng sự là một thiên chuyện kể với cơ
sở là những điều mà nhà báo đã từng mắt thấy tai nghe, trừ phi là một thiên “phóng sự
trong buồng”, nhà báo nghe người ta kể lại cái mà mình chưa biết bằng tai và bằng
mắt”3. Vũ Trọng Phụng đã đi sâu vào tìm tịi, học hỏi, chắt lọc để cho ra những bài phóng
sự đặc sắc, sâu sát với thực tiễn và có sức “sát thương” mạnh mẽ, tác động đến nhận thức
của người đọc. Được sự đón nhận rộng rãi, phóng sự trở thành một “dấu ấn” trong văn
nghiệp của Vũ Trọng Phụng, nhanh chóng tạo được tiếng vang lớn trên văn đàn văn học
Việt Nam giai đoạn 1932-1945.
2. Phóng sự - Một thể loại đặc biệt quan trọng trong sự nghiệp văn chương của Vũ
Trọng Phụng
Vũ Trọng Phụng tuy đến với phóng sự muộn hơn tác giả Tơi kéo xe nhưng ơng đã
nhanh chóng vượt lên giữ vị trí “chiếu nhất”, trở thành “tay viết phóng sự cứng nhất
trong số những nhà văn hiện thực nổi tiếng thời bấy giờ” (Vũ Ngọc Phan). Hàng loạt

phóng sự nổi tiếng như Cạm bẫy người (1933), Kỹ nghệ lấy Tây (1934), Cơm thầy cơm
cơ (1936), Lục xì (1937), Một huyện ăn Tết (1939).... đã đưa tên tuổi Vũ Trọng Phụng lên
hàng “ơng vua phóng sự”, mà có thể nói, nhiều người còn nhớ đến Vũ Trọng Phụng như
là một “nhà viết phóng sự” hơn là một “nhà viết tiểu thuyết”.
Sở dĩ phóng sự chiếm đa số trong tác phẩm của ơng và đưa ơng lên tầm cao trong sự
nghiệp bởi vì nó đánh trúng hồn cảnh xã hội và thị hiếu của người đọc. Vũ Trọng Phụng
sớm ý thức được sức mạnh của báo chí đối với độc giả lúc bấy giờ, ơng xác định được
phương châm cầm bút của mình đó chính là: “Tiểu thuyết chính là sự thật ở đời”. Chính
từ phương châm đó mà Vũ Trọng Phụng đã đến với thể tài văn học phóng sự.
2.1. Hồn cảnh cá nhân:
Vũ Trọng Phụng may mắn được hưởng thụ chế độ giáo dục mới do Toàn quyền Pháp
Albert Sarraut đề xướng, miễn phí hồn tồn trong sáu năm tiểu học, và là một trong
những lứa thanh niên Việt Nam đầu tiên được giáo dục bằng tiếng Pháp và chữ Quốc
ngữ. Đó là nguyên nhân mà nhiều nhà nghiên cứu cho rằng ơng ln thần tượng nền văn
hóa Pháp và là lớp nhà văn tích cực truyền bá văn học chữ Quốc ngữ. Là người học
3 (Nguyễn Hoành Khung và Lại Nguyên Ân, Vũ Trọng Phụng, con người và tác phẩm- Thư gửi vợ chồng người bạn là
bà Đồng Thị Bích Khuê và ông Nguyễn Văn Đạm, đề ngày 31 tháng 12 năm 1935, Nxb Hội nhà văn, H.1994, tr. 126.

3


nhiều, hiểu rộng, đọc nhiều sách báo, Vũ Trọng Phụng là một người có khả năng nắm bắt
cực kì nhanh nhạy những sự kiện, hiện tượng mang tính cập nhật của cuộc sống, có óc
quan sát mạnh mẽ, ghi nhớ tốt và luôn nghiêm túc trong công việc. Tuy vậy, từ nhỏ Vũ
Trọng Phụng đã sớm mồ côi cha, đã phải va chạm trong cái xã hội bi đát, bịp bợm và lố
lăng lúc bấy giờ để kiếm sống. Cả đời Vũ Trọng Phụng sống trong nghèo khổ. Vì cịn bà
nội và mẹ già nên dù lao động cật lực, ngịi bút của ơng vẫn khơng đủ ni gia đình. Tuy
viết về nhiều các tệ nạn, thói ăn chơi nhưng Vũ Trọng Phụng lại là một người đạo đức và
sống rất kham khổ. Những ngày cuối đời, với cơn lao phổi hành hạ trên giường bệnh, ông
từng phải thốt lên với Vũ Bằng: “Nếu mỗi ngày tơi có một miếng bít tết để ăn thì đâu có

phải chết non như thế này”. Xuất phát từ hoàn cảnh xuất thân và cuộc sống đầy túng bấn,
khổ cực, Vũ Trọng Phụng hơn ai hết thấu hiểu thực trạng của xã hội thành thị và viết nên
những trang phóng sự đầy tính châm biếm về nó.
Chính vì thế, các tác phẩm phóng sự Vũ Trọng Phụng ln “nói thẳng, nói thực”, lối
viết của ơng ln có tính điều tra phóng sự ghi chép tất cả những lời sống sượng, thô tục
của con người hàng ngày trong các ngõ hẻm, các khu tăm tối của bạc lận, tiền gian, đĩ
điếm, ma cô, đủ mọi hạng người sang giàu, dung tục. Vũ Trọng Phụng không ngại nói ra
những vấn đề cấm kị nhất của xã hội Việt Nam thập niên 30: Tình dục, đồng tính luyến
ái, mại dâm,… Ơng khơng ngại đi vào những vùng thâm u nhất của xã hội để điều tra sự
thật của các tệ nạn cờ bạc, lấy chồng tây, làm điếm, làm con sen …
2.2. Giá trị phóng sự Vũ Trọng Phụng
Phóng sự của Vũ trọng Phụng khác với phóng sự của Tam Lang, Nguyễn Đình Lạp,
Hồng Đạo và những người cùng thời khác vì họ chỉ mới chụp được những bức tranh
thời sự để đưa lên mặt báo và ngày nay tính thời sự đã mất những hiện tượng ấy đã chấm
dứt, ảnh của họ chỉ còn là những giá trị tư liệu của một thời. Trong khi đó, phóng sự của
Vũ Trọng Phụng là những cuốn phim sống động mà những người ở mọi thời có thể soi
mình, thấy lại mình. Bức tranh phóng sự của Vũ Trọng Phụng là những bức tranh nổi và
sinh động của những năm 1930 nhưng vẫn cịn tươi rói trong một bối cảnh hồn tồn
khác của thời đại mới. Cái chợ bn người ở Hà Thành thời Vũ Trọng Phụng và cái chợ
buôn nhân công ở HN ngày nay dường như không khác nhau là mấy và Hà Thành ngày
ấy cũng chẳng khác gì Hà Nội, Sài Gịn bây giời là bao “nó đã cất tiếng gọi dân quê bỏ
những nơi đồng khơ cỏ héo đến đây để chết đói một lần thứ hai sau khi đã bỏ cửa bỏ
nhà, nó đã làm cho giá con người ngang hàng với giá loài vật, nó đã làm cho một bọn
trẻ đực vào nhà hỏa lò và một bọn trẻ cái làm nghề mại dâm” (Cơm thầy cơm cô).
2.2.1. Tài năng viết lách của Vũ Trọng Phụng góp phần khiến những áng phóng sự
thành công hơn nhưng đồng thời cũng là đề tài gây nhiêu tranh cãi. Chính những tranh
cãi khơng hồi kết khiến các tác phẩm ln “nóng” và được nhắc đến nhiều. Ngay từ
4



những tác phẩm đầu tiên (Cạm bẫy người, Kỹ nghệ lấy Tây), phóng sự của Vũ Trọng
Phụng đã dấy lên những ý kiến khen chê dữ dội. Nhà phê bình Mai Xuân Nhân trong bài
viết trên tờ Tràng An đã gọi Vũ Trọng Phụng là “Ơng vua phóng sự”. Nguyễn Tiếu Luật
đã ghi lại khơng khí văn học và dư luận thời ấy “Kỹ nghệ lấy Tây, Cạm bẫy người, Cơm
thầy cơm cô,.. được khắp 3 kỳ hoan nghênh nhiệt liệt”. Tam Lang – nhà phóng sự tiên
phong đã viết những dòng ngợi ca chân thật người đồng nghiệp trẻ, tài hoa: “Đọc những
thiên phóng sự ấy, tơi nhận thấy rằng Vũ Trọng Phụng về mặt phóng sự 1 lối văn do tôi
khởi xướng ra đầu tiên – đã bỏ xa tôi lằm” (Tao Đàn, số đặc biệt về Vũ Trọng Phụng
tháng 12-1939). Nhà nghiên cứu Vũ Ngọc Phan lại nhận xét: “Vũ Trọng Phụng là 1 nhà
văn sở trường về phóng sự dài… Những tập xuất sắc nhất của ông là Kỹ nghệ lấy Tây và
Cơm thầy cơm cô […]”. Song song với những lời tán dương, diễn đàn văn học Việt Nam
vẫn dấy lên 1 số ý kiến phản đối ít hơn nhưng khá gay gắt, tiêu biểu là nhóm các nhà văn
trong Tự Lực Văn Đồn. Thái Phi, Nhất Chi Mai (Nhất Linh) đã đăng 1 bài viết trên tờ
Tin vắn, Ngày nay cực lực cơng kích, lớn tiếng bng lời thóa mạ Vũ Trọng Phụng là nhà
văn: “Cố nhồi nhét cái dâm uế vào bất cứ chuyện gì mình viết, hoặc việc cái chủ nghĩa tả
chân, dụng tâm tả cái dâm uế táo bạo và vì thế thành ra cái sống sượng khó coi”…
Tuy nhiên, chúng ta không thể phủ nhận được tài năng của Vũ Trọng Phụng. Nghệ
thuật phát hiện và xử lý khối lượng tư liệu phong phú, ngồn ngộn và đầy ắp tính thời sự
của mình hết sức linh hoạt, độc đáo, già dặn. Mỗi mảng đề tài đều có cách tiếp cận linh
hoạt, phù hợp, biết tìm con đường đi tới đích một cách có hiệu quả và mau gọn: khi thì
mở cuộc điều tra, thu thập tư liệu chứng cứ một cách khoa học, khi thì đột nhập vào tận
hang ổ, từ trong lịng sự vật mở hướng nhìn ra, truy tìm đến tận cùng, đến tận ngõ ngách,
xó xỉnh, tận người tận việc để nhận chân tội ác, khi đột kích cửa hậu để khám phá, có khi
theo lối điểu khiển từ xa tóm bắt đầu mối,…
Khơng nắm bắt tiểu tiết mà Vũ Trọng Phụng cịn nhìn sự tồn tại của chúng trong mối
quan hệ của một chỉnh thể, một cơ cấu tổ chức. Ví dụ như trong Cạm bẫy người, ông
không chú ý nhiều đến sự mô tả sát phạt của con bạc trên chiếu mà chủ yếu dồn sức
khám phá các thành tố cấu thành của toàn bộ guồng máy cờ gian bạc bịp ấy. Nó giống
nhứ đảng phái có thủ lĩnh đứng đầu: 2 đảng trong làng bịp, 1 bên do Ấm B phụ trách, 1
bên là cánh Thượng Ký, chúng vừa có sự thống nhất trong mục đích, bản chất lại vừa đối

đầu nhau. Lần theo hành tung hai tổ chức này có thể thấy tồn bộ thế giới cờ gian bạc bịp
của chốn Hà thành. Từ cơ cấu tổ chức chung, tác giả đưa chúng ta đến cận cảnh – đi vào
từng bộ phận kết cấu của nó tường tận và cụ thể.
Phóng sự của Vũ Trọng Phụng cịn có khuynh hướng tiểu thuyết hóa, nghĩa là kết cấu
nội dung tương đối phức tạp. Ngoài dung lượng tương đối lớn, tác phẩm còn chú ý khắc

5


họa tính cách nhân vật. Cốt truyện thống nhất khiến các chương hồi có sự đan xen, hịa
nhập nhau, ràng buộc chặt chẽ với nhau.
2.2.2. Viết có ý thức, góc nhìn sắc sảo, nhạy bén, chưa ai nhìn đến. Cũng là một đề
tài quen thuộc nhưng Vũ Trọng Phụng lại nhìn nhận sự việc dưới góc độ ttuy “quen” mà
“lạ”. Gần gũi với mại dâm là “nghề” lấy Tây. Đó cũng là một loại mại dâm trá hình, mại
dâm dài hạn. Kỹ nghệ lấy Tây là phóng sự tập trung về vấn đề xã hội “nóng” này và cũng
là phóng sự duy nhất ở giai đoạn 30-45 đề cấp tới vấn đề này. 60 -70 năm trước lấy Tây
là chuyện động trời bởi nó đồng nghĩa với việc lấy kẻ cướp nước. Kẻ lấy Tây bị khinh
miệt, bị xếp vào hàng đĩ điếm vì ngồi việc chạy theo đồng tiền và nhục dục ra, lấy Tây
là lấy “giặc”. Nhưng Vũ Trọng Phụng lại nhìn dưới một góc độ khá đặc biệt và hài hước
của một “kỹ nghệ”, có “đào tạo”, có “chuyển giao cơng nghệ” hẳn hoi. Nghề lấy Tây là
một nghề được cấp môn bài, được xếp vào ngạch bậc kinh doanh, có lớp, có thầy, có tổ
sư, đồng mơn, đồng nghiệp, có cả lý thuyết và cơng đoạn thực hành. Tác giả phát hiện ra
hàng loạt các điều “mới mẻ” mà đất nước An Nam, tự cổ chí kim chưa từng có: Đó cũng
chỉ là quan hệ mua và bán hết sức bình thường khi “người đàn bà chỉ cần có tiền và người
đàn ơng chỉ cần đến nhục dục”. Tuy nhiên cái nhìn này cũng có phần tàn nhẫn, khinh bạc
người phụ nữ lấy Tây khi giải thích lý do lấy Tây của họ chỉ là hám tiền, hám nhục dục,
khi mô tả những nét “nhà quê”, đần độn, mất vệ sinh. Đây cũng phần là hạn chế lệch lạc
hiện hữu trong một số tác phẩm của ơng. Ngồi ra, trong các phóng sự của mình, Vũ
Trọng Phụng ngồi vạch trần sự thật trần trụi, ơng cũng thường xuyên đưa ra một số giải
pháp nhằm khắc phục các vấn nạn “nhức nhối” theo một lối suy nghĩ hết sức “Tây hóa”

và hiện đại.
Rõ ràng, chỗ đứng của Vũ Trọng Phụng trong giới văn đàn Việt Nam là vơ cùng đặc
biệt và chính phóng sự cũng góp phần không nhỏ trong việc đưa tên tuổi của ông lên tầm
cao. Rất nhiều nhà văn thế hệ người cầm bút Việt Nam đã chịu ảnh hưởng sâu sắc và trực
tiếp từ lối viết, tư tưởng từ phóng sự của ơng. Mãi cho đến tận bây giờ, danh hiệu “ơng
vua phóng sự” của Vũ Trọng Phụng vẫn bền vững theo năm tháng và khơng ai có thể
sốn ngơi.
2.2.3. Phóng sự khơng những là một trong những thể loại chính yếu trong cuộc đời
cầm bút của Vũ Trọng Phụng, nó cịn mạnh mẽ đến mức trở thành một “cái chất”, một
“màu sắc” rất riêng biệt trong các sáng tác ở các thể tài khác của tác giả. Đọc những
Giông tố, Số đỏ, Làm đĩ, Lấy nhau vì tình,…, thật khơng khó khăn khi bắt gặp được
những hình tượng, chi tiết nghệ thuật,… mang đậm “chất phóng sự”, vốn được sử dụng
khá nhiều ở thể loại này. Tác giả Trương Chính trong bài Dưới mắt tơi nhận xét: “Ơng
Vũ Trọng Phụng đã dùng tài phóng sự của ơng để viết Giơng tố và ta có thể nói Giơng tố
chính là phóng sự viết thành tiểu thuyết. Thật thế, Giông tố là một cuốn phim tài liệu cần
6


cho nhà sử học tương lai muốn tái thiết xã hội An Nam trong thế kỉ thứ hai mươi”. Ngay
chính trong tiểu thuyết Làm đĩ của mình, Vũ Trọng Phụng thẳng thắn nêu ý kiến riêng:
“Làm đĩ là một tả chân tiểu thuyết mục đích là hơ hào nhà đạo đức và bậc cha mẹ lo
chăm đến hạnh phúc của con cái và phải để ý đến cái sự mà những thành kiến hủ bại vẫn
coi là điều bẩn thỉu, tức là cái sự dâm”. Đoạn văn tả cảnh hai nhân vật Tôi và Quý (trong
tiểu thuyết Làm đĩ) đi tìm nơi sung sướng được viết theo kiểu phóng sự nóng hổi: “Khi
xe đến phố ấy, anh phu kéo xe đỗ nghếch xe lên vỉa hè, trước một tòa nhà tây mà bề
ngoài tỏ ra rằng chủ nhà ở trong là một người lương thiện. Năm phút sau, anh phu xe
quay ra bảo chúng tôi cứ vào. Lên qua ba bậc thềm, mặt tơi chưa kịp ló vào trong khung
cửa, Quý đi sau tôi vội để tay lên vai tôi như muốn giữ tôi đứng lại. Tôi cũng chột dạ,
đứng hẳn lại, tần ngần lo sợ không khéo thằng phu xe lầm nhà hoặc là nhà đã đổi chủ
rồi cũng nên. Không! Dù là ngài đã ăn chơi lọc lõi, đã trải đời hết sức, đã biết rõ đủ cả

những cái mặt trái nhơ nhuốc của xã hội đi nữa, chắc ngài cũng phải đến phân vân như
chúng tôi mà thơi, chớ ngài khơng thể có ngay cái tính khinh đời ngạo mạn dám đi tin
ngay rằng sự mãi dâm lại có thể đóng đại bản doanh ở trong một nơi như nhà này. Tủ
chè khảm, sập gụ bộ phòng khách Tàu, tủ đồ cổ gương to bằng cả cái giường đỉnh đồng
hun bày dưới đất đồ sộ bằng thứ đỉnh mà Hạng Võ đã nâng cao lên đẻ khoe gân cốt,
những chậu sứ và đôn sứ Giang Tây, ngần ấy đồ đạc tỏ ra rằng nếu đó khơng phải là một
nhà vị nhất phẩm hưu quan thì cũng phải là một nhà giàu có. Nhất là bầu khơng khí
lặng lẽ vắng tanh vắng ngắt càng làm tăng thêm vẻ nghiêm trang…”. Đoạn văn này cho
ta thấy tác giả có óc quan sát của một nhà báo, một người viết phóng sự có nghề. Lập tức
chỉ bằng mấy dịng đã “lật tẩy” được cái vẻ dối trá một cách trơ trẽn của đời sống xã hội
hiện đại. Ông đã viết như thể đang trực tiếp đứng ở nơi diễn ra sự kiện, lia máy quay trực
tiếp vào từng góc cạnh được mơ tả và nhanh chóng soi kĩ những mảng, những khu tăm
tối nhất, có vấn đề nhất và nhức nhối nhất.
Vì vậy, nhiều người gọi Vũ Trọng Phụng là nhà văn “hai trong một”, khi thì viết
phóng sự, khi thì viết tiểu thuyết. Nhưng cách gọi này cịn ám chỉ đến sự “quyện hoà”
một cách linh hoạt và độc đáo của “chất phóng sự” trong tiểu thuyết và “chất tiểu thuyết”
trong phóng sự Vũ Trọng Phụng. Chính những đặc điểm này đã làm cho phóng sự hơn
bao giờ hết trở thành một thể loại độc đáo, thú vị, hấp dẫn, được đơng đảo người tiếp
nhận đón nhận như là một hiện tượng văn học dưới bàn tay tài hoa của Vũ Trọng Phụng,
thơng qua những tình tiết, sự kiện hay chi tiết, biện pháp nghệ thuật – ngôn từ đầy giá trị
thẩm mỹ. Và cũng làm nảy sinh một thuật ngữ khá mới mẻ trong làng văn Việt Nam: thể
loại tiểu thuyết phóng sự, tức là tiểu thuyết nhưng dung chứa trong đó tính nóng nổi và
tính cập nhật của nội dung phóng sự, cũng như các thủ pháp nghệ thuật độc đáo, đặc sắc
của hình thức phóng sự. Tất cả những điều ấy đã làm nên một diện mạo thể loại đầy mới
mẻ nhưng cũng không kém phần giá trị của phóng sự Vũ Trọng Phụng, mang một vị trí
7


hết sức quan trọng trong sự nghiệp văn chương của Vũ Trọng Phụng nói chung và trong
dịng chảy văn học Việt Nam nói riêng./.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đinh Phương Oanh (2009), “Phóng sự Việt Nam 1932 - 1945 nhìn từ sự vận động
của thể loại” – Bản tóm tắt, Luận văn Thạc sĩ Văn học, Trường ĐH Khoa học Xã hội và
Nhân văn Hà Nội.
2. Nguyễn Ngọc Thiện (tuyển chọn và giới thiệu) (2000), Vũ Trọng Phụng - Về tác
gia và tác phẩm, NXB Giáo dục, Hà Nội.
3. Bùi Việt Thắng (2011), “Tiểu thuyết phóng sự của Vũ Trọng Phụng và những “lằn
ranh” thể loại văn học”:
/>option=com_content&view=article&id=6634%3Atiu-thuyt-phong-s-ca-v-trng-phng-vanhng-ln-ranh-th-loi-vn-hc&catid=119%3Avan-hoc-vietnam&Itemid=7243&lang=zh&site=30
4. Chế Diễm Trân (2011), “Ơng vua phóng sự” Vũ Trọng Phụng tác nghiệp”:
/>5. Vũ Thị Thanh Minh, “Quá trình hình thành, phát triển của thể loại phóng sự trong
văn học Việt Nam giai đoạn 1932 – 1945”: />
8



×