Thư viện điện tử trực tuyến
1
LỜI NÓI ĐẦU
Trong quá trình nhận thức và cải tạo thế giới hiện thực để phục vụ cho
những lợi ích sống còn của mình, con người ngày càng khám phá ra bí mật
của thế giới ấy, càng nắm bắt được quy luật vận động và phát triển của nó,
cũng như tìm ra cách vận dụng những quy luật đó vào các lĩnh vực hoạt động
của mình, trước hết là sản xuất ra của cải vật chất, lĩnh vực hoạt động cơ bản
nhất của đời sống xã hội. Bằng những tri thức kinh nghiệm và những tri thức
lý luận tích lũy được trong quá trình nhận thức thế giới, con người đã sáng tạo
ra những công cụ ngày càng tinh vi và hoàn hảo. Chúng đánh dấu trình độ
chinh phục của loài người với tự nhiên, là thước đo trình độ phát triển của lực
lượng sản xuất, là tiêu chuẩn để phân biệt sự khác nhau giữa các thời đại
trong lịch sử.
Trong xã hội hiện đại, nguyên nhân hàng đầu của tăng năng suất lao động,
của sự đa dạng hoá sản phẩm tiêu dùng là do con người đã áp dụng đã áp
dụng tiến bộ khoa học và kỹ thuật vào sản xuất. Điều đó được thể hiện trước
hết ở việc nâng cao trình độ thiết bị máy móc, sự sâu sắc và tăng cường
chuyên môn hoá lao động sự tăng lên của xã hội sản xuất.Tất cả các quả trình
đó có sự tác động qua lại lẫn nhau thông qua những cơ chế của chúng và cùng
một hướng phát triển đã làm cho các qui trình sản xuất trở nên nhịp nhàng, tự
động hoá và đạt hiệu quả cao. Song rõ ràng đó không phải là qui trình vận
động một cách tự phát, được khẳng định một lần cho xong, mà là các quá
trình luôn được vận động, thông qua sự can thiệp và tính năng động, tích cực
của chủ thể.
Ngày nay cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật hiện đại dẫn tới nền kinh
tế tri thức đã tạo ra những bước nhảy vọt trong sản xuất của nhân loại và
trong quan niệm về lực lượng sản xuất xã hội. Đối với những nước đang phát
triển “con đường công nghiệp hoá rút ngắn thời gian” đó sẽ tránh được nguy
cơ tụt hậu xa hơn về mặt kinh tế. Bởi vì khoảng cách giữa các nước giàu
Thư viện điện tử trực tuyến
2
nghèo chính là sự cách biệt về tri thức, năng lực sáng tạo và sử dụng tri thức.
Trong bối cảnh đó các nước “đi sau” chỉ có thể phát triển khoa học công
nghệ, giáo dục-đào tạo nhằm tăng nhanh vốn tri thức, khả năng sử dụng tri
thức, mới có thể rút ngắn được khoảng cách với các nước tiên tiến. Từ nhận
thức đó đứng trên quan điểm duy vật biện chứng. Trong bài viết này em xin
đề cập tới :
"Kinh tế tri thức - ảnh hưởng của kinh tế tri thức tới sự nghiệp Công
nghiệp hoá - Hiện đại hoá ở nước ta".
Thư viện điện tử trực tuyến
3
CHƯƠNG 1: KINH TẾ TRI THỨC LÀ GÌ?
1) Nguồn gốc của kinh tế tri thức
Từ những năm 70 trở lại đây, tiến bộ khoa học kỹ thuật dần trở nhân tố
quyết định đến sự phát triển kinh tế. Quan niệm “Khoa học kỹ thuật là lực sản
xuất thứ nhất” bắt đầu trở thành hiện thực.Sự cạch tranh trong thế giới ngày
nay đã trở thành cuộc cạch tranh quốc lực tổng hợp, lấy kinh tế làm cơ sở, lấy
khoa học kỹ thuật, đặc biệt là khoa học kỹ thuật cao để mở đường. Trên thực
tế, năm 1997 giá trị sản xuất khoa học kỹ thuật trong ngành công nghệ thông
tin ở Mỹ đã vượt 10% giá trị tổng sản phẩm quốc nội, tổng giá trị xuất khẩu
trong ngành dịch vụ có hàm lượng chất xám cao (mà chủ yếu là kỹ thuật
thông tin) chiếm gần 40% tổng giá trị hàng xuất khẩu. Gần 50% tổng giá trị
xuất khẩu quốc nội của các nước thành viên Tổ chức hợp tác kinh tế (OECD)
có được từ các ngành sản xuất có tri thức là nền tảng.
Từ đầu những năm 70 đến nay có nhiều cách nói về nền kinh tế tương
lai. Trước tiên là Z.K.Brezinski, nguyên Cố vấn An ninh quốc gia Mỹ. Trong
tác phẩm “Giữa hai thời đại-nhiệm vụ của Mỹ trong thời đại kỹ thuật điện tử”,
Brezinski đã từng nói: Chúng ta đang đứng trước một “thời đại kỹ thuật điện
tử”. Năm 1973, Nhà Xã hội học Mỹ Daniel Bell gọi thời đại này là “xã hội
hậu công nghiệp”. Năm 1982, nhà Kinh tế và nhà tương lai học của Mỹ
J.Naisbitt trong cuốn “Đại xu thế” đã đưa ra khái niệm mới “Kinh tế thông
tin”, lấy nền tảng sản xuất chủ yếu dựa vào nền kinh tế mới để đặt tên cho loại
hình kinh tế này. Năm 1986, trong cuốn “Xã hội kỹ thuật cao”, các nhà Kinh
tế Anh đã nêu ra khái niệm “Kinh tế kỹ thuật cao”. Năm 1990 tổ chức nghiên
cứu của Liên hợp quốc đã đưa ra khái niệm “kinh tế tri thức” để xác định tính
Thư viện điện tử trực tuyến
4
chất của loại hình kinh tế mới này. Năm 1996, Tổ chức Hợp tác kinh tế định
nghĩa rõ ràng là “Kinh tế lấy tri thức làm cơ sở” (Knowledge based
economy). Đây là lần đầu tiên hệ thống chỉ tiêu và dự đoán của loại hình kinh
tế mới này được nêu ra . Tháng 2-1997, Tổng thống Mỹ B.Clinton đã dùng
cách nói “kinh tế tri thức” (Knowledge economy) như tổ chức nghiên cứu
của Liên hợp quốc đã nêu ra trước đây. “Báo cáo về sự phát triển của thế
giới” (World Development Report) của Ngân hàng thế giới xuất bản năm
1998 đã đặt tên nền kinh tế đó là “Nền kinh tế tri thức của phát triển”
(Knowledge for Development).
Việc xác định cho đúng tên gọi của loại hình kinh tế mới tuy rất phức
tạp, nhưng nó đã giúp cho con người từng bước xây dựng nên một khái niệm
mới ngày càng rõ ràng, đó là “Nhân loại đang bước vào một thời đại kinh tế
mới, lấy việc chi phối, chiếm hữu nguồn tài nguyên trí lực, và lấy việc sử
dụng, phân phối, sản xuất của tri thức làm nhân tố chủ yếu”. Nói ngắn gọn đó
là “Thời đại mà khoa học kỹ thuật là lực lưọng sản xuất thứ nhất”. Trải qua
30 năm khảo nghiệm, có thể khẳng định rằng, đây là một khái niệm khoa học.
Nếu phân chia các giai đoạn phát triển kinh tế của loài người thì có thể chia
thành kinh tế nông nghiệp, kinh tế công nghiệp và kinh tế kỹ thuật cao. Thực
tế khái niệm “kinh tế tri thức” là khái niệm mới về một loại hình kinh tế mới
khác với loại hình kinh tế trước đây. Loại hình kinh tế trước đây lấy công
nghiệp truyền thống làm nền tảng sản xuất, lấy nguồn tài nguyên thiếu và ít ỏi
làm chỗ dựa để phát triển sản xuất. “Kinh tế tri thức” lấy công nghiệp kỹ thuật
cao làm lực lượng sản xuất thứ nhất, lấy trí lực làm chỗ dựa chủ động, có như
vậy mới có thể giữ cho kinh tế phát triển.
2) Mối quan hệ giữa tri thức và kinh tế
Có thể nói sự khác nhau cơ bản nhất giữa con người và động vật là sự
sáng tạo, mà động lực đầu tiên của sự sáng tạo là tri thức. Vì vây, bất kỳ một
Thư viện điện tử trực tuyến
5
hoạt động nào của con người không tách rời tri thức. Những kiến thức được
tích luỹ, quy nạp để hình thành nên hệ thống chính là khoa học. Đối tượng
của nghiên cứu khoa học là tri thức và kỹ thuật. Đó cũng chính là tri thức
khoa học và khoa học kỹ thuật.
Nghiên cứu khoa học thời cổ rất đơn giản, nghiên cứu và sản xuất gắn
liền với nhau. “Người cha của Vật lý học” người cổ HyLạp-Acsimet (287-212
trước công nguyên) vừa nghiên cứu vật vật lý học lại vừa chế tác công cụ theo
nguyên tắc vật lý. Bắt đầu từ thế kỷ 17 mới có sự phân chia giữa cơ sở nghiên
cứu với phát triển kỹ thuật. Đại biểu là Newton-Nhà Vật lý học (1642-1727),
bắt đầu nghiên cứu lý thuyết. Tuy nhiên thành quả nghiên cứu của họ rất ít
được ứng dụng. Nguyên nhân chủ yếu là do trong quá trình hình thành nên hệ
thống khoa học tự nhiên hiện đại, các môn học tách rời nhau, nghiên cứu dần
đi theo chiều sâu hơn. Mặt khác, cùng với sự phát triển ngày càng sâu sắc của
lý luận, việc ứng dụng kỹ thuật ngày càng khó khăn hơn.
Từ phát hiện khoa học đến phát minh kỹ thuật, trước đầu thế kỷ 20 mất
khoảng 30 năm, đầu thế kỷ 20 đến giữa thế kỷ 20 là 10 năm, đến cuối thế kỷ
20 rút ngắn lại còn khoảng 5 năm. Kết quả này làm cho khoảng cách giữa
phát hiện khoa học và phát minh kỹ thuật ngày càng thu hẹp hơn, nhiều kết
quả sẽ được đưa vào thực tế hơn. Bởi vì, nếu 1 nhà khoa học thành công trong
việc phát hiện khoa học mà thời gian đưa vào ứng dụng trong thực tế lâu thì
rất khó cho họ có thành tích trong phát minh kỹ thuật. Thế nhưng nếu chu kỳ
rút ngắn sẽ làm cho phát hiện khoa học và phát minh kỹ thuật sẽ do một người
thực hiện, do vậy phát minh kỹ thuật sẽ sớm trở thành hiện thực. Ngày nay do
sự ứng dụng của thành quả nghiên cứu lý luận khoa học mới tăng nhanh. Quá
trình thay đổi này có thể thấy được trong (bảng 1) trang sau so sánh phát
minh và phát hiện khoa học.
Đồng thời việc thực hiện kỹ thuật cao làm cho nhân tố tri thức vượt xa
nhân tố vật chất. Ví dụ thời gian nghiên cứu đối với một số công trình nghiên
Thư viện điện tử trực tuyến
6
cứu về sinh học tương đối ngắn, số vốn bỏ ra lại không nhiều, một người hoặc
một nhóm người có thể tự đứng ra nghiên cứu, nên chu kỳ nghiên cứu được
rút lại tương đối ngắn. Có thể đi thẳng từ nghiên cứu cơ bản đến nghiên cứu
khai thác. Ngoài ra, còn có một số nghiên cứu chủ yếu dựa vào tri thức, có thể
nhảy qua nghiên cứu ứng dụng, trực tiếp ra thị trường, thu được hiệu quả kinh
tế như khai thác phần mềm máy tính. Nguyên nhân của hiện tượng này là do
khi tiến hành nghiên cứu cơ bản đã phát hiện thấy giá trị uứng dụng của công
trình. Do tính chất của nghiên cứu cơ bản có thay đổi lớn, nên buộc phải có cơ
cấu tổ chức để liên hệ với thị trường. Vì thế, hàng loạt khu công nghiệp kỹ
thuật cao mới đã được ra đời.
Thư viện điện tử trực tuyến
7
Bảng 1: Một số so sánh phát minh kỹ thuật
và phát hiện khoa học
Phát hiện khoa học
Nă
m
Phát minh kỹ thuật Nă
m
Quá trình
thai nghén
Nguyên lý chụp ảnh 178
2
Máy ảnh 183
8
56 năm
Nguyên lý máy điện 183
1
Máy phát điện 187
2
41 năm
Phát hiện chất kháng
sinh
191
0
Thuốc kháng sinh 194
0
30 năm
Nguyên lý phân hạch 193
8
Bom nguyên tử 194
5
7 năm
Hiệu ứng Transitor 194
8
Đài bán dẫn 195
4
6 năm
Nguyên lý cáp quang 196
6
Chế tạo cáp quang 197
0
4 năm
ý tưởng đa chức năng 198
7
Máy vi tính đa chức
năng
199
1
4 năm
Nguồn: Sách thực hành Triết học - ĐH QL&KD Hà Nội - Tr.9
3) Khái niệm kinh tế tri thức
Kinh tế tri thức là kinh tế dựa trên nền tảng tri thức, lấy tri thức, trí tuệ,
khoa học và công nghệ làm chủ đạo; lực lượng những người lao động có học
Thư viện điện tử trực tuyến
8
vấn cao, tinh thông chuyên môn nghiệp vụ, được đào tạo cơ bản, có hệ thống
và hiện đại là chủ thể của hoạt động kinh tế.
Nền kinh tế tri thức chủ yếu vẫn là nền kinh tế hàng hoá, vẫn tuân theo
qui luật giá trị, vẫn vận động theo cơ chế thị trường và hiện diện trong cơ chế
thị trường nhưng tri thức đã trở thành nền tảng, cốt lõi quyết định sự phát
triển của nó.
a) Thế nào là tri thức?
Không giống tư bản và lao động, tri thức cố gắng trở thành một hàng
hoá công cộng (hoặc như các nhà kinh tế học gọi là “không có sự kình địch”.
Tri thức một khi được phát hiên và công bố thì việc chia sẻ nó cho nhiều
người sử dụng hơn sẽ có chí phí cận biên bằng 0. Thứ hai người tạo ra tri thức
khó ngăn cản được những người khác sử dụng chúng. Các công cụ như bảo vệ
bí mật thương mại và bằng sáng chế, bản quyền và thương hiệu chỉ dành cho
những người tạo ra tri thức một sự bảo vệ ít ỏi nào đó mà thôi.
b) Phân biệt các loại tri thức
Sẽ là hữu ích nếu phân biệt được các loại tri thức khác nhau (know-
what), là loại tri thức về sự kiện, ngày nay đang giảm dần tầm quan trọng.
Biết tại sao (know-what) là tri thức về thế giới tự nhiên, xã hội và suy nghĩ
của con người. Biết ai đó (know-who) là về thế giới của các quan hệ xã hội và
là tri thức về ai biết cái gì và ai có thể làm gì. Việc biết những người cần thiết
đôi khi còn quan trọng đối mới đổi mới hơn là biết được các nguyên tắc khoa
học. Biết chỗ và biết thời gian (know-where và know-when) đang ngày càng
quan trọng trong nền kinh tế linh hoạt và năng động. Biết cách làm (know-
how) là biết về các kỹ năng thực hiện công việc ở mức độ thực hành.
c) Tầm quan trọng của tri thức
Tri thức là sức mạnh, bởi nó là chất dinh dưỡng cho sự phát triển trí tuệ
và năng lực sáng tạo trí tuệ vô tận của loài người. Cá thể là hữu hạn nhưng
Thư viện điện tử trực tuyến
9
nhân loại là vô cùng. Dân tộc nào sớm tự ý thức được những hạn chế, những
giới hạn của chính mình, biết tiếp thu những tinh hoa nhân loại ở mọi thời đại,
kết hợp với bản sắc truyền thống vốn có với những tinh hoa bên ngoài mình,
biết tiêu hoá và làm chủ những giá trị ấy, biến nó thành của mình, làm phong
phú và giàu có bản thân mình thì dân tộc ấy chủ động tìm thấy triển vọng của
mình , dân tộc đó sẽ phát triển và trường tồn. Ngược lại sẽ khó tránh khỏi suy
thoái và diệt vong. Hoặc tiến kịp đá phát triển chung, khẳng định một cách
xứng đáng trong thế giới hoặc sẽ không bao giờ, sẽ mãi mãi đi sau, rơi vào
tình cảnh nô lệ và lệ thuộc vào nước khác. Có khẳng định được không hay lại
tự phủ định chính mình-đó là thách thức lớn nhất đặt ra với mọi quốc gia-dân
tộc trên lộ trình phát triển, trước hết là phát triển kinh tế. Tri thức kết tinh
trong sản phẩm, trong kinh doanh và trong hoạt động kinh tế nói chung.
4) Đặc điểm của kinh tế tri thức
Thứ nhất, đặc điểm lớn nhất làm khác biệt kinh tế tri thức khác với các
kinh tế công nghiệp và kinh tế nông nghiệp chính là tri thức trở thành yếu tố
quyết định nhất của sản xuất, hơn cả lao động và tài nguyên.Vốn quí nhất
trong nền kinh tế tri thức là tri thức. Tri thức là nguồn lực hàng đầu tạo ra sự
tăng trưởng kinh tế. Không phải như các nguồn lực khác bị mất đi khi sử
dụng, tri thức và thông tin có thể được chia sẻ, và trên thực tế lại tăng lên khi
sử dụng. Do vậy, nền nền kinh tế tri thức là một nền kinh tế dư dật chứ không
phải là khan hiếm. Sự sáng tạo, đổi mới thường xuyên là động lực chủ yếu
nhất thúc đẩy sự phát triển. Công nghệ đổi mới rất nhanh vòng đời công nghệ
rut ngắn: quá trình từ lúc ra đời, phát triển rồi tiêu vong của một lĩnh vực sản
xuất, hay công nghệ chỉ mấy năm, thậm chí mấy tháng. Các doanh nghiệp
muốn trụ được và phát triển phải luôn đổi mới công nghệ sản phẩm. Sáng tạo
là linh hồn của sự đổi mới. Trong nền kinh tế tri thức, của cải làm ra dựa chủ
yếu vào cái chưa biết; cái đã biết không còn giá trị nữa; tìm ra cái chưa biết
tức là tạo ra giá trị mới. Khi phát hiện ra cái chưa biết thì cũng tức là loại trừ
Thư viện điện tử trực tuyến
10
cái đã biết. Cái cũ mất đi thay thế bằng cái mới, nền kinh tế, xã hội luôn đổi
mới. Đó là dặc trưng của sự phat triển sự tiến hoá của xã hội sắp tới: phát
triển từ cái mới, chứ không phải từ số lượng lớn dần lên.
Thứ hai, sự chuyển đổi cơ cấu. Các công nghệ mới, các ý tưởng mới là
chìa khoá cho việc tạo ra việc làm mới và nâng cao chất lượng cuộc sống. Do
đó nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng cao dịch chuyển nhanh cơ cấu. Nhưng
đây cũng là nền kinh tế mang tính rủi ro, vì nó luôn biến động, luôn có nhiều
thách thức mới. Trong khi nền kinh tế dựa vào sự sản xuất hàng loạt, quy
chuẩn hoá, thì nền kinh tế tri thức dựa trên cơ sở sự sản xuất linh hoạt hàng
hoá và dịch vụ đưa vào công nghệ cao. Các doanh nghiệp không ngừng đổi
mới công nghệ, đổi mới sản phẩm. Công nghệ trở thành nhân tố hàng đầu
trong việc tạo ra năng suất, sự tăng trưởng và việc làm.Cho nên, sản xuất công
nghệ trở thành loại hình sản xuất quan trọng nhất, tiêu biểu cho nền sản xuất
tương lai. Phát triển nhanh các doanh nghiệp sản xuất công nghệ, trong đó
khoa học và sản xuất được nhất thể hoá, không phân biệt trong phòng thí
nghiệm với công xưởng, những người làm việc trong đó là công nhân tri thức,
họ vừa nghiên cứu vừa sản xuất. Các khu công nghệ (technology park) hình
thành và phát triển rất nhanh. Đó là những nơi sản xuất công nghệ, thường
được gọi là vườn ươm công nghệ, là cái nôi của ngành công nghiệp tri thức. ở
đây hội tụ các điều kiện thuận lợi để nhất thể hoá quá trình nghiên cứu, thực
nghiệm khoa học, triển khai công nghệ và sản xuất dựa vào công nghệ cao,
tiêu hao ít nguyên liệu, năng lượng thải ra ít phế thải, cho nên nền kinh tế tri
thức có thể thực hiện được sản xuất sạch, không gây ô nhiễm môi trường.
Kinh tế tri thức là nền kinh tế phát triển bền vững.
Thứ ba, ứng dụng công nghệ thông tin rộng rãi trong mọi lĩnh vực và
thiết lập mạng thông tin đa phương tiện phủ khắp nước, nối với hầu hết các tổ
chức, các gia đình. Thông tin trở thành tài nguyên quan trọng nhất của nền
kinh tế. Mọi người đều có nhu cầu thông tin và dễ dàng truy nhập vào các kho
Thư viện điện tử trực tuyến
11
thông tin cần thiết cho mình. Mọi lĩnh vực hoạt động trong xã hội đều có tác
động của công nghệ thông tin để nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả.
Cũng chính vì vậy, nhiều người gọi nền kinh tế tri thức là nền kinh số, nền
kinh tê mạng, nền kinh tế Internet, nền kinh tế điện tử.Thương mại điện tử, thị
trường ảo, tổ chức ảo, xí nghiệp ảo, làm việc từ xa... được sử dụng rộng rãi,
làm cho các hoạt động sản xuất kinh doanh trở nên rất nhanh nhạy, linh hoạt;
khoảng cách bị xoá dần, ý nghĩa của vị trí địa lý giảm đi. Xã hội thông tin
phát triển.
Thứ tư, nền kinh tế tri thức thúc đẩy sự dân chủ hoá. Thông tin đến với
mọi người. Mọi người đều dễ dàng truy cập các thông tin cần thiết. Dân chủ
hoá các hoạt động và tổ chức điều hành trong xã hội được mở rộng. Người
dân nào cũng có thể được thông tin kịp thời về các quyết định của cơ quan
nhà nước hoặc tổ chức có liên quan đến họ và họ có thể thể có ý kiến ngay
nếu thấy không phù hợp. Việc tập hợp ý kiến của nhân dân rất dễ dàng và
thuận tiện. Nguyên tắc “dân biết, dân bàn, dân kiểm tra” có điều kiện thuận
lợi để thực hiện. Cách tổ chức quản lý cũng sẽ thay đổi. Trong thời đại thông
tin, mô hình chỉ huy tập trung, có đẳng cấp tỏ ra không còn phù hợp. Người ta
sử dụng nhiều hơn mô hình phi đẳng cấp, phi tập trung; mô hình mạng, trong
đó tật dụng các quan hệ ngang; thông tin được đến tất cả mọi người, mọi nơi
một một cách thuận lợi, nhanh chóng, không cần đi qua các khâu trung gian.
Đó là mô hình tổ chức dân chủ, rất linh hoạt trong điều hành, dễ thích nghi
với đổi mới, khơi dậy sự năng động sáng tạo của mọi người.
Thứ năm, hình thành xã hội học tập. Giáo dục rất phát triển. Mọi
người đều phải học tập, học thường xuyên, học ở trường và học ở trên mạng
để không ngừng trau dồi kĩ năng, phát triển trí sáng tạo. Mọi người thường
xuyên được cập nhật kiến thức, chủ động theo kịp sự đổi mới và cs khả năng
thúc đẩy sự đổi mới. Với sự bùng nổ thông tin và sự luôn đổi mới kiến thức,
mô hình giáo dục truyền thống: đào tạo xong ra làm việc không còn phù hợp,