Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

ĐỀ, MA TRẬN, ĐẶC TẢ MA TRẬN SINH 12 GIỮA KÌ II theo thông tư 26

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (78.62 KB, 4 trang )

ĐỀ THI GIỮA KỲ II_SINH HỌC 12_NĂM HỌC 2020 – 2021
(Thời gian: 45 phút)
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (7 ĐIỂM)
Câu 1: Nhân tố sinh thái nào sau đây là nhân tố vô sinh?
A. Vi sinh vật.
B. Động vật.
C. Thực vật.
D. Nhiệt độ.
Câu 2: Môi trường sống chủ yếu của sinh vật gồm những loại nào?
A. Trong đất, môi trường trên cạn, môi trường dưới nước.
B. Vô sinh, môi trường trên cạn, môi trường dưới nước.
C. Trong đất, môi trường trên cạn, môi trường nước ngọt, nước mặn.
D. Trong đất, môi trường trên cạn, môi trường dưới nước, môi trường sinh vật.
Câu 3: Cá rơ phi Việt Nam có giới hạn nhiệt độ từ 5,6℃ - 42℃. Nhiệt độ 5,6℃ được gọi là gì?
A. Khoảng thuận lợi của lồi.
B. Giới hạn chịu đựng về nhân tố nhiệt độ.
C. Điểm gây chết giới hạn dưới.
D. Điểm gây chết giới hạn trên.
Câu 4: Điều gì sẽ xảy ra khi trong một sinh cảnh cùng tồn tại nhiều loài gần nhau về nguồn gốc và có
chung nguồn sống?
A. Làm chúng có xu hướng phân li ổ sinh thái.
B. Làm cho các loài trên đều bị tiêu diệt.
C. Làm tăng thêm nguồn sống trong sinh cảnh.
D. Làm gia tăng số lượng cá thể của mỗi loài.
Câu 5: Trong cùng một ao nuôi cá, người ta thường ni ghép các lồi cá như mè trắng, cá mè hoa, cá
trắm cỏ, cá trắm đen, cá rơ phi,... có các ổ sinh thái dinh dưỡng khác nhau chủ yếu nhằm mục đích gì?
A. Làm tăng tính đa dạng sinh học trong ao.
B. Giảm sự lây lan của dịch bệnh.
C. Tận thu tối đa các nguồn thức ăn trong ao.
D. Tăng cường mối quan hệ hỗ trợ giữa các loài.
Câu 6: Ví dụ nào sau đây minh họa mối quan hệ hỗ trợ cùng loài?


A. Cây phong lan bám trên thân cây gỗ trong rừng.
B. Bồ nông xếp thành hàng đi kiếm ăn bắt được nhiều cá hơn bồ nông đi kiếm ăn riêng rẽ.
C. Các con hươu đực tranh giành con cái trong mùa sinh sản.
D. Cá ép sống bám trên cá lớn.
Câu 7: Tập hợp sinh vật nào sau đây là quần thể sinh vật?
A. Tập hợp cây cỏ đang sinh sống trên một cánh đồng cỏ.
B. Tập hợp cá chép đang sinh sống ở Hồ Tây.
C. Tập hợp bướm đang sinh sống trong rừng Cúc phương.
D. Tập hợp chim đang sinh sống trong rừng Amazôn.
Câu 8: Khi nói về quan hệ giữa các cá thể trong quần thể sinh vật, phát biểu nào sau đây sai?
A. Quan hệ cạnh tranh làm cho số lượng và sự phân bố của các cá thể duy trì ở mức độ phù hợp, đảm bảo
sự tồn tại và phát triển.
B. Quan hệ hỗ trợ giúp quần thể khai thác tối ưu nguồn sống của môi trường, làm tăng khả năng sống sót
và sinh sản của các cá thể.
C. Cạnh tranh xảy ra khi mật độ cá thể của quần thể tăng lên quá cao dẫn đến quần thể bị diệt vong.
D. Cạnh tranh cùng lồi góp phần nâng cao khả năng sống sót và thích nghi của quần thể.
Câu 9: Ngun nhân chính dẫn đến hiện tượng tự tỉa thưa trong quần thể sinh vật?
A. Sự cạnh tranh về nơi ở.
B. Mật độ quá dày.
C. Sự cạnh tranh về dinh dưỡng.
D. Nhiệt độ và độ ẩm khơng thích hợp.
Câu 10. Tỉ lệ giữa số lượng cá thể đực và cá thể cái ở một quần thể được gọi là gì?
A. Phân hố giới tính.
B. Tỉ lệ đực : cái (tỉ lệ giới tính) hoặc cấu trúc giới tính.
C. Tỉ lệ phân hố.
D. Phân bố giới tính.
Câu 11: Khi nói về kích thước của quần thể sinh vật, phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Kích thước quần thể giảm xuống dưới mức tối thiểu thì quần thể dễ dẫn tới diệt vong.
B. Kích thước quần thể khơng phụ thuộc vào mức sinh sản và mức tử vong của quần thể.
C. Kích thước quần thể luôn ổn định, không phụ thuộc vào điều kiện sống của mơi trường.

D. Kích thước quần thể là khoảng không gian cần thiết để quần thể tồn tại và phát triển.
Câu 12: Kiểu phân bố ngẫu nhiên có ý nghĩa sinh thái là gì?
A. Tận dụng nguồn sống thuận lợi.
B. Phát huy hiệu quả hỗ trợ cùng loài.
C. Giảm cạnh tranh cùng loài.
D. Hỗ trợ cùng loài và giảm cạnh tranh cùng loài.
Câu 13. Người ta chia cấu trúc tuổi của quần thể thành những loại nào?
A. Tuổi sinh lí, tuổi sinh sản và tuổi quần thể.
B. Tuổi sinh lí, tuổi sinh thái và tuổi quần thể.
C. Tuổi sinh sản, tuổi sinh thái và tuổi quần thể. D. Tuổi sinh sản, tuổi sinh lí và tuổi sinh thái.
1


Câu 14: Để xác định mật độ của một quần thể, người ta cần biết số lượng cá thể trong quần thể và
A. kiểu phân bố của các cá thể trong quần thể.
B. các yếu tố giới hạn sự tăng trưởng của quần thể.
C. tỉ lệ sinh sản và tỉ lệ tử vong của quần thể.
D. diện tích hoặc thể tích khu vực phân bố của chúng.
Câu 15: Xét các nhân tố: mức độ sinh sản (B), mức độ tử vong (D), mức độ xuất cư (E) và mức độ nhập
cư (I) của một quần thẻ. Trong trường hợp nào sau đây thì kích thước của quần thể giảm xuống?
A. B > D, E = I.
B. B + I > D + E.
C. B + I = D + E.
D. B = D, I < E.
Câu 16: Khi nói về sự phân bố cá thể trong quần thể sinh vật, phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Phân bố theo nhóm là kiểu phân bố phổ biến nhất, giúp các cá thể hỗ trợ nhau chống lại điều
kiện bất lợi của môi trường.
B. Phân bố ngẫu nhiên thường gặp khi điều kiện sống phân bố đồng đều trong môi trường và
khơng có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể.
C. Phân bố đồng đều có ý nghĩa làm giảm mức độ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể.

D. Phân bố theo nhóm thường gặp khi điều kiện sống phân bố đồng đều trong môi trường, có
sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể.
Câu 17: Hiện tượng chuồn chuồn, ve sầu,... có số lượng nhiều vào các tháng xuân hè nhưng rất ít vào
những tháng mùa đơng, thuộc dạng biến động số lượng nào sau đây?
A. Khơng theo chu kì.
B. Theo chu kì ngày đêm.
C. Theo chu kì tháng.
D. Theo chu kì mùa.
Câu 18: Nguyên nhân của hiện tượng biến động số lượng theo chu kì là gì?
A. Do các loại dịch bệnh tấn công sinh vật.
B. Đo những thay đổi có tính chu kì của mơi trường.
C. Do những thay đổi có tính chu kì xảy ra hằng năm.
D. Đo hoạt động của thiên tai xảy ra hằng năm.
Câu 19: Cho các dạng biến động số lượng cá thể của quần thể sinh vật. Có bao nhiêu dạng biến động số
lượng cá thể của quần thể sinh vật theo chu kì?
I. Ở miền Bắc Việt Nam, số lượng bị sát giảm mạnh vào những năm có mùa đơng giá rét, nhiệt độ xuống
8°C.
dưới
II. Ở Việt Nam, vào mùa xuân và mùa hè có khí hậu ấm áp, sâu hại xuất hiện nhiều.
III. Số lượng cây tràm ở rừng u Minh Thượng giảm mạnh sau sự cố chảy rừng tháng 3 năm 2002.
IV. Hàng năm, chim cu gáy thường xuất hiện nhiều vào mùa thu hoạch lúa, ngô.
A. 3.
B. 1.
C. 2.
D. 4.
Câu 20: Hiện tượng số lượng cá thể của một loài bị khống chế ở một mức nhất định do mối quan hệ hỗ
trợ hoặc đối kháng giữa các loài trong quần xã được gọi là gì?
A. Hiện tượng khống chế sinh học.
B. Trạng thái cân bằng của quần thể.
C. Trạng thái cân bằng sinh học.

D. Sự điều hòa mật độ.
Câu 21: Vi khuẩn cố định đạm sống trong nốt sần của cây họ Đậu là biểu hiện của mối quan hệ nào?
A. Cộng sinh.
B. Kí sinh - vật chủ.
C. Hội sinh.
D. Hợp tác.
Câu 22: Quần xã rừng thường có cấu trúc nổi bật là gì?
A. Phân tầng thẳng đứng.
B. Phân tầng theo chiều ngang.
C. Phân bố ngẫu nhiên.
D. Phân bố đồng đều.
Câu 23: Vì sao lồi ưu thế là lồi có vai trị quan trọng trong quần xã?
A. Vì có số lượng cá thể nhiều, sinh khối lớn hoặc hoạt động mạnh
B. Vì có khả năng tiêu diệt các lồi khác.
C. Vì số lượng cá thể nhiều.
D. Vì sức sống mạnh, sinh khối lớn, hoạt động mạnh.
Câu 24 :Mối quan hệ vật kí sinh – vật chủ và mối quan hệ vật dữ - con mồi giống nhau ở đặc điểm nào
sau đây?
A. Đều làm chết các cá thể của lồi bị hại.
B. Lồi bị hại ln có kích thước cá thể nhỏ hơn lồi có lợi.
C. Lồi bị hại ln có số lượng cá thể nhiều hơn lồi có lợi.
D. Đều là mối quan hệ đối kháng giữa hai lồi.
Câu 25: Khi nói về quần xã sinh vật, phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Quần xã càng đa dạng về thành phần lồi thì lưới thức ăn càng đơn giản.
2


B. Phân bố cá thể trong không gian của quần xã tùy thuộc vào nhu cầu sống của từng loài.
C. Mức độ đa dạng của quần xã được thể hiện qua số lượng các loài và số lượng cá thể của mỗi lồi.
D. Sinh vật trong quần xã ln tác động lẫn nhau đồng thời tác động qua lại với môi trường.

Câu 26: Trong các quần xã sinh vật sau đây, quần xã nào có mức đa dạng sinh học cao nhất?
A. Rừng mưa nhiệt đới
B. Savan
C. Hoang mạc
D. Thảo nguyên
Câu 27. Diễn thế xuất hiện từ môi trường đã có một quần xã sinh vật từng sống gọi là gì?
A. Diễn thế thứ sinh.
B. Diễn thế sinh thái.
C. Diễn thế phân huỷ.
D. Diễn thế nguyên sinh.
Câu 28: Cho các giai đoạn của diễn thể nguyên sinh:
(1)- Môi trường chưa có sinh vật
(2)- Giai đoạn hình thành quần xã ổn định tương đối (giai đoạn đỉnh cực)
(3)- Các sinh vật đầu tiên phát tán tới hình thành nên quần xã tiên phong
(4)- Giai đoạn hỗn hợp (giai đoạn giữa) gồm các quần xã biến đổi tuần tự, thay thế lẫn nhau:
Diễn thế nguyên sinh diễn ra theo trình tự:
A. 1, 3, 4, 2
B. 1, 4, 3, 2
C. 1, 2, 4, 3
D. 1, 2, 3, 4
B. PHẦN TỰ LUẬN (3 ĐIỂM)
Câu 29. Tại sao kích thước quần thể động vật vượt quá mức tối đa sẽ gây bất lợi đối với quần thể?
Câu 30. Trình bày nguyên nhân và ý nghĩa của sự phân tầng của các quần xã sinh vật.
Câu 31. Trong thực tiễn sản xuất con người đã áp dụng những biện pháp gì để giảm cạnh tranh nhằm đảm
bảo năng suất cây trồng vật nuôi?
----------------------HẾT ----------------------

3



ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ II
MÔN HSINH HỌC HỌC 10
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (7 ĐIỂM)
(0,25điểm/câu)
1. D
2. D
3. C
4. A
5. C
6. B
7. B

8. C
9. C
10. B
11. A
12. A
13. B
14. D

15.D
16. D
17. D
18. B
19. C
20. A
21. A

22.A
23. A

24. D
25. A
26. A
27. A
28. A

B. PHẦN TỰ LUẬN (3 ĐIỂM)
Câu
Nội dung
Câu 29
Khi kích thước quần thể động vật vượt quá mức tối đa sẽ gây bất lợi đối với
quần thể vì:
- Quan hệ hỗ trợ giữa các cá thể trong quần thể giảm, quan hệ cạnh tranh
tăng.
- Khả năng truyền dịch bệnh tăng sự phát sinh các ổ dịch dẫn đến gây chết
hàng loạt làm giảm đột ngột kích thước quần thể.
- Mức ơ nhiễm mơi trường cao và mất cân bằng sinh học.
Câu 30
- Nguyên nhân của sự phân tầng : sự phân bố không đều của các nhân tố
ngoại cảnh.
- Ý nghĩa: Tăng khả năng sử dụng nguồn sống trong quần xã, làm giảm mức
độ cạnh tranh giữa các loài trong quần xã.
Câu 31
Trong thực tiễn sản xuất con người đã áp dụng những biện pháp gì để giảm
cạnh tranh ngồi việc cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng, cần chú ý áp dụng
các biện pháp:
* Trong trồng trọt:
- Trồng luân canh, xen canh.
- Trồng với mật độ thích hợp, chủ động tỉa thưa đúng kĩ thuật.
* Trong chăn ni:

- Kết hợp ni nhiều lồi có nhu cầu sóng khác nhau trong cùng mơi trường
sống.
- Ni với mật độ thích hợp, chủ động tách đàn hợp lí.

4

Điểm
0,25
0,5
0,25
0,5
0,5

0,25
0,25
0,25
0,25



×