Tải bản đầy đủ (.pdf) (72 trang)

Nghiên cứu sự lưu hành bệnh giun xoắn trichinella sp ở một số loài động vật tại huyện mường lát tỉnh thanh hóa và đề xuất biện pháp phòng bệnh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.06 MB, 72 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

LÊ PHÚ HẢI

NGHIÊN CỨU SỰ LƯU HÀNH BỆNH GIUN XOẮN
TRICHINELLA SP Ở MỘT SỐ LOÀI ĐỘNG VẬT TẠI
HUYỆN MƯỜNG LÁT TỈNH THANH HÓA VÀ ĐỀ XUẤT
BIỆN PHÁP PHÒNG BỆNH

Chuyên ngành:

Thú y

Mã chuyên ngành:

60 64 01 01

Người hướng dẫn khoa học :

PGS.TS. Nguyễn Văn Thọ

NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIÊP - 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung
thực và hoàn toàn chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Tôi cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ để thực hiện luận văn này đã được cảm ơn
và các thơng tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày.... tháng.... năm 2017
Tác giả luận văn



Lê Phú Hải

i


LỜI CẢM ƠN
Trước hết tôi xin gửi lời cảm ơn tới các Thầy cô giáo trường Học viện Nông
nghiệp Việt Nam nói chung và các Thầy cơ trong Khoa Thú Y nói riêng đã giúp đỡ tơi
trong suốt q trình học tập và hồn thành luận văn này.
Đặc biệt, tơi xin cảm ơn PGS.TS Nguyễn Văn Thọ – Giảng viên bộ môn Ký
sinh trùng, Khoa Thú Y, người Thầy đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tơi trong q trình
thực tập và hồn thành luận văn này.
Tơi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới gia đình, anh em, bạn bè và đồng
nghiệp đã động viên, giúp đỡ và tạo điều kiện tốt nhất cho tơi hồn thành luận văn này.
Hà Nội, ngày.... tháng.... năm 2017
Tác giả luận văn

Lê Phú Hải

ii


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................... ii
MỤC LỤC ....................................................................................................................... iii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ........................................................................................ v
DANH MỤC BẢNG ........................................................................................................ v
DANH MỤC HÌNH ẢNH .............................................................................................. vii

PHẦN 1. MỞ ĐẨU.......................................................................................................... 1
1.1.

TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI.................................................................... 1

1.2.

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ............................................................................. 2

1.3.

Ý NGHĨA KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI ............................................................ 2

1.4.

NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA ĐỀ TÀI ..................................................... 2

PHẦN 2. TỒNG QUAN TÀI LIỆU............................................................................... 3
2.1.

BỆNH GIUN XOẮN Ở ĐỘNG VẬT VÀ NGƯỜI ......................................... 3

2.1.1.

Lịch sử phát hiện .............................................................................................. 3

2.1.2.

Đặc điểm sinh học ............................................................................................ 3


2.1.3.

Vị trí của giun xoắn trong hệ thống phân loại động vật ................................... 4

2.1.4.

Vòng đời ........................................................................................................... 5

2.1.5.

Dịch tễ học ....................................................................................................... 7

2.1.6.

Cơ chế sinh bệnh ............................................................................................ 16

2.1.7.

Triệu chứng .................................................................................................... 17

2.1.8.

Tác hại của bệnh ............................................................................................. 20

2.1.9.

Chẩn đoán ....................................................................................................... 21

2.1.10.


Bệnh tích ........................................................................................................ 22

2.1.11.

Phịng trị bệnh ................................................................................................ 26

2.2.

TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ GIUN XOẮN ........................................... 27

2.2.1.

Tình hình nghiên cứu trong nước ................................................................... 27

2.2.2.

Tình hình nghiên cứu ở nước ngồi .............................................................. 29

2.2.3.

Đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội của huyện Mường lát .............................. 30

PHẦN 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................... 34
3.1.

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU ............................................... 34

iii



3.2.

NỘI DUNG NGHIÊN CỨU .......................................................................... 34

3.3.

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................................................. 34

3.4.

BỐ TRÍ THÍ NGHIỆM ................................................................................... 35

3.5.

PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ SỐ LIỆU ............................................................... 36

PHẦN 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ....................................................................... 37
4.1

TÌNH HÌNH NHIỄM GIUN XOẮN TRÊN CÁC LỒI TẠI HUYỆN
MƯỜNG LÁT, THANH HÓA ....................................................................... 37

4.1.1.

Tỷ lệ nh ễm g un xoắn trên lợn ...................................................................... 38

4.1.2.

Tỷ lệ nhiễm giun xoắn trên chuột................................................................... 39


4.1.3.

Tỷ lệ nh ễm g un xoắn trên chó ...................................................................... 40

4.1.4.

Tỷ lệ nhiễm giun xoắn trên mèo..................................................................... 41

4.1.5.

Tỷ lệ nhiễm giun xoắn của các loài động vật trên địa bàn huyện Mường
Lát................................................................................................................... 42

4.2.

TẬP QUÁN ĂN UỐNG CỦA NGƯỜI DÂN ............................................... 44

4.3.

TÌNH HÌNH NHIỄM ẤU TRÙNG GIUN XOẮN Ở CÁC MĨN ĂN
TÁI SỐNG ..................................................................................................... 47

4.4.

ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP PHỊNG CHỐNG ................................................... 48

4.4.1.

Đố động vật mắc bệnh và sản động vật nh ễm bệnh ..................................... 48


4.4.2.

Đố vớ ngườ ................................................................................................. 49

PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................................... 51
5.1.

KẾT LUẬN .................................................................................................... 51

5.2.

KIẾN NGHỊ ................................................................................................... 54

TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................. 59

iv


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Từ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

Cs

Cộng sự

T. Spiralis

Trichinella spiralis


T

Trichinella

CDC

(Centers for Disease Control and Prevention) Trung tâm
kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ hay Trung
tâm phòng chống dịch bệnh Hoa kỳ

VSR-KST-T-TW

Viện sốt rét ký sinh trùng côn trùng trung ương

NXB

Nhà xuất bản

v


DANH MỤC BẢNG
Bảng 4.1. Tình hình lợn nhiễm giun xoắn Trichinella spiralis tại huyện Mường
Lát ................................................................................................................ 38
Bảng 4.2. Tình hình chuột nhiễm giun xoắn Trichinella spiralis

tại huyện

Mường Lát ................................................................................................... 39

Bảng 4. 3. Tình hình chó nhiễm giun xoắn tại huyện Mường Lát ................................ 40
Bảng 4.4. Tình hình mèo nhiễm giun xoắn tại huyện Mường Lát ............................... 41
Bảng 4.5. Tình hình nhiễm giun xoắn của các loài động vật trên địa bàn huyện
Mường Lát ................................................................................................... 42
Bảng 4.6. So sánh kết quả của hai phương pháp tiêu cơ và ép cơ................................ 43
Bảng 4.7a. Kết quả khảo sát tập quán ăn thịt động vật tái sống..................................... 45
Bảng 4.7b. Kết quả khảo sát : Tình hình sử dụng các món ăn tái sống.......................... 45
Bảng 4.8. Khảo sát các món ăn tái sống ....................................................................... 46
Bảng 4.9. Tình hình nhiễm giun xoắn trên các món ăn tái sống: ................................. 47

vi


DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 2.1. Hình thể giun xoắn ........................................................................................... 4
Hình 2.2. Vịng đời giun xoắn .......................................................................................... 6
Hình 2.3. Vịng tuần hồn giun xoắn ............................................................................... 7
Hình 2.4. Điểm dịch giun xoắn tại Việt Nam giai đoạn 1970-2012 .............................. 10
Hình 2.5. Vịng tuần hồn và các nguồn lây chính của bệnh giun xoắn ........................ 13
Hình 2.6. Vịng tồn hồn của giun xoắn ....................................................................... 15
Hình 4.1. Ấu trùng giun xoắn ......................................................................................... 37
Hình 4.2. Hình ảnh ấu trùng giun xoắn trong thịt .......................................................... 37

vii


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Lê Phú Hải
Tên luận văn: “Tình hình nhiễm giun xoắn Trichinella sp của một số loài động vật
trên địa bàn huyện Mường Lát tỉnh Thanh Hóa và đề xuất biện pháp phịng bệnh”.

Ngành: Thú y

Mã ngành: 60 64 01 01

Tên cơ sở đào tạo: Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam
1.MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
- Đ ều tra, khảo sát tình trạng nh ễm g un xoắn của các lồ động vật n gồm
lợn, chó, mèo và chuột hoang trên địa bàn ngh ên cứu tạ huyện Mường Lát tỉnh Thanh
Hóa. Đề xuất các g ả pháp phòng bệnh.
2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
+ Xác định tỷ lệ nhiễm ấu trùng giun xoắn trên các động vật: Lợn, chó, mèo, chuột.
+ Khảo sát tập quán ăn uống của người dân.
+ Xác định tỷ lệ nhiễm ấu trùng giun xoắn trên các món ăn: nem chua, lạp, giăm
bơng, thịt hun khói.
3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
- Ngh ên cứu sự lưu hành của g un xoắn ở động vật trong vùng ngh ên cứu bằng
phương pháp cắt ngang (Nguyễn Như Thanh, Bù Quang Anh, Trương quang, 2001).
Chọn địa đ ểm ngh ên cứu: Có chủ đích (nơ xảy ra ổ dịch: Thị Trấn Mường
Lát) và một số xã lân cận thuộc huyện Mường Lát.
- Xác định tỷ lệ nh ễm ấu trùng g un xoắn trong thịt động vật ( Lợn, chó, mèo,
chuột và trong các món ăn tá sống chế b ến từ thịt lợn như: lạp, nem chua, thịt hun
khó , g ăm bơng.
- Phương pháp ép cơ: Tìm ấu trùng g un xoắn bằng phương pháp ép cơ
Phương pháp tiêu cơ: Tìm ấu trùng g un xoắn bằng phương pháp t êu cơ
- Khảo sát tập quán ăn uống của ngườ dân trong vùng ngh ên cứu bằng phương
pháp phỏng vấn trực t ếp vớ các thông t n cần thu thập.
4. KẾT LUẬN
1.Tỷ lệ nh ễm ấu trùng g un xoắn trên lợn trong vùng ngh ên cứu:
+ Theo phương pháp t êu cơ đã phát h ện lợn ở cả 3 xã, Thị Trấn đều nh ễm ấu
trùng giun xoắn.


viii


+ Vớ phương pháp ép cơ đã phát h ện lợn ở 2 xã Tam Chung và Thị Trấn
Mường Lát ấu trùng g un xoắn, ch ếm tỷ lệ là 2,78% .
2. Tỷ lệ nh ễm ấu trùng g un xoắn trên chuột trong vùng ngh ên cứu:
+ Bằng phương pháp t êu cơ đã phát h ện thịt chuột ở cả 3 xã, thị trấn ch ếm
nh ễm ấu trùng g un xoắn.
+ Theo phương pháp ép cơ thấy 2/3 xã ch ếm 66,67% phát h ện ấu trùng g un
xoắn trong thịt chuột.
3.Tỷ lệ nh ễm ấu trùng g un xoắn trên chó trong vùng ngh ên cứu:
+ Bằng phương pháp t êu cơ tỷ lệ nh ễm ấu trùng g un xoắn ở thịt chó là 3,70%.
+ Bằng phương pháp ép cơ, tỷ lệ nhiễm ấu trùng giun xoắn ở thịt chó là 1,85%
4. Tỷ lệ nh ễm ấu trùng g un xoắn trên mèo trong vùng ngh ên cứu:
+Bằng phương pháp t êu cơ, tỷ lệ mèo nh ễm ấu trùng g un xoắn nó chung
là 4,63%.
+ Theo phương pháp ép cơ, tỷ lệ mèo nh ễm ấu trùng g un xoắn nói chung là
3,7%. Tỷ lệ mèo tại xã Mường Lý và Tam Chung nhiễm ấu trùng giun xoắn là tương tự
nhau: 5,55%. Không phát hiện thấy mèo nuôi tại Thị Trấn Mường Lát nhiễm ấu trùng
giun xoắn.
5. Người dân trên địa bàn nghiên cứu có tập quán ăn các món tái sống chế biến
từ thịt lợn. Tỷ lệ ăn tái sống trong người dân là 84,67%. Đặc biệt trong các dịp lễ tết,
đám cưới, đám tang, các ngày nghỉ cuối tuần.
6. Các món ăn tá sống chế b ến từ thịt lợn trong vùng ngh ên cứu : g ăm bông,
nem chua, thịt hun khó tạ thờ đ ểm ngh ên cứu khơng phát h ện ấu trùng g un xoắn.

ix



THESIS ABSTRACT
Author: Le Phu Hai
Thesis title: “Incidence of helminthiasis Trichinella sp in some animal species in
Muong Lat district, Thanh Hoa province and proposed preventive measures”
The specialization: Veterinary Medicine

Code: 60 64 01 01

Training Institute: Vietnam National University of Agriculture
1.STUDY OBJECTIVES
Investigation of the helminth infections status of several pet animals including
porks, dogs, cats and mice in the study area in Muong Lat district, Thanh Hoa province.
And proposed measures to prevent diseases.
2.STUDY CONTENTS
+ Determination of the rate of helminth infection in animals: porks, dogs, cats
and mice.
+ Investigation of the eating habits of the people.
+ Determination of the rate of larvae on the dishes: fermented spring rolls,
chinese sausage, ham, smoked meat.
3.STUDY METHODS
- Research on the circulation of helminthes in animals in the study area by crosscutting method (Nguyen Nhu Thanh and et al., 2001).
- Site selection: Purpose (outbreak location: Muong Lat Town) and some
neighboring communes in Muong Lat District.
- Determination of the larvae injection ratio in animal meat (porks, dogs, cats
and mice ) and in recalcitrant dishes made from pork such as fermented spring rolls,
chinese sausage, ham, smoked meat.
- Muscle compression method: Find twisted larvae by muscle compression method
- Muscle digestion method: find larvae of twisted helminths by muscle
digestion method
- Investigation of eating habits of people in the study area by direct interview

method with the information to be collected as follows
4. CONCLUSION
1.The rate of helminth infection in pigs in the study area:

x


+ According to the method of muscle compression, pigs in all 3 communes and
towns are infected with helminthes.
+ With muscle digestion method, pigs were found in Tam Chung and Muong
Lat communes with helminth larvae, accounting for 2.78%.
2. Ratio of helminthic larvae in rats in the study area:
+ By the method of muscle digestion, rats have been detected in all 3 communes
and towns infected with helminth larvae.
+ According to the method of muscle compression, two thirds of the communes
account for 66.67% of larvae found in helminths.
3. The ratio of helminth infections in dogs in the study area:
+ By the muscle digestion, the rate of larvae infection in dog meat was 3.70%.
+ By the muscle compression method the prevalence of helminth in dog meat
was 1.85%.
4. Prevalence of tibia worms in cats in the study area:
+ By the method of muscle contraction, the proportion of cats infected with
helminthiasis is generally 4.63%.
+ According to the muscle compression method, the rate of helminthic cats is
generally 3.7%. The proportion of cats in Muong Ly and Tam Chung communes
infected with helminths was similar: 5.55%. In addition, cats raised in Muong Lat Town
have not been detected to be infected with helminthiasis.
5. People in the study area have habits of eating half-lived foods from pork. The
rate of eating half-lived in the population is 84.67%, especially during the holidays,
weddings, funerals, weekends.

6. The half-lived dishes made from pork in the study area: ham, fermented
spring roll, smoked meat at the time of study did not detect larvae.

xi


PHẦN 1. MỞ ĐẨU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Bệnh giun xoắn (Trichinellosis) là bệnh truyền lây giữa người và động vật.
Người mắc bệnh là do ăn thịt sống hoặc tái có chứa ấu trùng giun xoắn. Đây cũng là
một trong nhóm các bệnh truyền nhiễm bị lãng quên đang được cộng đồng y tế thế giới
quan tâm và được xếp vào danh mục B theo Tổ chức thú y thế giới.
Bệnh giun xoắn Trichinellosis do giun Trichinella spiralis gây ra là một bệnh
chung của người và nhiều động vật có vú khác, đặc biệt là lợn, chuột, lồi ăn thịt ni
trong nhà như chó, mèo và dã thú. Động vật nhiễm từ con này sang con khác do ăn thịt
nhau và ăn xác chết, người bị nhiễm do ăn thịt tái hoặc nấu chưa kỹ.
Tháng 2 năm 2012 trên địa bàn huyện Mường Lát, tỉnh Thanh Hóa đã xảy ra ổ
dịch giun xoắn trên động vật và người với 27 người mắc bệnh phải đi điều trị và có 18
trên 242 người chiếm 7,4% mẫu huyết thanh dương tính với huyết thanh ấu trùng giun
xoắn. Có 3 trên 45 chiếm 6,7% mẫu huyết thanh lợn dương tính với ấu trùng giun xoắn.
Mẫu huyết thanh lợn dương tính tại bản Suối Phái nơi lợn mắc bệnh bị xẻ thịt và bản lân
cận là bản Pọng của xã Tam Chung cho thấy nguồn bệnh vẫn tồn tại ở các khu vực này
và cịn có thể rộng hơn.
Từ khi có dịch đến nay trên địa bàn huyện chưa có cơng trình nghiên cứu về sự
lưu hành của bệnh giun xoắn trên động vật để đề xuất các biện pháp phòng chống bệnh
lây truyền trong động vật và lây nhiễm sang người. Cấp ủy chính quyền địa phương
chưa có các phương án tích cực để ngăn chặn sự lây truyền của bệnh, từ đó nhận thức
của người dân cũng chưa được nâng lên trong việc sử dụng thực phẩm không rõ nguồn
gốc trong đó có thịt thú rừng..., các món ăn tái sống chế biến từ thịt lợn vẫn còn phổ
biến trong các dịp lễ, Tết, ma chay, cưới hỏi...tập quán chăn nuôi thả rơng vẫn cịn duy

trì, chăn ni tận dụng, manh mún, nhỏ lẻ.
Vì vậy để có phương án phịng chống, khoanh vùng, tiêu diệt mầm bệnh
trong tự nhiên cũng như động vật được nuôi trên địa bàn huyện; đảm bảo vệ sinh an
toàn thực phẩm cho người và động vật ni; để người dân trên địa bàn huyện nói
chung và khu vực Thị Trấn Mường Lát, xã Tam Chung nơi có nguồn bệnh cũ được
sử dụng thực phẩm an tồn. Xuất phát từ tình hình thực tế trên chúng tơi tiến hành
nghiên cứu đề tài: “ Tình hình nhiễm giun xoắn Trichinella sp của một số loài
động vật trên địa bàn huyện Mường Lát tỉnh Thanh Hóa và đề xuất biện pháp
phòng bệnh”.

1


1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
- Đ ều tra, khảo sát tình trạng nh ễm g un xoắn của các lồ động vật n gồm
lợn, chó, mèo và chuột hoang trên địa bàn ngh ên cứu tạ huyện Mường Lát tỉnh Thanh
Hóa. Đề xuất các g ả pháp phịng chống bệnh.
1.3. Ý NGHĨA KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI
Cung cấp các cơ sở lý luận, làm phong phú cho kho tàng về giun xoắn và bệnh
giun xoắn ở nước ta trong giai đoạn hiện nay.
1.4. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA ĐỀ TÀI
Kết quả nghiên cứu của đề tài là những khuyến cáo có ý nghĩa cho các cấp chính
quyền địa phương và người dân về sự nguy hiểm của bệnh giun xoắn và biện pháp
phòng chống.

2


PHẦN 2. TỒNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. BỆNH GIUN XOẮN Ở ĐỘNG VẬT VÀ NGƯỜI

2.1.1. Lịch sử phát hiện
Bệnh giun xoắn có từ lâu, năm 1828 lần đầu tiên Peacok thấy vết vơi hóa
ở cơ thịt một tử thi, nhưng khơng tìm được nguyên nhân. Năm năm sau, Hilton
mổ tử thi một cụ già 70 tuổi thấy hiện tượng trên và xác định bệnh tích do ấu
trùng Cysticercus ở thời kỳ đầu gây ra. Hai năm sau (1835), Paget kết luận, vơi
hóa ở cơ là do ký sinh trùng.
Trong năm đó, Owen nghiên cứu chi tiết loại ký sinh trùng này, đặt tên là
Trichinella spiralis. Owen, 1855. Năm 1860, Zenker lần đầu tiên chẩn đốn
chính xác bệnh nhân bị chết do giun xoắn, chứng minh người chết là do ăn thịt
lợn hun khói hoặc thịt ướp.
2.1.2. Đặc điểm sinh học
2.1.2.1. Căn bệnh
Bệnh giun xoắn do nhiều lồi giun trịn thuộc giống Trichinellagây ra, loài
phổ biến ở động vật và người là Trichinella spiralis (Owen,1833). Trong phạm vi
nghiên cứu của đề tài, chúng tơi chỉ đề cập nghiên cứu lồi Trichinella spiralis vì
lồi này phổ biến ở động vật ni và người.
2.1.2.2. Hình thái của giun Trichinella spiralis
Giun trưởng thành ký sinh ở ruột non của người, lợn và nhiều loài động
vật có vú khác, cịn ấu trùng sống ở cơ vân. Cơ thể giun chia hai phần, phần
trước nhỏ, phần sau to, thực quản chia hai phần giống hình chuỗi hạt chiếm tới
1/3 thân thể.
Giun đực dài từ1,4-1,6 x 0,04mm, ở cuối cơ thể có một đơi gai chồi,
khơng có gai giao hợp. Lỗ bài tiết ở giữa hai gai chồi.
Giun cái dài từ 3-4 x 0,06mm. Âm hộ ở đoạn giữa thực quản. Hậu mơn ở
phía đi. Bên trong giun có cơ quan sinh sản và ruột. Giun cái đẻ ra ấu trùng
chứ khơng đẻ trứng, mỗi giun cái có thể đẻ từ 1.000-1.500, có khi 6.000-10.000
ấu trùng. Ấu trùng mới đẻ có chiều dài từ 0,08-0,12 x 0,005-0,006mm, khi ấu
trùng vào cơ thể thì lớn hơn, dài:0,1-1,15mm. Ấu trùng cuộn hình xoắn giống
chiếc lị so trong cơ thịt. Ở trong cơ, ấu trùng thường nằm trong 1 bọc, có tổ chức


3


xơ liên kết bao chung quanh. Ấu trùng thường xoắn 2,5 vòng ở bên trong kén. Ấu
trùng ở trong cơ dài 0,1 - 1,15 mm.
Ấu trùng giun xoắn

Hình 2.1. Hình thể giun xoắn
A. giun xoắn đực. B. giun xoắn cái. C. ấu trùng giun xoắn trong tổ chức cơ
Nguồn: Phạm Khuê và Phan Lục (1996)

2.1.3. Vị trí của giun xoắn trong hệ thống phân loại động vật
Giới (Kingdom): Animalia
Ngành (Phylum) giun tròn: Nematoda (Nemathelminthes)
Lớp (Class): Enoplea (Nematoda)
Bộ(Order): Trichurida (Trichocephalida)
Họ (Family): Trichinellidae
Giống (Genus): Trichinella
Loài (Speccies)
Trichinella Spiralis, Tri chinella
nativa, Trichinella britovil, Trichinella
pseudospiralis, Trichinella murrelli,
Trichinella nelsoni, Trichinella papuae,
Trichinella zimbawensis.

4


Hiện nay các nhà khoa học đã phát hiện được 8 loài và 4 kiểu gen của
Trichinella và phân loại dựa trên dữ liệu di truyền, sinh hóa và sinh học.

Sự phân bố, vật chủ chính, sự lây nhiễm, sức đề kháng của các lồi giun
xoắn được trình bày qua bảng 2. 2.3.1.
Bảng 2.2.3.1. Đặc điểm của giống Trichinella.
Loài

Phân bố

Vật chủ chứa chính

Tính lây
nhiễm

Kháng sự
đơng lạnh

Trichinella spiralis

Tồn thế giới
(cosmopolitan)

Lợn, lợn rừng hoang
dã, gấu, ngựa, cáo

Cao

Khơng

Trichinella nativa

Bắc cực (Arctic)


Gấu, ngựa

Cao

Cao

Trichinella britovi

Ơn đới

Lợn rừng hoang dã,
ngựa

Vừa

Khơng

Trichinella
pseudospiralis

Tồn thế giới

Chim, động vật ăn
tạp

Vừa

Khơng


Trichinella murrelli

Ơn đới, gần Bắc
cực

Gấu

Thấp

Thấp

Trichinella nelsoni

Nhiệt đới

Lợn rừng châu Phi
(warthog)

Cao

Không

Trichinella papuae

Papua New Guinea Lợn rừng châu Phi

Vừa

Khơng


Trichinella
zimbabwensis

Trung Phi

Khơng rõ

Khơng

Cá sấu

2.1.4. Vịng đời
Vịng đời của giun xoắn bắt đầu khi ấu trùng đóng kén trong cơ thịt được
nuốt vào dạ dày, ruột bị tiêu hóa, ấu trùng trong cơ được giải phịng ra. Sau khi
nhiễm 20 giờ thì ấu trùng lột xác, sau 4 ngày, qua 4 lần lột xác thì phát triển
thành giun trưởng thành, rồi chui vào niêm mạc ruột, giao phối. Sau đó con đực
chết, bị tiêu hóa hoặc thải ra khỏi cơ thể, con cái sống dài hơn nhưng không quá
4 đến 5 tuần chui sâu hơn vào các tuyến Libeckun, một số còn đi qua cả lớp dưới
niêm mạc và các khoảng lâm ba và hạch lâm ba để sinh sản. Số ấu trùng đẻ ra rất
nhiều, 1.000-10.000 con. Sau một tuần, ấu trùng chui vào niêm mạc ruột, theo
dịch lâm ba vào hệ lâm ba, theo máu tuần hoàn đi khắp các cơ quan, tổ chức cơ,

5


tim, óc, tủy sống, nhưng chỉ vào cơ vân mới sống được. Có lẽ ở đây có đầy đủ
máu lưu thông.
Máu bị nhiễm ấu trùng cao nhất vào giữa ngày thứ 8 và ngày thứ 25 sau
khi nhiễm. Tìm thấy ấu trùng trong cơ sớm nhất vào ngày thứ 7 sau khi nhiễm,
phần lớn xuất hiện vào ngày thứ 12. Nhưng ấu trùng mới đẻ có hình trục, dài từ

80-120m, đường kính 5-6. Khi tới cơ vân, ấu trùng rời mao mạch, chui vào màng
sợi cơ nhờ một cái gai chồi ở phía trước, khi vào tới đáy, chúng bắt đầu lớn lên,
sau khi nhiễm 30 ngày đã dài 1mm và đường kính 0,35mm. Chúng bắt đầu cuộn
lại sau 17-20 ngày nhiễm, và kén được hình thành rõ khoảng 21 ngày, 7-8 tuần
sau khi nhiễm thành dạng đầy đủ. Khi ấu trùng có đường xoắn giống cái vặn nút
chai. Một ấu trùng hồn tồn phát triển thường có 2,5 vịng xoắn. Chúng có thể
gây bệnh được ở giai đoạn này và đã phân biệt được. Đầu trước nhọn, đầu sau
hơi hẹp, bên trong đã có cơ quan như ruột, tế bào ruột, tinh hồn và buồng trứng
tùy theo giống. Đi giun thì cụt.

Hình 2.2. Vịng đời giun xoắn
Nguồn: Internet (1997)

Ấu trùng sống rất lâu trong cơ thể: ở lợn 11 năm, ở người từ 20-24 năm, có
khi đến 31 năm. Tuổi thọ của giun cái chưa biết chắc chắn nhưng khơng q 5-6
tuần, của giun đực thì ngắn hơn. Như vậy trong cơ thể một động vật vừa có giun
trưởng thành, vừa có ấu trùng nên vừa là ký chủ cuối cùng vừa là ký chủ trung gian.

6


2.1.5. Dịch tễ học
- Đường truyền bệnh ?
- Vòng tuần hoàn ?
- Sức kháng của ấu trùng?
- Tập quán ăn uống của người?
- Tình hình nhiễm bệnh của động vật và người ?
Vịng tuần hồn của ký sinh trùng Trichinella (Image courtesy ị the CDC)

Hình 2.3. Vịng tuần hồn giun xoắn

2.1.5.1. Phân bố bệnh giun xoắn
* Trên thế giới
Cho đến nay bệnh giun xoắn phân bố rộng trên hầu hết các vùng
thế giới như Châu Âu, Châu Mỹ, Châu Phi và Châu á. Bệnh xảy ra liên quan
đến sự thiếu hiểu biết của con người, thói quen ăn thịt sống hoặc chưa nấu chín,
ngồi ra cơng tác kiểm sốt giết mổ cịn chưa phù hợp, phương thức chăn ni
động vật theo hình thức thả rơng là những yếu tố quan trọng trong quá trình lây
truyền bệnh (William C. Campbell, 2001). Trong thời gian từ năm 1986 2009, trên Thế giới đã phát hiện 65.818 người nhiễm và nhiều trường hợp tử
vong (Murre ll and Pozio, 2011). Sự phân bố toàn cầu của Trichinella và sự thay
đổi văn hóa của tập quán ăn uống là những yếu tố chính liên quan tới việc nhiễm
bệnh ở người ở các nước trên thế giới. Bệnh giun xoắn ở người đã được phát
hiện ở 55 (27,8%) nước trên thế giới như Tây Ban Nha, Đan Mạch, Thụy Điển,
Hà Lan, Liên Xô, Anh, Đức, Bungari, Rumani, ấn Độ, Trung Quốc, Thái Lan,

7


Lào, Indonesia, Hawai, Nhật Bản, New Zealand,Mỹ, Canada, Tanzania, Nam
Phi (Edoardo Pozio, 2007; Yuzo Takahashi, 2000). Ở một số nước, bệnh giun
xoắn chỉ được ghi nhận ở các dân tộc thiểu số và khách du lịch bởi vì những
người dân bản địa khơng ăn thịt chưa nấu chín hoặc thịt của một số loài động
vật. Giun xoắn phát hiện được ở động vật nuôi trong nhà (chủ yếu là lợn) ở 43
nước chiếm 21,9% và khoảng 66 nước phát hiện ở động vật hoang dã (33,3%)
(Cook, 1997). Tại Mỹ có 129 ca chết trong tổng số 7.415 bệnh nhân trong
giai đoạn từ năm 1947-1981 (Edoardo Pozio, 2007). Tại nước này từ 19972001, có 72 trường hợp nhiễm giun xoắn đã được báo về Trung tâm Phịng
chống và kiểm sốt Dịch bệnh (CDC). Hầu hết trường hợp liên quan đến trò chơi
ăn thịt động vật hoang dã (43%), mặc dù 17% liên quan đến các sản phẩm thịt
lợn thương mại và 13% trường hợp khác liên quan đến sản phẩm thịt lợn
nhà. Tỷ lệ lợn nội địa bị nhiễm bệnh tại Hoa Kỳ là 0,001%; tuy nhiên, một
tài liệu khám nghiệm tử thi nghiên cứu một tỷ lệ mới mắc 4% do nhiễm giun

xoắn cũ. Dữ liệu cũng cho thấy sự hiện diện Trichinella. murrelli ở gấu trúc Bắc
Mỹ và chó sói Bắc Mỹ. Sự lây nhiễm cũng có thể xảy ra trong q trình du lịch
nước ngồi, đặc biệt là đến Mexico và Châu Á. Tại châu Mỹ Latinh và
châu Á, thịt lợn nội địa là nguồn lây nhiễm chính. Tỷ lệ nhiễm Trichinella ở lợn
tại Trung Quốc cao chừng 20%. Tại Trung Quốc 566 vụ dịch đã được phát hiện
từ năm 1964-2002, số bệnh nhân lên tới 25,685 và số người chết do giun xoắn là
241 người (Mingyuan Liu, 2004). Tại Thái Lan trong vòng 27 năm qua (19622005) đã có 130 vụ dịch đã được ghi nhận, khoảng 7.392 người nhiễm và 97
người đã tử vong (Kaewpitoon, 2006). Tại châu Âu, nơi mà việc giám sát thịt
lợn là bắt buộc, hầu hết các trường hợp bệnh giun xoắn liên quan đến thịt ngựa
hoặc thịt heo rừng hoang dã. Các nghiên cứu cũng đã báo cáo tăng tỷ lệ bệnh
giun xoắn ở các nước châu Âu trước đây chẳng hạn như Romania do những
thay đổi chính trị và thói quen ăn uống tai khu vực này. Ngoài ra, Trung tâm
Phịng chống và Kiểm sốt Dịch bệnh châu Âu đã báo cáo 779 người mắc
bệnh giun xoắn ở Liên minh châu Âu được tìm thấy trong các động vật trang trại
và động vật hoang dã, đặc biệt là động vật hoang dã. Bệnh giun xoắn được phát
hiện tại các nước Đông Nam Á từ năm 1962 (Murrell and Pozio, 2011). Các ổ
dịch giun xoắn đã phát hiện trên trên người tại 5 nước, trên lợn tại 5 nước và
động vật hoang dã 2 nước (Pozio, 2007). Các ổ dịch trên người phần lớn
tập trung ở Lào, Thái Lan và Việt Nam nơi mà tập quán ăn thịt sống và tái khá

8


phổ biến (Barennes et al., 2008; Murrell and Pozio, 2011; Kaewpitoon et al.,
2008; Taylor et al., 2009; Van et al., 2012).
Việt Nam là một nước thuộc khu vực Đông Nam Á nơi có nhiều báo cáo
dịch giun xoắn trong những năm vừa qua. Đặc biệt là ở Thái Lan (Khumjui C,
2008 và Kusolsuk T, 2010) và Lào (Barennes H, 2008 và Sayasone S,
2006). Trong thời gian 1970 -2012, theo báo cáo của Viện Sốt rét - KST CT TƯ
tại các tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam có năm vụ dịch bùng phát của bệnh giun

xoắn trên người tập trung tại các tỉnh Yên Bái, Sơn La, Điện Biên và tỉnh Thanh
Hóa (Taylor WR, 2009 và NIMPE, 2012). Chẩn đốn các trường hợp bệnh
giun xoắn trên người thường muộn, sau 1-2 tuần kể từ khi có triệu chứng đầu
tiên đến khi nhập các bệnh viện Trung Ương do hầu hết người dân và cả cán
bộ y tế tuyến cơ sở chưa có kiến thức về bệnh giun xoắn đầy đủ và thiếu trang
thiết bị để chẩn đoán tại bệnh viện tỉnh và huyện.
Tại Việt Nam, bệnh giun xoắn do Trichinella spiralis gây nên đã được
phát hiện ít nhất 5 ổ bệnh với trên 118 bệnh nhân và chết 8 người trong giai
đoạn (1970 - 2012).
Năm 1970 tại một xã thuộc huyện Mù Cang Chải, tỉnh Nghĩa Lộ (nay
thuộc tỉnh Yên Bái) có vụ dịch giun xoắn với 26 người ăn thịt lợn sống dưới
dạng nem đều bị mắc bệnh, trong đó chết 4 người. Do ăn thịt lợn sống từ
một lợn nái 50 kg, đã đẻ nhiều lứa và nuôi được 8 năm. Xét nghiệm mỗi gam
thịt lợn chứa 879 ấu trùng giun xoắn. Một con lợn khác được nuôi 7 năm tại địa
phương, có 70 ấu trùng giun xoắn trong một gam thịt (Kiều Tùng Lâm và CS,
1973 và Đỗ Dương Thái và cs., 1976).
Năm 2001, tại Bản Chấn, xã Quài Tở, Huyện Tuần Giáo, tỉnh Điện
Biên có 23 người bị nhiễm. Từ một con lợn được nuôi tại địa phương, trong đó
có 2 người tử vong (Nguyễn Duy Toàn và cs., 2002).
Tháng 9/2004 cũng tại xã Quài Tở, huyện Tuần Giáo, tỉnh Điện Biên có
20 người ăn “món lạp” được lấy từ con lợn được nuôi tại địa phương và đều bị
bệnh giun xoắn. Trong vụ dịch này khơng có trường hợp tử vong vì được can
thiệp kịp thời (Đồn Hạnh Nhân và cs., 2004).
Năm 2008 có một vụ dịch giun xoắn tại xã Làng Chếu, huyện Bắc Yên,
tỉnh Sơn La có 22 người bị bệnh do cùng ăn thịt lợn sống món “lạp” và có 2
người đã tử vong (Taylor WR, 2009).

9



Tháng 2 năm 2012 tại huyện Mường Lát, tỉnh Thanh Hố với trên 27
người mắc bệnh, trong đó có 6 bệnh nhân chuyển về Hà Nội và 2 bệnh nhân sinh
thiết có ấu trùng trong cơ. Xét nghiệm huyết thanh học (ELISA phát hiện kháng
thể kháng giun xoắn) cho kết quả dương tính 7,4% (18/242 người xét nghiệm).
Người ăn thịt lợn có chứa ấu trùng giun xoắn chưa nấu chín tại địa phương nên
mắc bệnh giun xoắn.
*Phân bố bệnh giun xoắn tại Việt Nam:

Hình 2.4. Điểm dịch giun xoắn tại Việt Nam giai đoạn 1970-2012

10


- Đường xâm nhập vào cơ thể vật chủ.
Nói chung, các trường hợp mắc bệnh giun xoắn đều do ăn thịt lợn chưa
chín hoặc thịt các lồi động vật khác mang ấu trùng giun xoắn.
Gần đây, nhiều tác giả rất chú ý tới khả năng truyền bệnh giun xoắn qua
phân. Năm 1938. M.C Coy lần đầu dùng ấu trùng thải ra trong phân chuột cống
có sức miễn dịch gây nhiễm được cho chuột cống bình thường. Spindler (1953)
cũng dùng phương pháp tương tự gây nhiễm cho lợn. Olsen (1958) và
Zimmerman (1953-1960) chứng minh, trong phân của con vật không chỉ có ấu
trùng cịn sức hoạt động mà cịn có khá nhiều kén phát triển tốt, bởi vậy con vật
nào ăn phải là bị nhiễm bệnh. Charle (1968) thí nghiệm gây nhiễm giun xoắn cho
lợn bằng cách cho ăn phân lợn có bệnh, thấy ni chung lợn khỏe và lợn có bệnh
hoặc lấy phân lợn bệnh trộn với thức ăn cho lợn khỏe thì vẫn bị nhiễm giun xoắn.
Giun xoắn truyền qua phân cịn phụ thuộc nhiều yếu tố khác. Thí dụ, sức miễn
dịch của con vật cho phân càng cao thì ấu trùng hoặc kén được thải ra càng
nhiều, do đó mức độ cảm nhiễm của con vật ăn phải càng nặng.
Tuy nhiều ấu trùng sau khi cảm nhiễm đều bị thải ra ngoài trong
khoảng 24 giờ, nhưng thời gian dễ cảm nhiễm nhất vẫn trong khoảng 4 giờ

sau khi nhiễm. Quá thời gian trên, khả năng gây nhiễm của phân có ấu trùng
sẽ giảm nhiều.
Một vấn đề quan trọng được nhiều người đề cập là bệnh giun xoắn có hay
không truyền qua bào thai, những kết quả thu được còn trái ngược nhau.
Leuckart (1876) và Nevinny (1927) thấy, con của những lợn mẹ bị nhiễm
trong thời kỳ có chửa đều khơng mắc bệnh. Pavlica (1927) tìm thấy ấu trùng ở
một lợn con 3 tháng tuổi và nghĩ rằng có thể bị nhiễm qua tử cung, tác giả đã gây
nhiễm nhân tạo cho lợn cái có chửa nhưng khơng tìm thấy ấu trùng ở lợn con.
Hood (1938) thấy, trẻ em trên 1 năm tuổi bị nhiễm nhẹ và phổ biến. Gần đây
Hartmanova (1968) làm thí nghiệm có hệ thống nhằm giải đáp vấn đề trên. Tác
giả thí nghiệm ở 65 con cái có 16 con mang thai và 191 con non của chuột nhắt,
chuột cống, thỏ, mèo, chó và chồn. Trong thời kỳ con cái có chửa, cho ăn trực
tiếp thịt có ấu trùng ở mức nhiễm từ 50 đến 10.000 ấu trùng, sau một thời gian,
mổ bụng con mẹ lấy thai hoặc chờ đẻ rồi kiểm tra thai xem có nhiễm ấu trùng
khơng. Kết quả đã xác nhận có nhiễm bệnh qua tử cung ở hai loài động vật là

11


chuột cống và thỏ. Đối với chuột nhắt, mèo, chó, chồn khơng tìm thấy ấu trùng ở
thai và con non.
Cơn trùng là thức ăn thường xuyên và phổ biến của động vật mang giun
xoắn. Nhiều tác giả cho biết, loài côn trùng ăn thịt và ấu trùng của chúng, nhất là
lồi cơn trùng cánh cứng họ Carabidae tham gia phá hủy xác chết và các loài
thuộc họ Silphidae chiếm số đông. Nếu những côn trùng này phân bố rộng, phá
hủy phần lớn xác chết của động vật dã sinh thì chúng có thể là ký chủ bảo tồn
giun xoắn, như vậy có thể là mơi giới truyền căn bệnh từ xác chết cho động vật
có vú. Merkuchev đã nghiên cứu mối liên quan giữa côn trùng cánh cứng thuộc
họ Silphidae và Carabidae với bệnh giun xoắn. Kết quả.
Côn trùng cánh cứng họ Silphidae không ăn giun xoắn, thỉnh thoảng vẫn

thấy vài đoạn giun xoắn ở ruột.
Ấu trùng Silphidae nuốt kén ấu trùng giun xoắn và cả những ấu trùng
chưa đóng kén, có thể duy trì khả năng gây nhiễm tới ngày thứ năm.
Carabidae có thể nuốt kén ấu trùng giun xoắn và cả những ấu trùng chưa
đóng kén, có thể duy trì khả năng gây nhiễm tới ngày thứ sáu.
Ấu trùng các lồi ruồi nhà (Musca) đều có thể nuốt rất nhiều kén ấu trùng
giun xoắn, duy trì khả năng truyền bệnh tới ngày thứ tám. Dã thú và lợn có thể
nhiễm bệnh do ăn phải những lồi cơn trùng này hoặc nhộng của ruồi. Trong điều
kiện tự nhiên, những côn trùng này là ký chủ dự trữ tạm thời của giun và trở
thành khâu phụ trong việc lây truyền từ xác chết đến các động vật ăn tạp và động
vật ăn cơn trùng. Lồi chim ăn tạp có tác dụng nhất định trong việc bảo tồn và
gieo rắc giun xoắn (Phạm Văn Kh and Phan Lục, 1996).
`Vịng tuần hồn (nằm trong Dịch tễ học)
Ấu trùng giun xoắn được duy trì 1 trong 2 chu trình chính: Chu trình
vịng đời có sự tham gia của động vật ni và chu trình có sự tham gia của
động vật hoang dã (Pozio, 2000). Người có thể nhiễm bệnh giun xoắn từ hai
chu trình trên (Soulsby, 1982; Macpherson, 2005). Lợn là những động vật liên
quan phổ biến nhất với bệnh giun xoắn; tuy nhiên, tùy thuộc vào khu vực, hải
mã, hải cẩu, gấu gấu Bắc cực, mèo, gấu trúc Bắc Mỹ, chó sói, cáo cũng có thể
bị nhiễm bệnh. Vịng đời của lồi Trichinella được mơ tả trong hình dưới đây
(Gottstein et al., 2009).

12


Hình 2.5. Vịng tuần hồn và các nguồn lây chính của bệnh giun xoắn
Nguồn: Gottstein et al. (2009)

Vịng tuần hồn của giun xoắn chia làm hai giai đoạn:
- Giai đoạn trong đường tiêu hóa

Khi vật chủ ăn thịt sống hoặc tái có chứa ấu trùng giun xoắn, trong mơi
trường dịch dạ dày của vật chủ, ấu trùng sẽ được giải phóng tự do di chuyển vào
ruột non và xâm nhập niêm mạc ruột. Sau 4 lần biến thái và trong khoảng thời
gian 30-36 giờ, chúng phát triển thành giun trưởng thành. Con đực trưởng thành có
kích thước dài từ 1,5 x 0,05 mm, và con cái trưởng thành dài từ 3,5 x 0,06 mm.
Sau khi giao phối khoảng 5 - 6 ngày con cái đẻ ấu trùng giai đoạn L1. Số lượng ấu
trùng non được sinh ra tùy thuộc vào tình trạng miễn dịch của vật chủ, lồi mắc
bệnh và loài giun xoắn (Capo and Despommier, 1996; Pozio et al., 1992). Một
giun cái trưởng thành có thể đẻ 500-1.500 ấu trùng non (Ref Liu et al., 1991).
- Giai đoạn trong cơ
Ấu trùng mới sau khi được sản sinh xâm nhập vào hệ thống bạch huyết và
tuần hoàn rồi di chuyển đến các cơ vân nhiều mạch máu - nơi cấp máu đầy đủ.

13


×